Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng công tác hoạt động ngoại khóa môn thể dục aerobic trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN THỂ DỤC AEROBIC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Phan Thị Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu Học Quảng Bình
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục

Quảng Xương Năm 2021


MỤC LỤC
Phần
1

2

3

Nội dung

Trang
Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài


1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung biện pháp
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
3
2.2.1. Thực trạng chung:
3
2.2.2. Thực trạng môn aerobic ở trường Tiểu học Quảng
3
Bình
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1. Biện pháp 1: Tham mưu với nhà trường mua sắm
5
trang thiết bị cho môn học
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh làm quen với tư
5
thế cơ bản của bàn tay
2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh làm quen với các
6
bước cơ bản của chân .
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh kết hợp tay với 7

7
bước cơ bản chân.
2.3.6. Biện pháp 6: Lắng nghe các bản nhạc và trực tiếp
9
quan sát các bài aerobic qua các công nghệ thông tin.
2.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động aerobic thông qua
9
hoạt động thể dục giữa giờ
2.3.8. Biện pháp 8: Cách dựng bài aerobic thi đấu HKPĐ
10
2.3.9. Biện pháp 9: Tổ chức hoạt động aerobic thông qua
14
các hội thi.
2.4. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất
16
lượng công tác giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh,
thực tiễn nhà trường, địa phương.
16
2.5. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi
áp dụng biện pháp .
Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.1.1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác dạy học
18
3.1.2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.
18
3.2. Kiến nghị
19



1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính
khóa. Hoạt động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể
thao - giải trí - xã hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân
chơi để học sinh, tự nguyện tham gia theo nhu cầu của bản thân. Đối với học
sinh, hoạt động ngoại khóa đóng vai trị rất lớn khơng chỉ trong quá trình tham
gia học tập tại trường mà còn là hành trang giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn
hơn tạo cho các em học sinh một kỹ năng sống tích cực hóa về sự thay đổi và
hình thành phát triển nhân cách sống của bản thân.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải tỏa căng thẳng trong
việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trường. Ngồi giờ học, các em có thể
tham gia các hoạt động thể thao như Aerobic, bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng…
Các hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp học sinh,
năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng giúp các em cải thiện tốt chất lượng học tập cũng như tích cực trong các
hoạt động khác.
Trong số các hoạt động thể thao trên phải kể đến môn Aerobic được coi như
là một bài thể dục thẩm mỹ tốt cho sức khỏe. Được hiểu là một bài tập phối hợp
nhiều động tác lại với nhau, chân tay cùng lúc chuyển động theo nhạc cũng có
thể theo nhịp do giáo viên hướng dẫn. Aerobic là có “oxy”, do khi hoạt động
nhiều cơ thể sẽ cần nhiều oxy trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
Nói đến Thể dục Aerobic là nói tới một hệ thống các bài tập được chọn lọc
và sáng tạo. Thể dục Aerobic là tổ hợp các động tác liên hoàn thực hiện một
cách liên tục với các động tác chuyển động đẹp mắt hấp dẫn trên nên nhạc.
Bài biểu diễn thể dục Aerobic là sự thể hiện những chuyển động liên tục,
sự mềm dẻo, sức mạnh và kết hợp với 7 bước cơ bản và tạo nên sự hoàn hảo
ở mức độ bài tập cao liên kết cũng với các tổ hợp độ khó theo quy địnhvà cấu

trúc bài tập.
Trên thực tế hiện nay, ở các trường phổ thông trong huyện nói chung và
trường tiểu học Quảng Bình nói riêng, mơn thể dục aerobic chưa được chú
trọng. Ngồi những nguyên nhân khách quan như: Chưa có giáo viên thể dục có
năng khiếu về bộ mơn aerobic, sự quan tâm của Ban giám hiệu chưa sâu sắc,
ngoài thiếu thốn về phương tiện, kinh phí tổ chức … cịn phải kể đến sự u
thích của học sinh về bộ mơn này chưa nhiều.
Xuất phát từ nguyên nhân này và nhận thấy sự cần thiết phải đưa bộ môn
này trong nhà trường để hoạt động thực sự có hiệu quả. Đó chính là lý do để tôi
chọn “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa mơn Thể dục
Aerobic trong trường Tiểu Học”
1.2. Mục đích nghiên cứu

