Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học cổ loa quận phú nhuận thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.6 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC CỔ LOA QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC CỔ LOA QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. GVC LÊ NGỌC THẠCH

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học
trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào
tạo quận Phú Nhuận, Ban giám hiệu và toàn thể Hội đồng Sư phạm trường
tiểu học Cổ Loa, quận Phú Nhuận đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hồn
thành chương trình Cao học ngành Quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn
này.
Tác giả bày tỏ lịng tri ân đến Q thầy, cơ đã tận tình truyền đạt kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hướng dẫn cách thức nghiên cứu, tìm kiếm tri
thức khoa học.
Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận được sự hỗ
trợ tận tình của Ban giám hiệu và toàn thể Hội đồng Sư phạm trường tiểu học
Cổ Loa, quận Phú Nhuận đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho tác giả tiến
hành khảo sát thực tế, thu thập tài liệu.
Đặc biệt, tác giả xin gửi đến tới thầy giáo Tiến sĩ – Giảng Viên Chính
Lê Ngọc Thạch lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và hiệu
quả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
song bản luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Thắm

i



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGD & ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

QL

Quản lý

QLNT

Quản lý nhà trường


TCM

Tổ chuyên môn

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HINH, SƠ ĐỒ.................................................................. vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN L

Ý HOẠT ĐỘNG TỔ

CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC.................................................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:.................................................................................................. 9
1.2. Một số vần đề về quản lý nhà trường và quản lý hoạt động tổchuyên môn11
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục......................................................................................... 11
1.2.2. Quản lý nhà trường tiểu học......................................................................................... 13
1.2.3. Quản lý hoạt động tổchuyên môn trong trường tiểu học............................... 16
1.3. Tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn trong trường tiểu học 17
1.3.1. Vị trí, vai trị của tổ chun môn trong trường tiểu học................................17

1.3.3. Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và vai trò của TTCM trong trường tiểu
học........................................................................................................................................................... 19
1.4. Quản lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣:........................................... 23
1.4.1. Nguyên tắc quản lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣................23
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣....................25
1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu
học........................................................................................................................................................... 41
1.5.1. Yếu tốkhách quan............................................................................................................... 41
1.5.2. Yếu tốchủquan..................................................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
́

̉

MÔN Ở TRƢỜNG TIỂU HOCC̣ CÔ LOA QUÂṆ PHU NHṆ THÀNH

̀

PHỐ HƠCHÍMINH.................................................................................................................... 46
2.1. Đặc điểm trường tiểu học Cổ Loa quận Phú Nhuận , thành phố Hồ Chí
Minh....................................................................................................................................................... 46
2.1.1. Tình hình địa phương....................................................................................................... 46
iii


2.1.2. Đặc điểm nhà trường........................................................................................................ 47
2.2. Thưcc̣ trangc̣ hoaṭđôngc̣ của tổchun mơn.................................................................... 53
2.2.1. Đánh giá về vai trị của tổ chuyên môn trong nhà trường............................ 55
2.2.2. Đánh giá về mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của tổ
chuyên môn trong nhà trường................................................................................................... 56

2.2.3. Đánh giá những phẩm chất và năng lực cần có của tổ trưởng chun
mơn trong nhà trường.................................................................................................................... 57
2.2.4. Đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của tổ trưởng
chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa........................................................................... 59
2.2.5. Các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà
trường..................................................................................................................................................... 60
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn ở
trường Tiểu học Cổ Loa quận Phú Nhuận:........................................................................ 64
2.3.1. Thưcc̣ trangc̣ xây dựng kế hoạch hoaṭđôngc̣ tổchuyên môn.............................. 64
2.3.2. Thưcc̣ trangc̣ quản lý hoạt động dạy học của TTCM........................................... 65
2.3.3. Thưcc̣ trangc̣ tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn..................67
2.3.4. Thưcc̣ trangc̣ thực hiêṇ công tác tham mưu với ban giám hi ệu trong phân
công phân nhiêṃ giáo viên........................................................................................................ 67
2.3.5. Thưcc̣ trangc̣ xây dưngc̣ mơi trường văn hóa , thân thiêṇ trong tổchuyên
môn......................................................................................................................................................... 69
2.3.6. Thưcc̣ trangc̣ quản lýcác điều kiêṇ daỵ hocc̣ vàgiáo ducc̣ toàn diêṇ................70
2.3.7. Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn...................................................... 71
2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân thực trạng hoạt
động quản lý của TTCM ở trường tiểu hocc̣ Cổ Loa quận Phú Nhuận.................72
2.4.1. Những thành công.............................................................................................................. 75
2.4.2. Những hạn chế..................................................................................................................... 75
2.4.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế tồn tại................................75
2.4.4. Một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý của TTCM ở
trường tiểu hocc̣ Cổ Loa, quận Phú Nhuận – TPHCM.................................................. 76
̉

