Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nhà ở tứ hợp viện ở bắc kinh trung quốc công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.86 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHÀ Ở TỨ HỢP VIỆN Ở BẮC KINH TRUNG QUỐC

Nhóm tác giả : Mai Thị Thu (CN)
Phạm Thị Thanh Thúy
Phan Thị Diễm Trinh
Liêu Kim Phụng
Người hướng dẫn : TS. Hồ Minh Quang


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................1
DẪN LUẬN.....................................................................................................3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH ............5
I.1. ĐặC ĐIểM ĐịA LÝ VÀ DÂN CƯ BắC KINH..........................................5
I.2. SƠ LƯợC VÀI NÉT Về QUAN Hệ GIA ĐÌNH VÀ QUAN Hệ XÃ HộI CủA
NGƯờI BắC KINH XƯA ...................................................................................8
CHƯƠNG II : KIẾN TRÚC TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH ......................... 13
II.1. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIểN CủA Tứ HợP VIệN ....................... 13
II.2. KHÁI QUÁT CHUNG Về KIếN TRÚC Tứ HợP VIệN........................... 14
CHƯƠNG III............................................................................................... 26
TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH – NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA................... 26
III.1. Tổ CHứC KHƠNG GIAN VÀ NHữNG GIÁ TRị VĂN HÓA ................. 26
III.2. THUậT PHONG THủY TRONG XÂY DựNG Tứ HợP VIệN................. 28
III.3 . Tứ HợP VIệN VÀ TÍNH ĐẳNG CấP ................................................ 30
III.4. Tứ HợP VIệN VÀ NGHệ THUậT THƯ PHÁP .................................... 31
III.5. NGHệ THUậT TRANG TRÍ, ĐIÊU KHắC TRONG KIếN TRÚC Tứ HợP
VIệN ............................................................................................................ 31


CHƯƠNG IV................................................................................................ 36
HIỆN TRẠNG TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN...... 36
III.1. HIệN TRạNG Tứ HợP VIệN BắC K INH ......................................... 36
III.2. VấN Đề BảO TồN Tứ HợP VIệN BắC K INH ..................................... 37
KẾT LUẬN................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 42
PHỤ LỤC...................................................................................................... 43


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

“Kiến trúc là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo đặc biệt và khá phức tạp
của con người, nó bao hàm nhiều khái niệm: nghệ thuật, kĩ thuật, xã hội, kinh
tế… và luôn vận động biến đổi theo thời đại.” (KTS. Nguyễn Hữu Trí)
Với tính tổng hợp, phức tạp cũng như tính hiện thực, kiến trúc ln gắn
liền với một thời đại, một hoàn cảnh xã hội nhất định và là tấm gương phản ánh
khá rõ nét cuộc sống hiện thực. Nhìn vào kiến trúc, chúng ta hiểu được phần
nào phong tục, tập quán và trình độ cuộc sống của một dân tộc. Trong đó, kiến
trúc nhà ở là một bộ phận quan trọng nói lên điều đó.
Do vậy, việc nghiên cứu về nhà ở tứ hợp viện ở Bắc Kinh Trung Quốc sẽ
giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa…
của xã hội phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, qua đó chúng ta sẽ hiểu sâu hơn
về phong tục, tập quán, tâm lý dân tộc… của người dân Bắc Kinh xưa.
Nội dung chính của cơng trình bao gồm những phần sau:
Chương I: Cơ sở hình thành Tứ hợp viện Bắc Kinh
Chương II: Kiến trúc Tứ hợp viện Bắc Kinh
Chương III: Tứ hợp viện Bắc Kinh và những giá trị văn hóa
Chương IV: Tứ hợp viện Bắc Kinh ngày nay và vấn đề bảo tồn
Tứ hợp viện không đơn thuần chỉ là một tác phẩm nghệ thuật được nổi bật
nhờ nghệ thuật trang trí hay nghệ thuật thư pháp, hội họa… mà bởi vì nội hàm

bên trong của nó là rất lớn. Thứ nhất, tứ hợp viện Bắc Kinh đã dẫn dắt chúng ta
vào thế giới tâm linh bí ẩn của người Bắc Kinh xưa – một thế giới hồn tồn
khép kín. Và tồn tại trong thế giới ấy là một xã hội phong kiến Trung Hoa thu
nhỏ, ở đó là sự ngự trị của chế độ gia tộc mà hệ tư tưởng bao trùm lên nó là hệ
tư tưởng của Nho gia truyền thống. Thứ hai, tứ hợp viện mang tính đẳng cấp.
Chính tứ hợp viện phản ánh chế độ phong kiến với tính quân chủ chuyên chế
mạnh mẽ. Vua có quyền lực tối cao, quy định mọi hoạt động của con người,
1


quy định này thể hiện rất rõ trong việc xây dựng tứ hợp viện cho tương xứng
với thân phận của con người nhằm đảm bảo tôn ti trật tự, đảm bảo tính thứ bậc
trong xã hội phong kiến. Ta thấy rằng tứ hợp viện khơng chỉ có giá trị trong
khoa học kiến trúc mà cịn có thể kết luận rằng: Tứ hợp viện Bắc Kinh là một
bức tranh phản ánh tương đối đầy đủ các mặt của đời sống, chính trị, văn hóa,
xã hội Trung Hoa đương thời.
Khơng chỉ có thế, tứ hợp viện hay tam hợp viện là loại hình kiến trúc
tương đối phổ biến ở Việt Nam như Hội Quán Triều Châu, một số tứ hợp viện
loại nhỏ ở Hội An, hay Tử Cấm thành Huế… Việc tìm hiểu Tứ hợp viện Bắc
Kinh cũng có những ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu nền kiến trúc Việt
Nam nói riêng và kiến trúc các nước Phương Đơng nói chung.

