Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương pháp thi công xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại khu đô thị quận 2, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 119 trang )

B giáo dục v đo tạo
trờng đại học mỏ - ®Þa chÊt

PHẠM VĂN SÁNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM KỸ THUẬT
TẠI KHU ĐÔ TH QUN 2, THNH PH H CH MINH

luận văn thạc sÜ kü thuËt

HÀ NỘI 2013


B giáo dục v đo tạo
trờng đại học mỏ - ®Þa chÊt

PHẠM VĂN SÁNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM KỸ THUẬT
TẠI KHU ĐÔ THỊ QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Kỹ thuật xõy dng cụng trỡnh ngm
Mó s: 60580204

luận văn thạc sĩ kü thuËt
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Võ Trọng Hùng

HÀ NỘI 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Phạm Văn Sáng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANG MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG
KỸ THUẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........................................................ 5
1.1. Tổng quan .........................................................................................................5
1.2. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật trên Thế giới....8
1.3. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại
Việt Nam ...............................................................................................................14
1.4. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại các
khu công nghiệp và khu đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................16
1.4.1. Ưu điểm của hệ thống đường hầm kỹ thuật.............................................17
1.4.2. Nhược điểm của hệ thống đường hầm kỹ thuật .......................................17
1.5. Nhận xét Chương 1.........................................................................................18
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG
HẦM KỸ THUẬT ......................................................................................................... 19

2.1. Tổng quan .......................................................................................................19
2.1.1. Căn cứ để lựa chọn công nghệ thi công phù hợp.....................................19
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của công tác thi công hệ thống ngầm .................21
2.2. Các phương pháp thi công ..............................................................................22
2.2.1. Phương pháp thi công lộ thiên .................................................................23
2.2.2. Phương pháp thi công ngầm ....................................................................33
2.2.3. Phương pháp thi công hỗn hợp ngầm-lộ thiên.........................................48
2.2.4. Phương pháp thi cơng hệ thống Đường hầm bằng kích-đẩy-nén-ép .......51
2.5. Phân tích đánh giá hiệu quả, khả năng áp dụng phương pháp thi công xây
dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................52
2.5.1. Khi ngầm hóa ...........................................................................................52
2.5.2. Khi đặt nổi ...............................................................................................54
2.5.3. Điều kiện và khả năng áp dụng hệ thống cơng trình ngầm kỹ thuật .......55
2.6. Tổng hợp, nhận xét và đề xuất chọn phương pháp thi công xây dựng hệ
thống đường hầm kỹ thuật phù với với điều kiện địa chất và địa hình tại khu
vực quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................57
2.7. Nhận xét Chương 2.........................................................................................57


CHƯƠNG 3: NHU CẦU QUY MÔ PHÁT TRIỂN VÀ ĐIỀU KIỆN XÂY
DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM KỸ THUẬT TẠI QUẬN 2, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................................... 59
3.1. Hiện trạng hệ thống đường hầm kỹ thuật khu vực quận 2, Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai ..........................................59
3.2. Tổng quan về điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn, điều kiện xây dựng
khu vực quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................60
3.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo .....................................................................60
3.2.2. Các đặc điểm về điều kiện địa chất .........................................................60
3.2.3. Các đặc điểm về khí hậu thủy văn ..........................................................63
3.3. Nhu cầu và quy mô phát triển hệ thống đường hầm kỹ thuật tại khu vực

quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................65
3.3.1 Nhu cầu phát triển .....................................................................................65
3.3.2 Quy mô phát triển .....................................................................................66
3.4. Yêu cầu về hệ thống đường hầm kỹ thuật tại khu vực quận 2, Thành phố
Hồ Chí Minh ..........................................................................................................67
3.4.1. Yêu cầu đối với quy hoạch hạ tầng .........................................................67
3.4.2. Các yêu cầu khi thiết kế đường khu dân cư .............................................68
3.4.3. Những yêu cầu khi thiết kế hè khu dân cư ..............................................69
3.4.4. Những yêu cầu về cách bố trí cơng trình ngầm đưới hè khu dân cư .......69
3.4.5. Yêu cầu đối với việc đấu nối ...................................................................70
3.5. Đặc điểm cơng trình ngầm đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh ..........................71
3.5.1. Đặc điểm về tính tốn ..............................................................................71
3.5.2. Đặc điểm về biện pháp thi công, về kinh tế, xã hội .................................71
3.6. Nhận xét Chương 3.........................................................................................72
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ
THỐNG ĐƯỜNG HẦM KỸ THUẬT TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM
QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................. 73
4.1. Tổng quan về Khu đơ thị mới Thủ Thiêm......................................................73
4.2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết kế quy hoạch tuyến, tính tốn xác
định kích thước mặt cắt ngang đảm bảo các tuyến hạ tầng kỹ thuật .....................75
4.2.1. Phương pháp bố trí riêng rẽ .....................................................................75
4.2.2. Ưu nhược điểm của hình thức bố trí riêng rẽ ..........................................78
4.2.3. Bố trí chung trong một đường hào...........................................................79
4.2.4. Hình thức bố trí trong cống, bể kỹ thuật ..................................................81
4.2.5. Bố trí đường dây, đường ống kỹ thuật trong tuy nen ngầm ....................82


4.3. Nghiên cứu đề xuất bố trí các tuyến đường hầm kỹ thuật tại khu Đô thị
mới Thủ Thiêm, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................87
4.3.1. Hình thức bố trí trong tuy nen kỹ thuật ...................................................87

