Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON
----------------

Đề tài:
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Triều Tiên
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Lệ Thu
Lớp
: 10SMN1

Đà Nẵng, tháng 5/2014


Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa GD Tiểu học - Mầm non. Đặc biệt là cô
giáo Nguyễn Thị Triều Tiên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong
suốt thời gian qua.
Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chun
mơn cịn hạn chế, vì thế khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của q thầy cơ
để khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Huỳnh Thị Lệ Thu



DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ thường

BTSL

Biểu tượng số lượng

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm

GDMN

Giáo dục mầm non

MN

Mầm non

MG

Mẫu giáo


TB

Trung bình

TCDG

Trị chơi dân gian


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:..............................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ......................................................................3
4. Giả thuyết khoa học: ...............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................4
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN
GIAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ
LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI..........................................................6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................6
1.2. Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ................................................9
1.2.1. Những vấn đề lí luận về quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. ...............................................................................................................9
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................9
1.2.1.2 Đặc điểm phát triển biếu tượng số lượng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ

MG 5-6 tuổi nói riêng. ..............................................................................................10
1.2.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở trường mầm non. ..........................................................................................14
1.2.2. Trò chơi và TCDG đối với trẻ mẫu giáo .........................................................15
1.2.2.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi dân gian......................................................15
1.2.2.2. Trò chơi dân gian Việt Nam.........................................................................16
1.2.2.3. Trò chơi dân gian trẻ em ..............................................................................17
1.2.2.4. Phân loại trò chơi dân gian trẻ em ...............................................................19
1.2.2.5. Vai trò của trò chơi dân gian trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. .........................................................................................20
1.2.3. Vai trò của giáo viên trong q trình tổ chức các trị chơi dân gian nhằm nâng
cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng ...........................................................22


1.3. Cơ sở thực tiễn sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành
biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................................23
1.3.1. Mục đích điều tra thực trạng ...........................................................................23
1.3.2. Địa bàn và khách thể điều tra. .........................................................................24
1.3.2.1. Địa bàn điều tra ............................................................................................24
1.3.2.2. Khách thể điều tra ........................................................................................24
1.3.3. Phương pháp điều tra ......................................................................................25
1.3.4. Thời gian điều tra thực trạng ...........................................................................25
1.3.5. Kết quả điều tra ...............................................................................................25
1.3.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên MN về việc sử dụng TCGD nhằm nâng
cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................25
1.3.5.2 Thực trạng cách thức sử dụng trò chơi dân gian vào việc nâng cao hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...............................................27
1.3.5.3 Thực trạng mức độ phát triển biểu tượng số lượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
ở hai trường mầm non Tuổi Thơ và trường mầm non 20-10 thuộc địa bàn Q. Hải
Châu. TP. Đà Nẵng. ..................................................................................................32
Kết luận chương I ....................................................................................................38

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC SỬ DỤNG TRỊ CHƠI DÂN GIAN
NHẰM NÂNG CAO HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ............................................................................................39
2.1 Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành
biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................................39
2.1.1. Lựa chọn và sử dụng TCDG trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
nói chung và nội dung hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ nói riêng ................39
2.1.2 Lựa chọn và sử dụng TCDG phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm
phát triển biểu tượng số lượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................40
2.1.3 Lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian phải hướng vào trẻ nhằm phát huy tính
tự nguyện, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi. ..................41
2.1.4 Việc lựa chọn và sử dụng TCDG trong quá trình hình thành biểu tượng số
lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa
phương, của trường, lớp… ........................................................................................42
2.2 Cách thức sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................42


2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cho việc sử dụng trị chơi dân gian nhằm
hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ....................................................................42
2.2.2 Giai đoạn tổ chức, hướng dẫn trị chơi dân gian nhằm hình thành biểu tượng
số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...........................................................................47
2.2.3 Giai đoạn đánh giá hiệu quả sự dụng trò chơi dân gian nhằm hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................56
2.3 Mối liên hệ giữa các giai đoạn sử dụng trị chơi dân gian nhằm nâng cao hình
thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...................................................58
2.4 Những điều kiện để thực hiện tốt cách thức sử dụng trò chơi dân gian nhằm
nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ........61
Kết luận chương 2 ...................................................................................................62

Chương 3: THỰC NGHIỆM CÁCH SỬ DỤNG TCDG NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI ..63
3.1 Mục đích của thực nghiệm ..................................................................................63
3.2 Nội dung thực nghiệm .........................................................................................63
3.3 Mẫu thực nghiệm ................................................................................................64
3.4 Thời gian thực nghiệm ........................................................................................64
3.5 Điều kiện tiến hành thực nghiệm ........................................................................64
3.6 Tiêu chí đánh giá và phân loại mức độ hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................................................................................65
3.7 Cách tiến hành thực nghiệm ................................................................................66
3.8.2 Kết quả kiểm tra mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm hình thành. ........................................70
Kết luận chương 3 .....................................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................80
1. Kết luận chung: .....................................................................................................80
2. Kiến nghị ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp dẫn trẻ chơi các TCDG trong
quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ....................................27
Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi tổ chức các TCDG nhằm
hình thành BTSL cho trẻ. .........................................................................31
Bảng 1.3: Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi .............................................................................................35
Bảng 3.1 : Mức độ hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cả hai
nhóm TN và ĐC trước khi thực nghiệm hình thành ................................68
Bảng 3.2. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi cả hai nhóm

TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành. ..................................................70
Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của trẻ cả hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình
thành. ........................................................................................................73
Bảng 3.4. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN
và ĐC trước và sau thực nghiệm hình thành. ..........................................75
Biểu đồ 3.1 : Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi cả hai nhóm
TN và ĐC trước thực nghiệm hình thành. .......................................... 70
Biểu đồ 3.2. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi cả hai
nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành. ...................................71
Biểu đồ 3.3: Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN
trước và sau TN. ..................................................................................76
Biểu đồ 3.4: Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC
trước và sau TN ...................................................................................77


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, lồi người sống trong nền văn minh cơng nghiệp hiện đại, trong
đó con người là trung tâm của sự phát triển. Sự hùng mạnh của các quốc gia trên thế
giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do đó phát triển năng lực, trí tuệ và năng lực
hành động cho con người là một trong những xu hướng xây dựng chiến lược giáo
dục của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “Điều quyết
định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao” và Đảng ta cũng khẳng
định rõ ràng rằng “nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con
người, trong đó có tiềm lực trí tuệ”. Do đó, phát huy nguồn lực con người là nhân tố
cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định thắng
lợi trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để chuẩn bị nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, Đảng đã chỉ rõ “vai trị của trí tuệ, nguồn

nhân lực có trí tuệ và đi liền với nó là vai trị của giáo dục – đào tạo, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển”.
Trong nghị quyết trung ương II khóa VIII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể
cho GDMN là: “phát triển bậc MN phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi,
đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1”. Trong quá trình giáo dục trẻ em, việc phát triển trí tuệ cho trẻ có vai trị
quan trọng. Chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt hơm nay chính là chuẩn bị cho những
chủ nhân tương lai có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với nhiều
loại hình lao động mới.
Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MN là một nội dung quan
trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN. Các biểu tượng về tốn có thể hình
thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, có thể được hình thành một cách tự giác thơng
qua các hoạt động có sự định hướng của người lớn. Các nhà Tâm Lý Học, Giáo dục
học Maxit khẳng định rằng mức độ nắm vững các biểu tượng nói chung và các biểu
tượng toán học của trẻ phụ thuộc khá lớn vào phương pháp hướng dẫn và tổ chức
1


các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là cách thức tổ chức các “tiết học toán” ở trường
MN.
Ở trường MG, cô giáo dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau, bằng nhiều
phương pháp và phương tiện khác nhau, trong đó, hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo và được xem là hình thức tổ chức quá trình sư phạm ở trường MN, chơi là
phương tiện giáo dục quan trọng để tổ chức các hoạt động học tập và giáo dục trẻ
em lứa tuổi MG. Trò chơi của trẻ rất phong phú và đa dạng, trong các loại trò chơi ở
trường MN thì TCDG hiện nay cũng được các nhà giáo dục sử dụng làm phương
tiện giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực tế cho thấy, TCDG được
sử dụng ở trường MN đã đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ và trẻ rất hứng thú
với các TCDG bởi lẻ, TCDG có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính
khác nhau của nhiều trẻ trong cùng độ tuổi như: sôi nổi, điềm đạm hay trầm tính.

Mỗi loại trị chơi có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, khiến cho
trẻ chơi suốt ngày mà không chán. Hơn nữa, các TCDG thường giản tiện, khơng cầu
kỳ, tốn kém nên có thể chơi dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm,
chủ yếu lấy từ trong thiên nhiên.
Như vậy, TCDG khơng chỉ đơn thuần là trị chơi mang tính giải trí, phát triển
vận động mà cịn mang ý nghĩa giáo dục, phát triển trí tuệ của trẻ. Sử dụng TCDG
nhằm hình thành BTSL, con số và phép đếm cho trẻ MG 5-6 tuổi là điều cần thiết
trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồ dùng học tập
còn thiếu thốn, trường lớp chật hẹp, trẻ khơng có điều kiện tiếp xúc với những đồ
chơi, trị chơi hiện đại thì TCDG trở thành một món ăn tinh thần đối với trẻ, và là
phương tiện, biện pháp hữu hiệu hình thành các BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường
MN.
Để nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi, dựa trên điều
kiện thực tế của địa phương mà vẫn đảm bảo mục đích dạy học cho trẻ, chúng tơi
chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành
BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ
MG 5-6 tuổi ở trường MN.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu và xây dựng được cách thức xây dựng TCDG trên cơ sở phối
hợp sử dụng hợp lý từ việc sử dụng ngân hàng TCDG tới việc sử dụng các TCDG
trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thì sẽ nâng cao hiệu quả của
quá trình dạy học này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả
hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành
BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Đề xuất cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành số
lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Tiến hành TN cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành
BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập, nghiên cứu
cách thức sử dụng các TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ
MG 5-6 tuổi ở trường MN Tuổi Thơ và trường MN 20-10 (Quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng) .

3


7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Đọc sách báo, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu có liên
quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát và đánh giá cách thức tổ chức, hướng dẫn TCDG trong các hoạt động
làm quen với toán trong trường MN.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi trò chuyện với giáo viên MN về cách thức sử dụng TCDG trong quá
trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm thu thập thông tin có liên quan
đến đề tài, phát hiện thực trạng và làm sáng tỏ các thông tin thu nhận được từ phiếu
điều tra Anket.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng an két
Sử dụng phiếu điều tra (Anket) với 30 giáo viên MN nhằm tìm hiểu về nhận
thức, thái độ của giáo viên về thực trạng cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao
hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi trường MN thuộc địa bàn TP Đà
Nẵng.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi sử dụng những TN sư phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp
tác động vào quá trình tổ chức, hướng dẫn sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả
hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.
7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng thức tính phần trăm (%), cơng thức tính giá trị trung bình cộng
để xử lý các thơng tin thu thập được trong q trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm: 3 phần
A. Phần mở đầu:
Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng, giả thuyết
khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng
góp của đề tài, cấu trúc luận văn.

