Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

DẠY học PHẦN dẫn XUẤT HALOGEN – ANCOL hóa học 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QYẾT vấn đề CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.8 KB, 64 trang )

DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL HÓA
HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QYẾT
VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung phần Dẫn xuất Halogen –
Ancol hóa học lớp 11
Mục tiêu dạy học phần dẫn xuất Halogen – Ancol hóa học 11
Phần dẫn xuất Halogen – Ancol thuộc chương 8 hóa học lớp
11. Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức phần “Dẫn xuất halogen
- Ancol” HS cần đạt được:
* Về kiến thức
- Phát biểu được khái niệm dẫn xuất halogen, ancol.
- Trình bày được cơ sở phân loại dẫn xuất halogen, ancol.
- Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí và giải thích được tính
chất hóa học của dẫn xuất halogen, ancol.
- Trình bày được ứng dụng, phương pháp điều chế dẫn xuất
halogen, ancol.
- Vận dụng được qui tắc tách Zaixep, qui tắc cộng
Maccopnhicop.
* Về kĩ năng

1


- Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử để suy luận, dự đốn tính
chất của dẫn xuất halogen, ancol.
- Tiến hành được thí nghiệm, quan sát hiện tượng, mẫu vật, hình
ảnh, từ đó giải thích và kết luận, viết được PTHH của các phản
ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
- Vận dụng các kiến thức đã học về ancol để giải thích một hiện
tượng hóa học đơn giản trong thực tiễn và đời sống.


* Về giáo dục tình cảm, thái độ
- Thơng qua nội dung kiến thức của chương, giáo dục cho HS
tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ mơi trường.
- Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao hứng thú học
tập mơn Hóa học của HS.
* Về phát triển NL:
- Chú trọng phát triển NL GQVĐ cho HS đồng thời phát triển
các NL khác như: NL tự học, NL hợp tác, NL sáng tạo, NL sử dụng
ngôn ngữ hóa học...
Đặc điểm nội dung kiến thức phần dẫn xuất Halogen – Ancol
Đối với mơn hóa học ở trường THPT, thời lượng tiết học trung
bình là 2 tiết/tuần, với một số trường cịn có chương trình học tự
chọn, với thời lượng này kết hợp với nội dung kiến thức có thể triển
khai nhiều PPDH khác nhau nhằm phát huy khả năng sáng tạo, khả

2


năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn và phát
triển NL cho HS.
Nội dung kiến thức phần Dẫn xuất Halgen – Ancol là một phần
rất hay trong chương 8 – Hóa học 11, phần này có nhiều kiến thức
liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các em. Vì vậy, sau
khi dạy xong bài học GV và HS có thể xây dựng các chủ đề dự án,
hoặc những THCVĐ nhằm phát triển tối đa các NL cho HS đặc biệt
là NL GQVĐ.
Xây dựng tình huống có vấn đề nhằm phát triển năng lực gải
quyết vấn đề cho học sinh trong dạy phần dẫn xuất Halogen –
Ancol
Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề

THCVĐ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
Vì khơng phải vấn đề nào cũng xuất hiện THCVĐ mà phải phụ
thuộc vào vốn tri thức, sự tìm tịi, ham hiểu biết và nhu cầu khám
phá của HS. Do đó, GV ngồi việc đưa ra THCVĐ thì cịn phải
hướng dẫn HS phát hiện vấn đề, giúp HS tìm kiếm dữ kiện, tìm ra
mâu thuẫn để giải quyết THCVĐ.
Quy trình xây dựng THCVĐ trong dạy học gồm 4 bước như
sau:
 Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học để lựa chọn tình huống
dạy học

