Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực trạng lo âu của sinh viên năm nhất trường đại học sư phạm đại học đà nẵng trước kỳ thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.1 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
----------------

LÊ VĂN TUỆ

THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỚC KỲ THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------

LÊ VĂN TUỆ

THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỚC KỲ THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
MÃ NGÀNH: 605



Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là
trung thực, chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào. Nếu có bất kỳ sự gian
lận nào, tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả bài nghiên cứu
của mình.


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài này, em xin chân thành cám ơn đến TS. Nguyễn
Thị Trâm Anh, người cơ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ đểem hồn thành tốt bài nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc nghiên cứu nên đề tài cịn nhiều thiếu sót. Với đề tài nghiên
cứu này, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ giáo và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Nhóm sinh viên thực hiện

Lê Văn Tuệ



DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

SV

: Sinh viên

ĐHSP – ĐHĐN

:Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

GAD

:Generalizedanxiety disorder - Lo âu lan tỏa

ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN

: Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội.

THCS

:Trung học cơ sở

HS

: Học sinh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................3
NỘI DUNG ................................................................................................................4
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRƯỚC KỲ THI HỌC KỲ......................................................................................4
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................4
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới.......................................................4
1.1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong nước.........................................................6
1.2. Lý luận về lo âu của sinh viên năm nhất trước kỳ thi học kỳ .............................8
1.2.1. Vấn đề lo âu ......................................................................................................8
1.2.2 Đặc điểm tâm lý sinh viên và kỳ thi học kỳ .....................................................14
1.2.3. Vấn đề lo âu của SV năm nhất trước kỳ thi học kỳ ........................................18
1.3. Nguyên nhân dẫn đến lo âu và ảnh hưởng của nó đối với SV năm nhất. ..........20
Kết luận chương I ....................................................................................................23
CHƯƠNG II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....24
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................24
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................24
2.1.2. Mô tả khách thể nghiên cứu ............................................................................24
2.2. Quy trình tổ chức nghiên cứu .............................................................................25
2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận và xây dựng phương pháp nghiên cứu ........25
2.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng vấn đề lo âu của SV năm nhất trường
ĐHSP trước kỳ thi học kỳ .........................................................................................25



2.2.3. Giai đoạn 3: .....................................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .....................................................................25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................................26
Kết luận chương 2 ...................................................................................................30
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ....................................31
3.1. Thực trạng lo âu của sinh viên năm trường ĐHSP – ĐHĐN trước kỳ thi qua các
thang đo .....................................................................................................................31
3.1.1. Thực trạng lo âu của SV năm nhất ..................................................................31
3.1.2. Các khuynh hướng lo âu của SV năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN ..............32
3.1.2.1. Khuynh hướng lo âu theo tình huống ..........................................................32
3.1.2.2. Khuynh hướng lo âu nhân cách của sinh viên năm nhất trường ĐHSP ĐHĐN .......................................................................................................................36
3.2 Những biểu hiện của sinh viên năm nhất khi rơi vào trạng thái lo âu trước kỳ thi ....40
3.2.1 Biểu hiện về mặt sinh lý ...................................................................................40
3.2.2 Biểu hiện về mặt tâm lý ...................................................................................42
3.2.3 Biểu hiện về mặt cảm xúc. ...............................................................................43
3.2.4 Biểu hiện về mặt hành vi ..................................................................................44
3.3 Nguyên nhân dẫn đến lo âu của SV năm nhất trường ĐHSP - ĐHĐN ..............45
3.3.1 Nguyên nhân gây ra lo âu xét từ nhóm vấn đề liên quan đến học tập .............45
3.3.2 Nguyên nhân gây ra lo âu xét từ nhóm nguyên nhân đến từ phía gia đình và
bạn bè ........................................................................................................................47
3.3.3 Ngun nhân ra lo âu xét từ nhóm mơi trường xã hội .....................................49
3.4. Một số cách để giảm thiểu các lo âu trước kỳ thi học kỳ...................................51
Kết luận chương 3 ...................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................54
1 Kết luận ..................................................................................................................54
2 Khuyến nghị ...........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số khách thể nghiên cứu ..................................................................25
Bảng 3.1 Mức độ lo âu theo thang đo Zung của sinh viên năm nhất........................31
Bảng 3.2 Lo âu tình huống của sinh viên năm nhất trường ĐHSP - ĐHĐN ............32
Bảng 3.3 Lo âu tình huống của sinh viên năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN theo giới
tính .............................................................................................................34
Bảng 3.4 Mức độ lo âu tình huống theo khối ngành .................................................35
Bảng 3.5. Khuynh hướng lo âu nhân cách của sinh viên năm nhất trường ĐHSP ĐHĐN ......................................................................................................37
Bảng 3.6. Lo âu nhân cách của sinh viên năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN theo giới
tính ...........................................................................................................38
Bảng 3.7 Mức độ lo âu nhân cách theo khối ngành ..................................................39
Bảng 3.8. Biểu hiện của lo âu về mặt sinh lý ............................................................41
Bảng 3.9. Biểu hiện của lo âu về mặt tâm lý ............................................................42
Bảng 3.10. Biểu hiện của lo âu về mặt cảm xúc .......................................................43
Bảng 3.11. Biểu hiện về mặt hành vi ........................................................................44
Bảng 3.13 Nguyên nhân gây ra lo âu xét từ nhóm vấn đề liên quan đến học tập .....46
Bảng 3.14. Nguyên nhân gây ra lo âu xét từ nhóm vấn đề liên quan đến gia đình và
bạn bè......................................................................................................48
Bảng 3.15. Nguyên nhân gây ra lo âu xét từ nhóm ngun nhân đến từ mơi trường
xã hội ......................................................................................................50
Bảng 3.16. Các cách để giảm thiểu lo âu mà SV đã thực hiện .................................51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ lo âu theo thang đo Zung của sinh viên năm
nhất trường ĐHSP – ĐHĐN trước kỳ thi.............................................31
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ lo âu tình huống của sinh viên năm nhất
trường ĐHSP – ĐHĐN trước kỳ thi.....................................................33

