Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ dầu khí quảng ngãi ptsc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.11 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐÀO TẤN HUÊ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DẦU KHÍ
QUẢNG NGÃI PTSC
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phan Thị Thanh Hồng

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi, do tôi thực hiện. Các tài liệu, số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì
mình viết..
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Tác giả

Đào Tấn Huê



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Mỏ Địa Chất đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn cao học.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Phạm Thị Thanh Hồng
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi
trong suốt thời gian hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo đã quan tâm, góp ý và nhận
xét cho bản luận văn của tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã
giảng dạy cho tơi trong suốt thời gian qua.
Xin kính chúc các thầy giáo, cơ giáo và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, tiếp
tục sự nghiệp đào tạo cho các thế hệ học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành công
hơn nữa trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .................................................................. 5

1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường .......................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ......................................................... 5
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................ 6
1.1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: ................... 17
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................... 21
1.2. Tổng quan thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của ngành dịch vụ dầu khí .......... 28
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 30
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 31
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DẦU KHÍ QUẢNG NGÃI PTSC ..................... 32
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC
và q trình kinh doanh .............................................................................. 32
2.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng
Ngãi PTSC........................................................................................... 32
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty ............................................... 32
2.1.3. Mạng lưới hoạt động ............................................................................ 35
2.1.4. Cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty ..................................................... 35
2.1.5. Cơ cấu lao động ................................................................................... 41


2.1.6. Ngành nghề kinh doanh: ...................................................................... 44
2.2. Thực trạng tình hình và hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Dịch vụ
Dầu khí Quảng Ngãi PTSC trong các năm từ (2008-2012) ......................... 45
2.2.1. Đánh giá chung kết quả và hiệu quả kinh doanh ................................... 45
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của cơng ty ........................................... 57
2.2.3. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ...................................... 62
2.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản............................................................ 65
2.2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ...................................................... 69
2.2.6. Hiệu quả kinh doanh của từng loại hình dịch vụ ................................... 71

2.2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty
cổ phần dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC. ......................................... 76
2.2.8. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ
phần dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC từ 2008-2012 ......................... 81
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 81
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DẦU KHÍ QUẢNG NGÃI PTSC ..................... 83
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi
PTSC .......................................................................................................... 83
3.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................ 83
3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 83
3.1.3.Định hướng phát triển của Công ty........................................................ 87
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC. ................................................................... 88
3.2.1.Giải pháp cải thiện chính sách đãi ngộ cho cơng nhân viên. ................... 88
3.2.2. Giải pháp tiết kiệm giảm chi phí nhiên liệu đầu vào .............................. 91
3.2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định ............................. 94
3.2.4. Một số kiến nghị với Nhà Nước ......................................................... 100
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


DN

Doanh nghiệp

NMLD

Nhà máy lọc dầu

NSLĐ

Năng suất lao động

NSLĐ BQ

Năng suất lao động bình qn

PTSC

Tổng cơng ty Cổ phần Dịch kỷ thuật Dầu khí Việt Nam

PTSC QUẢNG NGÃI

Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC

PVN

Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

USD

Đô la Mỹ

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Stt


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty từ 2008-2012 ........................................... 41
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế tốn của cơng ty CP dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi
PTSC từ năm 2008 đến 2012 ................................................................. 46
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty PTSC Quảng Ngãi từ năm
2008 đến 2012 ....................................................................................... 51
Bảng 2.4: Tổng hợp doanh thu hoạt động kinh doanh từ 2008 đến 2012 của từng
loại hình dịch vụ.................................................................................... 53
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh ...................................................... 57
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản ............................................................. 65
Bảng 2.7 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ......................................................... 69
Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả của dịch vụ Căn cứ cảng và Logistic ........................... 71
Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu quả của dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí ......................... 72
Bảng 2.10 Chỉ tiêu hiệu quả của dịch vụ cơ khí dầu khí và xây dựng các cơng
trình cơng nghiệp .................................................................................. 74
Bảng 3.1: So sánh số liệu định mức mới cho của phương tiện ............................... 93
Bảng 3.2: Tiết kiệm chi phí trong một năm sau khi thực hiện giải pháp ................. 94
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng của tài sản cố định và tốc độ tăng doanh thu ........... 95
Bảng 3.4: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và doanh thu của tài sản cố định............... 99


