Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu so sánh về quan hệ gia đình ở nhật bản và việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.01 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG NĂM 2008

NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở
NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thưc hiện
Cộng tác viên:

: ThS. Nguyễn Thu Hương
Thái Thị Hồng Anh N1.06
Nguyễn Thị Thanh Thủy N3.06
Nguyễn Thị Thu Thanh N2.06

TP. Hồ Chí Minh 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu chủ yếu ..........................................6
4. Phạm vi và đối tượng của đề tài...............................................................7
5. Bố cục của đề tài .......................................................................................8
CHƯƠNG 1 :CÁC VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIA ĐÌNH VÀ
MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH ................................................................9


1.1. Gia đình .................................................................................................9
1.2. Quan hệ trong gia đình .......................................................................11
1.3. Một số chức năng cơ bản của gia đình...............................................12
CHƯƠNG 2 : QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở NHẬT BẢN THỜI HIỆN ĐẠI .......15
2.1. Gia đình Nhật Bản thời hiện đại: ....................................................... 15
2.2. Quan hệ gia đình ở Nhật Bản thời hiện đại: ......................................19
2.2.1. Mối quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình Nhật Bản
hiện nay 21
2.2.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và vấn đề giáo dục con cái
trong thời đại ngày nay...................................................................................31
2.2.2. Trách nhiệm của con, cháu với ông bà, mối quan hệ giữa thế hệ già
và thế hệ trẻ.....................................................................................................36
CHƯƠNG 3. ......................................................................................................39
QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI................................ 39
3.1. Gia đình Việt Nam thời hiện đại: ....................................................... 39
3.2. Mối quan hệ gia đình tại Việt Nam thời hiện đại .............................. 41
3.2.1. Mối quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay......41
3.2.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và vấn đề giáo dục con cái
trong thời đại ngày nay...................................................................................46
3.2.3. Trách nhiệm của con, cháu với ông bà, mối quan hệ giữa thế hệ già
và thế hệ trẻ.....................................................................................................49
KẾT LUẬN........................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................54
PHỤ LỤC ..........................................................................................................63


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam hiện đã có những cơng trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Trong giai đoạn tồn cầu hố và tiếp xúc văn hố diễn ra mạnh mẽ như hiện

nay, việc xác định và gìn giữ bản sắc văn hố trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một trong những chiếc nơi gìn giữ văn hố của một dân tộc, quốc gia chính là gia
đình. Nhận thức được điều này Nhật Bản từ 20 năm trước đã có những nghiên cứu
liên quan đến mối quan hệ gia đình của các nước châu Á trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Nhật Bản giai đoạn này khơng có hình ảnh
của gia đình Việt Nam. Mặc dù gần đây đã có nghiên cứu liên quan đến các gia
đình Việt nam ở phía Bắc nhưng vẫn cịn rất ít những nghiên cứu về gia đình Việt
nam ở đơ thị phía Nam.
Mặt khác, trong nghiên cứu mới đây của chúng tôi ở những gia đình hơn
nhân xun quốc gia Việt – Nhật năm 2004, văn hố gia đình cũng chính là yếu tố
văn hố quan trọng nhất mà người Việt Nam sống tại Nhật muốn gìn giữ. Người
Việt sống tại Nhật Bản ý thức rõ ràng có sự khác biệt trong sinh hoạt gia đình giữa
người Việt và người Nhật nhưng qua nghiên cứu này chúng tôi vẫn chưa làm sáng
tỏ được cụ thể đó là những khác biệt gì?
Để hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt trong sinh hoạt gia
đình hai nước chúng tơi muốn đi từ góc nhìn Nhân học văn hóa – xã hội để nghiên
cứu so sánh về quan hệ gia đình ở các đơ thị của Nhật Bản và Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Từ đó có thể giúp cho việc hiểu rõ hơn những điểm khác biệt và
tương đồng về văn hoá giữa hai quốc gia.

1


2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam hiện đã có những cơng trình nghiên cứu cụ thể như sau:

Trong giai đoạn tồn cầu hố và tiếp xúc văn hố diễn ra mạnh mẽ như hiện

nay, việc xác định và gìn giữ bản sắc văn hố trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một trong những chiếc nơi gìn giữ văn hố của một dân tộc, quốc gia chính là gia
đình. Nhận thức được điều này Nhật Bản từ 20 năm trước đã có những nghiên cứu
liên quan đến mối quan hệ gia đình của các nước châu Á trong đó có Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Nhật Bản giai đoạn này khơng có hình ảnh
của gia đình Việt Nam. Mặc dù gần đây đã có nghiên cứu liên quan đến các gia
đình Việt nam ở phía Bắc nhưng vẫn cịn rất ít những nghiên cứu về gia đình Việt
nam ở đơ thị phía Nam.
Mặt khác, trong nghiên cứu mới đây của chúng tôi ở những gia đình hơn
nhân xun quốc gia Việt – Nhật năm 2004, văn hố gia đình cũng chính là yếu tố
văn hố quan trọng nhất mà người Việt Nam sống tại Nhật muốn gìn giữ. Người
Việt sống tại Nhật Bản ý thức rõ ràng có sự khác biệt trong sinh hoạt gia đình giữa
người Việt và người Nhật nhưng qua nghiên cứu này chúng tôi vẫn chưa làm sáng
tỏ được cụ thể đó là những khác biệt gì?
Để hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt trong sinh hoạt gia
đình hai nước chúng tơi muốn đi từ góc nhìn Nhân học văn hóa – xã hội để nghiên
cứu so sánh về quan hệ gia đình ở các đơ thị của Nhật Bản và Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Từ đó có thể giúp cho việc hiểu rõ hơn những điểm khác biệt và
tương đồng về văn hoá giữa hai quốc gia.
Tiêu biểu nhất và gần nhất với đề tài là cuốn “Gia đình Nhật Bản” của Trần
Mạnh Cát, đây là một tài liệu tương đối mới và có tính tổng hợp về các mặt trong
hơn nhân gia đình của Nhật Bản thời hiện đại, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế
giới thứ II đến nay, có đặt trong bối cảnh so sánh với Việt Nam. Tài liệu chủ yếu
dựa trên những tư liệu sẵn có để phân tích, phần gia đình chủ yếu tập trung vào

