Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

TQ tu tung tu tac o Bien ong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 111 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TNS McCain: Hoa Kỳ không thể để TQ 'tự tung tự tác' ở Biển Ðông</b>








 More Sharing Services





Thượng Nghị sĩ John McCain phát biểu tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế
(CSIS) ở Washington, ngày 14/5/2012


Một nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ hối thúc Washington ủng hộ các nước ASEAN trong vụ tranh chấp với Trung
Quốc ở Biển Đông.


Phát biểu hôm thứ Hai tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở
Washington, thượng nghị sĩ John McCain nói rằng Hoa Kỳ cần bảo đảm rằng Trung Quốc khơng thể “muốn làm
gì thì làm” trong lúc các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.


Chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hịa nói rằng những mối căng thẳng ở Biển Đông
giữa Trung Quốc với các nước khác cho thấy rõ Hoa Kỳ cần phải gia tăng sự hiện diện trong khu vực này.
Ông McCain nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ có thể hình
thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết vụ tranh chấp này một cách hịa
bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thượng nghị sĩ McCain kêu gọi như thế trong lúc tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tiếp diễn
ở bãi cạn Scarborough, nơi vụ đối đầu giữa tàu vũ trang hai nước bùng ra ngày 10 tháng tư khi tàu hải giám Trung


Quốc ngăn không cho hải quân Philippines bắt giữ những ngư phủ Trung Quốc đánh cá trong vùng biển này.
Hơm thứ Hai, chính phủ Philippines cũng lên tiếng bác bỏ lệnh cấm bắt cá từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8
ở Biển Đông, kể cả vùng đảo Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hồng Nham.


Báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát gọi lệnh cấm của Trung Quốc là “ngang ngược” và trích dẫn tuyên bố
hồi tháng hai của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói rằng “Việc Trung Quốc đơn phương thi
hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi
phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, làm cho tình hình Biển Đơng phức tạp thêm.”


Theo tin của Tân Hoa Xã, lệnh cấm đánh cá mùa hè ở Biển Đông do Bắc Kinh đưa ra hàng năm từ năm 1999 và
những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản, tàu bè.


<b>Biển Đông: Hạm đội Nam Hải, QK Quảng Châu báo </b>


<b>động chiến đấu? </b>



Thứ bảy 12/05/2012 07:08


(GDVN) - Trên thực tế, khi tình hình biển Đơng "căng như dây đàn" trong suốt một tháng qua, bất cứ một phán
đoán nhầm hay một âm mưu nào của các bên về giải pháp quân sự đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khu vực, thậm
chí có thể thay đổi hẳn cục diện hiện nay.


Học tiếng Anh Online với TiếngAnh123.Com – giúp bạn giỏi tiếng Anh


 Biển Đông: TQ sẽ khơng dám đụng đến một sợi tóc của Philippines?
 Căng thẳng ở Biển Đông, doanh nghiệp TQ tại Philippines phải kêu trời
 Biển Đông căng thẳng:Đại sứ quán Philippines tại TQ tăng cường an ninh
 Biển Đông: TQ "dọa" và "dụ" Philippines khai thác khí trên bãi Cỏ Rong
 Trung Quốc đã bắt đầu khoan, chọc, hút dầu trên biển Đông bằng dàn 981



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tàu chiến hạm đội Nam Hải (hình minh họa). Trong khi căng thẳng diễn ra trên bãi Scarborough, đơn vị này đã tổ
chức 2 cánh quân diễn tập tạo thế "gọng kìm" đe dọa Philippiness


Theo những thông tin đang lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc, lệnh báo động được đưa ra vào sáng sớm
ngày 10/5, ngoài ra quân khu Nam Kinh, binh chủng Tên lửa chiến lược (Pháo binh 2), quân đoàn dù 15 được báo
động sẵn sàng chiến đấu cấp 3.


Trong bản tin điểm tình hình tranh chấp Scarborough ngày 11/5 của Tân Hoa Xã với tiêu đề: "Philippines xúi
giục dân chúng biểu tình chống Trung Quốc, hậu quả nghiêm trọng", Tân Hoa Xã điểm các thông tin bình luận
của các hãng thơng tấn, các tờ báo lớn, trong đó có thơng tin trên từ CNA.


Tuy nhiên, QQ News, một tờ báo mạng được rất nhiều người dân Trung Quốc theo dõi khi đưa lại bản tin trên của
Tân Hoa Xã đã giật tít: "Philippines kích hoạt phản ứng của Trung Quốc, có tin hạm đội Nam Hải báo động chiến
đấu cấp 2" khiến cộng đồng mạng xôn xao như xung đột sắp xảy ra đến nơi.


Đến cuối ngày hôm qua, 11/5 cục Tin tức Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới đăng một vài dòng ngắn ngủi trên
website của mình, thơng tin báo động qn khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải là không đúng.


Website bộ Quốc phịng Trung Quốc có 2 dịng ngắn ngủi phủ nhận thông tin báo động hạm đội Nam Hải, quân
khu Quảng Châu, binh chủng Tên lửa chiến lược và quân khu Nam Kinh (cuối ngày 11/5)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hay một âm mưu nào của các bên về giải pháp quân sự đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khu vực, thậm chí có thể
thay đổi hẳn cục diện hiện nay.


Việc quân đội Trung Quốc có báo động sẵn sàng chiến đấu đối với hạm đội Nam Hải, quân khu Quảng Châu và
các lực lượng khác cũng là điều hết sức bình thường, dễ hiểu, các quốc gia khác đang có tranh chấp tại biển Đơng
cũng vậy.


Đúng lúc biển Đông đang căng thẳng, quân đội Nhật Bản phát hiện ra 5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải
"lặng lẽ" vòng qua eo biển Okinawa tiến về phía Philippines, trong khi một cánh quân khác của hạm đội này diễn


tập tác chiến đổ bộ ở một vùng biển khác gần Philippines


Khi tình huống căng thẳng có thể xảy ra xung đột bất cứ lúc nào mà lực lượng quân sự vẫn "bình thường" mới là
điều lạ. Chỉ có điều, kế hoạch tác chiến của Trung Quốc (và các bên liên quan) thế nào, đó mới là bí mật qn sự
khiến các nhà phân tích đối phương đau đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Cách đưa tin của CCTV 13 về biển Đông khiến khán giả Trung Quốc có cái nhìn méo mó về sự việc
Philippines đã lên tiếng bác bỏ những phát ngơn bóp méo thông tin này, đồng thời nhấn mạnh: Việc dân chúng
Philippines biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là quyền hiến định của người dân, chính phủ nước này
không tiện can thiệp, chỉ yêu cầu phản đối phải diễn ra trong hồ bình.


Hồng Thủy


<b>VN thí điểm lập dân quân biển</b>


Cập nhật: 10:30 GMT - thứ năm, 17 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Một số ngư dân Việt Nam tuyển chọn sẽ được huấn luyện quân sự để tăng cường khả năng tự vệ khi tham </b>
<b>gia đánh bắt trên Biển Đông, các nguồn tin trong nước cho hay.</b>


Các báo VnExpress và Sài Gòn Tiếp thị cho hay số ngư dân này sẽ được tổ chức vào các tiểu đội và trung đội với
tên gọi chính thức là dân quân biển.


<b>Các bài liên quan</b>




 Máy bay Trung Quốc 'dọa' tàu Việt Nam?
 Trung Quốc ‘đánh đập’ ngư dân Việt Nam
 Tạm giữ hai tàu TQ ở Nha Trang


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Quân đội Việt Nam ,
 Tranh chấp lãnh thổ


Đây là mơ hình thí điểm của Qn khu 5 vốn phụ trách các tỉnh nam trung Bộ của Việt Nam, trong đó có thành
phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa – các đơn vị quản lý hành chính đối với các huyện đảo Hồng Sa và Trường Sa.
Bất đồng giữa Bắc Kinh và Manila quanh Bãi cạn Scarborough gần Philippines đã thu hút dư luận quốc tế nhiều
tuần qua.


Hình thái tự vệ biển, hay trang bị vũ khí cho ngư dân, đã được bàn luận ở Việt Nam một thời gian nay, nhưng bị
dư luậ́n chỉ trích là làm phức tạp thêm tình hình và gây nguy hiểm cho ngư dân.


Báo Việt Nam nói Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa đã loan báo thành lập hai trung đội dân quân biển tại
phường Vĩnh Phước của thành phố Nha Trang và phường Ninh Thủy của thị xã Ninh Hịa.


Hai phường này có đông đảo ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ trong nhiều ngày tại vùng biển xung quanh quần
đảo Trường Sa.


Mỗi trung đội bao gồm 25 ngư dân và được chia nhỏ thành ba tiểu đội. Mỗi trung đội dân quân biển được trang bị
bốn tàu đánh cá có công suất từ 120 đến 300 mã lực với các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại.


Các ngư dân này sẽ được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh huấn luyện thường xuyên để ra khơi đánh bắt hải sản trên Biển
Đơng.



<b>Bảo vệ chủ qùn</b>



Báo Sài Gịn tiếp thị dẫn lời ông Lê Minh Soạn, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự Khánh Hòa, cho biết những
dân quân được tuyển chọn đều là những ngư dân tre, khỏe và có nhiều kinh nghiệm đi biển.


Theo ơng Soạn thì dân quân biển là lực lượng ‘vừa sản xuất vừa huấn luyện’ và ‘sẵn sàng phối hợp’ với các lực
lượng bảo vệ biển của Việt Nam như biên phòng, cảnh sát biển và hải quân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trước đó, hôm 14/5, quận Thanh Khê ở thành phố Đà Nẵng được biết cũng chính thức thành lập một trung đội
dân qn biển ở ba phường có đơng ngư dân đánh bắt xa bờ và hoạt động dài ngày trên biển là Xuân Hà, Thanh
Khê Đông và Thanh Khê Tây.


BBC Việt ngữ đã liên lạc với ông Lê Văn Bình, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hịa, nhưng ơng
từ chối cho biết chi tiết về việc huấn luyện và trang bị cho dân quân biển.


Ơng chỉ nói tỉnh Khánh Hịa thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5.


Lý do thành lập lực lượng dân qn biển, theo ơng Bình, là để các ngư dân Việt Nam khi ra khơi ‘khỏi bị lực
lượng nước khác đe dọa’ và hiện nay ngày càng nhiều ‘ngư dân các nước’ đánh bắt ở vùng biển Việt Nam.
Ơng Bình cho biết ngồi cơng việc đánh bắt thì các ngư dân này cịn tham gia ‘bảo vệ chủ quyền’ vùng biển của
Việt Nam.


<b>Tàu dịch vụ hậu cần ở Hoàng Sa</b>


Cập nhật: 13:32 GMT - thứ năm, 17 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè


 In trang này


Ngư dân Việt Nam tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa


Giới chức Đà Nẵng cho hay họ muốn phát triển đội tàu làm dịch vụ hậu cần cho ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa.
Báo Tiền Phong đưa tin hôm thứ Tư 16/5, một tàu lớn công suất 450 mã lực vừa được hạ thủy và sẽ ra làm dịch
vụ nghề cá tại ngư trường quanh quần đảo Hồng Sa.


<b>Các bài liên quan</b>



 VN thí điểm lập dân quân biển


 Máy bay Trung Quốc 'dọa' tàu Việt Nam?
 TQ chuẩn bị xây bến tàu ở Hoàng Sa


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Tranh chấp lãnh thổ


Đây là tàu mang số hiệu ĐNa 90511TS của gia đình ơng Trần Toàn (tổ 42 phường Thuận Phước, quận Hải Châu,
Đà Nẵng).


Được biết gia đình ơng Tồn đã bỏ trên 2 tỷ đồng để đóng mới chiếc tàu hậu cần này.


Tàu sẽ vận chuyển, cung cấp hàng hóa, thực phẩm, xăng dầu cho các ngư dân đang đánh cá ngoài khơi.


Trước đó đã có một tàu khác mang số hiệu ĐNa 90424 của gia đình ơng Lê Mến, ngụ tại Thuận Phước, quận Hải
Châu, Đà Nẵng, làm hậu cần cho ngư dân ở Hồng Sa.


Gia đình ơng Mến, theo báo Tiền Phong, cũng đang đóng một tàu khổng lồ 1.200 mã lực, trị giá 3 tỷ đồng, để
cùng làm dịch vụ hậu cần cho ngư dân đánh cá dài ngày.



Tàu lớn này mỡi lần ra khơi có thể chở theo 35 nghìn tấn đá, hàng chục nghìn tấn dầu, thực phẩm tươi, khô... cho
ngư dân.


<b>Bám biển</b>



Việc tăng cường đội tàu dịch vụ hậu cần được xem như khẳng định ý chí tiếp tục "bám biển" của ngư dân Đà
Nẵng.


Báo Tiền Phong dẫn lời ông Ngô Văn Quang từ Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Đà Nẵng cho hay, lãnh
đạo thành phố coi trọng việc phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển loại hình dịch vụ nghề cá ở
Hồng Sa.


Đây cũng là hành động khẳng định chủ quyền của ngư dân Việt Nam tại "ngư trường truyền thống".


Hiện Trung Quốc đang ban hành lệnh cấm đánh bắt từ 16/5-1/8 tại các vùng Biển Đông mà nước này tuyên bố
chủ quyền, trong có các vùng quanh Hồng Sa.


Việt Nam đáp trả rằng lệnh cấm của Trung Quốc là vô giá trị.


Ngư dân Việt Nam, nhất là từ Đà Nẵng và Quảng Ngãi, vẫn tiếp tục hoạt động tại gần Hoàng Sa dù hàng trăm
người đã bị Trung Quốc bắt trong những năm qua.


Trung Quốc dùng vũ lực chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.


<b>TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông</b>


Cập nhật: 10:58 GMT - thứ hai, 14 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Philippines năm nay cũng sẽ đưa ra lệnh cấm đánh bắt của mình


Trung Quốc lại đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông, trong khi căng thẳng và đối đầu đang
tiếp tục.


Tân Hoa Xã cho hay lệnh cấm năm nay sẽ được áp dụng từ 16/5 tới 1/8, tổng cộng hai tháng rưỡi, tại các vùng
biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


<b>Các bài liên quan</b>



 Ngư dân TQ bị tù 30 năm ở Nam Hàn
 VN lên án TQ 'đánh đập ngư dân'
 Ngư dân VN bị tố 'xâm phạm hải phận'


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Trong đó có cả vùng biển tranh chấp với Việt Nam và Philippines, như vùng Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc
gọi là Hoàng Nham Đảo) - tâm điểm căng thẳng hiện thời giữa Bắc Kinh và Manila.


Thời hạn cấm đánh bắt năm nay giống hệt năm ngối và năm 2010.


Hãng thơng tấn nhà nước Trung Quốc cũng nói nhà chức trách nước này sẽ tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền
và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.


Đặc biệt lệnh cấm năm nay lại khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên vùng biển gần quần đảo
Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.



Việt Nam, Trung Quốc và Philippines cùng có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

<b>Philippines 'cũng cấm'</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là
ngư trường truyền thống của Việt Nam.


Trong khi đó, Philippines cũng tuyên bố sẽ áp dụng lệnh cấm đánh bắt của riêng mình.


Ngoại trưởng nước này, Albert del Rosario, tuyên bố hôm thứ Hai 14/5 rằng Tổng thống Benigno Aquino đã
quyết định rằng Manila sẽ sớm thông báo về lệnh cấm đánh bắt trong các vùng biển của Philippines vào những
ngày tới.


<b>Nga giao tiếp ba máy bay Sukhoi cho VN</b>


Cập nhật: 12:19 GMT - thứ tư, 16 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Việt Nam đã đặt hàng 12 chiếc Su-30MK2


Thông tấn Nga đưa tin tập đồn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và cơng ty sản xuất máy bay Sukhoi vừa bàn
giao ba chiến đấu cơ đời mới Su-30MK2 cho Việt Nam.


Hãng Interfax-AVN hôm thứ Tư 16/5 dẫn lời một nguồn ngoại giao-quốc phịng nói các máy chiến đấu cơ vừa
được chuyển cho Việt Nam.



<b>Các bài liên quan</b>



 Có người Việt trên chiếc Sukhoi bị nạn
 Máy bay Nga mất tích ở Indonesia
 Máy bay Sukhoi gặp nạn khi bay thử


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Quân đội Việt Nam


"Chúng sẽ được không quân Việt Nam đưa vào sử dụng trong tương lai gần."
Các chiến đấu cơ Su-30MK2 được sản xuất tại nhà máy ở Komsomolsk-na-Amure.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Theo thỏa thuận ký tháng 2/2011, Việt Nam mua của Nga 12 chiếc Su-30MK2.


Bốn chiếc đầu tiên được giao hàng vào tháng 6/2011, bốn chiếc tiếp theo giao vào tháng 1/2012 và bốn chiếc còn
lại sắp được giao nốt trong năm nay.


Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đơla.


Trước đó, Việt Nam cũng đã mua và nhận đủ 12 chiến đấu cơ Su-30.

<b>Tai nạn bay thư</b>



Nguồn tin của Interfax nói đáng ra Nga đã giao đủ bốn chiến đấu cơ cho Việt Nam, nhưng nay giảm một chiếc vì
tai nạn khi bay thử hồi tháng Hai.


Hãng thông tấn Interfax của Nga cho hay vụ tai nạn Su-30MK2 làm cả hai phi công bị thương xảy ra hôm 28/2
nhưng không được công bố.


Sau khi xem xét kỹ lưỡng hiện trường và các bằng chứng, nguồn tin của Interfax nói chiếc máy bay bị rớt vì


"hỏng máy".


Nguồn tin này được dẫn lời nói động cơ phải của máy bay bốc cháy khi phi cơng cho tăng tốc tối đa.
Sau đó hệ thống điều khiển từ xa cũng hỏng, máy bay bắt đầu bị quay lộn và mất kiểm sốt.


Hai phi cơng đã cố gắng điều khiển chiến đấu cơ nhưng nó vẫn nhanh chóng mất độ cao. Đến khi khơng thể tiếp
tục, haii phi cơng phải nhảy dù thốt thân, một người bị gãy ba xương sườn, người khác không hề hấn gì.


Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc
F15-E do Mỹ sản xuất.


Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Chúng có thể mang theo đến tám tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển.


Tuần trước máy bay dân dụng Superjet 100 của tập đoàn Sukhoi cũng gặp tai nạn làm gần 50 người thiệt mạng
khi bay trình diễn tại Indonesia.


Máy bay này đang được chào hàng ở các nước Đơng Nam Á, trong có Việt Nam. Tuy nhiên Hàng khơng Việt
Nam chưa có ý định mua loại phi cơ hạng trung này.


<b>Dựng tượng Trần Hưng Đạo ở Trường Sa</b>


Cập nhật: 10:31 GMT - chủ nhật, 6 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trần Hưng Đạo được lập tượng ở nhiều nơi trong nước Việt Nam


Một bức tượng của Trần Hưng Đạo vừa được dựng trên đảo Song Tử Tây của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam


hiện đang có tranh chấp với một số nước khác quanh Biển Đông.


Lễ khánh thành bức tượng đã được tổ chức vào sáng hôm Chủ nhật ngày 6/5, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.


<b>Các bài liên quan</b>



 Đài Loan lập đội không vận ở Trường Sa
 Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa
 TQ phản đối chư tăng VN ra Trường Sa


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Trần Hưng Đạo, tức Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là một vị tướng lỗi lạc trong lịch
sử Việt Nam có cơng đánh thắng giặc Ngun – Mơng đến từ phương Bắc. Ơng được người dân Việt Nam suy
tôn là Đức Thánh Trần.


Bức tượng dựng lên trong bối cảnh Việt Nam đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Trước đó, Việt Nam cũng đã gửi chư tăng ra trụ trì ba ngơi chùa của người Việt vốn đã bỏ hoang kể từ sau năm
1975 trên các đảo.


<b>To nhất Trường Sa</b>



Thông tấn xã Việt Nam cho biết bức tượng cao 11 mét được tạc từ đá nguyên khối và được đặt trong khuôn viện
rộng hơn 600 mét vuông với xung quanh là những rặng cây phong ba.


Chi phí để làm bức tượng này là 6,5 tỷ đồng.



Bức tượng này là do tỉnh Nam Định, xuất xứ của vương triều Trần, hiến cho đảo Song Tử Tây và dựa trên nguyên
mẫu của bức tượng Trần Hưng Đạo ngự tại Quảng trường Ba tháng Hai tại thành phố Nam Định.


Một đồn đại biểu tỉnh Nam Định do phó chủ tịch tỉnh này là ơng Đồn Hồng Phong đã tham dự lễ ra mắt bức
tượng hôm Chủ nhật cùng với đại diện Quân chủng Hải quân Việt Nam và người dân, binh sỹ trên đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Thượng tọa Thích Tâm Hiện, người vừa từ đất liền ra đảo và hiện tại đang trụ trì tại chùa Song Tử Tây, cho BBC
biết đây là bức tượng lớn nhất trên cả quần đảo Trường Sa.


Nếu tính cả bệ thì bức tượng này cao đến 12 mét được dựng trên một gị đất cao sâu vào trong đảo. Mặt tượng
nhìn về hướng đơng, Thượng tọa Thích Tâm Hiện, người có mặt tại Lễ An vị tượng, cho biết.


Ông cho biết bức tượng có thần thái ‘hùng dũng’ và bản thân ông cũng như người dân ngoài đảo cảm thấy ‘vinh
dự lớn’ được đón bức tượng ra đảo.


Lễ Phật Đản đã được tổ chức trên các đảo thuộc Trường Sa


Ông nói bức tượng này có ‘ý nghĩa tâm linh’ đối với người dân trên đảo và bên Hải quân sẽ chịu trách nhiệm
chăm nom bức tượng.


Ngồi chiến cơng đuổi giặc ngoại xâm, Trần Hưng Đạo còn viết nên bản ‘Hịch tướng sỹ’ – một bản hịch kêu gọi
binh sỹ hãy biết nỗi nhục mất nước mà cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm mà người đời sau tơn vinh là
‘thiên cổ hùng văn’.


Ơng cịn là tác giả của cuốn ‘Binh thư yếu lược’ để truyền lại cho con cháu đời sau những kiến thức về binh pháp
mà ông đúc kết được để làm cẩm nang chống giặc.


Trần Hưng Đạo được thờ phượng và dựng tượng ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trong đó có đền Thượng ở
Lào Cai nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc.



<b>Lễ Phật Đản</b>



Hôm thứ Bảy ngày 5/5, tức ngày rằm tháng Tư âm lịch, là lần đầu tiên các chùa trên các đảo ở Trường Sa tổ chức
Lễ Phật đản với sự chủ trì của chư tăng.


Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì ở chùa Trường Sa Lớn, cho biết chùa của ông đã tiến hành nghi thức
tắm Phật vào ngày 8/4 âm lịch.


Ơng nói người dân trên đảo đã cùng ơng trang trí lễ đài Đức Phật sơ sinh với ‘tinh thần tự nguyện rất cao’.
Vào chính Lễ Phật đản vào ngày rằm tháng 4, ông cho biết ‘bà con tham dự đầy đủ’ và cùng ông tụng kinh về
ngày Đản sinh của Đức Phật. Ơng cũng đọc thơng điệp của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho các
Phật tử.


Ơng cho biết kể từ ngày ơng ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn, hàng đêm ngơi chùa này đều có thời kinh tối từ 7 đến
9 giờ và thu hút từ ‘mười mấy đến 20’ Phật tử tham dự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Đài Loan lập đội không vận ở Trường Sa</b>


Cập nhật: 09:36 GMT - thứ tư, 2 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Đài Loan nói đơn vị khơng vận có thể đến đảo Ba Bình trong vịng bốn giờ đồng hồ


<b>Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm thứ Tư 2/5 cho hay đã thành lập đơn vị không vận đặc biệt sẵn sàng có mặt </b>


<b>ở quần đảo Trường Sa trong vòng vài giờ đờng hờ, trong lúc tình hình hiện đang căng thẳng tại Biển Đông.</b>


Đơn vị này được thành lập theo kế hoạch mang tên “không vận phản ứng nhanh và hỗ trợ biển đảo”, lần đầu tiên
được tiết lộ trong một báo cáo của bộ quốc phịng trình quốc hội Đài Loan.


<b>Các bài liên quan</b>



 Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa
 Đài Loan nói VN 'xâm phạm chủ quyền'
 Đá bóng giao hữu ở Trường Sa


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Tuy nhiên, thông tin cụ thể, chẳng hạn như kích cỡ về đơn vị này, khơng được cơng bố.


