Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tư tưởng chính trị thời kì tiên tần và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o------

VÕ VĂN DŨNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o------

VÕ VĂN DŨNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22. 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. ĐINH NGỌC THẠCH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc
lập, trung thực của bản thân, chưa từng được công bố trên bất kỳ một cơng
trình nào khác. Nếu có gì khơng đúng, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Tác giả

VÕ VĂN DŨNG


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

............................................................... 1

PHẦN NỘI DUNG..............................................................

9

Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TIÊN TẦN ............ 9
1.1. CƠ SỞ KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA- KHOA HỌC
HÌNH THÀNH NÊN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN.................


9

1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành nên tư tưởng chính trị
thời kì Tiên Tần .............................................. 9
1.1.2. Sự phát triển văn hóa - khoa học kĩ thuật với việc hình
thành nên tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần .........20
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NÊN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

THỜI KÌ TIÊN TẦN ...................................................................... 28

1.2.1. Tư tưởng thiên mệnh tiền đề lý luận cho tư tưởng chính
trị thời kì Tiên Tần ..........................................29
1.2.2. Sự suy đồi về đạo đức cơ sở lý luận cho tư tưởng chính trị
thời kì Tiên Tần .............................................34
Chương 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG

CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN .............................41
2.1. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN ............................ 41
2.1.1. Quan điểm về nguồn gốc và quyền lực nhà nước
thời kì Tiên Tần ..............................................41
2.1.2. Quan điểm về thể chế chính trị thời kì Tiên Tần ......50
2.1.3. Quan điểm về mối quan hệ giữa nhà nước với dân
thời kì Tiên Tần .............................................56
2.1.4. Quan điểm về phương pháp cai trị nhà nước thời kì Tiên
Tần ....................................................................66


2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
THỜI KÌ TIÊN TẦN ................................................................................


94

2.2.1. Đặc điểm tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần ......... 94
2.2.2. Giá trị và hạn chế lịch sử của tư tưởng chính trị
thời kì Tiên Tần ..............................................101
2.2.3. Ý nghĩa lịch sử từ tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần
đối với việc kiện toàn hệ thống chính trị Việt Nam ....117
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO

...............................................................127


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang chứng kiến nhiều biến đổi mạnh mẽ mang tính tồn cầu,
sự biến đổi đó khơng những diễn ra trên một lĩnh vực, mà nó diễn ra trên tất
cả các lĩnh vực bao gồm kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học kỹ
thuật và cơng nghệ. Tất cả những biến đổi đó thúc đẩy q trình tồn cầu hóa
diễn ra nhanh chóng. Q trình tồn cầu hóa sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi
cho tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, bên cạnh những thuận
lợi thì tồn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Từ bối cảnh trên, để
xây dựng và phát triển đất nước Đảng cộng sản Việt Nam đã tranh thủ những
cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của đất nước
ta để rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức
là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làm
cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh đó

Đảng cịn phải kiện tồn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị cũng là một
trong những nội dung quan trọng của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Để làm được điều đó chúng ta phải nghiên cứu theo nhiều chiều
hướng khác nhau để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị
của nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, việc tiếp thu tinh hoa của nhân loại, trong đó có những bài học về tổ
chức và quản lý nhà nước, về hệ thống quyền lực và vai trị của nhân dân,
ln ln cần thiết và bổ ích. Quy luật kế thừa tư tưởng địi hỏi có cách tiếp
cận khách quan, khoa học về di sản của quá khứ, bắt đầu từ thời cổ đại.


2

Tại phương Đông, nhất là Trung Quốc, các nhà tư tưởng chính trị cổ đại,
mà điển hình là tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần, chiếm vị trí quan trọng
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần ra đời
trong bối cảnh đời sống xã hội trải qua nhiều biến đổi sâu sắc, trước hết là sự
tan rã của chế độ phong kiến phân quyền, quá trình chuyển biến từ phân
quyền sang chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Sự biến đổi đó đã làm
cho xã hội rơi vào đại loạn, song chính trong điều kiện đó đã sinh ra một loạt
các nhà tư tưởng, người ta đã gọi thời kì này là thời kì “bách gia chư tử”. Các
học phái thời kì này bao gồm “Nho gia”, “Pháp gia”, “Mặc gia”, “Âm Dương
gia”, “Danh gia”, “Đạo gia”, “Tung hồnh gia”, “Nơng gia” và “Tạp gia”. Các
học phái đứng trên lập trường khác nhau, đại diện cho các tầng lớp xã hội
khác nhau, chính vì thế họ đưa ra cách lý giải khác nhau về nguyên nhân dẫn
đến xã hội loạn, để từ đó các học phái đưa ra các giải pháp khác nhau để giải
quyết những vấn đề của xã hội, nhằm cứu đời, cứu mình. Mặc dù vậy nhìn

chung có thể phân chia tư tưởng chính trị của các học phái này thành hai học
phái căn bản là “học phái vô vi” và “học phái hữu vi”. Nếu như “học phái vô
vi” chủ trương chủ trương vô vi nhi trị, khơng làm gì trái với bản tính của tự
nhiên thì “học phái hữu vi” lại chủ trương can thiệp vào đời sống của nhân
dân theo hình thức “nhân trị” và “pháp trị” để bình ổn xã hội. Các tư tưởng
mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế do điều kiện lịch sử nhất định, nhưng nhìn
chung nó vẫn cịn có những giá trị lịch sử, những tư tưởng ấy đã ảnh hưởng
đến nhiều quốc gia không những trong quá khứ mà ngay cả hơm nay và mai
sau.
Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về tư tưởng thời kì Tiên
Tần, nhất là các nhà lịch sử, triết học. Nhưng nghiên cứu một cách tồn diện
về tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần vẫn cịn là vấn đề mới mẽ. Nếu như tư
tưởng đức trị luôn đặt nhân nghĩa lên hàng đầu trong việc thực thi quyền lực
chính trị thì tư tưởng pháp trị lại đề caoo vai trị của pháp luật trong chính trị
hay tư tưởng vơ vi nhi trị của đạo gia coi trọng yếu tố tự nhiên trong chính
trị... Những tư tưởng này thực sự có ý nghĩa và tác động mạnh đến nước ta