4.3.2. Hình thức bố trí trong hào kỹ thuật .........................................................88
4.4. Đề xuất các phương pháp xây dựng khả thi các đường hầm kỹ thuật tại
khu đô thị mới Thủ Thiêm.....................................................................................89
4.4.1. Biện pháp đào hở sử dụng tường cừ bằng gỗ với thanh chống ...............90
4.4.2. Biện pháp đào hở sử dụng tường cừ bằng cọc ván thép và thanh
chống ..................................................................................................................91
4.4.3. Biện pháp kích đẩy ..................................................................................94
4.5. Phân tích lựa chọn phương pháp thi cơng xây dựng hệ thống đường hầm
kỹ thuật thuật phù hợp tại khu Đơ thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Thành phố Hồ
Chí Minh ..............................................................................................................101
4.6. Phương pháp thi công xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật thuật tại
khu Đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh ...........................102
4.6.1. Thi công các hạng mục ..........................................................................102
4.6.2. Thi công ép cọc cừ Larsen .....................................................................102
4.6.3. Thi cơng đào móng ................................................................................103
4.6.4. Thi cơng lớp lót cát đáy .........................................................................103
4.6.5. Thi cơng hạ tuy nen ...............................................................................104
4.6.6. Thi công tuy nen ....................................................................................104
4.6.7. Thi công lấp cát .....................................................................................104
4.7. Một số vấn đề đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống đường hầm kỹ thuât và
phòng ngừa các sự cố trong q trình thi cơng xây và trong việc khai thác vận
hành khi đi vào sử dụng.......................................................................................105
4.8. Nhận xét Chương 4.......................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 110


DANG MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân tích các khả năng áp dụng của biện pháp bảo vệ thành hố đào ............ 26
Bảng 2.2. Lựa chọn phương pháp đào hầm căn cứ vào tính chất của đất đá................. 39

Bảng 2.3. Phạm vi áp dụng của các giải pháp đặc biệt tùy theo yêu cầu bảo vệ ........... 39
Bảng 2.4. So sánh ưu nhược điểm của phương pháp thi cơng hầm dìm và hầm thi
công bằng khiên đào ........................................................................................ 41
Bảng 2.5. Những đặc điểm khác biệt cơ bản của kết cấu chống đỡ sử dụng cho công
nghệ NATM so với các công nghệ truyền thống ........................................... 45
Bảng 2.6. So sánh ưu nhược điểm công nghệ thi công đào hở và công nghệ thi cơng
đào kín.............................................................................................................. 48
Bảng 3.1. Các đặc trưng cơ lý của lớp đất nền cơng trình.............................................. 61
Bảng 4.1. Các tuyến đường chính trong khu đơ thị Thủ Thiêm .................................... 74


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hầm khai thác mỏ Excelsior (Anh) .................................................................. 6
Hình 1.2. Đường hầm thốt nước dẫn đến thành phố cổ Jerusalem ................................ 6
Hình 1.3. Thành phố ngầm Montreal, Canada ............................................................... 7
Hình 1.4. Các cơng trình ngầm trong đơ thị ................................................................... 9
Hình 1.5. Mặt cắt ngang đường hầm SMART ............................................................. 10
Hình.1.6. Đường ngầm dẫn nước, giao thơng của Lybia trong thời gian đang được
thi công hồi năm 1983 bằng phương pháp thi cơng lộ thiên .......................... 13
Hình 1.7. Hầm chui Tân Tạo cắt ngang QL1A. ............................................................. 16
Hình 1.8. Hầm Thủ Thiêm vượt sơng Sài Gịn............................................................... 17
Hình 2.1. Các giải pháp bảo vệ thành hào theo điều kiện thi cơng .............................. 25
Hình 2.2. Các phương án thi cơng với thành hào nghiêng ........................................... 27
Hình 2.3. Phương án khơng có a)và có khoảng hở b)giữa tường và kết cấu cơng
trình ngầm ...................................................................................................... 28
Hình 2.4. Thi cơng tường cừ cọc nhồi .......................................................................... 29
Hình 2.5. Thi cơng theo phương pháp hạ chìm kết hợp đê quai ................................... 31
Hình 2.6. Phương án đón vật kiến trúc phía trên ........................................................... 32
Hình 2.7. Ví dụ một số dạng kết cấu đón đỡ cơng trình kiến trúc ................................ 33
Hình 2.8. Biểu đồ các phương pháp thi cơng ngầm ...................................................... 34

Hình 2.9. Các phương pháp thi công chống tạm trong đất bằng phương pháp ngầm . 35
Hình 2.10. TBM được sử dụng để thi cơng thủy điện Đại Ninh .................................. 43
Hình 4.1. Tổng thể khu đơ thị Thủ Thiêm Quận 2 ....................................................... 73
Hình 4.2. Bố trí hệ thống hạ tầng trong một đường hào ............................................... 80
Hình 4.3. Bố trí hệ thống hạ tầng trong tuy nen ............................................................. 84
Hình 4.4. Các loại Tuy nen ngầm ................................................................................... 85
Hình 4.5. Hầm kỹ thuật tại Đại lộ vòng cung ................................................................ 88
Hình 4.6. Phương pháp đào hở tường cừ bằng gỗ với thanh chống .............................. 90
Hình 4.7. Phương pháp đào hở tường cừ bằng thép với thanh chống ........................... 91
Hình 4.8. Cơng nghệ thi cơng kích đẩy .......................................................................... 95
Hình 4.9. Thi cơng kích đẩy ống cống tại giếng kích ................................................... 95
Hình 4.10. Vận chuyển đất tại giếng kích ..................................................................... 96


