Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức với việc giáo dục đạo đức mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----    -----

LÊ THỊ TÚY NA

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----    -----

LÊ THỊ TÚY NA

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS LÊ TRỌNG ÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trọng Ân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Lê Thị Túy Na


LỜI CẢM ƠN
Sống trong cộng đồng với cảm giác an lành, được tin tưởng và yêu thương là
điều mà chắc hẳn ai cũng mong muốn. Điều đó chỉ có thể được tạo dựng trong một
xã hội có nền đạo đức cao đẹp. Hiện thực sẽ có một nền đạo đức như vậy, đó là đạo
đức trong xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản sẽ có trong tương lai
nhưng những giá trị tốt đẹp của đạo đức cộng sản đã được nhìn thấy qua tấm gương
của những chiến sĩ cộng sản sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho những giá trị tự do,
bình đẳng, bác ái, no ấm và hạnh phúc của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương vẹn toàn về đạo đức trong sáng của một
chiến sĩ cộng sản. Càng đọc, càng tìm hiểu về con người và tư tưởng đạo đức của Hồ
Chí Minh càng thêm tấc lịng kính trọng, u thương và tự hào về Người cha kính
yêu đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng loài người bị
áp bức. Một con người vĩ đại mà bình dị, cao cả mà gần gũi như đóa sen ln ngát
hương. Càng ước mơ về một xã hội có những con người cao đẹp như Người càng
thêm nhức nhối trước sự suy thoái đạo đức trong thực tại xã hội… Nghiên cứu về

đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm dễ mà khó. Dễ vì đã có rất nhiều tài liệu,
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này để làm tư liệu phân tích, tổng hợp. Khó vì phải
viết cho đúng, cho chân thật về một nhân cách lớn của thời đại.
Xin gửi tới Thầy PGS.TS. Lê Trọng Ân lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ
của Thầy trong q trình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Xin cảm ơn Thầy về
tấm lòng tận tụy và tấm gương hăng say nghiên cứu khoa học đã cho tôi những bài
học lớn trong lao động và học tập.
Xin cảm ơn các thầy cô của Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, các anh (chị) đồng mơn đã đóng góp những
ý kiến q báu để tơi có thể hồn chỉnh cơng trình nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn cha mẹ đã tần tảo cho ước mơ học tập của tôi được chắp cánh giữa
bầu trời tri thức.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐẠO ĐỨC ................................................................................................ 12
1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .......................................................................................................... 12
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .............. 12
1.1.2. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ............................................ 16
1.2. Những tiền đề của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức....................................... 21
1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam - cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức .............................................. 21
1.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại, một trong những tiền đề lý luận quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.......................................................................... 28
1.2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiền đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức .................................................................................................................... 32
1.2.4. Phẩm chất, trí tuệ và hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh Nhân tố quyết định nội dung bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ............. 37
1.3. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới đạo đức cách mạng ..................................................................................................... 40

1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị, vị trí của đạo đức cách mạng ......................... 40
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng....................... 43
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng ............................................................................................................................ 54
1.3.4. Đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ...................................... 61


Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................. 70
2.1. Thực trạng đạo đức xã hội ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế ........................................................................................ 70
2.1.1. Sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc giữ gìn và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình đổi mới .............................................. 70
2.1.2. Thực trạng của sự suy thoái đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay ...................... 77
2.2. Phương hướng và giải pháp về giáo dục đạo đức mới theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 109
2.2.1. Phương hướng giáo dục đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................. 109
2.2.2. Giải pháp giáo dục đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................ 130
KẾT LUẬN............................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 159


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát

triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,… Tư tưởng Hồ Chí Minh
soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to
lớn của Đảng và dân tộc ta” [17, 83-84]. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II
vào tháng 2 năm 1951, Đảng ta đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của đường lối chính
trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách… của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Đến Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6 năm 1991), trong Cương lĩnh và Điều lệ của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [14, 127]. Đại hội
Đảng lần thứ XI (tháng 1 năm 2011), một lần nữa Đảng ta khẳng định: “…trong bất
kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi
mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh…” [19, 180].
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã giữ vai trị chủ đạo
trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng
định “…Tư tưởng Hồ Chí Minh là niềm tin, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, là di sản tinh thần vô cùng quý báu Người để lại cho Đảng ta, dân tộc ta.
Thế giới cịn đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi” [23, 5].
Bà Gi.Xtenxơn - nhà sử học Mỹ - tại Đại hội đồng UNESCO đã nói: “Hồ Chí
Minh là nhân cách của thời đại… Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí
Minh; nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân cả thế giới