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh các mức độ lo âu tình huống của sinh viên năm nhất
trường ĐHSP – ĐHĐN theo giới tính. .................................................34
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh các mức độ lo âu tình huống theo khối ngành của sinh
viên năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN.................................................36
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ lo âu nhân cách của sinh viên năm nhất
trường ĐHSP - ĐHĐN .........................................................................37
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt về lo âu nhân cách của sinh viên năm
nhất trường ĐHSP – ĐHĐN theo giới tính ..........................................38
Biểu đồ 3.7 Biểu đồ so sánh các mức độ lo âu nhân cách theo khối ngành của sinh
viên năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN.................................................39


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhịp sống tranh đua của xã hội ngày nay, có rất nhiều điều khiến
cho chúng ta phải lo âu. Lo âu xuất hiện khi chúng ta phải đối diện với một hoàn
cảnh mới hoặc là khi cố gắng hoàn thành tốt một việc gì đó: Chẳng hạn khi phải
diễn thuyết trước cơng chúng, phải giải quyết một vấn đề nan giải, phải tiến tới một
kỳ thi quan trọng… Sự lo âu ở mức bình thường trước những tình huống ấy là
chuyện thường xảy ra và thậm chí chúng cịn có lợi nữa.
Các nhà khoa học cho rằng 10% lo âu là cần thiết cho mơt người bình
thường. Vì những sự lo âu ấy có thể thúc đẩy người ta chuẩn bị tốt hơn, biết tập
trung vào cơng việc của mình hơn.
Tuy vậy, nếu ai đó khơng hề lo lắng gì cả, hoặc là lo âu q mức thì rất dễ
dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống. Những ai không cảm thấy lo lắng khi
phải đối mặt với những tình huống quan trọng thì thường thiếu sự tập trung và thiếu
cảnh giác. Mặt khác, những người lo âu thái quá thì thường cảm thấy đuối sức,
khơng năng động và khó có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống và xã hội mang lại, các bạn
sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất đã không khỏi lo âu trăn trở cho tương lại,
vận mệnh của mình. Đã khơng ít bạn biết lập ra cho mình những kế hoạch tốt để
hoạt động, làm việc và học tập một cách hợp lý, khoa học nhằm đạt được mục tiêu
của mình cũng như để thích ứng với môi trường học tập, môi trường sống tại đại
học. Điều ấy không những thể hiện được một con người văn minh, một sinh viên
trong thời đại đổi mới, mà nó cịn chứng tỏ họ là những con người có trách nhiệm
với bản thân và với xã hội. Dù vậy,một trong những trở ngại của việc đạt được mục
tiêu này là ở các bạn sinh viên đã quá lo lắng một lúc nhiều công việc, các vấn đề
liên quan đến cuộc sống chưa được một cách giải quyết cho phù hợp… Chính vì
điều đó có một số sinh viên đã có những biểu hiện mang tính bệnh lý về mặt tâm
thần như: lo âu, trầm cảm hay rối loạn hành vi… vì những rào cản như vậy mà các
bạn khó tập trung vào học tập, giảm sút hứng thú trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến
kết quả học tập và chất lượng cuộc sống.


2

Vì vậy, đề tài được chọn lựa là “Thực trạng lo âu của sinh viên năm nhất
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng trước kỳ thi” nhằm tìm hiểu thực
trạng lo âu của sinh viên năm nhất và đưa ra một số khuyến nghị để giảm thiểu các
tác hại của lo âu đến đời sống, sinh hoạt và học tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng lo âu của sinh viên năm nhất trường ĐHSP – ĐHĐN trước
kỳ thi, các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm
thiểu hiện tượng này.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lo âu của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
trước kỳ thi

3.2. Khách thể nghiên cứu
367 sinh viên năm nhất trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng số 459 Tôn Đức
Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu mức độ lo âu, các khuynh hướng lo
âu và các nguyên nhân lo âu của sinh viên năm nhất thuộc trường Đại học Sư Phạm
– Đại học Đà Nẵng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu nhằmxây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu
của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng lo âu của sinh viên năm nhất trường ĐHSP biểu hiện
ở các mức độ khác nhau thông qua các mặt sinh lý, tâm lý, cảm xúc và hành vi, các
nguyên nhân lo âu. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp SV năm nhất trường
ĐHSP-ĐHĐN khắc phục được các lo âu cao mang tính bệnh lý và thích nghi với
q trình học tập tại nhà trường


3

6. Giả thuyết khoa học
Phần lớn sinh viên năm trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng có biểu
hiện lo âu ở các mức độ khác nhau. Mức độ lo âu theo giới tính khơng đồng đều
nhau
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng Anket
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm (“thang đo lo âu của Zung” và “thang
đo lo âu và tinh thần trách nhiệm của T. D. Spibergher”.)
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng tốn học.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cở sở lý luận lo âu
Chương 2: Quy trình tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