Truyền thơng ở Đài Loan nói trong trường hợp cần thiết, đơn vị này sẽ chỉ mất bốn tiếng đồng hồ để có mặt tại
đảo Ba Bình (mà tiếng Hoa gọi là Thái Bình đảo), hịn đảo lớn nhất trong vùng tranh chấp.


Bất chấp phản đối của các nước tuyên bố chủ quyền trong khu vực, Đài Loan đã xây đường băng có kích thước
dài 1.150 mét trên đảo này hồi năm 2006.


Cùng vào hôm thứ Tư, 2/5, Cục Cảnh sát biển Đài Loan cho biết lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình sẽ được
trang bị súng cối với tầm ngắm khoảng 6.100 m, gần như gấp đôi loại đang sử dụng hiện thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Hãng AFP trích lời Cục cảnh sát biển Đài Loan cho biết, số lượng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển này đã
tăng tới con số 106 hồi năm ngoái, so với 42 chiếc năm 2010.


Cục này còn cho biết 41 tàu của ngư phủ Việt Nam đã đi vào vùng biển này trong vòng bốn tháng đầu năm 2012.


Hôm thứ Hai 30/4, ba nghị viên và một số sỹ quan Đài Loan đã bay ra đảo Ba Bình, để "tái khẳng định chủ
quyền" đối với hòn đảo mà Đài Loan chiếm từ 1956.


Căng thẳng gia tăng gần đây trong khu vực Biển Đông, trong đó có vụ đối đầu của Trung Quốc và Philippines ở
bãi cạn Scarborough, ngoài khơi bờ biển Philippines.


Các quốc gia tranh chấp, trừ Brunei, đều có hiện diện quân sự trong khu vực quần đảo gồm hơn 100 các đảo nhỏ,
rặng và đảo san hô với tổng diện tích đất liền chiếm chưa đầy 5 km vng.


<b>Ý định 'du lịch Trường Sa' của Manila?</b>


Cập nhật: 11:13 GMT - thứ ba, 3 tháng 4, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Đảo Thitu được cho là có tiềm năng du lịch với nhiều bãi biển đẹp


<b>Philippines có kế hoạch phát triển một hòn đảo tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp thành một </b>
<b>trung tâm du lịch.</b>


Giới chức nước này cho biết hôm thứ Hai ngày 2/4 rằng họ định xây dựng một cầu cảng dài 100 mét.


<b>Các bài liên quan</b>



 Philippines - Mỹ sẽ họp về quốc phòng
 TQ nhắc lại 'cùng khai thác Trường Sa'


 Dân biểu Philippines đến Trường Sa


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Asean ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Động thái này được đánh giá là một sự khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của nước này và chắc chắn sẽ làm Trung
Quốc nổi giận.


Hòn đảo rộng 37 hectares này, được Philippines gọi là Pag-Asa còn Việt Nam gọi là Thị Tứ, trong khi được quốc
tế biết đến với tên gọi Thitu, là đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa và là hòn đảo lớn nhất mà Philippines
chiếm hữu trong khu vực đang có tranh chấp.


Trên đảo này có nước ngọt và một cộng đồng dân cư khoảng vài trăm người.


Bắc Kinh, vốn tuyên bố sở hữu Biển Đông dựa trên các cứ liệu lịch sử, đã tun bố hồi tuần trước rằng họ có "chủ
quyền khơng thể tranh cãi" với hòn đảo này.


<b>Bãi biển đẹp</b>


Một tư lệnh hải quân Philippines cho biết giới chức địa phương có kế hoạch biến khu vực đang đặt dưới sự kiểm
soát của quân đội ở quần đảo Trường Sa thành điểm tham quan du lịch, trong đó có nơi lặn biển.


Trong những năm 1990, các du khách Nhật Bản đã thường xuyên ghé thăm nơi này vì những bãi biển và các bãi
san hô tuyệt đẹp. Họ di chuyển trên các du thuyền từ đảo Cebu thuộc Philippines.


Tuy nhiên quân đội nước này trước hết sẽ xây dựng một bến tàu trên đảo Thitu – có thể trong nửa đầu năm nay,
Juan Sta. Ana, người đứng đầu Cục cảng vụ Philippines, nói với hãng tin Reuters.


Một ủy ban hỗn hợp bao gồm các quan chức quân đội, du lịch, giao thông và viễn thông sẽ chốt lại kế hoạch phát


triển du lịch cho hòn đảo này sau ngày 8/4.


“Cho đến lúc đó thì chúng tơi sẽ biết khi nào chúng tôi thật sự bắt đầu công việc và mất bao lâu để xây dựng bến
tàu này,” ông Ana cho biết.


Dự án cầu tàu này trị giá khoảng 200 triệu peso (4,7 triệu đôla) và sẽ được xây dựng ở cuối một sân bay, ơng nói
thêm.


Eugenio Biton-onon, thị trưởng Kalayaan, một thị trấn thuộc tỉnh Palawan và là đơn vị hành chính do Philippines
thành lập bao gồm các đảo mà họ kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa, nói bến tàu mới này cũng sẽ giúp ngư dân
địa phương vận chuyển hàng hóa.


Đảo Thitu có vị trí hiểm yếu trong việc phịng thủ ở khu vực phía bắc của cả quần đảo Trường Sa.


Một số nhà quan sát nhận định rằng động thái mới của Philippines trên đảo Thitu sẽ gây sứt me trong sự đoàn kết
giữa nước này với Việt Nam trong việc chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đơng và gây bất hịa
trong nội bộ Asean.


Theo các nhà nghiên cứu thì Philippines có ba lợi thế trong tuyên bố chủ quyền của họ đối với Trường Sa: đó là
sự gần kề của quần đảo này với lãnh thổ của họ, sự từ bỏ chủ quyền quần đảo của Nhật Bản sau khi Philippines
giành độc lập từ tay nước này vào năm 1947 và việc Philippines đã chiếm đóng và kiểm sốt một số đảo trên thực
tế.


<b>Dân biểu Đài Loan thăm Trường Sa</b>


Cập nhật: 16:04 GMT - thứ hai, 30 tháng 4, 2012


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Đài Loan tuyên bố chủ quyền với đảo Ba Bình



Một nhóm dân biểu và sỹ quan cao cấp của Đài Loan vừa ra thăm Trường Sa trong chuyến đi có khả năng gây
căng thẳng về lãnh thổ.


Thơng tấn xã Pháp AFP hôm thứ Hai 30/4 đưa tin ba nghị viên và một số sỹ quan Đài Loan đã bay ra đảo Ba
Bình, tiếng Trung là đảo Thái Bình, để "tái khẳng định chủ quyền" đối với hịn đảo này.


<b>Các bài liên quan</b>



 Đài Loan nói VN 'xâm phạm chủ quyền'
 Đá bóng giao hữu ở Trường Sa


 Ý định 'du lịch Trường Sa' của Manila?


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Ba Bình là hịn đảo duy nhất mà Đài Loan nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.


Ba dân biểu nói trên cũng là thành viên ủy ban quốc phòng thuộc Quốc hội Đài Loan.


Hành động của họ chắc chắn sẽ gây chú ý và gặp chỉ trích của các quốc gia cũng có tun bố chủ quyền ở Trường
Sa, trong đó có Việt Nam.


Hà Nội đã nhiều lần phản đối các động thái của Đài Loan, từ việc xây đường băng máy bay tới việc cử đoàn
chuyên gia nghiên cứu ra đảo.


Ngược lại, Đài Loan cũng mới vừa phản đối các tàu bè của Việt Nam hoạt động gần đảo Ba Bình.



Đài Loan đã xây đường băng dài 1.150 mét trên đảo này từ năm 2006 và đã đưa vào hoạt động dù gặp phản đối từ
các nước trong khu vực.


Nói về chuyến thăm của các dân biểu Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ bình luận rằng đây là hoạt
động 'bình thường'.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Đảo Ba Bình, diện tích khoảng nửa cây số vuông, nằm cách Cao Hùng của Đài Loan 1.384 km về phía đơng nam.
Đây là đảo lớn nhất ở Trường Sa.


Đài Loan chiếm đảo này từ 1956 tới nay.


<b>Lệnh cấm của TQ là 'vô giá trị'</b>


Cập nhật: 15:09 GMT - thứ ba, 15 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Một ngày trước khi lệnh cấm đánh bắt hàng năm của Trung Quốc ở Biển Đơng bắt đầu có hiệu lực, Bộ Ngoại
giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối.


Giới chức và truyền thông Trung Quốc gần đây loan báo lệnh cấm năm nay sẽ được áp dụng từ 16/5 tới 1/8, tổng
cộng hai tháng rưỡi, tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


<b>Các bài liên quan</b>



 TQ cấm đánh bắt là ‘việc bình thường’.


 TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
 TQ bắt đầu cấm đánh cá ở Biển Đông


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ ,
 Trung Quốc


Trong đó có những khu vực Trung Quốc vẫn còn đang tranh chấp với các nước khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Ông Nghị khẳng định lại lập trường mà Việt Nam đã nhiều lần nói rõ, rằng "việc Trung Quốc đơn phương thi
hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi
phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình Biển Đơng phức tạp thêm".
Trước đó một ngày, thứ Hai 14/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định lệnh cấm
đánh bắt là ‘biện pháp quản lý đã được áp dụng trong nhiều năm nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản’.


Trung Quốc đã dọa tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.

<b>Thiệt hại cho ngư dân</b>



Các tổ chức, hội đoàn thủy sản của Việt Nam nhiều năm nay đã cáo buộc rằng lệnh cấm của Trung Quốc gây thiệt
hại đáng kể cho ngư dân Việt Nam.


Có năm hàng trăm hộ ngư dân phải ở lại bờ vì sợ bị bắt và địi tiền phạt.


Việt Nam vẫn khuyến khích ngư dân Việt Nam tiếp tục hoạt động tại 'ngư trường truyền thống' của mình, nhưng
trên thực tế chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân.


Một điều đặc biệt là năm nay để trả đũa Trung Quốc, Philippines cũng tuyên bố sẽ đưa ra lệnh cấm đánh bắt của
riêng nước này.



Hiện chưa rõ chi tiết thời gian và địa điểm, nhưng lệnh cấm của Manila chắc cũng áp dụng cho một số vùng biển
còn đang tranh chấp.


Các lệnh cấm đơn phương nói trên sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng hơn.


Ngư dân Việt Nam một số năm nay đã thường xuyên bị truy đuổi, bắt và đòi tiền chuộc, thậm chí bị hành hung,
ngược đãi... khi đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.


<b>Tàu chiến Ấn Độ thăm Hải Phòng</b>


Cập nhật: 09:37 GMT - thứ ba, 22 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Việt Nam và Ấn Độ đang tăng cường quan hệ quân sự qua giao lưu hải quân


<b>Hai chiến hạm của hải quân Ấn Độ hiện đang ở cảng Hải Phòng trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 </b>
<b>ngày (19/5-23/5).</b>


Đây là tuần dương hạm đa năng INS Shivalik (F47) và hộ tống hạm lớp Kora INS Karmuk (P64)


<b>Các bài liên quan</b>



 OVL của Ấn Độ rút khỏi lô 128?
 Ấn Độ thử tên lửa tầm xa


 'Biển Đông là của chung'



<b>Chủ đề liên quan</b>



 Quân đội Việt Nam


Báo Quân đội Nhân dân cho hay chuyến thăm này "nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác
nhiều mặt giữa Ấn Độ và Việt Nam, trong đó có trao đổi, giao lưu trong lĩnh vực quốc phịng".


Tờ báo của qn đội Việt Nam nói trong khn khổ chuyến thăm, chỉ huy và thủy thủ đoàn đã đến "chào xã giao
lãnh đạo Thành phố Hải Phòng; chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Lãnh đạo Quân chủng Hải quân".


Các thủy thủ trên hai tàu cũng sẽ có các hoạt động thường thấy trong các chuyến thăm viếng dạng này, như thăm
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và thi đấu giao hữu thể thao.


Việc tàu chiến Ấn Độ thăm Việt Nam đã trở thành hoạt động có thể nói là thường niên trong những năm gần đây,
đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hải quân và quân đội hai nước.


Năm ngoái, khu trục hạm INS Delhi và hộ tống hạm INS Kirch, thăm cảng Sài Gòn từ 10/05-13/05. INS Airavat
đã thăm Nha Trang và Hải Phòng từ 19 đến 28/7.


Năm 2010, khu trục hạm INS Ranjit và hộ tống hạm INS Kulish đã thăm Hải Phòng từ 30/05 tới 02/06. Một năm
trước đó nữa, hai khu trục hạm INS Mumbai và INS Ranveer cũng thăm Hải Phòng vào tháng Tư.


<b>Công vụ Đông Nam A</b>



Được biết chỉ huy đồn Ấn Độ lần này là Phó Đơ đốc Ajit Kumar P, người cũng đứng đầu Bộ chỉ huy hải qn
phía Đơng của Ấn Độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Hai chiến hạm INS Shivalik và INS Karmuk là thuộc vùng hải quân này.


Hồi đầu tháng, hải quân Ấn Độ vừa loan báo triển khai đợt hoạt động kéo dài hai tháng ở Đông Nam Á, cho tới


5/7.


Trong công vụ này, các tàu chiến thuộc Bộ Chỉ huy hải quân phía Đông Ấn Độ sẽ tới thăm viếng các cảng trong
khu vực và qua cả vùng Biển Đông mà Trung Quốc gần như tuyên bố độc chiếm.


Kế hoạch của hải quân Ấn Độ có nguy cơ sẽ làm tăng căng thẳng với Trung Quốc, cho dù Ấn Độ giải thích đây là
"hoạt động thường niên".


Tổng cộng có bốn chiến hạm tham gia hoạt động này, và theo dự tính sẽ tới các cảng của Indonesia, Malaysia,
Singapore, Philippines và Việt Nam.


Bốn tàu chiến này là một khu trục hạm lớp Rajput, một tuần dương hạm lớp Shivalik, một hộ tống hạm lớp Kora
và một tàu chở dầu.


Vào đầu tháng Sáu, các tàu này sẽ vượt qua Biển Đông tới Nhật Bản.


Dư luận cịn nhớ hồi tháng Bảy năm ngối, tàu chiến Ấn Độ khi thăm Việt Nam đã gặp vấn đề.


Hôm 22/7/2011, tàu INS Airavat đang trên đường từ Nha Trang ra Hải Phịng khi ở Biển Đơng, cách bờ biển Việt
Nam chừng 45 hải lý, đã nhận được điện đàm từ một người gọi tự xưng là 'Hải quân Trung Quốc' tuyên bố rằng
tàu này đang tiến vào hải phận Trung Quốc.


Tuy sau đó đụng đầu đã không xảy ra, nhưng vụ này nhắc lại lời cảnh báo của Trung Quốc, rằng Ấn Độ "không
nên can dự" vào khu vực Biển Đông.


<b>Đài Loan 'không giúp' TQ về chủ quyền</b>


Cập nhật: 12:30 GMT - thứ hai, 21 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter


 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Ba Bình là đảo lớn nhất ở Trường Sa


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Tuy tuyên bố chủ quyền của Đài Loan trùng lặp với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, việc hai bên eo biển
cùng cộng tác bảo vệ chủ quyền chung gặp phản đối vì chủ trương độc lập khỏi Hoa lục của Đài Loan.


<b>Các bài liên quan</b>



 Chính sách 'cây gậy nhỏ' ở Biển Đơng
 Tại sao TQ khơng chịu ra tịa án quốc tế?
 Dân Philippines biểu tình chống TQ


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Quốc gia của Đài Loan Thái Đắc Thắng khi trả lời chất vấn của các dân biểu
trong buổi điều trần hôm thứ Hai 21/5 của Ủy ban Quốc phịng đã nói Đài Loan "chưa thể" trợ giúp Trung Quốc
trong giải quyết các căng thẳng tại Biển Đơng.


Ơng Thái nói các tranh chấp cần được giải quyết một cách hịa bình, khi ám chỉ bất đồng hiện tại giữa Philippines
và Trung Quốc quanh Bãi cạn Scarborough.


Ơng cũng nói thêm rằng cả Việt Nam và Philippines đều đã yêu cầu Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc
trong chủ đề Biển Đông.



Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã ra thăm Biển Đông trong hành động khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc.


Đài Loan nói đã ghi nhận điều này nhưng chưa chính thức phản đối.

<b>Bảo vệ chủ quyền</b>



Tuy nhiên cũng tại cuộc điều trần nói trên, các dân biểu Đài Loan đều nói tới cáo buộc ngày càng nhiều tàu bè
của Việt Nam "xâm nhập vùng biển" quanh đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan
nắm giữ.


Họ kêu gọi có hành động bảo vệ chủ quyền ở đảo này.


Việt Nam đã nhiều lần phản đối Đài Loan tổ chức các chuyến thăm của giới chức cũng như phát triển cơ sở hạ
tầng tại Ba Bình, mà Việt Nam nói là của mình.


Chủ nhật 21/5, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng khẳng định lại chủ trương bảo vệ chủ quyền, gạt tranh
chấp, cùng khai thác tại Biển Đông.


Điều đáng nhắc tới là chủ trương này nhất quán với chủ trương của Trung Quốc.


Tuy nhiên Bắc Kinh luôn nói thêm chính sách trên phải được thực hiện dựa trên sự công nhận chủ quyền không
thể chối cãi của Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này



Trong vụ tàu Bình Minh 2, máy bay Trung Quốc cũng bị cáo giác đã vào vùng trời Việt Nam


Một nguồn khả tín cho BBC hay Trung Quốc đã điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam khi một đoàn đại biểu
đang trên đường ra thăm quần đảo Trường Sa hồi cuối tháng Tư.


Nhà thơ, nhà báo Thanh Thảo ở miền Trung nói với BBC rằng trong cuộc tiếp xúc của ông vào sáng thứ Ba 1/5
với một số thành viên đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng tham gia chuyến thăm Trường Sa một tuần và kết thúc
ngày 28/4, ông được thông tin họ đã "chứng kiến máy bay Trung Quốc lượn phía trên tàu".


<b>Các bài liên quan</b>



 Tàu TQ 'xâm nhập vùng biển quân sự' VN
 Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?


 Ý đồ của TQ


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


"Họ nói máy bay của Trung Quốc bay đi bay lại nhiều lần, dường như có ý đe dọa hay cảnh cáo gì đó."


"Thế nhưng các anh cho rằng nó (máy bay Trung Quốc) bay thì bay thế thơi, vùng biển của mình, mình chẳng có
gì phải sợ."


Tuy nhiên, dường như khơng có động thái Việt Nam điều chiến đấu cơ ra đối phó với máy bay Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối Việt Nam đưa các đoàn khách ra thăm quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc và
một số nước khác cũng đang yêu sách chủ quyền.


Mới nhất, một đoàn đại biểu Việt kiều cũng đã được giới chức trong nước tổ chức ra thăm đảo ở Trường Sa mà


Việt Nam đang nắm giữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Xâm phạm vùng biển</b>



Đây không phải lần đầu Trung Quốc điều máy bay ra vùng biển của Việt Nam nhưng khơng được cơng bố trên
các kênh chính thống.


Trong vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 tháng 5/2011, các tàu hộ tống
của Việt Nam đã ghi lại được hình ảnh tàu Trung Quốc bay trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Máy bay Trung Quốc cũng nhiều lần vào không phận và hải phận của các quốc gia lân cận, có thể để thăm dị,
quan sát hay dọa nạt.


Trong mộ́t diễn biến khác, đang xuất hiện cáo giác trên mạng internet về việc "hai máy bay Trung Quốc xâm
phạm vùng trời Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận" vào sáng thứ Ba 1/5.
Thông tin này BBC chưa thể kiểm chứng độc lập.


<b>Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?</b>



Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam,
khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối.


<b>Các ng̀n tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía </b>
<b>Trung Q́c lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.</b>


Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mơ tả của ba nguồn tin khác nhau,
"các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".


Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.


Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các


lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.


BBC hôm 30/6 đã liên lạc với một quan chức PetroVietnam nhưng vị này từ chối trả lời điện thoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Đến tối 1/7 giờ London, BBC cũng chưa ghi nhận được gì từ phía Trung Quốc xung quanh tin rằng chuyện này
thực sự đến mức nào hoặc phía Trung Quốc coi đó là gì.


Lãnh đạo hai đảng cộng sản có ve như đang muốn làm giảm độ nóng của mối quan hệ sau hai vụ tàu Trung Quốc
bị phía Việt Nam cáo buộc là "gây hấn".


Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ "định cắt cáp" lần thứ ba gần với nơi tàu
Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.


Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ "va chạm" xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị
Việt Nam bác bỏ.


Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại khơng khí bức xúc, địi tiếp tục biểu tình phản đối Trung
Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.


Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.
Trung Quốc hiện đang kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Báo Nhân dân cho hay Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng đến Ban Chấp
hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhân sự kiện này.


Tuy nhiên, bức điện của phía Việt Nam, trong các phần được trích đăng trên báo Nhân Dân, không thấy nhắc tới
phương châm 16 Chữ Vàng cho quan hệ hữu nghị Trung-Việt.


Không rõ nguyên văn các trao đổi đối diện nhau của hai bên thời gian qua ra sao nhưng bản tin tiếng Anh của Tân
Hoa Xã về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng không dùng chữ "đồng chí" để


nói về Việt Nam.


<b>Ý đờ của TQ</b>



<b>Báo chí Việt Nam một vài ngày nay tràn ngập các thông tin về vụ tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu </b>
<b>khảo sát địa chấn của Việt Nam, được cho là hành động vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất </b>
<b>mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Vị trí xảy ra vụ gây hấn được nói là nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên
chưa đầy 120 hải lý.


BBC đã có cuộc phỏng vấn ngắn với một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander
Rehman, về vụ việc mới xảy ra.


<b>Iskander Rehman: </b>Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các
vùng Biển Đơng và Đơng Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra
chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền.


Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và
Philippines.


Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà
còn trở nên đa dạng hơn trước.


Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ
quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đơng, vốn được cho là giàu khống sản.


Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần
đây.



Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi
là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngơn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận
trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý.


<i><b>BBC: Có nhận định rằng Trung Quốc đang quan ngại về sự tiến lại gần Mỹ của Việt Nam. Liệu những gì xảy ra </b></i>
<i>cuối tuần trước có phải là phản ứng của Trung Quốc trước sự nồng ấm dần trong quan hệ Việt-Mỹ hay không?</i>


<b>Iskander Rehman: </b>Cần xem xét vụ đụng độ mới rồi trong bối cảnh địa chính trị đang dần thay đổi ở Đông Nam
Á. Việt Nam, với truyền thống dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ và thái độ bất phục tùng xưa nay đối với Trung Quốc,
luôn luôn bị nhà cầm quyền Bắc Kinh xem là một quốc gia cứng đầu ở Đông Nam Á.


Tuy hai nước này đã dàn xếp xong tranh chấp biên giới trên đất liền, căng thẳng vẫn cịn đó xung quanh vấn đề
chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.


Sự căng thẳng này đã dẫn tới một số cuộc đụng độ trên biển trong quá khứ, năm 1974 và 1988, và nói chung
chúng ta không thể loại trừ khả năng các cuộc đụng độ tương tự sẽ còn nổ ra trong tương lai không xa.
Giới chức Trung Quốc đã tỏ ra quan ngại về quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển nhanh chóng giữa


Washington và Hà Nội, và đã phản ứng rất quyết liệt trước thông tin hai nước này bàn việc tập trận chung tại Biển
Đơng.


Bắc Kinh có thể sẽ giữ một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam như một hình thức trừng phạt Hà Nội về
quan hệ với Hoa Kỳ.


Iskander Rehman


Bắc Kinh vì thế có thể sẽgiữ một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam như một hình thức trừng phạt Hà Nội
về quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời cũng để cảnh báo về cái giá mà Việt Nam sẽ phải trả trong tương lai nếu tiếp
tục giữ chính sách xích lại gần với Mỹ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Iskander Rehman: </b>Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự đang ngày càng lan rộng và Bắc
Kinh cũng ngày càng muốn thể hiện quyền lực của mình.


Đối với nhiều nhân vật trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc, vốn đang ngày càng trở nên hung hăng,
việc nắm kiểm sốt khu vực trong vịng hải đảo tiền đồn từ quần đảo Kuriles, Nhật Bản chạy xuống Đài Loan,
Philippines và Borneo; cùng với nguồn lợi dầu khí bên trong khu vực này và các tuyến hàng hải xuyên qua đó, là
điều kiện tiên quyêt để Giải phóng quân Trung Quốc chuyển biến từ "quốc phịng trên biển" sang "quốc phịng
ngồi đại dương", tức tăng tầm ảnh hưởng từ khu vực lên thành tồn cầu.