2


DẪN LUẬN

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Kiến trúc là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo đặc biệt và khá phức tạp
của con người, nó bao hàm nhiều khái niệm: nghệ thuật, kĩ thuật, xã hội, kinh

tế… và luôn vận động biến đổi theo thời đại.” (KTS. Nguyễn Hữu Trí)
Với tính tổng hợp, phức tạp cũng như tính hiện thực, kiến trúc ln gắn
liền với một thời đại, một hồn cảnh xã hội nhất định và là tấm gương phản ánh
khá rõ nét cuộc sống hiện thực. Nhìn vào kiến trúc, chúng ta hiểu được phần
nào phong tục, tập quán và trình độ cuộc sống của một dân tộc. Trong đó, kiến
trúc nhà ở là một bộ phận quan trọng nói lên điều đó.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nhà ở tứ hợp viện ở Bắc Kinh Trung
Quốc sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về trình độ kinh tế, chính trị, văn
hóa… của xã hội phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, qua đó chúng ta sẽ hiểu
sâu hơn về phong tục, tập quán, tâm lý dân tộc… của người dân Bắc Kinh xưa.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU
Tình hình nghiên cứu trong nước: hiện tại chỉ có một số bài viết nhỏ có đề
cập đến Tứ hợp viện ở Bắc Kinh, nhưng chỉ khái quát sơ về tổ chức khơng gian
khép kín của nó. Cụ thể là trong “Kiến trúc cổ Trung Quốc” của hai tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Lan và Nguyễn Thế Cường, trang 155 – 156.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi: Ở Trung Quốc, năm 2006 có xuất bản
“Bản vẽ thơng dụng kết cấu kiến trúc” nói về kết cấu của Tứ hợp viện ở Bắc
Kinh và tác phẩm “Tứ hợp viện” của tác giả Cao Nguy (Gaowei) khái quát
những đặc điểm kiến trúc của Tứ hợp viện Bắc Kinh… và một số tác phẩm
khác.
3. Mục tiêu của đề tài
Tạo cơ sở hiểu biết chung về loại hình nhà ở Tứ hợp viện ở Bắc Kinh.
Thông qua nghệ thuật kiến trúc của Tứ hợp viện tạo một cái nhìn rõ hơn
về trình độ kinh tế, chính trị… của xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như để

3


hiểu sâu hơn về phong tục, tập quán và tâm lý dân tộc…của người dân Bắc
Kinh xưa.

Nhận xét hiện trạng và vấn đề bảo tồn Tứ hợp viện Bắc Kinh.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Phân tích cơ sở hình thành và q trình phát triển của THVBK.
Phân tích nghệ thuật kiến trúc Tứ hợp viện Bắc Kinh.
Làm rõ những giá trị văn hóa trong nghệ thuật kiến trúc Tứ hợp viện Bắc
Kinh.
5. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận Mác – Lênin.
Phương pháp nghiên cứu: thu thập tài liệu từ sách báo, internet, dựa trên
nguyên tắc khách quan, tổng hợp và phân tích tài liệu.
6. Giới hạn của đề tài
Nhà ở Tứ hợp viện ở Bắc Kinh Trung Quốc.
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: Tạo một cơ sở hiểu biết chung về loại hình nhà ở Tứ hợp
viện ở Bắc Kinh Trung Quốc và nhà ở truyền thống người Trung Quốc nói
chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích nghệ thuật kiến trúc nhà ở Tứ hợp viện ở
Bắc Kinh để thấy rõ tầm quan trọng của yếu tố biết kết hợp hài hòa giữa thế
giới tự nhiên và thế giới con người. Chính yếu tố đó đã tạo nên một mơi trường
sống phù hợp và lí tưởng cho con người, đáp ứng được những nhu cầu vật chất
lẫn tinh thần của con người. Yếu tố này được vận dụng một cách sáng tạo khi
được đưa vào Việt Nam từ thời phong kiến. Và đặc biệt là kết cấu kiến trúc
kiểu tứ hợp viện đã được vận dụng cho Tử Cấm thành Huế.
8. Kết cấu của đề tài
Chương I: Cơ sở hình thành và phát triển của Tứ hợp viện Bắc Kinh
Chương II: Kiến trúc Tứ hợp viện Bắc Kinh
Chương III: Tứ hợp viện Bắc Kinh – những giá trị văn hóa
Chương IV: Tứ hợp viện Bắc Kinh ngày nay và vấn đề bảo tồn

