Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi tại trường THCS nga tiến huyện nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.11 KB, 16 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - Thế kỷ mà mỗi con người là kết hợp của tri thức, năng lực
và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là yếu tố quyết định tốc độ phát triển bền
vững của đất nước. Khai thác tài nguyên con người là phương hướng chung của
tất cả các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, trước yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội bền vững, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra các quyết sách lãnh đạo,
đầu tư cho giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư có hiệu
quả nhất nhằm đưa chất lượng giáo dục Việt Nam từng bước phát triển ngang
tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trong báo cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt
Nam khóa IX nêu rõ “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, Giáo dục - Đào tạo cùng
với Khoa học Công nghệ là Quốc sách hàng đầu”
Song hành cùng sự phát triển của đất nước, trong những năm gần đây các
mặt kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Nga Tiến có nhiều thay đổi, nhận thức về giáo
dục của chính quyền địa phương và người dân có nhiều chuyển biến. Nhà trường
luôn nhận được sự quan tâm, mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường
ngày một cao hơn. Với nhận thức rằng để chất lượng nhà trường đi lên thì một
trong những nhiệm vụ trọng tâm là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nó phản
ánh chất lượng dạy và học trong nhà trường, tạo nên niềm tin, uy tín đối với phụ
huynh và học sinh, cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
quê hương đất nước. Muốn làm được việc này thật khơng dễ, nó địi hỏi một sự
nỗ lực và sáng tạo khơng biết mệt mỏi của những người quan tâm đến công tác
giáo dục nói chung và tồn thể đội ngũ giáo viên nhà trường nói riêng.
Trong q trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động của nhà trường và trực tiếp chỉ
đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Nga Tiến- huyện Nga
Sơn, bản thân tôi với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường đã có một số giải pháp
tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã mang lại những kết quả
nhất định, từ kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút thành SKKN lấy tên là “Một số
giải pháp tổ chức bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi tại


trường THCS Nga Tiến- huyện Nga Sơn”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra nội dung, hình thức, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học
sinh giỏi theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn, đồng thời phù
hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, thực tế của nhà trường.
1


- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có
hiệu quả trong nhà trường.
- Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng một cách hiệu quả, thu hút
được nhiều học sinh tham gia.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những nội dung của đề tài đề cập dến công tác tổ chức, tuyển chọn, bồi
dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường
- Tiến hành áp dụng đối với học sinh tại trường THCS Nga Tiến
- Thực hiện khảo sát thực trạng tại thời điểm cuối năm đối với kết quả bồi
dưỡng học sinh giỏi tại nhà trường trong năm học 2016-2017; 2017-2018
- Áp dụng đề tài đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh
khối 9; cấp huyện đối với khối 6,7,8 năm học 2018-2019; 2020-2021 (năm học
2019-2020 do dịch bện Covid-19 nên không áp dụng được), đánh giá kết quả tại
thời điểm tháng cuối năm năm học 2018-2019 và tháng 4 năm học 2020-2021
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu tài liệu, các
văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phương pháp thực nghiệm: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
học sinh giỏi tại trường THCS Nga Tiến.
- Phương pháp khảo sát đánh giá: Tổ chức khảo sát tại nhà trường, khảo
sát với các đơn vị trong cụm chuyên môn THCS Nga Tiến, Nga Thái, Nga Liên,
kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả đạt được trước và sau áp dụng đề
tài.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Từ những ngày đầu cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt chú ý đến cơng tác Giáo dục và Đào tạo, vì vậy, công tác này đã liên
tục thu được những thành quả đáng kể. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”; “Dù khó khăn đến đâu cũng
phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”.
Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận
thức, tư duy, vốn sống... nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học
sinh. Các tài năng xuất hiện từ rất sớm, vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan
tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn
2