4


B. Phần nội dung: có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả
hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chương 2: Đề xuất cách thức sử dụng TCDG nhằm hình thành BTSL cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chương 3: Thực nghiệm cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả
hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đặc biệt là trị chơi trí tuệ, nhà giáo dục học
IA. Koomenxki cho rằng: Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển năng lực trí
tuệ, qua chơi trẻ phát triển tồn diện về mọi mặt. Ơng coi trị chơi là hình thức hoạt
động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trị chơi trí tuệ là
một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mà mọi khả năng của trẻ em được
phát triển, các biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ được mở rộng và phong
phú thêm. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của trẻ thơ, là phương tiện
toàn diện cho trẻ, ông đã khuyên người lớn cần phải tận dụng các ưu điểm của trò
chơi để giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ [12; tr.40].
Nhà giáo dục học người Hà Lan I.B.Beededop cho rằng: chơi là phương tiện dạy
học cho trẻ MG “Nếu trong tiết học, cô giáo sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi
hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức trị chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp
với đặc điểm của trẻ, tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn….” [1; tr.69].

Ngồi ra, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã khẳng định việc giáo dục và
phát triển trí tuệ cho trẻ MG được thực hiện thơng qua các hoạt động (vui chơi, học
tập, lao động), trong đó vui chơi giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ
cho trẻ MG. Theo N.K.Krupxkaia trị chơi đối với trẻ khơng chỉ là giải trí: “Đối với
trẻ MG, trị chơi có ý nghĩa vơ cùng to lớn: trị chơi đối với trẻ là sự học tập, là lao
động và nó là một hình thức giáo dục nghiêm túc” [1; tr.71].
TS. Đỗ Minh Liên trong các cuốn giáo trình “Phương pháp hình thành biểu
tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ MN” đã khẳng định vị trí của trị chơi học tập trong
q trình hình thành biểu tượng tốn nói chung và hình thành BTSL nói riêng. Đồng
thời, tác giả cho rằng việc đưa yếu tố chơi vào hoạt động học tập sẽ làm tăng hứng
thú học tập của trẻ, làm cho việc học đối với trẻ trờ nên thoải mai và nhẹ nhàng hơn [28].
6


Khi nghiên cứu về trò chơi hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh sự cần thiết của
trò chơi trong q trình giáo dục và phát triển tồn diện nhân cách trẻ. TCDG là một
mảng trò chơi đã và đang thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà giáo dục trên thế
giới và ở Việt Nam nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến sự giáo dục và phát triển
toàn diện nhân cách trẻ. TCDG xưa được xem là một hình thức giáo dục đơn giản,
giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ nhỏ. Nó
thường được thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của
người lớn hay là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế, các TCDG được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc.
Việc nghiên cứu trị chơi nói chung và TCDG Việt Nam nói riêng đã được một
số nhà văn hóa, nhà giáo dục Việt Nam sưu tầm, nghiên cứu như “trò chơi xưa và
nay” của tác giả Mai Văn Mn (1989); “ 100 trị chơi dân gian” do Nguyễn Hạnh
tuyển chọn; Trần Hịa Bình và Bùi Lương Việt với “ Trò chơi dân gian trẻ em”
(2007); quyển “ 150 trò chơi dân gian Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hồng sưu
tầm và tuyển chọn. Các tác giả đã giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của
TCDG với việc giáo dục và phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ. Trên cơ sở nghiên

cứu TCDG, tác giả Trần Hịa Bình và Bùi Lương Việt đã sưu tầm và phần loại
TCDG trẻ em theo chức năng giáo dục như: trị chơi trí tuệ, trị chơi thẩm mĩ, trò
chơi thể lực. Từ cách phân loại này các nhà giáo dục đã vận dụng vào quá trình tổ
chức TCDG cho trẻ ở trường MN nhằm phục hồi những trò chơi truyền thống cho
trẻ em. Điều đáng lưu ý là TCDG luôn gắn liền với các bài đồng dao, vì vậy nó ln
thu hút được sự quan tâm của các nhà thơ, nhà văn. Chính nội dung của những bài
đồng dao đã góp phần phát triển ngơn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi
trường xung quang và phát triển óc sáng tạo…đặc biệt nó làm tăng tính hấp dẫn của
TCDG với trẻ.
Chúng ra biết rằng, quan từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi
của trẻ cũng thay đổi. Một số TCDG truyền thống, dần bị mai một, thay thế bằng
những trị chơi hiện đại với máy móc, cơng nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, TCDG có
nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm
chí khơng cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp
với hình thức thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi

7


các TCDG sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tinh
thần tập thể, giúp cho trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát
triển sau này của trẻ. Thông qua TCDG, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị
giác, thính giác, vị giác, xác giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí
tưởng tượng, ngơn ngữ.
TCDG thật phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục trẻ.
Vì vậy, nó được các nhà tâm lý, giáo dục quan tâm nghiên cứu tiêu biểu như:
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Kim Oanh, Đào Thu Trang, Huy hà…họ đã đề
cập đến lý luận và bước đầu đề cập tới phương pháp tổ chức TCDG cho trẻ MG.
Các tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được một số tài liệu tham khảo về trò chơi như:
“Hướng dẫn trẻ chơi như thế nào” “ Trò chơi của trẻ em”, “ TCDG cho trẻ em dưới

