Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Địa tầng phân tập trầm tích kainozoi lô 16 2, bể cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.76 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TRẦN THỊ THANH THÚY

ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH KAINƠZI LÔ 16-2,
BỂ CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TRẦN THỊ THANH THÚY

ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH KAINƠZI LÔ 16-2,
BỂ CỬU LONG

Chuyên ngành: Địa Vật Lý
Mã số: 60.44.61

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Lê Hải An

HÀ NỘI – 2010



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Dầu khí hiện nay đang là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Do đó,
cơng việc nghiên cứu và phân tích các bể trầm tích là rất quan trọng. Mục đích của
viện nghiên cứu này là phát hiện các đối tượng triển vọng và dự báo hệ thống dầu
khí (sinh, chứa, chắn…) nhằm phục vụ cho cơng tác tìm kiếm thăm dị và khai thác
trong tương lai. Một trong những nghiên cứu đóng vai trị chủ chốt trong cơng tác
phân tích bể trầm tích là việc phân chia địa tầng trầm tích trong các giếng khoan.
Đó ln là một địi hỏi cấp thiết và là mối quan tâm của rất nhiều nhà địa chất-địa
vật lý. Đã có rất nhiều các phân vị địa tầng được sử dụng như thạch địa tầng, sinh
địa tầng… tuy nhiên chúng đều chưa đáp ứng được nhu cầu cần chính xác về bề mặt
ranh giới giữa các phân vị địa tầng, đặc biệt là bản chất chu kỳ của trình tự địa tầng
cũng chưa được khai thác. Những sai lệch của các mặt ranh giới địa tầng xác định
theo các phương pháp khác nhau đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác dự đốn
chiều sâu các bề mặt ranh giới địa tầng, dự đoán cũng như liên kết các tầng có khả
năng sinh, chứa, chắn dầu khí. Do đó, cần phải có một phương pháp phân chia
chính xác hơn và chi tiết hơn phản ánh được tính chu kỳ trong q trình tích tụ trầm
tích; phương pháp đó phải sử dụng được tài liệu ĐVL GK nhằm đáp ứng được nhu
cầu cấp thiết của cơng tác tìm kiếm và thăm dị dầu khí. Đó chính là phương pháp
địa tầng phân tập.
Vì vậy tơi đã tiến hành nghiên cứu luận văn: “Địa tầng phân tập trầm tích lơ
16-2, bể Cửu Long” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Hải An và hy vọng rằng
nghiên cứu nhỏ này có thể đóng góp phần nào vào q trình tìm kiếm thăm dị dầu
khí.
2. Mục tiêu của luận văn
Nghiên cứu phương pháp địa tầng phân tập để phân tập trầm tích được chính
xác hơn và chi tiết hơn so với việc phân tập từ địa chấn.

3. Nội dung nghiên cứu


2

Nghiên cứu khả năng sử dụng kết hợp 2 phương pháp địa chấn địa tầng và
địa tầng phân tập nhằm phân tích lát cắt địa chấn và tài liệu địa vật lý giếng khoan
(ĐVL GK) cho 3 giếng khoan lô 16-2 bể Cửu Long. (Trong đó kế thừa kết quả phân
chia địa tầng từ tài liệu địa chấn)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Áp dụng phương pháp địa tầng phân tập cho trầm tích Kainozoi lơ 16-2 bể
Cửu Long.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp địa chấn địa tầng (kế thừa kết quả) và địa tầng phân tập.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn đã sử dụng hai phương pháp địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập
để phân tích các tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan với mục đích chính là đánh
giá hệ thống sinh, chứa, chắn của trầm tích Kainozoi phục vụ trực tiếp cho cơng
việc tìm kiếm và thăm dị dầu khí trong thực tế. Đây cũng là những phương pháp
đánh dấu sự phát triển của hệ phương pháp nghiên cứu trong khoa học.
7. Cấu trúc của luận văn
Bao gồm 3 chương, 44 hình vẽ và 2 bảng biểu
Để hồn thành được luận văn này tơi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
nhiệt tình của PGS.TS Lê Hải An, xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp ở trung
tâm Nghiên cứu Tìm kiếm thăm dị & Khai thác dầu khí-Viện dầu khí Việt Nam đã
giúp đỡ tơi rất nhiều cũng như luôn tạo điều kiện tốt để tơi có thể hồn thành luận
văn này. Trong q trình thực hiện luận văn, tôi cũng luôn nhận được sự quan tâm
của bộ mơn Địa vật lý, khoa Dầu khí và tập thể phịng Đại học và sau đại học.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