2



mối quan hệ vợ - chồng trong quan hệ gia đình mà chưa đề cập đến các mối quan
hệ khác.
Các tác giả Trần Mạnh Cát, Hồ Hoàng Hoa trong các bài viết đăng tải trên
tạp chí Xã hội học hay Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc Á cũng đề
cập đến những khía cạnh liên quan đến hơn nhân và gia đình Nhật Bản.
Ngồi ra cịn có luận văn tốt nghiệp đại học của cử nhân Nguyễn Thu
Hương năm 2000 cũng đã đề cập đến “Hôn nhân và gia đình Nhật Bản (Truyền
thống và sự biến đổi)”, trong tài liệu này đã đề cập đến các bước trong hôn nhân
truyền thống cũng như hiện đại, các hình thức của gia đình, các hình thức thừa kế,
ẩn cư và những vấn đề của gia đình Nhật Bản thời hiện đại.
Cũng có liên quan đến vấn đề này, năm 2007, Nguyễn Thu Hương công bố
luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học với đề tài “Giao lưu và tiếp biến văn
hóa trong đời sống và hơn nhân của người Việt ở Nhật Bản (Trường hợp cộng
đồng người Việt ở tỉnh Hyogo)”. Luận văn đề cập đến đời sống cộng đồng người
Việt tại tỉnh Hyogo Nhật Bản cũng như những vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn
nhân giữa người Việt và người Nhật tại đây.
Về phía các tác giả Nhật Bản thì có thể kể đến rất nhiều các điều tra xã hội
học liên quan đến vấn đề gia đình như 家族についての全国調査 (Điều tra tồn
quốc về vấn đề gia đình)(第 1 回全国家族調査 điều tra tồn quốc về vấn đề gia
đình lần 1, 1999, do 日本家族社会学会全国家族調査研究会 Hội nghiên cứu
điều tra toàn quốc Hội xã hội học gia đình tiến hành trên 10.500 người đưa ra
những phân tích về những thay đổi cơ bản của vấn đề gia đình. Hay là 現代日本
の家族変動 (Biến động trong gia đình Nhật Bản hiện đại), điều tra lần thứ hai về
động hướng gia đình tồn Nhật Bản năm 1998 đề cập đến tất cả các mặt liên quan
đến những thay đổi trong đời sống gia đình Nhật Bản. Nira

研究報告書

No950058、文化協力における民族と国家、総合研究開発機構(Cultural
Cooperation: Ethnicity & the Nation State, National Institute for Reasearch

3


Advancement)Nghiên cứu này nêu cao tầm quan trọng của việc hình thành một
cơ cấu xã hội mới trong tiến trình tồn cầu hố thơng qua những tiếp xúc về văn
hố giữa các quốc gia.
家族問題研究所(平成 6 年 3 月)、中国・韓国・タイと日本の夫婦・
家族関係に関する比較研究報告書、北京・とその周辺地域・バンコク・神
戸における調査より, 兵庫県長寿社会研究機構 (Sở nghiên cứu các vấn đề gia
đình (Tháng 3 năm 1994), Báo cáo nghiên cứu so sánh liên quan đến mối quan hệ
vợ chồng, gia đình ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái và Nhật Bản- Từ điều tra được
tiến hành ở Bắc Kinh, Taegu và vùng phụ cận, Bangkok, Kobe, Cơ quan nghiên
cứu xã hội trường thọ tỉnh Hyogo) (Báo cáo này tổng hợp những nghiên cứu đã có
liên quan đến gia đình Trung Quốc, Thái ở nơng thơn, phân tích mối quan hệ giữa
gia đình và thân tộc ở Hàn Quốc từ đó nêu lên nghiên cứu mới được tiến hành
đồng thời ở 4 nước liên quan cụ thể đến các vấn đề của gia đình như quan hệ vợ
chồng, mối quan hệ với thân tộc, ý thức về giới...)
家庭問題研究所(平成 5 年 3 月)、タイと日本の家族関係に関する
比較研究報告書、大都市バンコクにおける家族生活を中心に、兵庫県
(Sở nghiên cứu những vấn đề gia đình (Tháng 3 năm 1992), Báo cáo nghiên cứu
so sánh liên quan đến quan hệ gia đình ở Thái và Nhật Bản - xung quanh sinh hoạt
gia đình ở đơ thị lớn Bangkok, Tỉnh Hyogo) . Báo cáo này đề cập đến điều tra liên
quan đến các vấn đề liên quan đến sinh hoạt gia đình như phân cơng cơng việc nhà,
thời gian làm việc...; mối quan hệ giữa vợ và chồng, cách nuôi dạy con cái....
昭和 62、アジアの家族構造と機能に関する研究、総合研究開発機構
((1987), Nghiên cứu liên quan đến chức năng và cơ cấu gia đình Châu Á, Cơ quan
nghiên cứu phát triển tổng hợp). Nghiên cứu phân tích những vấn đề liên quan
đến sự gia tăng dân số và kế hoạch gia đình, hiện tượng đơ thị hố, thay đổi hệ
thống gia đình, khuynh hướng hạt nhân hố gia đình, con đường dẫn đến sự lão
hố, thay đổi trong hơn nhân, phân cơng lao động giới v.v. ở Châu Á và xem xét