6 tuổi”. đặc biệt là đã sưu tầm và lựa chọn được những TCDG mang tính trí tuệ như
trị chơi “ ô ăn quan” “ chơi thuyền”, “ chơi cờ”… Đây là những tài liệu giúp giáo
viên MN thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường MN, nhất là
những nơi không đủ điều kiện tổ chức các loại trò chơi cho trẻ MG [10; tr.7].
Nhiều giáo viên MN cho rằng, TCDG với đặc điểm chung là đơn giản, dễ chơi
nên các TCDG phù hợp với sở thích, văn hóa và nhận thức của trẻ. Đây là tín hiệu
đáng mừng khi TCDG sẽ góp phần khơng nhỏ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ trước sự “
lấn sân” của những trò chơi trực tuyến và bạo lực hiện nay. Vì vậy, những TCDG
của trẻ em cần được gìn giữ phát huy cần được bảo tồn không chỉ trong nhà trường
mà nên phổ biến, tổ chức cho các em được tiếp cận, vui chơi, ít nhất là trong các dịp
lễ hội, bởi đây là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục tồn
diện nhân cách trẻ em, là đối tượng rất nhạy cảm trong sự hình thành nhân cách ở
buổi ban đầu.
Để TCDG trở thành một trong những phương tiện giáo dục và phát triển tồn
diện cho trẻ MN, trong những năm gần đây có một số tác giả đi sâu nghiên cứu biện
pháp tổ chức TCDG cho trẻ MG như: Thạc sĩ Huỳnh Kim Vui với “ Một số biện
pháp tổ chức trò chơi dân cho trẻ MG bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất
cho trẻ”; Thạc sĩ Đặng Thị Sáu với: “ Một số biện pháp gây hứng thú đối với TCDG
cho trẻ MG lớn”.

8


Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trước đến nay trị chơi
nói chung, TCDG nói riêng được nghiên cứu và sử dụng nhằm giáo dục và phát
triền toàn diện nhân cách trẻ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên
cứu cách thức sử dụng TCDG trong q trình hình thành biểu tượng tốn học sơ
đẳng cho trẻ MN. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao
hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi” rất cần thiết, có ý nghĩa
cả về lí luận và thực tiễn đối với vấn đề tổ chức TCDG ở trường MN hiện nay.

1.2. Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả
hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.1. Những vấn đề lí luận về quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm biểu tượng số lượng
Khái niệm biểu tượng: Trong triết học “Biểu tượng là một hình ảnh của khách
thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó
được tái hiện, nhớ lại”. Biểu tượng cũng như cảm giác, tri giác “là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”. Nhưng khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng
phản ánh khách thể một cách gián tiếp, là “hình ảnh của hình ảnh”. Ngồi ra, bằng
tưởng tượng từ những biểu tượng cũ, con người có thể sáng tạo ra những biểu tượng
mới.
Trong Tâm lý học “Biểu tượng là sản phẩm của q trình trí nhớ và tưởng
tượng. Biểu tượng làm hiện ra trong óc cá nhân một cách ngun vẹn hoặc có sáng
tạo những hình ảnh của sự vật hay hình ảnh mà ta tri giác trước kia hoặc mặc dù
khơng có những thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng đó tác động trực tiếp vào
cơ quan cảm giác. Biểu tượng là kết quả của sự chế biến và tổng quát những hình
ảnh tri giác đã tạo ra. Biểu tượng giống sự lưu ảnh của tri giác là chúng đều phản
ánh thế giới khách quan dưới hình thức hình ảnh cụ thể. Nhưng biểu tượng khác
hình thức lưu ảnh ở chỗ tính chất trực quan khơng rõ nét bằng trực quan của tri giác.
Biểu tượng thường là những “mẩu”, những “ đoạn” nào đó của tri giác và so với lưu
ảnh của tri giác thì biểu tượng không rõ ràng.

9


Theo từ điển tâm lý học [11], “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh
của nhận thức, cao hơn cảnh giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong đầu
óc khi tác dụng của sự vật vào các giác quan đã chấm dứt”.
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới

xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó,
được lưu giữ lại trong ý thức hay là hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những
hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng khơng phải hồn tồn là thực tệ, bởi vì nó là sự
xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng
khơng hồn tồn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ
thể, Biểu tượng chính là hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách
quan đã được tri giác từ trước.
Khái niệm về số lượng: Số lượng là khái niệm chỉ số phần tử có trong một tập
hợp tại một không gian và thời điểm xác định. Khái niệm số lượng có liên quan đến
tập hợp, bất kỳ một tập hợp nào cũng xác định được độ lớn (số lượng) nhất định của
nó, dù là các phần tử thuần nhất hay không thuần nhất.
Khái niệm BTSL: BTSL là những hình ảnh đặc trưng số lượng của các tập hợp
cịn lưu lại và được tái hiện trong óc của ta khi các tập hợp ấy khơng cịn được ra tri
giác trực tiếp, khơng cịn đang tác động vào các giác quan của ta như trước. BTSL
bao gồm: BTSL (đếm số lượng trong một nhóm vật), biểu tượng về mối liên hệ số
lượng ( so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng xem chúng như thế nào với nhau),
biểu tượng về mối quan hệ số lượng ( so sánh số lượng hai nhóm đối tượng xem
chúng hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị).
1.2.1.2 Đặc điểm phát triển biếu tượng số lượng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ
MG 5-6 tuổi nói riêng
Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng đa dạng.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm đối tượng
có màu sắc, kích thước và số lượng phong phú với các âm thanh, chuyển động có ở
xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như:
thị giác, giác quan vận động.
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những nhật biết về số lượng, đó là nấc thang
đầu tiên giúp trẻ nhận biết hiện thực xung quang. Những biểu tượng đầu tiên về

