Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống dưa vàng tại thị trấn cao lộc huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LẦU A SA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƢA VÀNG TẠI THỊ TRẤN CAO LỘC,
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------



LẦU A SA
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƢA VÀNG TẠI THỊ TRẤN CAO LỘC,
HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K45 - TT N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thị Mão


Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng để sinh viên củng cố và hệ
thống hóa tồn bộ những kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm, nắm vững
phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Đồng thời giúp sinh viên có phong cách làm việc đúng đắn, có lối
sống lành mạnh để trở thành người cán bộ có chuyên môn, năng lực làm việc
đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Được sự nhất trí của Nhà trường, khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng tại thị trấn Cao
Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”.
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngồi sự nỗ lực
của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo và
các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo
PGS.TS. Nguyễn Thị Mão đã giúp tơi vượt qua những khó khăn trong suốt
thời gian thực tập để hồn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân cịn hạn chế nên đề tài
của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cơ và các bạn để bản báo cáo của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

LẦU A SA



ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài .................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc và phân loại dưa....................................................................... 5
2.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa và ý nghĩa kinh tế của dưa ............................. 7
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa ..................................................................... 7
2.3.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa: ....................................................................... 10
2.4. Tình hình nghiên cứu dưa trên thế giới và trong nước ............................ 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu dưa trên thế giới ................................................. 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa ở Việt Nam ........................................... 16
2.5. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới và trong nước ................................. 19
2.5.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới ..................................................... 19
2.5.2. Tình hình sản xuất dưa và tiêu thụ dưa ở Việt Nam ............................. 21
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiêm cứu ........................................................... 26



iii

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 28
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................... 29
3.7. Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu.................................................... 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 30
4.1. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống dưa vàng
thí nghiệm........................................................................................................ 30
4.1.1. Thời kỳ vườn ươm ................................................................................ 30
4.1.2. Thời kỳ ngoài ruộng sản xuất................................................................ 32
4.1.3. Khả năng ra hoa của các giống dưa tham gia thí nghiệm. .................... 42
4.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa vàng tham gia thí nghiệm . 43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 48
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 49
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g dưa vàng ......................... 9

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới từ 2005- 2014 ....................... 19
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam 2005-2014 ............................. 21
Bảng 4.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển dưa vàng thí nghiệm trong
vườn ươm ......................................................................................... 30
Bảng 4.2. Chiều cao cây qua các giai đoạn của các giống dưa vàng thí nghiệm
trong vườn ươm ............................................................................... 31
Bảng 4.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống dưa vàng thí
nghiệm vụ Xuân - Hè 2017 tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn................................................................................... 33
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa vàng tham
gia thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2017 .................................................. 35
Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống dưa vàng thí
nghiệm vụ Xuân - Hè 2017.............................................................. 37
Bảng 4.6. Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa vàng tham gia thí
nghiệm Xuân- Hè 2017.................................................................... 39
Bảng 4.7. Tốc độ ra lá qua các kỳ theo dõi của các giống dưa vàng thí nghiệm
vụ Xuân - Hè 2017 ........................................................................... 41
Bảng 4.8. Khả năng ra hoa trên thân chính của các giống dưa vàng tham gia
thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2017 ........................................................ 42


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống
dưa vàng tham gia thí nghiệm vụ Xn - Hè 2017.......................... 36
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây các giống dưa vàng tham gia thí
nghiệm vụ Xuân - Hè 2017.............................................................. 37

Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa
vàng tham gia thí nghiệm vụ Xuân-Hè 2017................................... 40
Hình 4.4. Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống dưa vàng tham gia thí
nghiệm vụ Xn - Hè 2017.............................................................. 41
Hình 4.5. Đồ thị khả năng ra hoa của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân
- Hè 2017. ........................................................................................ 43


