Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂM SÓC TẠI CHỖ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG ĐƯỢC XẠ TRỊ BẰNG MÁY GIA TỐC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂM SÓC TẠI CHỖ TRÊN
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
ĐƯỢC XẠ TRỊ BẰNG MÁY GIA TỐC TUYẾN

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS. Trần Đình Hà

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nghệ

MSV

: B00008

Chuyên ngành

: Điều dưỡng

Hà Nội, năm 2010


LỜI CẢM ƠN!
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cơ, các bạn đồng
nghiệp đã đào tạo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện khóa luận


tốt nghiệp này:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.
- Phòng đào tạo Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.
- Bộ môn Điều dưỡng, trường Đại Học Thăng Long Hà Nội.
- Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai.
- Ban Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai.
- Tập thể bác sỹ, cán bộ nhân viên y tế Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu –
Bệnh viện Bạch Mai.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình
Hà, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo và đóng góp nhiều ý kiến q
báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đặc biệt là
gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ để tơi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2011.
Nguyễn Thị Nghệ

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UTVMH

: Ung thư vòm mũi họng

BN

: Bệnh nhân


TT YHHN&UB

: Trung tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

Co

: Co Balt

EBV

: Epstein – Barr virut

T (Primary Tumor)

: U nguyên phát

N (Lymphatic Node)

: Hạch vùng

M (Distance Metastasis)

: Di căn xa

CT (Coputed Tomography) : Chụp cắt lớp vi tinh

MRI (Magnetic Resonance Imaging): Chụp cộng hưởng từ
PET (Positron Emission Computed Tomography): Chụp cắt lớp vi tính bức xạ
positron.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.

Trang
Hình vẽ sơ lược giải phẫu vòm mũi họng ......................................................... 3
Bảng 3.1.1. Phân bố bệnh nhân UTVHM theo khoảng tuổi .............................. 19
Biểu đồ 3.1.1. Phân bố bệnh nhân UTVMH theo khoảng tuổi .......................... 19
Bảng 3.1.2. Phân loại UTVMH theo giới tính .................................................. 20
Biểu đồ 3.1.2. Phân loại UTVMH theo giới tính .............................................. 20
Bảng 3.1.3. Phân loại theo lý do vào viện ......................................................... 20
Bảng 3.1.4. Phân loại bệnh theo giai đoạn ........................................................ 21
Biểu đồ 3.1.4. Phân loại bệnh theo giai đoạn .................................................... 21
Bảng 3.2.1. Các biến chứng tại chỗ - cấp tính thường gặp sau tia xạ................. 22
Bảng 3.2.2. Mức độ tổn thương da vùng xạ ..................................................... 22
Bảng 3.2.3. Mức độ tổn thương niêm mạc miệng họng do tia xạ ...................... 23
Bảng 3.2.4. Mức độ khô miệng do tia xạ .......................................................... 23
Bảng 3.2.5. Biểu hiện mất, giảm vị giác ........................................................... 24
Bảng 3.3.1. Tổn thương da vùng tia trước và sau chăm sóc .............................. 24
Biểu đồ 3.3.1. Tổn thương da vùng tia trước và sau chăm sóc .......................... 24
Bảng 3.3.2. Niêm mạc miệng họng trước và sau chăm sóc ............................... 24
Hình ảnh niêm mạc miệng họng bị tổn thương trước và sau chăm sóc.............. 26
Bảng 3.3.3. Mức độ khô miệng trước và sau chăm sóc ..................................... 26
Bảng 3.3.4. Mức độ thay đổi vị giác trước và sau chăm sóc ............................. 27
Hình ảnh kỹ thuật rửa mũi cho bệnh nhân. ....................................................... 30

Thang Long University Library



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÙNG VÒM MŨI HỌNG. .................................. 3
1.1.1. Giải phẫu vòm họng.................................................................................... 3
1.1.2. Bạch huyết của vòm mũi họng: .................................................................. 3
1.1.3. Giải phẫu hệ hạch cổ:................................................................................. 4
1.2. BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG (UTVMH)....................................... 4
1.2.1. Khái niệm: .................................................................................................. 4
1.2.2. Phân loại theo mơ bệnh học ung thư vịm mũi họng.................................. 4
1.2.3. Nguyên nhân của ung thư vòm mũi họng. ................................................ 4
1.2.4. Chẩn đoán: ................................................................................................. 5
1.2.5. Giai đoạn của bệnh:.................................................................................... 6
1.2.6. Các phương pháp điều trị: ......................................................................... 7
1.3. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Ở
NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG ................................................. 8
1.4. XẠ TRỊ TRONG UNG THƯ VỊM MŨI HỌNG. ...................................... 8
1.4.1. Q trình hình thành và phát triển. ........................................................... 8
1.4.2. Mục đích của xạ trị: ................................................................................... 9
1.4.3. Kỹ thuật xạ trị. ........................................................................................... 9
1.4.3.1. Xạ trị từ xa (Radiation Theletherapy – Xạ trị chiếu ngoài): ...................... 9
1.4.3.2 Xạ trị áp sát (Biachy therapy). .................................................................. 10
1.4.3.4. Xạ phẫu và các kỹ thuật khác:................................................................... 10
1.4.4. Sự phân liều trong xạ trị UTVMH: ............................................................ 10
1.4.5. Cơ sở đáp ứng sinh học phóng xạ của các tế bào lành và
tế bào u ................................................................................................................. 11
1.5. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP DO XẠ TRỊ Ở

BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG. .................................................. 11
1. 5.1. Biến chứng sớm: ....................................................................................... 11
1.5.2. Biến chứng muộn. ...................................................................................... 12


