Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số bí quyết, kinh nghiệm giúp học sinh cân bằng phản ứng hóa học nhanh và chính xác đối với bài tập cân bằng phản ứng hóa học trong môn hóa học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.9 KB, 23 trang )

SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HĨA
PHỊNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HĨA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BÍ QUYẾT, KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
CÂN BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC NHANH VÀ CHÍNH
XÁC TRONG BÀI TẬP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG
HĨA HỌC CỦA BỘ MƠN HĨA HỌC LỚP 8

Người thực hiện: Đỗ Thùy Dung
Chức vụ
: Phó hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác : Trường THCS Quang Trung
SKKN thuộc mơn: Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Lý do chọn đề tài

1



1.2 Mục đích nghiên cứu

1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

4

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


5

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

14

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

3.1 Kết luận

17

3.2 Kiến nghị

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được hội đồng SKKN
phòng GD&ĐT huyện và sở GD&ĐT đánh giá đạt từ loại C


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn hóa học rất nhiều năm ở bậc
THCS tơi thấy rằng: Mơn Hóa học là mơn học địi hỏi học sinh ngồi sự chăm
chỉ học bài và làm bài tập ở nhà thì cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên về

các phương pháp, kinh nghiệm giải các bài tập hóa, đặc biệt phần lớn các bài tập
giải tính tốn hóa học thường liên quan đến viết và cân bằng phương trình hóa
học. Trong bài tốn hóa học nếu viết phương trình hóa học đúng nhưng cân bằng
sai dẫn đến lập tỉ lệ số mol các chất và tính tốn các đại lượng có liên quan như
khối lượng, thể tích,… sẽ khơng đúng.
Để làm tốt các bài tập hố học, ngồi việc biết cân bằng phương trình hóa
học đúng thì các em cịn phải biết cân bằng nhanh các phương trình hố học rồi
với làm các Bước tiếp theo. Có nhiều phương pháp để cân bằng một phương
trình hố học trong đó có các phương pháp “ thăng bằng electron và ioneclectron” thăng bằng nhanh và chính xác. Tuy vậy với học sinh lớp 8 chưa thể
cân bằng được theo các phương pháp này, sách giáo khoa lớp 8 mới chỉ dừng lại
ở mức độ nêu ra 3 bước lập một phương trình hố học là:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp
đặt trước các cơng thức hóa học.
Bước 3: Viết phương trình hố học.
Qua thực tế giảng dạy tơi thấy học sinh rất lúng túng ở Bước 2 khi đi tìm
hệ số thích hợp đặt trước các cơng thức do đó việc cân bằng hố học là một nội
dung khó đối với học sinh.
Để góp phần làm đơn giản hố các khó khăn đó, tơi đã chọn đề tài:
“Một số bí quyết, kinh nghiệm giúp học sinh cân bằng phản ứng hóa học
nhanh và chính xác trong bài tập cân bằng phản ứng hóa học của bộ mơn
Hóa học lớp 8”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hố học
nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng và hiệu
quả của quá trình giáo dục, quá trình dạy và học ở trường trung học cơ sở Nguyễn
Văn Trỗi và trường trung học cơ sở Quang Trung.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng


1


Nghiên cứu về cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hố học cho
học sinh ở trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và trường trung học cơ sở
Quang Trung.
b. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi và trường trung
học cơ sở Quang Trung, thành phố Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan
sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đối thoại : Trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh
để bổ sung kinh nghiệm cho phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Để nghiên cứu tài liệu, sách báo có
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập
những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, thực hiện
phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để
lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về cân bằng nhanh và chính xác các phương
trình hố học ở trường trung học cơ sở trong quá trình dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua
các bài kiểm tra để thấy được phương pháp cân bằng nhanh và chính xác các
phương trình hố học của học sinh ở trường trung học cơ cở có hiệu quả hay
khơng.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các
số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài áp dụng các phương pháp cân bằng phản ứng hóa học cho học sinh
lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, tôi đã áp dụng thêm cho học sinh lớp 8

ở trường THCS Quang Trung và đã rút ra thêm được những bí quyết, kinh
nghiệm cho mỗi phương pháp cân bằng.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể nói phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên
trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Trong Xã hội hiện đại ngày nay đang biến đổi nhanh với sự phát triển của
thông tin, khoa học kĩ thuật, công nghệ tuy vậy không thể nhồi nhét vào đầu trẻ
khối lượng kiến thức ngay lập tức mà phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp

2


học ngay từ bậc tiểu học, càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng và
nâng cao dần khối lượng kiến thức.
Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người , kết quả học tập
sẽ được nhân lên gấp bội .
Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mọi hoạt động học trong quá trình
dạy – học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ
động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự
học ở nhà sau bài học trên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy .
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp
học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì
khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hố về cường
độ, tiến độ hồn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành
một chuỗi công tác độc lập.

