Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an và giải pháp hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 71 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ðỊA LÝ


TRẦN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ
XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
Cử nhân sư phạm ðịa lí

ðà Nẵng – Năm 2014


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ðỊA LÝ


TRẦN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ
XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
Cử nhân sư phạm ðịa lí

Người hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Thanh Tưởng



ðà Nẵng – Năm 2014


Lời cảm ơn!
Sau một thời gian làm việc và nghiên cứu nghiêm túc, em đã hồn thành luận
văn “Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lị, tỉnh Nghệ An và
giải pháp hạn chế”. ðể hồn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban
chủ nhiệm ðịa lý; các phịng quản lí khoa học, Ban giám hiệu trường trường ðại hoc Sư
phạm ðà Nẵng, các thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, tạo ñiều kiện giúp ñỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứa tại khoa và trường.
ðặc biệt em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Th.S Nguyễn Thanh
Tưởng người ñã trực tiếp hướng dẫn chỉ, bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện đề tài, em cũng nhận ñược sự giúp ñỡ về số liệu, tài liệu liên
qua ñến ñề tài nghiên cứu của nhiều cơ quan tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là của
các cán bộ phịng Văn hóa thể thao và du lịch Thị xã Cửa Lò, Phòng Thống kê Thị xã Cửa Lị,
Phịng Tài ngun mơi trường huyện Thị xã Cửa Lò và một số phòng ban khác của UBND Thị
xã Cửa Lị. Qua đây em xin gửi tới các cơ quan lời cảm ơn chân thành nhất.
ðồng thời, để có được kết quả này, em xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và
bạn bè.
Khóa luận được hình thành trong thời gian chưa dài và kinh nghiệm của bản thân còn
hạn chế nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận ñược sự chỉ bảo, các ý
kiến ñóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận của em được hồn thiện hơn. Sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sẽ là những lời khuyên vơ giá đối với em
trong suốt cuộc đời.
Em xin chân thành cảm ơn!
ðà Nẵng, tháng 5 năm 2013



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT – DL

: Văn hóa thơng tin – Du lịch

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Cửa Lị giai đoạn 20052012

26

2.2

Sự biến đổi số lượng du khách theo các tháng trong năm
2012

31

2.3


Lượng khách ñến Cửa Lò theo các thời ñiểm trong năm

32

2005 và 2012
2.4

Lượng chi tiêu của khách du lịch đến Cửa Lị giai đoạn
2005 – 2012

35

2.5

Chi tiêu của khách đến Cửa Lị các tháng trong năm 2012

35

2.6

Doanh thu từ hoạt ñộng kinh doanh du lịch ở Cửa Lị giai
đoạn 2005 - 2012

36

2.7
2.8

Doanh thu từ hoạt ñộng kinh doanh du lịch các tháng trong

năm 2012 ở Cửa Lị
Cơng suất sử dụng phịng các tháng trong năm 2012 tại
Thị xã Cửa Lò

36
39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lị

16

2.2

Bản đồ các điểm du lịch tại Cửa Lị

18

2.3

2.4


Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của cơ sở lưu trú và
phòng nghỉ ở Thị xã Cửa Lị giai đoạn 2005 - 2012
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tiêu chuẩn cơ sở lưu trú theo số
khách sạn nhà nghỉ năm 2012

26

27

2.5

Biểu đồ thể hiện tình hình khách trong nước đến du lịch tại
Cửa Lị và Nghệ

30

2.6

Biểu đồ thể hiện tình hình khách quốc tế đến du lịch tại Cửa
Lị và Nghệ An giai đoạn 2005 – 2012

31

2.7

Biểu ñồ thể hiện sự biến ñổi số lượng du khách theo các
tháng trong năm 2012

32


2.8

Biểu ñồ thể hiện cơ cấu lao động của Thị xã Cửa Lị năm
2012

37

2.9

2.10

Biểu đồ thể hiện trình độ lao động theo từng lĩnh vực trong
ngành du lịch
Biểu ñồ thể hiện sự phân bổ lao ñộng trong ngành du lịch
các tháng trong năm 2012 tại Thị xã Cửa Lò.

37

38


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ðẦU………………………………………………………………………….1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………………1
2. Mục ñích và nhiệm vụ của ñề tài…………………………………………………….1
2.1. Mục ñích……………………………………………………………………………..1
2.2. Nhiệm vụ……………………………………………………………………………..1
3. Lịch sử nghiên cứu của ñề tài………………………………………………………..2
4. Quan ñiểm nghiên cứu ……………………………………………………………….2

4.1. Quan ñiểm hệ thống…………………………………………………………………2
4.2. Quan ñiểm tổng hợp lãnh thổ……………………………………………………….3
4.3. Quan ñiểm sinh thái và phát triển bền vững……………………………………….3
5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………3
5.1. Nội dung………………………………………………………………………………3
5.2. Không gian…………………………………………………………………………....3
5.3. Thời gian……………………………………………………………………………...3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………..3
7. Cấu trúc của ñề tài…………………………………………………………………….4
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………………….5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU
LỊCH………………………………………………………………………………………5
1.1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN…………………………………………………………………...5

1.1.1. Những khái niệm cơ bản về du lịch……………………………………………...5
1.1.2. Tính thời vụ trong du lịch………………………………………………………..7
1.2.



