Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình lưu trú “sở hữu kì nghỉ” tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

TRẦN QUANG TRUNG

Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình lưu
trú “sở hữu kì nghỉ” tại Đà Nẵng

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống
của con người và từng bước phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả
nước. Trong sự phát triển đó, trước nhu cầu ngày càng cao của con người du lịch
hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tham quan, vui chơi giải trí mà nó cịn cần cả
một không gian riêng tư như căn nhà thứ hai để những vị “chủ nhân” có thể đến
thư giãn và được phục vụ một cách tốt nhất vào bất kì lúc nào theo sắp xếp của họ .
Đó là nguyên nhân dẫn đến loại hình “sở hữu kì nghỉ” ra đời.
“Sở hữu kì nghỉ” là sở hữu một bất động sản du lịch với thời gian một tuần,
vài tuần hay vài tháng cố định trong năm và thời gian sở hữu này có thể kéo dài từ
10 đến 30 năm, tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Trên thế giới, hình thức “sở hữu
kỳ nghỉ” đã xuất hiện từ những năm 1960. Ý tưởng về mơ hình này được khởi
nguồn ở Pháp và nhanh chóng được áp dụng tại Bắc Mỹ. Sau đó, nó lan rộng trên
tồn thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Với tấm thẻ hội viên trong tay nghĩa là
du khách đang sở hữu quyền lưu trú tại các khu nghỉ như kiểu sở hữu một ngơi nhà


thứ hai cho chính họ và gia đình.
Nếu như loại hình lưu trú này khá phổ biến trên thế giới thì ở Việt Nam nó
lại hồn tồn mới lạ và được xem như là một loại hình cao cấp “hái ra tiền”. Trong
những năm gần đây, loại hình “sở hữu kì nghỉ” này bắt đầu được các doanh nghiệp
du lịch và một số địa phương chú ý đầu tư như: NinhVan holiday club, khu du lịch
Hòn Tằm - Nha Trang, SeaLinks Vacation Ownership Mui Ne - Phan Thiet. Tuy
nhiên, mơ hình này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển kéo theo sự phát triển về kinh tế của một
bộ phận người trong xã hội, những người giàu trong xã hội ngày càng nhiều và họ
đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống do vậy nhu cầu có một căn biệt thự du lịch
hay một căn hộ tại một khu resort nào đó là điều mà hầu như ai cũng mong muốn,
2


nhưng không phải ai trong số họ cũng đủ khả năng để mua một “bất động sản du
lịch” như vậy. Cho nên mơ hình “sở hữu kì nghỉ” là mơ hình phù hợp nhất có thể
đáp ứng được nhu cầu đó của một bộ phận có khả năng thanh tốn cao trong xã hội.
Đà Nẵng là một thành phố biển xinh đẹp với cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng, đặc biệt có bờ biển dài được bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất
hành tinh. Nằm trên con đường di sản miền Trung, lại là trung tâm của hai đầu đất
nước, thành phố Đà Nẵng được xem là cửa ngõ của miền Trung và các nước nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với sân bay và cảng quốc tế. Đà Nẵng hiện
nay được đánh giá là thành phố phát triển sôi động nhất miền Trung. Cơ sở hạ tầng
du lịch phát triển mạnh với hệ thống resort và biệt thự du lịch khá độc đáo và ngày
càng nhiều hơn do vậy du lịch Đà Nẵng đủ điều kiện để phát triển loại hình mới “sở
hữu kì nghỉ”. Sự phát triển của loại hình này ở Đà Nẵng cũng sẽ đồng thời tác động
trở lại đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho thành phố, quảng bá thương
hiệu thành phố và hằng năm cũng sẽ đem về cho ngành du lịch thành phố một
khoản doanh thu lớn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tiềm năng và giải pháp phát

triển loại hình lưu trú “sở hữu kì nghỉ” tại Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp
chuyên nghành Văn hóa - Du lịch của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về lĩnh vực du lịch được khá nhiều
người quan tâm và có nhiều cơng trình được in thành sách làm giáo trình hoặc tài
liệu tham khảo. Một trong những cơng trình tiêu biểu về du lịch đó là “Tổng quan
du lịch” của tiến sĩ Trần Văn Thơng (2003). Cịn trong lĩnh vực lưu trú mới xuất
hiện một số ít cơng trình như: “Quản trị kinh doanh khách sạn” của tiến sĩ Nguyễn
Văn Mạnh và thạc sĩ Hồng Thị Lan Hương (2008); “Giáo trình tổng quan nghành
lưu trú” của Nguyễn Thị Hải Đường (2010), Đại học Sư Phạm - Đại học Đà
Nẵng…
3


