Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Giáo dục nhật bản thời minh trị (1868 1912)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 78 trang )

-1-


N N
Ọ SƢ P
M
K OA LỊ
SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP



Giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoàn
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Văn Sang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


-2-

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến Nhật Bản là nói đến “đất nước mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào” và
còn là đất nước của “thế giới động đất và núi lửa”. Từ xưa đến nay, Nhật Bản ln có
ý thức xây dựng và lưu giữ cho mình một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, tồn tại song
song bên cạnh một nền kinh tế phát triển ở khu vực Đông Bắc Á. Không chỉ được biết


đến là một cường quốc giàu mạnh về kinh tế, Nhật Bản cịn được ghi nhận là đất nước
có nền giáo dục hiện đại và đa dạng. Những thành tựu của giáo dục Nhật Bản ngày nay
là sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố, nhiều thành tựu trong lịch sử phát triển giáo dục
của Nhật Bản, trong đó có giáo dục thời Minh Trị. Chính giáo dục Nhật Bản thời Minh
Trị đã đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển của kinh tế và giáo dục của Nhật Bản
ngày nay.
Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và
giành thắng lợi ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mĩ đã lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đặt ra nhu cầu về thị trường và thuộc địa
đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây tiến hành bành trướng và xâm lược thuộc địa.
Trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, năm 1868 Nhật Bản đã tiến hành
cải cách Minh Trị và trở thành nước đầu tiên ở châu Á tiến hành thành công duy tân
đất nước để phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc duy tân nửa sau thế kỷ
XIX đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa,
làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa.
Thành cơng đó phải kể đến vai trò của giáo dục trong thời Minh Trị.
Đối với một đất nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản thì yếu tố “con người” và
giáo dục con người được xem như là địn bẩy thúc đẩy cơng cuộc hiện đại hóa đất
nước. Đầu tư cho giáo dục là con đường ngắn nhất để đuổi kịp và sánh ngang với các
nước phương Tây. Nhận thức được điều này các nhà lãnh đạo thời Minh Trị đã tiến
hành xây dựng hệ thống giáo dục dựa trên cơ sở lấy nền giáo dục truyền thống làm nền
tảng cho giáo dục hiện đại. Đồng thời khuyến khích và tiếp thu giáo dục phương Tây,
mở rộng và phát triển giáo dục toàn dân, thực hiện cải cách và đổi mới hệ thống giáo
dục,… nhằm xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng u cầu cơng cuộc hiện đại hóa đất


-3-

nước, làm nền tảng cho việc xây dựng Nhật Bản thành quốc gia “phú quốc cường

binh”.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập để phát triển, vì thế nghiên cứu về giáo
dục của Nhật Bản thời Minh Trị không chỉ tăng thêm sự hiểu biết về giáo dục của
Nhật Bản mà thơng qua đó có thể rút ra một số bài học để tham chiếu, từ đó vận dụng
một cách linh hoạt, khéo léo vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục nước
ta trong quá trình hội nhập.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn vấn đề: Giáo dục Nhật
Bản thời Minh Trị (1868 - 1912) làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912) là một trong những nội dung
quan trọng khi nghiên cứu về thời Minh Trị Duy tân. Vì thế, đã có nhiều học giả trong
và ngồi nước nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở nguồn tư liệu tiếp cận được,
chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị chủ yếu theo
hai hướng cơ bản sau:
- Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu Minh Trị (1868 - 1912) ở Nhật Bản,
tiêu biểu như: Nhật Bản cận đại (Vĩnh Sính, 1990); Tại sao Nhật Bản “thành công” Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản (Michio Morishima, 1991); Minh Trị
Duy tân và Việt Nam (Nguyễn Tiến Lực, 2010); Nước Nhật Bản 30 năm sau duy tân
(Đào Trinh Nhất, 1936);… Nhìn chung, các cơng trình này đều khái qt tiến trình
phát triển của Nhật Bản thời cận đại và Minh Trị. Quan trọng hơn, các cơng trình cịn
nghiên cứu về cơng cuộc cải cách của Minh Trị và những thành công của nó. Ở một
mức độ nhất định, các cơng trình cũng đã đề cập đến giáo dục Nhật Bản trong khuôn
khổ chung của một cuộc cải cách. Tuy nhiên, giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 1912) chưa được coi là đối tượng nghiên cứu chính của các cơng trình này.
- Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị:
Nhật Bản - Cách tân giáo dục thời Minh Trị (Fukuzawa Ukichi, 1995); Lịch sử giáo
dục thời Minh Trị Duy tân (Nguyễn Văn Hồng, 1994); Hiện đại hóa giáo dục Nhật
Bản (Hội Thơng tin Giáo dục Quốc tế, 2002); Giáo dục phổ thông với phát triển chất
lượng nguồn nhân lực - Bài học thực tiễn từ Nhật Bản (Đặng Thị Thanh Huyền,
2001),… Nhìn chung, các cơng trình này mới dừng lại trong khn khổ nghiên cứu về



-4-

cải cách giáo dục, lịch sử của giáo dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị chứ chưa nghiên
cứu về chính sách, mơ hình, nội dung, phương pháp giáo dục… dưới thời Minh Trị
một cách tồn diện, sâu sắc và có hệ thống.
Bên cạnh các cơng trình sách chun khảo, một số bài viết và khóa luận tốt
nghiệp cũng bước đầu đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Cải cách giáo dục ở Nhật
Bản trong thời kỳ Minh Trị và vai trị của nó (Trần Thị Tâm, Nghiên cứu Đông Bắc Á,
2009); Cải cách giáo dục thời Minh Trị Thiên Hồng 1868 - 1912 (Trần Thị Minh,
Khóa luận tốt nghiệp, 2011).
Với những nguồn tư liệu tác giả tiếp cận được cho thấy rằng, các cơng trình,
bài viết nghiên cứu về giáo dục thời Minh Trị (1868 - 1912) mới bước đầu nghiên cứu
hoặc nghiên cứu về một vấn đề của đề tài chứ chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
một cách tồn diện, sâu sắc và có hệ thống về giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 1912). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các học giả, chúng tôi tiếp tục tổng hợp tài
liệu, nghiên cứu và làm rõ hơn về vấn đề giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 1912).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ về công cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản trong giai đoạn từ
1868 - 1912, các nhân tố tác động đến sự phát triển của giáo dục trong thời kỳ này.
Tìm hiểu về chính sách, mơ hình, nội dung, phương pháp giáo dục dưới thời Minh Trị.
Thông qua chúng tôi muốn giúp cho người đọc đánh giá một cách chính xác hơn, chân
thực hơn về vai trị, đặc điểm của hệ thống giáo dục Nhật Bản, cũng như thấy được
những ưu điểm, hạn chế của hệ thống giáo dục trong thời kì này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, chúng tơi tập trung vào thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu về bối cảnh lịch sử của Nhật Bản trước cải cách Minh
Trị và những nội dung cơ bản của cuộc cải cách đó.
- Thứ hai: Phân tích các nhân tố tác động, chính sách phát triển giáo dục, mơ
hình giáo dục cũng như nội dung và phương pháp giáo dục thời Minh Trị.



-5-

- Thứ ba: Rút ra những đặc điểm chính và đánh giá vai trò, hạn chế của hệ
thống giáo dục thời Minh Trị.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đề tài coi giáo dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 - 1912) làm đối tượng
nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn nghiên cứu về bối cảnh, những nội
dung cơ bản của Minh Trị Duy tân, đặc điểm, vai trò, hạn chế và tác động của giáo dục
đối với sự phát triển của Nhật Bản thời Minh Trị để từ đó góp phần làm rõ đối tượng
nghiên cứu chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian và không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự phát triển của
giáo dục ở Nhật Bản dưới thời Minh Trị trong giai đoạn từ 1868 - 1912. Ngồi ra,
chúng tơi vẫn tìm hiểu về hệ thống giáo dục thời Tokugawa (1603 - 1868) để thấy
được sự phát triển liên tục và có tính kế thừa của giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị
(1868 - 1912).
- Về nội dung nghiên cứu: Chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về giáo dục
Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912). Trong đó tập trung nghiên cứu và làm rõ các
vấn đề sau: Bối cảnh lịch sử để đưa đến công cuộc duy tân ở Nhật Bản thời Minh Trị
và những nội dung chính của cuộc duy tân đó. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến
sự phát triển của giáo dục, chính sách, mơ hình, nội và phương pháp giáo dục của Nhật
Bản trong thời kì này. Dựa trên cơ sở đó để chúng tơi đưa ra một số nhận xét về đặc
điển, vai trò cũng như hạn chế của hệ thống giáo dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Đề
tài còn nghiên cứu về sự phát triển của Nhật Bản thời kì Minh Trị để thấy được tác
động của nó đối với hệ thống giáo dục trong thời kì này.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài, chúng tôi đứng trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về nghiên cứu lịch sử làm kim chỉ Nam định hướng cho các hoạt động nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài hoàn thành là kết quả của sự kết hợp chặt
chẽ cả hai phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử
và phương pháp lơgic. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng và kết hợp với các liên ngành


