Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nâng cao kĩ năng làm bài trắc nghiệm phần biểu đồ cho học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.76 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM PHẦN
BIỂU ĐỒ CHO HỌC SINH ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ
THƠNG QUỐC GIA MƠN ĐỊA LÍ
NGƯỜI THỰ C HIỆN: TRƯƠNG THỊ SINH

CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
SKKN THUỘC MƠN: ĐỊA LÍ

1

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Mục

Trang

1

Mở đầu

3

1.1



Lí do chọn đề tài

3

1.2

Mục đích nghiên cứu

4

1.3

Đối tượng nghiên cứu

4

1.4

Phương pháp nghiên cứu

5

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

5

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


5

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

7

2.3

Các giải pháp giải quyết vấn đề

8

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục của bản thân,đồng nghiệp và nhà
trường

18

Kết luận,kiến nghị

19

3.1


Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

20

2

3

Tài liệu tham khảo

2


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Để đạt được thành công trong công việc dạy học người giáo viên phải biết
vận dụng một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng, biết liên hệ thực tế và một điều rất
quan trọng là phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, biết cách gây hứng thú đối
với học sinh khi học tập.
Địa lí là mơn có tính đặc trưng riêng khác với các bộ mơn học khác, nó là
mơn học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Đặc trưng của bộ mơn
chính là những khái niệm, quy luật, đặc điểm về sự vật, đối tượng, hiện tượng địa lí
được thể hiện khơng chỉ trên kênh chữ mà cịn bằng kênh hình, khơng chỉ riêng
phần kiến thức lý thuyết mà cịn có cả phần kỹ năng, trong đó phần kỹ năng của bộ

mơn Địa lí cực kỳ quan trọng trong học tập cũng như trong thi cử.
Kỹ năng Địa lí là phần khơng thể thiếu, trong đó có nhiều loại kỹ năng như:
khai thác Atlat, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ, phân tích - nhận xét, tính tốn qua bảng số
liệu, biểu đồ và lược đồ.
Ở đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận
xét trong chương trình Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, đây là
một phần vừa dễ lại vừa khó, dễ ở chỗ nếu nắm chắc được kỹ năng vẽ biểu đồ và
nhận xét thì làm bài sẽ đạt hiệu quả cao về tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ cịn
nếu khơng nắm chắc thì học sinh thường khơng biết cách chọn biểu đồ và nếu có
chọn đúng thì khi thể hiện khơng chính xác hoặc thiếu một số bước, một số nội
dung trong biểu đồ và nhận xét.
Trong kì thi THPT quốc gia và kì thi học sinh giỏi Địa lí THPT hàng năm, kĩ năng
nhận biết biểu đồ,vẽ và nhận xét biểu đồ là một phần quan trọng không thể thiếu
nhằm đánh giá các kĩ năng Địa lí của học sinh. Đặc biệt là kĩ năng thực hành.
Nhưng hiện nay chưa có tài liệu chuyên sâu nào được đưa vào chương trình giảng
dạy chính khóa cho học sinh. Chủ yếu phần này do các giáo viên bộ môn lồng
ghép vào các tiết thực hành và bằng kinh nghiệm của mình để hướng dẫn học sinh
thực hiện. Qua thời gian 10 năm trực tiếp đứng lớp và giảng dạy tôi đã phát hiện ra
1 số sáng kiến để nhằm nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong
3


ôn thi trung học phổ thông Quốc gia môn Địa lí. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Nâng cao
kĩ năng làm bài trắc nghiệm phần biểu đồ cho học sinh ôn thi trung học phổ
thông Quốc gia môn Địa lí”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tơi là giáo viên bộ mơn Địa lí qua 10 năm giảng dạy tơi đã nhận thấy điều cần
thiết khi nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét biểu đồ cho học sinh nên tôi đã lựa
chọn đề tài này với mục đích:
- Thứ nhất: là củng cố thêm kĩ thuật dạy phần kỹ năng cho việc dạy học của

