Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tìm hiểu thực trạng khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.11 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

------

Đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM
NHẠC CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON

Giảng viên hướng dẫn : Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện

: Đinh Thị Huệ

Lớp

: 08SMN1

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 8
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 8
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8


8. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................... 9
9. Cấu trúc khóa luận ................................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................. 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản..................................................................... 12
1.2.1. Âm nhạc ......................................................................................... 12
1.2.2. Khả năng ........................................................................................ 13
1.2.3. Cảm thụ .......................................................................................... 13
1.2.4. Khả năng cảm thụ âm nhạc .............................................................. 14
1.3. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ............................................... 15
1.3.1. Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ ............................... 15
1.3.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ .................................... 16
1.3.1.2. Âm nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ ....... 18
1.3.1.3. Âm nhạc là phương tiện phát triển trí tuệ ....................................... 20
1.3.1.4. Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ ........... 21
1.3.2. Đặc điểm và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn............ 22
1.3.2.1. Đặc điểm tâm lý và sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi ) có liên
quan đến khả năng CTÂN ......................................................................... 22
2


1.3.2.2. Đặc điểm về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn
( 5 - 6 tuổi ) .............................................................................................. 24
1.3.3. Các yếu tố hưởng đến khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ .................. 25
1.3.3.1. Năng khiếu bẩm sinh .................................................................... 25
1.3.3.2. Mơi trường sống của gia đình và xã hội ......................................... 26
1.3.3.3. Môi trường giáo dục ( thầy cô và phương tiện giảng dạy ) .............. 28
1.3.4. Các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ...................... 30
1.3.4.1. Ca hát .......................................................................................... 30

1.3.4.2. Nghe nhạc .................................................................................... 31
1.3.4.3. Vận động theo nhạc ...................................................................... 32
1.3.4.4. Trò chơi âm nhạc .......................................................................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC
CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON..................................................... 35
2.1. Khái quát về quá trình điều tra thực tiễn .............................................. 35
2.1.1. Vài nét về trường mầm non 20/10, Thành phố Đà Nẵng .................... 35
2.1.2. Vài nét về trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, Thành phố Đà Nẵng .... 36
2.2. Thực trạng về khả năng CTÂN của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động
GDÂN ở trường Mầm Non ....................................................................... 37
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ....................................................... 37
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 37
2.2.3. Đối tượng khảo sát thực trạng .......................................................... 38
2.2.4. Phương pháp tiến hành .................................................................... 38
2.2.5. Kết quả khảo sát .............................................................................. 40
2.3. Kết quả điều tra .................................................................................. 55
2.4. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................... 57
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 57
2.4.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................. 57
2.5. Đề xuất biện pháp .............................................................................. 58
3


2.5.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất biện pháp ................................... 58
2.5.2. Một số biện pháp ............................................................................. 62
2.5.2.1. Xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc trong lớp học ................. 62
2.5.2.2. Lựa chọn tác phẩm âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, khả năng và hứng
thú của trẻ ................................................................................................ 64
2.5.2.3. Hướng sự chú ý của trẻ vào việc tập trung nghe tác phẩm............... 66

2.5.2.4. Tạo cơ hội để trẻ thể hiện sự sáng tạo trong âm nhạc ...................... 69
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................... 71
KẾT LUẬN.............................................................................................. 71
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 74

4


KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CTÂN

:

Cảm thụ âm nhạc

2. GDÂN

:

Giáo dục âm nhạc

3. MGL

:

Mẫu giáo lớn

5. TCÂN


:

Trò chơi âm nhạc

4. TPÂN

:

Tác phẩm âm nhạc

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một môn nghệ thuật âm thanh dùng giai điệu, tiết tấu để
diễn tả tình cảm, cảm xúc của con người. Có thể thấy âm nhạc là món ăn tinh
thần có vai trị giải trí và giáo dục thẩm mỹ cho con người “Nếu cuộc sống
thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời”.
Đặc biệt, trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì âm nhạc có một vai trị khơng nhỏ
đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, theo Trai – Cốp – Xki “ Nơi nào mà lời
nói bất lực thì ở đó sẵn sàng xuất hiện một thứ tiếng nói hùng hồn hơn…đó là
âm nhạc ”. Những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi,
trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào ni dưỡng tâm hồn
trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Đối với trẻ mẫu giáo
lớn, đây là thời kỳ thính giác và các cơ quan vận động của trẻ phát triển nhanh
nhất. Mặt khác, ở lứa tuổi này, trẻ có thể tiếp thu được vốn từ vựng cũng như
các giai điệu, tiết tấu âm nhạc một các nhanh chóng. Bản chất của hoạt động
cảm thụ âm nhạc là tạo ra một môi trường chuẩn mực và hấp dẫn để dẫn dắt

trẻ đến với âm nhạc một cách tự nhiên và say mê nhất. Hay nói cách khác
cảm thụ âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn chính là dịng suối tuổi thơ đưa trẻ
đến với đại dương âm nhạc.
Hơn nữa, với trẻ mẫu giáo lớn thì khả năng cảm thụ âm nhạc được thể hiện tốt
nhất trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
Bên cạnh các hoạt động như làm quen môi trường xung quanh, làm
quen tác phẩm văn học, tạo hình, tốn,…thì hoạt động giáo dục âm nhạc là
mắt xích quan trọng nhất góp phần phát triển tồn diện cho trẻ. Nó là một q
trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn liên tục, là hoạt động nghệ thuật có tác
dụng giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng
trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi
nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng
6


