Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.74 KB, 22 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN XUÂN NGUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG
ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 2

Người thực hiện : Khuất Thị Thu Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường TH-THCS Nguyễn Xuân Nguyên
SKKN môn : Tiếng Việt

QUẢNG XƯƠNG NĂM 2021


STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2


2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng công tác dạy và học tập đọc lớp 2 trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thuận lợi
Khó khăn
Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy tập đọc cho học sinh
lớp 2.
Biện pháp chung
Một số biện pháp cụ thể
Hiệu quả sau khi thực hiện sáng kiến
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
2

3
3
3

4
4

6
7
17
18
19


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đã xác định : “ Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở
cửa tiến vào tương lai” ( Văn kiện Hội nghị TW4, khóa VII) [ 1] “ con người
được giáo dục tốt và biết cách tự giáo dục là động lực và mục tiêu cảu sự bền
vững đất nước” và “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất, năng lực của cơng dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”( Điều 66, Hiến pháp
Nước CHXHCN Việt Nam 2013) [ 2] . Điều này chứng tỏ trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục và đào tạo rất được coi trọng.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình chung do Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành chung cho cả nước. Cùng với việc thực hiện chương trình, việc
đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi động ở tất cả các môn học, tiết
học. Một trong những mơn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình
tiểu học cũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt.Không chỉ là môn khoa

học như các môn học khác, môn Tiếng Việt cũng là môn học công cụ, là môn
học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kĩ năng: đọc, viết ,
nghe, nói thì học sinh mới có thể học tốt các mơn khác góp phần và phát triển
những năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo
dục phổ thông mới.
Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là
một phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm
việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng
hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học.
Việc đọc giúp các em học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức lên nhiều
lần, giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp như: Yêu
cái thiện, cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác... Từ đây các em biết tìm hiểu, đánh
giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy; Có những
rung động tình cảm và nảy nở nhiều ước mơ tốt đẹp. Do đó, đọc trở thành một
địi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh. Nó là công cụ để học tập các môn
học khác, đồng thời tạo ra hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Nó là điều
kiện để học sinh có khả năng tự học - một khả năng không thể thiếu được của
con người trong thời đại hiện nay. Vì vậy, việc dạy đọc có hiệu quả là một trong
các yêu cầu cần thiết. Nhưng làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hay, phù
hợp với mục tiêu, nội dung bài học ở từng lớp ? Làm sao cho những gì đọc được
tác động vào chính cuộc sống của các em vv... Luôn là những điều trăn trở đối
với mỗi giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học.
Đọc đúng, đọc hay khơng hồn tồn đồng nghĩa với đọc nhanh, đọc to vì
nhiều em đọc xong khơng biết nội dung của đoạn văn, bài thơ mình vừa đọc nói
gì. Đọc đúng, đọc hay nghĩa là ngồi u cầu đọc đúng chữ, rõ ràng, lưu lốt cịn
1


phải đọc diễn cảm - tức là thể hiện được nội dung, sắc thái, cái hay, cái đẹp của
bài tập đọc[3]. Đọc hay, đọc đúng còn thể hiện ở cách lên giọng, hạ giọng, nhấn

giọng, có nhịp độ, cường độ sao cho phù hợp với nội dung của bài văn. Đây thực
sự là một yêu cầu khó đối với học sinh Tiểu học, nhất là đối với đối tượng học
sinh lớp 1, lớp 2, mà giáo viên phải là người tìm ra những giải pháp tốt nhất để
truyền đạt, hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu cho phù hợp với từng đối tượng học
sinh của lớp mình. Tùy vào từng bài, từng thể loại, giáo viên tìm cách khai thác,
hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý tứ, nội dung nghệ thuật của từng đoạn văn
và cả bài để có thể đọc cho đúng.
Đối với học sinh lớp 2, ngoài u cầu đọc trơi chảy tồn bài, học sinh cịn
phải biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. Do đó, ở một số câu
văn, câu thơ dài hoặc câu có những hiện tượng đặc biệt, giáo viên cần hướng
dẫn các em đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung
(tránh kiểu đọc nhát gừng hoặc đọc quá to những tiếng, từ ngữ cần nhấn).
Qua thực tế qua dạy học lớp 2 , tôi nhận thấy rằng: Mặc dù phân môn Tập
đọc đã được chú trọng trong quá trình dạy học của tất cả giáo viên nhưng bên
cạnh những thành cơng cịn gặp khơng ít những khó khăn và hạn chế, nhất là đối
với học sinh ở những vùng nông thôn như trường chúng tôi. Phần lớn học sinh là
con em công nhân, nông dân, khả năng phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp của
các em còn nhiều hạn chế; Các em phát ngơn cịn lẫn lộn, khả năng đọc của các
em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc; Các em đọc còn
chậm (một số em đang phải đánh vần từng tiếng), sai lỗi nhiều về cách phát âm,
ngắt nghỉ hơi, phát âm sai về âm l và n, s/x, iê\...Bên cạnh đó trường chúng tơi
cũng có một số học sinh là con em cán bộ cơng chức có khả năng đọc tương đối
tốt. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tất cả các đối tượng học sinh trong
lớp đều được đọc - đọc được và có khả năng phát triển trong mỗi giờ Tập đọc
(các em học sinh còn chậm không mặc cảm, tự ti, cố gắng vươn lên trong học
tập; Các em đọc tốt không bị “bỏ quên” mà phải được hướng dẫn đọc ở mức độ
cao hơn). Từ những suy nghĩ đó, tơi đã lấy việc tìm hiểu: “Một số biện pháp rèn
đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân

mơn tập đọc nói riêng lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Như vậy,
kỹ năng giao tiếp được đánh giá vô cùng quan trọng song trên thực tế hiện nay
đa số học sinh ở các cấp học nói chung chưa chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Hầu
như các em chỉ chú trọng đến việc học kiến thức (cụ thể là học nghiêng về các
mơn tự nhiên: Tốn, Lý, Hóa …). Chính vì thế nhiều học sinh khi ra cuộc sống
đời thường, mặc dù các em rất giỏi về kiến thức công nghệ, điện tử hiện đại
song khả năng giao tiếp thể hiện chuẩn mực văn hóa thì lại rất non yếu.Thế
ngun nhân này xuất phát từ đâu? Xét một cách toàn diện thì rất nhiều nguyên
nhân, song đi vào nguyên nhân cụ thể thì nguyên nhân chủ yếu ta cũng dễ dàng
2


nhận thấy đó là việc học sinh rất ngại học mơn Tiếng Việt, đó cũng là ngun
nhân vơ cùng bức xúc mà địi hỏi những người làm cơng tác giáo dục, đặc biệt là
người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải trăn trở, băn khoăn tìm cách tháo gỡ
tình trạng này. Trong phạm vi có hạn của một người giáo viên Tiểu học, tơi thiết
nghĩ: Một con người dù có trưởng thành đến đâu thì cũng phải qua một bước
ngoặt lớn của cuộc đời đó là mái trường Tiểu học. Như vậy, giáo dục Tiểu học là
nền tảng quan trọng xuyên suốt cuộc đời một con người. Thế thì ta lại càng
chứng tỏ rằng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phải lấy nền tảng từ khi
học sinh học ở cấp Tiểu học. Vậy mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
+ Tìm ra giải pháp và hướng đi giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng
bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. Từ
đó các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một văn bản, nhằm nâng cao hiệu
quả dạy và học Tập đọc nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung để góp phần vào
việc rèn kỹ năng giao tiếp văn hóa, nền tảng của việc đào tạo con người phát
triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong thời đại mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2C- Trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

