Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, huyện đakrông tỉnh quảng trị một số giải pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ


NGUYỄN THỊ TÂM

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN ĐAKRÔNG, HUYỆN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa Lý học

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ


NGUYỄN THỊ TÂM

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN ĐAKRÔNG, HUYỆN ĐAKRÔNG - TỈNH QUẢNG TRỊ,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa Lý học

Giảng Viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đậu Thị Hòa

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

2


MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 10
1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................... 10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 11
2.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 11
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................. 11
3. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................... 11
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 12
4.1 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 12
4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ................................................................................... 12
5. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................................. 12
5.1 Quan điểm hệ thống ................................................................................................... 12
5.2 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh................................................................................. 13
5.3 Quan điểm kinh tế sinh thái ...................................................................................... 13
6. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................ 13
6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin ........................................................ 13
6.2 Phương pháp bản đồ và biểu đồ ................................................................................ 14
6.3 Phương pháp thực địa ................................................................................................ 14
6.4 Phương pháp chuyên gia............................................................................................ 14
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................................... 14

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 15
1.1 SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC: ....................................................................................... 15
1.1.1Khái niệm đa dạng sinh học. ................................................................................... 15
1.1.2Phân loại đa dạng sinh học. ..................................................................................... 16
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. ...................................................... 18
1.1.3.1 Vị trí địa lý. ........................................................................................................... 18
1.1.3.2 Địa chất. ................................................................................................................. 18
1.1.3.3 Địa hình - địa mạo. ............................................................................................... 18

3


1.1.3.4 Khí hậu. ................................................................................................................. 19
1.1.3.5 Thủy văn. ............................................................................................................... 19
1.1.3.6 Thổ nhưỡng. .......................................................................................................... 19
1.1.3.7 Lịch sử phát triển khu vực .................................................................................. 20
1.1.3.8 Con người .............................................................................................................. 20
1.2 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN. ............................................................................. 20
1.2.1 Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên. ...................................................................... 20
1.2.2 Mục đích thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ........................................................ 21
1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
HUYỆN ĐAKRÔNG. ....................................................................................................... 22
1.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên. ............................................................................ 22
1.3.1.1 Vị trí địa lý. ........................................................................................................... 22
1.3.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo .................................................................................. 23
1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn ................................................................................................. 23
1.3.1.4 Tài nguyên nước ................................................................................................... 26
1.3.1.5 Tài nguyên đất. ..................................................................................................... 26

1.3.1.6 Tài nguyên khoáng sản. ....................................................................................... 26
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐAKRÔNG ....................................................................................................................... 28
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG, HUYỆN
ĐAKRÔNG, QUẢNG TRỊ. ............................................................................................. 28
2.1.1 Giới thiệu chung về khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. ...................................... 28
2.1.2 Đa dạng sinh học ...................................................................................................... 29
2.1.3 Các giá trị khác. ....................................................................................................... 29
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ chính. ............................................................................... 30
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KBTTN
ĐAKRƠNG, HUYỆN ĐAKRƠNG, QUẢNG TRỊ. ....................................................... 31
2.2.1 Vị trí địa lý................................................................................................................ 31
2.2.2 Các nhân tố tự nhiên ............................................................................................... 31
2.2.2.1 Địa hình địa mạo ................................................................................................... 31

4


2.2.2.2 Khí hậu .................................................................................................................. 32
2.2.2.3 Thuỷ văn. ............................................................................................................... 32
2.2.2.4 Địa chất - thổ nhưỡng........................................................................................... 33
2.2.2.5 Tài nguyên sinh vật .............................................................................................. 33
2.2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội. .................................................................................. 34
2.3 ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRƠNG. .... 34
2.3.1 Đa dạng về thành phần lồi. ................................................................................... 34
2.3.1.1 Đa dạng hệ thực vật ............................................................................................. 34
2.3.1.2 Đa dạng hệ động vật. ........................................................................................... 37
2.3.2 Đa dạng về nguồn gen. ........................................................................................... 39
2.3.2.1 Đa dạng về thực vật. ............................................................................................ 39

2.3.2.2 Đa dạng về động vật. ........................................................................................... 44
2.3.3 Đa dạng về hệ sinh thái. .......................................................................................... 49
2.3.3.1 Rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp. ................... 50
2.3.3.2 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp. .............................. 51
2.3.3.3 Rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác. ................................ 52
2.3.3.4 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy. ....... 52
2.3.3.5 Rừng hỗn hợp Tre - Nứa - Gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt. ..... 52
2.3.3.6 Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác. ................................................................... 53
2.3.3.7 Thảm cây nông nghiệp (ruộng và nương rẫy). .................................................. 53
2.3.3.8 Núi đá không cây. ................................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SUY GIẢM VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG. ........................... 54
3.1 THỰC TRẠNG SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG. .......................................................................................... 54
3.1.1 Thực trạng suy giảm đa dạng sinh học................................................................. 54
3.1.2 Nguyên nhân của sự suy giảm. .............................................................................. 55
3.1.2.1Hoạt động săn bắn và bẩy bắt động vật hoang dã.............................................. 55
3.1.2.2 Hoạt động khai thác gỗ trái phép. ....................................................................... 56
3.1.2.3 Khai thác lâm sản ngoài gỗ. ................................................................................. 56
3.1.2.4 Hoạt động sản xuất. .............................................................................................. 57

5


3.1.2.5 Cháy rừng. ............................................................................................................. 57
3.1.2.6 Hoạt động chăn thả gia súc trái phép. ................................................................ 58
3.2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG. .... 58
3.2.1 Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn. .............................................................. 58
3.2.2 Các chương trình hoạt động chính. ....................................................................... 59
3.2.3 Những khó khăn trong công tác bảo tồn. .............................................................. 62

3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC. ................ 63
3.3.1 Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng. .................................................................... 63
3.3.2Giải pháp về kinh tế. ................................................................................................ 63
3.3.2.1 Chương trình phát triển kinh tế vùng đệm. ....................................................... 63
3.3.2.2 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái................................................................. 64
3.3.3 Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền. ................................................................. 64
3.3.3.1 Giải pháp về nghiên cứu khoa học. ..................................................................... 64
3.3.3.2 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực. ................................................... 64
3.3.4 Giải pháp về môi trường. ........................................................................................ 65
3.3.5 Giải pháp về phục hồi sinh thái. ............................................................................. 65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ..................................................................... 66