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

CT

: Cơng thức

TB

: Trung bình

CHND

: Cộng hịa nhân dân


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Rau quả là loại cây trồng có nhiều dinh dưỡng (Vitamin, muối khống,
đường, tinh bột, protein, lipit…) và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong
khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Đặt biệt khi lương thực và các loại thức
ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ con người. Hằng
năm, ngành sản xuất rau quả cung cấp cho chúng ta một lượng sản phẩm không
nhỏ và là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trong tất cả các loại rau quả, dưa là loại rau ăn quả được ưa chuộng ở
Việt Nam nói riêng và ở trên khắp thế giới nói chung. Quả dưa là nguồn cung
cấp Vitamin A, B6, C, Kali, các chất khoáng và là nguồn cung cấp dồi dào
của chất xơ, folate, niacin, acid pantothenic và thiamine.
Cây dưa vàng (Cucumis melon L.) thuộc họ bầu bí, là rau ăn quả có
thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá
cao. Quả dưa vàng được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép nước quả. Giá trị dinh
dưỡng của dưa vàng phụ thuộc nhiều vào giống. Dưa vàng chứa nhiều
vitamin C và potassium, giống có vỏ màu vàng như cantaloupe chứa nhiều
beta carotene, tiền tố của vitamin A…
Ngoài ra dưa còn là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao, là
nguồn nguyên liệu quan trọng để cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là ở nước ta dưa được trồng theo quy mơ hộ gia đình là chủ yếu, mang tính tự
cung, tự cấp, nhiều nơi đã hình thành vùng trồng dưa theo hướng sản xuất
hang hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người.
Nguyên nhân chủ yếu của dưa vàng chưa được phát triển ở nước ta là chưa có


2

một bộ giống tốt và một quy trình kỹ thuật phù hợp. Nếu cây dưa được phát
triển thì khơng những đáp ứng nhu cầu cân bằng dinh dưỡng cho người tiêu

thụ mà cịn góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Lạng sơn là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, có biên giới tiếp
giáp với tỉnh Quảng Tây của nước CHND Trung Hoa, phía Bắc giáp Cao
Bằng, phía Nam giáp Bắc Giang, Phía Đơng giáp tỉnh Quảng Tây Trung
Quốc, phía Đơng Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Nam giáp Bắc Kạn.
Lạng sơn cịn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Kinh, Tày,
Nùng, Dao, Mông, Sán chay, Ngái… nên việc tiêu thụ khá cao. Mặt khác tỉnh
Lạng Sơn cũng có điều kiện thời tiết thích hợp cho nhiều loại rau và dưa sinh
trưởng, phát triển. Tuy nhiên, các loại dưa được bán trên thị trường hiện nay
chủ yếu vẫn được nhập khẩu. Việc nghiên cứu và sản xuất dưa các loại vẫn
chưa được quan tâm và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về cả số lượng
và chất lượng.
Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, các nhà chọn giống đã tuyển chọn và lai
tạo ra được nhiều giống dưa mới cho năng suất cao, nhưng những giống dưa
này chưa được trồng tại đất Lạng Sơn. Vì vậy cần phải có những bước thử
nghiệm trước khi đưa vào sản xuất.
Với mục đích nghiên cứu và phát triển sản xuất giống dưa, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chúng em
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống dưa vàng tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ’’.
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
Mục đích của đề tài
Xác định được giống dưa cho năng suất, chất lượng cao, thích hợp với
điều kiện của vụ Xuân Hè tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.


3

Yêu cầu của đề tài

Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
sâu, bệnh hại và khả năng cho năng suất của các giống dưa thí nghiệm.
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Thực hiện đề tài giúp sinh viên tiếp cận được với công tác nghiên cứu
khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực hiện đề tài một cách có
hiệu quả. Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chun mơn và phương
phát nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ Giúp sinh viên hiểu thêm về nhiều kiếm thức thực tiễn và có tư duy
tốt, phương pháp nghiên cứu khoa học một cách đúng đắn. Đó là tiền đề tạo
cơ sở vững chắc cho một cán bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn đề khó
khan trong sản xuất dưa hiện nay, các biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao
năng suất chất lượng dưa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần đảm
bảo an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Từ ngày xưa ơng cha ta đã có câu: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”
đó là nói lên vai trị quan trọng của công tác giống cây trồng trong ngành
trồng trọt. Giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử dụng giống tốt có năng
suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại,
có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là mục tiêu
quan trọng của việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có tính
bền vững cao.
Có nhiều cách để có giống tốt. Phương pháp chọn tạo giống truyền

