Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển (FULL) yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến phòng ngừa bệnh truyền nhiễm của người dân đến khám bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.58 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ CHÂM

YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI
LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG NGỪA BỆNH TRUYỀN
NHIỄM CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
VŨ THỊ CHÂM

YẾU TỐ KINH TẾ XÃ H
LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG NGỪA BỆNH TRUYỀN NHIỄM CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN KH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển M

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, N



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến
phòng ngừa bệnh truyền nhiễm của người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại học
Y Dược TP.HCM năm 2017” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tác giả

VŨ THỊ CHÂM


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………............

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………............2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………..


3

1.4 Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………................3
1.5 Cấu trúc luận văn …………………………………………………................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4

2.1 Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm …………………………………………...

4

2.2 Bệnh truyền nhiễm ………………………………………………………..

6

2.3 Bệnh lao phổi……………………………………………………………..

8

2.4 Bệnh Sốt xuất huyết……………………………………………………….

9

2.5 Bệnh Rubella (Ru-bê-ôn) …………………………………………………

12

2.6 Khái niệm về Kiến thức – Thái độ - Thực hành…………………………..


13

2.7 Yếu tố kinh tế xã hội và sức khỏe………………………………………...

16

2.8 Mơ hình các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe……………………..............19
2.9

Mơ hình niềm tin sức khỏe……………………............................................21

2.10 Nghiên cứu liên quan…………………….....................................................24
2.11 Mơ hình nghiên cứu đề xuất……………………..........................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1 Quy trình nghiên cứu…………………….....................................................28
3.2 Phương pháp chọn mẫu……………………..................................................29


3.3 Phân tích số liệu………………….................................................................30
3.4 Định nghĩa các biến…………………............................................................30
3.5 Vấn đề đạo đức nghiên cứu …………….......................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

34

4.1 Thống kê mô tả đặc điểm cá nhân...................................................................34
4.2 Thống kê mô tả đặc điểm kinh tế, xã hội........................................................36

4.3 Thống kê mô tả đặc điểm phân bổ nguồn thông tin........................................37
4.4 Thống kê mô tả Kiến thức - Thực hành về bệnh lao.......................................38
4.5 Thống kê mô tả Kiến thức về bệnh Sốt xuất huyết..........................................41
4.6 Thống kê mô tả Kiến thức -Thực hành về bệnh Rubella.................................43
4.7 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh lao........................47
4.8 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh SXH………….

51

4.9 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về bệnh Rubella……….

55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1 Kết luận……………………………………………………………………

59

5.2 Đề xuất - Kiến nghị………………………………………………………..

61

5.3 Điểm hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu ……………………..

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCG

Bacillus Calmette–Guérin
Vắc xin phòng ngừa lao

CDC

Centers for Disease Control and Prevent

HIV

Hội chứng suy giảm miễn dịch

KAP

Knowledge, Attitudes, Practices
Kiến thức, thái độ, thực hành

KTXH

Kinh tế xã hội

MMR

Measles, Mumps and Rubella
Vắc xin sởi - quai bị - rubella


SD

Sốt huyết Đăng gơ

SDH

Social Determinants of Health
Yếu tố xã hội quyết định sức khỏe

SXHD

Sốt xuất huyết denge

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 4.1 Đặc điểm cá nhân: giới, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp
2. Bảng 4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội: thu nhập, dân tộc, tôn giáo, nơi ở
3. Bảng 4.3 Bảng phân bố Kiến thức bệnh lao
4. Bảng 4.4 Bảng phân bố Kiến thức về khả năng lây truyền Sốt xuất huyết
5. Bảng 4.5 Bảng phân bố Kiến thức bệnh Rubella