SỞ

THỰC

TIỄN

TÍNH


THỜI

VỤ

TRONG

DU

LỊCH………………………14
1.2.1. Ở Việt Nam……………………………………………………………………….14
1.2.2. Ở Nghệ An………………………………………………………………………..14


Chương 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ
AN………………………………………………………………………………………..16
2.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN…………….16
2.1.1. Giới thiệu chung về Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An……………………………16
2.1.2. Tiềm năng du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An……………………………18
2.1.3. Các loại hình hình du lịch chủ yếu……………………………………………...22
2.1.4. Cở sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch………………………………24
2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của địa phương…………………………………28
2.2. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LỊ, TỈNH NGHỆ AN…….29
2.2.1. Biểu hiện của tính thời vụ du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An…………...29
2.2.2. Ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An….40
Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH THỊ XÃ
CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN……………………………………………………………45
3.1. CƠ SỞ ðỂ ðƯA RA GIẢI PHÁP………………………………………………….45
3.1.1. Những lợi thế trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò………………………………….45
3.1.2. Những hạn chế trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò………………………………..45
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch ở Thị xã Cửa Lò………………………………….46

3.1.4. ðịnh hướng phát triển du lịch ở Thị xã Cửa Lò………………………………46
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở
THỊ XÃ CỬA LỊ, TỈNH NGHỆ AN…………………………………………………..48
3.2.1. ða dạng hóa các loại hình du lịch……………………………………………...48


3.2.2. ðào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
vào lĩnh vực du lịch…………………………………………………………………….49
3.2.3. Nâng cao quản lí của chính quyền địa phương………………………………..51
3.2.4. Nâng cao hơn sức hấp dẫn và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn………………………………………………………………………………..52
3.2.5. Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn ngoài mùa du lịch……………….52
3.2.6. Tập trung quy hoạch khu du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An……………………53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………..57


PHẦN MỞ ðẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch hiện nay được xem là ngành “cơng nghiệp” khơng khói, ngành kinh tế quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
ðối với Việt Nam, du lịch thực sự đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế
cuả ñất nước. Trong bối cảnh tồn cầu hố và quốc tế hố hiện nay, ñặc biệt là khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mở
rộng và phát triển du lịch là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh đất nước và góp phần phát
triển nền kinh tế quốc gia. Với lợi thế là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km,
ñiều kiện tự nhiên thuận lợi kết hợp với một nền lịch sử lâu đời, Việt Nam có những ñiều
kiện lý tưởng ñể phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn.
Những năm gần ñây, Cửa Lị (Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch hấp dẫn của
du khách bốn phương. Trong những năm qua Cửa Lị đã thu hút được số lượng lớn khách

du lịch trong và ngoài nước. Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trong
xanh, đây cịn là một vùng in ñậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ. Từ
những ưu thế về tiềm năng tự nhiên và nhân văn, du lịch Cửa Lị có nhiều điều kiện để
phát triển. Tuy nhiên tính thời vụ trong du lịch ở Cửa Lò thể hiện khá rõ rệt, điều đó làm
cho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, du lịch của vùng chưa khai thác ñược tối
ña tiềm năng của ñịa phương. Từ thực trạng trên tơi muốn đi sâu tìm hiểu tính thời vụ
trong du lịch Cửa Lị để có thể đưa ra ñược các giải pháp làm hạn chế ñược phần nào tính
mùa vụ trong du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển. Do vậy, tơi
chọn đề tài “ Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và
giải pháp hạn chế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục ñích và nhiệm vụ của ñề tài
2.1. Mục ñích
- Dựa vào cơ sở lí luận về du lịch và thời vụ du lịch để phân tích, đánh giá những biểu
hiện của tính thời vụ.
- ðưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch và nâng cao hiệu quả
kinh doanh du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khái quát về du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- Tìm hiểu về nguyên nhân và những ảnh hưởng của tính thời vụ đối với du lịch Thị xã
Cửa Lị, tỉnh Nghệ An
- ðưa ra các giải pháp hạn chế tính thời vụ.