10



những vật giống nhau như: nhiều bông hoa, nhiều cái cây, nhiều quả bóng…được
tích lũy và phản ánh trong ngơn ngữ thụ động của trẻ. Được sự giúp đỡ của người
lớn cùng với việc nắm được ngôn ngữ trẻ đã nhận biết, phân biệt và nắm được tên
gọi của các nhóm vật.
Lên một tuổi trẻ thường nhận ra các nhóm vật giống nhau nhanh hơn so với
việc nhận biết riêng từng vật. Trẻ nhỏ sớm phân biệt một vật với nhiều vật và có
phản ứng trước sự khác nhau về số lượng các nhóm vật.
Lên hai tuổi trẻ đã tích lũy được những biểu tượng về số lượng các nhóm vật,
các âm thanh, các chuyển động, trẻ thích thú tạ ra số nhiều các nhóm vật giống
nhau, dịch chuyển chúng từ chỗ này đến chỗ khác…Trong quá trình thao tác, hoạt
động với đồ vật ở trẻ hình thành hứng thú phân biệt các nhóm vật có số lượng là
một thành nhiều, trẻ lĩnh hội được từ “một” và “nhiều”.
Khi lên 3 tuổi, trẻ đã phân biệt được các khái niệm: một, nhiều, ít, và dễ dàng
thực hiện các nhiệm vụ được giao như: mang cho cơ một quả bóng, mang cho cơ
một khối nhựa… Trẻ đã có phản ứng với các câu hỏi “có bao nhiêu?”. Một số trẻ
cịn sử dụng được các từ số như “ số 3”, “ số 5” và còn nhiều hơn nữa, Tuy nhiên
các con số này khơng ứng với các nhóm đối tượng tương ứng. Điều này chứng tỏ,
trẻ đã có những suy nghĩ liên quan đến câu hỏi về số lượng của nhóm đối tượng ở
trẻ MN diễn ra trên cơ sở trẻ thực hành thao tác với các nhóm vật. Tuy nhiên, mới
đầu biểu tượng về số lượng của trẻ còn rất phân tán, khơng cụ thể và thiếu chính
xác, trẻ chưa nhận biết rõ ràng số lượng cũng như giới hạn của các nhóm vật. Vì
vậy trẻ nhỏ thường khơng nhận thấy sự biến mất của một số vật trong nhóm. Ví dụ:
trẻ có rất nhiều kẹo nhưng nếu ta lấy bớt kẹo của trẻ đi thì trẻ vẫn khơng nhận ra sự
biến mất đó. Mức độ phát triển BTSL ở trẻ tương ứng với việc trẻ sử dụng lời nói
để diễn đạt chúng. Như vậy, sự tri giác số nhiều không xác định đặc trưng cho trẻ
nhỏ, nên cần thiết phải dạy trẻ tri giác tập hợp như một thể trọn vẹn.
Trẻ 3-4 tuổi hiểu và phân biệt đúng các từ “một”, “ ít”, “ nhiều” và trẻ biết vận
dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống xung quanh trẻ. Trẻ ở độ tuổi này
khơng chỉ có khả năng phân biệt được số lượng nhiều, ít của nhóm đối tượng, mà

còn phân biệt được số lượng các âm thanh, các động tác. Các từ nhiều, ít dần trở
thành vốn từ tích cực của trẻ.

11


3 tuổi, trẻ xuất hiện nhu cầu so sánh số lượng các nhóm vật bằng các biện
pháp xếp chồng hoặc xếp cạnh bắt chước người lớn. Tức là bước đầu trẻ biết thiết
lập tương ứng 1:1 giữa các vật của các nhóm khác nhau để xác định mối quan hệ số
lượng giữa chúng. Kết quả so sánh giúp trẻ lĩnh hội các khái niệm như: bằng nhau,
không bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. Tuy nhiên ban đầu trẻ cịn chưa biết tri giác lần
lượt tất cả các phần tử có trong tập hợp. Bởi khi chuyển từ sự tri giác số nhiều
không xác định tới sự tri giác tập hợp như một thể trọn vẹn cịn gây cho trẻ nhiều
khó khăn. Ban đầu trẻ thường chú ý tới các giới hạn của tập hợp, vì vậy mà trẻ ít
chú ý tới từng phần tử của tập hợp.
Ví dụ: khi yêu cầu trẻ phát cà rốt cho mỗi chú thỏ một củ cà rốt theo hàng ngang,
mới đầu khi phát cà rốt cho chú thỏ, trẻ luôn nhớ phát cà rốt cho những chú thỏ đứng ở
đầu hàng và đứng cuối hàng, còn chú thỏ ở giữa hàng thường bị trẻ bỏ quên.
Khả năng phân tích chính xác từng phần từ của tập hợp ở trẻ 3-4 tuổi cịn yếu
vì vậy mà kết quả so sánh độ lớn của tập hợp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố màu sắc,
hình dạng, kích thước, vị trí sắp đặt trong khơng gian. Màu sắc khác nhau của các
vật trong nhóm có ảnh hưởng tới sự tri giác tập hợp ở trẻ. Ví dụ: một nhóm hình
trịn có hai màu xanh đỏ thì trẻ sẽ nhìn nhận như hai nhóm hình trịn riêng biệt. Yếu
tố kích thước cũng ảnh hưởng nhiều đến sự đánh giá số lượng ở trẻ” trẻ thường cho
rằng 3 cái ô tô to sẽ nhiều hơn 4 cái xe đạp nhỏ.
Lên 4 tuổi ở trẻ xuất hiện nhu cầu xác định chính xác số lượng nhóm vật, xuất
hiện nhu cầu đếm, khả năng đếm, xác định số lượng khác nhau của trẻ là rất khác
nhau, phụ thuộc vào sự tác động của người lớn. Trẻ chưa nắm được vai trò của số
kết quả. Trẻ chưa phân biệt được quá trình đếm và kết quả phép đếm, tuy nhiên các
lỗi trên sẽ nhanh chóng khắc phục nếu người lớn dạy trẻ.

