Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người hoa thành phố hồ chí minh thông qua giáo dục gia đình (nghiên cứu trường hợp sinh viên) công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.7 KB, 85 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009

Tên cơng trình :
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HĨA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH THƠNG QUA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN)

Thuộc nhóm ngành: XH2b

Tp. Hồ Chí Minh, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
oOo

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2009

Tên cơng trình :
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HĨA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH THƠNG QUA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên)

Thuộc nhóm ngành khoa học : XH2b
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Sương chủ nhiệm
tộc: Kinh


Lớp: XHH06B Khoa: Xã hội học

Nam/Nữ: Nữ

Dân

Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Tham gia: Cao Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hải Thanh, Phạm Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị
Sen.
Người hướng dẫn: TS. Vũ Quang Hà


Đại
học Quốc
thànhVũ
phốQuang
Hồ ChíH
Minh
Người
hướng
dẫngia: TS.

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh
______

TP. HCM, ngày 03 tháng 08 năm 2009


Kính gửi: Ban Chỉ đạo xét Giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học”
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi là: NGUYỄN THỊ DIỆU SƯƠNG

Sinh ngày 29 tháng 04 năm 1988

Sinh viên năm thứ : 3/ Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp: XHH06B, Khoa: Xã hội học
Địa chỉ nhà riêng: Long Bình 1, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Số điện thoại: 0972.420.014
Địa chỉ email:
Tơi làm đơn này kính đề nghị Ban Chỉ đạo cho tôi được gửi công trình nghiên cứu
khoa học để tham dự Giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2009
Tên đề tài: Vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa Thành phố Hồ Chí
Minh thơng qua giáo dục gia đình (Nghiên cứu trường hợp sinh viên)
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Vũ Quang Hà và không phải là luận văn tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xác nhận của trường Đại học KHXH&NV TP.HCM

Người làm đơn

Nguyễn Thị Diệu Sương


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ...................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.............................................................................................................. 17
1.1.

Vài nét về lịch sử hình thành và văn hóa ................................................ 17

1.2 Đặc điểm gia đình người Hoa ....................................................................... 18
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ...................... 20
CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ........................... 22
3.1

Về Nguồn gốc dân tộc và gia đình ........................................................... 22

3.2

Về Phong tục tập quán............................................................................. 23

3.3

Về các lễ hội của cộng đồng và nghi lễ gia đình ...................................... 26

3.4

Quan niệm về hơn nhân ........................................................................... 28

3.5

Về Bang hội và các tổ chức xã hội khác của người Hoa ......................... 32


3.6

Về Ngôn ngữ ............................................................................................. 33

3.7

Về Tín ngưỡng .......................................................................................... 43

3.8

Về các loại hình giải trí nói chung ........................................................... 44

3.9

Quan điểm của giới trẻ về văn hóa cộng đồng. ....................................... 46

CHƯƠNG 4 : GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA ........................................................... 51
4.1 Các biện pháp giáo dục của gia đình ............................................................ 51
4.2 Vai trị của giáo dục gia đình trong bảo tồn văn hóa .................................. 59
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................ 62
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VĂN
HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA.................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 74
Chú thích ................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80



TĨM TẮT CƠNG TRÌNH


Cơng trình gồm có phần chính như sau:
1. Phần mở đầu là phần định hướng cho quá trình nghiên cứu bao gồm:
Lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu, cơ sở lý luận, một số khái niệm cơ bản, phương pháp nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài..
2. Phần nội dung
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH: Giới thiệu về lịch sử hình thành cộng đồng, một số nét chung về văn hóa và
đặc điểm gia đình người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: Các yếu tố giới
tính, ngành học, thời gian gia đình sang Việt Nam, thơng tin chung về gia đình, tơn
giáo, nhóm ngơn ngữ, khu vực sinh sống.
Chương 3: BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH- TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN.
Xem xét trên một số khía cạnh quan trọng như ngôn ngữ, phong tục tập quán, sự tham
gia các lễ hội của cộng đồng, quan niệm hôn nhân và quan điểm trọng nam khinh nữ,
tín ngưỡng, tham gia bang hội, các hình thức giải trí văn hóa, quan điểm chung về văn
hóa cộng đồng.
Chương 4: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA gồm 2 phần chính: Các biện pháp giáo dục của
gia đình và vai trị của giáo dục gia đình trong việc bão 3 tồn văn hóa.
Chương 5: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC BẢO
TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA bao gồm sự tác động của mơi
trường xã hội đến gia đình và cá nhân, một cách trực tiếp và gián tiếp.
3. Kết luận và khuyến nghị

