Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ruộng chùa ở miền trung dưới triều nguyễn (1802 1883)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.87 KB, 59 trang )

ỌC
N N
ỌC SƯ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn
(1802-1883)

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Yến
Người hướng dẫn : Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ruộng đất, trong ý nghĩa đời thường nó là xương sống về kinh tế của
người nông dân và các quốc gia nông nghiệp. Nó bao giờ cũng tồn tại với
tư cách tư liệu sản xuất, gắn liền với con người và xã hội lồi người.
Vì vậy, ruộng đất ln được đặt dưới các quan hệ nhất định, như quan
hệ sở hữu, quan hệ chiếm hữu, quan hệ phân phối sản phẩm… hay gọi
chung là chế độ ruộng đất. Trong ba hình thức sở hữu ruộng đất: Quan
điền quan thổ; Công điền công thổ; Tư điền tư thổ thì ruộng đất nhà chùa
thuộc nhiều dạng sở hữu.


Ruộng chùa ra đời gắn liền với sự phát triển của Phật giáo. Ở Việt
Nam ngay từ thời Lý, Trần ruộng chùa đã phát triển mạnh mẽ và chiếm
một diện tích đáng kể. Qua các thời kì Hậu Lê, Mạc, Trịnh- Nguyễn, Tây
Sơn, Phật giáo lâm vào tình trạng suy thối. Cùng với tình hình suy yếu của
Phật giáo, ruộng chùa tuy khơng cịn phổ biến và chiếm diện tích lớn như
thời kỳ trước, nhưng hầu như ngơi chùa nào cũng có một diện tích ruộng
đất nhất định phục vụ cho các sinh hoạt của mình. Đến đầu thế kỉ XIX,
vương triều Nguyễn được thiết lập, cùng với việc phục hồi và độc tôn Nho
giáo, các vua đầu triều Nguyễn vẫn chú trọng và quan tâm đến Phật giáo,
ruộng chùa nhờ đó được phục hồi và phát triển trong khắp cả nước.
Miền Trung Việt Nam nằm ở trung tâm của đất nước, nằm ở phần giữa
của lãnh thổ. Trong lịch sử mở đất, miền Trung được xem như trạm trung
chuyển, đất dừng chân khi người Việt khi di cư về phía Nam. Với vị trí địa
lý quan trọng đó, các vua triều Nguyễn đều chọn Huế - một địa phương
ở miền Trung làm nơi đặt kinh đô. Dưới triều Nguyễn, miền Trung được
triều Nguyễn quan tâm chú ý hơn trên tất cả các mặt đời sống, trong đó
có Phật giáo. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của hoàng tộc cũng như quần


chúng nhân dân, triều Nguyễn đã quan tâm xây dựng hàng loạt chùa chiền
khắp các địa phương trong cả nước, nhất là ở miền Trung. Cùng với sự ra
đời và hưng thịnh của các ngôi chùa, ruộng đất – cơ sở kinh tế chính của
nhà chùa cũng ngày càng phát triển và mở rộng. Ruộng chùa ở miền Trung
dưới triều Nguyễn cũng chiếm một diện tích khá lớn trong tổng diện tích
của cả nước.
Do đó, việc nghiên cứu về ruộng chùa ở miền Trung dưới triều
Nguyễn sẽ giúp chúng ta tái hiện lại cơ sở kinh tế của Phật giáo, cũng
như những chính sách của triều Nguyễn đối với Phật Giáo lúc bấy
giờ. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và hiểu
biết tồn diện hơn về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo Việt Nam

dưới triều Nguyễn.
Hiện nay, ruộng đất vẫn là vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống
kể cả trong nhân dân và trong các tôn giáo. Việc tìm hiểu ruộng
chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn sẽ góp phần giúp Đảng và Nhà nước
ta có cái nhìn tham chiếu từ quá khứ, để rút ra những bài học kinh nghiệm
quý báu trong xây dựng chính sách đối với các tôn giáo đặc biệt là
vấn đề đất đai.
Xuất phất từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Ruộng
chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn (1802-1883)” để làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước năm 1975, có rất ít tài liệu và cơng trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam. Vào cuối thập kỉ 50 và đầu 60 của
thế kỷ XX đã có một số chuyên khảo về vấn đề ruộng đất mà tiêu biểu là
tác phẩm Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của tác giả
Phan Huy Lê, xuất bản năm 1959. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày
những nét lớn về chính sách ruộng đất – nông nghiệp của Nhà nước Lê sơ
thế kỉ XV. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là là các bộ sử cũ của các


sử gia phong kiến. Đây là tác phẩm đầu tiên chuyên về đề tài này của giới
sử học nước nhà kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ sau 1975, đặc biệt từ những năm 80, 90 đến nay, đề tài ruộng đất
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn và đã xuất hiện một số chuyên khảo
khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề
ruộng đất. Trong chuyên khảo Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nửa
đầu thế kỉ XIX năm 1979, dựa trên những bộ chính sử của triều Nguyễn, Vũ
Huy Phúc đã hệ thống hố những chính sách lớn về ruộng đất của triều
Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, cũng
như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử.

Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề ruộng chùa dưới triều
Nguyễn, tuy nhiên với số lượng rất khiêm tốn không đến nửa trang giấy, do
đó ta chỉ biết là ruộng chùa vẫn tồn tại trong thời kì này.
Trong chun khảo cơng phu và quy mô Chế độ ruộng đất ở Việt Nam
thế kỉ XI – XVIII (2 tập) xuất bản năm 1983 và tái bản lại thành 1 tập năm
2009, tác giả Trương Hữu Quýnh đã phác thảo ra những nét chính về sự
tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, qua
đó bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu cũng như tính chất kinh tế xã hội của nó. Bên cạnh việc sử dụng các bộ chính sử, tác giả còn sử dụng
hệ thống nguồn tư liệu địa phương khá phong phú (bao gồm văn bia, gia
phả…). Vì vậy, chun khảo này cịn có ý nghĩa trong việc cung cấp những
tư liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu ruộng đất dưới thời phong
kiến. Với tác phẩm này, tác giả Trương Hữu Quýnh cũng đã đề cập một
cách sơ lược bộ phận ruộng đất của nhà chùa trong các thế kỷ XI-XVIII.
Tuy nhiên, ruộng chùa dưới triều Nguyễn tác giả lại khơng đề cập đến.
Ngồi ra cịn có thể kể tới một số cơng trình như “Chế độ ruộng đất
và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” - Luận án PTS
sử học của tác giả Vũ Văn Quân; “Tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp


và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh chủ biên
và Đỗ Bang.
Bên cạnh các tác phẩm và luận án nói trên cịn có nhiều bài viết đề
cập đến vấn đềruộng đất trong lịch sử được được cơng bố trên các tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học của các tác giả
như Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hồng Phong, Trương Hữu
Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, Phan Đại Doãn, Vũ Huy Phúc, Vũ Văn Quân
- Nguyễn Quang Ngọc, Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Khắc
Đạm… Các bài viết nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử Việt Nam từ
thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XX, tuy nhiên vấn đề ruộng chùa lại hầu như

khơng đề cập đến.
Ngồi ra, cũng có nhiều bài viết đi sâu tìm hiểu vấn đề ruộng đất dưới
triều Nguyễn được cơng bố trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử như:
Ngơ Văn Hịa (1987) “ Vài suy nghĩ về quyền tư hữu ruộng đất ở Việt
Nam hồi thế kỉ XIX”, trong tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1-2 trang 33- 42;
Thái Quang Trung (2001) “ Vài nét về tình hình ruộng đất cơng ở Thừa
thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX”, trong tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, trang
62-67; Phạm Phương Thảo (2001) “ Biến đổi sở hữu ruộng đất ở Kiên
Mỹ (Bình Định) sau chính sách quân điền năm Minh Mệnh thứ 20 (1839),
trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1, trang 61-69. Các bài viết nói
trên đã đề cập đến các vấn đề ruộng đất dưới triều Nguyễn, tuy nhiên các
bài viết này cũng chưa đề cập đến vấn đề ruộng chùa .
Mặc dù các cơng trình, bài viết trên đã nghiên cứu rất cụ thể về vấn đề
ruộng đất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên chưa có một cơng trình bài
viết nào nghiên cứu về ruộng chùa dưới triều Nguyễn.
Gần đây nhất là Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Phụng với đề tài
“Ruộng chùa Huế dưới triều Nguyễn 1802-1945” (2007). Lần đầu tiên, có
một cơng trình nghiên cứu chun biệt về ruộng chùa ở Huế dưới triều


Nguyễn. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu ở một địa phương là
tỉnh Thừa Thiên Huế chứ chưa khái quát được tình hình, đặc điểm ruộng
chùa ở khu vực miền Trung.
Như vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
về ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, những tư liệu
trên là những tư liệu tham khảo quý báu trong quá trình thực hiện đề tài
này.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Thực hiện đề tài “Ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn”, trên

cơ sở nguồn tư liệu có được, chúng tơi mong muốn góp phần phản ánh một
cách khoa học, chân thực tình hình sở hữu ruộng chùa của miền Trung
nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó bước đầu phân tích và đưa ra một số nhận xét
về tình hình và đặc điểm của ruộng chùa thời Nguyễn so với các thời
kì trước.
3.2. ối tượng
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu về một đối tượng cụ thể đó
là: “Ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn từ 1802 đến 1883”.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tình hình, đặc điểm ruộng chùa ở miền
Trung dưới triều Nguyễn trong giai đoạn từ năm 1802 đến hết năm 1883
tức là từ khi Gia Long lên ngơi đến hết thời gian trị vì của vua Tự Đức.
* Về không gian
Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài tập trung nghiên
cứu tình hình ruộng chùa thuộc các tỉnh ở miền Trung (Thanh Hóa -> Bình
Thuận).
4. Nguồn tư liệu


Nguồn tư liệu về ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn
có thể nói là hết sức hạn chế do không mấy ai chú trọng đến việc ghi chép
về ruộng đất của các nhà chùa. Tuy nhiên trong một số thư tịch cổ cũng
có ít nhiều tư liệu liên quan đến ruộng chùa tiêu biểu như “Châu bản triều
Nguyễn”, Nguồn tư liệu này chứa đựng nhiều thông tin đặc biệt quan trọng
và có độ tin cậy cao. “Châu bản” theo đúng nghĩa là những văn bản của
vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực đỏ sau đó được lưu trữ
tập trung theo quy định nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, có một loại tư liệu rất quý hiếm và quan trọng là tư liệu
văn bia, minh chuông. Nguồn tài liệu này được nhà nghiên cứu Giới Hương

sưu tầm, dịch và in thành tập “Văn bia chùa Huế”
Ngồi ra, cịn có các tác phẩm của Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên
soạn như “Đại Nam thực lục”, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007. Bộ “Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ” do Viện Sử học dịch của NXB Thuận Hóa,
Huế, xuất bản năm 2005. Bộ Minh Mệnh chính yếu, Quốc triều chính biên
tốt yếu; Khâm định Việt sử thơng giám cương mục; Lịch triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú; bộ Đại Nam nhất thống trí của Quốc Sử quán
triều Nguyễn….
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu
lịch sử, Dân tộc học…
- Ngoài ra, một số tư liệu và thông tin về lịch sử triều Nguyễn trên
mạng Internet.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ của đề tài, trong quá t nh thực hiện,
tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
+ Phương pháp lịch sử để dựng lại một cách khái quát về tình hình
ruộng chùa ở miền Trung dưới triều Nguyễn trong thời gian 81 năm.


+ Phương pháp logic: Trên cơ sở phân tích có thể rút ra một số nhận
xét, đánh giá về đặc điểm ruộng chùa triều Nguyễn đồng thời chỉ ra sự
kế thừa, phát huy và những điểm khác biệt so với các triều đại trước.
- Về phương pháp cụ thể, trong quá t nh thực hiện tác giả sử dụng
phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh để làm sáng tỏ vấn
đề nghiên cứu.
Ngồi ra, tơi cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác
như: lập bảng thống kê, so sánh đối chiếu…
6.