Trẻ độ tuổi này chưa có khả năng đếm số lượng lớn các vật vì vật chúng ta nên
dạy trẻ đếm trong phạm vi 5.
Trẻ 4-5 tuổi, những biểu tượng về tập hợp được phát triển và mở rộng dần, trẻ
có khả năng nhận biết tập hợp ngay cả khi tập hợp có những phần tử khơng giống
nhau. Ví dụ: tập hợp các hình học gồm các hình trịn, hình vng, hình tam giác với
màu sắc khác nhau. Trẻ có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp, biết đánh
giá độ lớn của chúng theo số lượng các phần tử của tập hợp. Trẻ lứa tuổi này đã

12


nắm và sử dụng tốt biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 giữa các phần tử của tập hợp
khi so sánh độ lớn của chúng. Trẻ nắm được phép đếm, phân biệt được quá trình
đếm và kết quả phép đếm, hiểu được ý nghĩa khái quát của con số- là chỉ số cho số
lượng các phần từ của tập hợp. Trẻ hiểu rằng các tập hợp có số phần tử khác nhau
sẽ được biểu thị bằng các con số khác nhau. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng đếm đến
10, nhận biết các chữ số trong phạm vi 5.
Trẻ MG 5-6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của tập hợp, các
tập con trong tập lớn. Trẻ khái quát được một số tập lớn gồm nhiều tập con và
ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp lại với nhau theo một đặc điểm chung
nào đó để tạo thành một tập lớn. Khi đánh giá độ lớn của tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn
ít bị ảnh hưởng của các yếu tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt của các phần
tử tập hợp.
Hoạt động đếm của trẻ phát triển lên một bước mới, trẻ có hứng thú đếm và
phần lớn nắm được trình tự của các con số từ 1-10, biết thiết lập tương ứng 1:1
trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng với một phần tử của tập hợp mà trẻ đếm. Trẻ
khơng chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết quả tương ứng với tồn bộ
nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số là chỉ số cho số lượng phần tử của tất cả
các tập hợp có cùng độ lớn khơng phụ thuộc vào những đặc điểm, tính chất cũng
như cách sắp đặt của chúng.

Trẻ MG 5-6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề
của dãy số tự nhiên (mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và mỗi số
đứng sau lớn hơn số đứng trước một đơn vị). Trên cơ sở đó dần dần trẻ hiểu được
quy luật thành lập dãy số tự nhiên n ± 1. Kỹ năng đếm của trẻ ngày càng trở nên
thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng số lượng các nhóm vật mà cịn cả âm thanh, các
động tác, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trị của số kết quả. Mặc khác trẻ không chỉ
đếm từng vật mà cịn đếm từng nhóm vật, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của
khái niệm đơn vị- đơn vị của phép đếm có thể là cả nhóm vật chứ không chỉ là từng
vật riêng lẻ.
Hơn nữa dưới tác động của dạy học, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ biết đếm xi
mà cịn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các số từ 1-10. Trẻ hiểu rằng
mỗi con số không chỉ diễn đạt bằng lời nói mà cịn có thể viết, và muốn biết số

13


lượng của các vật trong nhóm khơng nhất thiết lúc nào cũng phải đếm, mà đơi lúc
chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng. Việc cho trẻ làm quen với các con
số có tác dụng phát triển tư duy trừu tượng cho trẻ, dạy trẻ thao tác với các kí hiệucác con số.
Như vậy, trẻ MG 5-6 tuổi cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp bước
đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ
học các phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Tiếp tục dạy trẻ phép đếm
trong phạm vi 10, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị tạo tiền đề cho trẻ hiểu
bản chất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thơng. Dạy trẻ làm
quen với các bài tốn đơn giản trên các trên các tập hợp cụ thể bằng cách phân tích
để biết cái gì đã cho, cái gì cần tìm, để tìm cái đó phải làm như thế nào? Đó chính là
cơ sở để trẻ học tốt mơn tốn sau này ở trường phổ thơng.
1.2.1.3 Q trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở trường mầm non
a. Nội dung hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Mở rộng và phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ, trẻ tạo nhóm theo các

dấu hiệu (màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu, cơng dụng,…).
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, nhận biết các nhóm có
số lượng trong phạm vi 10. Nhận biết chữ số 10.
- Biết thêm, bớt trong phạm vi 10 nhằm biến đổi số lượng. Hiểu được mối
quan hệ số lượng trong phạm vi 10 và phản ánh bằng lời.
- Biết chia một nhóm đối tượng ra làm hai phần theo nhiều cách khác nhau và
xếp thứ tự trong phạm vi các số đã học.
Nội dung hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi khơng chỉ bao gồm những
kiến thức, kỹ năng (đếm, tính tồn) mà còn bao gồm cả những biện pháp hoạt động
thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả những điều đó là cơ sở để góp phần giáo dục tồn
diện nhân cách trẻ.
b. Quá trình hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Quá trình hình thành BTSL cho trẻ MN là quá trình hình thành ở trẻ những
kiến thức sở đẳng về tập hợp, con số và phép đếm cho trẻ MN một cách có hệ
thống, có kế hoạch, có mục đích dưới sự tổ chức; hướng dẫn của giáo viên. Trong