tôi nhằm đạt đạt kết quả cao hơn trong phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét trong
chương trình Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
- Thứ hai: tơi mong muốn mình được đóng góp phần nào đó vào phương
pháp giảng dạy phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu để việc
dạy học môn Địa lí nói chung và dạy phần kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét trong
chương trình Địa lí nói riên đạt hiệu quả cao hơn.
Qua việc- Sáng kiến có thể được sử dụng để ôn thi THPT Quốc gia và bồi
dưỡng học sinh thi học sinh giỏi mơn Địa lí.
- Đề tài tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập
suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh, giúp các em có thể hoàn thành tốt kĩ năng vẽ
biểu đồ và nhận xét.
- Thông qua đề tài, thấy được phương pháp lựa chọn biểu đồ, đọc tên biểu
đồ đúng và cách vẽ một số loại biểu đồ; Cách lựa chọn nhận xét và nhận xét qua
bảng số liệu và biểu đồ.
nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn rằng: các đồng nghiệp hãy đóng góp
thêm ý kiến để việc dạy học bộ mơn Địa lí nói chung và dạy phần kỹ năng biểu đồ
và nhận xét nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài và làm bài
tập kỹ năng nhanh và tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết một số biện pháp giúp học sinh nhanh
chóng nhận biết biểu đồ một cách chính xác, biết cách nhận xét biểu đồ. Từ đó
4


nâng cao kĩ năng biểu đồ và nhận xét cho học sinh trong ôn thi trung học phổ
thông Quốc gia mơn Địa lí, đặc biệt là khi thi dưới hình thức trắc nghiệm cần địi
hỏi học sinh khơng chỉ có kiến thức vững mà còn cần phản xạ nhanh.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tơi chọn 2 lớp 12 để đối chứng và thực
nghiệm. Lớp đối chứng là 12B5 và lớp thực nghiệm là 12B7 của trường THPT Hậu
Lộc 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- phương pháp tốn học thống kê, xử lí số liệu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Khái niệm biểu đồ
- Biểu đồ là các hình vẽ thể hiện các đối tượng, hiện tượng, sự vật địa lí về
tự nhiên, kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định.
- Biểu đồ thể hiện kiến thức Địa lí bằng các hình vẽ giúp khái qt hố các
số liệu Địa lí trên đó.
* Vai trò của biểu đồ trong học tập và thi cử:
- Do là các hình vẽ nên khi dạy học giúp học sinh có thể dễ dàng hình tượng
hố các số liệu trong bài giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu hơn những kiến thức có
liên quan đến biểu đồ.
- Biểu đồ cung cấp cho học sinh những kiến thức Địa lí về tự nhiên, kinh tế
và xã hội, giúp minh hoạ cho các đối tượng, hiện tượng, sự vật Địa lí nhất định có
liên quan đến kiến thức.
- Kĩ năng biểu đồ giúp học sinh có thể khắc sâu phần kĩ năng, thể hiện các số
liệu trong biểu đổ, tổng hợp so sánh được những kiến thức qua các biểu đồ.
- Giúp cho việc học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn, trang bị cho học
sinh các kĩ năng cần thiết để hoàn thành bất kỳ phần kĩ năng vẽ biểu đồ nào trong
5


cả học tập và thi cử vì phần kĩ năng này giúp cho học sinh khắc sâu hơn, củng cố
thêm cho phần kiến thức Địa lí.
* Các dạng biểu đồ

- Kĩ năng biểu đồ là nội dung nằm trong học tập và thi cử của bộ mơn Địa lí,
nó trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để nhận biết và hoàn thành phần vẽ
biểu đồ một cách đạt hiệu quả cao nhất.
- Biểu đồ là phần kĩ năng rất đa dạng bao gồm nhiều loại biểu đồ khác nhau
được tập hợp thành 3 nhóm chính: nhóm biểu đồ cơ cấu, nhóm biểu đồ so sánh,
nhóm biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, phát triển, biến động,...
- Trong 3 nhóm biểu đồ này có nhiều loại biểu đồ cơ bản như: biểu đồ hình
trịn, biểu đồ hình vng, biểu đồ hình cột (cột đơn, cột ghép, cột chồng), biểu đồ
đường biểu diễn (đồ thị), biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền, biểu đồ tam giác đều, biểu
đồ thang ngang (tháp dấn số, cột đơn ngang),...
* Các biểu đồ trong từng nhóm: phân chia ra các nhóm biểu đồ nhằm giúp
HS có thể lựa chọn biểu đồ nhanh và đúng:
- Nhóm biểu đồ cơ cấu:
+ Biểu đồ trịn (100% và 200%).
+ Biểu đồ miền.
+ Biểu đồ hình vng. (*)
+ Biểu đồ tam giác. (*)
- Nhóm biểu đồ tăng trưởng, phát triển,...:
+ Biểu đồ cột đơn.
+ Biểu đồ cột chồng.
+ Biểu đồ đường biểu diễn.
+ Biểu đồ kết hợp.
+ Biểu đồ điểm rơi. (*)
- Nhóm biểu đồ so sánh:
6