3


Xác định mục tiêu dạy học để lựa chọn tình huống dạy học là
cơ sở quan trọng cho việc tiến hành thiết kế một bài cụ thể và đo
lường thành quả học tập của HS.
Mục tiêu dạy học về lĩnh vực nhận thức đã được Bloom chia
làm các mực độ khác nhau: [14, tr.23]
Nhớ (Knowledge): là sự nhớ lại các dữ liệu đã được học trước
đây. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận
thức.
Hiểu (Comprehention): là khả năng nắm được ý nghĩa của tài
liệu. Điều đó thể thể hiện bằng cách giải thích hoặc tóm tắt tài liệu
và bằng cách ước lượng hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh
hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với Nhớ, nhưng
lại là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
Áp dụng (Application): là khả năng sử dụng các tài liệu đã học
vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp
dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và

lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu
hiểu cao hơn so với cấp độ Hiểu.
Phân tích (Analysis): là khả năng phân chia tài liệu ra thành
các phần, sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Kết
quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức
Hiểu và Áp dụng vì nó địi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình
thái cấu trúc của tài liệu.

4


Tổng hợp (Synthesis): là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với
nhau để hình thành một tổng thể mới. Kết quả học tập trong lĩnh vực
này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào
việc hình thành các mơ hình hoặc cấu trúc mới.
Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu
(tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu, nội dung kiến thức
trong SGK). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Người
đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả
học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức
vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Ví dụ: Mục tiêu bài: Ancol
* Mức độ nhớ:
- Trình bày được định nghĩa, phân loại ancol, tính chất vật lí
(nhiệt độ sơi, độ tan trong nước và liên kết hiđro của ancol).
-“Nêu được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của
ancol”
-“Nêu được tính chất hố học của ancol, tính chất riêng của
glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).”
-“Trình bày được phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol.”

* Mức độ hiểu
-“Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ancol dự đốn được tính chất
hố học của một số ancol đơn chức.”

5


- Giải thích được tại sao các ancol có nhiệt độ sơi cao hơn các
hiđrocacbon có cùng phân tử khối.
-“Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol.”
* Mức độ vận dụng
- Giải các bài tập tính tốn liên quan.
- Giải thích các hiện tượng thực tế đời sống liên quan đến ancol
 Bước 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu
Sau khi xác định nội dung bài học cần nghiên cứu, giáo viên
cần thiết lập câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi cần phải trả lời. Hầu hết
các loại câu hỏi có dạng như: tại sao, bằng cách nào, là gì… vì
thơng qua việc trả lời những câu hỏi dạng này sẽ giúp cho HS có
được kiến thức cơ bản về nội dung bài học một cách cần thiết nhất.


Bước 3. Thiết kế tình huống cho từng đơn vị kiến thức
Dựa trên phân tích nội dung bài học và xác định được các đơn

vị kiến thức dạy, GV xây dựng những tình huống trên cơ sở đơn vị
kiến thức đã xác định.
Trong quá trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học
hóa học cần phải đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy,
vì nội dung kiến thức trong sách giáo khoa chỉ thể hiện kiến thức cơ
bản, còn những kiến thức liên quan thường ở bài học trước.



Bước 4.“Kiểm tra tình huống đã xây dựng có phù hợp

với mục đích, nội dung bài dạy và trình độ học tập của HS.
6


Căn cứ vào mục tiêu bài dạy chúng tôi đối chiếu với mục đích
khi giải quyết tình huống để đánh giá sự phù hợp của tình huống với
yêu cầu nội dung kiến thức cần truyền tải đến HS. Mặt khác, chúng
tơi rà sốt những câu hỏi sau mỗi tình huống với mục đích xây dựng
câu hỏi phù hợp với trình độ HS, loại bỏ những câu hỏi không phù
hợp (quá khó hoặc q dễ hay khơng hướng vào mục đích khi giải
quyết tình huống).
Hệ thống các tình huống có vấn đề trong phần dẫn xuất Halogen
- Ancol
Tên bài

Tình huống có vấn đề

Bài 39:”Dẫn Tình huống 1 (TH1): So sánh sự giống nhau về
xuất halogen tính chất vật lí của ankan và dẫn xuất halogen của
của

hidrocacbon?

