Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Vai trò của trường dạy nghề trong sự phát triển của nhật bản kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.2 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2009

VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NHẬT BẢN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

NGƯỜI THỰC HIỆN: VÕ THỊ HOÀNG ÁI
GIẢNG VIÊN KHOA ĐƠNG PHƯƠNG HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC

DẪN LUẬN.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG DẠY NGHỀ NHẬT BẢN .......................... 8
1.1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁO DỤC NGHỀ ........................................ 8

1.2

QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ .............. 19

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC NGHỀ TRONG ..................................... 29
TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN ............................................. 29
2.1
CHUYỂN TIẾP QUA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN ĐẠI
(1835 – 1885)............................................................................................................. 30


2.2

BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN TỰ LỰC TỰ CƯỜNG (1885 – 1905) ............... 35

2.3

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH (1905 – 1952) ................................. 39

2.4

GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI (1953 – 1975) ................. 46

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM .............................................. 56
3.1

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NGHỀ VIỆT NAM ............................................. 56

3.2

NHỮNG KINH NGHIỆP CHO GIÁO DỤC NGHỀ VIỆT NAM .............. 64

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 77


DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có nhiều yếu tố tạo nên sự phát triển của một xã hội, nhưng có thể nói con người là

một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nhưng con người ở đây khơng có nghĩa là bất
kỳ con người nào mà phải là những người được đào tạo đầy đủ không chỉ về kiến thức
mà cả về năng lực nghiệp vụ. Hiểu được tầm quan trọng của con người như vậy nên trong
quá trình phát triển đất nước của mình, Nhật Bản đã chú trọng đầu tư vào giáo dục và đào
tạo con người theo tiêu chí trên.
Được đánh giá là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, xây dựng một đất
nước phát triển nhất nhì thế giới từ đống tro tàn chiến tranh, Nhật Bản đã cho thấy bí
quyết phát triển của họ chính là con người. Tuy nhiên trong suốt chiều dài lịch sử giáo
dục của mình khơng phải ngay từ ban đầu người Nhật đã tìm ra cho mình một phương
cách đào tạo con người nói chung và đào tạo nghề nói riêng hiệu quả và hợp lý nhất, mà
để có được một hệ thống giáo dục tương đối hoàn thiện như ngày nay là cả một quá trình
dài tìm tịi và học hỏi những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác để từ đó chọn lọc
những tinh hoa và áp dụng một cách linh hoạt, hiệu quả vào tình hình cụ thể của mình
đồng thời tiến hành vơ số các cuộc cải cách với mục đích làm cho hệ thống giáo dục con
người ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Trong hệ thống giáo dục của mình ngay từ ban đầu chính phủ Nhật Bản đã rất chú
trọng phát triển giáo dục nghề. Ban đầu là hình thức truyền nghề trong gia đình với mục
đích lưu giữ một ngành nghề truyền thống dần dần hình thành nên nhu cầu truyền nghề
cho tất cả những ai quan tâm đến nghề. Chính điều này đã làm nền tảng cho hệ thống
giáo dục nghề về sau. Bên cạnh đó do Nhật Bản trong quá trình tiếp cận với các quốc gia
tiên tiến phương Tây thấy rằng họ cần phải chủ động học hỏi và truyền bá những kiến

1


thức khoa học kỹ thuật cho nhau nên giảng dạy và học tập về khoa học kỹ thuật đã bắt
đầu và trở thành một nhu cầu thiết thực không thể thiếu.
Với chủ trương tiến hành cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay của nhà nước ta,
thiết nghĩ việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực của Nhật Bản là
một việc làm thiết thực và cấp bách. Vì vậy việc nghiên cứu Vai trị của giáo dục nghề

trong sự phát triển của Nhật Bản từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam vừa mang
ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tế rất lớn:
-

Ở góc độ khoa học: thơng qua việc nghiên cứu hệ thống giáo dục nghề trong tiến
trình lịch sử của Nhật Bản, nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ vai trò quan trọng của việc
đào tạo con người phục vụ cho các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Nhật
Bản. Từ đó nghiên cứu sẽ rút ra những kinh nghiệm trong đào tạo con người của
Nhật Bản để đúc kết thành những bài học tham khảo cho quá trình củng cố và phát
triển hệ thống giáo dục Việt Nam.

-

Ở góc độ thực tiễn: hướng nghiên cứu này vừa góp phần giới thiệu thêm một
nguồn tài liệu nghiên cứu Nhật Bản vừa góp phần trực tiếp vào việc phục vụ cơng
cuộc cải cách trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục nghề nói riêng của
Việt Nam.

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu:
-

Về mặt thời gian: Nghiên cứu này được giới hạn từ cuối thời Tokugawa đến
những năm 1970

-

Về mặt không gian: nghiên cứu trình bày về khái quát hệ thống giáo dục nghề
trong phạm vi thời gian nêu trên, qua đó phân tích vai trị của giáo dục nghề trong
sự phát triển của Nhật Bản, từ đó đưa ra những kinh nghiệm quý báu cho sự

nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.

Từ phạm vi thời gian và không gian trên nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn thứ nhất: từ 1830 đến 1885 là khoảng thời gian “chuẩn bị” cho quá trình
phát triển. Đây là thời gian có những chuyển biến quan trọng trong chính trị, hiện
2


đại hóa q trình sản xuất, cải tiến khoa học kỹ thuật theo với sự phát triển của các
nước Châu Âu. Đây là giai đoạn mà giáo dục Nhật Bản có sự chuyển biến từ giáo
dục nghề mang tính gia đình đơn lẻ sang giáo dục nghề quy mơ rộng trong toàn xã
hội.
 Giai đoạn thứ hai: từ 1885 đến 1905 là giai đoạn Nhật Bản tiến hành cơng nghiệp
hóa theo phương châm lấy lợi nhuận nông nghiệp để hỗ trợ cho phát triển cơng
nghiệp, ổn định chính trị và tăng cường đầu tư về sức mạnh quân sự. Theo với sự
phát triển của xã hội thì giáo dục nghề trong giai đoạn này từng bước được chấn
chỉnh và chú trọng đào tạo nhân lực theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến trong nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
 Giai đoạn thứ ba: từ năm 1905 đến 1952 thì nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu bước
qua giai đoạn phát triển nhanh với nhiều thay đổi về mặt khoa học kỹ thuật trong
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp cũng như các ngành nghề
khác. Với đặc trưng phát triển của xã hội Nhật Bản như vậy thì nền giáo dục nghề
cũng có vơ số thay đổi để đáp ứng được nhu cầu về một nguồn nhân công chất
lượng.
 Giai đoạn thứ tư: từ 1952 đến 1975 là giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản gặp khủng
hoảng trầm trọng nhưng cũng là giai đoạn mà Nhật Bản làm cho cả thế giới phải
khâm phục vì tốc độ phát triển và tăng trưởng của mình. Chính những thay đổi
trong tình hình kinh tế như trên đã đặt ra cho giáo dục nghề những mục tiêu mới
nhờ đó hệ thống đào tạo nhân lực có những thay đổi và nâng cao hơn nữa chất
lượng đào tạo nghề góp phần trong sự phát triển của xã hội.