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01: Thành phần thực vật KBTTN Đakrông ............................................................... 35
Bảng 02: Thành phần thực vật một số khu bảo tồn............................................................. 35
Bảng 03: Sự phân bổ các taxon thực vật Khu BTTN Đakrông. ..................................... 36
Bảng 04: Thành phần Động vật KBTTN Đakrông ............................................................. 37
Bảng 05: Sự đa dạng về thành phần loài động vật hoang dã của các khu bảo tồn
thiên nhiên cùng vùng sinh thái. ...................................................................................... 38
Bảng 06: Thành phần lồi động vật ghi nhận Khu BTTN Đakrơng.............................. 39
Bảng 07: Các loài trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới .................................................. 39
Bảng 08: Giá trị sử dụng các loài thực vật ...................................................................... 43
Bảng 09: Danh sách các loài thú quý hiếm ..................................................................... 46
Bảng 10: Danh sách các loài chim quý hiếm ................................................................... 47
Bảng 11: Danh sách các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm ................................................. 49
Bảng 12: Diện tích các thảm rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng .......................... 50


7


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này, em xin chân
thành gởi lời cảm ơn đến cơ giáo PGS.TS Đậu Thị Hịa đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình hồn thành đề tài. Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn
các thầy cô trong Khoa Địa Lý - Trường ĐHSP- Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy và
trang bị cho em những kiến thức cơ bản trong học tập nghiên cứu khóa luận cũng như
trong cơng việc sau này.
Trong q trình thu thập tài liệu để hồn thành khóa luận, em xin chân thành
gởi lời cảm ơn đến Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã tạo điều kiện
giúp đỡ.
Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã
góp phần rất nhiều cho khóa luận của em đạt kết quả tốt hơn
Do trình độ hạn chế nên trong q trình làm khóa luận khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo thêm của thầy cơ giúp em hồn thành và đạt kết quả
tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, Ngày Tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tâm

8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BVR: Bảo vệ rừng
2. BQL: Ban quản lý

3. CBCC: Cán bộ công chức
4. CB: Cán bộ
5. CR – (Critical Endangered) loài đang bị tuyệt chủng trầm trọng
6. DDSH: Đa dạng sinh học
7. DD – (Data Deficent) lồi thiếu thơng tin
8. HST: Hệ sinh thái
9. KBT: Khu bảo tồn
10. KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
11. UBND: Ủy ban nhân dân
12. DLST: Du lịch sinh thái
13. TTSĐTG :Tình trạng sách đỏ thế giới (World list from IUCN 1994&1996, CITES
1994),
14. VU và V = (Vulnerable) loài sắp bị đe dọa,
15. E và EN =(Endangered) loài đang bị đe dọa nghiêm trọng.
16. R =(Rare) loài quý hiếm.
17. NT =loài gần bị đe dọa mức độ nặng hơn V và VU
18. SĐ: Sách đỏ
19. SĐ Việt Nam: Sách đỏ Việt Nam
20. SĐTG: Sách đỏ thế giới
21. VC: Viên chức
22. KH-KT: Khoa học _kĩ thuật
23. LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
24. IB :Phụ lục các loài nghiêm cấm khai thác và sử dụng.
25. Nhóm IIB: phụ lục các lồi hạn chế khai thác và sử dụng.

9


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Nằm ở vùng Đơng Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam
là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt
Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo
nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Sự đa dạng sinh học có vai trị rất
quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ
sở của sự sống cịn và thịnh vượng của lồi người và sự bền vững của thiên nhiên trên
trái đất. Nhưng hiện này cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, các loại tài
nguyên ngày càng bị khai phá một cách triệt để, dẫn đến nhiều loại tài nguyên cạn kiệt
không thể khơi phục được, trong đó phải kể đến nguồn tài nguyên sinh vật quý giá
hiện nay. Khai thác rừng lấy gỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp giấy, lấy đất phục
vụ cho canh tác nông nghiệp, làm thuỷ điện... hàng nghìn lý do và mục đích đã làm
cho hàng ngàn hecta rừng đặc dụng bị mất trắng, đất trống đồi trọc, song song với việc
mất rừng cũng làm ảnh hưởng đến sự suy giảm đa dạng các loài sinh vật trên cả nước,
nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Cùng chung với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay của Việt Nam nói
chung, cũng như của tỉnh Quảng Trị nói riêng, khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng tỉnh
Quảng Trị (thuộc huyện miền núi Đakrông) giáp danh với biên giới nước Lào, với diện
tích 40.526 ha, nằm trên địa bàn 6 xã Ba Lòng, Hải Phúc, Triệu Nguyên, Tà Long,
Húc Nghì và Hồng Thủy thuộc huyện Đakrơng tỉnh Quảng Trị. Khu bảo tồn có nhiệm
vụ vừa bảo vệ giá trị đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm động, thực vật vừa
bảo vệ hệ sinh thái điển hình của dãy Trường Sơn, đồng thời đây cũng là khu rừng
phòng hộ đầu nguồn quan trọng của tỉnh Quảng Trị. Nhưng hiện nay, với sự khai thác
quá mức thiếu ý thức của người dân địa phương (đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số)
đã làm cho sự đa dạng sinh học ở đây ngày càng mất đi, nhiều loài động thực vật dẫn
đến tuyệt chủng, mất đi nguồn gen sinh học quý hiếm.
Ý thức rõ được hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học rừng của khu bảo
tồn, đồng thời cần phải kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ đa dạng các loại
nguồn gen quý hiếm cho khu bảo tồn nói riêng, cũng như bảo tồn sự đa dạng nguồn
gen cho toàn đất nước nói chung là vơ cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Để góp

một phần làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, để
đáp ứng yêu cầu thực tiễn cấp bách ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng đó chính là lý
do tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông,huyện Đakrông - Quảng trị, một số giải pháp bảo vệ.” làm khoá luận tốt

