Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LÊ HỮU TIẾN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG
TRONG Q TRÌNH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG
TẠI TỈNH LÀO CAI

NGÀNH
MÃ SỐ

: KHAI THÁC MỎ
: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Đăng Tế

HÀ NỘI - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực; các luận điểm và kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, Ngày 28 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn


Lê Hữu Tiến


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KT&CBĐ Ở CÁC MỎ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .......................................................................................5
1.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai ............................................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất......................................................................10
1.1.3. Đặc điểm khoáng sản tỉnh Lào Cai ..........................................................11
1.2. Tiềm năng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................. 20
1.2.1. Đặc điểm chất lượng đá xây dựng ............................................................20
1.2.2. Đặc điểm thành phần thạch học: ..............................................................21
1.2.3. Đặc điểm cơ lý: ........................................................................................21
1.3. Tình hình khai thác và chế biến đá xây dựng tại Lào Cai ................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG ..............................................................................................28
2.1 Thực trạng công tác khai thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai .... 28
2.1.1. Thực trạng cơng tác khai thác ..................................................................28
2.1.2. Tình hình chế biến đá xây dựng ...............................................................31
2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường.........................................................33
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đến môi trường và hiện
trạng môi trường của các khu vực khai thác ................................................................. 34
2.3.1. Ảnh hưởng của khí thải ............................................................................34
2.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung và bụi ..................................................34
2.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến liên quan đến MT nước...37
2.3.4. Ảnh hưởng do chất thải rắn từ hoạt động của các mỏ ..............................39

2.3.5. Tác động đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực ..........................40
2.3.6. Các sự cố xảy ra từ hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng ..............41
2.4. Đánh giá các tác động của các mỏ KT và CB đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai
tới MT ........................................................................................................................................... 41
2.4.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải........................................41
2.4.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải ..................................60
2.4.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường doKT&CBĐXD gây ra .........61


iii
2.5. Những tác động của quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng tới sức
khỏe của con người thông qua ô nhiễm môi trường .................................................... 62
2.5.1. Tác động của khí thải ...............................................................................63
2.5.2. Tác động của tiếng ồn và chấn động khơng khí .......................................65
2.5.3. Tác động của mơi trường nước ................................................................65
2.5.4. Tác động đến sức khỏe cộng đồng ...........................................................67
2.6. Tác động đến kinh tế xã hội trong khu vực các mỏ ............................................. 69
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG TRONG Q TRÌNH KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN ĐÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .......................................................71
3.1 Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................................... 71
3.1.1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức .......................................71
3.1.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách ...............................71
3.1.3. Giải pháp về HTKT, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế ............72
3.1.4. Giải pháp về đầu tư và tài chính ...............................................................72
3.2. Giải pháp quản lý ............................................................................................................. 72
3.3. Giải pháp công nghệ ........................................................................................................ 74
3.3.1. Hệ thống khai thác ....................................................................................75
3.3.2. Máy khoan ................................................................................................75
3.3.3. Lựa chọn công nghệ nổ mìn thân thiện với mơi trường ...........................76

3.3.4. Khâu xúc bốc ............................................................................................83
3.3.5. Khâu vận tải..............................................................................................83
3.3.6. Khâu nghiền sàng .....................................................................................84
3.4. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình khai
thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............................................................... 84
3.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm mơi trường khơng khí .............................................84
3.4.2. Giảm thiểu mơi trường nước ....................................................................88
3.4.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất .........................................................89
3.4.4. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái .......................................................90
3.4.5. Giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa sự cố .......91
3.4.6. Công tác cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác ...........................92
KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KT&CBĐ

Khai thác và chế biến đá

BTN&MT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTCT


Bê tơng cốt thép

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hố học

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCTV

Địa chất Thuỷ văn

ĐCCT

Địa chất Cơng trình

KTXH

Kinh tế - Xã hội


PCCC

Phịng cháy chữa cháy

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

HKKT

Hỗ trợ kỹ thuật

TSS

Tổng lượng chất rắn lơ lửng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

CNKT

Công nghệ khai thác

MT

Môi trường


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc tính cơ lý đá .................................................................21
Bảng 1.2: Tổng hợp quy hoạch khu vực khai thác đá của Lào Cai đến 2015 ..........22
Bảng 2.1: Các thông số hệ thống khai thác tại các mỏ .............................................30
Bảng 2.2: Nguồn phát thải gây ô nhiễm Môi trường do khai thác và chế biến đá xây
dựng ...........................................................................................................................33
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của khí thải do khai thác ........................................................34
Bảng 2.4: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương), dBA .........35
Bảng 2.5: Kết quả lấy mẫu phân tích ảnh hưởng của tiếng ồn và bụi đến mơi trường
khơng khí tại một số mỏ ............................................................................................36
Bảng 2.6: Khối lượng chất ô nhiễm do 1 người đưa vào môi trường trong 1 ngày ......37
Bảng 2.7: Kết quả đo đạc môi trường nước tại một số mỏ .......................................38
Bảng 2.8: Nguồn phát thải trong giai đoạn khai thác đá ...........................................42