4


những vấn đề này cụ thể ở gia đình Hàn Quốc, gia đình Philippine, gia đình Thái
Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Trung Quốc.
Gần hơn thì có điều tra tồn quốc về 全国調査「戦後日本の家族の歩
み」(Bước đi của gia đình Nhật Bản thời hậu chiến), 2002 và các bài viết có liên
quan đề cập đến những thay đổi của gia đình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
II.
Ngoài ra trong các luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Hoài Châu,
Ngụy Trần Sơn Hà cũng đã có đề cập đến vấn đề hơn nhân cũng như các nghi lễ
đời người tại Nhật Bản.
Nhìn chung, mỗi tài liệu đều đã trình bày một phần trong các khía cạnh liên
quan đến hơn nhân hoặc gia đình Nhật Bản, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được
khai thác một cách hệ thống và chưa đi từ phương pháp nghiên cứu dân tộc học.
Các số liệu được thống kê tuy đã có cập nhật nhưng nhiều vấn đề còn căn cứ trên
các số liệu tương đối cũ.
Liên quan đến các lý thuyết chung về hôn nhân và gia đình có rất nhiều các
tài liệu của các tác giả Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Đặng Nghiêm Vạn….Về
vấn đề của gia đình cũng như tương lai của gia đình là các tác giả Trần Thị Kim
Xuyến, Tương Lai, Lê Thi v.v.
Nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam là một đề tài nhận được rất nhiều sự
quan tâm của xã hội.
Năm 1996, là cuốn “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam”
của Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách này cũng tập hợp nhiều bài viết, trong đó đề
cập đến gia đình và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam cũng như những khía cạnh liên
quan đến biến đổi gia đình.
Kế đó là tác phẩm “Gia đình Việt Nam” của các tác giả Đỗ Thị Bình, Lê
Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, xuất bản năm 2002, Nxb Khoa học xã hội. Tác


5


phẩm thơng qua hình ảnh gia đình để khắc họa hình ảnh người phụ nữ trong giai
đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cũng năm 2002, cuốn “Gia đình trong tấm gương xã hội” học do Mai
Quỳnh Nam làm chủ biên tập hợp rất nhiều các bài viết liên quan đến gia đình.
Gần đây nhất là đề tài NCKH cấp trường công bố năm 2007 của tác giả
Trần Thị Anh Thư về “Quan niệm và thái độ của những đơi vợ chồng trẻ về bình
đẳng giới trong đời sống hơn nhân gia đình”.
Đây cũng là những tư liệu hết sức quý báu được sử dụng để làm sáng tỏ
thêm cho vấn đề.
3. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu chủ yếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên các tư liệu sẵn có bằng tiếng
Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu đồng đại về các vấn đề gia đình giữa hai
quốc gia.
- Đề tài áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong nghiên cứu so sánh mối

quan hệ gia đình Nhật Bản và Việt Nam thời hiện đại. Phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu lấy đối tượng chủ yếu là các gia đình ở
thành thị, cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Tokyo hay Kobe, Nhật
Bản.
Mục đích của đề tài
Trong giai đoạn tồn cầu hố và tiếp xúc văn hố diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay, việc xác định và gìn giữ bản sắc văn hoá trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một trong những chiếc nơi gìn giữ văn hố của một dân tộc, quốc gia chính là gia
đình. Nhận thức được điều này Nhật Bản từ 20 năm trước đã có những nghiên cứu
liên quan đến mối quan hệ gia đình của các nước châu Á trong đó có Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Nhật Bản giai đoạn này khơng có hình ảnh

6


của gia đình Việt Nam. Mặc dù gần đây đã có nghiên cứu liên quan đến các gia
đình Việt nam ở phía Bắc nhưng vẫn cịn rất ít những nghiên cứu về gia đình Việt
nam ở đơ thị phía Nam.
Mặt khác, trong nghiên cứu mới đây của chúng tôi ở những gia đình hơn
nhân xun quốc gia Việt – Nhật năm 2004, văn hố gia đình cũng chính là yếu tố
văn hoá quan trọng nhất mà người Việt Nam sống tại Nhật muốn gìn giữ. Người
Việt sống tại Nhật Bản ý thức rõ ràng có sự khác biệt trong sinh hoạt gia đình giữa
người Việt và người Nhật nhưng qua nghiên cứu này chúng tôi vẫn chưa làm sáng
tỏ được cụ thể đó là những khác biệt gì?
Để hiểu rõ hơn những điểm tương đồng và khác biệt trong sinh hoạt gia
đình hai nước chúng tơi muốn đi từ góc nhìn Nhân học văn hóa – xã hội để nghiên
cứu so sánh về quan hệ gia đình ở các đơ thị của Nhật Bản và Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Từ đó có thể giúp cho việc hiểu rõ hơn những điểm khác biệt và
tương đồng về văn hoá giữa hai quốc gia.
4. Phạm vi và đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gia đình của người Nhật Bản hiện đại
nói chung đặt trong so sánh với gia đình Việt Nam. Trong đó, chúng tơi đi sâu tìm
hiểu những quan hệ trong gia đình đặc trọng tâm vào mối quan hệ giữa vợ chồng,
bên cạnh đó phần nào phân tích mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, và giữa các
thế hệ với nhau. Quan hệ gia đình Nhật Bản được đặt trong bối cảnh có liên quan
chặt chẽ với những thay đổi về kinh tế, xã hội của Nhật Bản nhất là trong giai
đoạn đơ thị hóa và giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là gia đình ở các thành phố lớn của Nhật Bản
trong so sánh với vấn đề gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Việt Nam
những nơi có đặc điểm tương đối tương đồng.

Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu về những biến đổi gia đình
Nhật Bản giai đoạn sau năm 1945.

7


5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có các phần như sau.
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm các phần chính
Chương 1: Trình bày các vấn đề khái niệm có liên quan đến gia đình và mối
quan hệ trong gia đình.
Chương 2: Quan hệ gia đình ở Nhật Bản thời hiện đại
Chương 3: Quan hệ gia đình ở Việt Nam thời hiện đại
KẾT LUẬN
Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và phần Phụ lục những thông tin thu
thập được.

8


CHƯƠNG 1 :CÁC VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIA ĐÌNH VÀ
MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH
1.1.