4



CHƯƠNG I : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH

Đặc điểm địa lý, dân cư, quan hệ xã hội người dân Bắc Kinh xưa chính là
nền tảng hình thành những đặc trưng riêng của kiến trúc tứ hợp viện ở Bắc
Kinh Trung Quốc.
I.1. Đặc điểm địa lý và dân cư Bắc Kinh
I.1.1. Đặc điểm địa lý
Bắc Kinh có tên gọi tắt là Kinh (京), nằm ở đồng bằng Hoa Bắc, cách
vịnh Bột Hải 150 km, là thành phố trực thuộc trung ương, thủ đơ nước Cộng
hịa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục
của Trung Quốc, cũng là một trung tâm cơng nghiệp hiện đại, thương mại sầm
uất. Bắc Kinh cịn là kinh đô hơn 3.000 năm lịch sử của nhiều triều đại phong
kiến với tên gọi Yên Kinh, Trung Đô, Đại Đơ.
Thành Bắc Kinh nằm ở phía Tây Bắc của đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc.
Phía Tây và phía Bắc có núi non bao bọc. Phía nam là vùng đất bằng phẳng
nhìn ra Bột Hải. Sau lưng là núi, trước mặt là biển.
Diện tích: 16.800 km2.
Đơn vị hành chính: Phân thành 8 khu nội thành và 10 huyện ngoại thành.
4 khu nội thành trung tâm là Đông Thành, Tây Thành, Sùng Văn và Tuyên Vũ;
4 khu nội thành xung quanh là Triều Dương, Hải Điện, Thạch Cảnh Sơn và
Phong Đài; 10 huyện ngoại thành là Phịng Sơn, Mơn Đầu Câu, Xương Bình,
Diên Khánh, Hồi Nhu, Mật Vân, Bình Cốc, Thuận Nghĩa, Thông Châu và Đại
Hưng.
Dân số: 15,38 triệu người (năm 2005), bao gồm các dân tộc Hán, Mãn,
Hồi, Mông Cổ, Triều Tiên.
Khí hậu: Bắc Kinh thuộc loại hình khí hậu lục địa ơn đới điển hình, mùa
hè nóng nực, có mưa, mùa đơng khơ và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 10 –
120C. Lượng mưa hàng năm khoảng 600mm.

5


Theo tài liệu lịch sử, thành Bắc Kinh có từ thời Tây Chu (khoảng thế kỷ
XI TCN), tên gọi ban đầu là Kế. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc đổi thành
Yên Đô. Thời Hán gọi là U Châu. Đời Liêu đổi thành Bồi Đô (kinh đô phụ) và
gọi là Yên Kinh. Đời Kim xây dựng kinh đô ở đây, gọi là Trung Đô. Đến đời
Nguyên gọi là Đại Đô. Đời Minh, đời Thanh gọi là Bắc Kinh. Từ ngày
1/1/1949 đến nay, Bắc Kinh là thủ đơ của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa.
Hiện nay, Bắc Kinh được coi là thành phố có nền kinh tế phát triển bậc
nhất Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng là trung tâm văn hóa giáo dục lớn nhất trong cả nước, là
nơi tập trung nhiều Đại học, Học viện hàng đầu nổi tiếng trong và ngoài nước,
như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa .
I.1.1. Đặc điểm dân cư ở Bắc Kinh
Người Hán chiếm đại đa số, ngồi ra cịn có một số dân tộc khác như dân
tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ... Trong đó, người Hán đóng vai trị rất
quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa Bắc Kinh.
Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đơng nhất và diện tích phân bố rộng
nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời
cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác
định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc
Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng
Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung
Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Và coi các dân tộc xung quanh là man, di, nhung,
địch.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất
toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đầu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại
với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người
thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tần, Sở,

Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành

6


dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đầu tiên lấy
dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc Tần.
Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương… vốn
sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đầu di cư với số lượng lớn vào nội địa.
Trải qua các thời Ngụy- Tần, Tống Nguyên cũng có những đợt xâm nhập
văn hóa vào Trung Nguyên, nền văn hóa ở đây dần bị đồng hóa.
Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá
phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc.
Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng
hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực
sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán.
I.1.2. Đặc điểm tính cách của người Bắc Kinh
Đất nước Trung Hoa rộng lớn phân lập không chỉ ở ngơn ngữ, văn hóa,
kinh tế, chính trị mà cịn ở diện mạo và tính cách con người. Tính cách người
Bắc Kinh xưa mang màu sắc đặc trưng của tính cách con người phía Bắc, đồng
thời cũng mang một số đặc điểm tính cách điển hình của người Trung Quốc.
Trong đó, Đạo giáo, Nho giáo đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành
những tính cách ấy.
Người Bắc Kinh xưa giỏi chịu đựng, nhẫn nại, kiên cường và trung thực,
chăm chỉ. Trải qua mấy ngàn năm, có thể thấy rằng con người Trung Hoa mang
trong mình một sức chịu đựng khá và một khả năng ứng biến khá linh hoạt.
Lịch sử chứng minh, người Trung Hoa rất nhẫn nại, họ đã từng nín nhịn trước
sự cai trị hà khắc của rất nhiều triều đại phong kiến và cũng rất giỏi chịu đựng
trước những thảm cảnh của quốc gia dân tộc, trước những giai đoạn chiến tranh
hỗn loạn. Cái nhẫn nại chịu đựng mà bất kỳ một quốc gia Phương tây nào cũng