+ Thu thập tài liệu, đọc sách và các tài liệu tham khảo.
+ Tổ chức dạy thực nghiệm.
+ Sử dụng các phương pháp khác: Phân tích ngơn ngữ, so sánh đối chiếu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Phân mơn Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học nói
chung.Tập đọc là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh
công cụ (năng lực đọc, nghe, nói, viết). Từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh
lấy kho tàng tri thức của loài người. Quá trình dạy học gồm hai mặt có quan hệ
mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và
chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là khách thể của hoạt động dạy nhưng lại là chủ
thể chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ
chức.
Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến
hành các hoạt đông học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động
cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tâp, mỗi học sinh tự hình thành và
phát triển nhân cách của mình mà khơng ai có thể thay thế được.
Vì vậy dạy và học tốt mơn Tập đọc, giúp học sinh có vốn ngôn ngữ chuẩn
mực để tiếp thu tri thức khoa học và khi giao tiếp các em sẽ tự tin hơn. Học sinh
được trang bị kĩ năng đọc tốt, học sinh sẽ ham thích tìm hiểu, biết bộc lộ cảm
xúc, tình cảm một cách đúng mực trong cuốc sống, ngồi ra các em có thêm vốn
3


ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Học tốt môn Tập đọc sẽ tạo điều kiện cho các em
bước vào lĩnh vực khoa học một cách vững chắc.
2.2. Thực trạng công tác dạy và học tập đọc lớp 2 trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi

* Nhà trường: - Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương,
của hội phụ huynh học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo ln chỉ đạo sát
sao việc dạy học của giáo viên và học sinh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường đảm bảo cho công
tác dạy học tương đối thuận lợi.
* Giáo viên: Đội ngũ giáo viên trong trường đều đạt trình độ trên chuẩn,
ln nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ .
* Về học sinh: Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C
là lớp học có nhiều thuận lợi: Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn
lên trong học tập.
2.2.2. Khó khăn
Ngơi trường nơi tơi đang giảng dạy là một trường thuộc vùng nông thôn
nghèo. Phần lớn phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nhà gửi con em mình cho ơng
bà chăm sóc, phó mặc con cái cho nhà trường . Một số ít gia đình có quan tâm
đến con cái thì lại khơng biết cách dạy hoặc do học sinh không chịu học. Điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đọc của học sinh nói riêng, chất
lượng giáo dục của trường nói chung. Qua trị chuyện, trao đổi với giáo viên và
học sinh, qua quan sát một số giờ dạy phân môn Tập đọc của giáo viên, tôi nhận
thấy rằng: Khả năng đọc của học sinh lớp 2 còn yếu, chủ yếu mới chỉ đạt được ở
mức độ biết đọc nhưng chưa đảm bảo được yêu cầu về tốc độ, âm lượng đọc,
chưa ngắt nghỉ hơi hợp lí và cịn đọc sai lỗi chính tả tương đối nhiều; thậm chí
cịn một số học sinh đang phải đánh vần ; khả năng đọc trôi chảy thể hiện giọng
đọc phù hợp với nội dung bài đọc (đọc diễn cảm) còn rất hạn chế và chưa được
giáo viên chú trọng đúng mức.
Sau khi khảo sát thực trạng, tôi tiến hành phân tích, thâm nhập thực tế cuộc
sống của các em và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên là:
* Lớp tôi, Phần lớn phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của
con cái, phó mặc mọi việc cho nhà trường. Thời gian học của các em chủ yếu
chỉ ở trường, còn ở nhà gần như là khơng có, nhiều em rất rụt rè trong giao tiếp

với mọi người xung quanh nên khả năng phát triển ngôn ngữ tiếng Việt của các
em rất hạn chế.
* Một số học sinh mắc các lỗi trong khi phát âm cũng nói lên rằng, bản
thân giáo viên và học sinh chưa thường xuyên, tự giác rèn luyện cho đúng so với
chuẩn chính âm.
4


* Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt
được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - Học thuộc lòng. Nhiều
giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng
thanh, mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân,
còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc - học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa phải
kết hợp rèn trí nhớ, ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu, nhiều giáo viên cố tình
bỏ qn đối tượng này, coi như khơng có các em trong lớp.
* Một thực tế cho thấy, khả năng đọc diễn cảm của nhiều giáo viên còn hạn
chế do ảnh hưởng của phương ngữ nên việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho
học sinh là một vấn đề khó. Trong khi đó, thời gian dành cho phần luyện đọc
diễn cảm trong một tiết Tập đọc ít, khơng đủ để giáo viên hướng dẫn cụ thể cho
từng đối tượng học sinh luyện đọc, học sinh chưa thẩm thấu hết được yêu cầu, ý
nghĩa của việc đọc diễn cảm (từ ngữ, câu, đoạn, bài) trong một bài văn cụ thể;
Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm trong các tài liệu tham khảo (như sách
giáo viên) chưa thật cụ thể, rõ ràng cho từng thể loại văn học, chưa phù hợp với
học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau, chưa nêu yêu cầu cụ thể cần đạt được và
các biện pháp tiến hành rèn đọc diễn cảm...
Mặt khác, công việc chuẩn bị cho phần luyện đọc diễn cảm trong một giờ
Tập đọc khá cơng phu như: Phải có bảng phụ viết sẵn đoạn văn, đoạn thơ cần
luyện đọc, bút dạ, phấn màu, bút chì, hoặc ti vi thơng minh, máy tính .. nên giáo
viên thường có tư tưởng “ngại” vì mất nhiều thời gian, đa số giáo viên chỉ chuẩn
bị đầy đủ đồ dùng dạy học ở các tiết học có người dự giờ cịn lại thì thực hiện

“dạy chay” nội dung này.
Năm học 2020 - 2021, tôi được phân cơng chủ nhiệm lớp 2C có 38 học
sinh,trong đó: Nữ 23 em, nam 15 em.
Sau một thời gian giảng dạy (từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 09 năm 2020)
tôi đã theo dõi, thống kê và thu được kết quả như sau:
- Chất lượng đọc của học sinh lớp tôi đạt chưa cao phần lớn chưa đảm bảo
các yêu cầu về tốc độ và âm lượng, đặc biệt có tới 8/38 em đọc còn ê a
ngắc ngứ, sai lỗi nhiều, một số tiếng khó đang phải đánh vần. Trong lớp, chỉ có
một vài em biết đọc rõ lời nhân vật, phân biệt lời kể với lời nhân vật và bước
đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Khi đọc các em còn mắc phải rất nhiều lỗi, cụ thể như:
* Lỗi về phát âm:
+ Có 8/38 học sinh phát âm lẫn các tiếng có phụ âm đầu: tr/t; l/n, tr|ch, s\x
Ví dụ: trường (đọc là tường), cá sấu đọc là cá xấu,…
+ Có 10/38 học sinh phát âm nguyên âm đôi “uô” thành “u”; “ươ” thành
“ư”; “iê” thành “i”; dấu ngã thành dấu hỏi.
Ví dụ: “quả chuối” - đọc thành “quả chúi”; “nấu rượu”- đọc thành “nấu
rựu”; “hiểu biết” - đọc thành “hỉu bít”; “ngẫm nghĩ” - đọc thành “ngẩm nghỉ”...
5


