Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt (nghiên cứu tại huyện dĩ an, tỉnh bình dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************
KHOA XÃ HỘI HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH NGUYÊN

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
RÁC THẢI SINH HOẠT
(Nghiên cứu trường hợp huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***************
NGUYỄN THỊ QUỲNH NGUYÊN

NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI
CỦA NGỪƠI DÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
RÁC THẢI SINH HOẠT
(Nghiên cứu tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC


MÃ SỐ: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ QUANG HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các dữ liệu trình bày
trong luận văn là dữ liệu do chính tơi nghiên cứu và thu thập từ tháng 8 năm
2007 đến tháng 9 năm 2009. Các kết quả của luận văn chưa từng được ai cơng
bố ở bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2011
Tác giả luận văn


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn với đề tài “Nhận thức - Thái độ Hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt”, bên cạnh sự nổ lực
của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tịi học
hỏi, cũng như thu thập thơng tin, số liệu có liên quan để phục vụ cho đề tài,
tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cơ, cùng với
những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Xã hội học,
trường ĐHKHXH & NV Tp.HCM. Quý Thầy Cô đã quan tâm, giúp đỡ và chỉ
dẫn em một cách tận tình trong suốt q trình em học tập, nghiên cứu và hồn
thiện luận văn của mình.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Quang Hà, người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và luôn động viên em những lúc em gặp khó khăn trong khi thực
hiện luận văn, để em có thể hồn thành tốt cuốn luận văn của mình.
Xin cảm ơn các anh chị cùng lớp, bạn bè đồng nghiệp bằng nhiều cách
khác nhau đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, nhưng sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót cách này cách khác. Tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ, các anh chị và các bạn bè, để luận
văn của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Bình Dương, tháng 2 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Nguyên


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

1. CHXHCN: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
2. Phịng TN-MT: Phịng Tài ngun Mơi trường.
3. PTTH: Phổ thông Trung học
4. Sở GT-CC: Sở Giao thơng cơng chính
5. Sở NN&PTNN: Sờ Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn
6. Sở TN-MT: Sở Tài nguyên Môi trường
7. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
8. UBND: Ủy Ban Nhân Dân.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài.

1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

3

3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

8

4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

8

5.

Phương pháp và kỹ thuật xử lý thông tin

9


6.

Ý nghĩa của đề tài

7.

Kết cấu của luận văn

13

15

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1.1 Thao tác hoá các khái niệm

17

1.1.2 Lý thuyết và cách tiếp cận

21

1.1.3 Khung phân tích

26


1.1.4 Giả thuyết nghiên cứu

26

1.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG VIỆC
QUẢN LÝ, THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HUYỆN DĨ AN
1.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Dĩ An

27


1.2.2 Tình hình mơi trường chung và việc quản lý, thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt tại huyện Dĩ An
30
CHƯƠNG 2
NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1

Nhận thức của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

42

2.2

Thái độ của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

55

2.3.


Hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt

61

PHẦN KẾT LUẬN

75

Tài liệu tham khảo

82

Phụ lục.

86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta
đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhiều vùng
kinh tế trọng điểm với hàng loạt khu công nghiệp tập trung ra đời, mang lại
hiệu quả kinh tế cao và góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân phát
triển kinh tế. Bên cạnh những mặt tích cực của nó khơng tránh khỏi những tác