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Stt

Tên hình, biểu đồ


Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Cơng ty............................................................................ 36
Hình 2.2: Biểu đồ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PTSC Quảng Ngãi
từ 2008-2012 ........................................................................................ 52
Hình 2.3: Biểu đồ các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh........................................... 59
Hình 2.4: Biểu đồ hiệu quả kinh doanh dịch vụ căn cứ Cảng và Logistic ............... 71
Hình 2.5: Biểu đồ hiệu quả kinh doanh dịch vụ Tàu chun ngành dầu khí ........... 73
Hình 2.6: Biểu đồ hiệu quả kinh doanh dịch vụ Cơ khí dầu khí và xây dựng các
cơng trình cơng nghiệp ......................................................................... 75


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
luôn đặt cho mình một mục tiêu phát triển và ln nỗ lực trong việc thực hiện các
mục tiêu đã đặt ra. Trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều
nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, mặt hàng
kinh doanh, hình thức kinh doanh... đồng thời, doanh nghiệp cũng đặt ra vấn đề hiệu
quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Nhưng thực tế tại
các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh
doanh mà chưa thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là một
vấn đề tồn tại như một bài toán khó đối với các doanh nghiệp cũng như đối với ban
lãnh đạo của doanh nghiệp. Việc chưa thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh doanh là do còn có nhiều khó khăn, hạn chế từ mơi trường bên ngoài cũng như
bên trong nội tại của mỗi doanh nghiệp đã tác động tiêu cực không nhỏ tới mục tiêu
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế

của nước ta nói riêng địi hỏi các doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn mới có thể tồn
tại và phát triển. Điều này địi hỏi các nhà quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải
biết rõ thực lực của doanh nghiệp mình mà đề ra các phương hướng phát triển phù
hợp. Để làm được điều này nhà quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện
nghiêm túc việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình
nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp thực tế định
hướng phát triển của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế
đất nước, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển
bền vững.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý
sử dụng năng lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được những kết quả cao nhất
trong kinh doanh với chi phí thấp nhất. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên
quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp như: lao động, tư liệu lao động,.... Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là


2
lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận là mục tiêu số một của doanh nghiệp kinh doanh, lợi
nhuận chi phối tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh, khơng có lợi nhuận thì khơng
có kinh doanh. Để cho kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ
thuật, vật tư tiền vốn và lao động cần phải xác định được phương hướng và biện
pháp đầu tư cũng như các biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có. Muốn vậy, cần
thiết phải nắm được nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của
từng nguyên nhân đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC cũng không ngoại lệ,
Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) là đơn vị
thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC)
thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. PTSC Quảng Ngãi được thành lập
theo Quyết định số 1723/DK-HĐQT ngày 17/10/1997 của Hội đồng quản trị Tổng
cơng ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) về việc

thành lập Chi nhánh tại Quảng Ngãi của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (tiền
thân của Tổng Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam). Sau quá trình
phát triển của mình, để phù hợp với sự thay đổi về chất, Chi nhánh PTSC tại Quảng
Ngãi đã được thay đổi thành Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi, Công ty
TNHH Một thành viên Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi và hiện nay là Cơng ty Cổ
phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC. PTSC Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại Lơ
4H, đường Tơn Đức Thắng, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi và đang hoạt động trên ba lĩnh vực chính sau:
- Dịch vụ căn cứ cảng và logistics: cung cấp các dịch vụ bốc xếp dỡ, cho
thuê kho bãi, cho thuê phương tiện xếp dỡ, dịch vụ kiểm đếm và giao nhận, dịch vụ
vận chuyển hàng hoá, đại lý tàu biển và môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan,
làm visa và giấy phép lao động cho người nước ngoài, ...
- Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí: cung cấp dịch vụ lai dắt tàu biển, trực
PCCC, trực ứng cứu sự cố tràn dầu.
- Dịch vụ cơ khí dầu khí và xây lắp các cơng trình cơng nghiệp: chun cung
cấp các dịch vụ thiết kế, mua sắm và gia công chế tạo các cấu kiện dầu khí và các
cơng trình công nghiệp.