1


3. Lich sử nghiên cứu của ñề tài
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu đến tính thời vụ trong du lịch cũng
như các ñề tài ñịnh hướng giải pháp nhằm làm hạn chế tính thời vụ như:
- “Tính thời vụ trong du lịch biển Việt Nam” của trường ðại học Nơng lâm Tp Hồ Chí
Minh. ðề tài ñã nêu lêu ñược những ñặc ñiểm cơ bản của tính thời vụ trong du lịch, khái

qt được ngun nhân gây nên tính thời vụ và đặc biệt đề tài đã chỉ ra được những đặc
điểm về tính thời vụ ở vùng biển Việt Nam.
Ngồi ra cịn một số ñề tài luận văn, thạc sĩ ñã nghiên cứu về tính thời vụ trong du
lịch như:
- “Tìm hiểu tính thời vụ trong du lịch nghĩ biển ở Hải Phòng. Thực trạng và một số kiến
nghị, giải pháp”. Trong ñề tài này, tác giả đã làm rõ được tính thời vụ trong du lịch nghỉ
biển ở Hải Phịng cũng như đánh giá ñược những tiềm năng phát triển du lịch nghỉ biển ở
ñây. Tác giả ñã chỉ ra ñược những hạn chế của tính thời vụ, những tác động của tính thời
vụ ñến hoạt ñộng kinh doanh nghỉ dưỡng. ðồng thời ñã ñưa ra ñược một số giải pháp
khắc phục tính thời vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phịng.
- “Tính thời vụ trong du lịch và các biện pháp khắc phục tại công ty cổ phần du lịch Ao
Vua”. Ao Vua thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội), là cơng ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch
đã khá lâu. Tuy nhiên do hạn chế của tính thời vụ mà trong những năm qua, hoạt ñộng
kinh doanh du lịch của cơng ty Ao Vua có sự ảnh hưởng. Trong ñề tài nghiên cứu này, tác
giả ñã nêu lên một số những tác động bất lợi của tính thời vụ như làm giảm lượng khách,
các tour, tuyến du lịch… gây nên những bất ổn cho kinh doanh và từ đó tác giả ñã ñề ra
các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ tại cơng ty đưa cơng ty phát triển theo đúng
tiềm năng của nó.
ðối với Thị xã Cửa Lị cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khía cạnh du lịch
như: “Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lị hấp dẫn với khách du lịch”, “Tìm hiểu hướng
phát triển du lịch bốn mùa ở Cửa Lò”, “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt
động du lịch biển Cửa Lị”. Các đề tài đã phần nào làm rõ được tính thời vụ của du lịch ở
Cửa Lị đồng thời có đề ra một số biện pháp làm hạn chế những tác động của tính thời vụ
đối với hoạt ñộng du lịch ở ñây. Tuy nhiên các ñề tài này chỉ ñề cập tới một khía cạnh
như tính mùa vụ trong du lịch biển hay một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du
lịch biển.
4. Quan ñiểm nghiên cứu
4.1. Quan ñiểm hệ thống
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ các hiện tượng và các hoạt ñộng kinh tế băt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hoặc tập thể ở ngoài nơi cư trú

thường xuyên của họ hoặc ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Như vậy các ñiều kiện
và nhân tố du lịch tồn tại và phát triển của các thành phần: tự nhiên, kinh tế- xã hội và các
2


quy luật cơ bản của các loại hình du lịch. Do đó, khi nghiên cứu hoạt động du lịch cần
phải nghiên cứu một cách toàn diện trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích các bộ phận
của nó, từ đó xác ñịnh mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận đó cũng như mối quan hệ
trong hoạt động du lịch với các hoạt ñộng kinh tế- xã hội khác. ðây cũng là quan điểm
chủ đạo trong q trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
4.2. Quan ñiểm tổng hợp lãnh thổ
Tính thời vụ trong du lịch do nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng vì vậy việc nghiên
cứu tính thời vụ trong du lịch Cửa Lị cần phải dựa trên phân tích, đánh giá tổng hợp của
nhiều yếu tố liên quan.
4.3. Quan ñiểm sinh thái và phát triển bền vững
Du lịch và tính thời vụ trong du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính thời vị
trong du lịch ảnh hưởng trực tiếp ñến chất lượng và q trình phát triển du lịch, đặc biệt là
q trình cung cầu trong du lịch. Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta cần xem tính thời vụ là
một phần trong du lịch. Việc nghiên cứu và ñưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời
vụ trong du lịch cần phải dự trên quan ñiểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định
và lâu dài trong phát triển du lịch.
5.

Phạm vi nghiên cứu

5.1. Nội dung
Nghiên cứu tính thời vụ du lịch ở Thị xã Cửa Lò, các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ
du lịch, ñưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lị,
tỉnh Nghệ An
5.2. Khơng gian

Phạm vi nghiên cứu ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
5.3. Thời gian
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2005 ñến năm 2012. ðịnh hướng và giải pháp ñến
năm 2020.
6.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực ñịa
Là phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du
lịch, để tích lũy tài liệu thực ñịa về ñặc ñiểm du lịch của vùng, là phương pháp thu thập
thơng tin đáng tin cậy nhất và xây dựng được các phương pháp phân tích khác như bản
đồ, biểu đồ.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
3


Các số liệu ñược thu thập từ nhiều từ nhiều nguồn khác nhau nhằm chứng minh cho
tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò. Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước
để có thể dẫn giải cho đề tài của mình.
- Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê được thu thập là các tài liệu có giá trị pháp lí. Các tài liệu thu
thập được từ các cơ quan ban ngành của Cửa Lò và các website có liên quan… để so
sánh, tìm ra được những đặc điểm riêng biệt trong tính thời vụ Cửa Lị cũng như có thể
đưa ra được các giải pháp hạn chế.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
ðây là phương pháp quan trọng, xun suốt cả q trình nghiên cứu đề tài, phương
pháp ñược sử dụng ñể hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của ñối tượng và khách
thể nghiên cứu. Q trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu,
số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được cơng bố
của các cơ quan, ban ngành của tỉnh.