2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Như đã trình bày ở trên nghiên cứu chủ yếu xoáy vào giáo dục nghề của Nhật Bản.
Nhưng nghiên cứu khơng dừng lại ở mức trình bày q trình phát triển mà thông qua các
giai đoạn phát triển kinh tế, tùy theo những đòi hỏi phát triển ngành trong từng giai đoạn
này mà phân tích vai trị của giáo dục nghề trong sự phát triển của Nhật Bản.

3


3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về giáo dục nghề của Nhật Bản không phải là một hướng nghiên cứu
mới. Ngay tại Nhật Bản và ở các quốc gia khác đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan trực
tiếp hay gián tiếp về đề tài này. Tiêu biểu là các tác phẩm của Umetani Shinichiro “Giáo
dục nghề ở Nhật Bản”, tác phẩm của J.E Thomas “Nguồn gốc giáo dục và huấn luyện
công nhân Nhật Bản” hay tác phẩm của Gerald Paul “Trường dạy nghề ở Nhật Bản” là
các tác phẩm bàn về giáo dục nghề trong giai đoạn hiện đại của Nhật Bản. Bên cạnh đó
tác phẩm “Giáo dục nghề trong q trình cơng nghiệp hóa Nhật Bản” của Toyoda Toshio
nghiên cứu sâu vào những vấn đề của giáo dục nghề trong giai đoạn từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
Ngồi ra cịn vơ số các nghiên cứu liên quan gián tiếp đến nội dung đào tạo nghề
của Nhật Bản của các nhà sử học hay các nhà nghiên cứu Nhật Bản và nước ngoài. Ở
Nhật Bản tiêu biểu là các cơng trình của Hayashi Takeshi “Kinh nghiệm của Nhật Bản
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật”, Umetani Shunichiro “Phụ nữ Nhật Bản trong thị
trường lao động”, hay Shimoyana Shigeru “Cái bóng của lực lượng lao động”, … là
những nghiên cứu phân tích các yếu tố góp phần phát triển Nhật Bản trong đó có yếu tố
con người. Những nghiên cứu có giá trị cao của các học giả nước ngoài như Passin
Herbert với tác phẩm “Xã hội và giáo dục ở Nhật Bản” , Dore Ronald P. với các tác phẩm
“Giáo dục thời Tokugawa Nhật Bản”, Harbison Frederick H. với tác phẩm “Nguồn nhân
lực và giáo dục: Nghiên cứu đất nước trong sự phát triển kinh tế”, … là những tài liệu
quý giá cung cấp một lượng kiến thức nhất định cho mảng đề tài giáo dục nghề.

Tình hình nghiên cứu về đề tài giáo dục nghề Nhật Bản trong nước cũng cũng đạt
được những thành tựu đáng kể. Trong đó đáng chú ý đến là những bài viết tham gia trong
các hội thảo khoa học mang tính quốc tế hay quốc gia của các tác giả như Trần Thị Thu
Mai “Làm giàu nguồn nhân lực con người trong các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản”
và “Giáo dục hướng nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội ở Nhật Bản” hay bài
viết “Cung cách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản và một vài suy nghĩ về
4


vấn đề này ở Việt Nam” của Lưu Ngọc Trịnh. Đây là những nghiên cứu có nội dung rất
gần với đề tài “Vai trò của giáo dục nghề trong sự phát triển của Nhật Bản – Kinh
nghiệm cho Việt Nam” nhưng do quy mô bài viết nhỏ nên nội dung cịn sơ sài và chủ yếu
cũng xốy vào thời kỳ phát triển thần kỳ của Nhật Bản.
Những khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về giáo dục nghề nói riêng và nguồn nhân
lực nói chung của Nhật Bản cũng được sinh viên ngành Nhật Bản học thuộc Khoa Đông
Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tiến hành
nghiên cứu. Nổi bật trong đó là đề tài “Chế độ đào tạo-bồi dưỡng và sử dụng nhân tài
của Nhật Bản từ 1945 đến nay – Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ” của Trần Thị
Giao Hưởng.
Có thể nói đề tài “Vai trị của trường dạy nghề trong sự phát triển của Nhật Bản –
Kinh nghiệm đối với Việt Nam” không phải là sự tổng hợp các tư liệu từ các nghiên cứu
nêu trên của các học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước mà là một nghiên cứu
mang tính kế thừa, dựa trên những thơng tin đã có, đưa chúng vào một hệ thống từ đó
phân tích nhằm nêu bật lên được vai trị quan trọng của một loại hình trong giáo dục: đó
là đào tạo nghề.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nguồn tài liệu:
Tài liệu được sử dụng trong đề tài được tham khảo từ các nguồn sau:
 Các ấn phẩm tiếng Nhật: Gồm các tác phẩm nghiên cứu, khảo cứu về giáo dục nói
chung và giáo dục nghề nói riêng. Về giáo dục, đó là các tác phẩm “Nhật Bản dân chúng

giáo dục sử” của Ishijima Umemura, “Lịch sử giáo dục Nhật Bản”, “Các vấn đề giáo dục
Nhật Bản” của Tadashi Esaka. Liên quan đến giáo dục nghề là những tác phẩm của
Umetani Shinichiro “Giáo dục nghề ở Nhật Bản”, tác phẩm “Giáo dục nghề trong quá
trình cơng nghiệp hóa Nhật Bản” của Toyoda Toshio, và rất nhiều các tác phẩm liên quan
khác, …
 Các ấn phẩm tiếng Anh: bao gồm các tác phẩm về lịch sử quá trình hình thành nền
giáo dục Nhật Bản cũng như huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực. Như đã trình bày ở
phần lịch sử nghiên cứu vấn đề thì nguồn tư liệu bằng tiếng Anh đã giúp ích rất nhiều cho
5


nghiên cứu này trong việc cung cấp tư liệu chính xác cùng những nhận xét sắc sảo của
các nhà nghiên cứu Âu – Mỹ. Ngoài ra nguồn tài liệu tiếng Anh cịn giúp cung cấp thêm
thơng tin về lịch sử phát triển kinh tế và xã hội Nhật Bản cũng như kiến thức nền về đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực.
 Các ấn phẩm tiếng Việt: bao gồm các ấn phẩm về lịch sử Nhật Bản, hay các cơng
trình nghiên cứu về giáo dục nói chung và giáo dục nghề nói riêng. Bên cạnh đó các bài
nghiên cứu khoa học tham gia trong các hội thảo cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng cho đề tài. Đề tài còn được tiến hành trên việc tham khảo các tác phẩm phân tích
nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.
 Các trang thơng tin điện tử chính thức của Nhật Bản và Việt Nam: các trang thơng
tin chính thức của Nhật Bản và Việt Nam cũng là một nguồn tài liệu tham khảo phong
phú, đa dạng và không kém phần chính xác. Phần lớn những thơng số thống kê và bảng
biểu trong nghiên cứu đều được trích dẫn từ nguồn của các trang thông tin điện tử của Bộ
Giáo dục, Bộ Công nghiệp, Bộ Lao động, … của Nhật Bản cũng như của Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành chủ yếu dựa vào các phương pháp nghiên cứu cơ bản của
khoa học lịch sử: đó là các phương pháp lịch sử, phương pháp lơ-gic, phương pháp phân
tích. Đồng thời cũng cịn được vận dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: tổng
hợp, phân tích bản biểu, phương pháp thống kê,….