-6-

khác như: Phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu; phân tích - tổng hợp, thống kê - mơ tả;
so sánh - đối chiếu.
6. Nguồn tƣ liệu
- Các cơng trình sách chuyên khảo: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề
tài, chúng tôi đã khai thác từ nguồn tài liệu sách chuyên khảo nghiên cứu về lịch sử
Nhật Bản, về Minh Trị Duy tân, về cải cách giáo dục thời Minh Trị, tiêu biểu như:
Lịch sử Nhật Bản (J.G.Caiger & R.H.P Mason, 2008), Tại sao Nhật Bản thành công Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản (Michio Morishuma, 1991), Nhật Bản Cách tân giáo dục thời Minh Trị (Fukuzawa Ukichi, 1995), Lịch sử Nhật Bản (Phan
Ngọc Liên, 1997), Lịch sử giáo dục thời Minh Trị Duy tân (Nguyễn Văn Hồng, 1994),
Minh Trị Duy tân và Việt Nam (Nguyễn Tiến Lực, 2010), Nước Nhật Bản 30 năm sau
duy tân (Đào Trinh Nhất, 1936), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn
nhân lực - Bài học thực tiễn từ Nhật Bản (Đặng Thị Thanh Huyền, 2001),…
- Luận văn, khóa luận và tạp chí chun ngành cũng được khai thác một cách
hợp lí nhằm góp phần hồn thiện thêm cho đề tài này: Hà Lan học và vai trò của nó
đối vơi sự phát triển Nhật Bản trong thời kì cận đại (Phạm Thị Hồng Điệp, Luận văn
Thạc sĩ, 2005); Biến đổi Nhật Bản trong kỉ nguyên Minh Trị (1868 - 1912)(Hồng
Minh Lợi, Nghiên cứu Nhật Bản và Đơng Bắc Á, 2003); Cải cách giáo dục ở Nhật
Bản trong thời kì Minh Trị và vai trị của nó (Trần Thị Tâm, Nghiên cứu Đông Bắc Á,
2009), và một số bài viết có liên quan khác.
- Nguồn tư liệu internet: Hồn thành đề tài này cịn là kết quả của việc tham
khảo một số bài viết, tài liệu từ internet như: Vài nét về lịch sử phát triển giáo dục
Nhật Bản (Hương Lan, ); Nhật Bản và cải cách Minh Trị trong

nhận thức của Nguyễn Trường Tộ (Nguyễn Tiến Dũng, www.vanhoanghean.com.vn);
Minh Trị và tư bản Nhật, (Cao Huy Thuần, www.anhdao.org); Vai trị của giáo dục
đối với q trình hiện đại hóa trong thời kì Minh Trị ở Nhật Bản” (Nguyễn Kim Lai,
Đặng Thị Tuyết Dung, vominhtap.bogspot.com);…
7. óng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu về hệ thống giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912)
nên khi hoàn thành sẽ cung cấp nguồn tư liệu có tính hệ thống về giáo dục dưới thời
Minh Trị (1868 - 1912) bao gồm chính sách, quan điểm, mơ hình, nội dung và phương


-7-

pháp giáo dục. Trên cơ sở đó, đề tài rút ra những đặc điểm, đánh giá vai trò, hạn chế
của giáo dục đối với sự phát triển của Nhật Bản trong thời kỳ “mở cửa” hội nhập của
Minh Trị Duy tân.
Bài học về duy tân của Nhật Bản là sự thành cơng về hội nhập và mở cửa, trong
đó giáo dục là nhân tố then chốt. Khi nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị,
đề tài sẽ đề xuất một số bài học kinh nghiệm về nhận thức và sự linh hoạt trong việc
xây dựng hệ thống, chính sách phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hội nhập
hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cũng là một nội dung quan trọng trong học tập và
giảng dạy lịch sử thế giới cận đại, cho nên đề tài hồn thành cịn là nguồn tư liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, học tập, đối với sinh viên ngành Lịch sử, Đông Phương học
và những ai quan tâm về vấn đề này.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm ba chương:
- Chương 1: Giáo dục Nhật Bản trong bối cảnh Minh Trị (1868 - 1912).
- Chương 2: Hệ thống giáo dục Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 - 1912).
- Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về hệ thống giáo dục Nhật Bản dưới thời

Minh Trị (1868 - 1912).


-8-

NỘI DUNG
Chương 1:
GIÁO DỤC NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MINH TRỊ
(1868 - 1912)
1.1. Khái quát về Nhật Bản thời Minh Trị
1.1.1. Bối cảnh Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị
Từ thế kỉ XVI - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản lần lượt diễn ra và giành
thắng lợi ở các nước Âu - Mĩ như: Hà Lan, Anh, Pháp, 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ,… đã mở đường cho kinh tế tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản với tư cách là một
hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh
tế và chính trị thế giới. Bước sang thế kỉ XIX, các quốc gia tư bản sau một thời gian
phát triển trong điều kiên tự do cạnh tranh đã chuyển dần sang thời kỳ đế quốc chủ
nghĩa. Trong khi đó, các nước châu Á vẫn đang trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chế
độ phong kiến tồn tại dai giẳng đang trên đà suy thoái, vì thế đã nhanh chóng trở thành
mục tiêu trong sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây: “bằng nhiều cách
thức và mức độ khác nhau, các dân tộc châu Á và nhiều quốc gia trên thế giới đã từng
bước trở thành thuộc địa và phụ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị vào các nước tư
bản phương Tây” [54]. Sự xâm nhập và quá trình đẩy mạnh xâm lược của chủ nghĩa
thực dân phương Tây đối với các nước châu Á không chỉ đặt các nước này trước nguy
cơ trở thành thuộc địa, phụ thuộc mà còn làm thay đổi hệ tư tưởng của tầng lớp trí thức
tiểu tư sản, tư sản dân tộc và quý tộc mới ở các quốc gia châu Á, góp phần vào thúc
đẩy sự chuyển biến về chính trị, xã hội của các quốc gia châu Á lúc bấy giờ. Trong bối
cảnh đó, yêu cầu các quốc gia châu Á phải có sự lựa chọn hợp lý để tìm ra giải pháp
cho sự phát triển của đất nước phù hợp với thời đại.
Ở Nhật bản, cho đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc

phủ Tokugawa đứng đầu là Shogun đã lâm vào tình trạng suy yếu trầm trọng, không
đáp ứng được sự phát triển trước những yêu cầu của xã hội. Có thể nói, đây là thời kỳ
mà trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn tạo ra những
tiền đề cần thiết chuẩn bị cho một sự kiện lịch sử lớn, đó là: “việc lật đổ nền thống trị
của Tokugawa trả lại quyền lực cho Thiên hoàng mà thực chất là đưa Nhật Bản phát
triển theo con đường tư bản chủ nghĩa” [45, tr.84]