3

không những đối với các triều đại phong kiến Việt Nam, mà ngay cả ngày
hôm nay đối với nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay cũng còn một số
giá trị nhất định.
Việc nghiên cứu một số nội dung của tư tưởng chính trị Tiên Tần sẽ giúp
chúng ta rút ra ý nghĩa và những bài học bổ ích trong q trình xây dựng,
hồn thiện hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Dựa trên những cơ sở đó tác
giả chọn “Tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần và ý nghĩa lịch sử” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần có giá trị hết sức to lớn không những

cho các triều đại phong kiến trước đây mà cho đến hôm nay tư tưởng đó vẫn
cịn thu hút được sự quan tâm của các nhà nước hiện đại, chính vì thế nó đã
thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Trung
Quốc mà ngay cả ở Việt Nam và các nước lân cận, có thể khái qt các cơng
trình nghiên cứu đó qua các chủ đề sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu đại cương về lịch sử Trung Quốc.
Trong các cơng trình nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, các tác giả
đã nghiên cứu một cách tổng hợp nhất, tiêu biểu nhất về xã hội Trung Quốc
thời kì Xuân thu - Chiến quốc như cơng trình “Đại cương lịch sử triết học
Trung Quốc” (Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002).
Cơng trình này được tác giả bàn rất nhiều về nội dung lịch sử triết học Trung
Quốc, từ thế kỷ XVIII trước công nguyên đến những năm đầu của thế kỷ XX.
Trong đó cơng trình đã tập trung bàn kỹ bối cảnh xã hội Trung Quốc thời kì
Xuân thu - Chiến quốc. Tác phẩm không chỉ dừng lại phân tích sâu sắc những
tư tưởng của các nhà triết học Trung Quốc thời kì cổ đại nói chung mà cịn có
những đánh giá hết sức xác đáng rất có giá trị về tư tưởng chính trị.
Nghiên cứu về chủ đề này cịn có rất nhiều những tác phẩn khác như:
“Giáo trình Lịch sử triết học” (Nxb. Giáo dục 2002); “Lịch sử Trung Quốc


4

năm ngàn năm” (tập 1, Lân Hán Đạt, Tào Dư Chương, Nxb. Trẻ 2004); “Lịch
sử triết học Trung Quốc” (tập 1, Nxb. Khoa học xã hội 2007); “Lịch sử triết
học Trung Quốc” (tập 1, Hà Thúc Minh, Nxb. Tp Hồ Chí Minh 1999); …Các
cơng trình khoa học này đã phân tích khái quát các điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội Trung Quốc thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc. Với tư cách là cơ sở khách
quan hình thành nên các trường phái triết học ở Trung Quốc giai đoạn này,
các cơng trình đã giúp người đọc có cái nhìn tồn thể về thời kì Tiên Tần.
Mặt khác, cũng cần nói đến cơng trình nghiên cứu về giá trị lịch sử như

“Triết lý phương Đông- giá trị và bài học lịch sử” (Dỗn Chính, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005). Cơng trình nghiên cứu trên hai phương diện, triết
lý và bài học lịch sử. Phương diện những bài học lịch sử trong triết học Trung
Quốc cổ đại, về phương diện này tuy không mới nhưng việc nghiên cứu một
cách nghiêm túc tác giả đã chỉ ra được những lý giải xác thực, có giá trị khoa
học cao.
Những cơng trình nêu trên đã trình bày hết sức cơng phu, tồn vẹn về xã
hội Trung Quốc thời kì Tiên Tần. Tuy nhiên, những giá trị lịch sử chỉ được
các tác giả rút ra và đánh giá ở mức độ mang tính chất hết sức khái qt.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung Quốc.
Cơng trình ngiên cứu về văn hóa Trung Quốc phải kể đến cơng trình:
“Cội nguồn văn hóa Trung Hoa” (Đường Đắc Dương, chủ biên, Nxb. Hội
nhà văn 2003), cơng trình khơng chỉ đề cập đến những nội dung vốn có của
văn hóa truyền thống mà cịn nên ra những ý nghĩa hiện tại. Cơng trình đã
khái qt q trình phát triển để phân tích ý nghĩa văn hóa lịch sử với hiện tại,
từ đó làm rõ những nội dung đặc sắc văn hóa Trung Quốc.
“Lịch sử văn hóa Trung Quốc” (2 tập, Trần Ngọc Thuận, Nxb. Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội 1999), cơng trình đã trình bày quá trình phát sinh, phát
triển, diễn biến của văn hóa trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử từ thời tối
cổ đến thời cận hiện đại.


5

Ngồi ra cịn phải kể đến các cơng trình như: “Lịch sử văn hóa Trung Quốc”
Đồn Gia Kiệm (chủ biên), Trương Văn Các - Thạch Giang - Trương Chính
(dịch), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1993; “Lịch sử văn minh Trung Hoa” Will
Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nxb. Văn hóa - Thơng tin; “Bách khoa tồn thư
văn hóa cổ điển Trung Quốc”, Nguyễn Tơn Nhan, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà
Nội, 2002;... Tất cả các cơng trình này giúp chúng ta thấy rõ giá trị tư tưởng,

văn hóa của thời kì Tiên Tần. Tuy nhiên các cơng trình trên vẫn chỉ dừng lại ở
sự khái quát văn hóa Trung Quốc chứ chưa thực sự đi sâu phân tích những giá
trị cụ thể của nó đối với thời đại ngày nay.
Thứ ba, các cơng trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng triết học chính
trị trong tư tưởng triết học Trung Quốc như:
“Từ điển triết học Trung Quốc” (Dỗn Chính, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2007). Với cơng trình này tác giả đã nghiên cứu một cách khá công
phu, tập trung giải thích các nội dung tư tưởng như các trào lưu triết học, các
triết gia, các tác phẩm, các quan điểm tư tưởng qua hệ thống các thuật ngữ,
khái niệm và phạm trù triết học Trung Quốc theo trình tự. Mặc dù đây là cơng
trình dưới dạng từ điển nhưng tác giả đã nghiên cứu một cách tương đối đầy
đủ và khái quát.
“Tính thiện trong tư tưởng Phương Đông” (Nguyễn Thu Phong, Nxb.
Đại học quốc gia, Tp Hồ Chí Minh 2000). Cơng trình trên đã tập trung nghiên
cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học chính trị của các học
phái thời kì Tiên Tần qua các vấn đề lớn như bản thể luận, nhận thức luận và
nhân sinh đạo đức.
“Tư tưởng pháp trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam” (Dỗn Chính (chủ biên), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội
2007). Cơng trình nghiên cứu về quan điểm trị nước của trường phái triết học
Pháp gia, từ đó phân tích ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam.