+ Biểu đồ cột ghép.
+ Biểu đồ đường biểu diễn.
+ Tháp dân số.

+ Biểu đồ thang ngang (gần giống tháp dân số).
Lưu ý:

- (*) là loại biểu đồ ít gặp và ít ra trong các đề thi.

- Có những loại biểu đồ có trong 2 nhóm (là những loại được
gạch chân), đây là loại biểu đồ thể hiện cả 2 nội dung.
* Nhận xét biểu đồ:
- Nhận xét chung.
- Nhận xét cụ thể:
+ So sánh cao/thấp,tăng nhiều hay ít giữa các giá trị cùng đơn vị (dẫn chứng
số liệu cụ thể).
+ So sánh sự tăng nhanh hay chậm,giảm nhanh hay chậm qua các năm, so
sánh sự gia tăng khác nhau giữa các giá trị (dẫn chứng số liệu cụ thể).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Việc học tập của học sinh thường rất ít chú ý đến kênh hình trong sách giáo
khoa cũng như trong các tài liệu, vì vậy phần kĩ năng biểu đồ của học sinh là rất
yếu.
- Trong khi kĩ năng biểu đồ là phần rất quan trọng trong học tập và thi cử đối
với bộ mơn Địa lí, đặc biệt trong kì thi THPT quốc gia, nội dung biểu đồ không thể
thiếu.
- Với nội dung kiến thức địa 12 theo phân phối chương trình chủ yếu trọng
tâm thời gian trên lớp là học lí thuyết, nên giáo viên có ít thời gian đầu tư chuyên
sâu cho học sinh ôn luyện phần biểu đồ. Dẫn đến học sinh gặp khó khăn trong làm
bài kiểm tra về biểu đồ, đặc biệt trong làm bài thi THPT quốc gia dưới hình thức
trắc nghiệm.
- Trước khi sử dụng các những biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm tôi cho
học sinh lớp 12B7 làm bài khảo sát về biểu đồ, bảng số liệu dưới hình thức trắc
7



nghiệm theo cấu trúc các câu hỏi phần biểu đồ, bảng số liệu của đề thi minh họa
THPT quốc gia năm 2021, kết quả thu được không khả quan. Học sinh cịn lúng
túng trong các câu chọn biểu đồ, khơng biết cách nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
Kết quả khảo sát như sau:
Lớp

Sĩ số

Lớp 12B7

34

Giỏi

Trung
bình

Khá

Yếu, kém

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

04

11,8

16

47,0

12

35,3

2

5,9

Như vậy nếu như khơng có giải pháp kịp thời đưa ra thì học sinh đạt kết quả rất
thấp, không đáp ứng đươc yêu cầu của cuộc thi THPT quốc gia.
2.3. Giải pháp nâng cao kĩ năng làm trắc nghiệm phần biểu đồ, bảng số liệu để
nâng cao hiệu quả trong kì thi THPT quốc gia
2.3.1. Phần biểu đồ
a. Nhận biết biểu đồ.

- Dấu hiệu nhận biết nhanh các dạng biểu đồ cơ bản thường ra trong các đề thi
+ Biểu đồ Tròn: đây là dạng biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu hoặc cơ cấu của
các đối tượng địa lí từ 1 đến 3 mốc thời gian. Thể hiện cơ cấu của 1 đến 3 đối
tượng trong 1 mốc thời gian
 dấu hiệu nhận biết nhanh cho học sinh: khi lời dẫn có cụm từ “ quy mơ” và
từ “cơ cấu”. Hoặc cơ cấu từ “cơ cấu” mà bảng số liệu cho 1 đến 3 mốc thời
gian hoặc bảng số liệu thể hiện cơ cấu của 1 đến 3 đối tượng trong 1 mốc
thời gian.
 Ví dụ: Cho bảng số liệu:
DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)