10


nghiệp của mình. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào tìm hiểu sự đa
dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bổ sung thêm kiến thức để phục
vụ cho công tác sau này. Đồng thời thơng qua việc nghiên cứu mong góp một phần
tun truyền ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học,
tránh nguy cơ mất đi những lồi động thực vật q hiếm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu được mức độ đa dạng sinh học và thực trạng suy giảm đa dạng sinh
học từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát trển sự đa dạng sinh học ở
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông tỉnh Quảng Trị.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiển phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Tìm hiểu những nét khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng
Tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học và thực trạng suy giảm đa dạng sinh học của
khu bảo tồn.
Nguyên nhân thực trạng suy giảm đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông hiện nay.
Tìm hiểu cơng tác quản lý, các biện pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học
của khu bảo tồn.
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở khu bảo tồn.
3. Lịch sử nghiên cứu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông được thành lập theo Quyết định số 768/QĐUB ngày 09/4/2001 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt dự án: Xây dựng khu

bảo tồn thiên nhiên Đakrơng. Khu bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên là 0. 26 ha
trong đó đất có rừng là 28.166 ha chiếm 6 ,
đất trống, thảm cỏ, cây bụi, cây gỗ rải
rác là 12. 60 ha chiếm 30,5%.
Đến năm 2007 theo Quyết định số 8 /QĐ-U ND ngày 27/ /2007 về việc phê
duyệt kết quả rà sốt, quy hoạch loại rừng thì Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng có
diện tích cịn lại 37.640 ha. Nằm trên địa bàn hành chính của 08 xã gồm: Hải Phúc, Ba
Lịng, Triệu Ngun, Đakrơng, a Nang, Tà Long, Húc Nghì và A ung. Hiện tại ranh
giới của khu bảo tồn vẫn chưa đóng cột mốc, một số khu vực cịn xảy ra tình trạng
xâm lấm đất của khu bảo tồn để trồng cây như khu vực tiểu khu 820 giáp ranh giữa xã
Cam Chính huyện Cam Lộ với xã Ba Lịng huyện Đakrơng, khu vực rừng giáp ranh
giữa xã A Bung huyện Đakrông với huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Quá trình
thành lập và phát triển khu bảo tồn đã thu hút một số các tổ chức quốc tế cũng như các

11


cơ quan, tổ chức cá nhân trong nước đến nghiên cứu. Hiện nay, đã có một số ít cơng
trình nghiên cứu về hệ thực vật ở đây như:
Nghiên cứu phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên rừng tại vùng đệm
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Tỉnh Quảng Trị của tác giả Tiến sĩ Lê thị vân Huệ,
Lê trọng Toán tại trung tâm nghiên cứu tài nguyên và mơi trường ĐHQG Hà Nội (năm
2007).
Đề tài khố luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông- tỉnh Quảng Trị của sinh viên Trần Thị hải Huyền
(khoá 2006 – 2010).
Tuy nhiên, vì mới được thành lập và phát triển nên các cơng trình nghiên cứu
về đa dạng sinh học của khu bảo tồn còn rất hạn chế. Với đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu
đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong, đề xuất một số giải pháp bảo
vệ” đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẽ vì từ trước đến nay vẫn chưa có một

cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách bao quát về sự đa dạng sinh học nói
chung của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng. Cũng chính vì thế với hướng đi mới này
của mình tơi mong rằng sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn về sự đa
dạng sinh học ở khu bảo tồn này. Đồng thời tôi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn duy nhất ở địa phương
mình đang sinh sống.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông trên địa bàn 8 xã: Hải Phúc, Ba
Lịng, Triệu Ngun, Đakrơng, a Nang, Tà Long, Húc Nghì và Abung
4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng về
thành phần lồi, nguồn gen, hệ sinh thái; tình trạng suy giảm; nguyên nhân của sự suy
giảm đó cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học; Từ đó đưa ra một số
giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở đây.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1 Quan điểm hệ thống
Trong thực tiễn mọi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể trọn vẹn được cấu tạo từ
nhiều bộ phận nhỏ, các bộ phận nhỏ này có một vị trí, vai trị và chức năng riêng
chúng ln vận động và phát triển theo quy luật riêng. Tuy nhiên giữa chúng lại có
mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau rất mật thiết, không thể tách rời và chúng
luôn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên nói chung. Khi một bộ phận trong
chỉnh thể đó bị tác động thay đổi thì nó sẽ kéo theo cả chỉnh thể đó thay đổi và ngược

12


lại khi cả chỉnh thể bị biến đổi thì các bộ phận nhỏ cũng sẽ bị tác động và thay đổi
theo. Hay nói rộng ra có thể coi tất cả các sự vật hiện tượng trong tự nhiên là một hệ
thống, hệ thống này luôn luôn vận động và phát triển khơng ngừng, giữa chúng có mối

quan hệ mật thiết không thể tách rời và chúng luôn chịu sự chi phối của các quy luật tự
nhiên. Trong hệ thống tự nhên nói chung này khi có một thành phần nào đó bị biến đổi
thì nó sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác và có khi là cả hệ thống. Do đó
khi tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích
các bộ phận nhỏ đồng thời xác định rõ mối quan hệ hữu cơ giữa chúng trong sự vận
động và phát triển chung.
5.2 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này nhằm mục đích tìm hiểu hồn cảnh thành lập và phát
triển của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng. Mặt khác, nó cịn cho phép chúng ta dự
báo được diễn biến tất yếu của sự phát triển để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý
nhằm bảo vệ và phát triển của khu bảo tồn trong tương lai. Phát hiện được những quy
luật phát triển đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
5.3 Quan điểm kinh tế sinh thái
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn tác động vào tự nhiên theo
cả hai chiều hướng là tác động tích cực và tác động tiêu cực. Ngược lại, tự nhiên cũng
có những tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người, đó
chính là sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì thế khi con người tiến hành bất cứ một
hoạt động gì muốn có hiệu quả tối ưu nhất thì cần phải tìm hiểu bản chất quy luật phát
triển của tự nhiên và các mối quan hệ giữa chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiện nay xu hướng chính là phát triển bền vững vì thế con người cần phải kết
hợp một cách hợp lý giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ mơi trường sinh thái. Với đề tài
này thì việc nghiên cứu đa dạng sinh học và đưa ra một số giải pháp bảo vệ và phát
triển đa dạng sinh học khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có ý nghĩa rất lớn
về mặt sinh thái. Vì thế muốn bảo vệ được tính đa dạng sinh học thì vấn đề đặt ra là
phải nâng cao đời sống cho người dân sống ở khu vực khu bảo tồn, đồng thời chia sẽ
lợi ích bảo vệ với nhân dân.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
Các tư liệu sau khi đã thu thập từ các nguồn như: an quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Đakrông; Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị; Hạt kiểm lâm huyện Đakrông; Ủy