Phương pháp bản ñồ, biểu ñồ
Nhằm chứng minh và làm sáng tỏ cho những nhận ñịnh cũng như có thể thấy rõ
ñược sự biến ñổi, các mối quan hệ qua lại với nhau, ngoài dùng số liệu tương đối và tuyệt
đối thì chúng ta có thể cụ thể hóa bằng các biểu đồ và bản ñồ
-

Biểu ñồ và bản ñồ là phương pháp ñặc trưng của khoa học ðịa lí. Việc sử dụng
phương pháp này giúp các vấn ñền nghiên cứu ñược cụ thể, trực quan và tồn diện hơn.
7.

Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở ñầu và kết luận, ñề tài ñược chia làm 3 nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tính thời vụ trong du lịch
Chương 2: Tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lị, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch ở Thị xã Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Những khái niệm cơ bản về du lịch
a. Khái niệm du lịch
Hiện nay thuật ngữ du lịch trở nên rất thơng dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với
ý nghĩa là đi một vịng. Thuật ngữ này được la tinh hố thành Tornus và sau đó thành
Touriste (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh).
Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch ñược dịch thông qua tiếng Hán. Du nghĩa là

ñi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.
Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và nâng cao
khả năng lao ñộng của con người, nhưng du lịch lại liên quan mật thiết ñến sự di chuyển
chổ ở của họ. Trong suốt 6 thập kỉ kể từ khi Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch được
thành lập năm 1925 tại Hà Lan thì khái niệm du lịch ln được tranh luận.
ðầu tiên, du lịch ñược hiểu là việc ñi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời
khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn ñể ñến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí
hay chữa bệnh.
Khái niệm du lịch của I.I Pirơgionic (1985) được sử dụng rộng rãi: “Du lịch là một
dạng hoạt ñộng cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hố hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 ñịnh nghĩa: Du lịch là những hoạt ñộng liên quan
đến chuyến đi của con người ra ngồi nơi cư trú thường xun của mình, nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất ñịnh.
b. Khái niệm “khách du lịch”
Việc xác ñịnh ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau. Ở ñây cần phân biệt du
lịch, khách thăm quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian, khơng gian
chuyến đi.
Theo nhà kinh tế học người Anh: Khách du lịch là “tất cảnhững người thỏa mãn 2 ñiều
kiện: rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian dưới 1 năm và chi
tiêu tiền bạc mà nơi họ đến thăm mà khơng kiếm tiền ở ñó”
5


Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang
tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay ñổi thu nhận từ
một chuyến ñi tương ñối xa và không thường xuyên”
Năm 1937 Ủy ban thống kê của liên hiệp quốc ñưa ra khái niệm về khách quốc tế như

sau: “Du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú
thường xun của mình trong thời gian ít nhất là 24giờ”
c. Khái niệm về cung – cầu du lịch
- Khái niệm nhu cầu du lịch
“Cầu du lịch” là hình thức biểu hiện nhu cầu xã hội có khả năng thanh tốn về hàng
hố và dịch vụ để đảm bảo cho sự đi lại, lưu trú ngồi nơi ở thường xun, vui chơi giải
trí, nghỉ ngơi, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghề nghiệp và tham gia vào các hoạt
ñộng xã hội ñặc biệt.
“Cầu du lịch” ñược cấu thành bởi 2 nhóm: “cầu” về dịch vụ du lịch và “cầu” về hàng
hoá vật chất.
“Cầu” về dịch vụ du lịch bao gồm “ cầu” về các loại dịch vụ vận chuyển, lưu trú và
ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ đặc trưng và hàng hố lưu niệm.
“Cầu” về hàng hoá gồm cầu về hàng hoá ở nơi cư trú thường xun, hàng hố tại
điểm du lịch phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và mang về nơi cư trú.
- Khái niệm cung du lịch
“Cung du lịch” là hình thức biểu hiện của sản xuất các hàng hoá và dịch vụ du lịch
cho thị trường. Nó là biểu hiện vật chất của các khả năng cung ứng các hàng hoá và dịch
vụ du lịch nhằm thoả mãn “Cầu du lịch”.
“Cung du lịch” ñược xác ñịnh về số lượng và chất lượng. Khía cạnh khối lượng của
“Cung du lịch” phản ánh khối lượng và cấu trúc của hàng hoá, dịch vụ có thể thực hiện
trên thị trường vào một thời điểm nhất ñịnh.
- Mối quan hệ cung – cầu trong du lịch
Quan hệ giữa cung và cầu du lịch là mối quan hệ tương ñối phức tạp và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có khá nhiều
điểm bất lợi cho cả người kinh doanh du lịch (cung) và khách du lịch (cầu).
Cung du lịch mang tính chất cố định, khơng thể di chuyển như tài nguyên du lịch,
khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi, giải trí… Cịn cầu du lịch lại phân tán. Như vậy, chỉ