4

NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT
TRƯỚC KỲ THI HỌC KỲ
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ lo âu được sử dụng từ lâu trong lịch sử phát triển của ngành tâm
thần học và y học. Lần đầu tiên thuật ngữ Angest được Kerkgard ( Đan Mạch) sử
dụng để chỉ trạng thái lo âu vào năm 1844 [10; tr 23]
Nghiên cứu về lo âu ở nửa sau thế kỷ XIX ngày càng được quan tâm và có thể
được khuyến khích thêm nhờ tác phẩm Chartes Darwin: “Biểu hiện của cảm xúc ở
người và động vật”(1872) trong đó ơng mơ tả cảm xúc sợ hãi dễ hiểu: “con người
trải qua vô số các thế hệ đã cố gắng chạy trốn khỏi những kẻ thù hoặc sự nguy hiểm
của họ bằng cách bỏ chạy một cách liều lĩnh hoặc đấu tranh một cách mãnh liệt với
chúng…Bây giờ, mỗi khi cảm xúc sợ hãi tăng lên, mặc dù nó khơng dẫn tới một
ảnh hưởng nào, các hậu quả vô khuynh hướng xuất hiện lại qua tác động di truyền
và liên tưởng”
Yerkes và Didson (1908) đã mô tả mối quan hệ giữa lo âu và hoạt động. Hoạt

động được cải thiện tốt lên lúc ban đầu giống như được khuấy động lên, đó là thời
kỳ hoạt bát; nhưng khi mức độ lo âu trở nên quá mức thì lại chuyển sang thời kỳ
suy yếu, giảm khả năng thực hiện các động tác vận động khéo léo các nhiệm vụ
phức tạp.
Trong quan niệm “Tâm căn lo âu” của Sigmund Freud. Ông cho thấy vai trị
của lo âu như “một tín hiệu của nguy hiểm” hoặc là từ những nguy hiểm sắp sảy ra
của những ý tưởng đầy xung đột đi vào ý thức.
Trong nghiên cứu xuất bản năm 1979, “Anxiety resreach in educational
Psycholory – nghiên cứu về lo âu trong tâm lý sư phạm”, Tobias giải thích nỗi lo âu
ảnh hưởng đến học tập qua 3 điểm:
- Thứ nhất: Là khi một chủ thể học chủ đề mới, họ phải tập trung tư tưởng cho
việc học. Chủ thể có nỗi lo âu cao độ thường phân tán tư tưởng dù đang chăm chú
theo dõi vấn đề. Thay vì chăm chú theo dõi lời hướng dẫn của giáo viên hay tập
trung vào trang giấy phải đọc để họ liên tưởng đến cảm nghĩ căng thẳng trong tâm


5

trí. Tiếp đó, trí óc họ miên man đến ý nghĩ bài vở sẽ nghèo nàn bị bạn bè giáo viên
chỉ trích và trở nên lúng túng khơng biết phải làm thế nào. Như vậy, ngay từ ban
đầu của bài học động lực thúc đẩy học tập không được vận dụng, chủ thể đã bỏ sót
nhiều chi tiết hướng dẫn quan trọng của giáo viên vì quá bận rộn với nỗi lo âu.
- Thứ hai: Là những khó khăn trên khơng phải chỉ chấm dứt ở đó. Dù cố gắng
tập trung vào bài vở, những chủ thể lo âu còn gặp khó khăn vì những tài liệu giáo
khoa do giáo viên cung cấp hay chủ thể phải tự tìm kiếm thường khơng sáng tỏ mà
cần phải tìm hiểu trước và phải được phân loại. Họ khó có thể đáp ứng với những
hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu những tài liệu sưu tầm. Quan trọng hơn, họ khơng
có khả năng đặt trọng tâm bài làm vào mục đích đề ra và nhiều khi khơng biết mục
đích của bài là gì. Thêm vào đó, những chủ thể có nỗi lo âu cao thường khơng có
thói quen học tập thích đáng, khi nào học khi nào chơi nên không biết tổ chức việc

học tập dù ở lớp hay ở nhà. Lúng túng, hoang mang, không phát triển động lực học
tập.
Trong cuốn “Vượt qua lo âu và suy sụp tinh thần” (2006) của Robert Poiest,
giáo sư tâm thần học tại đại học Lon Don cho biết: Lo âu là những điều bình thường
trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có thể có những lúc cảm thấy lo âu và các
nguyên nhân thường rất hiển nhiên. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng: Lo âu có thể là
những vấn nạn nghiêm trọng, thậm chí cịn đe doạ đến mạng sống của con người.
Nghiên cứu của Robert Poiest và các cộng sự của ông cho thấy có khoảng 10% dân
số ở một số nước phát triển phương Tây mắc chứng lo âu nghiêm trọng cần đến sự
giúp đỡ, nhưng những người này lại nghĩ rằng lo âu khơng phải là bệnh tật gì cả,
nhiều người ngần ngại thừa nhận rằng mình bị mắc một vấn nạn cảm xúc như vậy.
Họ ngại đến các trung tâm tư vấn, hay nhờ đến các chuyên gia tâm thần. Robert
Poiest liệt kê những lý do phổ biến dẫn đến lo âu như: Các mối quan hệ, sức khoẻ,
con cái, mang thai, già yếu, biến động trong nước, công ăn việc làm, chuyện lên
chức lên lương, khó khăn về tiền bạc, rắc rối giấy tờ, pháp lý, thi cử. Ông cho biết:
Học sinh thường mắc lo âu trước kì thi và điều này có thể hiểu được. Sự lo âu giúp
trí óc trở nên sắc bén và tập trung được vào nhiệm vụ trước mắt, đó là vượt qua
được kì thi này. Nhưng nếu bạn bị tê liệt vì lo âu từ mấy tháng trước đó, có lẽ bạn
đang cần được sự giúp đỡ. [13,tr 29]