Bảng 2.9: Đặc tính biến đổi nổ của một số chất nổ ..................................................47
Bảng 2.10: Các chất khí độc hại được tạo ra từ các loại chất nổ ..............................48
Bảng 2.11: Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu DO dùng trong các thiết bị ..........................48
Bảng 2.12: Mức ồn của một số nguồn âm thanh tiêu biểu........................................49
Bảng 2.13: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công ...........................49
Bảng 2.14: Các nguồn có khả năng phát sinh nước thải của các mỏ đá xây dựng ...51
Bảng 2.15: Khối lượng các chất ô nhiễm ..................................................................53
Bảng 2.16: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ...........................53
Bảng 2.17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .............................54
Bảng 2.18: Lượng dầu mỡ thải phát sinh trong tháng ..............................................56
Bảng 2.19: Chỉ số truyền động đối với các loại đất đá có độ nứt nẻ khác nhau .......57
Bảng 2.20: Chi tiết về mức độ tác động tới chất lượng môi trường của mỏ.............62
Bảng 2.21: Một số đặc trưng gây độc của CO2 .........................................................64
Bảng 2.22: Một số định mức sinh lý tiếng ồn ...........................................................65
Bảng 3.1: Đặc tính các loại thuốc nổ công nghiệp đang dùng trong khai thác mỏ lộ
thiên ...........................................................................................................................79


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai .................................................................6
Hình 2-1: Bờ moong khai thác mỏ đá Ô Quy Hồ .....................................................28
Hình 2-2: Bờ moong khai thác mỏ đá Cán Hồ..........................................................29
Hình 2-3: Sản phẩm chế biến đá tại mỏ Ơ Quy Hồ ..................................................31
Hình 2-4: Sản phẩm chế biến đá tại mỏ Cán Hồ .......................................................31
Hình 2-5: Sơ đồ cơng nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng ................................32
Hình 2-6: Sơ đồ các nguồn phát thải từ dây chuyền cơng nghệ khai thác đá ...........42
Hình 3-1: Khởi nổ từng lỗ bằng ngịi nổ chậm trên dây dẫn chính .........................81
Hình 3-2: Nổ vi sai theo hàng ngang. ......................................................................81
Hình 3-3: Hệ thống phun nước làm ẩm đất đá, khi nổ mìn ......................................85

Hình 3-4: Nổ mìn có túi nước ở miệng lỗ mìn..........................................................86
Hình 3-5: Sơ đồ phun nước cao áp, vịi di động .......................................................88
Hình 3-6: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại............................................................................88
Hình 3-7: Sơ đồ thu gom chất thải rắn ......................................................................90


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hiện nay vấn đề mơi trường tại các mỏ lộ thiên nói chung và các mỏ
khai thác đá nói riêng là vấn đề bức bách. Ấn tượng đầu tiên tại các mỏ khai
thác và chế biến đá này là bụi, bụi và bụi. Do việc vận chuyển đá bằng ô tô
dẫn đến việc phát tán bụi ra dọc tuyến đường ô tô chạy, gây ô nhiễm mơi
trường khơng khí.
Việc gia tăng sản lượng khai thác đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong
những năm gần đây cũng đã làm biến đổi và suy thoái nguồn tài nguyên nước.
Nhiều hộ gia đình sinh sống tại khu vực gần các mỏ khai thác và chế biến đá
như Khu Bản Cầm, khu Bắc Ngầm thuộc huyện Bảo Thắng đã khơng thể sử
dụng các giếng nước do có nhiều yếu tố có hại vượt tiêu chuẩn cho phép ở
mức độ cao, như độ đục, kim loại nặng... Bên cạnh đó, ô nhiễm khí độc hại, ô
nhiễm tiếng ồn, điều kiện vi khí hậu... có tác động xấu đến sức khoẻ của
người lao động và dân cư trong vùng. Không chỉ riêng lao động ngành mỏ,
mà nhiều người dân sống trong vùng cũng phải chịu tác động của môi trường
ô nhiễm, bị mắc các bệnh bụi phổi, hệ hô hấp, tiêu hố, viêm xoang, viêm
mắt, điếc...
Q trình khai và chế biến đá xây dựng sẽ làm biến động môi trường
sinh thái, thay đổi bề mặt địa hình, dẫn đến việc thay đổi tập quán sinh sống
theo chiều hướng bất lợi, làm giảm tính đa dạng sinh học. Ơ nhiễm khơng khí,
tiếng ồn bởi các hoạt động vận tải ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Quá
trình khai thác đá cũng đã làm thay đổi bề mặt địa hình khu vực, tạo ra các vết

nứt trên bề mặt địa hình làm mất khả năng giữ nước, thay đổi tốc độ, lưu
lượng và hướng của các nguồn nước mặt trong khu vực. Nước mưa chảy qua
các khu vực này không chỉ cuốn trôi bùn đá và đất mà còn cuốn theo các chất


2
thải khác do quá trình khai thác đá sinh ra làm ô nhiễm các nguồn sông suối
và nguồn nước bề mặt trong khu vực.
Từ việc đánh giá hoạt động khai thác đá ảnh hưởng đến môi trường
chung cũng như hiện trạng khai thác và chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh
Lào Cai và các tài liệu nghiên cứu có liên quan, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác và chế biến đá tại
tỉnh Lào Cai. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến mơi
trường trong q trình khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh Lào Cai.
Đề tài: “ Nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến
mơi trường trong q trình khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh Lào
Cai” mang tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế về bảo vệ môi trường sống
của cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các mỏ khai thác và chế biến đá xây
dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích của đề tài
Từ thực trạng khai thác các mỏ đá trong tỉnh Lào Cai, nghiên cứu các
yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường trong quá trình khai
thác, tiêu thụ sản phẩm ở các mỏ khai thác đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đối
chiếu với các tiêu chuẩn quy định của quốc tế và trong nước về mơi trường,
qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong
quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh Lào Cai.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan về khai thác các mỏ đá trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Ảnh hưởng của các mỏ khai thác và chế biến đá trên địa bàn tỉnh Lào
Cai đến môi trường.