6



có dịng chuyển động một chiều từ cầu đến cung hay nói cách khác, cung du lịch tương
đối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
Cầu du lịch mang tính tổng hợp. Cịn mỗi đơn vị trong kinh doanh chỉ ñáp ứng ñược
một hoặc một vài phần của cầu du lịch. Tính độc lập của các thành phần trong cung du
lịch gây khơng ít khó khăn cho khách du lịch trong việc sắp xếp, bố trí các hoạt ñộng ñể
có một chuyến ñi như ý muốn.
d. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, cơng trình lao động sang tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu
cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các ñiểm – khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
khách du lịch.
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố, các hiện tượng tự nhiên, thành phần và các
thể tổng hợp tự nhiên… trực tiếp hoặc gián tiếp ñược khai thác sử dụng ñể tạo ra các
sản phẩm du lịch.
Luật du lịch Việt Nam năm 2005 ñịnh nghĩa:
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, ñịa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
Giá trị cao nhất của tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản thiên nhiên thế giới.
- Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm do con người tạo ra trong q trình
phát triển, có sức hấp dẫn du khách và có thể khai thác phát triển du lịch ñể tạo ra hiệu
quả về xã hội, kinh tế và môi trường. Chúng thường là những giá trị văn hố tiêu biểu,
đặc sắc của mỗi quốc gia, mỗi ñịa phương.
ðối với tài nguyên du lịch nhân văn thì có những đặc trưng riêng, có giá trị nhận

thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của ñiều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi
ñông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn…
Tài nguyên du lịch nhân văn rất ña dạng, phong phú, quan trọng nhất là các di tích
lịch sử và các lễ hội.
1.1.2. Tính thời vụ trong du lịch
7


a. Khái niệm và đặc điểm tính thời vụ du lịch
- Khái niệm tính thời vụ
Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như:
Tính thời vụ là sự dao động lặp đi, lặp lại ñối tượng cung và cầu của dịch vụ và
hàng hóa du lịch. Nó xãy ra dưới tác động của các nhân tố nhất ñịnh.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu khì kinh doanh mà tại đó có sự
tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.
- ðặc điểm của tính thời vụ du lịch
+ Tính thơi vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả vác nước và các vùng có
hoạt ñộng du lịch.
Về mặt lí thuyết nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và ñảm
bảo ñược cường ñộ hoạt ñộng ñều ñặn trong các tháng, các năm thig tại vùng đó tính thời
vụ khơng tồn tại. Tuy nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác
động lên hoạt ñộng kinh doanh du lịch, làm cho hoạt ñộng ñó khó có thể đảm bảo được
cường độ đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
+ Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy
thuộc vào các loại hình du lịch phát triển.
Mỗi loại hình du lịch có mùa du lịch riêng, như tại các vùng biển của Việt Nam sẽ
phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè, nhưng
nếu tại đó có nhiều nguồn nước khống có giá trị thì ở đó sẽ phát triển mạnh mẽ hai loại
hình du lịch là nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đơng
dẫn đến tại địa điểm đó có hai mùa du lịch trong năm.

+ ðộ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch khơng bằng nhau đối với
các loại hình du lịch khác nhau
ðộ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính cịn phụ thuộc vào thể loại du lịch
khác nhau. Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độ dài hơn nhưng cường
độ yếu vì giá trị tài ngun du lịch phục vụ cho loại hình du lịch này ít biến động trong
năm. Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngược lại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ
mùa chính cao hơn nhiều vì tài ngun du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều
vào thời tiết khí hậu. ðể đơn giản hố ta có thể nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua
sự thay ñổi của cường ñộ hoạt ñộng kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian (mỗi
tháng, mỗi ngày). Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo ñồ thị sau:

8


Cường độ hoạt động

Một chu kì kinh doanh

Thời gian
Chính vụ
Trước vụ
Trong đó:

ðỉnh

Sau vụ

Chính vụ: (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịch mạnh và
cũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như lượng khách hàng tập trung chủ yếu.
ðỉnh vụ: là thời ñiểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất.