những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt
trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự
liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào
hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng.....Ngồi ra,
âm nhạc cịn giúp phát triển ngơn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
GDÂN hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể, là
phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, tư
duy, ngơn ngữ. Q trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như trẻ tự hát,
nghe cơ hát, múa và vận động theo nhạc, trị chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ
những yếu tố của một nhân cách phát triển tồn diện, hài hịa. Vì vậy, GDÂN
đối với trẻ mẫu giáo là vơ cùng cần thiết.
Hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo
lớn không chỉ trên hoạt động giáo dục âm nhạc có chủ đích mà cịn diễn ra
trong các hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ có khả năng cảm thụ
âm nhạc…Tuy nhiên, hoạt động giáo dục âm nhạc ấy cịn mang tính gị bó,

bắt buộc, cơ hát trẻ nghe và hát lại thuộc lịng hay cơ cung cấp kiến thức một
cách máy móc mà trẻ khơng thể hiện được xúc cảm, tình cảm của tác phẩm,
giai điệu của bài hát, trẻ không có cơ hội tự tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm âm
nhạc theo cách riêng của mình.
Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “ Tìm hiểu thực
trạng khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động
giáo dục âm nhạc ở trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
âm nhạc nói riêng và giáo dục tồn diện cho trẻ mẫu giáo nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo
lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc có chủ đích.
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc
cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc .

7


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc có chủ đích cho trẻ mẫu
giáo lớn ở trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn trong
hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn giáo viên
sử dụng các biện pháp phù hợp thì sẽ giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc
tốt, gợi cho trẻ lòng yêu âm nhạc và góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
giáo dục âm nhạc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu sở lý luận liên quan đến đề tài.
5.2. Tìm hiểu thực trạng về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn
trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
5.3. Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc
cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn.
- Nghiên cứu thực trạng về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu
giáo lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non 20/10 và
trường mầm non Hoa Phượng Đỏ trên địa bàn quận Hải Châu, Thành Phố Đà
Nẵng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các cơng trình nghiên cứu và
các vấn đề liên quan đến đề tài.

8


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát việc hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường mầm non.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Tiến hành điều tra giáo viên và trẻ mẫu giáo lớn ở các trường : Trường
Mầm Non 20/10 và trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, quận Hải Châu, Thành
Phố Đà Nẵng để làm rõ về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, vai trò của sự
cảm thụ âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với giáo viên để thu thập thông tin bổ sung cho việc nghiên

cứu đề tài.
- Trị chuyện với trẻ mẫu giáo lớn để tìm hiểu khả năng cảm thụ âm
nhạc của trẻ.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Dự giờ, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn và các cán
bộ phụ trách chuyên môn tại các trường mầm non.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu nhằm đưa ra kết quả của q trình điều tra.
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về khả năng cảm thụ âm nhạc của
trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non.
8.2. Về thực tiễn
- Làm rõ thực trạng khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn và chỉ
ra nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.

9


9. Cấu trúc khóa luận
- Phần mở đầu : Lý do chọn đề tài
- Phần nội dung :
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng
- Phần kết luận và kiến nghị sư phạm.

10



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề cảm thụ âm nhạc của trẻ mầm non không phải bây giờ mới
được quan tâm nghiên cứu mà đã từ lâu vấn đề này đã được các nhạc sỹ, các
tác giả từ cổ chí kim, từ đơng sang tây quan tâm tìm hiểu.
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc
đối với trẻ Mầm Non, sự tác động của âm nhạc đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách ở trẻ như Xorkhor, Vetlughina, nhà sư phạm Xu- khơm-linxki.
Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về âm nhạc, CTÂN
của các tác giả như Phạm Thị Hịa, Hồng Văn Yến, Ngơ Thị Nam, Trần
Minh Trí,…
Cụ thể là :
- “ Giáo dục âm nhạc tập 1, 2 ” do tác giả Phạm Thị Hòa biên soạn
nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên mầm non và sinh viên
nghành sư phạm giáo dục mầm non,…nhằm trang bị cho giáo viên và sinh
viên những cơ sở lí luận, kiến thức cơ bản của bộ môn giáo dục âm nhạc và
phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm Non.
- Cuốn “ Nghệ thuật âm nhạc với trẻ Mầm Non ” ( NXB Giáo dục ) của
tác giả Hoàng Văn Yến cũng đã đề cập đến vấn đề dạy học âm nhạc của trẻ
Mầm Non, cung cấp cho trẻ những ca khúc về dân ca, hát ru phù hợp với từng
lứa tuổi và giáo dục nghệ thuật cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo ở trường
Mầm Non.
- “ Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mầm Non theo hướng tích hợp ”
( NXB Giáo dục ) do Viện Chiến Lược và chương trình giáo dục – Trung tâm
nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục Mầm Non, đã đưa
11