Đang có thơng tin qn đội Trung Quốc đang muốn thiết lập một loạt các trạm theo dõi hải quân gần đảo Hải
Nam để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm nguyên tử mà nước này đang xây dựng ở Tam Á. Cũng vì lẽ này mà Trung
Quốc đang hướng tới nắm kiểm sốt hồn tồn các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa.


<b>Tại sao TQ khơng chịu ra tòa án quốc tế?</b>


Cập nhật: 08:06 GMT - thứ hai, 14 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Trung Quốc tố cáo Philippines 'quấy nhiễu' tàu cá của họ tại ngư trường truyền thống


Trước các buộc của phía Philippines rằng Trung Quốc khơng dám đưa vấn đề tranh chấp tại bãi cạn Scarborough
ra phân xử tại tịa án quốc tế vì địi hỏi chủ quyền của nước này là vơ lý, phía Trung Quốc đã đưa ra câu trả lời.
Bãi cạn hiện đang có tranh chấp được quốc tế gọi là Scarborough, trong khi phía Philippines gọi là Panatag cịn
Trung Quốc gọi là Hồng Nham.



<b>Các bài liên quan</b>



 "TQ khơng gây chiến" vì biển đảo
 Chiến tranh đến gần?


 Philippines xem nhẹ TQ tập trận


<b>Chủ đề liên quan</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 13/5 cho rằng đề xuất của phía Philippines khơng có
cơ sở pháp lý và khơng hề là giải pháp thỏa đáng cho bế tắc hiện nay.


Bốn lý do mà Tân Hoa Xã đưa ra để phản bác đề xuất này của Philippines là Công ước quốc tế về luật biển năm
1982 khơng có hiệu lực với các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc khơng có nghĩa vụ phải ra tòa, bản thân Hoa
Kỳ cũng chưa phê chuẩn công ước này và động cơ thật sự của đề xuất này là làm mất mặt Trung Quốc.


<b>Cựu đại sứ lên tiếng</b>



“Kể từ khi Trung Quốc từ chối đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, một số hãng truyền thông đã diễn dịch hành động
này của Trung Quốc là sợ bị thua kiện,” Tân Hoa Xã cho biết.


Điều lạ lùng là Tân Hoa Xã dẫn lời một nhà phân tích của chính Philippines để phản bác đề xuất của nước này –
cựu đại sứ Philippines tại Athens Rigoberto Tiglao.


“Tổng thống Benigno Aquino và các quan chức của ông đang than phiền với thế giới rằng Trung Quốc từ chối
giải quyết tranh chấp thơng qua Tịa án quốc tế về UNCLOS,” Tân Hoa Xã dẫn lại bài viết của ông này đăng trên
trang mạng của nhật báo Philippines Inquirer.


"Ông ấy (Tổng thống Aquino) quả quyết rằng tranh chấp sẽ được giải quyết thơng qua một tịa án vốn khơng có


quyền tài phán đối với vấn đề này. Vị tổng thống này sẽ làm cho chúng ta trở thành trò cười cho thế giới."
Rigoberto Tiglao, cựu đại sứ Philippines tại Athens


“Có một ngạc nhiên cho họ: bản thân Philippines cũng không nằm trong công ước này khi nói về các tranh chấp
chủ quyền như ở bãi cạn Scarborough,” cựu Đại sứ Tiglao cho biết.


Tân Hoa Xã dẫn lại lời ông này chỉ ra rằng khi phê chuẩn công ước vào năm 1984, Manila đã nói rõ rằng cơng
ước này khơng được áp dụng cho các tranh chấp chủ quyền của nước này. Nói cách khác, một khi có dính dáng
đến các tranh chấp chủ quyền thì phía Philippines sẽ coi cơng ước này là vô giá trị.


“Aquino không hề đề cập đến điều này khi ơng ấy đề xuất để cho tịa án quốc tế phân xử,” Tân Hoa Xã nói.
Lý do thứ hai, Tân Hoa Xã dẫn lời ơng Du Bình, giảng viên luật tại Đại học Bắc Kinh, là Bắc Kinh khơng có
nghĩa vụ phải chấp thuận một đề xuất như thế của phía Manila.


Tân Hoa Xã dẫn lại lập luận của ơng này là hồi năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã trình lên Liên Hiệp Quốc
một tuyên bố bằng văn bản nói rõ rằng Trung Quốc khơng chấp nhận vai trị trọng tài quốc tế ‘như nêu trong
khoản 2 chương 15 của UNCLOS trong các tranh chấp có liên quan đến ranh giới lãnh hải và các hoạt động quân
sự’.


Vào lúc đó, Bắc Kinh đã khẳng định chủ quyền đối với đảo Hoàng Nham ở Nam Hải (Biển Đơng), ơng Du Bình
cho biết, điều này có nghĩa rằng ngay cả khi Philippines đưa tranh chấp ra tịa án quốc tế, thì Trung Quốc cũng
khơng có nghĩa vụ phải ra tịa.


Trong khi đó, Tân Hoa Xã cũng dẫn lời cựu Đại sứ Tiglao rằng nếu xem qua cả thảy 19 vụ việc được đưa ra tịa
án UNCLOS kể từ năm 1997 thì sẽ thấy rằng các tranh chấp hàng hải chứ không phải tranh chấp chủ quyền mới
nằm trong phạm vi thụ lý của tòa án này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng dâng cao


Tân Hoa Xã cũng nghi ngờ động cơ thật sự đằng sau đề xuất của phía Philippines.



“Philippines nói rằng họ sẽ đưa vụ việc ra tịa một mình nếu Bắc Kinh cứ một mực từ chối đề xuất của họ,” hãng
tin này nói.


“Điều mâu thuẫn là Manila đang tìm kiếm một giải pháp mà họ từng tuyên bố không thừa nhận đặt ra câu hỏi về
động cơ thật sự đằng sau động thái hung hăng này của họ,” Tân Hoa Xã đặt vấn đề.


Hãng tin này cũng dẫn lời của hai ơng Tiglao và Du Bình để hậu thuẫn cho lập luận của mình.


“Ơng ấy (Tổng thống Aquino) quả quyết rằng tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua một tịa án vốn khơng có
quyền tài phán đối với vấn đề này. Vị tổng thống này sẽ làm cho chúng ta trở thành trò cười cho thế giới,” Tiglao
nói.


Cịn theo lời ơng Du thì chiến thuật này của Philippines là nhằm để làm phức tạp thêm vấn đề thay vì giảm căng
thẳng.


“Chính phủ Philippines, mặc dù ý thức được lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc, vẫn có cách để
thúc đẩy đề xuất này,” ơng Du nói.


"Mục đích khơng gì khác hơn là bơi nhọ Chính phủ Trung Quốc là đã phớt lờ hệ thống tư pháp quốc tế và bác bỏ
giải quyết tranh chấp thơng qua các phương tiện pháp lý."


Du Bình, giảng viên luật tại Đại học Bắc Kinh


“Mục đích khơng gì khác hơn là bơi nhọ Chính phủ Trung Quốc là đã phớt lờ hệ thống tư pháp quốc tế và bác bỏ
giải quyết tranh chấp thông qua các phương tiện pháp lý,” ơng nói thêm.


Lý do cuối cùng mà Tân Hoa Xã nêu ra là Hoa Kỳ là nước mà Philippines không thể nhờ cậy trong vấn đề tranh
chấp ở Scarborough.



“Philippines nói rằng Đảo Hồng Nham, một bãi đá cạn khơng có người ở, nằm hồn tồn trong phạm vi vùng
đặc quyền kinh tế của nước này được UNCLOS thừa nhận,” Tân Hoa Xã giải thích.


“Nước này đang cố thuyết phục ‘người bạn bãi cạn’ – Hoa Kỳ – ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của họ dựa trên
UNCLOS,” Tân Hoa Xã nói thêm.


Tuy nhiên, hãng tin này dẫn lời ông Tiglao, vốn cũng từng là người phát ngôn của tổng thống Philippines, rằng
điều này càng lạ lùng hơn bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia thậm chí vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

“Hoa Kỳ là một trong số 34 nước không phê ch̉n UNCLOS,” ơng nói thêm, “Do đó nước này chính thức khơng
thừa nhận cơng ước này.”


<b>Giới lãnh đạo mới của TQ sẽ là ai?</b>


Cập nhật: 22:07 GMT - thứ ba, 22 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


ng Dương là ứng viên có thể vào Thường vụ Bộ Chính trị


<b>Dự kiến bảy trong chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ</b>
<b>18. Những ai sẽ là người thay thế là câu hỏi được hãng tin Reuters phân tích. BBCVietnamese.com mời quy</b>
<b>vị tham khảo.</b>


Một trong những nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách dễ thấy nhất của Trung Quốc vừa được chú ý trở lại sau khủng
hoảng chính trị lớn nhất tại nước này trong cả một thế hệ qua.



<b>Các bài liên quan</b>



 Thốt hiểm trong gang tấc


 Doanh nhân Anh khơng phải là 'điệp viên'
 Chủ tịch TQ bị ông Bạc Hy Lai "nghe lén"


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc


Có ve ông là người được lợi từ sự ngã ngựa của chính khách có đường lối dân túy, ơng Bạc Hy Lai.


Ơng ng Dương, nhà lãnh đạo tỉnh Quảng Đơng vốn nổi tiếng giải quyết khéo léo các vụ bất ổn gần đây trong
tỉnh, là người đầu tiên trong ba bí thư tỉnh ủy hưởng lợi sau vụ bê bối kết thúc sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai
vào tháng trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Nhưng đoạn kết sự nghiệp chính trị của ơng Bạc nay mở ra cơ hội cho các đối thủ của ơng như ng Dương.
Ơng ng, 57 tuổi, dùng hội nghị đảng bộ cấp tỉnh của ông trong tháng này để thu thập sự ủng hộ của cơng
chúng trước Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ 18 vào cuối năm nay.


Hoạt động của ông Uông tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông đã nhấn mạnh hình ảnh của ơng như một chính
trị gia có nhiều khả năng sẽ giữ vị trí cải cách của Thủ tướng sẽ ra đi, ơng Ơn Gia Bảo.


Thủ tướng Ơn đã coi ơng Bạc Hy Lai như một mối đe dọa đối với di sản cải cách của mình và đã nhanh chóng hạ
ơng này.


"Bài phát biểu của ông Uông Dương là một dạng diễn văn từ biệt," ông Willy Lam, một chuyên gia tại Hồng
Kông chun phân tích về giới lãnh đạo Trung Quốc nói.



"Mọi người nghĩ rằng ơng sẽ là một Ơn Gia Bảo kế tiếp, người duy trì các tiêu chuẩn của phe tự do trong Ban
Thường vụ mới."


Các hoạt động cải cách của ơng ng được đánh bóng hồi năm ngối khi ơng chấm dứt cuộc nổi dậy ở làng Ơ
Khảm với cách giải quyết mềm mỏng và khơng có đổ máu. Dân làng đã chấm dứt 10 ngày đối đầu và tổ chức các
cuộc bầu cử địa phương.


Ông cũng thúc đẩy các thử nghiệm khác nhau về cải cách hành chính trong những năm qua.


Tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, ông Uông đã ủng hộ xu hướng thị trường tự do hơn và nới nhẹ bàn tay
của nhà nước trong cuộc sống của những người dân bình thường.


Ơng nói rằng đảng và chính phủ khơng nên được xem như là chịu trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người dân.
"Chúng ta phải xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng hạnh phúc của người dân là một món q từ đảng và chính phủ ...
(và) tôn trọng sáng kiến của nhân dân để người dân mạnh dạn khám phá con đường riêng của mình đi tới hạnh
phúc," ơng nói.


Sau hội nghị, ơng đã trả lời câu hỏi trực tuyến, và thừa nhận rằng những chỉ trích từ cư dân mạng là tốt cho quản
trị.


<b>Các ứng viên khác</b>


Tuy nhiên cịn có cạnh tranh từ lãnh đạo các tỉnh khác nữa.


Những người này cũng nhìn ra cơ hội thăng tiến vào cơ quan quyền lực tối cao khi giờ đây quyền lực của ông Bạc
Hy Lai đã mất đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Ơng Du Chính Thanh, lãnh đạo đảng thành phố Thượng Hải, đã tiến hành Hội nghị Đảng bộ thành phố hôm thứ
Sáu và ông Trương Cao Lệ, lãnh đạo đảng bộ thành phố cảng phía bắc Trung Quốc, Thiên Tân, cũng bắt đầu Hội


nghị Đảng bộ hôm thứ Ba.


Cả ba ông Uông, Du và Trương đều là các ứng viên vào chín vị trí thành viên Thường vụ Bộ Chính trị , được dự
kiến sẽ nằm dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, người được ông Hồ Cẩm Đào chọn thay thế mình.


Bài phát biểu tại các Hội nghị Đảng bộ địa phương của họ cung cấp chỉ dấu cho biết giới lãnh đạo mới sẽ chào
đón cải cách kinh tế, và thậm chí cả cải cách chính trị, như thế nào.


Các ứng cử viên khác được đưa lên từ chính quyền trung ương hoặc các tổ chức của đảng. Họ khơng có các đại
hội đảng bộ địa phương để làm nơi thể hiện và các quan điểm chính trị của họ khó phân biệt hơn.


"Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là diễn đàn cho các lãnh đạo đảng địa phương giới thiệu
phương hướng chính sách và tư duy chính sách của họ. Nó là diễn đàn để họ gây ấn tượng với trung ương," ơng
Wang Zhengxu, Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham ở Anh, nói.


<b>Cải cách từ dưới lên</b>


Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một người ủng hộ cải cách kinh tế ổn định trong nhiệm kỳ kéo dài một thập niên của
ơng.


Ơng cũng đã lặp đi lặp lại kêu gọi có tiến bộ chính trị đi kèm mặc dù ông đã không biến những lời nói hùng biện
đó thành hiện thực.


Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cải cách chính trị đã bị đóng băng và tụt hậu so với tốc độ cải cách
kinh tế ngày càng gia tăng.


Liệu người kế nhiệm ơng Gia Bảo vào vị trí Thủ tướng, Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, có duy trì chính sách cải
cách hay khơng thì chưa được rõ.


Ơng Lý Khắc Cường không bộc lộ rõ quan điểm của mình trước cơng chúng



Ơng Lý Khắc Cường trưởng thành trong tinh thần chính trị và trí thức của thời kỳ hậu Cách mạng Văn hóa, kết
thúc trong các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Mơn vào năm 1989.


Nhưng bước tiến của ơng trong đảng và chính phủ kể từ sau đó là đúng theo sách vở.


Cuộc chạy đua vào giới lãnh đạo Trung Quốc là một quá trình bí mật với những rà sốt, thương lượng và xây
dựng liên minh, tương phản hẳn với cuộc chạy đua công khai vào Nhà Trắng diễn ra tại Hoa Kỳ cũng trong
khoảng thời gian tương tự từ nay cho đến cuối năm 2012.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một tổ chức điều hành từ trên xuống không cần trả lời công dân hoặc thậm chí
80 triệu đảng viên của họ.


Nhưng trong một xã hội ngày càng phân chia và quyết đoán hơn nhờ 30 năm cải cách, các nhà lãnh đạo có co hội
thu hút các đối tượng riêng biệt hy vọng xây dựng ảnh hưởng, theo ông Chen Ziming, một học giả độc lập.


"Giới lãnh đạo trung ương khơng có dự định hay ý chí thực hiện thăm dị kiểu đó, vì thế một lần nữa cải cách đến
từ bên dưới,” ông Chen, một cựu tù nhân chính trị sống ở Bắc Kinh, nói.


"Điều này cũng cho thấy một sự khác biệt rộng lớn hơn giữa các thế hệ. Chúng cho thấy rằng họ xử lý khác
nhau," ơng Chen nói về Uông Dương và đội ngũ của ông này ở Quảng Đơng.


<b>Ẩn mình</b>


Ơng ng, ơng Du ở Thượng Hải và ông Trương ở Thiên Tân là chính trị gia khác hẳn ông Bạc, người đã ve vãn
phe bảo thủ bằng chiến dịch ‘Đỏ’ của ông và bằng kêu gọi tăng trưởng bình qn.


Ơng Du, 67 tuổi, cũng giống ơng Bạc, thuộc dòng “thái tử đảng” – nhưng sự giống nhau chỉ dừng ở đó.


"Những gì ơng muốn làm tại điểm giao thời này là cố gắng không mắc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che


giấu tham vọng."


Wang Zhengxu nói về ơng Trương Cao Lệ


Ơng Du và ơng Trương, tuy nhiên, có lẽ sẽ đi các bước đi bảo thủ tại hội nghị đảng bộ của họ hơn so với ông
Uông.


Thứ nhất là vị thế của ông Uông trong giới lãnh đạo cao cấp được bảo đảm hơn so với ông Du và ông Trương, hai
người cao tuổi hơn và có lẽ sẽ chỉ có một nhiệm kỳ nữa.


Ngoài ra, đột phá ở hội nghị đảng bộ của họ ít có khả năng xảy ra và có thể nguy hiểm nếu họ hy vọng cịn lên
cao.


Ơng Willy Lam, phân tích gia tại Hồng Kơng, mơ tả ơng Du là nhà lãnh đạo ít gây tranh cãi nhất trong nhóm
“thái tử đảng”.


"Người ta xem ông không phải là người muốn thúc đẩy cho bất kỳ ý tưởng cấp tiến nào," ơng Willy Lam nói.
Ơng Trương, 65 tuổi, một nhà kỹ trị đã giúp Thiên Tân biến đổi từ một nơi tù túng thành một trung tâm tài chính
quan trọng, thậm chí cịn được cho là sẽ ít gây tranh cãi hơn.


"Những gì ơng muốn làm tại điểm giao thời này là cố gắng không mắc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che
giấu tham vọng.“


“Ông sẽ cố gắng đảm bảo Đại hội đảng bộ (địa phương) diễn ra trôi chảy, khơng bị gián đoạn hoặc gặp các vấn đề
gì," ơng Wang Zhengxu từ Đại học Nottingham nói.


<b>Bộ trưởng Q́c phòng Mỹ sắp thăm VN</b>


Cập nhật: 03:57 GMT - thứ tư, 23 tháng 5, 2012


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

 Gửi cho bạn bè


 In trang này


Mỹ đang tập trung chiến lược quân sự vào khu vực châu Á- Thái Bình Dương


Bộ trưởng Quốc phịng Hoa Kỳ Leon Panetta sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng Sáu tới trong khuôn khổ chuyến
công du kéo dài một tuần lễ đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cho biết.


Chuyến thăm kéo dài hai ngày đến Việt Nam của ông Panetta diễn ra hai năm sau chuyến thăm của người tiền
nhiệm Robert Gates vào năm 2010.


<b>Các bài liên quan</b>



 Gỡ tin Đại sứ Mỹ gặp cộng đồng


 Diễn biến mới về Dự luật nhân quyền VN
 Tập trận Hổ Mang Vàng bắt đầu ở Thái Lan


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Quan hệ Việt - Mỹ


“Hoa Kỳ có cam kết lâu dài đối với việc thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương mạnh mẽ với Việt Nam
dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau,” thư ký báo chí Lầu Năm Góc George Little phát biểu trong một cuộc
họp báo hôm thứ Ba 22/5.


“Chuyến thăm này sẽ là chúng ta cơ hội để chúng ta tiếp tục làm việc trong mối quan hệ rất quan trọng này,” ơng
nói thêm.


<b>Đới thoại Shangri-la</b>




Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Panetta đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể khi Lầu Năm Góc
cơng bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực này hồi đầu năm.


Panetta sẽ có các cuộc gặp gỡ cấp cao với các lãnh đạo từ các đồng minh chủ chốt trong khu vực và sẽ có một bài
diễn văn tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore – một diễn đàn về các vấn đề quốc phịng khu vực và hiện đại hóa
trang thiết bị.


"Hoa Kỳ có cam kết lâu dài đối với việc thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương mạnh mẽ với Việt Nam
dựa trên sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau."


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Dự kiến ông sẽ gặp lãnh đạo các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số nước khác, ông Little cho
biết.


Panetta và các nhà lãnh đạo châu Á sẽ bàn về các vấn đề như tranh chấp ở Biển Đông, tàu ngầm, chiến tranh
mạng, máy bay không người lái và các mối đe dọa đang nổi lên, theo chương trình dự kiến được đăng trên trang
mạng của Đối thoại Shangri-la.


Sau Việt Nam, Leon Panetta cũng có chuyến thăm đầu tiên đến Ấn Độ kéo dài hai ngày.


Ông sẽ đến Hà Nội và New Dehli vào tuần lễ đầu tiên của tháng Sáu, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ dẫn lời phát
ngơn viên Lầu Năm Góc cho biết. Tuy nhiên giờ chính xác của chuyến thăm vẫn chưa được thơng báo.


Lầu Năm Góc nói họ sẽ thơng báo thêm chi tiết về lịch trình của ơng Panetta trong những ngày tới.


Định hướng chiến lược quân sự mới của Mỹ được công bố hồi tháng Giêng cho biết Mỹ sẽ xây dựng ‘mối quan
hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ để hậu thuẫn cho khả năng của nước này như là một trục kinh tế trong
khu vực và là quốc gia đảm bảo an ninh trong cả Ấn Độ Dương.’


“Phát triển hơn nữa mối quan hệ Mỹ – Ấn là ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ, và mối quan hệ song phương của
chúng tơi là một trong những yếu tố giúp định hình thế kỷ 21 đối với Hoa Kỳ,” người phát ngôn Bộ Quốc Phịng


Little cho biết.


<b>Đài Loan khơng hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông</b>








 More Sharing Services





</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Ảnh đảo Ba Bình chụp từ Trạm khơng gian Quốc tế. Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, nằm
cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600 cây số về hướng Tây Nam.


Đài Loan sẽ không hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan tới khu vực Biển Đơng đang có tranh chấp.


Đó là khẳng định của một quan chức trong chính phủ Đài Loan phát biểu trước cuộc họp ở quốc hội ngày 21/5
được hãng thông tấn CNA loan tải.


Đáp câu hỏi liệu Đài Loan có hỡ trợ Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột tại khu vực hay không, Tổng
giám đốc Cục An Ninh Quốc gia Đài Loan, Thái Đức Thắng, nhấn mạnh ở thời điểm hiện tại, khả năng hợp tác
với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là chuyện không thể xảy ra.


Người đứng đầu Cục An Ninh Quốc gia Đài Loan cũng cho biết thêm rằng Việt Nam và Philippines cũng đã yêu
cầu Đài Loan chớ nên hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề ở Biển Đông.



Đại biểu quốc hội Đài Loan, ông Lâm Úc Phương, cho hay thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều tàu bè của
Việt Nam xâm nhập vùng biển gần đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm sốt.


Theo ơng Lâm, đây là dấu hiệu cho thấy thái độ ngày càng gây hấn của Việt Nam giữa bối cảnh tranh chấp chủ
quyền trong khu vực leo thang.


Ơng Lâm đề nghị chính phủ Đài Loan thành lập một cơ sở hạ tầng cố định ở bãi đá ngầm Bàn Than gần đảo Ba
Bình để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan.


Tổng giám đốc Cục An Ninh Quốc gia Đài Loan cho biết Cục đang theo dõi chặt chẽ tình hình gần đảo Thái Bình
bằng cách tăng cường chụp các hình ảnh quan sát từ vệ tinh.


Đảo Ba Bình, hịn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600
cây số về hướng Tây Nam.


<b>Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá của TQ ở Biển Đông</b>








 More Sharing Services


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Hình: REUTERS


Ngư dân Philippines trên tàu đánh cá gần bãi đá ngầm Scarborough, ngày
10/5/2012



Philippines ngày 14/5 loan báo sẽ không công nhận lệnh cấm đánh bắt cá
do Trung Quốc ban hành trên Biển Đông.


Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines bác bỏ chỉ thị của Bắc
Kinh cấm các hoạt động đánh bắt trong 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5
tới đây trên khu vực mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.


Ông Rosario tố cáo lệnh cấm của Bắc Kinh xâm phạm đặc khu kinh tế của
Philippines.


Ngược lại, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Philippines cũng nên ban
hành các lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn để bảo vệ nguồn tài nguyên
biển.