óng góp của đề tài

Đây là một đề tài khá mới do đó thực hiện thành cơng sẽ có những

đóng góp sau:
- Thơng qua việc tìm hiểu về ruộng đất của nhà chùa, Khóa luận này
mong muốn sẽ gợi mở được các hoạt động kinh tế của nhà chùa ở miền
Trung dưới thời Nguyễn.
- Đánh giá và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch
định chính sách của nhà nước ta đối với vấn đề ruộng đất của các cơ sở tôn
giáo.
- Khóa luận này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho những người nghiên
cứu về ruộng chùa triều Nguyễn.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục phần
nội dung của khóa luận được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát về tình hình ruộng chùa trước triều Nguyễn
Chương 2: Ruộng chùa ở miền Trung nửa đầu thế kỉ XIX (1802-1883)


P ẦN NỘ DUN
C Ư N

1: K

QU T V T N
TR

N

RUỘN


C

A TRƯỚC

U N UY N

1.1. Vai trò của Phật giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Phật giáo truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã hơn 2000 năm, trải
qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, Phật giáo từ lâu đã ăn sâu bám rễ trong
đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng
đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên, khơng do áp đặt của chính
quyền, cả khi Phật giáo được suy tôn là Quốc giáo. Cùng với sự tồn tại lâu
dài đó, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển
của lịch sử Việt Nam.
Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Phật Giáo Việt Nam luôn theo
đuổi chủ trương nhập thế, tinh thần nhập thế sinh động này nổi bật nhất là
các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Trong các thời này những vị cao tăng có
học thức, có giới hạnh đều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn
trong những việc quan trọng của quốc gia. Thời vua Đinh Tiên Hồng đã
phong cho thiền sư Ngơ Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có sư
Vạn Hạnh, sư Đỗ Pháp Thuận, sư Khuông Việt cũng tham gia triều chính.
Trong đó đặc biệt là sư Vạn Hạnh đã có công xây dựng triều đại nhà Lý khi
đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt chế độ tàn bạo của Lê Long Đỉnh.
Thời nhà Trần có các thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông… đều được
các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình. Trong
những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng; nhiều vị
thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc.
Điều này cũng được chứng minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước, nhiều chùa chiền Phật giáo Việt Nam là cơ sở che ch



nuôi dư ng cán bộ, chiến sĩ cách mạng, những Tăng, Ni, Phật tử nằm trong
các đoàn thể cứu quốc, đồn thể Phật giáo u nước, hịa mình vào các sinh
hoạt cách mạng. Khi đất nước hịa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện
phát triển, Phật giáo cũng góp phần khơng nhỏ làm nên những tinh hoa văn
hóa của dân tộc. Gắn liền với Phật giáo là các ngôi chùa. Chùa là nơi giáo
dục, điều hướng, và giúp con người khai mở tâm và trí, để xây dựng niềm
tin trong chánh kiến, phát triển trí tuệ và mở rộng lòng từ bi. Mọi người dân
Việt dù bận rộn đến mấy cũng vài lần trong đời đến viếng cảnh chùa để
chiêm bái chư Phật, chung vui lễ hội hoặc để gần gũi, tìm hiểu những di
tích lịch sử văn hóa của dân tộc.
Khơng chỉ vậy, kiến trúc, điều khắc, hơi họa của Phật giáo đã và đang
có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Những mái chùa cong vút gần gũi,
duyên dáng, những tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn
tay, các bộ tượng La Han với những đường nét tinh xảo, sống động dưới
con mắt thán phục và cung kính của du khách quốc tế, những lễ hội rộn
ràng, những áng văn chương trác tuyệt... mãi mãi là niềm tự hào của người
Việt Nam.
Như vậy, với tư cách là một phương diện văn hóa, Phật giáo có khả
năng thâm nhập vào nhiều mặt của đời sống xã hội như: chính trị, văn học,
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, phong tục, tập quán, tín ngư ng, lễ
hội…
Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hóa của Phật
giáo đang tiếp tục phát huy tác dụng, tạo nên sắc thái dân tộc, góp phần làm
phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân
đã qun góp, cơng đức tiền của để khôi phục, tôn tạo chùa chiền, xây cất
tịnh

xá,


niệm

Phật đường,

đúc

chng,

đắp

tượng,

dựng

tháp… Ngồi ý nghĩa tâm linh, nhiều ngơi chùa đã trở thành những danh
thắng nổi tiếng để du khách đến chiêm ngư ng. Những giá trị văn hóa Phật
giáo khơng chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà cịn đang hiện diện thông qua sự


nỗ lực của hàng triệu tín đồ nhằm vươn tới một lẽ sống vì Tổ quốc giàu
mạnh, nhân sinh hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định vị trí, vai trị của
Phật giáo trong suốt quá trình đồng hành cùng dân tộc
1.2. Vài nét về ruộng chùa
Trong tất cả các công trình nghiên cứu được cơng bố từ trước đến nay,
chưa có một cơng trình nào đưa ra khái niệm “ruộng chùa”. Theo chúng tôi
ruộng chùa được hiểu như sau: Ruộng chùa hay còn gọi là ruộng Tam bảo
là loại ruộng đất xuất hiện cùng với sự ra đời của các ngôi chùa – cơ sở thờ
tự của Phật giáo. Đây là cơ sở kinh tế chính của chùa. Tùy theo số lượng
diện tích và phân bố mà sư tăng trong chùa hay các bộ phận khác tiến hành
cày cấy, thu hoa lợi. Hoa lợi được dùng để phục vụ cho sinh hoạt hàng

ngày của sư tăng và các hoạt động Phật sự của chùa.
Chùa ở Việt Nam được chia làm hai loại: chùa công và chùa tư. Chùa
công là chùa do nhà nước lập và chịu sự quản lý của nhà nước thường được
gọi là Quốc tự và chùa Quan. Chùa tư là những chùa do làng xã và cá nhân
lập nên. Từ đó ruộng chùa cũng được chia làm 2 loại: ruộng chùa công
và ruộng chùa tư. Ruộng chùa cơng phần lớn do nhà nước cấp. Cịn ruộng
chùa tư thì dân làng tự đóng góp, hoặc do cá nhân giàu có trích phần đất
của mình cúng cho chùa, cũng có khi do các thành viên trong chùa tự mua,
tự khai hoang.
Ruộng của một ngơi chùa có thể có nhiều hình thức sở hữu khác nhau.
Đó có thể là cơng điền hay tư điền, thậm chí có cả cả hai hình thức sở hữu
này. Ruộng chùa có hình thức sở hữu là cơng điền khi ruộng đất đó được
nhà nước cấp hay nhân dân làng xã trích từ ruộng đất cơng cúng cho chùa.
Cịn đối với ruộng chùa có hình thức sở hữu là tư điền khi ruộng này do các
cá nhân cúng cho chùa hoặc chùa tự mua, tự khai hoang.
Xét về mặt phân bố, ruộng đất của nhà chùa có 2 loại: Loại thứ nhất là
ruộng đất nằm trong khn viên của chùa thì do sư tăng trong chùa, phật
tử, đạo hữu cày cấy và thu hoa lợi, phục vụ cho sinh hoạt và phật sự của


