Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván dán tại xưởng gỗ dán tuấn phương thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu long đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CƠNG NGHIỆP GỖ
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DÁN TẠI XƢỞNG GỖ DÁN
TUẤN PHƢƠNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LONG ĐẠT
NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
MÃ SỐ:
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Trịnh Hiền Mai

Sinh viên thực hiện

: Tạ Văn Nam

Mã sinh viên

: 1551010273

Lớp

: K60 - CBLS

Khóa

: 2015 - 2019


Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới TS. Trịnh Hiền Mai – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi qua từng
bài học trên lớp cũng như những buổi trò chuyện, thảo luận về lĩnh vực sản
xuất ván dán.
Đồng thời tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường
đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô của Viện công nghiệp gỗ - WIC
đã cùng với tri thức và tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến
Thư viện trường đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu để tơi
hồn thành đồ án tốt nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Long Đạt, xưởng sản xuất gỗ dán Tuấn Phương đã tiếp nhận, đồng ý cho
tôi thực tập. Cảm ơn các anh chị trong xưởng đã tạo điều kiện cho tơi có cơ
hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo,
cũng như đã giúp đỡ và bố trí cơng việc cho tơi trong suốt thời gian thực tập
tại xưởng. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với thực tế sản xuất nên khơng tránh
được những thiếu sót.
Người tơi muốn cảm ơn nhất là gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động
viên, hỗ trợ tôi để tôi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng 5 năm 2019
Tạ Văn Nam


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN:
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 2
1.1. Tình hình nghiên cứu về ván dán trên thế giới và trong nƣớc: ........ 2
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................... 2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: .................................................... 3
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 5
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 5
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................... 5
2.4

. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 5

2.5. Ý nghĩa của đề tài:.................................................................................... 5
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 6
3.1. Lí thuyết tạo ván dán (ván nền) [3] ........................................................ 6
3.2. Sự ảnh hưởng của ván mỏng tới chất lượng sản phẩm ván dán:[4] ..... 7
3.3. Sự ảnh hưởng của keo dán đến chất lượng sản phẩm ván dán: [2] .... 11
3.4. Ảnh hưởng của chế độ dán ép đến chất lượng sản phẩm [5]: ............. 14
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 18
4.1. Giới thiệu về xƣởng sản xuất ván dán Tuấn Phƣơng ......................... 18
4.1.1 Tổng quan về nhà máy......................................................................... 18
4.2. Đánh giá q trình cơng nghệ sản xuất ván dán tại xƣởng Tuấn
Phƣơng ........................................................................................................... 19
4.2.1. Nguyên liệu ván bóc ............................................................................. 20
4.2.2. Đánh giá về ván lạng phủ mặt............................................................. 22



4.2.3. Keo dán đưa vào sản xuất: .................................................................. 24
4.2.4. Sấy ván:................................................................................................. 25
4.2.5 Lưu kho: ................................................................................................ 27
4.2.6. Lò đốt .................................................................................................... 28
4.2.7. Tráng keo .............................................................................................. 29
4.2.8. Xếp ván ................................................................................................. 31
4.2.9. Ép sơ bộ ................................................................................................ 34
4.2.10. Sửa nguội............................................................................................ 35
4.2.11. Ép nhiệt ............................................................................................... 36
4.2.12. Bả ván: ............................................................................................... 42
4.2.13. Chà nhám: .......................................................................................... 44
4.2.14. Tráng keo (dán mặt)........................................................................... 46
4.2.15 .Cắt cạnh .............................................................................................. 47
4.2.16. Hoàn thiện .......................................................................................... 48
4.2.17. Lưu kho............................................................................................... 51
4.3 Đánh giá về q trình cơng nghệ về sản xuất ván cốt (ván dán) tại
xƣởng gỗ dán Tuấn Phƣơng: ....................................................................... 52
4.3.1. Đánh giá về trang thiết bị: ................................................................... 52
4.3.2. Đánh giá về quy trình sản xuất: .......................................................... 52
4.3.3. Đánh giá về con người:........................................................................ 53
4.3.4. Đánh giá về chất lương sản phẩm tại xưởng ..................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 55
Kết luận: ........................................................................................................ 55
Biện pháp cải tiến: ........................................................................................ 56
Kiến nghị: ...................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN:
TT

Ký hiệu

Ý nghĩa

Đơn vị

1

b

Chiều rộng của tấm ván mỏng

mm

2

H

Độ nhấp nhô bề mặt của tấm ván

3

HC- TC

Hành chính – tổ chức


4

KH- VT

Kế hoạch – vật tư

5

KT

Kỹ thuật

6

l

Chiều dài tấm ván

7

MC

Độ của tấm ván

%

8

MCc


Độ ẩm của ván mỏng sau khi sấy

%

9

MCđ

Độ đầu của ván mỏng trước khi sấy

%

10

QC

Kiểm tra chất lượng

11

UF

Keo ure formaldehyde

12

pH

“Hydeogen power” chỉ số đo độ hoạt động của
ion (H+) trong dung dịch


13

TC

Tiêu chuẩn

14

t

Chiều dày của tấm ván

m


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thơng số độ ẩm ván bóc tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương: ............ 26
Bảng 4.2: Bảng thông số công nghệ ở công đoạn tráng keo........................... 30
Bảng 4.3: Bảng thống kê các quy cách cấp chiều dày xếp ván ...................... 32
Bảng 4.4: Thông số chế độ ép nguội của xưởng ............................................. 35
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật chế độ ép nhiệt của xưởng gỗ dán Tuấn Phương
......................................................................................................................... 37
Bảng 4.6. Tthống kê các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân, đề xuất biện
pháp khắc phục ở công đoạn ép nhiệt ............................................................. 38
Bảng 4.7: Thông số đánh giá bột bả................................................................ 43
Bảng 4.8: Khuyết tật và nguyên nhân xảy ra lỗi ở ván ở khâu hoàn thiện ..... 49
Bảng 4.9: Bảng thông tin về sản phẩm ván dán được sản xuất tại xưởng gỗ
dán Tuấn Phương: ........................................................................................... 53