1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TẠI CHỖ VÙNG TIA XẠ CHO
NGƯỜI BỆNH..................................................................................................... 12
1.6.1. Với da diện vùng xạ trị cần hướng dẫn và khuyến cáo bệnh nhân ............ 13
1.6.2. Với niêm mạc mũi - miệng - họng. ............................................................. 13
1.6.3. Tình trạng khác. ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................. 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ..................................................................... 15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: ................................................................................. 15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: .................................................................................... 15
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.............................................. 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................... 15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................... 15
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: .................................................................................. 15
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 15
2.4.1. Khảo sát thông tin chung của bệnh nhân................................................... 15
2.4.2. Khảo sát tình trạng, dấu hiệu của biến chứng tại chỗ do tia xạ:............... 16
2.4.3. Các phương pháp chăm sóc và thuốc được dùng:...................................... 17
2.4.3.1. Chăm sóc da vùng tia và hướng dẫn người bệnh: ..................................... 17
2.4.3.2. Họng và niêm mạc miệng:......................................................................... 17
2.4.3.4. Với khít hàm và khô miệng: ...................................................................... 17
2.4. 4. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng: .................................................................. 18
2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. .............................................................. 18
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ........................ 19

3.1.1. Phân bố BN ung thư vòm mũi họng theo khoảng tuổi. .............................. 19
3.1.2. Phân loại ung thư vịm mũi họng theo giới tính......................................... 20
3.1.3. Phân nhóm bệnh nhân theo lý do vào viện................................................. 20
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh: .................................................. 21
3.2. ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH – TẠI CHỖ DO XẠ TRỊ ............ 21
3.2.1. Khảo sát các biểu hiện biến chứng cấp tính – tại chỗ theo tuần. ............... 21

Thang Long University Library


3.2.2. Mức độ tổn thương da khi xạ trị. ................................................................ 22
3.2.3. Mức độ tổn thương niêm mạc miệng họng do tia xạ: ................................ 23
3.2.4. Mức độ khô miệng do tia xạ: ..................................................................... 23
3.2.5. Biểu hiện giảm, mất vị giác. ....................................................................... 24
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH ĐỂ BẢO VỆ KHI CÓ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
CỦA XẠ TRỊ. ...................................................................................................... 24
3.3.1. Tổn thương da vùng tia. ............................................................................. 24
3.3.2. Niêm mạc miệng họng: ............................................................................... 25
3.3.3. Mức độ khô miệng. ..................................................................................... 26
3.3.4. Đánh giá hiệu quả chăm sóc do thay mất vị giác. ...................................... 27
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ................................................................................. 28
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................... 28
4.1.1. Tuổi và giới. ................................................................................................ 28
4.1.2. Lý do vào viện và giai đoạn bệnh. .............................................................. 28
4. 2. KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH - TẠI CHỖ. ............................... 29
4.2.1. Khảo sát các biểu hiện biến chứng cấp tính – tại chỗ theo tuần ................ 29
4.2.2. Mức độ tổn thương da vùng tia xạ: ............................................................ 29
4.2.3. Mức độ tổn thương niêm mạc miệng họng do tia xạ:................................. 29
4.2.4. Mức độ khô miệng do tia xạ: ...................................................................... 30

4.2.5. Mức độ mất vị giác do tia xạ:...................................................................... 31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................... 32
5.1. CÁC BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH – TẠI CHỖ THƯỜNG GẶP VỚI
BỆNH NHÂN DO XẠ TRỊ.................................................................................. 32
5.2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN, CHĂM SÓC. .......... 32
CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ .................................................................................. 34


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh lý ác tính của tế bào niêm mạc và
dưới niêm mạc vùng vòm mũi họng, là bệnh thường gặp nhất trong các ung thư
vùng đầu mặt cổ. Theo thống kê ở Việt Nam UTVMH có tỷ lệ mắc khoảng
15,4/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư (sau ung thư vú, phổi,
dạ dày, gan) ở cả hai giới[11][14]. Nguyên nhân chính gây ra UTVMH cho đến nay
vẫn chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy liên quan đến virus Epstein – Bar.
Trong những năm gần đây UTVMH ngày càng có xu hướng gia tăng. Hàng
năm Bệnh viện K điều trị trung bình khoảng 450 bệnh nhân (BN) [5], Trung tâm Y
học hạt nhân và Ung bướu (TT YHHN&UB) - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và
điều trị trên 100 bệnh nhân UTVMH mỗi năm. Bệnh nhân thường đến khám và điều
trị ở giai đoạn muộn, vào viện với các triệu chứng đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch
cổ…
Các phương pháp điều trị UTVMH gồm có: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Tùy
theo giai đoạn, tình trạng của bệnh mà áp dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương
pháp trên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam xạ trị là một trong những phương
pháp cơ bản điều trị UTVMH. Xạ trị UTVMH có thể xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị
áp sát. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có thể có những chỉ định chỉ định xạ trị triệt
căn, bổ trợ hay xạ trị triệu chứng. Tuy nhiên xạ trị cũng có thể để lại những biến
chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh như: bỏng da vùng tia,
viêm xơ tuyến nước bọt dẫn tới khô miệng, viêm loét niêm mạc miệng, khít hàm,

đau rát cổ họng dẫn đến khó nuốt, ăn uống kém, sụt giảm cân… Cơng tác chăm sóc
giảm nhẹ những biến chứng tại chỗ cho người bệnh do xạ trị là giải pháp hữu hiệu
đóng góp vào hiệu quả điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
bệnh.
Tại TT YHHN&UB - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2007 đã tiến hành
xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp hóa xạ trị UTVMH bằng máy gia tốc tuyến tính cho
hàng trăm bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đáp ứng 100% kéo dài được cuộc sống của
mình. Tuy nhiên khi xạ trị bệnh nhân cũng đã gặp phải các tác dụng phụ không
mong muốn như: rát bỏng vùng da tia, khô miệng, viêm loét niêm mạc họng… có