1


Nhằm giúp cho học sinh Trường tiểu học Quảng Bình nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất và tạo hứng thú cho các em trong các giờ học thể dục,
góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện.
Trang bị cho các em một số kiến thức và kĩ năng trong tập luyện cũng như
trong hoạt động và sinh hoạt tập thể,…
Giáo dục cho các em nề nếp tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn vệ sinh và
lối sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tính tổ chức kĩ luật, góp phần giáo dục
đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách con người mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng tình hình thực tế ở trường tiểu học trong nhà trường.
Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là ham thích sự vui nhộn, thích khám
phá những điều mới lạ đặc biệt là hoạt động ngoại khóa. Các em muốn hịa mình
vào các hoạt động tìm sự thỏa mái thư giản sau tiết học căng thẳng.
Khi xây dựng đề tài này tơi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của 32 học

sinh. Được chia làm 2 nhóm tuổi. Nhóm tuổi lớp 1,2,3 là 16 học sinh và nhóm
tuổi lớp 4, 5 là 16 học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu tài liệu, qua các hội nhóm chun mơn, xem băng hình, nghiên
cứu và học tập trên mạng xa hội như youtobe, google,…
Học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên huấn luyện viên.
2. Nội dung biện pháp
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới cách mạng
xã hội chủ nghĩa, tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng đất nước
Việt Nam giàu mạnh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng thì vấn đề giáo dục
rèn luyện thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng và cần thiết.
Thế hệ trẻ học đường ở các cấp học phổ thơng phải được rèn luyện để
phát triển tồn diện, cân đối, hài hoà về tinh thần và thể chất, trước mắt là có khả
năng để tiếp thu tốt các môn học trong nhà trường, nâng cao thể chất rèn luyện
để hồn thiện mình.
Bên cạnh đó nhu cầu hoạt động ngoại khóa của thế hệ trẻ là một mơi
trường rộng lớn, sinh động để hoạt động tự nhiên, đúng quy luật trường học phổ
thông là nơi học sinh được học tập bộ môn thể dục với những tiết học quy định
đồng thời là nơi luôn được tiếp xúc với các hoạt động TDTT ngoại khoá. Sự
hoạt động phù hợp với các đối tượng, lứa tuổi làm cho bầu không khí trong nhà
trường sơi động, náo nhiệt tạo sự lơi cuốn để xây dựng phong trào rộng lớn tích
cực đó. Tài năng thể thao được phát hiện, bồi dưỡng phát triển lên những đỉnh
cao.
Cùng với các môn thể dục trên, môn AEROBIC đã ra đời và là những
môn học rèn luyện để phát triển con người toàn diện. Để đẩy mạnh phong trào
rèn luyện thân thể và đẩy mạnh thành tích TDTT của trường Tiểu Học.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
2.2.1. Thực trạng chung:
2



Thực trạng hiện nay ở nhiều trường tiểu học, việc nâng cao năng lực hoạt
động ngoại khóa trong đó có mơn aerobic cịn nhiều hạn chế và bất cập nếu
khơng muốn nói là cịn yếu. Chỉ một số ít các trường học trong huyện là tổ chức
đưa môn aerobic vào tập luyện nhưng hiệu quả cịn thấp.Theo tơi có mấy
ngun nhân cơ bản như sau:
Do kinh nghiệm, năng lực phương pháp tổ chức của giáo viên thể dục còn
hạn chế, tinh thần, trách nhiệm, nhiệt huyết chưa cao.
Giáo viên thể dục chưa làm tốt công tác tham mưu với Chi bộ, BGH nhà
trường chưa đúng và chưa trúng.
Phần lớn giáo viên đều thấy được sự cần thiết khi học sinh được tập môn
Aerobic.
Các giáo viên chưa biết tập môn này như thế nào cho hiệu quả, chưa nắm
được cấu trúc của một bài aerobic...
Chưa được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh học
sinh chưa hiểu được lợi ích của việc tập luyện aerobic mà chỉ quan tâm đến việc
học nhiều phụ huynh còn giữ quan điểm cho rằng tập aerobic không quan trọng.
Đối với học sinh aerobic là một trang giấy trắng. Bởi lẽ các em chưa bao
giờ được tiếp cận nên chưa tập Thể dục Aerobic.
2.2.2. Thực trạng môn aerobic ở trường Tiểu học Quảng Bình
Mơn aerobic có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động ngoại khóa ở
nhà trường. Song để nâng cao chất lượng của mơn đó cho học sinh khơng phải là
dễ. Qua thực tế cho hiện nay ở trường vẫn cịn tồn tại những thuận lợi và khó
khăn sau:
a. Thuận lợi:
Bản thân tôi là giáo viên thể dục nên đã nhận thức đầy đủ về vai trị của
mơn aerobic trong nhà trường một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nên cần phải cố
gắng nhiều mới làm được.
Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức chấp hành kỉ luật. Các em có cố