-9-

Lúc này, nền kinh tế nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu, chế độ thuế khóa nặng nề. Việc nộp tơ thuế bằng tiền khiến cho những người
nông dân ngày càng lệ thuộc hơn vào thương nhân, những người cho vay nặng lãi và
những phú nơng giàu có. Tình trạng mua bán ruộng đất gia tăng ngày càng phổ biến,
bất chấp lệnh cấm của chính quyền Tokugawa đã làm cho diện tích đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp. Nếu như ở nông thôn, nông nghiệp ngày càng lạc hậu và sa sút thì ở
các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa và quan hệ hàng hóa - tiền tệ ngày càng phát
triển. Các cơng trường thủ cơng xuất hiện ngày càng nhiều hình thành nên các vùng
chuyên môn sản xuất những mặt hàng thủ công nhất định đã làm cho thợ thủ công
ngày càng tăng lên về số lượng lẫn tay nghề [33, tr.38], điều này đã làm nảy sinh
những mầm mống của chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến. Đẳng cấp
thương nhân có số lượng đơng đảo và giàu lên nhanh chóng, trở thành chủ nợ của các
Daimyo địa phương và cả Mạc phủ. Họ có vai trị ngày càng lớn, quyết định đến sự
phát triển của tiểu thủ công nghiệp. Họ là người định đoạt giá cả, tạo ra mức giá tương
đối ngang bằng giữa các vùng “đem lại sự phát triển đồng nhất và bước đầu đặt cơ sở
cho sự ra đời của một thị trường kinh tế thống nhất ở Nhật Bản” [41, tr.164]. Trước sự
phát triển mạnh mẽ của đẳng cấp công thương cùng những mầm mống của chủ nghĩa
tư bản, chính quyền Mạc phủ đã dùng nhiều biện pháp để kiểm soát hoạt động của các
công trường thủ công làm cho tầng lớp công thương ngày càng chán ghét chính quyền
Tokugawa - rào cản chính thức cho sự phát triển của họ. Chính điều này đã dẫn đến

nhu cầu cần phải xác lập quan hệ kinh tế mới để tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa tư
bản chủ nghĩa phát triển.
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản về cơ bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên
hồng có vị trí tối cao nhưng quyền lực thực tế lại thuộc về Shogun dòng họ
Tokugawa. Tuy nhiên, càng về cuối của thời kỳ Tokugawa, thiết chế chính trị có xu
hướng phân ra thành ba cực: Triều đình Thiên hồng, Mạc phủ và lãnh chúa các địa
phương. Thực tế cho thấy rằng, quan hệ giữa Mạc phủ Edo và lãnh chúa ở địa phương
vốn luôn hàm chứa những mâu thuẫn khơng thể điều hịa đang đứng trước nguy cơ tan
rã. Uy thế và ràng buộc chính trị giữa Mạc phủ Edo và lãnh chúa các Phiên ở địa
phương cũng khơng cịn được như trước. Trên thực tế, Mạc phủ “đã mất dần đi uy lực
chính trị và cũng khơng cịn khả năng lãnh đạo đất nước nữa. Cùng với sự đe dọa của


- 10 -

các nước phương Tây, sự rối loạn về chính trị trong nước và tình trạng suy kiệt về tài
chính đã đẩy chính quyền Tokugawa lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc” [23, tr.59].
Từ đó, phong trào chống lại sự thống trị của Mạc phủ ngày càng lan rộng ra khắp Nhật
Bản. Từ 1850 - 1867, trong khoảng thời gian 278 năm đã diễn ra 2709 cuộc đấu tranh
của nơng dân, trong đó có 1192 trận xảy ra trong khoảng thời gian 67 năm ngay trước
khi Minh Trị Duy tân [32, tr.36 - 37].
Trong khi đó, về mặt xã hội, dựa trên quan điểm Khổng giáo, chính quyền
Tokugawa chia các cư dân trong xã hội thành 4 thành phần: sĩ, nơng, cơng, thương.
Vào cuối thời Tokugawa, mặc dù chính phủ Shogun đã cố gắng làm cho đất nước
vươn lên nhưng lại muốn duy trì nguyên trạng các đẳng cấp. Tuy vậy, sự phát triển của
quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa “đã làm xói mịn những giá trị tưởng chừng như bất
biến, làm thay đổi địa vị kinh tế của các đẳng cấp trong xã hội tạo nên sự phân hóa
giữa các tầng lớp trong một đẳng cấp” [39, tr.11]. Tầng lớp Daimyo là những lãnh địa
phong kiến lớn, quản lý các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong
lãnh địa của họ, có chế độ thuế khóa, luật pháp và quân đội riêng. Càng về cuối thời

Tokugawa, tầng lớp này phân chia thành hai thế lực: thế lực các Phiên ở phía Bắc kinh
tế kém phát triển nên họ trở thành lực lượng bảo thủ. Ngược lại, các Phiên ở phía Tây
Nam có nền kinh tế phát triển, có xu hướng cách tân, chống lại tính bảo thủ và sự hạn
chế của chế độ quân chủ phong kiến. Chính các lãnh chúa ở đây đóng vai trị quan
trọng trong việc lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa.
Tầng lớp Samurai thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, khơng có ruộng đất,
chỉ phục vụ các Daimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng
bổng lộc. Nhật Bản thời cận đại, bộ phận này chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 6% dân
số, tỷ lệ đó lớn hơn nhiều so với đẳng cấp quý tộc châu Âu và lớn hơn cả tầng lớp
quan lại nho sĩ ở Trung Quốc [26, tr.379]. Do một thời gian dài khơng có chiến tranh,
địa vị của Samurai giảm sút, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn dẫn đến
khơng ít người đã đem bán những đồ gia bảo, kiếm hay những trang phục truyền thống
của dòng họ đến các hiệu cầm đồ bán cho thương nhân với giá rất thấp. Bên cạnh đó,
có một bộ phận võ sĩ muốn làm giàu bằng nghề buôn bán nhưng vì danh dự nên họ
phải nhờ qua thương nhân vì thế phải phụ thuộc vào thương nhân từ giá cả đến lợi
nhuận. Hậu quả của tình trạng này là làm giảm sút sự tôn quý của tầng lớp võ sĩ vốn


- 11 -

được giữ gìn một cách thiêng liêng từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều đó tạo nên tâm
lý bất mãn trong đẳng cấp võ sĩ.
Ngược lại, tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, mặc dù về
kinh tế, họ là chủ nợ của các Daimyo và chính quyền Mạc phủ nhưng về địa vị xã hội,
tầng lớp này bị xếp vào loại thấp nhất. Họ bị sự chèn ép, kìm hãm từ phía chính quyền
Shogun, điều này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn giữa họ với chính quyền
Shogun, làm cho mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt hơn. Sự trổi dậy mạnh mẽ của các
thương nhân thời Tokugawa vừa là hệ quả của sự phát triển tự nhiên theo quy luật vận
động của kinh tế, vừa chịu sự tác động chi phối sâu sắc của cơ chế chính trị lúc bấy
giờ.

Giai cấp nông dân với 80 - 90% dân số, là lực lượng sản xuất chính lúc bấy giờ.
Mặc dù người nơng dân có quyền canh tác trên mảnh đất cha truyền con nối của mình,
nhưng trong quy định của pháp luật Nhật Bản thời kỳ này lại không cho phép họ
chiếm hữu đất đai. Họ phải nộp tô theo mức quy định là ½ hoa lợi thu hoạch nhưng
cịn phải chịu rất nhiều loại thuế phụ nặng nề, tình cảnh bị bóc lột khốn khổ của người
nơng dân được thể hiện qua câu nói truyền miệng từ thời đó “nông dân như hạt vừng,
càng ép càng ra dầu” [45, tr.78]. Càng về cuối thời Tokugawa, quan hệ kinh tế hàng
hóa càng xâm nhập vào nơng nghiệp làm cho đời sống của nơng dân khó khăn hơn vì
phải nộp thuế bằng tiền thay vì nộp hoa lợi như trước đây. Không những thế, thời kỳ
này hiện tượng mua bán ruộng đất gia tăng bất chấp cả lệnh cấm của Mạc phủ đã làm
cho người nông dân mất dần hết đất canh tác. Nhiều người phải rời bỏ quê hương ra
thành thị hoặc trở thành những kẻ lang thang, đó là nguồn cư dân cơ sở của thành thị
và cũng là nguyên nhân chính để dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân trong thời
kỳ này.
Cùng với sự xuất hiện của những yếu tố kinh tế mới, hệ tư tưởng mới là sự du
nhập những giá trị văn hóa mới từ phương Tây truyền vào. Hệ quả của nó tác động đến
xã hội thời Tokugawa là sự xuất hiện bộ phận trí thức Tây học. Đội ngũ trí thức Tây
học thời kỳ này chủ yếu là xuất thân từ tầng lớp quý tộc, võ sĩ nhưng họ đã được tiếp
thu hệ tư tưởng tiến bộ của phương Tây thông qua phong trào Tây học như Lan học,
Dương học, Khai quốc học,… hay thông qua những câu chuyện về phương Tây do các
nhà truyền giáo, các thương nhân mang đến Nhật Bản dưới thời Tokugawa. Qua