6

1.1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Rối nhiễu tâm lý – chuẩn đoán và trị liệu với học sinh PT trên địa
bàn Hà Nội” của viện tâm lý học năm 2000. Kết quả nghiên cứu đã đề cập đến thực
trạng tâm lý lứa tuổi 17 ở Hà Nội cho thấy 40% thường lo lắng về cơ thể, 22,5% lo
âu trầm cảm.
Trong nghiên cứu của Dương Thị Diệu Hoa (năm 2011) về “Khó khăn tâm lý
và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT” cho kết quả: Các em thường gặp khó

khăn trong vấn đề chọn nghề nghiệp cho tương lai (37,6%) khó khăn trong học tập
và lao động (30,5%) và băn khoăn về sự phát triển tâm - sinh lí của bản thân
(25,1%), trong quan hệ với cha mẹ, quan hệ bạn bè chiếm tỉ lệ đáng kể (21,2%;
18,0%). Các vấn đề này dẫn đến những lo lắng cho các em học sinh làm ảnh hưởng
đến đời sống và học tập, trong đó: rất ảnh hưởng (66,9%); ảnh hưởng (3,7%).
Nghiên cứu chỉ ra giải pháp mà các em học sinh THPT tìm đến khi gặp “vấn đề về
tâm lý” là tâm sự với bạn bè (57,2%), âm thầm chịu đựng (50,3%). Điều đáng nói là
ít học sinh tâm sự với cha mẹ. Các em ít biết đến các trung tâm, chương trình,
chuyên mục tham vấn. Nguyên nhân chủ yếu của việc học sinh ít tiếp cận dịch vụ
tham vấn là: bản thân các em e ngại, xấu hổ (52,2%), không biết địa chỉ tham vấn
(47,8%).
Trong nghiên cứu của Bác sĩ Phạm Thịnh giảng viên trường Đại học Y Dược
Hà Nội cho thấy: “Một số bệnh chứng tâm lý ở học sinh” làm cản trở học tập, rèn
luyện của các em [16]. Ông đưa ra sơ đồ giải thích như sau:
Kết quả đánh giá học tập chưa tốt

Ám sợ trường học

Bị giáo viên và gia đình khiển trách

Càng sợ


7

Tình trạng quá tải, sự căng thẳng và học tập dẫn đến một số bệnh lí thực tổn
(người học gọi là bệnh tâm thể). Để khái quát rõ hơn về vấn đề đó bác sĩ đưa ra sơ
đồ:
Cơ thể biến đổi


Stress

Bệnh

Sự biến đổi thói quen
(hút thuốc, nghiện rượu)

Trong một nghiên cứu dịch tễ gần đây của một nhóm sinh viên khoa tâm lý
trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN (tháng 3/2005) trên 299 học sinh nhiều
trường THPT ở Hà Nội cho biết: 13,14 % học sinh có những biểu hiện của rối loạn
lo âu, trong đó 7,72% nam sinh, nữ sinh 5,45%; 0,9% học sinh có biểu hiện lo âu và
mang tính chất bệnh lý.
Một nghiên cứu khác của nhóm sinh viên Khoa Tâm lý ĐHKHXH & NV về
rối nhiễu lo âu và kỹ năng thích ứng xã hội ở lứa tuổi học sinh THCS (trên 503 học
sinh thuộc 3 trường THCS khu vực Hà Nội) cho thấy có ít nhất 17,74% - 18,81%
HS có biểu hiện rối nhiễu lo âu và 17,65 – 19,21% HS thiếu hụt kỹ năng thích ứng
xã hội (có nhận thức và hành vi kém thích nghi) trên tổng số học sinh được điều tra
[14].
Tuy vậy, các nghiên cứu trên chưa đi sâu vào những nguyên nhân dẫn đến lo
âu và các cách giải pháp nhằm để giảm bớt thực trạng này ở lứa tuổi THCS cũng
như lứa tuổi sinh viên.


8

1.2. Lý luận về lo âu của sinh viên năm nhất trước kỳ thi học kỳ
1.2.1. Vấn đề lo âu
a. Khái niệm lo âu và các cách tiếp cận nghiên cứu về Lo âu
Có nhiều định nghĩa nổi bật về Lo âu, trong đó nổi bật lên là các định nghĩa:
- Lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu

không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng (Nguyễn Minh Tuấn, 1995) [ 13, tr 11]
- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước
những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách
vượt qua, tồn tại, hướng tới (Đinh Đăng Hòe,1997) [ 5, tr 37]
- Lo âu là tâm trạng chờ đợi một việc gì đó sắp xảy ra mà mình khơng biết được
hậu quả” (Lâm Xuân Điền, 2013) [17]
- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên ( bình thường) của con người trước
những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách
vượt qua, tồn tại, hướng tới (Đinh Đăng Hòe,1997) [ 5, tr 37]
- Lo âu là tâm trạng chờ đợi một việc gì đó sắp xảy ra mà mình khơng biết được
hậu quả” (Lâm Xuân Điền, 2013) [17]
- Lo âu là sự trải nghiệm những cảm xúc khó chịu liên quan đến những gì
khơng an tồn hoặc tiền cảm giác về sự nguy hiểm sẽ xảy ra. Khác với sợ hãi, là
phản ứng với sự nguy hiểm cụ thể, thực tế, lo âu là sự trải nghiệm về sự đe dọa
không xác định, lan tỏa và thiếu khách quan (Lê Quang Sơn, Từ điển Tâm lý học,
2009) [8, tr 245]
Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên chúng ta có thể
xem xét thuật ngữ lo âu như sau:
Lo âu là một phản ứng của con người tự nhiên của con người trước những khó
khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua
để tồn tại.
Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một sự nguy hiểm sắp xảy đến, cho
phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.
Lo âu và sợ hãi cũng có những điểm khác nhau. Với lo âu, đó là một đáp ứng
với một sự đe dọa mà cá nhân không biết được rõ ràng, mơ hồ, thường phát sinh từ
bên trọng và mang tính xung đột, mâu thuẫn. Còn sợ hãi là sự đáp ứng với một sự