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÔ
̉

̉


CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TIÊU HOCC̣ CÔ LOA QUÂṆ PHU
iv

́


NHUÂN,C̣ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN
NAY........................................................................................................................................................ 78
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................................................. 78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ hệ thống........................................................ 78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................................... 79
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.......................................................... 80
3.2. Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở
trường tiểu học Cổ Loa, quâṇ PhúNhuâṇ, TP. HồChiM
́ inh...................................... 80
3.2.1. Biêṇ pháp 1: Nâng cao nhâṇ thức cho giáo viên vềtầm quan trongc̣ của
tổchuyên môn vàsinh hoaṭtổchuyên mô n trong hoaṭđôngc̣ giáo ducc̣ của nhà
trường..................................................................................................................................................... 80
3.2.2. Biêṇ pháp 2: Xây dưngc̣ chăṭchẽ, cụ thể kế hoạch hoạt động tổ chuyên
môn......................................................................................................................................................... 82
3.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện quy
chế chuyên môn, xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên về hoạt
động chuyên môn............................................................................................................................ 87
3.2.4. Biện pháp 4: TTCM tham mưu , phối hợp với Ban giám hiêụ đảm bảo
các điều kiện cho tổchuyên môn hoaṭđôngc̣ hiêụ quả

; xây dựng môi trường

giáo dục thân thiện, tạo động lực phấn đấu cho giáo viên và học sinh...............91

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt
đôngc̣ tổchuyên môn........................................................................................................................ 95
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết vàkhả thi của các biện pháp....................... 101
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm................................................................................................. 101
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm............................................................................................... 101
3.3.3. Nôịdung và kết quả khảo nghiệm........................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 111
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 114

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Danh hiệu khen thưởng của học sinh trường tiểu học Cổ Loa trong
3 năm học từ 2012 – 2015 ............................................................................... 49
Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục trường tiểu học Cổ Loa trong 3 năm học từ
2012 – 2015..................................................................................................... 50
Bảng 2.3: Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên trường tiểu học Cổ Loa .... 52
Bảng 2.4: Thông tin cá nhân của CBQL và GV tham gia trả lời nghiên cứu tại
Trường Tiểu học Cổ Loa, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh ...................... 53
Bảng 2.5: Vị trí, vai trị của tổ chun mơn trong nhà trường qua phân tích
điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) ................................................... 55
Bảng 2.6: Đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của tổ
chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M)
và độ lệch chuẩn (SD) ..................................................................................... 57
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện những phẩm chất và năng lực cần có
của tổ trưởng chun mơn trong nhà trường qua phân tích điểm trung bình
(M) và độ lệch chuẩn (SD) .............................................................................. 58
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của tổ

trưởng chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung
bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) ...................................................................... 60
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chất
lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường. ........................................ 61
Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng của việc xây dựng kế hoạch hoaṭ đôngg̣ tổ
chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M)
và độ lệch chuẩn (SD) ..................................................................................... 65
Bảng 2.11: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng
chuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M)
và độ lệch chuẩn (SD) ............................................................................... 66
Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động chun
mơn tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M) và độ


lệch chuẩn (SD) ......................................................................................... 67
vi


Bảng 2.13: Đánh giá thực trạng công tác tham mưu với Ban giám hiệu trong
phân công, phân nhiệm giáo viên tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích
điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) ...................................................
68
Bảng 2.14: Đánh giá thưcg̣ trangg̣ xây dưngg̣ môi trương văn hoa , thân thiên
̀

́

trong tổchuyên môn tại Trường Tiểu học Cổ Loa
qua phân tích điểm trung
bình (M) và độ lệch chuẩn (SD)......................................................................