chùa. Loại thứ 2 là ruộng đất thuộc phạm vi ngồi chùa, nếu ít thì do các sư
tăng trong chùa tự cày cấy, còn nếu vượt quá khả năng canh tác của chùa
thì sẽ th nơng dân ở khu vực gần đó cày cấy. Thực tế này đã được
Nguyễn Lang phản ánh: “Nếu ruộng ít thì chư tăng trong chùa có thể tự
làm lấy; nếu sức chư tăng khơng đủ thì ruộng này giao cho một vài người
gọi là tịnh nhân* chăm sóc. Hoa lợi sẽ giao lại cho chùa. Cố nhiên những
tịnh nhân kia cũng được chia phần trong số hoa lợi để sinh sống” [18; tr.
451].
Nhìn chung, cùng với tình hình Phật giáo mà việc cấp ruộng, cúng
ruộng cho nhà chùa có sự khác nhau cả về số lượng và hình thức sản xuất,

nên đặc điểm ruộng chùa ở mỗi thời kì cũng khác nhau. Do vậy, qua một số
nét chung về ruộng chùa chúng ta sẽ có những hiểu biết ban đầu về loại
ruộng này, từ đó đi sâu tìm hiểu qua từng thời kì, nhất là ruộng chùa ở một
số tỉnh miềnTrung dưới triều Nguyễn để biết được tình hình và đặc điểm
ruộng chùa của thời kì này so với các thời kì trước
1.3. Tình hình ruộng chùa từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
1.3.1. Ruộng chùa thế kỉ X-XIV
Đầu thời kì độc lập, triều đình Đinh - Tiền Lê đã bắt đầu
chú trọng đến Phật giáo, ở kinh đô Hoa Lư đã xây dựng nhiều chùa chiền
(chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ) và các cột kinh phật. Điều đó cho thấy ngay
từ thế kỉ X, Phật giáo đã có địa vị trong triều đình. Tuy nhiên Phật giáo
hưng thịnh nhất phải là thời Lý, Trần. Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái
Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần
(Thái Tông, ThánhTông, Nhân Tông) đều sùng phật. Nhiều quý tộc tơn thất
đã quy Phật như Hồng hậu Ỷ Lan, thậm trí vua Trần Nhân Tơng cịn xuất
gia theo Phật hình thành nên trường phái Trúc
Lâm Yên Tử.. Khắp nơi chùa chiền được xây dựng như các chùa Diên
Hựu (Một cột), Báo Thiên, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp Yên Tử …


Ngồi ra triều đình cịn cho tơ tượng, đúc chng, dịch kinh Phật, soạn sách
Phật. Đơng đảo quần chúng bình dân trong làng xã cũng theo Phật.
* Danh từ “tịnh nhân” trong Việt Nam phật giáo sử luận, Nguyễn Lang trích“ tịnh nhân có nghĩa
là trong sạch, ý nói những người này phát tâm làm việc cho chùa, khơng địi hỏi trả công nhiều chỉ cần
đủ cơm ăn áo mặc mà thôi”

Lê Quát sống vào đời Trần cũng nhận xét “Từ trong kinh thành cho đến
ngoài phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẽm, không bảo người ta cứ
theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở ắt có chùa
chiền…dân chúng quá nửa sư sãi” [26; tr. 96].

Để nuôi sống một số tăng đồ lớn như vậy, thiện nam tín nữ đã cúng
tiền, cúng ruộng cho nhà chùa khá nhiều. Ruộng chùa có thể do nhà vua cắt
ruộng cơng ban cho, nhưng cũng có nhiều quý tộc, quan lại và cả dân
thường cũng cúng ruộng cho chùa. Trong văn hóa Việt Nam thường thức,
Văn Tiến Dũng đã khẳng định: “Ruộng chùa được nhà nước phong kiến
xác nhận vào thời Lý, khi đạo Phật được coi là quốc giáo và các nhà sư
cũng tham gia vào chính sự đất nước” [9; tr. 428]. Đến thời Trần, việc cấp
ruộng cho các chùa tiếp tục phát triển cao hơn.
Các vua Lý, Trần đã cấp cho các chùa rất nhiều ruộng đất. Trong tác
phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư đã cho biết
“Theo bia chùa Vạn Phúc tức chùa Phật Tích ở Tiên Sơn, Hà Bắc. Năm
Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1075), nhà vua đã cho xây trên 100 ngôi chùa
ở đây và cúng hơn 100 thửa ruộng. Theo bia và bài minh trên chuông chùa
Thần Quang, nay là chùa Keo ở Vũ Thư Thái Bình, Triều Lý đã cúng cho
chùa này số ruộng là 1372 mẫu 2 sào” [44; tr. 156]. Ở thời Trần, tại chùa
Quỳnh Lâm, Trương Hữu Quýnh cho biết“ Qua tấm bia đệ nhị đại tổ bi
trùng tu sự kí thì chùa có khoảng 2.760 mẫu và hàng ngàn nô tỳ” [33; tr.
49]. Bia thần quang tự bi và chng Thần Quang tự dụng và đúc năm
Chính Hòa thứ 19 (1698) còn ghi 1089 mẫu 9 sào 5 thước 6 tấc (trong số
1.371 mẫu 2 sào ruộng của chùa) do triều Lý cấp và 100 mẫu ruộng ruộng


do triều Trần cấp, chứng tỏ rằng chế độ sở hữu ruộng đất của nhà chùa có
hiệu lực lâu dài.
Bên cạnh ruộng đất do vua cấp cho chùa cịn có nhiều tầng lớp trong
triều đình như hồng hậu, hồng tử, công chúa, quan lại cúng cho chùa. Bia
Sùng Thiện Diên Linh tự bi minh dựng năm 1121 ở chùa Đọi (Thanh Liêm
– Hà Nam Ninh) ghi việc Linh Nhân Thái hậu cúng một khu liền 72 mẫu ở
xứ Màn Để thuộc 2 xã Cẩm Trục và Thục Lãng huyện Cẩm Giàng (Cẩm
Bình – Hải Hưng) làm ruộng hương đèn vĩnh viễn mn đời. Trong thần