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Phân loại cấp chất lượng ván bóc nhập về tại xưởng ..................... 21
Hình 4.2: Ngun liệu ván lạng dán mặt được nhập về xưởng ...................... 23
Hình 4.3: Các loại mặt được dán chính ở xưởng: ........................................... 23
Hình 4.4: Hong phơi ván tại xưởng sản xuất Tuấn Phương ........................... 26
Hình 4.5: Phân cấp chất lượng ván sau khi nhâp, hong phơi.......................... 26
Hình 4.6: Bố trí lưu kho ván ở xưởng gỗ dán Tuấn Phương .......................... 28
Hình 4.7: Cơng nhân đang đốt lị cung cấp nhiệt ............................................ 29
Hình 4.8: Công đoạn tráng keo tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương .................... 29
Hình 4.9: Dây chuyền xếp ván tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương ..................... 32
Hình 4.10. Cơng đoạn ép nguội tại xưởng gỗ dán Tuấn phương. .................. 34
Hình 4.11: Hình ảnh cơng nhân đang sửa nguội hàng trước khi vào ép......... 36
Hình 4.12: Cơng đoạn ép nhiệt tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương .................... 37
Hình 4.13: Cơng đoạn bả ván,máy quay bột bả .............................................. 43
Hình 4.14: Cơng nhân chà ván ........................................................................ 45
Hình 4.15: Cơng nhân đang trải keo dán mặt ................................................. 46
Hình 4.16: Cơng nhân cắt cạnh ván ................................................................ 48
Hình 4.17: Những tấm ván bị lỗi ................................................................... 49
Hình 4.18: Cơng nhân đang lọc ván hồn thiện, đai kiện hàng ...................... 51
Hinh 4.19: Hình ảnh lưu kho......................................................................... 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, Chính phủ đã đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do
với các đối tác như: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là cơ hội cũng như
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp chế biến gỗ nói riêng khi mà hàng rào thuế quan được xóa bỏ đối với
các quốc gia tham gia hiệp định. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần có

những bước đi sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Muốn làm được
điều này, việc cấp thiết hiện nay là phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Ván dán với lịch sử phát triển lâu đời và có một số tính chất ưu việt hơn
gỗ tự nhiên cùng loại nên đến nay vẫn được thị trường tin dùng và ngày càng
phát triển trên thế giới cũng như trong nước. Theo số liệu công bố của FAO,
sản lượng ván dán trên thế giới ngày càng tăng; trong khi sản lượng ván dán
của Việt Nam còn rất nhỏ so với sản lượng ván dán toàn thế giới, phần nào
thấy được tiềm năng của ngành công nghiệp của ngành trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu có những dấu hiệu tích cực khi kinh tế thế
giới đang có chiều hướng ấm dần lên và Trung Quốc quốc gia có sản lượng
sản xuất ván dán đứng đầu thế giới đang bị áp lực về thuế bán phá giá của
Hoa Kỳ.
Xưởng sản xuất gỗ dán Tuấn Phương chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ
dán với công suất 20000 m3/năm và dự kiến tăng trong thời gian tới. ần đây
các nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất ván dán được quan tâm, khi mà
ngành công nghiệp ván dán nước nhà đang có những bước thay đổi để tiệm
cận gần hơn với công nghệ sản xuất ván dán của thế giới. Được sự đồng ý của
Viện công nghiệp gỗ - WIC, tôi tiến hành đề tài luận văn tốt nghiệp: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván dán tại
xưởng gỗ dán Tuấn Phương thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập
khẩu Long Đạt”.
1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tình hình nghiên cứu về ván dán trên thế giới và trong nƣớc:


1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trong những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu ván dán trên thế
giới đều hướng đến các yếu tố nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm
ván dán. Một số nghiên cứu gần đây có thể kể đến như:
Các nghiên cứu được tiến hành chỉ ra các nguyên nhân ảnh hưởng tiếp
đến chất lượng ván dán như: của tác giả Bekhta đã nhận định rằng chất lượng
bề mặt ván là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ván. Các kỹ
thuật đang có hiện nay khơng đảm bảo được chất lượng bề mặt ván bóc như
u cầu vì vậy sẽ làm giảm khả năng dán dính màng keo [10, 11, 12]. Tác giả
Belfast; Gardnernand Elder đã đưa ra phương pháp cải thiện khả năng liên kết
giữa bề mặt ván và keo dán, bên cạnh những phương pháp xử lý bằng hóa
chất làm tăng khả năng phản ứng giữa liên kết của các nhóm chức trong gỗ
với thành phần hóa học của chất kết dính. Ngồi những phương pháp xử lý
bằng hóa chất, cịn có một số biện pháp cơ học trước khi chà nhám nén ép
bằng con lăn. Nén ép ván mỏng bằng áp lực của máy ép nhiệt đã được áp
dụng nhằm nâng cao đặc tính bề mặt để cải thiện khả năng dán dính giữa keo
và gỗ [13, 14]. Các kết quả của Jennings; Kamke và Sernek cung cấp các biện
pháp giúp làm tăng độ cứng về mặt ngoại quan của gỗ để sản xuất vật liệu
tổng hợp. Bằng cách này, các bề mặt gỗ cần được làm sạch trước khi dán dính
để loại bỏ tất cả các vật liệu mà có thể ảnh hưởng đến khả năng dán dính. Tuy
nhiên, cần phải chú trọng thành phần hóa học của loại keo sử dụng đối với
tính chất của gỗ [15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22].
Trong quá trình sản xuất ván dán: các tấm ván mỏng sau khi bóc phải
đươc sấy khi đến độ ẩm yêu cầu. Điều này được thực hiện ở các lò sấy lớn.
Tuy nhiên, do sự phân bố độ ẩm không đồng đều làm xuất hiện các khuyết tật
cong lượn sóng và các vết nứt trên bề mặt tấm ván. Nên sấy ván bằng máy ép
nhiệt được đề xuất như một kỹ thuật thay thế. Hạn chế của kỹ thuật này là hơi
2



nước từ máy ép nhiệt khơng thể thốt ra ngồi. Điều này dẫn đến ý tưởng thực
hiện sấy ván mỏng thơng qua 2 q trình sau: sấy bằng lị sấy bình thường sau
đó tiến hành ép nhiệt đối với ván khơ, ván tiến hành trong điều kiện: máy ép
nhiệt có áp suất 15 N/m2, nhiệt độ 200