6

“Triết học chính trị Khổng giáo” (Trần Quang Thuận, Nxb. Văn hóa, Sài
Gịn 2002). Tác phẩn đã trình bày khá hồn chỉnh về sự hình thành và những
nội dung chủ yếu về tư tưởng chính trị như tâm lý, xã hội và chính trị của
người Trung Quốc liên quan đến phát triển văn hóa và đường lối chính trị

Ngồi ra cịn phải kể đến các cơng trình như: “Quản Trọng và nước tề
thời Xuân thu” (Cao Liên Hân, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh 2002); “Vấn
đề quản lý nhà nước trong Triết học Trung Quốc cổ đại” (Nguyễn Anh Tuấn,
Nxb. Đại học quốc gia, Tp Hồ Chí Minh 2002); “Tư tưởng nhân bản của Nho
học Tiên Tần”, Tào Thượng Bân (Lê Thanh Thùy, Đào Tâm Khánh, Chu
Thanh Nga, Phạm sỹ Thành, Mai Thị Thơm biên dịch), Nxb. Đại học quốc
gia, Hà Nội, 2005; ); “Nho giáo Trung Quốc” (Nguyễn Tơn Nhan, Nxb. Văn
hóa Thơng tin, Hà Nội 2004);... Các cơng trình khơng chỉ đề cập đến những tư
tưởng của những nhà triết học ở Trung Quốc từ thời kì cổ đại mà còn rút ra ý
nghĩa đối với thời hiện đại.
Nhìn chung các cơng trình trên đã chỉ ra được nguồn gốc ra đời, nội dung
tư tưởng, và những đánh giá có tính chất phê phán tư tưởng chính trị thời kì
Tiên Tần một cách khá rõ ràng mạch lạc, các tác giả đã nêu ra những nhược
điểm nhất định do điều kiện lịch sử và khoa học kỹ thuật, đồng thời họ cũng
cho rằng nếu loại bỏ những hạn chế bởi điều kiện lịch sử xã hội và sự chi
phối của lợi ích giai cấp, thì nó vẫn cịn có những bài học bổ ích thiết thực đối
với q trình xây dựng, phát triển và hồn thiện nhà nước pháp luật trong đổi
mới ở nước ta hiện nay.
Kế thừa và phát triển các cơng trình trên từ đó tác giả sẽ trình bày nội
dung tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần một cách có hệ thống, đồng thời đưa
ra cách đánh giá riêng về giá trị lịch sử, nhằm rút ra ý nghĩa của nó đối với xã
hội hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn

* Mục đích của luận văn


7

Trên cơ sở phân tích, làm rõ nội dung và thực chất tư tưởng chính trị thời

kì Tiên Tần, luận văn nhằm rút ra những ý nghĩa lịch sử của nó đối với q
trình xây dựng, hồn thiện hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị
thời kì Tiên Tần.
- Trình bày những nội dung cơ bản, rút ra những đặc điểm của tư tưởng
chính trị thời kì Tiên Tần.
- Rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần.
* Giới hạn của luận văn
- Luận văn khơng tìm hiểu tồn bộ tư tưởng thời kì Tiên Tần nói chung,
mà giới hạn nội dung nghiên cứu ở tư tưởng chính trị thời kì này, đánh giá
những mặt tích cực cũng như hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng chính trị thời kì
Tiên Tần đối với q trình xây dựng, hồn thiện hệ thống chính trị Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác
giả cịn sử dụng hệ thống các phương pháp: như phân tích và tổng hợp, diễn
dịch và quy nạp, lôgic và lịch sử để phân tích nội dung luận văn; cách tiếp cận
của luận văn là cách tiếp cận triết học lịch sử và triết học chính trị.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về lý luận, trên cơ sở trình bày hệ thống những tư tưởng cơ bản của các
học thuyết chính trị thời kì Tiên Tần, luận văn góp phần làm sâu sắc thêm ý
nghĩa và giá trị bài học lịch sử của nó.


8

Về thực tiễn, luận văn góp phần khẳng định những ý nghĩa của nó trong

tiến trình xây dựng và hồn thiện hệ thống chính trị tại Việt Nam. Ngồi ra
luận văn cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu
các mơn khoa học chính trị, đặc biệt là lịch sử tư tưởng chính trị trong các
trường Đại học và Cao đẳng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành hai chương, bốn tiết.


9

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TIÊN TẦN
Bất cứ một tư tưởng nào ra đời cũng đều gắn với những đặc điểm, những
điều kiện xã hội nhất định. Đúng như C. Mác đã nói “các triết gia khơng mọc
lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm thời đại của mình, của dân tộc mình,
mà dịng sữa tinh tế nhất, q giá và vơ hình được tập trung lại trong những tư
tưởng triết học” [55, 156]. Tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần cũng vậy; nó
được hình thành khơng phải do ý muốn chủ quan của các nhà tư tưởng mà là
sự phản ánh những tư tưởng ra đời nhằm mục đích khắc phục xã hội Trung
Quốc đương đại ra khỏi cảnh lầm than, loạn lạc. Chính vì thế khi muốn đánh
giá đúng đắn hệ tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần thì chúng ta phải quay về
với cái thời mà hệ tư tưởng đã sinh ra.

1.1. CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HĨA- KHOA
HỌC HÌNH THÀNH NÊN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ TIÊN TẦN


1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành nên tư tưởng chính trị thời kì
Tiên Tần
Trong thời kì cơng xã thị tộc nguyên thủy, với sự xuất hiện của ngành
nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, đời sống của nhân dân tương đối ổn định,
hình thái tơ tem và bái vật linh cũng mất dần ý nghĩa trong đời sống xã hội,
thay vào đó là những quan điểm sùng bái sức mạnh của lực lượng tự nhiên
mang tính chất tín ngưỡng tơn giáo. Mỗi cơng xã thị tộc trong thời kì này có
khoảng vài chục hoặc vài trăm hộ trở lại. Đất đai trong giai đoạn này trở
thành công hữu, nhưng sau đó nơng cụ ngày càng nhiều lên người ta bắt đầu
sản xuất theo các nhóm nhỏ từ ba đến năm nhà, hình thành cơng xã gia đình