2

phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí
Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách của một con người cho mọi thế hệ

tiếp sau” [10, 23]. Con người Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức của Người có sức
thu hút và ảnh hưởng rất lớn đến đồng bào, chiến sĩ Việt Nam, nhân dân thế giới
trong nửa đầu thế kỷ XX và luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã
hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để phát huy nội lực trong nhân dân, đưa
dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong những chặng đường cách mạng.
Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là
về tăng trưởng kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, vị thế quốc gia, dân tộc ngày càng
được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những biến chuyển tích
cực của sự phát triển kinh tế thì thực trạng suy thối đạo đức xã hội là vấn đề rất
đáng lo ngại. Sự suy thoái đạo đức xã hội diễn ra trong hầu hết các giai tầng xã hội
từ học sinh, sinh viên, thương nhân, nhà giáo, thầy thuốc đến cán bộ, đảng viên…
Trong xã hội đã xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân để thỏa mãn
nhu cầu vật chất, bị rơi vào lối sống xa hoa, trụy lạc, đánh mất phẩm chất đạo đức,
tự tha hóa và biến chất. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã viết:
“Thối hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” [18, 263]. Đến Đại hội
lần thứ XI của Đảng, Đảng ta đã nhìn thấy tính chất vô cùng nguy hiểm của vấn nạn
đạo đức trên đến vận mệnh của đất nước: “Tình trạng suy thối về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn ra phức tạp” [19, 29]. Suy
thoái đạo đức, lối sống đang diễn ra với xu hướng ngày càng phổ biến, lan rộng và
nguy hại cho sự phát triển xã hội. Đây là bài học đã được cảnh báo ở nhiều nước
phát triển đi trước như Nhật Bản, Trung Quốc...
Nhà văn Ôxtrâylia, Allan Asbolt, phát biểu trong Hội thảo quốc tế về Chủ tịch
Hồ Chí Minh, tổ chức tại Hà Nội năm 1990 đã nói: “Nếu chúng ta muốn đối phó


3


một cách hợp lý và mạnh mẽ với những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội đang gặp phải,
chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất đã thể hiện
trong suốt cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của Người: kiên nhẫn và vững vàng
theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và
chính trị khi xây dựng khối đại đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn và gần gũi với
nhân dân nhất là với cơng nhân và nơng dân; có sự đồng cảm để đạt tới sự hịa giải
dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ; sự sáng tạo và nhạy bén về văn hóa, một sự
hiểu biết có phân tích về lịch sử đặc biệt là về cách thức mà những biến đổi lịch sử
đã diễn ra; và phẩm chất mà Hồ Chí Minh có một cách dồi dào đó là sự lạc quan
của ý chí” [86, 10-11]. Đúng như vậy, để vượt qua những khó khăn, thách thức của
thời đại này, chúng ta cần khẳng định: “Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ
chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thối “có tính nghiêm trọng”về đạo
đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng” [4, 5-6].
Do đó, việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong xã hội Việt Nam hiện nay để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước càng là
vấn đề vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính chiến lược lâu dài. Với tất cả những lý
do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với việc giáo dục
đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiều
góc độ khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu về đạo đức trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thành ba hướng tiếp cận cơ bản sau:
- Hướng thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh dưới góc độ
lịch sử. Đây là những cơng trình nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh thông qua cuộc
đời, sự nghiệp cách mạng của Người. Theo hướng này có một số tác phẩm tiêu biểu sau:
Tác phẩm Hồ Chí Minh cứu tinh dân tộc Việt của nhà cách mạng lão thành
Nguyễn Ngọc Truyện biên soạn và tuyển chọn do Nhà xuất bản Thanh Niên phát



4

hành năm 2008. Cơng trình tập hợp nhiều mẩu chuyện và những bài viết về cuộc
đời Hồ Chí Minh đã được kể, in trên sách, báo. Cơng trình chia làm 5 phần, được
sắp xếp theo trình tự thời gian về toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Phần 1: Từ Đầm Sen, tập hợp nhiều mẩu chuyện về quê hương, gia đình nơi cậu bé
Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên. Phần 2: Đi tìm đường cứu nước, đó là q
trình dài của người thanh niên u nước, quyết tâm rời bỏ quê hương để làm một
nhiệm vụ hết sức lớn lao “giải phóng dân tộc”. Con đường đấu tranh hết sức cam go
và gian khổ, phải trải qua một thời gian dài chiến đấu trên mọi mặt trận mới đi đến
thắng lợi. Phần 3: Lãnh đạo cách mạng thắng lợi, tập hợp nhiều bài viết, mẩu
chuyện về sự lãnh đạo sáng suốt của Bác, tài trí của người cách mạng lỗi lạc trong
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định một đường lối cách mạng đúng
đắn, con đường đó đã đem lại cho nước ta có một vị thế trên thế giới, khẳng định
quyền tự do, độc lập qua bản “Tuyên ngôn độc lập”. Phần 4: Ra đi Bác dặn còn non
nước, tập hợp nhiều mẩu chuyện kể về những ngày tháng cuối đời của vị lãnh tụ tài
ba, lòng tiếc thương của đồng bào cả nước hướng về Bác. Trong phần này, tác giả
còn giới thiệu cho chúng ta những nơi lập đền thờ để tưởng nhớ Bác cả trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết tập hợp những bút danh của Bác từ
khi hoạt động cách mạng đến cuối đời. Phần 5: Cha mẹ, anh chị của Bác Hồ, ghi chép
tiểu sử những người thân của Bác. Công trình giúp cho người đọc có một cái nhìn
tổng thể về cuộc đời, những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa” tập I của nhà sử học
Dương Trung Quốc biên soạn do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Tạp
chí Xưa và Nay, báo Sài Gịn Giải phóng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai
phát hành. Tập sách này gồm những hoạt động, những câu chuyện, những câu nói
của Hồ Chủ tịch trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 30 tháng
6 năm 1911. Đó là những sự kiện diễn ra trước khi Hồ Chí Minh với cái tên Văn Ba
ra đi tìm đường cứu nước. Với một cách tiếp cận mới, tác giả bày tỏ mong muốn

mỗi một ngày trong năm chúng ta đều nhớ đến Bác với những bài học còn nguyên
giá trị đối với từng ngày phát triển của đất nước.


