Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp quản lý có hiệu quả dạy học trực tuyến của giáo viên trường THPT hoằng hóa 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.35 KB, 14 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày 30/3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở
giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xun. Theo đó, Thơng tư được áp
dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở
giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng, chương trình giáo dục
thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi chung là cơ sở giáo
dục phổ thông); giáo viên; học sinh, học viên (gọi chung là học sinh) và các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Tổ chức dạy học trực tuyến, ai sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy?
Điều này cần được quy định rõ trong quy chế của nhà trường. Việc giao gần như
tồn quyền cho phía giáo viên, từ xây dựng kế hoạch, triển khai đến đánh giá ... liệu
có đảm bảo công bằng giữa các học sinh của lớp học và tồn khối.
Vì vậy Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch quản lý và dạy học trực
tuyến và áp dụng có hiệu quả trong nhà trường THPT Hoằng Hóa 3. Với các giải
pháp đó tơi muốn đưa ra “ Một số giải pháp quản lý có hiệu quả dạy học trực
tuyến của giáo viên trường THPT Hoằng Hóa 3”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý có
hiệu quả việc giảng dạy trực tuyến của giáo viên nhà trường THPT Hoằng Hóa 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các phần mềm và Wedsize có ứng dụng dạy học trực tuyến như.
Các giải pháp quản lý việc dạy học trực tuyến của giáo viên.
Việc hỗ trợ phương tiện để giáo viên và học sinh tham gia dạy và học thường
xuyên đầy đủ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Giáo viên phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
Giáo viên chuẩn bị một tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực.
Tạo và duy trì kết nối với người học.
Tạo cảm giác thởi mái giữa giáo viên và người học.


Thúc đẩy tinh thần của người học.
Xây dựng các dự án nhóm và cá nhân
Đánh giá sau mỗi bài dạy học trực tuyến
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình học
trực tuyến. Hiện nay hầu hết các các em học sinh, giáo viên đều phải sử dụng hình
thức dạy học online này. Bởi có như vậy mới đảm bảo được kiến thức của các em
bổ sung đầy đủ trong thời gian dịch bệnh nghỉ ở nhà.
1


Phụ huynh học sinh lo lắng về việc con em sử dụng internet quá nhiều trong
thời gian dạy học trực tuyến. Và việc quản lý con em trong thời gian học, liệu các
con có học hay khơng hay là vào Game hoặc các Wedsize độc hại.
Phụ huynh lo lắng về việc tương tác giữa giáo viên dạy và học sinh, trên lớp
nếu học sinh khơng hiểu có thể hỏi trực tiếp giáo viên, liệu học trực tuyến học sinh
có thể hỏi trực tiếp hay không?
Đối với giáo viên cung lo lắng về việc học sinh có được trang bị đầy đủ các
phương tiện để tham gia học hay không. Đường truyền internet có đảm bảo hay
khơng. Số lượng chọ sinh tham gia có đầy đủ tích cực hay khơng?
Việc lựa chọn các phần mềm dạy học trực tuyến nào tốt có hiệu quả mà tiết
kiệm về kinh phí.
Chính vì những băn khoăn của phụ huynh và giáo viên nên tôi đã mạnh dạn
đưa ra các giải pháp để quản lý việc dạy và học trược tuyến đảm bảo tối ưu đơn
giản cho giáo viên dạy và người học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều năm qua (từ khi dịch
bệnh COVID-19 chưa diễn ra) ngành GDĐT đã chủ động triển khai các nhiệm vụ,

giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT- VT hỗ trợ quản lý, dạy, học, kiểm tra đánh
giá, nghiên cứu khoa học đạt kết quả được ghi nhận. Tăng cường ứng dụng CNTT
trong dạy và học, thúc đẩy học tập trực tuyến qua mạng Internet, xây dựng kho học
liệu số, hàng loạt văn bản chỉ đạo đã được ban hành. Điển hình như hướng dẫn triển
khai mơ hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông (văn bản số 5807/BGDĐT CNTT); hướng dẫn triển khai nhiệm vụ CNTT hàng năm gửi các địa phương, gồm
hướng dẫn triển khai giáo dục trực tuyến, e-learning và xây dựng kho học liệu số từ
địa phương đến Trung ương.
Từ năm 2010, ngành GDĐT đã tổ chức xây dựng kho bài giảng e-learning,
tuyển chọn từ các cuộc thi Quốc gia thiết kế bài giảng e-learning do giáo viên cả
nước đóng góp, đến nay đã tập hợp được trên 4.000 bài giảng của các môn học giáo
dục phổ thông dùng chung miễn phí tồn ngành. Đặc biệt, đề án tăng cường ứng
dụng CNTT trong quản lý giáo dục, hỗ trợ dạy – học, nghiên cứu khoa học góp
phần đổi mới căn bản tồn diện GDĐT tầm nhìn đến 2025 (Quyết định 117/QĐTTg) được triển khai một cách hệ thống, đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 thời gian qua
(cũng là cơ hội đẩy mạnh học tập trực tuyến), ngành GDĐT đã liên tục chỉ đạo các
cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường thực hiện các giải pháp đẩy mạnh việc dạy học từ xa qua truyền hình, trực tuyến qua mạng Internet; hướng dẫn xây dựng
chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy, đánh giá công nhận kết quả và huy động
các nguồn lực xã hội hóa tham gia đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực cần
thiết.
Cụ thể như, cho phép các cơ sở giáo dục được áp dụng các hình thức dạy học
qua Internet khi học sinh nghỉ học do dịch COVID-19, khi học sinh quay trở lại
trường học, nhà trường tổ chức đánh giá và cơng nhận kết quả học tập qua các hình
thức từ xa (văn bản số 793/BGDĐT-GDTrH và số 1061/BGDĐT-GDTrH); đề nghị
2


hỗ trợ (miễn phí, giảm giá) đường truyền, giải pháp học trực tuyến trong thời gian
diễn ra dịch bệnh (văn bản số 871/BGDĐT-KHTC); đóng góp xây dựng kho học
liệu số dùng chung toàn ngành (văn bản số 1007/BGDĐT-GDTrH); hướng dẫn các
biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học tập trực tuyến qua

Internet (văn bản số 1247/ BGDĐT-GDCTHSSV ).
Bộ GDĐT và Bộ TTTT đang rà soát, đánh giá các giải pháp học trực tuyến để
khuyến cáo các nhà trường, giáo viên sử dụng phù hợp với từng điều kiện cụ thể;
tiếp tục chỉ đạo xây dựng kho bài giảng điện tử dùng chung; hướng dẫn mô hình tổ
chức lớp học trực tuyến, trường học trực tuyến; hướng dẫn quy chế, nội quy lớp
học trực tuyến đảm bảo an tồn trên khơng gian mạng; hướng dẫn, tập huấn giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục tổ chức dạy học trực tuyến thơng qua hình thức trực
tuyến, tài liệu điện tử, video clip; khảo sát cập nhật, đánh giá tình hình triển khai
học trực tuyến trên cả nước để tiếp tục chỉ đạo phù hợp, kịp thời và sát với thực tế.
Ứng dụng được giáo viên sử dụng nhiều nhất hiện nay là dạy học trực tuyến
đồng thời theo thời gian thực. Một số ứng dụng được sử dụng phổ biến là Microsoft
Teams, Google Meet, Zoom, Zalo. Hầu hết các nhà cung cấp giải pháp cho phân
khúc này đến từ nước ngoài, hạn chế là sự hỗ trợ sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ
không cao. Trong khi đó, nhiều cơ sở giáo dục phổ thơng đẩy mạnh ứng dụng các
hệ thống quản lý học tập (LMS/LCMS) để tổ chức dạy học trực tuyến và quản lý
quá trình dạy và học trực tuyến. Một số giải pháp triển khai phổ biến như Viettel
Study, VNPT e-learning, ThanhEdu, FPT VioEdu, OLM.VN, 789.VN... Với phân
khúc này, hầu như chỉ có các giải pháp của doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng do bám
sát hướng dẫn, chương trình, cách thức tổ chức dạy học ở Việt Nam, đặc biệt có sự
hỗ trợ trực tiếp của nhà cung cấp mới đạt được hiệu quả (riêng Viettel và VNPT
còn cung cấp đồng bộ đường truyền Internet).
Đối với trường THPT Hoằng Hóa 3 bằng các nguồn kinh phí tiết kiệm chi
hàng năm và bằng các nguồn xã hội hóa giáo dục đã trang bị được các thiết bị hỗ
trợ công tác họp trực tuyến và dạy học trực tuyến.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Tổ chức lựa chon phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến.
Việc có nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến đồng thời theo thời gian
thực nên việc lựa chọn phần mềm có hiệu quả sự tương tác giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh và giáo viên cần đạt lên hàng đầu.

