Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.41 MB, 182 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Điều chỉnh, bổ sung)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ
XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
GIÁM ĐỐC

Bùi Đức Hưng

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ XÂY DỰNG TỈNH CÀ MAU
GIÁM ĐỐC

Hồ Hoàn Tất

Cà Mau, tháng 11 năm 2014


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế

5

2. Sự cần thiết

6



3. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình

7

4. Nguồn số liệu

8

5. Phạm vi nghiên cứu

9
Chương I

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH CÀ MAU

10

I. Đặc điểm tự nhiên

10

1.Vị trí địa lý

10

2. Đặc điểm địa hình, đất đai

10


3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

10

4. Tác động biến đổi khí hậu

11

II. Đặc điểm xã hội - thực trạng và dự báo

14

1. Đơn vị hành chính

14

2. Phân bố dân cư

15

3. Dân số - thực trạng và xu hướng phát triển

15

III. Đặc điểm kinh tế - thực trạng và dự báo

16

1. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau


16

2. Cơ cấu lao động và xu hướng dịch chuyển

17

3. Dự báo quan hệ giữa GDP bình qn đầu người với tích luỹ dành
cho nhà ở

17

4.Vị trí, vai trị của tỉnh Cà Mau đối với khu vực

17

Chương II

19

THỰC TRẠNG VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU
I. Thực trạng và đánh giá thực trạng chung

19

1. Về diện tích nhà ở

19


2. Về chất lượng nhà ở

19

3. Về quy hoạch, kiến trúc nhà ở

20

4. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

22

1


5. Về quỹ đất ở và tình hình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau

24

6. Về thị trường nhà ở

25

7. Về thực trạng nhà ở công vụ, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở tái
định cư, nhà ở cho người có cơng, người nghèo

26

8. Về tình hình quản lý nhà cũ ở thuộc sở hữu nhà nước


30

9. Về công tác quản lý và phát triển nhà ở

30

10. Về thực trạng phát triển nhà ở năm 2013

30

II. Thực trạng nhà ở từng huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau
(Chi tiết xem tại Phụ lục số 02)

34

III. Về đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở
tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt năm 2010

34

1. Đánh giá chung

34

2. Kết quả thực hiện

35

3. Tồn tại và nguyên nhân


37

Chương III
NHU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU VỀ NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

40

I. Định hướng về phát triển kinh tế - xã hội

40

II. Nguyên tắc dự báo nhu cầu nhà ở

40

III. Cơ sở tính toán nhu cầu nhà ở

40

IV. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau

43

1. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình qn và tổng diện tích

46

2. Chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu


48

3. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở tăng thêm

48

4. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở tăng thêm theo từng loại hình nhà ở

49

5. Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở

56

6. Chỉ tiêu về nhà chung cư

57

V. Nhu cầu và chỉ tiêu phát triển nhà ở từng huyện, thành phố
của tỉnh Cà Mau (Chi tiết xem tại Phụ lục số 03)

57

VI. Vốn và nguồn vốn đầu tư

57

1. Vốn, cơ cấu vốn đầu tư cho diện tích tăng thêm

58


2. Vốn cải tạo, chỉnh trang nhà ở (bảo trì nhà ở)

59

3. Tổng nguồn vốn

59
2


60

VII. Quỹ đất ở tăng thêm
Chương IV
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

63

I. Các nguyên tắc

63

II. Quan điểm

63

III. Mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020 và 2030


64

1. Mục tiêu tổng quát

64

2. Mục tiêu cụ thể

64

IV. Định hướng phát triển nhà ở đô thị tỉnh Cà Mau

65

V. Định hướng phát triển nhà ở nông thôn tỉnh Cà Mau

68

VI. Nhiệm vụ phát triển nhà ở các huyện và thành phố thuộc tỉnh
Cà Mau

69

Chương V
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

78


I. Giải pháp chung

78

II. Các nhóm giải pháp cụ thể

78

1. Về quy hoạch xây dựng và kiến trúc

78

2. Về chính sách đất đai

80

3. Về vốn và cơ chế, chính sách tài chính về nhà ở

80

4. Về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở

81

5. Về giải pháp quản lý và phát triển thị trường nhà ở

81

6. Về hồn thiện cơ chế, chính sách nhà ở cho các đối tượng xã
hội


83

7. Giải pháp cho nhà ở ven sông, kênh, rạch và phát triển nhà ở
ứng phó với biến đối khí hậu, nước biển dâng

84

8. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở

85

9. Về hồn thiện hệ thống, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về nhà ở

85

10. Về khoa học, công nghệ

86

11. Về công tác tuyên truyền, vận động

86

Chương VI
3

87



HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU
CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. Hiệu quả kinh tế - xã hội

87

II. Sản phẩm của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà mau
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

88

Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

89

I. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

89

II. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành

90

PHỤ LỤC SỐ 01

93


Phương án 2 của Chương trình
PHỤ LỤC SỐ 02

95

Thực trạng nhà ở tại các đơn vị hành chính của
tỉnh Cà Mau
PHỤ LỤC SỐ 03

146

Một số chỉ tiêu chủ yếu về nhà ở của các đơn vị hành chính của
tỉnh Cà Mau
PHỤ LỤC SỐ 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10
Tổng hợp số liệu dân số và nhà ở tỉnh Cà Mau

4

160180


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vai trò nhà ở đối với đời sống và phát triển kinh tế:
Ph.Ănggen đã nói: “Con người trước hết cần phải ăn uống, chỗ ở và
mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo...”.
Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân
và là bộ phận to lớn, chiếm từ 40-60% tổng tài sản quốc gia. Nhu cầu nhà ở
luôn là vấn đề bức xúc của các tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc
biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có
cơng với cách mạng, công nhân lao động, sinh viên, hộ nghèo.

Nhà ở là nơi tái sản xuất sức lao động, và là nơi phát huy nguồn lực con
người. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học thì 80%
tăng trưởng nghề nghiệp và hiểu biết của mỗi người được hình thành tại gia
đình.
Giải quyết tốt vấn đề nhà ở là tiền đề quan trọng góp phần trực tiếp
nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện để thực hiện cơng cuộc xố
đói giảm nghèo, từng bước ổn định xã hội, tiến tới phát triển bền vững đơ thị
và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Lĩnh vực xây dựng nhà ở sử dụng sản phẩm của nhiều ngành kinh tế
(trên 60 loại sản phẩm của các ngành kinh tế khác nhau) vì vậy, phát triển nhà
ở góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế chung của đất nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao
động.
Với ý nghĩa như vậy nên nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc,
Malaixia... coi phát triển nhà ở là một trong những động lực của nền kinh tế
quốc dân. Còn đối với những nước phát triển như Nhật Bản, Đức, Italia... sử
dụng vấn đề nhà ở như một cơng cụ để kích thích nền kinh tế (khi nền kinh tế
thiểu phát, Chính phủ bỏ ra một lượng ngân sách nhất định cho đầu tư nhà ở
để kích thích kinh tế phát triển thơng qua tính kích cầu đa ngành của lĩnh vực
này – ví dụ như Nhật Bản mặc dù số lượng nhà ở đã nhiều hơn số hộ gia đình
nhưng hàng năm chính phủ Nhật Bản vẫn bỏ ra trên 400 tỷ yên cho phát triển
nhà ở).
Nhà ở chiếm trên 70% các cơng trình ở đơ thị cho nên kiến trúc nhà ở
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và bản sắc kiến trúc đô
thị. Quan tâm đến phát triển nhà ở và đô thị cùng với phát triển kinh tế sẽ góp
phần phát triển đơ thị bền vững. Dưới góc độ xã hội, hình ảnh đơ thị văn
minh, hiện đại là biểu hiện sự phồn vinh về kinh tế và hiệu lực của chính
quyền.
Nhà ở là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp quan
tâm. Việc phát triển nhà ở phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa

phương. Nhà ở có vị trí quan trọng và chiếm tỷ lệ đáng kể trong quá trình vận
hành thị trường bất động sản. Tổ chức tốt việc phát triển và quản lý nhà ở sẽ
5


góp phần phát triển đơ thị bền vững và thúc đẩy có hiệu quả q trình đơ thị
hóa nơng thơn.
Phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu cơ bản của nhân dân mà
cịn góp phần chỉnh trang khơng gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
2. Sự cần thiết xây dựng Chương trình phát triển nhà ở:
Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau với sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu
kinh tế và phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại kéo theo sự gia tăng tốc
độ đơ thị hố đã đặt ra vấn đề cấp thiết là phải nhanh chóng khắc phục những
tồn tại nhằm phát triển nhà ở đô thị, nông thôn bền vững gắn với xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng sống cho nhân dân. Vì
vậy, để thực hiện quy định của Chính phủ về phát triển nhà ở quốc gia (tại
Điều 70 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 9 năm
2006 quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Nhà ở), UBND tỉnh đã xây dựng
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2015 và định
hướng đến năm 2020 để làm cơ sở công cụ trong điều hành và quản lý nhà
nước về nhà ở, được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 17 thơng
qua tại Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐND ngày 24 tháng 6 năm 2010, UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 17/9/2010. Qua hơn
03 năm triển khai thực hiện, Chương trình phát triển nhà ở đã đạt được một số
mục tiêu đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển nhà
ở trên địa bàn, làm cơ sở để định kế hoạch, mục tiêu, phương hướng phát triển
nhà ở của địa phương (xem đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát
triển nhà ở tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt tại Chương II của Báo cáo này)
Tuy nhiên, ngày 20/3/2012, Bộ Xây dựng có Cơng văn số 413/BXDQLN về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011. Theo đó, một số nội dung về phát
triển nhà ở của Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau cần thiết phải có sự
điều chỉnh cho phù hợp (vì Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh được xây
dựng tại thời điểm trước khi có Quyết định số 2127/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ), cụ thể như sau:
- Phải điều chỉnh mốc thời gian định hướng phát triển nhà ở vì Chiến
lược phát triển nhà ở quốc gia định hướng đến năm 2030, trong khi đó
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau trước đây chỉ định hướng đến năm
2020.
- Phải điều chỉnh do có sự thay đổi về việc thực hiện các chỉ tiêu phát
triển nhà ở như: Chất lượng nhà ở, diện tích bình qn nhà ở, diện tích nhà ở
tối thiểu…,đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được mở rộng cho 09
nhóm đối tượng thay vì chỉ có 04 nhóm đối tượng quy định tại Nghị định số
90/2006/NĐ-CP và các chỉ tiêu về phát triển nhà ở cho các đối tượng chính
sách, người có cơng với cách mạng theo cơ chế, chính sách mới bổ sung

6


(Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở).
Mặt khác, với định hướng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của tỉnh
Cà Mau đến năm 2020 có 22 đơ thị, trong đó phấn đấu đến năm 2020 thành
phố Cà Mau đạt đô thị loại I, thị trấn Năm Căn đạt đô thị loại III (phát triển
thành thị xã trung tâm vùng công nghiệp, dịch vụ cảng biển), thị trấn Sông
Đốc đạt đô thị loại III (phát triển thành thị xã trung tâm đánh bắt, nuôi trồng
hải sản, nông nghiệp, du lịch sinh thái biển) và một số xã có tiềm năng đơ thị
hóa cao như Tắc Vân, Tân Lộc, Lương Thế Trân, Khánh Hội, Đất Mũi, Hàm
Rồng... đạt đô thị loại V (thị trấn huyện lỵ) và đặc biệt là khu Khí - Điện Đạm Cà Mau sẽ phát triển thành khu đô thị công nghiệp – dịch vụ gắn với

thành phố Cà Mau, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của
tỉnh Cà Mau. Bênh cạnh việc thúc đẩy phát triển hệ thống đơ thị cịn phải tập
trung ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu mà tỉnh Cà Mau là tỉnh chịu tác
động lớn nhất và theo các tài liệu nghiên cứu khoa học mới công bố gần đây
dự báo trong tương lai không xa Cà Mau sẽ đối mặt với tình trạng ngập nước
và sạt lở do nước biển dâng. Do đó, việc nghiên cứu phát triển nhà ở phù hợp
với sự phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, điều
kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Từ các nội dung đã nêu trên, để thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở
quốc gia, thực hiện các quy định điều chỉnh, bổ sung liên quan đến phát triển,
quản lý nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cho hộ gia đình chính sách xã
hội và tiếp tục nghiên cứu phát triển nhà ở phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, điều kiện tự nhiên và thích ứng
với biến đổi khí hậu thì việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà
Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (điều chỉnh, bổ sung) là cần
thiết.
3. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình:
- Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Căn cứ Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ
về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Căn cứ Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ
về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư;
- Căn cứ Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ
về quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;

7



- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 22/8/2007 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Cà Mau về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2006-2020;
- Căn cứ Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Cà Mau đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 của UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 02/10/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí điều
chỉnh Chương trình phát triển nhà ỏ đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
- Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho
giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020;
4. Nguồn số liệu sử dụng cho việc lập Chương trình:
- Nghị Quyết số 08/2012/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau năm 2013;
- Nghị quyết số 10/2013/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về
việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 26/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch chung Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau;
- Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 08/9/2005 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà

Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (điều chỉnh)
- Quyết định số 807/QĐ-CTUB ngày 09/11/2004 về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh
Cà Mau đến năm 2020;
- Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 08/9/2008 của UBND tỉnh Cà
Mau về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau đến năm 2025;
- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của UBND tỉnh
Cà Mau về việc ban hành Quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, cơng trình
xây dựng và vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2013;

8


- Số liệu điều tra, khảo sát và báo cáo của các Sở, ngành và UBND các
huyện, thành phố phục vụ Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
5. Phạm vi nghiên cứu của Chương trình:
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 được nghiên cứu dự báo nhu cầu, đưa ra phương hướng,
giải pháp phát triển đối với nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn.