Gia đình

Hình thức gia đình biến thiên theo lịch sử và khác nhau ở các xã hội khác
nhau. Trong nhiều năm qua, các nhà xã hôi học đã sử dụng chuẩn mực là định
nghĩa của George Murdock về gia đình. “Gia đình là một nhóm xã hội được xác

định bởi một nơi trú ngụ chung, sự cộng tác và tái sản xuất về kinh tế (bao gồm),
những người trưởng thành của cả hai giới, trong đó có ít nhất là hai người duy trì
mối quan hệ tính dục được xã hội cơng nhận, và một hoặc nhiều đứa trẻ, là con đẻ
hay con ni, của những người trưởng thành có quan hệ như vợ chồng với nhau”.1
Tuy nhiên, định nghĩa trên đây của Murdock cũng bị các nhà xã hội học
hiện đại phê phán rằng đã bỏ qua tính quyền lực cũng như không phân định rõ
được sự khác biệt giữa hai định nghĩa hộ và gia đình, khơng bao qt được các mơ
hình hết sức đa dạng như gia đình khơng đầy đủ hoặc gia đình của những người
đồng giới v.v. trong xã hội hiện đại.
“Gia đình là thiết kế xã hội mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình về văn
hố. Đó là một hiện tượng đặc trưng của văn hố dân tộc. Đồng thời, gia đình là
một thiết chế cơ sở, nằm bên cạnh các thiết chế xã hội khác như họ, làng, xóm,
phường hội, dân tộc, nhà nước… Gia đình điều chỉnh chức năng cộng của các
cộng đồng ấy và làm hài hòa quan hệ giữa các cá nhân và cộng đồng xã hội”.
(Trần Đình Hượu, 1994, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, tr. 79).
Nói cách khác, “gia đình là một tập hợp những người cùng sinh sống, cư trú,
với thành viên chủ yếu là những người có quan hệ huyết thống. Với cơ sở là quan
1

Charlé Jones (Vũ Quang Hà biên dịch), Tương Lai của gia đình , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

trang 35-40.

9


hệ - chồng rồi đến quan hệ cha – con, anh – em, chị - em…” (1996, Từ điển Dân
tộc khảo sát; tr. 90)
Mặt khác, theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp, nếu dựa trên cơ sở số lượng cặp liên
minh hơn nhân để phân loại thì gia đình gồm 2 loại: tiểu gia đình và đại gia đình.

Trong đó, “tiểu gia đình (gia đình cá thể, gia đình hạt nhân, gia đình một vợ
một chồng, gia đình đơn giản) gồm một cặp vợ chồng (hoặc một trong hai người
đó) cùng với những người con chưa vợ, chưa chồng hoặc chưa có con cái.
Cịn đại gia đình (gia đình phức hợp, gia đình mở rộng, gia đình khơng phân
đơi) gồm có tối thiểu gồm hai cặp vợ chồng có khả năng tồn tại độc lập như một
gia đình.” (Đặng Nghiêm Vạn, 1998, Dân tộc học đại cương; tr.144).
Trong khi đó, theo Từ điển dân tộc học khảo sát Nhật Bản lại dựa trên sự liên
tục để phân loại gia đình thành 2 loại sau:
+ Gia đình trực hệ: là gia đình gồm có vợ chồng, người con gái chưa chồng,
người con trai và vợ của anh ta.
+ Gia đình phức hợp: gồm vợ - chồng, người con gái chưa chồng, người con
trai có vợ và gia đình riêng của anh ta. Đây khơng phải là hình thức chỉ có một
người con được phép ở lại nhà bố mẹ mà nhiều người con sau khi kết hơn hoặc
sau khi có con vẫn ở lại nhà bố mẹ.
Kiểu gia đình trực hệ là sản phẩm của cơ chế IE, nói đúng là sản phẩm của chế
độ gia trưởng vốn đã thành đặc trưng cho xã hội phong kiến Nhật Bản.” (1996, Từ
điển Dân tộc học khảo sát; tr. 90)
Nhìn chung, định nghĩa về gia đình như sau được tương đối nhiều nhà xã
hội học hiện đại chấp nhận, đó là gia đình được hình thành do kết quả của hơn
nhân theo những chuẩn mực xã hội nhất định.
Gia đình hạt nhân (Nuclear family) hay cịn được gọi là gia đình đơn giản.
Đây là kiểu gia đình thường bao gồm một cặp hơn nhân và con cái do chính họ

10


sinh ra. Loại gia đình này tiêu biểu cho kiểu gia đình hiện đại với đặc tính gọn,
nhẹ, linh hoạt, độc lập về nơi ở cũng như kinh tế. Tuy nhiên, ở những gia đình này
mối quan hệ họ hàng lỏng lẻo và khả năng tự bảo vệ trước tác động của xã hội
khơng cao.

Gia đình mở rộng (Extended family) là những gia đình gồm có từ ba thế hệ
trở lên hoặc hai cặp vợ chồng. Hộ gia đình có những người họ hàng chưa kết hơn
khơng được tính là hộ gia đình mở rộng. Loại gia đình này đại diện cho kiểu gia
đình truyền thống, đặc trưng của kiểu gia đình này là tính cố kết cao theo quan hệ
huyết thống, gìn giữ được truyền thống dịng họ, bảo lưu được những tập tục, lễ
nghi, gia phong v.v.có điều kiện chăm sóc trẻ nhỏ cũng như người già chống lại
những tác động của xã hội. Ngày nay kiểu gia đình này ngày một ít đi, nhường chỗ
cho gia đình hạt nhân. 2
1.2.

Quan hệ trong gia đình

Theo Trần Đình Hượu, trong gia đình ngồi quan hệ cha – con, vợ - chồng
cịn có quan hệ anh – em. Trong đó quan hệ anh – em còn quan trọng hơn quan hệ
vợ - chồng. “Vợ chồng có thể thay đổi nhưng anh em không thể thay đổi”. Anh
thay cha để làm trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ em. Khi cha mẹ mất hay già yếu
thì em ở với anh là đương nhiên. Nếu cha mẹ và anh đều mất thì chị dâu là người
thay thế, chịu trách nhiệm. Tất cả những mối quan hệ như thế này tạo nên một tổ
chức gia đình có mối quan hệ hết sức chặt chẽ theo một trật tự trên dưới rạch ròi
với nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 3
Theo quan điểm Trần Mạnh Cát, quan hệ trong gia đình là những mối quan
hệ qua lại giữa các thành viên trong khuôn khổ gia đình. Đó là mối quan hệ giữa

2

Trần Mạnh Cát (2004), Gia đình Nhật Bản, Nxb KHXH, Hà Nội. (tr.100-102)
Trần Đình Hượu (1996), “Gia đình và giáo dục gia đình”, Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt
Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.(Tr.60)
3


11


chồng- vợ, bố mẹ con cái nếu đó là các gia đình hạt nhân và thêm các mối quan hệ
nữa như giữa mẹ chồng-nàng dâu, ông bà và các cháu,… ở các gia đình mở rộng.4
Trong nghiên cứu lần này, chúng tôi chủ yếu khảo sát mối quan hệ giữa bố
mẹ và con cái, giữa vợ và chồng trong gia đình hiện đại ở cả Việt Nam và Nhật
Bản nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt hiện có. Những mối quan hệ
khác chưa được đưa ra phân tích vì giới hạn về mặt thời gian cũng như phạm vi
của đề tài.
1.3.