Chính vì điều đó Nhà trường đã khuyến khích giáo viên tìm hiểu cách sử dụng
các ứng dụng dạy học trực tuyến theo thời gian thực, đánh giá tích hiệu quả của
ứng dụng sau đó tiến hành giới thiệu bằng hình thức trực tuyến để các giáo viên
tham khảo và lựa chọn. Hội đồng lãnh đạo quyết định lựa chọn phần mềm ứng
dụng hiệu quả nhất và mang tính đồng bộ.
Sau khi giáo viên giới thiệu Hội đồng lãnh đạo nhà trường đã phân tích tính
hiệu quả có sự tương tác cao đi đến lựa chọn 2 phần mềm ứng dụng đó là: Google
Meet và VNPT e-learning.
2.3.2. Hỗ trợ các thiết bị cần thiết để giáo viên dạy học trực tuyến.
3


Nhà trường tiến hành lắp đặt hệ thống camera tại các phịng học bộ mơn và
phịng học ngoại ngữ để giáo viên có thể dạy học tại trường.
Đối với giáo viên dạy học tại nhà và các phòng học khác trong nhà trường thì
hỗ trợ cho mượn camera để thực hiện dạy học.
Đối với phụ huynh học sinh thì động viên phụ huynh cho con em mượn điện
thoại thông minh hoặc laptop, máy tính bàn có kết nối Internet. Đối với các học
sinh khó khăn thi có thể đến cùng với bạn từ 1 đến 2 học sinh khi học thực hiện
5K.
Đối với giáo viên đăng ký giảng dạy nhiều lớp thì hỗ trợ kinh phí cho việc kết
nối internet phục vụ giảng dạy.
2.3.3. Tập huấn sử dụng phần mềm
Phần mềm Google Meet
Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vào hệ thống thông qua đường
link: />
Hoặc thầy cô đăng nhập vào gmail thơng thường, sau đó chọn Google Meet
Chú ý đăng nhập bằng mail của Sở cung cấp có đi thanhhoa.edu.vn

4



Bước 2: Bấm chọn Tham gia hoặc bắt đầu 1 cuộc họp (Join or start a meeting)

Nếu trên lịch có những lịch học/ họp đã được lên lịch trước thì thầy cơ sẽ
nhìn thấy danh sách lớp học/ họp ở ngay bên dưới nút Tham gia….
Bước 3: Đặt tên cho buổi học/họp và chọn Tiếp tục (Continue)
5


Lưu ý: Khơng đặt tên lớp bằng tiếng Việt có dấu.

Bước 4: Chọn More Option và Cài đặt để cấu hình Camera và Micro nếu cần
thiết (thường khơng cần điều chỉnh vì hệ thống tự nhận biết). Sau khi thiết lập
song chọn Tham gia ngay

6


Bước 5: Mời các thành viên tham gia họp bằng cách chép và chuyển (email) cho
họ liên kết (URL) của cuộc họp/ lớp học
Nếu học sinh hoặc các thành viên đều dùng chung 1 loại email của công ty hoặc
nhà trường và được phân nhóm thì thầy cơ có thể sử dụng email nhóm để mời
nhanh các thành viên vào nhóm. Ví dụ mời tất cả học sinh lớp TMĐT K54 vào lớp
và nhóm hs này đã được tạo trên hệ thống Email thì thầy cơ chỉ cần mời tài khoản
email nhóm đó vào lớp thì tất cả học sinh sẽ vào lớp.

HOẶC chọn Thêm người để mời, với cách mời này chúng ta có thể thêm từng
người hoặc Copy và Paste danh sách email của nhiều người (tối đa một lần chép và
dán là 30 email).