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Thơng qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống giáo dục nghề của Nhật Bản,
đồng thời phân tích vai trò quan trọng của giáo dục nghề trong sự phát triển của đất nước
này, nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu
về Nhật Bản nói chung và nghiên cứu về giáo dục nghề nói riêng.
Từ việc nghiên cứu riêng về giáo dục nghề Nhật Bản, nghiên cứu sẽ đưa ra những bài học
trong quá trình củng cố và phát triển nền giáo dục nghề của nước bạn mà Việt Nam có
thể tham khảo để học hỏi theo để nâng tầm giáo dục nghề lên cao hơn nữa, hay tránh đi
những thất bại khơng đáng có, giúp nhà nước tiết kiệm khoảng kinh phí đầu tư cho giáo
dục nghề.
6


6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần dẫn luận, kết luận và phụ lục (bảng thống kê, sơ đồ, những ghi chú quan
trọng trong nghiên cứu), đề tài gồm có các chương với nội dung chính như sau:
CHƯƠNG 1: Khái quát về hệ thống giáo dục nghề của Nhật Bản
CHƯƠNG HAI: Vai trò của giáo dục nghề qua các giai đoạn phát triển của Nhật
Bản
CHƯƠNG BA: Một vài kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG DẠY NGHỀ NHẬT BẢN

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁO DỤC NGHỀ

1.1.1 GIAI ĐOẠN TÌM TÒI VÀ THỬ NGHIỆM (1870 – 1890)
Ngay từ thời Tokugawa khuynh hướng dạy hướng nghiệp và thực hành trong đã

tạo nên một tiền đề vững chắc cho việc xây dựng hệ thống giáo dục nghề sau này. Dĩ
nhiên tiền thân của các trường dạy nghề chính là những hình thức dạy nghề cha truyền
con nối trong các cơ sở kinh doanh, sản xuất tư nhân của các thợ thủ công hay thương
nhân. Người học được học trong các trường Terakoya cho đến 12 hay 13 tuổi, sau đó tùy
theo từng trường hợp và tình huống mà học được học từ 9 đến 10 năm trong chính các cơ
sở kinh doanh của gia đình hay dịng họ để thực sự trau dồi tay nghề của mình. Và việc
dạy hướng nghiệp cũng như những môn học thực hành đã xuất hiện trong tất cả những
cấp học từ thời Tokugawa. Nhu cầu học hỏi thêm những môn thực hành mới không chỉ
xuất phát trong một bộ phận nhỏ giới kinh doanh mà lan rộng ra trong rất nhiều ngành
nghề. Những ngành mới được du nhập và thu hút lao động là luyện kim, đúc khn, làm
thủy tinh, luyện sắt, xe sợi, sửa đóng tàu và những hoạt động công nghiệp nặng khác. Các
trường Terakoya chủ yếu liên quan đến việc tạo dựng nên một nền tảng kỹ năng cơ bản
để đại bộ phận dân chúng có thể tham gia vào q trình thương mại hóa ngành kinh tế gia
tăng khả năng chuyên ngành và năng động của dân chúng.
Một hình thức phổ biến khác của các hoạt động dạy nghề là việc xuất hiện của các
trường chuyên dạy một vài ngành nghề trong một thời gian ngắn mà tiếng Nhật gọi là
trường senmon (専門学校). Những trường này bao gồm các trường dạy ngoại ngữ, y học,
tơn giáo, luật hay kinh tế, trong đó phổ biến nhất trong giai đoạn này là các trường dạy
ngoại ngữ, y học và kinh tế.

8


Trong luật Giáo dục năm 1880 thì một vài cơ sở giáo dục nghề được đề cập đến
như những trường nông nghiệp, trường kỹ thuật hay trường thương mại nhưng chưa thật
sự thấy được chức năng quan trọng của chúng. Chúng được đề cập đến với ý nghĩa đơn
giản “trường nơng nghiệp là nơi giảng dạy những gì liên quan đến nghề nông”, “trường
thương mại là nơi giảng dạy những gì liên quan đến bn bán”, “trường kỹ thuật là nơi
dạy những kỹ năng dùng trong các nghề thủ công”. Và đặc biệt là luật cũng không nêu rõ
là những trường này có thuộc cấp độ giáo dục trung học hay khơng.

Tháng 5/1881 thì thành lập trường dạy nghề cơng nghiệp Tokyo. Giai đoạn đầu
trường được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các chuyên viên người Đức. Với phương châm
muốn phát triển công nghiệp phải phát triển mạng lưới giáo dục về công nghiệp cho công
dân, nuôi dưỡng họ thành những người ham tìm tịi, học hỏi và trở thành những kỹ thuật
viên thành thục, nên bộ giáo dục đã cho triển khai khá nhiều trường dạy nghề công
nghiệp. Ngồi ra những ngành khác như hóa chất, cơ khí, luyện kim, … cũng được quan
tâm và có chương trình tu nghiệp 2 năm cho những học viên đã tốt nghiệp. Những
chương trình này được tiến hành thường xuyên và tạo ra một lượng cơng nhân có tay
nghề cao trong các lĩnh vực này. Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục các ngành
nghề phục vụ cho phát triển cơng nghiệp như thế này thì bộ giáo dục quyết định thành lập
trường dạy nghề công nghiệp Tokyo. Mục tiêu của trường này khơng chỉ nhằm mục đích
cung cấp một lượng lao động nhất định cho xã hội mà còn nhằm một mục đích sâu xa
hơn là tạo ra một đội ngũ có đủ tri thức để đào tạo lại những thế hệ sau. Cho nên có thể
nói trường dạy nghề công nghiệp Tokyo là một trong những cái nôi đầu tiên của sự
nghiệp dạy nghề của Nhật Bản.
Mặt khác vào tháng 4 năm 1883 thì những điều khoản chung cho các trường nơng
nghiệp được ban hành. Kế đó vào tháng 1 năm 1884 thì những quy định dành cho các
trường thương mại cũng được ban hành, và đã khẳng định chức năng của hai loại trường
dạy nghề này. Có thể xem đây là bước đầu tiên hệ thống hóa các trường dạy nghề theo
như luật giáo dục năm 1880. Những quy định chung này cho phép trường nông nghiệp và
trường thương mại đào tạo 2 loại chương trình. Một là cho những học sinh đã hoàn tất

9


chương trình nâng cao ở bậc tiểu học và học trong 2 năm. Một chương trình khác dành
cho những học sinh đã hồn tất chương trình sơ cấp bậc trung học và học trong 3 năm.
Theo với đạo luật này thì những quy định cụ thể và chặc chẽ cho các trường dạy nghề
cũng được ban hành. Thứ nhất là: để vào học các trường này thì người học có độ tuổi từ
15 và đã hoàn tất hai bậc học tiểu học và trung học. Thời gian học là 2 năm. Thứ hai là:

nếu muốn tham gia chương trình học nâng cao thì người theo học cần phải có độ tuổi từ
16 và đang theo học chương trình cấp 3. Thời gian học là 3 năm. Điều này cho thấy sự
phân biệt rạch ròi giữa hai cấp đào tạo. Loại thứ nhất nhằm mục đích đào tạo nghề sơ
đẳng, loại thứ hai nhằm mục đích đào tạo những người thợ bậc cao trong các ngành nghề
liên quan. Hai loại chương trình trên được phân biệt rõ ràng cho thấy chính phủ và bộ
giáo dục Nhật Bản đã từng bước củng cố và kiện toàn hệ thống giáo dục nghề.
1.1.2 MỘT NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI (1890 – 1930)
Từ sau chiến tranh Nga-Nhật, nền công nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu có những
bước phát triển vượt bậc. Các tập đồn khơng ngừng hiện đại hóa trong thời gian này và
sự phát triển này đương nhiên dẫn đến những nhu cầu và đòi hỏi mới trên phương diện
giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Inoue Kowashi là một trong những người ý thức được
những thay đổi này và đã ưu tiên cho phát triển giáo dục nghề. Có thể nói giáo dục nghề
Nhật Bản bắt đầu có nhiều thay đổi từ thời kỳ của bộ trường Inoue Kowashi. Theo ông để
giáo dục nghề được hiệu quả và thiết thực thì cần những yếu tố sau:
(i) Phải nên có những quy định về các mơn học mang tính chất hướng nghiệp cho
trong bậc tiểu học.
(ii) Khuyến khích các trường trung học cơ sở thành lập những trường thực nghiệm
phụ thuộc.
(iii)

Nếu khơng có khả năng thì các địa phương nên kết hợp với nhau để thành lập
trường dạy nghề cơng nghiệp.