- 12 -

những hiểu biết về phương Tây, những người trí thức Tây học ln trăn trở về vận
mệnh dân tộc và họ nhận thấy rằng: không nên coi khoa học phương Tây gắn liền với
Thiên chúa giáo. Nền khoa học đó có ưu thế hơn so với khoa học Nhật Bản và việc
tiếp thu nó sẽ có lợi cho dân tộc, văn minh phương Tây tiến bộ hơn cả văn minh Trung
Hoa mà trong hàng thế kỷ người Nhật từng ngưỡng mộ và lĩnh hội. Từ đó, họ quyết

tâm tiếp thu văn minh phương Tây: “Nhiều ấn phẩm của châu Âu đã được trí thức
hăm hở dịch sang tiếng Nhật và qua đó những tri thức, khoa học, thành tựu công
nghiệp châu Âu được truyền bá vào Nhật Bản” [23, tr.57]. Khơng chỉ đóng vai trị là
lực lượng truyền bá kiến thức phương Tây vào trong nước thời kỳ Nhật Bản “đóng
cửa” mà ngay cả trong thời kỳ “mở cửa”, lực lượng này cũng đóng vai trị lãnh đạo
trong cơng cuộc Minh Trị Duy tân, góp phần đưa Nhật Bản sánh ngang với văn minh
phương Tây.
Tóm lại, đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX thì Nhật Bản đã lâm vào tình
trạng khủng hoảng sâu sắc trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,... Cùng với
những chuyển biến nhanh chóng trong kinh tế - xã hội và sự suy yếu, bất lực của chính
quyền Mạc phủ “đã báo hiệu cho sự thay đổi lớn lao trong xã hội Nhật Bản sắp diễn
ra” [32, tr.43].
1.1.2. Nội dung cơ bản của cải cách Minh Trị
Trong hệ thống các Thiên hoàng của Nhật Bản, Minh Trị Thiên hoàng là vị
Thiên hồng thứ 122, tại vì 45 năm (1868 - 1912). Trong thời gian Minh Trị Thiên
hoàng cầm quyền, lịch sử Nhật Bản đã gắn với nhiều chuyển biến trọng đại mà cuộc
Duy tân Minh Trị là dấu mốc quan trọng nhất. Nó đã đưa nước Nhật từ một xã hội
phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được nâng lên nhanh
chóng. Chế độ Thiên hoàng cận đại của Nhật Bản được thừa nhận trong Hiến pháp
1889 nhưng cuộc cải cách Minh Trị lại bắt đầu từ tháng 1 - 1868, theo đó đưa Meiji
(Minh Trị) lên cầm quyền, chấm dứt sự thống trị của Mạc phủ kéo dài suốt hơn hai
trăm năm.
Về chính trị, ngay khi lên cầm quyền, Thiên hồng tun bố thủ tiêu chế độ
Mạc phủ để thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa
đóng vai trị quan trọng. Chính phủ mới đã từng bước khôi phục lại quyền lực của Thái
chính quan. Ban đầu Thái chính quan được chia làm ba viện: Chính viện (Nội các


- 13 -


chính phủ), Hữu viện (cơ quan tư pháp), và Tả viện (cơ quan lập pháp), các cơ quan
này được cải cách nhiều lần vào các năm 1871, 1873, 1875, 1877 và duy trì đến năm
1885, khi chính quyền Minh Trị thực thi chế độ Nội các. Cùng với tam viện, chính
quyền cịn thiết lập sáu bộ: bộ Dân vụ, bộ Quốc phịng, bộ Tài chính, bộ Tư pháp, bộ
Hồng cung, bộ Ngoại giao. Trong chính quyền mới, đại biểu của tầng lớp quý tộc tư
sản hóa đóng vai trị quan trọng, đa số trong số họ có nguồn gốc từ các Phiên Tây
Nam. Trong số 162 người được chỉ định vào những chức vụ quan trọng trong chính
quyền mới thì những người xuất thân từ các Han Satsuma, Choshu, Tosa và Hizen
chiếm đến 82 người, chiếm 51,6% tổng số quan chức trong chính phủ [33, tr.71 - 72].
Ngày 11 - 2 - 1889, Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản được công bố. Đây được xem là
bộ luật căn bản của nhà nước Nhật Bản trong suốt thời kì Minh Trị đến năm 1946.
Hiến pháp quy định quyền lực tuyệt đối của Thiên hồng, Quốc hội gồm có hai viện:
Viện quý tộc và Viện dân biểu hay còn gọi là viện bình dân. Quốc hội có khả năng
phản ánh rộng rãi ý kiến của nhân dân thực hiện quyền bình đẳng giữa các cơng dân,
ban bố quyền tự do đi lại,… Như vậy, Hiến pháp mới được ban hành xác lập một cách
rõ ràng thể chế chính trị mới của Nhật Bản đó là chế độ quân chủ lập hiến. Nội dung
và tinh thần của Hiến pháp “là ví dụ điển hình của quan điểm xây dựng một mơ hình
Nhà nước hiện đại theo kiểu phương Tây nhưng vẫn kết hợp, duy trì những yếu tố
truyền thống” [41, tr.177]. Để xóa bỏ tình trạng phân quyền và tập trung quyền lực vào
tay nhà nước, ngày 12 - 7 - 1871 chính phủ Minh Trị đã đưa ra mệnh lệnh “phế Han
lập Ken”, theo đó hơn 265 Han tồn tại từ trước đến nay bị xóa bỏ, thay vào đó là một
hệ thống chính quyền địa phương thống nhất với 3 phủ và 72 Ken. Có thể coi đây là
bước ngoặt trong cải cách thể chế chính trị ở Nhật Bản bởi sự kiện này đã chấm dứt
vai trò của các Daimyo với tư cách là một lãnh chúa phong kiến.
Về kinh tế, song song với cải cách chính trị để xây dựng một mơ hình nhà nước
mới, chính quyền Minh Trị cũng đã tiến hành sửa đổi, loại bỏ những rào cản phát triển
kinh tế vốn tồn tại từ thời Tokugawa.
Trong cơng nghiệp, năm 1870, chính quyền Minh Trị đã thành lập bộ Công
nghiệp. Năm 1874, bộ Tài chính cũng ra đời để phụ trách ngành cơng nghiệp, tài
chính. Trong lĩnh vực này, trước tiên chính phủ Minh Trị tăng cường cũng cố về mặt

quân sự. Trong vòng 20 năm từ 1875 - 1895, đầu tư cho công nghiệp của chính phủ


- 14 -

mới chiếm khoảng 30 - 40% tổng đầu tư quốc gia [32, tr.96]. Cơ sở thiết bị và cơ sở
công nghiệp được chú trọng xây dựng, bắt đầu mở rộng xu hướng xuất khẩu để chấn
hưng sản nghiệp trong nước. Luật khoáng sản được ban hành năm 1873 nhằm bảo hộ
quyền khai khoáng, đưa những kỹ thuật khai khống vào sử dụng. Ngồi cơng nghiệp
nhà nước ra thì chính phủ Minh Trị cũng rất chú trọng phát triển công nghiệp tư nhân
với số vốn cho vay tập trung từ năm 1873 - 1881 đạt 53 triệu Yên. Năm 1882, ngân
hàng Nhật Bản chính thức thành lập, những loại tiền tệ do một số lãnh chúa địa
phương lưu hành trước đó bị thu lại và cấm lưu thơng, Nhật Bản sử dụng một loại tiền
thống nhất do “cục Đúc tiền” phát hành để tạo điều kiện cho việc giao lưu bn bán
trong nước. Ngồi ra, chính quyền Minh Trị còn tiến hành thống nhất đo lường, thống
nhất thị trường trong nước, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống để
tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Trong nông nghiệp, nhà nước đã tiến hành cải cách địa tô nhằm hủy bỏ chế độ
tô thuế bất bình đẳng trước đây và thực hiện cơng bằng tơ thuế, chuyển từ thuế hiện
vật sang thuế hiện kim, hủy bỏ cấm mua bán ruộng đất và công nhận quyền sở hữu đất
đai. Mặc dù còn mắc phải những hạn chế nhất định nhưng “phần lớn thuế đất và địa tơ
được chuyển hóa thành tiền vốn một cách trực tiếp, góp phần giải quyết những khó
khăn to lớn về tài chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” [32, tr.83]. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông
thôn, đưa kinh tế nông thôn trở thành nơi cung cấp những mặt hàng xuất khẩu như:
trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.
Về quân sự, thay vì chỉ dựa vào lực lượng qn sự các Han trước đó thì chính
quyền nhà nước đã tiến hành cải cách quân sự nhằm tiến tới xây dựng một quân đội
thống nhất, đủ sức đương đầu với các thế lực bên ngoài. Để đạt được mục đích đó,
chính phủ mới đã tiến hành tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