gắng trong luyện tập.
Chi ủy, Hiệu trưởng có nhiều quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ cho đội ngũ giáo
viên về nhiệm vụ Hoạt động ngoại khóa.
Được sự phối hợp nhịp nhàng của các đoàn thể trong nhà trường như Ban
chấp hành cơng đồn cơ sở, Ban chấp hành chi đoàn trường, Ban phụ trách Đội.
Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện của nhà trường hiện nay tương đối
đầy đủ. Nhà trường đã có sân tập (tuy chưa được đạt như yêu cầu chuyên dụng)
loa máy, … đặc biệt Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm của trường
bước đầu đều nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa trong đó có mơn
aerobic.
Đặc biệt là đa số Học sinh đều thích học.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó cần phải nhìn thẳng vào thực tế, thực chất,
bản chất mơn aerobic cịn có những tồn tại, khuyết điểm gì để từ đó khắc phục
thì mới có thể tổ chức ngày càng tốt hơn. Vì thế qua khảo sát bản thân tơi nhận
3


thấy thực trạng học môn aerobic ở trường tiểu học Quảng Bình cịn có khó khăn
như sau:
Nguồn kinh phí để tổ chức tập luyện cịn ít do đó để duy trì hoạt động
thường xuyên là việc làm nan giải.
Học sinh ở tiểu học còn nhỏ, sức chú ý tập trung chưa cao, mặt khác thời
lượng để tổ chức hoạt động thì có hạn, vì thế trong tập luyện giáo viên thể dục
cũng khơng có đủ thời gian để đưa việc tập luyện aerobic ngày một đi lên.
Hầu hết học sinh tiểu học đều rất ham thích tham gia các hoạt động tập
thể nhưng còn thiếu kinh nghiệm, nhút nhát, chưa tự tin, mức độ tự quản, tự giác
chưa cao, khả năng tự tập luyện còn rất hạn chế.
Đa phần phụ huynh học sinh làm nghề nông, điều kiện kinh tế thấp, nhận
thức của một số gia đình về mơn aerobic cịn chưa cao.

Nhà trường chưa có nhà đa năng cho mơn học và chưa có thảm tập cho
mơn học (phải đi mượn và thuê thảm để cho học sinh tập luyện).
Học sinh chưa được tiếp cận với môn học Thể dục nhiều nên việc chọn
học sinh có năng khiếu thì như mò kim đáy biển.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa biết Mơn Thể dục Aerobic nên cịn ngăn
cấm con em mình đi tập…
Bản thân tơi là giáo viên thể dục nhưng kinh nghiệm cịn hạn chế. Trong
thực tế khơng phải mọi giáo viên thể dục đều có năng lực, nghiệp vụ chun sâu
vê mơn aerobic. Điều đó địi hỏi bản thân tôi là giáo viên thể dục cần tự học, tự
bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn của mình, để có thể làm tốt nhiệm vụ
được giao và nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
Trường tiểu học thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa rất hạn chế.
Tơi thiết nghĩ rằng đây khơng chỉ là điều băn khoăn, lo nghĩ của bản thân tơi mà
bất cứ một giáo viên thể dục nào có tâm huyết cũng phải lưu tâm suy
nghĩ; suy nghĩ để làm gì? Suy nghĩ để tổ chức tốt mơn aerobic trong trường học,
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, góp phần rèn luyện và
hồn thiện nhân cách cho học sinh. Chính bởi những lẽ đó mà trong những năm
làm giáo viên thể dục tôi luôn băn khoăn lo nghĩ và tìm mọi phương pháp để tổ
chức tốt môn aerobic trong nhà trường.
Ngay từ đầu tháng 9 năm học 2020 -2021, tôi đã tiến hành theo dõi, khảo
sát để lấy số liệu so sánh kết quả trước khi áp dụng giải pháp như sau:
Hồn thành
Chưa
hồn
Hồn thành
Sĩ số
tốt
thành
Lớp
HS

SL
TL
SL
TL
SL
TL
Nhóm tuổi lớp
16
7
43,7% 7
43,7% 2
12,6%
1,2,3
Nhóm tuổi lớp
16
9
56,2% 6
37,5% 1
6,3%
4, 5
Tổng
32
16
50%
13
40,6% 3
9,4%
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

4



2.3.1. Biện pháp 1: Tham mưu với nhà trường mua sắm trang thiết bị cho
môn học
Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch cụ thể báo cáo lãnh đạo phê
duyệt.
Phát động hoạt động ngoại khóa cho học sinh toàn trường đăng ký tự
nguyện. (Tổ chức buổi giới thiệu về mơn Thể dục Aerobic với học sinh tồn
trường bằng cách thuyết trình, và cho các em xem trực tiếp các bài thi đấu của
vận động viên Tỉnh Thanh Hóa đã tham dự các giải tại HKPĐ Toàn quốc. Bằng
phương tiện màn hình chiếu, Tivi ...,)
Phối kết hợp giữa nhà trường, đồng nghiệp, các tổ chức đoàn xã, tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học
mơn aerobic. Sau đó cho học sinh đăng ký theo đơn tự nguyện.
Tôi đã mạnh dạn tham mưu với nhà trường mua sắm thêm trang thiết bị
cho hoạt động tập luyện aerobic cũng như học tập thế dục như: Mua sắm thêm
bơng múa, vịng thế dục, trang phục thể dục thể thao, mua thảm tập và một số đồ
dùng khác phục phụ cho học sinh…
Ngoài ra bổ sung thêm một số tài liệu về aerobic để giáo viên nghiên cứu,
tham khảo… Làm tốt công tác này sẽ tạo thêm điều kiện hoạt động thể dục
aerobic được áp dụng cho học sinh một cách tốt nhất.
2.3.2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh
Hiện nay rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đến việc rèn luyện và học
tập aerobic. Cụ thể có rất nhiều các bậc phụ huynh đăng kí cho chon em mình
học ở các lớp học bên ngồi.
Tuy có một số phụ huynh phần nào hiểu được ý nghĩa của việc luyện tập
aerobic nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh hiểu mơ hồ. Vì vậy để phụ huynh hiểu
và quan tâm nhiều hơn giúp học sinh phát triển đúng hướng thì cần phát huy hơn
nữa với công tác phối hợp với phụ huynh.
Cụ thể tôi đã gặp trực tiếp để trao đổi giải thích cho các bậc phụ huynh