10

do công xã thị tộc phân phối, mỗi năm sau khi thu hoạch thì người dân trả lại
ruộng đất cho cơng xã thị tộc, và cơng xã thị tộc có nhiệm vụ phân lại ruộng
đất. Sự phân công như vậy trong thời kì này trở nên cơng bằng vì trong hồn
cảnh lịch sử phần lớn nơng vụ đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, và sự trù
phú của đất đai canh tác quyết định. Đến thời kì sau của công xã thị tộc, sức
sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra sau khi đã cung cấp đủ cho nhu cầu sinh
hoạt cá nhân thì vẫn cịn dư thừa. Các thủ lĩnh thị tộc bộ lạc bắt đầu lấy của
chung về làm của riêng, xã hội cũng từ đó xuất hiện tầng lớp quý tộc trong thị
tộc. Để trở nên giàu có hơn và có thế lực trong xã hội tầng lớp quý tộc đã
không ngừng mở rộng lãnh thổ bằng cách đi xâm chiếm các thị tộc bộ lạc
khác, tù binh bắt được không giết đi, mà biến thành nô lệ, bắt họ lao động để
phục vụ quý tộc, q trình này đã làm cho kinh tế khơng ngừng phát triển, tuy
nhiên sự phát triển đó chỉ dành riêng cho giai cấp chủ nơ.
Bước qua thời kì chiếm hữu nô lệ Ân - Thương khoảng đầu thế kỷ thứ
XVIII trước CN, Thành Thang lật đổ vua cuối cùng của nhà Hạ, lập nên nhà
Thương, hay còn gọi là nhà Ân. Trong thời kì này đã xuất hiện đồ đồng, đặc

biệt là đồng đen. Tuy chưa được phổ biến rộng rãi, việc sử dụng đồng đen để
làm tư liệu sản xuất như cào, cuốc, thuổng, đã góp phần làm cho kinh tế ngày
càng phát triển, sở hữu đất đai có nhiều thay đổi lớn, chế độ quốc hữu ruộng
đất của q tộc chủ nơ ra đời, tồn bộ đất đai là của nhà vua nhưng với danh
nghĩa đó lại phân cho các quý tộc chủ nô sử dụng. Những người này lại chia
đất đai thành những mảnh nhỏ hơn rồi sai nô lệ cày cấy trên những mảnh
ruộng này. Thời nhà Ân mỗi gia đình q tộc chủ nơ được cấp bảy chục mẫu
ruộng để canh tác và được hưởng trọn hoa lợi, nhưng tám gia đình phải chung
nhau canh tác chung một khoảng ruộng công bảy chục mẫu ở giữa, tồn bộ
khu ruộng cơng này phải nộp cho nhà nước, Chủ nô phân phối tỉnh điền cho
các tập thể nơ lệ canh tác. Qua q trình phân cơng lao động và sự tách biệt về
kinh tế, sản phẩm lao động trở thành hàng hóa. Hàng hóa ra đời cùng với sự
xuất hiện của tiền tệ. Tuy nhiên tiền tệ lúc này cũng chỉ là hàng hóa. Ở giai
đoạn này xuất hiện hình thái tiền tệ ngẫu nhiên, đây là hình thái trao đổi mà


11

con người dùng một vật ngẫu nhiên để đổi lấy một vật khác mà họ mong
muốn. Họ có thể dùng một vật bất kì để đổi lấy một vật khác: ví dụ bốn con
dê có thể đổi lấy một con trâu, sự trao đổi này đã biểu thị mầm mống cho sự
ra đời của tiền tệ. Bên cạnh hình thái kinh tế ngẫu nhiên, ở thời kỳ này cũng
xuất hiện tiền tệ được quy ước bằng vỏ sò và các vật phẩm khác được mang
ra làm vật ngang giá chung khi trao đổi, nhưng nhìn chung chúng đều tồn tại
những hạn chế như: chất lượng của các vật phẩm làm vật ngang giá chỉ tồn tại
trong một thời gian ngắn, sự không thống nhất vật ngang giá chung giữa các
vùng khi trao đổi, mua bán, không tiện chia ra, gộp lại, cất giữ, cũng như
mang đi. Đặc trưng kinh tế thời kì này kinh tế nơng nghiệp vẫn giữ vai trị chủ
đạo, sự trao đổi hàng hóa bắt xuất hiện và đặt nền móng cho sự phát triển
thương nghiệp.

Sau khi Tây Chu diệt Thương (khoảng từ năm 1066 - 771 trước CN), thì
chế độ nơ lệ phát triển tương đối mạnh, tất cả ruộng đất và nhân dân đều
thuộc quyền của nhà vua. Nhà Chu tiếp tục đẩy mạnh quốc hữu hóa ruộng
đất. Dưới trời rộng lớn khơng đâu là không phải đất của vua, đến tận biên
giới, chẳng đâu khơng có bề tơi của vua, thế nhưng “đất đai rộng rãi, bề tôi
đông đảo mà vua lại không công bình” (Phổ thiên chi hạ Mạc phi vương thổ.
Suất thổ chi tân, Mạc phi vương thần. Đại phu bất quân) [89, 325]. Quá trình
này đã làm cho đất đai ngày càng được mở rộng. Vua nhà Chu đem đất đai
cùng với nơ lệ trên đất đó thưởng cho chư hầu và các đại thần trong triều
đình. Chư hầu cũng đưa đất đai để thưởng cho các cấp dưới của mình. Mỗi
chức quan đều có một số đất tương ứng với đẳng cấp, lãnh địa mà họ giành
được. Đất đai được thưởng có thể được truyền từ đời này sang đời khác, tự do
chi phối nhưng không được mua bán. “Bất cứ lúc nào thiên tử nhà Chu đều có
thể thu hồi số ruộng đất và nông nô ấy và ban thưởng cho người khác” [78,
306]. Nhà Chu còn kế thừa và phát triển chế độ tỉnh điền của thời Ân Thương, đồng thời phát triển hệ thống thủy lợi nhằm mục đích tưới tiêu trong
nơng nghiệp. Đường xá cũng được phát triển khá hồn chỉnh. Trong thời kỳ
này có sự xuất hiện của đồng đen, tuy nhiên cũng giống như thời nhà Hạ đồng


12

đen vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, chủ yếu người ta sử
dụng gỗ đá, vỏ trai. Mặc dù vậy, việc xuất hiện nông cụ bằng đồng đen có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển nơng cụ Trung Quốc, nó đặt nền móng
cho sự ra đời và phát triển cơng cụ bằng sắt.
Vào thời kì Tây Chu, cơ cấu tài chính quốc gia được chia làm hai hệ
thống lớn. Một là hệ thống địa quan tư đồ (quan quản lý thu nhập), hai là hệ
thống thiên quan chủng tề (quan quản lý việc chi ra), thiên quan và địa quan
quản lý toàn bộ việc ruộng đất, nhân khẩu, thuế khóa, cống nạp, thu chi, kiểm
tra thuế khóa trên tồn quốc với sự phân cơng rành mạch, chức trách rõ ràng.