3
Xuất phát từ những hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Cơng ty PTSC
Quảng Ngãi, nhằm khơng ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để thực
hiện mục tiêu doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận, thì PTSC Quảng Ngãi cần phải tiến
hành nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những
năm qua để có những kế hoạch, định hướng và giải pháp .... tác động kịp thời nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong các năm tiếp theo. Cho đến thời
điểm này chưa có một cơng trình nào nghiên cứu và đánh giá đúng mức để đưa ra
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch
vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC” là đề tài khơng mới nhưng ln cần thiết.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty
Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC trong những năm qua và phương
hướng phát triển trong tương lai, đề tài đưa ra các giải pháp có căn cứ khoa học, phù
hợp với thực tế kinh doanh của Công ty nhằm tận dụng và phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh… góp phần vào sự
phát triển lớn mạnh của tịan Cơng ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh
doanh của Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC.
Phạm vi nghiên cứu: Là các hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Dịch
vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC từ năm 2008 -2012 và định hướng các năm tiếp theo.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Cơng ty cổ phần Dịch vụ dầu
khí Quảng Ngãi PTSC giai đoạn 2008-2012.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ
dầu khí Quảng Ngãi PTSC.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện với phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử kết hợp với việc thống kê, so sánh và phân tích để làm sáng tỏ thêm
các nội dung nghiên cứu.


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với Cơng ty Cổ phần
Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
đồng thời còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong
nước và những người quan tâm khác.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3 chương, luận văn được
trình bày trong 105 trang, 14 bảng biểu, 06 hình vẽ biểu đồ

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Cơng ty cổ
phần Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Cơng ty cổ phần
Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, song vẫn có thể khẳng định
trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi Công ty, doanh nghiệp kinh
doanh đều nhằm mục đích là lợi nhuận. Nếu duy trì được lợi thế kinh doanh thì
sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này
các doanh nghiệp phải tự xác định hướng kinh doanh, chiến lược kinh doanh cho
mình. Trong mọi thời kỳ phát triển đều phải kinh doanh sao cho phù hợp với sự
thay đổi của mơi trường kinh doanh đó là phân bổ tốt các nguồn lực sẵn có.
Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trước
tiên ta phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như
từng bộ phận kinh doanh.
Có thể nói rằng, sự thống nhất về quan điểm cho rằng phạm trù về hiệu
quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của họat động kinh doanh song lại rất
khó có thể tìm thấy được sự thống nhất trong quan điểm về hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Theo nhà kinh tế học ManfredKulin thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là
một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi dụng và cung cấp các nguồn lực như
thiết bị máy móc nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Chuyên đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể
đạt được lợi nhuận cao nhất nếu doanh nghiệp biết tận dụng mọi khả năng về lao
động và về vốn thì sẽ có mức chi phí cho sản xuất kinh doanh là thấp nhất.
Từ khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ta thấy được rõ hơn hiệu quả
kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh,
nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất như máy móc thiết bị,


6
nguyên nhiên liệu, tiền vốn trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nếu ta xét ở hai khía cạnh: - Hiệu quả

- Kết quả.
- Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình sản
xuất kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó.
Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp, kết quả có thể biểu
hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
Kết quả cịn có thể phản ánh mặt chất lượng của sản phẩm sản xuất kinh
doanh như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
- Hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ, trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất mà trình độ lợi dụng ở đây khơng thể đo bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
mà nó lại là một phạm trù tương đối.
Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là
phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
Nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ta lại nghĩ ngay đến hai chỉ tiêu đó là
chi phí và kết quả đó là mối quan hệ giữa tỷ số và kết quả hao phí nguồn lực.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh, nó hoàn toàn khác với việc so sánh sự
tăng lên của kết quả với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào.