5

Tác phẩm “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người” của Giáo sư Trần Văn Giàu do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2011 là một cơng trình có giá trị rất
lớn nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Giáo sư Trần Văn Giàu là một trong những người đi
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đã viết nhiều tác phẩm về Người. Các công trình của ơng đã theo suốt con
đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ XX. Tác phẩm
“Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người” được tuyển chọn từ những tác phẩm lịch sử
như: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam; Lịch sử chống xâm lăng; Giai cấp công
nhân Việt Nam; Miền Nam giữ vững thành đồng; Đạo lý làm người từ Lý Thường
Kiệt đến Hồ Chí Minh… Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống về cuộc đời
huyền thoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà hiền triết, anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hố kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam bằng lối viết khúc chiết,
mang tính khái qt cao với ngơn từ chân thành, giản dị. Qua tác phẩm của ông,
người đọc hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã cống hiến trọn đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn vào cuộc
đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Người mà suốt cả cuộc đời khơng có tham vọng nào khác ngồi tham
vọng làm cho nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đồng thời,
tác phẩm cũng khẳng định rõ tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh, nhận định tính đúng đắn của Đảng ta về lập trường lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Cuốn
sách gồm ba phần: Phần thứ nhất viết về vấn đề Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường
cứu nước Việt Nam; Phần thứ hai là nội dung cốt lõi của tác phẩm với luận đề Vĩ đại

một con người; Phần thứ ba phân tích, bình luận chủ điểm Miền Nam trong trái tim
Hồ Chí Minh. Tác phẩm là tư liệu tham khảo có giá trị trong việc tìm hiểu, nghiên
cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giúp cho
việc nhận thức sâu sắc hơn về di sản tinh thần vơ giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để
lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hôm nay và muôn đời sau.


6

Các tác phẩm như: Nhớ lời Bác dạy của TS. Nguyễn Văn Khoan và TS. Mạc Văn
Trọng do Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2009; Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản
di chúc lịch sử do Bùi Kim Hồng làm chủ biên do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin phát
hành tại Hà Nội năm 2009… cũng là những cơng trình nghiên cứu có giá trị để chúng
ta hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Hướng thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về phương pháp luận và nhân
sinh quan Hồ Chí Minh, qua đó bàn luận về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên một con người
Hồ Chí Minh với những quyết định sáng suốt làm nên thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong những thời kỳ khó khăn, gian khổ của đất nước. Đó là một tác
phong, phong cách làm việc, hành động, ứng xử khoa học, hợp tình, hợp lý để
chúng ta nghiên cứu, học tập và vận dụng.
Tác phẩm Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của GS. Đặng Xuân Kỳ
làm chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2010 bước đầu bàn
về phương pháp và phong cách của Người. Mặc dù, đây là góc độ nghiên cứu còn
khá mới mẻ nhưng tác phẩm đã chứng minh sức mạnh tỏa ra từ đạo đức Hồ Chí
Minh, những phẩm chất đạo đức về một nỗ lực phi thường, một phong thái, một
phương pháp được hun đúc sâu xa bởi những giá trị nhân bản của một tư tưởng lớn
đã chinh phục hàng triệu triệu trái tim, khối óc con người Việt Nam và bạn bè quốc
tế. Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng trong tồn bộ
di sản vơ giá mà Người đã để lại cho dân tộc ta và toàn thể nhân loại. Được hình

thành từ những ngày đầu bơn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, hệ thống phương pháp cách mạng Hồ Chí
Minh đã trở thành phương pháp cách mạng Việt Nam, phong cách của Người là bài
học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách cán bộ cách mạng, bồi dưỡng
nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Tác phẩm Nhân cách Hồ Chí Minh của GS. TS. Mạch Quang Thắng làm chủ
biên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2010 đề cập đến nhân cách cao


7

đẹp vĩ đại mà bình dị của Hồ Chủ tịch. Tác phẩm trình bày tập trung về những vấn đề
thuộc về nhân cách Hồ Chí Minh, tầm ảnh hưởng của nhân cách Hồ Chí Minh đối
với cuộc sống đầy sơi động hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Qua đó, tác phẩm
góp phần làm sáng tỏ chiều sâu giá trị, vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản
Công an nhân dân ấn hành của PGS.TS. Bùi Đình Phong xuất bản năm 2008. Tác
phẩm được hình thành từ các bài báo của tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành
từ năm 2006 đề cập đến văn hóa trong đó có văn hóa đạo đức. Trong khi xem đạo
đức như một góc độ của văn hóa, tác giả bàn đến một số nội dung quan trọng về tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như đặc trưng bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh;
những nội dung về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; giá
trị trường tồn về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm,
PGS.TS. Bùi Đình Phong cũng đề cập đến những hiện tượng suy thoái đạo đức
trong xã hội như vấn đề chống tham nhũng và một số vấn đề khác thuộc về lĩnh vực
văn hóa. Tuy nhiên, với 19 bài viết trong cuốn sách, tác giả đã đề cập nhiều vấn đề,
với những góc nhìn khác nhau bao hàm cả văn hoá, đạo đức, nhân văn, quan hệ
quốc tế, triết lý phát triển, dân chủ, dân vận… nên chưa đi bàn luận một cách sâu
sắc và triệt để về những vấn đề đạo đức đặt ra.
- Hướng thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về giá trị tư tưởng đạo đức cách