Một số chức năng cơ bản của gia đình

Chức năng của gia đình là phương thức biểu hiện tính tích cực hoạt động
của gia đình và các thành viên của nó. Có thể phân chia các chức năng xã hội ,
theo mối quan hệ với cá nhân, mối quan hệ của cá nhân với gia đình. Nói khác hơn
là những chức năng mang tính xã hội (theo mối quan hệ với xã hội) hay những
chức năng mang tính cá nhân (theo mối quan hệ với cá nhân).
Các chức năng của gia đình có liên quan chặt chẽ với những nhu cầu của xã
hội và thiết chế gia đình.Các chức năng gia đình có liên quan chặt chẽ với điều
kiện kinh tế xã hội của hoạt động xã hội, vì vậy chúng sẽ biến đổi theo thời gian5
Bàn về chức năng của gia đình Ănghen viết “ Theo quan điểm duy vật,
nhân tố quyết định trong lịch sử, qui cho cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời
sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại. Một mặt là sản xuất ra
tư liệu sinh hoạt, thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản
xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sự sản sinh ra chính bản thân con người, là sự
truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội trong đó con người của một thời đại lịch
sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó


4
5

Trần Mạnh Cát (2004), Gia đình Nhật Bản, Nxb KHXH, Hà Nội. (Tr. 99)
Trần Thị Kim Xuyến, Gia đình và những vấn đề hiện đại cùa gia đình, ,Nxb Thống kê,(2002)

12


quyết định, một mặt do trình độ phát triển của lao động và mặt khác, do trình độ
phát triển của gia đình” 6
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp, gia đình bao gồm những chức năng sau:
 “Chức năng tái sản xuất tộc người: Tái sản xuất ra con người là chức
năng cơ bản của gia đình. Việc sinh đẻ để tái sản xuất ra con người từ
trong môi trường gia đình cũng đồng thời là sự bảo tồn nịi giống của
tộc người.
 Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế là chức năng khơng thể thiếu của
mỗi gia đình. Cùng với các chức năng khác, gia đình nào cũng thực hiện
chức năng kinh tế, nghĩa là tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm chăm
lo đời sống vật chất cho gia đình.
 Chức năng giáo dục: Cùng với chức năng sinh sản con cái gia đình cịn
có chức năng giáo dục. Đây là chức năng quan trọng của gia đình. Nói
khác đi gia đình là mơi trường xã hội đầu tiên để hình thành nhân cách”.
(Đặng Nghiêm Vạn, 1998, Dân tộc học đại cương; tr.145,146,148)
Quan điểm này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của các nhà xã hội học
trên toàn thế giới. Nhà xã hội học Teratani Hiromi đã nói: “gia đình có một số
chức năng chính, trong đó quan trọng nhất là chức năng sinh học tự nhiên, nghĩa là
chức năng tái sản xuất con người. Trong chức năng này, chuẩn mực quan hệ giới
tính được xem là quyết định nhất. Chức năng kinh tế sản xuất và tiêu thụ mà trong
xã hội hiện đại hóa, chức năng tiêu thụ đóng vai trị chính. Chức năng đạo đức –

pháp luật, điểm chủ yếu của chức năng này là giáo dục con em,nghĩ là xã hội hóa
họ” (Dẫn theo Hồng Hoa, 1990, Tạp chí XHH số 3(31); tr.100)

6

C.Mac, Anghen.Nxb Sự Thật,1984, tập 6, tr28.

13


Tóm lại, dù là Việt Nam hay Nhật Bản, ngơn ngữ và cách dùng từ có thể khác
nhau nhưng cốt lõi của vấn đề về gia đình là chung cho cả hai dân tộc. Đây chính
là những tiền đề lý thuyết quan trọng giúp chúng ta có thể bước vào nghiên cứu
vấn đề gia đình Nhật Bản một cách dễ dàng hơn.

14


CHƯƠNG 2 : QUAN HỆ GIA ĐÌNH Ở NHẬT BẢN THỜI HIỆN ĐẠI
2.1.

Gia đình Nhật Bản thời hiện đại:

Kể từ sau Hiến pháp 1946 đến nay, gia đình Nhật Bản đã thực sự trải qua
rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là sự xóa bỏ quyền lực tuyệt đối của người gia trưởng.
Vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình được nâng cao. Hơn nữa, việc tham
gia ngày càng nhiều vào đời sống xã hội của người phụ nữ cũng như việc thực thi
chính sách bình đẳng giữa nam và nữ đã làm thay đổi rất nhiều mơ hình gia đình
Nhật Bản so với trước đây.
Rất nhiều mơ hình gia đình mới ra đời khác hẳn với mơ hình gia đình