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Chỉ tiêu về năng suất lao động.
Thường đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo năm, ngày,
giờ…. Năng suất lao động không chỉ phản ánh kết quả cơng tác mà cịn trực tiếp
phản ánh khái quát nhất kết quả công tác trong kỳ và thường đạt chỉ tiêu về sử
dụng đánh giá kết quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân phản ánh chỉ tiêu lao động hằng
năm nó phụ thuộc vào nhân tố máy móc thiết bị. Thơng thường nói đến năng suất
lao động ta thường nghĩ ngay đến dây chuyền máy móc cơng nghệ hiện đại và


7

có sự sáng tạo của người lao động để điều khiển được các thiết bị hiện đại mới
nhằm đưa năng suất lao động tăng lên.
Chúng ta đã biết rằng, dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu đều do bàn
tay khối óc con người tạo ra. Vì vậy, cái quan trọng ở đây là ta phải biết phối
hợp nhịp nhàng giữa người vận hành các máy móc thiết bị hiện đại, mà năng
suất lao động lại chủ yếu dựa vào hai vấn đề trên đó là người vận hành máy móc
thiết bị.
Cơng thức:
NSLĐbìnhqn =

∑ giátrịtổngsảnlượng
∑ Sốngườilaođộng

(1.1)

Chỉ tiêu năng suất lao động bình qn ngày của cơng nhân sản xuất ngoài
nhân tố thuộc về bản thân người sử dụng mà năng suất lao động còn phụ thuộc vào
thời gian lao động.
Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày mà nhỏ hơn năng suất
lao động giờ thì nó phản ánh việc sử dụng thời gian số giờ làm việc bình qn của
cơng nhân là kém so với kế koạch và ngược lại nếu như năng suất lao động bình
qn năm của một cơng nhân mà lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày của
một cơng nhân thì nó phản ánh doanh nghiệp sẽ tăng số ngày làm việc trong năm.

1.1.2.2. Chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu về doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: số
lượng, chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Nếu chất lượng sản phẩm tốt giá thành ổn định thì doanh nghiệp sẽ tiêu thụ
được nhiều sản phẩm, lúc này doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên kéo theo cả

đời sống của công nhân sẽ có thu nhập cao.
Doanh thu sản phẩm = Số lượng sản phẩm x giá thành 1 đơn vị sản phẩm.

+ Chỉ tiêu về lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu của mỗi doanh
nghiệp. Tất cả mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có mục tiêu cuối cùng là tối


8
đa hố lợi nhuận, đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp
càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn
đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, điều đó sẽ được phản ánh qua hiệu quả
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
LNDN =

Doanhthucủadoanhnghiệp −

CFSXKD(1.2)

Π
+ Chỉ tiêu về mức thu nhập
Mức thu nhập của người lao động phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh
nghiệp, trình độ quản lý của cán bộ điều hành. Nếu trình độ của người điều hành
tốt vừa có thể lãnh đạo và tìm tịi phương pháp làm giảm thời gian lao động
nhưng sản phẩm vẫn tăng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thu được nhiều lợi nhuận
cao thì mức thu nhập của cơng nhân sẽ ổn định, tăng lên thúc đẩy người công
nhân có trách nhiệm với cơng việc, hăng hái lao động. Nên áp dụng hình thức trả
lương có thưởng để khuyến khích lao động, ngồi ra cịn có nhiều hình thức trả
lương để khuyến khích lao động tăng lợi nhuận đó là khốn sản phẩm, lương
thời gian….

Thunhậpbìnhqn1laođộng =

∑ Chiphítiềnlương
(1.3)
∑ Sốngườilaođộng

1.1.2.3. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản và vốn.
Vốn kinh doanh được thể hiện bằng toàn bộ tiền lương, toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp bao gồm:
+ Tài sản cố định: Nhà cửa, kho tàng, đất đai,…
+ Tài sản lưu động như: Tiền , bản quyền, ngân phiếu,…
Xét trên góc độ chu chuyển vốn thì lại chia làm hai loại:
+ Vốn lưu động đó là số vốn dùng để mua sắm các máy móc thiết bị, sản phẩm…
Tài sản lưu động là giá trị của nó bị dịch chuyển một lần hoàn toàn trong
một chu kỳ kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào biết sử dụng vốn quay vòng càng
nhiều thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận lớn.


