Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giải pháp củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ trùng khánh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM DIỆU MAI
Tên đề tài:

GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU
HẠT DẺ TRÙNG KHÁNH, CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2012 – 2016

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM DIỆU MAI
Tên đề tài:

GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU
HẠT DẺ TRÙNG KHÁNH, CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Lớp

: K44 – KTNN

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nơng thơn

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Quang Trung


THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn TS.
Hà Quang Trung tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “ Giải pháp
củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng ”.
Để hồn thành được khóa luận này, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy,
cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn TS. Hà Quang Trung đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn tơi
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại phịng Nơng nghiệp & Phát
triển nơng thơn huyện Trùng Khánh, Cao Bằng đã quan tâm, tạo điều kiện
giúp đỡ để tơi có thể hồn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi
thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận
thấy được.
Tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo và các bạn để khóa
luận được hồn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Đàm Diệu Mai


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố số hộ điều tra tại các xã ..............................................................16
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Trùng Khánh .................................22
Bảng 4.2: Tình hình lao động, nhân khẩu của huyện Trùng Khánh .........................23
Bảng 4.3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Trùng Khánh ...............25
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất nơng lâm nghiệp...............................25
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất hạt dẻ Trùng Khánh ở các xã .....................................27
Bảng 4.6: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ........................................................29
Bảng 4.7: Tổng thu, tổng chi và thu nhập hỗn hợp của hộ sản xuất hạt dẻ Trùng Khánh ..... 29
Bảng 4.8: Phân loại hạt dẻ.........................................................................................30
Bảng 4.9: Giá bán hạt dẻ của hộ sản xuất .................................................................30
Bảng 4.10: Tình hình thu mua hạt dẻ Trùng Khánh của hộ thu mua hạt dẻ Trùng Khánh ... 33
Bảng 4.11: Tổng thu, tổng chi và thu nhập hỗn hợp của hộ thu mua hạt dẻ Trùng Khánh ... 34
Bảng 4.12: Chi phí của hộ thu mua hạt dẻ Trùng Khánh..........................................35
Bảng 4.13: Giá cả của hộ thu mua hạt dẻ Trùng Khánh ...........................................36
Bảng 4.14: Tình hình kinh doanh của hộ bán buôn ..................................................37
Bảng 4.15: Tổng thu, tổng chi, thu nhập hỗn hợp của hộ bán buôn hạt dẻ ..............38
Bảng 4.16: Giá cả của hộ bán buôn hạt dẻ Trùng Khánh .........................................40
Bảng 4.17: Tình hình thu mua hạt dẻ Trùng Khánh của các hộ bán lẻ .....................41
Bảng 4.18: Tổng thu, tổng chi và thu nhập hỗn hợp của hộ bán lẻ hạt dẻ Trùng Khánh ...... 42
Bảng 4.19: Giá cả trung bình của hộ bán lẻ hạt dẻ Trùng Khánh .............................44


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ huyện Trùng Khánh ......................................................................17
Hình 4.2: Sơ đồ chuỗi giá trị hạt dẻ Trùng Khánh ....................................................27
Hình 4.3 : Sơ đồ khách hàng và các mối quan hệ .....................................................28
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chi phí của hộ thu mua hạt dẻ Trùng Khánh .................34
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tổng chi, tổng thu và thu nhập hỗn hợp của hộ bán buôn
hạt dẻ Trùng Khánh .................................................................................39
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tổng thu, tổng chi và thu nhập hỗn hợp của hộ bán lẻ hạt
dẻ Trùng Khánh .......................................................................................43
Hình 4.7: Sơ đồ tiêu thụ hạt dẻ Trùng Khánh ..........................................................46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CN

Công nghiệp

2

DBRP

Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo


3

DV

Dịch vụ

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

LN

Lâm nghiệp

6

NLN

Nông lâm nghiệp

7

NN

Nông nghiệp


8

NN & PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

9

NQ

Nghị quyết

10

TM

Thương mại

11

TN & MT

Tài nguyên & Môi trường

12

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

XD

Xây dựng

15

XDCB

Xây dựng cơ bản

STT


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2

1.3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................2
1.4. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................3
1.5. Bố cục của đề tài ...............................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................4
2.1.1. Lý luận về thương hiệu...............................................................................4
2.1.2. Thông tin về hạt dẻ .....................................................................................7
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu nông sản ...................8
2.2.1. Nhân tố khách quan ....................................................................................8
2.2.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................................9
2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu tại các địa phương khác, sản phẩm khác ...11
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......14
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................14
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................14
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................14
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ..................................................14
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................15
3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .............................................................................16
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................17
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trùng Khánh. ................................17
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................17


vi

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Trùng Khánh ....................................21