Tuy nhiên, do “sở hữu kì nghỉ” là một mơ hình du lịch mới ở Việt Nam nên
các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này là rất ít, chủ yếu là các bài viết do các
công ty kinh doanh về mơ hình này đăng trên các website hay các tạp chí về du
lịch.
Các bài viết giới thiệu về mơ hình lưu trú du lịch này như “Mơ hình sở hữu
kì nghỉ”(2009) trên trang web www.ninhvanbay.vn, “Tìm hiểu sở hữu kỳ
nghỉ”(2010) trên trang web www.ninhvanbayholidayclub.com, “Sở hữu kỳ nghỉ
(Vacation Ownership)”(2010) trên trang web www.tailieudulich.wordpress.com,
… Các bài viết chủ yếu đi vào khái niệm về mơ hình “sở hữu kì nghỉ”, lịch sử hình
thành và các quyền lợi khi tham gia “sở hữu kì nghỉ”; tiếp cận mơ hình “sở hữu kì
nghỉ” ở mức độ căn bản, giúp người đọc có thể hiểu rõ về mơ hình này.
Về “sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam có các bài viết như: “Timeshare - Sở hữu kỳ
nghỉ trong tầm tay”(2010) ở website www.batdongsan.com.vn, “Khám phá phong cách
nghỉ dưỡng đẳng cấp mới!” (2010) trên trang web www.thietkewebsitevip.com, “Sở
hữu kỳ nghỉ Sea Links - Giải pháp thơng minh cho kỳ nghỉ gia đình”(2009), trên
trang web www.baomoi.com, “Sở hữu kỳ nghỉ… vô hạn tại Nha Trang Center”

(2009) trên trang web www.nhatrangcenter.com.
Nội dung các bài viết này cũng đi vào giới thiệu về mơ hình “sở hữu kì nghỉ”
và xem nó như là một loại hình lưu trú du lịch mới, cách để khách hàng có được
“sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam.
Ngồi ra cịn một số bài viết đề cập “sở hữu kì nghỉ” ở các khu du lịch cụ thể
tại Việt Nam như“Sở hữu kì nghỉ” (2009) của Ninhvan holiday club đăng trên tạp
chí Hàng khơng giới thiệu về “sở hữu kì nghỉ” và thực trạng của mơ hình này ở
NinhVan holiday club hay “Sở hữu những kỳ nghỉ tại Hòn Tằm rẻ hơn với thẻ Hội
viên (2011)” trên website www.oratrip.com giới thiệu về các loại thẻ hội viên của
“sở hữu kì nghỉ” và quyền lợi của từng loại thẻ tại Hòn Tằm, Nha Trang.
4


Nhìn chung, các bài viết chỉ đề cập đến mơ hình “sở hữu kì nghỉ” trên thế
giới và ở Việt Nam nói chung. Do đó, nghiên cứu phát triển mơ hình “sở hữu kì
nghỉ” ở Đà Nẵng có thể nói là một đề tài mới, tài liệu về nó cũng rất ít khiến cho
trong q trình làm đề tài sẽ gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu dựa vào tài
liệu thực địa. Vì vậy, thơng qua đề tài của mình, tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần
nhỏ vào nguồn tại liệu của mơ hình lưu trú mới này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Giúp người đọc có cái nhìn khái qt về loại hình “sở hữu kì nghỉ”, tiềm
năng và thực trạng của loại hình này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời
cũng đề xuất một số định hướng, giải pháp để đưa loại hình này vào thực tiễn du
lịch của thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về du lịch, lưu trú và “sở hữu kì nghỉ” để làm nền
tảng cho việc đánh giá và khẳng định vai trò của loại hình “sở hữu kì nghỉ” đối với
du lịch cũng như nghành lưu trú của thành phố Đà Nẵng.

- Tìm hiểu về tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như nguồn
khách để phát triển loại hình “sở hữu kì nghỉ” ở Đà Nẵng.
- Thơng qua việc tiềm hiểu đó đề xuất các định hướng, giải pháp, góp phần
đưa mơ hình “sở hữu kì nghỉ” vào thực tiễn của du lịch thành phố.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tiềm năng để phát triển loại hình
“sở hữu kì nghỉ” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cụ thể là những tiềm năng về
điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và thị trường khách cho loại hình lưu trú
mới này.
5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, do điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi xác
định phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về mặt nội dung: Tìm hiểu các tiềm năng về tự nhiên, thực trạng cơ sở hạ
tầng và nguồn khách để có thể phát triển mơ hình “sở hữu kì nghỉ” ở Đà Nẵng.
Trên cơ sở tiềm năng và thực trạng đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển
thành cơng mơ hình này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt không gian: Đề tài sẽ chỉ khảo sát các tiềm năng phát triển loại hình
“sở hữu kì nghỉ” trên địa bàn của thành phố Đà nẵng.
- Về mặt thời gian: Xác định những điều kiện tốt cho mơ hình “sở hữu kì
nghỉ” có thể hình thành trong thời gian những năm gần đây và đưa ra các hướng
giải pháp phát triển mơ hình này trong gian sắp đến từ năm 2013 - 2020.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên của ngành Văn hoá - Du lịch khoa Lịch sử,
trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng nghiên cứu ở lĩnh vực này, vì vậy tài
liệu thành văn cũng rất ít, chủ yếu thu thập thơng qua quá trình điều tra thực tế. Cụ