không thể lý giải được. Ngay cả trong giáo lý cơ bản của Nho giáo, người ta
cũng luôn lấy sự nhẫn nại chịu đựng làm cơ sở để giáo dục con người. Chính
nhờ tính cách này, con người kìm giữ được sự hiếu thắng, sự tự đắc tự mãn lúc
thành cơng và cũng hình thành nơi con người sự hịa hiếu u hịa bình. Nhưng
7


cũng vì tính cách biết nhẫn nại và chịu đựng này, người Bắc Kinh nói riêng
cũng dần hình thành thái độ bảo thủ, an phận thủ thừa, mất đi sự hoạt bát, thái
độ cam chịu số phận, nó được giải thích là sản phẩm của một chế độ xã hội, của
một lối sống, văn hóa đặc biệt, nó cũng là sản phẩm của suy nghĩ nảy sinh
trong mơi trường, hồn cảnh đặc trưng. Điều này được thể hiện rõ nhất trong
thuyết “Chính danh” của Khổng Tử mà chúng tơi xin trình bày rõ ở phần sau.
Người Bắc Kinh trung thành với những quan điểm của Nho giáo nên họ
thường coi thường những hoạt động vượt lễ giáo, cũng với sự tự tôn rất cao, họ
coi thường mọi nền văn minh khác.
“Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm, sĩ, chính,…” là thước đo xã hội và
nhân phẩm con người. Đó cũng là nền tảng, là cốt lõi hình thành ở người Bắc
Kinh xưa những nét văn hóa đặc trưng.
Bên cạnh đó, người Trung Hoa thích thiên về lý trí, giải quyết vấn đề bằng
suy luận trực giác, họ ít tin vào nguyên lý khoa học. Điều này cũng phản ánh
phần nào tính bảo thủ của người Bắc Kinh.
I.2. Sơ lược vài nét về quan hệ gia đình và quan hệ xã hội của người
Bắc Kinh xưa
I.2.1. Chế độ gia tộc
I.2.1.1. Quan điểm của người Trung Hoa về “Gia tộc”
“Gia tộc” là một bộ phận khá căn bản trong cơ cấu chính trị xã hội của đất
nước Trung Hoa. Người Trung Hoa quan niệm rằng gia tộc là nền tảng của đất
nước, là cội rễ của xã hội.
Trong cuộc sống, gia tộc có nhiệm vụ dạy dỗ các thành viên những bài

học cơ bản đầu tiên về mối quan hệ giữa con người với con người, về cách ứng
xử trong đời sống, những luân lý đạo đức, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của cá
nhân đối với gia đình, dịng họ, tổ tiên như lịng kính trọng biết ơn ơng bà cha
mẹ, nhiệm vụ nuôi dưỡng những người già, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên…

8


Người ta cho rằng, chế độ gia tộc có vai trị gần giống như một tơn giáo,
tơn giáo này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của mỗi con người nên nó ln tồn
tại và đem lại cho con người những giá trị lớn lao về mặt tinh thần.
Một trong những quy tắc để ràng buộc tự do cá nhân khắt khe nhất chính
là vấn đề hơn nhân. “Chế độ gia tộc cướp đi quyền tự do yêu đương”. Thanh
niên nam nữ bị cha mẹ cấm đoán sắp đặt, họ cưới nhau, sinh con đẻ cái, tất cả
đều tiến hành vì gia tộc, vì dịng dõi. Điều đó làm cho ý chí vận động của thanh
niên bị tê liệt. Đặc biệt làm cho thân phận người phụ nữ bị vùi dập. Đây cũng là
một ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo.
Chế độ gia tộc có những luật lệ, những quy tắc để ràng buộc sự tự do của
cá nhân. Và sự nghiêm khắc chặt chẽ đó của gia tộc còn ảnh hưởng đến cả
những hoạt động, vận động của con người. Đôi khi, nhiều gia tộc quá khắc
nghiệt, nhiều cha mẹ quá cứng nhắc nên làm cho con trẻ mất hẳn ý chí sáng tạo,
chí hướng về sự nghiệp cũng bị quy định của gia tộc kìm hãm.
Bên cạnh đó, chế độ gia tộc sinh ra ở xã hội Trung Hoa bấy giờ, đặc biệt
là ở tầng lớp quan liêu sự bao che, dung túng lẫn nhau. Kẻ làm quan khơng chỉ
lo cho cái lợi bản thân mà cịn lo cái lợi chung cho cả một gia tộc, bất chấp thủ
đoạn tạo cho gia tộc một thế đứng cao, cơ nghiệp rộng mở. Chế độ gia tộc quá
nặng nề trong xã hội đã làm cho sự ỷ thế, nhờ vả trở nên mạnh mẽ. Mặt khác,
nó tạo cho con người một ý thức cá nhân, ý thức phấn đấu hưởng thụ khá cao.
Đặc biệt, chế độ gia giáo Trung Hoa đã tận dụng triệt để thuyết Chính danh của
Khổng Tử để quản lý các thành viên trong gia tộc.