9


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
I. ĐẶT ĐIỂM TỰ NHIÊN


1. Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước ta, được tách ra từ tỉnh
Minh Hải tháng 01 năm 1997, có diện tích tự nhiên 529.487 ha, bằng 13,1%
diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 8030’ vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An
huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 9033’ vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện
Thới Bình), điểm cực Đơng 105024’ kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện
Đầm Dơi), điểm cực Tây 104043’ kinh Đơng (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc
Hiển).
Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía
Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75
km), phía Đơng và Đơng Nam giáp với Biển Đơng, phía Tây giáp với vịnh
Thái Lan, bờ biển dài 254 km. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hịn
Khoai, Hịn Chuối, Hịn Bương và Hịn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5
km2.
2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình tồn tỉnh Cà Mau thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sơng,
kênh rạch, độ cao bình qn 0,5 mét so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng
Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét; vùng phía Tây giáp vịnh Thái Lan mỗi
năm bồi đắp trên 100 ha, bờ biển phía Đơng từ cửa sơng Gành Hào đến vùng
cửa sơng Rạch Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm trên 20 mét.
Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của
các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung
tâm vùng biển các nước Đơng Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp
tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài
nguyên khác trong lịng biển.
Năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau là 529.487 ha,
trong đó diện tích đất ở tại nơng thơn là 5.176 ha (chiếm 1,0% trên tổng diện
tích đất tự nhiên), diện tích đất ở tại đô thị là 1.164 ha (chiếm 0,2%) và diện

tích đất chun dùng, đất phi nơng nghiệp khác là 51.896 ha (chiếm 9,8%);
diện tích đất nơng nghiệp là 462.708 ha (chiếm 87,4%); diện tích đất chưa sử
dụng là 8.543 ha (chiếm 1,6%) (Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2013).
3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Nhiệt độ trung bình 26,50ºC. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong
năm vào tháng 4 khoảng 27,60ºC; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1
khoảng 25ºC. Biên độ nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,7ºC.
10


Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm, bằng 52% giờ chiếu sáng thiên văn.
Từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng trung bình 7,6 giờ/ ngày; từ tháng 5 đến
tháng 11, trung bình 5,1 giờ/ ngày.
Lượng mưa trung bình ở Cà Mau có 165 ngày mưa/năm, với 2.360
mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng
mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến
10. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lụt ở hệ thống sơng Cửu Long.
Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khơ có lượng bốc hơi
cao. Độ ẩm trung bình năm 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất vào tháng
3, khoảng 80%.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khơ hướng gió thịnh hành theo
hướng Đơng Bắc và Đơng, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s. Mùa
mưa gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình
1,8 - 4,5m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giơng hay lốc xốy lên đến cấp 7,
cấp 8. Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối
năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở đồng bằng sông
Cửu Long.

Chế độ thủy văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp
của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngồi cửa
sơng, ảnh hưởng của thủy triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều
càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch nhỏ dần. Thông qua hệ thống sơng
ngịi, kênh rạch nối liền nhau tạo thành những dịng chảy đan xen trong nội
địa, hình thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng, phù
hợp cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
4. Tác động của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất,
đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước
biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông
nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội
trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã đang và sẽ làm thay đổi toàn diện
và sâu sắc q trình phát triển và an ninh tồn cầu như năng lượng, nước,
lương thực, xã hội, việc làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương
mại.
Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, nhiệt độ
trung bình tồn cầu, mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc
biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt
độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5ºC, mực nước biển đã dâng khoảng
20cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi
khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão và hạn hán ngày
càng khốc liệt.
11


Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm tăng khoảng 2,3ºC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa
tăng trong khi đó lượng mưa mùa khơ lại giảm, mực nước biển có thể dâng

khoảng từ 75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Tác động của
biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xố
đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển
bền vững của đất nước.
Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường
xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai, hằng năm chịu nhiều tác động
bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Đặc biệt
trong những năm qua, thiên tai đã ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, xảy
ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài
sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi
trường, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tính trong 10 năm
gần đây (2000 - 2010), các loại thiên tai như: bão, sạt lở đất, úng ngập hạn
hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm
chết và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm
khoảng 1,5% GDP/năm.
Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm, trong
vòng hơn 50 năm (1956-2008) đã có 390 trận bão và áp thấp nhiệt đới, 33%
đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bão vào thường gặp lúc triều cường
nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, đã gây lụt diễn ra trên diện
rộng. Có tới 80 - 90% dân số chịu ảnh hưởng của bão.
Lụt, ngập úng tại các thành phố thường xuyên bị tác động: Hiện tượng
ngập triều nặng thường xuyên xẩy ra ở thành phố là TP. Cà Mau...; mưa lớn
đã gây ngập dài ngày ở thành phố lớn các đô thị ở ĐBSCL,... làm ách tắc giao
thông trầm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân.
Sạt lở xảy ra phổ biến ở nước ta, bao gồm: sạt lở tại các sông, suối trên
phạm vi cả nước; sạt lở bờ biển do sóng, thuỷ triều, nước biển dâng và dịng
hải lưu gây ra; trượt lở đồi núi, sườn dốc, lún, nứt đất,... đã gây tổn thất rất lớn
đến tính mạng, tài sản, nhà cửa, phá huỷ môi trường.

Hạn hán và sa mạc hố là loại hình thiên tai đứng thứ 3 về mức độ thiệt
hại sau bão. Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp xảy. Hạn hán có làm
giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Việc chống hạn thường
gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước, các hồ chứa nước thượng nguồn cũng
bị cạn kiệt. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hoá ở một số vùng.
Xâm nhập mặn xảy ra suốt dọc bờ biển với mức độ khác nhau.
- Nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ có thể tăng 2,3ºC so với trung
bình thời kỳ 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ dao động từ 1,6 đến 2,8ºC ở các
vùng khí hậu khác nhau.
12


- Mưa: Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng
khí hậu đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khơ có xu hướng giảm, đặc
biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam trong đó có tỉnh Cà Mau. Tính chung cho
cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ
1980-1999.
- Nước biển dâng: Kịch bản nước biển dâng là vào giữa thế kỷ 21 mực
nước biển có thể dâng thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước
biển có thể dâng thêm khoảng 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Kịch bản xấu
nhất là nước biển có thể dâng lên khoảng 1 mét vào năm 2100 (ứng với kịch
bản phát thải khí nhà kính cao).
Cà Mau là một trong những tỉnh nằm trong vùng nguy hiểm bởi sự đe
dọa của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Địa phương này có địa hình thấp so
với mặt nước biển và là tỉnh duy nhất chịu tác động của cả hai chế độ nhật
triều và bán nhật triều. Với đường bờ biển dài khoảng 254km và tổng chiều
dài của kênh, rạch trên 8000km, cùng với nhiều cửa sông thông ra biển, Cà
Mau chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi nước biển dâng.
Có thể thấy, từ năm 2000 trở về trước, vùng biển phía Tây của tỉnh Cà