7


Note: Nếu mời học sinh theo cách thông thường của Google Meet như trên, thì khi
học sinh tham gia lớp học phải được thầy cô xác nhận, việc này sẽ làm mất thời
gian với lớp đông và khi học sinh vào muộn. Thầy cơ có thể lên lịch buổi học trên
Google Calendar cùng tài khoản email để lớp học được hiệu quả hơn.
Bước 6: Trình bày trong lớp học, chọn Trình bày ngay bây giờ, chọn Tồn bộ màn
hình hoặc Một cửa sổ và mở file để trình chiếu

Tồn bộ màn hình của bạn: Với lựa chọn này thì học sinh có thể quan sát
được tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của thầy cơ.
8


Một cửa sổ: Học sinh chỉ có thể quan sát được những gì đang diễn ra trên cửa sổ
mà thầy cơ lựa chọn
Bước 7: Ghi hình cuộc họp chọn nút Tùy chọn và chọn Ghi lại cuộc họp để
ghi (file video sẽ được lưu trên Google Drive , Khi muốn kết thúc ghi hình
chọn Tùy chọn và chọn Dừng ghi

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cho thầy cơ trong q trình sử dụng Google
Meet để tổ chức lớp học hoặc cuộc họp online. Chúc thầy cơ có những trải nghiệm
thú vị cùng Google Meet
Phần mềm VNPT e-learning
Nhà trường gửi đường link hướng dẫn chi tiết cho giáo viên theo các nguồn kênh
hoặc giáo viên tự tìm trong cơng cụ tìm kiếm Google.
I.

Link video tham khảo


Kênh youtube của Thầy Lam Vlog (Đang công tác tại trường THPT Trần Đại
Nghĩa ở ĐăkLăk )
/>v=iEKM3D_PTG0&list=PLqU_VRfPirau7wYckU9uj74DZaI0Eb5ii
Kênh Youtube: vnEdu - Mạng giáo dục Việt Nam
/>2.3.4. Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
Số: 46/KH – HH3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hoằng Hóa., ngày 01 tháng 09 năm 2020

9


KẾ HOẠCH
Triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian phịng, chống dịch bệnh Covid-19

Căn cứ Cơng văn số 3280/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
27/8/2020 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học;
Căn cứ công văn hướng dẫn của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Trường THPT Hoằng Hóa 3 triển khai kế hoạch dạy trực tuyến (Online) qua
mạng Internet cụ thể như sau:
I. Mục đích:
1. Do điều kiện bất khả kháng về dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp vì vậy
học sinh buộc phải ở nhà, để học sinh trường THPT Hoằng Hóa 3 không bị gián
đoạn việc học tập cho kế hoạch học kỳ 2, đồng thời tạo cho học sinh không chủ
quan, xa rời hoạt động học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức

dạy học trực tuyến (Online) khơng những hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học sáng
tạo mang tính tiến bộ trong thời kỳ kỷ ngun số, hình thức học trực tuyến mở ra
khơng gian tương tác tốt nhất của thầy và trò trong thời gian phải ở nhà để phòng,
chống dịch Covid-19. Đồng thời việc tổ chức dạy học này cũng giúp duy trì nề nếp
học tập chuyên cần của học sinh trường THPT Hoằng Hóa 3.
2. Tổ chức dạy học trực tuyến cũng là môi trường mới tạo ra những lớp học
thông minh, giúp cho học sinh tiếp cận sớm và nhanh hơn về Cơng nghệ thơng tin,
ngồi ra cũng tạo nền tảng cho học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của các khối
10, 11, 12 trong năm học 2020-2021.
3. Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến tạm thời chưa thể thay thế được hình
thức học trực tiếp tập trung trên lớp, tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh kéo dài,
hình thức này là phương án duy nhất và hữu hiệu, có ích nhất cho học sinh trường
THPT Hoằng Hóa 3.
II. Nội dung:
1. Dạy bài mới theo tiến độ chương trình trong Kế hoạch dạy học của Giáo
viên (đã được BGH phê duyệt), giải đáp thắc mắc, củng cố kiến thức, kỹ năng cho
học sinh trong các tiết học.
2. Thông qua các tiết học trực tuyến, giáo viên thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá việc học tập của học sinh (bao gồm đánh giá về ý thức học tập và kiểm tra để
lấy đầu điểm rèn luyện thường xuyên).
3. Các bài đã dạy trực tuyến sẽ được tính vào tiết dạy chính khóa. Khi học sinh
quay trở lại học tập tại trường giáo viên không phải dạy lại các bài học này nữa
(nếu có thời gian dư thừa hoặc học sinh chưa hiểu thì sẽ dạy bổ sung).
III. Tổ chức thực hiện:
1. Các nền tảng Công nghệ thông tin và các kênh truyền hình mà học sinh và
giáo viên sử dụng:
+ Hệ thống học tập trực tuyến Google meet
+ Hệ thống học tập trực tuyến trên nền tảng VNPT e-learning. Địa chỉ truy cập
nếu học sinh dùng máy tính, điện thoại thơng minh có cài đặt trình duyệt CocCoc;
Google Chrome:

10


2. Môn học và lịch học:
+Thời gian: Thông báo cụ thể qua tin nhắn VNEDU
+ Môn học: Tất cả các mơn học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
+ Lịch học: Nhà trường thông báo tại bảng tin và tin nhắn VNEDU hoặc vào
mail cá nhân
IV. Phân công thực hiện:
1. Ban giám hiệu: Dự giờ trực tuyến (Online) theo kế hoạch đã được phân
cơng.
2. Tổ, nhóm chun mơn: Xây dựng kế hoạch giảng dạy trực tuyến phù hợp
với tiến độ, chương trình và mục đích dạy học.
3. Giáo viên bộ mơn: Có trách nhiệm dạy trực tuyến theo lịch dạy đúng tiến
độ, thời gian và đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản và chất lượng dạy học trên các
phần mềm đã đăng ký.
4. Giáo viên chủ nhiệm:
– Cung cấp thông tin lịch dạy của nhà trường tới học sinh và PHHS để gia
đình kết hợp với nhà trường chuẩn bị điều kiện tốt nhất giúp học sinh học tập hiệu
quả.
– Gửi thông tin tài khoản đường link và mật khẩu truy cập tới từng cá nhân
học sinh và PHHS.
– Phối hợp với giáo viên bộ môn kiểm tra, giám sát việc học tập của học sinh.
– Phản ánh thông tin chuyên cần của học sinh đến PHHS để cùng gia đình có
biện pháp giáo dục học sinh.
5. Phụ huynh học sinh:
– Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để học sinh có thể học trực tuyến có hiệu quả
như: đường truyền Internet, máy tính hoặc Laptop hoặc điện thoại Smartphone,…
– Phối hợp với GVCN kiểm tra, giám sát việc học tập của học sinh ở nhà để có

biện pháp nhắc nhở và giáo dục học sinh.
6. Học sinh:
– Tham gia đầy đủ các bài dạy trực tuyến của giáo viên tại nhà.
– Làm bài và nộp bài đầy đủ đúng yêu cầu của giáo viên.
7. Bộ phận giám thị:
– Quản lý điểm danh học sinh, kiểm tra nề nếp của giáo viên.
– Báo cáo kết quả tham gia học tập của học sinh và công tác giảng dạy trực
tuyến của giáo viên về ban giám hiệu hàng ngày trước 17h.
Trên đây là Kế hoạch học tập trực tuyến của nhà trường trong thời gian nghỉ
phòng, chống dịch Covid-19. Đề nghị cán bộ, giáo viên, học sinh nghiêm túc thực
hiện./.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Văn Bát
2.3.5. Duyệt kế hoạch và bài giảng
11


Giáo viên sau khi đã xây dựng kế hoạch và bài dạy cụ thể phải gửi mail cho
Tổ trưởng chuyên môn duyệt và gửi cho các thành viên trong tổ góp ý trước khi
thực hiện.
Việc góp ý bài dạy phải tiến hành khẩn trương mang tính xây dựng cho từng
bài dạy cụ thể.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua việc triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19
trong năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 nhà trường đã tiến hành dạy học
trực tuyến cho học sinh các khối 10,11,12. Sau khi hết nghỉ dịch nhà trường đã tiến
hành họp đánh giá rút kinh nghiệm để khắc phục những vướng mắc khi dạy – học
trực tuyến và có những hiệu quả và sự tiện lợi nhất định.