3
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến mơi trường trong
q trình khai thác và chế biến đá xây dựng tại tỉnh Lào Cai.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin thực tế sản xuất, quy hoạch các
mỏ đá xây dựng tại tỉnh Lào Cai.
- Phân tích, tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng của
các mỏ đá khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến môi trường.
- Tổng kết, đánh giá: Sau khi phân tích, tổng hợp lý thuyết đề xuất các
giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của khai thác và chế biến đá xây dựng tới môi
trường tại tỉnh Lào Cai.
6. Điểm mới của luận văn
- Lần đầu tiên đánh giá thực trạng về công tác khai thác đá ở các mỏ đá
xây dựng thuộc tỉnh Lào Cai và những ảnh hưởng của công tác khai thác và
chế biến đá ở các mỏ đá thuộc tỉnh Lào Cai tới môi trường.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động có hại đến mơi
trường trong q trình khai thác và chế biến đá trên địa bản tỉnh Lào Cai.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Xây dựng phương thức sản xuất thân thiện với mơi trường là xây
dựng giải pháp tích cực trong chiến lược bảo vệ môi trường đang được Nhà
nước và toàn dân quan tâm.
- Các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường,
giúp cho ngành khai thác phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào cơng tác
bảo vệ mơi trường, giúp các nhà quản lý có thêm phương án lựa chọn các giải
pháp công nghệ và thiết bị tiên tiến. Quan tâm hơn đối với công tác quy

hoạch, cấp mỏ khai thác khoáng sản đá tại tỉnh Lào Cai nói riêng và hoạt


4
động khai thác chê biến đá nói chung nhằm mục tiêu sản xuất gắn liền với bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận, được trình
bày 101 trang với 14 hình và 25 bảng.
Luận văn được hồn thành bởi sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.
Nguyễn Đăng Tế; các thầy cô trong bộ môn khai thác lộ thiên Trường Đại
học Mỏ - Địa chất cùng các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đăng Tế, các thầy, cô giáo
trong trường Đại học Mỏ - Địa chất, bộ môn Khai thác Lộ thiên, sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, sở Công thương tỉnh Lào Cai, sở Xây
dựng tỉnh Lào Cai cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu để hoàn thành Luận văn ./.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ
Ở CÁC MỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
1.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa
độ địa lý 21040’- 22050’ vĩ độ Bắc, 103020’ - 104038’ kinh độ Đơng, phía Bắc
giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với chiều dài đường biên giới là 203 km,
phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đơng giáp

tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 6.360,76 km2, có 08 huyện
và 01 thành phố, bao gồm 164 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn.
Lào Cai có vị trí địa lý quan trọng trên tuyến giao thông huyết mạch Côn
Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ nối Việt Nam với các nước ASEAN và vùng Tây
Nam Trung Quốc. Do đó Lào Cai có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế,
thương mại, biên mậu với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Lào Cai cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ.
Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên
Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu).
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch, có hướng dốc chính từ
Tây Bắc xuống Đơng Nam, hai dãy núi chính là dãy Hồng Liên Sơn và dãy
Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đơng Nam nằm về phía Đơng và phía Tây
tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này, đã tạo cho địa hình
của Lào Cai có độ chênh cao lớn, điểm cao nhất là đỉnh Fansipan trên dãy
Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m, được ví như nóc nhà của Đơng Dương,
điểm thấp nhất có độ cao 52,2m (so với mực nước biển) thuộc xã Bảo Hà,


6
huyện Bảo Yên. Đặc điểm địa hình rất phức tạp và mức độ chia cắt mạnh,
nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trượt khối. Độ phân tầng lớn và
phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m đến 1.000m chiếm
phần lớn diện tích của tỉnh.

Hình 1-1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị
chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi,
khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở



7
dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều
ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và khơng có
tháng nào lên q 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm.
Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ
1.400mm - 1.700mm.
Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên tồn tỉnh, có nơi ở
mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung
lũng kín gió cịn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.
Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ơn đới, vì vậy
Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có
được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.
1.1.1.4. Đặc điểm sơng ngịi
Hệ thống sơng ngịi dày đặc và phân bố khá đều, trên địa bàn tỉnh có
hơn 10.000 sơng, suối lớn nhỏ, trong đó 107 sơng, suối dài từ 10 km trở lên.
Có 2 dịng sơng lớn chảy qua tỉnh là sông Hồng và sông Chảy. Nhiều sông,
suối khác nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởng mạnh đến chế độ thuỷ văn của
tỉnh như sông Nậm Thi, suối Ngịi Đum, Ngịi Bo, Ngịi Nhù, ... mật độ sơng
suối giảm dần từ vùng cao xuống vùng thấp. Với những đặc điểm trên của hệ
thống sơng ngịi và chế độ thuỷ văn, Lào Cai có điều kiện thuận lợi trong phát
triển các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do đặc điểm sơng suối
có lịng hẹp, độ dốc lớn nên về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, lũ ống, lụt gây
thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.