4.2. Thực trạng sản xuất & phát triển hạt dẻ Trùng Khánh ...................................27
4.2.1. Tình hình sản xuất hạt dẻ Trùng Khánh ...................................................27
4.2.2. Người sản xuất .........................................................................................27
4.2.3. Người thu mua ..........................................................................................32
4.2.4. Hộ bán buôn .............................................................................................37
4.2.5. Hộ bán lẻ ..................................................................................................41
4.2.6. Người tiêu dùng ........................................................................................45
4.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển thương
hiệu.........................................................................................................................47
4.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................47
4.3.2. Khó khăn ..................................................................................................47
PHẦN 5. GIẢI PHÁP CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU HẠT DẺ
TRÙNG KHÁNH – CAO BẰNG ...........................................................................49
5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu .............................................................49
5.1.1. Quan điểm ................................................................................................49
5.1.2. Phương hướng ..........................................................................................50
5.1.3. Mục tiêu ....................................................................................................50
5.2. Giải pháp củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ Trùng khánh – Cao Bằng .....50
5.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm hạt dẻ Cao Bằng ................50
5.2.2. Giải pháp về giá ........................................................................................52
5.2.3. Giải pháp về quảng bá thương hiệu ..........................................................52
5.3. Kiến nghị.........................................................................................................53
5.3.1. Đối với chính quyền địa phương ..............................................................53
5.3.2. Đối với các hộ nông dân ...........................................................................54
5.4. Kết luận ...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dù bạn có đi bất cứ đâu, làm việc và sinh sống ở bất cứ nơi nào thì nơng
nghiệp vẫn là nguồn cung cấp quan trọng cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Nông
nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm đảm bảo cho
sự tồn tại của con người, cũng là ngành sản xuất ra những nguyên liệu đầu vào quan
trọng cho ngành công nghệp. Trong quá trình phát triển, nhu cầu về các sản phẩm
nơng nghiệp ngày càng tăng về cả chất lượng và số lượng. Vì thế, sự ổn định xã hội
và an ninh về lương thực, thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của nông nghiệp.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp với nhiều mặt hàng nơng sản có thế mạnh
như: cà phê, điều, hạt tiêu, gạo… Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nơng sản đã có thương
hiệu nhưng lại không cạnh tranh được với những mặt hàng nông sản nước ngoài.
Từ lâu, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một trong những sản vật đặc trưng
của miền đất biên cương Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh bùi, ngậy, có hương thơm
đặc biệt. Ban đầu người dân nơi đây chỉ trồng nó một cách tự phát rồi mang đi bán
khi dư thừa, chưa có ý định phát triển hạt dẻ thành cây trồng đem lại nguồn lợi
chính cho gia đình. Nhưng do có điều kiện tự nhiên ưu ái nên cây dẻ trồng ở đây
khơng tốn cơng chăm sóc, thu nhập cao hơn trồng ngơ, đỗ. Từ đó cây dẻ được
người dân chăm sóc phát triển cây dẻ thành cây trồng đem lại nguồn thu chính cho
nhiều gia đình. Khi thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh được hình thành người dân có
thể phát triển tốt hơn các sản phẩm từ hạt dẻ để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
cho gia đình.
Tuy nhiên, để có được sự phát triển như ý cũng rất khó. Nhiều gia đình khơng
có ý định mở rộng vườn dẻ bởi chỗ đất tốt đã hết, tập qn thả rơng trâu bị khiến
cho việc bảo vệ vườn dẻ rất khó khăn. Mặt khác, nếu trồng nhiều lại lo khơng bán
được, khơng có nhân lực chăm sóc, thu hoạch... Đây là tâm lý chung của nhiều hộ.
Xã, huyện có vận động, khuyến khích phát triển nhưng bà con chỉ muốn trồng dẻ



2

theo kiểu quảng canh, phân tán. Đến nay việc tiêu thụ hạt dẻ hiện vẫn chủ yếu do bà
con tự đem ra chợ bán, chưa có bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào có thể bao tiêu.
Thực tế này đang địi hỏi cần sớm có những giải pháp cụ thể để vận động bà
con mở rộng diện tích cây dẻ, đưa cây dẻ trở thành "cây mũi nhọn" thực thụ. Hiện
nay hạt dẻ đã có thương hiệu. Tuy nhiên, những biện pháp cụ thể để bảo vệ và phát
triển thương hiệu vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy thông qua đề tài “ Giải
pháp củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng” tôi
mong rằng có thể góp phần giải quyết một số khó khăn đang tồn tại và đưa ra được
những giải pháp phù hợp để phát triển thương hiệu ngày càng vững mạnh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và xây dựng thương hiệu hạt dẻ ở
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng từ đó đưa ra những giải pháp củng cố và nâng cao
thương hiệu hạt dẻ, làm cho sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hạt dẻ tại Trùng Khánh, Cao Bằng
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh,
Cao Bằng.
- Đề xuất giải pháp nhằm củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ Trùng
Khánh, Cao Bằng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu cũng như
chính quyền địa phương quan tâm thơng qua việc khám phá một số thành phần tạo
nên giá trị thương hiệu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo đối với những nhà
nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề thương hiệu và giá trị thương hiệu trên thị
trường Việt Nam.