thống và phổ biến nhất là lai hữu tính, ngồi ra cịn có các phương pháp tạo
giống khác như gây đột biến tạo giống lai, ni cấy túi phấn đã có giống đưa
ra phục vụ sản xuất, nhưng còn ở thế tiềm năng tiếp tục được khai thác.
Tạo giống bằng công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm kỹ thuật di
truyền, nuôi cấy túi phấn đang được áp ở Việt Nam, phát triển giống cây
trồng chuyển nạp gen. (GM) hiện có ý nghĩa thương mại rộng rãi trong áp
dụng công nghệ sinh học nông nghiệp hại đại. Theo một tổ chức phi lợi nhuận
quốc tế về thu thập ứng dụng công nghệ sinh học nơng nghiệp (ISAAA), một
tổ chức phi lợi nhuận, diện tích trồng cây cơng nghệ sinh học tồn cầu năm
2012 là 170,3 triệu ha, được trồng bởi 17,3 triệu nông dân ở 28 quốc gia.
Tăng trưởng trung bình hàng năm ở các khu vực trồng khoảng 6%. Hơn 90%
nông dân trồng cây biến đổi gen là nông dân nghèo tài nguyên ở các nước
đang phát triển. Một tổng kết từ năm 1996 đến năm 2013, sự cải tạo di truyền
đã bổ sung thêm 116,9 tỷ USD cho ngành nông nghiệp. Ở Việt Nam, nhiều cơ
quan khoa học đã tiếp cận và thực thi dự án thuộc loại này, trong đó có bộ


5

môn Công nghệ Sinh học học viện Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang
thực thi dự án Bin Gate. Đây là một cơng việc mới và khó, nhưng khi làm
được thì sẽ có ý nghĩa rất lớn. Vừa giảm được nhập thuốc trừ sâu tốn ngoại tệ,
vừa bảo vệ nông dân khỏi nhiễm độc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát
triển bền vững.
Những năm gần đây bằng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hàng
loạt giống cây trồng mới đã được ra đời bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
lai tạo, chọn lọc, gây đột biến, chuyển nạp gen,… Các giống mới sau khi
được tìm ra để biết có thật sự tốt hơn các giống đang sử dụng rộng rãi ở ngồi
sản xuất thì cơng tác so sánh giống để có kết quả chính xác về tiềm năng năng
suất, chất lượng và khả năng thích nghi của các giống để từ đó tìm ra được

những giống tốt nhất thích hợp với từng vùng sản xuất và phương thức luôn
canh là công việc hết sức cần thiết. Nếu các giống chưa được kiểm tra kỹ
lưỡng mà đã đưa ra sản xuất trên diện rộng thì sẽ gây rủi ro cho người sản
xuất, gây khó khăn cho việc thân canh tăng năng suất cây trồng.
Ngày nay nhu cầu về rau quả nói chung và dưa lê nói riêng của con
người ngày càng tăng cao, các giống dưa hiện đang sử dụng trong sản xuất thì
cịn nghèo nàn, hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho người dân thì việc so sánh,
khảo nghiệm để tìm ra các giống mới có độ đồng đều, độ ổn định, khả năng
thích nghi, khả năng chống chịu, khả năng cho năng suất và chất lượng là việc
làm rất cần thiết.
2.2. Nguồn gốc và phân loại dƣa
Nguồn gốc:
Dưa vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Người Ai Cập là những
người đầu tiên trồng lồi cây này, sau đó là người Hy Lạp và La Mã [18]
Cây dưa vàng lần đầu tiên được Christopher Columbus đưa đến Bắc
Mỹ trên hành trình lần thứ hai của ông đến Tân Thế giới vào năm 1494 [18]).


6

Theo một số tài liệu nghiên cứu (Tạ Thu Cúc và các cộng sự)[1]. Cây
dưa có nguồn gốc ở Châu Phi, người Ai Cập mô tả và sử dụng dưa hấu ít nhất
là 4000 năm. Nhà truyền giáo David Livingstone (1857) đã phát hiện thấy cả
2 loài dưa Melon đắng và ngọt hoang dại sinh trưởng ở Châu Phi. Ông để ý
thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khơ. Vì vậy
Châu Phi được xác định là trung tâm nguồn gốc của dưa. Ở vùng cận nhiệt
đới Châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay.
Tên dưa đã được xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của nhiều dân
tộc trên thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha,…
Dưa vàng được đưa đến Trung Quốc và miền Đông nước Nga thế kỷ