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học việc
đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định hiện trạng học và điều
chỉnh hoạt động dạy của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng
học và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây thường quan niệm giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh .
Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ
năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên
cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau – tự
đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sự
thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra đánh giá
không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học
mà phải khuyến khích trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những
tình huống thực tế .
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên khơng cịn
đóng vai trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà giáo viên trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để
học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình; ngồi ra giáo viên cịn
truyền những bí quyết, những kinh nghiệm đúc rút lâu năm để giải quyết các vấn
3


đề khó khăn trong q trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
giáo dục ở trường trung học cơ sở.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Đặc điểm của học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi học sinh từ 11 đến 15, đang
theo học từ lớp 6 đến lớp 9. Thời kỳ này các em có sự thay đổi về tâm sinh lí

phức tạp, sự phát triển của các em về trí tuệ, thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt sự thay đổi lớn nhất,
rõ nhất chính là ở lứa tuổi 14- lứa tuổi học sinh lớp 8, ở lớp 8 này các e lại được
làm quen thêm môn học mới là mơn hóa học, đa số học sinh cho rằng hố học là
mơn khó học, mơn học trừu tượng, các em rất sợ học tập mơn hố, hầu như rất ít
học sinh nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng hố học. Vì thế các em rất thụ
động trong các tiết học và không hứng thú bộ môn này.
2.2.2 Chuẩn bị vận dụng đề tài.
Để áp dụng các phương pháp trong giảng dạy tôi đã thực hiện một số
khâu quan trọng sau :
Xác định mục tiêu, dự đốn những tình huống có thể xảy ra trong q
trình cân bằng từng phương trình hố học.
Tìm hiểu tình hình học sinh, tạo niềm tin cho học sinh về khả năng hoạt
động tìm tòi của các em, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh, để các em chủ
động sẵn sàng tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác và sáng tạo.
Đặt ra yêu cầu về đồ dùng học tập.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: trong phương pháp cân bằng nhanh và chính
xác các phương trình hố học chủ yếu dựa vào bảng phụ là chính.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết các vấn đề
- Áp dụng đề tài “Một số bí quyết, kinh nghiệm giúp học sinh cân bằng
phương trình hóa học nhanh và chính xác trong bài tập cân bằng phản ứng
hóa học của bộ mơn Hóa học lớp 8”
Theo kiến thức chuẩn sách giáo khoa Hóa học lớp 8, để lập phương trình
hóa cần tuân thủ theo 3 bước cơ bản, đó là:
Bước 1. Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất
phản ứng và sản phẩm.
Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt
trước các cơng thức.
Bước 3. Viết phương trình hóa học.
Nhận thấy: Ở bước 1 học sinh dễ hiểu để vận dụng, còn sau khi làm xong

bước 2 học sinh cũng nhanh chóng thực hiện được bước 3, tuy nhiên ở bước 2
4


để hồn thành nhanh và đúng cịn phụ thuộc vào tư duy và kỹ năng làm bài theo
từng dạng bài tập của học sinh. Vì vậy, qua quá trình giảng dạy thực tế nhiều
năm trong bộ mơn Hóa học 8, tơi xin được giới thiệu những bí quyết và kinh
nghiệm của mình về cân bằng phản ứng hóa học nhằm giúp học sinh làm đúng
và tiết kiệm thời gian.
Bí quyết 1: Cân bằng theo phương pháp “Hệ số thập phân”. Để cân bằng
phản ứng theo phương pháp này ta cần thực hiện các Bước sau :
Bước 1: Đưa các hệ số là số nguyên hay phân số vào trước các cơng thức
hố học sao cho số ngun tử hai vế bằng nhau (thường thì cứ lấy hệ số nguyên
tử bên lớn chia cho hệ số nguyên tử bên bé hơn của cùng 1 nguyên tố).
Bước 2: Đưa hệ số cân bằng từ phân số thành số nguyên đơn giản bằng
cách nhân với chính mẫu số của phân số đó với các hệ số của các nguyên tử ở 2
vế để được phương trình hố học hồn chỉnh.
Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng sau.
t
P + O2 -- ��
� P2O5
Ở phương trình này ta thấy: ở vế phải có 2 ngun tử P và 5 nguyên tử O
còn ở vế trái có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O vậy.
Cách làm:
- Lấy số nguyên tử P (vế phải) lớn hơn chia cho số nguyên tử P (vế trái) ít
hơn là: “2 : 1 = 2”; ta điền hệ số 2 vào P bên ít hơn (vế trái)
- Tiếp tục lấy số nguyên tử O (vế phải) lớn hơn chia cho số nguyên tử O
0

(vế trái) ít hơn ta được hệ số


5
và điền vào trước phân tử O2 (vế trái)
2

5
t
O2 --- ��
� P2O5
2
- Sau cùng ta nhân các hệ số cân bằng ở 2 vế với mẫu số của hệ số phân số
(tức là nhân với 2) ta được hệ số cân bằng là số nguyên nhỏ nhất.
2P +

2. 2 P  2.

0

5
t0
O2 -- ��
� 2 P2O5
2

- Khử mẫu ta được phương trình hố học hồn chỉnh.
t
4P + 5O2 ��
� 2P2O5
Nhận xét: Rút ra được bí quyết 1 trên thì từ thực trạng dạy học dạng bài
này tôi thấy học sinh đều cân bằng nguyên tử P, sau đó cân bằng nguyên tử O ở

2 vế, dẫn đến sau khi cân bằng nguyên tử O thì hệ số của nguyên tử P lại phải
điều chỉnh cân bằng theo hệ số cân bằng của phân tử P2O5. Dựa vào kinh nghiệm
và bí quyết 1 học sinh đã hiểu và áp dụng cho các ví dụ sau:
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau.
0

5


t
C2H2 + O2 -- ��
� CO2 � + H2O
Ở phương trình này ta thấy:
- Để cân bằng được nguyên tử O ở 2 vế thì phải cân bằng nguyên tử C và
H ở 2 vế trước, sau đó tính tổng số nguyên tử O trong CO 2 và H2O ta mới cân
bằng được nguyên tử O trong O2
- Ở vế phải có 1 nguyên tử C, ở vế trái có 2 nguyên tử C vậy.
Cách làm:
- Lấy số nguyên tử C (vế trái) lớn hơn chia cho số nguyên tử C (vế phải) ít
hơn là: “2: 1= 2”. Đặt hệ số 2 vào trước nguyên tử C (vế phải) ít hơn nghĩa là
trước cơng thức hố học CO2
0

t
C2H2 + O2 -- ��
� 2CO2 � + H2 O
- Lúc này ta thấy ở 2 vế số nguyên tử H đã cân bằng; ta quan sát tiếp vế
trái có 2 nguyên tử O cịn ở vế bên phải có tổng là 5 nguyên tử O; vậy ta lấy “5 :
0