* Lỗi dùng tiếng địa phương: chổi\ chủi, sân\sưn, nhất\nhứt, mùa xuân\mùa
xưn….
* Lỗi về cách ngắt nghỉ hơi:
Phần lớn học sinh chưa biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các
cụm từ.
Từ kết quả theo dõi, kiểm tra học sinh đọc, tơi đã lượng hóa được khả năng
đọc của học sinh lớp tơi (tính đến thời điểm giữa tháng 09 năm 2020) thể hiện
trong bảng sau:
Học sinh

Sĩ số
HT Tốt
Hồn thành
Chưa HT
có năng khiếu đọc
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
38
3
7,8%
8
21%
19
50,2%
8
21%
Mỗi mức độ đọc cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
* Học sinh có năng khiếu đọc: Học sinh đọc trơn bài đọc với tốc độ khoảng
35 tiếng/ 1 phút, phát âm đúng, rõ lời, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa
các cụm từ, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc.
* HT tốt: Học sinh đọc trơn bài đọc với tốc độ khoảng 30- 35 tiếng/ 1 phút,
phát âm đúng, rõ lời; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ;
bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc.
* Hoàn thành: Học sinh đọc trơn bài đọc với tốc độ khoảng 25 - 30 tiếng/1

phút, ít sai lỗi chính tả, biết đọc ngắt giọng chỗ dấu chấm, dấu phẩy.
* Chưa hoàn thành (mức độ đọc còn ê a ngắc ngứ): Số học sinh này đọc
phải đánh vần khi gặp tiếng có vần khó, thậm chí có một số tiếng, học sinh
khơng nhớ phụ âm đầu nên không ghép được tiếng.
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy tập đọc cho học sinh lớp 2
Từ thực trạng dạy học như đã nêu trên, tôi đã đưa ra những giải pháp thực
hiện nhằm nâng hiệu quả đọc cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp như
sau:
2.3.1. Biện pháp chung
Nắm bắt được khả năng đọc, cũng như hồn cảnh gia đình của từng học sinh
dể có biện pháp phối hợp trong q trình dạy học.
1.Việc biết được khả năng đọc của từng học sinh, thường xuyên liên lạc,
trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học tập của các em giúp giáo viên có
được thơng tin ngược để điều chỉnh q trình dạy học cho phù hợp và có hiệu
quả hơn. Đồng thời, biết thông cảm và chia sẻ với những học sinh có hồn cảnh
khó khăn, giúp các em xóa bỏ được mặc cảm và biết vươn lên trong học tập.
2.Giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu bài dạy, vận dụng linh hoạt các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Vì Tập đọc là một môn học thực hành nên giáo viên cần biết cách phối hợp
các phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong hoạt động luyện đọc, tổ chức cho học sinh tự đọc theo nhiều hình
6


thức khác nhau: Cá nhân, đồng thanh ( theo nhóm, bàn, tổ, cả lớp); Phải đảm
bảo cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia đọc bài từ 2 - 3 lần trở lên.
3. Tổ chức sửa lỗi cho học sinh một cách thường xuyên, có hiệu quả trong
tất cả các giờ học. Giáo viên cần tạo cho học sinh ý thức thường xuyên luyện
đọc, sửa lỗi của mình.
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả đọc của học sinh một cách sáng tạo. Việc

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm nhằm điều chỉnh
các phương pháp, biện pháp dạy học cho phù hợp và có hiệu quả hơn, nhất là
với phân mơn Tập đọc.
2.3.2. Một số biện pháp cụ thể để rèn đọc cho học sinh lớp 2 như sau
*Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả đọc của từng
học sinh trong lớp, ghi lại tất cả những lỗi mà các em còn mắc phải trong khi
đọc vào sổ cá nhân. Đồng thời, tiến hành thăm hỏi và tìm hiểu hồn cảnh gia
đình của mỗi học sinh. Trên cơ sở đó, phân loại đối tượng học sinh theo từng
nhóm, tìm hiểu đúng ngun nhân để áp dụng các biện pháp dạy học cho phù
hợp.
Khi nắm được nguyên nhân mắc lỗi của từng nhóm đối tượng học sinh, tơi
lên kế hoạch dạy học cụ thể cho từng đối tượng về nội dung, phương pháp... Tổ
chức họp phụ huynh học sinh để thơng báo tình hình học tập của từng học sinh,
đồng thời cùng nhau trao đổi để tìm ra những biện pháp phối hợp trong quá trình
dạy học và giáo dục học sinh. Động viên phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện
giúp đỡ con cái mình học tập khi ở nhà. Những phụ huynh không đi họp tôi đã
trực tiếp đến từng nhà để gặp gỡ, trao đổi, giải thích cho họ hiểu được tầm quan
trọng của việc đầu tư, tạo điều kiện cho con cái mình học tập. Ngoài việc trực
tiếp gặp gỡ để trao đổi với phụ huynh học sịnh, tơi cịn thơng báo kết quả học
tập của các em qua sổ liên lạc điện tử và yêu cầu phụ huynh phải kiểm tra cụ thể
về việc học tập của các em ở nhà.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị nội dung bài học
Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên
trong q trình giảng dạy, nhất là với phân mơn Tập đọc. Do vậy, tôi đã thực
hiện một cách nghiêm túc theo trình tự:
- Đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Trả lời
được các câu hỏi trong bài bởi chính những câu hỏi này sẽ giúp cho tơi xác định
được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài tập đọc.
Căn cứ vào đối tượng học sinh của lớp mình, tôi lường trước những lỗi mà

học sinh lớp tôi thường mắc phải (những tiếng khó, những từ phát âm dễ lẫn,
những chỗ ngắt nhịp ở các câu dài, những từ ngữ cần nhấn giọng ...) để chủ
động trong việc hướng dẫn cho học sinh luyện đọc .
- Trên cơ sở tìm hiểu kĩ nội dung bài tập đọc, tơi lên kế hoạch bài dạy trên
lớp theo từng bước cụ thể. Dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa
7