Dưới thời kì Omura làm Bộ trưởng của Binh bộ thì qn đội được xây dựng theo mơ
hình của Pháp. Tuy nhiên, khi quân Pháp đại bại trong chiến tranh Pháp - Phổ (1870 1871), thì ơng lại chủ trương tổ chức và huấn luyện qn đội theo mơ hình của Phổ.
Người kế nghiệp ông là Yamagata đã nghiên cứu mơ hình qn sự của các nước
phương Tây và quyết định chọn nước Phổ làm kiểu mẫu để xây dựng cho lực lượng
quân đội còn non trẻ của Nhật. Yamagata còn đầu tư cho việc mở trường quân sự


- 15 -

Kyoto nhằm chuẩn bị cho đội ngũ quân sự kế tiếp, cho lập căn cứ quân sự lớn ở các
nơi như Tokyo, Sendai, Osaka, Kumamoto nhằm tăng cường sự kiểm sốt của chính
quyền trung ương về mặt qn sự. Thời kì này chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế
độ trưng binh thời kì Tokugawa. Theo đó, tất cả con trai đủ 20 tuổi đều phải có nghĩa
vụ nhập ngũ trong 3 năm và 6 năm dự bị, học sinh được tạm miễn nghĩa vụ, những
thanh niên có học vấn thì được giảm thời gian đi nghĩa vụ. Bên cạnh đó, chính quyền
Minh Trị cũng chú trọng việc thu mua vũ khí hiện đại của phương Tây, cho người ra
nước ngoài học tập và nghiên cứu để có thể tự chế tạo vũ khí, th chun gia nước
ngồi hướng dẫn đóng tàu chiến, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược, đóng tàu,… Nhờ
những cải cách mà quân đội Nhật Bản từng bước phát triển và “chỉ trong vòng vài
chục năm ngắn ngủi, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng quân sự hùng hậu và
thiện chiến và thành quả lớn nhất là chiến thắng Trung Quốc vào năm 1894 - 1895”
[32, tr.88].
Về văn hóa - giáo dục, theo chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây của nhà
nước mới nhằm hiện đại hóa đất nước, thời Minh Trị khắp cả nước lan rộng phong trào
văn minh khai hóa. Phong trào đã làm thay đổi bộ mặt các đơ thị với những ngơi nhà
mới có kiến trúc theo lối phương Tây, dàn đèn có kiến trúc lạ được thắp bằng khí đốt.
Ngay cả người Nhật cũng thay đổi theo phong cách phương Tây, nhất là những người
có địa vị, họ mặc âu phục sang trọng, đội mũ phương Tây, đi những đơi giày da bóng
lống, cắt tóc ngắn, để râu trơng rất sang trọng, khơng kém gì người phương Tây.
Thiên hồng Minh Trị là người đi đầu trong phong trào cắt tóc ngắn, mặc âu phục

phương Tây, ngay cả phụ nữ cũng mặc váy ngắn và uốn tóc theo kiểu phương Tây.
Âm lịch cũng được bỏ để theo Dương lịch, ăn uống cũng sử dụng thịt bị thơng dụng
theo kiểu phương Tây. Chính những điều này đã làm thay đổi dần diện mạo đời sống
văn hóa Nhật Bản. Để nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu tiếp thu kỹ thuật và
phát triển xã hội, chính phủ Nhật Bản cịn chú ý đến cải cách giáo dục và thi hành chế
độ giáo dục cưỡng bức. Các nhà lãnh đạo Minh Trị đã sớm nhận thức rằng muốn xây
dựng một nước Nhật mới thì khơng thể bắt đầu với số đông quần chúng mù chữ. Vì
thế, chế độ giáo dục bắt buộc được đưa vào thực hiện nhằm nâng cao trình độ dân trí
cho nhân dân. “Từ nay trở đi, chúng thứ nhơn dân, không kể hoa tộc sĩ tộc, cùng là
các hạng cày ruộng, làm nghề, đi buôn, cho đến đàn bà con gái cũng vậy, tất sao


- 16 -

trong làng đừng cịn một nhà nào khơng học, trong nhà đừng một người nào không
học” [38, tr.121]. Nhờ đó, năm 1873 mới chỉ có 28% tổng số cư dân đến tuổi đi học thì
năm 1882 con số này đã tăng lên 50%, năm 1895 là 67%, 1904 là 98% [41, tr.181].
Kết quả này cũng góp phần phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân đối với chế độ
giáo dục bắt buộc của nhà nước. Với những con số này, Nhật Bản trở thành một nước
đầu tiên ở châu Á lúc bấy giờ có số lượng lớn quần chúng nhân dân biết đọc, biết viết là một ưu thế lớn của Nhật Bản tại châu Á vào nửa đầu thế kỷ XX.
Trong nội dung giáo dục, chính quyền Minh Trị chú ý đến nội dung khoa học
kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, nhà nước Nhật Bản cũng ưu tiên mở những
ngành học thuộc những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nhu cầu phát triển kinh tế quốc
phòng và phòng thủ đất nước như kỹ thuật thương mại, ngân hàng, chế tạo vũ khí,…
Để tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất khoa học kỹ thuật của phương Tây, chính
phủ Minh Trị đã chi rất nhiều tiền để mời các học giả và chuyên gia nước ngoài đến
giảng dạy và làm cố vấn điều hành tại các cơng trình xây dựng và các nhà máy. Theo
thống kê của chính phủ, cho đến năm 1890, ở Nhật Bản có khoảng 3000 chuyên gia
làm cố vấn cho nhà nước trong đó có khoảng 170 chuyên gia được mời giảng dạy
trong ngành giáo dục trong suốt thời Minh Trị. Các giáo sư người Anh chiếm đa số

trong bộ phận giảng dạy các ngành về luật pháp, khoa học tự nhiên, còn giáo sư người
Mĩ và người Pháp chiếm số đông trong các ngành khoa học xã hội. Số chuyên gia
giảng dạy ở Nhật Bản giảm dần theo từng năm vì chính phủ Nhật đã ý thức được tinh
thần tự lực trong việc cử sinh viên đi du học nước ngoài để về thay thế họ.
Để tạo nguồn nhân lực đáp những nhu cầu phát triển của đất nước trong tương
lai, chính phủ Minh Trị đã cử nhiều học sinh giỏi đi du học ở các nước phương Tây.
Số học sinh này được bộ Giáo dục giao cho các trường lựa chọn từ những học sinh
giỏi, có đạo đức tốt để gửi đi du học. Du học sinh cũng được chia làm hai loại: một
loại được chính phủ tài trợ và một loại tự túc. Năm 1873, tổng số du học sinh là 373
người bao gồm sinh viên nhận học bổng của chính phủ là 250, và số tự túc là 123
người [32, tr.91]. Hai nước được chính phủ gửi sinh viên sang nhiều nhất là Mĩ và
Anh, ngồi ra cịn có Pháp, Đức, Hà Lan,… Các sinh viên này được đào tạo xong sẽ
trở thành những giảng viên tại các trường đại học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực
cho sự phát triển của Nhật Bản.


- 17 -

Như vậy, với một chuỗi các cải cách rộng lớn trên tất cả các lĩnh vực, chính
quyền Minh Trị đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đất nước, con người Nhật Bản, tạo
ra những nền tảng căn bản cho việc thiết lập một nhà nước hiện đại theo hướng tư bản
chủ nghĩa. Đánh giá về những thành cơng đó, nhà nghiên cứu Đào Trinh Nhất trong
cuốn “nước Nhật Bản 30 năm sau duy tân” đã nhận xét “sự thay cũ đổi mới của Nhựt
Bổn mau lẹ quá chừng ai cũng phải kinh hoàng sửng sốt” [38, tr.92]
1.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị
1.2.1. Kế thừa giáo dục của Nhật Bản thời Tokugawa (1603 - 1868)
Dưới thời Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu
cùng với đó là chế độ phong kiến đã lỗi thời và ngày càng suy thoái. Chế độ giáo dục
trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc của văn minh cổ đại Trung Hoa
và Triều Tiên. Cuối thời kì này, cùng với sự phát triển của các mầm mống kinh tế tư