Trong thời kì này việc thống kê về dân số cũng đã xuất hiện. “Trong kim văn
thời Tây Chu, đã thấy ghi số lượng của người dân, đầy tớ, nô lệ mà vua ban
thưởng cho chư hầu”[78, 325]. Cùng với sự trao đổi đươc mở rộng, thời kì
này đã xuất hiện tiền tệ được đúc bằng đồng, ngồi ra người ta cịn dùng
xương, đá, ngọc trai làm vật ngang giá chung cho sự trao đổi mua bán, có thể
xem đó là hình thức tạo ra vật ngang giá chung khác nhau, thời đại tây Chu
với sự xuất hiện của đồ sắt được dùng vào sản xuất, trình độ sản xuất bắt đầu
lớn mạnh thì tiền tệ bước sang một hình thái cao hơn.
Về thương nghiệp, trong thời gian này đã xuất hiện quan chuyên coi về
thị trường, quản lý tình hình trao đổi mua bán ở chợ. Hàng hóa mua bán chủ
yếu trong thời kì này là nơ lệ, trâu ngựa, binh khí, các vật q lạ, … Những
hàng hóa mua bán xong phải được chấp nhận lập tờ khoán ước, cấp cho hai
bên mua và bán, thương nhân cũng như thợ thủ cơng thời kì này phần lớn đều
phụ thuộc vào quý tộc chủ nô. Họ kinh doanh và phục vụ chủ yếu cho nhu cầu
của quý tộc. Thời kì nhà Chu, kinh tế đã phát triển lên một tầm cao mới, hình
thức kinh tế nơng nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng với sự xuất hiện của
vật ngang giá chung đã làm cho thương nghiệp phát triển mạnh mẽ cùng với
nó là sự chuyên mơn hóa về sản xuất trong nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp
bắt đầu hình thành. Sự xuất hiện của đồ sắt đã đánh dấu một bước chuyễn mới
của phương thức sản xuất.


13

Thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc (từ năm 772 - năm 221 trước CN) là thời
kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ đã suy tàn và chế độ phong kiến sơ kỳ đang hình
thành. Về kinh tế, trong thời kì này nền kinh tế đang dần chuyễn từ thời đại
đồ đồng sang thời đại đồ sắt, đồ sắt được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp,
sắt dùng để đúc rìu, búa, cuốc, cưa. Sự xuất hiện nơng cụ cày đã làm cho kinh
tế nông nghiệp ngày càng phát triển, nếu như trước đây con người canh tác

chủ yếu dựa vào cuốc và cơ bắp của người nơng dân thì đến nay được thay
thế bằng sức kéo của súc vật như trâu, bò, ngựa.., sự xuất hiện của cày cũng là
sự kiện vạch thời đại trong thời kì này, tính chất của quan hệ sản xuất cũng có
những thay đổi mới, việc sử dụng công cụ bằng sắt đã đem lại những thành
công lớn lao trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó mà nơng nghiệp đã phát
triển mạnh mẽ. Diện tích canh tác được mở rộng. Năng suất tăng lên. Hệ
thống thủy lợi phát triển. Chủ nô phân phối ruộng đất cho nơng dân cá thể, từ
đó thu hồi và hưởng lao dịch. Khơng ít chủ nơ, trong q trình chuyển hóa
này đã trở thành địa chủ phong kiến mới. Từ đó chế độ tỉnh điền lấy chế độ
quốc hữu làm cơ sở bắt đầu tan rã. Chế độ tư hữu ruộng đất ra đời, việc thu
thuế được căn cứ vào diện tích đất để thu thuế đối với chủ đất. Thời kì này
đánh dấu sự xuất hiện chính thức thu thuế ruộng đất ở Trung Quốc. Giữa thời
kì Xuân Thu - Chiến Quốc những địa chủ mới đã nhanh chóng chiếm đặc
quyền chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó thì sự phân cơng lao động trong sản
xuất thủ cơng nghiệp cũng đạt tới trình độ chun mơn hóa cao hơn, thúc đẩy
ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh trong xã hội. Tuy
nhiên thương nghiệp trong giai đoạn này vẫn chưa được coi trọng. Trong xã
hội thời kỳ này đã xuất hiện nhiều thương nhân giàu có và ngày càng có thế
lực.
Tiền tệ đúc bằng sắt bắt đầu được lưu hành rộng rãi. “Theo ghi chép
trong quốc ngữ- chu ngữ thì năm cảnh vương thứ hai mươi mốt (năm 524
trước CN) đã đúc tiền với số lượng lớn” [78, 377], trong thời kì Xuân Thu Chiến Quốc do sự phân chia của các nước chư hầu, do các nước chư hầu tự
xưng hùng, và do điều kiện kinh tế giữa các nước chư hầu khác nhau, dẫn đến


14

các nước chư hầu tự chấp chính, tự chế tạo tiền với chế độ to nhỏ, nặng nhẹ
khác nhau dẫn đến trong thời kì này hình thành bốn hệ thống tiền tệ lớn đó là,
đạo tệ, bố tệ, viên tiền và sở tệ.

Thương nghiệp phát triển làm cho kinh tế phát triển, hàng hóa trên thị
trường khơng ngừng tăng lên, hình thức thương nghiệp (cơng thương thực
quản) thời nhà Chu tỏ ra khơng cịn phù hợp với tình hình mới, sự xuất hiện
những thương nhân không phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc xuất hiện.
Những thương nhân lớn đi chu du khắp nước bn bán, thậm chí dựa vào thế
lực đồng tiền tham gia vào hoạt động chính trị ở các nước, địi chia xẻ quyền
bính với các nước chư hầu, thương nhân ngày càng đông đúc, các mặt hàng
như vải, đồ gốm, đồ sắt, lương thực, ngựa, trâu, da thú, cá, muối,... được
mang ra trao đổi, mua bán trên thị trường, thậm chí đã xuất hiện tình trạng
lũng đoạn, đầu cơ tích trữ. Khi những thương nhân xuất hiện đã tạo nên sự
xuất hiện của tầng lớp quý tộc mới trong xã hội. Điều này đã dẫn đến sự biến
đổi về chính trị trong xã hội. Sự tranh dành quyền bính giữa tầng lớp quý tộc
mới với tầng lớp quý tộc cũ, sự biến đổi về quan hệ xã hội đã làm nên sự biến
đổi về chính trị - xã hội thời bấy giờ.
Xã hội Trung Quốc đã có q trình phát sinh, phát triển tuần tự qua nhiều
giai đoạn. Mỗi giai đoạn trong lịch sử xã hội đó được đánh dấu bằng những
biến động của xã hội, thể chế chính trị khác nhau. Vào thời Nghiêu, Thuấn,
Vũ là thời kì tan rã của xã hội thị tộc Trung Quốc. Cùng với sự ra đời của
phương thức sản xuất nơng nghiệp trong xã hội, thì chế độ tư hữu cũng dần
dần phát triển, các tù trưởng đã lấy của cơng để làm sở hữu riêng từ đó trong
xã hội thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh. Nếu như các cuộc chiến
tranh trước đó diễn ra để chiếm đất thì đến nay các cuộc chiến tranh diễn ra
khơng chỉ để chiếm đất mà họ còn bắt tất cả các người dân và lấy tất cả những
thứ tồn tại trên lãnh thổ đó nhằm phục vụ lợi ích cho cá nhân. Những người
có quyền thế trong thị tộc bộ lạc đã biến dần những chiến lợi phẩm thành của
cải riêng, dần dần họ trở thành những quý tộc giàu có, trong xã hội cũng đã