9


đe dọa, mà sự đe dọa này thường được xác định hoặc được biết rõ, thường phát sinh
từ bên ngoài khơng mang tính xung đột.
Như vậy, đối với mỗi con người, trạng thái lo âu xuất hiện trong cuộc sống của
họ là chuyện bình thường, phải lo lắng về điều gì đó cũng giống như những việc
làm hằng ngày khác của họ: lo cái ăn, cái mặc, lo học tập, tu dưỡng, lo nghĩ về các
mối quan hệ… Và lo âu là điều kiện tiên quyết để mỗi người hoàn thiện bản thân
mình, làm tốt mọi việc được giao, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và
những người xung quanh.
b. Các loại lo âu
 Lo âu hoảng sợ (Panic disorder).
Người có chứng lo âu hoảng sợ thường có nhiều cơn hốt hoảng với sợ hãi tột
độ, tim đập nhanh, đau tức ngực, đổ mồ hôi, người run rẩy, khó thở, chóng mặt,
nghẹt cuống họng, cảm giác tê liệt, mất định hướng, tưởng như sắp chết...
+ Mỗi cơn kéo dài có khi tới 10 phút, đơi khi lâu hơn.
+ Người hay bị cơn hoảng sợ có thể gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Chẳng hạn nếu cơn hoảng sợ xảy ra ở một nơi cơng cộng thì họ sẽ sợ đám
đông, không dám bén mảng, lai vãng.Hoặc cơn hoảng sợ xảy ra trong thang máy,
thì khơng bao giờ họ sử dụng phương tiện lên xuống này.
Những người mắc triệu chứng này thường cũng hay bị trầm cảm, buồn phiền,
xa lánh mọi người. Lâu ngày, họ sẽ rơi vào vịng lạm dụng rượu, cần sa ma túy, để
mong thốt sự lo âu.


Lo âu tồn diện (Generalized Anxiety Disorders)
Người có triệu chứng này ln ln ở trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi mà

khơng có ngun nhân.Chẳng hạn họ sợ rằng thiên tai bão lụt sẽ xảy ra trong khi
thời tiết rất tốt. Họ cứ cho là sức khỏe của họ rất kém, mặc dù họ vẫn sinh hoạt, ăn
ngủ bình thường.
Bệnh nhân thường khơng nghỉ ngơi thư giãn được, dễ giật mình, rối loạn

giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức tồn thân, ăn khơng ngon, buồn nơn, tay chân
run rẩy, đổ mồ hơi, chóng mặt, khó thở…
Đối với những người bị lo âu tồn diện khơng những gây ảnh hưởng xấu cho
đời sống mà cịn gây khó khăn trong công việc làm ăn.


10

 Ám ảnh sợ hãi (Phobia).
Người bệnh có những nỗi sợ quá đáng với các hoàn cảnh thường nhật, những sự
việc thường xảy ra và những nơi thường tới. Họ trở nên thu mình, khơng dám đi ra
ngồi.Có người sợ đi xe hơi, máy bay vì nghĩ tới tai nạn có thể đến.


Ám ảnh cưỡng bức (Obsessive-compulsive disorder).
Người có triệu chứng Ám ảnh cưỡng bức thường có những ý nghĩ hoặc hành

động cố chấp và tái diễn.
Vì sợ hãi một sự kiện nào đó, họ nghĩ rằng có thể kiểm soát được sự việc
bằng cách làm đi làm lại cùng một động tác.Chẳng hạn vì ám ảnh với sợ bị lây
bệnh, họ rửa tay liên tục nhiều lần.Hoặc đã khóa cửa trước cửa sau trước khi đi ngủ,
nhưng họ vẫn chưa yên tâm, trở lại kiểm soát cửa ngõ nhiều lần.
 Hậu chấn thương căng thẳng (Post traumatic stress disorder)
Bệnh xẩy ra sau khi bệnh nhân là nạn nhân hoặc chứng kiến những biến cố
trầm trọng gây ra thương tích thể chất và tinh thần. Các biến cố có thể là chiến
tranh, khủng bố, tù đầy, bắt cóc, hiếp dâm, mất việc, mất người thân yêu...
Những người mắc hội chứng “ Hậu chấn thương căng thẳng” thường trở nên
lạnh nhạt với mọi người, tránh khơng muốn nghe những hồn cảnh có thể gợi lại
biến cố cũ, nhưng ban đêm lại hay có ác mộng về biến cố. Tính tình của họ thay
đổi, trở nên nóng nẩy, khó tính, hay gây sự đôi khi hung dữ.