I.2.2. Chế độ đẳng cấp, chế độ tông pháp
Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội cổ đại Trung Hoa không rõ rệt như
các nước phương Tây.
Theo Khổng Tử trong xã hội chỉ có 2 loại người: quân tử và tiểu nhân.
Nhưng thực chất, quân tử là tầng lớp thống trị cịn tiểu nhân là tầng lớp bị trị.
Trong đó, giai cấp thống trị gồm: quân, khanh, đại phu và sĩ; giai cấp bị trị:

9


người làm ruộng (nông), người làm thợ (công), người buôn bán (thương) và gia
nô (nô lệ)…Chế độ đẳng cấp thể hiện rõ ở chế độ phân phong đất đai.
Thiên Tử lấy danh nghĩa là người có cả thiên hạ, đem đất và dân thuộc
phạm vi quyền lực của mình sách phong cho những người trong tông tộc và
tông thần (tông thần_quân_vua chư hầu) gồm các chư hầu cùng tính và khác
tính. Các chư hầu lại đem đất chia cho con cháu, anh em, họ hàng,…(những
người này là khanh, đại phu). Họ lại phân tiếp cho con cháu, anh em, họ
hàng… sĩ, gia thần làm lộc điền, lộc điền không được coi như lãnh địa. Mỗi
lãnh địa được phân phong và có một vị thế kinh tế tự cấp tự túc và có quyền
độc lập tương đối về chính trị, kinh tế, quân sự. Quân, khanh, đại phu là những
người nắm vững mọi quyền hành trong lãnh địa của mình, phục tùng bề trên:
vương thần công, công thần đại phu, đại phu thần sĩ. Sĩ là tầng lớp cuối trong
tầng lớp thống trị, dưới sĩ là thứ dân, gia nơ.
Thích ứng với chế độ phân phong tông thuộc trên là hệ thống tước vị.
Sách Mạnh Tử: “Thiên tử một ngôi, công một ngôi, hầu một ngôi, bá một ngôi,
tử, nam cùng một ngôi, cộng năm ngôi cả thảy. Quân một bậc, khanh một bậc,
đại phu một bậc, thượng sĩ một bậc, trung sĩ một bậc, hạ sĩ một bậc, cộng cả
thảy sáu bậc.” Như vậy, thiên tử, công, hầu, bá, tử, nam (tước vị); quân, khanh,
đại phu, sĩ (chức vị). Tất cả đều được thế tập và bị ước thúc ràng buộc bởi
những pháp lệnh và quy phạm lễ nghi đạo đức.

Thời Xuân Thu, thế lực chư hầu lớn mạnh, lấn át Thiên Tử, thế lực đại
phu lớn mạnh lấn át chư hầu. Hiện tượng kiêm tính “cá lớn nuốt cá bé”, vượt
chức phận, tiếm tước vị phổ biến.
Tầng lớp thống trị luôn đặt ra những “lễ trời”, “luật lệ con người” để
thống trị, đàn áp và chế ngự giai cấp bị trị nhằm giữ địa vị. Tư tưởng Nho giáo
thời kỳ này cũng đóng góp một phần rất lớn cho mục đích này, thuyết Chính
danh ràng buộc con người ở vị trí mà người ta cho là trời định ấy nhằm dễ bề
cai trị. Trong xã hội Trung Hoa, tính liên thuộc giữa gia tộc là rất lớn, có thể ví
như hình ảnh những cây si cổ thụ, bao che, che chở nhau, “một người làm quan

10


cả họ được nhờ”. Vì vậy, thời kỳ này nổ ra những cuộc khởi nghĩa nơng dân,
nơ lệ.
Tuy nhiên, có ý kiến cũng cho là, xã hội Trung Hoa thực ra chẳng tồn tại
một giai cấp nào mà chỉ có sự thăng giáng liên tục của nhiều tầng lớp. Trong
lịch sử, nhiều tham quan bị tước chức vị và cũng có những thường dân có cơng
lao được phong quan tước. Nếu có sự phân chia giai cấp thì chỉ diễn ra trong
một giai đoạn cụ thể nào đó.
Cùng tồn tại với chế độ đẳng cấp là chế độ tông pháp. Chế độ này được
xác lập trên quyền thế tập tước vị, chức vị và tài sản kết hộp với quyền tế tự tổ
tiên của thành viên trong nội bộ giai cấp thống trị. Do đó nó mang cả tính tộc
quyền lẫn thần quyền.
Đặc điểm nổi bật của chế độ tông pháp là con trưởng được hưởng rất
nhiều đặc quyền đặc lợi, lấn át con thứ, con gái mặc nhiên bị gạt ra ngồi tơng
tộc. Thiên tử, chư hầu, khanh, đại phu chỉ được lập một người con để kế thừa
chức vị (đích trưởng tử). Thứ tử khơng được chọn và chỉ được chia một phần
gia tài ít hơn.
Theo lập luận của cổ nhân, sự thiết lập chế độ tông pháp để “tức tranh”

nhằm dập tắt mọi sự tranh đoạt ngôi vị, quyền lợi tránh cốt nhục tương tàn. Qua
chế độ tơng pháp, quan hệ tơng thuộc phong kiến về chính trị kết hợp chặt chẽ
với quan hệ huyết thống của tơng tộc, tổ chức chính trị lồng vào tổ chức tông
tộc.
Cùng với chế độ đẳng cấp, chế độ tông pháp bảo vệ và củng cố quyền
thống trị thế tập, kìm hãm bớt sự tranh giành lục đục trong nội bộ giai cấp
thống trị nên được các triều đại phong kiến ra sức duy trì dưới nhiều thời đại.
Trong đó, tư tưởng Nho giáo góp phần rất lớn hình thành và duy trì chế độ đó.
Địa lý và nhân văn là hai yếu tố quan trọng quy định nội dung của một
cơng trình kiến trúc. Tứ hợp viện Bắc Kinh cũng vậy, tất cả những yếu tố vừa
phân tích ở trên là nền tảng để hình thành nên một tứ hợp viện với những giá trị
văn hóa cao mang đậm màu sắc Trung Hoa. Từ tổ chức không gian đến nghệ

11


thuật trang trí… của tứ hợp viện đã tạo nên một Bắc Kinh phong kiến xưa riêng
biệt, không thể bị nhầm lẫn.