hiểu được ý nghĩa của aerobic là gì? Học tập và rèn luyện như thế nào là đúng
cách và khoa học.
Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh cách thức rèn tập luyện aerobic ngay tại
nhà mà vẫn đạt hiệu quả cao. Như gửi video hình ảnh cho phụ huynh, hướng
dẫn phụ huynh một số bài tập, phù hợp với lứa tuổi, tập theo đúng quy định của
một bài aerobic.
Tôi đã chủ động liên lạc, trao đổi, trị chuyện với phụ huynh qua các giờ
đón con, qua mạng xã hội và điện thoại về những thông tin ở trường và ở nhà
của các em. Từ đó tạo mối liện hệ, phối kết hợp giữa cơ giáo và phụ huynh trở
nên gần gũi nhằm mục đích giúp học sinh không chỉ phát triển về thể lực mà
hoàn thiện về nhận cách một cách toàn diện.
2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh làm quen với tư thế cơ bản của
bàn tay
Sau khi được sự thống nhất của Ban giám hiệu về việc tập luyện môn
aerobic, tôi đã bắt đầu triển khai tập luyện cho học sinh. Dẫu biết rằng bộ môn
5


aerobic là một bộ môn không dễ dàng với tất cả các em học sinh, nó cũng khơng
quen thuộc và cũng là bộ mơn địi hỏi về mặt năng khiếu, thể hiện hình thể. Để
cho tất cả học sinh đều có thể tham gia và làm quen với bộ mơn này. Trước tiên
tôi phải cho học sinh làm quen với các động tác cơ bản của bàn tay, cụ thể là:
a. Các tư thế bàn tay thường sử dụng:
+ Tay khép
+ Tay nắm
+ Tay xịe
+ Tay hoa
+ Tay bơng
Hình ảnh các tư thế bàn tay thường sử dụng


b. Các tư thế tay không được sử dụng
+ Không thực hiện động tác chỉ một ngón cái
+ Khơng thực hiện động tác chỉ một ngón trỏ.
+ Khơng thực hiện động tác tay hai ngón, ngón trỏ và giữa
+ Khơng thực hiện động tác tay 2 ngón, ngón trỏ và gần ngón út

2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh làm quen với các bước cơ bản của
chân .
Để thực hiện tốt 7 bước cơ bản của chân trong thể dục aerobic dành cho
lứa tuổi học sinh tiểu học, giáo viên sẽ hướng dẫn lần lượt từng động tác, mỗi
buổi chỉ nên cho học làm quen từ 1 đến 2 động tác nhằm tránh học sinh khó nhớ
và dẫn đến nhàm chán.
6


Khi học sinh đã ghi nhớ được các bước thuần thục, giáo viên sẽ tiến hành
tập động tác kết hợp với nhịp đếm vỗ tay, có thể hướng dẫn học sinh vừa tập vừa
đếm theo nhịp, sau khi học sinh đã nhuần nhuyễn có thể cho tập ghép với nhạc
7 bước cơ bản của chân trong aerobic:
+ Bước diễu hành
+ Bước Chạy bộ
+ Bước cách quãng
+ Bước nâng gối
+ Bước đá chân
+ Bước bật Rack
+ Bước Lunge
2.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh kết hợp tay với 7 bước cơ bản
chân.

7



* Một số bài tập kết hợp với tay
Bước Diễu hành kết hợp tay Ngang – Cao

Bước Diễu hành kết hợp tay Gập ngang - Gập trước

Bước Diễu hành kết hợp Từng tay ( Đuổi nhau ) Ngang - Gập và ngược lại .