động tiêu cực xét trên phương diện bảo vệ môi trường. Về tự nhiên, đất nước
ta vốn được coi là có "rừng vàng biển bạc", có tài nguyên thiên nhiên phong
phú với ¾ diện tích đất đai là đồi, núi được che phủ bởi rừng, thì đến nay do
nhiều nguyên nhân nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của Việt
Nam đang bị cạn kiệt và suy thối nghiêm trọng. Tại các đơ thị, khu cơng
nghiệp việc xử lý chất thải rắn, nước thải từ các hộ gia đình cũng như các nhà
máy chưa được quan tâm đúng mức (rác đem chôn không đúng quy cách,
nước thải thì đổ thẳng ra sơng ngịi…) gây ơ nhiễm một cách nghiêm trọng
trực tiếp đến sức khoẻ, chất lượng sống, môi trường sống của người dân.
Tuy vậy, một thực tế chúng ta thấy rằng, để tiết kiệm chi phí cho sản
xuất các nhà máy không ngừng đổ chất thải thẳng ra sơng ngịi bằng nhiều
hình thức khác nhau, một sự kiện gây xơn xao dư luận đó là việc "Veđan giết
chết sông Thị Vải", đây thực sự là một vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của
nhiều tầng lớp nhân dân và cũng từ sự việc này mà chúng ta được biết đến rất
nhiều con sông khác cũng đang phải gánh chịu một lượng chất thải khổng lồ
đổ xuống hằng ngày mà chưa qua xử lý. Còn người dân, một cách tự nhiên
vẫn vứt rác, xác động vât, thực vật, nước thải sinh hoạt hằng ngày ra kênh
rạch sơng ngịi làm cho mơi trường bị suy thối, ảnh hưởng trực tiếp đến mơi
trường sống của chính người dân như: bệnh tật, nạn ruồi, muỗi,v.v.. Trong khi


2

đó cơng tác tun truyền, giáo dục và truyền thơng mơi trường chưa được đẩy
mạnh: thơng tin cịn hạn chế, lực lượng làm cơng tác truyền thơng mơi trường
cịn mỏng… nên phần nhiều người dân chưa hiểu biết đầy đủ và nhận thức
đúng đắn về các vấn đề bảo vệ mơi trường, do vậy dẫn đến hành vi gây suy
thối mơi trường một cách có ý thức hoặc vơ ý thức.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước ta đã quan
tâm thích đáng đến vấn đề môi trường trong chiến lược phát triển đất nước

bằng việc ban hành Bộ luật bảo vệ môi trường, đựơc Quốc hội khố 9, kỳ họp
thứ tư thơng qua ngày 27-12-1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-01-1994.
Trong Bộ luật có nêu rõ: "Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của toàn dân". Vấn
đề này cũng đựơc thể hiện rõ hơn trong chỉ thị 36/CT-TW (ngày 25-06-1998)
của Bộ Chính trị: "Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường
lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các
ngành; là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”. Do đó việc giáo dục ý
thức cho người dân bảo vệ môi trường đã được tất cả các cấp, các ngành quan
tâm chú ý. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một chương trình giảng dạy
về mơi trường và giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cũng như đang
cố gắng đưa chương trình này vào giảng dạy ở các trường đại học, cao
đẳng….Bên cạnh đó các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng như
các đoàn thể khác tại địa phương cũng tham gia tích cực vào cơng tác giáo
dục mơi trường.
Tuy vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi
trường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, các hiện tượng huỷ hoại
môi trường, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường tại cộng
đồng vẫn còn rất phổ biến. Thái độ của người dân đối với vần đề này cũng


3

đang là câu hỏi khiến chúng ta phải quan tâm. Tại huyện Dĩ An, địa bàn
chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu cũng đang phải đối mặt hằng ngày với
vấn đề này, là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh
Bình Dương, tiếp giáp hai thành phố cơng nghiệp là Biên Hồ và Tp. Hồ Chí
Minh, trên địa bàn huyện hiện có 06 khu và 02 cụm cơng nghiệp đang hoạt
động sản xuất với diện tích 871,46 ha, thu hút hơn 1000 dự án đầu tư trong và

ngoài nước, đan xen trong các khu dân cư có hơn 1000 cơ sở, doanh nghiệp
đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là một áp lực lớn cho huyện
Dĩ An trong việc bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ
môi trường. Thực tế quan sát chúng tôi thấy rằng: hằng ngày người dân vẫn
phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm như bụi bặm, tiếng ồn, mùi hôi thối từ rác
thải, nước thải…, ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan đô thị, môi trường xung
quanh cũng như sức khoẻ của cộng đồng.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình mơi trường ở nước ta
hiện nay nói chung và tình hình mơi trường ở huyện Dĩ An nói riêng. Chúng
tơi thực hiện nghiên cứu với nội dung: nhận thức, thái độ, hành vi của người
dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt, được thực hiện tại huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt ở
huyện Dĩ An và những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành
vi của người dân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức
của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt, nhằm góp phần giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống của
người dân.