12


CHƯƠNG II : KIẾN TRÚC TỨ HỢP VIỆN BẮC KINH

II.1. Sự hình thành và phát triển của Tứ hợp viện
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, với địa lý và nhân văn khác nhau
cho nên kiến trúc nhà ở của mỗi vùng cũng khác nhau, phù hợp với thiên nhiên
và con người ở đó. Tứ hợp viện là một loại hình nhà ở dân gian điển hình của
Trung Quốc, ngay từ thời nhà Hán đã có hình thức nhà ở có sân khép kín này,
mà sơ khai nhất bao gồm 4 tòa nhà bao quanh một cái sân, tồn tại cho đến cuối

thế kỉ XIX, hầu như khơng có thay đổi gì lớn về cách bố trí. Loại hình nhà ở
này ngồi ở Bắc Kinh ra cịn có ở một số tỉnh của Trung Quốc như tỉnh Sơn
Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Thiểm Tây… tuy nhiên Tứ hợp viện Bắc Kinh là loại
hình nhà ở đặc trưng cho nhà ở dân gian phía bắc Trung Quốc thời phong kiến
và mang tinh thần của ba triều Nguyên, Minh, Thanh mà đặc biệt là triều
Nguyên và Thanh.
Đồng thời, khi người ta nhắc đến Tứ hợp viện Bắc Kinh thì chắc chắn
khơng thể không nhắc đến những ngõ phố nhỏ được tạo thành nhờ sự liên kết
của những tòa Tứ hợp viện nối liền nhau, tạo nên một nét văn hóa hay cho Bắc
Kinh Trung Quốc. Sự ra đời và phát triển của Tứ hợp viện gắn liền với sự xuất
hiện của “văn hóa ngõ phố Bắc Kinh”. Văn hóa này xuất hiện sớm nhất là vào
thế kỉ thứ XII và tồn tại cho đến ngày nay. Người ta nói rằng “nếu có thành phố
nào có thể nối tiếp quá khứ và tương lai, nếu nói có nơi nào có thể làm cho cả
thế giới tơn kính, thần bí và thân thiết, quen thuộc, vừa ý thì đó là Bắc Kinh”
cũng nhờ bởi “văn hóa ngõ phố” này.
Tuy nhiên, cho đến thời mạt Thanh, đi đôi với sự diệt vong của vương
triều là sự sụp đổ tất yếu của một lớp người. Điều này đồng nghĩa với những
ngôi nhà trước đây được bán và cho thuê biến thành những đại tạp viện, những
Tứ hợp viện tinh xảo, chỉnh tề gần như không cịn nữa. Và hơm nay, trong xu
thế hiện đại hóa một cách nhanh chóng của Bắc Kinh thì mặc dù chính quyền
địa phương có cố gắng để giữ lại những cái hay của tứ hợp viện, song bản thân

13


nó đã tỏ ra khơng cịn phù hợp với xu thế của thời đại. Cho nên số lượng Tứ
hợp viện ở Bắc Kinh ngày càng giảm xuống.

II.2. Khái quát chung về kiến trúc Tứ hợp viện


Kết cấu Tứ hợp viện

Tứ hợp viện được hình thành từ một sân ở giữa và những gian nhà vây
quanh 4 phía. Đây là loại hình kiến trúc đóng, thích hợp với điều kiện khí hậu
mùa đông lạnh và khô của miền bắc Trung Quốc. Tứ hợp viện tạm thời chia
thành một số loại như sau:


Tứ hợp viện loại nhỏ: đây là loại Tứ hợp viện phổ biến

nhất có một sân trời và chủ nhân là những người bình dân.


Tứ hợp viên loại trung: Trên cơ sở của Tứ hợp viện loại

nhỏ mở rộng thêm một sân nữa là được THV loại trung. Chủ nhân là
những quý tộc và các thương nhân giàu có.


Tứ hợp viện loại lớn: Trên cơ sở của THV loại trung mở

rộng ra 4 phía sẽ được THV loại lớn. Chủ nhân là Vua và các vương tơn
q tộc.

II.2.1. Bố cục chung của Tứ hợp viện:
14


Nhà chính (正房):
Nằm trên trục Bắc Nam, quay lưng về hướng bắc, quay mặt về hướng

nam, được xây bằng gạch, to hơn các nhà khác. Nhà chính là chỗ của ông bà.
Nhà trên chính là nơi ở đồng thời cũng là nơi tiếp đãi họ hàng hoặc cúng tổ tiên
vào những dịp tết, hai bên có nhiều phịng ngủ.