thể:
- Tư liệu thành văn:
+ Sách chuyên nghành du lịch
+ Nghiên cứu khoa học của các đề tài liên quan đến ngành lưu trú ở bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
+ Các bài viết trong tạp chí Du lịch, tạp chí Hàng khơng
+ Các bài viết trên các website
- Tư liệu thực địa: Đây là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng góp phần không
nhỏ vào sự thành công của đề tài. Thông qua quá trình tiếp xúc với thực tế sẽ giúp
6


tơi có cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về những vấn đề có liên quan đến đề tài và
khai thác thêm được nguồn tài liệu thực tế phong phú, đa dạng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Thu thập, điều tra và xử lý số liệu
Để có một hướng đi đúng trong việc xây dựng một mơ hình mới trong
nghành du lịch của thành phố Đà Nẵng thì phải chú trọng phương pháp thu thập,
điều tra và xử lý số liệu. Đây là một công việc hết sức quan trọng ảnh hưởng không
nhỏ đến sự thành công của đề tài.
Nguồn tư liệu được thu thập từ các cơ quan ban ngành sau đó được xử lý,
phân tích để thấy rõ được khả năng thành công cũng như hạn chế của mô hình mới
này từ đó đề ra các định hướng và giải pháp đúng đắn. Các số liệu, tư liệu được sưu
tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng khơng giống nhau vì thế
các tài liệu đó cần được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đạt kết quả cao.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Thông qua phương pháp này, các số liệu, thơng tin thu thập được có phần
chính xác cao hơn, thuyết phục được kết quả nghiên cứu. Đồng thời kiểm tra lại sự
chính xác của các tư liệu đã nghiên cứu.

5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ chuyên nghành du
lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm quý báu để
vận dụng vào nghiên cứu. Cơng việc này rút ngắn q trình điều tra phức tạp.
6. Đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt khoa học
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng một mơ hình lưu
trú du lịch mới mẻ ở Đà Nẵng cũng như đối với Việt Nam. Giúp người đọc có cái
nhìn sâu hơn về mơ hình du lịch này và các điều kiện để hình thành được nó tại Đà
7


Nẵng. Bên cạnh đó cũng đưa ra những định hướng, giải pháp để Đà Nẵng cũng như
các địa phương khác có đầy đủ những điều kiện tương tự như Đà Nẵng có thể phát
triển được loại mơ hình du lịch mới này.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp lãnh đạo: trong lĩnh vực du
lịch, doanh nghiệp lưu trú của thành phố Đà Nẵng có cái nhìn nhận mới, đúng đắn
để có thể khai thác hết các tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng. Đây là một
nguồn tư liệu cần thiết góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu hay phát triển các mơ
hình lưu trú du lịch, đồng thời để các nhà quản lý, quy hoạch, kinh doanh du lịch có
thêm cơ sở để hoạch định chính sách đầu tư, quy hoạch.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Tiềm năng phát triển của loại hình “sở hữu kì nghỉ” ở thành phố
Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp phát triển mơ hình “sở hữu kì nghỉ” ỏ thành
phố Đà Nẵng


8


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Du lịch
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội lồi
người, lúc đầu người ta chỉ tình cờ đi du ngoạn, tham quan, ngắm cảnh. Nhưng đến
sau này khi nó phát triển thành một hoạt động xã hội thì khái niệm về du lịch mới
ra đời. Thuật ngữ du lịch (tourism) tìm thấy lần đầu tiên trong cuốn từ điển du lịch
Oxford xuất bản vào năm 1811 ở nước Anh mang nghĩa là đi xa. Đối với các ngơn
ngữ khác nhau sẽ có cách viết và cách phát âm khác nhau nhưng đều có âm tương
tự, trong tiếng Việt “ du lịch” được phiên âm từ tiếng Hán, dịch ra là: Du – đi chơi,
lịch – từng trải, từng biết.
Theo tiến trình lịch sử, quan niệm về du lịch cũng rất khác nhau trong mỗi
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của loài người… trước thế kỉ XIX , du lịch chỉ
là một hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người thuộc tầng lớp trên và người ta coi đó
như là một hiện tượng nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con
người, vì vậy khái niệm du lịch lúc đó được đưa ra là: “Du lịch là một hiện tượng
những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo
nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu
tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác” [2;tr.12].
Đến sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi du lịch ngày càng phát triển, dịng
khách du lịch ngày càng đơng, việc giải quyết các nhu cầu về ăn, ở, giải trí… đã
làm cho du lịch khơng chỉ là một hiện tượng nhân văn mà nó cịn là một hoạt động
kinh tế: “Du lịch là một ngành cơng nghiệp, là tồn bộ hoạt động có mục tiêu là
chuyển các nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm

đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [2;tr.13].
9


Năm 1963, Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tổ chức tại Roma (Italia) đã
đưa ra khái niệm: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hịa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Tuy nhiên, các khái niệm về du lịch đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất.
Ở Việt Nam, cùng với tiến trình phát triển của loại hình kinh tế đặc biệt này,
nhà nước cũng đã đưa ra định nghĩa về du lịch trong “Pháp lệnh về du lịch” ra đời
năm 1999 như sau: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, mang nội dung văn
hóa sâu sắc, có tính liên nghành, liên vùng và xã hội cao, nhằm đáp ứng các nhu
cầu giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao
dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội ở trong nước” [4;tr.16].
Ngày nay, du lịch được hiểu như là một khái niệm mang nội dung kép, một
mặt là sự đi lại thông thường của cá nhân hoặc tập thể với giá trị đi lại, nghiên cứu,
nghỉ ngơi; mặt khác nó được xem là ngành cơng nghiệp then chốt, đóng vai trị
quan trọng trong ngành kinh tế nhằm gia tăng hiệu suất kinh tế của quốc gia.
Như vậy, qua các định nghĩa về du lịch chúng ta thấy đây là một hoạt động
có liên quan đến nhiều mặt cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội, chúng lồng ghép vào
nhau tạo thành một hệ thống liên kết chặc chẽ với nhau từ di chuyển đến lưu trú và
các nhu cầu khác của những người tham gia du lịch. Nó khơng chỉ là một hiện
tượng nhân văn giúp con người nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe, giáo dục lịng
u nước, tăng cường tình đồn kết… mà nó cịn là một hoạt động kinh tế mang lại
hiệu quả cao.
1.1.1.2. Khách du lịch
Cũng như du lịch, khái niệm khách du lịch cũng là một vấn đề hết sức phức
tạp vì mỗi quốc gia có một khái niệm khách du lịch riêng, theo những chuẩn mực

10


khác nhau. Để phân biệt đâu là khách du lịch đâu không phải là khách du lịch
người ta căn cứ vào ba tiêu thức cơ bản:
- Mục đích chuyến đi: Bao gồm nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ
ngơi, hội họp… ngoại trừ mục đích kiếm tiền ở nơi đến.
- Thời gian chuyến đi: Thời gian chuyến đi có thể dài hoặc ngắn nhưng khơng
phải là thường trú dài hạn hoặc vĩnh viễn ở nơi đến.
- Không gian chuyến đi: Ngoài phạm vi cư trú thường xuyên của khách (chỉ
mang tính tương đối).
Theo đó, một khái niệm chung về khách du lịch được đưa ra trong “pháp lệnh
du lịch Việt Nam”: “Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến ”
[4;tr.23].
1.2. Lưu trú du lịch
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Cơ sở lưu trú du lịch
Hoạt động lưu trú du lịch ra đời cùng lúc với sự phát triển của hoạt động du
lịch khi xuất hiện nhu cầu về những chuyến đi xa của du khách. Có thể nói, hoạt
động lưu trú ra đời từ rất sớm trên thế giới, ngay từ thời kì chiếm hữu nơ lệ. Các
tơn giáo và các tín ngưỡng dân tộc đã dẫn đến các cuộc hành hương của các tín đồ
hay sự khám phá về tác dụng chữa bệnh của các nguồn nước khống nóng và từ đó
xuất hiện các nhà trọ để phục vụ khách hành hương và chữa bệnh. Sự phát triển của
du lịch trong thời kì phong kiến và các giai đoạn sau của nó càng làm cho hoạt
động lưu trú thêm phong phú và đa dạng. Các khái niệm về lưu trú cũng lần lược ra
đời ở nhiều nước.
Ở Việt Nam, khái niệm về cơ sở lưu trú du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch được hiểu như sau:
11



Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch bao gồm toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch
trong phạm vi lãnh thổ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
1.2.1.2 Sản phẩm lưu trú
Về sản phẩm lưu trú du lịch thì cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo Marketing hiện đại thì “Sản phẩm lưu trú là tất cả các hàng hóa và
dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn
của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ”[3;tr.25].
Một khái niệm khác đưa ra: Sản phẩm lưu trú du lịch là tổng thể các yếu tố
cấu thành như xây dựng trang thiết bị và các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch từ
khi nghe lời yêu cầu đến khi thanh toán và ra đi.
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung các khái niệm về
sản phẩm lưu trú là thống nhất: Sản phẩm lưu trú là tất cả hàng hoá và dịch vụ cung
cấp cho khách du lịch từ khi nghe lời yêu cầu của họ đến khi thanh tốn và ra đi.
1.2.2 Các loại hình lưu trú du lịch
1.2.2.1. Làng du lịch
Làng du lịch là loại hình cơ sở lưu trú du lịch tổng hợp thường được xây
dựng theo quần thể trên một diện tích rộng được quy hoạch gần các tài nguyên du
lịch. Loại hình cơ sở lưu trú này có kết cấu hạ tầng mang tính chất quần thể với
những ngôi nhà riêng biệt cho khách lưu trú cùng nhiều loại hình dịch vụ khác đáp
ứng nhu cầu của khách.
Làng du lịch là một trung tâm du lịch riêng biệt, gồm nhiều lán, nhà dành
cho cá nhân hoặc gia đình lưu trú. Tập hợp xung quanh các cơ sở sinh hoạt công
cộng phục vụ trong giá trọn gói bao gồm ăn, uống, vui chơi giải trí.

