Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn thị trấn đu huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.52 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-----------

-----------

HỒNG THỊ HẬU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐU,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Nghiên cứu
: Kinh tế nơng nghiệp
: 45 KTNN-N03
: Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn
: 2013 - 2017
: Th.S Lưu Thị Thùy Linh

Thái Nguyên, năm 2017




i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên đang ngồi trên
ghế nhà trường ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học thì thực hành
thực tập là khâu vô cùng quan trọng. Việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh
viên là rất cần thiết, qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm
nghiệm, áp dụng những kiến thức đó một cách có khoa học, linh hoạt vào
thực tế sản xuất, giúp sinh viên có được thời gian nhất định để học hỏi, bổ
sung hoàn chỉnh những kiến thức đã tiếp thu ở trường. Thực hiện phương
châm “học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực tiễn”, được sự nhất trí của
Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Th.S Lưu Thị Thùy Linh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đề tài này, không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến: Các thầy cơ
trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế
và PTNT đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc, UBND thị trấn
Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và cung cấp cho
em những số liệu cần thiết. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô
giáo Th.S. Lưu Thị Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện
và hồn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp. Ngồi ra em xin chân thành cảm
ơn gia đình và bạn bè, những người đã động viên và khích lệ em hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin kính chúc tồn thể thầy cơ mạnh khỏe, hạnh phúc,
chúc các bạn sinh viên thành công trong tương lai!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả đề tài

Hoàng Thị Hậu


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Số lượng cán bộ và người dân được phỏng vấn ................ 25

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Đu (2014 - 2016) ... 31

Bảng 4.2 :

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn thị trấn Đu
giai đoạn 2014 - 2016 ..................................................... 34

Bảng 4.3:

Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn thị trấn
Đu ................................................................................. 36

Bảng 4.4.

Một số chỉ tiêu về đường giao thông thị trấn Đu ............... 37


Bảng 4.5:

Hiện trạng các cơng trình cầu, cống trên các tuyến đường
giao thơng nơng thôn. ..................................................... 38

Bảng 4.6:

Quy hoạch đường giao thông nông thôn thị trấn năm
2016 ............................................................................... 39

Bảng 4.7:

Công tác đầu tư xây dựng và cải tạo các tuyến đường
giao thông nông thôn các tiểu khu thị trấn Đu của huyện
Phú Lương năm 2015-2016 ............................................. 40

Bảng 4.8.

Số hộ được điều tra về tìm hiểu tình hình tham gia quy
hoạch đường giao thơng nơng thôn tại địa phương ............ 41

Bảng 4.9.

Ý kiến của cán bộ được điều tra về khó khăn trong q
trình thực hiện quy hoạch đường giao thông nông thông ở
thị trấn Đu ...................................................................... 42

Bảng 4.10.

Số hộ điều tra về đánh giá tình hình quy hoạch đường

giao thơng nơng thơn ...................................................... 43

Bảng 4.11.

Tình hình huy động nguồn lực trong xây dựng đường trên
địa bàn thị trấn Đu .......................................................... 44

Bảng 4.12.

Số hộ điều tra theo đóng góp nguồn lực xây dựng đường
giao thơng nông thôn ...................................................... 45


iii

Bảng 4.13.

Đóng góp của các hộ điều tra về xây dựng đường thơn
ngõ xóm, của 4 tiểu khu .................................................. 46

Bảng 4.14.

Nguồn thông tin liên quan đến quản lý hệ thống đường
GTNT ở thị trấn Đu ........................................................ 49

Bảng 4.15.

Số cán bộ điều tra theo tình hình khó khăn trong tun
truyền cơng tác quản lý hệ thống đường GTNT ở thị trấn
Đu ................................................................................. 50


Bảng 4.16.

Nguyên nhân dẫn đến đường giao thông nông thôn ở thị
trấn Đu bị xuống cấp ....................................................... 51

Bảng 4.17.

Phản ứng khi phát hiện sai phạm trong quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn của cán bộ và hộ .................. 52

Bảng 4.18

Khó khăn trong q trình kiểm tra giám sát hệ thống
đường giao thông nông thôn ở thị trấn Đu ........................ 53

Bảng 4.19.