9
+ Vốn cố định là số vốn dùng để mua sắm tài sản cố định vốn này sẽ được
dịch chuyển dần qua từng phần và qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh.

a) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, bao gồm
các chỉ tiêu chủ yếu sau:
* Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định (VCĐ)
Sức sinh lờicủaVCĐ =

Lợinhuậnthuần
(1.4)

VCĐbìnhqn

Trong đó: Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán - chi phí
bán hàng - chi phí quản lý
Chỉ tiêu này còn gọi là hệ số doanh lợi của VCĐ, nó cho biết một đồng VCĐ
bình qn mang lại mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ.
* Chỉ tiêu VCĐ cho một lao động
VCĐcho1lao động =

VCĐbìnhquân
(1.5)
Sốlaođộngbìnhquân

Chỉ tiêu này cho biết xu hướng có tính hợp lý của việc tăng TSCĐ cho một
lao động.

b) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Sức sản
xuất, sức sinh lời của VLĐ
Sứcsảnxuấtcủa VLĐ =

Tổngdoanhthuthuần
(1.6)
Vốnlưuđộngbìnhquân

Sức sản xuất của VLĐ cho biết một đồng VLĐ làm ra mấy đồng doanh thu
thuần trong kỳ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ vận động không ngừng, thường
xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu sau:


10

Sốvịngquaycủavốnlưuđộng =

Tổngdoanhthuthuần
(1.7)
Vốnlưuđộngbìnhqn

Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại, chỉ tiêu này còn
được gọi là hệ số ln chuyển.
Thờigiancủamộtvịnglnchuyển =

Thờigiancủakỳphântích
(1.8)
SốvịngquaycủaVLĐtrongkỳ

Vốnlưuđộng
x360
Doanhthu
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một
=

vịng. Thời gian này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.


c) Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nói chung
Ngồi việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng VCĐ, VLĐ,
chúng ta cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong
những nội dung phân tích được các nhà Đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm một cách
đặc biệt, vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả hiện tại cũng như trong tương lai. Để
đánh giá khả năng sinh lời của vốn, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệsốsinhlờicủavốn =

Lợinhuậntrướcthuế
Tổngtàisản

(1.9)

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn
Đầu tư. Đây còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn Đầu tư.
Hệsố sinh lợidoanhthuthuần =

Lợinhuận

(1.10)
Doanhthuthuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi
nhuận. Trong công thức trên chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế
hoặc sau thuế, lợi tức hoặc lợi tức gộp.

1.1.2.4. Chỉ tiêu về doanh lợi.
Quan tâm xem xét, đây là nhóm chỉ tiêu và là thước đo quyết định đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về doanh lợi bao gồm các chỉ tiêu như:



11
- Doanh lợi tồn bộ vốn kinh doanh.
D

=

Π +Π
V

x100(%)(1.11)

Trong đó:
D: Hiệu quả mức doanh lợi.
là doanh lợi vốn kinh doanh.

D
Π

là lãi ròng.

Π

là lãi vốn vay.

V

là vốn kinh doanh.
cho biết một đồng vốn kinh doanh cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận.


D

Lợinhuậntrướcthuế
Π
=
x100(%)(1.12)
V
V
- Doanh lợi vốn tự có:

D

=

Có nhiều nhà quản trị học cho rằng phải xem xét xem chỉ tiêu doanh lợi
vốn tự có, có phải là mơ hình lựa chọn về kinh tế hay không.
Thực chất doanh thu bán hàng của một kỳ tính tốn chính là việc sử dụng
vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp, hơn nữa chỉ tiêu này cịn có hạn chế là
nếu đánh giá hiệu quả kinh doanh thơng qua chỉ tiêu này thì doanh nghiệp đi vay
vốn càng nhiều thì dẫn tới hiệu quả kinh doanh sẽ rất cao.
D

=

Π
x100(%)(1.13)
V

Trongđó:
D

V

là doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ tính tốn.
là tổng vốn tự có của một thời kỳ.

- Doanh lợi của doanh thu bán hàng.
Π
x100(1.14)
V
doanh lợi của doanh thu bán hàng của một thời kỳ.
D (%) =

Với D

TR: doanh thu bán hàng của thời kỳ tính tốn chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
theo chi phí.