Khi được hỏi về thời điểm ban hành lệnh này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nước ông chưa ấn định thời
gian cụ thể.


Báo chí Trung Quốc cho hay lệnh cấm thường niên của Bắc Kinh có hiệu
lực từ ngày 16/5 tới 1/8 năm nay sẽ bao gồm cả khu vực bãi đá ngầm
Scarborough, nơi xảy ra cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trong 6
tuần qua khi Trung Quốc ngăn cản không cho Philippines bắt giữ 8 tàu cá
của Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm lãnh hải Philippines.


Tân Hoa xã nói lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè được Trung Quốc đưa ra
hằng năm kể từ 1999 trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh


nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cá. Theo đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản và
tàu bè.



Lệnh cấm này áp dụng đối với các khu vực phía Bắc Biển Đơng nhưng khơng bao gồm hầu hết quần đảo Nam Sa
rộng 820.000 cây số vuông mà Việt Nam gọi là Trường Sa.


<b>Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông của Trung Quốc</b>


Diễn tiến vụ tranh chấp hải


phận Philippines-Trung
Quốc


Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè
của Trung Quốc và Philippines đã
lâm vào một vụ giằng co về các
nhóm đảo khơng có người ở
trong vùng biển Ðơng. Sau đây là
những thời điểm chính trong vụ
tranh chấp này:


10 tháng 4, 2012: Tàu Trung
Quốc chận một tầu chiến của
Philippines không cho bắt ngư
dân Trung Quốc tại bãi cạn.
16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa
Kỳ và Philippines bắt đầu các
cuộc tập trận thường niên, một số
diễn ra trong vùng biển Nam
Trung Hoa.


18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác
bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ
tranh chấp ra tòa án quốc tế.


19 tháng 4, 2012: Trung Quốc
phái một tầu tuần tối tân nhất là
đến hòn đảo đang tranh chấp.
30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Hillary Clinton nói
Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ
không đứng về bên nào trong vụ
tranh chấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>







 More Sharing Services





Hình: REUTERS


Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở tỉnh Quảng Ngãi


Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, ngày 15/5 khẳng định Việt Nam xem quyết
định của Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là vơ giá trị.


Trước đó một ngày, Philippines loan báo khơng cơng nhận lệnh cấm của Trung Quốc vì lệnh này xâm phạm đặc
khu kinh tế của Manila.



Cục Ngư chính Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè năm nay có hiệu lực từ ngày 16/5 tới 1/8
nhằm hạn chế các hoạt động đánh bắt quá mức ở Biển Đơng, lãnh hải có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc,
Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.


Cũng liên quan đến Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 16/5 đăng tải phát biểu của người
phát ngôn Lương Thanh Nghị tố cáo Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của
Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh phải ngay lập tức hủy bỏ kế hoạch này.
Theo bản quy hoạch do Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố hồi tháng trước, Bắc Kinh đơn phương
chia Biển Đơng thành 7 khu vực, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam nhận chủ quyền.

<b>Một tỉnh tại Indonesia bác đề nghị hợp tác đánh cá ở Biển Đông với </b>


<b>VN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>





 More Sharing Services





Hình: AP


Cơng nhân làm việc tại một cảng cá ở Bắc Jakarta, Indonesia


Chính quyền tỉnh Tây Kalimantan thuộc Indonesia bác một đề nghị của một nhóm ngư phủ Việt Nam mời hợp tác
quản lý trong lĩnh vực đánh bắt cá, theo tin tờ Jakarta Post ngày 16/5.



Trả lời báo điện tử Kompas.com cùng ngày, Phó tỉnh trưởng Tây Kalimantan, ơng Christiandy Sanjaya, người
nhận được đề nghị vừa kể, cho biết ông đã từ chối ngay lập tức vì e rằng sự hợp tác này sẽ tạo điều kiện hợp pháp
cho các ngư phủ Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải Indonesia như những gì đang diễn ra từ trước
tới nay.


Báo Jakarta Post của Indonesia nói các ngư phủ Việt Nam thường bị phát giác hoạt động bất hợp pháp trên Biển
Đông và các vùng lãnh hải lân cận vì các vùng biển của Việt Nam đã bị khai thác quá mức.


Dù đã bác đề nghị hợp tác từ các ngư phủ Việt, chính quyền tỉnh Kalimantan đã trình vấn đề này lên chính quyền
trung ương.


Phó tỉnh trưởng Sanjaya hy vọng sẽ có các điều kiện cụ thể trong trường hợp chính quyền trung ương Indonesia
chấp nhận yêu cầu của các ngư phủ Việt Nam, chẳng hạn như buộc phía đối tác phải xây dựng nhà máy chế biến
quy mô lớn ở Indonesia, đồng thời chỉ cho phép vận chuyển về Việt Nam một số lượng nhỏ cá thu hoạch được để
tránh tình trạng vùng biển của Indonesia bị khai thác tối đa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Cập nhật: 14:41 GMT - thứ ba, 22 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Trong khi đang có các tranh cãi và đối đầu về chủ quyền ở Biển Đông, một số nhà quan sát lên tiếng cảnh báo
hiện tượng người Hoa ở hải ngoại, nhất là các nước Á châu, có thể phải hứng chịu làn sóng dân tộc chủ nghĩa
không lường trước được.


Philip Bowring, cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review chuyên các vấn đề khu vực (nay đã đình


bản), vừa có bài phân tích về khía cạnh này. BBCVietnamese.com mời quý vị tham khảo.


<b>Các bài liên quan</b>



 Đài Loan 'không giúp' TQ về chủ quyền
 Tại sao TQ khơng chịu ra tịa án quốc tế?
 Máy bay Trung Quốc 'dọa' tàu Việt Nam?


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,
 Tranh chấp lãnh thổ


Cây bút kỳ cựu này cho rằng người Trung Quốc ở nước ngồi, nhất là các nước Đơng Nam Á, cần quan ngại về
thái độ hung hăng của chính quyền trong nước họ tại Biển Đông và cẩn trọng khi có bất cứ biểu hiện gì về ủng hộ
tun bố chủ quyền của Bắc Kinh.


Một điều mà người nào cũng hiểu là "Ăn cây nào rào cây ấy" - người sinh sống ở nước nào không kể sắc tộc đều
được trông đợi trung thành với quốc gia sở tại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Người Hoa bắt đầu vào Philippines số lượng lớn từ nhiều thễ́ kỷ nay và thông qua hôn nhân với người bản địa họ
dần dần thâm nhập vào trong xã hội, tới nỗi ngày nay nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là người gốc Hoa,
chí ít là qua tên gọi.


Thí dụ cựu tổng thống Cory Aquino, thân mẫu tổng thống hiện tại, là người gốc Hoa với họ là Cojuangco, nhưng
nghe tên khơng thì khó có ai biết điều này.


<b>Khơng bỏ nguồn gốc</b>



Một điều đáng chú ý là thế hệ người Hoa mới sang định cư ở các quốc gia khác trong chừng mực nào đó vẫn cịn


gắn bó chặt chễ với mẫu quốc.


Lý do thì có nhiều, như để làm ăn, hay để giữ trung lập trong các chủ đề gây tranh cãi có liên quan Trung Quốc.
Một doanh nhân Philippines gốc Hoa mới đây được dẫn lời nói:


"Cha tơi là Trung Hoa cịn cha dượng là Philippines. Hai ơng hiện đang có cãi cọ. Việc của chúng tơi là tìm cách
hàn gắn bất đồng".


Thân mẫu tổng thống Aquino là người gốc Hoa


Cộng đồng người Hoa đối diện nhiều đe dọa, nếu như Bắc Kinh bị cho là có thái độ hằn thù với quốc gia sở tại
hay sử dụng người Hoa ở nước ngoài để chống lại quốc gia đó.


Người ta cịn nhớ tình hình những năm 1965-1966, khi người gốc Hoa thiệt mạng nhiều nhất trong các vụ thanh
trừng các nhóm thân cộng sản ở Indonesia.


Tương tự, ở Malaysia năm 1969, làn sóng bạo động của phe cộng sản một thập niên trước đó đã khiến người dân
quay sang tấn cơng người gốc Hoa.


Liệu những gì xảy ra với người Hoa ở Việt Nam sau khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 có nằm trong
trào lưu này hay khơng?


Philip Bowring cho là có, và viết thêm rằng nhiều người Hoa buộc phải ra đi lúc đó.


Trung Quốc và sự trỡi dậ́y về kinh tế của quốc gia này khiến tình hình trở nên phức tạp tại các nơi mà dân nhập
cư gốc Hoa đã hội nhập đáng kể.


Nếu như ai đó bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Trung Quốc, thì đó trước hết sẽ là các doanh nghiệp bản địa nhỏ,
gốc Hoa.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Trong một bài viết khác, phân tích gia Philip Bowring nhận định rằng cách thức dạy sử của Trung Quốc, nhất là
trong các trường học, đã gây khó khăn cho việc giải quyết bất đồng về biển đảo.


Sách lịch sử của Trung Quốc, theo ơng, đang có xu hướng bị thay đổi để biện minh cho các hoạt động bành
trướng của nước này.


Vụ liên quan Bãi cạn Scarborough là một ví dụ. Bãi này nằm cách Luzon của Philippines 135 hải lý, nhưng cách
Hoa Lục tới 350 hải lý.


"Cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc
có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều khơng thực sự thuyết phục."


Nó còn nằm trong khu vực Đặc quyền kinh tế của Philippines.


Để minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của mình, bất chấp các chi tiết địa lý rành rành ở trên, Trung Quốc quay
sang sử dụng cái mà nước này gọi là "bằng chứng lịch sử".


Bằng chứng mà Bắc Kinh đưa ra là bãi cạn, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, cùng vùng biển xung quanh,
đã được mơ tả trong một bản đồ Trung Quốc có từ thế kỷ 13.


Chi tiết một tàu thủy của người Trung Quốc đã cập vào Hoàng Nham và ghi nhận sự tồn tại của bãi đá này trở
thành một trong các chứng cứ về chủ quyền.


Trung Quốc cũng chứng minh chủ quyền đối với nhiều hòn đảo bằng cách thức như vậy. Bắc Kinh cũng lớn tiếng
tuyên truyền về nhà hàng hải Trịnh Hòa thế kỷ 15, mà Trung Quốc coi là người khai phá nhiều vùng biển mới.
Tuy nhiên, cây viết Bowring chỉ ra rằng lịch sử cho thấy người Trung Quốc thực ra tới Biển Đông muộn hơn so
với người nhiều dân tộc khác như người Indonesia, người Mã Lai, Philippines, và cả người Việt.


Người Indonesia có lịch sử viễn dương vượt xa người Trung Quốc: họ đã tới chiếm cứ hòn đảo lớn thứ ba thế giới
là Madagascar, cách Indonesia 4.000 dặm cả nghìn năm trước các chuyến đi của đơ đốc Trịnh Hịa.



Nay ngơn ngữ và dịng nhân chủng của Madagascar có tới 50% là gốc gác Malay.


Tóm lại cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và
"Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự thuyết phục.


Philip Bowring cho rằng Trung Quốc có sức mạnh để ép buộc các quốc gia khác phải lắng nghe tuyên bố chủ
quyền của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>VN lên án TQ 'đánh đập ngư dân'</b>


Cập nhật: 03:24 GMT - thứ năm, 1 tháng 3, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


<b>Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc để phản đối Trung Quốc "đánh đập" 11 ngư</b>
<b>dân tỉnh Quảng Ngãi, điều vừa bị Trung Quốc bác bỏ.</b>


Ngư dân Việt Nam nói thường bị Trung Quốc ngăn cản khi đánh cá ở khu vực Hoàng Sa


<b>Các bài liên quan</b>



 VN phản đối TQ hoạt động ở Biển Đông
 Ngoại trưởng VN thăm Trung Quốc
 Philippines nỗ lực bảo vệ chủ quyền



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

 Tranh chấp lãnh thổ


Người phát ngôn Lương Thanh Nghị cho biết như vậy trong cuộc họp báo hôm thứ Tư ngày 29/2.


Sang ngày 1/3, Tân Hoa Xã trích lời Phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi bác bỏ chuyện
"hành hạ" ngư dân Việt Nam.


Vừa khẳng định "chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc ở Tây Sa và các vùng nước lân cận", ông Hồng Lỗi
cho báo chí hay hơm thứ Năm rằng cơ quan chức năng Trung Quốc gần đây đã "trục xuất tàu cá Việt Nam vi
phạm cướp cá" tại vùng này.


Bản tiếng Anh của Tân Hoa Xã dùng từ 'fishing piracy' (đánh bắt kiểu cướp biển) để nói về ngư dân Việt Nam.
Ơng Hồng Lỡi được trích lời nói phía Trung Quốc, trong tinh thần nhân đạo, đã cứu giúp ngư dân Việt Nam và
phía Việt Nam "đã bày tỏ sự cảm kích".


Trước đó một tuần, vào ngày 22/2, 11 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trên tàu cá QNg 90281TS khi đi vào quần đảo
Hồng Sa để tránh gió đã "bị Trung Quốc dùng vũ lực ngăn cản", theo báo chí Việt Nam.


Truyền thơng Việt Nam nói các ngư dân này cịn "bị đánh đập, lục sốt và tịch thu tài sản".


BBC khơng có điều kiện kiểm chứng cáo buộc lẫn nhau của hai nước về vụ việc hiện đang thu hút dư luận hai bên
này.


Tại cuộc họp báo hôm qua, ông Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đến Tòa đại sứ Trung Quốc tại
Hà Nội để phản đối và yêu cầu nước này bồi thường cho ngư dân.


Ông lên án hành động trên của phía Trung Quốc "đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và
gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam".



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị một lần nữa lặp lại rằng "Việt Nam có chủ quyền khơng
tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".


Ơng nói ngư dân Việt Nam hoạt động cá tại các vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa "là việc làm bình
thường̀ từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.


Trong tuần này, Việt Nam loan báo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Trung Quốc trong dịp nửa đầu năm
nay.


Quanh quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng cho biết sẽ "khởi động đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao
để kịp thời trao đổi, xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh trên biển".


<b>TQ cấm đánh bắt là ‘việc bình thường’.</b>


Cập nhật: 07:03 GMT - thứ ba, 15 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Trung Quốc đe dọa sẽ bắt tàu và tịch thu ngư cụ của ngư dân nước ngoài vi phạm lệnh cấm đánh bắt


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định lệnh cấm đánh bắt mà giới chức có thẩm
quyền của nước này áp đặt trên Biển Đông là ‘một biện pháp quản lý hành chánh đã được áp dụng trong nhiều
năm’.


Ông Hồng phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai ngày 14/5 rằng mục đích của lệnh cấm đánh bắt
này là ‘để bảo vệ nguồn lợi hải sản trong các vùng biển có liên quan.’


<b>‘Đừng khuấy động dư luận’</b>




<b>Các bài liên quan</b>



 TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
 "TQ khơng gây chiến" vì biển đảo


 Philippines xem nhẹ TQ tập trận


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,
 Tranh chấp lãnh thổ


Ơng cũng bác bỏ có sự liên hệ giữa lệnh đánh bắt này với cuộc căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc với


Philippines tại bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trước câu hỏi của phóng viên về việc liệu
động thái này có phải là sự chuẩn bị để sử dụng vũ lực đối với Philippines hay khơng.


“Lệnh cấm đánh bắt này khơng có liên quan gì đến vụ việc mới đây ở Đảo Hồng Nham,” ơng nói.


Trước đó Cục nghề cá Nam Hải trực thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã loan báo lệnh cấm đánh bắt cá vào
mùa hè trong vòng hai tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5 tại một số vùng biển thuộc Biển Đơng, trong đó có khu
vực xung quanh bãi cạn Scarborough.


Theo Tân Hoa Xã thì lệnh cấm đánh bắt này đã được Trung Quốc áp dụng hàng năm kể từ năm 1999 với muc ̣
đích bảo vệ nguồn lợi hải sản trên Biển Đơng.


"Trung Quốc yêu cầu Philippines nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và kiềm chế khơng có hành
động mở rộng và làm phức tạp thêm tình hình."


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

“Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình đối với vụ việc ở Đảo Hồng Nham,” ông Hồng phát biểu,


“Trung Quốc vẫn kiên định lập trường tìm kiếm giải pháp cho vấn đề thơng qua tham vấn ngoại giao.”


Trả lời câu hỏi của phóng viên về yêu cầu của phía Philippines về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Đảo Hoàng
Nham trên tất cả các phương diện chính trị, pháp lý và ngoại giao, ông Hồng Lỗi cho rằng Trung Quốc đã nêu lập
trường có tính ngun tắc của mình về vấn đề này một cách hết sức rõ ràng.


“Trung Quốc yêu cầu Philippines nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và kiềm chế khơng có hành
động mở rộng và làm phức tạp thêm tình hình,” ơng nói.


Ơng cũng nhắc nhở Philippines đừng ‘tiếp tục khuấy động dư luận và đưa ra những thông tin tự mâu thuẫn’.

<b>Philippines không thừa nhận</b>



Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã than phiền rằng thơng qua đối thoại ngoại giao thì
nhiều nhất Trung Quốc và Philippines cũng chỉ đạt được ‘một thỏa thuận tạm thời’ để giải quyết vấn đề
Scarborough và thỏa thuận này sẽ không giúp giải quyết rốt ráo cuộc tranh chấp.


"Chúng tôi không thừa nhận lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc trong những vùng biển thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của chúng tôi."


Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario


Ơng Rosario cũng nói nước ơng khơng bao giờ chấp nhận địi hỏi của phía Trung Quốc rằng họ phải rút các tàu ra
khỏi vùng biển xung quanh Scarborough.


Hơm thứ Hai ngày 14/5, phía Philippines đã từ chối thừa nhận lệnh đánh bắt đơn phương này của phía Trung
Quốc vì nó bao gồm vùng biển mà Philippines cho rằng thuộc chủ quyền của họ.


Tuy nhiên Ngoại trưởng Rosario cho biết Tổng thống nước này Benigno Aquino hoan nghênh việc tái tạo nguồn
thủy sản và rằng Philippines cũng sẽ cơng bố lệnh cấm của mình.



“Chúng tơi không thừa nhận lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc trong những vùng biển thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của chúng tôi,” Ngoại trưởng Rosario phát biểu trong một thông cáo.


“Tuy nhiên, tổng thống chúng tôi thấy rằng với việc sụt giảm nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, chúng tôi cũng cần
thiết ban hành lệnh cấm đánh bắt một thời gian để tái tạo lại đàn cá,” thông cáo cho biết.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Raul Hernandez cho biết hiện giờ họ vẫn chưa xác định phạm vi và
thời hạn cấm đánh bắt này.


<b>990. Philippines đơn độc giữa ASEAN trong cuộc đối đầu với </b>


<b>Trung Q́c</b>



Posted by basamnews on 15/05/2012


<i>“Nếu tính tồn bộ ASEAN thì mức ủng hộ công khai cho Philippines trong cuộc đối đầu ở bãi cạn </i>


<i><b>Scaborough là đáng thất vọng, dù rằng các nước ASEAN kia khơng có tranh chấp với Philippines trong khu </b></i>
<i><b>vực đó.”</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>“Khơng còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi” </b>



Tác giả: DƯƠNG DANH HUY * (THEO MANILA TIMES)
Bài đã được xuất bản: 15/05/2012 02:00 GMT+7


.


<b>Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, Ngọai trưởng Philippines, Albert del Rosario</b>
<b>đã phát biểu với tờ Inquirer rằng “Tất cả các nước khác chứ không chỉ có Philippines sẽ bị ảnh hưởng </b>
<b>nghiêm trọng nếu chúng ta không có một lập trường… mọi người nên nhìn kỹ TQ đang cớ gắng làm gì tại </b>
<b>bãi cạn Scarborough nhằm theo đuổi cái mà họ gọi là quyền chủ quyền của họ trên toàn bộ Biển Đông </b>


<b>[Philippines gọi là Biển Tây Philippines] dựa trên yêu sách đường chín vạch, với một dẫn chứng lịch sư rõ </b>
<b>ràng là vơ căn cứ”.</b>


Phản ứng, hay ít ra là phản ứng công khai, từ các quốc gia ASEAN xung quanh Biển Đông về lời kêu gọi
củaManilavề Biển Đơng là yếu ớt. Gần như khơng có phản ứng nào được tường thuật trên báo chí, và khơng có
phản ứng nào được cơng bố trên các trang web tiếng Anh của các bộ ngoại giao các nước ASEAN.


.


Ngoại lệ duy nhất là một tuyên bố bằng tiếng Việt do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày
25/4/2012, đăng tải trên trang web bằng tiếng Việt của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rằng Việt Nam “hết sức
quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough” và Việt Nam “cho rằng các các bên liên quan
cần kiềm chế, giải quyết hịa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hịa bình,
ổn định, an ninh, an tồn hàng hải ở Biển Đơng và khu vực.”


Có lẽ có thể hiểu tuyên bố đó như một ủng hộ ngấm ngầm cho đề nghị của Philippines về giải pháp pháp lý dựa
trên UNCLOS, nhưng giả sử đúng là như thế đi nữa thì sự ủng hộ đó cũng là khá khiêm tốn. Nếu tính tồn bộ
ASEAN thì mức ủng hộ cơng khai cho Philippines trong cuộc đối đầu ở bãi cạn Scaborough là đáng thất vọng, dù
rằng các nước ASEAN kia khơng có tranh chấp với Philippines trong khu vực đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Rõ ràng, bất kể các sai lầm mà các nước ASEAN trong tranh chấp đã mắc phải trong quá khứ và trong hiện tại, kể
từ đây, các bên cần thay đổi cách tiếp cận không lên tiếng này.


Trong thay đổi này, Philippines và Việt Nam nắm chìa khóa quan trọng. Vì vị trí địa lý của hai quốc gia này so
với đường chữ U tai tiếng của TQ, không gian biển của hai nước này bị đe dọa vào bậc nhất so với các nước
ASEAN khác. Ngoài ra, bản chất của các mối đe dọa mà hai nước này gánh chịu cũng tương tự nhau. Nếu Việt
Nam và Philippines mà cịn khơng thể cùng lên tiếng một cách rõ ràng thì khó có thể mong đợi các nước khác
trong ASEAN có tranh chấp Biển Đơng cùng lên tiếng như thế, và nếu mong đợi cả cộng đồng ASEAN làm thì
cịn khó hơn. Hiện nay, nếu ASEAN có thể tìm ra một tiếng nói chung về vấn đề Biển Đơng thì e rằng tiếng nói


ấy sẽ chỉ có thể là lỗng, yếu và khơng rõ ràng.


Đã đến lúc các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Việt và Phi cần bàn thảo về một tuyên bố chung
nhằm hỡ trợ nhau. Ví dụ, hai quốc gia này có thể ra thơng cáo chung chống lại việc sử dụng đá hay đảo nhỏ để
đòi quá nhiều khơng gian biển, chống lại lập luận địi “quyền lịch sử” trên hầu hết diện tích Biển Đơng, và ủng hộ
việc xác định rõ ràng phạm vi của khu vực tranh chấp. Nếu phương án đàm phán bị bế tắc thì Philippines và Việt
Nam có thể kêu gọi các bên khác trong tranh chấp cùng đồng ý đưa các câu hỏi phù hợp ra cho Tòa án Quốc tế về
Luật Biển phân xử.


Đi xa hơn, Philippines và Việt Nam có thể đàm phán với nhau để xác định phạm vi của các vùng nước phụ thuộc
Trường Sa và sau đó lên tiếng ủng hộ nhau một khi TQ cố gắng gia tăng áp lực lên hai nước này bên ngồi các
phạm vi ấy.


Thí dụ, Philippines có thể đề nghị với Việt Nam rằng các vùng nước trong khu vực bãi Cỏ Rong phía ngồi vành
đai 12 hải lý tính từ các đảo, đá, nếu có, trong khu vực đó là khơng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trường Sa,
và Việt Nam có thể có một đề nghị tương tự cho bãi Tư Chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Như vậy, nếu Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối với đảo, đá nào cao hơn mặt nước trong khu vực bãi Cỏ Rong,
thì Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo, đá đó và lãnh hải 12 hải lý của chúng. Luận
điểm ở đây là Việt Nam và Philippines nên đàm phán với nhau để xác định vùng đặc quyền kinh tế của chúng và
của những đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa vươn ra đến đâu ở bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính nói riêng và trên
Biển Đơng nói chung. Việt Nam và Philippines có thể tận dụng quy định của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và
cùng thi hành thủ tục để hai nước có thể xin Ý kiến Tư vấn của Tịa, nhằm giúp hai nước xác định phạm vi của
vùng đặc quyền kinh tế thuộc Trường Sa, cũng như nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.