Chính các hình thức này đã phần nào góp phần chấn hưng nền giáo dục nghề của Nhật
Bản

10


Nhìn thấy được tốc độ cơng nghiệp hóa đang ngày càng tăng nhanh, nên Inoue cho

rằng cần phải có một nền giáo dục nói chung và nền giáo dục nghề nói riêng phát triển và
hiện đại. Cụ thể là phải tiến hành ráo riết và có quy mơ cơng tác giảng dạy các nghề liên
quan đến khoa học, kỹ thuật và thực nghiệm. Năng suất sản xuất có tăng hay không phần
lớn là nhờ đến tài năng, kiến thức và công sức của người lao động, đối tượng thừa hưởng
những tinh hoa của giáo dục.
Trước hết, trong lĩnh vực giáo dục nghề cơ bản thì vào 11/1893 những Quy chế
cho trường dạy nghề bán chuyên nghiệp đã được ban hành, và vì vậy trường dạy nghề
cho thanh niên vốn đã được nêu tên trong điều 9 của Luật Giáo Dục tiểu học năm 1890
được xem xét để tách ra thành trường độc lập. Yêu cầu tối thiểu để vào học trường này là
phải tốt nghiệp trường tiểu học. Tại những trường này thì ngồi các mơn dạy nghề thì các
mơn học như đạo đức, đọc hiểu, thư đạo và số học cũng được giảng dạy. Thời gian học là
3 năm hay ít hơn và cũng có các trường dạy vào buổi tối. Vì là một phần của trường tiểu
học nên những trường dạy nghề này chú trọng việc giảng dạy kiến thức song song với kỹ
năng để đáp ứng nhu cầu của người học.
Với chủ trương chấn hưng nền giáo dục nghề của Bộ trưởng Inoue, thì vào
22/11/1893 thì trường dạy nghề thực nghiệm đầu tiên được ra đời, đồng thời cùng với
những cải cách trong quy chế giáo dục tiểu học, thì các mơn học mang tính chất hướng
nghiệp đã bắt đầu được giảng dạy. Đối tượng được phép theo học trường này là những
người đã tốt nghiệp tiểu học, chương trình học ngồi các mơn đạo đức, đọc sách, luyện
viết và mỹ thuật thì các mơn mang tính chất hướng nghiệp rất được chú trọng, thời gian
học được quy định là 3 năm. Như vậy rõ ràng nhiệm vụ của trường Thực nghiệm lao
động này là vừa cung cấp kiến thức tổng quát và kiến thức nghề, cũng như đạo điều kiện
tối đa cho học viên thực hành.
Vào tháng 7 năm 1894, Quy chế trường dạy nghề được ban hành. Từ đây những
trường này trở thành trường độc lập và chủ yếu giảng dạy những môn học cho công nhân
và đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của phát triển cơng nghiệp. Những người muốn học
trường này ít nhất phải được 12 tuổi và đã học xong chương trình tiểu học. Ngồi những
11



môn học nghề và thực tập trực tiếp là những mơn học như đạo đức, số học, hình học, lý,
hóa, vẽ. Thời gian học từ 6 tháng đến 4 năm.
Cũng vào tháng 7 năm 1894, Quy chế trường Nông nghiệp đã được ban hành.
Những trường này chủ yếu giảng dạy kiến thức nông nghiệp cho thanh niên vùng nông
thôn trong độ tuổi từ 14 trở lên. Tuy nhiên chỉ giảng dạy trong những lúc nghỉ giữa các
vụ mùa.
Chủ trương của Bộ Giáo Dục trong giai đoạn này đối với trường Nông nghiệp là
“tập trung giảng dạy những phương thức khoa học thay vì giảng dạy những phương thức
cổ truyền trước đây trong nông nghiệp, và điều này cũng một phần giúp thanh niên vùng
nông thôn dễ dàng vào học các trường dạy nghề hơn”. Những trường dạy nghề nói chung
đều nhằm mục đích tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho thanh niên trong độ tuổi làm
việc.
Các trường này tuy giai đoạn đầu cịn rất ít và sơ sài, nhưng ý tưởng và việc thành
lập các trường này chính là nền tảng cho một hệ thống giáo dục nghề phát triển sau này,
cũng như dần dần góp phần nâng cao chất lượng của lực lương lao động.
Vào 7/2/1899 Luật sửa đổi giáo dục nghề được ban hành và có hiệu lực vào 1/4
cùng năm. Theo Quy chế này thì 5 loại hình trường dạy nghề được thiết lập: trường kỹ
thuật, trường nông nghiệp, trường thương mại, trường thương nghiệp đường thủy và
trường dạy nghề tăng cường. Các trường như trường dạy nuôi tằm, trồng rừng, thú y và
đánh bắt cá được cơ cấu trong trường nông nghiệp. Các trường dạy nghề được chia thành
lớp tùy theo kỹ năng. Các địa phương có thể thành lập cùng một lúc nhiều trường dạy
nghề. Ngồi ra tùy theo tình hình của từng vùng mà Bộ Giáo Dục sẽ yêu cầu thành lập
thêm trường dạy nghề. Ngoài ra tất cả các thành phố, thị trấn, làng xã, … đều có thể
thành lập các trường dạy nghề tùy theo nhu cần của từng vùng miễn là những trường này
không trùng lắp chức năng của các trường tiểu học trong khu vực ấy.
Một loạt các quy định khác có liên quan đến trường dạy nghề cũng được ban hành:
Quy định về trường kỹ thuật năm 1899, Quy định về trường Nông nghiệp năm 1899, Quy