trong khoảng vài giây. Các tấm này

sau quá trình sản xuất tạo thành tấm ván, sử dụng 200 g/m2 đối với loại keo
PF và giảm nhỏ hơn 25% cho các măt của tấm ván mỏng. Mức giảm lượng
chất kết dính này khơng làm giảm cường độ chịu lực của ván dán. Vì vậy, ván
bóc sấy bằng máy ép nhiệt là một cách khả thi để tiết kiệm keo do vậy đáng
kể độ nhám bề mặt.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam năm 2014 đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về phân cấp
chất lượng ván bóc (TCVN 10316:2014), theo đó: ván bóc dùng làm ván lớp
mặt từ gỗ cây lá rộng, chất lượng được phân thành 5 cấp (I, II, II, IV và V) ;
ván bóc dùng làm ván lớp mặt từ gỗ cây lá kim được phân thành 4 cấp (I, II,
III và IV); ván bóc dùng làm ván lõi, chất lượng được phân thành 2 cấp (I và
II). Tuy nhiên, do tiêu chuẩn này mới ban hành, nên hầu hết các cơ sở sản
xuất ván bóc đang dùng các quy định phân loại chất lượng ván riêng của họ
theo yêu cầu của khách hàng
Những năm gần đây, các nghiên cứu liên quan đến quá trình sản xuất
ván dán trong nước cũng chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm ván dán. Các nghiên cứu có thể kể đến như:
TS. Nguyễn Hồng Minh (2014) với đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản
xuất và sử dụng ván mỏng (ván bóc và ván lạng) chất lượng cao đảm bảo tiêu
chuẩn xuất khẩu từ gỗ keo và bạch đàn”. Đề tài đã đạt được kết quả như sau:
thiết kế dây chuyền thiết bị và quy trình cơng nghệ tạo ván mỏng và ván dán
biến tính với sản xuất ván lạng có quy mơ 50,000 – 10,000 (m3/ năm); ván
dán, ván bóc có quy mơ 1000 m3/ năm [4].

Năm 2010, Trần Thị Yến thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự ảnh hưởng
độ ẩm và tỷ suất nén của hộp gỗ kỹ thuật đến chất lượng ván lạng kỹ thuật”.
3


Đề tài đã xác định được sự ảnh hưởng của độ ẩm ván mỏng và tỷ suất nén của
hộp gỗ kỹ thuật tới chất lượng ván lạng trong công nghệ sản xuất ván lạng kỹ
thuật từ gỗ bồ đề và keo tai tượng [10].
Sinh viên: Thiều Thị Dung (2011) với đề tài khóa luận tốt nghiệp đã
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ truyền nhiệt đến chất
lượng mối dán trong sản xuất ván dán”. Kết quả nghiên cứu đạt được: nhiệt
độ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của mối dán; nhiệt độ ép càng cao thì
tốc độ truyền nhiệt từ lớp ngồi đến lớp trong càng tăng nhanh, thời gian đóng
rắn màng keo càng ngắn. Ngược lại, nếu nhiệt độ ép ván thấp, tốc độ truyền
nhiệt cho ván tăng chậm, thời gian đóng rắn của màng keo càng dài. Kết quả
này được dánh giá dựa trên thí nghiệm, kiểm tra bằng phương pháp thử độ
bền kéo trượt màng keo sau khi ép [5].
Năm 2016: Sinh viên Trần Thị Nhung với đề tàikhóa luận tốt nghiệp đã
nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản
xuất ván dán tại nhà máy gỗ dán Kim Hoa thuộc công ty cổ phần
Woodsland”. Kết quả được dây chuyền
tắt

4

.


CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-


2.1Mục tiêu nghiên cứu:Đánh giá ,tìm hiểu được thực trạng nguồn

nguyên liệu đầu vào,gỗ dán.
-

Đề xuất biện pháp cải tiến quá trình cơng nghệ sản xuất giúp cải thiện

năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ván dán tại xưởng gỗ dán Phương.
-

Tìm cách khắc phục các sự cố,lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất, ra

những hướng giải quyết , rút ngắn công đoạn.
2.2Nội dung nghiên cứu:
-

Đánh giá chất lượng ngun liệu (ván bóc,,keo dán,bột mì,bột đá,các

chất phụ gia) đưa vào sản xuất, bao gồm: độ ẩm, sai số kích thước, khuyết tật
… các thơng số cơng nghệ của keo, lượng keo sử dụng,loại ,hàm lượng keo
dùng,…từ đó đề xuất biện pháp hợp lý cho khâu lựa chọn nguyên liệu.
-

Đánh giá thông số công nghệ và thiết bị của q trình cơng nghệ sản

xuất ván dán. Từ đó đề xuất biện pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm thiểu thời
gian trong q trình sản xuất,rút gọn các cơng đoạn, hạn chế khuyết tật, cải
thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.3Phƣơng pháp nghiên cứu:

-

Phương pháp khảo sát thực tế: sử dụng để điều tra khảo sát thực tế chất

lượng ngun liệu và dây chuyền cơng nghệ của q trình sản xuất ván dán tại
xưởng gỗ dán Tuấn Phương.
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết của quá trình

cơng nghệ sản xuất ván dán trong các đề tài đã được công bố.
2.4 Phạm vi nghiên cứu:
-

Trang thiết bị và q

trình cơng nghệ sản xuất ván dán tại

xưởng

gỗ dán Tuấn

Phương.