Sau khi thoả thuận về phạm vi của vùng đặc quyền khinh tế thuộc Trường Sa, Việt Nam và Philippines sẽ cùng
nhau lên án những động thái của Trung Quốc nhằm biến những vùng bên ngồi phạm vi đó thành vùng tranh
chấp. Nếu như Philippines và Việt Nam có thể cùng lên tiếng một cách dứt khoát rằng một sự kiện đối đầu cụ thể
nào đó trên Biển Đơng là do TQ mưu toan mở rộng vùng tranh chấp một cách khơng phù hợp với luật quốc tế quy
định thì việc đó sẽ tạo ra một thế trận mới cho cuộc đấu tranh ngoại giao và việc tranh thủ dư luận quốc tế, so với


chỉ có một nước tranh cãi với một nước.


Như một thí dụ cụ thể, khi phía Trung Quốc cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 2 và Viking 2, Việt Nam đã khẳng
định rằng hành vi xâm phạm đó đã xảy ra trong những vùng khơng phải là vùng tranh chấp. Nếu lúc đó có nước
khác tuyên bố ủng hộ quan điểm của Việt Nam, thì điều đó sẽ có nhiều giá trị cho việc tranh thủ dư luận của
chúng ta.


Như một thí dụ khác, khi Trung Quốc gây sức ép nhằm khiến tập đồn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh rút khỏi Lơ
127 và 128, nếu có nước khác tun bố rằng Lơ 127 và 128 khơng nằm trong vịng tranh chấp, thì điều đó cũng sẽ
có nhiều giá trị cho cuộc đấu tranh của chúng ta.


Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận “lặng im khi TQ lất lướt ke khác” thì khơng khó
đốn cách đó có thể dẫn đến đâu. Martin Niemoeller, một mục sư người Đức đã miêu tả hạn chế của cách tiếp cận
đó một cách hùng biện:


“Đầu tiên chúng nó (bọn Phát Xít) tìm đến xử những người Cộng Sản, nhưng tôi không phải Cộng sản nên tôi
không lên tiếng. Kế đó chúng tìm đến xử những người theo tư tưởng Xã hội và Nghiệp đoàn lao động, nhưng tôi
cũng không thuộc họ, nên tôi không lên tiếng. Sau đó chúng tìm đến xử người Do Thái, nhưng tôi không phải Do
Thái nên tôi không lên tiếng. Và khi bọn Phát xít tìm đến bắt tơi, thì lúc ấy khơng cịn ai để lên tiếng bênh vực
cho tơi.”


Những nhà hoạch định chính sách của Philippines và Việt Nam sẽ hiệu quả hơn cho đất nước của họ nếu họ có
thể để ý hơn đến phương diện này và tận dụng việc Philippines và Việt Nam có thể hỡ trợ ngoại giao cho nhau để
bảo vệ quyền chủ quyền trên các vùng nước Biển Đông mà không ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi nước về
chủ quyền trên các đảo, đá Trường Sa.


 <i>Lê Vinh Trương dịch từ Manila Times</i>


Nguồn: TuanVietnam
<i>—</i>



* Dương Danh Huy và Lê Vĩnh Trương đều là thành viên trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, một tổ chức quy tụ
một số trí thức tre trong, ngồi nước


<b>GS Vũ Quốc Thúc: “Việt Nam cần quy chế trung lập để bảo toàn </b>


<b>lãnh thổ”</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>GS Vũ Quốc Thúc: </b>



<b>“Việt Nam cần quy chế trung lập để bảo toàn lãnh </b>


<b>thổ”</b>



Thanh Phương phỏng vấn <b>GS Vũ Quốc Thúc</b>


.


Thứ Hai, 14-5-2012


Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động nhằm khẳng định hơn nữa chủ quyền của
họ trên hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 26/04/2012, chính phủ Trung Quốc thơng báo đồng ý với kế
hoạch phát triển du lịch và đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông của tỉnh Hải Nam. Trong kế hoạch này, có việc
xây dựng cầu cảng lớn tại quần đảo Hồng Sa.


Trước đó, tại một hội nghị về du lịch ở Hải Nam ngày 24/04/2012 , phó tỉnh trưởng tỉnh này, ơng Đàm Lực, thông
báo là quần đảo Tây Sa ( tức là quần đảo Hồng Sa của Việt Nam ) sẽ đón khách du lịch trong năm 2012. Một
thông tin trên mạng gần đây cho biết là hai máy bay khu trục Trung Quốc ngày 01/05/2012 vừa qua đã xâm phạm
không phận Việt Nam tại khu vực bán đảo Cam Ranh và phía bắc tỉnh Ninh Thuận. Tin này chưa được chính thức
xác nhận, nhưng được biết là trong tháng Tư vừa qua, khi đoàn đại biểu Đà Nẵng đi thăm Trường Sa, máy bay
Trung Quốc đã bay bên trên để đe dọa, tức là coi như đã xâm phạm không phận Việt Nam.



Ấy là chưa kể sự kiện ngày 23/03/2012, hai tàu của Trung Quốc, mà báo Việt Nam chỉ dám gọi là “ tàu nước
ngoài”, bị phát hiện hoạt động trái phép ở vùng biển quân sự vịnh Nha Trang. Có điều cho tới nay, đã hơn một
tháng, vẫn chưa biết là những chiếc tàu nói trên bị xử lý ra sao.


Trong bối cảnh đó, ngày 23/04/2012, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở các cuộc thao diễn chung kéo dài
trong năm ngày tại Đà Nẵng với sự tham gia của ba chiến hạm thuộc Đệ thất hạm đội Mỹ. Nhưng trong cùng
ngày 23/04/2012, chiếc tàu huấn luyện mang tên Trịnh Hòa của Trung Quốc lại cập bến cảng Sài Gòn để thăm
“hữu nghị”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>RFI : Xin kính chào Giáo sư Vũ Quốc Thúc. Trước hết Giáo sư có nhận định như thế nào về những hành </b>
<b>động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông ?</b>


<b>Giáo sư Vũ Quốc Thúc :</b> Những hành động mới đây của Trung Quốc, như kế hoạch đưa du khách đến Hoàng Sa,
là nhằm đặt chúng ta trước việc đã rồi. Đó là thủ thuật của những ke, khi mà thế giới chưa chú ý đến địa điểm ấy,
cứ làm theo ý họ, để sau này mọi người phải chấp nhận những chuyện đã xảy ra. Họ đang tạo nên ấn tượng đất
này là đất của họ, mà họ đã nắm chắc rồi, thành ra du khách có thể thăm dễ dàng. Vì vậy ta phải phá cái ấn tượng
đó đi. Ít nhất là ta phải tỏ cho thấy rằng đây vẫn là đất của Việt Nam còn đang ở trong vòng tranh chấp.


Còn về chuyện Trung Cộng đưa tàu chiến đến vùng Trường Sa có thể là để chuẩn bị cho một cuộc chiếm đóng và
tất nhiên là họ trù liệu sẽ có xung đột giữa hải quân của họ với hải quân Việt Nam. Đấy cũng có thể là một hành
động khiêu khích. Nhưng mà, như ta đã thấy đó, Trung Quốc nếu chỉ đối phó với Việt Nam thì có thể lấn át mình,
nhưng họ sợ rút dây động rừng, nhỡ các bạn đồng minh thế giới can thiệp ngăn chận thì sẽ bùng nổ lớn. Thành ra
tôi nghĩ đây chỉ là thủ đoạn biểu dương lực lượng, hù doạ.


Một lý do nữa, mà theo tơi có ve đúng hơn, đó là họ đang ch̉n bị hồ sơ, thiết lập những chứng cứ xác định chủ
quyền của Trung Quốc trên những đảo đang tranh chấp đó. Rất có thể họ tin rằng rồi đây sẽ phải có những cuộc
thương thuyết đa phương và trong cuộc thương thuyết đa phương ấy, họ phải đưa ra những chứng cứ vững chắc.
Nếu có đưa vấn đề ra trước một cơ quan tài phán quốc tế, thì ít ra họ có những chứng cớ : đây, ngày đó, tháng đó,
chúng tơi đưa tàu chiến đến đó mà khơng có phản ứng gì của phía Việt Nam cả, như thế thì Việt Nam đã xác nhận
quần đảo này là thuộc về Trung Quốc.



Dù là lý do gì đi nữa thì chúng ta cần phải có phản ứng và nếu cần, phải chứng tỏ rằng mình cũng có hải qn và
dám đối đầu, ít nhất phải chứng tỏ sự khơng sợ hãi của mình, để đề phòng sau này vấn đề được đưa ra bàn cãi ở
các hội nghị quốc tế hoặc trước một cơ quan tài phán quốc tế.


<b>RFI : Thưa Giáo sư, gần đây hải quân Việt Nam đã thao diễn chung với hải quân Mỹ. Phải chăng là Hà </b>
<b>Nội muốn dựa hơn nữa vào Mỹ để đối đầu với Trung Quốc?</b>


<b>Giáo sư Vũ Quốc Thúc :</b> Việc thao diễn ở Đà Nẵng với sự tham dự của ba tàu chiến của Mỹ quả thật là một dấu
hiệu rất tích cực, để cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội muốn hợp tác với Mỹ, coi Mỹ là một đồng minh trong
trường hợp xảy ra xung đột giữa hải quân Việt Nam với hải quân Trung Quốc. Đây là điều tôi rất hoan nghênh.
Bởi vì mình yếu, nhưng mình đâu có cơ đơn. Nếu mình có đồng mình thì đây là lúc phải hợp tác chặt chẽ với
đồng minh, trong khi lực lượng hải quân của mình chưa đủ sức đối phó với hải quân Trung Cộng.


Tuy đối với ta là mạnh thật đấy, nhưng hải quân Trung Quốc đối đầu với hải qn Mỹ thì khơng khác gì trứng
chọi với đá. Vì vậy tơi tin chắc là những ke cầm đầu hải quân Trung Quốc chưa dám để xảy ra xung đột với một
siêu cường rất mạnh về hải quân như Hoa Kỳ.


Cuộc thao diễn chung ở Đà Nẵng khơng chỉ chứng tỏ Hà Nội có thiện chí hợp tác với Hoa Kỳ, mà nó cũng chứng
tỏ là Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác với Việt Nam trong trường hợp phải đối đầu với hải quân Trung Quốc. Như thế nó
xác nhận sự trở lại của Mỹ ở Đông Nam Á và Biển Đông.


Nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta cần cảnh giác, bởi vì ta khơng nên qn rằng, nếu ta làm Trung Quốc mất
thể diện, thì họ sẽ tìm cách trả đũa. Trong lúc này, Hoa Kỳ và Trung Quốc không nước nào muốn có xung đột.
Nhưng nếu có hành động gây hấn của Trung Quốc trên lục địa, thì lúc đó chỉ có một mình ta đối phó với Trung
Quốc. Vẫn biết là trong trường hợp đó chúng ta chẳng sợ gì họ, nhưng cũng khơng qn rằng tình hình bây giờ
khơng giống như vào năm 1979, khi chúng ta phải đối đầu với họ. Lúc đó quân đội họ chưa mạnh như bây giờ.
Nhưng cũng khơng phải vì thế mà phải khoanh tay chấp nhận cái sự đàn áp của Trung Quốc. Nếu cần thì ta vẫn
phải chống lại.



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>thay đổi lãnh đạo với Đại hội Đảng cuối năm nay. Đây có phải là thời cơ để Việt Nam thoát được phần nào </b>
<b>ảnh hưởng của Trung Quốc ?</b>


<b>Giáo sư Vũ Quốc Thúc :</b> Nhận định của ông là rất đúng. Đây là thời cơ rất thuận lợi để chúng ta thoát khỏi sự áp
chế về mặt ý thức hệ và về mặt tổ chức đảng phái từ năm 1990, khi ở Thành Đô Đảng CS Việt Nam chấp nhận
theo đúng đường lối của đàn anh Trung Quốc.


Phải lợi dụng lúc Trung Quốc đang bối rối, với nhiều chuyện cho thấy là trong lòng chế độ Trung Hoa đang lủng
củng, rối ren, như vụ luật sư mù Trần Quang Thanh, hay vụ Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Những vụ đó chứng tỏ là
giữa cấp trung ương với cấp tỉnh có nhiều mâu thuẫn, có những phe phái đang xung đột nhau, tranh giành nhau
quyền lợi.


Những rối ren đó khiến Đảng CS Trung Quốc trong lúc này chưa dám, hay chưa rảnh tay đối phó với Việt Nam.
Ngay cả Bắc Triều Tiên Trung Quốc vẫn chưa nắm được. Họ đang lúng túng thì chúng ta phải lợi dụng thời cơ để
lấy lại quyền độc lập, để gạt bỏ hai sự ràng buộc về ý thức hệ và cũng như ràng buộc về Hiến pháp. Thời cơ này
không kéo dài đâu.


Nếu ta tưởng rằng có thể chờ đợi tình hình Trung Quốc rối ren hơn nữa, thì điều đó nguy hiểm lắm. Một khi họ đã
thỏa hiệp được với nhau trong Đại hội Đảng đó, đã ổn định được tình hình, thì bấy giờ họ sẽ rảnh tay để đối phó
với ta. Đảng CS Việt Nam lúc đó có muốn thốt khỏi sự kềm tỏa thì e rằng sẽ rất khó. Thời gian cịn lại của
chúng ta không nhiều đâu


<b>RFI : Giáo sư vẫn chủ trương một nước Việt Nam trung lập để không phụ thuộc một ngoại bang nào, </b>
<b>nhưng trong bối cảnh Đảng CS Việt Nam vẫn nắm độc quyền thì làm sao có thể đi đến quy chế trung lập </b>
<b>đó?</b>


<b>Giáo sư Vũ Q́c Thúc : </b>Người ra thường hai lẫn lộn chính sách trung lập với quy chế trung lập. Chính sách
trung lập là chính sách có tính chất giai đoạn, mà bất cứ chính quyền nào cũng có thể áp dụng trong bất cứ hoàn
cảnh nào. Nhà cầm quyền Hà Nội từ nhiều năm nay áp dụng chính sách mà người ta gọi là đi dây giữa hai siêu
cường Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cái chính sách này là chính sách giai đoạn, nước nào cũng thi hành được. Nhưng


khơng nên lẫn lộn nó với cái mà tôi đề nghị, tức là quy chế trung lập theo quốc tế cơng pháp. Nó có tính chất lâu
dài, nếu khơng muốn nói là vĩnh viễn.


Tơi vẫn ln nêu lên tiền lệ Áo quốc. Áo quốc trước đây bị nhập vào Đức quốc xã. Nhưng sau chiến tranh, Áo
quốc đã lấy lại cá tính quốc gia của mình. Nhưng lúc đó bốn cường quốc là Mỹ Anh Pháp và Liên Xơ có thể chia
nước Áo thành 4 phần, nhưng như thế thì mất sự thống nhất, mà lại khơng có độc lập.


Vì vậy, các cường quốc lúc đó phải thỏa hiệp với nhau, khơng cịn coi đó là nơi giao tranh đẫm máu giữa đồng
minh Tây phương với Liên Xơ và cũng chính vì thế đã để cho nước Áo trung lập. Nhưng cũng cịn có sự hiện
diện của lực lượng quân sự của hai bên. Trung lập trong vòng 10 năm đã đưa đến việc trả lại toàn vẹn chủ quyền
cho nước Áo. Đó là phương tiện dẫn đến sự độc lập hồn tồn.


Nước Việt Nam muốn thốt khỏi sự đơ hộ gián tiếp của Trung Quốc thì phải trung lập. Trung lập là con đường đi
tới độc lập. Nhưng tôi xin nhắc lại : đây là quy chế trung lập theo quốc tế cơng pháp. Muốn có quy chế trung lập
ấy thì phải có một hội nghị quốc tế. Khi ta chấp nhận quy chế trung lập, thì chính nhà cầm quyền Việt Nam phải
cam kết không để Việt Nam được dùng làm cứ điểm cho một phe nào để đánh phe kia, chẳng hạn như để Hoa Kỳ
làm cứ điểm để đánh Trung Quốc, mà cũng không để cho Trung Quốc dùng Việt Nam như một tiền đồn để ngăn
chận Tây Phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Nhiều người hồi nghi cái sự bảo đảm quốc tế ấy thì cũng đúng thơi, bởi vì một nước nào cứ hung hăn, nhất định
đi xâm lấn nước khác thì nó chẳng nề hà gì. Nhưng mà ít nhất trước khi dùng đến binh, thì ta phải dùng đến lễ.
Đằng nào chúng ta cũng phải dùng phương pháp ngoại giao. Mà cho dù có đánh nhau đi nữa, thì cũng phải kết
thúc bằng thương lượng, tức là bằng ngoại giao.


Như vậy, ngay từ đầu chúng ta phải cố vận động trên trường ngoại giao. Hiện thời Việt Nam tham gia nhiều tổ
chức quốc tế lắm. Tại sao lại khơng lợi dụng những diễn đàn quốc tế đó để vận động quốc tế công nhận chúng ta
là một nước trung lập vĩnh viễn?


Cam Bốt ngay từ năm 1992, tuy vẫn thuộc ảnh hưởng Việt Nam, nhưng đã ghi trong Hiến pháp một điều khoản
khẳng định Cam Bốt là một nước trung lập. Cam Bốt đã dám làm, thế thì tại sao chúng ta lại cứ sợ đàn anh Trung


Quốc? Đằng sau có ẩn tình gì hay khơng? Tơi xin chính thức nêu vấn đề đó để sau này các nhà viết sử xét thấy đó
có phải là một tội nặng với dân tộc hay không?


Quốc gia Việt Nam đâu có phải chỉ là quyền sở hữu của một đảng? Nên nhớ rằng chính cái đảng đó đã coi mình
như là đại diện cho nhân dân mà thôi. Tai sao cứ luôn lẫn lộn Đảng là Nhà nước, Đảng là nhân dân? Cứ nhập
nhoạng dựa vào Hiến pháp để nắm độc quyền lãnh đạo, rồi hiểu cái độc quyền lãnh đạo đó một cách trái với tinh
thần dân chủ. Người ta có thể lãnh đạo về đường lối, về chính sách, nhưng quyền cai trị thật sự phải là của dân.
Trong cuộc tuyển cử nào, nếu thật sự Đảng CS Việt Nam được lịng dân, thì vẫn nắm được đa số.


Nhưng khơng phải nắm được đa số là nắm độc quyền lãnh đạo. Tinh thần dân chủ có nghĩa là các tổ chức, các hội
đồn, các tơn giáo, nói chung là các tổ chức của nhân dân, đều ngang hàng nhau. Nếu không chỉ là vỏ dân chủ
thơi. Nếu chúng ta có can đảm đi đến độc lập thật sự, trung lập thật sự, thì cũng phải có can đảm gạt bỏ những ảo
tưởng được xây dựng nên bởi danh từ đã bị lạm dụng đó.


<b>RFI : Xin cám ơn Giáo sư Vũ Quốc Thúc.</b>
Nguồn: RFI Tiếng Việt


<b>Share this:</b>


 Twitter
 Facebook
 Print


<b>Like this:</b>



Like


Be the first to like this post.


Bài viết này được đăng vào 15/05/2012 lúc 04:58 và tập tin được lưu ở Biển Đông/TS-HS, Quan hệ Mỹ-Việt,


Quan hệ Việt-Trung, Đảng/Nhà nước. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thơng qua RSS 2.0 dịng
thơng tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của bạn.


<b>28 phản hồi to “989. GS Vũ Quốc Thúc: “Việt Nam cần quy chế trung lập để bảo toàn </b>


<b>lãnh thổ””</b>



1.


<i><b>Hưng Quốc Việt</b></i>

<b> đã nói</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Chúng ta phải đoàn kết Asian lại đi và chẳng trung lập được với thằng TQ đâu, hãy liên minh bằng hiệp
ước phịng thủ biển đơng đi chỉ cần Việt Nam – Philipine – Indonesia- Singapore – Malaysia là đủ cho
việc phịng thủ hoặc tấn cơng. bây giờ Asian phải tuyên bố nếu TQ đánh Philipine thì Asian se khóa
đường vận tải biển ở Malaca nếu TQ gây hấn mạnh thì buộc phải chiến tranh và cấm vận đường biển dài
hạn thôi xem ai bị thiệt. chúng ta cần thay luôn thể chế CS tại TQ và buộc họ ký vào hiệp định biển do
Asian soạn thảo. Asian đồng lịng thì làm được hết. Chiến tranh với TQ đâu có gì khó chứ điểm yếu của
TQ là: Dự trử năng lượng thấp – căn cứ quân sự đảo Hải Nam – Eo biển Malaca – Dân TQ đang chờ thời
cơ loạn chính trị. mỗi điểm yếu do mỗi nước chịu trách nhiệm khi chiến tranh sẩy ra thì TQ có quỳ mà lạy
các em nhỏ.


Posted by 1.54.153.45 via , created by AlgART: />This is added while posting a message to avoid misusing the service


Trả lời


2.


<i><b>trunglap</b></i>

<b> đã nói</b>



15/05/2012 lúc 15:07



chán kinh!.Đúng là phỏng vấn thừa.Nó đánh mình cịn ko dám hành động ,đằng này nó đi đánh thằng ko
phải anh em thì mình dám hành động gì


Trả lời


3.


<i><b>HOAI NGHI đã nói</b></i>


15/05/2012 lúc 13:25


CLIP Hải Quân nhân dân VN : />v=FCkeBuQ1Y0s&feature=endscreen&NR=1


Trả lời


4.


<i><b>Việt Gian</b></i>

<b> đã nói</b>



15/05/2012 lúc 11:39


Trung quốc đang lấy Phillipine làm một quân cờ để thử tinh thần đoàn kết trong khối ASEAN và hiệp ước
liên minh quân sự Mỹ-Phi, mặt khác thực thi đoạn thứ nhất trong 7 đoạn lãnh hải chữ U. Và đây cũng
chính là tuyến đường đi vào biển đông hay China sea (ngoài tuyến qua eo biển Đài loan).


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

khi chiếm đoạn thứ nhất về phía Phillipine thì đoạn thứ hai có phải là Việt nam khơng?


Sao tơi khơng thể hiểu lập trường của khối ASEAN là gì mà khơng dám tuyên bố ủng hộ Phillipine trong
việc chống lại sự xâm chiếm phi lý của bá quyền Trung cộng về lãnh hải ?


Sao không nhận ra cái thủ đoạn khống chế biển Đông (China sea) của Trung cộng bằng việc họ mua thêm


hơn 300 tàu hải giám nhỉ. Sao nó khơng dành số tiền mua tàu đó cho các chương trình phục vụ cho việc
nghiên cứu đầu tư tăng nguồn lợi hải sản cho vùng biển này nhỉ-phục vụ thuần kinh tế và phát triển bền
vững? Vì khai thác một cách bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này.


<b>Giữa căng thẳng biển, TQ gia tăng khả năng hải </b>


<b>giám</b>



VietnamNet - 15 giờ trước 0 bình chọn


Trong khi căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng vì những chồng lấn trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Hoa
Đông, cơ quan hàng hải dân sự Trung Quốc tuyên bố, họ sẽ đặt mua hơn ba chục tàu mới từ năm tới.


Tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: wordpress


Dẫn lời quan chức chính phủ Trung Quốc, tờ Nhật báo Trung Quốc cho hay, để đảm bảo các lợi ích hàng hải to
lớn của nước này, lực lượng Hải giám Trung Quốc (CMS) sẽ tăng thêm 36 tàu vào hạm đội của họ vào năm tới.
Theo một quan chức CMS giấu tên, có bảy tàu trọng lượng 1.500 tấn, 15 tàu 1.000 tấn và 14 tàu 600 tấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Tuyên bố trên đưa ra dường như cho thấy CMS đang đẩy mạnh việc mua sắm tàu mới trong bối cảnh Trung Quốc
có những tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước trong khu vực. Phó giám đốc CMS Tơn Thụ Tiên từng
nói rằng, việc mua 36 tàu mới trong 5 năm tới là một phần kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 mà chính phủ
Trung Quốc đã thông qua.


Theo kế hoạch này, CMS sẽ tăng số lượng nhân sự từ 1.000 lên khoảng 10.000 người. Trung Quốc sẽ "thực hiện
các chuyến tuần tra trên biển thường xuyên hơn để tăng cường thực thi luật pháp ở các vùng biển liên quan với
Trung Quốc để đảm bảo các quyền hàng hải của nước này".