Ngồi vụ: (trái vụ) là khoảng thời gian khơng phải là chính vụ, thời điểm lượng
khách cũng như doanh thu mang lại ít, rất nhỏ bé so với thời điểm chính vụ. Ngồi vụ bao
gồm có trước vụ và sau vơ.
Trước vụ: khoảng thời gian trước chính vụ.
Sau vụ: khoảng thời gian sau chính vụ.
+ Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh
lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau mùa vụ chính thể hiện
yếu hơn.. Ngược lại, ở những nơi du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và
sự chênh lệch cường ñộ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể
hiện rõ nét hơn.
b. Các nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ du lịch
Tính thời vụ trong du lịch tồn tại bởi tác ñộng của nhiều nhân tố, đó là tự nhiên và
kinh tế - xã hội. Một số các nhân tố tác ñộng chủ yếu lên cung du lịch, một số khác lại
tác ñộng chủ yếu lên cầu du lịch. Có nhân tố tác ñộng lên cả cung và cầu du lịch và thông
9


qua đó tạo nên tính mùa vụ trong du lịch.
- Nhân tố tự nhiên
Trong các nhân tố tự nhiên, khí hậu là nhân tổ chủ yếu quyết định đến tính thời vụ
du lịch. Tuy nhiên ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động lại khác nhau.
Hướng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình
du lịch khác nhau. Như:
ðối với các loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi thì mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn. Du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu
như cường ñộ ánh sáng, ñộ ẩm, hướng gió cộng với một số ñặc ñiểm khác của biển và bờ
biển và các ñiều kiện tự nhiên khác quyết ñịnh ñến nhu cầu của khách du lịch từ đó dẫn
tới việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch.
ðối với thể loại du lịch khác khí hậu khơng ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên du
lịch. Khách du lịch của các thể loại du lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi như

vào mùa xn, mùa thu hay mùa khơ để thực hiện cuộc hành trình du lịch. Do đó, biểu
hiện cường ñộ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm.
ðiều kiện về tài nguyên du lịch như bờ biển ñẹp, dài… mùa du lịch biển tăng và
ngược lại hoặc các danh lam thắng cảnh phong phú sẽ làm tăng cường ñộ du lịch tham
quan. Ở những vùng có suối nước khống tạo điều kiện du lịch chữa bệnh phát triển… ðộ
dài của thời vụ du lịch của một vùng phụ thuộc vào sự ña dạng của các thể loại du lịch có
thể phát triển ở đó.
Ví dụ: Một nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch sẽ ngắn
hơn so với một nước khác vừa có thể phát triển du lịch nghỉ biển vừa kết hợp với du lịch
chữa bệnh và văn hóa.
-

Nhân tố kinh tế - xã hội – tâm lí
+ Về kinh tế:

Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch bởi
thực ñể thực hiện ñược chuyến ñi du lịch thì cần phải có một lượng tiền cần thiết, nên thu
nhập của người dân ngày càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy ở các
nước có nền kinh tế phát triển người ta ñi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều
chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp
phần làm giảm cường ñộ du lịch ở thời vụ du lịch chính. ðiều đó cho thấy rõ tác động của
thu nhập ñến tính thời vụ.
10


Sự thay đổi tỉ giá hối đối cũng tác động khá lớn ñến nhu cầu ñi du lịch. Chẳng hạn
ñồng tiền quốc gia nơi ñến bị mất giá so với đồng tiền có khả năng chuyển đổi như USD,
EURO… thì sẽ làm tăng nhu cầu du lịch và ngược lại. Sự thay đổi có thể kéo theo làm
thay đổi mức ñộ, thời vụ của du lịch.
+ Thời gian nhàn rỗi:

Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng ñến sự phân bố khơng đều của nhu cầu du
lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi.
Thời gian nghỉ phép năm tác ñộng lên thời vụ du lịch, do ñộ dài của thời hạn phép
và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn thì người ta thường chỉ ñi du lịch một
lần trong năm, khi đó họ chọn thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn ñược tận
hưởng những ngày nghỉ q giá, do đó cường độ du lịch sẽ cao vào mùa chính. Ngược lại
thời gian nghỉ phép năm dài cho phép con người ñi du lịch nhiều lần trong năm, tỉ trọng
nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch trong mùa
chính, tăng cường độ thu hút nhu cầu ngồi mùa. Như vậy sự gia tăng thời gian nhàn rỗi
góp phần giảm cường độ của du lịch ở thời vụ chính và tăng cường độ du lịch vào ngồi
mùa du lịch.
ðối với những người hưu trí, số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọ
trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh
tế, đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường ñộ mùa du lịch chính.
+ Sự quần chúng hóa trong du lịch
Là nhân tố ảnh hưởng ñến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đơng khách có khả
năng thanh tốn trung bình (thường ít có kinh nghiệm đi du lịch) họ thường thích đi du
lịch vào mùa du lịch chính. Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ
vốn có trong du lịch. ðể khắc phục ảnh hưởng này người ta thường dùng chính sách giảm
giá vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi
ngồi mùa chính ñể thu hút khách.
+ Phong tục tập quán
Thông thường là các phong tục có tính chất lâu dài và được hình thành dưới tác
động của các điều kiện kinh tế – xã hội. Các ñiều kiện này thay ñổi sẽ tạo ra các phong
tục mới nhưng khơng thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể chấp nhận được.