Mau luôn được phù sa bồi lắng, lấn ra biển. Nhưng trong những năm gần đây,
phần lớn tại khu vực này đã khơng cịn được bồi lắng như trước nữa mà
thường xuyên xảy ra sạt lở lấn sâu vào đất liền. Hiện nay, ven bờ biển của
tỉnh Cà Mau, tình trạng sạt lở ở mức nguy hiểm tổng chiều dài đã lên đến
hàng chục cây số, trong số đó có bốn khu sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều
dài gần 16 km, bao gồm đê biển Tây dài 6,5 km, khu vực cửa biển Gành Hào,
thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi dài 2,4 km. Khu vực mũi Cà Mau dài
2,7 km và khu vực Khai Long dài 4 km. Một khu vực sạt lở nguy hiểm là
đoạn đê biển Tây từ Kinh Tư đến Tiểu Dừa, dài 25 km. Đồng thời, đi kèm
theo đó là tình trạng bồi lắng phù sa trên rất nhiều tuyến kênh rạch phía trong
đất liền, nhất là vùng ven biển và vùng giao thoa giữa hai chế độ thủy triều.
Có thể nói, nước biển dâng đã làm cho tỉnh Cà Mau gặp rất nhiều khó
khăn, mà tác động lớn nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Điều này được
chứng minh rất rõ, đó là khi nước biển dâng, ở các địa phương như cac huyen
Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh… đã bị tác động đến sự sinh
trưởng và năng suất của cây trồng, thời vụ gieo trồng, diện tích sản xuất bị thu
hẹp rất nhanh. Khơng những thế, nhiều ngành và cơ sở hạ tầng cũng bị tác
động gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng. Đó là các ngành thủy sản, lâm nghiệp.
Nước biển dâng, khu vực nuôi tôm bị thay đổi số lượng và chất lượng nước
khiến tơm chết hàng loạt. Đơi với diện tích rừng ngập mặn, do rừng tràm và
rừng trồng nhiễm phèn, cây cối kém phát triển, tăng sâu bệnh trên cây, khiến
hiệu quả kinh tế từ rừng giảm sút.
Đối với hệ thống thủy lợi của tỉnh Cà Mau, từ khi nước biển dâng đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến khoảng 8000 km kênh mương, trong đó chủ
yếu là các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 cùng với hệ thống kênh nội đồng.
Đồng thời, khi nước biển dâng, hệ thống đê biển ở tỉnh Cà Mau đã bị đe dọa
nghiêm trọng. Hiện có 6 km đê có nguy cơ vỡ, tác động rất xấu đến sản xuất
13



và đời sống của nhân dân.
Khơng chỉ có các cơng trình thủy lợi bị đe dọa, tỉnh Cà Mau đang có
khoảng hàng nghìn km đường giao thơng nơng thơn sẽ bị ngập, nhất là khi có
bão và triều cường, điều này sẽ gây tác hại rất lớn cho cuộc sống của nhân
dân, và gây thiệt hại nặng nề cho đầu tư phát triển kinh tế.
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và
có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc
xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển.
Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi
khí hậu ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Biến đổi khí hậu gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp. Một
phần đáng kể diện tích đất nơng nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị
ngập mặn do nước biển dâng, nếu khơng có các biện pháp ứng phó thích hợp.
Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước đang chịu thêm
nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn
này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và
sản xuất điện.
Chế độ mưa thay đổi có thể gây nước dâng nghiêm trọng vào mùa mưa,
và hạn hán vào mùa khơ, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn
trong sử dụng nước. Trên các sông lớn như sông Hồng và sông Cửu Long, xu
hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt; xu thế tăng
nhiều hơn đối với dòng chảy.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng
ngập nước trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô tại các
vùng đất thấp ven biển, làm tăng diện tích ngập nước, gây khó khăn cho thốt
nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các cơng trình xây dựng
ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và

khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san
hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt
động khai thác và ni trồng thủy sản ven biển. Do đó, cần xây dựng và củng
cố hệ thống đê biển, di dời dân khu vực có nguy cơ bị sạt lở, nước ngập, đồng
thời xây dựng các khu dân cư và đô thị mới theo quy hoạch nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
II. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI – THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO

1. Đơn vị hành chính
Tỉnh Cà Mau có 08 huyện và 01 thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh,
101 đơn vị cấp xã, 949 ấp, khóm. Tính đến năm 2013, tồn tỉnh có 01 đơ thị
loại II, 02 đô thị loại IV và 07 đô thị loại V. Ba (03) đô thị động lực của tỉnh
là: thành phố Cà Mau (đô thị loại II), thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Đốc
14


(đơ thị loại IV). Trong đó, thành phố Cà Mau là đơ thị tỉnh lỵ, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng
hợp của tỉnh Cà Mau, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km về hướng Tây
Nam. Riêng thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Đốc được dự kiến nâng lên
thành Thị xã vào năm 2015.
- Căn cứ Quyết định số 807/QĐ-CTUB ngày 09/11/2004 của UBND
tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
và khu dân cư nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 thì dự báo đến năm 2020
sẽ có 22 đơ thị, trong đó có 01 đô thị loại II, 02 đô thị loại IV và 19 đô thị loại
V.
2. Phân bố dân cư
Theo Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2013, thành phố Cà Mau có
mật độ dân số cao nhất, với 887 người/km2, huyện Ngọc Hiển có mật độ dân

cư thấp nhất là 108 người/km2.
3. Dân số - thực trạng và xu hướng phát triển
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau chủ yếu có các dân tộc như người Kinh
chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân
tộc ít người khác.
STT Năm
(1)

(2)

Tổng số
(người)
(3)

Trong đó chia ra
%

Nơng thơn
(người)

%

Ghi
chú

(4)

(5)

(6)


(7)

(8)

Thành thị
(người)

1

2012 1.219.128

263.124

21,58

956.004

78,42

2

2013 1.227.329

274.276

22,35

953.053


77,65

3

2020 1.546.525

535.126

34,6

1.011.399

65,4

4

2030 1.963.882

842.574

42,9

1.121.308

57,1

Tổng hợp số liệu báo cáo của các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cà
Mau, dân số tỉnh Cà Mau năm 2013 là 1.227.329 người. Trong đó dân số
nông thôn là 953.053 người, chiếm 77,65%, dân số đô thị là 274.276 người,
chiếm 22,3% (thấp hơn tỷ trọng dân số đô thị cả nước hiện nay khoảng