ban nhân dân huyện Đakrông, Sách vở, báo đài, mạng Internet…sẽ được chọn lọc, bổ
sung đồng thời phân tích tổng hợp và đưa ra những nhận xét, kết luận, đánh giá của

13


bản thân về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Các tư liệu thu thập cần phải đảm bảo
tính chính xác và hiệu quả cung cấp được thơng tin.
6.2 Phương pháp bản đồ và biểu đồ
Đây là phương pháp được sử dụng với tần xuất lớn trong quá trình nghiên cứu
nó ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát, nghiên cứu địa bàn, khâu xử lý thông tin, khâu
đánh giá…Trong đề tài đã sử dụng các loại bản đồ, biểu đồ như: ản đồ hành chính
tỉnh Quảng Trị, bản đồ tự nhiên tỉnh Quảng trị, bản đồ địa hình khu bảo tồn thiên
nhiên Đakrông, bản đồ thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bản đồ phân
bố động – thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng…ngồi ra còn sử dụng một số
biểu đồ khác.
6.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp được xem quan trọng
nhất của khoa học Địa lý. Phương pháp này nhằm mục đích quan sát thực tế, kiểm tra
tìm hiểu thực tế tại địa phương để có những cái nhìn thực tế về vấn đề đang nghiên
cứu, sau đó đối chiếu với những kiến thức, những tư liệu thu thập được để đưa ra được
những nhận xét đánh giá xác thực. Từ đó kết hợp với một số phương pháp khác làm
cho bài nghiên cứu hoàn chỉnh và chính xác.
6.4 Phương pháp chun gia
Tìm hiểu và tiếp thu ý kiến các chuyên gia của Ban quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Đkrông, Chi cục kiểm lâm Tỉnh Quảng Trị, cùng các ban ngành có liên quan đến
khu Bảo tồn thiên nhiên Đkrông.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần mở đầu.

Phần nội dung : Trong phần này gồm có chương
Chương 1:Cơ sở lý luận chung về đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên
Chương 2: Đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
Chương :Thực trạng suy giảm và giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học
khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
Phần kết luận và kiến nghị

14


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CẦN
NGHIÊN CỨU
1.1 SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC:
Khái niệm đa dạng sinh học.
“Đa dạng sinh học” (biodiversity, biological diversity) theo Công ước được
định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: cả hệ
sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng
1.1.1

như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa
dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ
sinh thái khác nhau. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà
khoa học Norse và McManus vào năm 1 80. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm
có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một
loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).
Cho đến nay trên Thế Giới đã có hơn 2 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng
sinh học" này. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước
Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và

mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. (FAO- Tổ
chức lương thực Thế Giới)
Đa dạng sinh học là sự phong phú về sự sống trên Trái Đất, bao gồm hàng triệu
loài thực vật, động vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu
giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên (AID, 1989).
Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống và các q trình hoạt động của nó
(U .S. Forest Service, 1990).
Đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống ở mọi cấp độ tổ chức, biểu hiện
bởi số lượng và tần số xuất hiện tương đối của các đối tượng (gen, sinh vật, hệ sinh
thái) (EPA, 1990).
Đa dạng sinh học là tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật
và vi sinh vật trên Trái Đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến
thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development
Administration, 1991).
Đa dạng sinh học là toàn bộ các gen di truyền, các loài và các hệ sinh thái trong
một vùng (WRI, IUCN and UNEP, 1992).
Về mặt môi trường, đa dạng sinh học ở từng nơi thể hiện mức độ cân bằng sinh
thái tự nhiên. Do đó, đa dạng sinh học là một hiện tượng tự nhiên có khả năng điều tiết

15


mọi biến động của môi trường do tự nhiên tạo ra, và bảo vệ mơi trường trước những
biến động đó. Chu kỳ quang hợp hay đồng hóa diệp lục tố, cũng như việc chuyển hóa
các vật chất vơ cơ thành hữu cơ trong thiên nhiên đã tạo nên sự sống cho tất cả sinh
vật trong đó có con người.
Về mặt kinh tế, đa dạng sinh học là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu
trong hoạt động sống và sản xuất của con người. Theo ước tính, hàng năm đa dạng
sinh học cung cấp cho Thế Giới tổng sản phẩm có giá trị 33 ngàn tỉ USD. Riêng đối
với Việt Nam, đa dạng sinh học giữ phần lớn trong kinh tế vì nền kinh tế của Việt

Nam vẫn cịn đặt trọng tâm vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chính. Về ảnh
hưởng đến đời sống con người, đây là một giá trị rất quan trọng đối với đời sống con
người vì đa dạng sinh học nói lên tính phong phú cùng những nét đẹp của tự nhiên
giành cho một đất nước.
1.1.2 Phân loại đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học (DDSH) được xét ở ba góc độ: Đa dạng loài Đa dạng nguồn
gen Đa dạng hệ sinh thái.
a. Đa dạng loài.
Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các lồi được tìm thấy tại một khu
vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay
nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các lồi khác nhau .
Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật
ngữ DDSH thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc biệt là
"sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một
nơi cư trú. DDSH toàn cầu thường được hiểu là số lượng các lồi thuộc các nhóm
phân loại khác nhau trên tồn cầu. Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu
lồi đã được xác định; cịn tổng số lồi tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu đến gần
100 triệu. Theo như ước tính của cơng tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu lồi trên trái
đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng lồi đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu
bao gồm côn trùng và vi sinh vật. Mức độ loài thường được coi là một mức cố nhiên
được dùng khi xem xét sự đa dạng của tất cả các sinh vật.
Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một lồi có thể có ảnh hưởng trực tiếp
đến cấu trúc quần xã, và do đó đến DDSH. Ví dụ, một lồi cây của rừng mưa nhiệt đới
là nơi cư trú của một hệ động vật khơng xương sống bản địa với một trăm lồi, hiển
nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một
thực vật núi cao châu Âu khơng có một lồi sinh vật nào phụ thuộc vào .
b. Đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình

16



sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái. Một hệ sinh thái
khác nhiều so với một lồi hay một gen ở chỗ chúng cịn bao gồm cả các thành phần
vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu.
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các lồi thành viên.
Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng
như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong
phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người
ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh
dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một hệ sinh thái
giả thiết chỉ có một vài lồi thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài
nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu
tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên khơng có
một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý
nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau.
c. Đa dạng nguồn gen.
Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực
vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các
loài khác nhau.
Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một
loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một
quần thể hoặc giữa các quần thể.
Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong
một lồi, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di
truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần
của axit nucleic, tạo thành mã di truyền.
Một biến dị gen xuất hiện ở một cá thể do đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể, ở các
sinh vật sinh sản hữu tính có thể được nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp.
Như vậy trong ba phân loại của đa dạng sinh học, đa dạng di truyền được xem là

quan trọng nhất vì từ đó nảy sinh ra sự phong phú về cấu tạo di truyền giữa các cá thể
bên trong một loài hay giữa các loài với nhau để rồi có thể tạo ra một cá thể mới làm
tăng thêm sự phong phú cho đa dạng sinh học. Ngồi ra, đa dạng di truyền cịn có thể
tạo ra những biến dị di truyền xảy ra bên trong hoặc bên ngồi các quần thể. Trong
khi đó đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy ở một vùng lãnh thể
xác định đã qua điều tra, kiểm kê và theo dõi.

17


1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
1.1.3.1 Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý của một đối tượng nào đó là sự phân bố đối tượng đó trên một vùng
lãnh thổ nhất định. Trong đó vị trí địa lý được xem xét dưới hai góc độ: Một là vị trí
tốn học (vị trí tọa độ chính xác của đối tượng đó) để xem đối tượng đó nằm trong khu
vực nào? Thuộc vành đai hay đới khí hậu nào? Hai là vị trí tiếp giáp phía Đơng, phía
Tây, phía Nam, phía Bắc để xem xét đối tượng này nó tiếp giáp với những đối tượng
nào xung quanh.
Vị trí địa lý của một đối tượng nó quy định những đặc điểm tự nhiên của đối
tượng đó như một khu bảo tồn ở khu vực ơn đới nó sẽ có những đặc điểm về khí hậu
về thỗ nhưỡng về thủy văn khác với một khu bảo tồn thuộc khu vực nhiệt đới hay xích
đạo. Với những đặc điểm khác này sẽ quy định mức độ đa dạng sinh học của mỗi khu
bảo tồn khác nhau. Chính vì thế vị trí địa lý ảnh hưởng tới DDSH thơng qua các yếu tố
tự nhiên như: khí hậu, thỗ nhưỡng, thủy văn… ên cạnh đó vị trí địa lý nó cịn tạo nên
mối giao lưu của các luồng sinh vật giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.
1.1.3.2 Địa chất.
Địa chất ảnh hưởng tới DDSH của một vùng lãnh thổ nào đó chủ yếu thông quá
các nhân tố như đất đá, các thành phần cấu tạo, cấu trúc đất đá và các hoạt đơng kiến
tạo sảy ra tại nới đó. Đá và thành phần cấu tạo nên các loại đá là thành phần chính tạo
nên thổ nhưỡng cùng với đó là sự ổn định về địa chất sẽ là điều kiện thuận lợi cho giới

sinh vật tồn tại và phát triển liên tục mà khơng bị gián đoạn từ khi hình thành lãnh thổ.
Ngược lại bất kỳ một vận động kiến tạo nào xảy ra cũng ảnh hưởng tới không nhỏ tới
sinh vật ở lãnh thổ đó. Vận động đó có thể làm cho giới sinh vật ở đó phong phú thêm
(ví dụ vận động tiếp xúc như một hòn đảo được nối với đất liền) hay vận động đó làm
suy giảm, làm tuyệt chúng một số loại sinh vật (ví dụ vận động tách giãn như vận động
làm tác một bán đảo ra khỏi lục địa) vận động này làm ngăn cách một cách đột ngột
sinh vật ở đất liền và đảo, một số loại sinh vật khả năng thích nghi khơng tốt sẽ bị tiêu
diệt.
1.1.3.3 Địa hình - địa mạo.
Địa hình là hình dạng của bề mặt Trái Đất nói chung hay của một khu vực nào
đó nói riêng. Hình dạng ấy là tập hợp của những thể gồ ghề, lồi lõm trên bề mặt Trái
đất mà người ta gọi là hình thái địa hình nó bao gồm diện mạo bên ngồi của địa hình
như chỗ lồi là địa hình dương ngược lại chỗ lỗm xuống là địa hình âm và hình thái trắc
lượng như độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ sâu, độ dốc, độ chia cắt…
Cùng với đó là các q trình địa mạo diễn ra trên bề mặt địa hình ấy như q
trình bóc mịn, rửa trơi, q trình bồi tụ…Chính những q trình này làm cho bề mặt

18


địa hình ln biến đổi.
Địa hình địa mạo ảnh hưởng tới DDSH thơng qua các yếu tố địa hình như: Độ
cao của địa hình ảnh hưởng tới sự phân đai nó ảnh hưởng tới cấu trúc tầng tán của
rừng, và sự phân bố sinh vật từ đó sẽ ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của rừng
1.1.3.4 Khí hậu.
Thời tiết là hiện tượng khí tượng hay là một q trình q trình vật lý xảy ra
trong khí quyển trong một thời gian nhất định và được biểu hiện qua các yếu tố: nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp,…
Khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết hoặc khí hậu là một quy
luật của thời tiết. Ở mỗi khu vực khác nhau trên Trái Đất thì khí hậu có những đặc