Khó khăn trong q trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống
đường giao thông nông thôn ............................................ 55

Bảng 4.20.

Thông tin chung của người dân được điều tra .................. 56

Bảng 4.21.

Trình độ của một số cán bộ tham gia, liên quan đến công
tác quản lý hệ thống đường GTNT tại thị trấn Đu ............. 57


Bảng 4.22.

Nguồn lực xây dựng đường GTNTError! Bookmark not defined.


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong 3 năm.. 34


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
1

BTCT

Bê tông cốt thép

2

BTXM

Bê tơng xi măng

3

CNH-HĐH


Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

4

GTNT

Giao thông nông thôn

5

GTTK

Giao thông tiểu khu

6

HTĐGTNT

Hệ thống đường giao thông nơng thơn

7

KC-HT

Khởi cơng - hồn thành

8

KH


Kế hoạch

9

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

10 NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

11 NTM

Nông thôn mới

12 NS

Ngân sách

13 TK

Tiểu khu

14 THCS

Trung học cơ sở

15 THPT


Trung học phổ thông

16 UBND

Uỷ ban nhân dân

17 UBND TT

Uỷ ban nhân dân thị trấn

18 WB

Ngân hàng thế giới World Bank


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................... v
MỤC LỤC .......................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ............................................. 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................... 3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................. 4
2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ............... 7
2.1.3 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ........... 9
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn.. 14
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ..... 16
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn .... 16
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................. 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 23


vii

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 23
3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 23
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 25
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu ............................................ 26
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................... 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 28
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Đu, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 28
4.1.2 Tình hình dân số và lao động ....................................................... 33
4.2 Thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn thị trấn Đu................ 35

4.2.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn thị trấn .................... 35
4.2.2 Các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở thị
trấn Đu ............................................................................................... 38
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNT thị trấn Đu ......... 56
4.3.1. Đặc điểm dân cư ........................................................................ 56
4.3.2. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở ............. 57
4.3.3. Chủ trương, chính sách .............................................................. 58
4.3.4. Nguồn lực của địa phương.......................................................... 59
PHẦN 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐU HUYỆN PHÚ LƯƠNG.................. 60
5.1. Định hướng .................................................................................. 60
5.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn ở thị trấn Đu huyện Phú Lương .................................................... 60


viii

5.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp
trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở thị trấn Đu .......... 60
5.2.2. Nâng cao trình độ cho một số cán bộ địa phương của thị trấn ....... 61
5.2.3. Thực hiện triệt để hiệu quả các hoạt động huy động nguồn lực cho
quản lý hệ thống đường giao thông nông thônError!

Bookmark

not

defined.
5.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý đường GTNT

....................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2.5. Nâng cao chất lượng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông
nông thôn trên địa bàn ......................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 65
1.Kết luận ........................................................................................... 65
2. Kiến nghị ........................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 68
I.Tiếng Việt ........................................................................................ 68
II. Internet .......................................................................................... 69


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ ln quan tâm xây dựng phát
triển nông thôn, cải thiện, nâng cao mức sống của người nông dân, nhất là
những vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo. Với phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước”,
Chính phủ đã dành nguồn vốn đáng kể cho đầu tư và phát triển hệ thống
đường giao thông nông thôn (GTNT).
Phát triển cơ sở hạ tầng GTNT có vai trị vơ cùng quan trọng đối với
khu vực nông thôn, đồng thời cũng là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống
cịn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nơng thơn, rút ngắn
khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một
bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây
dựng ở khu vực dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an
ninh quốc phịng. Vì vậy muốn phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
trước hết phải phát triển mạng lưới giao thông nông thôn.