hidrocacbon

TH2: Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số




dẫn xuất halogen. Nhận xét nhiệt độ nóng chảy của
chúng và đưa ra kết luận.
TH3: “Chảo khơng dính” hiện nay được các bà nội
trợ sử dụng khá nhiều. Cơng dụng của chảo đã làm
hài lịng tất cả các đầu bếp khó tính. Vậy vì sao
chảo khơng dính lại ưu việt đến vậy?
TH4: Khi các cầu thủ đá bóng bị thương thì nhân
viên y tế chỉ cần dùng bình “thuốc tiên” phun vào
chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương tiếp tục thi
đấu. Giải thích.

7


TH5: Năm 1970, ở Nam Cực người ta đã phát hiện
thấy lỗ thủng tầng ozon.”Gần đây nhất, hiện tượng
tương tự cũng xuất hiện ở Bắc Cực. Theo các
nghiên cứu chất CFC là thủ phạm chính gây nên sự
suy giảm tầng ozon. Vậy chất CFC là gì? Nếu tầng
ozzon suy giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Trái
Đất?”
TH6: Trong thành phần của keo dán 502 có chứa
những hợp chất hóa học nào?
TH7: Cho biết sự ảnh hưởng của các chất có trong
thành phần của keo 502 đến sức khỏe con người?
TH8: Khi bị dính một lượng nhỏ keo 502 lên tay,
dùng nước rửa có hết khơng? Nếu khơng có thể xử

lí bằng cách nào?
TH9: Thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con
người?
TH10: Clorofom (CHCl3) nóng chảy ở - 640C và
sơi ở 610C (dưới áp suất khí quyển). Nó là dung
mơi để hịa tan nhiều chất béo như mỡ bị, để bơi
trơn. Có thể dùng phương pháp nào để tách được
clorofom từ dung dịch mỡ bò trong clorofom: Lọc,
tách, kết tủa, chưng cất, chiết?
Bài
Ancol

40: TH11: Dựa vào bảng 8.2 (SGK – tr.181) nhận xét
sự biến đổi về nhiệt độ sơi, độ tan trong nước của
các ancol. Vì sao các ancol có t0s cao hơn các
8


hiđrocacbon hoặc đồng phân ete có cùng phân tử
khối?
TH12:“Vì sao dụng cụ phân tích độ rượu lại biết
được lái xe có uống rượu hay khơng?”
TH13:“Vì sao rượu làm mất mùi tanh của cá?”
TH14:“Các con số ghi trên chai bia như 12 0, 180 có
ý nghĩa như thế nào?
TH15: Vì sao khi để lọ nước hoa dưới ánh nắng
lâu ngày ta thấy lọ nước hoa bị vơi đi?
TH16: Tìm hiểu về tác hại của chất đietilenglicol
(DEG) trong kem đánh răng mang nhãn hiệu
“Excel” và “Mr.Cool”.

TH17: Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch,
cịn khi đốt củi hay than lại cịn tro?
TH18: Giải thích tại sao rượu để càng lâu càng ngon?
Để rượu nho có chất lượng tốt, người ta thường đựng
rượu trong các thùng gỗ và chôn càng sâu dưới lịng
đất càng tốt. Hãy giải thích?”
TH19: Ngồi những ngun nhân có thể gây cháy
xe như: chất lượng phụ tùng, chế độ bảo trì khơng
phù hợp, đường ống xả bị q nóng, điều kiện vận
hành khắc nghiệt… thì chất lượng xăng dầu cũng là

9


một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên
cháy xe. Vì sao việc pha thêm chất phụ gia như
axeton, metanol hay etanol vượt quá quy định vào
trong xăng dầu sẽ gây nên cháy xe?
TH20: Tìm hiểu về hàm lượng 3 – MCPD trong
nước tương.
TH21: Phương pháp hiđrat hóa etilen sản xuất
etanol dùng các chất đầu rẻ tiền là etilen, nước và
xúc tác H2SO4 (hoặc H3PO4). Phương pháp lên
men rượu dùng ngun liệu là gạo, ngơ, sắn,… đắt
tiền hơn. Vì sao cho đến nay trong công nghiệp
người ta vẫn dùng cả hai phương pháp đó?