truyền thống. Một trong những biểu hiện của hiện tượng này là mơ hình gia đình
được mơ tả trong cuốn tiểu thuyết Kitchen (Nhà bếp) của nhà văn nữ Yoshimoto
Banana. Lấy hình ảnh với bối cảnh nhà bếp, tác giả khiến chúng ta liên tưởng đến
định nghĩa đầu tiên về gia đình của người Nhật Bản. Ie vốn là từ xuất phát từ chữ
Ihe hay Irori có nghĩa là cái bếp. Nhà bếp gợi nên sự gần gũi, đến chốn sum họp,
gợi đến sự liên tưởng về một ngôi nhà truyền thống. Thế nhưng, những cá nhân để
tạo nên một gia đình Nhật Bản hiện đại lại vơ cùng xa lạ với hình ảnh gia đình
truyền thống. Trong Kitchen đó là hình ảnh của một gia đình gồm một người cha
đã hóa thân thành một người mẹ sau cái chết của vợ mình, một cơ gái cơ độc sau
cái chết của bà và một chàng trai. Có một cái gì đó khơng được trọn vẹn, khơng
được đầy đủ và khơng phải là sự gắn bó về huyết thống trong ngôi nhà ấy. Nhưng
niềm hạnh phúc vẫn hiện diện.
Tác phẩm này khiến chúng ta cần nhìn nhận lại, liệu khoảng thời gian 60
năm qua đã tác động đến gia đình Nhật Bản như thế nào và đâu là hình ảnh của gia
đình Nhật Bản thời hiện đại? Đó cũng chính là những nội dung sẽ được giải quyết
trong chương này.

15


Hình : CƠ CẤU HỘ GIA ĐÌNH Ở NHẬT BẢN
Nguồn: />
16


Năm 1990, ở Nhật Bản có 24.218.000 hộ gia đình hạt nhân, đến năm 1993
con số này là 24.800.000 hộ dân và đến năm 2000 là 27.332.000, chiếm 58,43%
tổng số hộ gia đình Nhật Bản năm đó.7
Số lượng gia đình hạt nhân và hộ gia đình đơn thân gia tăng, tỉ lệ gia đình
ba thế hệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Điều này gây khó khăn cho những người

phụ nữ khi sinh con. Hơn nữa, quan niệm của xã hội Nhật Bản cũng còn khắt khe
đối với việc gửi trẻ ở trường mẫu giáo càng làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Trong những năm 60-70, các cơ sở chăm sóc và ni dạy trẻ rất hiếm, đặc biệt
những trường hợp đáp ứng được yêu cầu của chính phủ lại càng hiếm hơn. Tình
hình này cho đến giai đoạn hiện tại cũng chưa mấy được cải thiện là một cản trở
lớn đối với việc chăm sóc con cái của các bà mẹ trẻ và là nguyên nhân kéo tỉ lệ trẻ
em được sinh ra ngày càng thấp. Điều này phản ánh ở sự biến đổi số con trong gia
đình, số hộ chỉ có một hoặc 2 con ngày càng tăng. Ngược lại, số hộ có 3,4 con trở
lên ngày càng giảm xuống.
Cùng với quá trình gia tăng các gia đình hạt nhân, đồng thời cũng gia tăng
các cặp vợ chồng khơng có con cái hoặc các gia đình hạt nhân khiếm khuyết, đó
là: Các gia đình chỉ có mẹ hoặc cha cùng con cái (do kết quả của ly hôn, tai nạn
lao động), hoặc cha mẹ già và con đã lớn (nhưng khơng muốn xây dựng gia đình
riêng) cũng như hộ độc thân.
Theo thống kê dân số năm 2008 của Bộ Lao động và phúc lợi Nhật Bản,
trong suốt 35 năm từ 1960 đến 1995, tổng số hộ gia đình ở Nhật bản đã tăng gần
gấp đơi ( từ 22.539 hộ lên đến 43.900 hộ), . Đặc biệt số hộ gia đình độc thân tăng
nhanh nhất trong thời gian trên, khoảng 3 lần (từ 3.772.000 hộ lên đến 11.239.000
hộ). Con số này vào năm 2007 là 11.983.000 hộ.8 Sở dĩ có hiện tượng trên là do từ
đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1980, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh.
7

Japan Statistical yearbook 2004, published by Sttistical Survey Department,Statistic Bureau, Statistical
Research and Training Institue, Ministry ò Public management, Home Affairs, Posts and
Telecommunicatons,tr.56
8
/>
17



Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo những dòng người khổng lồ mà
chủ yếu là tầng lớp thanh niên từ nông thôn ra các khu công nghiệp, đơ thị.
Cùng với q trình đơ thị hóa cũng là quá trình gia tăng gia đình hạt nhân
và giảm dần qui mơ gia đình. 1960 qui mơ hộ gia đình là 4,14 người thì đến 1970
là 3,14 nguời, đến 1995 là 2,82 người và 2000 là 2,67 người9.
Trong khi qui mơ gia đình có xu hướng giảm thì tỉ lệ số hộ gia đình độc
thân tăng cao do những nguyên nhân sau: phụ nữ và cả nam giới dành nhiều thời
gian hơn cho công việc hơn là việc lập gia đình và sinh con. Tỉ lệ ly hơn trong xã
hội Nhật Bản ngày càng cao và tỉ lệ tái hơn ngày càng ít hoặc nếu có cũng ít thành
cơng. Và cuối cùng là tỉ lệ sinh đẻ trung bình của người phụ nữ Nhật ngày càng
giảm. tỉ lệ sinh trung bình của phụ nữ Nhật Bản cịn 1,37 năm 200810, thấp nhất
thế giới.
Giảm sinh đẻ, giảm qui mô gia đình, gia tăng các hộ gia đình độc thân và
gia đình khơng có con cái, tăng số người sống độc thân không chịu lấy vợ lấy
chồng cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là nguyên nhân
chính đưa Nhật Bản trở thành một xã hội già hóa, thiếu trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ trẻ em thấp mà một trong số đó là
tình trạng kết hơn rất muộn hoặc thậm chí khơng kết hơn.
Có thể tổng kết những ngun nhân sau: giới trẻ mà đặc biệt là phụ nữ bị
cuốn hút vào học tập, công việc hàng ngày mong muốn được thăng tiến xã hội;
ngoại tình, cũng như quan hệ tình dục ngồi hơn nhân trở nên dễ dàng hơn trước;
điều kiện lao động và quan niệm xã hội chưa cho phép người phụ nữ vừa đi làm,
vừa nuôi con; chi phí ni con đắt đỏ, nhất là chi phí cho giáo dục cũng như chu
cấp cho con cái; lương hưu cũng như hệ thống phúc lợi xã hội khá hoàn chỉnh nên
người già cũng có thể sống độc lập, khơng cần phụ thuộc vào con cái.
9