1



MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

“Người ta không thể đi rất xa trên con đường tính nhiều vẻ mà khơng
gặp nhu cầu về bản sắc, đó là nền tảng của tất cả sự tồn tại của con người…”(*).
Hay nói cách khác, mỗi một dân tộc, một cộng đồng để có thể tồn tại và phát
triển cần phải có một nền văn hóa của riêng mình trong dịng văn hóa chủ đạo.
Bản sắc văn hóa, đó vừa là nội dung và là mục tiêu không thể thiếu gắn liền với
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội khác.
Cộng đồng người Hoa ở nước ta là một trong 54 dân tộc của cả nước
nhưng họ có nguồn gốc khá khác biệt với các dân tộc cịn lại. Đó là kết quả của
dịng di dân từ Trung Quốc sang nước ta trong một khoảng thời gian khá dài,
họ sang đây mang theo mình những bản sắc văn hóa riêng cùng với dấu ấn của
một thời kỳ lịch sử. Và trong quá trình giao lưu với văn hóa bản địa họ đã có ý
thức bảo tồn nền văn hóa của mình, do đó qua một khoảng thời gian định cư tại
Việt Nam thì những nét văn hóa đặc trưng của họ vẫn cịn rõ nét, cho dù có
những biến đổi.
Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là nơi mà cộng
đồng người Hoa sống với số lượng khá đông đảo và có sự tập trung, bởi vậy
những nét văn hóa của cộng đồng người Hoa ở đây thể hiện khá rõ nét. Có thể
nói rằng văn hóa người Hoa là một phần khơng thể thiếu của văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh giao lưu tiếp biến mạnh mẽ của văn hóa, cộng
đồng này vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc ứng với
sự phát triển khá mạnh của kinh tế. Đây là một điều đáng lưu tâm trong bối
cảnh sa sút dần các chuẩn mực và giá trị trong một số xã hội và cộng đồng hiện
nay. Vậy làm thế nào mà người Hoa có thể chuyển tải được những giá trị văn
hóa trong khi họ bị đứt đoạn sự tiếp xúc với nền văn hóa gốc? Thực tế hiện nay

thế hệ trẻ, điển hình là những sinh viên người Hoa đã làm được gì để gìn giữ
những giá trị văn hóa của cha ơng họ trong thời đại đa văn hóa khi khoảng cách

2


thế hệ cũng là một vấn đề bức thiết? gia đình có vai trị như thế nào ở phương
diện này? Đó là lý do và cũng là nội dung mà nhóm đề tài sẽ làm rõ trong phần
nghiên cứu của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đồng bào người Hoa ở Việt Nam nói chung, vùng Nam Bộ
và TPHCM nói riêng đã được tìm thấy ở rất nhiều ở các ngành nhân học, lịch
sử, văn hóa học. Đa phần các đề tài đều tiếp cận đề tài theo phương diện
chuyên ngành và chủ yếu đề cập tới khía cạnh văn hóa, lịch sử cũng như q
trình tộc người.
Một trong những đề tài nói trên là đề tài “Tín ngưỡng của người Hoa ở
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đăng Kim Trang - Bộ mơn Văn hóa học.
GVHD: PGS.TS.Phan An.
Đề tài đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề chính là đời sống tín ngưỡng
của người Hoa quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện đề
tài tác giả đã hình thành được vấn đề nghiên cứu và nói rõ được lí do chọn đề
tài của mình. “Vì đây là nơi tập trung đông đảo người Hoa và là mảnh đất sinh
sống lâu đời của họ. Vì vậy việc nghiên cứu tín ngưỡng của người Hoa ở đây
có sức thuyết phục hơn so với những địa bàn khác. Đồng thời,tín ngưỡng của
người Hoa ở quận 5 gắn liền với một khu vực hoạt động kinh tế thương mại
sầm uất, cho nên nơi đây sẽ có những khác biệt về tín ngưỡng so với người Hoa
ở nơi khác”.
Khi đề cập đến lịch sử nghiên cứu (hay tổng quan tình hình nghiên cứu)
tác giả đã có một cách nhìn nhận và đánh giá khá tổng quát và toàn diện.Minh

chứng cho thấy tác giả đã tìm hiểu nhiều những cơng trình nghiên cứu từ rất
lâu, trước những năm 1975 và cả những năm sau 1975. Trước 1975, có các
cơng trình như: “Các thư tịch cổ có ghi chép ít nhiều đến phong tục tín ngưỡng
vùng Gia Định-Sài Gịn là “Gia Định thành thơng chí” của Trịnh Hoài Đức,
đã ghi chép vắn tắt các dữ liệu lịch sử, mơ tả cơ sở tín ngưỡng cùng tập tục tín
ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ”. Ngồi ra, cịn có rất nhiều cơng trình

3


nghiên cứu mà tác giả đã đề cập: “Voyage an Cochinchina ( một chuyến du
ngoạn đến Nam Kì)” của John White xuất bản ở London 1924, là một tập du kí
viết về phong tục, tập quán , tín ngưỡng của người dân Sài Gịn xưa; Tác giả
cịn có tổng quan luận án tiến sĩ “Người Hoa ở miền Nam Việt Nam” của TsaiMan Kuey (thư viện quốc tế Paris, 1968), ( Bản dịch của Uỷ ban nghiên cứu sử
học và khoa học của Bộ Quốc gia giáo dục Sài Gòn” và tác phẩm “Sài Gòn
xưa” cử Vương Hồng Sển xuất bản 1986”.
Những cơng trình nghiên cứu sau 1975 mà tác giả nói đến: “Chùa Hoa
thành phố Hồ Chí Minh”do Phan An chủ biên 1990, “Các nhóm cộng đồng
người Hoa ở Việt Nam” của Châu Hải (1992), “Nhà ở, trang phục, ăn uống của
các cư dân đồng bằng S.Cửu Long” của Phan Thị Yến Tuyết (1993)..
Như vậy, qua phần tổng quan của đề tài “ Tín ngưỡng người Hoa quận
5” của tác giả Trần Đăng Kim Trang cho thấy tác giả đã thu thập được rất
nhiều tư liệu, đặc biệt là những tài liệu khá sát với đề tài nghiên cứu của mình.
Nói chung những đề tài này đều liên quan đến tín ngưỡng. Nhưng trong phần
tổng quan của mình tác giả vẫn cịn nhiều thiếu sót, chưa làm nổi bật được vần
đề nghiên cứu, tác giả chỉ mới thống kê hàng loạt các cơng trình nghiên cứu từ
trước những năm 1975 cho tới sau 1975, chưa đánh giá hay nhận xét điểm
mạnh, điểm yếu của những đề tài mà mình đã đề cập đến để tác giả có thể bổ
sung và làm rõ trong cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả chỉ ra được mục đích nghiên cứu: “ nhằm thấy được vai trị và