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


4

Vấn đề môi trường ngày nay đang là một vấn đế nóng bỏng được rất
nhiều ngành khoa học, các lĩnh vực khác nhau quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu
ở mọi góc độ và khía cạnh khác nhau của mơi trường. Vì cuộc sống của mỗi
người chúng ta nói riêng và tồn nhân loại nói chung đều khơng thể sống mà
thiếu môi trường. Tuy nhiên, điều này chỉ thật sự trở thành vấn đề sống còn

khi con người gia tăng sự tác động mạnh mẽ vào giới tự nhiên, chinh phục tự
nhiên gây ảnh hưởng và làm suy thối mơi trường.
Trước sự suy thối mơi trường ngày càng chở nên gay gắt, con người
không thể làm ngơ và đã bắt đầu những tính tốn, những cơng trình nghiên
cứu đề cập đến sự suy thối của mơi trường và sự cần thiết của việc phải bảo
vệ môi trường, bảo vệ cái nôi của sự sống nhân loại. Hội nghị môi trường thế
giới lần đầu tiên được tổ chức năm 1972 tại Stôckhôlm (Thụy Điển) và sự ra
đời của Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Uỷ ban Môi
trường và Phát triển Thế giới (WCED) là những mốc quan trọng của sự quan
tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu. Cùng với những tài
liệu của tổ chức quốc tế về mơi trường, nhiều cơng trình nghiên cứu khác
nhau, cũng như của các nhà quản lý từ nhiều nước khác nhau đã liên tiếp
được công bố. Trong số các văn kiện quốc tế liên quan đến vấn đề mơi trường
cần kể đến: "Tuyến bố Male về sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng
cao"; "Tuyên bố của các bộ trưởng về sự phát triển bền vững về mọi mặt mơi
trường Châu Á và Thái Bình Dương"; "Những nguyên tắc về quyền lợi và
nghĩa vụ chung - Tuyên ngôn Rio - 92"; "Nghị định thư Ki-ô-tô - 97".
Ở Việt nam các hoạt động nghiên cứu về từng lĩnh vực của tài nguyên
thiên nhiên và môi trường đã có một q trình lịch sử lâu dài. Những cơng
trình nghiên cứu của Chu Văn An, Tuệ Tĩnh từ thế kỷ XIV, Lê Q Đơn, Hải
Thượng Lãn Ơng từ thế kỷ XVIII, Những cơng trình điều tra khảo sát về địa
lý, địa chất, sinh học, y dược, kinh tế, xã hội ở nước ta do những nhà nghiên


5

cứu Việt Nam và nước ngoài thực hiện trong các thập kỷ cuối thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX có thể xem là những hoạt động riêng lẻ về môi trường.
Nghiên cứu một cách tổng hợp về môi trường, hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố mơi trường sống của con

người có thể nhắc đến một số tác giả như: Lê Quý An, Lê Thạc Cán, Nguyễn
Trọng Chuẩn,… đã bàn tới các vấn đề: Môi trường sống và khai thác tài
nguyên thiên nhiên, một số vấn đề về sinh thái nhân văn; ảnh hưởng của các
cơng trình xây dựng tới các vùng đất xung quanh; các phương án bảo vệ môi
trường, bảo vệ rừng, quan hệ giữa môi trường và phát triển.
Trên phương diện quản lý nhà nước, các vấn đề môi trường đã được
quan tâm và trở thành chiến lược cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội. Các
kế hoạch 5 năm: 1981 -1985, 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000 đã đặt ra các
vấn đề mơi trường, các chính sách bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên đã được tổ chức. Năm 1991, Việt nam công bố kế hoạch quốc gia về
môi trường và phát triển lâu bền (1991-2000), năm 1992, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường được thành lập. Năm 1993, "Luật bảo vệ môi
trường" được Quốc hội thông qua. Năm 1998, Hội nghị môi trường lần thứ
nhất được tổ chức… đánh dấu sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước ta
đối với vấn đề môi trường chung.
Cùng với những chính sách, luật, thơng tư, chỉ thị thì lĩnh vực nghiên
cứu thực tế về mơi trường cũng được quan tâm đúng mực. Dự án "Đánh giá
việc thực hiện chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ mơi
trường Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010" ThS. Lê Văn Khoa - Chi cục
bảo vệ môi trường, Sở TN - MT Tp.HCM, TS. Nguyễn Phước Dân - Khoa
Môi trường, ĐH Bách Khoa Tp. HCM, đây là đề tài cấp Thành phố, các tác
giả đã tập trung nghiên cứu để đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao nhận