29,6%). Như vậy, tỉ lệ đơ thị hóa năm 2013 của tỉnh năm 2013 là 22,35% . Dự
báo tỉ lệ đơ thị hóa đến năm 2020 là 34,6%, năm 2030 là 42,9% (dự báo được
căn cứ theo các nguồn số liệu: Báo cáo của UBND các huyện,TP Cà Mau và
Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
Theo số liệu báo cáo và qua điều tra, khảo sát tại 08 huyện, thành phố
Cà Mau và các Sở, ban ngành liên quan năm 2013, số lượng cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang là 31.251 người (chiếm 2,5% trên tổng
15


dân số của tỉnh); số lượng người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị là 21.942
người (chiếm 1,8% trên tổng dân số của tỉnh), số lượng công nhân là 43.886
người; số lượng sinh viên là 12.206 người; tổng số hộ nghèo là 24.095 hộ
chiếm 8,24% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 10.934 hộ nghèo
được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và 10.868 hộ nghèo
dự kiến được hỗ trợ nhà ở trong giai đoạn 2; người có cơng với cách mạng
được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg là
6.597 hộ. Nhóm dân số mới lập nghiệp (từ 18 - 34 tuổi) là 415.145 người
(chiếm 33,6%). Bình quân số người trong hộ gia đình là 4,3 người/hộ.
Trên cơ sở dân số hiện trạng năm 2013 tại Niêm giám thống kê là
1.227.329 người, số liệu báo cáo của các huyện, thành phố Cà Mau và dân số
dự báo tại Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ thì dự báo dân số của tỉnh Cà Mau như sau: Đến năm 2020 tổng
dân số là 1.546.525 người (trong đó dân số đơ thị là 535.126 người, chiếm
34,6%, dân số nông thôn là 1.011.399 người, chiếm 65,4%) và đến năm 2030
tổng dân số là 1.963.882 người (trong đó dân số đô thị là 824.574 người
chiếm 42,9%, dân số nông thôn là 1.121.308 người, chiếm 57,1%).
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO

1. Thực trạng và xu hướng phát triển cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau:

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi, và có tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế tồn diện, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Với bờ biển dài 254 km,
diện tích ngư trường trên 71.000 km², có trữ lượng lớn và phong phú về
chủng loài, nên Cà Mau còn nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt xa bờ. Diện
tích ni trồng thủy sản trên 200.599 ha, có nhiều tiềm năng phát triển nuôi
sinh thái và nuôi công nghiệp với quy mơ lớn. Ngồi thế mạnh về thuỷ sản,
Cà Mau cịn có tiềm năng về tài ngun rừng, khống sản, phát triển nơng
nghiệp, du lịch. Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại rừng
chính là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Về khống sản, vùng
biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m³, là cơ
sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như điện,
đạm, luyện kim và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác.
Về lĩnh vực nơng nghiệp, ngồi cây lúa với diện tích 95.413 ha, Cà
Mau cịn có khả năng phát triển một số loại cây trồng khác phù hợp với điều
kiện khí hậu, đất đai, môi trường và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo
vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
STT

Nội dung

Đơn vị

Năm 2013

Năm 2020

I

Cơ cấu kinh tế theo
nhóm ngành nghề


%

100

100

1

Nơng, lâm, ngư nghiệp

%

37,7

19,6

2

Cơng nghiệp xây dựng

%

36,0

43,5

3

Dịch vụ


%

26,3

36,9

16


(Nguồn: Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 22/8/2007 của HĐND tỉnh Cà Mau về Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 -2020 và Niêm giám
thống kê tỉnh Cà Mau năm 2013)

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau năm 2013 như sau: Nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm 37,7%, Công nghiệp, xây dựng chiếm 36,0%, Dịch vụ chiếm
26,3%; đến năm 2020 là Ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 19,6%, Công nghiệp,
xây dựng chiếm 43,5%, Dịch vụ chiếm 36,9%. Như vậy, cơ cấu kinh tế dịch
chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời
giảm tỷ trọng ngư nông lâm nghiệp.
2. Cơ cấu lao động và xu hướng dịch chuyển
Cơ cấu lao động của tỉnh Cà Mau năm 2013 như sau: Ngư, nông, lâm
nghiệp chiếm 72,5%, Công nghiệp, xây dựng chiếm 6,9%, Dịch vụ chiếm
20,6%; đến năm 2020 là Ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 51,3%, Công nghiệp,
xây dựng chiếm 20,5%, Dịch vụ chiếm 28,2%. Như vậy, cơ cấu lao động dịch
chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời
giảm tỷ trọng ngư nông lâm nghiệp.
STT

Nội dung


Đơn vị

Năm 2013

Năm 2020

I

Cơ cấu lao động theo
nhóm ngành nghề

%

100

100

1

Ngư nông lâm nghiệp

%

72,5

51,3

2


Công nghiệp xây dựng

%

6,9

20,5

3

Dịch vụ

%

20,6

28,2

3. Dự báo quan hệ giữa GDP bình qn đầu người với tích luỹ
dành cho nhà ở:
Năm 2013, GDP bình quân đầu người của tỉnh Cà Mau khoảng 1.450
USD (khoảng 30.500.000 VNĐ). Nếu tính tốc độ tăng GDP mỗi năm khoảng
13,5%, thì dự báo đến năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 1.670
USD (khoảng 35.000.000 VNĐ) và đến năm 2020 đạt khoảng 3.000 USD
(khoảng 63.000.000 VNĐ). Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Cà Mau năm
2013, Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ;
Qua khảo sát một số địa phương ở nước ta cho thấy, tốc độ phát triển
nhà ở tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng GDP, đồng thời tổng vốn phát triển
nhà ở và chỉnh trang, cải tạo nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng từ 8% - 10% GDP

của quốc gia hoặc địa phương đó.
4. Vị trí, vai trị của tỉnh Cà Mau đối với khu vực và đất nước
Cà Mau là 01 trong 04 tỉnh, thành nằm trong chiến lược xây dựng vùng
kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Quyết định số
294/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Tỉnh Cà Mau giữ vai trị lớn
trong phát triển công nghiệp trong khu vực (đặc biệt là cụm cơng nghiệp khí 17


điện - đạm, công nghiệp chế biến...), nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt ni
trồng thủy hải sản; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long và cả nước.