6. Bảng 4.6 Mối liên quan giữa đặc điểm giới tính và kiến thức đúng về bệnh lao
7. Bảng 4.7 Mối liên quan giữa đặc điểm nhóm tuổi và kiến thức đúng về bệnh
lao
8. Bảng 4.8 Mối liên quan giữa đặc điểm trình độ học vấn và kiến thức đúng về
bệnh lao
9. Bảng 4.9 Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp và kiến thức đúng về bệnh
lao
10. Bảng 4.10 Mối liên quan giữa đặc điểm thu nhập và kiến thức đúng về bệnh
lao
11. Bảng 4.11 Mối liên quan giữa đặc điểm Dân tộc và kiến thức đúng về bệnh lao
12. Bảng 4.12 Mối liên quan giữa đặc điểm Thường trú và kiến thức đúng về
bệnh lao
13. Bảng 4.13 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành đúng về bệnh lao
14. Bảng 4.14 Mối liên quan giữa đặc điểm giới tính và kiến thức về bệnh Sốt
xuất huyết
15. Bảng 4.15 Mối liên quan giữa đặc điểm nhóm tuổi và kiến thức về bệnh Sốt
xuất huyết
16. Bảng 4.16 Mối liên quan giữa đặc điểm trình độ học vấn và kiến thức về bệnh
Sốt xuất huyết
17. Bảng 4.17 Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp và kiến thức đúng về
bệnh Sốt xuất huyết
18. Bảng 4.18 Mối liên quan giữa đặc điểm thu nhập và kiến thức đúng về bệnh
Sốt xuất huyết


19. Bảng 4.19 Mối liên quan giữa đặc điểm Dân tộc và kiến thức về bệnh Sốt
xuất huyết
20. Bảng 4.20 Mối liên quan giữa đặc điểm Thường trú và kiến thức bệnh Sốt
xuất huyết
21. Bảng 4.21 Mối liên quan giữa đặc điểm giới tính và kiến thức về Rubella

22. Bảng 4.22 Mối liên quan giữa đặc điểm nhóm tuổi và kiến thức đúng về bệnh
Rubella
23. Bảng 4.23 Mối liên quan giữa đặc điểm trình độ học vấn và kiến thức bệnh
Rubella
24. Bảng 4.24 Mối liên quan giữa đặc điểm nghề nghiệp và kiến thức về bệnh
Rubella
25. Bảng 4.25 Mối liên quan giữa đặc điểm thu nhập và kiến thức đúng về bệnh
Rubella
26. Bảng 4.26 Mối liên quan giữa đặc điểm Dân tộc và kiến thức đúng về bệnh
Rubella
27. Bảng 4.27 Mối liên quan giữa đặc điểm Thường trú và kiến thức về bệnh
Rubella
28. Bảng 4.28 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành đúng về bệnh Rubella


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
1. Hình 2.1 Mơ hình các yếu tố quyết định sức khỏe
2. Hình 2.2 Mơ hình liên kết giữa y tế và các ban ngành khác
3. Hình 2.3. Mơ hình niềm tin sức khỏe
4. Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
5. Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
6. Hình 4.1 Đặc điểm phân bổ nguồn thơng tin
7. Hình 4.2 Đặc điểm thực hành ngừa bệnh lao phổi
8. Hình 4.3 Đặc điểm thực hành ngừa bệnh Rubella


TĨM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm mối liên quan giữa các đặc tính cá
nhân, kinh tế xã hội tác động tới kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vấn
đề phòng ngừa ba (03) bệnh truyền nhiễm là bệnh Lao phổi, bệnh Sốt xuất huyết,