3

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT
VÀ CẤU TRÚC LÔ 16-2 BỂ CỬU LONG
1.1. Lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long
Bể trầm tích Cửu Long là một bể tách giãn rìa lục địa. Những đặc điểm cấu
trúc và địa tầng trầm tích đã xác nhận các giai đoạn tiến hóa của bể, nó liên quan
với các chế độ địa động lực khác nhau. Lịch sử phát triển địa chất của bể trầm tích
Cửu Long có thể chia làm 3 thời kỳ chính: trước tách giãn, đồng tách giãn và sau
tách giãn [2].
1.1.1. Thời kỳ trước tách giãn
Đây là giai đoạn hình thành móng trước Đệ Tam của bể, liên quan với sự hội
tụ của các lục địa vào cuối Mezozoi mà pha tàn dư của chúng kéo dài tới Eoxen. Sự
hội tụ của 2 lục địa Ấn-Úc và Âu-Á đã nâng toàn bộ thềm Sunda lên cao và làm tiêu
biến hồn tồn đại dương Tethys ở Đơng Nam Á. Ở đây hầu hết phát triển mạnh các
dải magma xâm nhập và phun trào có tuổi từ Jura đến Eoxen. Các trũng tàn dư của
thời kỳ Mezozoi hoặc là các thung lũng hẹp, hoặc là các hồ nước mặn bị khô cạn.
Hoạt động mạnh mẽ của magma xâm nhập và phun trào khu vực xung quanh bể
Cửu Long đi kèm với các chuyển động khối tảng, kiến tạo do sự va chạm của các
mảng lục địa, đã hình thành hàng loạt đứt gãy làm phân cắt, phân dị phức tạp bề mặt
cổ địa hình cuối Mezozoi đầu Kainozoi. Vỏ lục địa vừa được cố kết bắt đầu bị phá
vỡ thành các khối nâng và vùng sụt do tách giãn. Bể Cửu Long được hình thành trên
các vùng sụt khu vực thuộc thời kỳ tiền tách giãn Paleoxen-Eoxen. Cuối thời kỳ này
là quá trình hình thành tập F, lấp đầy địa hình lồi lõm ở một số khu vực trong bể
Cửu Long.
1.1.2. Thời kỳ đồng tách giãn
Đây là giai đoạn hình thành bể tích tụ theo cấu trúc riêng, xảy ra từ Eoxen
đến Oligoxen. Vào thời kỳ này, đáy bể bị phân cắt bởi các đứt gãy lớn thành các
khối kéo dài có bề rộng khác nhau, sau đó bị bẻ gãy bởi các đứt gãy ngang ở những