6

thức của người dân về các vấn đề môi trường. Thơng qua các chương trình cụ
thể như tun truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng, thành lập Ban
Giáo dục Môi trường của Tp.HCM và đưa nội dung giáo dục mơi trường vào
chương trình học; tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường trong các đoàn thể (Đoàn TN, hội PN, LĐ Lao động) quận, huyện,

phường, xã, trường học…; Phối hợp phát động các phong trào quần chúng
tham gia bảo vệ môi trường (Ngày Chủ nhật Xanh, Clean up the World, Môi
trường thế giới,…); phối hợp tổ chức các cuộc thi vẽ, viết, tìm hiểu về môi
trường; phát tờ bướm về bảo vệ nguồn nước ngầm và các nội dung BVMT
khác…. Ngoài ra, dự án cịn thực hiện rất nhiều các chương trình cụ thể khác
trong giáo dục đào tạo, trong Sở NN&PTNT cũng như Sở GT-CC, Sở Y tế…
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề của môi trường.
Tháng 9 năm 1999, tác giả Thái Thị Ngọc Dư xuất bản cuốn sách
“Nước là nguồn sống”, nội dung của cuốn sách cho chúng ta thấy được tầm
quan trọng, sự cần thiết không thể thiếu của nước đối với cuộc sống của
chúng ta. Những nguy cơ làm ô nhiễm nước do chính chúng ta gây ra, cũng
như cách thức bảo vệ nguồn nước.
Cùng tác giả này, tháng 10 năm 2003 tác giả xuất bản cuốn sách “Cùng
nhau làm sạch hành tinh” nhắm vào đối tượng là các em học sinh, đây là một
cuốn sách rất có ý nghĩa và bổ ích, nó cung cấp cho khơng những các em học
sinh mà mọi người khi đọc cuốn sách này đều hiểu được nguồn gốc của rác,
những ảnh hưởng của nó đến mơi trường cũng như những cách thức mà
chúng ta có thể xả rác không gây ô nhiễm môi trường cũng như giữ được vẻ
đẹp của thành phố.
Năm 2005, một nghiên cứu của tác giả Phạm Thành Nghị cùng các tác
giả , và một nghiên cứu của tác giả Trần Tâm Đan cùng các tác giả về lĩnh


7

vực nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững. Nội
dung cả hai cuộc nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề vai trò và ý thức của
người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường, những nguyên nhân tác động
đến vấn đề này, vì quy mơ của hai cuộc nghiên cứu tương đối lớn nên nội
dung của hai cuộc nghiên cứu được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều góc độ khác

nhau của việc bảo vệ môi trường chung; môi trường nước, môi trường khơng
khí… đánh giá nhận thức của người dân ở nhiều mặt khác nhau, từ đó tác giả
đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế dựa trên sự phát triển môi trường
bền vững và giáo dục đạo đức sinh thái về mơi trường. Hai cuộc nghiên cứu
này có nội dung rất gần với nội dung của đề tài luận văn nghiên cứu. Tuy
nhiên với quy mô lớn và nghiên cứu ở nhiều mặt khác nhau của môi trường
chứ không chuyên sâu vào một lĩnh vực rác thải sinh hoạt như tác giả luận
văn muốn hướng đến. Do vậy, kết quả không thể hiện một cách cụ thể chuyên
sâu về lĩnh vực rác thải sinh hoạt tại một khu vực xác định như nội dung của
đề tài mà tác giả luận văn nghiên cứu.
Ngồi những nghiên cứu một cách có hệ thống thì những nghiên cứu
mang tính chất gợi mở, phát hiện vấn đề cũng được đề cập nhiều qua các dự
án nhỏ như: dự án phân loại rác thải tại nguồn, nạo vét kênh rạch sơng ngịi,
các dự án tuyên truyền giáo dục người dân ý thức về việc bảo vệ môi trường
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền giáo dục tại địa
phương cũng được thực hiện một cách rất thường xuyên. Những nghiên cứu
này thường trực tiếp tác động đến người dân nên thu được những kết quả có
thể nhìn thấy, qua việc nâng cao ý thức và làm cho người dân ngày một hiểu
hơn về cách thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể.
Nhìn chung, các cuộc nghiên cứu về mơi trường cịn rất nhiều, nhưng ở
đây tác giả chỉ liệt kê một số cột mốc quan trọng đánh dấu sự quan tâm của
con người đến môi trường, cũng như một vài nghiên cứu mà tác gỉa thấy có