tín ngưỡng đã và đang có sức ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như: hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội…của người Hoa ở đây. Nghiên cứu sự về sự hình
thành, quá trình phát triển cũng như biến đổi của các loại hình tín ngưỡng ở
khu vực này”. Một trong những đóng góp về mặt thực tiễn đó là : “tín ngưỡng
của người Hoa ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống của họ ở thời kì
mở rộng kinh tế thị trường hiện nay và góp phần vào việc giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc của người Hoa”.
Nhìn chung, đề tài đã tiến hành tuần tự các bước của quá trình nghiên
cứu và có sử dụng các phương pháp nghiên cứu mơ hình hóa, hệ thống hóa
4


bằng những biểu đồ, chụp ảnh … Song vấn đề nghiên cứu chỉ giới hạn ở tín
ngưỡng, và tác giả chưa sử dụng một lí thuyết hay đưa ra khung hay mơ hình lí
thut, giả thuyết cho cơng trình nghiên cứu của mình. Đây là điều hết sức
quan trọng, vì nó là cơ sở cho cả q trình nghiên cứu của tác giả.
Liên quan tới vấn đề người Hoa và các vấn đề văn hóa của họ cịn có đề
tài: “Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai”, luận án tiến sĩ
chuyên ngành văn hóa học của Nguyễn Thị Nguyệt.
Tác giả đã nêu khá rõ lí do chọn đề tài, nói lên được đối tượng và phạm
vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Tác giả chỉ ra được tình hình nghiên cứu ở Đồng Nai liên quan đến đề
tài của mình kể cả những cơng trình trước 1975 và sau 1975. Một điểm mà đề
tài này làm được khác với đề tài trên là tác giả đã nêu lên được cơ sở lí luận và
sử dụng lí thuyết đưa vào đề tài nghiên cứu khá hợp lí. Ba lí thuyết chính mà
tác giả sử dụng cho đề tài của mình là: Trường phái lí thuyết cấu trúc chức
năng về tâm lí của B.Malinnowski, Trường phái lí thuyết cấu trúc, Lí thuyết
giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Về phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng rất nhiều phương pháp và
giải thích khá rõ. Trong đó có: Phương pháp quan sát, tham dự, điền dã,

phương pháp nghiên cứu lịch đại và đồng đại, phương pháp so sánh, phỏng vấn
sâu cá nhân.
Về phần nội dung có một phần rất quan trọng liên quan đến đề tài mà
chúng tôi đang nghiên cứu là : “Bảo tồn và phát huy yếu tố văn hóa của người
Hoa qua lễ hội” và một trong những kết luận mà tác giả đã rút ra:
“Lễ hội tinh thần của của các dân tộc nhằm biểu dương những giá trị về
đời sống tâm linh, đời sống văn hóa xã hội và văn hóa cộng đồng của mỡi dân
tộc. Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai là là một trong những
hoạt động văn hóa của người Đồng Nai. Lễ hội ấy thường gây tốn kém, dễ bị
lợi dụng, biến tướng dẫn đến những phát sinh xã rời mục đích ban đầu”. Tuy
nhiên khơng gian nghiên cứu của tc giả khơng phải l Thnh phố Hồ Chí Minh,
5


cho nên trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có những điểm khác
biệt nhất định . Đối tượng mà tác giả nhắm đến rất rộng, đó chính là cả cộng
đồng trên địa bàn này nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu sẽ thiếu độ sâu,
bỏ qua những đặc trưng riêng của cộng đồng.
Nghiên cứu về cộng đồng người Hoa về văn hóa nói chung cịn
có cơng trình “ Người Hoa ở Nam Bộ”, tác giả Ngơ Văn Lệ- Nguyễn Duy
Bính, nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.Cuốn sách này
gồm 4 phần, trong đó mỗi phần là 1 cơng trình nghiên cứu độc lập, phần thứ 2
và phần thứ 3 có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài của nhóm chúng
tôi nên chúng tôi sẽ khảo sát kỹ hai phần này.
Trong Phần 2: “ Hôn nhân của người Hoa ở Nam Bộ”, tác giả TS.
Nguyễn Duy Bính, vấn đề nghiên cứu của tác giả là các quan niệm trong hôn
nhân, các quy tắc và nghi lễ trong hôn nhân.
Ý nghĩa nghiên cứu ( chung cho cả cuốn sách) góp phần lí giải và cung
cấp những cơ sở khoa học, tìm ra những giải pháp để xây dựng chính sách về
dân tộc cho từng tộc người trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta nói chung và