chọn, bổ sung, có thể chẻ nhỏ ra hoặc gợi ý học sinh phát biểu thêm để giảng từ,
khắc sâu kiến thức cho học sinh. Từ hiểu sâu được nội dung bài đọc các em sẽ
đọc đúng, đọc hay được bài tập đọc.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy
mà lâu nay giáo viên thường bỏ qua, chỉ chú trọng thực hiện khi có người đến
dự giờ, thăm lớp. Đồ dùng dạy học của tiết Tập đọc có thể là tranh ảnh hoặc sưu
tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ... để hỗ trợ thêm cho bài giảng được phong phú
(có thể yêu cầu học sinh cùng tham gia sưu tầm nhưng cần phải dặn dò học sinh
chuẩn bị từ cuối bài học trước). Cũng rất may mắn với lớp tôi năm học này là
chúng tơi đã có tivi phục vụ cho các tiết dạy nên việc chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu,
video liên quan đến các tiết học tôi chuẩn bị rất chu đáo ở các tiết dạy trình
chiếu. Trong kế hoạch bài học, tôi đã thể hiện rõ: đồ dùng đưa ra vào lúc nào,
khai thác nội dung gì của bài học ? Đặc biệt, phải sử dụng tranh minh họa trong
SGK và đồ dùng dạy học một cách thiết thực, có hiệu quả nhất.
Song song với việc chuẩn bị của giáo viên, ngay từ đầu năm học, tôi đã
hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài tập đọc để hình thành phương pháp học
bộ mơn này: [ 5]
+ Bước 1: Đọc thầm bài tập đọc 1lần để làm quen mặt chữ, có cảm nhận
ban đầu về bài văn.
+ Bước 2: Đọc thành tiếng 2 lần, lần 1 đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu
(biết nghỉ hơi ở dấu câu của bài tập đọc); lần 2 đọc nâng cao hơn.
+ Bước 3: Đọc kĩ phần chú giải. Hỏi người thân những từ chưa hiểu nghĩa.

+ Bước 4: Tập trả lời các câu hỏi dưới bài tập đọc
+ Bước 5: Đọc thành tiếng toàn bài, tập thể hiện giọng đọc cho phù hợp với
nội dung của bài tập đọc.
+ Bước 6: Chuẩn bị những đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên ở
cuối bài học trước.
* Biện pháp 3: Thực hiện dạy đúng quy trình, vận dụng các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn
Khi lên lớp, tôi tuân thủ đúng quy trình của tiết dạy Tập đọc. Vì Tập đọc là
một môn học thực hành nên tôi thường sử dụng các phương pháp (Làm mẫu,
quan sát, thực hành...). Với các hình thức dạy học (cá nhân, nhóm, đồng loạt)
trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh. [ 5]Tuy nhiên, tùy thuộc
vào từng đối tượng học sinh tôi yêu cầu các em đọc bài cho phù hợp.
Trước khi hướng dẫn học sinh luyện đọc, tôi đọc mẫu toàn bài một lần với
yêu cầu: Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm
để diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài
tập đọc. Việc đọc mẫu như vậy nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và
tâm thế học đọc cho học sinh. Sau đó, hướng dẫn các em đọc đúng các tiếng, từ
khó, phát âm dễ lẫn, biết cách ngắt nghỉ hơi hợp lí chỗ các dấu câu và giữa các
cụm từ. Giáo viên có thể đọc mẫu từ, cụm từ khi sửa lỗi phát âm và rèn cách
8


đọc cho học sinh; đọc mẫu câu, đoạn khi hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình
huống” để học sinh nhận xét. Biện pháp đọc mẫu có thể do học sinh thực hiện
nhằm giúp bạn sửa sai hoặc phát triển cho học sinh khá giỏi.
* Biện pháp 4: Tổ chức sửa lỗi cho học sinh
Để giúp học sinh có khả năng đọc đúng trước hết phải phát hiện các lỗi mà
học sinh lớp mình cịn mắc phải, ghi lên bảng và hướng dẫn em đó sửa ngay
bằng nhiều cách khác nhau tùy theo đối tượng học sinh hoặc những lỗi mà em
mắc phải.

* Sửa lỗi phát âm:
+ Khi phát hiện học sinh đọc sai tiếng, từ nào tôi yêu cầu học sinh tự sửa
ngay, nếu vẫn chưa đúng tôi cho một học sinh khá đọc mẫu (hoặc bản thân đọc
mẫu) để các em đọc theo.
+ Sửa những lỗi sai do ảnh hưởng của phương ngữ (tr/t; s/x; l/n; ?/~; uô/u;
ươ/ư; iê/i;) tơi giúp các em biết được các lỗi mà mình thường mắc phải để có ý
thức luyện tập thường xuyên (không chỉ trong giờ tập đọc mà trong tất cả các
giờ học khác, không chỉ khi đọc mà cả ở khi nói và viết, cả ở trường và khi ở
nhà).Đồng thời giúp các em chủ động sửa những lỗi mà mình hay mắc phải, tơi
đã hướng dẫn các em bằng cách: Khi chuẩn bị bài, dùng bút chì gạch chân dưới
những từ mà mình đọc hay sai, khi đọc bài gặp những từ đó thì đọc chậm lại và
cố gắng phát âm cho đúng.
Ngồi ra, tơi cịn tổ chức cho học sinh chơi các trị chơi tìm tiếng có chứa cặp
phụ âm, vần dễ lẫn hoặc dùng tranh ảnh, vật thật minh họa cho những cặp từ đó.
Ví dụ 1: Tìm cặp từ chứa tiếng có phụ âm s/x : [7].
chim sẻ - xẻ gỗ; cây si - xi măng; xung phong - cây sung; cá sấu - xấu xí...
Ví dụ 2: Phân biệt tr/t : [7].
Giúp học sinh đọc đúng cặp từ: trường/tường, tranh/tanh; trâu/tâu; trời/
tời… bằng cách hướng dẫn học sinh khi đọc các tiếng có âm tr, phần lưỡi phải
cong lên chứ không được để lưỡi thẳng thì phát âm mới chuẩn được. Gặp phải
những trường hợp học sinh mắc lỗi này, sửa sai được cho các em quả là vơ cùng
khó khăn. Tơi đã phải bỏ khơng ít lượng thời gian trong tiết Tập đọc để luyện
cho đối tượng học sinh này phát âm đúng. Ngoài ra tơi cịn luyện thêm cho các
em phân biệt tr/t trong tiết luyện Chính tả và kể cả trong các môn học khác và
trong giao tiếp hàng ngày với các em.
+ Để sửa lỗi cho những học sinh phát âm sai các cặp phụ âm l/n, tôi đã thực
hiện như sau: Phát âm mẫu chậm, tròn vành, rõ tiếng, miệng hướng về phía học
sinh để các em nhìn thấy rõ, đồng thời hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng thao tác cụ
thể như cách lấy hơi, điểm đặt đầu lưỡi, cách bật hơi, độ mở của miệng, chỉ cho
học sinh thấy điểm khác nhau khi phát âm cặp tiếng đó. Học sinh quan sát sau