11


Ví dụ: ở miền Bắc nước ta vào mùa xuân là mùa lễ hội như Chùa Hương, Chùa

Thầy, ðền Hùng, Hội Lim…chiếm tới 74% trog tổng số lễ hội trong năm.
+ Nhân tố mang tính tổ chức- kĩ thuật
Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt ñộng trong các cơ sở
du lịch ảnh hưởng ñến việc phân bố nhu cầu theo thời gian. Chẳng hạn việc xây dựng các
khách sạn có hội trường, bể bơi, các trung tâm chữa bệnh… tạo ñiều kiện cho các cơ sở
này hoạt ñộng quanh năm.
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh
hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác ñộng ñến thời vụ du
lịch.
Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh
doanh du lịch – khách sạn thường giảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa
chính hoặc dùng các hình thức khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các hoạt ñộng tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phân bố của
luồng khách du lịch giúp cho khách du lịch nắm ñược các thơng tin về điểm du lịch để họ
có kế hoạch ñi nghỉ sớm hoặc sau mùa chính một khi họ thấy có lợi.
Các nhân tố trên thơng thường vừa tác ñộng riêng lẻ, vừa tác ñộng ñồng thời, trong
thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Ngồi ra
tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngược
lại. Ví dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ
thuật thích hợp. Vì vậy, cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu
tố ảnh hưởng ñến ñộ dài mùa của từng loại hình du lịch. Từ đó để tìm ra được mọi khả
năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt ñộng trong cả năm, nâng cao chất lượng phục
vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp du lịch, khách sạn.
c. Ảnh hưởng tính thời vụ đối với hoạt động du lịch
Tính thời vụ du lịch ảnh hưởng bất lợi ñến tất cả các thành phần của q trình du
lịch – đến cư dân sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà
kinh doanh du lịch.
-

ðối với tài nguyên du lịch

12


Tính thời vụ trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ra
lãng phí lớn. Cụ thể là trong mùa chính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn ñến
xuống cấp, cạn kiệt hoặc những hư háng. Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu nh
khơng được sử dụng cịng nh khơng kịp để sửa chữa, phục hồi.
ðối với mơi trường sinh thái
Với cường ñộ hoạt ñộng cao trong mùa vụ sẽ dẫn đến những tác động khơng nhỏ
tới mơi trường sinh thái. Xả rác thải bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước, chặt cây phá rừng, làm
hỏng cảnh quan.
ðối với nhà kinh doanh du lịch
Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở
kinh doanh du lịch và ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến: chất lượng phục vụ du lịch, việc tổ
chức và sử dụng nhân lực, tổ chức các hoạt ñộng cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ
có liên quan, dịch vụ cơng cộng, tổ chức hạch toán và tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ
thuật.
ðối với nguồn nhân lực
Việc sử dụng cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu. Cụ thể là trong
thời gian chính vụ cần một đội nguồn lao động đơng đảo, với rất nhiều các cơng đoạn,
cơng việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngồi vụ thì chỉ cần một lượng lao động vừa phải
với tính chất cơng việc chỉ là nhằm duy trì. Khi chuẩn bị vào mùa vụ các công ty du lịch
lại phải tổ chức tuyển chọn và ñào tạo cho một số lao động lớn nhưng khi hết mùa vụ thì
lượng lao động này lại khơng có việc và họ phải tìm kiếm các cơng việc khác nhằm duy
trì cuộc sống. Chính vì vậy trình độ của đội nguồn lao động khơng được đảm bảo.
-

ðối với khách du lịch

ðó là việc du khách vào chính vụ thì q đơng dẫn đến nhìn xung quanh lúc nào

cũng chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại khơng đảm bảo chất lượng với
việc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép… Khi cầu du lịch tập trung lớn hạn chế
khả năng tìm chổ nghỉ ngơi thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào
mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện
giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. ðiều đó làm giảm tiện nghi khi đi
lại, lưu trú của khách. Do vậy, dẫn ñến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
-

ðối với chính quyền địa phương

13


Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra khơng ít những sự mất thăng bằng cho
việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra
những khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt ñộng du lịch.
Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng khơng thì chính quyền địa
phương thất thu các khoản thuế, lệ phí khơng nhỏ ngồi mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vực
kinh tế khác như ngành nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, ñiện,
nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ
cho hoạt ñộng du lịch.
-

ðối với cư dân sở tại

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn, gây nên sự mất cân ñối, mất ổn định đối với các
phương tiện giao thơng đại chúng, ñối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thơng cơng
chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp…), làm ảnh hưởng ñến cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày của người dân ñịa phương.
Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng khơng thì những người làm hợp

đồng theo thời vụ sẽ khơng cịn việc, ngồi ra ngay cả những nhân viên cố định ngồi thời
vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

1.2.1. Ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du
lịch quanh năm.
Sự đa dạng về khí hậu: Việt Nam có lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam. Do
vậy, chỉ có miền Bắc và miền Trung có mùa đơng lạnh, ở miền Nam khí hậu nóng ấm
quanh năm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lich nghỉ biển cả năm.
Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời
vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường ñộ của thời vụ du lịch.
+ Trong giai ñoạn hiện nay, ñối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và
mục đích rất khác nhau.
Khách du lịch nội ñịa ñi du lịch chủ yếu là tắm biển, nghỉ dưỡng và tham quan lễ
hội. Họ ñi du lịch chủ yếu vào các tháng mùa hè và các tháng ñầu năm.