tích làng Khả Do (Bình Xun – Vĩnh Phúc) ghi công Hưng Vương con
của Trần Anh Tông đã giúp làng xây dựng chùa và cho làng 10 nén vàng
mua ruộng chi tiêu vào việc giữ chùa.
Ngoài tầng lớp vua quan, quý tộc, dân chúng mộ Phật cũng cúng
ruộng cho chùa khá nhiều. Tác giả Trương Hữu Quýnh cho biết: “Theo bia
Báo Ân thiên tự bia kí thì chùa cũng có ít ra là 126 mẫu ruộng do người
địa phương là Nguyễn Công mua cúng” [33; tr. 125]. Ngay từ thời Lý, Bia
chùa Báo Ân thiền tự bi ký, dựng năm 1209 thuộc xã tháp Miếu (Yên
Lãng, Vĩnh Phúc) ghi việc một người họ Nguyễn bỏ ra hơn 100 quan tiền
mua được 120 mẫu ở các đồng Phan Thượng, Phan Hạ, Tiểu Bì, Đồng Hàn,
Đồng Trù, Đồng Sơn cúng cho chùa.
Ruộng đất của chùa có thể khơng ở trong khuôn viên chùa hoặc gần
chùa mà ở nhiều khu vực rất xa chùa, chẳng hạn trường hợp chùa Đọi
(Thanh Liêm – Hà Nam Ninh) được Linh Nhân Thái hậu cúng một khu liền
72 mẫu ở xứ Màn Để thuộc 2 xã Cẩm Trục và Thục Lãng huyện Cẩm
Giàng (Cẩm Bình – Hải Hưng). Ta thấy chùa thì ở Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Ninh mà ruộng thì ở Cẩm Bình, tỉnh Hải Phịng. Như vậy chùa có nhiều
ruộng và ruộng có thể ở nhiều nơi. Nhìn về mặt phân bố ruộng đất của các
chùa lớn như Quỳnh Lâm, Phật Tịnh, Thần Quang… cho thấy lúc này ít có
hiện tượng tập trung ruộng chùa thành những khu vực rộng lớn, điều này
gây khó khăn trong việc quản lý và canh tác.


Đặc điểm đáng chú ý của ruộng đất nhà chùa thời Lí Trần là “năm
1088, để giúp các sư quản lý ruộng đất, nhà Lý đã đặt chức “Đề cử”*
dùng quan văn sung giữ” [34; tr.121].
*Đề cử: tên một chức quan. “Năm Mậu Thìn (1088) nhà Lý định ra ba hạng chùa là tiểu, trung, đại.
Quan văn chức cao kiêm làm Đề cử vì chùa có điền nơ và khố vật” (Theo Đỗ Văn Ninh. Từ điển chức
quan Việt Nam, Nxb Thanh Niên, H. 2002, tr.197).


Ở thời Trần, Hành Khiển của nhà Trần là Trương Hán Siêu được
cử coi chùa Quỳnh Lâm (giữa thế kỉ XIV) chứng tỏ rằng quy định của thời
Lý được thực hiện cả thời Trần. Ngoài hình thức ban cấp ruộng đất, Nhà
nước cịn có chế độ miễn mọi tô thuế, nghĩa vụ cho một số thơn, xã để họ
lo phụng sự hương khói đèn nhang (tạo lệ) cho một ngơi đền hoặc chùa nào
đó.
Có thể thấy, ruộng của các chùa thời Lí Trần đã chiếm số lượng khá
lớn và số tăng ni phật tử trở nên q đơng. Vì vậy đến năm 1396, triều đình
ra lệnh thải bớt các tăng đạo chưa đến 50 tuổi thì cho hồn tục nhưng bộ
phận ruộng chùa thì khơng có bất cứ một sắc lệnh nào về sự chuyển đổi hay
thu hồi. Sự tồn tại quá nhiều ruộng chùa, nhà nước thì khơng bao giờ thu
thuế trên loại ruộng này. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ngân sách
nhà nước cạn kiệt như sử cũ đã ghi. Nhà nước không thu thuế, không quy
định mỗi chùa được sở hữu bao nhiêu, mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại và
phát triển của nó. Khơng những thế, các tầng lớp nhân dân, kể cả các tầng
lớp lãnh đạo đất nước đều không sẻn tiếc khi cúng tiền, ruộng cho chùa.
Đây cũng là một điểm hết sức đặc biệt ở thời Lí, Trần mà ta ít thấy nó phát
triển ở các thế kỉ sau. Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị
Phương Chi: “Trong suốt 175 năm tồn tại của nhà Trần, triều đình khơng
một chính sách nào đối với loại ruộng này, cho dù nó lớn đến mức nào” [5;
tr. 19].
1.3.2. Ruộng đất nhà chùa trong thế kỉ XV
Sang thế kỷ XV, sau một thời gian ngắn ngủi dưới triều Hồ, đất nước
lâm vào cảnh chiến tranh, nền sản xuất bị suy yếu, ruộng đất bỏ hoang,


chùa chiền cũng bị tàn phá “Mười phần không được một, và số cịn lại ấy
cũng mưa bay, gió chuyển, đổ ngả xiêu nghiêng” [11; tr. 195]
Đến đầu thời Lê, sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi Nhà nước ban
thưởng rất hậu cho các tướng sĩ, chế độ ban cấp ruộng đất cũng được mở

rộng với các đối tượng như quan lại, cơng thần, các làng, địa phương có
cơng với kháng chiến... Chế độ ban cấp ruộng đất của nhà Lê đã củng cố và
tạo điều kiện để chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, hoạt động mua bán,
trao đổi ruộng đất trở nên phổ biến.
Ngược lại, về phía nhà chùa vì Phật giáo khơng cịn được tơn sùng
như trước nên Nhà nước khơng cịn ban cấp ruộng đất cho chùa nữa và hạn
chế việc xây dựng các chùa lớn. Tuy không được nhà nước quan tâm
nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận, nhất là
quần chúng nhân dân. Nhiều chùa tháp vẫn được xây dựng như: Lê Sát cho
xây chùa Thanh Đàm, Chùa Độ rộng 90 gian. Chùa Báo Thiên ở kinh thành
vẫn được mở rộng, rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về để cầu đảo. Bản
thân Lê Thành Tông một người rất sùng Nho học vẫn phải thừa nhận sự
ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân dân “Giáo lý Phật, Lão hết thảy đều
mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó khơng kẻ xiết mà lòng
người vẫn rất ham tin. Đạo của Thánh hiền (Nho giáo) đều thiết dụng
trong cuộc sống thường ngày mà lịng ham thích của người ta lại chẳng
bằng Phật Lão” [8; tr. 305]
Nhà Lê khơng sùng Phật do đó hiện tượng cúng ruộng cho nhà chùa
cũng giãm đi nhiều. Điều này tạo nên một sự hẫng hụt, các đền chùa thiếu
những cơ sở về vật chất để duy trì hoạt động và tu bổ lại sau chiến tranh.
Do vậy, nhà chùa có lẽ đã phải vận động các chủ sở hữu tư nhân cúng tiến
ruộng đất, của cải. Để bù lại, những người này sẽ được hưởng quyền lợi về
giá trị tinh thần là được nương bóng nơi cửa Thần, cửa Phật.
Nhìn chung, đây là thời kì mà Phật giáo bị suy yếu, do đó cơ sở kinh
tế nhà chùa theo đó mà tan rã. Đây đó cịn một vài cơ sở ruộng đất của nhà


chùa cũ, song những người cày đã thế tục hóa. Những bia, chng cịn lại
khơng nhắc gì đến một nền kinh tế nông nghiệp lớn nào của nhà chùa nữa.
1.3.3. Ruộng chùa thế kỷ XV - XVIII