c. Biểu hiện của lo âu
Khi rơi vào trạng thái lo âu, có người có những sự căng thẳng, lo lắng về mọi
thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc
sợ hãi một cách nghiêm trọng về một tình huống mà hầu hết người bình thường
khơng có ai cho là nghiêm trọng. Lo âu được biểu hiện ở các mặt:
Những biểu hiện về mặt sinh lý: Lo âu làm tăng nhịp tim, hô hấp, tăng khối
lượng phút của tuần hoàn máu, tăng huyết áp.
Biểu hiện về mặt tâm lý : Lo âu được cảm thấy như một sự căng thẳng, sự bận
tâm, dễ bị kích động, cảm xúc thất bại, đe doạ không xác định.
Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc
không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý
vào cơng việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng


11

thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm
thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
Những biểu hiện về hành vi: Lo âu khơng chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà tất
cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng và làm cho cơ thể có
những biểu hiện về triệu chứng cơ thể khác nhau. Những biểu hiện phổ biến về triệu
chứng cơ thể của lo âu là: mệt mỏi và mất ngủ, chán ăn, uể oải, nôn nao….
d. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu về Lo âu
Có nhiều các quan điểm tiếp cân trong nghiên cứu về vấn đề lo lo âu của con
người và có nhiều cách giải thích khác nhau. Sau đây là cách tiếp cận vấn đề lo âu
theo các trường phái của tâm lý học.
Theo Phân tâm học
Freud đã phân biệt 2 tuyến dẫn tới lo âu ở người trưởng thành. Cả 2 tuyến này
đều bắt nguồn từ thời niên thiếu, đó là: bị phạt quá khắc nghiệt và được bao bọc quá
mức. Ông cho rằng cả 2 lo âu “tâm căn” và “đạo đức” đều xuất hiện khi đứa trẻ bị

ngăn cản hoặc phạt nhiều lần vì đã thể hiện những xung động của cái nó. Điều này
khiến chúng tin rằng những xung động như thế là nguy hiểm và phải được kiểm
soát. ở tuổi trưởng thành, khi sự kiểm sốt của bố mẹ khơng cịn nữa, những trẻ này
thường bị lo âu ở mức độ cao. Ngược lại, với những trẻ luôn được bao bọc khỏi các
mối đe dọa và những hụt hẫng, cơ chế phòng vệ của chúng không được phát triển
đủ để đối mặt với cuộc sống khi trưởng thành. Do đó, chỉ với những đe doạ tương
đối nhỏ cũng khiến chúng có cảm giác lo âu cao độ.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có những bằng chứng khác nhau theo hướng lí
giải này. Ví dụ, Chorpita và Barlow (1998) thấy nếu được bao bọc quá mức, bị phạt
quá nhiều, và luôn bị chỉ trích phê bình thì khi trưởng thành, đứa trẻ sẽ bị lo lâu ở
mức độ cao. Ngược lại, Raskin và các cộng sự (1982) lại thấy khơng hề có mối liên
hệ nào giữa bị phạt quá mức hay sự bao bọc của bố mẹ với GAD (GAD =
Generalized anxiety disorder - Lo âu lan tỏa). Tuy nhiên, dù các yếu tố này có góp
phần tạo nên GAD, giải thích của phân tâm có vẻ như chưa thoả mãn lắm. Cần nhận
thức đầy đủ hơn rằng trẻ có xu hướng tin là chúng ít có quyền kiểm sốt mơi trường
của mình hoặc coi đó là nơi diễn ra những hình phạt và là nơi xuất hiện các mối đe
doạ đặc biệt, mà cả 2 điều này đều có thể dẫn tới chúng tới GAD.


12

Quan điểm của trường phái nhân văn
Các nhà nhân văn đã đưa ra một lí giải sâu hơn về mối liên quan giữa sự
kiểm soát của cha mẹ và sự phát triển của GAD. Các nhà nhân văn cho rằng GAD
xuất hiện khi các cá nhân không thể chấp nhận mình như mình vốn có. Do đó, họ
lâm vào trạng thái lo âu cao độ và không thể khai thác hết các khả năng tiềm tàng
của mình như bình thường. Theo Rogers (1967), sự phủ nhận bản thân này bắt
nguồn từ sự trải nghiệm của thời niên thiếu thường xuyên bị trừng phạt quá mức.
Nếu một người bị chỉ trích hay bị đối xử thơ bạo khi cịn nhỏ, họ sẽ chấp nhận đó là
những tiêu chuẩn của xã hội và họ hiểu rằng khi làm theo như vậy, họ sẽ nhận được

những tình cảm tích cực. Họ tự khiến mình tin tưởng, mong mỏi và cố gắng đạt
được những tiêu chuẩn bị bên ngồi áp đặt đó bằng cách liên tục từ chối hay bóp
méo suy nghĩ và những trải nghiệm thật của mình. Mặc dù có những nỗ lực như
vậy, nhưng sự tự đánh giá đầy tính răn đe của họ cũng có thể bị phá vỡ và gây ra lo
âu cao độ. Về mặt lí thuyết thì rất hợp lí song thuyết này lại khơng được áp dụng
vào trải nghiệm thực tế và tầm quan trọng của các q trình này lại ít được biết đến.
Yếu tố văn hố xã hội
Stress xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của GAD. Nó phổ biến hơn ở
những nhóm người có điều kiện kinh tế xã hội thấp (Blazer 1991). Các nhóm sắc
tộc thiểu số là những người thường nằm trong nhóm có vị thế kinh tế xã hội thấp và
phải chịu thêm nhiều áp lực do sắc tộc nên cũng có tỉ lệ GAD cao.
Mức GAD ở những nơi thành thị cao hơn ở những vùng nông thơn. Nó tăng hay
giảm cịn tuỳ theo sự biến động lớn của xã hội, chẳng hạn như chiến tranh, bạo động
chính trị (Compton 1991). Do phải đối mặt với yêu cầu của cuộc sống hàng ngày
luôn trở nên phức tạp hơn nên số người phải trải nghiệm GAD cũng tăng lên. Ví dụ
mức độ phổ biến của rối loạn này ở Mĩ tăng từ 2,5% (năm 1975) lên 4% vào đầu
những năm 1990 (Regier 1998). Cuối cùng, những sự kiện bất lợi hoặc những chấn
thương trong cuộc sống cũng có thể gây ra GAD. Blazer (1987) nhận thấy rằng
những người đàn ơng có từ 4 sự kiện gây căng thẳng trở lên trong vòng một năm bị
GAD nhiều gấp 8 lần so với những người chỉ có từ 3 sự kiện trở xuống.