1

Thang Long University Library


khi phải tạm dừng hoặc bỏ dở quá trình điều trị của mình. Cơng tác chăm sóc tại
chỗ cho bệnh nhân UTVMH được xạ trị phải tiến hành từ khi bệnh nhân bắt đầu tia
xạ và liên tục cho đến khi hết liệu trình. Việc chăm sóc tại chỗ tốt góp phần mang
lại hiệu quả điều trị, giảm thiểu những khó chịu, đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người bệnh. Hiện tại TT YHHN&UB đã tiến hành công tác chăm sóc tại
chỗ cho nhiều BN UTVMH được xạ trị trong suốt quá trình điều trị, cũng như
hướng dẫn cho BN tự chăm sóc khi đã ra viện. Để góp phần nâng cao hiệu quả của
cơng tác chăm sóc, điều trị các biến chứng do xạ trị cho bệnh nhân ung thư, đề tài
này được thực hiện với 2 mục đích sau đây:
1. Tìm hiểu một số biến chứng cấp tính - tại chỗ thường gặp do xạ trị ở
bệnh nhân UTVMH.
2. Đánh giá kết quả của công tác chăm sóc những biến chứng cấp tính – tại
chỗ ở các bệnh nhân UTVMH xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính tại TT
YHHN&UB- bệnh viện Bạch Mai.


2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÙNG VÒM MŨI HỌNG.
1.1.1. Giải phẫu vòm họng.

Họng được chia làm ba phần: phần mũi (họng mũi), phần miệng (họng
miệng) và phần thanh quản (họng thanh quản).
Phần mũi (họng mũi hay còn được gọi là vòm mũi họng).
Vòm là khoang mở nằm dưới nền sọ, sau hốc mũi, trên họng miệng và có
kích thước khoảng 6x4x3cm, có 6 thành:
- Thành trước: tạo nên bởi 2 cửa sau của mũi sau, liên quan với hốc mũi, hố
mắt, xoang hàm – sàng, 2 bên chân bướm hàm.
- Thành trên hay trần vòm: hơi cong úp xuống, tạo nên bởi mặt dưới thân
xương bướm và phần nền xương chẩm. Niêm mạc ở đây có nhiều mơ bạch huyết và
kéo dài xuống thành sau tạo nên hạnh nhân hầu.
- Thành sau: liên tiếp với trần vòm từ phần nền xương chẩm đến cung trước
đốt đội – tương đương 2 thân đốt sống cổ đầu tiên, 2 phần bên mở rộng tạo nên giới
hạn sau của hố Rosenmuler.
- Hai thành bên: tạo nên bởi cân cơ, có lỗ và gờ vịi tai (Eustachian). Phía sau
là hố Rosenmuler. Khi u vịm xuất phát từ thành bên gây bít tắc lỗ hầu của vòi tai
nên dẫn đến hiện tượng ù tai.
- Thành dưới: hở và được tạo bởi mặt sau màn hầu mềm.
1.1.2. Bạch huyết của vòm mũi họng:
Dưới lớp biểu mơ có khá nhiều nang lympho, cấu trúc này rất phong phú ở
gờ vịi tai, chúng có mặt ở 2 thành bên, thành sau, bề mặt vòm và tạo nên vòng
Waldayer.


3

Thang Long University Library


Hệ bạch huyết này tỏa đi theo 3 hướng.
- Nhóm trên: đổ vào hạch thành sau họng và vào hạch cảnh trên, ngang nền
sọ, trong khu vực lồi cầu lỗ rách sau.
- Nhóm giữa và dưới: đổ vào hạch cảnh trong, trên và dưới cơ nhị thân. Với
cấu trúc này, hệ bạch mạch của vòm trở thành đường lan tràn tế bào ung thư về nền
sọ.
1.1.3. Giải phẫu hệ hạch cổ:
Hệ hạch cổ có 4 chuỗi chính: hạch dưới hàm, dưới cằm, cổ trước, cổ bên
(hạch cảnh)…Trong đó đáng chú ý nhất là nhóm hạch nằm giữa cơ nhị thân và thân
giáp lưỡi mặt. Ở đây có hạch “Kuttner”, được coi là hạch chính nhận bạch huyết từ
vịm và thường bị di căn sớm nhất. Ngồi ra cịn một số hạch khác thường gặp di
căn: nhóm gai, nhóm cổ ngang, nhóm thượng địn.
- Liên quan giữa vịm mũi họng và hệ thống hạch cổ.
Vịm mũi họng là nơi có hệ máu và hệ bạch huyết dày đặc, vì vậy khi có tổn
thương ác tính, các tế bào ung thư sẽ sớm di căn vào hạch bạch huyết, sau đó xâm
lấn sang các hạch bên cạnh và xa hơn.
1.2. BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG (UTVMH).
1.2.1. Khái niệm:
- UTVMH là một tổ chức loét – sùi ác tính ở bất kỳ một vị trí bất kỳ trong
vịm họng.
- UTVMH đứng hàng đầu trong các ung thư vùng đầu mặt cổ. Tuổi thường
gặp 30 – 35, ở nam giới tỷ lệ cao gấp hơn 2 lần.
1.2.2. Phân loại theo mô bệnh học ung thư vịm mũi họng:
- Ung thư biểu mơ khơng biệt hóa


:(86,6%)

- Ung thư biểu mơ gai khơng sừng hóa

:(7,1%)

- Ung thư biểu mơ gai sừng hóa

:(0,9%)

- Ung thư biểu mô tuyến nang

:(4,2%)

- Các loại khác

:(1,91%)

1.2.3. Nguyên nhân của ung thư vòm mũi họng.
Cho đến nay chưa khẳng định, nhiều tác giả trên thế giới thống nhất có 3 yếu
tố cơ bản:

4


- Virus Epstein – Barr (EBV).
Nhiều tác giả đã thấy có mối liên quan đặc biệt giữa UTVMH với EBV. Từ
1980 Degrsndes, Dethe’ đã thấy tỷ lệ IgA/VCA, IgA/EA trên phản ứng huyết thanh
bệnh nhân UTVMH tăng cao. Các tác giả cho rằng phản ứng dương tính hình như là
sự phối hợp đầu tiên của EBV với UTVMH và nó cho phép chẩn đoán sớm