ra phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tích hợp
và nhiều hoạt động âm nhạc cụ thể cho trẻ mẫu giáo theo các lứa tuổi giúp trẻ
tiếp xúc với âm nhạc và cảm thụ âm nhạc một cách tự nhiên, hiệu quả.
- Giáo trình “ Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc ” ( tập 2 ) do
PTS. Ngô Thị Nam – Trần Minh Trí – Trần Ngun Hồn biên soạn ( Bộ GD
– ĐT, Trung tâm nghiên cứu giáo viên ). Giáo trình này cũng nghiên cứu một
số nội dung về bộ môn âm nhạc của trẻ Mầm Non như : Phương pháp và kĩ
thuật ca hát, múa cơ bản, và phương pháp giáo dục âm nhạc ở trẻ nhà trẻ và
mẫu giáo.
Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa âm nhạc và CTÂN đối
với con người đều đi đến thống nhất rằng “ GDÂN nói chung và vai trị của
âm nhạc nói riêng có tác dụng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách tồn diện của trẻ ”. Vì vậy, nghiên cứu về cảm thụ âm nhạc là cần thiết.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh
này hay khía cạnh khác trong lĩnh vực GDÂN cho trẻ mẫu giáo, hoặc các
nghiên cứu mới ở dạng khái quát về bộ mơn âm nhạc mà chưa có tác giả nào
đi sâu nghiên cứu về khả năng CTÂN của trẻ MGL (5-6 tuổi ) thông qua hoạt
động giáo dục âm nhạc ở trường Mầm Non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Âm nhạc
Âm nhạc là một môn nghệ thuật âm thanh dùng giai điệu, tiết tấu để
diễn tả tình cảm của con người.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con
người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ, làm cho con người tốt
đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui, lạc quan, yêu đời
và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng.
Dù có những xu hướng khác nhau trong quan niệm về âm nhạc, nhưng
ở bất cứ thời điểm nào âm nhạc cũng tô điểm và làm phong phú thêm cuộc


12


sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và xã hội. Chúng ta có thể
khẳng định rằng “ Thế giới này khơng ai khơng biết một điều đó là âm nhạc”.
Từ những quan điểm trên ta có thể định nghĩa âm nhạc như sau : “ Âm
nhạc là nghệ thuật phối hợp các âm thanh, là công cụ diễn tả đời sống tình
cảm, tư tưởng của con người và phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, là
phương tiện để truyền đạt những cảm xúc từ tác giả đến mọi người”. Đồng
thời, âm nhạc cũng là một yếu tố góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh
thần của con người, từ tình cảm đến trí tuệ, từ nhận thức đến thẩm mỹ, từ ý
chí đến hành động trong cuộc sống của mỗi các nhân.
Đặc biệt đối với trẻ em “ Âm nhạc như một món ăn tinh thần đối với trẻ
nhỏ, mà thiếu nó thì trẻ em chỉ cịn là những bơng hoa khơ héo” ( PGS.TS
Nguyễn Ánh Tuyết ). Trẻ là những nhạc sỹ tự nhiên, việc trẻ được tiếp cận
với âm nhạc ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc đời sẽ kích thích sự
phát triển ngơn ngữ, tính sáng tạo, phát triển vận động và các mối quan hệ của
trẻ trong xã hội.
1.2.2. Khả năng
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm khả năng được hiểu theo 2 nghĩa như
sau:
- Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định.
- Khả năng là cái vốn có về vật chất và tinh thần mà con người có thể làm
được một việc gì đó.
Vậy, ta có thể khái quát rằng “ khả năng là cái có thể xảy ra trong điều
kiện nhất định mà con người có thể làm được ”
1.2.3. Cảm thụ
Cảm thụ là quá trình nhận biết, tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên
ngồi đối với chủ thể.
Hay cảm thụ là sự nhận biết những thuộc tính của vấn đề bằng cảm tính

của con người.

13


Nói tóm lại, cảm thụ là q trình nhận biết, tiếp nhận những thuộc tính,
tính chất của vấn đề bằng cảm tính giúp con người có nhận thức, có sự hiểu
biết, xúc cảm,…về vấn đề đó.
1.2.4. Khả năng cảm thụ âm nhạc
Lý luận dạy học coi việc tiếp xúc với tác phẩm âm nhạc đồng thời là
quá trình cảm thụ, tiếp nhận âm nhạc. Hay nói một cách đơn giản cảm thụ âm
nhạc là q trình tiếp nhận các tính chất, thuộc tính, ý nghĩa của tác phẩm âm
nhạc.
CTÂN ở trẻ mầm non là việc trẻ cảm nhận được những giá trị nội dung,
hình tượng và cảm xúc âm nhạc của tác phẩm. Trẻ có sự rung động, hứng thú
với âm nhạc và thể hiện sự cảm nhận đó qua các dạng hoạt động GDÂN ( ca
hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc,…).
Trong quá trình CTÂN người nghe hoặc thể hiện tác phẩm âm nhạc
phải có khả năng thơng qua ca từ, giai điệu, nhịp điệu của tác phẩm mà hiểu
được nội dung, hình dung được những hình ảnh, hình tượng đẹp và rung cảm
trước tác phẩm đó.
Vậy, khả năng CTÂN được hiểu là năng lực nắm bắt một cách nhanh
nhẹn, chính xác các đặc điểm, thuộc tính, bản chất của một tác phẩm âm nhạc
về giai điệu, tiết tấu, thể loại,…là năng lực hiểu, rung cảm một cách sâu sắc,
tinh tế những nội dung của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Hay đó là năng lực
nhận xét, đánh giá chính xác và sâu sắc sự thể hiện tác phẩm âm nhạc của
người khác.
Tuy nhiên, khả năng CTÂN cũng có các mức độ khác nhau : khả năng
bình thường, tài năng và thiên tài.
- Khả năng bình thường trong CTÂN là khả năng nắm bắt và thể hiện lại tác