TH1: So sánh sự giống nhau về tính chất vật lí của ankan và dẫn
xuất halogen của hiđrocacbon?
* Hướng dẫn trả lời:

- Giống nhau: + Ở điều kiện thường, một số chất có phân tử
khối nhỏ ở trạng thái khí, các chất có phân tử khối lớn hơn ở trạng
thái lỏng hoặc rắn.
+ Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung
môi hữu cơ.
+ Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

10


TH2: Dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số dẫn xuất
halogen. Nhận xét nhiệt độ nóng chảy của chúng và đưa ra kết luận.
Nhiệt độ nóng chảy của các dẫn xuất halogen tăng theo chiều
tăng của phân tử khối
TH3: “Chảo khơng dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá
nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lịng tất cả các đầu bếp khó
tính. Vậy vì sao chảo khơng dính lại ưu việt đến vậy?
* Hướng dẫn trả lời:
Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng
khơng khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo khơng dính thì
thức ăn sẽ khơng dính chảo.
Thực ra mặt trong của chảo khơng dính người ta có trải một
lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (-CF2CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”.
Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau
rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc,
nước cường thủy (hỗn hợp HCl và HNO 3 đặc), vào dung dịch kiềm
đun sơi thì teflon khơng hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy
chảo khi đun với nước sơi khơng hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các
loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù khơng
cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng khơng

xảy ra hiện tượng gì.
Một điều chú ý là khơng nên đốt nóng chảo khơng trên bếp lửa
vì teflon ở nhiệt độ trên 250 oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất
11


độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể
gây tổn hại cho lớp chống dính.
TH4: Khi các cầu thủ đá bóng bị thương thì nhân viên y tế chỉ cần
dùng bình “thuốc tiên” phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị
thương tiếp tục thi đấu. Giải thích.
* Hướng dẫn trả lời:
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người
cán bộ y tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất
làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl
clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có tos là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường
khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C 2H5Cl lên chỗ bị
thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm
etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt
mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh
cảm giác khơng truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ khơng
có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy
máu.
Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác
đau mà khơng có tác dụng chữa trị vết thương.
TH5: Năm 1970, ở Nam Cực người ta đã phát hiện thấy lỗ thủng
tầng ozon.”Gần đây nhất, hiện tượng tương tự cũng xuất hiện ở Bắc
Cực. Theo các nghiên cứu chất CFC là thủ phạm chính gây nên sự
12



suy giảm tầng ozon. Vậy chất CFC là gì? Nếu tầng ozzon suy giảm
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Trái Đất?”
* Hướng dẫn trả lời:
Tầng ozon là dải khí quyển cách mặt đất từ 20 – 40 km. Ở lớp
khí quyển xung qunh chúng ta, ozon là chất gây ô nhiễm nhưng ở
lớp khí quyển phía trên, tầng ozon có vai trị rất quan trọng là bảo
vệ mặt đất khỏi tia cực tím. Nếu tầng ozon suy giảm, tia cực tím
chiếu xuống Trái Đất sẽ gây bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể.
CFC là các chữ viết tắt của cụm từ cloflocacbon và là tên
chung của các ankan đơn giản bị thay thế tất cả các nguyên tử hiđro
bằng clo, flo, thí dụ CFCl3, CF2Cl2,… Trước đây chát CFC được
dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh hoặc trong ngành hàng không.
Bản thân chúng không độc nhưng khi đi vào khí quyển lại gây phá
hủy tầng ozon.
Việt Nam là một trong các nước cam kết thực hiện cơng ước
quốc tế kêu gọi đến năm 1996 cấm hồn toàn việc sử dụng chất
CFC.
TH6: Trong thành phần của keo dán 502 có chứa những hợp chất
hóa học nào?
* Hướng dẫn trả lời:
Thành phần chủ yếu của keo 502 là metylen clorua, etyl
axetat, xiclohexan, toluen,… đều là những chất hóa học cực kỳ độc