18


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
I. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUNG
1. Về diện tích nhà ở
Qua tổng hợp phân tích số liệu khảo sát và báo cáo của các huyện,
thành phố tỉnh Cà Mau, đến tháng 12/2013 tổng diện tích nhà ở của Cà Mau
là 20.900.645 m 2. Như vậy, bình quân diện tích nhà ở cả tỉnh năm 2013 là
17,0m2 sàn/người (20.900.645m2/1.227.329 người), thấp hơn bình qn diện
tích nhà ở cả nước (18,6m2 sàn/người) và các tỉnh thành như Cần Thơ (19,8m2
sàn/người), Vĩnh Long (21,5m2 sàn/người) nhưng cao hơn một số tỉnh, thành
như Bạc Liêu (16,4 m2 sàn/người), An Giang (16,9m2/người).
2. Về chất lượng nhà ở
Hiện nay phân cấp nhà ở theo tiêu chí của Tổng điều tra dân số và nhà
ở tồn quốc năm 2009. Theo đó chất lượng nhà ở được phân làm 04 loại theo
độ bền chắc của 03 thành phần chủ yếu cấu thành ngôi nhà là sàn, tường cột

và mái nhà (sàn, mái được làm bằng bê tông cốt thép; tường làm bằng gạch;
cột được làm bằng bê tông cốt thép) được xác định như sau :
- Nhà ở kiên cố là nhà có 3 thành phần cấu thành.
- Nhà bán kiên cố là nhà có 2 trong 3 thành phần cấu thành.
- Nhà thiếu kiên cố là nhà có 1 trong 3 thành phần cấu thành
- Nhà đơn sơ là khơng có 3 thành phần cấu thành.
Qua tổng hợp phân tích số liệu khảo sát và báo cáo của 9 đơn vị hành
chính tỉnh Cà Mau, trong tổng số diện tích sàn là 20.900.645 m2 tương ứng
với khoảng 287.162 căn, có 6.815.692 m2 tương ứng với khoảng 81.225 căn
nhà kiên cố (chiếm 28,3% trên tổng số căn); 9.874.853 m2 tương ứng với
khoảng 134.250 căn nhà bán kiên cố (chiếm 46,8%); 3.291.214 m2 tương ứng
với khoảng 64.465 căn thiếu kiên cố (chiếm 22,4%); 257.203 m2 tương ứng
với khoảng 7.222 căn nhà đơn sơ (chiếm 2,5%). So với cả nước, tỷ lệ nhà
kiên cố của Cà Mau là 28,3%, tuy có cao hơn một số tỉnh như tỉnh Bạc Liêu
(chiếm 17,9%), tỉnh Vĩnh Long (chiếm 17,3%) nhưng còn thấp hơn so với
một số tỉnh, thành phố như thành phố Cần Thơ (32%), tỉnh Bến Tre (chiếm
31,5%), tỉnh Sóc Trăng (30,1%) và thấp so với tỷ lệ nhà ở kiên cố bình quân
của cả nước (52%).
Bảng so sánh chất lượng nhà ở tỉnh Cà Mau với một số tỉnh thuộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long:
Số
thứ tự

Tỉnh

1 Cà Mau

Nhà bán
kiên cố
(%)


Nhà kiên cố
(%)
28,3

46,8
19

Nhà thiếu
Nhà đơn sơ
kiên cố
(%)
(%)
22,4

2,5


2 Cần Thơ

32,0

60,9

5,3

1,8

3 Vĩnh Long


17,3

56,1

12,6

14,0

4 Bạc Liêu

17,9

46,7

20,0

15,4

5 An Giang

15,9

49,7

24,4

10,0

Tổng hợp số liệu báo cáo thực trạng nhà ở của các huyện, thành phố
cho thấy chất lượng nhà ở của tỉnh Cà Mau chưa cao, chất lượng nhà ở giữa

đô thị và nơng thơn cịn có khoảng cách lớn và chất lượng giữa các đô thị
trong tỉnh cũng chưa đồng đều.
Tỉ lệ nhà kiên cố của Cà Mau là 28,3%, tuy có cao hơn một số tỉnh như
tỉnh Bạc Liêu (chiếm 17,9%), tỉnh Vĩnh Long (chiếm 17,3%) nhưng còn thấp
hơn so với một số tỉnh, thành phố như thành phố Cần Thơ (32%), tỉnh Bến
Tre (chiếm 31,5%), tỉnh Sóc Trăng (30,1%) và thấp so với tỷ lệ nhà ở kiên cố
bình quân của cả nước (52%). Đây là một thách thức khơng nhỏ trong q
trình phát triển nhà ở của tỉnh, trong đó mục tiêu tăng cường cải thiện chất
lượng nhà ở tiến tới xóa bỏ nhà đơn sơ, là một trong những vấn đề cần được
quan tâm hàng đầu.
3. Về quy hoạch, kiến trúc nhà ở
3.1. Về quy hoạch xây dựng
a) Quy hoạch xây dựng đô thị: Hầu hết các đơ thị của tỉnh Cà Mau
trước đây đều hình thành từ các làng xã, lúc đó chưa có quy hoạch xây dựng.
Các đô thị loại V của tỉnh cũng được phát triển từ trung tâm huyện lỵ hoặc
trung tâm cụm xã. Việc phát triển đô thị tự phát như trên đã tạo nên các khu
vực lai tạp, đan xen giữa thành thị và nông thôn khiến cho việc lập và triển
khai quy hoạch xây dựng đô thị sau này gặp rất nhiều khó khăn. Khắc phục
những tồn tại nêu trên, thời gian gần đây, tỉnh Cà Mau đã có những cố gắng
lớn trong việc lập và triển khai quy hoạch xây dựng các đô thị tạo tiền đề để
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm khai thác tốt quỹ đất để phát triển
đô thị.
Đến nay, phần lớn các đơ thị của tỉnh Cà Mau đã có quy hoạch chi tiết
xây dựng trung tâm đô thị, tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý quy hoạch
kiến trúc nhà ở đô thị. Hầu hết các huyện, thành phố đã có quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/2000, một số khu vực phát triển mạnh về kinh tế đã triển khai quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhà ở phù
hợp với quy hoạch. Tuy nhiên, các đơ thị này chưa có thiết kế đô thị làm cơ
sở triển khai xây dựng và quản lý nhà ở trên từng tuyến đường trong đô thị.
b) Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:

Khu vực nơng thơn là nơi chiếm diện tích lớn của tỉnh với phần lớn dân
cư tập trung sinh sống bám theo địa hình sơng nước, kênh rạch và bám biển.
Thời gian đầu các khu dân cư hình thành từ nhu cầu lập nghiệp của người dân
20