14


Khách du lịch quốc tế ñến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp với
kinh doanh thăm dị thị trường, kí kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu,
khách đến Việt Nam chủ yếu là từ tháng 10 ñến tháng 3 năm sau.
Luồng khách du lịch nội ñịa lớn hơn nhiều so với luồng khách du lịch quốc tế.
+ Thời vụ du lịch, ñộ dài của thời vụ du lịch và cường ñộ biểu hiện của thời vụ du
lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và trung tâm du lịch biển là khác nhau. ðiều đó phụ
thuộc vào sự phát triển loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc,đặc ñiểm của
các luồng khách du lịch.

Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai ñoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách
du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các
phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án ñầu tư, các hoạt ñộng kinh doanh sản
xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế ñến Việt Nam tập trung chính vào khoảng thời gian từ
tháng 10 ñến tháng 3 năm sau bởi các nguyên nhân:
Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên ñán tập trung vào những tháng ñầu năm. Trong
giai ñoạn hiện nay, khách quốc tế ñến Việt Nam chủ yếu là Việt Kiều và khách tham
quan, tìm hiểu những lễ hội này.
Các thương gia ñến Việt Nam thường ñến nhiều vào thời gian kì nghỉ hè vì thời gian
nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ mới có thời gian nghỉ ngơi.
1.2.2. Ở Nghệ An
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam. Là tỉnh có nhiều tiềm năng ñể phát
triển du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của các yếu tố như khí hậu, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán… nên du lịch
Nghệ An cũng mang đậm tính mùa vụ. Du khách đến du lịch tại Nghệ An tập trung chủ
yếu vào các tháng mùa hè, khi thời tiết nắng nóng do lượng khách chủ yếu tham gia vào
loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tắm biến đặc biệt là tại Cửa Lị. Những tháng mùa hè,
doanh thu cũng như hoạt ñộng du lịch diễn ra sôi nỗi và hấp dẫn hơn so với các tháng
mùa đơng (Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ gió Mùa mùa đơng, tạo nên một mùa
đơng lạnh kéo dài). Khách đến Nghệ An , ngồi nghỉ dưỡng, tắm biển thì cịn tham gia
tìm hiểu bề dày văn hóa, lịch sử mang đậm bản sắc của mãnh ñất xứ Nghệ.
Lượng khách ñến du lịch tại Nghệ An chủ yếu là khách du lịch nội ñịa. Tuy nhiên
trong những năm gần đây thì lượng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng lên nhanh

15


chóng. ðiều này chứng tỏ được sức hấp dẫn của du lịch Nghệ An đối với du khách trong
và ngồi nước.
Tính thời vụ đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt ñộng du lịch của Nghệ An, nó làm cho

hoạt ñộng du lịch ở đây diễn ra khơng đồng đều trong năm (tập trung vào các tháng mùa
hè), nguồn lao ñộng trong du lịch ngày càng tăng nhưng chất lượng chưa cao, cơ sở lưu
trú chỉ hoạt động sơi nổi trong mùa hè cịn mùa đơng thì ảm đạm và ít khách.
Như vậy có thể thấy rằng, tính thời vụ trong du lịch khơng chỉ ảnh hưởng đến một
địa phương, một tỉnh mà nó cịn ảnh hưởng rất lớn tới phạm vi cả một nước hay một khu
vực.

Chương 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH Ở THỊ XÃ CỬA LÒ,
TỈNH NGHỆ AN
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

2.1.1. Giới thiệu chung về Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

16


Nguồn: Thành lập
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Thị xã Cửa Lò nằm ở tọa ñộ từ 18o45 – 18o50 vĩ ñộ Bắc, từ 105o42’ – 105o 45’ kinh
độ ðơng, cách thành phố Vinh 16km về phía ðơng Bắc, thủ đơ Hà Nội hơn 300km về
phía Bắc và cách TP Hồ Chí Minh 1400km về phía Nam. Thị xã Cửa Lị cũng được nối
với Lào và Bắc Thái Lan bằng ñường Quốc lộ 8A, cách Viên Chăn thủ đơ của Lào
468km, Thị xã Cửa Lị nằm gọn trong vịng cung của 2 con sơng: sơng Cấm ở phía Bắc
và sơng Lam ở phía Nam.
17



×