13

Theo thuyết nhận thức hành vi
Mơ hình hành vi hợp lí nhất về sự mắc phải và duy trì lo âu là của Mowrer
(1947). Ơng đưa ra mơ hình 2 yếu tố và cho rằng trước một tác nhân gây kích thích
đặc hiệu, nỗi sợ hãi xuất hiện theo cơ chế thơng qua điều kiện hố cổ điển và được
duy trì bằng điều kiện hố tạo tác (operant conditioning). Đó là một phản ứng lo sợ
có điều kiện cổ điển được duy trì bằng cách né tránh những mệt mỏi đi kèm với các

kích thích âm tính. Điều này tạo ra cảm giác dễ chịu. Chính sự dễ chiụ này lại tạo ra
q trình điều kiện hố tạo tác và trở thành củng cố cho sự né tránh những đối
tượng đáng sợ. Sự né tránh cũng ức chế quá trình dập tắt bằng việc ngăn các cá
nhân trải qua trạng thái sợ hãi khi khơng có những hậu quả xấu.
Mơ hình tỏ ra có hiệu quả trong việc giải thích cơ chế xuất hiện và duy trì
một nỗi sợ hãi cụ thể nào đó, song nó khơng thể giải thích được về nỗi lo âu lan toả
liên quan tới GAD. Chính vì vậy một số tác giả tìm cách phát triển mơ hình nhận
thức để giải thích hiện tượng này. Theo Beck (1997), những người bị GAD ở mức
độ cao ban đầu cũng chỉ phải lí giải một số ít các tình huống nguy hiểm và bị đe
doạ. Theo thời gian, người ta áp dụng những thừa nhận này cho nhiều trường hợp
và rồi GAD phát triển ở mức độ ngày càng cao. Theo Beck, có rất nhiều những thừa
nhận phi thực tế chung, như "một tình huống hay một người nào đó khơng an tồn
cho tới khi được chứng minh là an toàn", và " tốt nhất cứ thừa nhận là tồi nhất”. Cả
2 yếu tố xã hội thời thơ ấu có thể ảnh hưởng tới q trình nhận thức của con người
khi trưởng thành.
Wells (1995) đã phát triển một mơ hình nhận thức khác về GAD. Ơng cho
rằng đặc điểm cốt lõi của GAD là lo lắng quá mức. Ông cũng xác định 2 loại lo lắng
của những người bị GAD. Loại lo lắng thứ nhất là mức độ cao của những lo lắng
thường nhật mà hâù hết chúng ta đều có như: lo lắng liên quan đến công việc, xã
hội, sức khoẻ và các vấn đề khác. Loại lo lắng thứ 2 là "siêu lo lắng", bao gồm cả
sự đánh giá tiêu cực về chính lo lắng của mình: "sự lo phiền có thể làm tơi điên
mất...", "tơi lo là nỗi lo của tơi sẽ kiểm sốt tôi... ". Loại lo lắng thứ nhất khá phổ
biến trong dân chúng cịn loại lo lắng thứ 2 thường có ở những người bị GAD. Do
đó, Wells (1995) đã định nghĩa những người bị GAD là những người có những lo
lắng thuộc loại 2 ở mức độ cao.


14

Tuy nhiên, bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn thế rất nhiều bởi vì mặc cho

những ý nghĩ tiêu cực về nỗi lo của mình, những người bị GAD cũng có những tin
tưởng tích cực: "lo lắng sẽ giúp tơi giải quyết vấn đề...". Đây là động lực khiến cho
chủ thể tiếp tục lo lắng dù như vậy họ cũng rất khó chịu. Theo đó, những hành động
mang tính lo lắng vừa là nguyên nhân gây ra căng thẳng lại vừa là cách để đương
đầu với chính nó. Những người bị GAD thường cố gắng tránh để nỗi lo xuất hiện
song điều này rất khó vì có rất nhiều những kích thích có thể gây ra lo lắng. Khi đã
quen với sự xuất hiện của nỗi lo, người ta cũng thường có những cách khác để giảm
nỗi lo như tìm kiếm sự an toàn, cố quên đi, cố gắng để kiểm sốt ý nghĩ của mình.
Thật trớ trêu, những cố gắng để kiểm sốt ý nghĩ đó thực ra lại càng làm tăng sự
tiếp cận với nỗi lo lắng.
Như vậy, theo các trường phái tâm lý học nguyên nhân của lo âu là xuất phát từ :
- Khi còn là thời niên thiếu do bị phạt quá khắc nghiệt và được bao bọc q
mức, vì thế cơ chế phịng vệ của chúng không được phát triển đủ để đối mặt với
cuộc sống.
- Lo âu xuất hiện khi các cá nhân khơng thể chấp nhận mình như mình vốn
có.
- Do sự biến động của xã hội như chiến tranh, bạo động chính trị, thay đổi
mơi trường sống…
- Do trong cuộc sống, cá nhân ln tìm cách để né tránh các vấn đề mà
khơng sẵn sàng đối đầu để giải quyết nó.
1.2.2 Đặc điểm tâm lý sinh viên và kỳ thi học kỳ
a. Khái niệm sinh viên, sinh viên năm nhất
Thuật ngữ “ sinh viên “ có nguồn gốc từ tiếng la tinh “students”, có nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm và khai thác tri thức
Sinh viên là người làm việc nhưng nói chung vẫn chưa là một lao động độc lập
trong xã hội. Họ chỉ là những người đang trong q trình tích lũy phẩm chất, tri
thức, kĩ năng…về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Để có thể
thực hiện được điều này thì bản thân người sinh viên phải tự nỗ lực, khắc phục khó
khăn học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giảng viên.