69
Bảng 2.15: Đánh giá thưcg̣ trangg̣ quản lýcác điều kiên daỵ hocg̣ và giáo ducg̣ toàn
diện tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M) và độ lệch
chuẩn (SD) .......................................................................................... 70

Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường
Tiểu học Cổ Loa qua phân tích điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) 72
Bảng 2.17: Tóm tắt kết quả đánh giá thực trạng của việc thực hiện các nội
dung quản lý hoạt động TCM tại Trường Tiểu học Cổ Loa qua phân tích
điểm trung bình (M) và độ lệch chuẩn (SD) ................................................... 73
Bảng 2.18: Hệ số tương quan Pearson (Correlations) giữa các biến số dự
đốn và Sự hài lịng của giáo viên đối với việc quản lý hoạt động tổ chuyên
74
môn ở Trường Tiểu học CổLoa quận PhúNhuận, TP.HồChíMinh .............
Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động của
TCM tại Trường TH Cổ Loa quận Phú Nhuận qua phân tích điểm trung bình
(M) và độ lệch chuẩn (SD) ............................................................................ 103
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động của
TCM tại Trường TH Cổ Loa quận Phú Nhuận qua phân tích điểm trung bình
(M) và độ lệch chuẩn (SD) ............................................................................ 10
4
Sơ đồ 3.1: Quy trình xây dựng kế hoạch TCM ............................................... 87
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM ........................................ 28
Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM ................................. 30
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trường tiểu học Cổ Loa ........................................... 51
Hình 2.2: Sự hài lòng của CBQL & GV về hoạt động của Tổ chuyên môn tại
trường Tiểu học Cổ Loa qua điểm trung bình (M) của thang đo 5 điểm-Likert.73


vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Về mặt lý luận:
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống
chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Trải qua
các kỳ Đại hội của Đảng từ năm 1979 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
khẳng định xem giáo dục là “bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư
tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc
trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.” (Nghị quyết
của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979), Quyết định số 14-NQ/TW về cải
cách giáo dục với tư tưởng). Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nêu rõ: "Tiếp tục
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy
và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn
hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định:
"Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước";
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản
lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam; chuyển dần mơ hình giáo dục
hiện nay sang mơ hình giáo dục mở - mơ hình xã hội học tập với hệ thống học
tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây
dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học
tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều
khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội
trong giáo dục.
Tại Hội nghị lần thứ 8 khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã
ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển
1


biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục
mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương
thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện
nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội
nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể cho từng cấp học. Đối với giáo
dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Để đạt được các mục tiêu đó,
chúng ta cũng có hệ thống các giải pháp tương ứng. Trong số các giải pháp
mà Nghị quyết 29 đề ra, có 2 giải pháp được xem như là giải pháp đột phá
giúp cho nền giáo dục Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ, đó là giải pháp: (1)
tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; và
(2) phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo
đổi mới công tác quản lý trường học như: đổi mới hệ thống quản lý giáo dục,
nội dung, phương pháp và hình thức quản lý giáo dục bước đầu đã có những
tác động tích cực đáng kể đến chất lượng giáo dục; đổi mới quản lý các hoạt
động của trường phổ thông nói chung, đã có tác động trực tiếp đến chất lượng
giảng dạy và học tập, quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà
2