Kết hợp tay ( Ngang - Trước ) và di chuyển ngang ( bước dồn )

8


2.3.6. Biện pháp 6: Lắng nghe các bản nhạc và trực tiếp quan sát các bài
aerobic qua các công nghệ thông tin.
Cho học sinh nghe những giai điệu bài hát quen thuộc, gần gũi để học
sinh dễ dàng cảm nhận hơn, khi học sinh đã quen thuộc với giai điệu tập cho học
sinh cách vỗ tay theo tiết tấu nhịp điệu của bài hát. Nhằm giúp các em cảm nhận
bản nhạc một cách tốt nhất, sẽ rất có lợi cho việc làm quen và luyện tập aerobic.
Cho học sinh xem các bài thi đấu qua điện thoại, tivi, máy chiếu… để các
em hình dung ra được các động tác, tổ hợp, cấu trúc bài và các nhóm độ khó kết
hợp, để điều chỉnh tư thế cho các em một ngày chuẩn hơn.
2.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động aerobic thông qua hoạt động thể dục
giữa giờ
Thể dục giữa giờ là một hoạt động quen thuộc không thể thiếu trong một
ngày hoạt động của học sinh.
Là hoạt động giúp các em có tinh thần và sửc khỏe cho một ngày.
Đây là hoạt động tập thể mà tất cả các em đều tham gia vì vậy đây là điều
kiện rất tốt để lồng ghép thể dục aerobic vào giờ thể dục giữa giờ.

2.3.8. Biện pháp 8: Cách dựng bài aerobic thi đấu HKPĐ
Lứa tuổi học sinh Tiểu học (6 - 11 tuổi) là lứa tuổi bắt đầu tham gia tập

9


luyện thể dục Aerobic. Do đó, trong q trình dạy học động tác phải luôn kiểm
tra các hoạt động của học sinh, có thể tự kiểm tra bằng cách sử dụng gương
làm mẫu phải đẹp và dễ hiểu, tất cả các động tác phải được thực hiện
theo hướng khác nhau. Phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Khi dạy học thể dục Aerobic cho học sinh tiểu học phải đảm bảo
các nguyên tắc sư phạm là: Dễ hiểu, dễ nhìn, chắc chắn, cẩn thận, có hệ
thống, độ khó của bài tập phải phù hợp với khả năng của học sinh. Cường độ
bài tập và độ khó, sự đa dạng của bài tập phải được nâng cao dần.
+ Các động tác lựa chọn khi biên soạn bài tập thể dục Aerobic cần
phong phú và đa dạng. Do vậy khi biên soạn bài tập, giáo án phải xác định
mục đích cần phát triển của đối tượng tập luyện để hình thành tổ hợp cần
hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể.
Tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy chăm lo sức khỏe và
công tác GDTC cần được quan tâm và đầu tư đúng hướng có hiệu quả. Việc
nghiên cứu sự phát triển thể chất và các ảnh hưởng của các hoạt động tập luyện
TDTT ngoại khố nói chung và ảnh hưởng của tập luyện
ngoại khố thể dục
Aerobic nói riêng tới sự phát triển thể chất cho học sinh tiểu học cần được
đầu tư và tiến hành một cách kịp thời có chất lượng.
Ví dụ: Để giảng dạy nội dung bài tự chọn 8; Tự chọn 3 nhóm tuổi từ 6 đến 11
tuổi giáo viên cần căn cứ theo luật Aerobic với các nội dung sau:
Yêu cầu bài Tự chọn
Bài tự chọn 3

Bài tự chọn 8
HKPĐ tồn quốc
Thời gian
1’30+_ 5’’
2’00+_ 5’’
(Khơng bao gồm tiếng bíp (Khơng bao gồm tiếng
đầu)
bíp đầu)
Diện tích sân (sàn)
7 x 7m
12 x 12m
Tháp
1
Đội Hình
Tối thiểu 3 (khơng tính mở bài và kết thúc)
Vũ đạo 7 bước cơ
50 %
bản, động tác chuyển Diễu hành, rack. Lunge, chạy, nâng gối, cách quãng, đá
động chuyển tiếp
cao.
Động tác thể dục cơ
50 %
bản
4 động tác độ khó (1A, 1B, 1C, 1D)
4 nhóm độ khó gồm
STT Nhóm A: Nhóm B: Nhóm C: Nhóm D:
Động lực Tĩnh Lực Bật và
Thăng bằng
nhảy
và dẻo


10


1

Chống
đẩy (dạng
chân)
Chống
đẩy 1 tay
Chống
đẩy 1 tay
– 1 chân
Chống
đẩy
Hinge

Ke dạng
(tay trước
- tay sau)
Ke dạng
(Ke V)
Ke quay
180

Bật co gối Quay 360
trên 1 chân
Bật quay
180

Bật 360

Xoạc dọc

Ke L

Xoạc dọc
đứng

5

Đẩy cắt
dạng
chân

Ke Thủy
Bình (ke
địn bẩy)