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây và xu hướng phát triển trong tương lai, các khu
đô thị không ngừng mở rộng cả về quy mơ phát triển và cơ sở hạ tầng. Do đó,
khối lượng các cơng trình nhà ở và cơng trình cơng cộng sẽ khơng ngừng gia
tăng, đi cùng với đó là sự phát triển liên tục của mạng lưới hạ giao thông vận tải,
hạ tầng kỹ thuật bên trong các khu đô thị nhằm tạo sự kết nối giao thông thông
suốt, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân.
Sự phát triển không ngừng của mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị là sự suy
giảm nhanh chóng diện tích tự nhiên, vốn là nguồn tài ngun thiên nhiên có hạn
tại các khu đơ thị trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Do đó, việc quy hoạch hạ
tầng đơ thị sao cho đảm bảo nhu cầu phát triển ln là bài tốn khó khăn và phức
tạp. Hiện nay, để giải quyết bài toán trái chiều giữa nhu cầu phát triển và khả
năng đáp ứng quỹ đất cho các khu đô thị, hoặc phải mở rộng diện tích tự nhiên,

hoặc phải thay đổi quy hoạch phát triển đơ thị, kết hợp tìm kiếm các nguồn quỹ
đất khác đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Trong đó, vấn đề mở rộng phát triển
khu đơ thị xuống các tầng sâu trong lòng đất, đặc biệt là phát triển mạng lưới
ngầm kỹ thuật được xem là bài toán tối ưu và hiệu quả, vừa tiết kiệm nguồn quỹ
đất trên mặt phục vụ cho các nhu cầu khác nhau, vừa mang lại nhiều lợi ích phát
sinh, mang lại cảnh quan văn minh cho các đơ thị.
Nói chung, các cơng trình được gọi là ngầm nếu như phần chính của
chúng hoàn toàn nằm dưới mặt đất theo quan điểm khai thác. Các cơng trình
ngầm trong một khu đơ thị hiện đại bao gồm nhiều loại hình tương ứng với
nhiều chức năng khác nhau như hệ thống giao thông, kho bãi, trung tâm thương
mại, hệ thống đường ngầm kỹ thuật.... Trong số các cơng trình ngầm đơ thị hiện
nay, cơng trình mang mục đích phục vụ cho giao thơng, chiếm số lượng khá lớn,
mặc dù chúng có thể khác nhau về mặt cơng dụng, sơ đồ quy hoạch, vị trí bố trí,
chiều sâu hay biện pháp thi cơng.


2

Việc xây dựng cơng trình ngầm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa chất,
địa chất thủy văn và địa hình của khu vực xây dựng nên việc áp dụng các biện
pháp thi cơng cũng mang tính khu vực. Do đó để có biện pháp thi cơng phù hợp
nhất với từng khu vực xây dựng thì cần phải có các giải pháp nghiên cứu và đề
xuất cụ thể. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp thi công phù hợp với điều kiện
địa kỹ thuật là một việc làm hết sức cần thiết.
Theo số liệu thống kê năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích
2095 km2 và dân số là 7.521.138 người hiện là thành phố lớn nhất cả nước. Mật
độ dân số của thành phố hiện nay là 3590 người/km2. Trung bình từ năm 2005
đến 2011, tốc độ tăng dân số bình quân tại thành phố là 10%, cao hơn gần gấp 2
lần so với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của cả nước [4]. Thông thường thành phố từ
3 triệu dân trở lên là đã u cầu cần có giao thơng ngầm. Với quy mơ thành phố

như hiện nay, việc xây dựng hệ thống giao thông ngầm là thực sự cần thiết và
cấp bách. Địa chất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh là địa chất yếu có chiều
dày khá lớn, ngồi ra cịn có đặc điểm địa hình, nền móng cơng trình đặc thù.
Việc xây dựng đường hầm trong vùng đất yếu là một bài tốn cơng trình khá
phức tạp, đặc biệt là trong các đô thị đã xây dựng các nhà dân dụng và cơng
nghiệp có quy mơ lớn, có mật độ giao thơng lớn, có hệ thống cơng trình hạ tầng
kỹ thuật ngầm phức tạp. Trong những điều kiện như vậy, việc đào hầm trong
vùng đất yếu sẽ kéo theo lún mặt đất và hậu quả của nó là biến dạng nhà cửa,
phá hoại cuộc sống bình thường của đơ thị. Do đó việc nghiên cứu để có giải
pháp thi cơng phù hợp là việc làm hết sức cần thiết.
Nghiên cứu sẽ góp phần làm chính xác hóa các giải pháp thi công, phù
hợp với điều kiện thực tế khu vực và giảm thiểu chi phí xây dựng cơng trình,
giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình thi công và khai thác là một yếu tố
rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn cao. Do đó việc "Nghiên cứu đề xuất phương pháp thi công


3

xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại khu vực quận 2- Thành phố Hồ Chí
Minh" là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất và lựa chọn phương pháp thi
công phù hợp khi thi công xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại khu đô thị
quận 2,Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống đường hầm kỹ thuật thi công
theo phương pháp lộ thiên và phương pháp ngầm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương pháp thi công hệ thống đường
hầm kỹ thuật ở mức nông tại khu đô thị quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề giao thông hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng quan các phương pháp thi cơng hệ thống đường hầm kỹ thuật bố
trí ở mức nông trong khu vực đô thị.
- Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật khu vực dự kiến bố trí đường hầm kỹ
thuật tại khu đô thị quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu đề xuất lựa chọn phương pháp thi công tối ưu áp dụng để thi
công xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật bố trí nơng tại khu đơ thị quận 2,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là phương pháp tổng
hợp: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp nghiên
cứu, phương pháp đánh giá.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã nghiên cứu lựa chọn được phương pháp
thi công xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật bố trí nông phù hợp với điều kiện
địa kỹ thuật tại khu đơ thị quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.