4

khoảng cách khác nhau, tạo nên các khối nhô và khối sụt, hình thành nhiều bán địa
hào. Đó là đơn vị cấu trúc cơ bản của bể tách giãn rìa lục địa Cửu Long. Quá trình
tăng cường các hoạt động tách giãn làm cho bể sụt lún sâu hơn. Trong giai đoạn
đầu, nguồn cung cấp vật liệu trầm tích ít, điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo nên các
hồ sâu với sự tích tụ các tầng trầm tích sét hồ dày trên diện rộng thuộc tập D. Các
trầm tích giàu cát hơn thuộc tập C sau đó đánh dấu giai đoạn lấp đầy bể tách giãn.
Vùng trung tâm bể có bề dày trầm tích lớn, gây ra sự sụt lún trọng lực tạo ra các đứt
gãy đồng trầm tích và kéo xoay các trầm tích Oligoxen. Cuối Oligoxen, phần Bắc
của bể do sự nén ép địa phương hoặc địa tầng đã xuất hiện sự nghịch đảo một số
nơi, tạo nên một số cấu tạo lồi hình hoa với sự bào mịn, vát mỏng mạnh mẽ của lớp
trầm tích thuộc tập C. Trầm tích Eoxen-Oligoxen trong các trũng chính có thể dày
đến 5000m, thành tạo trong các môi trường trầm tích hồ, sơng và châu thổ. Sự kết
thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và bất chỉnh hợp ở nóc trầm tích Oligoxen
đánh dấu sự kết thúc thời kỳ này.
1.1.3. Thời kỳ sau tách giãn
Đây là thời kỳ bắt đầu từ Mioxen sớm đến nay. Thời kỳ này, q trình tách
giãn kết thúc, chỉ có các hoạt động yếu ớt của các đứt gãy (thể hiện ở lô 16-2). Giai
đoạn biển tiến khu vực bắt đầu xuất hiện và biển tiến vào bể Cửu Long từ phần
Đông Bắc. Vào cuối Mioxen sớm, các trũng trung tâm tiếp tục sụt lún, cộng thêm
sự oằn võng do sụt lún trọng lực của các trầm tích Oligoxen, làm phần lớn diện tích
bể bị chìm sâu dưới mực nước biển, và tầng sét Rotalit - tầng chắn khu vực của bể
được hình thành vào thời gian này. Các trầm tích Mioxen dưới phủ chờm hầu hết
lên địa hình Oligoxen. Thời kỳ Mioxen giữa là thời kỳ nâng lên của bể Cửu Long,
môi trường biển ảnh hưởng ít hơn, phần Đơng Bắc bể chủ yếu chịu ảnh hưởng của
các điều kiện ven bờ. Thời kỳ Mioxen muộn, biển tràn ngập toàn bộ bể Cửu Long.
Cũng vào cuối thời kỳ này, do sông Mê Kông đổ vào bể Cửu Long đã làm thay đổi

môi trường trầm tích, nguồn cung cấp vật liệu, kiểu tích tụ và cả hình thái cấu trúc
của bể. Bể mở rộng hơn về phía Tây Nam, vào phía đồng bằng châu thổ sông Mê
Kông ngày nay và thông với bể Nam Cơn Sơn. Trầm tích châu thổ được hình thành


5

do sông là chủ yếu. Thời kỳ Plioxen-Đệ Tứ là giai đoạn tích cực kiến tạo mới tạo
lên bình đồ cấu trúc hiện tại của thềm lục địa Việt Nam. Bể Cửu Long khơng cịn
hình dạng cấu trúc riêng mà nó hịa chung vào cấu trúc tồn thềm.
1.2. Đặc điểm cấu trúc và địa tầng bể Cửu Long
Bể Cửu Long về mặt hình thái có dạng bầu dục, kéo dài theo hướng Đơng
Bắc-Tây Nam, giới hạn phía Đơng là biển Đơng, phía Tây là châu thổ sơng Mê
Kơng, phía Bắc là đới nâng cao của địa khối Đà Lạt-Kontum. Bể Cửu Long có thể
chia thành 3 phụ bể chính (hình 1.1).
Phụ bể Bắc Cửu Long: có cấu trúc phức tạp nhất. Hình dáng và các yếu tố
cấu trúc chính chủ yếu theo phương Đông Bắc-Tây Nam.
Phụ bể Tây Nam Cửu Long (phụ bể Tây Bạch Hổ): các yếu tố cấu trúc chính
theo hướng Đơng Tây và sâu dần về phía Đông. Lô 16-2 thuộc phụ bể này, đây
cũng là nơi có cấu trúc lõm sâu nhất và có chiều dày trầm tích trên 8000 m.
Phụ bể Đơng Nam Cửu Long (phụ bể Đông Bạch Hổ): được đặc trưng bởi
một máng sâu có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đơng. Ranh
giới phía Tây là hệ thống đứt gãy Đơng Bạch Hổ, phía Đơng tiếp giáp với một số
sườn dốc của khối nâng Côn Sơn. Tại đây, hệ thống đứt gãy phương Đông-Tây và
Bắc-Nam chiếm ưu thế.
Ngăn cách giữa phụ bể Tây Bạch Hổ và Đông Bạch Hổ là những khối nâng
kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Những khối này gắn với đới nâng Côn Sơn
ở phía Nam theo hướng Bắc-Đơng Bắc và kết thúc ở Bắc mỏ Bạch Hổ. Các đứt gãy
chính có hướng Đơng Tây và Bắc Nam ở khu vực mỏ Rồng, hướng Đông Bắc-Tây
Nam và Đông-Tây ở khu vực Bạch Hổ.