8



m

2001

2007

2013

2019

Thành phần kinh tế
TỔNG SỐ


2009,0

7712,0

24820,6

44259,1

Kinh tế Nhà nước

1001,1

2972,2

6628,5

5216,7

Khu vực ngoài Nhà nước

464,0

3323,3

15682,4

33747,1

Khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi


543,0

1416,5

2509,7

5295,3

Lời dẫn: Để vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân
theo thành phần kinh tế nước ta năm 2001 và 2019 thì ta chọn biểu đồ nào:
A. Miền

B. Tròn

C. Đường

D. Kết hợp

- Do trong lời dẫn của câu hỏi này có cụm từ “ quy mô” và “cơ cấu” nên ta
chọn đáp án B: trịn. Trong đề này nếu khơng nhấn mạnh dấu hiệu nhận biết
cho học sinh thì học sinh sẽ chú tâm vào bảng số liệu thấy 4 mốc thời gian sẽ
không chọn đáp án B.
+ Biểu đồ Miền: đây cũng là dạng biểu đồ cơ cấu. Đơn vị để vẽ là %. Biểu đồ
này thể hiện sự thay đổi cơ cấu hoặc chuyển dịch cơ cấu mà bảng số liệu cho 4
mốc thời gian trở lên
Vì vậy nếu trong lời dẫn có cụm từ vẽ biểu đồ thể hiện sự “thay đổi cơ cấu”
hoặc “chuyển dịch cơ cấu” mà bảng số liệu cho 4 mốc thời gian trở lên thì ta
chọn biểu đồ Miền
 Ví dụ:

Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG
THÔN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm

2010

2014

2016

2019

Thành thị

14106,6

16525,5

17449,9

18094,5

Nông thôn

36286,3

37222,5


36995,4

37672,9

9


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Lời dẫn: Theo bảng số liệu, biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ 15
tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2010 – 2019 là:
A. Tròn.

B. Đường.

C. Kết hợp.

D. Miền

Như vậy đối với câu này dấu hiệu nhận biết nhanh là cụm từ “ chuyển dịch
cơ cấu” và bảng số liệu cho 4 mốc năm nên ta chọn đáp án D: Miền.
+ Biểu đồ đường: đây là dạng biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng. Đơn vị là %
Dấu hiệu nhận biết nhanh biểu đồ này là khi lời dẫn yêu cầu của đề có cụm từ vẽ
biểu đồ thể hiện “tốc độ tăng trưởng”, bảng số liệu cho nhiều mốc thời gian
Ví dụ: Cho bảng sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CƠNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở
NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2019 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm

2010


2013

2015

2017

2019

Chè

129,9

128,2

133,6

129,3

123,3

Cà phê

554,7

635,0

643,3

664,6


683,8

Cao su

748,7

955,7

955,7

971,6

922,0

(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB
Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây cơng
nghiệp lâu năm của nước ta từ năm 2010 đến năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây
là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Tròn.
Như vậy trong câu hỏi này dấu hiệu nhận biết để chọn biểu đồ là trong lời
dẫn có cụm từ “tốc độ tăng trương”. Bảng số liệu cho nhiều mốc năm ( 5
mốc)
Đáp án chọn là C: Đường
+ Biểu đồ kết hợp cột và đường: đây là dạng biểu đồ thể hiện tình hình,động thái
phát triển của các đối tượng địa lí diễn ra trong nhiều năm. Các đối tượng này có 2
10



đơn vị tính khác nhau. Vì vậy khi lời dẫn yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát
triển,hoặc giá trị của các đối tượng địa lí diễn ra trong nhiều năm, các đối tượng
này có 2 đơn vị tính khác nhau thì ta chọn biểu đồ kết hợp.
 Ví dụ: : Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ VÀ SỔ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
1999 - 2019
Năm

1999

2009

2016

2019

Tỉ lệ dân thành thị (%)

23,6

29,6

33,7

34,4

Số dân thành thị (nghìn
người)


18081

25585

31986

33817

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê 2020)
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 1999 - 2019,
biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Trịn.