nhỏ tuổi. Đối với nước ta trước đây cha ông ta đã quan niệm “Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia”, hiện nay đó là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
nhà nước ta và nhiệm vụ quan trọng này là ngành Giáo dục và Đào tạo với
nhiệm vụ: Nâng cao nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai cho đất nước, thì ngay từ khi các
em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có trách nhiệm theo dõi, phát
hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư
duy sáng tạo của mình.
Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ của ngành
giáo dục, xem trọng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp học nói chung,
ở trường THCS hiện nay nói riêng đang được tổ chức thực hiện và là một trong
những kênh quan trọng nâng cao uy tín của nhà trường đối với xã hội.
2.Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Nga
Tiến- huyện Nga Sơn.

2.1. Thực trạng:
3.1.1. Thuận lợi:
Năm học 2020-2021 Trường THCS Nga Tiến có 8 lớp với 246 học sinh.
Cơ sở vật chất tạm đủ cho hoạt động dạy và học,
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chiếm tới 100%. Đánh giá xếp loại chuyên
môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho cơng tác giáo dục học
sinh.
Đa số các em học sinh đều chăm học, ham thích các mơn học, tích cực
tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động Đội.
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính
quyền địa phương và đặc biệt là của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn.
2.1.2. Khó khăn:
- Về địa phương: Nga Tiến là một xã bãi ngang ven biển, có vị trí xa
trung tâm huyện, mặt bằng dân trí chưa cao và đây cũng là nơi có tới gần 35%
đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo, do vậy hoạt động tín ngưỡng đã có ít nhiều
ảnh hưởng đến công tác giáo dục trên địa bàn xã.
- Về giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, phần lớn chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo
khoa nên chưa chịu khó tìm tịi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các
hoạt động này, dẫn đến làm mất sự hứng thú của học sinh.

3


- Về học sinh: Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo
thầy cơ giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, phần kiến thức đa
số các em tiếp thu được nhưng khả năng vận dụng vào thực tế chưa nhiều.
- Về Phụ huynh: Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được
các hoạt động giáo dục nâng cao là do nhận thức của một bộ phận phụ huynh.
Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học đều các kiến thức cơ bản,

chưa khuyến khích các con tìm hiểu các thế mạnh của mình. Một bộ phận phụ
huynh đi làm ăn xa nên ít có điều kiện qua tâm giáo dục các em.
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
Căn cứ vào tình hình thực tế tơi đã tiến hành khảo sát, các số liệu về công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong các năm học 2016-2017; 2017-2018 với các
chỉ tiêu về số lượng giải, chất lượng giải, cơ cấu giải, tỷ lệ học sinh dự thi đạt
giải, thứ hạng xếp trong huyện, tác động của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
đến phong trào thi đua cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường, từ đó lấy
căn cứ xây dựng kế hoạch cho những năm tiếp theo. Kết quả cụ thể được thể
hiện trong bảng tổng hợp sau
Năm
học

