Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương mắt, các dụng cụ quang học (vật lý 11 nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.51 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LIỄU VĂN TOÀN

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG”

(VẬT LÍ 11 NÂNG CAO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LIỄU VĂN TOÀN

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG”

(VẬT LÍ 11 NÂNG CAO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN VẬT LÝ
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS . ĐỖ HƯƠNG TRÀ


HÀ NỘI – 2011
1


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực học tập của bản thân, sự dạy
dỗ tận tình của quý thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các bạn bè, anh chị em đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Hương Trà - Người
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương và hồn
thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục,
cùng các thầy cơ giáo đã tham gia giảng dạy lớp “Lí luận và phương pháp
dạy học bộ mơn Vât lí” K5, trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo và tập
thể học sinh lớp 11A1 trường Trung học phổ thông Văn Quan, huyện Văn
Quan, tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các anh chị Phòng đào tạo,
trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ và các anh, chị,
em trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể hồn thành
khóa học tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tác giả

LIỄU VĂN TOÀN


2


CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Trong luận văn này có sử dụng một số kí hiệu viết tắt như sau:
HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

THPT:

Trung học phổ thông

THCS:

Trung học cơ sở

TK:

Thấu kính

3


MỤC LỤC
Mở đầu


7

1. Lí do chọn đề tài

7

2. Lịch sử nghiên cứu

9

3. Mục tiêu nghiên cứu

12

4. Phạm vi nghiên cứu

12

5. Mẫu khảo sát

12

6. Câu hỏi nghiên cứu

12

7. Giả thuyết nghiên cứu

12


8. Phương pháp nghiên cứu

12

9. Dự kiến luận cứ

13

10. Cấu trúc của luận văn

14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

15

1.1. Dạy học tích cực

15

1.1.1. Khái niệm dạy học tích cực

15

1.1.2. Các đặc trưng của dạy học tích cực

16


1.1.3. Một số cơ sở của dạy học tích cực

18

1.1.4. Các biểu hiện của tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh trong học tập

20

1.1.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực

22

1.2. Sơ đồ tư duy

24

1.2.1. Khái niệm

24

1.2.2. Cơ sở khoa học của Sơ đồ tư duy

25

1.2.3. Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ

28

1.2.4. Cách lập sơ đồ tư duy


29

1.2.5. Các lọai sơ đồ tư duy

31

1.2.6. Sơ đồ mơ phỏng tiến trình khoa học xây dựng kiến thức và mối quan hệ với

4


tiến trình thiết lập Sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí.

32

1.2.7. Quy trình tổ chức và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí

33

1.2.8. Các ưu điểm và nhược điểm dạy học bằng sơ đồ tư duy

35

1.2.9. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ xây dựng Sơ đồ tư duy

38

1.3. Cách đặt câu hỏi trong hoạt động dạy học

40


1.4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình xây dựng Sơ đồ tư duy

44

1.5. Điều tra thực tiễn việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học chương “Mắt.
Các dụng cụ quang”- Vật lí lớp 11 Nâng cao.

44

1.5.1. Mục đí ch điều tra

44

1.5.2. Phương pháp điều tra

44

1.5.3. Kết quả điều tra

45

Kết luận chương 1

48

Chương 2: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG

“MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG” (VẬT LÍ 11 NÂNG CAO)


49

2.1. Phân tích nội dung kiến thức khoa học

49

2.1.1. Các định luật quang hình

49

2.1.2. Thấu kính

50

2.1.3. Các dụng cụ quang

53

2.2. Nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang”- Vật lí 11 Nâng cao

58

2.2.1. Vị trí, tầm quan trọng của chương

58

2.2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang”