12



1.2.2.2. Resort
Resort là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch, đó là những khu nghỉ dưỡng
tổng hợp thường được xây dựng trên diện tích tương đối rộng gắn liền với tài
nguyên du lịch tự nhiên, bao gồm một quần thể các khu riêng biệt: khu lễ tân, khu
vực lưu trú của khách, nhà hàng ăn uống, khu thể thao, vui chơi giải trí, khu thương
mại, hội thảo, hội nghị, bãi đậu xe... đảm bảo cung cấp một cách đồng bộ d ịch vụ
trọn gói hoặc các dịch vụ đơn lẻ cho khách du lịch.
1.2.2.3. Biệt thự du lịch
Biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ
biển, núi, khu điều dưỡng, làng du lịch hay bãi cắm trại; được thiết kế và xây dụng
phù hợp với cảnh quan môi trường.
Biệt thự du lịch là nhà được xây dựng kiên cố, có buồng ngủ, phịng khách,
bếp, gara ơtơ, sân vườn phục vụ khách du lịch.
1.2.2.4. Khách sạn
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: Khách sạn là cơng trình kiến trúc độc lập,
có quy mơ từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dịch vụ cần thiết để phục vụ khách du lịch.
Nói cách khác, khách sạn là cơ sở cung ứng cho khách các dịch vụ về ăn,
ngủ và một số dịch vụ bổ sung khác nhằm thu về lợi nhuận.
Khách sạn là các toà nhà cao tầng, cung cấp dịch vụ ăn, ngủ, vui chơi giải trí
cho khách du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2.3. Ý nghĩa của ngành lưu trú trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương
1.2.3.1. Đối với sự phát triển của kinh doanh du lịch
Lưu trú có một vị trí quan trọng trong ngành du lịch, là một khâu mắt xích
quan trọng khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lưu trú đóng vai trị như những nhà sản xuất, cung cấp sản
13



phẩm trực tiếp cho khách du lịch và là một trong những thành phần chính và quan
trọng bậc nhất của cung du lịch. Có thể nói ở bất kì nơi đâu trên thế giới, muốn
phát triển du lịch nhất thiết phải phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú nhằm cung
cấp các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu ăn, ngủ - những nhu cầu thiết yếu không
thể thiếu trong thời gian đi du lịch của con người. Giữa lưu trú du lịch, tài nguyên
du lịch và khách du lịch có sự tác động qua lại với nhau, quyết định đến hoạt động
kinh doanh du lịch của một quốc gia hay một địa phương.
Sơ đồ 1.2.3.1: Mối quan hệ giữa lưu trú du lịch, tài nguyên du lịch và khách du lịch
LƯU TRÚ DU
LỊCH

TÀI NGUYÊN DU
LỊCH

KHÁCH DU
LỊCH

Hoạt động kinh doanh du lịch là sự kết hợp của nhiều mắt xích khác nhau
chứ khơng phải chỉ là ba mắt xích: lưu trú du lịch, tài nguyên du lịch và khách du
lịch. Tuy nhiên, có thể xem đây là ba mắt xích quan trọng nhất mà lưu trú du lịch
đóng một vai trò then chốt để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, đó là:
- Lưu trú du lịch sẽ góp phần đưa tài nguyên du lịch vào khai thác một cách
hiệu quả hơn.
- Ngành lưu trú cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng lưu giữ và
thu hút khách đến với địa phương cũng như với tài nguyên du lịch.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành quyết định trình độ phát triển cơ sở vật
chất kĩ thuật của các ngành kinh doanh du lịch khác.
- Lao động và doanh thu trong nghành lưu trú chiếm tỷ trọng cao trong tổng
doanh thu của nghành du lịch.

14


1.2.3.2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Khơng chỉ có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch mà
ngành lưu trú du lịch cịn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khi
ngành lưu trú du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của du lịch và các ngành
kinh doanh dịch vụ khác, điều này sẽ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương
từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ. Sự thay đổi này sẽ dần thu hút quỹ tiêu
dùng của người dân sang tiêu dùng dịch vụ làm cho nguồn vốn trong nhân dân ở
địa phương được lưu thông. Sự phát triển của lưu trú du lịch cũng giúp phát triển
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho địa phương, lưu trú du lịch phát triển sẽ
kéo theo sự phát triển của hệ thống đường giao thông, điện, nước sạch, viễn thông,
y tế và cả cảnh quan môi trường, bộ mặt đô thị và hằng năm địa phương còn thu về
một nguồn thuế khá lớn từ các hoạt động lưu trú.
Ngành lưu trú du lịch phát triển còn tạo điều kiện sản xuất tại chỗ cho kinh tế
của địa phương. Sự phát triển của ngành lưu trú sẽ đi kèm theo nhu cầu rất lớn về
các sản phẩm cần thiết để phục vụ cho khách du lịch và bản thân của hoạt động lưu
trú, mà một số loại sản phẩm đơn giản địa phương có thể tự sản xuất để cung cấp
cho hoạt động du lịch và ngành lưu trú du lịch. Chính điều này đã tạo ra sự sản xuất
tại chỗ trong kinh tế địa phương đồng thời kích thích sự phát triển của các ngành
trong nền kinh tế quốc dân.
Khơng chỉ có vai trị quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, về mặt xã
hội lưu trú du lịch cũng có một ý nghĩa khá lớn: Đó chính là giúp tăng cường sự
hiểu biết về văn hoá, về con người giữa nhân dân địa phương và khách du lịch, từ
đó tăng thêm tình hữu nghị, củng cố hịa bình giữa các quốc gia, các dân tộc.
Sự phát triển của hoạt động lưu trú du lịch còn tạo điều kiện phát triển về tri
thức cho người dân địa phương. Thông qua giao tiếp hằng ngày với du khách, sự
đòi hỏi ngày càng cao về hiểu biết văn hố, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ
trong hoạt động du lịch, tri thức người dân được nâng cao là một điều chắc chắn sẽ