Tại thời điểm đưa ra tuyên bố của quan chức Tơn, CMS sở hữu hạm đội có 300 tàu hải giám gồm 30 tàu với trọng
tải hơn 1.000 tấn, 6 máy bay và 4 trực thăng.



Các tàu của CMS gần đây liên quan tới vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough
cũng như được dùng để khẳng định khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tàu tuần tra của
CMS cũng đã có những đụng chạm với tàu Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp tại Hoa Đông.


Hải giám là một trong năm tổ chức thực thi pháp luật biển của Trung Quốc (gồm Tuần duyên, một lực lượng quân
sự tuần tra bờ biển; Ủy ban An toàn hàng hải phụ trách cơng tác tìm kiếm và cứu hộ ven biển; Cảnh sát ngư chính
giám sát hoạt động đánh bắt cá; Cảnh sát hải quan ngăn chặn buôn lậu và Hải giám).


Hải giám là một trong những cơ quan mới nhất trong số này, được thành lập năm 1998. Nó thực chất là lực lượng
cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát các khu vực không thuộc lãnh hải Trung
Quốc nhưng là những nơi nước này tun bố có quyền kiểm sốt kinh tế (vùng đặc quyền kinh tế - EEZ), đây
cũng là cơ quan thực thi pháp luật môi trường ở vùng duyên hải Trung Quốc.


Theo giới phân tích, Trung Quốc đang thiên về xu hướng sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (kiểu như
tàu hải giám) để quấy nhiễu các tàu nước ngoài hoạt động ở các EEZ hoặc các vùng biển tranh chấp. Cách tiếp
cận này ít có khả năng châm ngịi cho một cuộc xung đột vũ trang và tạo sự dễ dàng khi Trung Quốc muốn tuyên
bố họ là nạn nhân.


Kế hoạch gia tăng khả năng giám sát được đưa ra khi Trung Quốc có cuộc tranh cãi chủ quyền về quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng ngày một quả quyết hơn trong tranh chấp chủ
quyền với một số quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông.


<b>Thái An</b> (theo Thời báo Đài Bắc)


<b>Thứ bảy, ngày 12 tháng năm năm 2012</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc ngày 11 tháng 5/2012. Ảnh: BBC Tiếng
Việt


Trong cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc tại đảo Scarboroug:



Chúng ta quyết không



“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”



<b> </b>

Dương Danh Dy



<b>Từ trung tuần tháng 4 năm 2012 đến nay, do thái độ bá quyền nước lớn của nhà cầm quyền Bắc</b>
<b>Kinh, cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc về chủ quyền tại đảo Scarboroug(tên Philippin là </b>
<b>Panatag Shoal, tên Trung Quốc là Hồng Nham) ngày một “nóng lên”. Khơng những đã “lời qua</b>
<b>tiếng lại” nặng nề với nhau mà các tầu chiến(hoặc chiến hạm giả làm tàu dân sự) của hai bên </b>
<b>đều đã có vẻ sẵn sàng vào cuộc. Trong đó phía Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, hiếu </b>
<b>chiến. Xin nêu thêm mấy dẫn chứng cụ thể sau:</b>


<b>- Ngày 9/5/2012 mạng “Hồn Cầu thời báo” Trung Quốc có bài viết với tiêu đề “.. Trung Quốc </b>
<b>Philippin không động vũ(sử dụng vũ lực) sẽ là kỳ tích”</b>


<b>- Cùng ngày này mạng “Tân Lang quân sự” của họ cũng có bài viết “Ba nhân vật lớn của Trung </b>
<b>Quốc đồng thanh cảnh cáo, sau khi Bộ trưỏng quốc phòng Lương (Quang Liệt đi thăm Mỹ) về </b>
<b>nước sẽ phát sinh đại sự.”</b>


<b>- Trước đó ít ngày, họ có bài “Tự vệ thu hồi lãnh thổ bị chiếm đóng khơng tồn tại vấn đề nổ </b>
<b>phát súng đầu tiên”</b>


<b>…..</b>


<b>Những bài viết trên cho thấy, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã sẵn sàng và không ngần ngại sử </b>
<b>dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp này với Philippin.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>nhân người viết bài này rất mừng trước hành động đó. Tuy vậy muốn thưa thêm với một số </b>
<b>người có trách nhiệm và đơng đảo bạn đọc mấy điều sau:</b>



<b>Thứ nhất: bãi cạn Sarboroug tuy nằm trong Biển Đông nhưng không phải là vùng lãnh thổ </b>
<b>thuộc chủ quyền của ta. </b><i><b>Ta khơng hề có vấn đề tranh chấp chủ quyền với nước bạn Philippin </b></i>
<i><b>tại đây. Đó là điều chắc chắn.* </b></i>


<b>Thứ hai: dù Trung Quốc cố tình dựng lên vấn đề tranh chấp chủ quyền với Philippin, nhưng </b>
<b>căn cứ vào tư liệu lịch sủ mà hai bên cơng bố, </b><i><b>có thể khẳng định chủ quyền đảo Scarboroug </b></i>
<i><b>thuộc về các bạn Philippin</b></i><b>.**</b>


<b>Ngoài ra xin thưa thêm: khi chưa có vần đề tranh chấp đảo Scarboroug, Trung Quốc luôn xếp </b>
<b>Việt Nam là đối thủ đầu tiên mà họ cần giải quyết tại Biển Đông. Nhưng từ khi xảy ra tranh chấp </b>
<b>với Philippin, họ đã chĩa mũi nhọn vào Philippin, đề cập tới Việt Nam ít hơn một chút.</b>


<b>Tuy vậy tơi nghĩ và tin rằng đông đảo bạn đọc cũng đồng ý với tơi rằng, đó </b><i><b>chỉ là trị “chia để </b></i>
<i><b>trị” “bẻ dần từng chiếc đũa”… </b></i><b>một trò ly gián mà ngưịi Trung Quốc quen dùng mà thơi. </b><i><b>Sau </b></i>
<i><b>Philippin nhất định đến Việt Nam(</b></i><b>nhưng nếu cho là thời cơ đến, có thể bọn họ sẽ “giải quyết </b>
<b>ln cả hai”, hoặc “ra tay” với Việt Nam trước đấy</b><i><b>)</b></i>


<b>Cho nên xin cảnh giác, đừng mắc mưu thâm và chúng ta quyết khơng thể “cháy nhà hàng xóm </b>
<b>bình chân như vại” trước vấn đề này.</b>


<i><b>Hà Nội: ngày 11/5/2012</b></i>
<i><b>Ngày Philippin biểu tình lớn</b></i>


<b>Chú thích:</b>


* Đảo Scarboroug nằm ở 15độ 07 phút vĩ tuyến bắc và 117 độ 51 phút kinh tuyến đơng, cách nơi gần
Trung Quốc nhất là vịng bãi Trung Sa khoảng 160 hải lý(cách đảo Hải Nam khoảng 890km, cách Đài
Loan khoảng 820 km) trong khi chỉ cách cảng Subic của Philippin khoảng 100 hải lý.



** Lập luận pháp lý của các bên rất dài, tóm tắt như sau:


- Của Trung Quốc: là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, sát nhập và thực thi chủ quyền với đảo này.
Hoàng Nham thuộc quần đảo Trung Sa(Macclesfield Bank), quần đảo mà Trung Quốc có chủ quyền.
( Xin lưu ý là Trung Quốc chưa bao giờ thực sự chiếm hữu đảo, đó là chủ quyền trên giấy mà thôi!)
Các hiệp định về lãnh thổ liên quan đến Philippin năm 1898, 1900, 1930 đều không đề cập tới Hoàng
Nham


Khu vực Hoàng Nham là khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ ngàn đời nay và
Trung Quốc đã có những qui định về việc cấm đánh bắt hải sản quí ở đây…,


-Của Philippin: Scarboroug là bãi đá chứ không phải là đảo.Các bãi đá nay nằm cách bờ Philippin 124
hải lý , nằm trong vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippin.


Philippin có chủ quyền với Scarboroug kể từ khi độc lập dựa trên việc chiếm hữu hiệu quả(effective
occupation) đã xây dựng ngọn hải đăng tại đây năm 1965 và tiến hành khảo sát vung lãnh hải xung
quanh..


Được đăng bởi Nguyễn Xuân Diện vào lúc 05:39


Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia se lên Twitter Chia se lên Facebook


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>Biển Đông: Lực lượng Trung Quốc mang súng uy </b>


<b>hiếp tàu cá Philippines </b>



Thứ hai 14/05/2012 20:16


(GDVN) - Ngư dân Philippines kể các tàu cá thường giúp nhau nước uống hoặc thức ăn khi một tàu cá nào đó gặp
khó khăn chỉ bằng cách giơ tay ra hiệu, "nhưng tàu cá Việt Nam là hào phóng hơn cả" ...



Học tiếng Anh Online với TiếngAnh123.Com – giúp bạn giỏi tiếng Anh
Đăng ký khám phá hè vui ưu đãi đặc biệt


 Biển Đông: Cập nhật hình ảnh mới nhất từ bãi cạn Scarborough


 Biển Đông:Hạm đội Nam Hải áp sát Philippines mang theo 48 quả tên lửa?
 Trung Quốc không thể chứng minh quan điểm dựa trên UNCLOS


 Biển Đơng:"TQ kiểm sốt Scarborough, Philippines chớ cả giận mất khơn"
 Trung Quốc lại ra lệnh "cấm đánh bắt cá" ở Scarborough ép Philippines


Tiếp tục những diễn biến căng thẳng trên bãi Scarborough giữa Trung Quốc với Philippines, tờ GMA xuất bản tại
Philippines dẫn lời ngư dân nước này ngày 12/5 sau khi đi biển về thuật lại chuyện tàu Trung Quốc phái lực
lượng chức năng dùng xuồng cao su mang theo súng ra xua đuổi ngư dân Philippines.


>> Biển Đơng: Cập nhật hình ảnh mới nhất từ bãi cạn Scarborough
>>Biển Đông: Căng thẳng hiện tại và dự đốn tương lai


>> Những hình ảnh mới nhất tại Biển Đông


"Họ chạy xuồng cao su đuổi theo chúng tôi, bao vây tàu cá của chúng tôi. Tuy họ chưa làm gì, nhưng rất nguy
hiểm vì chỉ suýt nữa là xuồng của họ đâm vào tàu cá chúng tôi" - một ngư dân Philippines 40 tuổi, ông Glenn
Valle nói với phóng viên AFP.


Súng máy 14 ly 5 được Trung Quốc trang bị cho tàu Ngư chính 310 (ảnh Hồn cầu thời báo)
Những chiếc xuồng cao su này được lực lượng tàu "trực ban" của Trung Quốc tại bãi Scarborough gồm Ngư
chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 phái khiển.


Mỗi xuồng cao su xuất phát có 8 người, mỡi người mang theo một khẩu súng, họ có ống nhịm để phát hiện ngư
dân Philippines từ xa, anh Zaldy Gordones, 34 tuổi, ngư dân Philippines cho hay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

>> Biển Đông: Cập nhật hình ảnh mới nhất từ bãi cạn Scarborough
>>Biển Đơng: Căng thẳng hiện tại và dự đốn tương lai


>> Những hình ảnh mới nhất tại Biển Đơng


Ngư chính 310 tìm mọi cách cản trở hoạt động của tàu cá Philippines


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

nhiều tàu cá từ Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và một số quốc gia khác thường đến đánh bắt ở
đây, mặc dù vùng này thời tiết thất thường, những người dân Masinloc - thành phố cảng Philippines cách
Scarborough 230 km cho biết.


Những tàu cá này vẫn thường giúp nhau nước uống hoặc thức ăn khi một tàu cá nào đó gặp khó khăn chỉ bằng
cách giơ tay ra hiệu, "nhưng tàu cá Việt Nam là hào phóng hơn cả" - Jerry Escape, một ngư dân Masinloc cho
biết, "thậm chí họ (ngư dân Việt Nam) cịn cho chúng tơi gạo và thức ăn trong khi chúng tơi khơng có gì đổi cho
họ".


>> Biển Đơng: Cập nhật hình ảnh mới nhất từ bãi cạn Scarborough
>>Biển Đông: Căng thẳng hiện tại và dự đốn tương lai


>> Những hình ảnh mới nhất tại Biển Đông


Tàu cá Philippines neo đậu tại cảng vì chưa thể ra khơi do những đe dọa từ phía Trung Quốc


Khi đưa lại thơng tin này, Hồn Cầu thời báo ngày 14/5 đã đổi chi tiết ngư dân Việt Nam hào phóng, giúp đỡ ngư
dân Philippines thành "ngư dân Trung Quốc cho ngư dân Philippines đồ ăn, nước uống", đồng thời cắt bỏ thông
tin ông Nestor Daet, một người dân Philippines 55 tuổi chia se.


Ông Nestor Daet là người đứng đầu một nhóm bảo vệ môi trường biển thành phố Mansinloc cho biết, trong khi
ngư dân Philippines tuân thủ rất nghiêm túc lệnh cấm đánh bắt rủa biển, san hô, trai khổng lồ nhưng ngư dân


Trung Quốc thì khơng tha thứ gì, họ đánh hết, bắt hết.


<b>Trung Quốc ngang ngược cấm đánh cá ở biển Đông</b>


Thanh Niên - 13 giờ trước 0 bình chọn


Trung Quốc hơm qua ngang nhiên tun bố sẽ cấm đánh bắt ở nhiều khu vực trên biển Đông. Philippines khẳng
định không công nhận lệnh này.


Theo báo China Daily, chính quyền Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh cấm đánh bắt mới ở phía bắc biển Đơng trong 2
tháng rưỡi, bắt đầu từ ngày 16.5. Trong đó, gồm cả bãi cạn Scarborough, nơi đang xảy ra tranh chấp với


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Ngay lập tức, Đài ABS-CBN dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định nước này sẽ khơng cơng
nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng
đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật
Biển (UNCLOS)”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Philippines “có thể áp đặt lệnh cấm tương tự để khôi phục nguồn
hải sản”.


Ngư dân Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Reuters


Theo giới quan sát, lệnh cấm được đưa ra giữa lúc căng thẳng ở Scarborough chưa được xoa dịu nên sẽ tạo cớ cho
tàu công vụ của Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines tại đây. Bắc Kinh cũng muốn hạn chế các bên khác đánh
bắt trong vùng tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện của tàu mình ở đây. Việc
Trung Quốc dự định đưa vào biên chế 36 tàu hải giám trong năm tới có thể cũng nhằm thực hiện mục tiêu này.
Đến nay, Trung Quốc luôn phản đối các nước bên ngoài lên tiếng về tranh chấp trên biển Đông. Cũng giống như
với Mỹ, nước này đang gây áp lực để buộc Nga phải tránh xa khu vực chiến lược và giàu tài nguyên. Trang tin
World Net Daily dẫn lời ông Dmitriy Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu các nước phương Đơng của Nga nói rằng
Moscow hiện phải đối mặt với “một lựa chọn và giá của lựa chọn đó có thể sẽ rất cao”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

kêu gọi các bên tôn trọng những nguyên tắc hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS”, Ngoại
trưởng Úc Bob Carr tuyên bố.



QUỐC TẾ -> TIN TỨC


Căng thẳng Biển Đông, Trung Quốc lộ điểm yếu


Cập nhật lúc 07h10" , ngày 15/05/2012 0


<i>(VnMedia) -</i><b>Những căng thẳng ở </b>
<b>Biển Đông – gần đây nhất là với </b>
<b>Philippine, và sự bất an của Bắc </b>
<b>Kinh về chiến lược quay trở lại </b>
<b>Châu Á của Mỹ đã khiến Quân đội</b>
<b>Giải phóng Nhân dân Trung Hoa </b>
<b>(PLA) thấy cần phải củng cố sức </b>
<b>mạnh bằng việc bổ sung thêm </b>
<b>những chiếc chiến đấu cơ hiện </b>
<b>đại. Tuy nhiên, từ đây đã lộ </b>
<b>ra điểm yếu của Trung Quốc </b>
<b>trong việc sản xuất những chiếc </b>
<b>máy bay chiến đấu thiện chiến.</b>


Nga từ lâu đã là nhà cung cấp động
cơ máy bay quân sự nổi tiếng cho
những chiếc đấu cơ hùng mạnh của thế giới. Trung Quốc là một trong những khách hàng
lớn của Nga. Tuy nhiên, ngành cơng nghiệp quốc phịng Trung Quốc trong thời gian vừa
qua đang nỗ lực tìm cách tự sản xuất động cơ máy bay riêng để chấm dứt sự phụ thuộc
vào Nga, tạo cho nước này sự linh hoạt chiến lược tối đa và có thể cạnh tranh với máy bay
chiến đấu Nga trên các thị trường xuất khẩu.


Liệu bao lâu nữa thì nỗ lực tự sản xuất động cơ máy bay chiến đấu nội địa của Trung Quốc


có thể “cất cánh” được?


Năng lực hạn chế của Trung Quốc trong việc sản xuất hàng loạt động cơ máy bay chiến
đấu nội địa có thể hoạt động tốt từ lâu đã là gót chân Asin (Achilles) của ngành công nghiệp
hàng không quân sự nước này. Mặc dù các kỹ sư quân sự Trung Quốc đã đạt được những
tiến bộ nhất định trong việc chế tạo động cơ máy bay nhưng những nỗ lực này tiếp tục gặp
khó khăn vì những vấn đề về tiêu chuẩn hóa cũng như thiếu các cơng nhân lành nghề.
Ngồi ra, Trung Quốc cũng khơng có khả năng sản xuất những cánh quạt turbin chất lượng
cao.


Sự thực, trong một bài báo gần đây được đăng tải trên tờ People’s Daily, các nguồn tin
quân sự Nga đã nói rằng, Trung Quốc có thể bắt chước sản xuất hầu hết các bộ phận của
động cơ máy bay AL-31 đang được dùng cho máy bay chiến đấu J-10 và J-11 của cường
quốc số 1 Châu Á nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu cánh quạt turbin từ Nga.


Những vấn đề nói trên đã làm chậm lại q trình phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu
J-15, J-20 và những máy bay chiến thuật thế hệ mới nhất của Trung Quốc. Và điều này
đang thu hút sự quan tâm của giới lãnh đạo cao nhất ở Bắc Kinh.


Mặc dù chính quyền của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã quan tâm hơn và tăng cường nguồn lực
cho việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất động cơ máy bay chiến đấu nhưng có vẻ như
điểm yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực này vẫn chưa thể được khắc phục. Nếu giải quyết
được những vấn đề tồn tại hiện nay, các nhà sản xuất động cơ máy bay của Trung Quốc có
thể đạt được trình độ năng lực kỹ thuật tương đương với năng lực của các nhà sản xuất Mỹ
cách đây 20 năm. Và Trung Quốc có thể dùng động cơ này để trang bị cho những chiến
đấu cơ và máy bay tấn công thế hệ mới nhất của nước này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

mong muốn tự đạt được bước đột phá trong sản xuất được động cơ máy bay chiến đấu
hơn bao giờ hết vì Nga dường như khơng muốn bán những động cơ máy bay hiệu quả cho
siêu chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc.



Nếu có được những động cơ máy bay đủ mạnh, chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được
cho là có thể sánh với những máy bay chiến đấu tối tấn hàng đầu thế giới như F-22 của
Lockheed Martin hay T-50/PAK FA của Sukhoi. Điều này sẽ giúp Trung Quốc củng cố vị thế
là một cường quốc không quân đáng sợ trong khu vực.


Một trong những lý do mà Nga không mấy mặn mà với việc xuất khẩu động cơ máy bay
cho Trung Quốc là vì cường quốc Châu Á này rất giỏi bắt chước công nghệ của nước khác.
Trong nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí, Moscow ln địi hỏi Bắc Kinh phải tơn trọng vấn
đề bản quyền. Tuy nhiên, cam kết của Trung Quốc vẫn không làm Nga yên tâm.


Hiện tại, trong khi chưa thể giải quyết những vấn đề trong việc chế tạo động cơ máy bay
chiến đấu nội địa, các phi đội máy bay chiến đấu của Trung Quốc gần như dựa hoàn toàn
vào động cơ của Nga.


<i>Kiệt Linh - (theo Nhật báo Phố Wall)</i>


QUỐC TẾ -> TIN TỨC


Biển Đông xuất hiện tàu ngầm, nhiều máy bay lạ
Cập nhật lúc 07h06" , ngày 27/04/2012 -


<i>(VnMedia) -</i><b>Tin đồn đang dấy lên </b>
<b>về việc Trung Quốc phái tàu </b>
<b>ngầm hạt nhân đến vùng tranh </b>
<b>chấp với Philippine ở Biển Đơng. </b>
<b>Trong khi đó, phía Manila cho </b>
<b>biết, có một vài máy bay lạ xuất </b>
<b>hiện trong khu vực vào đêm qua </b>
<b>(26/4).</b>



Cuộc đối đầu giữa Philippine và
Trung Quốc xung quanh tranh chấp
chủ quyền ở bãi cạn Scarborough
thuộc Biển Đông sắp bước sang
tuần thứ 4 mà vẫn chưa có dấu
hiệu dịu đi. Trong khi nỗ lực tìm
kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng này, Manila và Bắc Kinh vẫn có một
số động thái quân sự đáng lo ngại.


Một số nguồn tin tiết lộ, Trung Quốc đã cử một chiếc tàu ngầm hạt nhân của nước này đến
khu vực tranh chấp với Philippine ở Biển Đông. Khi được hỏi liệu thơng tin này có chính xác
hay khơng, một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc đã không phủ nhận cũng chẳng
xác nhận về sự hiện diện của chiếc tàu ngầm hạt nhân nước này ở bãi cạn Scarborough.
Trong khi đó, tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông, tàu chiến và tàu hải giám của


Philippine và Trung Quốc vẫn chưa rút đi. Ngoài ra, theo lời Ngoại trưởng Philippine Albert
del Rosario, 6 tàu đánh cá của Trung Quốc và 2 tàu đánh cá của Philippine vẫn đang có
mặt trong khu vực bãi cạn Scarborough.


Có một điều đáng chú ý là, đêm qua, một số chiếc máy bay lạ chưa được xác định đã bay
qua khu vực. Ngoại trưởng Del Rosario cho biết, hai chiếc máy bay lạ đã bay ở vùng bãi
cạn Scarborough đúng vào khoảng nửa đêm và một chiếc khác bay vào lúc 1h25 sáng. Tuy


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

vậy, Ngoại trưởng Rosario khẳng định, tình hình ở vùng tranh chấp vẫn “bình thường” và
khơng có vụ “quấy nhiễu nào từ tàu thuyền Trung Quốc gây ra”.


<b>Philippine tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Mỹ</b>


Khi cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đơng ngày một nóng bỏng, Philippine liên tục tun bố


sẽ đưa vấn đề này ra bàn bạc với Washington khi lãnh đạo cấp cao hai nước có cuộc gặp
vào ngày 30/4 tới.


Manila cho biết, nước này sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn nữa về mặt quân sự từ Mỹ.
Theo Ngoại trưởng Rosario cho biết, Philippine đang tìm cách thuyết phục Washington
cung cấp cho họ những hệ thống phòng vệ “đáng tin cậy” đồng thời tối đa hóa lợi ích từ một
hiệp ước phịng thủ chung mà Mỹ và Philippine đã ký kết với nhau trước đây. “Đây là thời
điểm tốt để Philippine thực hiện điều này”, ông Rosario cho biết.


Ngoại trưởng Rosario sẽ có cuộc họp với Tổng thống Benigno Aquino III trong ngày hôm
nay (27/4) để bàn bạc về chương trình nghị sự của Philippine trong cuộc gặp với giới lãnh
đạo Mỹ ở Washington vào cuối tháng này. Đây là cuộc gặp nhằm củng cố quan hệ “liên
minh chiến lược” Mỹ-Philippine.


Theo ơng Rosario, trong khi Mỹ “đóng một vai trị rất tích cực” trong các cuộc tranh chấp ở
Biển Đơng thì vấn đề tranh chấp ở bãi cạn Scarborough là “một minh chứng rõ ràng về mối
đe dọa lớn hơn” đối với các nước liên quan đến vấn đề tự do hàng hải trên những tuyến
đường biển chiến lược và quan trọng.


“Tôi cho rằng, tất cả các nước nên theo dõi một cách cẩn thận những gì đang xảy ra ở đó.
Tất cả chứ khơng chỉ mình Philippine đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta khơng lên
tiếng. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy là Trung Quốc đang muốn tự thiết lập những luật lệ
riêng trong khu vực”, Ngoại trưởng Rosario đã cáo buộc như vậy.