đó thực hành phát âm lại nhiều lần.
+ Tổ chức cho học sinh tự sửa lỗi theo nhóm: Những học sinh có chung lỗi
sai giống nhau xếp vào một nhóm (mỗi nhóm 3 - 5 học sinh, tùy theo nội dung
9


từng bài), tôi đưa ra những bài tập dạng lỗi chung của nhóm để các em tự giúp
nhau sửa lỗi. Hình thức này tơi thường tổ chức trong các buổi dạy phụ đạo thêm
cho học sinh hoặc hướng dẫn để học sinh tự chơi ngồi giờ học chính khóa, đặc
biệt là trong các giờ học phân mơn Chính tả (phần làm bài tập chính tả).
+ Ở lớp cũng như ở nhà tôi tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên
kèm cặp, giúp đỡ các bạn đọc yếu.
Ví dụ 3: Hướng dẫn HS đọc đúng tiếng có chứa thanh hỏi và có chứa thanh
ngã: Trước hết, giáo viên phải đọc chính xác, sau đó hướng dẫn HS lắng nghe để
tìm ra sự khác nhau về âm thanh của tiếng có chứa thanh hỏi với tiếng có chứa
thanh ngã bằng cách đưa ra một cặp từ:
Ví dụ: lẻ (loi)/ (lặng) lẽ; (se) sẽ/ (chia) sẻ; (nông) nổi/nỗi (niềm). [7].
Trên cơ sở đó, hướng cho học sinh phát hiện tiếng có chứa thanh ngã phát âm ra
nhẹ hơn, âm thanh vang hơn. Luyện cho học sinh phát có chứa thanh ngã đứng
riêng (như Ví dụ trên) sau đó mới luyện cho học sinh phát âm hai tiếng có chứa
thanh hỏi và thanh ngã đứng liền nhau.
Ví dụ: Luyện đọc (lơng) vũ trước sau đó luyện đọc cổ vũ sau, luyện đọc võ
sĩ trước rồi mới luyện đọc dũng cảm sau.
Ví dụ 4: Hướng dẫn HS phân biệt tiếng có ngun âm đơi và tiếng có chứa
nguyên âm đơn.
Đối với những trường hợp học sinh phát âm sai tiếng có ngun âm đơi iê,
ươ, , với tiếng có ngun âm đơn. Giáo viên phải đọc mẫu và hướng dẫn học
sinh lắng nghe xem khi giáo viên đọc, trọng tâm của tiếng rơi vào “i” hay “ê”
hay rơi vào cả ‘i’ và “ê” …
Ví dụ: tiên (phong), (con) kiến (quả) chuối, bước (chân)… khi giáo viên

đọc mẫu, HS phải phát hiện được: Nếu nhấn giọng vào “i” sẽ đọc thành “tin’’,
nhấn giọng vào “u” sẽ đọc thành “chúi”, nhấn giọng vào ‘‘ư’’ sẽ đọc thành bức”
… nhưng ngược lại nếu đọc nhấn giọng vào các âm đứng sau thì phát âm cũng
sẽ sai. [8]
Ví dụ: Nhấn vào “ê’ sẽ đọc thành “tên”, nhấn giọng vào “ô” sẽ đọc thành
“chối’’. Như vậy khi đọc trọng tâm phải rơi vào cả “iê”, “”, “ơ” thì mới đọc
đúng các tiếng có chứa ngun âm đơi. [8]
Một điều lưu ý nữa, khi hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng có chứa ngun
âm đơi, giáo viên phải nói rằng: Khi đọc tiếng có ngun âm đơi, độ mở của
miệng rộng hơn tiếng có nguyên âm đơn ở phần vần. Tôi thiết nghĩ rằng, đối với
đối tượng học sinh lớp 2, vì bản thân các em vừa mới học xong phần vần, phần
tiếng, ghép âm vần để tạo thành tiếng, nếu giáo viên chúng ta chịu khó, nhiệt
tình trong việc luyện phát âm cho các em ngay từ khi các em đang còn ở giai
đoạn trứng nước của việc rèn đọc đúng và chỉ khi các em đã hiểu rõ được bản
chất vấn đề thì dù cho các em có thói quen phương ngữ thế nào các em vẫn có
thể khắc phục được lỗi sai.
10


Như vậy, rõ ràng là giáo viên phải kiên trì luyện cho các em đúng cách, cho
các em luyện đọc nhiều, lấy nhiều ví dụ có liên quan, so sánh sự khác biệt về âm
thanh, về nghĩa của các tiếng đó… thì chắc chắn việc rèn đọc đúng các tiếng có
chứa thanh hỏi, thanh ngã và các tiếng có chứa nguyên âm đôi sẽ đạt kết quả cao.
*Sửa lỗi ngắt nghỉ hơi
Để học sinh đọc được toàn bài, trước hết tôi hướng dẫn học sinh đọc đúng
các câu trong bài: Ngồi u cầu đọc đúng, rõ ràng từng tiếng cịn phải biết ngắt,
nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ, biết đọc nhấn giọng ở những từ
ngữ gợi tả, gợi cảm - nghỉ ít hơn ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, phải
ngắt nghỉ hơi, đọc nhấn giọng một cách tự nhiên (tránh đọc kiểu nhát gừng hoặc
đọc quá to những tiếng cần nhấn). Việc làm này tôi đã thực hiện thường xuyên

trong tất cả các giờ Tập đọc với mức độ nâng dần từ thấp đến cao theo từng
dạng bài .
a. Khi đọc các bài văn xuôi: Chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ
đoạn, nên khi đọc phải dựa vào nghĩa của các tiếng, các từ để ngắt hơi cho đúng,
khơng được tách từ ra thành hai phần. Vì thế, trước khi dạy một bài tập đọc cụ
thể, giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định
điểm cần luyện ngắt giọng.
Ví dụ: Cơ xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm
giọng hỏi: “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?” [4]
(Bài: Người mẹ hiền, Tiếng Việt 2- Tập 1, trang 63)
+ Dự kiến lỗi sai của học sinh:
Cô xoa đầu/ Nam và gọi Minh/ đang thập thò ở cửa lớp vào,/nghiêm giọng
hỏi:/ “ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? ”//
+ Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng:
Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào/nghiêm
giọng hỏi:// “ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa khơng ? ”//
b. Khi đọc một bài thơ: Cách hướng dẫn học sinh luyện đọc cũng giống như đọc
bài văn xuôi. Tuy nhiên, học sinh lớp tôi thường học thuộc các bài thơ trước khi
học ở lớp, do đó các em thường đọc nhanh, ngắt nghỉ hơi khơng hợp lí nên khi
dạy tơi thường chỉ cho học sinh thấy cách ngắt nhịp ở từng câu thơ và nghỉ hơi
sau mỗi khổ thơ. Giáo viên (hoặc một học sinh khá giỏi) đọc mẫu rồi yêu cầu
học sinh luyện đọc.
Ví dụ:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
...Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. [4]
(Bài : Mẹ, Tiếng Việt 2- Tập1, trang101)
+ Dự kiến lỗi sai của học sinh:
Lặng rồi cả/ tiếng con ve

11


Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi./
...Những ngơi/ sao thức/ ngồi kia
Chẳng bằng/ mẹ đã/ thức vì/chúng con.//
+ Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng
Lặng rồi/ cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.//
...Những ngơi sao/ thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
c. Khi đọc các bài thuộc thể loại văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự
thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách...): Cần hướng dẫn học
sinh đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lý sau từng cột, từng dòng. Với
dạng bài tập đọc này tôi thường đọc mẫu cho học sinh, chỉ rõ chỗ cần ngắt nghỉ
hơi rồi mới yêu cầu học sinh luyện đọc.
* Biện pháp 5: Tổ chức luyện đọc lại cho học sinh
Sau khi học sinh đã được hướng dẫn đọc đúng, tìm hiểu nội dung bài đọc
tơi tổ chức cho các em luyện đọc ở mức cao hơn tùy thuộc vào khả năng của
từng học sinh, cụ thể như sau:
- Đối tượng học sinh đọc cịn chậm: Tơi yêu cầu các em đọc lại một đoạn,
thậm chí chỉ 1 - 2 câu trong bài, cố gắng đọc đúng từng tiếng, bước đầu tập ngắt
nghỉ giọng ở các dấu câu.
- Đối tượng học sinh đọc trung bình: Tơi u cầu các em đọc lại toàn bài,
cố gắng nâng dần tốc độ đọc, ngắt nghỉ hơi đúng và tập nhấn giọng ở những từ
ngữ.
- Đối tượng học sinh đọc lưu loát: Tùy vào nội dung, thể loại của từng bài
tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh từng bước tập đọc bài theo các yêu cầu sau:
* Thể hiện sắc thái giọng đọc: [9]
- Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.