trường. Để chất lượng của giáo dục và đào tạo đáp ứng được u cầu phát
triển đó khơng thể khơng kể đến yếu tố con người vì hiệu quả và chất lượng
giáo dục phụ thuộc chính vào giáo viên và công tác quản lý hoạt động của họ
trong nhà trường, trong đó cơng tác chun mơn khơng kém phần quan trọng.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dạy và học, phụ thuộc
vào phương pháp giáo dục đào tạo, các hoạt động và phương pháp quản lý
giáo dục và nhiều yếu tố khác. Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực
lượng chủ chốt tham gia các hoạt động giáo dục. Giáo viên trong trường Tiểu
học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc theo nhóm mơn
học. Tổ chun mơn là mắt xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà
trường. Hoạt động của các tổ chuyên môn quyết định trực tiếp đến sự phát
triển của nhà trường và chất lượng dạy học của thầy và trị.
Cơng tác quản lý hoạt động tổchun mơn có vai trị quyết định chất
lượng giáo dục – đào tạo của mọi cơ sở giáo dục . Đólàhoaṭđơngc̣ nghiêpc̣ vụ
mà bất kỳ nhà quản lý ở cấp nào , cương vi c̣nao cung phai thưcc̣ hiêṇ đểthu
̀

̃

̉


nhâṇ thông tin phan hồi vềtinh hinh thưcc̣ hiêṇ cac kếhoacḥ ,
̉

̀

̀

́

các quyết định

quản lý cũng như mức độ đạt được của mục tiêu quản lý của cấ p thưa hanh .
̀ ̀
Quản lý hoạt đông tổchuyên môn rất đa dangc̣ vàphức tapc̣ , khơng chỉlàcơng cụ
sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả dạy và học , còn là nhiêṃ vu c̣trongc̣
tâm của nhàtrường. Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức
năng thực thi nhiệm vụ chun mơn. Thế nên vai trị của tổ trưởng chuyên
môn là người trực tiếp quản lý nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối
lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của
giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.
* Về mặt thực tiễn:
Từ thực tiễn công tác của bản thân tác giả và thông qua các kết luận
của các đợt thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động
chuyên môn của nhà trường cũng như qua nghiên cứu quan sát cho thấy vấn
đề quản lý hoạt động tổchuyên môn của tổ trưởng chuyên môn ở nhiều trường
tiểu học còn nhiều bất cập và hạn chế cần phải được tháo gỡ: một số
3



đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng , cũng như tác dụng của buổi
sinh hoạt tổchuyên môn ; nội dung sinh hoạt nghèo nàn; thời gian sinh hoạt
không đảm bảo; chất lượng các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa đạt
được những yêu cầu đặt ra, đơi lúc cịn mang tính đối phó, hình thức, nội
dung họp sơ sài, chưa làm rõ được trọng tâm trong hoạt động chuyên môn
từng tuần, từng tháng; khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý xây dựng; tổ
chức các chuyên đề chưa hiệu quả, chưa thiết thực...; một bộ phận giáo viên
nhận thức chưa đúng nên chưa tích cực tham gia vào q trình sinh hoạt tổ
chun mơn; vai trị quản lý của tổ trưởng chun mơn chưa rõ nét, chưa kịp
thời đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường những khó khăn, vướng mắc; một số
tổ trưởng năng lực chun mơn, năng lực tổ chức cịn hạn chế nên hiệu quả
hoạt động của tổ chưa cao; ban giám hiệu một số trường chưa quan tâm chỉ
đạo, chưa tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động .v.v... Bên cạnh đó cịn
thực trạng tổ chun mơn hoạt động cịn nặng về hành chính sự vụ, chất lượng
hồ sơ của tổ chuyên môn và của một số giáo viên chưa tốt, nội dung sơ sài
chiếu lệ, chủ yếu ghi chép về các sự vụ hành chính; chưa tập trung phát triển
chuyên môn cụ thể cho mỗi giáo viên, chưa xây dựng được cộng đồng học tập
(learning community), chưa phát triển được việc nghiên cứu khoa học/ viết
sáng kiến kinh nghiệm ; một số tổchuyên môn chưa cập nhật được những
thơng tin mới của ngành kịp thời; cơ chế chính sách cho đội ngũ giáo viên vẫn
còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chun mơn cịn
thiếu, chưa đồng bộ ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng sinh hoạt của các tổ
chuyên môn ... Là một tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi nhận thấy việc quản
lý hoạt động của tổ chun mơn cịn nhiều hạn chế chưa được tháo gỡ, dẫn
đến chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn không cao, không đi vào chiều sâu.
Và trên thực tế cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này ở
quận Phú Nhuận.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, với tư
cách là giáo viên và là cán bộ quản lý bộ môn chúng tôi băn khoăn về chất

lượng hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣ trong bối cảnh hiêṇ nay
4