điểm khác nhau điều này được thể hiện qua các yếu tố của khí hậu như sự khác nhau
về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp…Chính khí hậu là yếu tố quan trọng quy định
sự có mặt, sự sinh trưởng và phát triển của các loại sinh vật từ đó ảnh hưởng trực tiếp
tới sự đa dạng sinh học. Ví dụ như ở khu vực khí hậu xích đạo thì ở đây có mức độ đa
dạng sinh học cao nhất so với các khu vực khí hậu khác như khí hậu nhiệt đới hay khí
hậu ơn đới hay cực đới.
1.1.3.5 Thủy văn.
Các yếu tố của thủy văn bao gồm: Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, mạng lưới
ao, hồ, đầm và một phần không thể thiếu là nước ngầm. Thủy văn ảnh hưởng tới
DDSH thông qua nguồn nước và sự cung cấp nước. Mọi sinh vật trên Trái Đất sẽ
không thể tồn tại và phát triển được nếu khơng có nước. Chính vì thế nếu mạng lưới
thủy văn càng phát triển phong phú sẽ là nguồn cũng cấp nước cho con người và các
loài sinh vật. Đồng thời nếu nguồn nước được đảm bảo thì đất có độ ẩm cao sẽ tạo
điều kiện cho các loại sinh vật phát triển mạnh.
1.1.3.6 Thổ nhưỡng.
Lớp vỏ thổ nhưỡng hay còn gọi là quyển thổ nhưỡng là một địa quyển, một
thành phần cấu tạo của vỏ Địa lý. Đây là lớp vật chất mềm xốp nằm trên cùng của
thạch quyển, tiếp xúc với thạch quyển. Hay theo nhà nông học người Anh Wiliam thì
thổ nhưỡng là lớp đất tơi xốp trên bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật
tức là đất có độ phì. Độ phì là tính chất hết sức quan trọng của thổ nhưỡng là đặc trưng
của thổ nhưỡng vì nó giúp ta phân biệt thổ nhưỡng với các vật chất khác tức là phân
biệt đất với đá.
Đất được hình nhờ quá trình phong hóa đá mẹ. Các loại đá mẹ khác nhau cùng
với các q trình phong hóa trong những điều kiện khác nhau sẽ cho ra các loại đất
khác nhau. Các loại đất này có những tính chất lý hóa khác nhau, và trên các loại đất
khác nhau này thích hợp với những loại thực vật khác nhau. Nói rộng ra ở mỗi loại thổ

19



nhưỡng khác nhau có những kiểu rừng khác nhau. Ví dụ: Đất feralit có kiểu rừng nhiệt
đới hay rừng cận nhiệt đới Đất podzon có rừng Taiga hay đất đen đới thảo nguyên thì
thực vật chủ yếu là thực bì chụi hạn và các cây hòa thảo sống lâu năm.
1.1.3.7 Lịch sử phát triển khu vực
Các loài sinh vật của bất kỳ một vùng sinh cảnh nào cũng có mối quan hệ với
các loài sinh vật của vùng sinh cảnh xung quanh chúng của cùng một vùng địa lý sinh
vật. Sự phong phú về thành phần loài cùng với khu vực phân bố của chúng chủ yếu
chịu ảnh hưởng của lịch sử phát sinh và phát triển sinh vật và khu hệ sinh vật đó.
Trong q trình phát trình và phát triển các lồi sinh vật cùng với q trình di cư đã
góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng về thành phần lồi của vùng sinh cảnh đó,
cũng được thể hiện bên cạnh các loài sinh vật bản địa, các loại sinh vật đặc hữu thì cịn
có cả những sinh vật ngoại lai di cư đến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp
đến DDSH.
1.1.3.8 Con người
Con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đã làm ảnh hưởng tới
sự đa dạng sinh học thể hiện dưới hai mặt. Một mặt là góp phầm làm tăng thêm sự đa
dạng sinh học bằng các hoạt động như trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các loại động thực
vật đặc biệt là các loại động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, các
hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò của rừng bảo vệ
rừng là bảo vệ mơi trường sống cho các lồi sinh vật và quan trọng hơn là bảo vệ cho
chính con người… Chính những hoạt động này đã gián tiếp tạo nên sự đa dạng sinh
học. Nhưng mặt khác con người lại cũng là một trong những nguyên nhân làm suy
giảm đa dạng sinh học như các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật quý
hiếm, các hoạt động sản xuất công nghiệp như xây dựng các nhà máy thủy điện, các
khu vực khai thác khống sản…Chính các hoạt động đã trực tiếp làm suy giảm đa
dạng sinh học.
1.2 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN.
1.2.1 Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên.
Theo quyết định của Thủ Tướng chính phủ số 08/2001/QĐ – TTG ngày
11/01/2001 thì Khu bảo tồn thiên nhiên được định nghĩa như sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo
diễn thế tự nhiên và được chia thành hai loại:
Thứ nhất: Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài nguyên
thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao, được thành lập, quản lý, bảo vệ nhằm đảm
bảo diễn thế tự nhiên, phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng
đất thỏa mãn các điều kiện sau:

20


Có hệ sinh thái (HST) tiêu biểu, cịn giữ được các đặc trưng cơ bản tự nhiên, ít
bị tác động có hại của con người, có hệ động thực vật đa dạng.
Có đặc tính địa sinh học, địa chất học và sinh thái học quan trọng hay các đặc
tính có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch.
Có các loại động, thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các lồi đang có nguy
cơ bị tiêu diệt.
Phải đủ rộng đảm bảo sự nguyên vẹn của hệ sinh thái, tỉ lệ diện tích hệ sinh thái
tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên.
Đảm bảo tránh được sự tác động trược tiếp có hại của con người.
Thứ hai: Khu bảo tồn (KBT) loài hoặc sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được
quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (Vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động,
thực vật đặc hữu hoặc loài qúy hiếm và là vùng đất thỏa mãn các điều kiện sau:
Đóng vai trị quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và
phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nơi nghỉ, ẩn
náu của động vật.
Có các lồi thực vật q hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các lồi động
vật hoang dã q hiếm.
Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của con
người, khi cần thiết thì thơng qua sự tác động của con người vào sinh cảnh.
Diện tích của khu vực này tùy thuộc vào nhu cầu về sinh cảnh của các loài cần

bảo vệ.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được
dành để bảo vệ và duy trì tính DDSH, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với
việc bảo vệ các tài ngun văn hố và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương
thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, KBTTN còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu
bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo
diễn thế tự nhiên.
1.2.2 Mục đích thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
 Nghiên cứu khoa học;
 Bảo vệ các vùng hoang dã;
 Bảo vệ sự đa dạng lồi và gen;
 Duy trì các lợi ích về mơi trường từ thiên nhiên;
 Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hố
 Sử dụng cho du lịch và giải trí;
 Giáo dục;