- Thể hiện được những sắc thái tình cảm đa dạng của con người như: Buồn,
yêu, ghét, lo lắng, hờn giận, khinh bỉ, hóm hỉnh, phẫn nộ... ở mỗi câu, mỗi đoạn
hay toàn bài phù hợp với nội dung bài đọc đó.
Ví dụ 1: Bài thơ :Cái trống trường em ( Tiếng Việt 2- Tập 1, trang 45),
khi đọc cần bộc lộ sự gắn bó, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của các bạn học
sinh với cái trống trường thân thương:
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Gọi vang tưng bừng.
12


Ở khổ thơ 1, sắc thái giọng đọc cần thể hiện sự chờ đợi của cái trống trong
mùa hè; đọc nhấn giọng: suốt, ngẫm nghĩ. Ở khổ thơ 2, cần đọc giọng sôi nổi,
dồn dập, diễn tả tiếng trống vui náo nức trong ngày khai giảng... Tùng! Tùng!
Tùng! Tùng! (ngắt nhịp 1/1/1/1 hoặc 2/2).
Ví dụ 2: Bài: Quả tim khỉ (Tiếng Việt 2- Tập 2, trang 50 )
+ Giọng người kể chuyện:
Đoạn 1: “Từ đầu... ăn những hoa quả mà khỉ hái cho”, đọc với giọng vui
vẻ.
Đoạn 2: “Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ..... tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của
bạn”, đọc với giọng hồi hộp.
Đoạn 3; 4: Phần còn lại, đọc với giọng hả hê.
+ Giọng Khỉ: Chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu bình tĩnh,
bình tĩnh, khơn ngoan khi nói với Cá Sấu giữa sông, phẫn nộ khi mắng Cá

Sấu.
+ Giọng Cá Sấu: giả dối.
* Thể hiện nhịp điệu đọc [9]
Khi đọc cần thay đổi nhịp điệu: Lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương phù
hợp với nội dung bài đọc.
Ví dụ: Bài :Ơng Mạnh thắng Thần Gió ( Tiếng Việt 2- Tập2, trang 13)
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi.
+ Đoạn 2; 3; 4: Đọc với giọng nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự
ngạo nghễ của Thần Gió, sự tức giận của ông Mạnh (đoạn 1), những từ ngữ thể
hiện sự quyết tâm chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh, sự điềm tĩnh, kiên quyết
của ông trước thái độ tức tối của Thần Gió (đoạn 3; 4).
+ Đoạn 5: Đọc với nhịp kể chậm rãi thanh bình để thể hiện sự hịa thuận
giữa ơng Mạnh và Thần Gió.
* Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ:
[9]
Tôi giúp học sinh hiểu: Đọc chậm quá, nhanh quá hoặc đọc liến thoắng đều
làm cho người nghe khó theo dõi, khơng hiểu đúng và đầy đủ nội dung của bài
đọc. Âm lượng đọc (độ to nhỏ của giọng đọc) phải phù hợp không nhỏ quá hoặc
to quá. Vì thế cần hướng dẫn học sinh điều chỉnh âm lượng đọc ở từng từ ngữ,
câu, đoạn, bài cho phù hợp với nội dung bài học và ẩn ý của tác giả được gửi
gắm sâu kín sau lớp vỏ ngơn từ.
Ví dụ : Nhưng kìa/con voi quặp chặt vịi vào đầu xe/và co mình lơi mạnh
chiếc xe qua vũng lầy//. Lơi xong/nó huơ vịi về phía lùm cây/rồi lững thững đi
theo hướng bản Tun//.
(Bài: Voi nhà - Tiếng Việt 2- Tập 2,trang 56 )
Cần đọc nhấn giọng vào những từ gạch chân nhằm thể hiện sự hồi hộp chờ
đợi phản ứng của voi, vui mừng khi thấy voi khơng đập tan xe mà cịn giúp
kéo xe qua vũng lầy.
13



* Thể hiện giọng đọc lên cao hay xuống thấp:
Ví dụ: Khi đọc đoạn văn sau cần hướng dẫn học sinh lên giọng ở câu hỏi,
thể hiện giọng Gà Rừng khiêm tốn, giọng Chồn sự hợm hĩnh, khoe khoang:
Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:
- Cậu có bao nhiêu trí khơn ?
- Mình chỉ có một thơi.
- Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
(Bài: Một trí khơn hơn trăm trí khơn, Tiếng Việt 2- Tập 2, trang31 )
*Thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc: [9]
Khi cần thiết nếu biết thể hiện nét mặt, điệu bộ một cách tự nhiên, phù hợp
với nội dung văn bản thì sẽ góp phần tạo nên sự truyền cảm đối với người nghe.
Ví dụ: Khi đọc đoạn văn sau cần thể hiện giọng đọc, nét mặt khi thì hồi
hộp, lo sợ (nói về Gà Rừng và Chồn) khi thì mừng rỡ (nói về người thợ săn):
Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng
người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ơng reo lên: “Có mà trốn đằng trời !”
( Bài: Một trí khơn hơn trăm trí khơn, Tiếng Việt 2- Tập 2)
* Biện pháp 6: Kết hợp nhịp nhàng các phương pháp luyện đọc
Tùy từng nội dung bài mà giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách
đọc diễn cảm sao cho phù hợp. Đối với những bài văn xi, truyện kể có thể áp
dụng phương pháp luyện đọc tiếp sức, phân vai …[ 6]
Ví dụ: Khi dạy bài :“Người làm đồ chơi” (sách Tiếng Việt 2 tập 2B trang
133), tôi tổ chức cho học sinh thi đọc phân vai:
- Vai bác Nhân: giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
- Vai tơi: Giọng tình cảm,bối rối,rồi lại quả quyết, dứt khoát.
Đối với những bài thơ có thể cho các em luyên đọc diễn cảm dưới các hình
thức trị chơi truyền điện, thả thơ, cắm cờ… làm như vậy sẽ kích thích các em
hứng thú học tập.
* Biện pháp 7: Áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
theo hướng phát huy năng lực của học sinh.