8
1.1.1.5. Cơ sở hạ tầng
1. Giao thông:
Lào Cai là nơi hội tụ của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông
nối với các tỉnh bạn và với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế,
quốc gia và nhiều lối mòn truyền thống giữa 2 nước. Hệ thống giao thông của
Lào Cai phân bố tương đối đều trên địa bàn và có các loại hình giao thơng:
đường bộ, đường sắt, đường sơng. Trên địa bàn Lào Cai có tuyến đường sắt
liên vận Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh, các tuyến đường quốc lộ
nối Lào Cai với các tỉnh trong cả nước; các tuyến tỉnh lộ từ thành phố đến các
trung tâm huyện. Nhưng hiện nay hạ tầng cơ sở về giao thông của Lào Cai
chưa đáp ứng được yêu cầu do nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách
giữa Lào Cai với Vân Nam - Trung Quốc và với các địa phương trong cả
nước tăng rất nhanh. Tuyến đường sắt quốc gia và phần lớn các tuyến đường
bộ hiện đã xuống cấp nhiều. Hệ thống đường bộ liên huyện, liên xã không
ngừng được đầu tư nâng cấp. Số xã, phường, thị trấn có đường ơ tơ đến trung
tâm xã là 164/164 (100%).
Ngồi ra đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai hiện đã xây dựng xong và đã
đi vào hoạt động (tuyến dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao
tốc Nội Bài - Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường
cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: thành phố Hà Nội và các tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai) sẽ góp phần quan trọng cho sự phát
triển tồn diện của tỉnh Lào Cai.
2. Tình hình phát triển thơng tin liên lạc:
Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của ngành bưu chính viễn
thơng đã tăng lên theo hướng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế xã hội, mạng bưu chính viễn thơng được mở rộng đến 100%



9
xã và phủ sóng điện thoại di động cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh, 100% xã,
phường, thị trấn được kết nối internet.
Đã triển khai lắp đặt và vận hành hệ thống họp truyền hình trực tuyến tại
Văn phịng UBND tỉnh và các huyện, thành phố; đầu năm 2012 sóng phát
thanh - truyền hình của tỉnh Lào Cai đã phát qua tín hiệu vệ tinh Vinasat, do
đó hệ thống sóng truyền hình đã được phủ đến tận thơn bản vùng sâu.
3. Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hóa:
Đến 2010 tỉnh Lào Cai đã đưa điện lưới quốc gia đến 100% xã,
phường, thị trấn; 76% số thôn bản được sử dụng điện lưới; 86,2% số hộ dân
trên địa bàn toàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại tỉnh Lào Cai
đã có đường dây 220kV mạch kép Hà Khẩu - Lào Cai - Yên Bái, chiều dài
đoạn từ Lào Cai - Yên Bái là 2x135km; hiện nay lưới điện quốc gia trên địa
bàn tỉnh có 178,6 km đường dây 110kV, trên 600 km đường dây 35 KV, 69
km đường dây 6-10 KV, trên 600 km đường dây 0,4 KV, 02 trạm biến áp 220
KV, 13 trạm biến áp 110 KV và nhiều trạm biến áp phân phối.
Đến tháng 6/2011 tỉnh Lào Cai có 17 cơng trình thủy điện đã phát điện
với tổng công suất là 120,5MW, trong đó phát lên lưới 110kV là 50MW và
lưới trung áp là 70,5MW.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 27 cơng trình thủy điện đang xây dựng
với tổng cơng suất lắp máy 628,9MW, trong đó năm 2011 đưa vào vận hành
11 cơng trình với tổng cơng suất 274MW, năm 2012 là 9 cơng trình với tổng
cơng suất 213MW và năm 2013 là 7 cơng trình với tổng cơng suất 141,9MW.
Dự kiến đến năm 2015 tồn tỉnh có 52 cơng trình thủy điện với tổng
cơng suất 830,85 MW.
4. Tình hình cấp nước sạch:
Đến 2010, 100% số hộ dân thành thị được sử dụng nước sạch; 75% số
hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Toàn tỉnh hiện có 632



10
cơng trình thuỷ lợi với 1.050 km kênh mương, đảm bảo nước tưới ổn định cho
96% diện tích được chủ động nước tưới vụ Đơng- Xn, 83% diện tích được
chủ động tưới nước vụ Hè - Thu.
5. Tình hình đơ thị hoá và phân bố dân cư:
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư xây dựng, diện
mạo đô thị, nông thôn và vùng cao ngày càng đổi mới, đã góp phần tích cực
thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân các dân tộc trên
địa bàn tỉnh.
Lào Cai hiện có 9 đô thị, bao gồm thành phố Lào Cai (là trung tâm tỉnh
lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá- giáo dục - khoa học kỹ thuật của
tỉnh) và 8 thị trấn (thị trấn Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng là đô thị công
nghiệp, thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa là đơ thị du lịch - hành chính và 6 thị trấn
là đơ thị hành chính - kinh tế của huyện, gồm: Phố Lu, Phố Ràng, Bát Xát,
Bắc Hà, Khánh Yên, Phong Hải). Hiện tại, toàn tỉnh chỉ có thành phố Lào Cai
là đơ thị loại III, các đơ thị cịn lại là đơ thị loại V.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Địa chất và khoáng sản ở tỉnh Lào Cai đã được các nhà Địa chất Pháp
nghiên cứu sơ lược, sau đó được các đồn địa chất trong nước với sự giúp đỡ
của các chuyện gia Liên Xô cũ tiếp tục nghiên cứu và đánh giá.
Cho đến nay tồn bộ diện tích tỉnh Lào Cai đã được điều tra, lập bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000, 1/100.000, 80% diện tích của
tỉnh được điều tra, lập bản đồ địa chất và bản đồ khoáng sản 1/50.000. Thành
phố Lào Cai đã được điều tra địa chất đơ thị, thành lập loạt bản đồ địa chấtkhống sản, địa mạo, tân kiến tạo, địa chất thủy văn, địa chất cơng trình và
bản đồ sử dụng đất; các bản đồ này có nhiều tài liệu tin cậy làm cơ sở cho quy
hoạch điều tra địa chất - khoáng sản và quản lý đô thị.