15


bắt đầu xuất hiện hình thức người bóc lột người làm cho xã hội phân hóa giàu
nghèo. Những người giàu có trong xã hội phần lớn tìm cách phát triển kinh tế
bằng cách mở rộng lãnh thổ, nhưng bên cạnh đó thì có những người lao vào
nghiên cứu và bỏ cơng đi từ nơi này đến nơi khác để tìm hiểu về tự nhiên và
xã hội. Con người bắt đầu đặt ra các câu hỏi: tại sao ở nơi này nắng, nơi khác
lại mưa, tại sao vùng này thờ vị thần này nhưng vùng khác lại thờ vị thần
khác… . Từ những câu hỏi đó con người bắt đầu có ý định muốn tìm hiểu về
giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên do trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất còn ở mức thấp kém, sự nhận thức còn hạn chế, cho nên trước
một tự nhiên hùng vĩ và đầy huyền bí con người trong xã hội thời kì này đã
giải thích các vấn đề một cách duy tâm. “Trong ý thức của người Trung Quốc
cổ đã xuất hiện quan niệm về sự bất tử của linh hồn” [10, 11], khơng những
thế xã hội ngun thủy cịn cho rằng tất cả các sự vật hiện hữu đều có linh
hồn, quan niện này đã làm cho xã hội ngun thủy xuất hiện hình thức tín
ngưỡng sùng bái vật giáo. Để quản lý xã hội các bộ tộc, bộ lạc thời kì này đã
cử ra người đứng đầu gọi là tù trưởng. Tù trưởng phải có đủ uy tín và tài đức,
có khả năng lãnh đạo bộ tộc và bộ lạc của mình, ngồi ra tù trưởng phải rành
việc cúng tế thần linh để thần linh phù hội cho thần dân của họ, có thể nói các
tù trưởng đã quản lý xã hội bằng uy thế và sức mạnh của các vị thần.
Nhà Hạ xuất hiện cùng với sự xuất hiện giai cấp thì nhà nước ra đời. Sự
ra đời của nhà nước có mục đích là bảo vệ lợi ích cho giai cấp chủ nơ, giai
cấp chủ nơ đã bóc lột sức lao động của giai cấp nơ lệ và quần chúng nhân dân
một cách hà khắc, sống xa hoa dựa vào sức lao động của giai cấp nơ lệ. Để
bảo vệ vững chắc quyền lợi của mình, giai cấp chủ nô đã xây dựng một bộ
máy nhà nước, bộ máy chính trị này ra đời nhằm mục đích đàn áp sự phản
kháng của giai cấp bị bóc lột. Đời sống tinh thần xã hội cũng có những thay
đổi. Sự sùng bái sức mạnh tự nhiên ra đời thay cho chế độ tơtem và sùng bái
vật giáo. Tín ngưỡng thời kì này đã mang màu sắc chính trị xã hội, luân lý
đạo đức. Giai cấp thống trị đã lợi dụng vào tín ngưỡng để thu phục lịng dân
và xoa dịu những mâu thẫn trong xã hội bằng phương pháp dựa vào ý chí của



16

“Trời” để giải thích các hiện tượng xã hội và lý giải cho sự tồn tại của con
người là do ý muốn của “Trời” do vậy con người làm việc thiện là hợp với ý
“Trời”, nếu làm việc sai trái là đi ngược lại với ý chí của “Trời”. Con người
hành động hợp với ý chí của trời thì “Trời” sẽ thưởng cho, nếu làm nghịch lại
thì trời sẽ trừng phạt. Trời cử người có đức thay trời để dẩn dắt dân chúng. Do
vậy thuận theo lệnh của vua là thuận theo lệnh của “Trời”. Nhà vua có trách
niệm phải lo cho dân, bình ổn xã hội, một khi vua khơng thể bình ổn được thì
sẽ thay thế bằng ơng vua khác. Các chính sách cai trị của nhà Hạ khơng
những khơng điều hịa được các quan hệ xã hội mà còn đẩy mâu thuẫn xã hội
lên đến đỉnh điểm dẫn đến nhà Hạ bị thay thế bởi nhà Thương.
Sau khi Thành Thang đã lật đổ vị vua cuối cùng của nhà Hạ lập nên nhà
Thương, xã hội Trung Quốc có những biến đổi mạnh mẽ, chế độ chiếm hữu
nơ lệ phát triển rất mạnh, “tạo tiền đề cho sự hưng thịnh nền văn hóa cổ Trung
Hoa” [10, 15], trong xã hội xuất hiện sự phân công lao động rõ rệt giữa nông
nghiệp và thủ công nghiệp, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong quá
trình sản xuất xã hội. Trong lúc đó thủ cơng nghiệp chỉ ở trạng thái manh nha,
con người đã biết khai khẩn thêm đất nông nghiệp ở khu vực vùng hạ lưu
sơng hồng hà, hệ thống thủy lợi cũng nhờ đó mà phát triển, trong xã hội xuất
hiện sự bất bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống
trị ra sức bòn rút sức lao động của giai cấp bị trị. Trụ Vương, vị vua cuối cùng
của nhà Thương, hoang dâm vơ độ, bỏ bê triều chính, nghe lời nịnh nọt của
bọn tham quan, giết hoặc bỏ tù những người can gián. Để thỏa mãn những thú
vui chơi Trụ cho dựng lộc đài, xây cung thất, nuôi dã thú…. Nhân dân trong
nước lầm than, oán thán, mâu thuẫn giữa các chư hầu với nhà Ân cũng xảy ra
gay gắt. “Vua Trụ nhà Thương trên khơng kính trời, dưới giáng tai họa cho
dân, chìm đắm trong tửu sắc, dám làm những điều bạo ngược. Tội người đến

cả họ hàng, dùng người chỉ theo con cháu, chăm chăm xây dựng lâu đài cung
điện, đắp hồ, đào ao, xa xỉ, gây tàn hại đến trăm họ. Nướng chết kẻ trung
lương, mổ bụng đàn bà có chửa. Vì thế trời giận, sai đức Văn Vương ta dùng
uy trời mà nghiêm trị” [90, 285].