bản chủ nghĩa thì việc học tập kiến thức phổ thơng cũng được quan tâm như là một
phương thức chủ yếu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân dân.
Giáo dục thời Tokugawa là để khẳng định địa vị của con người trong xã hội, vì
vậy hệ thống giáo dục thời kỳ này được tổ chức cho từng đẳng cấp khác nhau và giữa
các đẳng cấp ấy cũng có sự phân biệt rõ nét. Thời kì này, ở Nhật Bản tồn tạo song
song hai hệ thống giáo dục: giáo dục của tầng lớp võ sĩ và giáo dục cho tầng lớp bình
dân.
Tầng lớp võ sĩ là đẳng cấp hùng mạnh nhất trong xã hội phong kiến Nhật Bản,
là người quản lý chính phủ trong thời kì này, vì vậy giáo dục cho tầng lớp này được
nhà nước đặc biệt chú trọng. Chương trình học tập của võ sĩ bao gồm cả giáo dục quân
sự lẫn giáo dục dân sự. Giáo dục dân sự chủ yếu là các giáo lý của đạo Khổng mà phần
lớn được dạy theo lối ghi nhớ và thuộc lòng. “Học về quân sự như đấu kiếm, bắn cung
hẳn đã bớt đi sự buồn chán cho hầu hết học sinh, sinh viên. Vào cuối thời kì này, một
số trường trung học có dạy thêm một số mơn học của Tây phương, đặc biệt môn bắn
súng” [5, tr.283]. Hầu hết, các trường học dành cho võ sĩ đều duy trì chế độ giáo dục
hà khắc, coi trọng sự khác biệt về đẳng cấp và mỗi loại võ sĩ thì có một chế độ giáo
dục riêng nhằm xây dựng một đội ngũ những người có tư chất lãnh đạo và có khả năng
tư duy cao, hiểu biết sâu rộng. Chính hệ thống giáo dục thời Tokugawa là nhân tố để
cho giáo dục thơi Minh Trị kế thừa về thành tựu, về nội dung giáo dục trong một số


- 18 -

môn học tiếp thu từ phương Tây đặc biệt là về đường lối giáo dục phục vụ cho mục
đích chính trị.
Do điều kiện kinh tế, xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc dẫn đến vai trò của
giáo dục cũng ngày càng được coi trọng. Những người dân thường cũng muốn con cái
mình được đến trường để học chữ, học tính vì thế giáo dục bình dân cũng từ đó mà ra
đời. Giáo dục cho tầng lớp bình dân nói chung có tính thực tiễn hơn. Tức là nội dung
giáo dục được tập trung vào việc cung cấp những kiến thức cơ bản về đọc và viết tiếng

Nhật, học làm toán đơn giản và những điều cơ bản về lòng hiếu thảo và lòng trung
thành. Người dân thường không được nhận vào học tại các trường hanko (các trường
của tầng lớp võ sĩ) mà nhu cầu học tập của họ được tiến hành ở tại các trường chùa
(terakoya). Ước tính cuối thời Tokugawa có khoảng 14000 ngơi trường như thế ở Nhật
Bản. Đó thường là những ngơi trường tư thục có 1 phịng với 1 thầy dạy cho một nhóm
học sinh gồm nhiều độ tuổi và năng lực khác nhau [21, tr.102]. Cho đến khi chế độ
Mạc phủ sụp đổ, những trường chùa này vẫn là khối học đường lớn nhất, phục vụ đắc
lực cho nhu cầu học tập của nhân dân. Chính giáo dục bình dân thời Tokugawa là cơ
sở cho sự ra đời của chế độ giáo dục bắt buộc trong thời kỳ Minh Trị. Đồng thời cũng
là điều kiện để phát triển nhanh chóng dân trí và phổ biến tri thức trong cơng cuộc
Minh Trị Duy tân. Nhà nước Minh Trị cũng đã kế thừa hệ thống trường chùa, đội ngũ
giáo viên, tính thực tiễn trong nội dung giáo thời Tokugawa đã đạt được để xây dựng
chương trình giáo dục mang tính thực dụng trong thời Minh Trị.
Từ nhu cầu học tập của người dân cũng như sự quan tâm và tạo điều kiện của
chính quyền Tokugawa đã đem lại thành tích đáng nể trong giáo dục. Vào năm 1800,
tất cả các thành viên tầng lớp Samurai đều biết chữ từ lâu. Nếu tính chung cho cả nước
thì đến năm 1868 tỷ lệ người biết đọc biết viết ở Nhật Bản tương đối cao (có khoảng
43% nam giới và 10% nữ giới biết chữ). Điều quan trọng hơn là khơng chỉ có trẻ em
thuộc tầng lớp quý tộc và Samurai được đi học mà còn có “khoảng 40 - 50% và 10 15% trẻ em gái của tầng lớp bình dân trong độ tuổi đi học đã được đến trường” [20,
tr.103]. Những con số này quả là phi thường đối với một xã hội đang đứng trước thềm
của hiện đại, đồng thời nó cũng góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp trong
xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ.


- 19 -

Góp phần làm nên thành tựu to lớn trong ngành giáo dục thời Tokugawa ta
không thể không kể đến vai trò của các trường học tư thục (shijuku). Những trường
này dạy chuyên môn về một ngành khoa học hoặc quân sự cho thanh niên không phân
biệt đẳng cấp. Từ sau năm 1870, trên phạm vi cả nước có khoảng hơn một ngàn trường

tư thục tồn tại, nhưng chủ yếu vẫn là ở các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu học tập
của nhân dân.
Từ những thành tựu đạt được của hệ thống giáo dục dưới thời Tokugawa, nó là
tiền đề, là cơ sở cho chính quyền Minh Trị tiếp thu và học hỏi, trên cơ sở đó xây dựng
một hệ thống giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản
trong giai đoạn mới. Có thể xem đây là bước chuẩn bị về nhân lực đầu tiên cho cơng
cuộc hiện đại hóa giáo dục ở Nhật Bản để có thể đạt được những thành công rực rỡ
như chúng ta thấy sau này.
1.2.2. Tiếp thu mơ hình của các nƣớc phƣơng Tây
Vào cuối thế kỷ XVIII, ở Nhật Bản tư tưởng “nông bản thương mạt”, “dĩ nông
vi bản” đã dần bị phá vỡ. Thay vào đó, sự ra đời của những lý thuyết, hệ tư tưởng mới
tiến bộ chống lại tư tưởng lạc hậu. So với các nước ở phương Đơng thì người Nhật có
tinh thần cầu thị, muốn học hỏi và biết hịa mình vào cộng đồng của nhân loại để đuổi
kịp, sánh ngang và vượt các quốc gia tiên tiến Âu - Mĩ với quyết tâm “học tập phương
Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phương Tây”. Vì vậy, ngay trong những thập kỷ đầu
của kỷ nguyên Minh Trị, Nhật Bản đã khơng ngừng tìm kiếm học hỏi và chấp nhận
những yếu tố của văn minh phương Tây phù hợp với lợi ích và sự phát triển của đất
nước mình.
Cùng với cải cách giáo dục nhằm xây dựng một nền giáo dục hiện đại là q
trình chính phủ Minh Trị tìm kiếm một mơ hình và cách tổ chức tiên tiến phù hợp
nhất. Để biết được nên chọn mơ hình và cách thức tổ chức của quốc gia nào ở phương
Tây, chính phủ Minh Trị đã tiến hành nghiên cứu để biết được hệ thống giáo dục của
nước nào tiên tiến nhất, có thể áp dụng vào Nhật Bản. Cơng việc nghiên cứu được bắt
đầu từ năm 1868. Đến năm 1870, các trường học ở Nhật Bản bắt đầu tổ chức theo ba
cấp học là tiểu học, trung học và đại học. Năm 1871, bộ Giáo dục Nhật Bản được
thành lập theo mơ hình của phương Tây. Dựa trên cơ sở kết quả tham khảo, nghiên
cứu mơ hình giáo dục của các nước phương Tây, người Nhật đã chọn mơ hình của