UTVMH. Khi nghiên cứu sâu về EBV thì nhiều tác giả thấy: trên thế giới có đến 95
– 97% dân số có nhiễm EBV và tỷ lệ này không khác nhau giữa các châu lục.
Nhưng nếu bị nhiễm EBV kéo dài trên 5 năm thì tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu
đơn nhân nhiễm khuẩn. Ở người trưởng thành, nếu bị suy giảm miễn dịch thì hoạt
hóa thường kết hợp với yếu tố khác làm tăng sinh u lypho và các ung thư biểu mơ.
Vì vậy cho đến nay EBV vẫn được coi là yếu tố gây UTVMH [9],[10],[15],[16].
Tại Việt Nam năm 1989, giáo sư Phan Thị Phi Phi đã thấy IgA/VCA,
IgA/EA dương tính ở 96% các trường hợp UTVMH, các phản ứng này đã trở thành
một trong những tiêu chuẩn hỗ trợ cho chẩn đoán và theo dõi UTVMH [8].
- Yếu tố di truyền.
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc UTMVH cao hơn ở những người trong
gia đình có người mắc bệnh này. Nghiên cứu về di truyền học cho thấy có sự liên
quan đột biến gen ức chế u nằm trên nhánh gắn của nhiễm sắc thể số 13 ở bệnh
nhân UTVMH [1],[17].
- Yếu tố môi trường.
Theo tổ chức chống ung thư Quốc tế (UICC), 70% nguyên nhân ung thư là
do môi trường sống và UTVMH cũng là một bệnh chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi
trường sống.
Ngày nay, theo thống kê của nhiều tác giả thấy các thói quen: hút thuốc lá,
uống rượu, ăn cá biển ướp muối, thức ăn qua khâu chế biến để lâu năm là những
yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh [5].
Ngồi ra việc ơ nhiễm mơi trường bởi bụi, khí thải, hóa chất… cũng là
những yếu tố thuận lợi gây ra các bệnh ung thư nói chung trong đó có UTVMH.
1.2.4. Chẩn đốn:
- Triệu chứng cơ năng:
Giai đoạn sớm: (các dấu hiệu cơ năng hay gặp):

5

Thang Long University Library



+ Nhức đầu: Đặc điểm nhức đầu lan tỏa, âm ỉ, thường ở một bên.
+ Ù tai: Đa số ở một bên như tiếng ve kêu.
+ Ngạt mũi: Một bên, lúc nặng lúc nhẹ, đơi khi có chảy máu mũi.
Giai đoạn muộn:
+ Nhức đầu liên tục, có lúc dữ dội và có điểm đau khu trú.
+ Ù tai, nghe kém cả có khi điếc.
+ Ngạt mũi nặng, liên tục và thường kèm theo chảy máu mũi.
- Thực thể:
+ Khối u: Khám qua gương có thể phát hiện 90% các trường hợp. Đa số u ở hai
thành bên, ở nóc vịm, rất hiếm khi gặp ở thành trước dưới. Ở giai đoạn muộn ta có
thể gặp u đẩy lồi nhãn cầu, u ở ống tai ngoài…
+ Các dây thần kinh sọ: Khối u xâm lấn cào nền sọ có thể gây thương tổn các dây
thần kinh sọ não. Hai dây thần kinh dễ bị tổn thương là dây số V và số VI. Ở giai
đoạn muộn có thể gặp tổn thương dây thần kinh sọ, gặp trong các hội chứng: Khe
bướm, đá bướm, lỗ rách sau…
+ Hệ hạch cổ: Thường thấy khối u nguyên phát cùng bên với hạch cổ. Khoảng 80%
BN lúc chẩn đốn đã có hạch cổ, hạch đa số ở vị trí góc hàm.
- Chẩn đốn mơ bệnh học.
+ Sinh thiết vịm họng trực tiếp: dùng kìm bấm luồn từ đường miệng hoặc đường
mũi để sinh thiết u.
+ Sinh thiết gián tiếp: qua máy soi vòm ống mềm.
- Chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI: là phương tiện tốt để xác định độ lan rộng
của u ở nền sọ. Ngày nay có thêm kỹ thuật chụp PET/CT giúp chẩn đốn sớm,
chính xác ung thư ngun phát và di căn.
- Xét nghiệm miễn dịch về virus EBV.
1.2.5. Giai đoạn của bệnh:
- U nguyên phát (T):
+ Tx: Không xác định được u ngun phát.

+ To: Khơng có u ngun phát.
+ Tis: U khu trú tại chỗ.
+ T1: U khu trú ở trong vòm họng.

6


+ T2: U xâm lấn ra phần mềm của họng miệng hoặc cuống mũi.
+ T3: U xâm lấn xương và/ hoặc các xoang cạnh mũi.
+ T4: U xâm lấn vào trong sọ não, hoặc các dây thần kinh sọ, hố thái
dương dưới, hạ họng hoặc hốc mắt.
- Hạch vùng (N):
+ Nx: Không xác định được di căn hạch vùng.
+ No: Không di căn hạch vùng.
+ N1: Di căn một hạch cùng bên có đường kính lớn nhất 3cm.
+ N2: Di căn hạch cùng bên đường kính lớn nhất trên 3cm, dưới 6cm
hoặc nhiều hạch cùng bên, đường kính lớn nhất dưới 6cm, hoặc đối
hai bên, đường kính khơng q 6cm.
+ N3: Hạch có đường kính trên 6cm.
- Di căn xa (M):
+ Mx: Không xác định được di căn xa.
+ Mo: Không di căn xa.
+ M1: Di căn xa.
- Theo giai đoạn:
+ Giai đoạn 0:

Tis

No


Mo

+ Giai đoạn I:

T1

No

Mo

+ Giai đoạn II:

T2a, (T1, T2a, 2b)

No (N1)

Mo

+ Giai đoạn III:

T1,2 (T3)

N2 (No)

Mo

+ Giai đoạn IVa:

T4


Bất kỳ N

Mo

+ Giai đoạn IVb:

Bất kỳ T

N3

Mo

+ Giai đoạn IVc:

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1.