cho người Hoa nói riêng
Các vấn đề mà tác giả nêu ra đã được giải quyết khá hiệu quả, với những
hướng chung là tìm ra đặc điểm các vấn đề hôn nhân của người Hoa thời xưa(
truyền thống) và sau đó là phân tích những biến đổi trong ngày nay ( về quan
niệm, quy tắc và nghi lễ). Cơng trình nghiên cứu này giải quyết chu đáo các
vấn đề chung, với tầm nghiên cứu rộng, bởi vậy có thể khai thác nghiên cứu
theo hướng mới là nghiên cứu sâu vào một đối tượng hay một lĩnh vực khác.
Giữa cơng trình nghiên cứu được tổng quan và đề tài chúng tơi đang
nghiên cứu có cùng mối liên quan là văn hóa người Hoa, cụ thể hơn là các nghi
thức đám cưới.
Phần 3: “Gia đình người Hoa ở Nam Bộ”, TS.Nguyễn Duy Bính.

6


Vấn đề nghiên cứu của tác giả bao gồm 4 vấn đề: Những tiêu chí để
phân loại gia đình; Hình thức và cấu trúc gia đình người Hoa ở Nam Bộ; Một
số chức năng của gia đình; Những nghi lễ gia đình.
Ý nghĩa nghiên cứu do tác giả nêu ra là nghiên cứu gia đình người Hoa,
qua đó thấy rõ được sự phát triển và biến đổi của gia đình người Hoa trong quá
khứ trước đây cũng như khi sang định cư, sinh sống ở vùng đất mới.
Các vấn đề đã được tác giả giải quyết hiệu quả nhưng cũng theo hướng
rộng, bao quát, do đó có thể đi khai thác sâu hơn một lĩnh vực nào đó của gia
đình,cụ thể là giáo dục gia đình.
Đây là cơng trình nghiên cứu theo hướng lí giải, nó chưa đưa ra được lí
thuyết áp dụng cũng như giả thuyết nghiên cứu.
Việc sử dụng số liệu là khá phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tác giả
đưa ra nhiều bẳng số liệu và sơ đồ nhằm làm dẫn chứng để phân tích và làm
sáng tỏ nội dung nghiên cứu.Cơng trình này có liên quan đến đề tài nghiên cứu
của nhóm chúng tơi ở mặt giáo dục gia đình, nói lên được vai trị của gia đình

để bảo tồn văn hóa truyền thống thơng qua giáo dục lớp trẻ, tuy nhiên những
kết quả nghiên cứu đưa ra còn chưa sâu cũng như chưa đầy đủ so với mục tiêu
nghiên cứu của chúng tôi đề ra.
Như vậy, qua 3 đề tài mà chúng tôi đã tổng quan mỗi đề tài có một cách
nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Cùng là
một vấn đề nghiên cứu về người Hoa nhưng trong đề tài của mình chúng tơi sẽ
có cách tiếp cận khác, giới hạn đến một địa điểm cụ thể nhất, điển hình nhất và
nhắm đến một đối tượng là giới trẻ người Hoa, điển hình là sinh viên người
Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tiếp cận đề tài theo
phương pháp của xã hội học, khác với hướng tiếp cận của những đề tài trên.
Những thiếu sót của những đề tài trên nhóm sẽ khắc phục và bổ sung để
hồn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

7


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa dưới sự giáo dục
của gia đình và sự tác động của môi trường xã hội
3.2 Mục tiêu cụ thể
 Có những kết quả nghiên cứu ban đầu về nhận thức, thái độ và thực
trạng bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa.
 Tìm hiểu sự tác động của gia đình đến việc giữ gìn các giá trị văn
hóa đối với giới trẻ người Hoa, vai trò của giáo dục gia đình đặt
trong bối cảnh tác động khơng ngừng của môi trường xã hội .
 Một số ảnh hưởng của xã hội.
 Một số liên hệ chung đối với giới trẻ nước ta về việc giữ gìn văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, qua đó có một số giải pháp chung về vấn đề
này.


4. Nội dung nghiên cứu:
 Giới thiệu chung: Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Tìm hiểu chung về văn hóa của người Hoa.
+ Đặc điểm gia đình người Hoa
 Vai trị của giáo dục gia đình: Gia đình đã có những biện pháp
giáo dục con cái trong việc giữ gìn văn hóa người Hoa như thế nào, bắt
đầu từ giai đoạn nào, sự định hướng về giá trị của gia đình. Qua đó có
những kết luận về vai trị của gia đình.
 Vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người Hoa: Những thông tin ban đầu
về nhân thân đối tượng, nhận thức thái độ của giới trẻ người Hoa với văn
hóa của cha ơng họ trên tất cả các mặt: Ngơn ngữ, phong tục tập qn,
tính cách dân tộc…, sự tác động cũng như ảnh hưởng của văn hóa cộng
8