6

Hình 1.1: Các yếu tố cấu trúc chính bể Cửu Long


7

1.3. Lịch sử tìm kiếm thăm dị và đặc điểm cấu trúc lơ 16-2
1.3.1. Lịch sử tìm kiếm thăm dị lơ 16-2
Lơ 16-2 nằm ở phía Tây Nam của bể Cửu Long, ngồi khơi Việt Nam, với
diện tích 2.790 km2, cách 85 km về phía Nam Đơng Nam của Vũng Tàu (hình 1.2).
Vào cuối năm 1988 đầu năm 1989, trên cơ sở tài liệu địa chấn 2D,
Vietsovpetro đã khoan 2 giếng thẳng đứng X và 1X. Trong đó, giếng khoan X
khoan vào móng kết tinh ở độ sâu 3348m MD. Đã tiến hành thử 5 DST trong giếng
và chỉ có 1 DST cho dòng 44 triệu thùng dầu/ngày ở khoảng 3335-3360 m MD
trong tầng móng phong hóa, các DST cịn lại thử trong Oligoxen và Mioxen đều
khơng cho dịng hoặc chỉ cho nước (74-202 triệu thùng nước/ngày). Giếng khoan
1X khoan tới 4180 m MD chưa vào móng kết tinh. Thử vỉa 6 DST, trong đó DST#4
cho dịng 90 triệu thùng dầu/ngày và 18000 tỷ khối khí/ngày trong khoảng 29813029m MD, các DST cịn lại khơng cho dịng hoặc cho dịng yếu. Hai giếng này sau
cùng được đóng và hủy giếng.
Quý 4 năm 2001, giếng khoan 2X được khoan trên cấu tạo B với đối tượng là
móng. Giếng khoan gặp móng ở 3334 m MD và khoan tới 4842 m MD (khoảng
1500 m trong móng). Đã tiến hành thử 2 DST trong móng và Oligoxen trên nhưng
khơng cho dịng. Giếng khoan được đóng và hủy. Ngun nhân khơng có dầu trong
móng được cho là khơng có tầng chắn, trong khi đó ở Oligoxen trên là do bẫy
khơng kín do hoạt động của đứt gãy sau này.
Quý 1 năm 2004, giếng khoan 3X được khoan trên cấu tạo V với đối tượng
chính là Mioxen dưới (BI), Oligoxen trên (C và D) và Oligoxen dưới (E). Giếng

khoan đạt đến độ sâu 3200 m MD và vào móng 10 m. Khơng thấy có biểu hiện dầu
khí trong Mioxen cịn trong Oligoxen có biểu hiện dầu khí kém nên khơng thử DST,
cuối cùng giếng khoan được đóng và hủy.


8

1X

3X

2X

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí lơ 16-2


9

1.3.2. Đặc điểm cấu trúc lô 16-2
Lô 16-2 tồn tại 4 hệ thống đứt gãy chính: TB-ĐN, ĐT, TTB-ĐĐN và BTBNĐN, chúng được hình thành trong những giai đoạn khác nhau và những biến cố
kiến tạo khác nhau [2].
Đứt gãy TB-ĐN là đứt gãy thuận, được hình thành và phát triển trong
Oligoxen sớm, trong q trình thành tạo trầm tích tập E, ít ảnh hưởng đến tập D và
hầu như khơng hoạt động trong tập C. Trong q trình phá hủy, đá móng bị nứt nẻ
mạnh và được lấp đầy bởi các khoáng vật thứ sinh.
Đứt gãy ĐT, TTB-ĐĐN và BTB-NĐN cũng là đứt gãy thuận, được hình
thành và phát triển trong Oligoxen muộn. Đứt gãy ĐT và TTB-ĐĐN tạo nên địa
hào và địa lũy trong cấu tạo L - X - B - V. Những đứt gãy này phát triển mạnh mẽ
sau thành tạo trầm tích tập E và có thể liên quan đến sự bào mịn trầm tích tập này
trong cấu tạo B và V. Chúng tiếp tục hoạt động mạnh trong tập D nhưng trở nên yếu