B. Đường.

C. Kết hợp.

D. Miền.

Trong câu hỏi này ta chọn đáp án C: Kết hợp . Vì lời dẫn yêu cầu vẽ biểu đồ thể
hiện giá trị của 2 đối tượng địa lí là số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị qua 4
mốc năm. Hai đối tượng địa lí này có 2 đơn vị tính khác nhau là “%” và “nghìn
người” nên biểu đồ kết hợp có 2 trục tung.
- Cách khắc sâu kiến thức dấu hiệu nhận biết các dạng biểu đồ cho học sinh
Trong q trình ơn tập, giáo viên có thể cho 1 bảng số liệu,sau đó đưa ra các
lời dẫn khác nhau để học sinh chọn các loại biểu đồ khác nhau. Từ đó học
sinh sẽ hiểu được rằng từ 1 bảng số liệu nhưng nếu lời dẫn yêu cầu khác
nhau thì sẽ chọn các dạng biểu đồ khác nhau.
 Ví dụ:

Cho bảng số liệu:
11


Sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010-2018
Năm

Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Tổng số

Khai thác

Ni trồng

Giá trị xuất khẩu
thủy sản
(triệu đơ la Mỹ)

2010

5142,7

2414,4

2728,3

5016,9

2013


6019,7

2803,8

3215,9

6692,6

2015

6582,1

3049,9

3532,2

6568,8

2018

7768,5

3606,7

4161,8

8787,1

a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2010
và 2018.

A. Cột
B. Đường
C. Miền.
D. Tròn
b. để vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản
nước ta giai đoạn 2010 – 2018 ta chọn biểu đồ gì?
A. Cột
B. kết hợp
C. Miền.
D. Tròn
c. để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai
đoạn 2010 – 2018 ta chọn biểu đồ gì ?
A. Cột
B. Đường
C. Miền.
D. Tròn
d. để vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu
thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2018 ta chọn biểu đồ gì?
A. Cột

B. Đường

C. Miền.

D. Trịn

Giáo viên yêu cầu học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp ở mỗi câu và nêu rõ dấu
hiệu nhận biết để chọn
Sau khi làm học sinh đưa ra các đáp án và dấu hiệu nhận biết như sau:
- Câu a chọn D: Tròn. Dấu hiệu nhận biết là lời dẫn có cụm từ “ quy mơ” và “

cơ cấu”. u cầu vẽ chỉ trong 2 năm là 2010 và 2018
- Câu b chọn B: Kết hợp. Vì lời dẫn yêu cầu thể hiện giá trị của 2 đối tượng
địa lí có 2 đơn vị tính khác nhau trong nhiều năm.
- Câu c học sinh chọn C: Miền. Vì lời dẫn yêu cầu thể hiện sự “thay đổi cơ
cấu”, bảng số liệu cho 4 mốc năm.
12


- Câu d học sinh chọn B: Đường. Vì lời dẫn yêu cầu thể hiện “ tốc độ tăng
trưởng” qua 4 mốc năm.
Như vậy sau khi hướng dẫn học sinh nhận biết nhanh các dạng biểu đồ thì
các em khơng còn lúng túng khi làm bài và làm trắc nghiệm rất nhanh.
b. khả năng biểu hiện của biểu đồ
- Trong các đề thi thường có câu hỏi: “biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? ”
Để hướng dẫn học sinh làm nhanh trong các câu hỏi này thì giáo viên cho
học sinh học thuộc các dấu hiệu nhận biết nhanh các dạng biểu đồ. Trên cơ sở đó
học sinh sẽ nắm được khả năng biểu hiện của biểu đồ.
Cụ thể dấu khả năng biểu hiện của 1 số dạng biểu đồ cơ bản như sau:
+ Biểu đồ Tròn: đây là dạng biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu hoặc cơ cấu của
các đối tượng địa lí từ 1 đến 3 mốc thời gian. Thể hiện cơ cấu của 1 đến 3 đối
tượng trong 1 mốc thời gian
+ Biểu đồ Miền: đây cũng là dạng biểu đồ cơ cấu. Đơn vị để vẽ là %. Biểu đồ này
thể hiện sự thay đổi cơ cấu hoặc chuyển dịch cơ cấu mà bảng số liệu cho 4 mốc
thời gian trở lên
+ Biểu đồ đường: đây là dạng biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng. Đơn vị là %
Dấu hiệu nhận biết nhanh biểu đồ này là khi lời dẫn yêu cầu của đề có cụm từ vẽ
biểu đồ thể hiện “tốc độ tăng trưởng”, bảng số liệu cho nhiều mốc thời gian
+ Biểu đồ kết hợp cột và đường: đây là dạng biểu đồ thể hiện tình hình,động thái
phát triển của các đối tượng địa lí diễn ra trong nhiều năm. Các đối tượng này có 2
đơn vị tính khác nhau. Vì vậy khi lời dẫn yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát

triển,hoặc giá trị của các đối tượng địa lí diễn ra trong nhiều năm, các đối tượng
này có 2 đơn vị tính khác nhau thì ta chọn biểu đồ kết hợp.
 Ví dụ 1:
Cho biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2019:

13


(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thống
kê, 2020)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
A. Tốc độ tăng trưởng dân số thành thị và nông thôn nước ta nước ta giai
đoạn 1990 đến 2019.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn
1990 đến 2019.
C. Tình hình gia tăng dân số thành thị và nông thôn nước ta nước ta giai đoạn
1990 đến 2019.
D. Quy mô, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta nước ta giai đoạn
1990 đến 2019.
Đây là biểu đồ Miền nên sau khi đối chiếu với dấu hiệu nhận biết các dạng
biểu đồ học sinh sẽ chọn đáp án là: B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành
thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 đến 2019.
 Ví dụ 2:
Cho biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta

14


Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
A. Quy mơ tổng sản phẩTri trong nước (GDP) theo thành phần kinh tế nước ta

B. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo thành phần kinh tế nước ta
C. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo ngành kinh tế nước ta
D. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo thành phần kinh tế nước
ta
 Đây là biểu đồ đường nên sau khi đối chiếu với dấu hiệu nhận biết biểu
đồ,học sinh chọn đáp án C: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
theo ngành kinh tế nước ta
c. Nhận xét biểu đồ
Trong các đề thi trắc nghiệm THPT thường có yêu cầu học sinh nhận xét biểu đồ.
Các câu này thường yêu cầu học sinh phải biết tính tốn, xử lí số liệu. Vì vậy giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tính tốn để chọn nhận xét đúng nhất.
- Khi trong đề yêu cầu tìm đối tượng nào tăng (giảm) “nhanh’’ hay “chậm’’ thì
ta sử dụng phép chia.Lấy giá trị năm cuối cùng của các đối tượng chia giá trị
năm đầu tiên xem tăng hay giảm bao nhiêu lần. Sau đó so sánh số lần tăng
và giảm.
15


- Nhưng khi đề có câu nhận xét tăng “nhiều’’ hay “ít’ thì ta sử dụng phép tính
trừ. Lấy giá trị năm cuối cùng của đối tượng trừ đi giá trị năm đầu. Sau đó so
sánh các đối tượng với nhau để chọn đáp án đúng nhất. Lưu ý rằng nhận xét
so sánh các đối tượng tăng nhiều hay ít để so sánh thì các đối tượng này phải
cùng đơn vị tính.
 Ví dụ: Cho biểu đồ:

(Số liệu theo Niên giám thông kê Việt Nam 2019, NXB Thông kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP của
Malaixia và Singapo từ năm 2010 đến năm 2019?
A. GDP của Malaixia và Singapo tăng liên tục.
B. quy mô GDP của Singapo

luôn lớn hơn Malaixia.
C. GDP của Malaixia tăng nhanh hơn Singapo.
nhanh hơn Malaixia.