đồng và xã hội đến định hướng văn hóa của họ. Các yếu tố tác động từ
bên ngoài: Cộng đồng, xã hội, bang hội, bạn bè, áp lực cuộc sống
 Liên hệ với Việt Nam trong quá trình hội nhập: Giới trẻ Việt Nam có
thái độ như thế nào trước sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa thế giới và
có ý thức như thế náo đối với việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
Rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giao lưu và hội
nhập với văn hóa thế giới.
 Một số khuyến nghị

5. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phỏng vấn sâu, mục đích:
 Tìm hiểu nhu cầu, thái độ của giới trẻ người Hoa về vấn đề bảo tồn
văn hóa cũng như thái độ của họ về hiện tượng mai một văn hóa,”mất
gốc”;

 Những nguyên nhân, nhân tố tác động đến việc bảo tồn văn hóa đó
(đặt trong bối cảnh kinh tế- xã hội của nước ta cũng như bối cảnh của
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay:
 Mối quan hệ giữa gia đình - cá nhân- xã hội tác động đến việc bảo
tồn văn hóa cộng đồng của giới trẻ người Hoa, cách thức giáo dục
trong gia đình ….)
 Tìm hiểu vai trị quan trọng của gia đình trong việc giáo dục và lưu
giữ những nét giá trị văn hóa truyền thống đồng thời cũng xác định
được nét riêng trong cách thức giáo dục gia đình của người Hoa;

6. Đối tượng nghiên cứu- Khách thể nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bảo tồn văn hóa của giới trẻ người
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thơng qua giáo dục trong
gia đình
 Khách thể nghiên cứu:
+ Giới trẻ người Hoa ( sinh viên người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

9


+ Phương pháp giáo dục của gia đình người Hoa và vai trị của gia đình
 Phạm vi nghiên cứu :
+ 14 mẫu phỏng vấn sâu ở Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thời gian tiến hành: từ tháng11/2008 tới tháng 4/2009
 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu kết hợp chọn mẫu tăng nhanh

7. Cơ sở lý luận
Với đề tài này chúng tơi sử dụng 2 lí thuyết sau:
* Lí thuyết xã hội hóa:

Xã hội hóa là q trình q độ mà ở đó chúng ta có thể tiếp nhận nền
văn hóa xã hội nơi chúng ta được sinh ra- một quá trình chúng ta đạt được
những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù
hợp với xã hội.Nội dung của lí thuyết này nói rằng q trình xã hội hóa của cá
nhân từ khi sinh ra đến khi lớn lên trải qua 3 giai đoạn: gia đình, nhà trường và
xã hội. Mỗi giai đoạn có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới cá nhân đó.
Với đề tài này chúng tơi muốn đề cập đến khía cạnh gia đình cũng như
ảnh hưởng của gia đình tới cá nhân dưới sự tác động của mơi trường xã hội.
Qúa trình xã hội hóa của một người từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời
có ảnh hưởng quyết định tới thái độ và hành vi khi đã lớn.Vì vậy, những thành
viên trong gia đình với tư cách là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân trong
xã hội phải phụ thuộc vào. Từ khi sinh ra và lớn lên bố mẹ có vai trị hết sức
quan trọng trong việc định hướng và chỉ bảo, hướng dẫn, dạy dỗ cho con cái.
Bố mẹ và những người trong gia đình đã truyền đạt cho con cháu mình những
điều căn bản nhất cho tới những giá trị truyền thống từ đời này qua đời khác
cùng những quy tắc, cách xử sự. Từ đây, cá nhân tiếp thu và bảo tồn những giá
trị đó. Là những người ly hương vì vậy gia đình là nền tảng quan trọng đặc biệt
của tổ chức xã hội người Hoa ở đây nhằm gìn giữ và lưu truyền những giá trị
tốt đẹp của quê hương họ.

10


* Lí thuyết tiếp biến văn hóa
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là q trình cộng đồng người “gặp nhau”,
tiếp xúc trên cơ sở đó “tiếp nhận” những giá trị văn hóa. Sự tiếp nhận này có
vai trị như một động lực làm cho nhiều yếu tố trong văn hóa truyền thống của
họ ln được điều chỉnh, biến đổi cách tân sao cho phù hợp. Và đối với bộ
phận người Hoa di cư sang Việt Nam thì điều này vơ cùng quan trọng nhằm
thích nghi với văn hóa bản địa.

Lí thuyết này giúp người nghiên cứu nhận biết được những yếu tố văn
hóa của người Hoa cả nước nói chung, đặc biệt là văn hóa người Hoa ở thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng với văn hóa người Việt và những nền văn hóa
khác. Khi mà điều kiện kinh tế xã hội phát triển kéo theo sự phát triển và biến
đổi của văn hóa và khi một nền văn hóa nhỏ hơn tồn tại trong một nền văn hóa
lớn , thì nội lực của nền văn hóa nào mạnh hơn thì nó sẽ làm thay đổi nền văn
hóa nhỏ hơn đó. Xét trong bối cảnh ấy, việc diễn ra q trình giao lưu học hỏi,
tiếp nhận nền văn hóa Việt của người Hoa là tất yếu. Hơn nữa, sự tác động của
nền văn hóa bên ngồi làm cho một bộ phận người trong cộng đồng thay đổi.
Đặc biệt đối tượng mà chúng tôi muốn đề cập đến là giới trẻ,vì họ là thành
phần khá nhạy cảm và dễ thay đổi để thích ứng nhất. Bên cạnh đó, họ cũng là
thành phần được tiếp xúc nhiều hơn với các mối quan tâm của xã hội hiện đại,
nơi mà phương tiện thông tin hiện đại cũng như các mối quan hệ ngày càng
phát triển.