bệnh Rubella. Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành.
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu tiến hành khảo sát người dân tới khám bệnh
tổng quát tại Phòng Khám - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP.HCM. Người phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được sự đồng ý của Bệnh
viện để hỏi người dân. Cách thức thu thập thông tin: đọc cho người dân nghe câu
hỏi, hướng dẫn cách trả lời, ghi lại câu trả lời vào bộ câu hỏi.
Từ kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 49,5 % đối tượng có kiến thức đúng về
bệnh Lao, đây là tỷ lệ chỉ ở mức trung bình qua đó cho thấy tại sao bệnh lao rất dễ
phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ bệnh lao vẫn còn lây nhiễm khá cao trong cộng
đồng.
Kết quả cũng cho thấy chỉ có 34,7 % đối tượng có kiến thức đúng về bệnh
Sốt xuất huyết, đây là tỷ lệ ở mức thấp – chỉ có 1/3 đối tượng khảo sát trả lời đúng,
qua đó cho thấy tại sao bệnh Sốt xuất huyết rất dễ phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ
bệnh vẫn còn lây nhiễm khá cao trong cộng đồng.
Từ kết quả cho thấy chỉ có 33,7 % đối tượng có kiến thức đúng về bệnh
Rubella, đây là tỷ lệ ở mức thấp qua đó cho thấy tại sao biến chứng của bệnh
Rubella khá nghiêm trọng như con sinh ra sẽ mang dị tật bẩm sinh nhưng do nhận
thức cịn thấp chưa đạt mức trung bình nên bệnh vẫn cịn lây nhiễm trong cộng
đồng.
Nguồn thơng tin mà đối tượng nghiên cứu thơng qua đó biết nhiều nhất về
bệnh truyền nhiễm là từ ti vi: 74, %, tiếp theo là sách báo: 65,5%, Internet: 58,9%,
loa phát thanh là 27,4 %, thông qua cộng tác viên y tế là 8,2 %. Từ đó cần có chính
sách y tế, phối hợp với các ban ngành để đưa chương trình chăm sóc giáo dục sức
khỏe vào các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân.


12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung chương 1, giới thiệu tổng quát về đề tài: đặt vấn đề vì sao cần thực

hiện nghiên cứu, nêu rõ mục tiêu nghiên cứu, sử dụng phương pháp giải quyết vấn
đề nghiên cứu và trình bày bố cục của luận văn.
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa bệnh dịch mới nổi với
các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội và y tế cơng cộng.
Trong đó các bệnh dịch mới nổi như SARS, Cúm A (H5N1), MERS-CoV, Ebola,
Sốt vàng, Zika với tỷ mắc cao và nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. Khu vực
Tiểu vùng sông Mê Kơng đang là điểm nóng về các bệnh truyền nhiễm và bệnh
truyền nhiễm mới nổi. Ngoài những căn bệnh truyền nhiễm mới nổi trên thì tình
hình một số bệnh truyển nhiễm như Lao phổi, Sốt xuất huyết, Thủy đậu được coi là
mãn tính đã và đang là một mối quan tâm trong vấn đề sức khỏe cộng đồng, có khả
năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2013, đã có 9 triệu người ở
Việt Nam mắc bệnh Lao, trong đó có 1,5 triệu người tử vong vì căn bệnh. WHO xếp
Việt Nam vào thứ 13 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh Lao cao nhất thế giới. Tổ
chức Y tế thế giới năm 2016, ước tính tình hình Sốt xuất huyết đang tiếp tục diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ La - tinh. Tại Việt Nam, năm 2016 ghi nhận khoảng
45,000 người mắc sốt xuất huyết với 14 trường hợp tử vong; bệnh sốt xuất huyết
lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố và thường tăng cao vào các tháng mùa mưa,
đã ghi nhận số mắc tập trung tại một số tỉnh, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên là:
Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và một số tỉnh khu vực miền Nam, miền
Trung như: An Giang, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hịa, Phú n,
Bình Định.
Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người
này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian và


có khả năng phát triển thành dịch. Khơng phải bệnh truyền nhiễm nào cũng có thể
cũng có vắc xin phịng ngừa, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM là một trong những bệnh viện đa khoa