Japan Almanac 2001, tr.61
Mainichi Shimbun 3/6/2009. ( />
10


18


Nhìn chung, gia đình Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc của những thay đổi
liên quan đến xã hội Nhật Bản. Đi từ cơ cấu đơn vị là IE với vai trò của gia trưởng
làm trung tâm, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, và tiến trình đơ
thị hóa. Cơ cấu gia đình nhiều thế hệ chuyển hẳn sang gia đình hạt nhân hoặc gia
đình đơn thân. Số lượng con sinh ra ngày càng ít đi cùng với việc tình trạng khơng
kết hơn hoặc kết hơn muộn cùng với việc gia tăng tỉ lệ ly hôn đã khiến gia đình
Nhật Bản nói riêng và tồn bộ xã hội Nhật Bản nói chung đang phải đối đầu với
rất nhiều vấn đề khó khăn. Trong tình hình đó, mối quan hệ giữa vợ và chồng,
giữa các thành viên trong gia đình chắc chắn sẽ phải chịu ảnh hưởng, và đó cũng
là điều được đưa vào phân tích trong phần tiếp theo.
2.2.

Quan hệ gia đình ở Nhật Bản thời hiện đại:

Trong gia đình truyền thống IE trước đây, người đàn ơng làm chủ, là người
đứng đầu IE cịn người phụ nữ thường đóng vai trị nội trợ. Khi đi ra ngồi, người
đàn ơng cũng thường đi một mình ít khi mang theo vợ con, hoặc giả có đi cùng thì
người phụ nữ cũng khơng được đi ngang hàng với chồng mình. Vì thế, xã hội Nhật
cũng bị đánh giá là một trong những xã hội “trọng nam khinh nữ” sâu sắc. Trước
chiến tranh, người chồng có tồn quyền đối với người vợ và với những thành viên
trong IE. Điều này đã được luật pháp, tập quán cũng như đạo đức và giá trị quan
của xã hội khẳng định. Người chồng có tồn quyền đối với tài sản gia đình, cũng
như hoạt động kinh tế, nghỉ ngơi, giải trí của mọi thành viên trong gia đình…
Người vợ chỉ có việc vâng lời, tn theo, khơng có sự kêu ca, phàn nàn ngay cả
khi chồng họ có “quan hệ” cơng khai với người phụ nữ khác. Hình ảnh người phụ
nữ trong xã hội Nhật Bản đặc biệt là giai đoạn trước Minh Trị rất thấp kém, phải

chịu nhiều bất công, bất bình đẳng, thậm chí cịn bị xếp vào cùng một với những
kẻ tiểu nhân 女子とと小人とは養い難し(Joshi to joujin to wa yashinai gatashi.
Phụ nữ và tiểu nhân thì khó ni dạy)11.
11

Nguyễn Thị Hồng Thu, Hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản qua tục ngữ, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản Và
Đơng Bắc Á, Số 5 năm 2001, tr.42.

19


Những cải cách sau chiến tranh được tiến hành do áp lực của lực lượng
quân đội đồng minh, các phong trào đòi cải cách dân chủ đã dẫn đến làm thay đổi
những điểm cơ bản trong Hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ qua lại giữa các
cặp vợ chồng. Hiến pháp năm 1947 cấm phân biệt giới tính trong chính trị, kinh tế,
quan hệ xã hội, đồng thời khẳng định các đạo luật được ban hành trên cơ sở bình
đẳng giới và tơn trọng nhân phẩm của cá nhân.
Điều 24 của Hiến pháp quy định “quan hệ vợ - chồng đều bình đẳng, có
quyền như nhau”. Điều 752 nhấn mạnh “vợ chồng phải hoà thuận, cùng hợp tác
và giúp đỡ lẫn nhau”. Điều 760 “vợ chồng cùng chia sẻ các khoản chi tiêu liên
quan tới cuộc sống vợ chồng bao gồm bảo quản sổ lương hưu của họ, thu nhập và
những khoản khác”. Điều 762 “tài sản hoặc là thuộc về người chồng hoặc thuộc
về người vợ trước khi kết hôn, cũng như tài sản do vợ làm ra được trong hơn nhân
thì thuộc người vợ, phần chồng làm ra thuộc người chồng…Bất kỳ thứ tài sản nào
mà chưa rõ ràng chủ sở hữu thì thuộc tài sản của hai vợ chồng”.
Luật Dân sự cũng khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Năm
1986, luật Bình đẳng việc làm giữa nam và nữ ra đời đánh dấu một bước tiến nữa
trong con đường tiến thân vào xã hội của phụ nữ Nhật. 12
Nếu như năm 1962, cả nước có 8 triệu phụ nữ làm việc trong tất cả các lĩnh
vực sản xuất cũng như dịch vụ, trong đó 32,7% đã có chồng thì năm 1980 số lao

động nữ đã tăng lên 13,5 triệu, trong đó 57,4% đã có chồng con. Năm 2002 có
27.330.000 phụ nữ làm việc trong tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như dịch vụ,
chiếm 40,85% lực lượng lao động của xã hội, trong đó khoảng 60% đã có chồng
con13. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ chưa có gia đình hoặc chưa có con vẫn nhiều hơn rất
nhiều so với những phụ nữ đã có gia đình. Đây cũng là một trong những ngun
nhân chính khiến tỷ lệ phụ nữ có độ tuổi kết hôn ngày càng tăng và tỷ lệ sinh tại
Nhật Bản ngày càng thấp trong những năm gần đây. Những năm sau chiến tranh,
12 Dẫn theo Trần Mạnh Cát (2004), Gia đình Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
13
Niên giám thống kê Nhật Bản (2004), Tl đã dẫn, tr.498.