8. Các khái niệm có liên quan:
8.1 Khái niệm Văn hóa, Phong tục, Tập quán, Lễ hội :
Khái niệm Văn hóa:
Có rất nhiều hướng tiếp cận văn hóa và mỗi một hướng tiếp cận đều có
nhiều khái niệm và nhiều cách định nghĩa văn hóa khác nhau. Đứng ở mỗi góc
độ khác nhau và tùy vào mục đích khai thác vấn đề ở chiều cạnh nào của văn
hóa để nghiên cứu lĩnh vực này thì sẽ nhìn nhận nó ở các quan điểm khác nhau,
có thể kể đến như lối tiếp cận văn hóa của nhân học, xã hội học, của văn hóa
11


học… Song nhìn chung, tất cả những quan điểm này đều có nhìn nhận chung
đó là văn hóa là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo trong q trình
sống và nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống. Trong khn khổ của đề tài
này, nhóm đề tài chúng tơi sử dụng định nghĩa văn hóa theo hướng tiếp cận của

xã hội học xem văn hóa như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống - tiểu hệ
thống văn hóa tinh thần, đó là định nghĩa của Abrơham Mơlơ : "Văn hố là
phương diện tinh thần của thế giới nhân tạo, là toàn bộ yếu tố tinh thần ổn
định có ở mỗi con người, hoặc nhóm người, gắn liền với cái gọi là "ký ức thế
giới" hay "ký ức xã hội". Chúng được vật thể hoá thành hiện vật văn hố và
thành ngơn ngữ". Quan điểm này nhấn mạnh vào chiều cạnh thuộc phương
diện văn hóa tinh thần, bao gồm các lĩnh vực như: văn hoá - nghệ thuật, vui chơi
giải trí, tơn giáo, tín ngưỡng, lối sống, phong tục, tập quán v.v... và những
phương diện thuộc về ứng xử của con người. Cũng theo định nghĩa này, nhóm
chúng tơi tiếp cận vấn đề dựa trên việc phân tích các khía cạnh: Ngơn ngữ,
phong tục, tập qn, tín ngưỡng, nghi lễ gia đình…của giới trẻ người Hoa.
Khái niệm Phong tục:
Toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong
quá trình lịch sử và ổn định thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự
giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính
tương đối thống nhất của cộng đồng. Phong tục khơng mang tính cố định và bắt
buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy nhiên nó cũng khơng tuỳ tiện, nhất thời như
hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền
vững.
Phong tục là một bộ phận của văn hố, có vai trị quan trọng trong việc
hình thành truyền thống của một dân tộc, địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí
chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, một số Phong tục khơng cịn phù hợp với
thời đại mới, bị đào thải, trong khi một số Phong tục mới được hình thành. (1)

12


Khái niệm Tập quán:
Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc

và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng.
Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay
đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi
mang tính tự động hố.Tập qn hoặc xuất hiện và định hình một cách tự phát,
hoặc hình thành và ổn định thơng qua sự rèn luyện và là kết quả của q trình
giáo dục có định hướng rõ rệt. (2)
Khái niệm Lễ hội
Lễ hội bao gồm hai khái niệm là lễ và hội. Lễ là hệ thống các hành vi,
động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính của con người đối với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hố, tơn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng
đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững
mạnh cho từng dịng họ, sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa
màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang,
vật thịnh". Lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng
và tơn giáo.

(3)

8.2 Khái niệm về Gia đình:
Trong đề tài này, nhóm đề tài chúng tơi xem xét, khai thác khái niệm gia
đình dưới góc độ xã hội học trong rất nhiều khái niệm gia đình vẫn tiếp tục đưa
ra tranh luận.
Đứng dưới góc độ xã hội học, gia đình nằm trong phạm trù cộng đồng
xã hội với tư cách là một nhóm nhỏ xã hội đặc thù đồng thời như là một thiết
chế xã hội. Nó đóng vai trị quan trọng trong q trình xã hội hóa con người vì
gia đình trở thành nơi hội tụ văn hóa, chọn lọc văn hóa và sáng tạo văn hóa.
Gia đình nằm trong cấu trúc xã hội và gắn bó chặt chẽ với toàn xã hội.


13


Các chức năng của gia đình:
Gia đình bao gồm các chức năng chính sau:
+Chức năng sinh sản và tái sản xuất ra con người và xã hội:
+Sự xã hội hóa,chăm sóc và giáo dục con cái
+Chức năng kinh tế
+Chức năng bảo đảm sự cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tình
cảm của các thành viên gia đình.
+Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ
em (vai trò của người phụ nữ)
8.3 Khái niệm Xã hội hóa:
Xã hội hóa là q trình q độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận
được nền văn hóa của xã hội, trong đó chúng ta được sinh ra và trưởng thành
– qua quá trình này chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân,
học cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng
ta( 4).