15

Tóm lại: Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt
động nghề nghiệp sau khi ra trường.
Như vậy, SV năm nhất là sinh viên mới nhập học vào một trường Đại học
hoặc Cao đẳng. Là những SV chưa có được phẩm chất nghề nghiệp chuyên biệt
thuộc một ngành nhất định. Họ là con em thuộc các tầng lớp xă hội khác nhau, ở
dân tộc thiểu số, nông thôn và thành thị. Do đó, các yếu tố bẩm sinh di truyền đã
được biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, trường phổ thơng, các phong
tục tập qn địa phương và những điều kiện sống, sinh hoạt nói chung. Vào trường
Đại học, Cao đẳng họ đã có một số phẩm chất tương đối ổn định, đại biểu cho lối
sống của tầng lớp, giai cấp và của địa phương mình. Do vậy, trong tập thể SV năm
thứ nhất thường có va chạm mạnh do tính độc đáo của nhân cách con người trẻ.
Trong quá trình làm quen với cuộc sống tập thể đầu tiên ở trường Đại học, Cao
đẳng, SV thường có hành vi bắt chước lẫn nhau thể hiện bước đầu đồng nhất xã hội.
Ở đây, SV chưa có quan điểm phân hóa đối với các vai tṛị của mình. Việc nắm
được đặc điểm nhân cách SV năm thứ nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định nội dung, hình thức và phương pháp tác động đến họ theo hướng hình thành
nhân cách người chuyên gia tương lai trong trường Đại học, Cao đẳng. Hình thành
nhân cách người chun gia khơng thể nằm ngồi quy luật chung là: nhân cách
được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động. Trong đó, hoạt động học tập
đóng vai trị là hoạt động chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định đến nhận thức nghề
nghiệp và hoàn thiện nhân cách của SV.
b. Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi của sinh viên năm nhất
 Sự phát triển về mặt cơ thể
Nhìn chung tới thời kỳ này về mặt thể chất của con người đã đạt tới mức hoàn
thiện, điều này được thể hiện:
- Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơron thần kinh lên tới mức cao

nhất (14, 16 tỉ) với chất lượng hồn hảo nhờ q trình Myelin hoá cao độ. Số lượng
xi – nap của các tế bào thần kinh đảm bảo`cho sự liên lạc rộng khăp, chi tiết, tinh tế
và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh, nhạy,
chính xác hơn so với các lứa tuổi khác. Giáo sư sinh học Lê Quang Long cho rằng


16

với sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, sinh viên có thể tích luỹ 2/3 lượng tri
thức cuộc đời trong 6-7 năm trên ghế trường Đại học.
Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, các yếu tố
về thể lực: Sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát
triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng các hc- mơn nam và
nữ. Tất cả những cái đó tạo điều kiện cho sinh viên có đủ những điều kiện để tiếp
tục nghiên cứu học hỏi trong một mơi trường hồn tồn khác biệt so với các lớp
dưới.
 Vai trò xã hội của SV
Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng của mọi thể chế
chính trị. Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ
những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp tri
thức trong xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dịng họ, gia đình đều có nhiều kỳ
vọng đối với sinh viên. Tất cả những điều này làm cho sinh viên có vai trị, vị trí xã
hội rõ rệt. Tuy vậy chính điều này tạo nên một áp lực không nhỏ đối với người sinh
viên, họ phải học, phải nghiên cứu một phần vì những kỳ vọng của gia đình vào bản
thân các sinh viên. Ở lứa tuổi này tuy đã có những vai trị xã hội được khẳng định,
nhưng tự do chọn ngành học vẫn chưa thực hiện theo sở thích của cá nhân sinh viên
mà thường gắn liền với những kỳ vọng của gia đình.
Sinh viên là công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ
trước pháp luật. họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi
và việc làm trước Bộ luật hình sự, Luật nghĩa vụ qn sự, Luật hơn nhân gia

đình…Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức một người trưởng thành.
Càng có nhiều vai trị đối với xã hội và gia đình thì những người sinh viên lại càng
mang những trăn trở, suy nghĩ đề hồn thành nó. Một trong những điều này tạo ra
sự căng thẳng và áp lực cho các em.
 Sự phát triển về nhận thức của SV
Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu tìm hiểu những mơn
những chun ngành cụ thể, một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng nhiệm vụ,
phương pháp quy luật của các khoa học nhằm trở thành những chuyên gia trong lĩnh
vực nhất định. hoạt động nhận thức của họ bên cạnh việc tiếp cận một cách hệ thống


×