phẩm theo giai điệu, thể loại của tác phẩm.
- Tài năng trong CTÂN là khả năng nắm bắt nhanh nhạy, chính xác nội dung
tác phẩm, phát hiện ra những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của tác phẩm.

14


- Thiên tài trong CTÂN là sự thăng hoa của tài năng. Nghĩa là khi nghe một
bài hát, một bản nhạc trẻ khơng những hiểu mà cịn có xúc cảm, tưởng tượng,
nhập tâm, hịa mình vào tác phẩm và thể hiện xuất sắc tác phẩm đó. ( Hoặc có
thể gọi là quá trình hiểu, tiếp nhận tác phẩm âm nhạc ở mức độ cao nhất)
Khi khả năng cảm thụ được phát triển sẽ tạo điều kiện hình thành và
phát triển năng khiếu, tình cảm đạo đức, nhân cách giúp trẻ chuẩn bị bước vào
cuộc sống. CTÂN cũng chính là quá trình lĩnh hội, nhận thức cái đẹp chứa
đựng trong thể giới ngôn từ. Nên cần dạy cho trẻ khả năng nhận thức tác
phẩm âm nhạc để con người có thể giữ lại trong mình những ấn tượng sâu sắc
từ tác phẩm âm nhạc.
1.3. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn
1.3.1. Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ
Trẻ em lứa tuối mầm non luôn có nhu cầu và sở thích tìm hiểu mơi
trường và khám phá thế giới xung quanh, trẻ tự mình tìm tịi, suy nghĩ và hình
thành các ý tưởng để hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Dưới sự
kích thích, tác động của âm nhạc trẻ có thể nhận thức được thế giới xung
quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,…Đặc biệt, khác
với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh,…thì âm
nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh ở trẻ, kích
thích trẻ biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, phân tích, sáng tạo.
Đồng thời, âm nhạc với các thuộc tính riêng của nó là cao độ, trường độ,
cường độ và âm sắc, cộng với các nhịp độ, hòa âm, tiết tấu của âm nhạc đã
thu hút và làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ.

Đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng, âm nhạc là một
phương tiện nghệ thuật có sức lơi cuốn mạnh mẽ nhất, nó gắn liền với con
người từ trong bụng mẹ đến khi từ giã cuộc đời và thể hiện thế giới nội tâm
của con người ( niềm vui, đau khổ, day dứt, suy tư, ước vọng, nghi ngờ, tin
tưởng,…). Nhà sư phạm Xu- khôm-lin-xki đã tổng kết “ Tuổi thơ ấu không

15


thể thiếu âm nhạc cũng như khơng thể thiếu trị chơi và truyện cổ tích, thiếu
những cái đó, trẻ em chỉ cịn là những bơng hoa khơ héo...” [ 4, 5]
Âm nhạc giúp trẻ thoải mái học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí
tưởng tượng ngày càng phong phú, hay những âm thanh có tổ chức chặt chẽ
của âm nhạc giúp phát triển đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ.
1.3.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời giáo dục trí tuệ,
đạo đức được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân và cần phải được bắt
đầu ngay từ tuổi mẫu giáo. Và nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu có tính bản chất,
nó gắn với q trình phát triển thể chất và tinh thần. Đostoievsky đã nói một
câu bất hủ “ Cái đẹp cứu thế giới ”. Thật vậy, giáo dục thẩm mỹ trở thành
nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tổ chức hoạt động GDÂN ở trường mầm
non.
Ngay từ khi còn bé trẻ em đã được tiếp xúc với âm nhạc, và có thể thấy
âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất để tác động vào ý thức của trẻ một cách
sâu sắc các mối quan hệ thẩm mỹ đối với thế giới hiện thực. Sự hình thành
quan hệ giữa trẻ với âm nhạc sẽ tạo ra trong ý thức của trẻ tập hợp những mối
quan hệ có lựa chọn của riêng trẻ với tác phẩm âm nhạc. Từ đó, quan hệ thẩm
mỹ âm nhạc ở trẻ được nảy sinh, những yếu tố thẩm mỹ ở trẻ được hình thành
và góp phần vào sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Vì vậy mà
Shêkhơp – nhà văn Nga vĩ đại đã viết “ Âm nhạc nhờ sự thi vị có thể có thể