3

- Đề tài mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho chính quyền địa phương, giúp
họ có những cái nhìn về sản phẩm hạt dẻ dưới lăng kính khác.
1.4. Đóng góp mới của đề tài
- Đưa ra được những khó khăn, tồn tại của hộ nơng dân trồng dẻ.
- Những khó khăn gặp phải trong q trình sản xuất và phát triển thương hiệu
hạt dẻ Trùng Khánh.
- Đưa ra được những giải pháp phát triển cụ thể trong thời gian tới.
- Định hướng phát triển thương hiệu theo lối sản xuất hàng hóa bền vững.
1.5. Bố cục của đề tài
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan nghiên cứu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Các giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Lý luận về thương hiệu
2.1.1.1. Khái niện về thương hiệu

Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng Aixơlen có
nghĩa là đóng dấu. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại muốn phân biệt đàn
cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ
đóng lên lưng từng con một, thơng qua đó khẳng định giá trị hàng hố và quyền sở
hữu của mình. Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản
phẩm của nhà sản xuất.
Ngày nay, thương là buôn bán, hiệu là dấu để nhận biết và phân biệt. Như vậy,
thương hiệu là dấu hiệu đặc trương của một doanh nghiệp được sử dụng để nhận
biết một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường.
Ngồi ra, theo hiệp hội Marketing Hoa Kì, một thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu
tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người
bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thử cạnh tranh.
Bên cạnh thương hiệu của công ty thì nhãn hiệu là dấu hoặc tên gọi của một
sản phẩm được đăng kí với luật pháp sử dụng trên thị trường. Cần ghi nhận rằng
ranh giới giữa hai chữ thương hiệu (Brand) và nhãn nhiệu (trade mark) chỉ mang
tính tương đối. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là một nhãn hiệu đã đăng kí
(Registered trade mark - ®) sẽ được coi là một thương hiệu chính thức là được bảo
hộ từ pháp luật [12].
2.1.1.2. Chỉ dẫn địa lý
Theo khoản 22, điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “ Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ
sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể ”.


5

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín
nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi người
tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng

một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hố học, vi
sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật
hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính
xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là nhà nước, Nhà nước trao quyền ủy ban nhân
dân tỉnh hoặc cho phép các hiệp hội. Thời hạn của chỉ dẫn đại lý là không xác định
thời hạn, được sử dụng đến khi khơng cịn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ [2].
2.1.1.3. Quá trình phát triển thương hiệu
 Các điều kiện cơ bản để xây dựng thương hiệu
Tiến hành nghiên cứu định tính, định lượng để hiểu rõ khách hàng là ai? Nhận
thức của khách hàng về thương hiệu như thế nào? Và tiến trình mua hàng của họ ra
sao? Phải đảm bảo nhận diện một cách đầy đủ của thương hiệu của thương hiệu đối
với khách hàng và sự nhận thức của nó trong tâm trí của người tiêu dùng.
Định nghĩ thương hiệu một cách rõ ràng,bao gồm phát biểu về định vị, phối
thức thương hiệu, tên thương hiệu, biểu tượng và tính cách của thương hiệu.
Phát triển một chiến lược thương hiệu và kế hoạch tiếp thị để áp dụng những
định nghĩa về thương hiệu đến tất cả khách hàng. Tạo ra và thực thi các chương
trình tiếp thị một cách hiệu quả.
Thương hiệu phải được theo dõi và quản lý một cách liên tục thơng qua các
nghiên cứu để phát triển, duy trì và tạo động lực thúc đẩy phát triển thương hiệu.
 Những điều kiện cần làm để xây dựng thương hiệu mạnh
- Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có những ưu thế khác biệt, bền
vững trên thị trường, được nhiều người biết đến, được ưa chuộng và được nhiều


6

người tiêu dùng mua sử dụng thường xuyên. Để có được thương hiệu mạnh cần
phải chú ý những điều sau đây:

- Xây dựng sản phẩm: một thương hiệu tốt không thể thay thế một sản phẩm tốt.
- Lấy khách hàng làm tâm: xác định rõ khách hàng mục tiêu để đối thoại bằng
ngôn ngữ của họ. Xây dựng thương hiệu thơng qua mọi góc cạnh cảm nhận và trải
nghiệm của khách hàng.
- Xây dựng tầm nhìn thương hiệu: xây dựng tầm nhìn xa định hướng cho
thương hiệu, phát triển thương hiệu trong tương lai. Tầm nhìn xa là tiền đề cho một
chiến lược vững chắc và nhất quán.
- Hãy sống, hãy ăn và thở với thương hiệu: thông điệp và hình ảnh của thương
hiệu cần được truyền đạt nhất quán từ quản lý đến nhân viên để thể hiện được sức
mạnh của nó. Mọi người trong cơng ty đề phải nhận thức được ý nghĩa, sự quan
trọng và tin tưởng ở thương hiệu mình đang đại diện.
- Cam kết đầu tư một thương hiệu mạnh: cần cam kết, kiên quyết và nhất quán
trong việc xây dựng thương hiệu từ cấp lãnh đạo đến cấp nhận viên trong công ty.
Xây dựng thương hiệu mạnh cần phải đầu tư tiền bạc, thời gian và con người.
- Tập trung vào định vị cốt lõi: cần tập trung vào ý tưởng định vị cốt lõi. Định
vị cốt lõi cần phải được xây dựng trên một chiến lược vững chắc. Thị trường có thể
thay đổi nhưng triết lý cốt lõi của thương hiệu phải được giữ vững.
- Tạo sự khách biệt rõ ràng, không chỉ hơn một chút: cần tạo sự khác biệt hơn
hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt phải phù hợp với định vị cốt lõi và
chiến lược thương hiệu [1].
2.1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển thương hiệu
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng,
phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh
thương mại, góp phần chống cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt,
nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngồi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.


7


Vì vậy điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho
hàng hóa của mình.
Thương hiệu là tài sản vơ hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu là tài
sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh
nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của
thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp [1].
Các lợi ích kinh tế do thương hiệu đem lại:
- Tăng doanh số bán hàng
- Thắt chặt sự trung thành của khách hàng
- Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
- Mở rộng và duy trì thị trường
- Tăng cường thu hút lao động và việc làm
- Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa
- Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm
- Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn đến tăng trưởng cho
kinh tế nói chung.
2.1.2. Thơng tin về hạt dẻ
Tên khoa học của hạt dẻ là Castanea và có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật
Bản thời cổ đại. Một số nước trên thế giới cũng trồng hạt dẻ như Trung Quốc, Nhật
Bản, Châu Âu… Trong đó, hạt dẻ Trung Quốc dẫn đầu các loại hạt dẻ về “thành
tích” cung cấp năng lượng với 33,64g hyđrat-cacbon/ 100g hạt dẻ chín. Con số này
ở hạt dẻ Nhật Bản là 12,64g. Lượng hyđrat-cacbon này khiến hạt dẻ, ngay khi chín,
khơ và rụng xuống, đã hàm chứa những kho nhỏ tinh bột tuyệt hảo, với dinh dưỡng
cao. Cả ba loại hạt dẻ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu đều chứa các vitamin
nhóm B bao gồm folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao
gồm: can-xi, sắt, ma-nhê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm và là một nguồn kali
đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g. Trong tất cả các loại hạt,
hạt dẻ là thứ hạt duy nhất có chứa Vitamin C. 28,35g hạt dẻ đã nấu hoặc hấp chín



8

chứa 9,5-26,7mg vitamin, trong khi các loại hạt khơ có gấp đôi lượng vitamin: từ
15,1-61,3mg/ 28,35g [7].
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu nông sản
2.2.1. Nhân tố khách quan
2.2.1.1. Chính sách của nhà nước
- Việt Nam là một nước nơng nghiệp và có rất nhiều sản phẩm nông sản đặc
trưng. Thực tế cho thấy sản phẩm nơng sản có thương hiệu bán được giá cao hơn
hẳn có khi cao hơn đến 40% so với những sản phẩm khơng có thương hiệu.
- Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu chỉ dừng lại ở mức khuyến khích, tại
nhiều địa phương cả chính quyền và các doanh nghiệp vẫn chưa thấy rõ được ý
nghĩa quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản. Điều đó
gây ra nhiều bất lợi cho nơng dân khi họ phải tự mình chống chịu trước những thay
đổi về giá cũng như các yếu tố khác.
- Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
cho biết: “Trong thời gian tới, trong khuôn khổ của chương trình thương hiệu quốc
gia, chúng tơi có dành sự hỗ trợ rất cụ thể cho các doanh nghiệp riêng trong lĩnh
vực nơng thủy sản để hỗ trợ cho q trình tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của
chính các sản phẩm đó. Chúng tơi cũng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để hỗ
trợ cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông sản, đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa
lý đối với các sản phẩm nông sản. Riêng với nông sản, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn
địa lý có giá trị hết sức to lớn. Đây là một đặc thù giúp cho các sản phẩm của chúng
ta khẳng định được thương hiệu của mình, được ghi nhận, được nhận biết và khẳng
định được mình tại thị trường trong nước và quốc tế” [14].
2.2.1.2. Đất đai, khí hậu thời tiết
Dẻ ván ở Trung Quốc, có phạm vi phân bố rộng và hình thành rất nhiều chủng
khác nhau, chịu được nơi có nhiệt độ bình quân từ 8-220C, lượng mưa bình quân
năm 1000-2000mm. Dẻ ván là cây ưa sáng, yêu cầu 1700-1900 giờ nắng 1 năm.