12



định về trường Thương mại năm 1899, và Quy định về trường Thương mại đường biển
năm 1899 cũng được thông qua vào tháng 2/1899 và có hiệu lực vào tháng 4 cùng năm.
Sau đó Quy định về trường Đánh cá năm 1901 cũng được ban hành vào tháng 12/1901 và
có hiệu lực vào tháng 4/1902. Theo những quy định này thì các trường dạy nghề sẽ giảng
dạy các mơn học chung, ví dụ chương trình của trường Kỹ thuật sẽ bao gồm các môn học
như đạo đức, đọc hiểu, luận, tốn, lý, hóa, họa và giáo dục thể chất. Ngồi ra tùy theo
từng trường mà chương trình sẽ có thêm những môn học đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Các trường khác như trường Nông nghiệp, trường Thương Mại và trường Thương
Mại đường biển thì có 2 loại chương trình A và B cũng được quy định. Thời gian học
chương trình A của các trường này và trường Kỹ thuật, trường Đánh bắt cá là 3 năm và
người theo học phải ít nhất được 14 tuổi và những người đã học chương trình tương
đương chương trình trung học. Thời gian học chương trình B là 3 năm hoặc tối thiểu 2
năm dành cho những người từ 12 tuổi hay những người trên 10 tuổi đã hồn tất chương
trình bậc tiểu học. Trong cả hai loại chương trình của trường dạy nghề thì sau khi kết thúc
những người này sẽ có độ tuổi ngang bằng với những người học chương trình trung học
thông thường. Điều này cho thấy hệ thống trường dạy nghề đã có những thay đổi để phù
hợp với chương trình trung học thơng thường.
Như đã trình bày ở trên thì hệ thống trường dạy nghề đã từng bước được củng cố
và kết quả là hệ thống giáo dục Nhật Bản được chia thành 2 nhóm là giáo dục thơng
thường và giáo dục nghề. Hệ thống giáo dục đôi này đã tồn tại cho đến sau chiến tranh
thế giới thứ 2. Hai loại hình đào tạo ở bậc trung học này tuy có khác nhau về hình thức
lẫn nội dung đào tạo nhưng lại mở ra những lại tạo cơ hội khác nhau cho người học tiếp
tục con đường học vấn của mình. Khơng những vậy hệ thống giáo dục nghề còn giúp giải
quyết vấn đề chênh lệch trong học vấn ở mức độ trung học cấp 3. Với việc hình thành hệ
thống giáo dục nghề thì chính sách về tạo một đường dây liên kết giữa giáo dục trung học
và đáp ứng nhu cầu nhân công cho phát triển công nghiệp đã phần nào được giải quyết và
từ từ phát triển. Trong những thập niên sau đó thì hệ thống dạy nghề càng được hoàn
thiện hơn.
13



Tính cho đến thời điểm 1897, tuy các trường Senmon phát triển nhanh, nhiều,
nhưng chưa mang tính chất quy mơ và đồng đều. Trong khi đó tình hình giáo dục trung
học phát triển, số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học muốn theo học các chương
trình dạy nghề tăng cao. Để trường dạy nghề trở thành một mắc xích quan trọng trong hệ
thống giáo dục nói chung thì nhất thiết cần có những quy định rõ ràng hơn. Do vậy vào
ngày 27/3/ 1903 thì quy chế Trường Senmon ra đời, đánh dấu một bước phát triển của hệ
thống các trường này.
Tuy nhiên do tình hình các trường senmon này quá đa dạng và phức tạp nên quy
chế mới ra đời này chưa phát huy được tác dụng của mình. Trước tình hình đó, Bộ trưởng
bộ giáo dục quyết định cho phép các trường linh hoạt áp dụng quy chế này. Tuy chưa có
những quy định thật cụ thể nhưng chung quy thì quy chế quy định rằng “các trường
senmon là các trường mang chức năng giáo dục và đào tạo những mơn học mang tính
chất nghệ thuật, kỹ thuật và học thuật ở mức độ trung cấp”. Đối với những ngành nghề
chung thì thời gian học là từ 3 năm trở lên, đối tượng theo học là những người đã tốt
nghiệp trung học cơ sở, và 4 năm trở lên đối với đối tượng là những người tốt nghiệp
trường nữ trung học phổ thơng. Ngồi ra, các mơn như mỹ thuật, nhạc, họa thì có những
quy định khác nhau cho đối tượng theo học. Ngoài ra quy chế cũng cho phép các trường
senmon tổ chức các ngành học thường thức, ngành học mang tính chất nghiên cứu, hay
những ngành học mang tính chất đặc biệt. Đối với các trường quốc lập thì Bộ trưởng Bộ
giáo dục quyết định các môn học, ngành học, và thời gian học, nhưng các trường cơng
lập và quốc lập thì dựa theo những nhu cầu của các trường mà Bộ trưởng bộ giáo dục sẽ
quy định. Đồng thời vào 31/3/1903 thì quy chế cho các trường senmon công và tư lập
cũng được ban hành, quy định rõ ràng nhiệm vụ và mục tiêu của các trường này. Đồng
thời cũng có những quy định cho các đối tượng theo học, đó là tất cả nam từ 17 tuổi trở
lên và nữ từ 16 tuổi trở lên. Với những quy định có phần rõ ràng hơn trước thì những quy
chế về trường senmon đã dần dần từng bước củng cố và phát triển.
Cùng với việc cơng bố Quy chế trường senmon thì Quy chế của các trường hướng
nghiệp cũng được sửa chữa và bổ sung. Theo những bổ sung mới này thì các trường

14


hướng nghiệp giờ đây được gọi là trường senmon hướng nghiệp, là một cơ quan đào tạo
ở bậc trung cấp. Giờ đây các trường này sẽ được gọi là trung cấp Công nghiệp, trung cấp
Nông Lâm nghiệp, trung cấp Thương nghiệp. Quy chế trường senmon sẽ được dùng
chung cho cả trường senmon và senmon hướng nghiệp.
Trong giai đoạn trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì có nhiều cuộc hội
thảo liên quan đến việc tìm ra những phương sách đổi mới nền giáo dục nghề, cụ thể như
đề cao vai trò hỗ trợ tài chánh từ nhà nước hơn nữa, ngồi chú trọng đào tạo nghề thì phải
chú trọng đào tạo con người phù hợp với nền văn hóa truyền thống Nhật Bản và nền kinh
tế hiện đại. Chú trọng đào tạo thế hệ trẻ có hứng thú trong các công tác hành chánh sự
nghiệp và cả học thuật. Tiếp tục cập nhật và tiếp cân thêm những thông tin kiến thức mới
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và thơng tin. Tuy nhiên, nhìn chung thời gian này chưa
có những bước đột phá mà chủ yếu vẫn dựa trên tinh thần của những chính sách giáo dục
đã đề ra trước đây trong thời Minh Trị Duy Tân.
Vào ngày 16/12/1920 Luật bổ sung cho Quy chế trường dạy nghề được ban hành
và có hiệu lực vào 1/4/1921. Điểm quan trọng nhất trong luật bổ sung là môn đạo đức
được nhấn mạnh trong tất cả các trường dạy nghề. Vào tháng 1/1921 luật bổ sung cho
Quy chế trường dạy nghề với hai hay nhiều hơn khóa dạy nghề được ban hành và có hiệu
lực vào tháng 4 cùng năm. Luật này cho phép 1 trường dạy nghề có thể đồng thời giảng
dạy 2 khóa dạy nghề khác nhau.
Ngồi việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trau dồi thêm nhân cách và đạo
đức là việc nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cơng, thương, nơng nghiệp. Ngồi ra cịn
chú trọng cải cách, chấn chỉnh chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Các
môn học cũng được thay đổi, và bổ sung, thời gian học cũng được cân nhắc và tính tốn
lại. Bên cạnh đó cũng thành lập các trường dạy nghề ngắn hạn từ 2 đến 4 năm học cho
đối tượng là những người đã hoàn tất chương trình tiểu học, dạy các mơn như nhiếp ảnh,
nghề thủ cơng, thêu, nấu ăn, đóng sách, ….
Đồng thời với Quy chế bổ sung chung cho các trường dạy nghề thì Quy chế bổ