với một sức mạnh đặc biệt làm cho con người hăng hái lên. Đồng thời, cũng
nhấn mạnh tình trạng thiếu thốn một cái đẹp thực sự trong cuộc đời của
người ấy ” [ 13, 88 ]
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho
trẻ. Được tiếp xúc với âm nhạc dưới sự hướng dẫn của cơ giáo, ở trẻ sẽ hình
thành và phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu nghệ
thuật và năng lực cảm thụ âm nhạc, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng
tạo nghệ thuật. Giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non không chỉ cung cấp
16


cho trẻ những nhận thức thẩm mỹ mà còn hướng tới hoạt động sáng tạo thẩm
mỹ. Trẻ em không chỉ cảm thụ mà cần phải hành động sáng tạo trong âm
nhạc.
Bên cạnh đó, qua tác phẩm âm nhạc trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi,…sự
cảm nhận của ý nghĩa, lời ca, âm điệu, tiết tấu, giúp trẻ tưởng tượng, học nói
lên cảm xúc của mình, trẻ thấy mình có thể diễn tả được ý nghĩa, ước mơ,
cảm xúc. Đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ.
Tiếp xúc với âm nhạc sẽ tạo cho trẻ những ham thích, xuất hiện dần quan hệ
lựa chọn, nghĩa là có những sự ham thích khác nhau, có sự cảm thụ âm nhạc
riêng đối với mỗi trẻ và là cơ sở của những tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt
đẹp.
Ví dụ bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” của nhạc sỹ Tân Huyền đã giúp trẻ cảm
nhận được hình ảnh ơng mặt trời tươi đẹp nhưng trong hình ảnh tưởng tượng
của trẻ cũng có hình ảnh liên hệ đến cơ giáo u thương.
Ngồi ra, âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, âm nhạc giáo dục tình
cảm thẩm mỹ cho trẻ đó là cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha
mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng.
Bài hát “ Cháu yêu bà ” của nhạc sỹ Xuân Giao là hình ảnh đẹp về tình cảm
của cháu với bà. Mở đầu bài hát là tiếng gọi trìu mến, nhẹ nhàng của cháu “

Bà ơi bà cháu yêu bà lắm…”. Tiếp đến là hình ảnh rất đẹp về bà “ Tóc bà
trắng màu trắng như mây,…”. Sau đó, là tình thương mến đậm đà của cháu
dành cho bà.
Âm nhạc phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính cảm xúc trí tuệ của
tác giả, các tác phẩm âm nhạc sẽ giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp nghệ thuật của tác
phẩm, vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người. Từ đó, giúp trẻ phân biệt
cái đẹp, cái xấu, nhận thức được tác hại của cái xấu để phê phán, lên án và
chống lại cái xấu.

17


Nhìn chung, giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động
âm nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
trẻ, giúp trẻ cảm thụ cái đẹp.
Chính vì vậy, mức độ phát triển khả năng âm nhạc của trẻ tương ứng
với sự hình thành các quan hệ thẩm mỹ đối với âm nhạc của trẻ. Trẻ hứng thú
say mê có tình cảm tích cực với âm nhạc thì những kĩ năng hoạt động âm
nhạc được phát triển và như thế nhiệm vụ giáo dục âm nhạc và giáo dục thẩm
mỹ thông qua âm nhạc cơ bản được giải quyết.
1.3.1.2. Âm nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ
Âm nhạc gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ cho đến khi qua đời.
Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm
nhạc ngay khi cịn nằm trong nơi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ
trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu của trẻ. Mục
đích của nhà trường mầm non là bằng phương tiện nghệ thuật âm nhạc giáo
dục tình cảm, ý chí và tính cách của trẻ. Nhờ sự giúp đỡ của nghệ thuật âm
nhạc, trẻ như được tham gia vào cuộc sống xã hội, được thể hiện rõ thế giới
quan của mình. Điều rất quan trọng là cảm xúc, ấn tượng mà trẻ nhận được từ
tác phẩm âm nhạc gắn liền với việc hình thành ở trẻ thái độ và chuẩn đánh giá

về đạo đức.
Nội dung lời ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện ra vẻ đẹp
trong tự nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình
cảm gia đình, bạn bè, cao hơn là lịng u nước,…Từ đó, gợi mở cho trẻ về
cách ứng sử hay nói cách khác là giáo dục các cháu đạo đức làm người.
Đồng thời, khúc đồng dao, làn điệu dân ca hay những câu hát ru của
các dân tộc Việt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức đem đến
cho trẻ cảm xúc trữ tình và lịng tự hào dân tộc, hiểu biết về bản sắc âm nhạc
dân tộc Việt Nam.
Ví dụ : Trong câu hát ru : “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
18


Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.”
Mẹ đã dạy con đạo đức làm người đầu tiên là “chữ hiếu”. Từ lòng hiếu thảo
sẽ nảy nở mn vàn tình u thương : u q hương làng xóm, yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người,…Và cũng từ lịng hiếu thảo con người
sẽ có nhân, có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ đem đến cho mình
những điều tốt đẹp.
Cho trẻ làm quen với bài hát hay, trích đoạn tác phẩm âm nhạc nước
ngồi khơng chỉ giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dân tộc khác mà cịn nhen
nhóm trong lịng trẻ thơ tình hữu nghị quốc tế.
Ở trường mầm non, khi trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc ( ca hát, nghe
nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc,…) mọi trẻ đều phải chấp hành
tính tổ chức, phải chú ý phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động
phù hợp âm nhạc, biết nhừng nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Tất cả những cái đó
giáo dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điều
kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. Khơng sai khi nói rằng “