- 20 -


nước Pháp làm mơ hình tham khảo. Dựa theo hệ thống giáo dục của Pháp, Nhật Bản
được chia ra làm 8 học khu. Mỗi học khu bao gồm 32 khu trung học và mỗi khu trung
học lại có 210 trường tiểu học. Như vậy, trong 8 học khu có 256 trường trung học và
53760 khu giáo dục tiểu học với mỗi khu vực là khoảng 600 người [19, tr.12 - 13].
Năm 1872, luật Gakusei (Học chế - Trật tự giáo dục Chính phủ) được ban hành và xác
định các chi tiết cho hệ thống giáo dục Nhật Bản. Học chế quy định hệ thống quản lý
trường học áp dụng theo khuôn mẫu của Pháp với việc chia hệ thống nhà trường ra
làm các cấp và đặt trọng tâm vào giáo dục tiểu học trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
Về phương pháp tổ chức dạy học, người Nhật cũng tiếp thu từ các nước có nền
giáo dục tiên tiến ở phương Tây. Phương pháp dạy học mới dựa trên cơ sở quan sát
trực tiếp, khuyến khích trao đổi, thảo luận nhằm phát huy tư duy và khả năng sáng tạo
của người học. Phương pháp này thay thế cho phương pháp giảng bài và đọc sách giáo
khoa trước đây. Từ sau năm 1887, Nhật Bản tiến hành áp dụng phương pháp dạy học 5
bước của Đức. Theo phương pháp này, giáo viên trước hết chuẩn bị tài liệu ở nhà, sau
đó lên lớp giới thiệu cho người học. Người học sắp xếp lại các thơng tin dưới hình
thức tri thức có tổ chức theo nhóm nhỏ để người học có thể dể dàng chuyển hóa kiến
thức đã được học dưới dạng kỹ năng. Cách thức tổ chức dạy học này đòi hỏi cả giáo
viên và người học đều phải hoạt động tích cực cả trên lớp cũng như ở nhà để có thể đạt
được hiệu quả cao cho giờ học. Không những vậy, cách thức tổ chức dạy học này còn
phát huy được tối đa năng lực tư duy sáng tạo của người học, khuyến khích người học
tăng cường trao đổi, thảo luận để cùng tìm ra những vấn đề quan trọng, giáo viên chỉ
đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn cho các hoạt động của người học. Giáo dục
Minh Trị “cịn chủ động tiếp thu hình thức giáo dục trực quan của Mĩ, sử dụng các đồ
dùng trực quan trong dạy học như tranh ảnh, bảng biểu… để thay thế cho lối học
“tầm chương trích cú” trước đây” [48, tr.51]. Những cách thức tổ chức trong dạy học
mà người Nhật học hỏi và áp dụng đều là những cách thức tổ chức hiện đại nhất ở các
nước Âu - Mĩ mà ở phương Đơng chưa có một quốc gia nào áp dụng. Nhật Bản là
quốc gia đầu tiên áp dụng cách thức tổ chức day học này, đây cũng là một trong những
lý do giải thích tại sao đội ngũ trí thức ở Nhật lại chiếm một tỷ lệ rất cao so với các

quốc gia trong châu lục, góp phần hình thành nên nguồn nhân lực dồi dào cho Nhật
Bản bước vào thời kỳ công nghiệp hóa.


- 21 -

Do học hỏi từ mơ hình và cách thức tổ chức của các nước phương Tây nên Nhật
Bản đã xây dựng được một nền giáo dục mang tính thực dụng cao, trái với lối học
thiên về hư học, giáo dục đạo đức Khổng giáo của các nước phương Đơng lúc bấy giờ.
Chính nhân tố học hỏi phương Tây đã tạo ra động lực lớn, là cơ sở, tiền đề quan trọng
trong sự phát triển giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị.
1.2.3. ội ngũ trí thức ra đời từ phong trào Tây học
Đầu thế XVIII đã xuất hiện các phong trào Tây học cùng với đó là sự ra đời của
đội ngũ trí thức Tây học mang những kiến thức, tư tưởng tiến bộ đóng góp vai trị quan
trọng, là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị.
Tiêu biểu cho phong trào Tây học trong giai đoạn này đó là phong trào Rangaku (Lan
học: nghiên cứu khoa học và kỹ thuật của phương Tây bằng tiếng Hà Lan). Rangaku là
một trào lưu học thuật và tư tưởng phát triển mạnh ở Nhật Bản sau chính sách phát
triển thơng thống của tướng quân Yoshimune. Đây là một phong trào hay một phái
mang tính chất tiến bộ ra đời sau khi chính quyền Tokugawa nới rộng việc cấm lưu
hành sách phương Tây vào năm 1720. Trong cải cách Kyoho của Yoshimune vào năm
1720 đã có sự nới lỏng đối với sách báo nước ngồi mà trước kia bị chính quyền Mạc
phủ cấm. Yoshimune cho rằng Nhật Bản phải quan tâm học hỏi khoa học kĩ thuật của
phương Tây. Sách vở phương Tây từ Nhật Bản đều do thương nhân Hà Lan mang vào
và được viết bằng tiếng Hà Lan, vì vậy muốn hiểu được thì phải học được tiếng Hà
Lan. Do đó từ năm 1741, Yoshimune khuyến khích việc học tập, nghiên cứu sách báo
và học tiếng Hà Lan. Mặc dù mốc đánh dấu của phong trào này là năm 1720, tuy nhiên
trước đó vào năm 1715 nhà chính trị kiêm sử gia Arai Hakuseki đã cho xuất bản cuốn
sách có tên là Tây dương kỷ văn dựa trên tài liệu thu thập được từ cuộc thẩm vấn giáo
sỹ người Ý có tên là Giovanni Sidotti bị bắt giam khi vào Nhật Bản truyền đạo. Trong

cuốn sách này, Hakuseki “biểu lộ lòng hâm mộ khoa học Tây phương một cách thẳng
thắn, và với tư cách một cá nhân bày tỏ cộng cảm sâu sắc đối với ý chí sẵn sàng hi
sinh tính mệnh cho lý tưởng của Sidotti” [45, tr74].
Cùng với cải cách Kyoho của Yoshimune vào năm 1720 thì vai trị của những
người dịch tiếng Hà Lan sang tiếng Nhật Bản ở Nagasaki cũng là nhân tố quan trọng
góp phần đưa phong trào Rangaku phát triển và đạt kết quả cao. Nhờ vai trò của họ mà
cuốn từ điển Nhật - Hà được hoàn thành vào năm 1803, đồng thời các cuốn sách thuộc


- 22 -

các lĩnh vực khác như văn học và thực nghiệm phương Tây cũng lần lượt được tuyển
chọn để dịch với số lượng khá lớn phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về khoa học phương
Tây của nhiều học giả Nhật Bản. Nhờ có những người dịch sách từ tiếng Hà Lan sang
tiếng Nhật Bản mà các học giả Nhận Bản hoạt động dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong
phong trào Rangaku.
Dựa trên sự tiếp xúc của người Nhật với người Hà Lan ở trên đảo Nagasaki, từ
sau năm 1720 một số học giả bắt đầu học tiếng Hà Lan để tìm hiểu về khoa học
phương Tây. Nhóm học giả này biên soạn từ điển tiếng Hà Lan, nghiên cứu các ngành
thiên văn, vật lí, điện khí, thực vật, đồ họa, y học. Thành tựu tiêu biểu cho nghiên cứu
của nhóm học giả này đó là Aoki Konyo hồn thành cuốn Hà Lan văn tự khảo vào
năm 1758, Mạc phủ cho xây đài thiên văn ở Edo vào năm 1744, Ino Tadataka thừa
lệnh Mạc phủ bỏ 18 năm trường đo đạc đường biển để vẽ bản đồ Đại Nhật Bản duyên
hải thực trắc địa đồ hoàn thành năm 1802. Đây là một bản đồ mà độ chính xác của nó
làm đời sau vẫn cịn phải thán phục. Ngành nghiên cứu có ảnh hưởng nhất đó là y học.
Năm 1771, Maeno Ryotaku và Sugita Genpaku có dịp xem cuộc giải phẫu tử thi ở nhà
tù. Họ rất đỗi ngạc nhiên và thán phục trước những gì họ quan sát được giống hệt như
họa đồ và giải thích trong sách y học Hà Lan mà họ mang theo. Ngay sau đó, họ bắt
tay vào dịch sách này ra thành tiếng Nhật lấy tên là Giải thể tân thư hoàn thành năm
1774. Từ đó, người theo học ngành y bằng tiếng Hà Lan ngày càng nhiều. Năm 1823,

một bác sĩ người Đức có tên là Philipp Franz von Siebold làm phụ trách cho thương
quán Hà Lan tại Nagasaki, Siebold được phép mở phịng khám bệnh và trường dạy y
khoa ở ngoại ơ thành phố. Tại đây, ông ta đã đào tạo 50 sinh viên người Nhật về lí
luận y khoa căn bản và lâm sàng y học.
Phong trào Rangaku không chỉ phát triển trong các đơ thị mà nó cịn được chú
trọng phát triển trong các Han. Han Satsuma là một trong những lãnh địa đầu tiên phát
triển phong trào Rangaku. Năm 1847 Satsuma đã thành lập một số cơ sở để dạy về vũ
khí kỹ thuật phương Tây. Cũng từ năn 1854 Han này còn quan tâm đến việc xây dựng
hải quân hiện đại nhằm trang bị thêm sức mạnh cho mình. Khơng chỉ có Han Satsuma
mà cả Han Chosu ở phía Tây Nam Nhật Bản cũng chú trọng phát triển phong trào
Rangaku “Họ vừa cử người đi học trong nước đồng thời cử cả những người có khả
năng sang các cơ sở đào tạo Âu học danh tiếng tu nghiệp” [16, tr.93].