2.5Ý nghĩa của đề tài:
-

Đánh giá thực trạng sản xuất ván dán tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương. Từ đó đưa ra biện
pháp nhằm cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm trong điều kiện thực tế của


xưởng.
5


CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Lí thuyết tạo ván dán (ván nền) [3]
a. Khái niệm: Ván dán là sản phẩm được tạo thành từ các lớp ván mỏng dán
dính lại với nhau nhờ keo dán trong những điều kiện nhất định.
Ván mỏng được tạo ra bằng phương pháp bóc lạng chiều dày ván mỏng từ 110mm.

b. Nguyên tắc hình ván dán:
- Số lớp ván là số lẻ: Nếu số ván mỏng là số lẻ, trong quá trình ép nhiệt
để sản xuất ván dán sẽ giảm được thời gian truyền nhiệt vào đến màng keo
trong cùng và tránh hiện tượng bị trượt ở màng keo lớp giữa khi ván chịu uốn.
- Các lớp ván mỏng đối xứng với nhau qua đường trung tâm ván: Mục
đích tạo ra sự cần bằng, bền vững, ổn định cho ván và hạn chế biến dạng của
sản phẩm. Tính đối xứng được thể hiện về chiều dày ván mỏng loại gỗ, độ ẩm
gỗ, chiều thớ.
- Hai lớp ván mỏng kế tiếp nhau có chiều thớ vng góc với nhau: Nhằm
tạo ra sản phẩm có tính chất cơ lí đồng đều theo phương chiều dài và chiều
rộng của ván. Hạn chế co rút theo phương tiếp tuyến của ván mỏng so với gỗ
nguyên. Nâng cao khả năng bám đinh chống tách chẻ của vật liệu ván dán.
Chiều dày của các lớp ván mỏng tăng dần từ ngồi vào trong: Mục đích để
giảm thời gian truyền nhiệt vào đến màng keo trong cùng. Trong quá trình ép
ván, lớp bề mặt thường bị co rút nhiều hơn lớp trong giúp tăng cường độ cho
6


ván. Ngồi ra lớp ván mỏng phía bề mặt có chiều dày nhở hơn giúp giảm nội
ứng suất kéo nén trong chính tấm ván mỏng đó, hạn chế nứt bề mặt ván đặc

biệt khi ván được sử dụng ngoài trời.
c. Ưu điểm của ván dán:
Kích thước lớn, có thể thay đổi được, nâng cao khả năng chống tách
chẻ, lực bám đinh tăng, tính chất đồng đều trên bề mặt rộng của ván, khả năng
ổn định kích thước tốt, có thể nâng cao khả năng chống mục, chống cháy,
chống ẩm và các điều kiện thời tiết.
d. Sử dụng của sản phẩm ván dán:
Sản phẩm ván dán được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân, song chủ yếu nó được sử dụng ở các ngành: , xây dựng,
giao thơng vận tải, bao bì….
3. 2 Sự ảnh hưởng của ván mỏng tới chất lượng sản phẩm ván dán:[4]
a) Ảnh hưởng của loại gỗ: với mỗi loại gỗ khác nhau do cấu tạo, tính chất và
thành phần cơ bản khác nhau nên trong quá trình sản xuất sẽ khác nhau thông
sô ép,nhiêt độ ép,thời gian ép sẽ khác nhau chất lượng keo khác nhau...
Về độ rỗng của gỗ: độ rỗng của gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
mối dán, khi tráng keo khả năng thẩm thấu dung môi của keo vào gỗ phụ
thuộc nhiều vào độ rỗng. Nếu độ rỗng quá lớn, chiều dày vật dán nhỏ, keo có
độ nhớt thấp gỗ sẽ hút dung mơi của keo, làm cho độ ẩm gỗ vượt điểm bão
hòa thớ gỗ, dẫn tới làm chậm q trình đóng rắn của keo, làm cho liên kết keo
dán với gỗ giảm [2].
Về khối lượng thể tích: trong trường hợp sản phẩm ván dán có cùng
khối lượng thể tích thì ứng với mỗi loại gỗ sẽ có một khối lượng thể tích và
thành phần các chất trong gỗ khác nhau. Khối lượng thể tích của gỗ ảnh
hưởng đến khả năng chịu lực của gỗ nên nó ảnh hưởng đến khả năng cắt gọt
và ép khi dán dính. Với gỗ có khối lượng thể tích nhỏ, kết cấu gỗ lỏng lẻo, do
các tế bào trong gỗ xếp không chặt chẽ, gỗ sẽ co rút dãn nở nhanh khi độ ẩm
trong gỗ thay đổi. Mặt khác, gỗ có khối lượng thể thể tích nhỏ khả năng gia
7



cơng bề mặt vật dán sẽ rất khó phẳng nhẵn. Trong quá trình tráng keo thì
lượng keo thẩm thấu vào gỗ là rất lớn làm cho lượng keo thực tế trên bề mặt
mối dán giảm. Khối lượng thể tích cao làm cho độ cứng bề mặt gỗ lớn, trong
quá trình dán ép các bề mặt dán dính khó tiếp xúc; nếu dùng lực ép lớn keo dễ
bị tràn ra ngoài và làm giảm độ bền mối dán.
Chính vì thế mà trong sản xuất ván dán thường dung các loại gỗ có
khối lượng thể tích nằm trong khoảng (0.4-0.6)g/cm3.
Độ cứng gỗ: độ cứng của gỗ ảnh hưởng tới công suất cắt. Gỗ có độ
cứng lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình cắt gỗ có thể làm vỡ vụn ván khi
bóc. Nếu độ cứng nhỏ thì ván mỏng tạo ra sẽ có độ nhẵn bề mặt khơng cao.
Hiện nay thường dùng gỗ có độ cứng từ (300-600).105(N/m2).
Cấu tạo gỗ: cấu tạo gỗ được xem như biểu hiện bề ngồi của tính chất,
những biểu hiện về cấu tạo là cơ sở để giải thích các hiện tượng sản sinh trong
q trình gia công chế biến, lựa chọn các thông số phù hợp.
+ Vịng năm: gỗ có vịng năm rõ tức là gỗ có vịng gỗ phân biệt trong
năm (gỗ sớm và gỗ muộn). Hai vịng có tỷ lệ tế bào vách dày khơng đồng đều,
do vậy trong q trình bóc dao sẽ gặp lực không đồng đều làm cho chất lượng
ván mỏng giảm. Gỗ có cấu tạo mạch phân tán, mật độ tế bào vách dày và tế
bào vách mỏng phân bố đều khi bóc sẽ tạo ra ván với cường độ cắt tương đối
ổn định. Vòng năm của gỗ tạo ra ván có vân thớ đẹp.
+ Gỗ giác và gỗ lõi: gỗ có gỗ giác và gỗ lõi phân biệt thì độ ẩm, độ cứng, tỷ
lệ co rút và dãn nở ở hai vòng gỗ khác nhau đều ảnh hưởng đến chất lượng
ván mỏng [5].
+ Nghiêng thớ, xoắn thớ: nghiêng thớ, xoắn thớ đa phần làm tăng vẻ đẹp của
ván nhưng dễ gây ra hiện tượng nứt ván và rách ván trong q trình bóc ván,
do tạo ra lực cắt khơng đều trên tồn chiều dài lưỡi bóc.
+ Ống dẫn nhựa: ống dẫn nhựa tạo ra bọt khí trong q trình ép nhiệt và dễ
làm bẩn dao cắt trong quá trình cắt gọt. Vì vậy, gỗ càng ít ống dẫn nhựa thì