4

Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm góp phần
định hướng cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý xây dựng hệ thống công trình
ngầm và là tài liệu khoa học tham khảo cho các đơn vị thi công xây dựng hệ thống
đường hầm kỹ thuật.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 4 chương, và kết luận được trình bày
trong 111 trang với 28 hình vẽ và 08 bảng.
Đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương pháp thi công xây dựng hệ thống
đường hầm kỹ thuật tại khu đô thi quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh" có phạm vi

nghiên cứu rộng, trong khi đó bản thân tác giả cịn ít kinh nghiệm về thi công
cũng như lý luận trong phạm vi nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo GS.TS. Võ Trọng Hùng. Qua đây tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo GS.TS. Võ Trọng Hùng và các Thầy, Cô trong Bộ môn xây
dựng cơng trình ngầm và mỏ Trường Đại học Mỏ-Địa chất đã hướng dẫn tận
tình để bản thân có thể hồn thành tốt bản luận văn này. Ngồi ra, trong q
trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
giáo, cơ giáo trong Khoa Xây dựng. Sự giúp đỡ của các thầy, cô trong Khoa
Đào Tạo Sau Đại Học và bạn bè đồng nghiệp. Một lần nữa tác giả xin chân
thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy giáo, cô giáo, các tác giả
và bạn bè đồng nghiệp.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG
HỆ THỐNG ĐƯỜNG KỸ THUẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan
Từ xa xưa, con người sống trong các hang đá và hang đất để tránh các tác
động của thiên nhiên và để tự bảo vệ mình. Nền văn minh nơng nghiệp, văn
minh công nghiệp đã giúp cho con người biết xây dựng nhà ở, đường sân bay,
bến cảng và các cơng tình hạ tầng khác để sống và làm việc. Trong hơn 100 năm
qua, con người có xu hướng khai thác khơng gian ngầm và cơng trình ngầm
trong các đơ thị. Các khơng gian ngầm và cơng trình ngầm được xây dựng, khai
thác và sử dụng cho các mục đích ở, làm việc, bán hàng, giao thơng, chống chiến
tranh, thốt nước, cấp nước….
Cơng trình ngầm là khoảng khơng gian ngầm có kích thước nhất định
được xây dựng toàn bộ (hoặc một phần) trong lịng đất nhằm phục vụ cho một

hoặc một nhóm các chức năng nào đó. Giải pháp xây dựng - sử dụng tổ hợp cơng
trình ngầm có cơ sở khoa học và thực tiễn do các nguyên nhân sau đây:
Bất cứ một cơng trình nhân tạo trên mặt đất được xây dựng bằng vật liệu
hoặc kết cấu bê tông thông dụng nhất hiện nay đều có độ bền nhỏ hơn độ bền
của nhiều loại đá có trong vỏ quả đất. Trung bình đá cứng có độ bền kéo
khoảng1,5÷2 lần và độ bền nén khoảng 4÷5 lần lớn hơn độ bền tương ứng của bê
tông;
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ và Nhật Bản cho
thấy xung lực địa chấn các vụ động đất sẽ gây nên những tác động nhỏ hơn
nhiều lần tác dụng lên công trình ngầm so với các cơng trình tương tự xây dựng
trên mặt đất .
Từ thời thượng cổ con người đã biết đào các hầm ngầm đặc biệt để khai
thác quặng mỏ và than đá. Người La Mã đã xây dựng các đường hầm ngầm thủy
lợi đến nay vẫn còn tốt.


6

Hình 1.1 Hầm khai thác mỏ Excelsior (Anh) (Nguồn: Internet)

Hình 1.2 Đường hầm thoát nước dẫn đến thành phố cổ Jerusalem
(Nguồn: Internet)
Gắn liền với sự phát triển của thiết bị và phương tiện thi công, đường hầm
hiện đại đầu tiên là đường hầm Malpas qua kênh đào Midi dài 173 m được xây
dựng ở Pháp vào năm 1679-1681.
Đường hầm càng phát triển khi vận chuyển đường sắt phát triển vào thế
kỷ 19, 20 để vượt qua các chướng ngại vật tự nhiên.
Dưới đây là một số đường hầm tiêu biểu trên thế giới qua các thời kỳ
như sau:



7

- Năm 1972-1982 đường hầm Päijänne được xây dựng để dẫn nước từ hồ
Päijänne để cung cấp nước sạch cho các thành phố ở phía Bắc Phần Lan. Đây
được coi là đường hầm dài nhất thế giới hiện nay với L=120 km.
- “Thành phố Ngầm Montréal” là tên thường gọi của một hệ thống không
gian ngầm đô thị lớn nhất thế giới, được bắt đầu phát triển từ 1962 cho đến nay,
bao trùm hơn 40 ô phố với hơn 30 km tuyến đi bộ ngầm, cho phép người đi bộ
không cần ra ngồi trời giá lạnh mùa đơng để đi đến hầu hết các cơng trình quan
trọng của khu trung tâm mới của thành phố Montréal: các trạm metro và trạm xe
buýt quan trọng, ga xe lửa, các cao ốc văn phòng, khách sạn, khu thương mại,
trường đại học, rạp hát, và thậm chí cơng trình thể thao. Thiết kế các tuyến đi bộ
trong hệ thống này khá đa dạng, có khi là một tuyến ngầm dưới lịng đất hoặc
băng qua một không gian lớn bán hầm không cột ở giữa với các cửa hàng lớn nhỏ
ở xung quanh. Hoặc băng qua một khu vực có nhiều quầy hàng phục vụ ăn uống
nhanh ở tầng trệt nhìn ra đường, hoặc thỉnh thoảng nối kết với các tuyến đi bộ trên
không và không gian sảnh nội cao hàng chục tầng của một phức hợp thương mại
dịch vụ và văn phòng cao tầng. Tồn bộ hệ thống có trên 100 lối vào chính của hệ
thống ngầm trải rộng trên một diện tích trên 1 km2, phía trên các lối vào chính này
thường là các tổ hợp cơng trình đa chức năng hoặc chung cư cao tầng.