hạng I tại TP HCM mỗi ngày thu hút khoảng 5.000 người, từ các vùng miền Trung
bộ - Nam bộ- Tây nguyên tới khám, với số lượng bệnh nhân tập trung đông nên
Chúng tôi chọn Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM là nơi tiến hành nghiên cứu
về các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Nghiên
cứu này nhằm “Đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới phòng ngừa
bệnh truyền nhiễm”, để từ đó nhằm tìm hiểu ngun nhân, phân tích các yếu tố tác
động và nhằm nâng cao kiến thức phòng ngừa đối với các bệnh truyền nhiễm, đảm
bảo an toàn sức khỏe cộng đồng. Đây chính là những lý do tôi tiến hành nghiên
cứu: “Đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội liên quan tới phòng ngừa bệnh truyền
nhiễm của người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM năm
2017”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Xác định mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế xã hội và kiến thức, thực hành
phòng ngừa bệnh Lao phổi, Sốt xuất huyết, Rubella của người dân đến khám bệnh
tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM năm 2017.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng ngừa bệnh Lao phổi, Sốt xuất huyết,
Rubella.
Tìm hiểu cách thức tiếp nhận thơng tin về bệnh truyền nhiễm.
Xác định mối liên quan giữa đặc điểm kinh tế xã hội và kiến thức, thực hành
phòng ngừa bệnh Lao phổi, Sốt xuất huyết, Rubella.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng khảo sát
Tất cả người dân đến khám tại Phòng khám chuyên khoa tổng quát - Bệnh
viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tiêu chí chọn mẫu: Tất cả người dân tới khám tại phòng khám tổng quátBệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời phiếu
khảo sát.

Tiêu chí loại trừ mẫu: Người dân không đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời
phiếu khảo sát.
1.3.2 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 01/2017 - 04/2017.
- Địa điểm: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan về kiến
thức, thực hành của người dân đối với phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
Thứ hai, kết quả cho thấy nguồn tin đại chúng mà qua đó người dân có thể
biết các kiến thức về phịng ngừa bệnh truyền nhiễm. Để từ đó tăng cường chương
trình truyền thơng giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức.
Từ hai ý nghĩa trên có thể giúp cho Bệnh viện Đại Học Y Dược có thêm các
chương trình tư vấn, góc truyền thông để truyền thông cho người dân nắm rõ hơn
cách phịng ngừa bệnh truyền nhiễm. Chương trình truyền thơng trên các thông tin
đại chúng được nâng cao chất lượng và hữu ích cho cơng tác phịng ngừa.
1.5 Cấu trúc luận văn
Chương 1 - Giới thiệu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Nội
dung của chương 1 cho người đọc cái nhìn khái quát về (1) lý do tại sao thực hiện
đề tài; (2) mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng
ngừa bệnh


Lao phổi, Sốt xuất huyết, Rubella; (3) đối tượng nghiên cứu là tất cả người dân đến
khám tại Phòng khám chuyên khoa tổng quát - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM;
(4) ý nghĩa của đề tài.
Chương 2 - Cơ sở lý luận: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, các
nghiên cứu liên quan. Nội dung Chương 2 khái qt về (1) các lý thuyết, mơ hình
sức khỏe có liên quan tới nghiên cứu, các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe;

(2) mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả; (3) một số khái niệm về bệnh truyền
nhiễm (Bệnh Lao phổi, Sốt xuất huyết, Rubella); (4) một số nghiên cứu trong và
ngồi nước có liên quan.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Nội dung Chương 3 khái quát (1)
thiết kế nghiên cứu; (2) định nghĩa các biến liên quan; (3) Phương pháp chọn
mẫu; (4) Phương pháp xử lý số liệu.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả mơ tả các biến khảo sát,
phân tích kết quả theo phép kiểm tích t-test, Oneway, Chi bình phương. Xác định
mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội và kiến thức, thực hành về
bệnh truyền nhiễm, mối liên quan giữ kiến thức và thực hành.
Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, những hạn chế và đề xuất kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết, mơ
hình áp dụng cho nghiên cứu, các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan.
2.1 Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
2.1.1 Căn nguyên gây bệnh
Một số bệnh có nguyên nhân đơn thuần là các yếu tố di truyền, phần lớn các
bệnh có nguyên nhân là sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường.
Chúng ta định nghĩa khái niệm môi trường một cách rất rộng, bao gồm các yếu tố
sinh học,


hoá học, vật lý, tâm thần hay các yếu tố văn hố có thể tác động lên sức khoẻ và yếu
tố kinh tế xã hội. Hành vi cá nhân tác động lên mối liên quan hệ này và dịch tễ học
được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của can thiệp dự phịng thơng
qua tăng cường sức khoẻ.
Yếu tố di truyền
Sức khỏe tốt