15


xảy ra. Bên cạnh đó, sự phát triển của lưu trú du lịch cũng cần đến một số lượng
lớn lao động làm việc trong ngành, điều này có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội là tạo
ra việc làm cho người dân địa phương, tăng cường thu nhập, nâng cao mức sống
cho cộng đồng cư dân.
1.3. Sở hữu kì nghỉ
1.3.1. Một số khái niệm
1.3.1.1. Sở hữu kì nghỉ
“Sở hữu kỳ nghỉ là sở hữu quyền lưu trú tại các khu nghỉ với khoảng thời
gian nhất định hàng năm và kéo dài trong nhiều năm, như kiểu sở hữu một ngôi
nhà thứ hai cho khách hàng khi tham gia vào chương trình sở hữu kì nghỉ” [17].
1.3.1.2. Trao đổi kì nghỉ
“Trao đổi kì nghỉ là sự trao đổi tự nguyện quyền sở hữu các kì nghỉ của các
du khách với nhau để các kì nghỉ hằng năm của họ ln có sự đổi mới” [15].
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình “sở hữu kì nghỉ”
1.3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình “sở hữu kì nghỉ” trên thế
giới
Ý tưởng về mơ hình “sở hữu kỳ nghỉ” được khởi nguồn ở Pháp, bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ trước và nhanh chóng được áp dụng tại Bắc Mỹ. Sau đó,
nó lan rộng trên toàn thế giới chỉ trong một thời gian ngắn.
Năm 1960, để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách đi trượt tuyết hàng năm,
một số khu nghỉ mát tại dãy núi Alps (Pháp) đưa ra một hình thức lưu trú mới dành
cho đối tượng khách là các gia đình, theo đó các gia đình tham gia sẽ được lưu trú
tại cùng một resort tại một thời điểm nhất định trong năm. Khẩu hiệu mà các khu
nghỉ mát này đưa ra là "khơng cần phải th phịng, mướn khách sạn - dịch vụ này
rẻ hơn nhiều". Họ gọi dịch vụ này là timeshare.
Khái niệm timeshare sau đó được giới thiệu tại Florida (Mỹ) năm 1970. Cho
đến nay Florida là bang có số lượng tài sản timeshare lớn nhất tại Mỹ.

16


Năm 1974, RIC (Resort Condominiums International) thuộc tập đoàn
Wyndham Hoa Kỳ được ra đời. Đây là tập đoàn hàng đầu thế giới về trao đổi kỳ
nghỉ trong việc phát hành thẻ nghỉ dài hạn và thẻ nghỉ theo kỳ cho 2 nhãn hiệu
TRC và RCI. Từ đây khái niệm Timeshare được hiểu rộng hơn: Sở hữu kỳ nghỉ còn
là trao đổi kỳ nghỉ. Hiện nay, RCI có 3 triệu thành viên trên toàn cầu, những người
đang tận hưởng các kỳ nghỉ tại 3.700 resort của RCI.
“Sở hữu kỳ nghỉ” (Vacation Onwership) bắt đầu từ ý tưởng chia nhỏ thời
gian sử dụng bất động sản để bán cho nhiều người khác nhau. Người mua sở hữu
kỳ nghỉ có quyền sử dụng bất động sản đó trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là 1 tuần) mỗi năm và liên tục nhiều năm liền (từ 20 - 30 năm) với mức giá
tại thời điểm hiện tại. Bất động sản dành cho sở hữu kỳ nghỉ thường được thiết kế
như một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi dành cho các sinh hoạt thường nhật của một gia
đình. Các bất động sản này thường rất đa dạng, có thể là phịng khách sạn, resort,
căn hộ trong khu du lịch và hình thức cao cấp nhất là villa nghỉ mát.
Hình 1.3.2.1: So sánh giữa Vacation Ownership với hotel

“Nguồn: Website ninhvanbayholidayclub.com”
Một điểm đặc sắc của loại hình này chính là khả năng trao đổi kỳ nghỉ giữa
những người sở hữu chúng với nhau. Nghĩa là chủ nhân sở hữu kỳ nghỉ resort A có
17


thể đổi lấy kỳ nghỉ của người khác tại resort B nếu muốn. Bằng cách này, việc du
lịch ở các nơi trên thế giới trở nên dễ dàng và kinh tế hơn. Theo khảo sát của RIC
đối với các thành viên trong hệ thống thì có 5 lý do để mơ hình “sở hữu kì nghỉ”
được ưa chuộng trên thế giới, trong đó khả năng được trao đổi kì nghỉ và tính kinh
tế là hai lý do lớn nhất để “sở hữu kì nghỉ” được nhiều người u thích.