Hình 1.3 Thành phố ngầm Montreal, Canada [17]


8

- Năm 1988, tổng chiều dài đường hầm Matxcơva là 224 km với 135 ga.
- Năm 2005, hệ thống xe điện ngầm của Nga kỷ niệm 70 năm thành lập
với 276km đường hầm và 170 nhà ga. Hệ thống này phục vụ đến 9 triệu lượt

người/ngày. Đường hầm này bố trí trong các lớp đất tốt và đá trầm tích sinh hóa
(đá vơi).
- Năm 1991 nước Anh và nước Pháp xây dựng đường hầm xuyên qua eo
biển Manche nối liền nước Anh và nước Pháp mang tên Euro Tunnel dài 50 km
(trong đó có 37,5 km nằm sâu cách mặt nước biển khoảng 100 m) hồn thành
năm 1994. Cơng trình được đánh giá là kỳ quan kỹ thuật ngầm giữa Anh và Pháp.
Nhiều đoạn của đường hầm đi qua khu vực có cấu tạo là đá (đá phấn).
- Năm 1995 Trung Quốc đã xây dựng hầm đường bộ kép Tần Lĩnh dài
nhất thế giới có chiều dài 18,02 km. Đường hầm được hoàn thành năm 1997,
được đánh giá là một thành tựu lớn của Trung Quốc.
- Năm 1988, sau 20 năm xây dựng đã hoàn thành con đường hầm đường
sắt Sei-kan dưới biển nối liền hai hòn đảo ở Nhật dài 53,9 km trong đó 23,3 km
nằm cách dưới đáy biển 100 m. Đường hầm này băng qua một số khu vực có đất
yếu nên trong q trình thi cơng sử dụng nhiều phương pháp xử lý nền.
1.2. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật trên
Thế giới
Hệ thống mạng kỹ thuật ngầm được gọi chung cho hệ thống các tuyến ống
ngầm, tuynel ngầm phục vụ cho hệ thống cấp, thoát nước, cung cấp năng lượng
(điện, khí đốt), mạng cáp quang, mạng thơng tin truyền tin trong các đơ thị.
Muốn hiện đại hóa, văn minh hóa đơ thị, tăng cường chất lượng cuộc sống cho
nhân dân đô thị, trước hết cần phải xây dựng được hệ thống hạ tầng kỹ thuật đơ
thị, trong đó hệ thống mạng kỹ thuật đơ thị đóng vai trị hàng đầu, cần phải được
hồn thiện trước tiên.
Trong qúa trình thi cơng xây dựng cơng trình ngầm, đặc biệt là ở các nước
công nghiệp phát triển, hàng loạt các giải pháp kỹ thuật đã được phát triển và


9

hoàn thiện tùy theo các điều kiện, yêu cầu thi cơng và theo trình độ phát triển

khoa học kỹ thuật. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ cơng nghệ
hiện nay cho phép có thể thi cơng xây dựng các cơng trình ngầm trong mọi điều
kiện địa chất và môi trường khác nhau.
Những tiến bộ này đã thúc đẩy sự phát triển các cơng trình ngầm trong
các lĩnh vực khác nhau như giao thông, thủy lợi, cơng trình ngầm trong đơ thị,
các cơng trình bảo vệ quốc phịng, an ninh và đặc biệt là các cơng trình hạ tầng
kỹ thuật thi cơng theo phương pháp lộ thiên, phương pháp ngầm.

Hình 1.4 Các cơng trình ngầm trong đơ thị [10]
Các cơng trình ngầm tiêu biểu:
- Cloaca Maxima là cơng trình ngầm thốt nước đầu tiên trên thế giới,
thuộc thành Roma, được xây dựng vào năm 600 trước cơng ngun để thốt
nước mưa và nước thải. Một số nước Châu Âu sau này đã sử dụng hệ thống thoát
nước để chứa các đường dây, đường ống kỹ thuật và cho ra đời tuynen kỹ thuật.
- Ở Malaysia đã áp dụng giải pháp thông minh cho Thủ đô Kuala
Lumpur đó là xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm để hỗ trợ phòng
chống ngập lụt.


10

Từ năm 1971, tình hình mưa lũ đe doạ nghiêm trọng thủ đơ, chính phủ
Malaysia đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng thốt lũ của các con
sơng. Các phương pháp truyền thống như gia cố và mở rộng lịng dẫn đã tỏ ra
khơng đủ và khơng hiệu quả và càng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Các kết quả nghiên cứu đã dẫn đến giải pháp sử dụng một đường hầm để
lưu trữ nước mưa và sau đó trong giai đoạn thiết kế, một ý tưởng mới xuất hiện
là sử dụng chính đường hầm đó để giải quyết ùn tắc giao thơng. Chính phủ
Malaysia đã phê duyệt dự án SMART và giao quyền chủ đầu tư cho Liên doanh
MMC-Gamuda với sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty tư vấn SSP và Mott

MacDonald.
Định kỳ hàng năm khi mưa lũ xuất hiện, hiện tượng tắc nghẽn giao thông
xảy ra thường xuyên đã có tác động bất lợi về kinh tế&xã hội cho khu kinh
doanh ở trung tâm Kuala Lumpur. Việc dùng một đường hầm để giải quyết nhu
cầu về giao thông và chứa nước mưa của SMART hiện nay là dự án duy nhất
trên thế giới đạt được cùng lúc hai mục tiêu.