Đến thời Mạc, Nhà nước sùng Nho nhưng không độc tôn Nho giáo,
chùa chiền khơng những chỉ được trùng tu, sửa chữa mà cịn được xây mới
ở khắp nơi. Việc đúc chuông, tô tượng, dựng bia, cúng ruộng khá nhộn
nhịp, tục cúng hậu lại có điều kiện để tiếp tục phát triển: "Kể từ 1527 đến
năm 1592, hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ được nhân dân, quan lại, quý tộc
dựng mới hoặc trùng tu lập bia, đúc chuông, tô tượng bề thế, khang trang”
[3; tr. 57. Ngay sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã quan tâm đến Phật
giáo, ông cho xây dựng khá nhiều chùa chiền. Nhà nghiên cứu Lê Thị
Chiêng cho biết: “Mạc Đăng Dung lệnh cho trưởng thái giám hiệu Thụy
Trúc thiền sư xây dựng chùa bà Đinh (chùa Thiên Phúc - Kiến Thụy - Hải
Phịng). Có thể coi việc làm này là sự mở đầu cho công cuộc sửa sang, xây
dựng lại những ngôi chùa đã bị phá bỏ trong thời kỳ thuộc Minh và lãng
quên bởi nhà Lê sơ, dọn đường cho sự phát triển của đạo Phật. Tư liệu văn
bia thời Mạc là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ trở lại của đạo
phật.” [55]
Theo tư liệu văn bia, có hàng trăm thành viên trong hồng tộc và các
đại thần của triều đình tham gia tu bổ và xây chùa Phật. Trong số những
thành viên của hoàng tộc cung tiến tiền của xây dựng chùa, trước hết phải
kể đến các vị đương kim hoàng thượng như Mạc Phúc Nguyên đã ban “Cân
tiền” cho chùa Linh Cảm (Từ Sơn – Bắc Ninh, 1557), Mạc Mậu Hợp cúng
20 lạng bạc vào chùa Hoa Tân (Hải Phòng, năm 1582). Đặc biệt, trong
hoàng tộc bà Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn là người rất mộ
Phật, nên đã cúng dường cho chùa nhiều nhất. Bà đã cúng 30 mẫu ruộng và
6000 lá vàng cùng bạc tiền cho trên chục ngôi chùa ở khu vực Dương Kinh
và vùng phụ cận. Do công đức xây chùa, bà được dân gian tôn phong “là


mẫu nghi thiên hạ, là Phật sống trên trần gian”. Chính vì lẽ đó bà đã được
dân làng nhiều nơi tạc tượng thờ cúng.
Ngồi ra, Quận cơng Mạc Ngọc Liễn và Phúc Thành Thái trưởng công

chúa tham gia xây dựng rất nhiều ngơi chùa, qn. Tình cảm và niềm tin
tơn giáo khiến họ trở thành tín đồ có pháp danh như nhà tu hành thực thụ.
Điển hình như Mạc Ngọc Liễn có pháp danh là Đức Quảng, Phúc Thành có
pháp danh Từ Đức. Ở những nơi xa kinh kỳ như Ninh Bình, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Phú Thọ, việc xây dựng chùa đều do các quan địa phương
khởi xướng với sự tham gia đóng góp của nhân dân trong làng xã.
Sự hưng khởi của Phật giáo vào thời nhà Mạc còn thể hiện ở chính
sách của nhà nước đối với ruộng chùa. Nhà Mạc cho phép cá nhân cúng
ruộng vào chùa dưới dạng làm cơng đức và đặt hậu. Chính vì vậy, dưới thời
Mạc hầu như chùa nào cũng có ruộng, trong đó nhiều chùa có số ruộng lớn
hàng chục mẫu như chùa Pháp Vũ (Thường Tín – Hà Nội) 70 mẫu, chùa
Hoa Tân (Hải Phòng) 50 mẫu, chùa Nghiêm Quang (Hải Phòng) 31 mẫu,
chùa Thiên Phúc (Hải Phòng) 25 mẫu 1 sào 2 thước.
Thời kì này, nhiều làng xã cho khắc lại bia kí ruộng đất của chùa như
chùa Thánh An ở xã Phù Than, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc; chùa Thẩm
Quang tức chùa Keo ở xã Hành Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Trong số 146 bia thời Mạc được tìm thấy thì có 109 bia liên quan đến vấn
đề ruộng đất của chùa, việc xây dựng, thành phần cúng dường.
Như vậy, dưới thời nhà Mạc, Phật giáo được khơi phục trở lại, do đó
bộ phận ruộng đất của nhà chùa theo đó mà mở rộng.
Trong các thế kỉ XVII, XVIII đất nước bước vào giai đoạn khủng
hoảng do các cuộc chiến tranh: Nam - Bắc triều, Trịnh- Nguyễn, Tây Sơn Nguyễn, Tây Sơn - Trịnh. Trước tình hình đó, Phật giáo cũng chịu
nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong các giai đoạn này một số chính quyền
phong kiến vẫn quan tâm đến việc khôi phục và phát triển Phật giáo. Đặc
biệt dưới thời chúa Nguyễn (Đàng Trong), nhà nước đã cho xây dựng khá


nhiều chùa chiền (chùa Kính Thiên ở Xã Thuận Trạch (Quảng Bình), chùa
Thiên Mụ (Huế), chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu- Quảng Nam…. ). Hầu hết các
chúa Nguyễn đều là những người mộ Phật, do đó họ rất quan tâm đến phát

triển Phật giáo như là chỗ dựa tinh thần cho việc lập quốc an dân. Nhờ đó,
Phật giáo phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng.
Đi liền với việc xây dựng chùa, việc cúng ruộng vào chùa cũng được
các tầng lớp nhân dân rất chú ý. Dựa vào những văn bia hậu hiện còn của
một số địa phương, chúng ta thấy được tình hình cúng ruộng đất cho chùa ở
các thế kỷ XVII-XVIII khá phổ biến. Hai bảng thống kê dưới đây sẽ phản
ánh rõ điều đó.
Bảng 1: Thống kê bia hậu thế kỷ XV -XV

ở một số địa phương [58]

Di tích
Số TT
ịa phương

Đình Chùa

Đền

Từ đường- Văn chỉ - Cầu,

-Miếu Lăng mộ

Vũ chỉ Chợ...