Biểu đồ 1.3.2.1: 5 lý do để sở hữu kì nghỉ được u thích

50% 44%
42%
40%
30%
20%
5%
5%
4%
10%
0%
Trao đổi Tính sự đảm Mức giá u
kì nghỉ kinh tế bảo về hợp lý thích
chất
resort
lượng
Nguồn: Khảo sát các thành viên trong hệ thống RIC năm 2005”
“Sở hữu kỳ nghỉ” đã thực sự tạo nên một làn sóng mới trong ngành du lịch
của các quốc gia và làm thay đổi thói quen du lịch của các gia đình trên thế giới.
Các số liệu từ tổ chức phát triển resort của Mỹ (ARDA) cho thấy, nếu năm 1990,
toàn cầu mới có 1,5 triệu người sở hữu kỳ nghỉ thì năm 2003 đã có khoảng 6,7 triệu
người tham gia “sở hữu kỳ nghỉ” với 10,7 triệu tuần nghỉ dưỡng được bán ra một
cách ấn tượng. Tính đến năm 2008, trên tồn cầu có 6.000 resort ở hơn 100 quốc
gia áp dụng mơ hình “sở hữu kỳ nghỉ”, trong đó Bắc Mỹ chiếm 31%; châu Âu Trung Đông và châu Phi 31%; Mỹ La-tinh 6%; châu Á 14%; Caribê 5%; Thái Bình
Dương 3%. Group RCI là tập đồn trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới của Mỹ đang
quản lý việc trao đổi của hơn 4.000 resort với 3,5 triệu thành viên ở trên 100 quốc
gia khác nhau [26].
18



1.3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của loại hình “sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam
Ở Việt Nam, “sở hữu kì nghỉ” được xem như là một loại hình lưu trú du lịch
mới và chỉ được một số doanh nghiệp du lịch khai thác trong những năm gần đây.
Tiên phong trong lĩnh vực này là Ninhvanbay holidayclub (chủ sở hữu của Evason
Ana Mandara & Six Senses Spa – Nha Trang; Ana Mandara Villas Dalat Resort &
Spa; Ana Mandara Hue; Ana Mandara Ninh Binh; Ana Mandara Hoi An…).
Từ năm 2008, mơ hình sở hữu kì nghỉ đã được doanh nghiệp này áp dụng và đã thu
về những thành công bước đầu. Doanh nghiệp đã áp dụng mơ hình này ở hệ thống
các khách sạn của mình ở Phan Thiết và Đà Lạt. Trong năm 2010, Ninhvanbay
holidayclub đã tiến hành liên kết với RCI một tập đồn trao đổi kì nghỉ nổi tiếng
trên thế giới để tăng khả năng trao đổi kì nghỉ của mình ra các nước trên thế giới và
tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Năm 2010, Sea Links Vacation Ownership cũng đã tung ra chương trình
“sở hữu kì nghỉ” của mình tại Hịn Tằm, Nha Trang. Cho đến nay, “sở hữu kì nghỉ”
ở Việt Nam cũng mới chỉ có 2 doanh nghiệp này đưa vào khai thác.
“Sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam là mơ hình cịn khá mới lại mang tính cao cấp,
do vậy, q trình hình thành và phát triển cịn khá chậm so với các nước trên thế
giới.
1.3.3. Đặc điểm của “sở hữu kì nghỉ”
Như các khái niệm về “sở hữu kì nghỉ” đã nêu, ta thấy rằng “sở hữu kì nghỉ”
có những đặc điểm riêng mà khơng phải loại hình lưu trú du lịch nào cũng có được,
chính những đặc điểm này đã trở thành ưu điểm khiến cho loại hình này có đủ khả
năng cạnh tranh với các loại hình lưu trú du lịch khác. Đó là:
- Khách hàng có quyền sở hữu một bất động sản du lịch cố định với thời gian
cố định hằng năm và kéo dài trong nhiều năm.
- Khách hàng có quyền trao đổi các kì nghỉ của mình với nhau để thuận tiện
và tăng cường khả năng đi du lịch trong nươc cũng như trên thế giới.
19



- Quyền “sở hữu kì nghỉ” chỉ đứng tên một người nhưng có thể sử dụng cho
cả gia đình.
- Bất động sản du lịch của khách hàng khi đến sử dụng sẽ ln ở trong tình
trạng tốt nhất mà du khách sẽ khơng phải lo bảo trì hay tu sửa.
- Giá cả rẻ hơn nhiều so với mua một bất động sản du lịch đó cũng là một
đặc điểm của mơ hình “sở hữu kì nghỉ”.