Hình 1.5 Mặt cắt ngang đường hầm SMART [5]
Đường hầm được bắt đầu xây dựng vào ngày 25 tháng 11 năm 2003. Hai
máy đào đường hầm (Tunnel Boring Machines-TBM) của Đức đã được sử dụng,


11

bao gồm “Tuah” về phía Bắc và “Gemilang” ở phía Nam. Máy TBM gồm 4
phần, chiều dài bằng toà nhà 20 tầng, trọng lượng tương đương 47 máy bay
Boing. Các bộ phận chính của TBM: đầu khoan, với các lưỡi phay bằng tungsten
để khoan cắt đất đá; buồng áp lực, nơi chứa hỗn hợp betonit để giữ ổn định vách
hố khoan; hệ đẩy thuỷ lực dùng để dịch chuyển máy khoan về phía trước và giữ
đúng vị trí theo thiết kế; khung lắp dựng dùng lắp ghép những vòm bê tông cốt
thép đúc sẵn thành vách hầm. Đặc điểm của máy đào TBM là phế liệu sau khi
đào được nghiền nhỏ, đúc thành các đoạn vòm và lắp ghép với nhau để tạo thành
lớp vỏ ngoài cho đường hầm.
SMART được hoàn thành vào tháng 5 năm 2007. Dự án đã đưa Malaysia
vào bản đồ quốc tế của những kỳ công kỹ thuật: giải quyết hai vấn đề riêng biệt
ở Kuala Lumpur, lũ gây ra bởi những trận mưa lớn và ùn tắc giao thông nghiêm
trọng dọc theo đường phố trong giờ cao điểm. Tổng kinh phí xây dựng đường
hầm là gần 700 triệu USD. Khả năng chứa tổng cộng của SMART (hồ
Berembang Holding, đường hầm và hồ giảm tải Taman Desa) là 3.000.000
m3 nước.

Theo luật pháp Malaysia, phần đất dưới mặt đất thuộc chủ sở hữu tài sản
bên trên. Nếu đường hầm nằm ở phần đất thuộc các chủ sở hữu tư nhân thì Nhà
nước buộc phải mua lại. Để tránh chi phí cao từ việc mua tài sản của tư nhân,
tuyến của đường hầm đã được xác định sao cho hầu hết các bộ phận của nó phải
nằm bên dưới các đường giao thơng chính.
Đường hầm bắt đầu từ ngã ba sông Klang và sông Ampang với một cấu
trúc cống phân lũ gồm 4 bộ cửa cắt sông Klang để từ đó nước lũ chảy vào hồ
Berembang Holding thơng qua một cơ cấu đập tràn-cống lấy nước. Nước từ hồ
được chuyển qua đường hầm và xả ra hồ giảm tải Taman Desa. Nước được chứa
trong hồ trước khi xả vào sông Kerayong qua cơ cấu cửa xả Box Twin.
Các đường hầm dài 11,5 km, đường kính 13,2 m chuyển nước từ hợp lưu
của 2 con sông chảy qua trung tâm Kuala Lumpur, trong đó tại phần giữa đường


12

hầm với chiều dài 3 km, có đường kính tăng gấp đôi, mặt cắt đường hầm được
chia làm 3 phần, 2 phần trên được dùng làm đường cao tốc để giảm ùn tắc giao
thơng tại cửa ngõ chính phía Nam vào trung tâm thành phố, cách 250m có 1 cửa
thốt lũ và khơng khí, độ dốc đường hầm là 1/1000; lưu lượng 30.000 xe/ngày,
tốc độ xe thấp nhất 60 km/h; được điều khiển từ Trung tâm thông qua 220
camera và 72 màn hình.
Trung tâm kiểm sốt SMART hoạt động 24 giờ/ngày. Khi lưu lượng
tăng cao tại các ngã ba, Trung tâm sẽ gửi một tín hiệu để các Trạm kiểm soát
đường cao tốc ra lệnh sơ tán các phương tiện giao thơng ra khỏi đường hầm.
Sau khi đã giải phóng hết các phương tiện giao thơng, nước chảy vào tồn bộ
đường hầm. Khi nước lũ đã rút, đường hầm được làm sạch và cửa hầm được
mở cho giao thông.
Đường hầm hoạt động theo 4 chế độ :
1. Chế độ 1: Khi thời tiết bình thường, khơng mưa hoặc ít mưa - được

phép thông xe trong hầm
2. Chế độ 2: Mưa vừa, khi vận tốc dòng chảy đo được tại ngã ba sông
Klang/sông Ampang (trạm đo lưu lượng “L 4”) đạt 70-150 m3/s. thì chỉ mở cống
lấy nước phía dưới của SMART để chuyển nước đến hồ giảm tải Taman Desa.
Trong số này 50 m3/s sẽ được thải ra trung tâm thành phố. Đường hầm vẫn mở
cửa để thông xe.
3. Chế độ 3: Mưa lũ lớn xảy ra, mơ hình dự báo lũ tại “L 4” đạt 150 m3/s
trở lên. Chỉ thải 10 m3/s ra trung tâm thành phố. Ngừng thông xe trong
hầm. Mưa bão lớn hơn chút ít hoặc dừng lại, nhưng không làm ngập đường hầm
giao thông, đường được mở cửa lại sau thời gian 2÷8 giờ kể từ khi đóng cửa.
4. Chế độ 4: Mưa bão lớn tiếp tục, kéo dài (thường phải xác nhận sau 1÷2
giờ khi chế độ 3 đã được khẳng định). Phần hầm giao thơng được sử dụng hồn
tồn cho thốt lũ, sau khi đã sơ tán triệt để các phương tiện giao thông. Khi lũ rút,
đường hầm sẽ mở cửa để thông xe trong vịng 4 ngày kể từ ngày đóng cửa.