8



càng nâng cao được chất lượng ván mỏng. Khi ép nhiệt độ tăng làm bay hơi
tinh dầu ức chế quá trình đóng rắn của keo.
b)

Ảnh hưởng của độ nhẵn bề mặt ván mỏng:

Do cấu tạo gỗ, chất lượng lưỡi dao bóc cho nên trên bề mặt ván mỏng bao giờ
cũng tồn tại một độ nhấp nhô (đặc biệt ở mặt trái của ván). Qua quá trình
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, ở một chừng mực nào đó khi độ nhấp
nhơ bề mặt tăng thì chất lượng mối dán cao. Nhưng đến một giai đoạn nhất
định thì ảnh hưởng theo chiều ngược lại, nghĩa là khi độ nhấp nhô tăng thì
chất lượng mối dán giảm. Vì khi độ nhấp nhơ quá lớn có nghĩa là chiều dày
màng keo phải lớn để đảm bảo điều kiện trải đều và liên tục trên bề mặt ván
mỏng. Điều đó dẫn đến nội ứng suất sinh ra trong màng keo lớn, làm chất
lượng mối dán giảm.
Theo giáo sư Kulikov: độ nhấp nhô tốt nhất đối với ván mỏng là:
-

Ván mỏng từ gỗ lá kim: H = (300-350)

-

Ván mỏng từ gỗ lá rộng: H = (160-200)

Trong từng điều kiện cụ thể thì yêu cầu độ nhẵn bề mặt tùy loại ván bóc có
thể khác nhau. Theo tác giả Hoàng Nguyên – máy và thiết bị gia cơng gỗ thì
độ nhấp nhơ đối với:
-


Ván lớp giữa: 6-

-

Ván lớp mặt:

c)

Ảnh hưởng của độ ẩm ván mỏng:

- 9

Độ ẩm ván mỏng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới
chất lượng sản phẩm. Độ ẩm cuối cùng của ván phụ thuộc vào nhiều yếu tố
công nghệ:
MC = f (MCnguyên liệu, loại keo, lượng keo …)
Nếu độ ẩm của ván mỏng lớn hơn độ ẩm qui định, dẫn tới hiện tượng: làm
giảm độ nhớt của keo, do đó để tạo thành màng keo khơng liên tục và kéo dài
thời gian đóng rắn của màng keo; trong điều kiện ép nhiệt màng keo có thể bị
phá vỡ ở giai đoạn cuối (nổ ván) do hơi nước không thốt được ra ngồi;
9


trong điều kiện ép nguội: độ ẩm ván mỏng lớn nghĩa là độ ẩm sản phẩm cao,
do vậy phải sấy ván sau khi ép, tạo thành nội ứng suất trong sản phẩm. Ngược
lại, nếu độ ẩm ván mỏng nhỏ hơn qui định: gỗ hút dung môi của keo làm
nồng độ keo tăng dẫn tới khó có khả năng trải đều trên bề mặt ván; ván mỏng
có độ ẩm thấp, độ đàn hồi kém, khả năng tiếp xúc giữa 2 lớp ván mỏng khó.
Bằng thực nghiệm, người ta xác định được rằng:

Khi dùng keo: UF
PF

MC = 10-12(%)
MC = 12-14(%) có sấy khi tráng keo
MC = 7-10(%) không sấy khi tráng keo

d)

Ảnh hưởng của sai số chiều dày ván mỏng:

Trong quá trình bóc ván mỏng, do quan hệ động lực giữa dao bóc và gỗ do
dao bóc và thước nén khơng chính xác thường tạo ra các tấm ván có chiều dày
khơng đều trên một tiết diện ngang nào đó của tấm ván. Sự sai số chiều dày
ván mỏng dẫn tới chiều dày màng keo không đồng đều, chất lượng mối dán
giảm; mật độ ván tại các vị trí khơng đều nhau sinh ra ứng suất trong tấm ván.
Do vậy, khi bóc yêu cầu không được tạo ra các tấm ván mỏng có chiều dày
khơng đều (tại một tiết diện tấm ván) [1].
e)

Nhiệt độ ván mỏng:
Nhiệt độ ván mỏng ảnh hưởng đến độ bền của mối dán. Nhiệt độ ván

mỏng quá cao sẽ làm keo đóng rắn sớm, khơng đủ thời gian cho keo thẩm
thấu và khuếch tán vào vật dán.Thông thường, nhiệt độ ván mỏng thích hợp ở
trong khoảng (15 -35) , trong khoảng nhiệt độ này thì các phản ứng xảy ra
trong dung dịch keo rất chậm, tính chất của dung dịch keo không bị thay đổi.
Nhiệt độ ván mỏng quá thấp làm khả năng dàn trải keo trên bề mặt ván kém,
các phản ứng của keo và gỗ diễn ra chậm, kéo dài thời gian đóng rắn của keo
[2].

f)

