Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Su dung ban do tu duy trong giang day mon Vat ly otruong THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.16 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Đình Vụ Trang 1
<i><b> </b></i>


<i><b> </b><b>Đề tài </b></i>


<b>DẠY HỌC VẬT LÝ BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY </b>







? & @

? & @

? & @

? & @



<b>I.Mở đầu: </b>


Việc giúp học sinh phát triển tư duy của bộ não để vận dụng vào học tập là một trong
những mục tiêu quan trọng hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Mặc khác,
hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội
dung chương trình Vật Lý phổ thơng khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài
của các em rất khó khăn. Nhằm hướng các em đến phương pháp học tích cực và tự chủ,
nâng cao kỹ năng trí tuệ và khả năng tư duy mạch lạc, chúng tơi xin trình bày một công
cụ học tập mới- Bản Đồ Tư Duy.


Bài viết này sẽ giới thiệu tóm lược về bản đồ tư duy; cung cấp những nguyên tắc
cũng như lời khuyên hữu ích khi lập Bản đồ Tư duy và những ưu điểm, ứng dụng của
loại bản đồ này trong việc giảng dạy và học tập Vật Lý phổ thông.


<b>II.Cơ sở lý thuyết: </b>


<b>1.</b> <b>Bản đồ Tư duy: </b>


Bản đồ Tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự


nhiên của tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trị là chìa khóa vạn năng để
khám phá tiềm năng của bộ não.Có thể áp dụng Bản đồ Tư duy trong cuộc sống mọi mặt,
qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu
quả hoạt động.


Sơ đồ Tư duy có 4 đặc điểm:


a) Đối tượng quan tâm được kết tinh
thành một hình ảnh trung tâm .


b) Từ hình ảnh trung tâm, những chủ
đề chính của đối tượng tỏa rộng thành
nhánh.


c) Các nhánh đều cấu thành một hình
ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng
liên kết. những vấn đề phụ được biểu thị


bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
d) Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau.
<b>2.</b> <b>Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Bản đồ tư duy: </b>


<b>2.1.Quy tắc vẽ chủ đề. </b>


a) Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
b) Bạn có thể tự do sử dụng tất các màu sắc mà bạn thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Đình Vụ Trang 2
d) Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề khơng rõ ràng.



e) Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000 đồng”.
<b>2.2.Quy tắc vẽ tiêu đề phụ. </b>


a) Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dây để làm
nổi bật .


b) Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn luền với trung tâm.


c) Tiêu đề phụ nên được vẽ theo chéo góc ( chứ không nằm ngang) để nhiều
nhánh phụ thuộc khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.


<b>2.3.Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ: </b>


a) Chỉ nên tận dụng các từ khóa chính và hình ảnh.


b) Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết
kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những
từ thông dụng . Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn.
c) Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới
và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách
vẽ nối ra từ một khúc).


<b>3.Phân loại </b>


- Bản đồ Tư duy theo đề cương.
- Bản đồ Tư duy theo chương.
- Bản đồ Tư duy theo đoạn văn.

<b>4.Ưu điểm </b>




- Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề .


- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.


- Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ , nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
- Hồn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.


- Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.


- Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm
thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn....


<b>5.Ứng dụng của Sơ Đồ Tư Duy trong giáo dục: </b>



- Dùng Bản đồ Tư duy cho các bài tiểu luận, các kỳ thi, các dự án và báo cáo.
- Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh gải bài tập vật lí, hướng dẫn ôn tập.


- Soạn ghi chú cho bài giảng, hoạch định năm, hoạch định ngày, thiết kế bài
giảng, thi cử....


<b>5.1.Ví dụ về bản đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài tập vật </b>
<b>lí. </b>


Để thực hiện việc lập kế hoạch hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí bằng sơ đồ tư
duy, cần làm các bước sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Đình Vụ Trang 3
- Xây dựng hệ thống câu hỏi để làm rõ mối liên hệ giữa các dữ kiện và đại


lượng cần tìm.



- Thiết lập phương trình đại số để giải tìm ẩn số cần tìm của bài tốn.


<b>Ví dụ </b>: Một vật sáng AB đặt vng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ
tụ 5dp. Hãy xác định vị trí của vật để qua thấu kính có ảnh cao gấp 2 lần vật trên màn
ảnh phía sau thấu kính.


Bài giải.


Câu 1: Dựa vào dữ kiện đề bài,
hãy nêu tính chất của vật và
ảnh?


Câu 2: Nêu đặc điểm tạo ảnh
của thấu kính hội tụ theo vị trí
của vật đã được học, từ đó suy
ra giá trị của độ phóng đại ảnh.
Câu 3: Giữa độ phóng đại ảnh,
tiêu cự của thấu kính và vị trí
vật có mối liên hệ nào?


-Vì thấu kính hội tụ vật thật cho ảnh thật lớn hơn vật thì ảnh và vật phải ngược chiều
nhau: k = - 2.


-Mặt khác <i>k</i> <i>f</i> <i>d</i>

(

<i>k</i> 1

)

<i>f</i>


<i>f</i> <i>d</i> <i>k</i>





= ⇒ =




-Thau số: d = 30cm.


<b>5.2.Ví dụ về Bản đồ Tư duy trong thiết kế một bài giảng vật lý phổ thông. </b>
Để thiết kế bài giảng vật lý giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học.


- Xây dựng hệ thống câu hỏi làm nổi bật trọng tâm, có tính quyết định việc xây
dựng kiến thức.


- Chuẩn bị các phương tiện và thiết bị dạy học.
- Chuẩn bị các tài liệu tham khảo của bài học.
- Xây dựng phương pháp kiểm tra đánh giá bài học.


- Xây dựng các hoạt động dạy học thích hợp với từng đơn vị kiến thức của bài
học.


<b>Ví dụ: </b>

<i>Bài 20: LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ trong chương trình Vật lí lớp 11 – chương </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Phương pháp nghiên cứu khoa học Nguyễn Đình Vụ Trang 4


<b>III.Kết luận: </b>


Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy sẽ mạng lại nhiều kết quả tốt và đáng
khích lệ trong Phương pháp học tập và giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ tiếp thu
kiến thức chủ động sáng tạo và tư duy phát triển. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời
gian ,tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua


một bản đồ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Hơn nữa,việc áp dụng một
cơng cụ học tập tiện ích như Sơ Đồ Tư Duy cho môn Vật Lý- môn bị coi là “khó
nuốt” với nhiều học sinh phổ thông trong tương lai sẽ đem lại nhiều hy vọng lạc quan
cho nền giáo duc nước ta.


<i><b>Tài liệu tham khảo: </b></i>



(1) Tony & Barry Buzan (2009), Bản đồ Tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.


</div>

<!--links-->

×