Còn về vấn đề Bắc Kinh kêu gọi khơng “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp bãi cạn


Scarborough, Ngoại trưởng Rosario cho biết: “chúng tôi đang nỗ lực để giải quyết vấn đề
một cách hịa bình".


Trung Quốc và Philippine đã nhiều lần đối đầu căng thẳng với nhau vì những tranh chấp ở


Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu lần này, người ta thấy một Philippine cứng rắn
hơn và quyết liệt hơn rất nhiều. Các nhà phân tích ở Trung Quốc tin rằng, sở dĩ Manila trở
nên cứng rắn hơn là vì nước này tự tin với mối quan hệ liên minh gắn bó với Mỹ - cường
quốc quân sự số 1 thế giới.


"Một mối quan hệ gắn bó hơn, chặt chẽ hơn với Mỹ thay vì với Trung Quốc là trọng tâm
trong chính sách đối ngoại của Manila”, ơng Chu Hao, một nhà nghiên cứu Đông Nam Á ở
Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế đương đại, nhận định.


Nhận định của ông Chu có vẻ đúng bởi trong thời gian qua, Manila không hề giấu diếm ý
định dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Các quan chức cấp cao Philippine
nhiều lần công khai muốn Mỹ can thiệp vào tình hình Biển Đơng bằng việc cung cấp thêm
vũ khí hiện đại cho họ cũng như ủng hộ họ trên mặt trận ngoại giao.


Washington lần này cũng khơng cịn ngần ngại đối đầu với Trung Quốc. Siêu cường số 1
thế giới đã tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine theo thỏa thuận phòng thủ chung mà hai nước đã
ký kết với nhau.


<i>Kiệt Linh - (tổng hợp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Suốt thời phong kiến, các triều đại Trung Hoa không xem biển cả là khu vực cần chinh phục mà coi đây là một
chiến lũy thiên nhiên, cần chú trọng đến hải phòng (phòng ngự bờ biển) và hải cấm (cấm đoán những qua lại trên
biển)...


Những biện pháp này là nhằm chống ngoại xâm hay ngăn ngừa những nhóm chống đối âm mưu bạo loạn, chẳng
hạn “Tỏa quốc cấm hải” là chính sách của nhà Thanh ban bố năm 1661 (Thuận Trị 18).


Cho đến tận thế kỷ XIX, những ai dùng thuyền ra khơi nếu khơng có sứ mạng hay được phép của triều đình đều
bị coi là giặc. Tuy nhiên, chiến lược biển của Trung Quốc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi và đầy tham vọng.



<b>1.</b> Tháng 9/2008, Tạp chí “Bình luận phòng vệ Hán Hòa” của Canada đã đăng tải bài viết “Trung Quốc tăng
cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hồng Sa”. Theo đó, cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu
ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên
quần đảo Hồng Sa, trong đó có sân bay qn sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các
loại ăngten đã được bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hồng Sa. Đảo nhỏ này thơng qua một hành
lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Vĩnh Hưng. Ăngten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi
được tồn bộ hoạt động trên Biển Đơng, tới tận Malaysia.


Sau khi chiếm cứ Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng sân bay với tham vọng biến đảo này thành “hàng
không mẫu hạm không bao giờ chìm” (ảnh: visithainan.com.au)


Những tín hiệu thu được sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ
thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Qn Giải phóng quản lý. Phịng 3 phụ trách
thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo. Phịng 4 phụ trách đối kháng điện từ. Tất cả những tin tức tình báo
này sau khi được tập hợp lại sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Sân bay quân sự trên đảo Vĩnh Hưng
của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng
đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên
xuống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Mục đích của việc Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Vĩnh Hưng là để tạo nên một căn cứ
tiền duyên mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, nhằm thâm nhập quân sự sâu hơn
nữa vào toàn bộ khu vực Biển Đông. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Vĩnh Hưng sẽ là “tàu sân bay
khơng bao giờ chìm”, giám sát qn Mỹ tăng viện từ hướng Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy
bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hồng Sa có thể bao trùm lên tồn bộ Biển Đông, tới tận Malaysia,
Phillipines và Brunei.


<b>2.</b> Tháng 3/2009, Đới Hy – Đại tá Không quân Trung Quốc đã hô hào trên một tờ báo về việc nước này cần thiết
lập căn cứ quân sự quy mô lớn tại Trường Sa để bảo vệ nguồn tài nguyên ở Biển Đông (?!). Vị Đại tá này nhận
định, tương lai Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển đảo là khơng hề phóng đại. Trung Quốc khơng thể giàu
mạnh nếu khơng có nguồn lợi từ biển và không bảo đảm được an ninh cho các tuyến giao thương hàng hải nên


Trung Quốc cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc chạy đua với các nước láng giềng.


Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Biển Đông, là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc
trên thế giới. Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch,
dịch vụ… được thành lập sẽ trở thành động lực kinh tế lớn lao cho tỉnh Hải Nam và cả nước Trung Quốc. Cùng
với việc phát triển nguồn tài nguyên Biển Đông, vị Đại tá này cho rằng, cần thiết lập căn cứ quân sự trên quần
đảo Trường Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và khơng
phận rộng lớn ở Biển Đông sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của Biển
Đơng mà cịn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội của nước này.


<b>3.</b> Trong cuốn “An ninh và chính trị quốc tế ở Biển Đơng” – NXB Routledge, New York, 2009, GS Trường cao
đẳng Hải quân Mỹ Bruce A. Elleman cũng nhận xét rất đáng để chúng ta tham khảo rằng, các căn cứ quân sự của
Trung Quốc ở Biển Đông đang dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn. Điển hình là đảo Hải Nam
với hạ tầng cơ sở viễn thông được nối kết rất tinh vi và được ngụy trang rất khó phát hiện. Trong thập niên 90 của
thế kỷ trước, Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo khác thuộc quần đảo
Trường Sa.


Quần đảo Hồng Sa nhìn từ máy bay (ảnh: Wikipedia)


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía nam Trung Quốc được kết nối vơ tuyến với các hoạt động hải qn ở
ngồi khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh
nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35.000km2<sub> nhưng Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh</sub>


của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây và Nam Trung Quốc để giám sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và
quần đảo Trường Sa. Vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2<sub>, để kiểm soát được một khu vực rộng lớn</sub>


như thế, một radar lớn loại quét sóng quá chân trời được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam.
Trong thập niên 70, Trung Quốc đã từng thử nghiệm radar loại OTH có đường kính 2,3m với khả năng phát hiện
tàu qua lại trong vịng bán kính 250km.



Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ
tinh của Trung Quốc cũng như của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị
mặt đất kỹ thuật số DGPS có độ chính xác khoảng 5-10m trong phạm vi hoạt động 300km. Việc nghiên cứu được
bắt đầu vào thập niên 70 qua 3 trạm tín hiệu hỡ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền Nam Trung
Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỡ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam
Á, Hải Khẩu và Haifou. Một trạm tín hiệu DGPS khác có cơng suất cao hơn với tần số 295kHz được đưa vào hoạt
động vào năm 1999 tại Tam Á, sau đó thêm hai trạm ở Yangpu và Baohujiao cũng tại miền Nam Trung Quốc.
Từ năm 2000, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị khu
vực Beidou, cịn gọi là “Big Dipper”, có thể phủ sóng khắp Biển Đơng. Trong khi đó, dịch vụ kiểm soát hàng hải
(VTS) được đặt ở Trạm Giang với sự hỡ trợ của hệ thống vi tính hiện đại và các radar được xây dựng dọc theo bờ
biển phía tây Hải Nam tại Dong Fang và Hải Khẩu, đa số mua của Công ty Hoa Kỳ Lockheed Martin nhằm trang
bị các phần cốt lõi của hệ thống hàng hải viễn liên. Trung Quốc cũng đặt mua một số hệ thống tình báo điện tử
(ELINT) quan yếu để lắp đặt trên đảo Hải Nam gồm có một trạm tại phía tây nam và một trạm ở bờ biển phía
đơng nam thuộc căn cứ không quân Lăng Thủy (Lingshui), khu liên hợp quân sự được thành lập vào năm 1968 và
sau đó được mở rộng rất nhiều vào năm 1995, với khoảng 1.000 chuyên gia phân tích tín hiệu ở đây.


Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây
dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm (Yulin) được nối kết chặt chẽ với tổng hành
dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF)
với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng Biển Đơng. Tính tới năm 1985, 5 trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở
Phúc Châu (Fuzhou), Lữ Thuận Khẩu (Lushun), Ninh Ba (Ningbo), Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm
(Yulin). Hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự
đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn (Qiongzhou) nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Một lơ cốt phịng thủ của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa được sơn ngụy trang


Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hịa Đơng (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hồng Sa đã được mở rộng với
việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thơng. Mặc dù chưa thấy có tin tức gì
về các thiết bị vơ tuyến được xây dựng trên đảo Duy Mộng, trọng tâm của cuộc hải chiến Việt – Trung vào năm
1974, nhưng giữa năm 1995, một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky)


gần đảo Phú Lâm.


Dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không can thiệp vào việc tự do đi lại của các tàu bè quốc tế, nhưng họ
từ chối minh bạch hóa những vùng nào mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Bằng cách vẽ “đường yêu sách chín
đoạn” bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh rõ ràng đã đơn phương sáp nhập vào họ các vùng lãnh hải và
không phận thuộc vùng tự do đi lại quốc tế từ xưa đến nay. Rất có thể Bắc Kinh sau này sẽ bắt buộc các tàu bè
qua lại phải xin phép khi đi qua các vùng đang được tự do di chuyển hiện nay. Dĩ nhiên là bây giờ Trung Quốc
chưa thể áp đặt một chính sách như thế nhưng khi họ đủ mạnh, họ có thể sẽ thực hiện điều này. Việc Trung Quốc
gia tăng sức mạnh quân sự và thám báo trên quần đảo Trường Sa khiến khả năng có một chính sách kiểm sốt qua
lại trên Biển Đơng nghiêm ngặt như thế ngày càng trở nên hiện thực hơn.


Trong quá khứ quần đảo Trường Sa gần như chỉ có lính đồn trú người Việt, cho mãi đến Thế chiến II khi Nhật
Bản xây dựng các công sự ở đảo đá Danger, cồn Tizard và đảo Nam Yết; rất nhiều khu vực đó hiện nay đang có
quân đội Việt Nam và Philippines trú đóng. Đảo Ba Bình là một trong những đảo nằm xa nhất về hướng Bắc của
quần đảo Trường Sa và là một trong số rất ít những đảo đủ lớn để xây dựng một sân bay và một căn cứ tàu ngầm.
Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm giữ đảo Ba Bình và gần đây đã kéo dài đường băng ở đấy để có thể tiếp nhận được
những máy bay trọng tải lớn hơn.


Vào thập niên 80, các cuộc tuần tra trên biển bằng các tàu nghiên cứu đại dương đều được các tàu chiến Trung
Quốc hộ tống. Sau khi các tàu dân sự và tàu khoa học thăm dò khu vực này vào tháng 10/1987, Trung Quốc đã
đánh chiếm bãi đá Chữ Thập vào tháng 3/1988. Năm 1988-1989, vài chục tàu chiến Trung Quốc cũng tiến hành
các cuộc tập trận lớn trùng với việc chiếm đoạt thêm một số dải đá ngầm chiến lược ở quần đảo Trường Sa. Tới
thập niên 90, Trung Quốc lại khởi công xây dựng các trạm đóng qn tạm thời và các cơng trình bát giác bằng gỡ
trên các cọc gỡ ở sáu rặng đá ngầm và gọi đó là “những chịi trú bão”. Một căn cứ quân sự nhỏ khác cũng được
xây dựng ở bãi đá Gạc Ma.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và khoảng năm 2000, các bệ súng và các thiết bị điện tử chính được lắp đặt
thêm ở một tịa nhà nhỏ hơn ở phía bắc. Các cầu tàu, bãi đáp trực thăng và một số súng phịng khơng đã được
dựng lên, cùng với một hệ thống tên lửa chưa xác định được là loại gì. Có một vài báo cáo cho rằng, đó là những
tên lửa chống hạm Silkworm.



Trong khi đảo Hải Nam là nơi đồn trú tất cả các căn cứ hải quân và khơng qn chủ lực, thì các phương tiện thiết
bị nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giúp liên lạc và thám báo cho các cuộc viễn chinh hàng hải
đầy tham vọng trong tương lai và cho các tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên qua lại Biển Đông. Để hỗ trợ cho
các tàu trên mặt biển, Trung Quốc đã dần dần tăng số lượng máy bay, tàu ngầm và hạm đội trong vùng biển nóng
bỏng này.


Theo <b>Đơng Phương</b>


<i>Petrotimes</i>
Mổ xe sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc


Cập nhật lúc :6:40 AM, 15/05/2012


<b>Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lưa phức hợp bên cạnh "sát thủ tàu sân bay" DF-21D.</b>


<b>(ĐVO)</b> Trợ lý biên tập Harry Kazianis của The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn ơng Roger Cliff, nhà khoa học
chính trị cao cấp của Tập đoàn RAND, về vấn đề phát triển hệ thống tên lửa của Trung Quốc, nguồn gốc cũng
như khả năng sử dụng nếu xảy ra xung đột.


<i>Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:</i>


<i>Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như </i>
<i>DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại </i>
<i>không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó </i>
<i>là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? </i>
<i>Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phịng vệ nào hay khơng?</i>


<i>Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì khơng thể xem xét </i>
một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống.



DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ,
nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm,
tàu mặt nước và máy bay chiến đấu.


DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các
mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết
hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ.


Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá
hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê
tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác
hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một
tên lửa hành trình.


Tên lửa hành trình tấn cơng trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và re hơn so với một máy bay có
người lái khi phóng vào khu vực phịng khơng nguy hiểm.


Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn cơng mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng
và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra
một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội.


>> <b>Mỹ 'vô hiệu' sát thủ tàu sân bay</b>
<b>của TQ</b>


>> <b>Trung Quốc sắp thư 'sát thủ tàu</b>
<b>sân bay Mỹ'?</b>


>> <b>Trung Quốc giới thiệu UAV dẫn</b>
<b>đường cho DF-21D</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có
thể gồm hệ thống phịng thủ chủ động như tên lửa đất đối khơng và phịng thủ thụ động
như các nhà kho vững chắc.


Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phịng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM
(>> chi tiết), được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa
hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và
phịng khơng di động, liên doanh với Đức và Italy.


Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn cơng của tên lửa hành trình, là hồn tồn có thể
dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ.


Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Khơng qn
Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa,
lại khơng có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy.


Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn
đạo?


- Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế
<i>tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng. </i>
<i>Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa </i>
<i>hành trình và đạn đạo? </i>


<i>Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo? </i>


<i>Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên</i>
<i>lửa nào?</i>



- Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản
dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo.


Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”,
tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi
thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại
biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là
>> <b>Hệ thống MEADS tiến hành </b>


<b>thư nghiệm</b>


>> <b>Trung Quốc: 'Chiến tranh </b>
<b>nhân dân đã lỗi thời'</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

“chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thơng tin hóa”.


Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn
mạnh vào khả năng tấn công sớm.


Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có
thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không
chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình.


Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và
hành trình.


Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ khơng qn bị tấn cơng, giải pháp có thể là đặt căn
cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa
điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể
sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay.



Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm
gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm
vào tàu; và sử dụng tên lửa phịng khơng.


Trong các trường hợp khác, khơng biện pháp đơn le nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ
hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các
biện pháp chưa được đề cập đến).


Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa.


Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm
tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có ve hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung
đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy.


- Cơng nghệ nước ngoài đóng vai trị như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc?
<i>Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ </i>
<i>tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ </i>
<i>hay khơng?</i>


- Rất khó để đánh giá chính xác vai trị của cơng nghệ nước ngồi đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tơi
đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ.


Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản
lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ.


Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10
có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ.


Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung


Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các
hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số.


Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thơng minh, có thể tiếp cận
cơng nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước.
>> <b>Nhà báo Mỹ: 'Hải quân </b>


<b>Mỹ nên tránh bờ biển Trung </b>
<b>Quốc'</b>


>> <b>Đô đốc Mỹ: Vũ khí Trung</b>
<b>– Triều đe dọa Mỹ</b>


>> <b>Nhờ 'Bắc Đẩu', vũ khí TQ sẽ </b>
<b>chính xác gấp nghìn lần?</b>


>> <b>Trung Quốc coi trọng phòng </b>
<b>thủ không gian</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Nếu người Nga khơng cịn gì để dạy Trung Quốc hay khơng sẵn sàng làm việc đó, thì tơi chắc rằng Trung Quốc
có thể tiếp tục phát triển cơng nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn.


Tướng TQ: Bắc Kinh nên giải quyết hịa bình vấn đề Biển Đông bằng con đường ngoại giao


<b>Tướng TQ: Bắc Kinh nên giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông bằng </b>


<b>con đường ngoại giao </b>



Chủ nhật, 13 Tháng 5 2012 00:00


Thiếu tướng Chu Thành Hổ, Đại học Quốc phòng TQ: Tuy quan hệ Trung-Phi hiện nay rất căng thẳng, nhưng


khả năng Trung-Phi nổ ra chiến tranh khơng lớn. Báo chí vơ trách nhiệm đẩy kỳ vọng của dân chúng lên quá cao,
làm cho rất nhiều người khơng rõ đại cục, hy vọng chính phủ sẽ sử dụng vũ lực. Giải pháp cuối cùng cho vấn đề
Trung-Phi vẫn phải dựa vào nỗ lực ngoại giao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Mỹ. Philíppin cho rằng một khi Trung-Phi khai chiến, người Mỹ nhất định sẽ cầm vũ khí cùng Philíppin chiến
đấu với Trung Quốc. Kỳ thực, khả năng này hoàn tồn khơng có. Thử xem Mỹ có bao nhiêu lợi ích ở Trung Quốc
và có bao nhiêu lợi ích ở Philíppin? Mỹ có thể vì Philíppin mà hy sinh lợi ích của mình ở Trung Quốc hay sao?
Chu Thành Hổ cho rằng giải pháp cuối cùng cho vấn đề Trung-Phi vẫn phải dựa vào nỗ lực ngoại giao. Thứ nhất,
xuất phát từ góc độ của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn cần phải bảo vệ hịa bình và ổn định tại khu vực Biển Đông.
Thứ hai, với thực lực quân sự của mình, Philíppin khơng thể nào đối kháng với Trung Quốc. Thứ ba, do lợi ích
thúc đẩy, Mỹ sẽ khơng ủng hộ việc Philíppin và Trung Quốc nổ ra chiến tranh. Thứ tư, các nước ASEAN khơng
mong muốn nhìn thấy chiến tranh ở Biển Đông bởi chiến tranh sẽ là địn giáng nặng nề đối với hịa bình ổn định
và phát triển kinh tế của toàn khu vực. Do vậy, cuối cùng, việc giải quyết vấn đề này sẽ trở lại với các nỗ lực
ngoại giao, thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề và đây mới là lựa chọn sáng suốt. Chu Thành Hổ nhận định
nguyên nhân quan trọng nhất của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hiện nay là thực lực quân sự chưa đủ lớn
mạnh, không đủ để răn đe các nước xung quanh. Nếu Trung Quốc có thực lực quân sự như Mỹ, liệu các nước
xung quanh có dám “gây chuyện” với Trung Quốc? Theo Chu Thành Hổ, hiện nay, rất nhiều cơ quan truyền
thơng “gây sóng tạo gió” trong vấn đề Biển Đơng có thể là nhằm thêm cách nhìn. Tuy nhiên cũng có cơ quan
truyền thơng vơ trách nhiệm đẩy kỳ vọng của dân chúng lên quá cao, làm cho rất nhiều người khơng rõ đại cục,
hy vọng chính phủ sẽ sử dụng vũ lực dạy cho nước xâm phạm chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng hiện
nay, Trung Quốc đang trong thời kỳ phát triển rất quan trọng, đòi hỏi phải thận trọng trong xử lý một số vấn đề
quốc tế, đương nhiên, càng khơng thể vì vấn đề với các nước xung quanh mà gây ra mâu thuẫn nội bộ, dẫn tới bất
ổn.


<i><b>Theo "</b><b>Báo Đông Bắc Á</b><b>"</b><b> (ngày 2/5)</b></i>


<b>Lê Sơn (gt</b>


<b>Malaysia: Không cần sự can thiệp quân sự trong tranh chấp Biển Đông</b>









 More Sharing Services


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Hình: Wikipedia Commons


Bộ trưởng Quốc phịng Malaysia Ahmad Zahid


Hãng thơng tấn Bernama của Malaysia ngày 14/5 trích thuật phát biểu của Bộ trưởng Quốc phịng nước này, ơng
Ahmad Zahid, cho rằng khơng cần đến sự can thiệp quân sự trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đơng.


Người đứng đầu ngành quốc phịng Malaysia nói vấn đề có thể được giải quyết giữa bộ ngoại giao của các nước
trong cuộc họp của các bộ trưởng quốc phịng ASEAN tại thủ đơ CampuchIa vào ngày 27 tháng này.


Ông Zahid kỳ vọng Việt Nam, Brunei, Philippines, và Thái Lan sẽ cùng với nước ông đưa ra một nghị trình liên
quan đến tranh chấp Biển Đông tại cuộc họp sắp tới.


<b>Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá của TQ ở Biển Đông</b>








 More Sharing Services



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Hình: REUTERS


Ngư dân Philippines trên tàu đánh cá gần bãi đá ngầm Scarborough, ngày
10/5/2012


Philippines ngày 14/5 loan báo sẽ không công nhận lệnh cấm đánh bắt cá
do Trung Quốc ban hành trên Biển Đông.


Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines bác bỏ chỉ thị của Bắc
Kinh cấm các hoạt động đánh bắt trong 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5
tới đây trên khu vực mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.


Ông Rosario tố cáo lệnh cấm của Bắc Kinh xâm phạm đặc khu kinh tế của
Philippines.


Ngược lại, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Philippines cũng nên ban
hành các lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn để bảo vệ nguồn tài nguyên
biển.


Khi được hỏi về thời điểm ban hành lệnh này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nước ông chưa ấn định thời
gian cụ thể.


Báo chí Trung Quốc cho hay lệnh cấm thường niên của Bắc Kinh có hiệu
lực từ ngày 16/5 tới 1/8 năm nay sẽ bao gồm cả khu vực bãi đá ngầm
Scarborough, nơi xảy ra cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trong 6
tuần qua khi Trung Quốc ngăn cản không cho Philippines bắt giữ 8 tàu cá
của Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm lãnh hải Philippines.



Tân Hoa xã nói lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè được Trung Quốc đưa ra
hằng năm kể từ 1999 trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh


nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cá. Theo đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản và
tàu bè.


Lệnh cấm này áp dụng đối với các khu vực phía Bắc Biển Đông nhưng không bao gồm hầu hết quần đảo Nam Sa
rộng 820.000 cây số vuông mà Việt Nam gọi là Trường Sa.


<b>Ấn Độ rút khỏi lô thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông</b>



Diễn tiến vụ tranh chấp hải
phận Philippines-Trung
Quốc


Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè
của Trung Quốc và Philippines đã
lâm vào một vụ giằng co về các
nhóm đảo khơng có người ở
trong vùng biển Ðơng. Sau đây là
những thời điểm chính trong vụ
tranh chấp này:


10 tháng 4, 2012: Tàu Trung
Quốc chận một tầu chiến của
Philippines không cho bắt ngư
dân Trung Quốc tại bãi cạn.
16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa
Kỳ và Philippines bắt đầu các
cuộc tập trận thường niên, một số


diễn ra trong vùng biển Nam
Trung Hoa.


18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác
bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ
tranh chấp ra tòa án quốc tế.
19 tháng 4, 2012: Trung Quốc
phái một tầu tuần tối tân nhất là
đến hòn đảo đang tranh chấp.
30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Hillary Clinton nói
Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ
không đứng về bên nào trong vụ
tranh chấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>







 More Sharing Services





Hình: REUTERS


Ảnh minh họa: Giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu



Lập trường cứng rắn của Ấn Độ kiên quyết thăm dò dầu khí ở Biển Đơng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc
đã trở nên vơ ích khi Bộ Ngoại Vụ Ấn Ðộ vừa bật đèn xanh cho công ty dầu khí ONGC Videsh rút ra khỏi lơ 128
của Việt Nam, theo tờ India Today ngày 14/5.


Quyết định được đưa ra sau khi cơng ty ONGC của chính phủ Ấn Ðộ khơng khoan được các giếng dầu vì đáy
biển tại lô này quá cứng.