Trên thực tế, trong thời gian qua cho thấy quản lý hệ thống đường GTNT
của nước ta tồn tại nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường
GTNT còn chồng chéo; việc quản lý hệ thống GTNT hiện nay chưa có một
mơ hình quản lý thống nhất nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước,
quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển GTNT; thiếu hệ thống số liệu; thiếu
quan tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chun mơn quản lý
hệ thống đường huyện trở xuống. Chất lượng thi công một số tuyến đường
chưa đảm bảo về chất lượng và mỹ quan như: mui luyện chưa đảm bảo, độ
bằng phẳng, khe co giãn chưa đứng quy cách, mặt đường bị rỗ, nền đường


2

cịn yếu, chưa hồn thiện phần lề đường, một số tuyến chưa xây dựng đồng bộ
với hệ thống thoát nước. Dẫn đến kết quả xây dựng đường GTNT chưa đồng
đều, cơng tác quyết tốn các tuyến đường và điều chỉnh hồ sơ địa chính cho
các hộ hiến đất làm đường cịn chậm.
Do đó, thị trấn Đu, huyện Phú Lương, rất cần có cơ chế quản lý hệ thống
đường GTNT thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo
điều kiện cho người dân tích cực tham gia vào xây dựng bộ mặt nông thôn
mới xứng đáng với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Tính đến nay, tuy đã
có một số nghiên cứu tìm hiểu về nghiên cứu giải pháp quản lý hệ thống
đường GTNT ở một số huyện nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu và thực
hiện tại thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Xuất phát từ ý
tưởng trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tăng
cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn thị trấn
Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận –
tổng kết các bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống đường GTNT, vừa có ý
nghĩa về thực tiễn – trên cơ sở đánh giá được thực trạng quản lý hệ thống
đường GTNT, và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống đường

GTNT trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn ở thị trấn Đu, huyện Phú Lương từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện và tăng cường quản lý hệ thống đường GTNT tại thị trấn Đu trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường
GTNT.


3

- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn thị
trấn Đu hiện nay.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNT
của thị trấn Đu.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ thống
đường GTNT thị trấn Đu trong những năm tới.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho học viên thực hành những kiến
thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tiễn và giúp sinh viên nâng cao các
kỹ năng và vận thành thạo các phương pháp đã học như: kỹ năng đặt câu hỏi
khai thác thông tin, phân tích xử lý số liệu, tổng hợp và đưa ra lý luận từ
những vấn đề thực tiễn…
- Giúp cho sinh viên có cách nhìn tổng quan về tình hình phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng. Từ đó hệ
thống hóa các lý luận và tình hình thực tế để tìm ra những giải pháp phát triển

kinh tế, xã hội một cách hệ thống và bền vững cho địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá các giải pháp tăng cường quản lý
hệ thống đường GTNT và phát triển của các hộ tại địa phương, phân tích
những nguyên nhân quản lý hệ thống đường giao thơng cũng như hiệu quả
của một số chính sách của Đảng và Nhà nước tới sự phát triển kinh tế, xã hội
địa phương.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp cho chính quyền và ban
ngành đoàn thể trên địa bàn xã đưa ra được những biện pháp tăng cường quản lý
hệ thống đường giao thông, và đưa ra các biện pháp bền vững và hiệu quả hơn.


4

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người,
phương tiện tham gia giao thơng và hàng hố trên các tuyến đường địa
phương ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng
giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người.[3]
Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao
gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và
các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường giao thơng
nơng thơn chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông
nghiệp, nơng thơn. Có thể nói đường giao thơng nói chung, đường giao thơng
nơng thơn nói riêng là huyết mạch sống cịn của lưu thơng hàng hố.[6]
Đường giao thơng nơng thơn là đường thuộc khu vực nông thôn,

được định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường
nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nơng nghiệp nối với hệ
thống đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm
hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng
lưới giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.[3]
Phân loại đường giao thông nông thôn:
Đường giao thông nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã, đường
thơn xóm, đường từ thơn xóm ra cánh đồng (đường phục vụ sản xuất). Các
tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ.[11]
- Theo Luật giao thơng đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định
đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:


5

+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung
tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Đường liên xã : Là đường nối trung tâm hành chính của xã này với
trung tâm hành chính sang xã khác. Liên kết sự phát triển kinh tế - xã hội
với nhau.
+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,
làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới:[8]
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung
tâm các thơn
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm
dân cư