Sức khỏe kém

Yếu tố môi trường
Nguồn: WHO (2006)
2.1.2 Đánh giá can
thiệp

Chữa bệnh, chăm sóc y tế

Sức khỏe tốt

Sức khỏe kém

Nâng cao sức khỏe, Các biện pháp phịng ngừa
Các dịch vụ y tế cơng cộng
Nguồn: WHO (2006)


2.2 Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc
từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền
nhiễm. Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và
các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.
Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
có biểu hiện triệu chứng bệnh. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang
tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng khơng có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang
mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh. Người

bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện
triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh. Giám sát bệnh
truyền nhiễm là việc thu thập thơng tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều
hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thơng tin cho
việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phịng, chống bệnh
truyền nhiễm
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây
truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1;
bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Látsa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng;
bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;


Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền
nhanh và có thể gây tử vong. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh
do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà;
bệnh Lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực
trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ
(Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh
than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon);
bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút;
bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rơ-ta (Rota);
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không
nhanh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a
(Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do
nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh
phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc
(Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh

sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta
(Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền
nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);
bệnh viêm ruột do Giác- đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hêmô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
Lấy phịng bệnh là chính trong đó thơng tin, giáo dục, truyền thông, giám sát
bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ
thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phịng, chống bệnh truyền
nhiễm. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng,
chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền
nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Cơng khai, chính xác, kịp
thời thơng tin về dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng,
chống dịch.


Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm, diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý
chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân; các
biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007)
2.3 Bệnh Lao phổi
Người bị bệnh Lao phổi là những người có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2
tuần, kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi " trộm", gầy sút cân,
kém ăn, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực.
Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh Lao phổi.
Lao phổi lây truyền qua đường không khí. Vi khuẩn Lao từ các hạt nước bọt li ti,
hoặc trong các hạt bụi nhỏ sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân
lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng
khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ
quan đó của cơ thể. Khơng có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung
gian truyền bệnh. Nguồn bệnh là những người bệnh Lao phổi, Lao thanh quản,

phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn Lao.
Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây", có nghĩa là phải
phát hiện sớm những người bị Lao phổi có AFB(+) và chữa khỏi cho họ. Tuy nhiên
bệnh Lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp dự phịng mang tính
cộng đồng cũng rất quan trọng. Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức
khỏe cho mọi người. Ai cũng hiểu được bệnh Lao là một bệnh lây truyền qua
đường hô hấp, có thể phịng và chữa khỏi được hồn tồn. Qua đó có ý thức phịng
bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và thơng thống tốt mơi trường
sống.
Kiểm sốt phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có
nguồn lây (bệnh viện Lao, trại giam...) bằng cách: Người bệnh phải đeo khẩu trang,
khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật
chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời
càng nhiều càng


tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thơng gió
tốt để khơng khí được lưu thơng nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi
khuẩn Lao trong khơng khí.
Dự phịng: Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh. Người bệnh bắt buộc
phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Uống INH 300mg/ngày x 6 tháng
dự phòng cho những người có nguy cơ mắc Lao cao như người có HIV trong các
trại giam. Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống
chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất. Thơng
gió tốt các buồng bệnh và những nơi tập trung nhiều người bệnh. Tận dụng tối đa
ánh nắng và gió trong mơi trường sống và làm việc. Phòng ngừa lây truyền bệnh
qua đường máu: áp dụng phòng ngừa chuẩn cho tất cả người bệnh trong cơ sở
Khám bệnh chữa bệnh.
Nguồn: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007)
2.4 Bệnh Sốt xuất huyết