Tác động đến tình cảm nói chung và tình cảm đạo đức nói riêng của âm nhạc
đơi khi cịn mạnh hơn những lời khuyên hay sự ra lệnh nghiêm khắc”.
Cũng bàn về vấn đề này, A.Xokhoi phát biểu: “ Để sử dụng âm nhạc
như một phương tiện giáo dục đạo đức: Khi tác động đến con người, nó thức
tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong người ấy tất cả những gì là tốt đẹp, tìm
được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn người ấy.
Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốt hơn” (Trích
vai trị giáo dục của âm nhạc – A.Xokhoi – NXB Văn hóa - Hà Nội 1974 –
trang 51 – Vũ Tự Lân dịch)
Vì vậy, sự luân phiên các dạng hoạt động âm nhạc (ca hát, nghe nhạc, vận
động theo nhạc, trị chơi âm nhạc,…) là hình thành cho trẻ tình cảm đạo đức
trong sáng góp phần to lớn cho sự phát triển nhân cách, tạo cơ sở ban đầu về
trình độ văn hóa chung cho thế hệ trẻ em.
19


1.3.1.3. Âm nhạc là phương tiện phát triển trí tuệ
Thơng qua các hoạt động âm nhạc, phẩm chất trí tuệ của trẻ được phát
triển mạnh mẽ biểu hiện ở tất cả các quá trình nhận thức ( tri giác, tư duy,
tưởng tượng và trí nhớ,…).
Đối với trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực
quan hình tượng, tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kì hoạt động nào
trong đó có âm nhạc. Tiếp xúc với âm nhạc trẻ sẽ dần dần có khả năng tổng
hợp và tư duy logic. Ví dụ khi trẻ nghe các thể loại nhạc khác nhau như hát
dân ca, hành khúc trẻ sẽ nêu lên dấu hiệu, đặc điểm để nhận biết đó là thể loại
nhạc nào. Dân ca thì nhẹ nhàng, uyển chuyển, tha thiết cịn hành khúc thì sơi
nổi, vui tươi...
Tính ước lệ và khái qt cao của âm nhạc đã thúc đẩy phát triển tư duy
của trẻ. Khi nghe lời một bài hát, để hiểu các hình tượng âm nhạc đòi trẻ phải
huy động liên tưởng về các hình ảnh đã tri giác, khi nghe một bản nhạc để

nhận biết biểu tượng âm nhạc đòi hỏi trẻ phải nhớ lại các âm thanh đã nghe.
Khi thực hiện trò chơi, đòi hỏi trẻ phải xác định được vị trí và cơng việc của
mình cũng như trình tự cơng việc đó trong quan hệ với các bạn khác. Những
điều đó đã kích thích tư duy trực quan của trẻ, hình thành và phát triển ở mức
độ nhất định, đặc biệt là tư duy trực quan nghệ thuật [ 8, 10] .
Đồng thời, để cảm thụ âm nhạc trẻ phải chú ý quan sát để so sánh, phân
biệt các âm thanh cũng như biểu hiện cảm xúc từ cô giáo, bạn bè và người
khác. Hơn nữa, đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe
dựa vào nhạc cảm nên qua quá trình rèn luyện dần sự phân tích âm thanh về
giai điệu, tiết tấu, trường độ, nhịp độ, ...âm thanh của tai ngày càng chính xác
hơn và sự nhận cảm về dáng dấp, điệu bộ...biểu thị cảm xúc của mắt trẻ ngày
càng tinh tế hơn.
Hiện tượng âm nhạc là loại hiện tượng biểu hiện mang tính khái qt và
ước lệ cao khơng mang tính xác định cụ thể nhưng làm thức dậy ở trẻ mơ ước
và trí tưởng tượng phong phú.
20


Ví dụ khi trẻ làm động tác múa minh họa bài hát “ Gà trống, mèo con và cún
con” của tác giả Thế Vinh trẻ sẽ suy nghĩ và tưởng tượng ra những động tác
của các con vật trong bài hát và làm động tác minh họa theo lời của bài hát.
Hoặc khi biểu diễn âm nhạc trẻ tưởng tượng về cách biểu diễn của mình ( trẻ
nắm tay để trước miệng làm micrơ hoặc có những động tác biểu cảm theo trí
tưởng tượng riêng của trẻ ).
Ngồi ra, qua hoạt động âm nhạc trẻ làm quen với ý nghĩa biểu cảm của
âm thanh, giai điệu làm cho việc nghe hiểu ngôn ngữ tốt hơn, trẻ sử dụng
đúng từ ngữ trong giao tiếp.
Âm nhạc cịn là cách thức lí tưởng để trẻ củng cố và mở rộng các kiến
thức về mơi trường xung quanh. Nó khuyến khích tính tự khám phá, tính hợp
tác trong trị chơi, tính sáng tạo, động cơ tự hồn thiện mình, phát triển các kĩ