+ Đường nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất
tập trung của thôn, xã.
Giao thông nông thôn giúp hộ nông dân, các trang trại đưa nông sản
đến bán cho cơ sở chế biến, đến các đô thị, đến các vùng dân cư trong cả
nước, đảm bảo và nâng cao hàng hóa nơng sản, nhất là các nông sản tươi sống
phục vụ cho tiêu dùng cũng như cho khu công nghiệp chế biến. Ngược lại, nó
cịn giúp cho thị trường nơng thơn phát triển, vì nông thôn là thị trường rộng
lớn để tiêu thụ các hàng hóa các ngành cơng nghiệp, sản xuất khác. Đối với
vùng núi, vùng sâu, vùng xa giao thơng cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
hơn. Nếu cơ sở hạ tầng giao thơng khơng tốt sẽ là chở ngại chính đối với sự
phát triển khả năng chun mơn hóa sản xuất một cách ổn định. Như vậy,
giao thông nông thôn cịn là giải pháp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu


6

kinh tế nông thôn (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) sang sản xuất hàng
hóa.[8]
Hệ thống đường giao thơng nơng thôn: Là một hệ thống các con đường
bao quanh làng bản, thơn xóm. Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã,
đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liên
thơn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây dựng thành
một hệ thống giao thơng liên hồn.[3]
Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ
và xe thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm
hành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã,
đường thơn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ
sản xuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thơng liên hồn.
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ

thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị...). Chủ thể
quản lý thực hiện những q trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những
phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.[6]
Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
- Quản lý HTĐGTNT là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu
tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn; xây dựng, chỉ đạo và kiểm
tra việc thực thi các chính sách, các quy định và phối hợp các hoạt động để
đạt được mục tiêu của cơ quan hay tổ chức nhằm duy trì, phát triển hệ thống
giao thơng nơng thơn, tạo sự liên hồn thơng suốt.[3]
- Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:


7

+ Cấp trung ương: Quản lý về GTNT trên toàn quốc, bao gồm quản lý
chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định về bảo vệ
kết cấu GTNT đường bộ...
+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Trực tiếp quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.
+ Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường
xã, đường thơn xóm và đường sản xuất.
- Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện,
đường thơn xóm và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Quản lý bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động
xấu do điều kiện hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối
với sức khoẻ của dân cư nơng thơn và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi
trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thơn, góp phần

thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các
vùng nơng thơn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xố
đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được u cầu của cơng nghiệp hố
đại hố nông nghiệp - nông thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ
quan trung ương và địa phương trong q trình thực hiện chiến lược phát triển
giao thơng nơng thôn.[5]
Các chức năng của quản lý: Quản lý là một chuỗi các hoạt động từ việc
lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá. Quản lý gồm 5 chức
năng cơ bản: lập kế hoạch, kiểm soát, thúc đẩy, điều hành, tổ chức.
2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo phân cấp thơng lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thơng nơng thơn
thuộc loại 3. Chức năng của nó là gắn kết hệ thống giao thông nông thôn tại
khu vực nông thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu
(loại 1) thành hệ thống giao thơng liên hồn phục vụ cho sự phát triển kinh tế,


8

xã hội của đất nước. Trong giao thông nông thôn thì đường bộ có vai trị chủ
đạo, quan trọng nhất sau nó là đường thuỷ nội địa.
Vai trị của quản lý hệ thống giao thông nông thôn đối với phát
triển kinh tế
Hệ thống giao thơng nơng thơn hồn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát
triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Nó đảm bảo liên tục của q trình
sản xuất. Giao thơng nơng thơn như là một chiếc cầu nối để chuyển các sản
phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận
chuyển này tốt thì quá trình chu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó
thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển kinh tế ngành, vùng.
Hệ thống giao thơng nơng thơn hồn tồn chỉnh nó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông thôn và thúc đẩy CNH – HĐH ở nông thôn một cách

nhanh chóng. Ở các vùng nơng thơn sản phẩm họ làm ra chủ yếu là các sản
phẩm thô phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như gỗ, hoa quả, tôm, cua,
cá,... Nếu như hệ thống giao thơng khơng tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm như vậy sẽ kìm hãm q trình sản xuất. Cịn nếu hệ thống giao
thông tốt sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này từ đó thúc đẩy sản xuất của người dân
và của nhà máy. Vì vậy mà đời sống của các vùng nơng thơn được cải thiện.
Vai trị của quản lý hệ thống đường GTNT đối với phát triển xã hội
Hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo cho các hoạt động đi lại của
người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy giao lưu văn hố
giữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng
với miền núi.
Giao thơng nơng thơn phát triển cịn tạo công ăn việc làm cho người dân
nông thôn lúc nơng nhàn. Vì các cơng trình giao thơng này được xây dựng ngay
tại địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn. Do đó có thể huy động
số lao động của địa phương giải quyết thất nghiệp cho người dân.