20


các gia đình mà trong đó cả vợ và chồng đều cùng đi làm suốt ngày chỉ chiếm
chưa đầy 25% tổng số gia đình ở Nhật Bản. Tình hình này đã từng bước thay đổi
trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những gia đình các bà vợ dành hầu hết thời
gian làm cơng việc gia đình, cịn có những gia đình trong đó người mẹ đi làm thêm
vài tiếng hoặc nhận thêm cơng việc về nhà làm để có thêm thu nhập. Tuy nhiên,
đáng chú ý là, ở những gia đình này, hầu hết các bà mẹ đã lớn tuổi hoặc khơng cịn
vướng bận việc chăm sóc con cái.
2.2.1. Mối quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình Nhật Bản
hiện nay
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình, chúng ta lần
lượt khảo sát những vấn đề sau: phân công lao động giữa vợ chồng; đóng góp của
vợ chồng vào ngân quỹ gia đình và quản lý chi tiêu và những mâu thuẫn dẫn đến
tan vỡ gia đình.
Do đặc điểm ở Nhật Bản, quốc gia công nghiệp phát triển cao duy nhất trên thế
giới cho đến hiện nay vẫn đang thực hiện chế độ lương bổng theo thâm niên suốt
đời. Hiện nay, mỗi gia đình Nhật Bản đều có sự phân cơng lao động rất rõ ràng,

người chồng làm việc ngồi xã hội kiếm tiền ni gia đình cịn người vợ ở nhà
chăm sóc con cái.
Mối quan hệ của các cặp vợ chồng Nhật Bản cho đến tận ngày nay vẫn còn
mang nặng tư tưởng trọng nam kinh nữ, đề cao vai trò của người chồng – người
chủ nhà, còn người vợ chỉ là lệ thuộc. Đại bộ phận người Nhât Bản nhìn nhận
người chồng như ơng chủ trong gia đình, còn người vợ như người ở. Từ nhỏ cho
đến khi qua đời, người phụ nữ, người vợ cũng phải phụ thuộc vào một người khác
giới nào đấy: cha – chồng – con trai 女は三従(Onna wa sanjyu– đàn bà phải tam
tòng). Trong gia đình, người vợ chỉ có quyền thực hiện chứ khơng có quyền đề
xuất kế hoạch 夫唱婦随(Fusho fuzui – phu xướng phụ tòng, chồng đề xướng vợ

21


làm theo)14. Những tư tưởng mang ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc vẫn tồn
tại một cách ngấm ngầm và dai dẳng trong xã hội Nhật Bản.
Hơn nữa, ở khắp mọi nơi, mọi chỗ đều đứng ở bậc thang cuối cùng của xã hội,
ngay cả ở trong các cơ quan xí nghiệp nhà nước, văn phịng làm việc của các công
ty tư nhân, nhà máy. Chế độ làm việc căng thẳng với áp lực cao trong các doanh
nghiệp khơng có chỗ cho những người phụ nữ với nhiều gánh nặng gia đình, con
cái. Ở Nhật Bản vẫn cịn tồn tại dai dẳng tệ phân biệt đối xử nam nữ, cả về mặt
tiền lương hay trong đời sống chính trị - xã hội. Rất hiếm thấy việc người phụ nữ
chiếm giữ một vị trí cao trong xã hội và muốn được tiếp tục cống hiến cho xã hội,
hoặc theo đuổi sự nghiệp, người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản phải đứng trước lựa
chọn khơng có chồng, hoặc nếu có chồng thì chậm hoặc khơng có con.
Hơn nữa, trong suy nghĩ của đại bộ phận người dân Nhật Bản thì mối quan hệ
gia đình của họ được phản ánh là người chồng đóng vai trị là người duy nhất
trong gia đình phải kiếm tiền ni gia đình, cịn người vợ là người nội trợ. Theo
Trần Mạnh Cát cách suy nghĩ trên xuất hiện ở Nhật Bản vào thời kinh tế tăng
trưởng nhanh đầu những năm 60. Khi nền kinh tế tăng trưởng với mức kỷ lục hai

con số, dòng người khổng lồ đổ dồn ra các thành phố và các khu cơng nghiệp
trong đó phần lớn là thanh niên. Họ lấy vợ lấy chồng, sống độc lập thành các hộ
gia đình hạt nhân không cùng cha mẹ họ cũng như những người thân nên gặp
nhiều khó khăn trong việc chăm sóc con cái. Thêm vào đó, nhà giữ trẻ, nhà mẫu
giáo rất thiếu ở thành phố và các khu công nghiệp thời gian đó đã cản trở những
người phụ nữ có gia đình theo đuổi cơng việc của mình. Dần dẫn xuất hiện sự
phân công lao động theo giới trong những gia đình làm cơng ăn lương ở Nhật Bản.
Theo đó, người chồng đi làm ni vợ con, cịn người vợ ở nhà làm việc trong gia
đình và chăm sóc con cái và từ “người giữ nhà” cũng xuất hiện.
Tuy nhiên, tình hình này đang từng bước được thay đổi. Theo điều tra Dư luận
xã hội do Phủ nội các Nhật Bản tiến hành thì quan niệm điển hình trong gia đình
14

Nguyễn Thị Hồng Thu, Tl đã dẫn, tr.43.

22


Nhật Bản “Chồng ra ngoài làm việc, vợ ở nhà nội trợ” từ năm 2002 đã thay đổi
hoàn toàn so với những quan niệm đã có từ trước đến nay.
Nếu như vào thời điểm năm 1979, số lượng người tán thành ý kiến này trên
70% và số người phản đối chỉ chiếm khoảng 20% thì đến năm 2009, số người tán
thành chỉ cịn 41,3% trong khi số người khơng tán đồng với ý kiến này là 55,1%.
Ngày càng nhiều người không tán thành quan điểm phân công lao động giữa vợ và
chồng như trước đây cho thấy những chuyển biến về vị trí của người phụ nữ trong
xã hội Nhật Bản. Một nguyên nhân sâu sắc của vấn đề này là tình trạng kinh tế suy
thối kéo dài kèm theo nạn thất nghiệp đã khiến trong nhiều gia đình Nhật Bản,
việc chỉ một người chồng đi làm không đủ chu cấp cho đời sống của cả gia đình.

23



×