5
5
” và thêm hệ số vào phân tử O2
2
2
5
t
C2H2 + O2 -- ��
� 2CO2 �+ H2O
2
- Tương tự ta ta nhân các hệ số ở 2 vế với mẫu số 2 để khử mẫu số ta
được các hệ số cân bằng là số nguyên đơn giản nhất.
2=

0

t
2C2H2 + 5O2 ��
� 4CO2 � + 2H2O
� Al2O3
Ví dụ 3: Al + O2 ��
0

Tương tự ta đặt 2 vào trước cơng thức hố học của đơn chất Al và

3
vào
2

trước cơng thức hố học O2

3
2Al + O2 ��
� Al2O3
2
Nhân các hệ số ở 2 vế với mẫu số 2 ta được phương trình hố học.
� 2Al2O3
4Al + 3O2 ��
Ví dụ 4: Cân bằng phương trình hố học sau.
t
FeS2 + O2 -- ��
� Fe2O3 + SO2 �
- Ta cân bằng nguyên tử Fe và S trước: Tìm hệ số nguyên tử Fe ở vế
trái (ít hơn) bằng cách lấy “2:1=2”; sau đó ta nhẩm ln số ngun tử S trong
2 phân tử FeS2 là 4; lấy “4:1 = 4” ta được hệ số nguyên tử S bên vế phải
(trước phân tử SO 2)
0

t
2FeS2 + O2 -- ��
� Fe2O3 + 4SO2 �
0

6


- Sau khi cân bằng các nguyên tử Fe, S ở 2 vế ta tính tổng số nguyên tử O
bên vế phải bằng 11 lớn hơn số nguyên tử O bên vế trái, ta lấy 11: 2 =

11
chính

2

là hệ số phân số cân bằng của nguyên tử O bên vế trái.
2FeS2 +

11
t0
O2 -- ��
� Fe2O3 + 4SO2 �
2

- Cuối cùng nhân các hệ số ở 2 vế với mẫu số 2 ta được phương trình hố học:
2.2FeS2 +2.

11
t0
O2 -- ��
� 2 Fe2O3 + 2.4 SO2 �
2

- Phương trình hóa học hoàn thiện:
t
4FeS2 + 11O2 -- ��
� 2Fe2O3 + 8SO2 �
Kinh nghiệm : Phương pháp này áp dụng đặc biệt có hiệu quả với các
phương trình có một hoặc nhiều chất là đơn chất. Tổng số chất trong phản ứng
từ 3 đến 4 ( như các phản ứng giữa kim loại, phi kim với các chất khác hay các
phản ứng phân huỷ tạo ra đơn chất ). Lưu ý: Thường cân bằng số nguyên tử
trong đơn chất là sau cùng.
Bí quyết 2: Cân bằng các phương trình hố học theo phương pháp “chẵnlẻ”.

Để cân bằng theo phương pháp này ta làm như sau:
Xét các chất trước và sau phản ứng. Nếu số nguyên tử của cùng một
nguyên tố trong một số cơng thức hố học là số chẵn cịn ở cơng thức khác lại là
số lẻ thì đặt hệ số 2 trước cơng thức có số ngun tử là lẻ, sau đó tìm các hệ số
cịn lại.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình hố học sau.
t
Al + O2 -- ��
� Al2O3
Ta thấy số nguyên tử O trong phân tử O 2 ở vế trái là chẵn và số nguyên tử
O trong phân tử Al2O3 ở vế phải là lẻ, vậy cần đặt hệ số 2 trước phân tử Al 2O3 và
3 trước phân tử O2 ở vế trái.
Cách làm:
t
Al + O2 -- ��
� Al2O3
Trước tiên ta cân bằng nguyên tử O, rồi đến nguyên tử Al ở 2 vế
t
Al + 3O2 -- ��
� 2Al2O3
0

0

0

0

t
4Al + 3O2 -- ��

� 2Al2O3
Cuối cùng ta viết lại mũi tên ta được PTHH hoàn thiện
t
4Al + 3O2 ��
� 2Al2O3
Nhận xét: Rút ra được bí quyết 2 trên bởi đa số học sinh khi gặp dạng bài
này, học sinh đều cân bằng nguyên tử Al, rồi mới cân bằng nguyên tử O ở 2 vế
0

0

7


dẫn đến hệ sốdẫn đến sau khi cân bằng nguyên tử O thì hệ số cân bằng nguyên
tử Al lại phải điều chỉnh cân bằng theo hệ số cân bằng của phân tử Al 2O3. Dựa
vào kinh nghiệm và bí quyết 2 học sinh đã hiểu và áp dụng cho các ví dụ sau:
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hoá học sau.
Al + CuCl2 -- ��
� AlCl3 + Cu
Ta thấy clo trong cơng thức hố học CuCl 2 là chẵn cịn trong cơng thức
hố học AlCl3 là lẻ vậy.
Cách làm: Thêm 2 trước cơng thức hố học AlCl3
Al + CuCl2 -- ��
� 2AlCl3 + Cu
Tiếp theo ta cân bằng nguyên tử clo và nguyên tử nhôm.
2Al + 3 CuCl2 -- ��
� 2AlCl3 + Cu
Cuối cùng ta cân bằng nguyên tử Cu ta được phương trình hố học.
2Al + 3CuCl2 ��

� 2AlCl3 + 3Cu
Ví dụ 3: Lập phương trình hố học của phản ứng.
Fe + O2 -- ��
� Fe2O3
Ta thấy số ngun tử O trong cơng thức hố học Fe2O3 là lẻ cịn trong
cơng thức hố học O2 là chẵn nên
Cách làm: Ta thêm hệ số 2 trước công thức hoá học Fe2O3 :
Fe + O2 -- ��
� 2Fe2O3
Ta tiếp tục cân bằng nguyên tử O và cân bằng Fe ở vế trái:
4Fe + 3O2 -- ��
� 2Fe2O3
Cuối cùng ta viết lại phương trình hố học:
4Fe + 3O2 ��
� 2Fe2O3
Kinh nghệm: Trong các trường hợp cụ thể có thể các phương trình hố học
có nhiều ngun tố mà ở một số là chẵn ở một số bên là lẻ do đó ta nên chọn
nguyên tố có số lẻ cao hơn để cân bằng.
Ví dụ 4 : Na + H2O -- ��
� NaOH + H2
Nhận thấy số nguyên tử Na và O ở 2 vế bằng nhau nên ta cân bằng số
nguyên tử H, do số nguyên tử H ở vế tái là chẵn còn tổng số nguyên tử H ở vế
phải là lẻ cao hơn nên ta sẽ cân bằng nguyên tử H ở vế phải bằng cách thêm hệ
số chẵn là 2 vào trước phân tử NaOH (vì số nguyên tử H là lẻ) để tổng chẵn nhỏ
nhất
Na + H2O -- ��
� 2NaOH + H2
Sau đó cân bằng nguyên tử H, rồi cân bằng lại nguyên tử O và Na ở vế trái
2Na + 2H2O -- ��
� 2NaOH + H2

Cuối cùng ta viết lại phương trình hố học:
2Na + 2H2O ��
� 2NaOH + H2
8


Kinh nghiệm: Với phương trình hố học có tất cả 3 chất trong đó có 2 chất
là đơn chất thì sau khi chọn được nguyên tố thích hợp để cân bằng ta có thể tìm
bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số ngun tố đó trong cơng thức hố học để
tìm 2 hệ số cùng lúc.
Bí quyết 3: Cân bằng các phương trình hố học theo phương pháp “Tìm
bội số chung nhỏ nhất (BSCNN)”.
t
Ví dụ 1: Al + Cl2 --- ��
� AlCl3
Cách làm :
-Ta chọn nguyên tố Cl để cân bằng, trước tiên tìm bội số chung nhỏ nhất
của 2 chỉ số 2, 3 là 6; ta lấy “6 : 3 = 2” điền 2 trước cơng thức hố học AlCl 3.
Tiếp tục lấy “6 : 2 = 3” điền 3 trước cơng thức hố học Cl2 ta được.
t
Al +3Cl2 --- ��
� 2AlCl3
- Cuối cùng cân bằng nguyên tử nhơm ta được phương trình hố học:
t
2Al + 3Cl2 ��
� 2AlCl3
0

0


0

t
Ví dụ 2: P + O2 --- ��
� P2O5
-Ta chọn nguyên tố O để cân bằng. Bội số chung nhỏ nhất của 2 và 5 là
10. lấy bội số chung trên chia cho chỉ số của nguyên tố O trong từng cơng thức
hố học để tìm hệ số.
- Lấy “10 : 2 = 5” điền 5 vào trước công thức hoá học O2;
- Lấy “10 : 5 = 2” điền 2 vào trước cơng thức hố học P2O5 ta được:
t
P + 5O2 --- ��
� 2P2O5
- Sau đó cân bằng nguyên tử P bằng cách thêm 4 vào trước nguyên tử P ta
được phương trình hố học :
t
4P + 5O2 ��
� 2P2O5
0

0

0

t
Ví dụ 3: N2 + H2 --- ��
� NH3
- Ta chọn nguyên tử H : Bội số chung gần nhất của 2 chỉ số của nguyên tố
H là 6 lấy bội số chung vừa tìm được lần lượt chia cho chỉ số của các chỉ số
trong từng công thức, ta tìm được các hệ số tương ứng là :

t
N2 + 3H2 ��
2NH3

Kinh nghiệm : Ta có thể sử dụng phương pháp “chẵn – lẻ” hay “tìm bội
số chung nhỏ nhất” để cân bằng những phương trình hóa học thuộc loại phản
ứng trao đổi thì ta nên cân bằng theo nhóm nguyên tố (coi nhóm giống nhau như
1 nguyên tố) chứ không nên cân bằng từng nguyên tố một, sẽ rất lâu và mất thời
gian, dễ nhầm lẫn.
Ví dụ: Ba(OH)2 + Fe(NO3)3 ��
� Ba(NO3)2 + Fe(OH)3
Cách 1:
- Dùng phương pháp “chẵn – lẻ”:
0

0

9


- Nhận thấy số nhóm (OH) hay số nhóm (NO3) ở 2 vế: một vế số nhóm là
chẵn cịn bên kia là lẻ, ta có thể cân bằng nhóm nào trước cũng được.
- Bên nhóm có số nhóm lẻ (là 3) ta nhân với hệ số chẵn nhỏ nhất (là 2),
sau đó ta cân bằng các nhóm, các nguyên tố còn lại.
- Thêm hệ số 2 vào trước Fe(NO3)3, sau đó cân bằng nguyên tố Fe, nhóm
(NO3) ở vế phải và cuối cùng cân bằng nguyên tố Ba, ta được phương trình hóa học:
3Ba(OH)2 + 2Fe(NO3)3 ��
� 3Ba(NO3)2 + 2Fe(OH)3
Cách 2:
- Dùng phương pháp “tìm bội số chung nhỏ nhất”:

- Cân bằng nhóm (OH): ta tìm bội số chung nhỏ nhất của số nhóm 2 và 3
là 6, lấy 6 chia lần lượt cho 2 và 3 ta được các hệ số trước cơng thức có nhóm
(OH) là: 3Ba(OH)2 và 2Fe(OH)3
- Sau đó dựa vào 2 chất trên ta cân bằng tiếp 2 nguyên tố Ba, Fe và nhóm
(NO3) trong các cơng thức cịn lại. Cuối cùng ta được phương trình hóa học:
3Ba(OH)2 + 2Fe(NO3)3 ��
� 3Ba(NO3)2 + 2Fe(OH)3
Bí quyết 4: Cân bằng phản ứng theo phương pháp “ nguyên tố tiêu biểu ”
Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau :
+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó
+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng
+ Chưa cân bằng về nguyên tử ở 2 vế
Gồm 3 Bước sau :
+ Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu
+ Bước 2: Cân bằng nguyên tố tiêu biểu
+ Bước 3: Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này theo thứ tự:
(1) Số nguyên tử kim loại
(2) Số nguyên tử H (nếu nguyên tố tiêu biểu không phải là H)
(3) Cân bằng gốc axit
Ví dụ:
K2Cr2O7 + HCl ��
� KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Cách làm :
- Nhận thấy nguyên tố tiêu biểu là nguyên tử O
- Cân bằng nguyên tố tiêu biểu :
K2Cr2O7 ��
� 7H2O
- Cân bằng các nguyên tố khác :
+ Cân bằng K và Cr :
K2Cr2O7 ��

� 2KCl + 2CrCl3
+ Cân bằng số nguyên tử H :
7H2O ��
� 14HCl
10


+ Cân bằng gốc axit (Cl) :
14HCl ��
� 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2
Vậy phương trình hóa học là :
K2Cr2O7 + 14HCl ��
� 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
Kinh nghiệm cho thấy: Với dạng bài này hầu hết học sinh sẽ cân bằng
ngay nguyên tố K, Cr sau đó lúng túng cho việc cân bằng nguyên tố Cl hay H
dẫn đến sẽ phải chỉnh sửa nhiều lần mới ra được kết quả đúng, vì vậy bí quyết nhận
ra ngun tố tiêu biểu giúp học sinh cân bằng nhanh hơn cho dạng bài tập này.
Bí quyết 5: Cân bằng phản ứng theo phương pháp “ Đại số ”, phương
pháp này thường sử dụng để cân bằng 1 số phản ứng oxi – hóa khử khó. Để cân
bằng phương trình hố học theo phương pháp này ta cần thực hiện các Bước sau:
Bước 1: Đưa các hệ số a, b , c, d, e… lần lượt vào trước cơng thức hố
học ở 2 vế của phương trình hố học.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng 1 hệ
phương trình đại số bậc nhất chứa các ẩn a, b, c, d, e…( lưu ý để lập được các
phương trình cần nắm vững tổng số nguyên tử của 1 nguyên tố ở vế trái luôn
bằng tổng số nguyên tử, nguyên tố đó ở vế phải. Như vậy với 1 phương trình
hố học bất kì nếu có tổng số chất là n thì ta ln lập được (n - 1) phương trình
đại số ).
Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số a, b, c, d, e…(lưu ý
vì hệ phương trình có n ẩn nhưng chỉ có ( n - 1 ) phương trình đại số nên ta chọn

một giá trị bất kì cho một ẩn số nào đó sao cho dễ tìm được các hệ số cịn lại
theo giá trị đó, giải tìm các hệ số còn lại).
Bước 4: Đưa các giá trị (a, b, c, d, e,…) vừa tìm được vào phương trình
hố học (nếu hệ số tìm được là phân số ta quy đồng rồi khử mẫu).
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học.
� Cu(NO3)2 + NO2 � + H2O
Cu + HNO3 --- ��
- Bước 1: Đặt các hệ số hợp thức vào phương trình hố học.
� c Cu(NO3)2 + d NO2 � + e H2O
a Cu + b HNO3 --- ��
- Bước 2: Thiết lập hệ phương trình dựa vào mối liên hệ tổng số nguyên
tử của 1 nguyên tố ở vế trái phải bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó ở bên
phải: Ta lập được các phương trình đại số (5 chất nên lập được 4 phương trình
đại số).
Cu : a = c
(1)
H : b = 2.e
(2)
N :b=2.c+d
(3)
O : 3b = 3.2.c + 2d + e  3b = 6c + 2d + e
(4)

11


- Bước 3: Giải hệ phương trình đại số trên bằng cách: chọn hệ số c = 1 vì
c bé hơn b (có thể chọn 1 hệ số khác và 1 giá trị khác tuy vậy việc tính có thể
gặp khó khăn hơn); từ (1)  a = c = 1
b

Mặt khác ta có: b = 2e  e = . Thay các giá trị trên vào(3) và(4) ta được:
2
b
b = 2 + d và 3b = 6 + 2d +  5b = 12 + 4d
2
Giải hệ phương trình trên ta được: d = 2; b = 4
 b = 4 thay vào phương trình(2) ta được : 4 = 2. e  e = 2
- Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm được vào phương trình hố học ta được

phương trình hồn chỉnh: Cu + 4HNO3 ��
Cu(NO3)2 + 2NO2 �+ 2H2O
Ví dụ 2: Lập phương trình hố học của phản ứng:
t
Cu + H2SO4 đ --- ��
� CuSO4 + SO2 � + H2O
- Bước 1: Đưa hệ số hợp thức vào phương trình hố học:
0

t
a Cu + b H2SO4 đ --- ��
� c CuSO4 + d SO2 � + e H2O
- Bước 2: Cân bằng số nguyên ở hai vế của phản ứng:
Cu : a = c
(1)
S :b=c+d
(2)
H : 2b = 2e
(3)
O : 4b = 4c + 2d + e
(4)