thứ 10 và đến Anh năm 1600. Những đoàn khách lữ hành đã mang dưa đến
các vùng ấm áp của Châu Phi. Các thương gia Châu phi đã mang hạt dưa đến
bán ở nhiều vùng của Châu Mỹ, những năm 1640 dưa được trồng rộng rãi ở
Mỹ, giống tố nhất đã được sản xuất tại Mỹ đó là Alabama (1850), Peerless
(1960) và 22 giống Phinney early và Gerogia Rattlenake (1870), sau đó là
giống Charleston Gray (1954) và Crim sweet, Jubibe (1964),…
Cây dưa vàng ở nước ta mới xuất hiện khoảng hơn mười năm trở lại
đây, dưa vàng là cây mới nhập nội và trong một số năm gần đây nó đã thích
nghi với khí hậu nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự để giống được. Tuy
vậy trong một vài năm nay phẩm chất của dưa vàng đã kém đi, quả to ra,
mùi thơm và vị ngọt giảm, màu sắc quả không thuần, nhất là loại dưa trắng,
vỏ lại có lẫn một chút màu vàng. Đó là do người trồng chưa chú ý chọn và
giữ giống.
Phân loại dưa:
Năm 1963, Thieret đã đặt tên chinh xác là Citrusllus lanatus (thumub)
Mannf. Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho
rằng có 4 lồi Citrullus, Viz.C.vulgaris Schrrad. Bây giờ gọi là:


7

Citrllus lanatus (thumb.) Mansf
Citrllus colocynthis(L.) Schrad
Citrllus ecirrhousus cogn. Vaf
Citrllus naudininus(sond.) Hook.
C. Lanatus(thumd.) Manf là cây hàng năm, nguồn gốc ở Miền Nam
Châu Phi. Loại này được cung cấp rộng rãi ở Ai Cập và Miền Nam, miền Tây
và Trung Á. Lá lớn và xanh, chia thùy sau từ 3-5 cánh, đơi khi thùy đơn giản.
Hoa trung bình đơn tính cùng nguồn gốc. Quả từ trung bình đến lớn, vỏ quả
dày, thịt quả chắc có nhiều nước. Màu sắc thịt quả có thể đỏ, vàng, trắng.

C. Colocynthis là cây lưu niên, có nguồn gốc ở Bắc Phi, lồi này khác
với C. Vulgaris chủ yếu hình thái các bộ phận trên cây. Lá nhỏ, thùy lá hẹp,
long phủ trên than có màu xám. Hoa đơn tính cùng nguồn gốc. Hạt nhỏ màu
hạt nâu.
C. Naudianus và C. Ecirrhosus cogn. Cả 2 đều có nguồn gốc ở cùng sa
mạc Nam Châu Phi và Tây Phi. Đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng của C.
Naudinianus khác với lồi trên là ở lá hình chân vịt, xẻ thùy sâu,phủ đầy long.
Tua cuốn đơn giản, kéo dài hoặc mảnh mai. Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa ở
năm thứ 2.
Tất cả 4 lồi có thể thụ phấn chéo lẫn nhau, hạt này mầm tốt, F1 sinh
trưởng tốt.
2.3. Giá trị dinh dƣỡng của dƣa và ý nghĩa kinh tế của dƣa
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa
Các loại rau nói chung và dưa nói riêng là loại thực phẩm cần thiết
trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế. Nguồn dinh dưỡng từ cây
dưa rất phong phú, chúng bao gồm: Vitamin, protein, lipit, các chất khoáng và


8

chất xơ,… Đáng chú ý là vitamin và chất khoáng có trong dưa ưu thế hơn một
số cây trồng khác.
Dưa chứa nhiều virtamin A, vitamin C, tổ hợp vitamin B gồn B1, B2,
B6, B12, niacin, acid panthothenic, biotin và acid folic. Hiện nay trong khẩu
phần ăn của con người, rau xanh đã cung cấp khoảng 90-99% nguồn vitamin
A, 60-70% nguồn vitamin B2 và gần 100% vitamin C. Rau còn được coi là
nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trị chống chịu với bệnh tật.
Theo kết quả nghiêm cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngồi nước
thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300- 2500 calo năng
lượng hằng ngày để sống và hoạt động [7]. Cây dưa có giá trị dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của dưa phụ thuộc nhiều vào giống dưa.
Dưa vàng là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể như vitamin C, vitamin B, carotene, sắt, canxi, kali, natri, magie.. Vì thế,
nó có tác dụng tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp cho những người thiếu
máu, sức yếu do ốm…. Tuy nhiên do có đột ngọt tương đối cao nên những
người có bệnh tiểu đường mỗi lần khơng nên ăn q một miếng. Ngồi ra dưa
vàng cịn là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi
cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn
dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối
với nội mạc và hạn chế các nguy cơ tim mạch.
Dưa vàng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trong dưa hàm lượng
nước chiến tới 90%. Ngồi ra, trong dưa cịn có một số chất như: chất xơ
(0,9g), chất béo (0,19), protein (1,84g), vitamin C(0,05mg), vitamin K(2%),
Beta-carotene: 2020 μg, Folate: 21 μg,…