13

- Na Uy chuẩn bị xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt ngầm dưới biển
dài nhất thế giới (482 km), đường kính ống 910,5 mm, nối mỏ khí đốt Aasta
Hansteen với trạm tiếp nhận và xử lí của tập đoàn Royal Dutch Shell trên bán
đảo Nyhamna, với tổng giá trị đầu tư 4 tỷ cuaron Na Uy (hơn 720 triệu USD).
- Đường hầm ngầm dẫn nước, giao thông của Lybia trong thời gian đang
được thi công hồi năm 1983 bằng phương pháp thi cơng lộ thiên.

Hình.1.6. Đường ngầm dẫn nước, giao thông của Lybia trong thời gian đang
được thi công hồi năm 1983 bằng phương pháp thi công lộ thiên
(Nguồn: Internet)
Ở nhiều nước trên thế giới giải pháp đường hầm kỹ thuật (tuy nen) để bố
trí hạ tầng kỹ thuật ngầm được áp dụng. Việc xây dựng hệ thống tuynen kỹ

thuật cũng trở thành một xu hướng hiện đại hóa sự phát triển của đơ thị. Mật độ
của hệ thống tuy nen kỹ thuật trở thành chỉ số đánh giá mức độ hiện đại hóa
của thành phố cũng như mật độ hệ thống thoát nước. Mỹ Nga Nhật và Dài
Loan là những nước, khu vực đã phát triển hệ thống tuynen kỹ thuật để lắp các
đường dây đường ống kỹ thuật từ thiết kế, xây dựng, vân hành. Tại Đài Loan
việc xây dựng hệ tống tuy nen kỹ thuật đã trở nên phổ biến và được xây dựng ở
nhiều thành phố.


14

1.3. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại
Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của đơ thị nói riêng
gắn liền với xây dựng và phát triển các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Một đô
thị hiện đại phải xây dựng hệ thống hạ tẫng kỹ thuật nói chung và hệ thỗng hạ
tầng kỹ thuật ngầm nói riêng hiện đại đồng bộ và hồn chỉnh. Nhìn nhận, đánh
giá lại hiện trạng hạ tầng cơng trình ngầm ở Việt Nam để từ đó có một hướng đi
chắc chắn cho tương lai là một việc nên làm hiện nay.
Hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đang được tập trung xây
dựng tại Việt Nam bao gồm: Hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ, các cơng
trình đường dây, cáp điện, cáp quang, cáp thơng tin; các cơng trình đường ống
bao gồm: Đường ống cấp nước, đường ống thốt nước và các cơng trình cống, bể
cáp kỹ thuật, hào và tuy nen.
Đường dây và đường ống ngầm đô thị ở Việt Nam thường được chọn
ngầm dưới hè phố hoặc phần đường xe chạy một cách riêng lẻ. Việc xây dựng
riêng lẻ các đường dây (cáp điện, cấp thông tin, cáp quang…), đường ống
(đường ống cấp nước, thốt nước…) đang là phổ biến tại đơ thị nước ta hiện nay.
Hình thức đơn giản, chi phí thấp và thường khi số lượng đường dây đường ống
không nhiều. Nhược điểm khó quản lý, đường hè phố thường bị đào lên, lấp

xuống để sửa chữa cải tạo và cũng do khơng có sự thống nhất nên gây khó khăn
cho cơng việc xây dựng mới các cơng trình vì khơng biết vị trí chính xác nên hay
xảy ra sự cố.
Bố trí đường dây trong bể cống cáp kỹ thuật dưới hè phố hoặc giải phân
cách. Loại này dùng để bố trí các loại đường dây cáp thơng tin, cáp truyền hình,
cáp điện lực, chiếu sáng. Loại này có kích thước nhỏ chủ yếu các đường ống
chứa cáp và hố ga để luồn cáp và kiểm tra.
Bố trí trong đường hầm kỹ thuật. Đây là giải pháp tiên tiến được nhiều
nước trên thế giới áp dụng. Đường hầm kỹ thuật có thể mang tính tổng hợp (các
đường dây điện, thơng tin, cáp truyền hình, các đường ống cấp nước, thốt


15

nước…) hoặc tách riêng ví dụ chỉ bao gồm các đường dây hoặc chỉ cho thoát
nước…. tùy vào điều kiện cụ thể để lựa chọn. Ưu điểm giảm đào bới hè đường,
quản lý thống nhất, thời gian phục vụ lâu dài, công tác duy tu bảo dưỡng dễ dàng
và thuận lợi, an tồn trong sử dụng. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cao.
Ở Việt Nam hiện nay để khắc phục tình trạng nhiều tuyến đường các cơng
trình hạ tang kỹ thuật như cấp điện cấp nước, thoát nước, thông tin, chiếu sáng…
được xây dựng đơn lẻ không bố trí chung. Do vậy trong duy tu bảo dưỡng
thường phải đào bới để cải tạo, sửa chữa xây dựng mới. Thành phố Hà Nội đã thí
điểm xây dựng một số hầm kỹ thuật tại một số dự án nâng cấp, xây dựng mới
các tuyến đường đô thi như:
- Các tuy nen kỹ thuật ngang đường của phố Kim Mã, Liễu Giai, Nguyễn
Chí Thanh kích thước 3x3m bố trí cáp điện lực, bưu điện…
- Tuyến hào kỹ thuật trên đường Phạm Hùng kích thước 2,5x2m, dài 2x5km
- Tuyến hào kỹ thuật trên đường Văn Cao kích thước 1,5x1,5m, dài 2x850m
- Tuyến hào kỹ thuật trên đường Lê Đức Thọ kích thước 1,5x1,5m, dài 2x3km
- Tuyến hào kỹ thuật trên đường Nguyễn Trãi kích thước 1x1m, dài 2x4km.