,


khi mà toàn Đảng, toàn dân ta đang kỳ vọng vào sự đổi mới của giáo dục
nước nhà, góp phần phát triển đất nước, tiến tới hội nhập quốc tế.
Để đi tìm câu trả lời cho các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ của mình với tiêu đề:
“Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trƣờng tiểu học Cổ Loa quận
Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn ởtrường tiểu hocc̣ , kết hợp với thực tiễn công tác quản lý trong
nhà trường, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổchun mơn góp phần
từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣
và công tác quản lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣.
3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động tổchuyên môn và thực trạng công tác quản
lý hoạt động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocc̣ CổLoa quâṇ PhúNhuâṇ

,

Thành phố Hồ Chí Minh và phân tích nguyên nhân của thực trạng;
3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp
quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tổchuyên

môn ởtrường tiểu hocc̣ CổLoa quâṇ PhúNhuâṇ , Thành phố Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hiêṇ nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động tổchuyên môn ở trường tiểu hocc̣ .
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường tiểu hocc̣ CổLoa quâṇ Phú
Nhuâṇ, Thành phố Hồ Chí Minh .
5. Phạm vi nghiên cứu:
5


Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tổchuyên môn ở
trường tiểu hocc̣ CổLoa quâṇ PhúNhuâṇ , Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2012 đến năm 2015.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác quản lý của
tổtrưởng chuyên môn và vai trò chỉ đạo / hỗ trợ của Ban giám hiệu đối với
hoạt động tổ chuyên môn.
- Giới hạn về khách thể khảo sát: GV và CBQL / TTCM ở trường tiểu học
CổLoa quận Phú Nhuận, trong đó:
+ CBQL (Ban giám hiệu): 03 người
+ TTCM các tổ khối : 06 người
+ Giáo viên: 28 người
- Giới hạn về thời gian lấy số liệu và các mốc thời gian khác: luận văn chỉ
nghiên cứu hoạt động quản lý của tổtrưởng chuyên môn từ năm 2012 - 2015
6. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là:
- Hoạt động tổchun mơn ởtrường tiểu hocg̣ CổLoa hiên nay như thế nào?
- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt
động tổchuyên môn ởtrường tiểu hocg̣ CổLoa quân Phú


Nhuân, Thành phố

HồChiM
́ inh trong bối cảnh hiện nay?
7. Giả thuyết khoa học:
Hoạt động của tổ chun mơn là hoạt động có tính then chốt trong nhà
trường tiểu hocc̣. Do những nguyên nhân khác nhau mà việc quản lý hoạt động
này vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc và bất cập dẫn đến chất lượng hoaṭ
đôngc̣ của tổchuyên môn ởcác trường tiểu hocc̣ chưa cao vàcịn thiếu đồng bơ c̣
trong viêcc̣ quản lý.
Có thể thấy trong thời gian gần đây, đổi mới giáo dục và quản lý giáo
dục đang là một nhu cầu cấp bách. Chất lượng giáo dục ở các bậc học đều
được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm và địi hỏi ngành giáo dục phải
có sự thay đổi tồn diện để có thể đáp ứng u cầu phát triển của mỗi cá nhân,
của xã hội. Để làm tốt những thay đổi như mong muốn của tồn dân thì ngành
giáo dục nói chung, và nhà trường nói riêng phải có một hệ thống các biện
6


pháp để tiến hành một cách đồng bộ. Tổ chuyên môn ở mỗi đơn vị trường học
sẽ là nơi thực hiện những biện pháp đó một cách cụ thể và hiệu quả nhất. Nếu
đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tổchun mơn thì sẽ nâng cao
được chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của
trường tiểu hocc̣ CổLoa quâṇ PhúNhuâṇ thành phốHồChiM
́ inh trong bối cảnh
hiện nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
8.1. Ý nghĩa lý luận:
Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động tổchuyên môn hiện nay