1.2.6. Các phương pháp điều trị:
- Xạ trị: là phương pháp cơ bản để điều trị UTVMH.
- Hóa trị: thường kết hợp với xạ trị.
- Phẫu thuật: thường bóc tách hạch vùng cổ sau đó phối hợp với phương
pháp trên.

7

Thang Long University Library



1.3. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
- Hay gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt.
- Triệu chứng mũi - xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu
ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay gặp chảy mũi nhầy, có thể chảy
mũi mủ do viêm xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.
- Triệu chứng tai (khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi): có cảm
giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn
thuần (do bị tắc vịi Eustache). Có thể gặp viêm tai giữa cùng bên do bội nhiễm.
- Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì
xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung
thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên,
hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn khơng đau, khơng có viêm quanh hạch,
di động hạn chế dần. Sau cố định dính vào cơ, da [6].
1.4. XẠ TRỊ TRONG UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG.
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Xạ trị trong ung thư là phương thức sử dụng bức xạ ion hóa tác động vào tổ
chức ung thư bao gồm:
- Sóng điện từ: Tia X và tia Gama.
- Các hạt nguyên tử, hạt Beta, các điện tử [7].
Cho đến nay bức xạ ion hóa đã được sử dụng như là một phương thức điều
trị ung thư cho hơn 100 năm qua, với khởi đầu bắt nguồn từ sớm phát hiện ra tia Xquang vào năm 1895 bởi Wilhelm Rentgen.
- Năm 1898 người ta bắt đầu sử dụng tia X của Roentgen để điều trị ung thư.
- Năm 1936 Chaoul sáng chế ra máy phát tia nông tiền thận của máy tia X
200 để điều trị ung thư [7].
Các kỹ thuật xạ trị bắt đầu phát triển mạnh trong những năm 1900 đầu tiên
chủ yếu là những công việc đột phá của Nobel nhà khoa học đoạt giải Marie Curie,
người phát hiện ra nguyên tố phóng xạ Polonium và Radium. Điều này đã bắt đầu
một kỷ nguyên mới trong điều trị y tế và nghiên cứu Radium. Đã được sử dụng

dưới nhiều hình thức cho đến giữa năm 1900 khi Coban và các đơn vị Cesium được

8


đưa vào sử dụng. Máy gia tốc tuyến tính y tế đã được sử dụng để làm nguồn bức xạ
kể từ cuối những năm 1940.
1.4.2. Mục đích của xạ trị:
- Điều trị triệt căn: thường chỉ định cho những tổn thương ung thư khu trú,
bệnh ở giai đoạn sớm. Xạ trị triệt căn UTVMH có thể xạ trị đơn thuần hoặc có thể
kết hợp các phương pháp khác như hóa chất, miễn dịch…
- Điều trị tạm thời: Với những UTVMH ở giai đoạn muộn, khơng cịn khả
năng chữa khỏi, việc xạ trị tạm thời có một ý nghĩa xã hội và nhân văn lớn với các
mục đích:
+ Chống đau: UTVMH giai đoạn muộn thường xâm lấn hoặc di căn vào
xương gây đau đớn dữ dội, chỉ định xạ trị chống đau mang lại hiệu quả cao và rõ
rệt, điều này đã được kiểm chứng trong thực tế lâm sàng.
+ Giảm sự phát triển mạnh, giảm sự chèn ép của khối u và của hạch di căn.
+ Chống chảy máu: chiếu xạ vào những vùng chảy máu một liều xạ lớn, tập
trung sẽ làm cầm máu rất nhanh và có hiệu quả rõ rệt.
1.4.3. Kỹ thuật xạ trị.
1.4.3.1. Xạ trị từ xa (Radiation Teletherapy – Xạ trị chiếu ngoài):
Là phương pháp chiếu chùm tia bức xạ được tạo ra từ nguồn phát xạ đặt
trong máy vào vùng tổn thương trong cơ thể người bệnh. Nó được chỉ định cho hầu
hết các UTVMH ở mọi giai đoạn vì vậy nó được coi là phương pháp cơ bản, sử
dụng trước tiên trong điều trị UTVMH.
Người ta sử dụng xạ trị từ xa với các loại máy phát bức xạ sau:
- Máy xạ trị Cobalt (Co - 60):
Là thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ nhân tạo Co - 60 phát ra tia Gamma.
Máy này có cấu tạo khá phức tạp, giá thành khơng rẻ, hơn nữa máy này sử dụng

nguồn phóng xạ rất nguy hiểm với môi trường nếu không được bảo vệ tốt. Vì vậy
máy xạ trị Cobalt hiện ít được sử dụng ở những nước phát triển.
- Máy xạ trị gia tốc tuyến tính:
Là thiết bị làm tăng tốc chùm điện tử, Proton, Alpha… đến một giá trị năng
lượng nào đó theo yêu cầu đặt ra tạo nên các tia bức xạ hãm (tia X) Photon hoặc các
chùm hạt Electrons có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư [2]. Máy gia tốc có hai loại:

9

Thang Long University Library


- Máy phát ra tia X và điện tử (Electron).
- Máy phát ra tia Proton hoặc các hạt nặng khác.
Các máy gia tốc thường phát ra hai loại tia, tia X và chùm Electrons. Tùy
theo vị trí tổn thương mà trong q trình lập kế hoạch có thể lựa chọn loại tia và
mức năng lượng thích hợp nhằm hạn chế tác dụng phụ nhưng vẫn đạt được hiệu quả
tối đa [2].
Ngày nay máy gia tốc tuyến tính thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội:
nhiều mức năng lượng, các chùm tia có khả năng đâm xuyên khác nhau nên thích
hợp với từng vị trí tổn thương. Phối hợp với máy CT mô phỏng và phần mềm lập kế
hoạch tân tiến đã cho phép tập trung liều tối đa vào vị trí tổn thương và hạn chế thấp
nhất tổn thương những mô lành [3].
1.4.3.2 Xạ trị áp sát (Radiation Brachytherapy).
Là kỹ thuật xạ trị đặc biệt với việc đưa các nguồn bức xạ tới một khoảng
cách ngắn áp sát tổn thương và có độ suy giảm nhanh. Kỹ thuật này đặc biệt tốt với
các khối u có cấu tạo mơ bệnh học thuộc loại kém nhạy cảm với bức xạ (cần phải có
liều xạ lớn mới diệt hết được tế bào ung thư) hoặc điều trị những UTVMH tái phát
sau điều trị.
Nguồn Radium và ngày nay là Iridium – 192 được sử dụng cho kỹ thuật này.

Việc sử dụng nguồn Radium trong xạ trị áp trong có khả năng gây nhiễm xạ ở nhân
viên y tế nên các nguồn Radium hiện nay khơng sử dụng nữa thay vào đó là các
máy xạ trị áp sát suất liều cao với nguồn Iridium – 192 an toàn và hiệu quả hơn.
1.4.3.4. Xạ phẫu và các kỹ thuật khác:
Nhiều trung tâm, khoa ung thư tại các nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng
dao Gamma với nguồn xạ Cobal 60 hoặc xạ trị bằng các ion nặng... để điều trị
UTVMH. Tại TT YHHN&UB Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện xạ phẫu cho hàng
ngàn BN với các bệnh lý sọ não khác nhau cho kết quả rất tốt.
1.4.4. Sự phân liều trong xạ trị UTVMH:
- Liều xạ trung bình cho bệnh nhân UTVMH khoảng 65 -70Gy, được chiếu
trong vòng 7 tuần, mỗi tuần 10Gy, mỗi ngày 2Gy. Tùy trường hợp sau liều 70Gy
vẫn còn tổ chức ung thư tại vùng u nguyên phát thì có thể nâng liều điều trị khu trú
tại u nguyên phát.

10


- Liều xạ trị cho hạch di căn vùng cổ từ 50 – 70Gy phân liều như trên.
1.4.5. Cơ sở đáp ứng sinh học phóng xạ của các tế bào lành và tế bào u.
Liều lượng yêu cầu để có xác suất (có thể đến 60%) tiêu diệt được các tế bào
của nhiều loại khối u thường khoảng 65Gy. Nhưng liều lượng này cũng khơng hồn
tồn tiêu diệt tất cả các khối u. Có những khối u được tiêu diệt hết ở liều 55Gy,
nhưng có những khối u ở liều 75Gy vẫn phát triển mà biến chứng của các mô lành
cũng xuất hiện, biến chứng này lại tăng theo liều lượng và phạm vi mở rộng theo
cùng bị chiếu xạ. Vì vậy việc chiếu xạ tăng thêm liều để tiêu diệt khối u thì cũng
đồng thời kéo theo sự gia tăng xác suất biến chứng với các mô lành [7]. Với các tổ
chức lành tính ở vùng bị chiếu tia phải tìm các biện pháp bảo vệ cũng như với toàn
bộ cơ thể.
1.5. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP DO XẠ TRỊ Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG.

Bức xạ ion hóa bên cạnh những tác dụng có lợi – tiêu diệt tế bào ung thư cịn
có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người vì vậy khi xạ trị cho bệnh nhân có thể
sẽ gây nên những biến chứng. Mức độ biến chứng này phụ thuộc vào loại tia bức
xạ, liều xạ cũng như kỹ thuật thực hiện trên từng trường hợp. Những biến chứng
này có thể tồn thân hoặc tại chỗ, cấp hoặc mãn tính [13].
1. 5.1. Biến chứng sớm:
Là những biến chứng xuất hiện trong hoặc ngay sau khi xạ trị. Những biến
chứng này thường ít trầm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
của BN và đơi khi cịn ảnh hưởng đến q trình điều trị do BN khơng chịu được
phải ngừng hoặc từ bỏ điều trị.
Những biến chứng sớm thường gặp là:
+ Hệ thống tạo huyết:
Tổn thương chủ yếu xảy ra ở dịng bạch cầu và tiểu cầu (số lượng giảm trong
cơng thức máu ngoại vi) vì vậy cần che chắn tốt tủy sống cổ và các cơ quan tạo
huyết, điều chỉnh liều và kỹ thuật xạ trị hợp lý, kết hợp điều trị nội khoa thích hợp.
+ Tổn thương da và niêm mạc

11

Thang Long University Library


Da và niêm mạc là nơi bị tổn thương sớm và dễ nhận thấy. Hiện nay, nhờ sự ra
đời của máy xạ trị hiện đại năng lượng cao và kỹ thuật tính liều chính xác mà các tổn
thương da đã giảm đi mức độ trầm trọng. Khi tia xạ lên da sẽ gây nên hiện tượng:
Viêm da cấp tính thường xảy ra từ tuần thứ 3 (sau liều xạ 25Gy) biểu hiện bằng
hiện tượng: da đỏ nề, da khô do giảm tiết của các tuyến bã trong tổ chức liên kết.
Hết giai đoạn viêm da khô đến giai đoạn viêm da xuất tiết. Ở giai đoạn này,
nếu không tạm nghỉ việc tia sẽ dẫn đến tình trạng lt rộng khó phục hồi.
Sau liều 60Gy sẽ xuất hiện tình trạng viêm da mãn biểu hiện bằng hiện tượng