D. GDP của Singapo tăng

- Đối với nhận xét A và B, nhìn vào biểu đồ học sinh có thể thấy ln 2 nhận xét
này không đúng. Cụ thể:
A sai: do GDP của Singapo năm 2016 giảm so với năm 2013
B sai: do quy mô GDP của Singapo năm 2010 và 2013 nhỏ hơn Malaixia, năm
2016 bằng Malaixia

16


Câu C và câu D muốn tính được GDP của nước nào tăng nhanh hơn thì ta sử dụng
phép chia:
+ Từ năm 2010 đến 2019 GDP của Malaixia 1,43 lần
+ Từ năm 2010 đến 2019 GDP của Singapo tăng 1,57 lần
Như vậy đáp án đúng là D: GDP của Singapo tăng nhanh hơn Malaixia.
 Ví dụ 2: Cho biểu đồ sau:

GIÁ TRỊ GDP CỦA THÁI LAN VÀ PHI-LIP-PIN QUA CÁC NĂM
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với GDP của Thái Lan và Phi-lip-pin?
A. Phi-lip-pin tăng không liên tục

.B.Thái Lan tăng chậm hơn Phi-lip-pin.

C. Phi-lip-pin tăng ít hơn Thái Lan


D. Thái Lan tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.

Trong 4 đáp án trên thì đáp án A nhìn vào biểu đồ ta làm được mà khơng
cần xử lí số liệu.Cụ thể nhìn vào biểu đồ ta thấy GDP Phi-lip-pin tăng liên
tục,như vậy A sai.
Nhưng để biết nhận xét của 3 đáp án cịn lại đúng hay sai ta cần xử lí số
liệu:
- Đối với đáp án B và D ta sử dụng phép chia xem GDP của Thái Lan và Philip-pin tăng bao nhiêu lần. Sau khi chia ta thấy GDP của Thái Lan tăng 1,19
lần. GDP của Phi-lip-pin tăng 1,52 lần. Như vậy Thái Lan tăng chậm hơn
Phi-lip-pin. Chọn đáp án B: Thái Lan tăng chậm hơn Phi-lip-pin.
17


- Đối với đáp án C, muốn tính tăng ít hay nhiều ta sử dụng phép tính trừ. Sauk
hi thực hiện ta thấy GDP của Thái Lan tăng 66 tỉ đô la Mỹ. GDP của Phi-lippin tăng 105 tỉ đô la Mỹ. Như vậy nhận xét C sai.
- Để phục vụ cho phần nhận xét cịn có một số cách tính tốn sau:
+ Tính giai đoạn, số năm (năm sau - năm trước)
+ Tính cơ cấu: tỉ trọng thành phần = ( giá trị thành phần muốn tính : tổng số)
x 100
+ Tính tốc độ tăng trưởng : đặt giá trị năm đầu tiên ở bảng số liệu là 100%
TĐTT năm sau = ( giá trị năm sau: giá trị năm đầu) x 100
+ Tính số lần (số liệu năm muốn tính : số liệu năm đầu)
Như vậy sau khi sử dụng các phương pháp trên thì học sinh làm bài tập trắc
nghiệm về biểu đồ rất hiệu quả, nhanh chóng,khơng cịn mơ hồ lúng túng như
trước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
2.4.1. Đánh giá lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến đối với hoạt
động giáo dục,bản thân.
- Trước khi học phần kĩ năng nhận biết biểu đồ và nhận xét biểu đồ để giải
quyết các đề thi trắc nghiệm THPT mơn địa lí,học sinh làm bài hầu hết là ở mức

trung bình và khá, tỉ lệ giỏi rất ít. Thời gian làm bài rất lâu,nhiều em khoanh chùa
một đáp án bất kì nên kết quả thấp.
- Sau khi học xong chuyên đề này:
+ Khi chọn biểu đồ, nhận xét các biểu đồ và các bảng số liệu trong chương
trình Địa lí ,cơ bản các em có thể hoàn thành tốt phần kĩ năng này, tỉ lệ học sinh
khá, giỏi tăng cao.
+ Đối với các bài tập và bài thực hành liên quan đến nhận biết,và nhận xét
biểu đồ, tỉ lệ học sinh làm tốt tăng lên nhiều, học sinh có lực học trung bình giảm,
học sinh có học lực yếu, kém khơng cịn.