Một trong những lợi ích đầu tiên của việc học online đó chính là sự tiện lợi.
Thay vì phải tìm kiếm một địa điểm học và giảng dạy thì bạn có thể thực hiện ngay
tại nhà.
Giáo viên và học sinh hồn tồn có thể tương tác trên máy tính bảng hoặc là
máy tính xách tay đều được. Đồng thời địa điểm học của bạn có thể là bất cứ nơi
đâu và bất cứ lúc nào.
Việc học trực tuyến sẽ làm tăng tính linh hoạt trọng q trình dạy và học. Đơi
bên có thể ghi lại hình của buổi học ngày hơm đó và xem xét lại nếu cần thiết. Điều
này giúp giáo viên rút kinh nghiệm cho những bài giảng sau. Song song đó, bạn
cũng có thể xem lại bài giảng bất cứ lúc nào.
Chi phí cũng là một trong những vấn đề khiến cho nhiều người lựa chọn việc
học online. Hầu hết các chương trình trực tuyến đều sẽ có mức giá thành phải
chăng hơn so với việc lựa chọn học truyền thống. Bên cạnh đó, bạn cịn tiết kiệm
được chi phí đi lại hay là chi phí xăng xe.
Mỗi một học sinh, sinh viên đều sẽ có mức độ tập trung khác nhau. Chính sự
khác biệt này sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến động lực của những người học kém
hơn. Chính vì thế cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt lớn từ phía giáo viên để cải thiện
tình trạng này.
Ngược lại với việc học online thì học sinh, sinh viên có thể học với tốc độ phù
hợp theo đúng khả năng của mình. Một số những nền tảng có chức năng ghi lại bài
giảng sẽ giúp cho học sinh, sinh viên xem lại buổi học và vẫn đảm bảo đúng tiến
trình học tập.
Để cho các buổi học không bị quá nhàm chán thì giáo viên ln cần có sự linh
hoạt trong các bài giảng. Với hình thức học tập online thì giáo viên hồn tồn có
thể mời một số các khách mời vào lớp học học để chia sẻ quan điểm và kinh
nghiệm. Các khách mời chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian nhỏ để tham gia vào
nhóm học mà không phải bận tâm đến việc dành ra hẳn một ngày để lên lớp.
Một trong những lợi ích của việc học online là giúp học sinh nhút nhát, hướng
nội có khả năng tương tác với giáo viên nhiều hơn so với việc học trực tiếp trên
lớp. Bạn có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình và tham gia quá trình thảo luận

trên lớp.
12


Thơng qua mạng internet, q trình học tập sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng
hơn. Tất cả chúng ta đều có thể học mọi lúc, mọi nơi, tranh thủ những khoảng thời
gian rảnh để học tập. Có một số người còn kết hợp cả thời gian làm và thời gian
học. Chính quyền chủ động trong học tập này sẽ giúp thu lại được kết quả tốt hơn.
Kết quả khảo sát đánh giá sau khi nghỉ dịch ở các khối lớp
Khối
Số học sinh
Số học sinh
Tỷ lệ đạt chuẩn Tỷ lệ chưa đạt
tham gia
kiến thức
10
410
405
79,12%
20,88%
11
414
407
76,23%
23,77%
12
417
413
82,11%
17,89%

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc dạy học trực tuyến trong nhà trường là hình thức không thể thiếu trong
thời đại khoa học Công nghệ 4.0 nhất là thười điểm nghie dịch kéo dài.
Vì vậy để việc giảng dạy không bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thì mỗi cá
nhân giáo viên phải lập kế hoạch và tìm hiểu phương tiện và cơng cụ để truyền tải
kiến thức cho học sinh bằng nhiều hình thức linh hoạt hơn.
Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến cụ thể
chi tiết và duyệt kế hoạch bài dạy.
Các thành viên trong tổ chuyên môn góp ý bài dạy của đồng nghiệp mang tính
xây dựng cao.
Sau mỗi bài dạy có đánh giá rút kinh nghiệm cho những bài dạy tiếp theo.
Các giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng về CNTT thi phải chia sẻ kinh
nghiệm cho đồng nghiệp học tập để cùng hoàn thành tốt công việc.
Ban giám hiệu cũng phải xây dựng kế hoạch phát triển việc dạy học trực tuyến
cho các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Kiến nghị
Đối với Tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch phát triển việc dạy học trực tuyến cho từng giai đoạn cụ
thể và dự kiến thời gian thực hiện. Nếu phải nghỉ học kéo dài thì thực hiện ngay Kế
hoạch đã lập.
Đối với Ban giám hiệu
Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học trực tuyến.
Và liên hệ với các Công ty viễn thông cung cấp dịch vụ dạy học trực tuyến hỗ trợ
giáo viên trong việc giảng dạy
Đối với Sở GD&ĐT hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường để phục vụ cơng tác
dạy học như: máy tính, Camera…..
Bài viết chắc chắn cịn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến,
phản hồi của các đồng nghiệp
XÁC NHẬN CỦA THỦ


Hoằng Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2021
13


TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Văn Bát

Tài liệu tham khảo
Nguồn Internet, Yotube

14



×