11
Kết quả của cơng tác điều tra tài ngun khống sản trên diện tích tỉnh

Lào Cai đã đánh giá Lào Cai có tiềm năng tài ngun khống sản rất phong
phú, trong đó có nhiều loại có giá trị có thể khai thác phục vụ mục đích phát
triển kinh tế, xã hội.
1.1.3. Đặc điểm khống sản tỉnh Lào Cai
Q trình điều tra cơ bản về địa chất - khoáng sản đã phát hiện trên địa
bàn tỉnh Lào Cai có trên 30 loại khoáng sản phân bố tại hàng trăm mỏ, điểm
mỏ khác nhau:
Nhóm kim loại: sắt, mangan, chì, kẽm, antimon, molipden, đồng, vàng
và đất hiếm;
Nhóm khống chất cơng nghiệp: apatit, mica, serpentin, graphit, đơlơmit.
Nhóm khống chất - vật liệu xây dựng: pegmatit, kaolin, đá vơi, cuội
sỏi và sét.
Nhóm nhiên liệu khống có than nâu, than bùn và nước nóng nước khống.
1.1.3.1. Khoáng sản kim loại:
a. Quặng sắt:
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện trên 30 mỏ, điểm mỏ quặng sắt;
các mỏ, điểm mỏ quặng này phân bố tập trung tại các vùng như sau:
- Vùng Bát Xát từ xã A Mú Sung đến xã Bản Vược dọc theo bờ phải
Sơng Hồng có 18 điểm mỏ sắt quy mơ nhỏ nhưng chất lượng khá tốt, chủ yếu
là quặng manhetit, hàm lượng > 60% Fe, điển hình như: các điểm Nậm Mít,
Bản Pho, Tung Qua, Nậm Chạc Hồ, Na Non, Tân Quang, Cốc Mỳ, Bản Vược
và Sang Bang-Minh Tân... Các điểm mỏ đã và đang được tổ chức khai thác từ
nhiều năm nay. Tổng trữ lượng còn lại khoảng 450.000 tấn.
- Vùng Phú Nhuận - Võ Lao (huyện Văn Bàn) gồm các mỏ Làng Cọ,
Làng Vinh và các điểm Ngòi Cọ, Khe Bá. Quy mô các mỏ khu vực này từ nhỏ


12
đến trung bình, chất lượng quặng chủ yếu là limơnit có hàm lượng Fe = 40 50%. Các mỏ đều đã được khai thác từng phần. Trữ lượng dự báo khoảng 6,8
triệu tấn.

- Vùng Văn Bàn gồm các mỏ Quý Xa, Làng Lếch - Ba Hòn và các
điểm mỏ Tác Ái, Minh Lương, Tam Đỉnh. Đây là khu vực tập trung phần lớn
trữ lượng quặng sắt của Lào Cai. Chất lượng quặng tốt, trong đó mỏ sắt Làng
Lếch - Ba Hịn là quặng manhetit, cịn lại là quặng limơnit. Tổng trữ lượng
khoảng: 121 triệu tấn.
Ngồi ra cịn có các điểm phân bố đơn lẻ như mỏ Kíp Tước - thành phố
Lào Cai; các điểm Sán Chải, Cán Hồ (huyện Si Ma Cai); điểm Lùng Đinh
(huyện Mường Khương); Điểm Bản Bảy (Sơn Hải - Bảo Thắng). Tổng trữ
lượng khoảng: 8 triệu tấn.
Như vậy, trữ lượng quặng sắt chủ yếu tập trung trên địa bàn của huyện
Văn Bàn, điển hình là Mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng khoảng 136,752 triệu tấn,
chất lượng quặng chủ yếu là limonit, hàm lượng > 50% Fe.
b. Đồng:
Trên diện tích của tỉnh Lào Cai đã phát hiện, tìm kiếm và thăm dị 10
điểm, mỏ quặng đồng gồm: Pin Ngan Chai, Lũng Pơ, Thùng Sáng, Nậm Mít,
Trịnh Tường, Sinh Quyền, Lùng Thàng, Quang Kim (Bát Xát); Tả Phời
(thành phố Lào Cai) và Tu Giao-Nậm Xé (Văn Bàn). Tổng trữ lượng tài
nguyên dự báo khoảng 1 triệu tấn đồng kim loại, trong đó có 2 mỏ được thăm
dị là Lũng Pô và Sin Quyền; 4 điểm đã được tìm kiếm sơ bộ là Trịnh Tường,
Thùng Sáng, Nậm Mít và Lùng Thàng; mỏ đồng Tả Phời hiện đã được thăm
dị đánh giá trữ lượng và đang trong q trình lập hồ sơ xin cấp giấy phép
khai thác. Nhìn chung các điểm và mỏ quặng đồng phân bố tập trung ở huyện
Bát Xát và khu vực Cam Đường, các địa phương khác trong tỉnh cũng có các
điểm quặng nhưng quy mô và triển vọng hạn chế. Dự báo trên địa bàn tỉnh có