20162017

20172018

Giải

Cấp tỉnh
VH

TD

Nhất
Nhì
Ba
KK
1
Tổng

1
Tỷ lệ 1/2
đạt giải = 50%
Xếp
thứ
Nhất
Nhì
Ba
1
KK
Tổng
1
Tỷ lệ 1/2
đạt giải = 50%
Xếp
thứ

Tổng

Cấp huyện
Các mơn
Văn, tốn,
VH lớp 9 NN K6,7,8

8
21
12
41

2

8
4
14

6
13
8
27

41/66
=62.1%

14/27
= 51.8%

27/39
= 69%

Ghi
chú

Xếp thứ 9

5
11
19
35

1
6

9
16

4
5
10
19

35/57
=61.4%

16/27
= 59.2%

19/30
= 63.3%

Xếp thứ 11

2.3. Kết quả của thực trạng trên
4


Nhiều năm liền trường THCS Nga Tiến được coi là một trong những
trường có đội ngũ giáo viên vững về chun mơn song chất lượng học sinh
giỏi cịn nhiều hạn chế, trong đó chất lượng học sinh giỏi xếp ở vị trí trung
bình, số lượng giải chưa cao, cơ cấu giải ở các bộ môn không đồng đều, tỷ
lệ học sinh giải chỉ cao hơn mức trung bình của cả huyện; số giải chính
thức chiếm tỷ lệ khiêm tốn.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, phụ huynh
về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh,
phụ huynh về mục đích, ý nghĩa, vai trị của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
trong nhà trường. Từ thực tế cho thấy, việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến
học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho mơn học này, do đó it nhiều sẽ ảnh
hưởng đến các mơn học khác. Đã khơng ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa
chừng khi các em đang tham gia ơn tập. Để các em có thái độ tích cực ngồi giờ
học nhà trường đã tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, phân tích cho các em hiểu
về lợi ích sau này của việc ơn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để
thi là xong. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của mơn học và có thái độ
tích cực hơn trong khi ơn tập. Ngồi ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các
môn học khác được tốt nhà trường thừơng bố trí thời gian học tập , ôn tập phù
hợp cho các em trách sự qúa tải về thời gian cũng như việc nhồi nhét kiến thức.
Đối với giáo viên: Nhà trường coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của năm học. Vận động những giáo viên giỏi có năng lực bồi dưỡng học
sinh giỏi nhận phân cơng bồi dưỡng, trong điều kiện khó khăn về CSVC, các
điều kiện như tài liệu, chương trình bồi dưỡng, kinh phí hỗ trợ cho nguồn bồi
dưỡng chưa có nguồn đầu tư...
Tổ chức họp phụ huynh của các em trong đội tuyển học sinh giỏi nhằm
tuyên truyền cho phụ huynh về ý nghĩa, vai trị của cơng tác bồi dưỡng học sinh
giỏi trong nhà trường.
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
Cùng với nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho cán
bộ, giáo viên, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi
thích hợp là vơ cùng quan trọng. Kế hoạch xây dựng phải thể hiện rõ mục tiêu,
thời gian, chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, nội dung bồi dưỡng, các
lực lượng tham gia bồi dưỡng, chỉ tiêu, số lượng của đội tuyển.

5



Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy tức là đưa ra các biện pháp
quản lý, yêu cầu giáo viên căn cứ vào kế hoạch đã đề ra để thực hiện nghiêm
túc.
Hiệu trưởng nhà trường dự thảo kế hoạch hoạt động bồi dưỡng học sinh
giỏi thông qua hội đồng nhà trường, trên cơ sở đó các giáo viên dạy đội tuyển
xây dựng kế hoạch cho từng môn học và hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch
cho bản thân giúp các em có hướng học tập tốt hơn.
Giải pháp 3: Phát hiện, lựa chọn học sinh có năng khiếu
Những học sinh có năng khiếu cần được phát hiện sớm ngay từ lớp 6, việc
phát hiện chủ yếu dựa vào giáo viên giảng dạy tại các lớp và thông qua các kỳ
kiểm tra, khảo sát, giao lưu tại nhà trường.
Khảo sát nắm tình hình ở các trường tiểu học; qua khảo sát chất lượng
đầu cấp; tham khảo ý kiến của giáo viên dạy lớp 5 Tiểu học, qua giới thiệu của
giáo viên bộ mơn; trường tập hợp những học sinh có năng khiếu bộ môn; phân
công giáo viên bộ môn theo dõi, giúp đỡ, tiến hành bồi dưỡng ở trên lớp trong
những giờ dạy chính khố.
Lựa chọn học sinh vào các đội tuyển trên tinh thần năng khiếu môn học và
sự tự nguyện tham gia.
Học sinh tham gia bồi dưỡng: Vấn đề mấu chốt của công tác bồi dưỡng
giỏi lại ở phía các học sinh; làm thế nào để học sinh thích tìm đến, tự mình tìm
đến, tự mình bày tỏ chính kiến của bản thân đối với những vấn đề giáo viên cung
cấp. Đối với học sinh trong đội tuyển phải có những phát hiện độc đáo hoặc chí
ít cũng có những phát hiện mới lạ, chăm chỉ trong học tập, có tư chất tốt.
Giải pháp 4: Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ
Lựa chọn giáo viên: Thông qua công tác chun mơn, nhà trường lựa
chọn ra những giáo viên có năng lực chun mơn tốt, nhiệt tình với cơng việc
tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cần giao nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu
năm học, các giáo viên được phân công, tổ chức khảo sát học sinh, xây dựng kế