Các tuyến hào kỹ thuật tuy đã tuân thủ các quy phạm kỹ thuật hiện hành
song còn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của nghành điện lực viễn thơng.. do
cịn thiếu nhánh rẽ các hào phụ tải hai bên và chưa có đơn vị quản lý thống nhất
hệ thống cống, bể kỹ thuật, hào kỹ thuật và các hầm kỹ thuật.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh dự án xây dựng tuyến hào kỹ thuật trên đường
Trần Hưng Đạo năm 2009. Tuyến dài 2,9 km được xây dựng với tổng vốn
khoảng 50 tỷ do Tổng cơng ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư. Tuy
nhiên khi hào đã xây dựng xong chỉ có 1÷2 tuyến cáp, vẫn cịn nhiều cột điện và
nhiều cáp thơng tin.
Có thể nói hệ thống hạ tầng cơng trình ngầm ở Việt Nam nói chung và
đường hầm kỹ thuật ngầm nói riêng hiện đã manh nha phát triển. Xét về mặt trình
độ kỹ thuật và quy mơ, hạ tầng cơng trình ngầm ở Việt Nam mới ở trong thời kỳ
đầu của sự phát triển. Trong tương sẽ còn nhiều các loại hạ tầng ngầm mới.


16

1.4. Tổng quan về tình hình xây dựng hệ thống đường hầm kỹ thuật tại các
khu công nghiệp và khu đơ thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống đường hầm kỹ thuật tại các khu công nghiệp và khu đơ thị tại
Thành phố Hồ Chí Minh hầu như chưa có. Một số khu cơng nghiệp và khu dân
cư, hệ thống đường dây, đường ống đã được ngầm hóa, tuy nhiên các hệ thống
này được bố trí riêng lẻ và thường được đặt đưới vỉa hè hoặc lòng đường và mỗi
một hệ thống do một đơn vị riêng rẽ quản lý.
Để thực hiện việc ngầm hóa và tất cả được bố trí trong hệ thống đường
hầm kỹ thuật cũng đã được các cấp chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh đề
cập tới. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ trong giai đoan nghiên cứu và báo cáo các
sở ban nghành để xem xét phê duyệt ví dụ như dự án đầu tư xây dựng cơng trình
hệ thống hào và tuy nen kỹ thuật khu công nghệ cao, quận 9, Thành phố Hồ Chí
Minh. Dự án đầu tư 4 tuyến đường chính trong Khu đơ thị mới Thủ Thiêm. Dự

án đầu tư xây dựng hệ thống hào và tuy nen kỹ thuật dọc theo hai bên đường Tân
Sơn Nhất – Bình Lợi. Dự án ngầm hóa cáp điện ngầm và thơng tin liên lạc tại
đường Trần Hưng Đạo. Dự án vệ sinh môi trường nước Nhiêu Lộc Thị Nghè
(Xây dựng các giếng ngầm và hệ thống cống ngầm đường kính D=1000 mm, thu
gom toàn bộ nước thải về nhà máy xử lý nước). Dự án hầm chui Tân Tạo cắt
ngang QL1A tại khu cơng nhiệp Tân Tạo qn Bình Tân. Dự án Hầm Thủ
Thiểm vượt sơng Sài Gịn trên tuyến đại lộ Đơng Tây

Hình 1.7 : Hầm chui Tân Tạo cắt ngang QL1A.


17

Hình 1.8 Hầm Thủ Thiêm vượt sơng Sài Gịn
Để việc triển khai rộng khắp và đạt hiệu quả. Chúng ta xem xét phân tích
ưu nhược điểm của hệ thống đường hầm kỹ thuật.
1.4.1. Ưu điểm của hệ thống đường hầm kỹ thuật
- Vận hành sửa chữa cơng trình ngầm dễ dàng
- Quản lý tập trung tất cả các cơng trình ngầm (cấp điện, nước, thơng
tin…), vì vậy dễ dàng quản lý, phát triển, thay đổi, cũng như cập nhật thông tin
thuận lợi.
- Tăng tuổi thọ cơng trình
- Thuận lợi khi lắp đặt, sửa chữa (không phải bỏ lớp mặt đường)
- Diện tích chiếm đất ít
- Tránh được các hiện tượng xâm thực
- Góp phần tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan đơ thị
- Đảm bảo an tồn cơng trình khi có thiên tai
- Lạo bỏ tình trạng đào lên lấp xuống khi xây dựng, sửa chữa.
- Giảm đáng kể chi phí về quản lý và bảo trì cơng trình
1.4.2. Nhược điểm của hệ thống đường hầm kỹ thuật

- Đầu tư ban đầu quá cao (thường gấp 3÷4 lần so với bố trí riêng rẽ), chỉ
thích hợp quy hoạch trung tâm thành phố lớn khi có xây dựng kèm theo xây
dựng mới hệ thống giao thông.


×