với tập quán liền canh liền cư, do đó hầu hết khu vực nơng thơn khơng có quy
hoạch xây dựng. Nhà ở xen cài đất nông nghiệp mặt dù tạo điều kiện thuận lợi
cho các hộ dân thực hiện sản xuất ni trồng thủy sản, hoa màu nhưng chỉ
mang tính nhỏ lẻ mà chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt quy hoạch đất ở, nhà
ở nhằm thực hiện phát triển các cụm, khu tập trung sản xuất nông, lâm ngư
nghiệp. Đối với các khu dân cư ven sông, việc xây dựng nhà ở tự phát, không
tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang là một vấn đề gây khó
khăn cho cơng tác quản lý nhà ở.
Hiện nay, phần lớn nhà ở ven sông đang lấn chiếm dịng sơng, gây
nguy hiểm đến tính mạng tài sản người dân và ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh
quan hai bên bờ sơng và gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch. Do vậy, trước
mắt đối với khu vực nông thôn, đặc biệt là cư dân khu vực ven các bờ sông,
kênh rạch cần phải khẩn trương lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn, kiên
quyết xử lý các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy
hoạch. Mặt khác, Cà Mau có đặc trưng là vừa có vùng đất được bồi đắp hằng
năm (vùng đất Mũi - Ngọc Hiển) nhưng lại có vùng đất bị sạt lở. Do đó, cơng
tác quy hoạch cũng cần hạn chế phát triển dân cư tại các khu vực có nguy cơ
sạt lở và các khu vực bảo tồn thiên nhiên, đồng thời tăng cường phát triển các
vùng đất lấn biển, tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ để phát triển nông lâm ngư
nghiệp và phát triển nhà ở.
Về công tác lập quy hoạch nơng thơn mới: Tính đến thời điểm hiện
nay, tồn tỉnh đã có 82/82 xã hồn thành đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới với tổng kinh phí lập quy hoạch là 12,3 tỷ đồng (150 triệu đồng/xã). Do
hạn chế về kinh phí nên cơng tác triển khai cắm mốc theo quy định còn chậm,

các địa phương chỉ ưu tiên cắm mốc giới đối với các công trình, phân khu
chức năng chuẩn bị triển khai thực hiện, chưa có điều kiện thực hiện cắm mốc
đồng bộ.
3.2. Về kiến trúc nhà ở
a) Kiến trúc nhà ở tại đô thị:
Nhà ở đơ thị tỉnh Cà Mau phần lớn hình thành từ sửa chữa, cải tạo tại
chỗ, chất lượng nhà thấp. Phát triển nhà ở đô thị chủ yếu giao đất cho dân làm
nhà chia lô, xây dựng tự phát khiến cho kiến trúc cảnh quan đô thị lộn xộn.
Mặt khác, khi giao đất cho dân thì tính bắt đầu từ chỉ giới đường đỏ, nên
trong quá trình sử dụng, bên trong chỉ giới đường đỏ đến chỉ giới xây dựng
thường bị người dân tận dụng kinh doanh, buôn bán khiến cho bộ mặt kiến
trúc đô thị bị nham nhở.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhà ở đô thị dần dần được
chỉnh trang, cải tạo và xây dựng mới với quy mô và chất lượng tốt hơn (nhà
bê tông cốt thép, nền gạch hoặc xi măng). Cho đến nay, nhà ở tại các đô thị
như thành phố Cà Mau, thị trấn Năm Căn, thị trấn Sông Đốc... đã được kiên
cố hóa và phần lớn do dân tự đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do năng lực tài
chính, mục đích sử dụng và trình độ thẩm mỹ về kiến trúc nhà ở của mỗi chủ
sở hữu nhà khác nhau đã tạo nên kiến trúc nhà ở đô thị khơng có sự thống
nhất về quy mơ, hình thức và quy cách. Các khu nhà ở do dân tự đầu tư xây
21


dựng thể hiện sự chắp vá, chật chội, đủ mọi hình khối, đường nét, màu sắc,
đơi lúc gây sự phản cảm.
Ngồi ra, nhà ở đơ thị tỉnh Cà Mau cịn có sự đan xen giữa những nhà ở
của khu dân cư trên đất bằng với những nhà ở của khu dân cư ven sông rạch
tại các đô thị (chiếm khoảng 18% số căn hộ nhà ở đô thị) đã tạo nên sự lộn
xộn, nhếch nhác cho các đô thị này, đồng thời gây ô nhiễm môi trường rất
nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có sự đầu tư nghiên cứu quy hoạch thì những

nhà ở này sẽ là một nét đặc trưng riêng cho đơ thị tỉnh Cà Mau. Có thể nói,
nhìn chung, kiến trúc nhà ở đô thị do dân tự xây dựng trong nhiều thập kỷ qua
vốn đã lạc hậu nay đã trở nên bức bối cho sự phát triển khơng gian đơ thị.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước khuyến khích mơ hình phát
triển nhà ở theo dự án. Với mơ hình này nhằm mục đích tạo dựng những khu
nhà ở có quy mơ, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiết kiệm đất
đai, thống nhất cơ bản về quy cách và hình thức kiến trúc nhà ở. Do vậy, thời
gian tới Cà Mau cần có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo hình thức này.
b) Kiến trúc nhà ở tại nơng thôn
Kiến trúc nhà ở nông thôn của tỉnh Cà Mau mang đậm đặc trưng của
tập quán liền canh liền cư, do vậy có đến 95% nhà ở nơng thơn là loại nhà
vườn xen cài đất nơng nghiệp, chỉ có khoảng không tới 5% là dạng nhà phố
liền kề thấp tầng gắn liền với các khu vực phát triển mạnh về mua bán, trao
đổi hàng hóa và các trung tâm thị tứ trên địa bàn.
Kiến trúc nhà ở nơng thơn cịn bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình (với
chủ yếu hệ thống sông, rạch và bờ biển bao quanh), do đó, nhà ở được người
dân xây dựng cho phù hợp với đặc trưng này và tận dụng các nguyên liệu sẵn
có như tràm, đước, dừa nước. Qua khảo sát cho thấy nhà ở ven sông, kênh
rạch chiếm khoảng 3% trên tổng quỹ nhà ở nơng thơn.
Nhìn chung kiến trúc nhà ở nơng thơn cịn đơn giản, chủ yếu là nhà
tạm, nhà đơn sơ, trong đó nhiều nhà ở chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn,
nhất là các nhà ở vùng ven biển thường chịu ảnh hưởng của bão lốc và nhà ở
vùng đất bị sạt lở. Trong thời gian tới, cần phải căn cứ vào điều kiện khí hậu,
địa hình, mơi trường tự nhiên và phong tục tập quán của người dân để nghiên
cứu, thiết kế kiến trúc nhà ở nơng thơn cho phù hợp (ví dụ như loại nhà trên
đất sình lầy, nhà ven sơng, kênh rạch, nhà ven biển...), vừa giữ gìn được bản
sắc, đặc trưng của vùng sông nước Cà Mau, vừa tiếp thu được những công
nghệ, vật liệu xây dựng mới đảm bảo nâng cao chất lượng nhà ở và cuộc sống
của người dân khu vực nơng thơn, góp phần tăng cường cơng tác quy hoạch,

phát triển nhà ở mà còn thúc đẩy tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa trên địa
bàn tỉnh.
4. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
4.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đơ thị tỉnh Cà Mau
Nhìn chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chất lượng thấp.
Mặc dù tất cả các trung tâm huyện lỵ của tỉnh đều có hệ thống giao thơng
22