mạng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Theo hướng này có
những tác phẩm tiêu biểu sau:
Tác phẩm Mấy vấn đề đạo đức cách mạng của Giáo sư Vũ Khiêu do Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1976 được xem là một trong những tác
phẩm đầu tiên bàn về đạo đức mới, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Giáo sư
Vũ Khiêu là một nhà nghiên cứu lớn trong lĩnh vực văn hóa. Đạo đức học là một
phương cách mà ông đã lựa chọn để tiếp cận các vấn đề văn hóa. Vì theo ơng, đạo
đức có liên quan trực tiếp đến các vấn đề văn hóa học. Ơng cho rằng, từ những con
người cụ thể, những giá trị tiêu biểu cho các đức tính của con người Việt Nam,


8

người ta có thể tìm ra những giá trị của văn hóa Việt Nam và cộng các mặt nghiên
cứu khác, người ta có thể tìm ra đặc tính của văn hóa Việt Nam. Trong tác phẩm
trên Giáo sư Vũ Khiêu đã bàn về vấn đề những nội dung cơ bản đạo đức của cách
mạng Hồ Chí Minh, gạt bỏ đạo đức ra khỏi gánh nặng về những quan điểm đạo đức
phong kiến lỗi thời đã làm trở ngại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng
Võ Nguyên Giáp và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có tên tuổi thuộc nhiều
ngành khoa học tham gia nghiên cứu trong 4 năm, là một đề tài thuộc chương trình
khoa học và cơng nghệ cấp Nhà nước có quy mơ rộng lớn, nội dung phong phú.
Cơng trình được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2002. Trong 3 phần
được viết thành 10 chương, công trình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, về
tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ và có những đóng
góp mới về quá trình hình thánh, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, giới thiệu một
cách hệ thống những luận điểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối
và phương pháp, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng
cách mạng, về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hố
Hồ Chí Minh, phương pháp luận Hồ Chí Minh.

Tác phẩm Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Thơng Tấn
ấn hành năm 2007 tập hợp những bài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, một số
ý kiến của Hồ Chí Minh về đạo đức và một số mẩu chuyện chân thật, sinh động,
ngắn gọn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phục vụ việc học tập của cán bộ,
đảng viên, quảng đại quần chúng, đội ngũ báo cáo viên và cán bộ cơng tác chính trị,
hoạt động tư tưởng - văn hóa trong cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của PGS.TS. Đinh Xuân Dũng
làm chủ biên do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2008 là tập hợp những bài
nghiên cứu, những trích dẫn tiêu biểu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và một số
mẩu chuyện chân thật, sinh động, ngắn gọn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để
phục vụ việc học tập của cán bộ, đảng viện, quảng đại quần chúng nói chung và đối
với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường nói riêng. Nội dung


9

tác phẩm gồm ba phần: Phần một, tập hợp một số bài nghiên cứu cơ bản về tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà
nghiên cứu về Hồ Chí Minh; Phần hai, trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về đạo đức; Phần ba, chọn lọc một số mẩu chuyện về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh do những người gần gũi với Người và các nhân chứng lịch sử kể
lại, đã được đăng tải trên sách báo.
Khai thác một cách trực tiếp và sâu sắc về các nội dung và giá trị tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh với tư cách là một di sản có giá trị lý luận và thực tiễn, tác phẩm
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta
hiện nay của PGS.TS. Thành Duy, PGS.TS. Lê Quý Đức do Nhà xuất bản Lý luận
chính trị ấn hành năm 2007 đề cập tới những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và những giải pháp khắc phục tình trạng suy thối đạo đức ở nước ta
hiện nay. Tác phẩm xem xét đạo đức dưới góc nhìn là một bộ phận của văn hóa.
Các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,

đánh giá những thực trạng suy thoái đạo đức trong các thiết chế xã hội ở nước ta
hiện nay và bày tỏ những quan điểm về giải pháp tán thành với cơng trình của
GS.TS. Nguyễn Duy Quý làm chủ biên là Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề
và giải pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2007. Đây là tác
phẩm mà tác giả đã mạnh dạn nhìn nhận những góc độ suy thối đạo đức trong xã
hội một cách thẳng thắn nêu ra những nhận định về việc khắc phục, chấn chỉnh nền
đạo đức xã hội. Tuy vậy, dưới góc nhìn đạo đức với một nội hàm rất rộng là văn
hóa đạo đức, giải pháp của cơng trình này nêu ra ở tầm vĩ mơ chưa xây dựng cũng
như chưa có sự vận dụng sâu sát về những nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Ngồi ra cịn có một số tác phẩm bàn về đạo đức Hồ Chí Minh khác của
Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương xuất bản vào năm 2007 như:
Tác phẩm Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với 228 trang sách đã hàm chứa những lời dạy của Bác về đạo đức,