Nhà chính
Nhà đông tây (东西厢房):
Được đặt ở hai bên đông tây
của sân nhà. Những phịng ngủ
đơng tây hai bên đều phân theo tơn
tin trật tự, với chế độ một chồng
nhiều vợ, phịng ngủ đông tây đều
tuân theo tôn ti trật tự tương xứng
với chức danh của mỗi người.
Phịng đơng tây hai bên có thể mở
cửa đơn, thơng với phịng chính, thường làm phòng ngủ hoặc phòng sách. Chái

15


nhà đông tây là nơi ở của con cháu, gian chính giữa là nơi sinh hoạt chung, hai
bên là phịng ngủ. Thường lấy một gian phía nam làm nhà bếp hoặc nhà ăn.

Cách trang trí nhà chính và phịng chính của nhà đông tây
Cửa lớn (大门):

16


Thường khơng nằm trên trục giữa mà hơi
lệch về phía đơng nam. Cửa hai cánh thường là

sơn đỏ, nhà bình dân thì sơn màu đen, bên
ngồi cửa là những viên đá trang trí làm ngưỡng
cửa.
Trong xã hội phong kiến nghiêm ngặt về
đẳng cấp, nhà ở cùng cửa lớn là đại diện trực
tiếp cho phẩm đệ đẳng cấp và địa vị xã hội của
chủ nhân. Do đó, người ta rất xem trọng hình
thức và đẳng cấp của cửa lớn.
Đá làm ngưỡng cửa

Cửa Như ý (如意门):

Là loại cửa của dân thường và có 3 loại : loại chiếm một gian, loại chiếm
hơn một nửa gian, loại chiếm một nửa gian. Cửa lớn nằm ở giữa được áp dụng
với tứ hợp viện Bắc Kinh quy mô nhỏ, cửa như ý chiếm một số lượng tương
đối lớn. Lối vào cửa được đặt ở giữa 2 cột bên ngoài, giữa 2 mặt bên của lối ra
vào cửa và chân tường có lát tường gạch, lối vào cửa khá hẹp, trên cạnh cửa
thường trang trí các bức tranh hoa bằng đá được điêu khắc tinh xảo, lấy ngụ ý
là cát tường như ý, đó là nguyên nhân vì sao lấy tên “cửa như ý”.

17


(1)

(2)

(3)

(1) Cửa như ý loại chiếm một gian

(2) Cửa như ý loại chiếm hơn một nửa gian
(3) Cửa như ý loại chiếm một nửa gian

18


Cửa quan phủ(官府
门):
đây là đẳng cấp cao nhất
của cửa lớn dạng mái hiên.
thơng thường có 5 gian 3 cửa
và 3 gian 1 cửa, loại cửa này
nằm trên trục chính của ngôi
nhà, quy mô to lớn. Cửa nhà
Thanh thuần vương phủ nằm ở
Cửa quan phủ

bờ biển phía bắc Bắc Kinh (hiện

là bộ y tế của nước cộng hòa nhân dân trung hoa) chính là loại cửa 5 gian 3 cửa.
Trong xã hội phong kiến, số gian, vật trang trí, màu sắc của cửa lớn vương phủ
đều được bố trí theo những nguyên tắc nhất định.
Cửa Quảng Lượng(广量
门):
Là một hình thức chủ yếu
của cửa lớn dạng có mái hiên. loại
cửa này thường nằm ở góc đơng
nam của trạch viện, chiếm khoảng
một gian. Cửa quảng lượng tuy
không nổi bật như cửa vương phủ

nhưng cũng có nền móng tương đối
cao, lối vào cửa khá rộng rãi, thoáng mát, cánh cửa mở ở giữa 2 trụ chính của
mặt tiền cửa, địn đơng dưới mái hiên của cửa lớn trang trí hình “tước thế” (雀
替), một loại “tam bức vân” khơng chỉ có tác dụng trang trí mà cịn đại diện
cho phẩm cấp địa vị của chủ nhân ngôi nhà.

19


Cửa kim trụ(金柱门):
Là loại cửa mà cánh cửa được gắn vào kim trụ (tục gọi là lão thiềm trụ),
gọi là “cửa kim trụ”, loại cửa này giống như cửa quảng lượng cũng chiếm mất
1 gian phịng, hình dáng của nó rất giống cửa quảng lượng, mặt tiền cửa cũng
tương đối rộng rãi, tuy không sâu sắc thâm thúy, trang nghiêm như cửa quảng
lượng nhưng vẫn không mất đi phong thái của dịng dõi quan lại, là hình thức
biến hóa của cửa quảng lượng.
Cửa man tử(蛮子): Nếu đặt cánh cửa
của cửa quảng lượng và kim trụ ở giữa 2 cột bên
ngoài, hình thức của khung thềm cửa và cánh cửa
vẫn áp dụng hình thức của cửa quảng lượng,
người bắc kinh gọi loại cửa này là “man tử mơn”,
nó lại là một loại hình do cửa quảng lượng và kim
trụ phát triển thêm một bước mà tạo thành.

Bức bình phong (壁影):
Ở phía sau cửa lớn chính là bức tường của các thần hộ vệ gọi là ảnh bích,
một loại bình phong ngăn ma quỷ lọt vào nhà. Bức tường bình phong này
thường giống nhau cho mọi loại nhà.