9

Ngồi ra, giao thơng nơng thơn phát triển cịn để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên đường hội nhập kinh tế trên thế giới và trong
khu vực.
2.1.3 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.3.1 Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn
Việc đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng nơng thơn cần phải
thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch.
- Quy hoạch GTNT:
Đảm bảo định hướng cho việc quyết định đầu tư vào chương trình phát
triển kinh tế vùng nơng thơn, thực hiện đầu tư bền vững, làm đâu được đó.
Xác định phương hướng phát triển GTNT trong từng giai đoạn; cân đối

nguồn vốn đầu tư, bảo trì theo kế hoạch từng năm và dài hạn.
Quy hoạch GTNT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Quy hoạch GTNT phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hành lang
đường không bị lấn chiếm. Quy hoạch GTNT phải thường xuyên điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
- Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế hoạch đầu tư xây
dựng và bảo trì đường GTNT:
+ Đối với cấp tỉnh: Sở KH-ĐT và Sở GTVT trên cơ sở quy hoạch và kế
hoạch của tỉnh hướng dẫn cấp huyện tổng hợp, đề xuất kế hoạch phát triển
GTNT và nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm để trình UBND tỉnh phân bổ vốn
hỗ trợ cho xây dựng và bảo trì hệ thống đường GTNT của các huyện.
+ Đối với cấp huyện: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến
đường do huyện quản lý; kế hoạch hỗ trợ xây dựng và bảo trì các tuyến đường
xã. Kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT cấp huyện được thơng qua
UBND cấp huyện và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.


10

+ Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến
đường xã, đường thơn, xóm và đường trục chính nội đồng. Kế hoạch xây
dựng và bảo trì hệ thống GTNT được thơng qua UBND cấp xã và được sự
chấp thuận của Chủ tịch UBND huyện.
2.1.3.2 Tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp, bảo trì cơng trình giao thơng nơng thơn
Tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đường GTNT của các
cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm. Đảm bảo phát
triển giao thơng nơng thơn có kế hoạch, hài hoà, hợp lý và gắn kết được với
hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
Kết hợp giữa đầu tư xây dựng; cải tạo, nâng cấp với triển khai đồng bộ

công tác quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn. Thực hiện
phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường
giao thông nông thôn.
Quản lý, giám sát, theo dõi khai thác đường: đánh giá đúng tình trạng
đường, tổ chức khắc phục hư hỏng, đảm bảo giao thông thông suốt, an tồn.
Tổ chức, hướng dẫn bảo vệ an tồn cơng trình giao thơng: hạn chế tải
trọng, kiểm sốt tốc độ, quản lý loại phương tiện hoạt động trên các tuyến
đường do xã quản lý và hệ thống biển báo hiệu an toàn.
- Các bất cập về tổ chức quản lý giao thơng nơng thơn
- Chưa có mơ hình tổ chức chung quản lý GTNT thống nhất, hợp lý
trong cả nước, đặc biệt là cấp huyện, xã. Ngoài ra việc đầu tư phát triển
GTNT từ nhiều nguồn khác nhau và được quản lý bởi nhiều chủ đầu tư khác
nhau (Bộ NN&PTNT, KHĐT, Xây dựng, Uỷ ban dân tộc miền núi...) nên việc
kiểm soát xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chung của ngành GTVT không
được chặt chẽ, do vậy hạn chế trong q trình khai thác cơng trình sau này.
- Năng lực quản lý, kỹ thuật chuyên môn về giao thôn nông thơn cịn
nhiều yếu kém. Cấp vĩ mơ: Tại Bộ GTVT có tổ giao thơng địa phương chỉ có