62


2.2.3. Kiến thức, kỹ năng cần đạt được chương “Mắt. Các dụng cụ quang”

63

2.3. Phân tích một số nội dung kiến thức của chương

64

2.3.1. Thấu kính mỏng

64

2.3.2. Mắt. Các tật của mắt

65

2.4. Vận dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang”-

66

Vật lí 11 Nâng cao

5


2.4.1. Bài “Thấu kính mỏng”

66

2.4.2. Bài “Mắt”


75

2.4.3. Bài “Các tật của mắt và cách khắc phục”

82

Kết luận chương 2

89

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

91

3. 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

91

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

91

3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

92

3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm

92


3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

92

3.6. Các bước thực nghiệm sư phạm

93

3.7. Những khó khăn gặp phải và cách khắc phục khi tiến hành thực nghiệm sư
phạm

94

3.8. Kết quả thực nghiệm sư phạm

95

3.8.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

95

3.8.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính

96

3.8.3. Phân tích kết quả thực nghiệm về định lượng

106


Kết luận chương 3

112

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

113

1. Kết luân

113

2. Khuyến nghị

113

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

115

PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật,


nổi bật lên là cuộc cách mạng công nghệ thơng tin diễn ra rất sơi động, có tác động
sâu sắc đến mọi lĩnh vưc kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thế
kỷ mà tri thức và kĩ năng của con người được coi như là yếu tố quyết định sự phát
triển. Trước yêu cầu của thực tiễn xã hội, nền giáo dục của mỗi quốc gia phải đào
tạo ra những con người thơng minh, có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và tính
nhân văn. Nằm trong xu thế đó, nền giáo dục nước ta phải đổi mới về mọi mặt,
trong đó đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt quan trọng góp phần
thúc đẩy những đổi mới khác trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho đất nước.
Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
VIII khẳng định tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo và đã nêu rõ quan
điểm chỉ đạo để đổi mới sự nghiệp giáo dục là phải: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương
pháp hiện đại vào quá trình dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”[3,tr.41]. Hiện nay chúng ta đang thực hiện
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Ở cấp trung học phổ
thông, đổi mới phải hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo
niềm tin, niềm vui, hứng thú, tạo thói quen tự học, tự tìm tịi nghiên cứu chiếm lĩnh
tri thức cho học sinh. Khắc phục những yếu điểm của phương pháp dạy học truyền
thống. Luật Giáo dục 2005, tại khoản 2 điều 28, quy định “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dường phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tính cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[1]
Trong q trình dạy học, người giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng các
hoạt động cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới. Mặc dù, trước khi đến lớp người

7



giáo viên đã soạn bài rất kĩ, cho dù đã sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học tiên tiến
như: máy computer, overheard, projector, bảng… thì vẫn có lúc bối rối hoặc sắp
xếp các ý chưa hợp lý trong khi giảng bài. Đối với học sinh thì sao? Các em phải
chép những gì trong lúc thầy cơ giảng bài? Phải học thế nào để nhớ lâu? Phải làm gì
để kiến thức ngày càng mở rộng? Cùng với thời gian, lượng kiến thức mà học sinh
đã ghi chép được càng nhiều. Học sinh có thể ghi nhớ được bao nhiều phần trăm
trong tổng số lượng kiến thức đã ghi chép? Chắc chắn học sinh sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và phải nỗ lực hết mình thì mới có thể ghi nhớ được lượng kiến thức đã học.
Sự ghi nhớ như vậy cũng khơng bền vững, có thể dễ dàng qn sau một thời gian
ngắn. Để khắc phục những hạn chế trong việc ghi nhớ kiến thức, ta cần biết về cách
xử lí thơng tin trong não bộ. Não bộ được chia làm hai bán cầu: Bán cầu não trái có
chức năng xử lí thơng tin theo dịng, theo các ký tự, các con số; Bán cầu não phải
xử lí thơng tin theo nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mở rộng. Như vậy, trước
nay cả giáo viên và học sinh đều chỉ sử dụng 50% khả năng của bộ não vì chúng ta
học tập, nghiên cứu, làm việc bằng tư duy theo dịng, theo các kí tự và các con số.
Trong khi bán cầu não trái làm việc thì bán cầu não phải lại rất nhàn rỗi và đôi khi
cịn làm ta sao nhãng, mất tập chung vào cơng việc chính. Do đó học sinh gặp rất
nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học. Giáo viên gặp
nhiều khó khăn trong việc trình bày, sắp xếp ý tưởng trong quá trình tổ chức cho
học sinh hoạt động nhận thức. Để sử dụng tối đa khả năng của bộ não trong dạy học
và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ta cần ghi chép, lưu giữ thông tin mô phỏng
lại cấu trúc nơron thần kinh của bộ não. Đó là cấu trúc dạng sơ đồ mà trên đó ta sử
dụng kết hợp cả kênh chữ và kênh hình. Tức là ta đã huy động đồng thời cả hai bán
cầu não vào hoạt động thu thập và xử lí thơng tin. Thơng tin được xử lí và lưu giữ
trong bộ não như vậy sẽ bên vững hơn. Sơ đồ mô phỏng dựa trên cấu trúc nơron
thần kinh của bộ não gọi là “Sơ đồ tư duy”. Sử dụng “Sơ đồ tư duy” trong dạy học
trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu khoa học của hoạt động nhận thức sẽ giúp cho học
sinh có được một phương pháp mới trong việc học, ghi chép, ghi nhớ kiến thức.