9

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g dưa vàng
Chất dinh dƣỡng

Khoáng (mg)

Vitamin (mg)

Protein (g)

1,84

Ca


9

A

0,169

34

Fe

0,21

B1

0,041

8,16

Mg

12

B2

0,019

2020

P


15

C

36,7

Năng lượng
(kcal)
Gluxit (g)
Beta-carotene
(μg)

(Nguồn thuvientailieu.vn)[14]
Dưa vàng không chỉ là một loại trái cây giúp giải nhiệt ngày hè mà còn
chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
 Về mặt y học:
Các chiết xuất trong quả dưa vàng giàu superoxide dismutase (SOD).
Các nghiên cứu đã kết luận rằng chiết xuất SOD trong dưa vàng giúp thúc đẩy
mạnh hoạt động chống oxy hóa và làm giảm căng thẳng. Trong dưa vàng có
chứa nhiều kali, giúp điều hịa huyết áp tốt và có thể giúp ngăn ngừa được
triệu chứng đột quỵ. Kali có trong thành phần của dưa vàng cũng giúp ngăn
ngừa bệnh sỏi thận, nguồn kali trong dưa lưới làm tăng lưu lượng máu và oxy
tới não, tạo ra cảm giác êm dịu, giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm căng
thẳng, lo âu. Chất xơ có trong dưa vàng cũng giúp giảm nhẹ chứng táo bón.
Các chất xơ, kali, vitamin C và chất điện phân dồi dào trong dưa lưới rất tốt
cho tim mạch. Bổ sung đầy đủ kali và các chất điện phân có tác dụng điều
chỉnh huyết áp, nhịp tim, từ đó ngăn ngừa đột quỵ và bệnh mạch vành. Bên
cạnh đó, với một hàm lượng acid folic cao, dưa vàng rất có lợi cho phụ nữ



10

mang thai, nó giúp bào thai khỏe mạnh. Nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung
thư cổ và chứng loãng xương, chống lại sự suy nhược của cơ thể.
Ngoài những lợi ích về sức khỏe, dưa vàng cũng là một thực phẩm rất
tốt cho làn da vì nó có chứa nhiều vitamin A.
2.3.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa
Dưa là một loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao: Giá trị sản xuất 1ha
rau gấp 2-3 lần so với 1 ha lúa (Tạ Thu Cúc, 2006). Hiệu quả cao hay thấp
cịn phụ thuộc nhiều vào trình độ của người sản xuất, kinh nghiệm và chủng
loại rau. Theo tác giả Trần Khắc Thi, hiệu quả kinh thế của sản xuất rau cũng
cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong nước nhiều mơ hình phát
triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả đạt giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất
trên 1ha đạt 400-500 triệu đồng/ năm.
Trồng dưa có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai
thác năng suất/đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm
sinh trưởng và phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn.
Ngồi giá trị dinh dưỡng rất cao dưa còn là một cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế khá lớn cho người nông dân.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến dưa hoa quả là
một trong 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cả nước, trong đó có 85 - 90% là sản
phẩm chế biến [4].
Theo số liệu chính thức của tổng cục hải quan kim ngạch xuất khẩu dưa
hoa quả của Việt Nam tháng 6/2009 đạt 46,02 triệu USD tăng 30% sơ với
tháng trước và tăng đến 73,8% so với tháng 6/2008. Tính chung 6 tháng đầu
năm tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đạt 209,61
nghìn USD, tăng 13,69% so với cùng kỳ năm 2008[6].
Trong 8 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu dưa hoa quả
của Việt Nam đạt 424 triệu USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng



11

83% so với cùng kỳ năm 2010. Dự kiến, năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu
rau quả đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010 và tăng 12% so với
năm 2009 [9].
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của gần 60 quốc gia trên thế giới về các
sản phẩm dưa hoa quả của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong 8
tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang các nước tăng 9,0 - 74,0% so
với 8 tháng đầu năm 2010. Các sản phẩm dưa hoa quả xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu là các sản phẩm chế biến, xuất khẩu tươi rất ít, chiếm tỷ trọng
2,5%. Trong đó, chủ yếu là xuất khẩu Thanh Long tươi đến các nước trong
khu vực; còn các mặt hàng dưa củ quả khác ở Việt Nam mặc dù còn dư thừa
rất nhiều, nhưng chưa đủ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà
máy chế biến để xuất khẩu và cho xuất khẩu vì: chất lượng, an tồn vệ sinh
thực phẩm (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, …), chất lượng
bao bì,… của các sản phẩm chưa đảm bảo. Cho nên, đa số các nhà máy chế
biến đều thiếu nguyên liệu, hầu hết các vùng nguyên liệu mới chỉ cung cấp
được 60% sản phẩm cho các dây chuyền chế biến hoạt động. Dự báo đến cuối
năm 2011, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng mạnh [5]. Để đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu, chế biến xuất khẩu và nội tiêu ngày càng tăng, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Diệp Kinh Tần đã phê duyệt quyết định số 52/2007/QĐ-BNN
ngày 06/6/2007 về định hướng quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh
đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Trong đó, diện tích trồng rau năm 2010 phấn
đấu đạt 700 nghìn ha (trong đó rau an tồn và rau cơng nghệ cao khoảng 100
ngàn ha), sản lượng 14 triệu tấn [5]
Ngoài ra, dưa là nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm như:
- Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau…)
- Công nghiệp bánh kẹo

- Công nghiệp sản xuất nước giải khát


12

- Công nghiệp chế biến thuốc, dược liệu
- Làm hương liệu
Dưa góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như ngành chăn nuôi.
Dưa là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau với lợi thể là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể
trồng được nhiều vụ trong năm. Do vậy dưa được coi là cây trồng chủ lực trong
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xố đói giảm nghèo cho nơng dân Việt
Nam. Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp
trồng xen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng dưa sẽ nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, đa dạng hóa sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Trồng rau
có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/một
đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm là sinh trưởng và
phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. Theo Cẩm nang trồng rau, cứ 1ha
khoai tây có thể cung cấp lượng calo nhiều hơn 1-1,5 lần trong 5-6 tháng, chỉ
trong 20-30 ngày năng suất rau muống đạt tới 10 tấn/ha [2].
Tại tỉnh Vĩnh Phúc: Việc trồng loại dưa áp dụng quy trình quản lý cây
trồng tổng hợp (ICM) bằng quản lý dịch hại hợp lý, xử lý môi trường đất
trước khi trồng, cây sạch bệnh, môi trường thông thống và giữ vệ sinh đồng
ruộng, bón phân theo đúng quy trình. Kết quả cho thấy năng suất thu hoạch
đạt từ 7,5 đến 8 tạ/sào, cho thu nhập cao gấp bốn lần so với việc trồng lúa trên
cùng một đơn vị diện tích[12]
Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) có gần 380ha đất chuyên màu. Để khai
thác tiềm năng đất đai, những năm gần đây, nông dân địa thi trấn đã mạnh dạn
đưa cây dưa siêu ngọt vào trồng. Qua mấy vụ triển khai cho hiệu quả kinh tế
cao, cây dưa siêu ngọt đang được nông dân thị trấn mở rộng diện tích trồng.

Dưa Thịnh Long đã có thương hiệu tại các chợ nên thương lái dến tận ruộng


13

mua với giá 10-12 nghìn đồng/kg. Bình quân mỗi sào dưa cho thu hoạch
khoảng 1-1,2 tấn quả, trừ chi phí còn thu lãi khoảng 9-12 triệu đồng/sào. Cây
dưa siêu ngọt đang trở thành “cây làm giàu” cho nhiều nông dân ở Thịnh
Long, nên được nghiên cứu nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh [5].
Mơ hình trồng dưa (hay còn gọi là dưa tây, dưa thơm) trong nhà lưới
cải tiến đang mang lại hiểu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp
dụng mơ hình này, bà con khơng cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố
để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại
cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế. Mỗi ha trồng dưa khoảng 2,5 vạn -3 vạn cây dưa. Như vậy, chúng ta có thể
thu hoạch sấp xỉ 60 tấn dưa (ít nhất 40 tấn). Với giá bán 15- 25.000/kg như
hiện nay, 1ha dưa có thể thu nhập tới trăm triệu. Trừ chi phí đầu tư đi, nếu
làm khéo thì chỉ khoảng 1,5- 2 năm là người trồng có thể hồn vốn.
Hiện nay, mơ hình trồng dưa chất lượng cao như dưa lưới khá phổ biến
ở nhiều địa phương. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới tạo
ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát
triển mới, bền vững. Mơ hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nơng
nghiệp cơng nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất [10].
Huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế: Cây dưa hấu đã được trồng ở
xã kể từ năm 2004, cho đến nay diện tích dưa hấu của xã khơng ngừng tăng
lên với năng suất và sản lượng cũng tăng lên đáng kể, sự chuyển đổi cơ cấu
cây trồng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sán xuất của người nông dân,
so với những cây trồng khác đã được trồng lâu năm ở xã thì cây dưa hấu có
hiệu quả khá cao, trung bình cứ một sào dưa hấu nơng dân thu được 8-10 tạ
với mức giá trung bình khoảng 3000-4000đ/kg thì mỗi sào dưa hấu người dân