11

2 cán bộ chuyên theo dõi GTNT nên rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản
lý cả hệ thống giao thống GTNT lớn của cả nước.
- Hệ thống thông tin tư liệu thiếu, tản mạn và chưa tin cậy. Chế độ báo
cáo, thống kê thường xuyên từ cơ sở tới các cấp quản lý không thực hiện đúng
theo quy định. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức cịn rất nhiều
khó khăn, hạn chế, nên cơng tác quản lý hệ thống GTNT hiệu quả thấp.
- Phát triển giao thông nông thôn chưa kết hợp chặt chẽ với thuỷ lợi,
các cụm kinh tế, cụm dân cư, định canh, định cư và an ninh quốc phòng. Khi
thiết kế, xây dựng đường giao thông nông thôn chưa xét đến phương tiện vận

tải về số lượng và tải trọng lưu thơng nên đường bộ bị phá hoại nhanh. Quy
trình quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công
chưa được bổ sung và từng bước hồn chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
2.1.3.3 Quản lý, khai thác và bảo trì, bảo dưỡng đường giao thơng nơng thơn
Dù là đường nhỏ thì việc duy trì bảo dưỡng cũng rất tốn kém tại vùng
nông thôn và mọi nỗ lực cần được bỏ ra nên tập trung vào một mạng lưới
nòng cốt được lựa chọn một cách cẩn thận, đồng thời dựa vào các nguồn lực
địa phương càng nhiều càng tốt. Sự quản lý gắn liền với những ai tham gia
vào quá trình chọn lựa tuyến đường ngay từ ban đầu, vì nếu họ khơng có tiếng
nói thì sẽ khơng muốn đóng góp.[6]
Việc bảo trì bảo dưỡng là một yếu tố then chốt liên quan đến cả về mặt
kỹ thuật, tài chính và thể chế. Các vấn đề thường phát sinh vì quỹ cho việc
duy trì bảo dưỡng và trách nhiệm cho từng cấp chính quyền liên quan tới các
việc cần làm chưa được xác định như các việc phải làm, quy định người chịu
trách nhiệm về cơng việc đó, xác định rõ phần ngân sách cần thiết cũng như
các nguồn lực để gây quỹ thường không được xem trọng.[6]
Vì đường giao thơng nơng thơn được định nghĩa là loại đường tương
đối rẻ, thiết kế nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và


12

xe thơ sơ qua lại, do đó kết cấu mặt đường được thiết kế không phức tạp, sử
dụng vật liệu sẵn có tại địa phương do đó loại đường này dễ bị xuống cấp. Có
nhiều ngun nhân gây nên tình trạng xuống cấp của các con đường giao
thông nông thôn. Cần phải xác định đúng các nguyên nhân cũng như tình
trạng hỏng hóc để có phương án bảo dưỡng kịp thời. Các nguyên nhân thường
do không được bảo dưỡng duy trì thường xun.
Đường giao thơng nơng thơn là đường đất nên rất dễ bị lầy lội, sụt lún
do nước mưa, nước lũ, mương máng chảy cạnh đường hoặc bắc qua đường,

nước ngầm mao dẫn từ dưới lên hoặc hai bên vào làm đường bị hỏng. Ngồi
ra cịn có các ngun nhân khác như:
- Tác động môi trường: Các điều kiện thời tiết ẩm ướt, khô hanh, mưa
nắng, lũ lụt...
- Tải trọng tác dụng lên mặt đường: người và xe chạy trên đường, nhất
là xe quá tải.
- Các tác nhân khác: cây đổ, đá lăn, sụt lở, thiên tai...
- Yếu tố con người: việc sử dụng mặt đường, vai đường, rãnh thốt
nước để chất đống vật liệu và nơng sản của địa phương, gây cản trở thoát
nước, làm hỏng kết cấu mặt và rãnh. Người dân chưa có ý thức trong việc sử
dụng đường giao thơng vào các mục đích khác.
Các loại hỏng hóc, sự cố mà đường giao thơng nơng thôn gặp là ổ gà,
sụt lún nhỏ lề đường, mặt đường bị lượn sóng, sạt lở lề đường... Bảo dưỡng
đường giao thông nông thôn là công việc rất cần thiết. Bảo dưỡng thực chất là
trả lại trạng thái tốt cho đường, nhằm đảm bảo khả năng thông xe của tuyến,
giữ cho tuyến ở trạng thái phục vụ tốt. Bảo dưỡng bao gồm: bảo dưỡng đường
không rải mặt, bảo dưỡng lớp bề mặt của đường có rải mặt, bảo dưỡng
thường xuyên và làm mới định kỳ lớp áo đường bằng đá hoặc láng lớp mặt.
Trong thực tế, tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay vô cùng quan