năng xã hội, nhận thức và giao tiếp. Và hướng dẫn trẻ thực hiện CTÂN sẽ
giúp trẻ thể hiện qua hành vi để diễn tả sự vật, hiện tượng xung quanh mà trẻ
được trực tiếp chứng kiến trong cuộc sống.
Như vậy, GDÂN thực hiện nhiều nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động trí tuệ
của trẻ mầm non.
1.3.1.4. Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Qua quá trình
nghiên cứu nhà sinh lý học Nga I.M. Doghen và I.R Tackhanốp đã xác nhận “
Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hơ hấp, đến tuần hồn của máu và các quá
trình sinh lý khác”[ 13, 5 ]
Đầu tiên, hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng của các giác
quan đặc biệt là độ nhạy cảm của âm thanh tai nghe, phát triển cảm giác về
tiết tấu, nhịp điệu. Tiếp theo, nhờ tính chất đa dạng của âm thanh trong âm
nhạc tạo ra phản ứng gắn với sự thay đổi của nhịp tim, sự trao đổi máu, hô
hấp, co giãn các cơ…
Đặc biệt, nghe và vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động
tác nhanh nhẹn, hoạt bát. Vận động tồn thân khi có nhạc kèm theo tạo cho trẻ
21


sự mềm dẻo, nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển của
các cơ. Múa và vận động phát triển cơ thể trẻ cân đối, trẻ tự tin và mạnh dạn,
phong thái dáng dấp đẹp. Hoặc khi cho trẻ nghe nhạc đúng mức và phù hợp
lứa tuổi, thể loại giúp thư giãn thần kinh và kích thích óc sáng tạo của trẻ.
Ca hát cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ rèn
luyện, củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, hồn thiện và phát
triển cơ quan hơ hấp, hình thành giọng hát ở trẻ,…tạo sự liên hệ nhạy bén
giữa các cơ quan. Đồng thời, hát cũng ảnh hưởng đến tư thế của trẻ, khi hát
trẻ phải ngồi thẳng, đứng thẳng để tạo tư thế đúng. “Tai âm nhạc” phát triển
cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt

đẹp, hồn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
Âm nhạc đã tác động đến tất cả các mặt : thể chất, tâm lí và xã hội
trong sự phát triển nhân cách của trẻ em. Do đó, điều cần thiết đầu tiên để tiến
hành tốt việc GDÂN cho trẻ là sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc của giáo
viên về tác dụng giáo dục toàn diện của âm nhạc đối với trẻ mầm non.
Có thể nói, GDÂN là một trong những con đường hoàn thiện tất cả mọi
mặt cho trẻ về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất,…Vì vậy, đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng GDÂN cho trẻ mẫu giáo là mục tiêu giáo dục của các trường
mẫu giáo hiện nay. Nhà sư phạm V. Xu-khôm-lin-xki đã đánh giá hiệu quả
giáo dục toàn diện của âm nhạc là “ Chất lượng giáo dục trong nhà trường
được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của
nhà trường đó”

[ 8, 13 ]

1.3.2. Đặc điểm và khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn
1.3.2.1. Đặc điểm tâm lý và sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi ) có liên
quan đến khả năng CTÂN
* Về tâm lý
Tâm lý của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn thì V. I. Lênin đã chỉ ra rằng “
Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức, từ
đó hình thành nên lí luận chung về nhận thức và phép biện chứng. Qua sự
22


phát triển của trẻ em, có thể rút ra quy luật phát triển nói chung và đồng thời
người ta nhận thấy đây là giai đoạn phát cảm của trẻ”. [ 8, 17 ]
- Các hoạt động tâm lý bên trong trẻ biến đổi một cách rõ rệt, từ những quá
trình tâm lý khơng chủ định chuyển sang những q trình tâm lý có chủ định
như tri giác có chủ định, ghi nhớ có chủ định và chú ý có chủ định,…

- Trí nhớ của trẻ MGL là trí nhớ có chủ định ( trẻ nhớ rất lâu và chính xác).
Trí nhớ từ ngữ của trẻ phát triển mạnh nên trẻ rất nhanh thuộc lời bài hát, tái
hiện lại đúng ngữ điệu của tác phẩm. Vì vậy, những thuộc tính cụ thể, cảm
tính sinh động của âm thanh trong âm nhạc có tác động mạnh mẽ lên giác
quan và ghi dấu ấn đậm trong tâm hồn trẻ.
- Ở lứa tuổi này xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng hay tư duy trìu
tượng, tư duy logic giúp trẻ hiểu và phản ánh khái quát nội dung các tác phẩm
âm nhạc dụa vào ngôn ngữ chứ không phải là những yếu tố, thuộc tính riêng
lẻ.
- Khả năng trực quan hành động và khả năng tưởng tượng của trẻ phát triển
thêm một bước, tri giác của trẻ mang tính chủ định và bước đầu mang tính hệ
thống. Đặc biệt, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển nhanh, tâm hồn trẻ nhạy
cảm, dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh. Cho nên, trẻ biết nhận ra những vẻ
đẹp, biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt
chước.
- Tính hình tượng ở trẻ mẫu giáo phát triển mạnh gần như chi phối mọi hoạt
động tâm lý giúp trẻ dễ gần gũi với âm nhạc.
* Về sinh lý
Từ cuối thế kỉ XIX, hai nhà sinh lý học Nga I. M. Doghen và I. R
Tackhanốp đã nghiên cứu thí nghiệm và xác nhận điều mà trong thực hành
hàng ngày mọi người đều biết “Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hơ hấp, đến
tuần hồn của máu và các quá trình sinh lý khác”
Mọi hoạt động của hệ thần kinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng CTÂN của trẻ.
23