10

những quan điểm chung về các phạm trù Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; các đức
tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư... dành cho cán bộ, giai cấp công nhân,
đội ngũ trí thức và mọi tầng lớp cơng dân. Những mẩu chuyện thú vị về Bác thể
hiện tình yêu thương bao la, tấm lòng vị tha với tất cả mọi người. Đó là những tấm
gương “ngàn năm khơng mờ”, những bài học quý báu về lối sống, đạo đức, cách đối
nhân, xử thế bằng một tư tưởng trong sáng hết lòng phục vụ nhân dân. Tác phẩm này
là tư liệu có giá trị cho việc tìm hiểu về nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và
tấm gương đạo đức của Người.
Tác phẩm Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gồm
ba chuyên đề: Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Giới thiệu tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá

nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần định hướng hiệu quả của cuộc vận động
đặt ra những yêu cầu cho mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong toàn xã hội
thực hành đạo đức cách mạng.
Ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến
những nội dung về quan điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, giá trị của nó về xây
dựng đời sống xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn
hiện nay. Tham khảo những cơng trình nghiên cứu kể trên, tác giả mong muốn trình
bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó với vấn đề giáo
dục đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay một cách có hệ thống hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức mới, đạo đức cách mạng, từ đó làm cơ sở tham chiếu để nêu lên thực trạng của
sự suy thoái đạo đức và giải pháp giáo dục đạo đức mới trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phân tích khái quát về nguồn gốc và những tiền đề hình thành của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.


11

Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức; đồng thời khẳng định giá trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tư tưởng và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, khái quát thực trạng về đạo đức xã hội và đề xuất những phương hướng,
giải pháp giáo dục đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về những nội dung liên quan đến vấn đề đạo đức xã hội nói
chung và đạo đức cách mạng nói riêng; đồng thời, luận văn còn kết hợp sử dụng các

phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so
sánh - đối chiếu, lôgic - lịch sử, thống kê xã hội học, lý luận gắn với thực tiễn… để
nghiên cứu thực tiễn đề tài luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm sáng rõ và khẳng định những giá trị
khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, lấy đó làm kim chỉ nam,
hệ quy chiếu cho việc xem xét đạo đức xã hội Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn, kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên và những người quan tâm trong nghiên cứu, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung hoặc nghiên cứu chun sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm có 2 chương, 5 tiết.


12

Chương 1
NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CỦA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI VÀO CUỐI
THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành những chương trình khai thác thuộc địa làm
chuyển biến tình hình Việt Nam trên nhiều phương diện xã hội. Bọn chúng đã làm
nên những điều tàn tệ nhất để trục lợi, tham lam và tàn ác. Hồ Chí Minh đã viết:
“Thực dân Pháp đầu độc nhân dân chúng tôi. Chúng bắt mọi người phải uống rượu.

Chúng tơi có phong tục lấy gạo ngon làm ra rượu uống, khi có bạn tới chơi hoặc
khi có ngày giỗ tổ tiên. Bọn thực dân Pháp đã lấy gạo xấu, rẻ tiền nấu rượu.
Không ai thèm mua của chúng. Khốn thay rượu làm ra lại quá nhiều. Sau đó,
người ta hạ lệnh cho các viên tỉnh trưởng cứ theo đầu người mà bắt buộc phải đi
mua thứ rượu không ai uống” [48, 478]. Với những chiêu thức nhẫn tâm như vậy
của thực dân, xã hội Việt Nam bị biến chuyển sâu sắc về mọi khía cạnh trong đời
sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ một xã hội phong kiến thuần
tuý, nước Việt Nam đã biến thành một xã hội nửa thuộc địa phong kiến.
Về kinh tế, sự du nhập ít nhiều của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi:
quan hệ kinh tế nơng thơn bị phá vỡ, hình thành đô thị mới, nhiều trung tâm kinh tế
mở ra với nhiều tụ điểm cư dân. Nền kinh tế Việt Nam bị đẩy tới tình cảnh bị kìm
hãm trong vịng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp, đời sống nhân dân
vơ cùng cực khổ. Chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo của thực dân Pháp được
Hồ Chí Minh khắc họa: “Rồi hết những điên rồ này đến những sự điên rồ khác đã
làm vung phí đồng tiền mà người dân An Nam đáng thương hại đã phải đổ mồ hôi
nước mắt mới kiếm ra được” [48, 130]. Dưới bàn tay của chủ nghĩa thực dân, nhân
dân ta đã bị đẩy tới cảnh “buộc họ phải chịu cái thân phận dân bản xứ hèn mọn, mà
người ta tước hết ruộng đất của họ để cho bọn xâm lăng, và sau đó buộc họ phải lao