13
khoảng 1 triệu tấn đồng kim loại với 2 mỏ lớn là Sin Quyền (Bát Xát) và Tả
Phời (thành phố Lào Cai), tiêu biểu cho loại hình khống sản này có mỏ đồng
Sin Quyền với tổng trữ lượng khoảng 551 nghìn tấn đồng kim loại, hàm lượng

trung bình từ 0,62 % đến 1,27 %Cu.
c. Quặng vàng:
Có nhiều dấu hiệu quặng vàng gốc và sa khoáng trên địa bàn tỉnh Lào
Cai. Cho đến nay mới ghi nhận và đánh giá được 3 mỏ và điểm quặng vàng
gốc gồm: khu mỏ Minh Lương - Sa Phìn, Nậm Xây (Văn Bàn), Tà Lạt (Mường
Khương). Các điểm quặng vàng sa khoáng đã được ghi nhận và khai thác từ
những năm 80 của thế kỷ trước, song do khơng có tài liệu theo dõi được hoặc
lượng tài nguyên đã được khai thác gần hết, nên trong Quy hoạch không đề cập
đến những điểm quặng này. Tiêu biểu cho loại hình khống sản này có khu mỏ
quặng vàng gốc Minh Lương - Sa Phìn.
Khu mỏ vàng gốc Minh Lương - Sa Phìn thuộc địa phận 2 xã Minh
Lương và Nậm Xây, huyện Văn Bàn. Tại đây trong những năm 2000 đến
2003 Liên đoàn địa chất Tây Bắc tiến hành tìm kiếm đánh giá trên diện tích
4km2. Đã phát hiện và đánh giá được nhiều thân quặng vàng gốc dạng mạch,
chiều dài từ 314m đến 1.400m, chiều dày trung bình từ 1,6m đến 2,77m; hàm
lượng Au trung bình thân quặng từ 1,4 g/t đến 7,5 g/t.
Trữ lượng dự báo toàn khu mỏ khoảng 35.000 kg Au, riêng khu Minh
Lương trữ lượng cấp C2 và tài nguyên dự báo cấp P1 đã xác định được là 12.743
kg Au, trong đó cấp C2: 3.196kg; 15.180 tấn WO3 cấp P1. Đây là một điểm quặng
được đánh giá rất có triển vọng, hiện nay Tổng Cơng ty Khống sản - Vinacomin
đã tiến hành thăm dò và sẽ tiến tới khai thác quy mô công nghiệp.
d. Đất hiếm:
Đất hiếm phân bố trên diện rộng ở khu vực Bát Xát, thường đi cùng với
khống sản đồng, molipden, xạ. Năm 1983 Liên đồn Xạ Hiếm đã tiến hành


14
tìm kiếm đánh giá đất hiếm khu vực Mường Hum, huyện Bát Xát, đã phát
hiện được 9 thân quặng có chiều dày 5 - 25 m, dài 200 - 400 m, Trữ lượng
Tr2O3 từ 1,0 - 3,18 % đạt 3.000.000 tấn; ThO2 từ 0,05 - 0,22 % đạt 3.300 tấn;

U3O8 từ 0,1 - 0,3 % đạt 225 tấn.
e. Chì - kẽm:
Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
mới đây đã phát hiện và đăng ký được 4 điểm quặng chì, kẽm trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, chúng đều tập trung ở huyện Mường Khương và Si Ma Cai,
gồm các điểm quặng Gia Khâu A, Bản Mế, Cao Sơn và Suối Thầu. Hầu hết
các thân quặng đã phát hiện được đều nằm trong đới dập vỡ của các đá
carbonat thuộc hệ tầng Chang Pung có tuổi Cambri; chiều dày từ 0,5m đến
4,0m, chiều dài từ 50m đến 300m; hàm lượng Pb từ 0,5% đến 28,71%; Zn từ
0,69% đến 30,98%. Tài nguyên dự báo cho các điểm quặng này khoảng 135
nghìn tấn chì kẽm, tương đương khoảng 3.510.000 tấn quặng, hàm lượng
trung bình 10% Pb+Zn.
f. Antimon:
Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000
mới đây, đã phát hiện và đăng ký được 3 điểm quặng antimon trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, chúng đều tập trung ở huyện Mường Khương, gồm các điểm
quặng Bắc Nậm Chảy, Cốc Râm và Gia Khâu B. Trong đó, hai điểm Bắc
Nậm Chảy và Cốc Râm là dạng quặng lăn, điểm Gia Khâu B là quặng gốc; cả
3 điểm quặng này đều phân bố trên diện lộ của các đá trầm tích carbonat
thuộc hệ tầng Chang Pung có tuổi Cambri. Nhìn chung đây là các điểm quặng
có hàm lượng trung bình 5,13% Sb, tài nguyên dự báo cho các điểm quặng
này khoảng 19,8 nghìn tấn antimon, tương đương 283.000 tấn quặng, hàm
lượng trung bình 7% Sb.