Độ pH của gỗ: [2]
Độ pH của ván ảnh hưởng đến tốc độ đóng rắn của màng keo, đến tỉ lệ

chất xúc tác để đạt được độ đóng rắn tốt nhất.Ở Việt Nam, ảnh hưởng của của
10


pH của gỗ đến hai loại keo UF và PF có sự khác biệt lớn. Đối với keo PF độ
bền dán dính của tâm gỗ và giác gỗ đều cho chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn
quốc gia, điều đó cho thấy tính axit kiềm của ngun liệu khơng ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng ván. Ngược lại đối với keo UF, là loại keo có tính axit,
đối với gỗ có tính axit chất lượng dán dính đạt yêu cầu, nhưng đối với ngun
liệu có tính kiềm nhẹ chất lượng mối dán không tốt.
3.3. Sự ảnh hưởng của keo dán đến chất lượng sản phẩm ván dán: [2]
a) Loại keo:
Mỗi loại keo có cấu trúc phân tử khác nhau thì có các cầu nối hóa học
khác nhau về số lượng và cầu nối, kết quả là cường độ dán dính sẽ khác
nhau.Vì vậy, cần lựa chọn keo dán phù hợp với công nghệ, với mục đích sử
dụng, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để lựa chọn loại keo dán phù hợp cần
căn cứ vào rất nhiều yếu tố: công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá
thành sản phẩm, môi trường sử dụng sản phẩm…
b) Ảnh hưởng thông số kỹ thuật của keo đến chất lượng sản phẩm ván
dán:
Ảnh hưởng của hàm lượng khơ: Hàm lượng khơ có ảnh hưởng đến chất
lượng của mối dán vì trong q trình ép dung mơi chủ yếu của keo được gỗ
hút ẩm. Nếu độ ẩm của keo thấp thì làm cho độ ẩm của sản phẩm cao [1].
Trong kiện ép nhiệt, hàm lượng khô của keo thấp sẽ dẫn tới độ nhớt của
keo giảm đáng kể, chất lượng mối dán giảm. Mặt khác, khi nồng độ keo thấp

thường có hiện tượng keo đóng rắn trong dung môi trước khi sử dụng. Ngược
lại, nếu nồng độ của keo quá cao, khả năng trải đều giữa keo và gỗ khó, do
vậy, thường tạo ra màng keo khơng liên tục.
Trong sản xuất ván dán, hàm lượng khô của keo phù hợp là:
+ Đối với keo Ure- Formaldehyde: hàm lượng khô của keo 40-60(%)
+ Đối với keo Phenol- Formaldehyde: hàm lượng khô của keo 35-50(%)
-

Ảnh hưởng của độ nhớt của keo [2]: độ nhớt của keo là nội lực của

dung dịch hình thành do tổng hợp các lực sinh ra trong lịng dung dịch. Nó
11


được biểu hiện qua khả năng thấm ướt của dung dịch keo lên bề mặt vật dán;
vì vậy độ nhớt của keo ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ sản xuất, ảnh hưởng
đến khả năng tráng keo, chiều dày màng keo và chất lượng mối dán.
Nếu độ nhớt của keo quá lớn, quá trình tráng keo lên bề mặt ván rất khó,
màng keo khó dàn trải đều, khó liên tục; do đó chất lượng mối dán giảm, độ
bền màng keo thấp. Nếu độ nhớt keo thấp đồng nghĩa với mức độ đa tụ của
keo thấp, tuy khả năng tráng keo lên bề mặt ván dễ dàng nhưng lượng keo
tráng thấm vào ván tăng lên, làm nghèo lượng keo trên bề mặt vật dán, cấu
trúc phân tử màng keo khi đóng rắn đơn giản, dễ phá vỡ [2]
Độ nhớt của keo phù hợp với công nghệ sản xuất ván dán hiện ở 20

là [1]:

+ Đối với keo UF: (400-600) mPas
+ Đối với keo PF: (300-450) mPas
Ảnh hưởng của độ pH của keo: độ pH của keo là một trong những đại

lượng đặc trưng cho tính chất hóa học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền mối
dán. Tính bazơ mạnh axit mạnh (pH lớn, nhỏ) đều phá hoại các tổ chức tế bào
của gỗ làm tăng tốc độ lão hóa của bản thân keo. Sẽ dẫn đến hiện tượng keo
khơng có khả năng đóng rắn q nhanh khơng phù hợp với công nghệ sản
xuất [2].
Khi độ pH của dung dịch thấp dưới tác động của nhiệt độ, áp suất, độ
ẩm lượng axit trong keo nhanh chóng thâm nhập làm phân hủy các thành
phần của gỗ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất cơ học của bề mặt của gỗ
tiếp xúc với lớp keo. Dung dịch keo thường được bảo quản ở độ pH sao cho
các phản ứng hóa học xảy ra ít nhất để kéo dài thời gian bảo quản song khi sử
dụng lại muốn điều ngược lại vì vậy khi pha chế dung dịch keo cần pha chế
tới độ pH thích hợp. Nếu độ pH của keo dán quá lớn q nhỏ sẽ tăng nhanh
q trình lão hóa của dung dịch, rất khó khăn trong q trình khống chế các
điều kiện dán dính khác, lúc đó bản thân dung dịch sẽ phá hủy các liên kết
trên bề mặt ván, đặc biệt là phần xenlulo. Độ pH của keo hợp lý sẽ làm cho

12


cường độ mối dán tăng, không phá hủy, phù hợp với mơi trường đóng rắn của
keo và thời gian cơng nghệ [1].
Độ pH của keo phụ thuộc vào: loại keo, loại gỗ, thời gian cơng nghệ. Q
trình nghiên cứu thấy độ pH = 5.5-6.5 là phù hợp.
b) Ảnh hưởng của lượng keo tráng:
Lượng keo tráng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối dán, công
nghệ sản xuất và giá thành sản phẩm (tỷ suất giá thành của keo chiếm hơn
20% giá thành của sản phẩm), nên khi sử dụng càng ít càng tốt, trên cơ sở
đảm bảo màng keo mỏng, đều, liên tục. Lượng keo tráng phụ thuộc vào loại
keo, thông số kỹ thuật của keo, chất lượng ván mỏng, thiết bị ... [2].
Lượng keo tráng sử dụng trên bề mặt ván do sự hao hụt qua các khâu