Đồng thời, ở trẻ có sự phân hóa rõ rệt của não bộ, hình thành các trung
khu thần kinh chức năng và sự Mêtilin hóa các dây thần kinh cùng xung động
thần kinh có sự lan tỏa và tập chung phù hợp, hệ thần kinh cịn mềm dẻo do

đó có khả năng bù trừ cao…giúp trẻ tri giác và cảm nhận tốt hơn các tác phẩm
âm nhạc cũng như các vận động minh họa để thể hiện đúng tính chất của tác
phẩm.
Ca hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ
củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ
quan phát thanh, hô hấp,…tạo sự liên kết nhạy bén giữa các giác quan.
Trên đây là những nét tâm lí và sinh lý đặc trưng của lứa tuổi mẫu giáo
lớn giúp lứa tuổi này khơng chỉ có những sáng tạo nhất định trong quá trình
tiếp thu tác phẩm âm nhạc mà còn sáng tạo trong cách biểu đạt tác phẩm đó.
Đây là những tiền đề hết sức quan trọng tạo thuận lợi cho việc tiếp thu và
thực hiện tốt các hoạt động GDÂN cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao.
1.3.2.2. Đặc điểm về khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn ( 5
- 6 tuổi )
Khả năng âm nhạc của trẻ được phát triển trong q trình hoạt động
tích cực với âm nhạc và các hoạt động khác của trẻ. Đến 5 – 6 tuổi, âm nhạc
đã trở thành nhu cầu khơng thể thiếu của trẻ. Trẻ có khả năng tri giác tồn vẹn
hình tượng âm nhạc cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước như
nghe hát cùng nhạc đệm, xem động tác, điệu bộ,…Trẻ có thể chuyển đổi điệu
bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động
phối hợp toàn thân với một trình tự tuơng đối phức tạp trong các điệu múa
hay tái hiện một số tiết tấu khó. Trẻ có khả năng so sánh những dấu hiệu và
một số phương tiện biểu hiện âm nhạc, một vài thể loại âm nhạc, kinh nghiệm
nghe nhạc của trẻ được tích lũy nhiều hơn, phân biệt được độ cao – thấp, to –
nhỏ của các âm thanh( giai điệu đi lên hay đi xuống,…), tầm cỡ giọng, cường
độ âm thanh.

24


Cảm thụ âm nhạc của trẻ có tính định hướng hơn, khả năng âm nhạc thể

hiện rõ hơn và có thái độ lựa chọn rõ nét, thậm chí trẻ cịn phân biệt được thế
nào là hát hay, hát không hay. Trẻ đã xuất hiện sự đánh giá âm nhạc.
Ở lứa tuổi này, giọng hát của trẻ vang hơn và âm sắc ổn định hơn. Tầm
cữ giọng của trẻ cũng mở rộng ( quãng 7 : từ đồ → si hoặc từ rê → đồ ).
Cùng với những đặc điểm về tâm lý, sinh lý và khả năng âm nhạc của
trẻ mẫu giáo lớn cộng thêm sự giáo dục khoa học, hợp lí và phù hợp sẽ giúp
trẻ có khả năng CTÂN một cách có hệ thống, sâu sắc và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, mức độ phát triển âm nhạc của mỗi trẻ là khơng giống nhau, có sự
chênh lệch rõ ( có trẻ có năng khiếu hát, trẻ có năng khiếu múa,…). Vì vậy,
trong quá trình giáo dục âm nhạc cần nắm rõ đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá
nhân của từng trẻ để có nội dung, phương pháp giáo dục tốt nhất mang lại
hiệu quả GDÂN cao.
Tóm lại, trong giai đoạn mầm non thì trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng về âm
nhạc là tốt nhất.
1.3.3. Các yếu tố hưởng đến khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ
1.3.3.1. Năng khiếu bẩm sinh
Năng khiếu bẩm sinh là khả năng đặc biệt mà trẻ có thể làm được một
việc gì đó mà các trẻ khác cùng lứa tuổi không làm được.
Nhiều bậc phụ huynh thường tin rằng con mình được trời phú cho năng khiếu
âm nhạc vì trẻ thích hát hị và nhảy nhót khi cịn thơ ấu. Nhưng thực tế những
đứa trẻ có năng khiếu thật sự về âm nhạc lại chỉ để ý đến những âm thanh mà
người thường sẽ bỏ qua. Đôi tai của chúng rất khó tính khi chọn lọc, phân tích
các thể loại âm nhạc và độ trầm bổng khác nhau của âm thanh. Chúng sẽ
thường dành thời gian ngâm nga hay tạo bằng được các giai điệu cho chính
mình.
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm
hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy, trẻ đến
với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với tuổi thơ
25



×