- Bước 3: Giải hệ phương trình trên bằng cách từ phương trình (3) chọn e
= 1  b = 1. Tiếp tục giải bằng cách thế giá trị b và e vào phương trình 3, 4 sau
0

1
1
1
. Thay c = vào phương trình (1) ta được a = .
2
2
2
- Bước 4: Thay vào phương trình hố học ta được :
1
1
1
t
Cu + H2SO4đ --- ��
CuSO4 + SO2 � + H2O

2
2
2
Nhân các hệ số ở 2 vế với mẫu số với 2, loại bỏ mẫu số ta được phương
trình hố học:
đó giải hệ ta được c = d =

0

t
Cu + H2SO4đ ��


CuSO4 + SO2 � + 2H2O
Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp này là với bất kì phương trình hố
học nào, đặc biệt là với các phương trình khó nếu áp dụng đúng ta ln tìm được
các hệ số thích hợp. Nhược điểm phương pháp này dài, giải có thể ra nghiệm là
phân số việc tính tốn dễ nhầm lẫn do đó mất thời gian. Nếu chỉ áp dụng phương
pháp này thì khi cân bằng các phương trình khó và khơng giới hạn về thời gian.
Bí quyết khi làm nhiều bài tập cân bằng phản ứng hóa học: Đây
khơng phải là một phương pháp để cân bằng phương trình hoá học mà chỉ là lưu
0

12


ý cho các em học sinh cân bằng. Đó là trong khi lập nhiều phương trình hố học
có rất nhiều các phương trình tương tự nhau xong các em vẫn cân bằng từng
phương trình một. Điều đó rất mất thời gian ảnh hưởng đến kết quả làm bài. Do
đó khi cân bằng nên phân loại phương trình hố học tương tự nhau. Sau đó cân
bằng chính xác một phương trình hố học rồi lấy các hệ số đó điền vào các
phương trình hố học tương tự.
Ví dụ: Cân bằng các phương trình hố học sau:
t
a. Fe + Cl2 --- ��
� FeCl3
b. Fe2O3 + H2SO4 --- ��
� Fe2(SO4)3 + H2O
t
c. Al + Br2 --- ��
� AlBr3
d. Al2O3 + H2SO4 --- ��

� Al2(SO4)3 + H2O
……………………………………………………………………………..
Ta thấy phương trình hố học (a) giống với phương trình hố học (c) và
phương trình hố học (b) giống với phương trình hố học (d). Vậy ta cân bằng
phương trình (a) và (b) rồi lấy kết quả điền vào các phương trình giống nhau:
t
a.
Fe + 3Cl2 --- ��
� 2FeCl3
0

0

0

t
2Fe + 3Cl2 ��
� 2FeCl3
Suy ra: phương trình hố học của (c) là:
t
2Al + 3Br2 ��
� 2AlBr3
Tương tự ta cân bằng phương trình (b)
Fe2O3 + 3H2SO4 --- ��
� Fe2(SO4)3 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 ��
� Fe2(SO4)3 + 3H2O
Suy ra phương trình (d) là:
Al2O3 + 3H2SO4 ��
� Al2(SO4)3 + 3H2O

Cũng qua các ví dụ trên ta thấy một phương trình hố học có thể có nhiều
cách cân bằng khác nhau do đó: Muốn cân bằng nhanh và chính xác địi hỏi các
em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các bí quyết cân bằng vào
các phương trình hố học cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng cân bằng của
mình. Và đặc biệt, một điều học sinh hay mắc phải khi mới học trong cân bằng
phương trình đó là : tự ý chỉnh sửa các chỉ số ngun tử hay số nhóm trong mỗi
cơng thức hóa học để cho 2 vế cân bằng, vì vậy phải ln nhắc học sinh lưu ý
điều này.
Qua các ví dụ trên tổ chức, thiết kế dạy học và hình thành các phương
pháp làm bài cho học sinh đã góp phần rất lớn và việc nâng cao chất lượng dạy
học. Học sinh nắm vững các bí quyết hay phương pháp mà thầy cơ rút ra trong
q trình dạy học vừa rèn luyện kĩ năng, vừa phát triển năng lực hoạt động tư
duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh nó làm cho tiết học thực sự trở nên
0

0

13


sinh động theo hướng tích cực và từ đó học sinh có thể cân bằng nhanh và chính
xác các phương trình hố học để vận dụng các phươngtrình hố học vào các bài
tập có tính tốn theo phương trình hố học.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy và trao đổi trong nhóm chun mơn về bộ
mơn hóa tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi và trường THCS Quang Trung, sau
khi sử dụng một số kinh nghiệm, bí quyết của đề tài và qua phiếu điều tra 80 học
sinh ở lớp 8 theo từng năm học 2018 – 2019, năm học 2019 – 2020 và học kỳ I
năm học 2020 – 2021, tôi đã thu được kết quả như sau:

2.4.1 Nhận thức của học sinh khi được áp dụng các bí quyết vào cân bằng
hố học theo nhóm
 Năm học 2018 – 2019
Mức độ
Ý kiến
Học sinh