20


Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH “SỞ HỮU KÌ NGHỈ”
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đơng giáp biển Đơng.
Nằm ở đường trung lộ của đất nước, trên trục đường giao thông Bắc – Nam
về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng khơng. Đà Nẵng cách thủ đơ
Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.
Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là trung điểm của 4 di sản văn hóa và tự nhiên thế giới là cố
đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn và rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một cửa ngõ quan
trọng ra biển Đông của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Mianma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường
biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt
thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

2.1.1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc. Vùng này có nhiều đỉnh núi
cao như núi Mang cao 1700m, Bà Nà cao 1482m. Hướng núi chạy dài ra biển, một
số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
21


Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn,
là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và
các khu chức năng của thành phố.
2.1.1.3. Khí hậu và thuỷ văn
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền
Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm
có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khơ từ tháng 1
đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không
kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18 - 23°C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67 - 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm; lượng mưa cao nhất vào
các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3,
4, trung bình 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,

trung bình từ 234-277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 - 165
giờ/tháng.
Sơng ngịi của thành phố Đà Nẵng bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc của thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sơng ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 con
sơng chính là sơng Hàn và sơng Cu Đê. Ngồi ra trên địa bàn thành phố cịn có các
sơng: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sơng Phú Lộc.
Thành phố cịn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản.
22


Các con sông chảy trong thành phố Đà Nẵng Nằm trong những lưu vực có
lượng mưa trung bình từ 2020 – 3000mm. Lượng mưa phân bố không đều trong
năm nên dịng chảy các con sơng cũng phân thành 2 mùa lũ và cạn.
2.1.1.4. Tài nguyên
Tài nguyên đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong
đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên
dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà
Nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất
xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại
rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là
49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngồi ý nghĩa kinh tế
cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát
triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên
Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam
Hải Vân.
Tài ngun biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km²,
có các động vật biển phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh
tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có

khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.
Đà Nẵng cịn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực
bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngồi ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến
hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
23


Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá
hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san
lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu
khí.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Đà Nẵng trước đây thuộc nước Chiêm Thành. Năm 1306, Huyền Trân công
chúa (nước Đại Việt) kết duyên cùng Chế Mân (nước Chiêm Thành), cuộc hôn
nhân này đã dâng về cho Đại Việt một lãnh thổ rộng lớn là Thuận Châu và Hóa
Châu (Châu Ơ và Châu Lý).
Sau khi sáp nhập vào Đại Việt (1306-1471), từ phía nam Hải Vân trở vào
vẫn là miền biên viễn, luôn bị quấy nhiễu và cướp phá. Chỉ sau cuộc xuất chinh vĩ
đại bình Chiêm của Lê Thánh Tơng (1471) vùng đất này mới được bình ổn, biên
cương Đại Việt được mở rộng đến Mũi Nạy (giữa Phú Yên và Khánh Hịa ngày
nay) và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang. Tháng 6 năm 1471, Lê Thánh
Tông lập thêm đạo Thừa Tuyên Quảng Nam, Đà Nẵng lúc này vẫn thuộc Thừa
Tun Thuận Hóa.
Năm 1602, Nguyễn Hồng sai lập dinh ở xã Cần Húc (nay là huyện Duy
Xuyên - Quảng Nam), cử Nguyễn Phúc Nguyên - Chúa Sãi vào trấn giữ. Năm 1604
Điện Bàn được nhập vào Quảng Nam và nâng lên thành phủ Điện Bàn quản 5
huyện gồm: Tân Phú, Yến Nơng, Hịa Vang, Diên Khánh, Phú châu. Đà Nẵng lúc
này thuộc huyện Hòa Vang. Thời các Chúa Nguyễn, vùng đất này đã được khai phá

và trở nên trù phú thịnh vượng; các thương nhân cùng tàu thuyền nước ngồi
thường xun ra vào mua bán, trao đổi hàng hóa.
Từ giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm bn bán sầm uất ở phía Nam
thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
Nhưng đến đầu thế kỷ 18 khi thương cảng Hội An khơng cịn giữ được vai trị của
mình nữa thì vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế
24


cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu
thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Năm 1835, khi vua Minh Mạng
có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, cịn các cửa biển khác khơng được tới
bn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu
thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ
chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.
Với vị trí thuận lợi của Đà Nẵng năm 1858, Pháp đã chọn nơi đây để mở đầu
cho cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam. Sau khi thành lập Liên bang Đông
Dương, Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tư cách là một nhượng địa
(concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực
tiếp của Tồn quyền Đơng Dương thay vì triều đình Huế. Tên gọi Tourane có lẽ bắt
nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị xã Tourane
được lập năm 1908, đứng đầu là một viên đốc lý (résident-maire) người Pháp.
Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu
Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề
sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt,
nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng
với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của
cả nước.
Đến năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam

dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1955, dưới quyền cai quản của chính phủ
Việt Nam Cộng hòa, thị xã Đà Nẵng được chia thành ba quận với 18 khu phố.
Dường như thấy được ý nghĩa chiến lược của Đà Nẵng mà một lần nữa kẻ
thù lại chọn Đà Nẵng là nơi tấn công mở đầu cho cuộc xâm lược của mình. Tháng
3 năm 1965, các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở
đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt
25


×