6

Chống
đẩy
Helicoter

Bật bay
khép chân
– chống
sấp
Bật 1

chân - bay
- chống
sấp
Bật gập
thân dạng
chân
Bước cắt
kéo
Bật xoạc
ngang

2
Số lượng động tác
(phải thực hiện đơn
lẻ)

3
4

7
8

Xoạc ngang

Trường dẻo
(Panke)
Đá chân
cao liên
tiếp


Tổng: 25
Các động tác nhào 2 động tác tùy chọn từ A1 – A3 (tùy chọn)
lộn (không bắt buộc) A-1: Lộn chống nghiêng; A-2: Bổ đà; A-3: Dẻo
trước/dẻo sau; A-4: Chuối tì đầu bật cầu; A-5: Bật cầu
trước; A-6: Bật cầu sau; A-7: sanlto 1 vịng
(trước/ngang/sau) có hoặc khơng có tối đa xoắn 1 vòng.
Âm nhạc
Bất kỳ loại nhạc nào phù hợp với Thể dục Aerobic đều
có thể được sử dụng
Động tác cấm
Không được chống đẩy 1 tay; Ke 1 tay; tiếp đất 1 tay;
nhào lộn santo; uốn dẻo.
a. Các bước biên soạn bài thi
- Chọn nhạc: Đếm nhịp nhạc bao nhiêu lần 8 nhịp;
- Phân chia tổ hợp động tác theo nhạc
- Lựa chọn độ khó: 4 động tác độ khó (1A, 1B, 1C, 1D) phù hợp với trình
độ của học sinh.
- Đội hình: Tối thiểu 3 (khơng tính mở bài và kết thúc)
- Tháp: 1 tháp
- Lựa chọn và soạn 7 bước cơ bản kết hợp với chuyển động tay cho bài thi
như: Diễu hành, rack. Lunge, chạy, nâng gối, cách quãng, đá cao.
11


- Lựa chọn các động tác phát triển chung ở 4 tư thế (đứng, ngồi, quỳ,
nằm)
- Sắp xếp các tổ hợp
- Hồn chỉnh bài thi trên giấy.
- Thơng qua thực tế dạy học sinh, tiếp tục chỉnh sửa cho phù hợp
* Yêu cầu chung về các bước cơ bản:

- Khi thực hiện bất kỳ bước nào, phần trên cơ thể phải giữ thẳng.
- Dùng sức ở 2 mức độ:
+ Nhỏ - một chân tiếp xúc với sàn trong mỗi thời điểm
+ Lớn: Cả 2 bàn chân rời sàn
*Quy ước về nhịp:
+ Giữ đều nhịp đếm cho các lần 8 nhịp.
+ Chọn nhạc, đếm nhịp, phân hóa tổ hợp động tác theo nhạc, bao gồm: độ
khó A, B, C, D. Vũ đạo, kết hợp với các động tác của bài thể dục phát triển
chung…
*Lưu ý: Khi dạy động tác cho học sinh: Giáo viên cần phải dạy chậm từng
nhịp, tập chậm, khi học sinh thuộc thì tập nhanh dần, tập tay riêng, chân riêng,
sau đó ghép tay với chân chậm và nhanh dần, khi học sinh thuộc và thực hiện
được tổ hợp 1lx8n thì mới được chuyển động tác mới. Sau đó ghép 2-3 tổ hợp
1lx8n với nhau ở mức độ chậm và nhanh dần… và phải tập nhiều lần 1l x8n để
học sinh thuần thục;
Ví dụ: dạy 1 lần x 8 nhịp vũ đạo di chuyển L. (Hình 1)
Nhịp 1: Đá cao chân trái, tay phải gập trước ngực tay trái ngang sấp.
Nhip 2: Chân chụm tay khép thẳng thân người.
Nhịp 3: Đá cao chân phải, tay trái gập trước ngực tay phải ngang sấp.
Nhịp 4:Chân chụm tay khép thẳng thân người.
Nhịp 5: Chạy trái 2 tay cao vỗ
Nhịp 6: Chạy phải 2 tay cao vỗ
Nhịp 7: Chân Jack 2 tay trước sấp
Nhịp 8: Nghiêm.

Hình 1
b. dạy các động tác độ khó thì phải tách nhịp và tập bổ trợ động tác và trợ
giúp hỗ trợ học sinh.
Ví dụ: Chống đẩy
*Yêu cầu kỹ thuật động tác chống đẩy. (Quan sát hình 2)

12


+ Thân thẳng tromg quá trình thức hiện
co – đẩy tay.
+ Cả bàn tay (lịng bàn tay và các
ngón) tiếp xúc với sàn. Vai vng góc
với sàn.
+ Đầu nằm trên cùng 1 đường thẳng
với xương sống.
+ Khi co tay ngực cách sàn tối thiểu là
10cm. Quan sát hình 2
Hình 2
* Giáo viên dạy cần sửa lỗi sai thường mắc cho học sinh. (Quan sát Hình 3)
+ Thân khơng thẳng trong khi đẩy ta
(Sóng thân) ngực lên trước, hơng lên
sau ( gập hơng)...
+ Khi xuống (co tay) ngực cịn cao q
10cm (so với sàn)
+ Tay khơng vng góc cịn cao q
Hình 3
10cm.
*Cách dạy trình tự tập luyện động tác chống đẩy cho học sinh
- Bài tập đẩy tay vào tường. Quan sát
(Hình 4).
+ Đứng cách tường 40 -50cm.
+ Hai tay chống tường bằng cả bàn tay
+ Co – đẩy tay ( Thân người thẳng).