14


9. Khung phân tích

GIA ĐÌNH

Thuần Hoa

XÃ HỘI mơi trường sống
bạn bè

các tổ chức XH

Khơng thuần Hoa

Ngôn
ngữ

Ngơn ngữ
giao tiêp
trong gia
đinh

SINH VIÊN

Định
hướng hơn
nhân, so
đơi tuổi

Sinh hoạt đọc
báo tiếng
Hoa, xem
chương trình
người Hoa

Biết
Nguồn
gốc

Quan

điểm về
văn hóa
cộng
đồng

Cho con
học tiếng
Hoa từ nhỏ

15


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI HOA Ở TPHCM
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
CHƯƠNG 4: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO TỒN VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ NGƯỜI HOA

16


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

1.1.


Vài nét về lịch sử hình thành và văn hóa

Dân tộc Hoa là một trong 54 dân tộc của nước ta, nhưng quá trình hình
thành cộng đồng người Hoa có nhiều điểm khác biệt với các dân tộc cịn lại,
đây là kết quả của q trình di dân khá lâu dài trong lịch sử, trong quá trình di
dân đó thì người Hoa sống rải đều trong các tình thành của nước ta, nhưng tập
trung nhất là tại khu vực Đông Nam Bộ, và đông nhất là tại Thành phố Hồ Chí
Minh, theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-1999 thì số người Hoa
sinh sống tại khu vực Đông Nam Bộ là 581.905 người, trong đó thành phố Hồ
Chí Minh là 428.768 (5).
Q trình di dân của người Hoa sang Việt Nam cũng như các nước
Đơng Nam Á khác có nhiều ngun nhân nhưng có ngun nhân chính là do
các cuộc chiến tranh trong lịch sử của Trung Quốc, như khi cuộc đấu tranh của
các lực lượng “phản Thanh phục Minh” thất bại thì quân thất trận đã kéo quân
của mình sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đó
là vào năm 1679 chúa Nguyễn đã cho phép Trần Thượng Xuyên và Dương
Ngạn Địch dẫn 3000 người phản Thanh phục Minh vào sinh sống ở Đồng Nai
Gia Định

(6)

, hay gần đây hơn là trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật và cuộc

nội chiến thì cũng có một số nhóm người Hoa đã di cư sang Việt Nam.
Sau khi di dân sang Việt Nam thì người Hoa chủ yếu sống tập trung lại
tại các vùng, như ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước đây chủ yếu là xung
quanh khu vực Chợ Lớn

(7)


họ sống với tinh thần đoàn kết, tương trợ, và sống

khá hòa hợp với người Việt bản địa do có sự tương đồng rất lớn về văn hóa,
người Hoa ở Việt Nam phần lớn đến từ hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của
Trung Quốc, họ đến đây và mang theo trong mình những nét văn hóa đặc trưng
của dân tộc mình, như về lễ hội thì có tết Ngun tiêu, trang phục thì có áo
sườn xám, cúng kiếng thì có cúng ơng địa, về các nét văn hóa nghệ thuật thì có
hát Bội, Kinh Kịch .v.v. các nét văn hóa này được người Việt bản địa tiếp nhận,
17


dần dần những nét văn hóa này trở thành một bộ phận của văn hóa địa phương,
đồng thời người Hoa cũng đón nhận những nét văn hóa của cư dân bản địa để
tạo cho mình những nét văn hóa mới, phù hợp hơn với cuộc sống hiện tại.
1.2 Đặc điểm gia đình người Hoa
( Tài liệu tham khảo: Ngơ Văn Lệ, Nguyễn Duy Bính, Người Hoa ở Nam Bộ,
Nxb Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005)
Gia đình người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm chủ yếu là gia đình
nhỏ ( gồm hai thế hệ) chiếm 75,9%, bên cạnh đó thì gia đình lớn ba thế hệ vẫn
cịn tồn tại, chiếm 24,2% , gia đình bốn thế hệ còn nhưng rất hiếm (số liệu từ
cuộc điều tra điền dã dân tộc học từ năm 1990 đến năm 1999 tại các tỉnh Nam
Bộ của Nguyễn Duy Bính).
-

Gia đình lớn: Gia đình lớn của người Hoa chủ yếu là gia đình 3

thế hệ, chỉ cịn tồn tại một số ít gia đình 4 thế hệ. Số lượng thành viên trong gia
đình lớn khoảng từ 8 đến 12, 13 người, với ít nhất 2 cặp hơn nhân. Cơ cấu gia
đình được xác định trên cơ sở phụ hệ, dịng họ được tính theo phía người đàn