15
g. Molipden:
Trên địa phận tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đánh giá được 6 điểm quặng
molipden gồm: Vi Kẽm, Kin Tchang Hồ (Bát Xát), Bản Khoang, Ơ Q Hồ,
Sín Chải và Tây Nam Ô Quý Hồ (Sa Pa), tổng trữ lượng tài nguyên dự báo

khoảng 28.000 tấn Mo, tương đương khoảng 18,6 triệu tấn quặng, hàm lượng
trung bình 0,15% Mo, trong đó hai điểm Vi Kẽm, Kim Chang Hồ thuộc địa
phận huyện Bát Xát mới được phát hiện và tìm kiếm sơ bộ trong quá trình đo
vẽ lập bản đồ địa chất; 4 điểm còn lại là Bản Khoang, Ô Quý Hồ, Sín Chải và
Tây Nam Ô Quý Hồ thuộc huyện Sa Pa đã được tìm kiếm đánh giá. Nhìn
chung, các điểm quặng molipden có giá trị tập trung trên địa bàn huyện Sa Pa;
các địa phương khác trong tỉnh cũng có các điểm quặng molipden nhưng quy
mơ và triển vọng hạn chế hơn.
Điểm quặng molipden Ô Quý Hồ thuộc địa phận xã San Sả Hồ và thị
trấn Sa Pa, cách thị trấn Sa Pa khoảng 10 km về phía đơng bắc, đã được Đồn
Địa chất 301, Liên đồn Địa chất Tây Bắc tìm kiếm chi tiết (1988-1993), trữ
lượng và tài nguyên dự báo cấp C2 + P1 đã tính được cho 12 thân quặng có hàm
lượng Mo > 0,10% là 15.000 tấn Mo, trong đó cấp C2 là 7.000 tấn. Điểm quặng
molipden Ô Quý Hồ thuộc loại quặng giàu; quy mơ trung bình; nhưng phân bố
gần thị trấn du lịch Sa Pa. Do vậy, cần có quy hoạch thăm dò, sử dụng đất hợp
lý để đảm bảo cảnh quan môi trường.
Điểm Kin Tchang Hồ năm 2013 Bộ Tài ngun và Mơi trường đã cấp
phép thăm dị cho Cơng ty CP khoáng sản MTC Việt Nam.
h. Mangan:
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đăng ký được hai điểm quặng
mangan là Phú Nhuận (Bảo Thắng) và Võ Lao (Văn Bàn). Trong đó điểm
mangan Phú Nhuận dạng thấm đọng có hàm lượng thấp, quy mơ nhỏ. Điểm
mangan Võ Lao dạng xâm tán tạo thành các lớp mỏng nằm xen trong các đá
biến chất cổ, hàm lượng thấp. Cả hai điểm biểu hiện quặng này ít có giá trị
cơng nghiệp, cần điều tra bổ sung và làm rõ tiềm năng của khoáng sản này.


16
1.1.3.2. Khống chất cơng nghiệp:
Khống chất cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đa dạng về chủng

loại, bao gồm: apatit, caolin, fenspat, mica, serpentin và graphit, quắc zít.
Trong đó có ý nghĩa hơn cả là apatit và graphit.
a. Apatit:
Tỉnh Lào Cai là tỉnh duy nhất của Việt Nam có khoáng sản apatit, đây
là một mỏ lớn đã được phát hiện và khai thác từ lâu; công tác điều tra địa
chất, tìm kiếm, thăm dị loại khống sản này cũng đã được tiến hành từ rất
sớm, có thể gọi đây là vùng mỏ apatit Lào Cai; song căn cứ vào sự phân bố
các vỉa quặng cũng như mức độ tìm kiếm, thăm dị có thể chia vùng mỏ thành
3 phân vùng và 21 khu mỏ như sau:
- Phân vùng Bát Xát - Lũng Pô gồm các khu mỏ Nậm Chạc, Trịnh
Tường và Bản Vược.
- Phân vùng Bát Xát - Ngòi Bo gồm các khu mỏ Bắc Nhạc Sơn, Làng
Mòn, Ngòi Đum - Đơng Hồ, Làng Tác, Ngịi Đum - Làng Tác, Cam Đường
1,2,3; Mỏ Cóc, Làng Cáng 1, 2, 3, 4 và Làng Mơ.
- Phân vùng Ngịi Bo - Bảo Hà gồm các khu mỏ Ngòi Bo - Ngòi Chát,
Phú Nhuận, Ngòi Chăm - Làng Thi và Tam Đỉnh - Làng Phúng.
Về mức độ tìm kiếm thăm dị: đã có 3 khu mỏ được thăm dò khai thác,
8 khu mỏ được thăm dò tỷ mỷ, 3 khu mỏ được thăm dị sơ bộ, 3 khu mỏ được
tìm kiếm tỷ mỷ và 3 khu mỏ được tìm kiếm sơ bộ và tìm kiếm đánh giá. Như
vậy, có thể nói vùng mỏ apatit Lào Cai đã được đầu tư thích đáng trong cơng
tác điều tra cơ bản và thăm dị khống sản.
Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo của khoáng sản apatit đến độ
sâu 600m là 2,1 - 2,5 tỷ tấn; trong đó, trữ lượng đã được thăm dị đến cấp
A+B+C1 là 446 triệu tấn và cấp A+B+C 1+C2 là 909 triệu tấn, chia ra 4 loại
như sau:


17
+ Quặng loại I với hàm lượng P2O5 là 36-42% có trữ lượng cấp
A+B+C1 là 33 triệu tấn và cấp A+B+C1+C2 là 48 triệu tấn. Loại quặng này có

thể sử dụng trực tiếp để sản xuất super lân, không cần phải làm giàu.
+ Quặng loại II với hàm lượng P2O5 là 22-35% có trữ lượng cấp A+B+C1
là 124 triệu tấn và cấp A+B+C1+C2 là 257 triệu tấn. Loại quặng này có thể sử
dụng trực tiếp để sản xuất phân lân nung chảy, không cần phải làm giàu.
+ Quặng loại III với hàm lượng P2O5 là 16-18% có trữ lượng cấp
A+B+C1 là 174 triệu tấn và cấp A+B+C1+C2 là 246 triệu tấn. Đối với loại
quặng này, để có thể sử dụng được cần phải làm giàu để nâng hàm lượng P2O5
lên trên 30-32%.
+ Quặng loại IV với hàm lượng P2O5 là 10-16% có trữ lượng cấp
A+B+C1 là 115 triệu tấn và cấp A+B+C1+C2 là 358 triệu tấn. Loại quặng này
hiện chưa được khai thác và sử dụng và cần có kế hoạch nghiên cứu công
nghệ làm giàu đạt chất lượng đáp ứng các yêu cầu sử dụng.
b. Cao lin, fenspat, mica:
- Cao lin: Đây là loại khoáng sản khá phổ biến ở Lào Cai thường đi
cùng với fenspat. Đáng chú ý là các mỏ Ngòi Xum - Ngòi Ân, Thái Niên, Làng
Giàng, Bản Phiệt (Bảo Thắng); Mỏ Sơn Mãn (TP Lào Cai); Tích Lan Hồ (Bát
Xát); Làng Bon (Bảo n). Nhìn chung các mỏ Cao lin ở Lào Cai có quy mơ từ
nhỏ đến trung bình, chất lượng thuộc loại trung bình, có thể khai thác chế biến làm
ngun liệu cho sản xuất gốm, sứ và một số vật liệu xây dựng.
- Fenspat. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được nhiều điểm
mỏ fenspat, song có quy mơ nhỏ, chất lượng trung bình. Đáng chú ý là mỏ
Sơn Mãn (đi cùng Cao lin), mỏ Bản Phiệt, mỏ Làng Mạ (Văn Bàn) và các
điểm mỏ Lương Sơn, Long Phúc (Bảo Yên).
Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo cho Cao lin - fenspat khoảng
20 triệu tấn.


18
- Nguyên liệu khoáng mica đã phát hiện được ở rất nhiều nơi trên địa
bàn tỉnh Lào Cai, song đáng chú ý và có giá trị hơn cả là mỏ mica Sơn Mãn

và mỏ mica Làng Múc. Hai mỏ này đã được tiến hành thăm dò trong những
năm 1960-1965, mica có màu trắng, kích thước vảy khoảng vài cm2, hiếm khi
đạt tới 10cm2. Trữ lượng các mỏ đã thăm dò được xác định khoảng trên 10
nghìn tấn; có thể thu hồi được khi khai thác pegmatit tại đây.
c. Serpentin:
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có một mỏ serpentin Thượng Hà, thuộc xã
Thượng Hà, huyện Bảo Yên ngay sát quốc lộ 70. Tại đây đã được tiến hành
thăm dò trong những năm 1980.
Thân khống serpentin là một thể xâm nhập có dạng thấu kính kéo dài
theo phương Tây Bắc - Đơng Nam, xuyên cắt các đá biến chất cổ thuộc phức
hệ Sơng Hồng; diện lộ của thân khống dài 1.750m, rộng từ 40m đến 440m.
Thành phần khoáng vật gồm serpentinit từ 70% đến 98%, pyroxen tàn
dư từ 1%- 9%, ít biotit, tremolit. Hàm lượng SiO2: 39,58-43,39%; MgO:
22,32-34,81%; CaO: 0,56-2,30%; Al2O3+Fe2O3: 9,75-14,32%.
Với các chỉ tiêu tính trữ lượng gồm: Hàm lượng MgO tối tiểu 29%;
SiO2 tối thiểu 36%; Al2O3+Fe2O3 tối đa 11%, đã xác định được trữ lượng cấp
A + B + C1 + C2 toàn khu mỏ là 21 triệu tấn, trong đó cấp A là 1 triệu tấn và
cấp B là 2 triệu tấn.
d. Graphit:
Trong địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện và đăng ký được nhiều điểm
biểu hiện, điểm khoáng sản và mỏ khoáng graphit; song đáng chú ý và có quy
mơ đáng kể là các mỏ graphit Na Non (Bát Xát), Nậm Thi (thành phố Lào Cai)
và Bảo Hà (Bảo Yên) và một số điểm mỏ khác. Trong đó mỏ Nậm Thi đã được
thăm dị (1962) có trữ lượng 9,7 triệu tấn quặng công nghiệp, điểm Bảo Hà
được tìm kiếm đánh giá (2001) trữ lượng đã được đánh giá vào khoảng 2,2
triệu tấn, chất lượng quặng thuộc loại khá tốt, với hàm lượng C = 8-12% ở
dạng vảy, dễ làm giàu.



×