13

động như kẻ nô lệ” [48, 137]. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức,
bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt.
Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay
nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa
khơng lối thốt. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ,
đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Cịn số
đơng vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vơ cùng nặng nề ngay

trên mảnh đất của chính mình. Hồ Chí Minh đã khắc họa một cách chân thực về
thảm cảnh “một cổ, hai tròng” của người dân Việt Nam bị áp bực, bóc lột dưới thời
Pháp thuộc: “… bọn phong kiến địa chủ, bọn tư bản và đế quốc thẳng tay áp bức,
bóc lột những tầng lớp người khác, nhất là công nhân và nông dân. Chúng cướp của
chung do xã hội sản xuất ra làm của riêng của cá nhân chúng để chúng “ngồi mát ăn
bát vàng”, nhưng miệng chúng luôn luôn huênh hoang những danh từ “đạo đức”,
“tự do”, “dân chủ”…” [56, 283].
Về chính trị, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị trực tiếp, thi hành chính sách
chuyên chế hết sức hà khắc và tàn bạo đối với dân bản xứ. Mọi quyền hành đều thâu
tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ tồn quyền Đơng Dương, thống
đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ
máy quân đội, cảnh sát, toà án... Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn.
Chủ nghĩa tư bản thực dân khi xâm nhập vào Việt Nam mặc dù trở thành yếu tố bao
trùm song vẫn khơng xóa bỏ giai cấp địa chủ, mà trái lại chúng vẫn lợi dụng và duy
trì sự thống trị của thế lực phong kiến nhà Nguyễn để làm cơ sở cho chế độ thuộc
địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ
hoặc bị đẩy tới cảnh phá sản, hoặc nếu cịn tồn tại thì bị phân hóa thành ba bộ phận
khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số
Việt Nam. Vua quan Nam triều trở thành bù nhìn, tay sai cho thực dân xâm lược.
Thực dân Pháp bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, dìm các cuộc đấu tranh
của dân ta trong biển máu, thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc. Đất nước
Việt Nam bị thực dân Pháp chia cắt thành ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng


14

và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đơng Dương
thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa
Bắc, Trung, Nam, giữa các tơn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các
dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Nguyễn Tất Thành đã lớn lên giữa cảnh đời đau thương và bế tắc của dân tộc như
thế. Những phong trào cách mạng bị lâm ngõ cụt vì sự “nhân đạo” trá hình của bè lũ
thực dân: “Người ta đã làm tất cả để vũ trang cho người An Nam giết hại nhau và xúi
giục họ phản bội. Người ta tuyên bố các thôn xã phải chịu trách nhiệm về những
chuyện rối ren xảy ra trong địa hạt mình. Họ phải dẫn đường cho quân đội ta, phải nộp
mạng những người nổi dậy. Ai khơng tn lệnh thì bị coi là kẻ phạm tội” [48, 116].
Trường Đơng Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa vào tháng 12 năm 1907. Cuộc biểu tình
chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp vào tháng 4 năm 1908. Vụ
Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát vào tháng 6 năm 1908. Căn cứ nghĩa quân
Yên Thế bị bao vây và đánh phá vào tháng 1 năm 1909. Tháng 2 năm 1909, phong
trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ơng bị trục xuất khỏi
nước Nhật. Các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung Kỳ, người bị lên máy chém
như Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi… cũng có người bị đày ra Cơn Đảo như
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn... Mơ tả
những ngày bị đàn áp đó, Hồ Chí Minh đã viết: “Ngoài việc bắt hàng loạt và tàn sát,
đốt cháy, phá trụi làng mạc, bọn đế quốc còn dùng những thủ đoạn khủng bố khác như
đốt nhà và bỏ thuốc độc. Khi chúng bắt được một nhà cách mạng, chúng đốt nhà anh ta.
Nếu anh ta trốn, thì chúng đốt nhà anh ta và bắt giữ tất cả những người trong gia đình”
[50, 60]. Mặc dù, những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của cha anh đã
nhiều lần thất bại nhưng tinh thần yêu nước thương nịi, ý chí căm thù qn xâm
lược vẫn sơi sục trong lịng các thế hệ kế tiếp sau.
Về văn hóa, “Sự bóc lột vơ nhân đạo của chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa làm cho
những người công nhân sống trong những điều kiện không chịu nổi. Sự tập trung rất
lớn các đất đai vào tay người Pháp và giai cấp địa chủ bản xứ khiến cho tình cảnh
của trung nông và bần nông tồi tệ đi. Sự mất mùa liên tiếp và giá sinh hoạt cao, gia


15

tăng sự khốn cùng và sự đau khổ của quần chúng lao động. Tất cả điều này khơi sâu