và hầu như khơng dịch chuyển trong tập C. Sau đó đứt gãy TTB- ĐĐN và ĐT tái
hoạt động kéo dài đến BII, sinh kèm khe nứt song song với phương của đứt gãy này
và hoạt động mạnh hơn đứt gãy TB-ĐN. Đứt gãy BTB-NĐN tái hoạt động sau
thành tạo trầm tích tập C theo cơ chế trượt bằng phải, sinh kèm khe nứt theo hướng
BN, ĐT và BTB-NĐN trong cấu tạo V.
Cấu trúc địa chất của lô 16-2 từ đáy biển xuống sâu 10-11 km gồm 2 phần
chính: móng trước Đệ Tam và trầm tích Kainozoi.
Móng trước Đệ Tam: độ sâu từ 1,3 km (Tây) đến 8 km (Đông Bắc), phần
trên cùng bị phong hóa ở nhiều mức độ khác nhau (từ 20-50m) (hình 1.3).
Trầm tích Kainozoi: chủ yếu là trầm tích vụn silicat, ít đá núi lửa. Bề dày từ
1,3 km (Tây) đến 3 km (B, V) và 8 km ở phía Đơng Bắc. Trầm tích vụn chia làm
các tập E, D, C, BI, BII, BIII và A. Về mặt cấu trúc, trầm tích vụn có thể được chia
làm 3 tầng: dưới, giữa và trên như sau:
Tầng cấu trúc bên dưới (E) (hình 1.4): Trầm tích trong cấu trúc này lắng
đọng cùng thời với đứt gãy ĐB-TN. Cấu trúc này bị cắt ngang bởi hệ thống đứt gãy
ĐT, TTB-ĐĐN và BTB-NĐN. Vài khu vực được nâng lên và bào mòn (B, V).


10

Tầng cấu trúc ở giữa (hình 1.5 và 1.6): bao gồm tập D và C, kéo dài theo
hướng TN. Cấu trúc này phát triển cùng thời với hệ thống đứt gãy ĐT, TTB-ĐĐN
và BTB-NĐN.
Tầng cấu trúc bên trên: bao gồm tập BI (hình 1.7), BII, BIII và A. Các đứt
gãy chủ yếu theo hướng ĐT và đã hoạt động yếu dần ở thời kỳ này.


11

Hình 1.3: Bản đồ cấu trúc móng lơ 16-2



12

Hình 1.4: Bản đồ cấu trúc nóc tầng E lơ 16-2


13

Hình 1.5: Bản đồ cấu trúc nóc tầng D lơ 16-2


14

Hình 1.6: Bản đồ cấu trúc nóc tầng C lơ 16-2


15

Hình 1.7: Bản đồ cấu trúc nóc tầng BI lơ 16-2


16

1.4. Đặc điểm địa tầng lô 16-2
Địa tầng của lô 16-2 và vùng lân cận gồm các thành tạo đá móng trước
Kainozoi và các thành tạo trầm tích Kainozoi. Các đá móng xâm nhập trước
Kainozoi gặp ở các giếng 2X, 3X, X và các thành tạo trầm tích hạt vụn Kainozoi
(tương ứng với các tập địa chấn: E, D, C, BI, BII, BIII, A) gặp hầu hết ở các giếng
khoan (hình 1.8).