12
+ Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh của một thời kỳ:
H

(%) =

TR
TC

x100(1.15)

Trong đó:

H

: Hiệu quả kinh doanh tính theo tiềm năng.

TR: Doanh thu bán hàng của thời kỳ tính tốn.
TC

: Tính chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.

Chú ý: Nếu không xác định được doanh thu bán hàng có thể sử dụng chỉ
tiêu giá trị tổng sản lượng của thời kỳ thay thế cho chi phí kinh doanh của sản
phẩm tiêu thụ trong kỳ.
+ Hiệu quả kinh doanh theo tiềm năng của một thời kỳ.
H

(%) =

TC
TC

x100(1.16)

Trongđó:
H

: Là hiệu quả kinh doanh tính theo tiềm năng

TC

: Chi phí kinh doanh thực tế phát sinh của kỳ


TC

: Chi phí kinh doanh phải đạt.

1.1.2.5. Một số chỉ tiêu kinh doanh bộ phận.
a) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Để đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh người ta thường sử
dụng các chỉ tiêu như:
* Số vòng quay tồn bộ vốn kinh doanh.
SV

=

TR
(1.17)
V

Trong đó:
SV

là số vịng quay của vốn kinh doanh.

Nếu số vịng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng nhiều.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bởi chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
tài sản vốn cố định.


13


H

TSCD

=

ΠR
TSCĐG

(1.18)

Trong đó:
TSCD

H

là hiệu suất sử dụng tài sản cố định
G

TSCĐ là tổng giá trị tài sản bình quân trong kỳ.
Tổng giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ là tổng giá trị còn lại
của tài sản cố định, được tính theo nguyên giá của tài sản cố định sau khi đã trừ đi
phần hao mịn tích luỹ đến thời kỳ tính tốn.
G

TSCĐ = Ngun giá tài sản cố định- Giá trị đã hao mòn.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong kì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Ở đây đã thể hiện được trình độ và khả năng sử dụng tài
sản cố định và sinh lời trong sản xuất kinh doanh.
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định để từ đó xác định

tính hiệu quả và ngun nhân của việc sử dụng khơng có hiệu quả ài sản cố định,
thông thường là do đầu tư vào tài sản cố định không dùng đến, sử dụng tài sản cố
định không hết công suất.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
H

Đ

=

Π
(1.19)
V Đ

Trong đó:
Đ

H
V

Đ

là hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

là vốn lưu động bình qn kỳ tính tốn.

Vốn lưu động bình qn kỳ tính tốn chính là giá trị bình qn của vốn
lưu động có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh thơng qua chỉ

tiêu số vịng ln chuyển vốn lưu động trong năm.
SV

Đ

=

TR
(1.20)
V Đ


14
Với SV

Đ

là số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm. Nghịch đảo

của chỉ tiêu trên là chỉ tiêu số ngày bình quân của một kỳ luân chuyển vốn lưu
động.
365
365V Đ
=

(1.21)
TR
SV Đ
là số ngày bình qn của một vịng ln chuyển vốn lưu động.
=


SV

SV

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận: Chỉ tiêu này được
xác định bằng tích của tỷ suất lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh với số
vòng luân chuyển vốn lưu động.
TR
Π
x Đ (1.22)
TR V
* Hiệu quả góp vốn trong cơng ty cổ phần được xác định bởi tỷ
Đ

H

=

suất lợi nhuận của vốn cổ phần.
(%) =

D

Π
(1.23)
V

VCP


D

là tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần.

CP

V

là vốn cổ phần trong kỳ tính tốn.

Vốn cổ phần bình qn được xác định theo cơng thức:
CP

V

= SCP * CP

(1.24)

CP là giá trị mỗi cổ phiếu.
SCP là số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành. Số lượng cổ phiếu
bình qn cổ phiếu đang lưu thơng được tính bằng:
SCP = SCPDN + S
SCP DK là số cổ phiếu đầu năm.
S số cổ phiếu tăng (giảm) bình quân trong năm.
Số cổ phiếu thay đổi trong năm được xác định theo công thức:
∑ SiNi
(1.25)
365
Si là số lưọng cổ phiếu phát sinh lần thứ i ( Si <0 nếu thu hồi).