Ca bệnh lâm sàng sốt đăng-gơ (SD): Bệnh nhân có sốt đột ngột, sốt cao trên
38,5 0C, kéo dài 2 – 7 ngày, đi cùng với các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau
cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính);
giảm bạch cầu.
Ca bệnh lâm sàng Sốt xuất huyết đăng-gơ (SXHD): Bệnh nhân có bệnh cảnh
của sốt đăng-gơ, có thể thêm một số triệu chứng: ban xuất huyết, đốm xuất huyết,
chảy máu (chân răng, mũi, đường tiêu hóa, tại nơi tiêm, kinh nguyệt kéo dài...);
giảm tiểu cầu (dưới 100.000 /mm3); có dấu hiệu thốt huyết tương do tăng tính
thấm thành mạch, hematocrite tăng trên 20% so với giá trị trung bình tính theo tuổi
và giới.
Hội chứng sốt đăng gơ: Bệnh nhân có các triệu chứng của sốt xuất huyết
dengue (DHF) cộng với các dấu hiệu của suy tuần hoàn: mạch nhanh và yếu, huyết
áp kẹp (chênh lệch dưới 20 mm Hg) hoặc tụt huyết áp so với tuổi, da lạnh và ẩm,
tình trạng tâm thần thay đổi.
Bệnh lây truyền qua véc tơ, ở Việt Nam là 2 loài muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi, chủ yếu là của loài muỗi
Aedes


aegypti. Đây là lồi muỗi ưa thích đốt hút máu người, đốt ban ngày, thường vào
buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Muỗi
trưởng thành thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, thích đẻ chứng ở những vật
chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa, khi
nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20 0C.
Lồi muỗi Aedes albopictus ít có vai trị truyền bệnh do ít đốt hút máu người
và có thể sống ngồi thiên nhiên, rừng núi. Vai trị truyền bệnh SD/SXHD của loài
muỗi này ở nước ta đang được tiếp tục nghiên cứu thêm. Mọi chủng người, giới
tính, lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút và mắc bệnh SD/SXHD nếu chưa có miễn
dịch. Ở vùng bệnh lưu hành nặng (miền Nam và Nam Trung Bộ nước ta), tỷ lệ mắc
bệnh của trẻ em (dưới 15 tuổi) thường cao hơn, còn ở vùng lưu hành nhẹ, khả

năng mắc của trẻ em và người lớn như nhau tuy bệnh cảnh trên người lớn thường
nặng hơn. Người từng nhiễm vi rút dengue hoặc đã mắc bệnh thường có miễn dịch
lâu dài với vi rút cùng týp huyết thanh. Tuy nhiên, nếu nhiễm lại một týp vi rút
dengue khác với týp đã từng nhiễm thường xuất hiện bệnh cảnh nặng hơn, dễ trở
thành SXHD hoặc sốc dengue do cơ chế hình thành các phức hợp miễn dịch trong
máu.
Các yếu tố khác như chủng vi rút dengue (D1, D2, D3, D4) khi chúng luân
phiên gây dịch, giới tính, chủng người, thể trạng và dinh dưỡng của trẻ, bệnh đi
kèm...cũng có thể ảnh hưởng tới tính cảm nhiễm với vi rút dengue và mức độ nặng
của bệnh SD/SXHD.
Biện pháp dự phòng: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Để thực hiện kiểm
soát và khống chế muỗi Aedes truyền bệnh một cách hiệu quả, lâu dài cần tuyên
truyền giáo dục và hướng dẫn cho người dân quy hoạch lại khu vực dân cư và cách
dự trữ nước sinh hoạt ở hộ gia đình; thường xuyên làm tổng vệ sinh môi trường khu
dân cư, loại bỏ tối đa ổ bọ gậy nguồn (là vị trí muỗi đẻ chứng hay gặp nhất ở mỗi
địa phương) của loài muỗi Aedes. Vệ sinh phịng bệnh: Hiện chưa có vắc xin
phịng bệnh SD/SXHD; biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy/loăng quăng và muỗi
trưởng thành của loài Aedes là quan trọng nhất.


Tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn để người dân làm nắp đậy kín bể chứa
nước, thường xuyên thay rửa bể, chum, vại; loại bỏ hoặc kiểm soát những nơi
muỗi Aedes thường đẻ chứng như lọ hoa, bể cá cảnh, đồ vật phế thải có đọng nước
mưa quanh hộ gia đình; ni thả một số loại cá nhỏ hoặc giáp xác ăn bọ gậy
như Mesocyclop ở những vật chứa nước lớn ít có khả năng thay rửa. Cho muối hoặc
dầu hỏa vào nước chống kiến chân trạn. Chống muỗi đốt bằng nằm màn cả đêm và
ngày, nhất là cho trẻ nhỏ; hướng dẫn cách xua muỗi chống đốt cho trẻ lớn. Diệt
muỗi trưởng thành bằng hóa chất diệt cơn trùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn
của ngành y tế. Cũng có thể sử dụng các biện pháp khác để xua, diệt muỗi trưởng
thành như xơng khói, xua đập cơ học, dùng mành rèm thường hoặc mành rèm

tẩm hóa chất, dùng hương muỗi...vào những giờ muỗi hoạt động mạnh. Làm tốt
thường xuyên việc giám sát bệnh nhân SD/SXHD, giám sát cơ cấu loài và mật độ
muỗi Aedes, mức độ kháng hóa chất của chúng
Biện pháp chống dịch: Báo cáo ngay cho cơ quan Y tế dự phịng tuyến trên
khi có chùm ca bệnh nghi mắc SD/SXHD (đạt ngưỡng cảnh báo dịch). Thực hiện
chế độ báo cáo khẩn cấp (khi có dịch), hoặc báo cáo thường xuyên theo tuần và
theo tháng. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống SD/SXHD theo từng tuyến (xã,
huyện, tỉnh) khi có cơng bố dịch. Ban chỉ đạo hoạt động theo các điều khoản của
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, áp dụng cho các bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm B. Cách ly bệnh nhân: chủ yếu thực hiện biện pháp nằm màn, chống muỗi
đốt trong thời kỳ lây truyền. Điều tra phát hiện kịp thời các trường hợp bệnh
SD/SXHD mới xuất hiện trong ổ dịch để tổ chức cách ly, hạn chế nguồn lây, điều trị
triệu chứng đúng quy định để tránh chuyển thành bệnh nặng hoặc tử vong. Tăng
cường các biện pháp diệt muỗi Aedes trưởng thành, thực hiện phun hóa chất dạng
thể tích cực nhỏ tại ổ dịch theo đúng chỉ định của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh/thành phố. Tăng cường biện pháp xua diệt chống muỗi đốt cho người, đặc biệt
chú ý bảo vệ đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Thực hiện các biện pháp diệt và làm
giảm quần thể bọ gậy/loăng quăng muỗi Aedes tại từng hộ gia đình và khu dân
cư. Tổ chức chiến dịch tuyên truyền giáo


dục cộng đồng diệt muỗi, bọ gậy, cải tạo vệ sinh môi trường sống, chú trọng vệ sinh
các nguồn nước sinh hoạt.
Nguồn: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007)
2.5 Bệnh Rubella (Ru-bê-ơn)
Bệnh ru-bê-ơn là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, khởi đầu sốt nhẹ, đau đầu, mệt
mỏi, viêm mũi xuất tiết nhẹ và viêm màng kết mạc mắt. Sau đó, sưng hạch bạch
huyết ở sau tai, chẩm, sau cổ và phát ban khoảng 5 - 10 ngày. Ban xuất hiện ở mặt,
sau lan toàn thân và gần giống ban sởi hoặc ban của bệnh sốt tinh hồng nhiệt.
Khoảng 50% trường hợp mắc bệnh ru-bê-ơn khơng có phát ban. Bệnh thường