Bức bình phong và cửa thùy hoa

20


Cửa thùy hoa (垂花
门):
Cửa thùy hoa là kiến
trúc đẹp nhất của Tứ hợp
viện, dưới sự kết hợp của
các cửa sổ nhỏ và dãy
tường bảo vệ cùng bóng
râm của cây cối, chúng
giúp Tứ hợp viện thêm
vui vẻ và gần gũi. Chức
năng thường dùng để
phân cách khu trong với
khu ngoài tứ hợp viện.
Nhà của những người
giàu có mới có.

Sân giữa (院落):
Cịn được gọi là giếng trời, thường
là hình vng hay hình chữ nhật, xung
quanh là các gian nhà. Sân giữa có chức
năng “dưỡng khí” là nơi để lấy ánh sáng,
khơng gian chung cho ngôi nhà.

Hành lang (走廊):
Là lối đi liên kết các khu vực trong viện.
Hành lang của Tứ hợp viện không chỉ có chức năng làm lối đi, mà cịn làm
phong phú thêm cấp bậc và không gian kiến trúc bên trong viện, vừa có thể là

nơi tránh mưa, tránh nắng, lại có thể cho người ta một nơi để ngồi nghỉ ngơi,
thưởng thức cảnh sắc trong vườn.

21


Hành lang

Cửa sổ ( 窗 户 ) là
một trong những thành phần
cơ bản trong tạo hình mặt
đứng của tứ hợp viện, tuy
nhiên, cửa sổ thường rất ít
được mở, chủ yếu được dán
bằng giấy. Vì miền Bắc mùa đơng lạnh, nên người dân
vào mỗi mùa đông hay vào ngày tết, giấy chắn gió trên cửa sổ hay cửa chắn gió
thường được thay mới, đồng thời trên khoảng trống của chấn song cửa sổ, cắt
dán một số hoa, cỏ, côn trùng, cá hay gà, thỏ, chim, thú… để làm đẹp căn
phòng.
Tường rào (围墙):
Tứ hợp viện được bao bọc và cách li
với thế giới bên ngoài bởi những bức tường
kiên cố, tạo nên một khơng gian hồn tồn
khép kín ở bên trong viện, tách biệt hoàn
toàn với thế giới bên ngoài.

22


II.2.2. Tứ hợp viện và viên lâm tư gia

Tứ hợp viện Bắc Kinh rất coi trọng việc trồng cây trong vườn, ngồi con
đường lát gạch hình chữ thập thơng với bên trong viện, những khoảng đất cịn
lại có thể trồng cây, hoa quả. Chính giữa con đường lót gạch đó thường xây
một hồ cá, một bồn hoa lan. Trên bãi đất trước phịng chính thường trồng nhiều
loại cây, ví dụ như cây hải đường, đinh hương, thạch lựu,…mùa xuân có thể
thưởng hoa, hè hóng mát, mùa thu hái quả, cuộc sống rất an nhàn.
Trong vườn thường trồng những hoa như cúc, mẫu đơn, nhài, trúc, thược
dược, trâm ngọc. Ngoài những hoa trồng trên đất cũng có rất nhiều bồn hoa
cảnh, có thể tùy ý di chuyển thiết kế kiểu dáng, tơ điểm thêm cho khu vườn. Tứ
hợp viện có thể nói là một khung trời nhỏ, một năm các mùa xn, hạ, thu với
cây cối xanh tươi, đượm lịng người.
Ngồi việc trồng hoa, tứ hợp viện Bắc Kinh, đặc biệt là những lâm viên tư
gia cịn có rất nhiều kiểu dáng. Có khá nhiều hoa viên nổi tiếng được bảo tồn
đến ngày nay.
Tứ hợp viện tồn tại đến ngày nay phần lớn là di vật thời nhà Thanh và
thời Dân quốc. Vào thời Thanh, việc xây những vườn hoa trong hoàng thất rất
thịnh hành. Một số vườn cảnh nổi tiếng còn tồn tại ở Bắc Kinh như: Tịnh Minh
Viên, Tịnh Nghi Viên,…đặc biệt là Viên Minh Viên, Sướng Xuân Viên bị liên
quân tám nước thiêu hủy. Do ảnh hưởng của việc xây dựng vườn hoa hoàng
thất, tầng lớp quý tộc, quan liêu cũng như thương nhân giàu có hưởng ứng, tạo
nên một phái đồn viên lâm tư gia, trong đó một vài viên lâm tư gia đạt đến
quy mô khá lớn.
Viên lâm tư gia của hoa viên Vương phủ ở Bắc Kinh chiếm vị trí nổi bật.
Thúy Cẩm viên tại Vương phủ thanh cung có diện tích 40 mẫu, 2 bên
đông tây vườn uốn lượn nhấp nhô, hai mặt nam bắc tạo thành một đỉnh đồi, núi,
mặt tây vườn có hồ nước lớn. Kiến trúc trong vườn phân thành 3 đường theo
hướng đơng, tây và chính giữa. Thiết kế trung lộ theo lối Viên môn Tây Dương
và Thành Đài, trung lộ là núi đá cao nhất trong vườn, trước núi có một hồ

23



×