hoạch, chỉ tiêu phấn đấu, đề ra các giải pháp thực hiện, các kiến nghị đề xuất
trong quá trình thực hiện
Bối dưỡng giáo viên: Thường xuyên tổ chức thăm lớp dự giờ, không
ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; bên cạnh những yếu tố nhiệt tình, cần
thêm sự say mê đối với công tác chuyên môn; sáng tạo trong cách dạy; Tăng
cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, sử dụng các chuyên đề,
các SKKN về công tác chuyên môn để áp dụng. Bằng công tác tuyên truyền và
bằng sự nỗ lực của bản thân giáo viên nhằm tạo ra uy tín, lơi cuốn để thu hút học
sinh.
6


GIÁO VIÊN THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CHUYÊN ĐỀ

Giải pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng.
Bồi dưỡng thơng qua các tiết học chính khóa: Thơng qua các tiết học
chính khóa giáo viên cần có những câu hỏi, bài tập dành cho đối tượng học sinh
khá, giỏi nhằm phát triển tư duy cúa các em, đồng thời tránh việc nhàm chán
trong quá trình tiếp thu kiến thức, đây là hình thức quan trọng giúp người giáo
viên phát hiện những học sinh có tố chất, có năng lực để lựa chọn vào đội tuyển
Bồi dưỡng tập trung: Tổ chức bồi dưỡng tập trung vào các buổi chiều thứ
5 hàng tuần, đây là cơ hội để giáo viên và học sinh trao đổi nội dung ôn tập, giải
quyết các thắc mắc băn khoăn của học sinh, quan trọng nhất là việc giáo viên và
học sinh đối thoại với nhau góp phần nâng cao và khắc sâu kiến thức cho học
sinh
Bồi dưỡng thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ: Như tổ chức các
câu lạc bộ những học sinh u thích mơn tốn, ngữ văn..., lồng ghép các kiến
thức môn học trong các cuộc thi ( thi rung chng vàng, thi tìm hiểu kiến thức,
sân chơi đầu tuần...), trong các hoạt động NGLL
7



Bồi dưỡng thông qua các buổi giao lưu: Thông qua các buổi giao lưu gặp
giỡ, thi giao lưu với các đơn vị ngồi nhà trường, góp phần tạo nên niềm tin cho
học sinh
Bồi dưỡng thông qua dạy học trực tuyến: Do điều kiện dịch bệnh Covid19, do vậy đây là hình thức phù hợp khi khơng tập trung được học sinh học tập
trung tại nhà trường, giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến, giao
bài tập, tổ chức ôn tập, giải đáp thắc mắc… cho học sinh trong đội tuyển.
Cơng tác tự học có hướng dẫn: Đây là cách bồi dưỡng có hiệu quả tốt nếu
giáo viên tổ chức tốt việc tự học cho học sinh, giúp các em chủ động trong việc
hệ thống hóa được kiến thức mơn học, đồng thời có thời gian chủ động tìm tịi
kiến thức mới, từ đó chủ động nêu lên những thắc mắc băn khoăn với giáo viên
trong các buổi bồi dưỡng tập trung.