Cùng với đó tạo sức hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tham gia tích cực vào q trình xây
dựng kiến thức mới, phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.

8


Hiện nay ở các trường phổ thông, phương pháp dạy học đã có nhiều đổi mới
và có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trị của người học được nâng cao. Tuy
nhiên sự đổi mới này diễn ra không thường xuyên và đồng bộ. Phương pháp dạy
học vẫn mang nặng tính thuyết trình có xen kẽ vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động tự lực chiếm linh tri thức hiệu quả
đạt được chưa cao. Lượng kiến thức mới trong một tiết học còn q nặng gây khơng
ít khó khăn cho học sinh trong quá trình ghi nhớ, tái hiện và vận dụng kiến thức.
Các tiết dạy sử dụng ít thí nghiệm vì sợ không thành công và mất nhiều thời gian để
chuẩn bị cũng như thực hiện. Kiểu dạy học như vậy không phát huy được tính tích
cực của học sinh, hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Làm cho học
sinh gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ, sắp xếp các ý tưởng và vận dụng kiến thức vào
thực tiến. Để phát huy tính tích cực và giúp học sinh sắp xếp các ý tưởng trong quá trình
nghiên cứu, tự học để chiếm lĩnh tri thức thì việc vận dụng Sơ đồ tư duy tổ chức tiến trình
dạy học là một cách dạy có thể đáp ứng được các u cầu trên.
Trong chương trình Vật lí ở trường trung học phổ thông hiện nay, chương “Mắt. Các
dụng cụ quang ” (Vật lí 11 nâng cao) là phần kiến thức về ứng dụng của Vật lí trong kỹ
thuật và đời sống. Có khá nhiều các phương tiện hỗ trợ hiện đại cho việc hướng dẫn nhận
thức của học sinh như: bộ thí nghiệm quang hình học, phần mềm “Quang hình học mơ
phỏng và thiết kế”, các thí nghiệm mơ phỏng quang hình có thể tìm trên nguồn internet. Sử
dung Sơ đồ tư duy tổ chức dạy học cho phần kiến thức này giáo viên không chỉ phát huy
cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, xây dựng niềm tin về bản chất khoa học
trong việc ứng dụng các kỹ thuật vật lí trong đời sống và sản xuất mà cịn hình thành cho
học sinh phương pháp ghi chép, ghi nhớ, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học tạo tâm
thế vững chắc để học sinh tiếp tục nghiên cứu học tập ở các bậc học cao hơn.

Với những mong muốn trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Sử dụng Sơ đồ tư duy
trong dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” (Vật lí 11 Nâng cao).
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lí luận
về đổi mới phương pháp dạy học cũng như áp dụng lí luận dạy học đó vào trong
thực tiễn. Tiêu biểu có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:

9


“Mơ hình dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm” của nhóm tác giả do
Nguyễn Kỳ chủ biên (1996)
“Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” của tác giả Thái Duy Tuyêntri thức mới. Trong các hoạt động đó, giáo viên chỉ cần định
hướng, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn, là người đưa ra nhận xét về tính chính
xác và khoa học của tri thức mà học sinh đã xây dựng.
- Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian thực hiên đề tài, chúng tôi chỉ nghiên
cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm trên số lượng học sinh có hạn. Vì vậy tính
khái quát của tiến trình dạy học đã soạn thảo chưa cao. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên
cứu, bổ sung và tiến hành thực nghiệm sư phạm trên số lượng học sinh lớn hơn
trong thời gian tới để đề tài có tính khái qt hơn và có thể áp dụng đại trà trong dạy
học. Từ những kết quả đạt được của đề tài đã nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục mở
rộng nghiên cứu sang các phần khác của chương trình Vật lí THPT.
2. Khuyến nghị
Qua điều tra thực tế và quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn, chúng
tơi có một số khuyến nghị sau :
- Đối với giáo viên, cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy
học mới theo hướng nâng cao dần các hoạt động của học sinh trong việc xây dựng
và khám phá tri thức mới. Việc làm này ban đầu đối với giáo viên và học sinh có thể