ở trường tiểu hocc̣, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế,cung cấp cơ sở
khoa học để xây dựng một số biêṇ pháp quản lý hiệu qủa cho hoạt động này.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho cơng tác quản lý hoạt
động tổchuyên môn hiện nay ở trường tiểu học Cổ Loa nói riêng và các
trường tiểu hocc̣ taịquâṇ PhúNhuâṇ nói chung.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt
động, báo cáo tổng kết công tác quản lý chuyên môn của nhà trường, của
Phòng GD - ĐT và kế hoạch giáo án của giáo viên.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lý
các hoạt động tổchun mơn nhà trư ờng; phân tích, phân loại, xác định các
khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan
để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài, những văn bản quy phạm pháp luật về
giáo dục, đào tạo liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về
vấn đề hoạt động tổchuyên môn , quản lý hoạt động tổch uyên môn. Đối
tượng khảo sát sẽ là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý của TTCM ở
trường tiểu học Cổ Loa.
7


- Phương pháp xử lý, phân tích và sử dụng các thơng tin đã thu thập
được trong q trình nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài. Sử dụng phần mềm
SPSS.
9.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:
- Lập hồ sơ, biểu bảng, biểu mẫu, kiểm chứng tính khả thi.

- Thống kê so sánh, phân tích trường hợp điển hình.
Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng hoaṭđôngc̣ tổchuyên
môn vàhọc lực của học sinh qua từng năm học gần đây ; về thực trạng quản lý
hoạt động tổchuyên môn của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm đưa
ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lýhoạt
động tổchuyên môn ở nhà trường.
Các bước xây dựng nội dung phiếu điều tra:
Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu gồm Cán bộ quản lý và GV với
mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến giáo viên
hướng dẫn về mẫu phiếu điều tra.
Bước 2: Xây dựng chính thức 1 mẫu phiếu điều tra chung để khảo sát
thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của TTCM ở trường tiểu học Cổ
Loa và khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Trên cơ
sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết
quả nghiên cứu.
10. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường
tiểu hocc̣ .
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường tiểu
học Cổ Loa quận Phú Nhuận .
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường tiểu
học Cổ Loa quận Phú Nhuâṇ trong bối cảnh hiện nay.

8


CHƢƠNG 1


̀

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng quyết định chủ yếu đến
chất lượng giáo dục. Tổ chuyên môn là một đơn vị trong trường học, nơi thực
thi các nhiệm vụ, chính sách, các phương pháp đổi mới giáo dục, đồng thời
cũng là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quả của phương pháp
giáo dục của đơn vị cơ sở. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn để nâng cao chất
lượng dạy học trong các nhà trường là một vấn đề rất cần thiết và được nhiều
người quan tâm đến. Thực vậy, giữa chất lượng hoạt động tổ chuyên môn với
chất lượng GD của nhà trường có quan hệ nhân - quả. Trong đó, hoạt động tổ
chun mơn là tác động có tính nguồn gốc tạo ra kết quả chất lượng GD. Điều
này cần được khẳng định như là một tiếp cận chính để kiện tồn tổ chuyên
môn về mặt lý luận và thực tiễn. Các tổ chuyên môn trong nhà trường do hiệu
trưởng thành lập và ra quyết định công nhận để giúp hiệu trưởng thực hiện
nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường. Sự quản lý
của hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn là kim chỉ nam cho hoạt động của tổ
để đạt được mục đích của nhà trường. Trong tổ chuyên môn, Tổ trưởng
chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng
điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng
thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng
học tập của HS trong khối lớp phụ trách. Do đó khơng thể phủ nhận vai trị
quản lý trực tiếp của tổ trưởng chun mơn trong tồn bộ hoạt động của tổ
khối.
Ở Việt Nam, nhiều nhà sư phạm đã đi sâu nghiên cứu một cách tồn
diện về vai trị, vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của tổ chuyên mơn
trong nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Ở bậc Tiểu học phần
lớn các tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý của hiệu trưởng đối với

hoạt động của tổ chuyên môn. Tác giả Trần Thị Minh Tâm nghiên cứu về
“Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường
9