17

Chu Vũ Vương sau khi lật đổ vua Trụ lập nên nhà Chu xây dựng xã hội
nhà Chu ngày một hoàn thiện hơn, nhà Chu tự xưng là Thiên tử, có quyền
hành tối cao nhất, tồn bộ đất đai và dân chúng thuộc về nhà vua. Nhà vua đặt
ra các chức quan nhằm giải quyết các công việc giúp nhà vua. Triều đại nhà
Chu thịnh trị nhất có thể khẳng định là thời kì Thành Vương và Khang
Vương, trong khoảng hai mươi năm, là thời kì cường thịnh thống nhất của
triều Chu. Lịch sử gọi đó là “Thành Khang chi trị”. Nhà vua làm yêu lòng
trăm dân để nhu hòa vạn dân. Tuy nhiên đời sống xã hội thời kì này cịn rất
lạc hậu. Để bình ổn xã hội, giai cấp thống trị đề cao “lễ”, xem “lễ” là của trời
do trời quy định nên nó là chuẩn tắc của đất, là hành động của dân. Dân noi
theo quy phạm của trời, theo vẻ sáng của trời, bắt chước bản tính của đất. Để
thống trị xã hội, từng lớp thống trị đã thần thánh hóa sự huyền bí của tự nhiên,
vì thế từng lớp thống trị đã lập ra các ngày hiến tế cho thần linh, tất cả các sự
kiện trong xã hội kể cả sự hưng thịnh của triều đình đều phải cúng tế cầu xin.
Từ thời Mục Vương trở đi, người dân bị bóc lột nặng nề, từng lớp quý
tộc chủ nô không ngừng phát động chiến tranh. Tầng lớp quý tộc chủ nô
chiếm hết mọi ao hồ, sông suối không cho dân chúng kiếm nguồn lợi từ thiên
nhiên. Khơng những thế chúng cịn ra sức thu tài vận, ngược đãi nhân dân,
dẫn đến sự bất mãn trong từng lớp bình dân và nơ lệ ngày càng cao. Để bình
ổn xã hội, nhà Chu đã đặt ra ba ngàn điều hình luật, chia thành năm loại.
Nhưng vẫn khơng ngăn được sự phản kháng của dân chúng, sự bạo ngược của
nhà Chu làm cho dân chúng đâu đâu cũng thấy lời ốn thán. Các chính sách

thời kì này làm cho dân chúng khốn đốn, chế độ chính trị tham tàn, đã thế họ
còn bắt dân đi quân dịch. Trước một xã hội hỗn loạn, quốc gia lâm nguy,
người hiền tài đã chán cảnh làm quan trong triều đình nên họ rút lui về quê ở
ẩn vui thú với ruộng đồng. Các cuộc chiến tranh xảy ra giữa các nươc chư
hầu, giữa chư hầu với nhà Chu tạo ra sự đau khổ cho người dân. Các cuộc
chiến tranh diễn ra đã làm diệt vong một số nước chư hầu. “Trật tự lễ nghĩa
của nhà Chu khơng cịn được tơn trọng như trước” [10, 29]. Khi mâu thuẫn xã
hội không thể điều hịa được thì lịch sử bắt đầu sang trang.


18

Thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì chuyển từ chế độ xã hội nô lệ
sang xã hội phong kiến. Nông nghiệp và thủ công nghiệp trong thời kì này
cũng phát triển mạnh, thương nghiệp cũng khá phồn thịnh. Các nước lần lượt
xuất hiện rất nhiều đô thị bn bán sầm uất, trở thành trung tâm chính trị, văn
hóa của các nước chư hầu. Giai cấp trong xã hội khơng ngừng phát triển và
phân hóa sắp xếp lại. Trong tình hình đó các nước chư hầu khơng ngừng tiến
hành cải cách chính trị. Xã hội Trung Quốc xảy ra những biến đổi mạnh mẽ.
Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt đẩy xã hội đến nguy cơ nghiêm
trọng. Trật tự kinh tế chính trị, xã hội bị đảo lộn, quan hệ đạo đức luân lý bị
suy đồi. Nhiều quý tộc bị giáng xuống làm thứ dân, ngược lại có những kẻ ở
tầng lớp dưới hay những nơng dân và thương gia giàu có trở nên có thế lực
chính trị làm cho vương chế lễ pháp suy vi, chế độ lễ nghĩa chỉ cịn là những
hình thức ngoại giao sáo rỗng.
Nhà Chu suy yếu, chư hầu quật khởi, lễ nhạc băng hoại. Thiên tử nhà
Chu tuy danh nghĩa là vua của các nước chư hầu, nhưng trên thực tế sự suy
yếu đã đi xuống rõ rệt, tiềm lực về kinh tế và quân sự chỉ bằng một nước chư
hầu trung bình. Bên cạnh đó một số nước chư hầu lớn mạnh đang ra sức thơn
tính các nước nhỏ để xâm chiếm đất đai, xưng bá thiên hạ. Để phục vụ các

cuộc chiến tranh các nước không ngừng bóc lột nhân dân trong nước một
cách nặng nề, trộm cướp diễn ra hàng ngày, những chính sách nhà Chu đưa ra
trước đây để bình ổn thiên hạ đến nay bị xem thường, mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị, giữa giai cấp thống trị với nhau ngày càng trở nên
gay gắt, làm cho dân chúng oán thán. “Thời Xuân thu có khoảng 242 năm mà
xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ” [10, 29]. Các cuộc chiến tranh diễn ra
khốc liệt. Mạnh Tử đã phải thốt lên rằng: “cuộc chiến đấu xẩy ra vì sự tranh
giành đất đai làm cho người chết đầy đồng. Một cuộc chiến đấu xẩy ra vì sự
tranh đoạt thành trì, làm cho người chết khắp thành. Như thế là khiến cho đất
cát nuốt thịt người” (Tranh địa dĩ chiến, sát nhơn doanh dã. Tranh thành dĩ
chiến, sát nhơn doanh thành. Thử sở vị suất thổ địa nhi thực nhơn nhục) [17,
26-27 (Mạnh Tử, tập hạ)]. Xã hội Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy vào thời
Tây Chu có hàng ngàn nước, đến thời Xuân Thu chỉ còn lại hơn một trăm
nước. Trật tự xã hội bị đảo lộn làm cho vua không ra vua, tôi không ra tôi,