113



mất nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng khi học sinh đã làm quen được với cách thức
học mới thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
- Đối với các cấp quản lý Giáo dục: Cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến
khích giáo viên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
các hoạt động của học sinh.
- Cơ sở vật chất của trường, lớp như : bàn, ghế, máy chiếu, hệ thống điện...
cần trang bị đầy đủ, dễ sử dụng. Đặc biệt bàn học sinh phải dễ di chuyển cho phù
hợp với từng hoạt động của học sinh trong mỗi tiết học. Thiết bị thí nghiệm phục vụ
cho việc khai thác và xây dựng kiến thức mới cần được cải tiến hơn sao cho thuận
lợi cho việc tiến hành thí nghiệm và dễ quan sát đối với học sinh.

114


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo duc. NXB Tư pháp, 2005.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung
học phổ thông môn Vật lí. NXB Giáo dục, 2007
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2
khóa VIII.
4. Dự án Việt – Bỉ. Dạy học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học. NXB Đại học Sư phạm, 2009
5. Trần Đình Châu- Đặng Thu Thủy. Dạy tốt- Học tốt các môn học bằng
Bản đồ tư duy. NXB Giáo dục, 2011
6. Trần Đình Châu- Đặng Thu Thủy. Thiết kế Bản đồ tư duy day- học
mơn Tốn. NXB Giáo dục, 2011.
7. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Xuất bản lần
thứ 14). Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 2007.

8. Đào Hữu Hồ Xác suất thống kê. NXB ĐHQG Hà Nội, 2003
9. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên),
Nguyễn Ngọc Hưng- Vũ Thanh Khiết- Phạm Xuân Quế- Phạm Đình
Thiết- Nguyễn Trần Trác, Vật lí 11 Nâng Cao. NXB Giáo dục, 2007
10. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương
Tất Đạt, Lê Chấn Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi
Tuân, Lê Trọng Tường. Sách giáo viên Vật lí 11 Nâng cao. NXB Giáo
dục, 2009
11. Vũ Quang (tổng chủ biên). Vật lí 9 (tái bản lần thứ 4). Nxb Giáo dục,
2009.
12. Phạm Hữu Tịng. Lí luận dạy học Vật lí ở trường trung học. NXB Giáo
dục, 2001
13. Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức các hoạt động nhận
thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001

115


14. Phạm Hữu Tịng. Dạy học Vật lí ở trường phổ thơng theo định hướng
phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học.
NXB Đại học Sư phạm, 2004
15. Đinh Thị Kim Thoa. Tâm lí học dạy học
16. Đỗ Hương Trà. Phát triển năng lực học tập Vật lí cho học sinh. Tập bài
giảng chuyên đề Tổ chức hoạt động nhận thức 2 cho học viên cao học,
2009.
17. Đỗ Hương Trà. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí
ở trường trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, 2011.
18. Nguyễn Trần Trác- Diệp Ngọc Anh. Giáo trình Quang học. Lưu hành
nội bộ của khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,

2004.
19. Tony & Barry Buzan. Bản đồ tư duy. Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh, 2009
20. Adam Khoo. Bản dịch Tơi tài giỏi, Bạn cũng thế! NXB Phụ Nữ, 2007
21. Robert Fisher. Bản dich “Dạy trẻ học” (1995)
22. Các trang web:








116


PHỤ LỤC 1: Phiếu trao đổi ý kiến với giáo viên
(Về việc dạy học ba bài: Thấu kính mỏng, Mắt, Các tật của mắt)
Xin đồng chí vui lịng trao đổi ý kiến với chúng tôi về một số điều sau đây!
(Đánh dấu x vào ơ mà đồng chí lựa chọn)
Trong q trình tổ chức dạy học các bài: Thấu kính mỏng, Mắt, Các tật của
mắt và cách khắc phục (Vật lí 11 Nâng cao):
1. Đồng chí thường sử dụng phương pháp dạy học nào?
Đàm thoại
Thuyết trình
Giải quyết vấn đề
Phương pháp khác
2. Đồng chí thường tổ chức cho học sinh những hoạt động như thế nào để tăng
cường tính tự chủ, tích cực của học sinh?