Thích
SL
40

%
50%

Bình thường
SL
%
15
18,75%

Khơng thích
SL
%
25
31,25%

%
75%

Bình thường

SL
%
10
12,5%

Khơng thích
SL
%
10
12,5%

Bình thường
SL
%
8
10%

Khơng thích
SL
%
2
2,5%

 Năm học 2019 – 2020
Mức độ
Ý kiến
Học sinh

Thích
SL

60

 Hết học kì I năm học 2020 – 2021
Mức độ
Ý kiến
Học sinh

Thích
SL
70

%
87,5%

Qua bảng trên ta thấy năm học 2018 - 2019 số lượng học sinh khơng thích
học mơn hố học cịn cao 25 học sinh chiếm tỉ lệ 31,25 % và số lượng này giảm
dần theo năm đến năm học 2019 - 2020 chỉ còn 10 em chiếm 12,5%, cho đến hết
học kỳ I năm học 2020 - 2021 chỉ còn 2 em chiếm 2,5%, trong đó tỉ lệ học sinh
u thích mơn hố học ngày càng tăng cao thể hiện năm 2018 - 2019 chỉ có 40
học sinh chiếm 50%, nhưng đến năm học 2019 - 2020 ta thấy số lượng này tăng
lên là 60 học sinh chiếm 75% và đến hết học kỳ I năm 2020 - 2021 thì số lượng
này còn tăng cao hơn là 70 học sinh chiếm 87,5%. Điều này chứng tỏ học sinh
rất thích mình chủ động trong việc tự lực phát huy tính tích cực, tìm tịi, sáng tạo
trong thực hành củng cố kiến thức, tìm kiếm kiến thức mới trong các hoạt động
về lập phương trình hố học.
14


2.4.2 Chất lượng về cân bằng các phương trình hố học
 Năm học 2018 – 2019

Mức độ

Giỏi
SL
10

Thống kê
Học sinh

Khá
%
12,5

SL
10

%
12,5

Trung bình
SL
%
25
31,2
5

yếu
SL
35


%
43,75

 Năm học 2019 – 2020
Mức độ

Giỏi
SL
15

Thống kê
Học sinh

Khá

%
18,75

SL
18

%
22,5

Trung bình
SL
%
37 46,2
5


yếu
SL
10

%
12,5

 Hết học kì I năm học 2020 – 2021
Mức độ
Thống kê
Học sinh

Giỏi
SL
%
18
22,5

Khá
SL
20

%
25

Trung bình
SL
%
36
45


yếu
SL
6

%
7,5

Qua bảng ta thấy chất lượng cân bằng các phương trình hố học ngày được
tăng số lượng học sinh yếu năm học 2018 - 2019 có 35 học sinh chiếm 43,75 %,
thì số lượng này giảm xuống cịn 10 học sinh chiếm 12,5% ở năm học 2019 - 2020
và đến hết học kỳ I, năm học 2020 - 2021 số lượng này giảm xuống còn 6 học sinh
chiếm 7,5%, phải chăng vì một học sinh này cịn ham chơi khơng chú ý đến vấn đề
học tập của mình. Còn số lượng học sinh khá, giỏi đã được tăng cao từ 10 học sinh
chiếm 12,5 % tăng lên 15 học sinh chiếm 18,75% và đến hết học kỳ I năm 2020 –
2021 tăng lên 18 học sinh chiếm 22,5% đạt loại giỏi. Số học sinh khá từ 10 học
sinh chiếm 12,5% tăng lên 20 học sinh chiếm 25%.
2.4.3 Chất lượng bộ mơn hố học.
 Năm học 2018 – 2019
Mức độ

Giỏi

SL
Thống kê
Học sinh
10
 Năm học 2019 – 2020
Mức độ


%
12,5

SL
10

Giỏi
SL
13

Thống kê
Học sinh

Khá

%
16,25

%
12,5
Khá

SL
27

%
33,75

Trung bình
SL

%
40
50
Trung bình
SL
%
35
43,7
5

yếu
SL
20

%
25
yếu

SL
5

%
6,25

 Hết học kì I năm học 2020 – 2021
Mức độ

Giỏi

Khá


Trung bình

yếu
15


Thống kê
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Học sinh
15
18,75
40
50
24
30
1
1,25
Như vậy khi sử dụng phương pháp dạy học như trên đã thấy được chất
lượng bộ mơn hố học tăng cao, nhằm góp phần kích thích học sinh tham gia
vào đội tuyển học sinh giỏi của trường, cũng như của thành phố, số học sinh đạt
loại giỏi năm 2018 - 2019 chỉ có 10 học sinh chiếm 12,5% tăng lên 13 học sinh
chiếm 16,25% và số này còn tăng lên trong học kỳ I, năm 2019 – 2020 là 15 học

sinh chiếm tỉ lệ 18,75%, số học sinh khá cũng tăng vọt từ 10 học sinh chiếm
12,5% năm học 2018 - 2019 tăng lên 40 học sinh chiếm 50% đến hết học kỳ I
năm học 2019 - 2020, còn số lượng học sinh yếu giảm đáng kể chỉ cịn 1 học
sinh chiếm tỉ lệ 1,25% tính đến hết học kỳ I năm học 2020 - 2021.
2.4.4 Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng các phương pháp, tơi đã rút ra cho
mình một số kinh nghiệm như sau:
Hồn tồn có thể sử dụng các phương pháp nêu trên để giúp học sinh họat
động tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào các bài tập cụ thể ở mơn hố
học trong trường trung học cơ sở. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu
chuẩn bị và khéo léo phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội
dung và mức độ kiến thức và đối với học sinh.
Phương pháp nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy
độc lập của học sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sơi
nổi hơn. Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức. Kiến
thức và kĩ năng của các em đã được củng cố một cách vững chắc, kết quả học
tập của học sinh không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực sự chủ động và
khơng cịn gượng ép, các em đã biết tự lĩnh hội tri thức và khơng cịn cảnh tiếp
nhận kiến thức theo kiểu: “Bình thơng nhau”. Giáo viên đóng một vai trị quyết
định cho sự thành hay bại của chất lượng dạy học.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm, bí quyết giúp học sinh cân bằng nhanh,
chính xác các phương trình hố học và phù hợp với trình độ nhận thức chung
của các em lớp 8 mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy cho các em và đã thu được
kết quả nhất định. Mặt khác trong sách giáo khoa không đề cập đến vấn đề này
hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống và các sách tham khảo. Mỗi bí quyết tơi cố