thu được 3-4 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập từ 1-1,5 triệu


14

đồng. Theo nhiều người dân cho biết, dưa hấu là loại cây rất dễ trồng, cơng
chăm sóc ít nhưng hiệu quả kinh tế khá lớn, bình quân mỗi ha dưa hấu cho thu
nhập từ 60 - 80 triệu đồng [11].
Theo Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiền (2005), tại vùng ven đô Hà
Nội, thu nhập của việc trồng dưa cao gấp 4 lần so với các cây lương thực,
trong khi chi phí chỉ gấp 2 lần. Điều này dẫn tới lãi thuần của cây rau cao hơn
14 lần so với cây lương thực [4].
Cây dưa đã góp phần cải thiện được đời sống của người nông dân trong
những năm gần đây, góp phần xóa đói giảm nghèo, điển hình:
Xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là một vùng thuần nông,
trước đây người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên đời sống hết sức
khó khăn. Vài năm gần đây, nhiều người nông dân đã chuyển diện tích trồng
lúa sang trồng rau, đậu các loại năng suất 3,5 tấn/sào mang lại thu nhập cao
hơn trồng lúa 6 - 7 lần [8].
Người dân xóm 7 xã Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã thành cơng trong
phát triển dưa trái vụ với gần 100 hộ tham gia, bình quân các hộ trong xã đều
đạt thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng nhờ trồng rau trái vụ.
2.4. Tình hình nghiên cứu dƣa trên thế giới và trong nƣớc
2.4.1. Tình hình nghiên cứu dưa trên thế giới
Do nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi những giống cây
trồng cho năng suất cao và chất lượng tốt. Các nhà khoa học đã không ngừng
nghiên cứu tạo ra giống tốt. Để tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực chọn giống
có năng suất chất lượng cao nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di
truyền của các lồi hoang dại vì chúng có khả năng chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh. Bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc, giao

tử dưới nền nhiệt đột hấp và cao, chọn lọc hợp tử, gây đột biến nhân tạo…


15

Bước đầu đã thu được những kết quả khả quan tạo ra giống thích hợp
trong điều kiện nhiệt độ cao, cơ sự thích ứng rộng, có khả năng trồng được
nhiều vụ trong năm.
Dưa là loại cây trồng quan trọng ở nhiều quốc trên thế giới. Quả dưa
ngoài được sử dụng làm rau ăn còn là nguyên liệu trong các ngành công
nghiệp chế biến đồ hộp, dược phẩm,… so với cây trồng khác như lúa, ngô,
dưa thường nhạy cảm với các yếu tố về khí hậu hay sâu bệnh hại (Tạ Thu Cúc
và cộng sự, 2000) [1]. Mặt khác, việc chọn tạo giống ở dưa chuột bằng
phương pháp truyền thống cũng gặp khó khăn do sự bất hợp về lồi. Nhân
giống dưa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng ở nhiều nơi trên
thế giới. Bằng phương pháp này có thể tạo ra số lượng cây theo mong muốn.
Nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình nhân giống đã được các nhà khoa
học quan tâm như nhân giống từ cắt đoạn lá mầm, mẫu lá [15,16], nuôi cấy
hạt phấn, thân mầm hay chồi đỉnh. Một số tác giả lại tập trung nghiên cứu ảnh
hưởng của các auxin và cytokinin trong q trình ni cấy đến khả năng nhân
nhanh. Năm 2005, Mohiuddin và cộng sự đã nâng cao hiệu quả nhân giống
bằng thay đổi nồng độ chất AgNO3 trong môi trường nuôi cấy [16].
Bên cạnh các nghiên cứu hồn thiện quy trình nhân giống, một số nhà
khoa học đã ứng dụng kỹ thuật chuyển gen cây trồng để cải thiện tính trạng
cho các giống dưa. Gần 2 thập kỷ qua, phương pháp chuyển gen gián tiếp
thông qua vi khuẩn Agrobacterium và phương pháp chuyển gen trực tiếp đã
được áp dụng trên cây dưa[17,21]. Cho đến nay, nhiều quy trình chuyển gen
cho ra dưa đã được xây dựng. Tadayuki Wako và cộng sự (2000) đã chuyển
thành công gen ZYMV tạo được 2 dòng dưa chuột kháng bệnh vàng lá do
virus gây ra từ giống Aofushinari của Nhật Bản[20]. Zhimin Yin và cộng sự