tráng keo, khâu ép làm lượng keo thực tế trên bề mặt ván nhỏ, mặt khác do
cấu tạo của gỗ và chất lượng bề mặt gia công không thể phẳng nhẵn tuyệt đối
nên một phần lượng keo được sử dụng để điền lấp đầy vào các khoảng trống
trong ruột tế của vách tế bào và các khuyết tật sinh ra trên bề mặt gia cơng.
Chính vì thế gây ra hiện tượng nghèo lượng keo trên bề mặt ván, với lượng
keo tráng nhỏ thì khơng thể tạo ra màng keo liên tục và đảm vảo chiều dày
cần thiết, do vậy khi tạo thành mối dán có cường độ thấp. Ngược lại, khi
lượng keo tráng nhiều, chiều dày màng keo lớn, dung môi của keo thấm vào
gỗ lớn gây ra chênh lệch về độ ẩm giữa bề mặt và bên trong ván mỏng, gây ra
nội ứng suất màng keo, khi dung mơi bay hơi sẽ tạo ra bọt khí trong màng keo
sau khi đóng rắn, khi ép mối dán keo sẽ chảy ra ngồi, khi co rút mối dán co
rút khơng đều... Đây là nguyên nhân gián đoạn màng keo, nếu keo tráng quá
nhiều thì gây ra hiện tượng nổ ván [2].
Trong sản xuất ván dán lượng keo tráng thông thường: 120-240 g/m2 bề mặt
[1].
Ngồi ra để giảm chi phí keo, có thể sử dụng chất độn như: tinh bột, bột
gỗ...Yêu cầu của chất độn là không ảnh hưởng đến cường độ của mối dán và
sự đóng rắn của màng keo [2].
13


c) Ảnh hưởng của lượng pha chế:
Các chất phụ gia, chất độn, chất đóng rắn...cần pha vào dung dịch keo theo
một trình tự, tỉ lệ, lượng nhất định của đơn pha chế nếu không sẽ xảy ra hiện
tượng dung dịch keo khơng đều, khơng tan, gây vón cục khơng điều chỉnh
được, độ pH rút ngắn thời gian sống, khơng có khả năng bơi tráng [2].
Trong q trình pha keo sử dụng thường cho thêm chất độn mới mục đích làm
tăng độ nhớt của keo, giảm lượng keo thấm quá sâu của dung dịch vào gỗ, nó
có tác dụng lấp lỗ hổng, khắc phục một số vết nứt, xước bề mặt do q trình
gia cơng tạo ra, tạo điều kiện cho dung dịch keo dễ dàn trải đều trên mặt dán,

giảm bớt hiện tượng tạo bọt trong màng keo do quá trình bay hơi của dung
mơi tạo ra [2].
3.4. Ảnh hưởng của chế độ dán ép đến chất lượng sản phẩm [5]:
a) Ảnh hưởng của áp suất ép:
Trong thực tế, do q trình gia cơng, bề mặt vật dán ln tồn tại một độ
mấp mô nhất định. Do vậy, để tạo ra khả năng tiếp xúc tốt giữa keo và gỗ phải
có áp lực nén nhất định. Trị số của áp suất ép phù hợp là trị số để tạo thành
màng keo mỏng, đều và khơng có bọt khí giữa 2 bề mặt ván mỏng. Áp suất
dán ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như trạng thái gỗ: bao gồm độ ẩm,
khối thể tích, độ nhẵn bề mặt; trạng thái keo, chủ yếu là độ nhớt, ngồi ra cịn
có sai số chiều dày của ván và mức độ đồng phẳng của bàn ép. [2]
Trong quá trình ép ván, sử dụng áp lực lớn hay nhỏ phải căn cứ vào
tính chất của keo, lượng keo dùng, trạng thái bề mặt nguyên liệu, tình trạng
lão hóa của ngun liệu tạo ván... Đối với keo có tính lưu động thấp, keo có
tính dàn trải kéo dài kém cần tăng áp lực một ít. Áp suất ép cần phải lớn khi
khối lượng thể tích của sản phẩm lớn, độ dày của ván mỏng nhỏ, độ mấp mô
bề mặt ván lớn độ nhớt và nồng độ keo cao. Nếu áp suất quá lớn sẽ gây hiện
tượng tràn keo ra ngồi và có thể phá hỏng kết cấu của gỗ. Nếu áp suất quá
nhỏ thì sự tiếp xúc giữa các lớp ván mỏng kém, màng keo khó dán trải làm
cho chất lượng mối dán giảm [2].
14


Bằng thực nghiệm cho thấy trị số áp suất ép đối với các loại gỗ thông dụng
phổ biến như sau [1]
-

Ép nguội: P = 0.7 – 1.2 (Mpa)

-


Ép nhiệt: P = 1,4 – 2,2 (Mpa)

-

Trị số áp suất này không nhất thiết phải duy trì trong tồn bộ thời gian

ép, điều đó dẫn đến độ co rút của ván tăng và tiêu hao nguyên liệu lớn (đặc
biệt trong trường hợp ván dày). Trong thực tế chỉ cần duy trì Pmax khoảng 0.50.65 thời gian dán ép, nghĩa là khi liên kết keo được định hình [1].
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ ép: [1]
Về nguyên lý ta có thể ép ván ở nhiệt độ thường nhiệt độ cao. Song
trong thực tế cho thấy dán ép ở nhiệt độ cao ván có tất cả các tính chất thường
tốt hơn ở nhiệt độ thường. Do ép ván ở nhiệt độ cao gỗ mềm hóa, khả năng
tiếp xúc giữa các lớp ván mỏng tốt hơn. Ép ở nhiệt độ cao, độ nhớt của keo
giảm, khả năng trải đều của keo tăng, thời gian đóng rắn giảm dẫn đến chất
lượng mối dán tăng và năng suất của dây truyền sản xuất tăng cao.
Tuy nhiên nhiệt độ ép quá cao, độ nhớt của keo (đặc biệt là PF) giảm
rất nhanh, làm tăng khả năng thấm sâu của keo vào trong gỗ, màng keo dễ bị
dán đoạn, độ bền mối dán giảm.
Trong trường hợp chiều dày sản phẩm lớn, nếu nhiệt độ ép quá cao, để
đạt được mức độ đóng rắn cần thiết của màng keo trong cùng thì các màng
keo phía ngồi thường bị phá hủy vì nhiệt (đặc biệt đối với ván mỏng là gỗ lá
kim). Nếu nhiệt độ quá cao, thường có hiện tượng màng keo bị khơ hoạc bị
đóng rắn cục bộ, chất lượng mối dán giảm đáng kể. Ngược lại, nếu nhiệt độ
ép q nhỏ thì gỗ khơng mềm hóa dẫn đến khả năng tiếp xúc giữa các lớp ván
mỏng kém, màng keo khó dàn trải hơn nên chất lượng mối dán giảm đi rất
nhiều.
Nhiệt độ ép phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại keo, chiều dày chồng ván,
kết cấu sản phẩm, áp suất ép, độ ẩm của ván mỏng, loại gỗ... bằng thực
nghiệm cho thấy đối với một số loại gỗ thông dụng khi dùng :