HỌC SINH THAM GIA CÂU LẠC BỘ EM YÊU LỊCH SỬ

Giải pháp 6: Các điều kiện bổ trợ cho cơng tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Phịng học bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, trong đó có việc
chuẩn bị các phòng học bồi dưỡng để giáo viên, học sinh trao đổi những kiến
thức. Lớp bồi dưỡng có số lượng học sinh ít từ 5 đến 10 em.
Tài liệu học tập: Các em trong đội tuyển học sinh giỏi được ưu tiên để có
thể mượn tài liệu học tập và tham khảo ở thư viện theo hướng dẫn của giáo viên
bồi dưỡng về nhà để tự học.
8


Khai thác nguồn học liệu trên Internet: Nhà trường đã nối mạng Internet
cho tồn bộ máy tính trong nhà trường nhằm giúp giáo viên và học sinh khai
thác nguồn tư liệu từ các trang thư viện đề thi và kiểm tra, trên mạng xã hội,

tham gia vào các câu lạc bộ mơn học u thích......, giúp các em làm quen với
các đề thi cũng như các dạng bài tập trắc nghiệm trong các phần mềm trên mạng.
Điều này cũng giúp các em thực hành được nhiều hơn do không phải mất thời
gian chép đề và cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập.
Giải pháp 7: Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngoại khoá cho học sinh
giỏi
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trao đổi về kiến thức
môn học, lồng ghép các kiến thức môn học trong các hoạt động NGLL. Hoạt
động ngoại khoá trong trường học là cánh tay nối dài của chính khố, phải có
tính định hướng rõ và cao. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi đã tổ chức các câu
lạc bộ học vui vui học; hoạt động ngoại khoá văn học, toán học,...tham gia các
cuộc thi tìm hiểu...với cách ấy giúp học sinh u thích học bộ mơn bồi dưỡng
hơn.
Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa những học sinh đạt giải cao
trong các năm học trước với đội tuyển của các năm học sau, tổ chức giao lưu với
các trường trong cụm chun mơn, với các trường có truyền thống trong cơng
tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA TÌM HIỂU VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH

9


HỌC SINH THI RUNG CHUÔNG VÀNG

HỌC SINH THAM GIA THI TÌM HIỂU VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
10


HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG ĐẠT GIẢI NHÌ HỘI THI CẤP HUYỆN


Giải pháp 8: Biểu dương khen thưởng
Hằng năm tổ chức các buổi biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với
giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, là
căn cứ đề xuất với hội khuyến học, UBND xã, hội phụ huynh học sinh khen
thưởng
Coi đây là kênh quan trọng trọng việc đánh giá, xếp loại giáo viên và là cơ
sở để đề xuất bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý nhà trường và là nguồn cán bộ
quản lý cho ngành.
Tham mưu với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường hỗ trợ học
bổng, ưu tiên các qũy khuyến học cho những em đạt thành tích trong các kỳ thi
có hồn cảnh gia đình khó khăn

TRAO HỌC BỔNG CHO HỌC CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN
11


TRAO XE ĐẠP CHO HỌC SINH ĐẠT GIẢI TRONG CÁC KỲ THI HỌC SINH GIỎI

12


Trao thởng cho học sinh giỏi

Trao thởng cho giáo viên cã häc sinh giái c¸c cÊp

13


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Với cách làm như vậy trong 2 năm 2018-2019, 2020-2021 công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Nga Tiến đã thu được những kết quả đáng
khích lệ, được Phịng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn đánh giá cao, kết quả thể
hiện ở cả số lượng, và chất lượng của giải học sinh giỏi thống kê như sau
Cấp huyện
Cấp
Các mơn
Văn, tốn,
Năm học
Giải
tỉnh
Tổng
Ghi chú
VH lớp 9
NN K6,7,8
Nhất
4
4
Nhì
15
5
10
Ba
14
5
9
1
9
4
5

2018-2019 KK
Tổng
1
42
14
28
42/57
14/27
28/30
Tỷ
lệ 1/1
=74%
= 51.8%
= 93%
đạt giải = 100%
Xếp thứ
Xếp thứ 1
2019-2020
Không tổ chức thi do dịch bệnh Covid- 19
Nhất
Nhì
6
3
6
Ba
17
3
24
2
9