(2005) đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen, bao
gồm kiểu gen, loại mẫu nuôi cấy, cấu trúc vector và chủng vi khuẩn sử dụng


16

cho biến nạp,…[22]. Prem Anand Rajagopalan và Rafael Perl Treves (2005)
cho thấy có thể nâng cao hiệu quả chuyển gen bằng thông qua thay đổi
phương pháp tạo mẫu để biến nạp, hiệu quả chuyển gen GUS đạt 1,7% [19].
Các giống dưa vàng trên thế giới Châu Âu: Dưa vàng Bắc Mỹ, Dưa
vàng hami, Dưa vàng Hồng yến,…
2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay và trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu,
chọn tạo giống dưa đang được quan tâm và có những bước thành công đáng
kể. Các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều dịng, giống dưa thích ứng với điều
kiện đất đai, khí hậu ở nước ta, chúng có khả năng cho năng suất, chất lượng
cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là nghiên cứu và chọn tạo ra giống dưa xuân hè.
Đây là hướng đi dùng để chọn tạo ra các giống thích hợp, tạo ra sản phẩm lớn
cung ứng cho thị trường.
Ở Việt Nam để tăng năng suất dưa chuột đã có nhiều biện pháp như
trồng dưa chuột bằng phương pháp thuỷ canh, cải tiến quy trình trồng dưa
chuột ngồi đồng, trong nhà có mái che, nhập nội các giống dưa chuột cho
năng suất cao,... Tuy nhiên cho đến nay chưa có giống dưa chuột ni cấy mơ
hay chuyển gen được đưa ra đánh giá ở diện rộng trên đồng ruộng. Công tác
nghiên cứu về dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực [1]
* Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai
tạo và nghiên cứu.
* Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân
hóa học.
* Chọn và tạo các giống dưa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ.

* Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat,
dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép).


17

* Tập trung việc phát triển các giống dưa chuột tốt trong sản xuất,
chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân.
Một số giống dưa chuột đã được chọn tạo:
- Giống dƣa CV5 và CV11 (Viện nghiên cứu Rau quả). Qua nghiên
cứu và các mơ hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh
Phúc… cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển
khoẻ, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao.
- Giống dƣa Hữu Nghị: là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế Võ) và
Nhật Bản (Nasu Fuxinari) do Viện Cây lương thực và thực phẩm chọn tạo cho
năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ
Đơng ở đồng bằng sông Hồng.
- Giống PC1, Sao xanh 1 do Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo. Thời
gian sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người tiêu
dùng ưa thích
Ngồi ra cịn có các loại giống nhập nội cũng đã được đưa vào trồng thí
nghiệm như:
- Giống CS758: Nhập nội từ Thái Lan và đã được đưa vào trồng thử
nghiệm. Kết quả cho thấy, giống dưa leo CS758 (F1) sau trồng 38 ngày là cho
thu hoạch, bình quân mỗi cây cho 6 quả. Năng suất đạt khoảng 3 tấn/sào
- Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh,
bắt đầu cho thu hoạch 35 - 37 ngày sau khi gieo (NSKG), quả sng đẹp, to
trung bình (dài 16 - 20cm, nặng 160 - 200g), vỏ màu xanh trung bình, gai
trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dịn, khơng bị đắng, năng suất trung bình 30
- 50 tấn/ha.

- Giống 759: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch
35 - 37 NSKG, quả thẳng, to trung bình, gai trắng, màu sắc quả hơi nhạt, năng
suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.


×