a) Kĩ thuật khăn trải bàn [10] :
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc câu, giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn.Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4,giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm cách
ngắt nghỉ , nhấn giọng các từ ngữ trong các câu văn dài.Các thành viên trong
nhóm ghi nhanh ý kiến của cá nhân mình vào ơ của mình trên phiếu thảo luận
nhóm. Sau đó ý tổng hợp được ghi ở giữa phiếu.Nhóm trưởng sẽ nêu ý chung
của cả nhóm , các nhóm khác bổ sung và giáo viên sẽ chốt lại cách ngắt nghỉ
đúng cho từng câu.
Ví dụ: Cơ xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm
giọng hỏi: “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?”
(Bài :Người mẹ hiền, Tiếng Việt 2- Tập 1, trang 63)
+ Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng:
14


Cơ xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thị ở cửa lớp vào/nghiêm giọng
hỏi:// “ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa khơng ? ”//

Các em học sinh thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn trải bàn.
b) Kĩ thuật tia chớp [10]:
Sử dụng kĩ thuật dạy học tia chớp tron rèn đọc cho học sinh tôi cũng thấy
rất hiệu quả thông qua việc các thành viên lần lượt nêu các ý kiến của mình một
cách nhanh gọn.Khơng những vậy kĩ thuật dạy học này cịn cải thiện tình trạng
giao tiếp của học sinh.
Ví dụ: Bài :Ơng Mạnh thắng Thần Gió ( Tiếng Việt 2- Tập2, trang 13)
Khi hướng dẫn các em luyện đọc đoạn bài này, giáo viên tung ra câu hỏi:
Để dọcđược hay các đoạn văn này các em nên đọc với giọng đọc như thế nào?
Nhanh như tia chớp học sinh nêu được ý kiến của mình để đưa ra cách đọc
đúng:
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi.

+ Đoạn 2; 3; 4: Đọc với giọng nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự
ngạo nghễ của Thần Gió, sự tức giận của ông Mạnh (đoạn 1), những từ ngữ thể
hiện sự quyết tâm chiến thắng Thần Gió của ơng Mạnh, sự điềm tĩnh, kiên quyết
của ông trước thái độ tức tối của Thần Gió (đoạn 3; 4).
+ Đoạn 5: Đọc với nhịp kể chậm rãi thanh bình để thể hiện sự hịa thuận
giữa ơng Mạnh và Thần Gió.
c) Phương pháp Bàn tay nặn bột [10] :

15


Khi dạy luyện đọc cho học sinh tôi chọn lựa để áp dụng phương pháp bàn
tay nặn bột.Tuy nhiên tôi không áp dụng cả 5 bước của phương pháp này mà tôi
chỉ áp dụng một vài bước nhỏ của phương pháp và tơi thấy có hiệu quả rõ rệt.
Ví dụ : Bài : Bác sĩ Sói ( Tiếng Việt lớp 2 , tập 2 trang 41)
Khi dạy bài này ,sau khi đọc mẫu xong toàn bài giáo viên đặt câu hỏi nêu
vấn đề theo hướng mở cho học sinh:
“Con thấy câu chuyện cô vừa đọc hay không?
Vậy chúng ta cần đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay của câu
chuyện?
Sau đó giáo viên cho học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu của mình và tơi
viết các ý kiến của các em lên một góc bảng.Giáo viên nói với các em rằng
chúng ta sẽ cùng nhau tháo gỡ và giải đáp các thắc mắc cảu các em trong tồn
bộ tiết học.
Kết thúc tiết học tơi nêu kết luận của mình về cách đọc tồn bài và đối
chiếu với ý kiến ban đầu của các em.Như vậy là tôi đã sử dụng 3 bước của
phương pháp bàn tay nặn bột là :
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.
Bước 3: Giáo viên nêu kết luận.

* Biện pháp 8: Kết hợp rèn đọc ở tất cả các mơn học.
Khi dạy mơn Tập đọc nói riêng và các mơn học khác nói chung, tơi đều chú
trọng rèn đọc cho các em: rèn mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học.
Ví dụ : - Trong giờ Tốn tơi cho các em rèn đọc bằng hình thức đọc đề bài
của các bài tập đặc biệt là các bài tốn có lời văn.
- Trong giờ chính tả , tập làm văn tơi cho các em bài chính tả bài văn mà
chính các em đã viết để rèn đọc cho các em.
* Biện pháp 9: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đọc của học sinh
Trong quá trình dạy Tập đọc, tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả
đọc của học sinh. Việc làm này tôi tiến hành ở bước kiểm tra bài cũ hay đọc bài
mới hoặc do lớp trưởng kiểm tra trong giờ truy bài. Khi kiểm tra, thấy học sinh
có sự cố gắng hay tiến bộ trong học tập dù là rất ít, tơi tun dương, khích lệ các
em kịp thời bằng những lời khen ngợi hoặc những tràng pháo tay của cả lớp.
Đồng thời, động viên, nhắc nhở những em còn chậm cố gắng hơn. Sau mỗi lần
kiểm tra tôi thường giao bài cho các em ở mức cao hơn một chút nhằm khích lệ
các em cố gắng.
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện sáng kiến
Sau một thời gian (từ đầu tháng 09 năm 2020 đến cuối tháng 5 năm 2021)
áp dụng “ Một số giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2” như đã trình bày ở
trên, tơi thu được kết quả như sau:
- Thực trạng giữa tháng 09 năm 2020 lớp tơi có 8/38 học sinh đọc còn ê a
ngắc ngứ, sai lỗi nhiều, đến bây giờ số lượng học sinh đó đã khơng cịn.
- Đa số học sinh đã có ý thức sửa được lỗi sai của mình trong khi đọc:
16


+ Lỗi sai về lẫn cặp phụ âm đầu (tr/t; s/x; l/n) đã giảm đáng kể: Từ chỗ 8/38
học sinh thường xuyên mắc lỗi giảm xuống còn 2 em và tần số xuất hiện lỗi sai
của những học sinh đó cũng thưa dần.
+ Lỗi sai khi phát âm các tiếng có (; ươ; iê; ?/~): Từ chỗ 10/36 học sinh

thường xuyên mắc lỗi giảm xuống còn 1 - 2 em thỉnh thoảng mắc lỗi.
- Số lượng học sinh đọc trôi chảy, biết ngắt hơi, nhấn giọng trong khi đọc đã
tăng lên. Một số học sinh đã biết thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Giờ học Tập đọc đã trở nên sôi nổi, hấp dẫn các em, có nhiều em hăng
hái, xung phong đọc bài và phát biểu ý kiến nhận xét về kết quả đọc của bạn
(hay trả lời câu hỏi của giáo viên)
Với cách đánh giá khả năng đọc của học sinh như đã trình bày ở phần kết
quả thực trạng, tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ đọc
Tổng số
học sinh

Thời điểm
đánh giá

Có năng
khiếu đọc
SL
TL

Hoàn thành
tốt
SL
TL

Hoàn thành
SL

TL


Chưa
hoàn thành
SL
TL

Giữa tháng
4 10,5% 12 31,5% 17 44,7% 5
13,3%
12/2020
Giữa tháng
15,7
38
6
15 39,6% 17 44,7% 0
0%
4/2021
%
Với kết quả thu được như trên tôi nhận thấy rằng: Việc áp dụng một số giải
pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2 đã mang lại cho tôi một kết quả đáng phấn
khởi- khả năng đọc của tất cả các đối tượng học sinh lớp tơi đều có sự tiến bộ rõ
rệt. Tuy kết quả thu được chưa phải là cao nhưng phần nào đã nói lên tính hiệu
quả của sáng kiến kinh nghiệm này.
38