13

trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng nông thôn. Việc nâng
cấp và bảo dưỡng thường xun là mơt việc làm cần thiết. Có thể nói việc duy
trì bảo dưỡng khơng địi hỏi nhiều kinh phí, kỹ thuật cũng khơng phức tạp
nhưng địi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ. Từ trước đến nay, việc bảo dưỡng duy trì
chưa được coi trọng và trên thực tế việc bảo dưỡng cũng chưa đúng kỹ thuật.
Bảo dưỡng thường xuyên có nghĩa là phải đảm bảo con đường phục vụ tốt
một cách liên tục [6]. Bảo dưỡng nhằm:

- Làm giảm mức độ hư hỏng và kéo dài tuổi thọ sử dụng của đường,
nếu những con đường khơng được duy trì bảo dưỡng, thì thời gian sử dụng
con đường sẽ bị rút ngắn.
- Khơng duy trì chi phí vận hành hợp lý và thời gian đi lại của người sử
dụng đường; nếu con đường khơng được duy trì bảo dưỡng, chi phí vận hành
sẽ cao hơn và thời gian đi lại trên đường lâu hơn. Kết quả người dân sẽ tốn
thêm tiền chi phí khi đi lại trên đường.
- Đảm bảo an tồn hơn cho người tham gia giao thơng khi đi lại trên
đường.
Trong các loại sự cố thường gặp, nhất là đối với các đường đất, đường
cấp phối, đá dăm và đường gạch thì ổ gà là loại hỏng hóc phổ biến nhất.
Nguyên nhân là do kết cấu mặt đường yếu, xe tải trọng lớn đi lại nhiều
lần làm cho mặt đường đó bị lún xuống, sau đó một thời gian sẽ bị rửa trôi,
đọng nước và làm mất kết cấu mặt, chỗ đó tạo thành những hố sâu.
Cịn có rất nhiều loại hỏng hóc và sự cố cần được bảo dưỡng như: cắt
cỏ, phát cây, các rãnh thoát nước hiện taị, sửa chữa nhỏ các rãnh thốt nước,
dọn thơng các kết cấu thoát nước, dọn sạch các cầu hiện tại, sửa chữa nhỏ mái
dốc nền đường, sửa chữa lề đường, mặt đường. Tuy nhiên thực tế việc bảo
dưỡng vẫn chưa thực sự được quan tâm. Tình trạng hiện nay của công tác bảo
dưỡng đường giao thông nông thôn là dựa vào nguồn lao động cơng ích và


14

phụ thuộc vào mức sống từng địa phương, còn lại hầu như bị thả nổi. Điều
quan trọng bây giờ là phải nâng cao ý thức của môi người dân trong việc bảo
vệ con đường, đồng thời thay đổi nhận thức của mọi người từ các nhà quản lý
về việc nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên, tránh rơi vào tình trạng thích
xây mới hơn là bảo dưỡng.
2.1.3.4 Kiểm tra, kiểm sốt q trình đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp,

bảo trì đường giao thơng nơng thơn
Q trình đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các cơng trình đường giao
thơng nơng thơn có quy mơ lớn, cần áp dụng theo trình tự đầu tư xây dựng cơ
bản, có sự tham gia của các nhà thầu tư vấn có tư cách pháp nhân như: tư vấn
thiết kế, giám sát thi cơng...
Thực hiện tốt vai trị giám sát cộng đồng đối với công tác xây dựng
đường GTNT, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra.
Thực hiện kiểm sốt nội bộ trong tồn ngành.
Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, động viên kịp thời các cơ sở, cá
nhân trong quá trình triển khai thực hiện.
Tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển giao thông
nông thôn ngày càng tốt hơn.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thơng nơng thơn
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hệ thống đường giao
thông nơng thơn, nhưng tựu lại thành các nhóm nhân tố cơ bản sau: (1) Đặc
điểm dân cư; (2) Trình độ lãnh đạo của địa phương; (3) Một số chính sách
liên quan; (4) Nguồn lực của địa phương.
2.1.4.1 Đặc điểm dân cư
Dân cư ở vùng nông thôn ảnh hưởng rất lớn đến, sự phát triển kinh tế ở
khu vực nông thôn, nhu cầu giao thông của xã hội ngày càng tăng. Lưu lượng
tham gia giao thông của các phương tiện vận tải có tải trọng lớn ngày một gia