thêm mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và bóc lột với người bị áp bức và bị bóc lột,
và làm cho tinh thần đấu tranh của những người sau này sâu sắc” [50, 55]. Trong
khi đó, thực dân Pháp khơng ngừng thi hành triệt để chính sách văn hóa nơ dịch,
gây tâm lý tự ti, vong bản, kích thích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại
tục, dùng rượu cồn, thuốc phiện để ru ngủ nhân dân. Chúng “tìm đủ cách để làm
cho người An Nam say khướt với rượu cồn… trở nên u mê, đần độn với thuốc
phiện” [48, 137]. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đốn. Chúng
tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới
vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ thống trị “… trường học đang
thiếu một cách tệ hại. Mỗi năm, cứ đến ngày khai trường, các bậc cha mẹ dù có đi
gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ, thậm chí xin nộp gấp đôi tiền ăn học mà
họ vẫn không gửi được con cái đến trường. Và những đứa trẻ này, có đến hàng nghìn,
bị đày vào cảnh ngu dốt chỉ vì khơng có đủ trường sở cho chúng đi học” [48, 154].
“Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh
đối với kẻ yếu rồi” [48, 96]. Từ khi đặt chân vào Việt Nam, đế quốc Pháp đã thi
hành chính sách thống trị chuyên chế hà khắc, đàn áp dân tộc Việt Nam, tác động
đến nhiều bình diện xã hội nhằm đạt đến mục đích lợi nhuận kinh tế để đạt mục
đích đó, bọn chúng đã nơ dịch nhân dân ta từ chính trị đến văn hóa, giáo dục.
Những điều mà thực dân Pháp mang đến cho nhân dân Việt Nam hồn tồn khơng
phải là sự “khai hố văn minh” - một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu
phương Tây mà họ ln mượn danh nghĩa “khai hóa” đó để giày xéo dân tộc ta.
Miêu tả bản chất của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã thực hiện phép so sánh
như sau: “Thật là một sự mỉa mai đau đớn khi ta thấy rằng văn minh dưới nhiều
hình thức khác nhau, như tự do, cơng lý, v.v. - được tượng trưng bằng hình ảnh
một người đàn bà dịu hiền và được một hạng người nổi tiếng là hào hoa phong nhã
ra sức điểm tô - lại đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người đàn bà bằng xương
bằng thịt và xúc phạm một cách vô liêm sỉ tới phong hoá, trinh tiết và đời sống
của họ” [48, 96]. Sự tàn ác và man rợ của chủ nghĩa thực dân đối với dân tộc ta là



16

những trang sử đẫm máu và nước mắt. Che giấu bản chất, núp danh sứ mạng “khai
hóa văn minh” đó chính là sự khai thác thuộc địa bằng lưỡi lê, họng súng và máy
chém - Đó là một sự khai hóa dã man. Nhà khai hố ngang nhiên tàn bạo nhưng
chính họ vẫn cứ tự cho mình là người văn minh nhất. Người dân lao động bản xứ
không chịu nổi sự khổ nhục quyết vùng lên đấu tranh thì bị các nhà khai hoá dùng
quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến bắt bớ và bỏ tù hàng loạt.
Cơng cuộc khai hố của những con người tự xưng là đại diện cho nền văn minh
của nước đại Pháp đã thể hiện những bản chất đạo đức hết sức tàn bạo và độc ác.
Phân tích về bản chất thực sự của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã viết:
“…“bổn phận”, đến “nhân đạo” và “khai hố”… Đó là thị trường, là cạnh tranh, là
lợi tức, là đặc quyền. Bn bán, tài chính, đó là những cái tượng trưng cho lịng
nhân đạo... Sưu thuế, lao dịch, bóc lột nặng nề, - cơng cuộc khai hố … tóm lại là
thế đó!” [48, 138]. Một khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển nhờ sự bóc lột người
lao động (khơng chỉ là cơng nhân chính quốc mà cịn người dân thuộc địa) ngày một
tinh vi hơn thì bản chất chúng trưng bày trước nhân loại lại càng trở nên xấu xa và
ghê tởm hơn.
Trong hồn cảnh đất nước nơ lệ, lầm than, các con đường cứu nước của cha anh
bị thất bại thì Nguyễn Tất Thành đã xuất hiện, được ni dưỡng trong tình u nước
thương nịi sâu sắc và kế thừa những truyền thống quật khởi dân tộc. Người đã sớm
có trong lịng hồi bão cứu nước, cứu dân với niềm căm hờn sôi sục của một thân
phận nô lệ. Sau này, người thanh niên An Nam ấy đã ra đi khắp các bóng cờ châu
lục để tìm nền hịa bình, tự do của Tổ quốc. Hành trang q giá nhất theo Người
thực hiện sự nghiệp lớn của dân tộc khơng có gì ngồi lịng quả cảm và lịng yêu
thương vô hạn với đất nước, đồng bào.
1.1.2. Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với sự phát triển của lực lượng sản xuất chủ
nghĩa tư bản có sự chuyển biến mạnh mẽ. Các nước chủ nghĩa tư bản phương Tây
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - giai đoạn chủ nghĩa



17

đế quốc. Nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh và mạnh. Tình hình đó đã đặt ra u
cầu bức thiết về việc mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán
nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản cho chủ nghĩa đế quốc.
Đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược.
Trong khi hầu hết các nước phương Tây đã chuyển sang giai đoạn phát triển
cao của chủ nghĩa tư bản thì các nước phương Đơng cịn đang ngủ vùi trong thời
kỳ phong kiến. Tuy có diện tích đất đai rộng lớn và màu mỡ nhưng phương thức
sản xuất ở các nước nông nghiệp phương Đơng cịn rất lạc hậu. Điều kiện đó đã
mở đường để các nước đế quốc tìm ra đáp án cho bài toán mở rộng thị trường,
xâm chiếm thuộc địa, bành trướng thế lực. Chúng đã nhanh chóng bắt tay vào
chiến lược xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa nhằm đem lại lợi nhuận tối
đa cho tư bản chính quốc. Q trình đó đã làm cho quan hệ xã hội của các nước
thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Người dân các nước phương Đông trở thành
nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến tội ác
của chủ nghĩa đế quốc. Ở nước Mỹ, đất nước đã nêu ra những câu từ bóng bẩy trong
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 là: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [51, 1] thì dưới
chân bức tượng Nữ thần Tự do, những vụ tàn sát, hành hạ và sỉ nhục con người diễn
ra hằng ngày. Trên đất nước Pháp, Người khơng thấy “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”
mà chỉ thấy sự đối chọi hàng ngày giữa đói rét và giàu sang, giữa nhục nhã và bạo tàn,
giữa những khu ổ chuột với những lâu đài nguy nga; những cảnh chém giết, bóc lột
và người đối xử với người như “chó sói với người”. Vì chứng kiến tất cả những xấu
xa che đậy bởi bức bình phong giả tạo của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh có sự
căm thù sâu sắc đối với những kẻ bóc lột người dân lao động. Người hiểu ra rằng ở

các nước thuộc địa hay trên chính quốc, chủ nghĩa tư bản cũng chỉ có một bản chất là
bóc lột người lao động để làm giàu và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có
hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [48, 226].