13


hại đối với sức khỏe của con người.
TH7: Cho biết sự ảnh hưởng của các chất có trong thành phần

của keo 502 đến sức khỏe con người?
* Hướng dẫn trả lời:
- Metylen clorua (CH2Cl2): là một dung môi hữu cơ có mùi
thơm ngọt ngào dễ chịu. Nhưng nếu ngửi hóa chất này trong một
thời gian ngắn sẽ bị giảm thị lực, thính lực, rối loạn vận động và sẽ
hết khi ngưng tiếp xúc. Nhưng nếu ngửi hoặc hít phải metylen
clorua liên tục trong thời gian dài thì hệ thống thần kinh trung
ương sẽ bị tổn thương nặng dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, nơn
mửa, mất trí nhớ. Các khảo sát trên động vật cho thấy động vật bị
tổn thương gan, thận, hệ tim mạch và tăng tỷ lệ bị ung thư phổi,
ung thư gan khi tiếp xúc lâu dài với metylen clorua.
- Etyl axetat (CH3COOC2H5) là một chất lỏng, không màu, có
mùi hương trái cây. Khi hít phải etyl axetat sẽ gây ho, chóng mặt,
buồn ngủ, lơ mơ, nhức đầu, nôn mửa, đau họng, yếu người và mất
ý thức.
- Toluen (C6H5CH3) còn gọi là metylbenzen hay phenyl metan.
Tiếp xúc với toluen qua đường hô hấp sẽ gây nên các biểu hiện tổn
thương chủ yếu đến hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu, nơn
mửa, chóng mặt, buồn ngủ, loạng choạng cùng những biểu hiện
như khi say rượu. Sự tiếp xúc với hóa chất này càng lâu dài thì các
biểu hiện trên càng nặng. Trường hợp nặng có thể mất ý thức và tử

14


vong.
- Xiclohexan là một xicloankan có mùi thơm nhẹ. Cũng như
3 chất trên, xiclohexan gây tổn thương hệ thần kinh trung ương,
mức độ tổn thương nặng hay nhẹ phụ thuộc vào liều lượng và
thời gian tiếp xúc với hóa chất. Khi tiếp xúc xiclohexan qua

đường hô hấp trong một thời gian ngắn sẽ có các biểu hiện nhức
đầu, trạng thái đê mê như cảm giác “phê” khi hít ma túy, run
chân tay, co giật; trường hợp nặng hơn sẽ bị nơn mửa, mất điều
hịa vận động và có thể bị hơn mê.
TH8: Khi bị dính một lượng nhỏ keo 502 lên tay, dùng nước rửa có
hết khơng? Nếu khơng có thể xử lí bằng cách nào?
* Hướng dẫn trả lời:
Khi bị dính keo 502 lượng nhỏ như trên sơn xe máy, xe ơtơ, ta
nên dùng máy sấy. Dưới sức nóng của máy sấy, cả vết keo 502 và
đồ vật bị dính đều sẽ giãn nở vì nhiệt, đợi đến khi vết keo giãn nở
ra gần hết, dùng giẻ lau sạch.
Hoặc có thể sử dụng axeton, vì các chất trong keo tan trong
axeton nên lấy bơng gịn tẩm một ít axeton, vắt sơ, chùi lên chổ dính
keo, sau đó rửa sạch bằng nước.
TH 9: Thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người?
Thời gian vừa qua, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
để phòng trừ dịch hại diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh Sơn La,
khiến nhiều người phải nhập viện vì ngộ độc. Hãy nêu một số thuốc
15