S =


15
Ni là số ngày thu hồi cổ phiếu trong năm.
S <0 là lượng cổ phiếu kỳ tính tốn giảm.

b) Hiệu quả sử dụng lao động:
Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất
lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu
năng suất lao động, mức sinh lời và hiệu suất tiền lương.
* Năng suất lao động: Năng suất lao động bình qn của một thời kỳ tính
tốn được xác định:
K
(1.26)
AL
AP : là năng suất lao động bình quân của kỳ tính tốn.
AP =

K: là kết quả tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
AL: là số lao động bình qn.
Thời gian của kỳ tính tốn thường là một năm, năng suất lao động năm
chịu ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thời gian lao động trong năm, đến số ngày
làm việc trong năm, số giờ làm việc trong ngày và ảnh hưởng đến năng suất lao
động bình qn của mỗi giờ. Chính vì vậy nên năng suất lao động bình qn
năm được tính theo thời hạn ngắn hơn đó là:
Năng suất lao động bình qn giờ:
AP =


AP
(1.27)
N. C. G

Trongđó:
G

AP là năng suất lao động bình qn giờ.
N số ngày làm việc bình quân năm.
C là số ca làm việc trong ngày.
G là số giờ làm việc bình quân/ca làm việc.
* Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:


16
Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động cịn có chỉ tiêu mức sinh lời bình
quân của một lao động cũng thường được sử dụng, mức sinh lời cho ta biết mỗi
lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính tốn.
=

Π

Π
(1.28)
L

Trongđó:
BQ

Π


là lợi nhuận bình qn do lao động tạo nên trong kỳ tính tốn.

L là số lao động làm việc bình quân trong kỳ.
* Chỉ tiêu về hiệu suất tiền lương.
Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt tới kết
quả cụ thể như thế nào. Kết quả có thể là doanh thu hay lợi nhuận, nếu lấy kết
quả để tính tốn là doanh thu sẽ có:
=

Π

Π
(1.30)
∑ TLĐ

W

Với Π là hiệu suất tiền luơng của một kỳ tính tốn.
∑ TL là tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng.

c) Hiệu quả sử dụng ngun vật liệu.
SV

=

NVL
(1.31)
NVLĐ


Trong đó:
SV

là số vịng ln chuyển nguyên vật liệu trong kỳ.

NVL

là giá vốn nguyên vật liệu đã dùng.

NVLĐ là giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ của kỳ tính tốn.
* Vịng ln chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang:
SV

Đ

=

∑ HHCB
VT Đ

(1.32)

SPĐ

SV

là số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang.

∑ HHCB là tổng giá thành hàng hoá đã chế biến.
ĐT


VT

là giá trị vật tư dự trữ trong kỳ tính tốn.


17
Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này sẽ có giá trị lớn phản ánh doanh nghiệp giảm
được chi phí kinh doanh cho dự trữ nguyên vật liệu, giảm bớt nguyên vật liệu tồn
kho làm tăng vòng quay của vốn lưu động, ngoài ra để sử dụng nguyên vật liệu
có hiệu quả người ta phải đánh giá mức thiệt hại mất mát nguyên vật liệu trong
quá trình dự trữ.

d) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Ngoài các chỉ tiêu trên ta cịn có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố
định thông qua các hệ số chỉ tiêu tận dụng cơng suất máy móc thiết bị:
H

=

Q
Q

(1.33)

Trong đó:
H

là hệ số tận dụng cơng suất máy móc thiết bị.


Q

là sản lượng thực tế đạt được.

Q

là sản lượng thiết kế.

Nhiều chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp được tính tốn khơng chỉ
riêng ở phạm vi doanh nghiệp mà cịn có ở các bộ phận nhỏ bên trong doanh
nghiệp, việc phân chung.

1.1.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh:
1.1.3.1. Phương pháp so sánh:
Mục đích, điều kiện áp dụng:
- Mục đích: Thơng qua so sánh cho phép xác định được sự biến động chung
của chỉ tiêu phân tích để từ đó kết hợp với các phương pháp khác xác định mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
- Điều kiện áp dụng:
+ Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu so sánh
+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu: khi so sánh cần
lựa chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo 1 phương pháp thống nhất.


×