9

Khu vực địa lý được phân bố ở các sườn đồi có độ cao khoảng 450-600 m,
xung quanh được bao bọc bởi núi đá vơi tạo nên khí hậu mát mẻ quanh năm thích
hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây dẻ. Khu vực địa lý có nhiều sông và
suối lớn chảy qua cung cấp phù sa và nước tưới cho cây.
Dẻ ván có thể mọc trên nhiều loại đất: đất đồi, sườn đồi, sườn núi, đất nương
rẫy cũ…, chỉ cần có tầng dày, tơi xốp, thốt nước tốt. Đất có độ pH từ hơi chua đến
trung tính (pH 5,5-7,0). Đất kiềm, đất chứa muối trên 0,2% thì cây sinh trưởng
không tốt.
Dẻ ván được đưa vào trồng ở Trùng Khánh, Cao Bằng từ lâu, tỏ ra thích nghi
với khí hậu ở đó, cây mọc khỏe mạnh, cho thu hoạch quả, hạt tốt. Các tỉnh miền núi
phía Bắc có thể căn cứ vào khí hậu đất đai từng vùng mà phát triển gây trồng loại
cây này sẽ đưa lại nhiều lợi ích [10].
2.2.2. Nhân tố chủ quan
2.2.2.1. Quy trình kỹ thuật
Cây dẻ ván sống lâu, được đưa vào trồng ở Trùng Khánh từ lâu, quen gọi là dẻ
Trùng Khánh. Cây có thể sống 70-80 năm, thu hoạch quả 50-60 năm, là cây có thể
trồng để tăng thu nhập, thu hoạch lâu dài. Gỗ cứng, bền, chịu ẩm, chống mục tốt, gỗ
có thể đóng thuyền, làm cầu, làm xe và đóng đồ gia dụng. Tài liệu nước ngồi cịn
cho biết vỏ quả, lá, chùm hoa đực, vỏ cây và rễ có thể làm thuốc bổ thận ích khí,
cầm máu, giảm đau và các vết ngoại thương.
Vì dẻ ván lấy quả là chủ yếu, là cây có nhiều chủng khác nhau nên cần hết sức
chú ý khâu chọn giống. Trước tiên nên chọn những cây khỏe mạnh, sai quả đã được
trồng và thích nghi với khí hậu Trùng Khánh, Cao Bằng để lấy giống.
Hạt chín vào tháng 9-10. Khi chín vỏ quả có màu xám, màu vàng xám, vỏ có
thể có khía nứt để lộ hạt ra ngồi, vỏ hạt có màu nâu. Hạt lấy xong có thể gieo ngay
hoặc cất trữ để đến mùa xuân đem gieo. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm không cao.

Hạt cát ẩm, một lớp hạt một lớp cát ẩm, hàng tuần kiểm tra, đảo hạt, loại bỏ
hạt thối và phun nước giữ ẩm. Đất vườn ươm cần cày kỹ, bón lót bằng phân chuồng
hoai 30kg/10m2.


10

Hạt dẻ to nên có thể gieo theo hàng. Luống làm cao 30cm, trên luống làm rạch
rồi gieo hạt. Rạch cách nhau 25-30cm, gieo hạt nọ cách hạt kia 15-20cm, hạt gieo được lấp đất sâu 2-3cm. Chú ý làm cỏ, xới đất, bón thúc vào mùa sinh trưởng (tháng
6-7). Nếu cây con ni ở vườn 2 năm thì sau năm đầu cần cấy cây cho khoảng cách
rộng ra 40x40cm.
Ở Trung Quốc, người ta thường dùng cách ghép để cho cây sớm ra quả, sản
lượng cao, phẩm chất tốt. Sau khi gieo hạt để có cây con làm gốc ghép thì chọn cây
mẹ sai quả, phẩm chất hạt tốt để lấy cành ghép, mắt ghép rồi đem ghép vào cây con
ở vườn ươm. Thường ghép vào mùa xuân, ghép xong làm giàn che, có thể ghép mắt
hoặc ghép nêm.
Đất trồng dẻ ván cần chọn nơi đất tốt, tầng đất dày, nhiều mùn, độ pH dưới 7.
Hố đào 40x40x40cm, cần bón phân lót mỗi hố 40kg phân chuồng. Dẻ ván nên trồng
thưa, mật độ 400-500 cây/ha. Khi cây còn nhỏ, giữa các hàng dẻ có thể trồng khoai,
đỗ, lạc, lúa. Về sau có thể trồng gừng. Những năm đầu cần xới xáo, vun gốc. Khi đã
thành rừng rồi thì hàng năm cũng cần bón phân để xúc tiến cây sai hoa kết quả.
Ngồi bón phân chuồng cịn có thể dùng phân xanh, cỏ rác vùi vào gốc cây để làm
cho đất tơi xốp, thốt nước nhưng giữ ẩm, có lợi cho cây sinh trưởng phát triển.
Để tăng sản, ngoài khâu chọn giống cịn cần nghiên cứu chế độ bón phân, tưới
nước, tỉa cành, tạo tán,v.v.,chế độ quản lý, nuôi dưỡng hợp lý [10].
2.2.2.2. Người sản xuất
Hạt dẻ được đưa vào trồng ở huyện Trùng Khánh vào những năm 1920 –
1925 và được ơng bà dặn con cháu chăm sóc như một lồi cây q. Trên địa bàn các
xã Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Đình Minh..., các xã trồng nhiều cây dẻ.
Hộ trồng hạt dẻ đều khẳng định cây dẻ hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở đây, nhiều