tiểu học Quận Hồng Bàng – Hải Phòng” (2006). Tác giả Nguyễn Thuấn
Khanh đề xuất “Một số biện pháp đổi mới quản lý chuyên môn của hiệu
trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở quận Thủ Đức”
(2006). Tác giả Nguyễn Thị Bích Hà có đề tài “Quản lý hoạt động của tổ
chuyên môn ở trường tiểu học thành phố Hải Phòng” (2013). Các tác giả đều
đã chỉ ra “Để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dạy - học nhà trường
cần phải kết hợp nhiều biện pháp trong đó nhóm biện pháp QL hoạt động tổ
chun mơn giữ vai trị chủ yếu” và “Quản lý hoạt động tổ chun mơn có
hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục của nhà
trường”. Trong số các đề tài bản thân tác giả tham khảo có rất ít đề tài về
quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu
học. Đặc thù của trường tiểu học là giáo viên được biên chế vào các tổ chuyên
môn theo khối lớp giảng dạy. Giáo viên tiểu học là giáo viên dạy nhiều môn
nên việc sinh hoạt chuyên môn theo khối lớp sẽ thuận tiện cho việc quản lý
của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn của từng khối sẽ là người quản lý trực
tiếp giáo viên theo chỉ đạo của Hiệu trưởng. Có thể nói điều này khiến cho vai
trị của tổ trưởng chuyên môn không được chú trọng và đề cao. Đề tài “Biện
pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các
trường tiểu học quận Cầu Giấy – Hà Nội” do tác giả Hoàng Phương An thực
hiện năm 2012 cũng chỉ tập trung nghiên cứu mảng quản lý hoạt động dạy
học của tổ chuyên mơn, chưa khái qt được hết vai trị quan trọng của người
tổ trưởng chuyên môn và công tác quản lý tổ chuyên môn của họ.
Ở trường tiểu học Cổ Loa của chúng tôi, vấn đề quản lý bồi dưỡng
nâng cao năng lực của TTCM được hiệu trưởng (HT) quan tâm song chỉ tồn
tại như những kinh nghiệm rải rác trên các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo

cáo tổng kết của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo bước đột
phá trong quản lý nhà trường hiện nay, tác giả thấy rằng: quản lý tổ chun
mơn và vai trị của TTCM trong quản lý hoạt động của tổ chuyên mơn là rất
cần thiết và đóng vai trị quyết định trong việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục của nhà trường. Người TTCM phải là người sâu sát toàn bộ các hoạt
động của tổ khối để quản lý và thể hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy
10


định để giúp tổ chuyên môn phát triển vững mạnh góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, tạo được niềm tin đối với từng giáo viên trong tổ khối của
mình. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn tại đơn vị đang công
tác, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chun
mơn của TTCM một cách tồn diện để góp phần phát huy vai trò của TTCM
và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời gian sắp tới. Đặc
biệt trong bối cảnh ngành giáo dục đang tập trung vào việc
1.2. Một số vần đề về quản lý nhà trƣờng và quản lý hoạt động tổchuyên
môn
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Tại Việt Nam, trong một số tài liệu về Khoa học quản lý, các tác giả
cũng đưa ra những định nghĩa về quản lý:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản
lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội
lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”
[41, tr.15]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất của hoạt động quản
lý gồm hai q trình tích hợp vào nhau: q trình quản gồm sự coi sóc, giữ
gìn, duy trì ở trạng thái ổn định, quá trình lý gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi
mới hệ đưa vào hệ phát triển. Trong quản phải có lý, trong lý phải có quản để

động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có
hiệu quả trong mối tương tác giữa các cá nhân bên trong (nội lực) với các cá
nhân bên ngoài (ngoại lực)”. [21, tr. 14].
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lý được định nghĩa
là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”
[42]. Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể
quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác
định của công tác quản lý.
Từ những định nghĩ nêu trên, bản thân tác giả rút ra được một định
nghĩa tâm đắc nhất cho nghiên cứu của mình, đó là: Quản lý là sự tác động
11


hơpc̣ quy lṭ, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
để đạt được mục đích đã đề ra . Đó làqtrinh̀ đaṭđến mucc̣ tiêu của tổchức
bằng cách vâṇ dungc̣ các chức năng quản lý : kếhoacḥ – tổchức – chỉ đạo –
kiểm tra.
Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý khơng đơn giản chỉ là khái niệm,
nó là sự kết hợp của 3 phương diện:
- Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
- Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn
giữa hai bên.
- Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm
được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo
ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là

hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [22, tr. 3].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệ thống
nhưng tac đôngg̣ co mucg̣ đich , có kế hoạch , hơpg̣ quy luâṭ cua chu thểquan ly
̃