sung cho các từng loại trường dạy nghề cũng được ban hành: Quy chế trường kỹ thuật
15


năm 1921, trường Nông nghiệp 1921, trường thương mại 1921, trường Thương mại
đường biển 1923 và trường Đánh bắt cá 1923 cũng được ban hành trong khoảng thời gian
từ 1921 đến 1923 để thay thế cho những quy chế cũ. Cũng theo quy chế này thì các
trường dạy nghề được xếp vào hệ thống trường kỹ thuật và khơng cịn các chương trình A
và B như trước đây nữa.
Quy chế trường Thương Mại được ban hành vào 1/1921 và có hiệu lực vào tháng
4 cùng năm ấy, và chương trình học cũng phản ánh những thay đổi mà nhà trường cần có
để theo kịp những thay đổi trong xã hội. Đối tượng theo học phải là những người đã học
xong chương trình tiểu học và thời gian học tại đây từ 2 đến 4 năm. Những môn học mà
nhà trường giảng dạy bao gồm may, thủ công, nghệ thuật, nhiếp ảnh, đóng sách, thương
mại và một vài mơn khác.
Với những thay đổi lớn về mặt xã hội vào cuối những năm 20 ở Nhật Bản thì việc
thay đổi và củng cố hệ thống giáo dục nghề là một yêu cầu cấp thiết nhất là để đáp ứng
lại những đòi hỏi của một xã hội cơng nghiệp. Nhìn nhận ra vấn đề nên chủ trương của
chính phủ là thay đổi từ một chương trình cơ bản sang chương trình nhấn mạnh vào
những môn học đáp ứng được yêu cầu của từng địa phương về phát triển công nghiệp.
Vào tháng 4/1930 những quy chế bổ sung cho những quy chế trường dạy nghề trước đây
được ban hành và có hiệu lực ngay sau đó. Theo những quy chế bổ sung này thì chương
trình học tại các trường dạy nghề sẽ được kéo dài từ 3 đến 5 năm cho đối tượng tốt
nghiệp bậc tiểu học và 2 đến 3 năm cho đối tượng đã tốt nghiệp bậc trung học cơ sở. Giờ
học hàng ngày trong tuần thì được rút ngắn lại, buổi sáng là giờ học tại lớp, buổi chiều là
giờ học thực hành. Giờ học thực hành cũng được giảng dạy cho những lớp học thấp hơn.
Chương trình 1 năm giai đoạn 2 trong các trường kỹ thuật, nông nghiệp, kỹ nghệ đánh cá
cũng được giới thiệu vào các trường trung học và trường nữ.
1.1.3 GIÁO DỤC THỜI CHIẾN (1930 – 1945)
Với hành động quân sự hóa sau sự kiện nhà nước Mãn Thanh, hệ thống giáo dục

Nhật Bản chuyển sang hình thức nhào nặng con người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

16


Giáo dục chuyển sang chiều hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến tranh. Chính
điều này đã đặt ra một sức ép nặng nề cho giáo dục Nhật Bản.
Vào những năm 1930 thì các trường trung học có sự lớn mạnh đáng kể, đặc biệt là trong
các trường dạy nghề. Các trường dạy nghề cũng cung cấp một chương trình học linh
động đáp ứng được nhu cầu vừa học vừa làm của người theo học. Nếu như trước đây một
trong những yêu cầu cần thiết cho việc theo học tại các trường dạy nghề là phải hồn tất
chương trình tiểu học thì nay tất cả trẻ em nam từ 12 đến 19 đều được đăng ký theo học.
Hầu hết các trường cũng tăng giờ học hướng nghiệp và quân sự lên đáp ứng yêu cầu của
nhà nước. Song song đó, nhiều chương trình huấn luyện cơng nghiệp cũng được tiến
hành và nhanh chóng lan tỏa sang các trường thanh niên. Vào năm 1939, tất cả nam giới
được yêu cầu vừa theo làm trong các nhà máy, hãng, xưởng vừa phải theo học chương
trình cơ bản cho đến khi họ được 19 tuổi. Quân sự bắt buộc cũng được coi như một mục
tiêu của giáo dục quốc gia.
Cho đến thời điểm Nhật chính thức tham gia thế chiến thứ II thì nền giáo dục của
Nhật Bản đã mang đậm tính giáo dục hướng nghiệp và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Các
nhân viên quân sự giờ đây bắt đầu tham gia vào hoạt động giáo dục trong nhà trường. Khi
mà nhu cầu lao động tăng cao, đặc biệt là để đáp ứng đòi hỏi về nguồn lực tham gia vào
chiến tranh, các trường học đã chính thức đưa các mơn hướng nghiệp vào chung với các
môn học nâng cao kiến thức thơng thường khác. Tuy nhiên trong thời chiến thì đại đa số
lại dùng nhiều thời gian tại các nhà máy, công xưởng hơn là đến trường để học.
Đây là giai đoạn mà thanh niên từ 15 hoặc 16 tuổi đến 20 tuổi phải phục vụ trong
quân đội, và để phục vụ được thì họ phải trãi qua những khóa huấn luyện quân sự. Vấn
đề đặt ra là lấy đâu ra cơ sở vật chất để huấn luyện cho một lượng lớn người như vậy.
Chính các cở sở vật chất của các trường dạy nghề là nơi lý tưởng để thực hiện chương
trình huấn luyện quân sự. Vào năm 1939, Bộ giáo dục cho phép thành lập Cục giáo dục

xã hội và chính Cục giáo dục xã hội này sẽ kết hợp với các trung tâm thực nghiệm nghề
để tổ chức huấn luyện quân sự.

17


Tuy nhiên dần dần hai chương trình này gặp những khó khăn trong việc quá tải đối
với giáo viên, chương trình khơng có sự tương thích dẫn đến những mâu thuẫn ngấm
ngầm, và gặp phải những chỉ trích của dân chúng. Do vậy mà chính phủ bắt buộc tiến
hành dự án trường thanh niên mới vào năm 1934 và 1 năm sau thì cơng bố quy chế cho
trường thanh niên. Theo quy chế này thì trường thực nghiệm nghề với chức năng giáo
dục hướng nghiệp cho thanh thiếu niên nên từ nay trở đi cũng sẽ đảm nhận vai trò là
trường thanh niên nói chung, nghĩa là cũng xem huấn luyện quân sự như 1 ngành nghề
cần phải trau dồi và học hỏi. Đi đôi với điều này là những hỗ trợ về tài chánh, những quy
định và hướng dẫn về chương trình đào tạo cho mơn học đặc biệt này.
Một khuynh hướng đáng chú ý trong giáo dục bậc trung học trong giai đoạn chiến
tranh là xoáy trọng tâm giáo dục vào hướng nghiệp và các môn học kỹ thuật. Khi yêu cầu
về quân trang quân dụng phục vụ cho chiến tranh ngày càng tăng cao thì mục tiêu đào
học học sinh trở thành nguồn lao động trong các nhà máy trở nên thiết thực. Thậm chí là
nhiều nhà máy trong trường học được thành lập. Những hoạt động này phổ biến trong
giai đoạn 1943- 1944.
Trong giáo dục trung học phổ thơng cũng có những thay đổi nhưng nhìn chung thì
những thay đổi này đều nhắc tới mục đích là đáp ứng yêu cầu chiến tranh của Nhật Bản
như mở rộng các loại hình trường học, cải cách các môn học, nhấn mạnh giáo dục các
môn học thể chất và kỹ thuật, …. Ở giáo dục bậc cao hơn thì chủ trương là nhấn mạnh
vào các trường kỹ thuật, thu hút thêm nhiều số học sinh ở các ngành khoa học. Một chính
sách khác cũng khá quan trọng trong giai đoạn này là rút ngắn các khóa học hoặc đẩy
nhanh tiến độ học để làm sao trong 1 thời gian ngắn có thể đào tạo được nhiều sinh viên
cung cấp cho nhu cầu nhân công trong các nhà máy sản xuất phục vụ chiến tranh.
Chính sách trên đã đưa đến tình trạng số lượng người theo học các chương trình

giáo dục bậc cao giảm đi vì người học phải tham gia vào các hoạt động sản xuất, toàn
thời gian hoặc bán thời gian. Các trường học thiếu sinh viên, các chương trình nghiên cứu
vì bỏ dỡ dang.