1.4.1. Móng trước Kainozoi
Đá móng gặp ở 3 giếng khoan trong lô và nhiều giếng khoan trong bể Cửu
Long. Nóc móng gặp từ độ sâu 3190-8000m. Đá móng bao gồm granit phong hóa ở
phía trên và granodiorit, quartz monzonit, microgranodionit ở phần dưới, gặp tại các
giếng khoan 3X, 2X và X. Ngồi ra cịn bắt gặp các thành hệ Đình Qn và đá
Ankroet ở phía Tây của lơ 16-2.
Nằm phủ trực tiếp trên đá móng là các thành tạo basalt, đá xâm nhập mà
tương tự như các đai mạch của Phan Rang và Cù Mơng trên bờ.
Do q trình biến đổi nhiệt mạnh nên các khoáng vật thứ sinh thay thế 1
phần hoặc toàn bộ. Chúng lấp đầy các vi khe nứt trên đá móng. Khống vật thay thế
chủ yếu là các khoáng vật sericit, calcit thay thế cho khoáng vật plagioclase, khoáng
vật kaolinit thay thế cho khoáng vật felspat kali, và chlorit thay thế cho các khoáng
vật biotit và hornblen. Còn các đá mạch mafic thường bị zeolit hóa.
Trong đá móng tồn tại hệ thống khe nứt rất dày theo hướng BTB-NĐN,
những khe nứt này bị lấp đầy một phần hoặc tồn bộ bởi khống vật thứ sinh nên độ
liên thơng của khe nứt rất kém. Có nơi tồn tại khe nứt hang hốc, có khả năng chứa
tốt.
1.4.2. Hê tầng Trà Cú-Eocence?/Oligocence sớm (Tập F)
Trong khu vực nghiên cứu, tập F này khơng có giếng khoan nào gặp. Người
ta cho rằng các thành tạo trầm tích F thường là lớp sét màu nâu, nằm trong các trũng
sâu.
1.4.3. Hệ tầng Trà Tân hạ-Oligocence muộn (Tập E)


17

Các thành tạo tập E chủ yếu là các tập sét kết rắn chắc, chứa hàm lượng hữu
cơ rất cao, sét kết màu nâu đen lẫn ít bột kết. Thành tạo E có mơi trường tích tụ là
mơi trường đầm hồ.
Tập E hầu hết là vắng mặt ở phía Tây của lô 16-2 và trên đỉnh của các bán

địa lũy HMT-HMĐ thuộc trung tâm lô. Trong các giếng đã khoan, ngoại trừ 2 giếng
1X chỉ khoan đến tập D và 4X mới vào tới tập C thì tập E gặp trong các giếng 3X
và X. Chiều sâu tập trầm tích E giảm dần từ 2800m đến 6000m theo hướng từ ĐB
xuống TN.
Tập E lấp đầy các bán địa hào trong dải nhơ ĐB-TN và nó bị chia cắt mạnh
bởi các đứt gãy ĐB-TN, đứt gãy vĩ tuyến, và các đứt gãy TB-ĐN.
Chiều dày của tập E giảm dần từ phía ĐB xuống TN với chiều dày trung
bình khoảng 400-1600m.
Trên các cấu tạo HMT-HMĐ chiều dày tập E thay đổi từ 0-800m, tại cấu tạo
HMX thay đổi khoảng 300m. Tại các bán địa hào về phía TB của HMX, phía Nam
của HMT, chiều dày tập E lên tới 1200m. Và có thể lên tới 1600m ở trũng ĐB.
Qua các mặt cắt địa chấn 3D, chúng ta có thể thấy rằng tập E bị bào mòn và
nằm bất chỉnh hợp với tập D.
1.4.4. Hệ tầng Trà Tân trung-Oligocence muộn (Tập D)
Trầm tích D chứa các lớp sét kết giàu vật chất hữu cơ nằm xen kẹp với cát
kết acko, bột kết và một số nơi có các lớp đá vơi mỏng. Thành tạo này có mơi
trường tích tụ thay đổi lớn từ mơi trường bồi tích sơng năng lượng cao tới đồng
bằng duyên hải và đầm hồ nồng độ muối thấp và q trình oxi hóa mạnh.
Tập D thường vắng mặt ở phía Tây của lơ 16-2 và trên các khối nhơ của các
cấu tạo. Trong các giếng thăm dò đã khoan ngoại trừ giếng khoan mới 4X chỉ khoan
tới tập C thì các giếng cịn lại đều gặp tập này. Chiều sâu của tập D thay đổi từ
2000m tới 5100m từ phía ĐB xuống TN.
Các tập trầm tích D này lấp đầy các bán địa hào kéo dài theo hướng ĐB-TN
và phương vĩ tuyến, tạo thành từ các đứt gãy chính Mf1-Mf3, Mf5-Mf7. Thành tạo


18

D được phát hiện tại 4 giếng khoan: 3X, 2X, X, 1X. Thơng thường, chiều dày trung
bình của tập D từ 400m-900m.