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy Tiếng Việt là dạy vốn sống, vốn hiểu biết, mở mang tầm nhìn cho các
em, là cơ sở để giúp các em học tốt tất cả các mơn học khác. Chính vì thế, mỗi
giáo viên chúng ta cần phải không ngừng học tập, tích lũy nâng cao vốn hiểu
biết, tìm tịi, vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài học để

các em chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng.
Việc rèn kĩ năng đọc co học sinh là cả một q trình lâu dài và rất cần thiết,
khơng thể thiếu trong q trình dạy- học. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải có
lịng kiên trì, nhẫn nại, khơng được nóng vội, phải thật yêu nghề, tận tâm, tận tụy,
hết lịng vì học sinh, phải ln cận kề các em khi các em đúng cũng như lúc các
em sai.Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những
học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, khơng phải vài tuần mà có khi cả tháng,
cả một học kì.Nếu giáo viên nơn nóng thì sẽ thất bại.Đồng thời giáo viên phải
ln trau dồi kiến thức, học hỏi trên sách vở, báo đài,thông tin địa chúng, học hỏi
17


ở đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, thao giảng để chắt lọc ra những phương
pháp hay nhất, những kinh nghiệm hữu hiệu nhất để truyền thụ tới học sinh.
Để giờ tập đọc diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái và đạt hiệu quả thì giáo viên
phải chú ý những nội dung sau đây:
- Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc
trưng bộ mơn, cần có sujwluawj chọn nội dung giảng dạy ở phần rèn kĩ năng
đọc(đọc thành tiếng và đọc hiểu)sao cho phù hợp vói đối tượng học sinh trong
lớp, phải ln đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để tạo sự hứng thú của
học sinh, luôn động viên nhắc nhở, khen ngợi kịp thời mọi sự tiến bộ của học
sinh, đánh giá học sinh công bằng, khách quan.
- Giáo viên phải tự luyện giọng đọc của mình.
- Giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà một cách kĩ càng.
- Giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ về kĩ năng đọc, xác định được đặc
điểm và trình độ đọc của học sinh.Luôn lấy học sinh là trung tâm, tạo điều kiện
cho các em tự tìm ra kiến thức, thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của các em một
cách độc lập, sáng tạo. Giáo viên phải luôn quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện ra
những khó khăn, vướng mắc, những lỗi sai của học sinh để kịp thời sửa chữa,
uốn nắn. Giáo viên không nên xem nhẹ việc đọc thầm hay rèn đọc thành tiếng

hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh.
- Biện pháp rèn kĩ năng đọc phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở
tất cả các môn học.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội tạo điều kiện để các
em được hoạt động giao tiếp đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng đọc trong phân mơn tập đọc, tơi có một số đề xuất
như sau:
a. Đối với giáo viên
- Mỗi giáo viên khi nhận lớp phải nắm rõ đối tượng HS của lớp mình, phải
có kế hoạch phân loại đối tượng HS ngay từ đầu năm học, ghi rõ lực học,
chuyển biến của các em từng tuần, từng tháng, từng kỳ để có kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ các em.
- Mỗi giáo viên phải nắn rõ đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy. Từ đó có
kế hoạch luyện đọc đúng, đọc trơn, ngắt nghỉ hơi đúng sao cho phù hợp với từng
đối tượng HS, từng bài cụ thể, không dừng lại ở mức độ luyện đọc chung chung
như hướng dẫn trong SGK.
b. Đối với cán bộ PT chuyên môn
- Đối với cán bộ chuyên môn, khi đánh giá giờ dạy Tập đọc của giáo viên
cần phải biết linh hoạt, căn cứ vào hiệu quả tiết dạy làm tiêu chí đánh giá hàng
đầu, phải xem tiết dạy đó học sinh được rèn đọc như thế nào, đối với đối tượng
đọc yếu thì giáo viên đã xử lý ra sao? Đối với đối tượng đọc tốt hơn thì giáo
viên đã xử lý ra sao? Rõ ràng trong một tiết dạy, giáo viên cần linh hoạt các hoạt
18


động học tập, cốt sao cho khoảng thời gian cho phép rèn đọc tiếng, học sinh
được luyện đọc nhiều, số học sinh đọc trôi chảy, đọc đúng, đọc diễn cảm tốt thì
tiết học đó đã đạt hiệu quả vì nếu học sinh đọc tốt chắc chắn các em sẽ hiểu nội
dung bài tốt hơn.

c. Đối với cấp trên
- Đối với cấp phụ trách chuyên môn cần tăng cường tổ chức hội thảo
chuyên đề ở phân môn này hoặc tổ chức thi đọc cho học sinh.
- Đối với các cấp có thẩm quyền, cần cố gắng tạo điều kiện cung cấp tài
liệu, tranh ảnh phục vụ cho phân môn Tập đọc nói riêng, mơn Tiếng Việt nói
chung để kết quả dạy học môn Tiếng Việt đạt cao hơn đáp ứng mục tiêu dạy học
Tiếng Việt Tiểu học trong thời đại mới.
d. Đối với phụ huynh học sinh
- Cần nâng cao tầm nhận thức, quan tâm hơn nữa tới việc học hành của
con em mình, khơng nên phó mặc hoặc nghĩ con em tới lớp, kết quả học tập là
trách nhiệm chỉ riêng thầy cô.
- Mua sắm đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các em.
- Lập cho các em có thời gian biểu ở nhà hợp lý….
e. Đối với học sinh
- Phải tự giác học tập.
- Phải có sự cố gắng không những chỉ học ở nhà, học qua sách vở, học ở
thầy cô, học qua bạn bè….
- Phải thực hiện những yêu cầu mà thầy cô căn dặn ở lớp để về nhà thực
hành luyện đọc…
Trong phạm vi một sáng kiến nhỏ, tơi khơng tránh những thiếu sót khi thực
hiện. Kính mong các đồng chí phụ trách chun mơn, các bạn đồng nghiệp bổ
sung, góp ý để tơi nâng cao chất lượng phân mơn “Tập đọc” nói riêng và mơn
Tiếng Việt nói chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Quảng Xương, ngày 10 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.

Người viết

Khuất Thị Thu Hà

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Hội nghị TW4, khóa VII.
2. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013).
3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Phương Nga- Đặng Kim
Nga).
4. Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (Tập 1- Tập 2) (NXB Giáo
dục).
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Lê Phương Nga, Nguyễn Trí),
NXBĐHQG Hà Nội, H,1999.
6. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 (Lê Phương Nga, Nguyễn Trí), NXBGD,
H 1999.
7. Dạy học tập đọc ở Tiểu học (Lê Phương Nga), NXBGD 2001.
8. Đọc và dạy đọc ở cấp 1 (Phan Thiều)Tập san cấp I số 1/1990.
9. Nghệ thuật đọc diễn cảm (Vũ Nho), NXB Thanh niên,H,1999.
10.Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học (Nguyễn
Lương Bình – Đỗ Hương Trà), NXBĐHSP Hà Nội.

20



×