8

thể bổ sung, cung cấp thông tin cũng như những dẫn luận gần với nội dung
luận văn mà tác giả có thể tham khảo phục vụ cho đề tài.
3.


Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của
người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của
người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức của người dân đối với
vấn đề rác thải. Góp phần giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nâng cao
chất lượng môi trường sống.
4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu: nhận thức, thái độ, hành vi của người

dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt.
4.2. Khách thể nghiên cứu: người dân đang sinh sống ở huyện Dĩ An
nằm trong mẫu nghiên cứu của đề tài.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về mặt nội dung: đối với đề tài nghiên cứu về vấn đề mơi

trường có rất nhiều ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu và họ
quan tâm nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của môi trường như chất thải
công nghiệp, cách phân huỷ chất thải hữu cơ và vô cơ, cách xử lý nước thải
cơng nghiệp, sự ơ nhiễm khơng khí v.v. Tuy nhiên, với thời gian cũng như
khả năng cho phép, trong đề tài này chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu một khía


9

cạnh của vấn đề mơi trường đó là khía cạnh rác thải sinh hoạt và tìm hiểu
dưới ba mặt của vấn đề đó là nhận thức - thái độ - hành vi của người dân đối
với vấn đề này. Chúng tơi khơng đi sâu phân tích các lĩnh vực khác của vấn
đề môi trường như là các lĩnh vực rác thải công nghiệp, rác thải y tế, hay rác
thải công nghệ thông tin…mà cố gắng tập trung để làm rõ vấn đề rác thải sinh
hoạt hằng ngày của người dân ở khu vực tác giả thực hiện đề tài.
Phạm vi không gian địa lý: Đề tài được thực hiện tại huyện Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
Huyện Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía nam,
giáp hai thành phố cơng nghiệp lớn là Biên Hồ và Thành phố Hồ Chí Minh,
vị trí địa lý gần sân bay Tân Sơn Nhất và cụm cảng Sài Gịn nên có đủ điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên là 60,10Km2, dân số
225,467, bình qn mật độ dân số là 3.651,53 người/Km2. Hiện tại trên đại
bàn huyện Dĩ An có 7 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 01 thị trấn, với 41 khu
phố và ấp, 6 khu và 2 cụm công nghiệp.
Phạm Vi về thời gian: Tháng 8 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009
5.

Phương pháp và kỹ thuật xử lý thông tin

5.1


Phương pháp thu thập thơng tin

Để hồn thành cuộc nghiên cứu này tác giả đã sử dụng các phương
pháp thu thập thông tin sau:
5.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Đây là phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu có sẵn như các
bài báo, luận văn, báo cáo, thống kê từ các cơ quan truyền thông, internet,
cũng như các cơ quan chức năng như UBND tỉnh, huyện, xã, khu phố, hội
phụ nữ cũng như các văn bản pháp luật, nghị định có liên quan.


10

5.1.2 Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát, với mục đính nhìn nhận thực tế
những thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải, từ đó đối chiếu
với những quan điểm của họ khi được phỏng vấn để có những thơng tín chính
xác mang tính khách quan.
5.1.3 Phương pháp thu thập thơng tin định tính
Với đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thơng tin định
tính, vì nội dung cần tìm hiểu mang tính chất nhạy cảm, do vậy sử dụng
phương pháp định tính có thể mạng lại những thơng tin một cách chính xác
hơn, bao qt hơn ở nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tác giả quan tâm.
Và để có thể thu thập được một cái nhìn khái quát vấn đề này tác giả thực
hiện phỏng vấn sâu từ cấp cộng đồng đến cá nhân.
Phỏng vấn sâu cấp cộng đồng.
Trên nền tảng thừa kế của những bài báo cáo, bài thi tìm hiểu về mơi
trường ở huyện Dĩ An phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình, luận văn chọn
mẫu nghiên cứu cấp cộng đồng như sau:


Bảng 1.1 Danh mục phỏng vấn sâu cấp cộng đồng
STT
01

Đối tượng
Cán bộ phịng quản lý mơi
trường H. Dĩ An

Số cuộc phỏng vấn.
01


11

02

Cán bộ Công ty Môi trường

01

Đô thị H. Dĩ An
03

Hội phụ nữ

01

04


Trưởng khu phố, Ấp

03

Tổng Công

06

Qua các cuộc phỏng vấn sâu cấp cộng đồng, tác giả tìm hiểu một cách
khái qt tình hình mơi trường nói chung cũng như cách thu gom và xử lý rác
thải tại địa phương một cách tương đối khái quát. Đồng thời tìm hiểu được
nhưng khu vực nào đang là điểm nóng về mơi trường ở huyện, từ đó định
hình được những khu vực để phỏng vấn sâu cấp cá nhân đạt hiệu quả về mặt
thông tin, phục vụ cho luận văn.
Phỏng vấn sâu cá nhân
Phỏng vấn sâu cấp cá nhân là những cuộc phỏng vấn của tác giả đối với
những người dân trong địa bàn nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn như sau:
Từ sáu xã và một thị trấn, tác giả chọn ra ba xã và một thị trấn, ba xã
này được chọn một cách ngẫu nhiên, đó là xã An Bình, xã Tân Đơng Hiệp, và
xã Đơng Hồ. Riêng khu vực Thị trấn Dĩ An, tác giả chọn có chủ đích, vì đây
là khu vực trung tâm của huyện và có mật độ dân số bản địa cũng như dân số
nhập cư tương đối đông, đồng thời đây cũng là khu vực thực hiện việc thu
gom rác theo đánh giá chung của cơ quan chức năng là tương đối tốt, và trong
thị trấn cũng đồng thời đang diễn ra mơ hình tự quản lý rác thải. Do vậy, tác
giả đã chủ ý chọn khu vực này trong mẫu nghiên cứu của mình nhằm khai
thác những thông tin phục vụ cho luận văn.


12


Tiêu chí của mẫu nghiên cứu
-

Độ tuổi

-

Giới tính

-

Trình độ học vấn

-

Nơi xuất thân (quê quán)

-

Nghề nghiệp
Nhóm tuổi mà tác giả luận văn lấy thơng tin có độ tuổi từ 15 tuổi

đến 70 tuổi được phân bổ trong mẫu phỏng vấn như sau:
Bảng 1.2 Độ tuổi của người được phỏng vấn.
Độ tuổi

15-25

25-40


Trên 40

Tổng cộng

Số cuộc
phỏng vấn

10

16

20

46

Trong số những đối tượng được phỏng vấn, tác giả có làm 03 cuộc
phong vấn đối với những người trực tiếp đi thu gom rác, để có những cái nhìn
từ nhiều góc độ khác nhau. Ngồi ra, để có thêm những thơng tin, những quan
điểm của người dân, cách họ nhìn nhân vấn đề một cách chung từ nhiều khía
cạnh mà cuộc phỏng vấn cá nhân cịn thiếu xót, tác giả thực hiện ba cuộc
phỏng vấn nhóm được tác giả sắp xếp như sau:
- 01 cuộc phỏng vấn nhóm các học sinh cấp 2 và cấp 3 (04 học sinh)
- 01 cuộc phỏng vấn nhóm các anh chị công nhân (06 công nhân)
- 01 cuộc phỏng vấn nhóm các chị em phụ nữ (08 người)
Chúng tơi thực hiện phỏng vấn nhóm các anh chị cơng nhân vì trong
q trình phỏng vấn nhóm cấp cộng đồng cũng như cá nhân, có một số quan
điểm cho rằng chính sự gia tăng số anh chị em công nhân là nguyên nhân gây



13

áp lực cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cũng như bảo vệ mội
trường. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện phỏng vấn nhóm các anh chị em
cơng nhân để tìm hiểu quan điểm của họ như thế nào và cũng để tìm hiểu
nhận thức của họ về vấn đề này.
5.2