6
3
2020-2021 KK
Tổng
2
32
12
33
2/3
=75%

45/54
=83.3%

12/18
33/36
=60%
= 91.6%
Xếp thứ
Xếp thứ 1
Chất lượng giải có nhiều chuyển biến, những năm học trước các giải
khuyến khích chiểm tủy lệ cao thì hiện nay cơ cấu giải đã có chất lượng cao hơn,
số giải chính thức nhiều, chiếm tỷ lệ từ 68% đến 80%. Tỷ lệ học sinh tham gia
dự thi đạt giải tăng hơn so với trước kia, năm học 2016-2017; 2017-2018 tương
ứng là 62,1% và 61.4% , hiện nay tăng lên 74% vào năm 2018-2019 và 83.3%
vào năm 2020-2021. Đặc biệt trong 2 năm học 2018-2019; 2020-2021 nhà
trường đã có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
như năm học 2018-2019 có 1 giải ba mơn Tiếng anh, năm 2020-2021 có 1 giải
mơn GDCD, 1 giải mơn Tiếng anh; đặc biệt năm 2019-2020 nhà trường có tới 8
học sinh nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh,

Thứ tự xếp loại của nhà trường cũng có những chuyển biến tích cực, năm
học 2018-2019 trường xếp thứ 1/26 trường trong huyện. Năm học 2020-2021
học sinh giỏi khối 9 nhà trường xếp thứ 5/25, khối 8 xếp thứ 1/25; khối 6,7 xếp
thứ 2/25; học sinh giỏi cấp tỉnh xếp thứ 2/25, tổng hợp chung xếp thứ 1/25
trường trong huyện.
14


Đi đôi với chất lượng học sinh giỏi chất lượng đại trà cũng được nâng lên,
từ xếp thứ 14; 15 những năm học trước, vươn lên vị trí thứ ba thứ tư những năm
học gần đây, kết quả thi vào THPT cũng xếp ở vị trí cao trong huyện.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua nghiên cứu lý luận và áp dụng các giải pháp đã làm tại trường trung
học cơ sở Nga Tiến tôi tự rút ra kết luận sau đây
Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, phụ huynh về mục đích,
ý nghĩa, vai trị của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
Các điều kiện cần và đủ cho bồi dưỡng học sinh giỏi: Chọn đội ngũ giáo
viên giỏi, nhiệt tình, say mê; phát hiện, tuyển chọn học sinh năng khiếu phải có
niềm hứng thú, đam mê và chịu khó, chủ động, sáng tạo; tổ chuyên môn là nơi
trao đổi bàn bạc kinh nghiệm trong công tác này,
Xây dựng được kế hoạch tổ chức bồi dưỡng trong năm học; có lộ trình
cho cơng tác bồi dưỡng toàn cấp học: Từ phát hiện năng khiếu, giáo viên bồi
dưỡng trong giờ chính khố trên lớp, tổ chức bồi dưỡng tập trung, việc tự học có
hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng ngay ở khối 6, 7, nâng cao ở lớp 8 và chuyên sâu
ở khối 9,
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh giỏi để tạo sự thích thú,
hấp dẫn, giữ và phát huy sự say mê sáng tạo cho học sinh giỏi,
Làm tốt công tác biểu dương khen thưởng đối với những cá nhân và tập
thể đạt thành tích cao.

2. Kiến nghị
Trên đây là một số kinh nghiệm và biện pháp tổ chức bồi
dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua, nó
đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong q trình
tổ chức chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót rất mong sự đóng
góp của các đồng chí đồng nghiệp để chất lượng giáo dục của
nhà trường nói chung và cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói
riêng ngày một vững chắc hơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Nga Sơn, ngày 26 tháng 4 năm 2021
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Mai Văn Tuấn
15


16



×