hộ thu nhập 20 - 40 triệu đồng/vụ. Xã Đình Minh có trên 60% hộ trồng cây hạt dẻ
thu nhập từ trên 5 - 30 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, nhiều hộ vì lợi nhuận trong khi thu
hoạch họ mua hạt dẻ Trung Quốc để trộn lẫn vào hạt dẻ của của nhà mình để bán lại
cho khách hàng. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến việc phát triển thương hiệu.


11

Trước đây bà con trồng dẻ, cây mới chưa cho quả đã có bệnh nên phải chặt đi;
cây dẻ trồng mất nhiều diện tích lại là cây thu hoạch lâu năm nên nếu không được
hỗ trợ về việc phát triển giống tốt thì người dân sẽ đứng trước nguy cơ mất trắng bất
cứ lúc nào. Do đó, bà con chỉ muốn trồng cây ngắn ngày 2 vụ/năm để sinh kế. Cũng
vì vậy mà các dự án mở rộng diện tích trồng dẻ khơng được sự ủng hộ nhiệt tình từ
người dân.
Hiện nay hạt dẻ Trùng Khánh đã có thương hiệu nên cần chú trọng phát triển
cây dẻ một cách bền vững, thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Nâng cao hiệu quả hợp tác “4 nhà” để mỗi bên đều thực hiện tốt công việc của mình
góp phần vào sự phát triển thương hiệu; điều quan trọng là phải coi trọng đầu tư
nâng cao chế biến sản phẩm nơng sản.
2.2.2.3. Các yếu tố khác
Q trình tiêu thụ sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh còn phụ thuộc vào người thu
mua, bán bn, bán lẻ điều đó cũng đồng nghĩa với việc thương hiệu hạt dẻ phát
triển có bền vững và ổn định khơng cũng phụ thuộc vào họ.
Trên thực tế thì sản lượng hạt dẻ Trùng Khánh làm ra không đủ cung ứng trên
thị trường và cũng vì phần đa các hộ sản xuất đều bán trực tiếp cho người tiêu dùng
nên hầu hết các tư thương đều nhập hạt dẻ Trung Quốc về bán và ghi “hạt dẻ Trùng
Khánh”, “hạt dẻ Cao Bằng”.
Tuy nhiên, có nhiều hộ nhận thức được sự quan trọng của việc phát triển
thương hiệu nên họ hình thành mối liên kết với các hộ nông dân trồng dẻ để bán
đúng sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh.

2.3. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu tại các địa phương khác, sản phẩm khác
 Tại Cao Bằng
Thịt bị H’mơng Cao Bằng là một ví dụ điển hình về phát triển thương hiệu.
Sau nhiều năm nỗ lực, tháng 12/2011 sản phẩm thị bị H’mơng Cao Bằng chính
thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sở hữu nhãn hiệu tập thể.
Phát hiện những phẩm chất quý giá và tiềm năng kinh tế của thịt bị Mơng, Dự
án Superchian/Malica/IFAD và Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo tỉnh