Phương pháp xử lý thông tin

5.2.1 Phương pháp xử lý thông tin thứ cấp
Tác giả dùng phương pháp này để xử lý những thông tin có sẵn bằng
cách tổng thuật, phân tích, thống kê, từ đó rút ra những nội dung cần thiết
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
5.2.2 Phương pháp xử lý thông tin các cuộc phỏng vấn sâu
Với những thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả tiến
hành gỡ băng từng cuộc, lập danh mục các vấn đề cho tất cả các đối tượng
được phỏng vấn và nhóm các vấn đề để xử lý thơng tin định tính theo phương
pháp nghiên cứu xã hội học. Tất cả các nội dung nghiên cứu này sẽ được tác
giả phân tích, trình bày, thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu luận văn.
6.

Ý nghĩa của đề tài

6.1

Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu các nhân tố: nhận thức - thái độ - hành vi của người
dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt có ý nghĩa lý luận khoa học để tìm ra

những quy luật chung chi phối hành vi của người dân. Việc vận dụng lý
thuyết và nghiên cứu xã hội học để phân tích và lý giải các vấn đề này là cần
thiết để tìm ra các nguyên nhân sâu xa, góp phần làm phong phú thêm các cở
sở lý luận cho việc tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề, được thể
hiện qua đời sống hằng ngày của người dân.


14

Tìm hiểu vấn đề này giúp chúng ta hiểu và lý giải được một cách khoa
học những yếu tố như văn hóa, truyền thống, lối sống, thói quen có ảnh hưởng
như thế nào đến nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân khi họ tiếp xúc với
một điều kiện sống mới. Nếu có sự thay đổi, thì xu hướng thay đổi thường
theo chiều hướng nào. Yếu tố cơ sở vật chất, kinh tế xã hội ở môi trường mới
có ảnh hưởng như thế nào đến văn hố, lối sống đã được hình thành trong mỗi
cá nhân trước đó.
Trên cơ sở đó, hoạch định những chương trình vận động tuyên truyền,
giáo dục và đào tạo, hay những biện pháp chế tài phù hợp với những hoàn
cảnh thực tế của địa phương, nhằm giảm tải áp lực đối với việc quản lý, vận
chuyển, thu gom rác tại địa phương.
6.2

Ý nghĩa thực tế

Luận văn chỉ ra các nhân tố xã hội tác động đến nhận thức - thái độ hành vi của người dân đối với môi trường, thông qua cách họ xử lý rác thải
sinh hoạt hằng ngày.
Nắm bắt kịp thời các diễn biến về tình hình rác thải đang diễn ra trong
cuộc sống hằng ngày của người dân, để thực hiện mục tiêu nâng cao nhận
thức người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo chung cho các đối

tượng quan tâm về lĩnh vực này và cách riêng là đối với huyện Dĩ An, địa bàn
chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu, có thể tham khảo kết quả của cuộc
nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tình hình rác thải sinh hoạt tại huyện, cũng như
đưa ra các chính sách phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại và các
cách thức nâng cao ý thức của người dân trong lĩnh vực rác thải sinh hoạt và
bảo vệ môi trường.
7.

Kết cấu của luận văn


15

Luận văn có ba phần chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Phần mở đầu bao gồm các nội dung: tính cấp thiết của đề tài, tổng quan
tình hình nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và kỹ thuật xử lý thông tin, ý nghĩa của
cuộc nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1 Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Gồm 04 tiểu mục: Các khái niệm, lý thuyết và cách tiếp cận, khung
phân tích, các giả thuyết.
1.2 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Dĩ An.
Tác giả đề cập khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện Dĩ An,
đề cập đến thực trạng và hệ qủa tất yếu của sự phát triển đó là mơi trường. Từ
đó, tác giả đề cập đến thực trạng tình hình rác thải sinh hoạt, cách quản lý và
thu gom, những cái đựơc và chưa được của tình hình quản lý và thu gom rác
thải sinh hoạt tại huyện Dĩ An.