Hình 4

-Bài tập chống đẩy với ghế băng.
Quan sát (Hình 5).
- Thực hiện chống đẩy (có và
khơng vỗ tay)

-Bài tập chống đẩy với bệ cao.
(Quan sát Hình 6)

Hình 5

13


Hình 6

14


-Bài tập chống sấp gối chạm
sàn (hoặc trên nệm). (Quan sát
Hình 7)

Hình 7
- Bài tập chống đẩy có phụ trọng
và theo nhịp đếm: Nhịp 1: Co
tay; Nhịp 2: Đẩy thẳng tay.
(Quan sát Hình 8)

Hình 8


* Dạy chống đẩy hồn chỉnh
+ Chống đẩy theo nhịp đếm 3 – 4 lần (chậm, vừa, nhanh).
+ Nối thêm một trong 7 bước cơ bản rồi chuyển từ đứng xuống nằm và
thực hiện động tác chống đẩy.
2.3.9. Biện pháp 9: Tổ chức hoạt động aerobic thông qua các hội thi.
Đây là cơ hội để học sinh được tham gia trải nghiệm, thể hiện khả năng
của bản thân từ đó rèn luyện cho trẻ có ý trí phấn đấu hơn nữa ở các cuộc thi
như cấp huyện, cấp tỉnh…
Thông qua các cuộc thi taọ cho các em tính kiên trì, phấn đấu, thấy được
khả năng của mình, của bạn để nổ lực, cố gắng vươn lên thể hiện mình.
Là 1 giáo viên có cơ hội tìm hiểu và được phân công giẩng dạy cho học
sinh tham gia vào các hội thi. Đã nhiều năm liên tục đạt được những giải cao cấp
huyện, cấp tỉnh, cho thấy được sự cố gắng, nỗ lực của các em và đặc biệt là hiệu
quả aerobic mang lại rất cao trong mỗi cuộc thi. Từ đó có thể khẳng định được
aerobic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển tồn diện của học sinh.
- Hình ảnh các cuộc thi Thể dục Aerobic

15


2.4. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy, phù hợp với đối tượng học sinh, thực tiễn nhà trường, địa
phương.
Qua một năm áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
ngoại khóa mơn thể dục Aerobic ở trường tiểu học” tôi thấy rất hiệu quả và đã
đạt kết quả tốt trong giảng dạy, học sinh hiểu bài,tập luyện tốt. Qua hoạt động
ngoại khóa giúp cho các em hình thành thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
nơi công cộng, nếp sống văn minh lành mạnh, tăng cường thêm thể lực, nâng
cao thể chất, phát triển trí tuệ, kỉ năng, kỉ xảo và đặc biệt là bản lĩnh, tự tin khi
tham gia các giải thi đấu.

2.5. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện
pháp.
Kết quả tham gia "Hội khỏe phù đổng lần thứ X " cấp huyện: đạt giải
Nhất toàn đồn. Trong đó: Mơn Aerobic.
Nhóm lớp 1,2,3: đạt giải Nhất: 03/03 nội dung.
Nhóm lớp 4,5: đạt giải Nhất: 02/03 nội dung giải nhì: 01/03 nội dung
Kết quả tham gia "Hội khỏe phù đổng lần thứ X" cấp tỉnh. Trong đó:
Mơn Aerobic.
+ 01/03 nội dung đạt giải Ba (Huy chương đồng).
+ 02/03 nội dung đạt giải KK.
Đồng thời chọn 2 học sinh xuất sắc để tham dự HKPT Toàn quốc tổ chức
lại tại tháng 5 năm 2021 tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng:
Hồn
thành
Chưa
hồn
Hồn thành
Sĩ số
tốt
thành
Lớp
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Nhóm tuổi lớp

16
12
75%
4
25%
0
0
1,2,3
Nhóm tuổi lớp
16
13
81%
3
19%
0
0
4,5
Tổng

32

25

78%

7

22%

0


0

+Hình ảnh minh chứng:
Hình ảnh nhận cờ thi đua của HKPĐ Huyện Quảng Xương lần X năm
2019 Nhất nội dung môn Aerobic.

16


Hình ảnh nhận cờ thi đua của HKPĐ Huyện Quảng Xương lần X năm
2019 nhận cờ thi đua “Nhất Toàn Đồn”

Hình ảnh 11 Học sinh nhận Huy chương đồng nội dung bài thi tự chọn 8
nhóm tuổi 1,2,3 tại HKPĐ Tỉnh Thanh Hóa lần X năm 2019.