teo da, nổi hạt sắc tố đen, da khô giãn mạch lan tỏa, cuối cùng kết hợp với các tổ
chức xơ da làm teo đét da.
Niêm mạc đường hô hấp trên và đường tiêu hóa trên (miệng, họng…) khi bị
chiếu xạ cũng tạo nên hậu quả viêm loét niêm mạc cấp và mãn. Người ta thấy viêm
niêm mạc xuất hiện sớm và phục hồi nhanh hơn da nhiều. Viêm niêm mạc còn biểu
hiện bằng hiện tượng mất vị giác do tổn thương các đầu tận cùng thần kinh nằm trên
niêm mạc. Hiện tượng này sẽ giảm đi vào tuần thừ 2-3 và mất đi sau 4-6 tháng
ngừng chiếu xạ.
Khô miệng: là hiện tượng thường gặp trong xạ trị UTVMH. Khô miệng bởi
sự viêm xơ tuyến nước bọt do bức xạ. Biến chứng này thường gặp ở liều xạ trên
45Gy, liều đôi khi gặp ở liều nhỏ dưới 35Gy [13].
1.5.2. Biến chứng muộn.
Xuất hiện sau xạ trị từ vài tháng cho đến nhiều năm.
Biến chứng trên hệ thần kinh: Do phải chiếu qua nền sọ lên não, hoặc do tính
liều khi xạ trị. Thường gặp hiện tượng hoại tử thùy thái dương. Các dấu hiệu có thể
gặp là: đau đầu, đau tăng vọt ở thùy thái dương, giảm trí nhớ, giảm và mất thị lực…

1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TẠI CHỖ VÙNG TIA XẠ CHO
NGƯỜI BỆNH.
Cơng tác chăm sóc người bệnh được xạ trị ung thư đề phòng, hạn chế những
biến chứng cấp tính khơng chỉ đơn thuần là thực hiện y lệnh mà thay vào đó là cơng
tác theo dõi, hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh để giảm nhẹ các triệu chứng khó
chịu do tia xạ: hướng dẫn người bệnh xơng họng, pha thuốc xông đúng y lệnh,

12


hướng dẫn rửa vòm bằng nước muối sinh lý, đánh răng, dùng các chế phẩm súc
miệng, nhai kẹo cao su, luyện tập cơ hàm, bôi kem dưỡng da vùng chiếu xạ… Đó là
tất cả những cơng việc người điều dưỡng hướng dẫn và theo dõi sát người bệnh

trong quá trình điều trị để góp phần nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
1.6.1. Với da diện vùng xạ trị cần hướng dẫn và khuyến cáo bệnh nhân:
- Bôi kem chống bỏng, viêm da (Biafin) trước tia xạ và sau tia xạ 3 giờ đồng hồ.
Thuốc Biafin:
+ Thành phần: Trolamin 0,67g – ethylen glycol stearat 5,45g – acid stearic
– paraffin rắn 1,6g – methy parahydro…
+ Dạng bào chế: Nhũ tương dùng ngoài da.
+ Chỉ định:Bảo vệ da khỏi tác dụng gây bỏng của các bức xạ. Bỏng độ 1 – 2.
Ban đỏ thứ phát sau điều trị xạ trị.
+ Cách dùng: Bôi vào vùng da tia 3 lần/ ngày, bôi trước và sau xạ trị 3giờ.
- Mặc áo cổ rộng bằng vải sợi bông hoặc lụa tơ tằm. Hiện trên thị trường có
áo mặc chuyên dụng cho bệnh nhân tia xạ vùng đầu cổ. Mục đích khơng làm xước
da vùng tia.
- Khơng sử dụng băng dính trên vùng da bị tia.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm sau tia xạ.
- Khơng tắm bằng xà phịng có kiềm vào vùng da tia xạ.
- Nếu có viêm da xuất tiết thì dùng dung dịch Castellani.
1.6.2. Với niêm mạc mũi - miệng - họng.
- Giữ vệ sinh họng, miệng tốt: đánh răng 3 lần trong ngày, sử dụng nước chè
xanh, nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày (4-6l/ngày).
- Không uống rượu, hút thuốc lá, ăn trầu.
- Nên ăn thức ăn lỏng, mềm chia nhiều bữa và chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
- Khi bị viêm nặng không thể ăn, nuốt được cần phải mở thông dạ dày để
đảm bảo dinh dưỡng cho BN.
- Khí dung họng miệng hàng ngày bằng các dung dịch có thuốc kháng viêm,
kháng sinh để tránh viêm, tránh nhiễm trùng.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
- Dùng thuốc kích thích phát triển biểu bì Easyef cho niêm mạc bị loét.

13


Thang Long University Library


Thuốc Easyef.
+ Thành phần: Yếu tố tăng sản biểu bì người tái tổ hợp (rh EGF).
+ Dạng bào chế: Dạng xịt.
+ Chỉ định: điều trị các vết loét mãn tính trên da và niêm mạc (loét do tiểu
đường, loét miệng, vết bỏng…do suy giảm chức năng miễn dịch).
+ Cách dùng: Xịt thuốc vào vết loét 2 lần/ ngày.
1.6.3. Tình trạng khác.
Khơ miệng, khít hàm:
- Uồng nhiều nước trong ngày, uống những loại nước uống dinh dưỡng (sữa).
- Nhai nhiều kẹo ca su để tăng cường tiết nước bọt, luyện cơ hàm tránh kít hàm.

14


CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
48 Bệnh nhân UTVMH được xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính tại TT
YHHN&UB - Bệnh viện Bạch Mai thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân được chẩn đoán UTVMH được điều trị bằng máy gia tốc tuyến
tính. Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân ung thư điều trị nội trú trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện những phương pháp chăm sóc.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
- Những bệnh nhân từ bỏ điều trị vì lý do nào đó.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
- Thời gian từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.
- Địa điểm: Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Mơ tả tiến cứu có can thiệp trên tất cả những bệnh nhân thỏa mãn các tiêu
chuẩn lựa chọn.
- Tiến hành đánh giá hiệu quả trước và sau chăm sóc trong thời gian bệnh
nhân xạ trị nằm nội trú. Ghi chép thông tin cần thiết điền vào phiếu thu thập thông
tin bệnh nhân.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Là nghiên cứu lâm sàng, theo dõi trong quá trình điều
trị do vậy áp dụng phương thức lấy mẫu thuận tiện.
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Khảo sát thông tin chung của bệnh nhân
- Tuổi, giới, địa chỉ.
- Lý do vào viện.
- Triệu chứng lâm sàng.