12

Cao Bằng (DBRP) đã hỗ trợ đồng bào H’mông kỹ thuật chăn ni, chăm sóc, xây
dựng thương hiệu và tìm thị trường tiêu thụ cho bà con.
Dự án DBRP đã liên kết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tham gia vào các Nhóm sở
thích để hỗ trợ nhau phát triển chăn ni, các nhóm chăn ni phải tn thủ đúng quy
trình kỹ thuật chăn ni. Ngồi ra, dự án cũng hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các lò mổ đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để thu mua sản phẩm của các Nhóm sở thích.
Dự án DBRP đã giúp người dân yên tâm phát triển chăn nuôi bị theo hướng
xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu xây dựng cuộc sống ấm no hạnh
phúc [15].
Dự án được triển khai từ tháng 5/2008 tại 50 xã thuộc 10 huyện ghèo của tỉnh
với tổng kinh phí là 22,8 triệu USD. Nhằm thực hiện mục tiêu tạo quyền lợi cho các
hộ dân nghèo nông thôn được thụ hưởng từ các cơ hội thị trường có khả năng sinh
lợi, công bằng về xã hội và bền vững về môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo
bền vững trong giai đoạn 2008 – 2014.
Dự án phối hợp với các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng 9 chính sách
được UBND tỉnh phê duyệt; góp phần cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh từ mức
thấp nhất lến đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố (2013).
Dự án cịn góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và dịch vụ công; hộ
trợ thủ tục đăng ký kinh doanh cho 422 doanh nghiệp; nghiên cứu, xây dựng thành

công 5 chỗi giá trị gồm: bị, trúc, ngơ, lạc, đậu tương. Tập huấn phát triển chuỗi cho
hơn 1.300 cán bộ, tỷ lệ nữ chiếm hơn 49%; xây dựng cơ bản, cấp phát 25.300 tờ rơi,
hơn 1.500 bản tin niêm yết thông tin giá cả, thị trường.
Phối hợp tổ chức 3 hội chợ việc làm cấp tỉnh và 20 phiên chợ việc làm cấp
huyện với 47 lượt doanh nghiệp tham gia, 4.619 lượt người được tư vấn việc làm,
khoảng 400 lao động được tuyển dụng, bố trí việc làm; 319 người được đào tạo
nghề, trong đó có 217 hộ nghèo.
Qua hơn 6 năm thực hiện, tỷ lệ họ nghèo trong vùng dự án giảm từ 49% (năm
2010) xuống còn 31,6% (năm 2013); tỷ lệ thất nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh từ


13

5,5% giai đoạn trước Dự án giảm xuống còn 4,8% (năm 2014); tỷ lệ hộ gia đình có
sản phẩm bán cho doanh nghiệp tăng từ 8,1% (năm 2008) lên 14% (năm 2013) [16].
 Tại các tỉnh khác
Chắc hẳn ai cũng biết đến Tam Đảo là một địa điểm du lịch tuyệt vời và rau su
su là một đặc sản đặc trưng của vùng.
Ban đầu người ta trồng su su để lấy quả là chủ yếu nhưng năm 1996 khi khu
du lịch được phát triển người dân mới bắt đầu khai thác và ngọn su su nhanh chóng
được lựa chọn là món ăn trong các nhà hàng, quán ăn. Ý tưởng hình thành thương
hiệu rau su su Tam Đảo được bắt đầu từ một người nơng dân. Ơng Lương Bằng Hội
nhận thấy tiềm năng và những hiệu quả nhất định nên đã chủ động tham mưu để cơ
quan chức năng giúp đỡ xây dựng thương hiệu và đến năm 2007 thương hiệu su su
an toàn Tam Đảo đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận thương hiệu.
Rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGap nên người dân phải thực hiện theo
những quy định nghiêm ngặt nên ban đầu người dân chán nản và không muốn tham
gia, nhung ông Hội không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì vận động bà con tham gia và hội
Nông dân thị trấn Tam Đảo. Hiện nay, Hội đã có 150 thành viên với diện tích trồng
lên đến 50 ha. Các mẫu rau, chất lượng nguồn nước, mẫu đất…vẫn được Chi cục

Quản lý chất lượng Nông – Lâm – Thủy sản Vĩnh Phúc quản lý, giám sát thường
xun thơng qua việc lấy mẫu về phân tích, kiểm tra.
Tuy nhiên để thương hiệu su su an toàn Tam Đảo phát triển đúng hướng cần
có lộ trình, thời gian và không thể vội vàng [9].


14

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Tình hình sản xuất của các hộ nơng dân như thế nào?
2. Tình hình kinh doanh của hộ thu mua, hộ bán buôn, hộ bán lẻ như thế nào?
3. Thực trạng phát triển thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh?
4. Giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu hạt dẻ có hiệu quả và bền vững?
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích thực trạng sản xuất, phát triển thương hiệu hạt dẻ đồng thời đưa ra
giải pháp củng cố và nâng cao thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian:
Tập trung nghiên cứu hộ nông dân đang trồng và sản xuất hạt dẻ trên địa bàn
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
 Về thời gian:
Tổng quan về tình hình sản xuất và phát triển thương hiệu trong những năm
gần đây (từ năm 2013 đến năm 2015), số liệu sơ cấp thu thập từ quá trình thực tập
năm 2015.
 Nội dung:
Tìm hiểu về thực trạng khó khăn, thuận lợi trong việc trồng và sản xuất hạt dẻ.
Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân trong việc phát triển thương hiệu.