Cộng

1

Lạng Sơn


1

0

0

0

0

0

1

2

QuảngYên

0

1

0

0

0

0


1

3

Thái Nguyên

1

0

1

0

0

0

2

4

Phú Thọ

1

1

0


0

0

0

2

0

2

0

0

0

0

2

5

ải

ưng

6


Nam Hà

0

1

1

0

0

0

2

7

Ninh Bình

1

0

2

0

0


0

3

8

Nam ịnh

0

1

2

1

0

0

4

9

Hà Bắc

2

3


0

1

0

0

6

10

Vĩnh n

1

4

0

2

0

0

7

11


Thanh Hố

1

3

1

1

0

1

7

12

Nghệ An

3

2

1

1

0


0

7

13

Phúc n

1

4

0

3

0

0

8


14

ải Phịng

6


4

1

0

0

0

11

15

Sơn Tây

3

2

3

4

0

0

12


16

Thái Bình

5

8

1

1

0

0

15

17

Kiến An

14

9

1

0


0

0

24

14

5

9

1

1

0

30

19

2

3

10

0


1

35

11

21

8

2

3

1

46

27

10

7

2

3

1


50

Bắc Ninh

26

29

5

18

2

0

80

Cộng:

137

112

46

47

9


4

355

18
19
20
21
22

ưng n
Bắc

iang

Hà ơng
ải Dương

Bảng 2: Thành phần xã hội và tài sản chính được cúng hậu trong
các thế kỉ XV -XVII [58]
ơn vị

Số

Số

Thành phần xã hội

Mức tài sản


Thứ phân bố bia người
tự

Ruộng Tiền
Quan Cung Thái Không
lại

đất

Tiền



phi giám quan >200 <200 >5 <5 ruộng
tước quan quan mẫu mẫu đất

1

Đình

137 170

82

8

11

56


30

95

21 92

92

2

Chùa

112 130

14

22

4

88

8

70

15 74

55


3

Đền-Miếu 46

50

22

5

5

14

11

15

11 23

20

4

Từ đường- 47

51

35


2

7

3

18

16

16 25

31

9

11

9

0

0

1

0

4


0

7

2

Cầu, chợ... 4

4

4

0

0

0

1

2

1

1

2

166


37

27

162

68

Lăng mộ
5

Văn chỉTừ chỉ

6

Cộng

355 416

202 64 222 202


Trong các thế kỉ XVII - XVII, hiện tượng cúng hậu vào chùa diễn ra
khá phổ biến, trong đó có một số tỉnh, bia hậu cúng vào chùa chiếm số
lượng lớn như: Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương. Về thành phần xã hội thì
có: 14 người là quan lại và những người trong hoàng tộc (chiếm 11%);
cung, phi tần: 22 người (chiếm 17%), thái giám: 4 người (chiếm 3,1%),
không quan tước: 88 người (chiếm 68%), còn lại 2 người (chiếm 0,9%)
không rõ thân phận.
Các số liệu trên cho thấy những người cúng hậu vào chùa đa phần

là thuộc tầng lớp bình dân khơng quan tước. Ngồi ra, chúng ta cịn thấy:
số người cúng ruộng đất trên 5 mẫu chùa là 15 người; số người cúng tiền
trên 200 quan ở chùa là 8 người; số người cúng cả ruộng lẫn tiền ở chùa
là 52 người.
Từ khi chúa Nguyễn vào Đàng Trong, cùng với việc mở rộng lãnh thổ
vào phía Nam, Phật giáo cũng được chú ý và được truyền bá rộng rãi trong
quần chúng nhân dân. Nhưng từ khi Tây Sơn khởi nghĩa (1771) đến lúc
Nguyễn Ánh phục quốc (1802), suốt 30 chiến tranh, phần lớn chùa chiền
bị tiêu hủy, chuông tượng kinh sách bị hư hoại, cơ sở kinh tế của các nhà
chùa do đó cũng bị thất lạc, Phật giáo do đó bước vào thời kì suy yếu.
Như vậy, trong suốt thời gian dài từ khi Phật giáo được du nhập đến
trước thế kỉ XIX, Phật giáo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm, lúc thịnh lúc suy. Cùng với tình hình Phật giáo, ở mỗi thời kì sự quan
tâm đến việc ban cấp ruộng đất cho các chùa của vua, quan hoàng tộc cũng
như nhân dân cúng dường có sự khác nhau. Do đó tình hình ruộng chùa ở
mỗi giai đoạn có sự thay đổi về số lượng cũng như thành phần cúng dường,
điều đó cũng tác đến sự phát triển của Phật giáo lúc bấy giờ.


C Ư N

2: RUỘN

NỦA ẦU T

C

AỞM

N TRUN


KỈ X X 1 2-1883)

2.1. Vài nét về vùng đất và con người miền Trung
2.1.1. iều kiện tự nhiên
Miền Trung hay còn gọi là Trung bộ, là vùng đất nằm giữa hai đầu đất
nước. Trong lịch sử dân tộc, vùng đất này được xem như trạm trung
chuyển, đất dừng chân khi người Việt cổ di cư về phía Nam.
Dưới triều Nguyễn, miền Trung được nhà Nguyễn xem là phen dậu
che chở cho kinh đô Huế; là đất phát tích của dịng họ Nguyễn (Thanh
Hóa); là đất căn bản, chốn dựng nghiệp của các chúa Nguyễn (xứ Thuận
Quảng); vùng đất mở mang dưới thời các chúa Nguyễn (vùng Nam Trung
Bộ). Sau khi vương triều Nguyễn được thiết lập, miền Trung trở thành
trung tâm chính trị, văn hóa của đất nước.
Từ năm 1805 đến năm 1836, triều đình nhà Nguyễn tiến hành xong
cơng cuộc đạc điền và lập địa bạ trên tồn quốc. Tình hình phân ranh hành
chính ở cấp trấn và tỉnh được phân chia thành 3 khu vực: Bắc Thành, Trung
Kì và Nam Kì. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong tác phẩm nghiên
cứu địa bạ triều Nguyễn Quảng Ngãi cho biết: “Miền Trung chia ra 12 đơn
vị (sau 1832): 3 tỉnh thuộc Hữu Trực Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh;
2 tỉnh thuộc Bắc Trực Kỳ là Quảng Bình, Quảng Trị; 1 phủ Trực lệ là Phủ
Thừa Thiên; 2 tỉnh thuộc Nam Trực Kỳ là Quảng Nam, Quảng Ngãi; 4 tỉnh
Tả Trực Kỳ là Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Bình Thuận” [12; tr. 36].
Ngày nay tên gọi miền Trung vẫn được sử dụng và bao gồm các tỉnh:


Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
Như vậy, miền Trung có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông

Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình
Phước, Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu thuộc vùng Nam Bộ; phía Đơng
giáp Biển Đơng; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.
Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía
Tây và sườn bờ biển phía Đơng. Đây cũng là vùng có chiều ngang theo
hướng Đơng – Tây. Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần
từ khu vực miền núi xuống đồi gị trung du, xi xuống các đồng bằng phía
trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.
Miền Trung là vùng đất có khí hậu đặc biệt hơn các vùng khác. Do
vị trí địa lí, miền Trung là nơi hội tụ rất nhiều yếu tố khắc nghiệt của thời
tiết. Khí hậu nóng và khơ, là nơi thường xuyên bỏng rát dưới cái nắng gay
gắt và gió Lào khơ khốc. Khí hậu khơ hạn như thế nên đất đai ở miền
Trung phần lớn khô cằn, là đất cát pha kém màu m , không phù hợp với
việc trồng lúa nước.
Đặc điểm khí hậu này tạo nên miền Trung là một vùng đất với cảnh
quan đặc trưng là những bãi cát trải dài đầy nắng gió, những hàng phi lao
trên cát nóng và khơ. Miền Trung nằm trải dài ven biển và trên đường di
chuyển của các khối khí khác nhau về tính chất, bởi vậy vùng đất vốn đã
khắc nghiệt này cò phải gánh chịu thêm những cơn giận dữ của thời tiết khi
hàng năm các cơn bão đi vào nước ta đều luôn dành những nhát chổi mạnh
nhất giáng xuống miền Trung. Quanh năm, con người và thiên nhiên
nơi đây phải đối mặt với những bất lợi và sự khắc nghiệt do thời tiết đem
lại.


Bên cạnh những khó khăn, miền Trung cũng được thiên nhiên ban
tặng các nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm
năng nổi trội về đất, biển, rừng, khống sản, nhất là tài ngun du lịch.
Chính từ đặc điểm ấy, con người bản địa, tiền trú hay đến đây trong
q trình nam tiến, đơng tiến, tây tiến với biển núi cận kề khơng thể khơng

hình thành những lối ứng xử phù hợp, tổng kết hay kế thừa những thành
tựu của người đi trước trong sinh hoạt kinh tế, văn hố, để tồn tại và phát
triển.
2.1.2. Văn hóa- xã hội và dân cư
Chính đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sư của miền Trung đã tạo cho
vùng văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng so với các vùng văn hóa
khác. Khác với Nam bộ khai phá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là địa bàn cư
trú lâu đời của người Việt, vùng Trung bộ một thời kì dài thuộc tiểu quốc
Chămpa (Ngoại trừ Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tỉnh). Vì vậy đặc điểm căn
bản văn hố vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hố Chăm-pa qua di
tích kiến trúc và trong đời sống tâm linh. Nhiều di sản văn hố vật thể cịn
tồn tại từ thời đó đến nay như tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc
Thượng, Núi Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng được xem như những đại diện
tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với lịch
sử của nền văn hoá Trung Bộ.
So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì Trung Bộ thể hiện rõ nét
là một vùng đệm mang tính trung gian. Nơi đây phần nào đã chịu sự ảnh
hưởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng
bằng, vào trong các thành tố văn hố vùng. Thể hiện qua các loại hình văn
hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng
ven biển nói riêng. Các làng nghề nơng nghiệp, ngư nghiệp, thủ cơng,
có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Điển hình là các ngày lễ cúng đình của
làng nghề nơng nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông của làng nghề đánh
cá, phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát


vào các chân núi ven biển. Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân
Trung Bộ bắt đầu có sự thay đổi nghiêng về các hải sản và đồ biển. Nói
cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cư dân ở đây. Mặt khác, do
điều kiện tự nhiên chi phối, nên người miền Trung cũng sử dụng nhiều chất

cay trong bữa ăn. Trên đây là những đặc điểm riêng khi đặt tương quan với
các vùng văn hóa khác.
Nếu hồn cảnh khó khăn là một mơi trường tạo nên những con người
có khí chất đặc biệt thì có lẽ mảnh đất miền Trung luôn xứng đáng là vùng
đất sản sinh ra những người tài. Đặc trưng của hoàn cảnh sống đã rèn luyện
cho con người miền Trung những tính cách đặc biệt để chiến đấu với
tự nhiên, tiếp tục sinh sống và phát triển bên mảnh đất không mấy hiền
hoà này. Người miền Trung ngày này qua ngày khác, năm này qua năm
khác kiên cường chịu đựng và đấu tranh với thiên nhiên, chắt chiu từng
chút những giá trị của sự sống. Có phải vì vậy, trong tố chất con người
miền Trung luôn lộ rõ phẩm chất chịu thương chịu khó, khơng ngại
khổ hạnh, ln kiên trì tích tiểu thành đại, ln vận động đầu óc để vượt
qua những trở ngại của cuộc sống. Có lẽ khơng ở nơi đâu, lịng kiên
trì và ý chí bám trụ lấy q hương đất nước, khơng chịu thối lui dù cuộc
sống có mang đến nhiều nỗi khốn khổ và bất hạnh, thì người miền Trung
vẫn kiên cường và đầy nghị lực.
Tuy nhiên, đời sống tinh thần của con người nơi đây khơng phải lúc
nào cũng bị bó buộc trong sự tính tốn về tốn kém hay sự nghèo nàn và
khí tiết. Nét phẩm chất cứng cỏi của người miền Trung là đặc điểm dễ nhận
thấy nơi những danh nhân xuất thân từ mảnh đất này. Như Hoàng Diệu,
Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân… Đời sống sinh hoạt văn hoá khá phong
phú với những đặc trưng của nghề nghiệp và đời sống, đó là tục thơ thần
biển, mong muốn đời sống đầy đủ, sinh sơi nảy nở trong tín ngư ng phồn
thực, vẻ trầm lắng, điềm tĩnh trong tâm linh người miền Trung khi thờ cúng
đạo Phật.


×