15


c) Thời gian ép:
Thời gian ép: là khoảng thời gian cần thiết duy trì ván trong máy ép để được
mối dán có cường độ cao nhất
Thời gian ép phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như: loại keo, chiều dày sản
phẩm, độ ẩm ván mỏng, nhiệt độ ép, khả năng truyền nhiệt của ván
mỏng…Việc xác định thời gian ép còn là vấn đề phức tạp chủ yếu dựa theo
thực nghiệm.
Thời gian ép quá lớn sẽ gây hiện tượng cháy màng keo lớp ngoài, làm
biến màu lớp ván mặt dẫn đến chất lượng mối dán giảm và làm năng suất
giảm. Ngược lại, nếu thời gian ép quá nhỏ thì khi màng keo lớp ngồi đã đóng
rắn nhưng màng keo ở lớp trong cùng chưa đóng rắn đóng rắn chưa hết gây
hiện tượng nổ ván trong quá trình ép [1].
3.5. Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật – công nghệ - thiết bị [6]:
Đối với những doanh nghiệp cơng nghiệp, máy móc và công nghệ, kỹ
thuật sản xuất luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ
nhất đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp coi cơng
nghệ là chìa khóa của sự phát triển.
Q trình cơng nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản phẩm.
Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều bổ sung, cải thiện nhiều
tính chất ban đầu của nguyên liệu sao cho phù hợp với công dụng của nó.
Ngồi yếu tố kỹ thuật – cơng nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị.
Kinh nghiệm từ thực tế đã cho thấy kỹ thuật và công nghệ được đổi mới
nhưng thiết bị lạc hậu, cũ kỹ khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao phù
hợp với nhu cầu của khách hàng. Cho nên nhóm yếu tố kỹ thuật – cơng nghệ thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ khơng những góp phần vào việc
nâng cao chất lượng sản phẩm mà cịn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên
thương trường, đa dạng hóa chủng loại nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo
ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Với doanh nghiệp có dây


16


chuyền sản xuất đồng loạt, tính tự động hóa cao thì khả năng giảm được lao
động sống mà vẫn tăng năng suất lao động.
3.6. Ảnh hưởng của yếu tố phương pháp tổ chức quản lý [6]:
Cán bộ quản lý là người tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các
khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm mục đích cao nhất là hồn thiện
chất lượng sản phẩm. Trình độ của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng
xác định chính sách, mục tiêu và cách thức tổ chức chỉ đạo thực hiện chương
trình kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm. Cán bộ quản lý phải biết cách
làm cho mọi công nhân hiều được việc đảm bảo và nâng cao chất lượng
không phải của riêng bộ phần KCS hay một tổ công nhân sản xuất mà nó phải
là nhiệm vụ chung của tồn doanh nghiệp. Đồng thời công tác quản lý chất
lượng tác động mạnh mẽ đến công nhân sản xuất thông qua chế độ khen
thưởng hay phạt hành chính để từ đó nâng cao ý thức lao động và tinh thần cố
gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, chất lượng của hoạt động
quản lý chính là sự phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
3.7. Con người
Dù trình độ cơng nghệ có hiện đại đến đâu, nhân tố con người vẫn được coi là
nhân tố căn bản nhất có tác động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Bởi người lao động chính là người sử dụng máy móc thiết bị
để sản xuất ra sản phẩm, bên cạnh đó có rất nhiều tác động, thao tác phức tạp
đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, tinh tế mà chỉ có người mới làm được.
Đối với cán bộ lãnh đạo: cần có những chủ trương, những chính sách đúng
đắn về chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng,
các biện pháp khuyến khích tinh thần vật chất, quyền ưu tiên cung cấp nguyên
vật liệu, giá cả, tỷ lệ lãi vay vốn…
Đối với cán bộ công nhân viên: cần nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng

sản phẩm là trách nhiệm của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết
thân đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và cũng là của chính
bản thân mình.
17


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. sản xuất ván dán Tuấn Phƣơng
4.1.1 Tổng quan về nhà máy
Địa chỉ: Ấm Hạ – Hạ Hòa – Phú Thọ
Xưởng đang sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau cho sản xuất ván mỏng:
Gỗ keo và gỗ bạch đàn ,bồ đề,gỗ mỡ,tạp từ rừng trồng ở Việt nam
Công suất sản xuất: Xưởng sản xuất hiện có 3 băng chuyền. sản xuất
dao từ 50-60 m3/ngày. Hàng tháng hoạt động hết công suất 1800 m3/tháng.
dao động từ 18000 - 20000 m3/năm.
Ngành kinh doanh chính: sản xuất những mặt hàng chủ đạo như , ván
phủ mặt bitago,ván phủ mặt okume, ván phủ mặt xoan,mặt bồ đề…
Các hoạt động thương mại: xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa
trên thị trường trong và ngồi nước các sản phẩm liên quan tới các mặt hàng
gỗ ép.
Thị trường trong nước: toàn quốc.
Thị trường quốc tế: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaisya…
Website: www.longdat.com
ĐT: (+84) 969 148 148

ị trí địa lí thuận lợi có nguồn liệu ,quanh khu vưc. nằm giáp đường cao
tốc Phú Thọ-Hà Nội . Môi trường cảnh quan xung quanh xưởng thơng thống,
các loại phế thải được tận dụng tối ưu, triệt để. Khí hậu thủy văn nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, khí hâu có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và
mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đơng; được chia thành bốn mùa

rõ rệt trong năm: xuân, hạ, thu, đông. Xưởng quanh năm tiếp nhận được
lượng nhiệt từ mặt trời khá dồi dào.
4.1.2. Sơ đồ bố trí mặt bằng và cơng nghệ sản xuất ván dán:
a) Sơ đồ bố trí mặt bằng của xưởng gỗ dán Tuấn Phương:(Phụ lục 3)
Mặt bằng xưởng được bố trí tuân thủ quy định nguyên tắc về chức năng làm
việc và thiết bị công nghệ. Bố trí máy đảm bảo được khoảng cách giữa máy
18


×