Qua các mặt cắt địa chấn 3D, tập D lấp đầy các địa hào và bị nén theo hướng
TB-ĐN, nâng lên và bị bào mòn nằm bất chỉnh hợp với tập C. Có thể thấy tập D ổn
định hơn tập E mặc dù tập D bị phá hủy mạnh bởi các đứt gãy đồng trầm tích với
tập D này.
1.4.5. Hệ tầng Trà Tân thượng-Oligoxen muộn (Tập C)
Có mặt tại tất cả các giếng khoan, tập trầm tích C có chiều dày thay đổi từ
158-405m. Thành phần thạch học của tập C bao gồm lớp sét kết màu xám sáng tới
đen nằm xen kẹp với các cát kết hạt từ mịn tới thơ và ít đá vơi. Cát kết chủ yếu là
cát kết acko, từ mịn tới thô, sắc cạnh tới trịn cạnh, độ chọn lọc từ kém tới trung
bình, độ rỗng trung bình. Cát kết này cũng là một trong những các tập đá chứa ở bể
Cửu Long.
Từ các mặt cắt địa chấn và các bản đồ đẳng dày của tập C, thường thì tập C
được tích tụ trong mơi trường khá ổn định, sau đó chúng bị ảnh hưởng bởi hoạt
động đứt gãy. Giai đoạn trước, vùng nghiên cứu được biết đến như là sự lún chìm
do trọng lực.
1.4.6. Hệ tầng Bạch Hổ-Mioxen sớm (Tập BI)
Trong bể Cửu Long, thành tạo này có chiều dày trung bình là 350m-400m,
một số nơi có thể hơn 1200m. Tập BI tích tụ trong môi trường ổn định hơn, chiếm
ưu thế là môi trường biển nông, với dấu hiệu dễ nhận biết là tập sét Rotalia bao phủ
tồn bộ bể trầm tích Cửu Long. Thành phần của tập BI gồm chủ yếu là cát kết hạt từ
mịn tới trung, các lớp sét kết nằm xen kẹp với bột kết.
Chiều sâu gặp tập trầm tích BI thay đổi từ 1500-2200m. Chiều dày của tập
trầm tích này thay đổi mạnh từ 200-1900m. Tập này không bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động kiến tạo.
1.4.7. Hệ tầng Côn Sơn-Mioxen giữa (Tập BII)
Hệ tầng này bao phủ toàn bộ bể Cửu Long, bao phủ cả đới nâng Cơn Sơn nối
liền hai bể trầm tích Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Thành tạo gồm cát kết gắn kết


19


yếu hoặc chưa gắn kết và mềm, sét kết thì dẻo và có thể hịa tan. Tập trầm tích này
tích tụ trong mơi trường thay đổi từ bồi tích sơng/đồng bằng duyên hải tới delta và
biển nông.
1.4.8. Hệ tầng Đồng Nai-Mioxen muộn (Tập BIII)
Hệ tầng này bao phủ toàn bộ bể Cửu Long. Thành tạo gồm cát kết gắn kết
yếu hoặc chưa gắn kết và mềm, sét kết thì dẻo và có thể hịa tan. Chiều dày của tập
BIII biến đổi từ 500-800m. Tập trầm tích này tích tụ trong mơi trường thay đổi từ
bồi tích sơng/đồng bằng dun hải tới delta và biển nông.
1.4.9. Hệ tầng Biển Đông-Đệ Tứ_Plioxen (Tập A)
Hệ tầng này bao phủ toàn bộ bể Cửu Long. Thành tạo gồm cát kết gắn kết
yếu hoặc chưa găn kết và mềm, sét kết thì dẻo và có thể hòa tan nằm xen kẹp với
nhau. Thành hệ này tồn tại nhiều hóa thạch. Chiều dày biến đổi từ 400m-800m. Tập
trầm tích này tích tụ chủ yếu trong mơi trường biển nông.