18


Quy chế trường trung học được ban hành và có hiệu lực vào tháng 4 năm 1943.
Quy chế này áp dụng cho trường trung học, trường nữ trung học phổ thơng và trường dạy
nghề.
Tiêu chí của Quy chế này là thông qua giáo dục nâng cao và giáo dục nghề để đào tạo
những con người để phục vụ Thiên Hoàng. Những người được thụ hưởng nền giáo dục
này sẽ trở thành trụ cột cho quốc gia. Quy chế này cũng cho phép Bộ giáo dục quyền hạn
yêu cầu các đơn vị hành chánh trong cả nước có nhiệm vụ mở trường và đào tạo theo nhu
cầu.
Về nguyên tắc thì Quy chế này quy định thời gian cho bậc học này là 4 năm, tuy
nhiên đối với trường nữ cấp 3 thì được phép đào tạo chương trình 2 năm, cịn trường
nghề thì đào tạo chương trình 3 năm cho nam và 2 năm cho nữ. Thời gian học như trên
phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo kỹ năng cho người học giúp đáp ứng nhu cầu
nhân lực mà đất nước đang địi hỏi. Những trường với chương trình học 4 năm sẽ tiếp
nhận những học sinh đã hoàn tất chương trình tiểu học trong các trường quốc gia, cịn
những trường với chương trình 2 hay 3 năm sẽ tiếp nhận những học sinh đã hồn tất
chương trình tiểu học nâng cao. Do vậy các sinh viên này sẽ có cùng số thời gian học.
Điểm đặc biệt của cải cách này là theo quy chế trường trung học thì các sinh viên được
phép 1) chuyển từ trường trung học sang trường dạy nghề, 2) chuyển từ trường nữ cấp 3
sang trường dạy nghề, 3) chuyển từ trường dạy nghề này sang trường dạy nghề khác.
Ngồi ra cịn có các lớp buổi tối để phục vụ người học.
1.2 QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ
1.2.1 GIAI ĐOẠN CHIẾM ĐÓNG (1945 – 1952)
Sau khi Bộ Luật giáo dục được đệ trình lên Quốc hội thì đã được thơng qua và ban hành

vào ngày 31 tháng 3 năm 1947 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 cùng năm. Bộ luật này
đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Về mặt giáo
dục thì những cải cách và những điều lệ mới đã được tiến hành như là một phần Hiến
pháp và luật pháp của Nhật Bản. Về mặt cấu trúc, điểm nổi bật nhất là bộ luật này giúp

19


hoàn thiện hệ thống giáo dục từ bậc mẫu giáo đến đại học. Theo hệ thống mới này thì các
trường học sẽ được chia thành những cấp học như sau 1) sáu năm ở bậc tiểu học, 2) ba
năm ở bậc THCS và 3) ba năm ở bậc THPT. Ngoài ra các chương trình học nâng cao
được cơ cấu thành bốn năm học tại các trường đại học, do vậy hoàn thiện hệ thống giáo
dục thành 6-3-3-4. Cải cách mới này cho phép các học sinh đã hoàn tất chương trình học
cơ bản của mình thi vào đại học. Điều này có nghĩa là cánh cửa đại học đã rộng mở cho
tất cả công dân trong nỗ lực tự do hóa nền giáo dục và phát triển học thuật. Hệ thống giáo
dục sau đại học cũng được từng bước hoàn chỉnh. Hệ thống giáo dục mới thể hiện sự bình
đẳng cho tất cả các công dân: không phân biệt giới tính; chương trình học bổng và hỗ trợ
tài chánh được thông báo rộng rãi cho tất cả các học sinh có hồn cảnh khó khăn cho việc
đến trường; thiết kế những chương trình vừa học vừa làm và những khóa học đặc biệt cho
những người có nhu cầu học nâng cao cho chương trình THPT và đại học; thành lập
những trường đặc biệt cho người khuyết tật.
Một đặc điểm nổi bật trong chương trình giáo dục mới này là củng cố chương
trình giáo dục cơ bản. Chương trình học xốy vào truyền thụ kiến thức, nâng cao nhận
thức của người học cũng như những kỹ năng nghề nghiệp đồng thời kéo dài chương trình
giáo dục bắt buộc lên thành 9 năm. Một trong những tác dụng phụ của việc thay đổi này
là việc bãi bỏ các trường thanh niên, loại trường trước đây dùng cho các thanh niên học
nghề bán thời gian cho đến khi họ 19 tuổi.
Các cơ sở giáo dục nghề thời trước chiến tranh như trường senmon thực nghiệm,
trường thanh niên hay các trường trung cấp quốc dân giờ đây một phần trở thành các
trường trung học kiểu mới, phần khác trở thành các trường trung cấp kiểu mới, được đào

tạo theo chế độ học hàng ngày. Tuy nhiên do tình hình kiệt quệ sau chiến tranh nên các
trang thiết bị trường học nói chung khơng đáp ứng được tiêu chuẩn giảng dạy, đồng thời
việc thành lập các trường trung cấp nghề độc lập khơng cịn mang ý nghĩa quan trọng như
trước đây. Thêm vào đó là những trang thiết bị dùng cho các môn thực hành, thực nghiệm
đã phần bị thiêu hủy phần bị chuyển mục đích sử dụng nên đang càng lúc càng trở nên
thiếu thốn, cần phải được tu sửa và trang bị mới. Tình hình đó dẫn đến hệ quả là số người
20