14


đó, giáo viên là người lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, chủ động tham gia hoạt
động nhằm lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về BTSL và có thể vận dụng chúng vào
cuộc sống của mình.
Quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi được tiến hành như sau:
- Xác định mục tiêu của hoạt động.
- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các hoạt động nhằm hình thành BTSL
cho trẻ.
- Cách tiến hành các hoạt động:
+ Giai đoạn 1: Ôn các kiến thức cũ hoặc làm quen với kiến thức mới (kiến
thức cũ là kiến thức có liên quan trực tiếp đến nội dung dạy ở giai đoạn 2, kiến thức
cũ có thể là kiến thức trẻ đã học ở năm trước không nhất thiết phải ở bài trước)

thông qua hệ thống các bài tập hoặc trò chơi đa dạng, phức tạp dần theo độ tuổi.
+ Giai đoạn 2: Hình thành biểu tượng mới, cơ thiết kế và tổ chức các hoạt
động sao cho thông qua hoạt động đó trẻ nắm bắt được nội dung kiến thức cần hình
thành.
+ Giai đoạn 3: Luyện tập qua hệ thống bài tập hoặc trị chơi (tăng dần mức độ
khó với trẻ).
Làm các bài tập tái tạo (sáng tạo) để củng cố kiến thức, kỹ năng vừa có.
Cho trẻ đối chiếu với thực tế xung quanh.
Tổ chức một số trò chơi để rèn luyện kỹ năng và qua đó cơ kiểm tra sự hiểu
biết của trẻ.
+ Giai đoạn 4: Sử dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết một số tình
huống trong thực tế hoặc tạo ra sản phẩm bằng các phương tiện khác nhau.
1.2.2. Trò chơi và TCDG đối với trẻ mẫu giáo
1.2.2.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi dân gian
*Khái niệm trò chơi: chơi là một dạng hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống
của mọi người, nó đặt biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi
trẻ không thể phát triển, không chơi đùa trẻ chỉ là tồn tại chứ khơng phải đang sống.
Đó là một thực tế mang tính quy luật. Vậy TC là gì?
Theo quan niệm giáo dục học: Trị chơi là phương tiện phát triển tồn diện
nhân cách và là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là hoạt động giúp trẻ

15


tái tạo lại các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ định hướng nhận
thức đồ vật và nhận thức xã hội. Qua trò chơi các phẩm chất, trí tuệ, đạo đức, tình
cảm thẩm mĩ được hình thành và phát triển. “Trò chơi được coi là một phương tiện
giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, thích thú và hữu hiệu” [38; tr.168].
Như vậy, chơi là một hoạt động tự nguyện, ham thích của người chơi trong
một hoạt động hay trong một trò chơi đem lại cho con người trạng thái vui vẻ, phấn

khởi, thoải mái. Động cơ của hoạt động chơi ln nằm ở q trình thực hiện hành
động chứ không nằm ở kết quả của hoạt động.
*Khái niệm trò chơi dân gian:
TCDG là những trò chơi được nhân dân sáng tác lưu truyền tự nhiên, rộng rãi
trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của mỗi
dân tộc.
1.2.2.2. Trị chơi dân gian Việt Nam
TCDG xuất hiện gắn liền với các hoạt động văn hóa và tín ngưỡng của con
người thời tiền sử. Xuất phát từ hành động mang tính thần bí, cầu ước, phù yểm ma
thuật, hay những hành vi mô phỏng các hoạt động săn bắt và trồng trọt, những nghi
thức đó được thể chế dần để trị thành nghi thức tơn giáo trong hệ thống tín ngưỡng
phồn thực. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhiều nghi thức tôn giáo
mất dần ý nghĩa linh thiêng, chỉ cịn giữ lại mục đích vui chơi giải trí cho cộng
đồng. Vì vậy, các TCDG phần lớn gắn với hội làng diễn ra vào mùa xuân, mùa thu
của chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
TCDG là một bộ phận cấu thành của các hoạt động lao động sản xuất, tôn giáo
và hoạt động văn hóa xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giới thiệu TCDG sẽ làm
sống lại không khí sinh hoạt cộng đồng của người xưa, quay lại những cội nguồn
xuất phát của văn hóa nhân loại.
TCDG được chia làm hai nhóm. Một là, các trị chơi truyền thống ở thời kỳ sơ
khai mang tính ồ ạt, thường đi đơi với tín ngưỡng phồn thực, luật chơi thường chưa
được qui định chặt chẽ, những người chơi có thể sử dụng mọi thủ đoạn để giành
chiến thắng về phe mình. Hai là, những trị chơi có qui tắc, thường gắn với hình thái
thờ thần mặt trời, vì bản chất của đường đi giữa trái đất với mặt trời vốn theo một
qui tắc nhất định, do vậy ccs trò chơi diễn ra theo một quy tắc nhất định. Do yêu cầu