Pháp vấn cá nhân
Thảo luận nhóm
Phiếu học tập
Các hoạt động khác
3. Đồng chí hướng dẫn học sinh ghi chép kiến thức như thế nào?
Đọc chậm cho học sinh ghi chép
Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa
Để học sinh ghi chép theo sở trường
4. Đồng chí đã từng vận dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học chưa?
Đã vận dụng

Chưa vận dụng

5. Theo đồng chí, học sinh thường gặp những khó khăn nào khi học phần kiến
thức về “Mắt. Các dụng cụ quang”- Vật lí 11 Nâng cao?
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

117


PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Câu 1. Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật
thật là đúng?
A. Vật thật ln cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vơ cực.
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vơ cực.
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là khơng đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 4. Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm),
đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1
một đoạn 30 (cm), vng góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A”B” của
AB qua quang hệ là:
A. ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60 (cm).
B. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20 (cm).
C. ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).
D. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 100 (cm).
Câu 5. Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có
các bán kính 10 (cm) và 30 (cm). Tiêu cự của thấu kính đặt trong khơng khí là:
A. 20 (cm).
B. 15 (cm).
C. 25 (cm).
D. 17,5 (cm).
Câu 6. Một thấu kính mỏng, phẳng – lồi, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5
đặt trong khơng khí, biết độ tụ của kính là D = + 5 (đp). Bán kính mặt cầu lồi của
thấu kính là:
A. 10 (cm).
B. 8 (cm).
C. 6 (cm).
D. 4 (cm).

Câu 7. Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà khơng muốn
đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:
A. 0,5 (m).
B. 1,0 (m).
C. 1,5 (m).
D. 2,0 (m).
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ
cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

118


B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và võng mạc
để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và vật cần
quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thuỷ tinh thể,
khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của của vật cần
quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 9. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 (cm). Khi đeo kính có độ
tụ + 1 (đp), người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt
A. 40,0 (cm). B. 33,3 (cm).
C. 27,5 (cm).
D. 26,7 (cm).
Câu 10. Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm
phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một
đoạn 25 (cm). Thấu kính đó là:
A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 (cm).
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 (cm).

C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = - 25 (cm).
D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25 (cm).
Câu 11. Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật
A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
A. 4 (cm).
B. 6 (cm).
C. 12 (cm).
D. 18 (cm).
Câu 12. Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?
A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ
phù hợp.
B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù
hợp.
C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai trịng gồm nửa trên là
kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì.
D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai trịng gồm nửa trên là
kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.
Câu 13. Hai ngọn đèn S1 và S2 đặt cách nhau 16 (cm) trên trục chính của thấu
kính có tiêu cự là f = 6 (cm). ảnh tạo bởi thấu kính của S1 và S2 trùng nhau tại S’.
Khoảng cách từ S’ tới thấu kính là:
A. 12 (cm).
B. 6,4 (cm).
C. 5,6 (cm).
D. 4,8 (cm).
Câu 14. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là khơng đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?


119


A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước
mắt.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong
dần lên.
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp
dần xuống.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp
dần xuống.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống
sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao
cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao
cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống
đến một giá trị xác định sau đó khơng giảm nữa.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu
kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (CV).
B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu
kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực cận (CC).
C. Năng suất phân li là góc trơng nhỏ nhất ỏmin khi nhìn đoạn AB mà mắt cịn
có thể phân biệt được hai điểm A, B.
D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong
khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 18. Nhận xét nào sau đây là khơng đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 (cm) đến vơ cực là mắt bình thường.
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm) là mắt mắc tật cận thị.
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 (cm) đến vơ cực là mắt mắc tật viễn thị.
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vơ cực là mắt mắc tật cận thị.
Câu 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu
kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc,
thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc,
thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu
kính hội tụ.

120


D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc,
thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương
với một thấu kính hội tụ.
Câu 20. Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).
D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).
Câu 21. Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?
A. Mắt cận khơng nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.
B. Mắt viễn khơng nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.
C. Mắt lão khơng nhìn rõ các vật ở gần mà cũng khơng nhìn rõ được các vật ở
xa.