đường bộ đến tận nơi nhưng phần lớn các hệ thống như đường giao thông mới
làm nền, mặt đường; hệ thống mương thốt nước có nơi chưa đấu nối được
vào hệ thống chung nên chưa phát huy được tác dụng. Các cơng trình hạ tầng
xã hội được xây dựng mới chỉ đạt u cầu tối thiểu, cịn những cơng trình
cơng cộng mang tầm vóc đơ thị thì chưa có nhiều.
Hiện nay, qua tổng hợp số liệu báo cáo của các đơ thị thì các điểm dân
cư đơ thị đã có hệ thống cơng trình cấp điện lưới quốc gia đạt 100%, có
khoảng 82,3% đường bê tơng nhựa hố. Tỉ lệ dân số đô thị dùng nước hợp vệ
sinh (bao gồm nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào được bảo vệ và
nước mưa) đạt 100%. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước thải kín mới chỉ đạt
65,3%, cịn lại là vẫn thốt nước theo mương hở và địa hình tự nhiên.
Mặc dù UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cũng
như hệ thống hạ tầng cơ sở nhưng giữa các đơ thị cịn có có sự chênh lệch,
trong đó chỉ một số đơ thị có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như thành phố Cà
Mau, thị trấn Cái Nước, một số đơ thị có hệ thống hạ tầng cơ sở kém như thị
trấn U Minh, thị trấn Thới Bình...Bài tốn cần giải quyết trong thời gian trước
mặt là cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị để tạo bước đà
phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
4.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực nông thôn
Mặc dù những năm gần đây tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng mới
cũng như nâng cấp, cải tạo nhưng nhìn chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ

tầng xã hội tại khu vực nơng thơn vẫn cịn rất kém.
- Về hạ tầng kỹ thuật:
+ Về hệ thống thoát nước hầu như chưa được quan tâm đầu tư xây
dựng (chỉ đạt 39,3%), các khu vực dân cư ven sông, kênh rạch hầu hết đều
thoát nước thải tại chỗ gây ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường, giảm chất
lượng sống trong khu dân cư cũng như ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Về hệ thống cấp điện, đây là một trong những mặt được đầu tư tốt về hệ thống
hạ tầng kỹ thuật của tỉnh. Khoảng 94,1% các xã, khóm, ấp đã có điện lưới
sinh hoạt.
+ Về giao thông đường bộ, giao thông đường thủy: Qua khảo sát cho
thấy tại một số các xã vùng ven biển, vùng ngập mặn, tuyến đường bộ cịn
chưa được bê tơng, nhựa hóa, gây khó khăn trong sinh hoạt của người dân
nông thôn. Đối với các tuyến đường bộ liên xã, liên huyện đã được bê tơng
hóa nay cũng đang xuống cấp nghiêm trọng (bê tông nhựa hóa chỉ đạt 56,5%).
Đối với các tuyến đường giao thơng đường thủy, hiện tượng lấn chiếm bờ
kênh, rạch và làm nhà ven sông tùy tiện của người dân cộng với sự bng
lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã làm cản trở giao thông đường
thủy, gây nguy hiểm cho người dân trong sinh hoạt, hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hóa trên sơng. Cơ quan quản lý cũng chưa thực hiện tốt việc nạo vét
kênh mương, cắm biển chỉ dẫn và phân luồng giao thơng đường thủy, do đó,
cịn tồn tại tình trạng lộn xộn trong giao thơng đường thủy.
- Về hạ tầng xã hội khu vực nông thôn:
23


Tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường
học, trạm y tế và các khu chợ phục vụ nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa cho
người dân (y tế đạt 93,6%, giáo dục đạt 76,8%, văn hóa đạt 63,6%, thương
mại đạt 27,5%). Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung chất lượng hạ tầng xã hội
khu vực nơng thơn vẫn cịn thấp, thậm chí nhiều xã việc đầu tư xây dựng về

các mặt y tế, văn hóa gần như là khơng có. Do vậy, trong thời gian tới cần
quan tâm đẩy mạnh phát triển các mặt này nhằm nâng cao chất lượng sống
cho người dân khu vực nông thôn.
5. Về quỹ đất ở và tình hình phát triển nhà ở tỉnh Cà Mau
5.1 Về quỹ đất ở:
Theo Niên giám thống kê, quỹ đất ở của tỉnh Cà Mau năm 2013 là
6.340 ha, trong đó đất ở tại đô thị là 1.164 ha (chiếm 18,4%), đất ở nơng thơn
là 5.176 ha (chiếm 81,6%). Nhìn chung, tốc độ đơ thị hóa của Cà Mau cịn
chậm, sự phát triển của các đô thị cũng chưa mạnh mẽ và chỉ tập trung tại một
số đô thị trọng điểm như riêng thành phố Cà Mau, đất ở đô thị chiếm tới
42,4% trên tổng số đất ở đô thị cả tỉnh, huyện Trần Văn Thời chiếm 13,5% (tỷ
lệ này đã bao gồm tính cả diện tích một số xã quy hoạch trở thành đô thị trong
thời gian tới), trong khi đó một số đơ thị có diện tích đất ở cịn thấp như Thới
Bình chỉ chiếm 2,7%, Cái Nước chiếm 3,7%...
Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sức ép về nhu
cầu đất ở không những chỉ ở đô thị mà đất ở tại nông thôn sẽ ngày một tăng
(nhất là các đô thị lớn) đặt ra bài toán về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp
lý, tiết kiệm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho các đơ thị nói riêng và
tồn tỉnh nói chung.
5.2 Về phát triển nhà ở:
a) Phát triển nhà ở đô thị:
Trong những năm qua, tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
tăng không nhiều nên nhu cầu về nhà ở vẫn chưa là điểm nóng như các đơ thị
khác trong vùng. Tỉ lệ đơ thị hóa tại các đơ thị cũng khơng đồng đều, tập
trung chủ yếu ở thành phố Cà Mau, huyện Năm Căn, thị trấn Sông Đốc của
huyện Trần Văn Thời, đơ thị gắn với các điểm du lịch như Hịn Đá Bạc, Mũi
Cà Mau...; tỉ lệ đơ thị hóa của các đơ thị như Đầm Dơi, Thới Bình, Cái Nước
cịn thấp.
Nhà ở thành phố Cà Mau và một số thị trấn phát triển như Trần Văn
Thời, Sông Đốc, Năm Căn có nhiều loại hình và nhiều thành phần tham gia

đầu tư bao gồm nhà mặt phố, nhà vườn, nhà liên kế. Thời gian gần đây nhà ở
đã có sự phát triển đáng kể về số lượng, chất lượng quy mô và hình thức kiến
trúc, trong đó hầu hết nhà ở đều do người dân tự đầu tư xây dựng việc phát
triển nhà theo dự án có định hướng quy hoạch tổng mặt bằng cịn thấp (chỉ
khoảng 5,40%). Nhà ở đơ thị của các thị trấn huyện lỵ còn lại phần lớn chưa
phát triển. Sự phát triển chỉ tập trung một số ít ở mặt phố, mặt đường tại trung
tâm thị trấn và chủ yếu người dân tự đầu tư xây dựng.

24


×