Chỉ ra những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển thương hiệu.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu vững mạnh và
có chỗ đứng trên thị trường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
3.3.1.1. Đối với hộ sản xuất
- Chọn xã nghiên cứu: hai xã được chọn để nghiên cứu là Phong Châu và Đình
Minh. Trên địa bàn huyện Trùng Khánh có nhiều xã trồng hạt dẻ tuy nhiên hai xã được
chọn là hai xã có diện tích trồng dẻ lớn nhất và có chất lượng, năng suất ổn định.


15

- Chọn thôn nghiên cứu: từ 2 xã đã chọn, mỗi xã chọn ra 3 thơn. Xã Đình
Minh chọn ra 3 thơn là Khưa Khảo, Bó Đa, Bản Đà; xã Phong Châu chọn ra 3 thơn
là Phia Bó, Nà Mằn, Co Bây.
Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, trong đó mỗi xã chọn 30 mẫu chọn ngẫu
nhiên chia đều cho 3 thôn, mỗi thôn 10 mẫu.
3.3.1.2. Đối với hộ thu mua, bán buôn, bán lẻ.
Chọn ngẫu nhiên hộ thu mua, hộ bán buôn, bán lẻ hạt dẻ trên địa bàn huyện
Trùng Khánh, tại thành phố và các huyện khác.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu đã thống kê, các báo cáo tổng kết của phịng nơng nghiệp
& PTNT huyện Trùng Khánh để có số liệu cần thiết. Tham khảo thêm các sách
chuyên khảo về thương hiệu, các tạp chí, sách báo, các nghị định, chỉ thị, chính
sách, dự án của Nhà Nước có liên quan đến thương hiệu và phát triển thương hiệu.
3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a, Xây dựng phiếu điều tra
Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra hộ sản xuất dẻ: Thơng tin chung của hộ:

có một số thơng tin như tên, tuổi, giới tính, nơi ở, số lao động, nghề nghiệp. Tình
hình sản xuất: diện tích, năng suất, sản lượng, lượng hạt dẻ bán ra, giá bán, chi phí,
doanh thu…Thơng tin về thương hiệu: tìm hiểu sự hiểu biết của nông dân về thương
hiệu qua một số câu hỏi.
Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra hộ thu mua, bán buôn, bán lẻ: lấy thông
tin chung tương tự như phiếu điều tra hộ sản xuất. Thơng tin về tình hình kinh
doanh: lượng hạt dẻ mua vào và bán ra qua các năm, chi phí, doanh thu, giá bán của
hộ qua các năm…
b, Tổ chức điều tra
Bước 1: Khảo sát nhanh các hộ sản xuất hạt dẻ về: số lượng hộ, năng suất, sản
lượng, diện tích tại các xã điều tra.
Bước 2: Lập danh sách số hộ theo diện tích từ thấp đến cao.
Bước 3: Chọn hộ điều tra theo danh sách
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1


16

Bảng 3.1: Phân bố số hộ điều tra tại các xã
(ĐVT: hộ)
Xã Phong Châu

Xã Đình Minh

Tổng số

Tổng số hộ

545


345

890

Số hộ sản xuất dẻ

327

207

534

Số hộ điều tra

30

30

60

Tên xã

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2016)
Bước 4: Khảo sát danh sách các hộ thu mua, hộ bán buôn, hộ bán lẻ, chọn
ngẫu nhiên 5 hộ trong mỗi nhóm hộ.
3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Trong q trình điều tra và tính tốn có sử dụng một số chỉ tiêu sau để phân tích
tình hình sản xuất, thu mua hạt dẻ cũng như sự biến động của hạt dẻ qua các năm:
Diện tích trồng dẻ của các hộ sản xuất tại 2 xã.
Sản lượng hạt dẻ của các hộ sản xuất tại 2 xã.

Năng suất hạt dẻ của các hộ = sản lượng/ diện tích
Tổng thu của hộ là nguồn thu từ hạt dẻ trong các năm.
Chi phí của hộ là chi phí mà hộ bỏ ra trong q trình sản xuất và kinh doanh
hạt dẻ.
Thu nhập = Tổng thu – Chi phí


17

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trùng Khánh.
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Cao Bằng; từ
thị xã Cao Bằng theo tỉnh lộ 206 đến trung tâm huyện lỵ dài 62 km, có diện tích
469,15 km2
Phía Đơng và Đơng Nam giáp huyện Hạ Lang, phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh,
phía Nam giáp huyện Quảng Uyên và huyện Phục Hịa; phía Bắc và Đơng Bắc giáp
huyện Tịnh Tây và huyện Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc).

Hình 4.1: Bản đồ huyện Trùng Khánh


×