D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
Câu 22. Một thấu kính mỏng, hai mặt lồi giống nhau, làm bằng thuỷ tinh chiết
suất n = 1,5 đặt trong khơng khí, biết độ tụ của kính là D = + 10 (đp). Bán kính
mỗi mặt cầu lồi của thấu kính là:
A. 0,02 (m).
B. 0,05 (m).
C. 0,10 (m).
D. 0,20 (m).
Câu 23. Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở
xa.
B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự
bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.
C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vơ cực khi đeo
kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ
từ 25 (cm) đến vô cực.
Câu 24. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. ln nhỏ hơn vật.
B. ln lớn hơn vật.
C. ln cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 25. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vơ cực.
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vơ cực.
C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vơ cùng khi đeo kính hội tụ và mắt khơng điều
tiết.

B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vơ cùng khi đeo kính phân kì và mắt khơng
điều tiết.

121


C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vơ cùng khi khơng điều tiết.
D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vơ cùng khi đeo kính lão.
Câu 27. Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm),
cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được
A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.
B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm).
D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm).
Câu 28. Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 (cm) phải
đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ nhắn nhất của người đó là:
A. 25 (cm).
B. 50 (cm).
C. 1 (m).
D. 2 (m).
Câu 29. Vật sáng AB đặt vng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có
độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua
thấu kính là:
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
Câu 30. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Khi đeo
kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt
A. 15,0 (cm). B. 16,7 (cm).

C. 17,5 (cm).
D. 22,5 (cm).

ĐÁP ÁN

Đề kiểm tra chấm theo thang điểm 10
Mỗi câu chọn đúng đáp án được 0,3 điểm
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp C A C D B A D A
án
Câu
Đáp
án

16
B

17
D

18
D


19
B

20
D

21
D

22
C

23
B

9
B

10
D

11
D

12
C

13
A


14
A

15
C

24
D

25
D

26
B

27
C

28
B

29
A

30
B

PHỤ LỤC 3 : CÁC PHIẾU HỌC TẬP
Bài “THẤU KÍNH MỎNG”


PHIẾU HỌC TẬP 1

122


1. Thấu kính là gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Phân loai thấu kính?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3. Hãy xác định: Quang tâm O, trục chính, trục phụ, đường kính mở của các
thấu kính sau:
- Quang tâm O là ………….
- Trục chính là……………………………

C2

C1

…………………………………………….
- Trục phụ: là đường thẳng ……………….
…………………………………………….
- Đường kính mở δ: ……………………..

PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Hãy vẽ chùm tia ló trong các trường hợp sau, từ đó xác định tiêu điểm ảnh chính
F’ của mỗi thấu kính?


O
123


Tiêu điểm ảnh chính F’ là ……………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Hãy vẽ chùm tia tới trong các trường hợp sau, từ đó xác định tiêu điềm vật chính
của mỗi thấu kính?

O
O

Tiêu điểm vật chính F …………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
3. Nhận xét về tiêu điểm chính của hai loại thấu kính trên:
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
4. Vẽ mặt phẳng tiêu, tiêu điểm phụ của thấu kính

O

O

PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Hãy vẽ các tia sáng đặc biệt qua hai thấu kính sau:

O

O


124


- Tia tới song song với trục chính, tia ló………………………………………
…………………………………………………………………………………
- Tia tới ……………………………….., tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.
- Tia……………………………………………….truyền thẳng.
2. Vẽ tia ló trong trường hợp tia tới bất kì:

O

O

3. Dựng ảnh của vật sáng đặt vng góc với trục chính trong các trường hợp
sau:

4. Hãy chứng minh cơng thức thấu kính:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

BÀI “MẮT”
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Cấu tạo của mắt gồm những bộ phận nào? Xét về phương diện quang hình học,
những bộ phận nào quan trọng nhất?
………………………………………………………………………………………

125



………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………..
2. Đặc điểm của các bộ phận các bộ phận quan trọng trên phương diện quang
hình?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Vì sao mắt lại có thể nhìn rõ được các vật ở những khoảng cách khác nhau?
- Đại lượng nào trong cơng thức của thấu kính mắt ln khơng đổi?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

126


………………………………………………………………………
- Đại lượng nào thay đổi khi mắt quan sát các vật ở các vị trí khác nhau?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
2. Điểm cực viễn là gì? Nhận xét gì sự thay đổi của thể thủy tinh khi mắt quan sát
các vật ở điểm cực viễn
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
3. Điểm cực cận là gì? Nhận xét gì sự thay đổi của thể thủy tinh khi mắt quan sát

các vật ở điểm cực cận?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

PHỤ LỤC 4
CÁC SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM

127


×