theo học các môn thực nghiệm giảm xuống, mà số người muốn theo học các khóa học
thơng thường lại tăng cao. Nhìn chung tình trạng hạ tầng cơ sở cho các trường thực
nghiệm đã không đáp ứng được nhu cầu đạo tạo nghề và nhu cầu của xã hội và cần phải
được thay đổi ngay thì mới có thể giải quyết được những khó khăn trên.
Có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức xung quanh vấn đề làm thế nào để khắc phục
những khó khăn của giáo dục nghề sau chiến tranh, cụ thể là những cuộc hội thảo do Bộ
giáo dục cũng như Bộ lao động tổ chức. Quy chế về giáo dục nghề và Ban chỉ đạo giáo
dục nghề được ban hành vào 7/1948, nhưng trước đó 2 tháng thì Bộ giáo dục thiết lập
Ban giáo dục nghề trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động hướng nghiệp trong các
trường trung học, cao đẳng cũng như giáo dục nghề. Thật ra ý tưởng này được đệ trình
lên Bộ trưởng bộ giáo dục vào năm 1947, cùng lúc với rất nhiều những đối sách giúp
nâng cao chất lượng của giáo dục trung học cũng như giáo dục nghề.
Ban giáo dục nghề mới đã nêu ra chính sách chấn hưng giáo dục nghề, cũng như
tái khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trung học và giáo dục nghề. Bên cạnh đó
cũng quan tâm chú ý đến việc trang bị lại những cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy định lại
thời gian học, chú trọng đào tạo nguồn giáo viên có kiến thức cũng như năng lực nghề tốt,
đồng thời cũng khơng ngừng tìm kiếm những nguồi tài chánh hỗ trợ cho việc chấn hưng
giáo dục nghề.
Trong giai đoạn này nền giáo dục nghề của Nhật Bản gặp phải những chỉ trích từ
phía người dân. Các trường nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thủy sản vốn với bề
dày lịch sử của mình có thể duy trì tình hình giáo dục thêm một thời điểm nhất định,

nhưng các trường nhỏ khác đã gặp khá nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Bộ giáo dục
ráo riết soạn thảo và vào 6/1951 đã công bố “Luật chấn hưng giáo dục nghề”
Điều một của luật này quy định rõ ràng nhiệm vụ chấn hưng nền giáo dục nghề là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết của nhà nước. Điều hai quy định nhiệm vụ chấn
hưng sửa chữa và trang bị lại trang thiết bị giảng dạy, đặc biệt là những cơ sở cũng như
trang thiết bị thực hành phải được chính quyền địa phương cùng với chính quyền trung
ương kết hợp để thực hiện. Điều ba quy định về những hỗ trợ tài chánh cho giáo dục nghề.
21


Luật chấn hưng giáo dục nghề đã thổi một luồng khí mới vào nền giáo dục nghề
của Nhật Bản. Với sự hỗ trợ của nhà nước thì sự thiếu thốn về trang thiết bị cần thiết cho
đào tạo nghề đã được dần dần được khắc phục.
Trong mục tiêu giáo dục tại các trường trung học cơ sở trong chương trình bắt buộc đó là
“giáo dục phải đảm bảo truyền thụ những kiến thức cũng như những kỹ năng cơ bản về
hướng nghiệp cần thiết trong xã hội, nhấn mạnh vào vai trị lao động của người dân, đồng
thời phải ni dưỡng khả năng chọn ngành nghề tương lại cho từng cá nhân tham gia
trong chương trình đào tạo”. Chính vì thế mà hầu hết trong các trường trung học cơ sở
đều có ngành học hướng nghiệp, bao gồm các ngành nông nghiệp, thương mại, thủy sản,
công nghiệp, gia chánh. Học sinh có thể chỉ chọn một ngành học chuyên biệt cho riêng
mình nhưng cũng có thể chọn hơn hai ngành học. Thời gian học quy định cho ngành này
là 4 tiếng một tuần cho các môn bắt buộc, đối với các mơn tự chọn thì thời gian học dao
động trong khoảng 1 đến 4 tiếng. Đến 12/1951 Ngành hướng nghiệp được đổi thành
Ngành hướng nghiệp và gia đình, với nội dung giảng dạy chủ yếu là các môn nông, công,
thương nghiệp, kèm theo chú trọng tăng giờ trau dồi và thực hành nghề. Số giờ học các
môn quy định cũng như bắt buộc là từ 3 đến 4 giờ. Tuy nhiên các trang thiết bị của các
chương trình thực nghiệm này vẫn còn rất nghèo nàn nếu so với mặt bằng chung của các
nước phát triển khác.
Mục đích cơ bản của giáo dục trong các trường trung học phổ thông là “chú trọng
giáo dục phổ thông thông thường và giáo dục hướng nghiệp”. Theo “Tiêu chuẩn giáo dục

trung học” được cơng bố năm 1/1948 thì các mơn học trong các trường trung học phổ
thông bao gồm các môn giáo dục thông thường và giáo dục hướng nghiệp, đảm bảo cho
người học sau này có thể thành thục một trong những ngành nghề sau: nông nghiệp, thủy
sản, công nghiệp, thương nghiệp, gia chánh, hàng hải, an sinh xã hội…. Ngoài ra cịn có
các mơn phụ khác cũng được giảng dạy như: nghệ thuật vườn kiểng, cơ khí máy móc,
điện gia dụng, nuôi trồng, …. Trong giai đoạn này các trang thiết bị cũng được chú ý tân
trang và nâng cấp.

22


Trong thời gian này cũng có nhiều cuộc hội thảo nhằm mục đích nâng cao hơn nữa
vai trị của giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông. Đến 1/1949 cải
cách các môn học trong trường trung học phổ thông được tiến hành. Nội dung của cải
cách này chủ yếu xốy vào việc phân chia các mơn học thành hai nhóm chính là các mơn
bắt buộc và mơn tự chọn, để hội đủ điều kiện người học phải hồn tất từ 85 đơn vị học
trình trong đó có bao gồm 38 đơn vị học trình bắt buộc. Đối với các môn học hướng
nghiệp, các trường quy định phải học ít nhất từ 30 đơn vị học trình trở lên. Các môn học
trong các trường dạy nghề này cũng rất đa dạng, nội dung các môn học được phân chia rõ
ràng theo các ngành học cụ thể như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, thủy sản,
gia chánh,…. Bên cạnh đó các phương pháp giảng dạy mới cũng được áp dụng. Liên
quan đến các môn nông nghiệp hay gia chánh thì có chương trình “dự án tại gia”, các câu
lạc bộ nông nghiệp của trường hay các câu lạc bộ gia đình của trường. Đối với các mơn
liên quan đến cơng nghiệp, thì những phương pháp mới cũng được áp dụng như dùng
những bảng hướng dẫn cụ thể, những giờ học phân tích các chi tiết máy móc, …
Cùng với q trình dân chủ hóa trong giáo dục, việc nhấn mạnh đến q trình ni
dưỡng năng lực vốn có của từng cá thể là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Mặt
khác trong các hội nghị về giáo dục nghề thì người ta cũng nhấn mạnh đến kế hoạch phát
hiện và đào tạo những người hướng dẫn, đi đầu tài năng. Do vậy, ngay từ bậc trung học
thì giáo dục hướng nghiệp đã được chú trọng, và những môn học này cũng nhận được

những hỗ trợ xứng đáng.
Từ năm 1950 để chấn chỉnh hơn nữa hệ thống chỉ đạo giáo dục chức nghiệp thì đã nhiều
ý kiến cho rằng rất cần thiết có được có một quy định nhất định cho việc hướng dẫn đào
tạo hướng nghiệp. Kết quả là năm 1953 chính thức có quy chế về việc hướng dẫn đào tạo
hướng nghiệp tại các trường trung học.
1.2.2 GIAI ĐOẠN HẬU CHIẾM ĐÓNG (1952 – 1975)
Luật giáo dục nghề năm 1958 dựa trên cơ sở hệ thống dạy nghề hiện tại. Mặc dù
được điều chỉnh vài lần nhưng bộ luật này dẫn giữ nguyên những tiêu chí về các loại hình
đào tạo, thời gian đào tạo cũng như các loại trường tham gia vào hoạt động giảng dạy.
23


×