bảo vệ thực vật có thành phần dẫn xuất halogen và tác hại của
chúng đối với sức khỏe con người?
* Hướng dẫn trả lời:
Một số dẫn xuất halogen của hiđrocacbon có trong thuốc bảo
vệ thực vật là:
- DDT (Diclodiphenyl tricloetan), tên hóa học: 1,1,1–tricloro2,2 bis (p-clorophenyl) etan.
Sản phẩm cơng nghiệp ở thể rắn, màu trắng ngà có mùi hơi.
Thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật nhất là
các mô mỡ, mô sữa, đến khi đủ lượng độc tố thì thuốc gây ra các

bệnh hiểm nghèo như ung thư, sinh quái thai. DDT độc mạnh với
cá và ong mật. DDT an toàn đối với cây trồng trừ những cây thuộc
họ bầu bí. Thuốc đã bị cấm sử dụng.
- BHC (Benzen hexan clorit): C6H6Cl6, tên gọi khác: Thuốc trừ
sâu 666
Thuốc trừ sâu 666 xâm nhập vào cơ thể bằng các đường hơ
hấp, tiêu hóa và đường da. Sau khi vào cơ thể, 666 tích luỹ trong
các phủ tạng, phần lớn được tiêu huỷ ở các tổ chức mỡ, gan, thận.
666 làm cho khu huyết và acetylcholine tăng cao gây ra cường kích
thần kinh, gây co giật các cơ, ngũ quan và tác hại lên gan, thận. 666
được bài tiết ra ngoài bằng đường nước tiểu, phân, nước bọt, sữa, do
đó có thể gây nhiễm độc cho trẻ cịn bú.
- 2,4-D: Cơng thức hóa học: C8H6Cl2O3
16


Trong các sản phẩm 2.4 D dùng làm thuốc trừ cỏ có chứa một
lượng chất Clorophenol khơng được tổng hợp hết gọi là phenol tự
do. Chất Clorophenol có mùi hơi nồng rất khó chịu, là ngun nhân
chính tạo nên mùi hơi đặc biệt của thuốc trừ cỏ 2.4 D. Clorophenol
có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người và môi
trường sống do trong tự nhiên, Clorophenol tồn tại tương đối lâu và
có thể chuyển hóa thành chất Dioxin.
Chất Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thư phát triển,
gây đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người và động vật máu nóng
và từng là nỗi ám ảnh dai dẳng trong cuộc Chiến tranh Việt Nam mà
Mỹ từng sử dụng.
Mặc dù 2.4 D khơng có tác dụng như 2,4,5-T trong Chất độc
da cam (tức Agent Orange, gồm hai thành phần chính là 2.4 D và
2,4,5-T), song rất nhiều người lo ngại rằng 2.4 D cũng chứa độc tính

cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
TH11: Dựa vào bảng 8.2 (SGK – tr.181) nhận xét sự biến đổi về
nhiệt độ sơi, độ tan trong nước của các ancol. Vì sao các ancol có t 0s
cao hơn các hiđrocacbon hoặc đồng phân ete có cùng phân tử khối?
* Hướng dẫn trả lời:
- Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều
tăng của phân tử khối.
- Độ tan trong nước của các ancol giảm theo khi phân tử khối
tăng.

17


- Các ancol có nhiệt độ sơi cao hơn các hiđrocacbon có cùng
phân tử khối hặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol
có liên kết hiđro.
- Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các
phân tử nước tạo được liên kết hiđro, trong khi đó các hi đrocacbon
hoặc ete khơng có khả năng này.
TH12:“Vì sao dụng cụ phân tích độ rượu lại biết được lái xe
có uống rượu hay khơng?
* Hướng dẫn trả lời:hh
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu
etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất
oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi
hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất
ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO 3 khi
gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu
xanh đen.
Các cảnh sát giao thơng sử dụng các dụng cụ phân tích rượu

etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích
trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với
CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi
màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thơng báo cho cảnh sát biết được
mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các

18


tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn
đáng tiếc xảy ra.hhh
TH13:“Vì sao rượu làm mất mùi tanh của cá?”
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH 3)3N và đimetylamin
(CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi
tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta
khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hịa tan
trimetylamin nên có thể lơi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi
chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên
chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên
rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.
TH14:“Các con số ghi trên chai bia như 120, 180 có ý nghĩa
như thế nào?”
Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai
có nhãn ghi 120, 180,…Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng
rượu tinh khiết (độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.
Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên
men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là
Mantozơ - một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch

biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.