ơng. Vai trị của người đàn ơng trong gia đình người Hoa là hết sức quan trọng,
trước đây, khi quan niệm trọng nam khinh nữ cịn bị coi nặng thì tài sản trong
gia đình chỉ để lại cho con trai, người con trai trưởng có vai trị quan trọng nhất
vì phải chăm sóc cho cha mẹ, thờ tự tổ tiên… người con gái thì được cho rằng
sau khi lấy chồng thì là thành viên của gia đình nhà chồng nên khơng được
hưởng thừa kế. Ngày nay, quan niệm trọng nam khinh nữ đã dần được xóa bỏ,
người con gái đã được nhận tài sản thừa kế, vai trị kinh tế của họ trong gia
đình cũng được nâng cao hơn.
Trong gia đình lớn trước đây, khi cha mẹ gia cả thường về ở với con trai
cả, nhưng bây giờ nghĩa vụ đó được chuyển giao lại cho con trai út, có khi là
con rể.
Với điều kiện nhà ở, đất đai ngày nay, các gia đình lớn khơng có điều
kiện để tách riêng, do đó có nhiều gia đình lớn có số thành viên rất đơng, tuy
nhiên, cũng vì những khó khăn đó nên khơng thể tồn tại những gia đình lớn
kiểu truyền thống như trước kia với số thành viên lên tới hàng trăm.
18


-

Gia đình nhỏ: gia đình nhỏ là kiểu gia đình tồn tại phổ biến của

người Hoa hiện nay, trong gia đình thơng thường chỉ bao gồm cha mẹ và con
cái.
Việc gia đình nhỏ phát triển mạnh là xu hướng tất yếu, nó giúp các gia
đình tự lập về kinh tế, giúp người phụ nữ có được sự bình đẳng so với nam
giới.
-

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gia đình: trong gia


đình người Hoa, tơn ti trật tự là vấn đề hết sức quan trọng, người vai dưới ln
phải nghe lời người trên, người già có tiếng nói quyết định với mọi cơng việc.
trước đây tiếng nói của người phụ nữ rất bị coi nhẹ, ngày nay, những quan
niệm áp đặt cho phụ nữ như tam tòng đã giảm đi nhiều, song vẫn còn tồn tại.
quan hệ anh em trong gia đình cũng cũng được xây dựng thành những chuẩn
mực, anh em phải đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, trong các ngày lễ gia
đình như tết, giỗ chạp thì những thành viên trong gia đình thường qy quần, tụ
họp, tăng tình đồn kết anh em.
-

Quan hệ gia đình với dịng họ: Dịng họ là đơn vị xã hội có vai

trị hết sức quan trọng với người Hoa. Gia đình là một bộ phận của dịng họ.
Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh thường thành lập nên các bang hội,
trong đó các bang hội về khu vực sống là lớn nhất, sau đó là đến bang hội của
các họ.
Các họ của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh được hình thành do
q trình di cư, do đó hầu như các họ ở đây là từ một nhóm nhỏ của các họ lớn
tại Trung Quốc, bởi vậy quy mô của họ không được lớn như tại Trung Quốc,
trưởng họ thường do con trai trưởng của dòng trưởng đảm nhiệm, tuy nhiên ở
thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khi trưởng họ lại do con trai dòng thứ làm, đó
cũng do sự di dân tạo nên. Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh xưng hơ theo
thứ bậc, cùng một thế hệ, người thuộc dịng trưởng thì được gọi là anh hay chị.
Người Hoa ở đây cũng có ghi gia phả, tuy nhiên chỉ là số ít, nguyên nhân là do
cuộc sống trước đây không cố định, nay đây mai đó.

19



CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Cuộc nghiên cứu tiến hành với khối lượng mẫu là 14 trường hợp người
Hoa sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh và cả 14 trường hợp đều là
sinh viên.
Phân tích thơng tin từ 14 cuộc phỏng vấn sâu, chúng tơi có những thơng
tin chung về đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau:
 Về giới tính bao gồm 7 nam và 7 nữ.
 Thông tin về ngành học bao gồm: 6 trường hợp bên ngành tự
nhiên và 8 trường hợp bên xã hội.
 Về số thế hệ trong gia đình thì đa số là gia đình có 2 thế hệ( 11/14
trường hợp), cịn lại là 3 thế hệ.
 Thơng tin về gia đình : có 9 gia đình thuần Hoa, 5 gia đình cịn lại
chỉ có bên nội là người Hoa, còn mẹ là người Việt.
 Xét trong 14 mẫu nghiên cứu thì có 9 trường hợp thuộc nhóm
ngơn ngữ Quảng Đơng, 5 trường hợp thuộc nhóm ngơn ngữ Tiều
( Triều Châu). Về tơn giáo thì chỉ có 4 trường hợp là có theo đạo
Phật.
 Trong mẫu nghiên cứu có 9 trường hợp gia đình thuần Hoa thì có
tới 7 trường hợp sống trong khu người Hoa là chủ yếu, nghĩa là
trong mẫu nghiên cứu của chúng tơi thì tất cả các trường hợp
sống gần người Hoa đều là gia đình thuần Hoa, cịn những gia
đình có yếu tố lai Việt thì sống hồn tồn trong khu phố Việt.
 Về thời gian gia đình sang Việt Nam được thể hiện ở bảng 1, theo
đó có tới 11/14 trường hợp qua từ đời ông bà, tức là 3 đời; 2
trường hợp qua từ đời cha mẹ, đặc biệt có một trường hợp gia
đình- dịng họ chuyển qua Việt Nam từ thời nhà Thanh của Trung
20



×