18

Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hiện tượng quốc tế, lan rộng trên khắp thế
giới. Chúng ra sức tranh giành, xâu xé, kìm kẹp thuộc địa và các dân tộc nhỏ yếu.
Sự áp bức và thơn tính ngày càng gia tăng thì mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa
với chủ nghĩa thực dân cũng ngày càng trở nên gay gắt. Khơng chỉ vậy, với lịng
tham vơ hạn, chủ nghĩa đế quốc cịn khơng ngừng tăng cường sự áp bức, bóc lột tàn
tệ đối với giai cấp cơng nhân ở chính quốc. Điều này dẫn đến phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân các nước thuộc địa và giai cấp cơng nhân
chính quốc trở nên mãnh liệt và sôi nổi hơn.
Những phong trào công nhân ở các nước đế quốc không ngừng diễn ra, tiêu
biểu như: Năm 1831, công nhân Liông nước Pháp biểu tình địi tăng lương giảm giờ
làm; Năm 1844 thợ dệt ở Sơ lê din nước Đức đấu tranh chống sự hà khắc của chủ
xưởng; Từ năm 1836 - 1847 phong trào Hiến chương Anh đưa kiến nghị đòi bầu cử,
đòi tăng lương, giảm giờ làm… diễn ra một cách quyết liệt. Nhưng do thiếu lý luận
và tổ chức cách mạng dẫn đường nên các phong trào công nhân trên đều đã bị thất
bại. Mặc dù vậy, dưới sự áp bức, thơn tính tàn bạo, chính chủ nghĩa đế quốc lại tạo
cho giai cấp công nhân và nhân dân thuộc địa những điều kiện cần thiết để sau này
họ vươn lên tự giải phóng mình khi đã thức tỉnh về ý thức dân tộc, ý thức giai cấp.
Hồ Chí Minh nhận ra phong trào đấu tranh đòi tự do ở các nước thuộc địa và
xóa bỏ sự áp bức của giai cấp công nhân đều nhằm chống một kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc nên về sau, khi tham gia cách mạng với vai trò là một chiến sĩ cộng
sản quốc tế, Hồ Chí Minh tin tưởng sự thật: “Khơng phải chỉ có những người cộng
sản mới nổi lên chống lại sự bóc lột thuộc địa một cách quá mức. Báo chí và các
diễn giả tư sản cũng phản đối sự khắc nghiệt mà người bản xứ phải chịu đựng; phản

đối sự vô sỉ luôn bao trùm bộ máy cai trị thuộc địa; phản đối tình trạng thiếu hẳn
một chính sách thuộc địa nghiêm chỉnh” [48, 149]. Nghĩa là ngay trên đất nước của
những kẻ đi xâm lược thuộc địa cũng có những con người đang đấu tranh chống lại
bọn chúng. Trong tình cảnh đó, trên khắp thế giới vào đầu thế kỷ XX, sự thức tỉnh
của các dân tộc châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ
Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào cách mạng của các dân tộc


19

phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự
do. Trong những tháng ngày sôi động ấy, Nguyễn Tất Thành đã đặt chân đến nhiều
nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con
đường cứu nước. Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây,
Người trở thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1919, tại Hội nghị hịa
bình được triệu tập ở Vécxây, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã nhân danh những
người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi
các quyền tự do, dân chủ. Nhưng Người đã thất bại, chủ nghĩa đế quốc khơng bao
giờ nhượng bộ lịng tham trước khát khao tự do chính đáng của các dân tộc thuộc
địa. Tuy vậy, Người đã nhận ra một chân lý mà sau này điều đó đã được đúc kết
trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp: “… chúng tơi xin nói với anh em
rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của
bản thân anh em” [49, 128]. Chân lý mà người thanh niên An Nam yêu nước giữa
Hội nghị Vécxây thấu hiểu chính là: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể
trơng cậy vào bản thân mình.
Cho đến năm 1920, tiếng vang và ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga
và lãnh tụ V.I. Lênin mới lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới. Cách mạng
Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, mở ra trước
mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cuộc cách
mạng ấy làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước chủ nghĩa tư bản phương

Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đơng gắn bó
mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Với Hồ Chí Minh lúc đó: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách
mạng trong các nước thuộc địa… đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này
còn âm ỷ trong đầu óc của nhiều nhà cách mạng châu Âu và châu Mỹ” [49, 136].
Thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga sau đó là Nhà nước Xơ Viết, nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động.
Cũng từ đó, Lênin và Cách mạng Tháng Mười thật sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến lý
tưởng cách mạng và cả tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sau này.


×