19

trong xã hội cảnh tôi giết vua, con hại cha, vợ hại chồng, anh em chia lìa
khơng phải là chuyện hiếm mà dường như nó đang xảy ra hàng ngày.
Từ những nguyên nhân về kinh tế - xã hội trên, tầng lớp quý tộc đã vẽ
nên một bức tranh ảm đạm về cảnh chết chóc, đau khổ, chia ly, ruộng đồng bị
bỏ hoang. Không những thế các cuộc chiến tranh cịn tạo ra sự tang thương
cho hàng triệu người, đó là nguyên nhân làm diệt vong của nhiều nước chư
hầu, làm đảo lộn trật tự lễ nghĩa của nhà Chu, biến tất cả các lễ nghi trước đây
trở thành hình thức sáo rỗng. Vì thế, đây là thời kì xã hội loạn lạc không chỉ
làm cho lễ nghĩa, trật tự, cương thường bị đảo lộn, đạo đức xã hội bị xuống
cấp nghiêm trọng mà cịn đẩy nhà Chu vào tình trạng rối ren, tranh giành ngôi
vị. Điều này làm cho vị thế của nhà Chu khơng cịn nữa. Trước thực trạng
kinh tế - xã hội đó những kẻ sĩ tài giỏi cũng đua nhau tìm giải pháp để bình ổn

xã hội nhằm đưa xã hội quay về với thời kì thịnh trị của nhà Chu. Sự biến
động của xã hội đã đặt ra những vấn đề chính trị, triết học, ngoại giao, qn
sự, ... Kích thích sự tìm tịi phương hướng giải quyết của các bậc tài trí tìm ra
phương pháp để cứu đời, cứu người làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng
nổi tiếng, các nhà chính trị lớn đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau đấu
tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên sự sôi động trong đời sống xã hội
lúc bấy giờ. Các loại tư tưởng kế tiếp nhau xuất hiện, tạo thành cảnh tượng
chưa từng có. Các nhà triết gia đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: làm như thế nào
cho xã hội ổn định? Để trả lời cho câu hỏi đó Nho gia chủ trương đức trị,
Pháp gia chủ trương pháp trị, Vô vi chủ trương vô vi nhi trị... Các phương
pháp đưa ra để khắc phục xã hội tuy khác nhau nhưng đều có mục đích là
khắc kỹ phục lễ.
1.1.2. Sự phát triển văn hóa - khoa học kĩ thuật với việc hình thành
nên tư tưởng chính trị thời kì Tiên Tần
Trung Quốc có một nền văn hóa đa dạng và độc đáo, cũng như các nền
văn hóa khác nền văn hóa Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng, chi phối, tác
động qua lại bởi những điều kiện tự nhiên và những điều kiện xã hội.
Văn hóa Trung Quốc được bắt đầu từ “Hoa Hạ”, là sự hợp nhất của ba bộ
lạc cổ Hạ, Thương, Chu hợp lại mà hình thành. Ba bộ lạc này dựa vào hai loại
hình văn hóa lớn Đơng - Tây phát triển thành khu vực văn hóa Hà Nam,


20

Thiển Tây, Long Sơn, nhưng thống nhất phát triển trên cơ sở văn hóa Long
Sơn ở trung và hạ lưu sơng Hồng Hà. Thời kì đầu phát triển của nhà Hạ,
Thương, Chu mang tính cộng đồng của nền văn hóa đồng thau vì trên thực tế
chúng ta rất có thể phân biệt được rõ ràng nền văn hóa của các thời kì này,
biểu hiện rõ nhất trong văn hóa thời kì nhà Hạ là nền văn hóa mang tính đại
biểu. Hoa Hạ trở thành chủ thể văn hóa. Cũng có thể nói văn hóa thời kì này

mang tính đẳng cấp giàu nghèo. “Trung Quốc nặng về lễ, nghĩa cho nên gọi là
Hạ, có cái đẹp của văn chương nên gọi là Hoa” [20, 21]. Nhà Hạ ln cho
mình là bộ lạc lớn nhất nên khinh thường các bộ lạc khác, coi các bộ lạc khác
là man di không biết lễ nghĩa, quan niệm Hoa Di, phản ánh văn hóa thời kì
Xuân Thu - Chiến Quốc trở thành sự phân biệt căn bản nhất. Lưu vực sơng
Hồng Hà đã ban tặng cho con người ở đây một nền văn minh lúa nước, cũng
như những nền văn minh lúa nước khác luôn luôn phải vật lộn với hạn hán,
lụt lội, dịch bệnh, côn trùng, các thiên tai khác… nên con người luôn ln
phải vật lộn với nó. Từ đó mà văn hóa người Trung Quốc sáng tạo ra mang
đậm tính cần cù, chịu khó, bất khuất, thể hiện tinh thần đồn kết của con
người.
Trung Quốc cổ trung đại là nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền rất điển hình. Vương tử Trung Quốc là biểu tượng của sự hợp thể giữa
chính quyền và thần quyền. Trong lịch sử, hồng đế ln dùng để gọi kẻ
thống trị cao nhất của xã hội phong kiến Trung Quốc. Hồng đế khơng phải
người trần mà được coi là thiên tử, là con trời. Hoàng đế trở thành sự tượng
trưng cho sự hợp nhất giữa chính quyền và thần quyền. Cơ cấu quyền lực
quốc gia thời đại quân chủ chuyên chế được miêu tả kết cấu giống với hình
ảnh của kim tự tháp. Quyền lực của hoàng đế nằm ở đỉnh kim tự tháp, dưới là
các quan viên của Trung Ương, địa phương, cấu thành tổ chức quan liêu các
cấp. Chế độ chính trị đó ảnh hưởng tới phong tục tập quán, ảnh hưởng tới
“tam cương ngũ thường”, tới kỉ cương, trật tự, tôn ti phong kiến, tới vai trị
của người đàn ơng trong gia đình, trong xã hội.


×