21


 Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;
 Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống
Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn
thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các lồi cũng như các q trình của
HST khơng hoặc ít bị nhiễu loạn.
1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
ĐAKRÔNG.
1.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên.
1.3.1.1 Vị trí địa lý.
Đakrơng là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện lỵ

cách trung tâm thành phố Đơng Hà 41 km về phía Tây.
Huyện có toạ độ địa lý từ 16017' '' đến 160

'12'' vĩ độ Bắc và từ 106044'01'''

đến 10701 '1 '' kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh
và huyện Cam Lộ
- Phía Nam giáp nước Cộng hịa
DCND Lào
- Phía Tây giáp huyện Hướng
Hóa và nước Cộng hịa DCND Lào
- Phía Đơng giáp huyện Triệu
Phong, Hải Lăng và tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện
Đakrơng (Nguồn: />Đakrơng là huyện miền núi có vị trí địa lý kinh tế quan trọng khơng chỉ đối với
tỉnh Quảng Trị mà cịn với cả khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Huyện có mạng lưới
giao thơng đường bộ rất quan trọng, trên địa bàn huyện có các trục đường bộ quan
trọng như Quốc lộ 9 (tuyến đường liên Á nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Mianma);
Quốc lộ 1 (nay là đường Hồ Chí Minh) là tuyến đường xuyên Việt. Đây là hai tuyến
giao thông huyết mạch quan trọng và thuận lợi nối với Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt
xuyên Việt, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu Quốc tế. Ngồi ra huyện cịn có hệ
thống tỉnh lộ, huyện lộ đó là tiềm năng dồi dào tạo ra thế mạnh không những trong

22


việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện mà còn là cầu nối cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn.
1.3.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo

Nhìn chung địa hình địa mạo của huyện là đồi núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các
sông suối của hệ thống sông Đakrông và sông Quảng Trị. Cao nhất là đỉnh Kovaladut
(1251m) nằm ở phía Đông Nam huyện, thấp nhất là bãi bồi ven sông Ba Lịng( 25m).
Địa hình - địa mạo của huyện có thể chia thành 3 dạng tiêu biểu là:
* Dạng địa hình thung lũng hẹp
Đây là dạng địa hình tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng đồi núi, thích hợp
cho việc phát triển các cây trồng nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp
ngắn ngày...). Dạng địa hình thung lũng hẹp được phân bố chủ yếu ở các xã Hướng Hiệp,
Mị Ĩ, Triệu Ngun, Ba Lịng, Hải Phúc và Tà Rụt.
* Dạng địa hình núi thấp
Là dạng địa hình có độ dốc 8 - 200C với độ cao địa hình từ 150 - 00 m được
phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Đơng ắc huyện (Hướng Hiệp, Mị Ĩ, Triệu
Ngun, Ba Lịng, Hải Phúc, Đakrơng và rải rác ở một số xã phía Nam dọc sơng
Đakrơng. Địa hình này thích hợp để phát triển cây lâu năm như: cây ăn quả, cà phê, hồ
tiêu...
* Dạng địa hình đồi núi cao
Là dạng địa hình có độ cao trung bình từ 600 - 800 m, được phân bố hầu hết ở
các xã trong huyện nhưng nhiều nhất là các xã Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, A Vao,
Tà Rụt, A ung, A Ngo. Đây là dạng địa hình thích nghi cho phát triển lâm nghiệp.
1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Đakrơng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối
điển hình, chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt. Gió Tây Nam khơ nóng về mùa hè,
gió Đơng ắc ẩm ướt về mùa Đông. Tổng lượng nhiệt cả năm từ khoảng 8.500 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng.
* Nhiệt độ
Chế độ nhiệt của Đakrơng nhìn chung ảnh hưởng bởi độ cao địa hình. Nền nhiệt của
vùng cịn có sự phân hóa theo thời gian trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh. Ngồi
2 mùa nóng lạnh, có thời kỳ nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 260C, đó là thời kỳ chuyển
tiếp mùa khí hậu. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang lạnh và ngược lại có hoạt
động của gió chuyển mùa từ Bắc bán cầu gây ra mưa và mưa phùn. Sự giảm thấp nhiệt độ

trong mùa lạnh do ảnh hưởng thâm nhập của gió mùa Đơng ắc gây nên những đợt lạnh
có những ngày nhệt độ xuống dưới 150C. Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây khô