20

Hình I.8: Cột địa tầng tổng hợp lơ 16-2


21

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp địa chấn địa tầng
2.1.1. Khái niệm về phương pháp địa chấn địa tầng
Địa chấn địa tầng là phương pháp phân tích tài liệu địa chấn phản xạ, dựa
trên cơ sở nghiên cứu các mối tương quan giữa các đặc điểm của trường sóng địa
chấn trên mặt cắt địa chấn như các đặc trưng động hình (hình dạng sóng, tốc độ
truyền sóng…) và các đặc trưng động lực (tần số, biên độ, năng lượng sóng…) với

các đặc điểm địa chất như: cấu trúc phân lớp, sự thay đổi thành phần thạch học, điều
kiện lắng đọng trầm tích… nhằm giải quyết nhiệm vụ địa chất đặt ra như: vạch các
ranh giới địa chất, dự báo thành phần thạch học, thể hiện đặc điểm tướng và mơi
trường trầm tích…
Phương pháp địa chấn địa tầng đã được các nhà địa chấn Mỹ như Dicman và
Wierzeyko thuộc công ty Exxon đưa ra vào những năm 1976. Sự ra đời của phương
pháp đã cho phép nâng cao hiệu qủa của công tác địa chấn, không chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu cấu kiến tạo mà cịn có thể giải quyết được các nhiệm vụ như:
nghiên cứu địa tầng, tướng trầm tích…
Ở Việt Nam các nhà địa chấn địa tầng đã tiếp thu phương pháp này vào đầu
những năm 1980. Đến nay phương pháp địa chấn địa tầng đang được ứng dụng một
cách rộng rãi trong việc nghiên cứu các bể trầm tích Kainozoi và thu được các kết
quả khả quan [3,5].
2.1.2. Nội dung của phương pháp địa chấn địa tầng
Trong phương pháp địa chấn địa tầng các quan điểm về địa tầng, thạch học
và trầm tích được áp dụng để khai thác các thông tin địa chất trên lát cắt địa chấn.
Trên cơ sở các quan điểm này người ta đưa ra các khái niệm: phức hệ địa chấn, tập
địa chấn, tướng địa chấn, bất chỉnh hợp địa chấn… Do đó các kết quả thu được từ
phương pháp địa chấn địa tầng gần sát với thực tế địa chất hơn. Phân tích địa chấn
địa tầng phải thực hiện qua 2 bước quan trọng nhất sau:
-

Phân chia mặt cắt địa chấn thành các tập địa chấn


22

-

Xác định sự thay đổi tướng trong các tập địa chấn


2.1.2.1. Phân chia lát cắt địa chấn thành các phức hệ địa chấn.
Công việc này dựa theo các tiêu chuẩn sau:
- Phức hệ địa chấn là một phần của mặt cắt địa chấn bao gồm các mặt phản
xạ hay các trục đồng pha sóng phản xạ mà thế nằm của chúng tương tự nhau. Các
mặt này hình thành trong cùng một điều kiện thành tạo trầm tích.
-

Có tính phân lớp rõ ràng biểu thị qua các trục đồng pha sóng phản xạ: thưa,

mau…
- Có đặc điểm ổn định của trường sóng địa chấn bao gồm: tính liên tục, đứt
đoạn, độ thẳng, uốn cong của các trục đồng pha.
- Tồn tại các thể địa chấn, tướng địa chấn có cùng điều kiện thành tạo trong
cùng một phức hệ địa chấn như: thể muối, thể macma phun trào, thể đá vôi san
hô…
- Các phức hệ địa chấn phải được kẹp bởi các phức hệ địa chấn khác bằng
các ranh giới bất chỉnh hợp địa chấn (ranh giới địa chấn địa tầng).
Việc xác định các ranh giới bất chỉnh hợp địa chấn dựa vào các đặc điểm tiếp
xúc của các pha phản xạ được chia ra một số loại như sau: Gá đáy, phủ đáy, bao
bọc, bào mịn cắt cụt, chống nóc…được thể hiện trên hình 2.1 .


23

Hình 2.1: Các dạng bất chỉnh hợp nóc và đáy


×