15

Thang Long University Library


- Giai đoạn bệnh.
2.4.2. Khảo sát tình trạng, dấu hiệu của biến chứng tại chỗ do tia xạ:
Khám thực thể để đánh giá mức độ theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới
(WHO).
- Da vùng xạ trị:

Độ 1: Không xạm da.
Độ 2: Đỏ da.
Độ 3: Viêm da loét.
Độ 4: Loét hoại tử.
- Niêm mạc:
Độ 0: Không viêm.
Độ 1: Đau nhức kèm theo ban đỏ
Độ 2: Ban đỏ, loét kèm theo có thể ăn được chất rắn.
Độ 3: Loét chỉ ăn được chất lỏng
Độ 4: Có hoại tử, khơng ăn được, phải mở thông dạ dày.
- Dấu hiệu khô miệng chia 4 độ:
Độ 0: Không khô miệng.
Độ 1: Khô miệng, thỉnh thoảnh phải dùng nước khi ăn.
Độ 2: Thường xuyên phải dùng nước trong bữa ăn.
Độ 3: Phải dùng nước toàn bộ trong bữa ăn.
- Các dấu hiệu khác:
+ Mất vị giác:
Độ 0: Không mất.
Độ 1: Mất vị giác khi ăn vẫn cảm giác được.
Độ 2: Mất vị giác, mất cảm giác, không xác định được vị chua, cay...
Độ 3: Mất hoàn toàn vị giác.

16


2.4.3. Các phương pháp chăm sóc và thuốc được dùng (trung bình thực hiện
chăm sóc 5 tuần/ BN):
2.4.3.1. Chăm sóc da vùng tia và hướng dẫn người bệnh:
- Bôi kem Biafin trước tia xạ và sau tia xạ 3giờ x 4lần/ngày.
- Mặc áo cổ rộng bằng vải sợi bông hoặc lụa tơ tằm.

- Khơng sử dụng băng dính cho vùng da bị tia.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vịng 1 năm sau tia xạ.
- Khơng tắm bằng xà phịng có kiềm vào vùng da tia xạ.
- Nếu có viêm da xuất tiết thì dùng dung dịch Castellani (từ độ 3 trở lên).
2.4.3.2. Họng và niêm mạc miệng:
- Giữ vệ sinh họng, tốt: đánh răng 3 lần trong ngày sử dụng kem đánh răng
có nhiều flo, sử dụng nước chè xanh hoặc nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày
(4-6l/ngày).
- Không uống rượu, hút thuốc lá, ăn trầu.
- Ăn chia nhiều bữa và chế độ ăn giàu dinh dưỡng, mềm.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% x 250ml/ ngày pha với 2ml dung
dịch Betadin 10% (dùng cho mũi họng)/1lần rửa.
- Khí dung họng miệng hàng ngày để kháng viêm thuốc gồm:
+ Hydrocotisol 125mg x 01 lọ.
+ Gentamycin 40 mg x 02 lọ.
+ Alpchymotripsin 5mg x 02 lọ.
+ Lidocain 2% x 05 lọ.
(pha với 100ml nước cất khí dung hàng ngày - 3 lần/ngày).
- Bơi Camistas.
- Xịt thuốc Easyef theo chỉ định.
- Đau rát họng:Ăn lỏng, chia nhiều bữa. Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh.
- Thuốc thường dùng với bệnh nhân:
+ Fenopam 20mg, kerola 30mg tiêm bắp theo chỉ định.
+ Efferagancondein 0,5g, neurotin 30mg… dùng đường uống theo chỉ định.
2.4.3.4. Với khít hàm và khơ miệng:
Uồng nhiều nước, nhai nhiều kẹo ca su, luyện cơ nhai, ngậm nêm…

17

Thang Long University Library



2.4. 4. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng:
- Đáp ứng chủ quan: dựa vào dấu hiệu bệnh nhân kể lại chủ yếu những triệu
chứng: khô miệng, mức độ ăn, mức độ đau rát họng...
- Đáp ứng khách quan: Dựa vào thăm khám lâm sàng, quan sát để đánh giá
mức độ tổn thương theo độ để so sánh kết quả trong khi tia xạ được chăm sóc và
sau q trình chăm sóc.
- Tổn thương da vùng tia, niêm mạc, mất vị giác, khơ miệng:
+ Khơng đáp ứng với chăm sóc: Khơng giảm được điểm nào, nặng hơn.
+ Đáp ứng 1 phần: Giảm được 1-2 độ.
+ Đáp ứng tốt: Giảm được 3 độ trở lên.
2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.
- Số liệu, thông tin được thu thập theo mẫu hồ sơ nghiên cứu.
- Xử lý số liệu theo phần mềm Epinfo 6.04
- Sử dụng test x2 với hiệu chỉnh Fisher mức thống kê có ý nghĩa khi p < 0,05
để so sánh tỷ lệ % giữa hai nhóm trước và sau chăm sóc.

2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Tơi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu không
sửa chữa, chưa được sử dụng vào nghiên cứu nào khác.
- Nghiên cứu của tôi được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm
YHHN&UB Bệnh viện Bạch Mai.
- Tôi tuân thủ đúng quy tắc bảo mật thông tin về cá nhân cho BN khi
BN có yêu cầu.
- Kết quả của đề tài chỉ phục vụ vào mục đích khoa học và chuyên
môn.

18



×