15

tăng, làm cho tải trọng tác động lên kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với
cường độ ngày càng lớn; bên cạnh đó mật độ phương tiện đi lại nhiều và
người tham gia giao thông không ngừng gia tăng, trong khi khả năng phục vụ
của hệ thống đường giao thơng nơng thơn có giới hạn. Khi nhu cầu giao thông
vượt giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn, sẽ

gây lên những tác động ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng các tuyến
đường ở khu vực nơng thơn, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông
nông thôn cần phải được phát triển để đáp ứng, theo kịp sự phát triển của các
ngành kinh tế và tốc độ đơ thị hố, cơng nghiệp hố ngày càng gia tăng; từ đó
làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết đối với kết cấu hạ tầng giao thơng
nơng thơn. Chính những tác động nói trên của yếu tố kinh tế đã ảnh hưởng rất
lớn đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nơng thơn.
2.1.4.2 Trình độ lãnh đạo của địa phương
Từ các bộ ngành đến các địa phương trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn tại địa phương, giao thông nông thôn vẫn chưa
được quan tâm một cách đầy đủ, chưa có quy hoạch phát triển lâu dài, vẫn
cịn có những chắp vá và chưa đồng bộ. Các lãnh đạo địa phương vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa quan tâm đầy đủ về vấn đề duy tu bảo dưỡng vẫn cịn
nặng nề trong cơng tác xây dựng và nâng cấp đường mới, do đó mà giao
thơng nơng thơn đã xuống cấp nhanh chóng. Chưa có nguyên tắc quản lý chặt
chẽ về đường giao thông, cơ cấu tổ chức cịn lỏng lẻo.
2.1.4.3 Một số chính sách liên quan
Trong những năm qua cấp ủy đảng chính quyền từ huyện đến cấp cơ sở đã chủ
trương chú trọng công tác quản lý hệ thống đường GTNT trên cơ sở vận dụng kịp
thời chính sách của Đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.


16

Các chính sách huy động và việc quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển
hệ thống đường giao thông nông thôn chưa thuyết phục người dân.
Một số cơ chế chính sách bảo dưỡng chưa theo kế hoach. Chính sách sử
dụng vật liệu và nhân lực tại chỗ cần có sự phát triển hệ thống đường giao
thông nông thôn.

2.1.4.4 Nguồn lực của địa phương
Do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân
cư nông thôn nói chung cịn thấp, tỷ lệ các hộ nghèo cịn ở mức cao, nhận
thức của người dân nông thôn trong việc tham gia xây dựng đường GTNT
còn chưa cao, nên song song với việc xây dựng các con đường giao thơng
nơng thơn cần hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tư
của mọi thành phần kinh tế và cần phải thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả
đầu tư, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nước, trở nên tự giác tham gia
tích cực vào các chương trình làm đường giao thông nông thôn.
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Philippins và Thái Lan là hai nước đầu tiên ở Nam Á tiến hành phân
cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng nơng thơn vì người nghèo. Các nước này đã thu
được những bài học đáng kể về những hoạt động hiệu quả và những hoạt
động không hiệu quả. Điều này được thể hiện ở một số sửa đổi trong các quy
định của chính quyền địa phương. Kết quả của quá trình phân cấp các dịch vụ
cơ sở hạ tầng đã trở nên phù hợp hơn, tập trung nhiều hơn tới các nhóm ưu
tiên, hữu ích và hiệu quả hơn. Sự tham gia hiệu quả của các nhóm thụ hưởng
đường giao thông được xem là yếu tố then chốt cho việc phân cấp hiệu quả
dịch vụ cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.[9,10]


×