16


xác định kết quả của các cuộc thi và lí do ý nghĩa tôn giáo mất dần đi nên luật chơi

cũng được qui định chặt chẽ hơn.
TCDG được phổ biến rộng rãi vì nó mang tính chất quần chúng, thu hút được
nhiều người tham gia và sự động viên, cổ vũ của đông đảo người xem. Trong lễ hội,
người tham gia cuộc chơi khơng địi hỏi phải có sự rèn luyện công phu mà chỉ cần
sự chỉ định của làng, tùy thuộc vào thân phận của họ để tham gia vào trò chơi.
TCDG Việt Nam thật phong phú nhiều thể loại tiêu biểu như: những trị chơi
vui khỏe, giải trí, thi tài thi khéo, những trị chơi mang tính chất nghi lễ, tính biểu
diễn nghệ thuật. Nhìn chung những trị chơi trên đều mang những nét chung phản
ánh cuộc sống của dân cư lúa nước [38; tr.187].
1.2.2.3. Trò chơi dân gian trẻ em
Trẻ em Việt Nam từ thời xa xưa, bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ ra
để cho trẻ chơi, bản thân trẻ đã tự đáp ứng nhu cầu chơi của mình bằng cách tạo ra
nhiều cách chơi dựa trên cơ sở bắt chước những hoạt động của người lớn, hướng
dẫn cho nhau cách chơi, truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng
này sang vùng khác, nhờ đó TCDG được lưu truyền đến ngày hơm nay.
Trị chơi trẻ em dễ dàng phổ biến rộng rãi, không chịu sự ràng buộc một cách
nghiêm ngặt về khơng gian và thời gian, trẻ có thể chơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở
đâu.
TCDG trẻ em đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Ở bất cứ đâu, trong gia đình, lớp
học hay ngồi ngõ xóm…đều có thể tổ chức các trị chơi phù hợp: sân nhà nhỏ thì
trẻ chơi “ ơ ăn quan”, “ Rải ranh”…Ngõ xóm là nơi chơi “ Trốn tìm”, “ Bịt mắt bắt
dê:, “ Bỏ giẻ”…Bờ ao là nơi chơi “ Ném lia thia”,” Múa rối”…cánh đồng là nơi
chơi “thả diều”, “ném còn”…Bãi cỏ là nơi “ Đánh quay”, “ Cướp cờ”…Vật liệu để
chơi TCDG trẻ em Việt Nam cũng rất đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong thiên
nhiên: nắm sỏi cũng thành vật để chơi “ Ô ăn quan”, một cục đất sét cũng thành quả
pháo…
Xét về cấu trúc, với những TCDG có mục đích học tập thường có cấu trúc rõ
ràng gồm 3 thành tố: nhiệm vụ chơi (nội dung chơi), các hành động chơi ( động tác
chơi) và luật chơi ( qui tắc). Trong đó, nhiệm vụ của TCDG chính là nội dung chơi
có tính chất như một bài toán mà trẻ phải dựa trên các điều kiện đã cho, chính nội


17


dung TCDG khêu gợi hứng thú nhận thức cho hành động chơi là những động tác trẻ
thực hiện trong lúc chơi, nó là một thành tố đặc trưng cho những TCDG có tác dụng
mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hành động chơi càng phong phú bao
nhiêu thì trẻ càng chơi tích cực bấy nhiêu. Khi tham gia chơi TCDG, trẻ phải thực
hiện những quy tắc đề ra trong trò chơi, phải phát huy sự khéo léo, nhanh nhen,
thơng minh… nhưng trong q trình chơi, tùy theo trình độ của người chơi ở từng
trị chơi, luật chơi có thể thêm bớt để TCDG thêm hấp dẫn. Do vậy, cùng một trị
chơi mỗi lần chơi trẻ đều có thể chơi theo cách riêng của mình.
Như vậy, nhiệm vụ nhận thức, các hành động chơi và luật chơi là những thành
tố bắt buộc của những TCDG có quy tắc, nếu thiếu một trong ba thành tố trên thì
khơng thể tiến hành trò chơi được. Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức TCDG cho trẻ,
luật chơi đồng thơi cùng một lúc lại là các hành động chơi.
Nét đặc biệt của TCDG trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền
với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử
dụng trong khi chơi.
Đồng dao gợi lên tình yêu hồn nhiên của trẻ em đối với con ong, cái kiến, con
cò, con vạc, con trâu, con nghé… các bài hát gọi mẹ, gọi nghé của trẻ em mục đồng,
bài hát giới thiệu các lồi chim mn, hoa quả hoặc những vật xung quanh (đồ dùng
để làm ruộng, đồ dùng trong nhà, trong bếp) vừa là đồng dao, vừa là một kiểu lời
hát trong trò chơi, các em theo lời hát mà chỉ ra sự vật. Những bài đồng dao trong
trò chơi cung cấp cho các em những kiến thức về xã hội. trẻ em tập đi mua bán, tập
làm nhà cửa, cưỡi ngựa trong tưởng tượng. Có những bài hát giễu những thói hư tật
xấu, giúp trẻ tiếp thu những điều hay lẽ phải, rèn những thói quen cần thiết trong
cuộc sống. Đồng dao đã thể hiện được cái nhìn của trẻ thơ trong thế giới của trị
chơi. Do đó, tìm hiểu TCDG trẻ em Việt nam khơng thể khơng tìm hiểu các bài
đồng dao.

TCDG trẻ em là loại trò chơi do người lớn nghĩ ra và được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Nội dung của TCDG vui tươi, phong phú phản ánh những
hiện tượng đơn giản trong cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi
với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, vài chơi tự nguyện, hành động chơi
thảo mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, kết quả chơi có yếu tố bất ngờ và luật

18


×