Chương 2: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đối với vấn đề
rác thải sinh hoạt.
2.1. Nhận thức của người dân đối với vấn đề rác thải.
2.2. Thái độ của người dân đối với vấn đề rác thải.
2.3. Hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải.
PHẦN KẾT LUẬN


16

Trong phần này tác giả sẽ nêu lên những phát hiện của cuộc nghiên
cứu, chứng minh các giả thuyết tác giả đưa ra. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý
kiến mang tính kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn
đề rác thải sinh hoạt cũng như một số kiến nghị trong cách quản lý thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Dĩ An.
Ngồi những phần chính, luận văn cịn có thêm các phụ phần sau:
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG


17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN


1.1.1 Thao tác hoá các khái niệm
1.1.1.1

Khái niệm ý thức

Để hiểu và phân tích một cách khách quan đầy đủ về nhận thức, thái độ
và hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt, trước tiên chúng ta
cần làm rõ khái niệm về ý thức.
Khái niệm ý thức là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa khác nhau, nội
hàm rộng và biên độ linh hoạt. Xét ở cấp độ xã hội chúng ta đã có khái niệm ý
thức xã hội với chủ thể là toàn bộ xã hội trong một giai đoạn lịch sử. Xét ở
cấp độ cá nhân chúng ta có khái niệm ý thức cá nhân với chủ thể là cá thể
người. Ở đây chúng ta cần đề cập đến là ý thức cộng đồng, nhưng chủ thể của
ý thức cộng đồng là gì thì theo sự hiểu biết của chúng tơi vẫn chưa có được
một câu trả lời thoả đáng. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng ta có thể tiếp xúc
với khái niệm ý thức cộng đồng ở khái cạnh: cộng đồng được hiểu như một xã
hội thu nhỏ và ý thức cộng đồng là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng.
Ý thức cộng đồng là những tư tưởng, quan điểm, lý luận cũng như tình cảm,
tâm trạng, truyền thống của cộng đồng phản ánh tồn tại cộng đồng trong
những giai đoạn phát triển nhất định.
Nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân hay cộng đồng chính là ba
mặt để nhận biết ý thức của cá nhân hay cộng đồng. Như vậy ta có thể khái
quát khái niệm nhận thức, thái độ, hành vi ở khía cạnh sau.
1.1.1.2

Khái niệm nhận thức

Với đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm nhận thức theo quan điểm
của ngành tâm lý học, xã hội học ở hai cấp độ như sau:



18

Nhận thức là một quá trình hoạt động nhằm mục đích phản ánh hiện
thực khách quan với những mức độ và kết quả khác nhau.
Nhận thức (quan điểm, kiến thức) của cộng đồng về những thành tố tạo
nên hệ sinh thái bao quanh với tư cách là môi trường sống tự nhiên của con
người, mối quan hệ tương tác giữa các thành tố với nhau và với con người.
Hoặc nhận thức được xem như hoạt động tâm lý nhằm mục đích hiểu biết
những sự vật, hiện tượng chung quanh cũng như trong bản thân mình từ
những thuộc tính bề ngồi cho đến bản chất và quy luật của những sự vật và
hiện tượng đó.
1.1.1.3

Khái niệm thái độ

Thái độ chính là sự phản ứng, cách thức, trách nhiệm, tình cảm của
cộng đồng đối với sự tồn tại, biến đổi của hệ sinh thái dưới tác động của con
người và cả cộng đồng. Thái độ của cá nhân hay cộng đồng còn là sự bày tỏ
đồng tình hay khơng đồng tình với một vấn đề nào đó, được thể hiện bằng
phản ứng tốt hay xấu, hay như thế nào đó và thường được biểu hiện bằng
những cách thức khác nhau với những đối tượng khác nhau.
1.1.1.4

Khái niệm hành vi

Xuất phát từ nhận thức và thái độ của cá nhân, cộng đồng đối với việc
duy trì sự cân bằng sinh thái, mơi trường xung quanh trong sạch, sẽ có những
hành vi thể hiện tương ứng.
Chúng ta cũng có thể hiểu hành vi chính là cách cư xử của đối tượng

trước một sự việc có đúng với các quy chuẩn của xã hội hay không. Do vậy,
trong cuộc sống người ta thường đánh giá hành vi của một người dựa vào
những chuẩn mực có sẵn trong xã hội, dẫn đến có hành vi được xem là đúng
chuẩn, nhưng cũng có hành vi bị xem là lệch chuẩn.


×