18


+ Học sinh hứng thú với các bài tập trắc nghiệm địa lí ở phần biểu đồ, khơng
cịn tình trạng khoanh chùa ở các câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài được rút
ngắn.
+ Hai lớp 12B7 và 12B5 của trường THPT Hậu Lộc 3 ở thời điểm đầu năm
học 2020-2021 có lực học tương đương nhau, sau khi áp dụng sáng kiến ở lớp
12B7 kết quả thu được qua bài kiểm tra như sau:
Lớp

Giỏi

Sĩ số

Trung
bình

Khá


Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

44

19

56

0

0

0


0,0

15

44

10

29

4

12

Lớp thực nghiệm
(12B7)

34

15

Lớp đối chứng
(12B5)

34

5

15


2.4.2. Đánh giá lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến đối với hoạt động
giáo dục,đồng nghiệp, nhà trường.
Hoàn thiện chuyên đề dạy học kĩ năng biểu đồ và nhận xét giúp giáo viên
chủ động hơn trong quá trình dạy học, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên
khi thiết kế bài dạy kĩ năng cụ thể để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng
thời nhằm dạy cách học, cách làm, khuyến khích học sinh tự học, tạo cơ hội cho
học sinh học và đổi mới kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực học sinh.
Giúp học sinh nâng cao điểm thi trong kì thi THPT quốc gia mơn Địa lí dưới
hình thức trắc nghiệm. Tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh.
3. Kết luận,kiến nghị
3.1. Kết luận
Kĩ năng bộ môn Địa lí là một phần quan trọng trong học tập và thi cử, qua
nội dung của sáng kiến từ khâu chọn biểu đồ đến khâu nhận xét đều rất rõ ràng chi
tiết, giúp học sinh làm bài nhanh chóng,có hiệu quả cao. Vì vậy theo ý kiến tác giả
sáng kiến kinh nghiệm có khả năng áp dụng đạt kết quả cao trong ôn luyện học
19


sinh thi THPT quốc gia dưới hình thức trắc nghiệm qua sáng kiến “Nâng cao kĩ
năng làm bài trắc nghiệm phần biểu đồ cho học sinh trong ôn thi trung học phổ
thơng Quốc gia mơn Địa lí”
- Sáng kiến này có thể ứng dụng trong ơn luyện học sinh giỏi theo hính thức trắc
nghiệm, giúp q trình ơn luyện đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị
Tác giả mong muốn các giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí biết và nắm chắc
quy trình nhận biết được loại biểu đồ, cách chọn và nhận xét từng loại biểu đồ từ
đó hướng dẫn cho học sinh biết được cách làm các bài tập trắc nghiệm với biểu đồ
1 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Từ đó mỗi giáo viên có thể vận dụng vào
việc dạy học của mình để hồn thành tốt cơng việc, nhiệm vụ của mình.
- Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: quan tâm, trang bị đầy đủ các phương tiện,

thiết bị, đồ dùng dạy học,… để giáo viên tích cực áp dụng những sáng kiến, đổi
mới của mình vào dạy học.
- Đối với giáo viên: trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương
trình; các đơn vị kiến thức, kĩ năng Địa lí cơ bản,cập nhật kiến thức,số liệu kịp
thời. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực, đạt kết quả cao trong dạy
phần kĩ năng Địa lí thì giáo viên phải nỗ lực nhiều để việc dạy học luôn chủ động,
giáo viên phải có trình độ tin học nhất định.
- Đối với học sinh: trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các
hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo
viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngồi ra học
sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với kĩ năng thực hành,
liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hậu Lộc,ngày tháng 5 năm 2021
ngày 19 tháng 5 năm 2021
Thủ trưởng đơn vị
Tác giả sáng kiến
(Ký tên, đóng dấu)
Trương Thị Sinh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn hoàn thành kĩ năng Địa lí – Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà
Nội.
2. Các đề thi THPT theo hình thức trắc nghiệm – Nhà xuất bản Đại học sư
phạm Hà Nội.
3. Hướng dẫn ơn tập theo chủ đề Địa lí 12 – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
4. Tổng cục thống kê Việt Nam.

5. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam – Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
6. Một số tài liệu khác có liên quan.

21


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: TRƯƠNG THỊ SINH
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên – trường THPT Hậu Lộc 3

TT
1.

Cấp đánh giá
xếp loại

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Phát huy tính tích cực và năng lực

Tỉnh


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Loại B

Năm học
đánh giá
xếp loại

2014-2015

tự học của học sinh thông qua sử
dụng phương pháp dạy học theo Dự
án,phần địa lí dân cư( bài 16,17,18)
– địa lí 12-THPT
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

22



×