- 23 -

Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX chính quyền Mạc phủ ở Nhật Bản bắt
đầu bài trừ tất cả việc giảng dạy kiến thức của Hà Lan. Điều đó làm cho các học giả
Rangaku ngày càng trở nên bất mãn với chính sách đóng cửa lỗi thời của chính quyền
Mạc phủ. Dần dần đối tượng nghiên cứu của họ không chỉ dừng lại trong phạm vi là
nước Hà Lan mà đã mở rộng ra các nước châu Âu khác và từ đó phong trào Rangaku
phát triển lên thành phong trào Yogaku (Dương học - ngành nghiên cứu Tây phương).
Phong trào Rangaku đã góp phần thức tỉnh một số học giả Nhật Bản là những
người đi tiên phong, dần dần tiến tới thức tỉnh dân chúng trong nước về những tiến bộ
ở phương Tây sau Cách mạng công nghiệp. “Cũng nhờ họ mà dân chúng Nhật Bản
ngày càng ý thức về nhu cầu mở cửa để giao dịch với thế giới bên ngoài” [45, tr.75].
Phong trào này đã đem lại nguồn trí thức mới, tiến bộ cho nước Nhật, đồng thời nó
cũng đem lại niềm đam mê, hứng thú cho người dân Nhật Bản trước những thành tựu
tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật phương Tây, thể hiện tinh thần cầu học của
người dân Nhật Bản. Khi phong trào Rangaku phát triển lên thành Yogaku có thể xem

như là nhân tố định hướng, đặt nền tảng hết sức quan trọng cho công cuộc cận đại hóa
Nhật Bản, góp phần đưa Nhật Bản lên vị trí là hàng đế quốc thực dân đầu tiên ở châu
Á. Qua phong trào này đội ngũ trí thức Tây học người Nhật đã học hỏi được ở phương
Tây các thành tựu về khoa học kỹ thuật, về mơ hình, phương pháp, cách thức tổ chức
trong giáo dục. Chính những nhân tố này đã ảnh hưởng và thúc đẩy giáo dục thời
Minh Trị phát triển.


- 24 -

Chương 2:
HỆ THỐNG GIÁO DỤC NHẬT BẢN DƢỚI THỜI MINH TRỊ
(1868 - 1912)
2.1. Chính sách giáo dục thời Minh Trị
2.1.1. Lấy giáo dục truyền thống làm nền tảng tƣ tƣởng trong giáo dục
Trong văn hóa Nhật Bản, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống được giai
cấp thống trị sử dụng làm công cụ thống trị về mặt tinh thần đối với nhân dân dưới
thời Tokugawa. Nó cịn là một trong những nhân tố ý thức xã hội có ảnh hưởng quyết
định tới mục tiêu của chính sách phát triển giáo dục trong thời Minh Trị Thiên hồng.
Nho giáo thời kì này được sử dụng tích cực trong việc tuyên truyền tư tưởng tôn trọng
kỷ luật xã hội, gia đình và thiết lập một tơn ti trật tự cứng nhắc trong gia đình cũng
như xã hội. Nó cịn là cơng cụ để bài trừ dị giáo, đào tạo ra một tầng lớp thống trị xã
hội được học tập chu đáo để phục vụ cho nhà nước, trung thành với Thiên hoàng Minh
Trị một cách tuyệt đối.
Quan điểm giáo dục hiện đại được hình thành dưới thời Minh Trị với khẩu hiệu:
“Học tập văn minh phương Tây và bảo trì truyền thống Nhật Bản” [20, tr.89]. Với
khẩu hiệu này, nền giáo dục mới được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa nội dung,
phương pháp của giáo dục phương Tây với tư tưởng giáo dục Nho học truyền thống
của Nhật Bản. Trong đạo luật Minh Trị có nêu rõ: “Nước Nhật Bản lấy quân thần làm
đạo cả, lấy kinh thờ Hồng gia làm tơn giáo của mọi gia đình, lấy tơn trọng chủ quyền

gia trưởng cũng trọng đại như tơn trọng chủ quyền quốc gia, lấy hịa đồng nhà, ấy là
nước, nước ấy là nhà làm quan niệm thiêng liêng” [20, tr.90]. Từ quan điểm này của
Minh Trị cho thấy giáo dục Nhật Bản rất coi trọng giáo dục truyền thống cho mọi tầng
lớp nhân dân. Sử dụng truyền thống như là tiền đề cho hiện đại hóa, giúp cho q trình
nắm bắt sử dụng các thành tựu khoa học của phương Tây một cách có hiệu quả. Nho
giáo vẫn là đạo quân thần, tôn giáo của mọi gia đình là thờ kính Hồng gia, đề cao
quyền gia trưởng,... Mặc dù tiếp thu các tư tưởng tiến bộ của phương Tây nhưng
những đạo đức truyền thống của người Nhật vẫn được duy trì và đề cao nhằm bảo vệ
quyền lợi của giai cấp Nhà nước.
Trong bản Kyogaku Taishi (Các nguyên tắc giáo dục) được công bố năm 1879
thể hiện nguyện vọng của Thiên hồng có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục


- 25 -

đạo đức “là nằm trong việc dạy cái thiện, tinh thần trách nhiệm, lịng trung thành, tính
trung thực, dạy cho học sinh nắm vững kiến thức và nghệ thuật để có thể phục vụ được
cho dân tộc. Nhưng hiện nay nhiều người chỉ đề cao tri thức và kỹ thuật vốn là sản
phẩm của nền văn hóa khai sáng mà quên mất việc giữ gìn đạo đức và phá bỏ phong
tục thói quen tốt đẹp” [13, tr.45]. Nguyên tắc đầu tiên của canh tân là phá bỏ cái cũ và
tìm kiếm tri thức. Những tri thức của văn hóa phương Tây đã được chấp nhận và có
tác dụng tích cực đối với Nhật Bản dưới thời Minh Trị Thiên hồng nhưng vẫn khơng
thể bỏ qua những nội dung truyền thống đạo đức Nhật Bản trong nền giáo dục. Bởi
Thiên hoàng cho rằng nếu bỏ qua việc giáo dục cái thiện, tinh thần trách nhiệm của
người dân đối với đất nước, đối với Thiên hoàng mà chỉ chú trọng hướng tới việc
truyền bá lối sống kiểu phương Tây thì sợ rằng trong tương lai chẳng còn ai biết đến
trách nhiệm giữa thần dân với Thiên hồng nữa. Mục đích hàng đầu của Thiên hoàng
vẫn là giáo dục cho người dân Nhật Bản thấy được trách nhiệm của thần dân đối với
vua và đất nước.
Năm 1890, Thiên hoàng ban bố chiếu chỉ về giáo dục với tư tưởng trọng tâm là

“Trung quân ái quốc”. Đây là sự kết hợp giữa tư tưởng Nho giáo truyền thống Nhật
Bản với tư tưởng giáo dục phương Tây hiện đại. Nho giáo Nhật Bản lấy “ngũ luân”
làm cơ sở đạo đức mới, còn chủ nghĩa yêu nước được tiếp thu từ phương Tây đã hòa
trộn với tư tưởng Nho giáo và “trung quân” trở thành đặc tính riêng của người Nhật.
Đây chính là phương thuốc hiệu nghiệm trường sinh bất lão của chế độ chun chế
Thiên hồng.
Chính sách giáo dục truyền thống là nền tảng của Thiên hoàng trong giáo dục
nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mà đứng đầu là Thiên hồng Minh Trị.
Nó cột chặt thần dân với Thiên hoàng bằng những nghi lễ, những phong tục, đạo đức
của Nho giáo. Chính sách này ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung giáo dục Nhật Bản dưới
thời Minh Trị. Về cơ bản, nó chỉ phục vụ quyền lợi cho một bộ phận nắm quyền lãnh
đạo trong bộ máy nhà nước thời Minh Trị chứ chưa phải vì quyền lợi của số đơng quần
chúng nhân dân. Vì vậy, đây là một hạn chế trong chính sách giáo dục của Nhật Bản
thời Minh Trị.


×