19


Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ
có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ cịn lại vẫn
tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ
dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.
Trong q trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g
đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có
độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
TH15: Vì sao khi để lọ nước hoa dưới ánh nắng lâu ngày ta thấy
lọ nước hoa bị vơi đi?
* Hướng dẫn trả lời:
Về thành phần hóa học, nước hoa là một hỗn hợp gồm dung
mơi (ancol, nước), chất khử màu và những phân tử có mùi thơm
(tinh dầu) có khả năng bốc hơi ở nhiệt độ bình thường. Trong đó,
tinh dầu mắc tiền nhất, được ép ra, chưng cất hay tách ra bằng hóa
học từ thực vật hoa hay trái cây. Trong tinh dầu, những phân tử
hương liệu được hòa tan trong 98% ancol và 2% nước lã. Tùy theo
tỉ lệ tinh dầu trong nước hoa mà người ta chia nước hoa thành nhiều
loại.
Do được cấu tạo từ các chất có nhiệt độ sơi thấp nên chúng rất
dễ bốc hơi. Ánh sáng có đủ năng lượng phá vỡ cấu trúc phân tử
hương liệu và cũng làm biến đổi mùi hương nước hoa. Đặc biệt
nắng gắt sẽ làm nhạt mùi nước hoa trong vòng 1 tuần. Khơng khí
cũng hủy hoại mùi nước hoa bởi sự oxi hóa - giống như rượu mở

20



nút sẽ biến thành giấm. Vì thế, chúng ta nên cất nước hoa ở những
nơi có nhiệt độ như trong phịng mát, ít ánh sáng thì tuổi thọ sử
dụng của nước hoa ít nhất là 2 năm.
TH16: Tìm hiểu về tác hại của chất đietilenglicol (DEG) trong
kem đánh răng mang nhãn hiệu “Excel” và “Mr.Cool”.
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều
thông tin về chất đietilenglicol (DEG) được Trung Quốc đưa vào
hai loại kem đánh răng mang nhãn hiệu “Excel” và “Mr.Cool”.
DEG có tác dụng ngăn kem đánh răng đơng cứng lại, tuy nhiên nó
lại là một trong những tác nhân gây ung thư và đã gây tử vong ở
Panama, cộng hòa Dominica và 2 loại kem đánh răng này đã bị
nghiêm cấm sử dụng trên thế giới, DEG có thể được tạo ra từ phản
ứng tách một phân tử nước giữa 2 phân tử etilenglicol. Viết
phương trình phản ứng minh họa.
* Hướng dẫn trả lời:
t0, xt
CH2 – CH2
OH

CH2 – CH2 – O - CH2 – CH2

OH

OH

(DEG)

OH


TH17: Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt
củi hay than lại còn tro?
* Hướng dẫn trả lời:
21


Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất
hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy
hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào
khơng khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là
những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi
đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại
khác. Cả hai vật liệu đều có những
thành phần rất phức tạp. Những
thành

phần

của

chúng

như

xenlulozo, bán xenlulozo, gỗ, nhựa
là những hợp chất hữu cơ dễ cháy

Thùng chứa rượu


và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ
thường dùng cịn có các khống
vật. Những khống vật này đều
khơng cháy được.Vì vậy sau khi
đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành
tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và
các hợp chất hữu cơ phức tạp cịn có các khoáng là các muối silicat.
Nên so với gỗ khi đốt cháy than cịn cho nhiều tro hơn.
TH18: Giải thích tại sao rượu để càng lâu càng ngon? Để rượu
nho có chất lượng tốt, người ta thường đựng rượu trong các thùng
gỗ và chơn càng sâu dưới lịng đất càng tốt. Hãy giải thích?”
22