16



gắng nêu lên những phản ứng đơn giản và hay gặp nhất mà học sinh lớp 8 gặp
phải trong khi thực hiện cân bằng.
Để phù hợp với đặc trưng của bộ mơn “Khoa học thực nghiệm” Thì việc
cân bằng hố học là hết sức cần thiết. Thông qua những việc làm này học sinh
đã được tìm tịi kiến thức mới một cách chủ động. Rèn luyện cho học sinh vận
dụng tốt phương pháp cân bằng vào làm các bài tập cụ thể. Giúp các em biết vận
dụng lí thuyết vào thực tiễn. Phát huy khả năng phán đốn, óc tổng hợp, kết luận
theo hướng quy nạp và diễn giải.
Để phát huy tốt tính tích cực sáng tạo, tìm tịi của học sinh trong việc cân
bằng các phương trình hố học, người giáo viên phải có những lời nói, việc làm
mang tính khuyến khích động viên hơn là sự bắt buộc. Có sự kiểm tra, đánh giá
việc làm của học sinh một cách thoả đáng, tạo cho học sinh niềm vui, hứng thú
với công việc. Như vậy việc cân bằng nhanh và chính xác các phương trình hố
học khơng chỉ là phát huy tính tích cực của đơng đảo học sinh mà còn phát hiện
bồi dưỡng những năng lực tiềm ẩn trong các em.
Việc tổng hợp khéo léo các phương pháp dạy nêu trên nhằm mục đích làm
tích cực hố các hoạt động dạy và học, đã đem lại kết quả rất khả thi và tạo được
hứng thú lớn trong học tập của học sinh, đồng thời phát huy tối đa sự tham gia
của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra các kiến thức, tự mình tham gia
vào các hoạt động để củng cố kiến thức, rèn luyện được kĩ năng. Dạy học như
thế có tác động rất lớn đến việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, nâng cao
năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tịi sáng tạo.
Như vậy khi tơi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ
mơn hố học là rất ít, đồng thời số lượng học sinh đạt được khi các em cân bằng
được các phản ứng hoá học cũng rất thấp, đa phần các em khơng biết cân bằng
các phản ứng hố học dẫn đến khi giải các bài tốn tính theo phương trình hố
học học sinh đều vướng mắc . Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng
không cao.


17


Sau khi tơi áp dụng phương pháp dạy học tích cực, và các bí quyết cân
bằng nhanh và chính xác các phương trình hố học vào dạy học Hố học ở lớp 8
thì chất lượng học tập bộ mơn này được nâng cao rõ rệt.
3.2 Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy - học bộ mơn Hóa học ở trường THCS theo tơi:
Mỗi nhà trường cần phải có phịng thực hành thí nghiệm Hóa học đạt
chuẩn để sau các buổi học lý thuyết các e được thực hành quan sát hiện tượng,
kiểm nghiệm lại các tính chất trong bài lý thuyết, bài thực hành từ các thí
nghiệm thực tế giúp các e u thích, say mê trong bộ mơn.
Tổ chun môn nên thường xuyên đưa ra chủ đề và dạng bài tập Hóa học
để thảo luận, trao đổi về kinh nghiệm hay bí quyết hay phương pháp giúp cho
giáo viên dạy và học sinh học tập tốt hơn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
của nhà trường.
Tổ chức cho học sinh đi thăm quan, ngoại khóa ở một số địa phương gần
trường học có liên quan đến chế biến hóa học, hóa chất như: nhà máy phân lân
hàm Rồng, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn,… để học sinh
thấy ngành hóa học rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Xác nhận của hội đồng khoa học
trường THCS Quang Trung

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi tự viết, không sao chép
nội dung của người khác./.
Người viết SKKN


Đỗ Thùy Dung

18


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hoá học 8 – Lê Xuân Trọng- Nguyễn Cương – NXB GD 2015
- Sách giáo viên hoá học 8 – Lê Xuân Trọng- Nguyễn Cương – NXB GD 2015
- Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 8 – NXB ĐHQGHN 2016
- Hướng dẫn làm bài tập hoá học 8 – tác giả Ngô Ngọc An.
- Phương pháp giải bài tập hóa học 8 – tác giả Huỳnh Văn Út.
- Một số tài liệu khác có liên quan.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả: Đỗ Thùy Dung
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng – Trường THCS Quang Trung

TT

1.

2.


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kinh nghiệm để dạy tốt bài Rượu
etylic của mơn Hóa học lớp 9 ở PGD&ĐT
trường THCS Quảng Cát
Một số bí quyết, kinh nghiệm
giúp học sinh cân bằng phản ứng
hóa học nhanh và chính xác trong
Sở GD&ĐT
bài tập cân bằng phản ứng hóa
học lớp 8 ở trường THCS
Nguyễn Văn Trỗi

Kết quả
đánh giá
Năm học đánh
xếp loại
giá xếp loại
(A, B,
hoặc C)
B

2001- 2002


B

2019 - 2020



×