́

́

́

̉

̉

̉

nhằm lam cho hê g̣vân hanh theo đương lối va nguyê n ly giao ducg̣ cua Đang ,
̀

̀

̀

̀

́

́


̉

thưcg̣ hiên đươcg̣ cac tinh chất cua nha trương xa hôị chu nghia ViêṭNam
́

́

̉

̀

̀

̃

̉

̃

́

̉

, m
à

tiêu điểm hôị tu g̣la qua trinh daỵ hocg̣ – giáo dục thế hệ trẻ , đưa hê g̣giao ducg̣
̀
́ ̀

́
tới mucg̣ tiêu dư g̣kiến, tiến lên trangg̣ thái mới về chất” [26, tr.31].
Qua các định nghĩa trên, có thể khái quát một khái niệm về quản lý GD
như sau: Quản lý GD là quá trình tác động có kế hoạch, có ý thức, có mục
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu GD
đã đề ra một cách có chất lượng và hiệu quả nhất.

12


1.2.2. Quản lý nhà trường tiểu học
1.2.2.1. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Nhà trường
là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng
tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội” [29, tr.3]
Tại khoản 2, điều 48, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 đã khẳng định:
“Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc loại hình được thành
lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo
dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường cơng lập giữ vai trị nịng cốt trong hệ
thống giáo dục quốc dân” [39, tr.16]
Nhà trường là tổ chức cơ sở của các cấp QLGD, cho nên QL nhà
trường là nội dung quan trọng trong QLGD. Theo tác giả Phạm Viết Vượng:
“Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng
như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo trong nhà trường” [37, tr.205].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối
với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng HS” [36, tr.66]. Vậy có thể hiểu quản lý

nhà trường thực chất là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể
quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường
theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD.
Bản chất của quản lý trường học là quản lý những tổ chức có chức năng
tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm đạt tới mục đích giáo dục
và được hiểu trên hai phương diện:
- Quản lý các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đối với các nhà
trường (bao hàm ý nghĩa nhà trường là một trong những hệ con của hệ thống
giáo dục quốc dân);

13


- Quản lý của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đối với các hoạt
động giáo dục trong nhà trường (bao hàm quản lý giáo dục ở cấp vi mô - quản
lý các cơ sở giáo dục: nhà trường).
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà trường là những tác động hợp quy
luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà
trường (giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục
khác,…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới
mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường tiểu học:
Nhà trường tiểu học là nền tảng cho giáo dục phổ thông. Điều II Luật
phổ cập giáo dục đã nêu: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống
giáo dục quốc dân”. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên để đào tạo những cơ sở
ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình
thành những cơ sở ban đầu, những nét cơ bản của nhân cách. Do vậy giáo dục
ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc
trưng. Để quản lý nhà trường tiểu học có hiệu quả, chủ thể quản lý cần phải
thực hiện tốt các chức năng quản lý, chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ

chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra, vận dụng sao cho đúng nguyên
lý GD, phù hợp với quy luật và những đặc thù của cơ sở GD. Muốn làm tốt
quản lý nhà trường cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đúng về
cơ cấu, đủ về số lượng, mạnh về khả năng chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm
vụ nhà trường đạt tới mục tiêu đề ra. Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, văn hố, quản lý, có lý luận, có
tầm nhìn, có khả năng điều hành cơ sở GD đạt tới mục tiêu là vô cùng quan
trọng trong hệ thống GD.
1.2.2.3. Trường Tiểu học trong hệ thống Giáo dục quốc dân
a. Vị trí trường Tiểu học
Tại điều 2 - Điều lệ trường Tiểu học đã nêu rõ vị trí của trường tiểu
học : “Trường tiểu học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân, có
tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.”
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
14


×