* Hướng dẫn trả lời:
- Quá trình lên men rượu từ đường là một quá trình phức tạp,
diễn ra theo nhiều giai đoạn, trong đó có các giai đoạn trung gian tạo
anđehit. Anđehit làm giảm chất lượng, mùi vị rượu, vì vậy nếu hàm
lượng andehit càng thấp thì rượu càng ngon.
Rượu càng để lâu thì quá trình lên men rượu càng xảy ra hoàn
toàn, các sản phẩm anđehit trung gian cũng sẽ chuyển thành rượu, do
đó rượu để càng lâu càng ngon.
- Thùng rượu được chôn sâu dưới đất để khơng khí khơng bị
biến đổi nhiều như trên mặt đất. Ở dưới sâu thì oxy khơng nhiều,
khơng làm cho rượu bị chua.
TH19: Giải mã nguyên nhân gây cháy xe.
Ngoài những nguyên nhân có thể gây cháy xe như: chất
lượng phụ tùng, chế độ bảo trì khơng phù hợp, đường ống xả bị

q nóng, điều kiện vận hành khắc nghiệt… thì chất lượng xăng
dầu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên cháy
xe. Vì sao việc pha thêm chất phụ gia như axeton, metanol hay
etanol vượt quá quy định vào trong xăng dầu sẽ gây nên cháy xe?
* Hướng dẫn trả lời
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Viện phó Viện Khoa học
Hình sự (Bộ Cơng an) cho rằng, xăng khi được pha phụ gia như
axeton, metanol là nguyên nhân gây cháy. “Nếu xăng pha metanol,
etanol và axeton thì có thể gây ra nguy cơ cháy nổ. Bởi lẽ, metanol
23


là chất phản ứng mạnh, dễ cháy. Nó hịa tan tốt trong xăng. Việc
rò rỉ do ống nhiên liệu, gioăng cao su nhiên liệu như đồng, kẽm,
nhơm… bị ăn mịn khi nồng độ metanol đạt 15% trở lên. Vì thế,
hiện nay, 12 hãng ô tô lớn trên thế giới đã khuyến cáo không được
dùng phụ gia như metanol, etanol, axeton pha vào xăng do tính
chất ăn mịn đối với cao su, polime tổng hợp cũng như sự hút nước
của chúng”.
(Trích báo Tiền Phong ONL ine - Số ra ngày 10.02.2012)

TH20: Hàm lượng 3 – MCPD trong nước tương
Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị
cấm sử dụng do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol)
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình sản xuất nước tương,
nhà sản xuất dùng HCl thủy phân protein thực vật để làm tăng vị
mặn và hương vị. Trong quá trình này cịn có phản ứng thủy phân
chất béo tạo ra glixerol. HCl tác dụng với glixerol sinh ra hỗn hợp
hai đồng phân là 3-MCPD và A. Dùng phản ứng hóa học, viết các
phản ứng minh họa và gọi tên A theo danh pháp thay thế.


24


* Hướng dẫn trả lời:
CH2 – OCOR
RCOOH

CH 2 – OH
H+, t0

CH – OCOR’
R’COOH

+ 3H2O

CH – OH

CH2 – OCOR”
R”COOH

+

CH 2 – OH

CH2 – OH
OH

CH 2 – Cl


CH2 –

H+, t0
CH – OH
+ HCl
Cl + 2H2O
CH2 – OH
OH

CH – OH

+

CH –

CH 2 – OH

CH 2 –

(3 – MCPD)

(A) 2 –

cloprpan – 1,3 - điol

TH21: Điều chế etanol
Phương pháp hiđrat hóa etilen sản xuất etanol dùng các
chất đầu rẻ tiền là etilen, nước và xúc tác H2SO4 (hoặc
H3PO4). Phương pháp lên men rượu dùng nguyên liệu là gạo,



×