23


nóng, nhiệt độ cao tuyệt đối của vùng có thể lên đến 40,4 - 41,40C.
Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng +24,50C; nhiệt độ thấp nhất vào tháng
1 (16-190C) ; nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (33 - 360C). Thời kỳ nhiệt độ cao ở
Đakrông lại trùng với thời kỳ độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn gây khô hạn, hạn chế
đáng kể đến sự phát triển của cây trồng, đặc biệt với những cây trồng ngắn ngày và
cây trồng cạn.
* Chế độ mưa
Hàng năm Đakrông nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình khoảng
2.375 mm (các xã phía Nam huyện có lượng mưa lớn hơn 00 - 400 mm). Phân bố mưa
quan hệ với chế độ hồn lưu, có một mùa mưa tập trung và một mùa ít mưa. Lượng mưa và
mùa mưa (từ tháng đến tháng 11) chiếm khoảng 86% tổng lượng mưa hàng năm. Từ
tháng 12 đến tháng năm sau là thời kỳ ít mưa, tổng lượng mưa thời kỳ này chiếm khoảng
14% tổng lượng mưa hàng năm.
Số ngày mưa trung bình năm là 1 0 ngày. Trong mùa mưa số ngày mưa càng nhiều
(từ 50 - 70% số ngày trong tháng), có những cơn mưa có cường độ rất lớn, lượng mưa lớn
nhất trong 24 giờ đạt đến 447 mm, thấp nhất 110 mm. Mưa lớn trong mùa mưa là tác
nhân hàng đầu gây rửa trơi, xói mịn đất, đắc biệt đối với vùng đất có độ dốc khá lớn, bên
cạnh đó mưa lại gây ngập úng các vùng đất thấp. Đây là yếu tố làm giảm thiểu đáng kể độ
màu mỡ và tầng dày của đất, hạn chế khơng ít đối với việc khai thác sử dụng cho việc
phát triển các hệ thống canh tác. Thời kỳ ít mưa lại trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng
bốc hơi lớn, độ ẩm khơng khí thấp gây khơ hạn nặng trên diện tích rộng, hạn chế khả năng
gieo trồng, năng suất của hệ thống cây ngắn ngày và sinh trưởng của hệ thống cây lâu
năm, đặc biệt là đối với giai đoạn trồng mới và kiến thiết cơ bản.
* Độ ẩm không khí

Đakrơng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, mùa mưa là mùa lạnh, mùa nóng là
mùa khơ. Thời kỳ ẩm ướt nhất xảy ra vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Khơng khí ở trạng
thái bão hồ hơi nước và trời thường mưa nhỏ hay mưa phùn. Trong các tháng mùa hạ, độ
ẩm tương đối trung bình từ 78 - 8
nhưng có thời điểm xuống đến 27 - 41% (từ tháng 4
đến tháng 8). Trong một ngày đêm độ ẩm khơng khí tương đối giảm đột ngột vào lúc mặt
trời mọc đạt trị số thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần. Về đêm độ ẩm không khí ít thay
đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại lúc 4 giờ sáng cho đến trước lúc mặt trời mọc.
Trong những tháng mùa nóng, vào những ngày ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ
nóng, độ ẩm tương đối thấp nhất giảm xuống 28 - 32%.
* Bão và lũ lụt
Sự khắc nghiệt của chế độ khí hậu ở Đakrông càng trở nên khắc nghiệt hơn khi
bên cạnh thời kỳ khô hạn gay gắt lại đến thời kỳ chịu ảnh hưởng của bão lụt nặng nề.

24


Bão lụt thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 (chủ yếu tập trung từ tháng 8 - 10). Mùa
bão lụt thường là mùa mưa, khi có bão mưa càng lớn gây xói mịn đất và sạt lở mạnh
các cơng trình, đường sá.
* Một số yếu tố khác
Trong vùng cịn có sự ảnh hưởng của sương mù, bình qn

-

ngày/năm. Do

chịu tác động của yếu tố độ cao và sự phân chia địa hình, Đakrơng có thể chia ra 2 tiểu
vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau:
+ Tiểu vùng phía Bắc huyện (dọc Quốc lộ 9 và Tỉnh lộ 41): là vùng chịu ảnh

hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt giảm thấp vào mùa lạnh do
ảnh hưởng của gió mùa Đơng

ắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh

hưởng của gió Tây Nam khơ nóng. Nền nhiệt bình qn cả năm tương đối cao
(24,80C). Tiểu vùng khí hậu này phân bố chủ yếu ở các xã Hướng Hiệp, Mị Ĩ, Triệu
Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc và một phần của xã Đakrơng và a Nang.
+ Tiểu vùng phía Nam huyện (dọc đường Hồ Chí Minh): cũng là vùng chịu ảnh
hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do độ cao địa hình và thảm thực
vật cịn nhiều nên lượng mưa hàng năm, độ ẩm khơng khí lớn hơn tiểu vùng phía Bắc.
Nền nhiệt trung bình cả năm thấp hơn tiểu vùng phía Bắc trên 3,30C. Lượng bốc hơi cả
năm so vùng phía ắc chỉ bằng 61,9%. Tiểu vùng khí hậu này phân bố chủ yếu ở các
xã A Ngo, A Bung, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, Tà Long và một phần phía Nam của xã
Đakrơng và a Nang.
* Thủy văn
Hệ thống sông suối của Đakrông khá dày và phân bố tương đối đều trên toàn
lãnh thổ. Trên địa bàn huyện có hai con sơng lớn chảy qua là: sơng Quảng Trị (hay cịn
gọi là sơng Ba Lịng ở phần hạ lưu) và sông Đakrông. Sông Quảng Trị được hợp lưu từ
hai con sơng chính là sơng Đakrơng và sông Rào Quán. Chiều dài sông Quảng Trị
chảy qua huyện là 38 km, qua các xã Đakrơng, Mị ó, Triệu Ngun, Ba Lịng, Hải
Phúc. Ngồi hợp lưu hai con sơng trên cịn có các con suối khác đổ vào sông Quảng
Trị như: khe Làng An, khe Vẽ, khe a Lịng, khe Thù Lu... Sơng Đakrơng bắt nguồn
từ dãy núi Trường Sơn phía Nam và phía Đơng Nam huyện, chảy qua các xã A Bung,
A Ngo, Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Long, a Nang và Đakrông với chiều dài 85 km. Trong
lưu vực sơng Đakrơng có các suối lớn như suối Seam (A Vao), suối Ra Ngao (A
Bung), suối Ta Sam và suối Ba Lệ (Húc Nghì),...
Ngồi ra ở phía Bắc huyện (xã Hướng Hiệp) cịn có suối Khe Dun đổ ra sông
Trinh Hin (Cam Lộ) và các ao hồ, suối nhỏ khác. Tuy nhiên lưu lượng nước mùa kiệt
của hệ thống khe suối này khá nhỏ. Phía hạ lưu sơng Quảng Trị (đoạn chảy qua Triệu

Ngun, Ba Lịng, Hải Phúc) lịng sơng rộng, sâu, nhân dân sử dụng vào việc vận tải

25


×