3.Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy tốt, học tốt hoạt động ngoại khóa
mơn thể dục Aerobic ở trường tiểu học, những biện pháp có hiệu quả để nâng
cao chất lượng giảng dạy, cũng như hoạt động ngoại khóa mơn thể dục aerobic ở
trường tiểu học mà tơi đã áp dụng. Song ngồi ra theo tơi người thầy phải có
lịng say mê với nghề nghiệp, u thích bộ mơn mình dạy, có tinh thần trách
nhiệm cao, chịu khó học hỏi, dám nghĩ dám làm. Hết lòng thương yêu học sinh.
“Trị học tốt cần có Thầy dạy tốt”.
3.1.1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác dạy học

17



- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết về những kĩ năng cơ bản về bài
thể dục phát triển chung cần thiết thường gặp trong đời sống.
- Các em có tính nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn sức
khỏe của bạn thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỹ luật
góp phần giáo dục đạo đưc lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người
mới.
- Nhằm phát triển thể lực, cơ thể, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện,
hình thành kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao sức khỏe, có sự tác động trực
tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khõe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người
học.
- Tăng thêm hiệu quả các bài tập thể dục về nhiều mặt, kể cả đến tác dụng
thực tế lao động và quốc phịng.
- Có thói quen tổ chức nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị thi đấu thuận lợi.
- Làm cho người tập có cảm xúc tốt, sảng khối, thú vị.
3.1.2. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.
- Trong quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp để uốn nắn sửa
sai cho học sinh khi thực hiện động tác, bạn thân tôi rút ra một số kinh nghiệm
như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ về tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học như: còi, thảm
tập, loa đài,v.v… Dạy học kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ, phối hợp hài hoà
các phương pháp.
- Trong giảng dạy giáo viên sử dụng cán sự lớp một cách linh hoạt, hiệu
quả nhất.
- Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sức khoẻ của từng học sinh,
tôi trực tiếp sửa sai uốn nắn điều chỉnh sai sót kịp thời, để tổ chức cho các em
luyện tập đạt hiệu quả cao nhất.
- Tôi luôn luôn tuyên dương kịp thời những cái đúng, cái hay, cái đẹp của
học sinh.
- Tôi hướng dẫn các em tập ở nhà dần dần hình thành thói quen luyện tập
để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, phẩm chất đạo đức cho các

em, để đất nước ta có một thế hệ trẻ mạnh về thể chất nhưng trong sáng về tâm
hồn có đủ sức khoẻ để tham gia lao động sáng tạo trong các hoạt động khác.
- Sau mỗi tiết dạy tôi đã rút được kinh nghiệm bổ sung những thiếu sót để
tiết sau được hoàn thiện hơn.
- Trong giờ hoạt động, học sinh thể hiện được tính tích cực, tính tự giác,
luyện tập sôi nổi, hào hứng khi tham gia thi đua các bài tập, các em tập rất nhiệt
tình, tính đồng đội của học sinh cũng được nâng lên.
- Các em đã vận dụng được kiến thức học ở trong nhà trường vào cuộc
sống hằng ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội như: đi, đứng, chạy nhảy,
18


di chuyển đội hình kết hợp thực hiện động tác và kết hợp uyển chuyển với nền
nhạc…
Từ những kinh nghiệm trên, tơi thấy học sinh trường Tiểu học Quảng
Bình ngày một ham thích hăng hái và say mê tập luyện thể dục cũng như tham
gia vào các hoạt động đầy nhiệt tình và tự giác hơn, sức khoẻ và tinh thần của
các em tốt hơn. “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng” để góp
phần phát triển đất nước ngày một phồn vinh – văn minh - thịnh vượng.
3.2. Kiến nghị
- Để có điều kiện tập luyện môn thể dục, phát triển tốt về thể chất, tôi có
vài yêu cầu đến cấp trên:
+ Kiến nghị bộ phận thiết bị - đồ dùng dạy học cấp thêm một số đồ dùng
dạy học cho phân môn thể dục như: tranh, ảnh và một số dụng cụ phục vụ trò
chơi như: bóng, cầu, vịng…
+ Tổ chức thường xun phong trào thể dục thể thao để các em tham gia
vui chơi trong năm học để có tinh thần tự tập ở nhà.
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao chất lượng cơng tác hoạt
động ngoại khóa mơn thể dục Aerobic trong trường Tiểu học” là một cố gắng thể
hiện sự đổi mới về tổ chức hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Mong quý

cấp lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp cùng góp ý để tơi hồn thiện sáng kiến
kinh nghiệm này.
Xác nhận của nhà trường
Quảng Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép
nội dung của người khác
Người viết

Phan Thị Linh

19


20



×