giảm bạch cầu, có thể giảm cả tiểu cầu nhưng rất ít biểu lộ xuất huyết. Thể bán lâm
sàng của bệnh ru- bê-ôn chiếm tỷ lệ cao ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có biến
chứng đau khớp, nhất là ở phụ nữ và biến chứng viêm não thường gặp ở người lớn.
Phương thức lây truyền của bệnh bằng đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết
đường mũi họng của bệnh nhân hoặc có thể lây truyền qua các hạt nước miếng của
bệnh nhân được khuếch tán trong khơng khí. Trong điều kiện sống khép kín, tất cả
những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm vi rút. Trẻ em mắc hội chứng ru-bê-ôn
bẩm sinh sẽ đào thải nhiều vi rút trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và là
nguồn truyền nhiễm cho những người tiếp xúc.
Biện pháp dự phịng: Tun truyền giáo dục sức khoẻ những thơng tin cần
thiết về bệnh ru-bê-ôn cho nhân dân, nhất là đối với phụ nữ, để phát hiện bệnh sớm,
cách ly, phòng chống và cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin rubella
nhằm loại trừ hội chứng ru-bê-ôn bẩm sinh ở trẻ em.Vệ sinh phòng bệnh: Nhà ở,
nhà trẻ, lớp học phải thơng thống, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Chiến lược giám sát
bệnh ru- bê-ôn ở Việt Nam hiện nay là phải lồng ghép với giám sát bệnh sởi và
tăng cường giám sát, phát hiện bệnh sốt phát ban dạng sởi. Nên lấy huyết thanh
của các bệnh nhân nghi ngờ để làm xét nghiệm đồng thời MAC-ELISA sởi và
rubella. Nếu có điều kiện thì lấy máu và/hoặc chất nhầy họng để phân lập vi rút.
Thực hiện tiêm vắc xin


phối hợp sởi - quai bị - rubella (MMR) cho trẻ em hoặc tiêm vắc xin rubella cho
thiếu nữ từ 11- 13 tuổi.
Biện pháp chống dịch: Khơng có người lành mang vi rút rubella. Người
được tiếp xúc với trẻ có hội chứng ru-bê-ơn bẩm sinh phải là người đã có miễn
dịch đặc hiệu rubella.Trường hợp phụ nữ mang thai trong khoảng 16 tuần đầu mà
chưa có miễn dịch đặc hiệu bị phơi nhiễm với vi rút rubella thì cần phải cân nhắc
đến việc phá thai để phịng hội chứng ru-bê-ơn bẩm sinh ở thai nhi.
Nguồn: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007)
2.6 Khái niệm về Kiến thức – Thái độ - Thực hành

2.6.1 Khái niệm kiến thức
Tri thức hay kiến thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ
năng có được nhờ trải nghiệm hay thơng qua giáo dục. Trong tiếng Việt, cả tri lẫn
thức đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt
lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực
thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có
thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. (Wikipedia, 2017).
2.6.2 Khái niệm thái độ
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con
người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều
nào đó. Ví dụ, khi tơi nói: "tơi thích cơng việc này", tôi đang biểu lộ thái độ về
công việc. Thái độ khơng giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. (Tạ Thị
Hồng Hạnh, Website Quantri.vn). Mối liên quan này được thể hiện thông qua 3
thành phần của thái độ:
- Thành phần nhận thức bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ. Ví dụ mọi người
đều tin rằng "phân biệt đối xử là hành động sai trái". Tôi cũng đồng ý với ý kiến
này và điều đó thể hiện nhận thức về thái độ.
- Thành phần ảnh hưởng là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ. Ví dụ câu phát biểu:
"tơi khơng thích Tuấn vì anh ta có thái độ phân biệt đối xử với phụ nữ", câu này
cho chúng ta thấy được cảm xúc của người phát biểu về sự phân biệt đối xử.


- Thành phần hành vi là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay một
việc gì đó. Ví dụ tơi thường tránh gặp Tuấn bởi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ
của anh ta.
Như vậy, thái độ cụ thể hơn giá trị, và bất cứ thái độ nào cũng liên quan đến
một số giá trị nào đó. Nếu như giá trị có tính ổn định cao thì thái độ lại ít ổn định
hơn. Ví dụ, các thơng điệp quảng cáo cho ta thấy rõ nhất sự cố gắng của các nhà
sản xuất để thay đổi thái độ của người xem đối với sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Trong tổ chức, thái độ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi trong cơng việc như

hình sau:
Mơ hình nhận thức, thái độ và hành vi
Nhận thức về môi trường

Niềm tin

Thái độ

Cảm xúc

Hành vi chủ ý

Hành vi

Nguồn: McShane S.L. và Von Glinow M.A (2003)


×