Sự việc này làm giảm bớt sự hiện diện của Ấn Ðộ trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với New Delhi
giữa lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường giành chủ quyền tại đây.


Dự án hợp tác với Việt Nam thăm dị dầu khí trên Biển Đơng ngồi mục đích bảo đảm nhu cầu năng lượng quốc
gia cịn là một phần trong chiến lược của Ấn Ðộ muốn mở rộng sự hiện diện ở vùng biển giàu tài nguyên và củng
cố vị trí của New Delhi trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Trung Quốc mạnh mẽ phản đối dự án hợp tác thăm dị dầu khí Việt-Ấn trên Biển Đông và nhiều lần lên tiếng
cảnh cáo Ấn Độ tránh xa vùng biển có tranh chấp này. Đáp lại, New Delhi nói Biển Đơng là tài sản chung của thế
giới.


Báo India Times của Ấn Ðộ nói rằng khi cơng ty ONGC cho biết lý do về kỹ thuật-thương mại khiến họ phải rút
khỏi lô 128 thuộc lãnh hải Việt Nam thì chính phủ Ấn Ðộ cũng không sẵn sàng tham gia vào lô dầu khí khơng
mấy hấp dẫn về kinh tế này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Cơng ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn Ðộ cho biết ngưng hoạt động khoan tìm dầu khí tại lơ 128 hồi năm ngối,
sau đó cho tái tục vào đầu năm nay nhưng gặp khó khăn vì đáy biển cứng.


Tính tới cuối tháng 3 năm nay, cơng ty ONGC Videsh đã đầu tư khoảng 46 triệu đôla tại đây.


<b>Trung Quốc: 5 chiến hạm đến Biển Đông, tàu cá tràn</b>


<b>ngập Scarborough </b>




Tàu kéo và xà lan chở cát ca Trung Quc ti Masinloc thuc Zambales ti o Luỗon của Philippines, đảo gần
bãi cạn Scarborough nhất. Ảnh chụp ngày 10/05/2012.


REUTERS/Erik De Castro


<b>Trọng Nghĩa</b>



<b>Vào lúc quan hệ Bắc Kinh Manila căng thẳng vì vấn đề chủ quyền trên </b>


<b>bãi Scarborough, Trung Quốc được cho là có dấu hiệu hù dọa rõ rệt. </b>


<b>Các nguồn tin từ Nhật Bản ngày 09/05/2012 cho biết là 5 chiến hạm tối </b>


<b>tân của Trung Quốc đang trực chỉ Biển Đông. Cùng lúc, Hoa Kỳ xác </b>


<b>nhận là sẽ cho triển khai chiến hạm hiện đại nhất của Mỹ tại Singapore</b>


<b>ngay vào mùa hè năm này.</b>



Theo các nguồn tin trên, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phát hiện nhóm 5 chiến hạm Trung Quốc ở vùng biển
cách quần đảo Okinawa 650km về phía tây nam hơm Chủ nhật, 07/05/2012 sau khi đoàn tàu này vượt qua eo biển
Miyako để ra Thái Bình Dương rồi chuyển hướng xuống phía Nam.


Đây là năm chiến hạm được cho là thuộc loại tối tân nhất của Hải quân Trung Quốc, thuộc Hạm đội Nam Hải : 2
khu trục hạm Quảng Châu và Vũ Hán thuộc lớp 052B, 2 hộ tống hạm nhỏ Du Lâm và Sào Hồ, lớp 054A, và tàu
đổ bộ hạng nặng Cơn Ln Sơn lớp 071,có thể hỡ trợ cho một đơn vị gồm 800 thủy quân lục chiến và chở theo
các loại thuyền đổ bộ chạy bằng đệm hơi và máy bay trực thăng cỡ trung bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Thái Bình Dương, các chiến hạm Trung Quốc đã tiến hành thao diễn đội hình chiến thuật và cho phi cơ trực thăng
thực tập ở vùng biển quốc tế giữa Đài Loan và Luzon, hịn đảo chính của Philippines.


Song song với việc đưa chiến hạm đến gần Philippines, Trung Quốc còn tung thêm tàu đánh cá đến hoạt động ở
vùng bãi đá ngầm Scarborough dưới sự bảo vệ chặt chẽ của các chiếc tàu ngư chính và hải giám. Theo báo chí
Philippines, từ 14 chiếc vào cuối tuần trước, hiện đã có đến 33 chiếc tràn ngập vùng Scarbrough.



Để so sánh, Philippines chỉ có vỏn vẹn hai chiếc tàu tuần duyên nhỏ neo đậu gần đấy. Cuộc đọ sức hiện nay giữa
Manila và Bắc Kinh đã được báo giới phương Tây gọi là cuộc đấu giữa “chàng tí hon David chống lại tên khổng
lồ Goliath”, nói theo tiếng Việt là “châu chấu đá xe”.


Giới quan sát cho đến giờ vẫn phân vân tự hỏi là nếu xung đột xẩy ra giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực
bãi Scarborough thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào. Trước mắt, Hoa Kỳ có hai động tác : Tước hết là xác nhận
sẽ cử chiến hạm tối tân nhất của Mỹ đến trú đóng tại Singapore ngay từ “mùa xuân năm tới” 2013 trong khuôn
khổ kế hoạch xoay trục qua vùng châu Á Thái Bình Dương.


Liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đơng, chính quyền Mỹ cũng muốn thúc đẩy ngành lập pháp phê chuẩn Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà hiện nay Hoa Kỳ vẫn đứng ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
đã gặp các thượng nghị sĩ để yêu cầu phê chuẩn công ước này để tạo cơ sở pháp lý cho hải quân Mỹ trong việc
tuần tra tại các khu vực tranh chấp như Biển Đông chẳng hạn.


tags: Biển Đông - Châu Á - Lãnh hải - Philippines - Quân sự - Trung Quốc


Báo qn đội TQ: Khơng ai có thể hy vọng chiếm được dù chỉ một tấc đất lãnh thổ của
Trung Quốc


May 11, '12 6:03
AM


for everyone


<b>Không ai có thể hy vọng chiếm được dù chỉ </b>


<b>một tấc đất lãnh thổ của Trung Quốc</b>



<b>Авторская статья в газете "Цзефанцзюнь бао": Пусть никто не надеется захватить ни пяди территории </b>
<b>Китая</b>



Nguồn:

Russian

. people

. com

. cn



Kichbu posted on 11.05.2012


Bài liên quan:





<b>Philippines cần chấm dứt các mánh khóe hèn hạ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

dù sử dụng bất kỳ những mánh khóe nào, những nỡ lực của họ với mục đích nhận được sự ủng hộ


từ những người bảo hộ nào đó và tìm kiếm những ke tiếp tay nào đó.



Trong bài báo nói rằng trong vấn đề liên quan đảo Huanyan, Trung Quốc ln giữ thái độ kiềm


chế. Nếu ai đó xem thiện chí và sự độ lượng của Trung Quốc như biểu hiện của sự yếu đuối và có


ý đồ nhục mạ Trung Quốc, thì nó đang phạm một sai lầm nghiêm trọng nhất.



Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa đã ra tuyên bố rõ ràng rằng phía Trung Quốc sẵn sàng cho mọi


kịch bản phát triển các sự kiện khác nhau liên quan đến tham vọng của phía Philippines làm phức


tạp tình hình. “Ý tưởng của tuyên bố này rõ ràng và khơng cần bình luận. Chúng tơi muốn nói


rằng khơng khơng chỉ chính phủ Trung Quốc, mà cịn nhân dân Trung Quốc, và ở mức độ lớn


hơn các lực lượng vũ trang Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ mưu toan nào tước đoạt lãnh thổ


của Trung Quốc đối với đảo Huanyan”, - trên tờ báo của Quân đội giải phóng nhân dân Trung


Quốc nhấn mạnh.



Trong suốt một tháng gần đây, chính phủ Philippines rõ ràng khơng nhận thức được rằng nó đang


gây ra những sai lầm nghiêm trọng: nỡ lực làm phức tạp tình hình, tiếp tục phái các tàu cơng vụ


đến vụng đảo Huanyan, thường xuyên công bố những phát ngôn sai lầm, bằng cách đó gây hiểu


lầm cho dư luận trong nước và ở nước ngoài, thổi bùng những trạng thái ngụy yêu nước của các


tầng lớp nhân dân, phá hoại nghiêm trọng bầu khơng khí phát triển bình thường các quan hệ



Philippines-Trung Hoa.



Trong bài báo nhấn mạnh rằng đảo Huayan là lãnh thổ ngàn xưa của Trung Quốc, chủ quyền của


Trung Quốc đối với nó có những cơ sở lịch sử và tài phán. Philippines bằng mọi thủ đoạn không


thể thay đổi thực tế cơ bản này rằng đảo Huanyan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Thậm


chí các bản đồ chính thống được xuất bản tại Philippines vào năm 1981, 1984 và 2006, với tất cả


rõ ràng chỉ ra rằng đảo Huanyan nằm ngoài biên giới Philippines.



Philippines nhiều lần gây hấn trên vùng biển đảo Huanyan, không đủ sức để thuyết phục nhân


dân mình và cộng đồng quốc tế. Những hành động của họ thể hiện tính chất phi lý của lối hành


xử của một chính phủ vơ lương tâm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Tác giả của bài báo kêu gọi phía Philippines tuân thủ các chuẩn mục quốc tế một cách trung thực


để tìm thấy sự hiểu biết của nhân dân Trung Quốc và đạt được thái độ khoan dung từ phía cộng


đồng quốc tế.



<i>Kichbu chuyển ngữ, các bạn đọc tham khảo.</i>


<i></i>



<i>----Đọc thêm các bài liên quan từ site </i>

anhbasam

:



-

Ngày 11/5:Philippines biểu tình quy mơ lớn, Trung Quốc ban bố cảnh báo

(GDVN). –

TQ


ngừng các tour tham quan Philippines

(BBC). –

TQ ngưng các chuyến du lịch tới Philippines vì


vụ tranh chấp lãnh hải

(VOA). –

China cancels tours to Philippines over South China Sea dispute



(LA Times). –

<b>Chiến tranh đến gần?</b>

(BBC). Bài trên Hoàn Cầu Thời báo:

Peace will be a


miracle if provocation lasts

(Global Times). –

Bắc Kinh lại đe dọa chiến tranh với Manila

(RFI).



<b>Báo Quân đội TQ cảnh cáo Philippines về sự cố ở đảo Hoàng Nham</b>

(tức bãi cạn




Scarborough):

China’s military newspaper warns Philippines of Huangyan Island incident



(Xinhua/ Global Times).



-

Liên minh gọng kiềm của Mỹ

(TVN). –

Bế tắc TQ-Philippines: Liệu Mỹ có can thiệp?

(VNN).


Philippines sẽ nhịn đến bao giờ?

(SGTT). –

TỪ PHILIPPINES NGHĨ VỀ VIỆT NAM…


(

Mẹ Nấm

).



Báo Vietnamnet


Cập nhật 13/05/2012 10:33:44 AM (GMT+7)

<b>TuanVietNam </b>



 12/5/2012 06:30 AM
 |


 Send Email
 Print
 |




o facebook
o twitter
o google


o Zing


o
o



Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Chính sách chính thức của Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với </b>
<b>các đảo tại Biển Đông, cũng như khoảng 80% vùng nước khu vực này. Một tuyên bố cứng rắn về mục tiêu </b>
<b>chế ngự của Bắc Kinh thật khó tưởng tượng.</b>


<b>Thách thức trong xây dựng liên minh biển</b>
<b>Hợp tác biển hiện tại trên Biển Đông</b>
<b>Chính sách biển của Mỹ</b>


<b>Nhân tố Trung Quốc</b>


"Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi cắt tay và chân của bạn?", Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Vũ Thắng Lợi đã phát
biểu như vậy tại một diễn đàn ở Singapore, khi được hỏi tại sao các bình luận của Trung Quốc về các vấn đề khu
vực lại khó nghe đến vậy. "Đó là cảm nhận của Trung Quốc về Biển Đông".


Phản ứng như vậy cho thấy sự ham muốn đối với "mảnh đất xanh dân tộc" này. Trung Quốc coi vùng biển ngoại
biên của mình như lãnh thổ trên đất liền: tức là như một phần lãnh thổ được sở hữu và quản lý - vì vậy lãnh đạo
Trung Quốc kiên quyết gắn "biển gần" với bờ biển của mình. Trung Quốc dường như khơng có ý định thay đổi
quan điểm, nếu nhìn vào những tuyên bố công khai mạnh mẽ như vậy. Giới lãnh đạo Trung Quốc có ve sẵn sàng
trì hỗn việc giải quyết dứt điểm các cuộc xung đột trên biển, nhưng thật khó tưởng tượng rằng họ có thể - chứ
đừng nói là muốn - nhượng bộ chủ quyền mà họ liên mồm nói là khơng thể tranh cãi.


Mùa hè năm 2011, các chuyên gia bình luận đã tán dương Trung Quốc và các thành viên ASEAN vì đạt nhất trí
về Các nguyên tắc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) năm 2002. Thỏa thuận mới
được cho là sẽ giảm căng thẳng khi đã khẳng định lại nguyên tắc giải quyết tranh chấp không dùng vũ lực. Tuy
nhiên, trừ phi giới lãnh đạo Trung Quốc chịu hy sinh một "lợi ích cốt lõi của quốc gia" - một lợi ích mà theo định
nghĩa của Trung Quốc họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ - thì sự xích lại gần nhau bề ngồi này mới có cơ hội
chứng tỏ một sự rút lui chiến lược và tạm thời của một Bắc Kinh nhận ra là họ đã không đúng khi mạnh tay đối


với các nước láng giềng châu Á.


Ví dụ giữa năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã thẳng thừng nói với người đồng cấp
Singapore rằng "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế". Những ngôn từ
như thế đã khiến các nước nhỏ Đơng Nam Á bắt đầu xây dựng sự phịng thủ của mình trong khi làm mới quan hệ
với Mỹ, sự lựa chọn đầu tiên của họ là nhằm đối trọng với các tham vọng của Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

quân sự và phi quân sự. Các công cụ phi qn sự có thể tăng lợi ích địa chiến lược khi phối hợp với ngoại giao,
giống như việc sử dụng hoặc không sử dụng vũ lực một cách khéo léo.


Trên thực tế, cách tiếp cận như vậy phù hợp với các truyền thống chiến lược của châu Á. Vì vậy, các nhà hoạch
định chính sách của Mỹ nên lường trước thái độ hoài nghi của Trung Quốc đối với các nỗ lực hợp tác mà Mỹ thấy
vô hại hoặc có lợi cho cả hai. Người ta thường có xu hướng áp đặt các giả định và thế giới quan của riêng một
người lên người khác. Giới chức Mỹ nên tránh giả định rằng Bắc Kinh nhìn mơi trường chiến lược theo cùng một
cách mà Mỹ thấy. Đồng thời, các quan chức Mỹ nên nghĩ trước, đừng để các quan chức Trung Quốc áp đặt các
giả định của họ lên các nỗ lực của Mỹ tại lịng chảo Biển Đơng.


Ví dụ các quan chức Trung Quốc sử dụng 5 "con rồng" phi quân sự (các cơ quan thực thi pháp luật biển dân sự,
gồm Cảnh sát Biển Trung Quốc, Cục An toàn đường biển, Cơ quan điều hành thực thi luật đánh bắt, Tổng cục
Hải quan và Cục Hải dương học quốc gia) để thực hiện quyền tài phán tại các vùng nước mà Bắc Kinh địi là của
mình. Khác với các lực lượng hải quân, vốn có nhiệm vụ đấu tranh và bảo vệ các khu vực biển, các cơ quan thực
thi pháp luật biển thường thực thi pháp luật tại các vùng lãnh hải và EEZ. Thông qua việc thực thi pháp luật của
Trung Quốc, các cơ quan này đang củng cố yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền không thể tranh cãi trong
đường 9 đoạn đang rất gây tranh cãi mà Bắc Kinh dùng để mô tả yêu sách lãnh thổ của mình.


Tommy Koh, Chủ tịch Hội thảo lần thứ ba của LHQ về luật Biển, cho biết đường chín đoạn này đã được đưa vào
một bản đồ mà Trung Quốc trình LHQ năm 2009 và cho thấy cách hiểu của Trung Quốc về giới hạn ngồi của
thềm lục địa nước mình. Đường lưỡi bị này bao trùm hầu hết diện tích Biển Đơng. Bằng việc huy động các tàu
thực thi pháp luật dân sự, chứ không phải tàu hải quân, đến các vùng biển nằm trong đường 9 đoạn, Trung Quốc
muốn ra hiệu cho các chính phủ khu vực và Mỹ thấy rằng họ coi việc giám sát các vùng biển này là một sự thực


thi bình thường quyền chủ quyền của họ. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc thực sự coi các cơ quan dân sự thực thi
pháp luật biển là một cơng cụ thúc đẩy lợi ích địa chiến lược, họ sẽ có xu hướng đổ lỡi cho Mỹ có các động thái
tương tự.


Khi họ áp đặt các giả định của mình lên các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ có
thể xem các nỡ lực của Mỹ là lén lút, đánh lạc hướng nhằm giúp các nước láng giềng Trung Quốc chống lại các
yêu sách lãnh thổ chính đáng của Bắc Kinh. Việc chuyển giao một tàu chiến của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ
cho Hải qn Philippines có thể là khơng có gì đáng bàn cãi đối với Washington, nhưng đối với Bắc Kinh, điều
này giống như Mỹ đang ủng hộ và trang bị vũ khí cho một lực lượng đối lập.


Các phản ứng của Trung Quốc đối với các sáng kiến xây dựng liên minh đa dạng của Mỹ cho thấy rõ những lo
ngại trên. Bình luận của Trung Quốc về các cuộc tập trận CARAT mang tính hồi nghi, dù Bắc Kinh đánh giá
thấp sức mạnh quân sự của Đông Nam Á và khả năng Mỹ hành động hiệu quả tại Biển Đông trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế và cắt giảm ngân sách hiện nay. Giáo sư Đại học Phúc Đán Zhang Jiadong phát biểu với đài truyền
hình Phoenix rằng cuộc tập trận CARAT giữa Mỹ với Philippines gần đây ở biển Sulu là một khúc dạo đầu cho
một "liên minh chiến lược" giữa hai nước. Thời báo Hoàn cầu, một phụ san của tờ báo chính thức Nhân dân Nhật
báo, miêu tả cuộc tập trận này là cách Washington "tăng cường quyết tâm can dự vào vấn đề biển Đông". Chắc
chắn, Manila đã tìm sự trợ giúp của Mỹ cho các yêu sách biển của mình, bằng chứng là thỏa thuận phịng thủ
chung nhiều thập kỷ qua giữa hai nước. Rõ ràng tách hợp tác an ninh biển khỏi cạnh tranh chiến lược là một việc
rất khó tại Đơng Nam Á.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Sự khác biệt về thái độ của Trung Quốc đối với CSI và PSI, hai sáng kiến đều do Mỹ đứng đầu đem lại những
điều tốt cho tất cả các nước liên quan đến biển, là một bằng chứng nữa cho thấy Bắc Kinh đánh giá như thế nào
về các nỗ lực của Mỹ tại các vùng biển Đông Nam Á. Trung Quốc tỏ ra ít lo lắng về CSI, chấp nhận các nhân
viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đến các cảng biển lớn của mình ở Thượng Hải, Thâm Quyến và
Hồng Công. Nhưng ngược lại PSI không nhận được sự ủng hộ nhiều ở Trung Quốc khi Bắc Kinh ngăn cản một số
ý định thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ chính thức ủng hộ các nỗ lực của sáng kiến này. Sự khác
biệt cơ bản giữa hai thái độ trên rất rõ: Trong khi Trung Quốc có thể đơn phương rời khỏi CSI, họ lại khơng nói
nhiều về các chiến dịch của PSI, ngay cả khi nó diễn ra ở các bờ biển châu Á. Các quan chức Trung Quốc có thể
sợ khi phải bằng lòng với các sáng kiến do Mỹ đứng đầu ở ngồi khơi nước mình, vì như vậy tức là thừa nhận vị


thế siêu cường biển của Mỹ ở châu Á. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể khơng đồng tình với quan
điểm này, nhưng họ phải hiểu Trung Quốc để tránh vơ tình gây căng thẳng hoặc xung đột.


<b>Hàm y chính sách</b>


Các tác nhân khu vực khác nhau có nhiều lợi ích khác nhau tại Biển Đơng. Mỹ có cả lợi ích kinh tế và an ninh khi
đảm bảo tự do đi lại trên biển. Một nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào vận tải tự do các nguồn tài nguyên và hàng
hóa, nhưng Mỹ thấy thương mại trên biển trong khu vực đang gặp nguy cơ. Sự tự do đi lại trong khu vực cũng
cần thiết đối với các hoạt động chiến lược giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, các sân khấu chính được
nói tới trong CS-21. Tính hiệu quả chiến lược của Mỹ địi hỏi duy trì khả năng áp đặt kiểm soát biển địa phương
trong khi ngăn cản mọi thế lực thù địch giành quyền chế ngự đối với các hải trình quan trọng.


Ngược lại, các nước Đơng Nam Á có các yêu sách chủ quyền đang bị đe dọa và lo ngại về ke hay bắt nạt - là
Trung Quốc. Chủ quyền là quyền kiểm soát lãnh thổ - quyền chi phối nếu nói theo Geoffrey Till. Khả năng đấu
tranh giành quyền kiểm soát các đảo và các vùng nước xung quanh được nêu rõ trong các chính sách của quốc gia
trong khu vực và định hình cái nhìn của giới lãnh đạo khu vực đối với các sáng kiến của Mỹ. Các nước này thèm
khát các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các vùng biển và đáy biển đang tranh chấp, và vốn là các nước chăm chỉ
buôn bán, họ quá phụ thuộc vào sự vận chuyển tự do các nguồn tài nguyên và hàng hóa thành phẩm. Các lợi ích
pha trộn này giúp giải thích tại sao các chính phủ châu Á thường có ve mâu thuẫn. Họ tìm cách thắt chặt quan hệ
kinh tế với Trung Quốc trong khi bực bội với các tham vọng địa chính trị của nước này. Họ có động lực lớn khi
cân bằng một Trung Quốc độc đoán vào lúc này, nhưng họ phải sống chung với Trung Quốc mãi mãi, trong khi
siêu cường Mỹ ở nơi xa xơi thì khơng chắc chắn.


Về phần mình, Bắc Kinh nhận thấy một lợi ích sống cịn khi giữ cho các nước trong khu vực không chống lại
mình - đó là lý do tại sao họ thích đàm phán với các quốc gia Đơng Nam Á một cách song phương hơn là đa
phương. Dường như giới lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng đã nhận ra rằng các chính phủ Đơng Nam Á rất đề cao
các lợi ích của mình và sẽ chống cự nếu Trung Quốc đi quá xa. Cho tới khi nào các năng lực hải quân và quân sự
mạnh hơn, Bắc Kinh sẽ không thiếu phương tiện để áp đặt quan điểm của mình. Nhưng bằng cách tự cho mình là
có chủ quyền chính đáng đối với các vùng biển đang tranh chấp, và ngăn cản các nước trong khu vực liên kết lại
với nhau và tăng cường hải quân và quân đội, Bắc Kinh có thể hy vọng dần dần có được sự thừa nhận bất đắc dĩ


vai trị siêu cường khu vực của mình. Họ cũng có thể hy vọng gạt các cường quốc ngồi khu vực như Mỹ và Ấn
Độ ra khỏi các vấn đề của Đông Nam Á - nhiều hơn một nước Mỹ mới nổi đã từng buộc các cường quốc châu Âu
thừa nhận Học thuyết Monroe một thế kỷ trước, buộc họ rút lực lượng hải quân khỏi Tây bán cầu và nhường lại
quyền bá chủ cho Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Washington tăng cường các chương trình hỡ trợ tại Biển Đông, nhưng phải làm việc này với ý thức về một sự
phản đối sẽ mạnh. Mỹ sẽ không phát triển một liên minh an ninh biển rộng rãi, vì Trung Quốc phản đối, và vì các
vấn đề nguy hiểm tác động đến khu vực. Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á sẽ không tham gia một liên minh
khơng có Trung Quốc, vì lo sợ phản ứng của nước láng giềng đang ngày càng hùng mạnh của mình. Tư lâu Bắc
Kinh thể hiện kiềm chế, cả trên biển và trong các phát ngơn chính sách của mình, nhưng họ có thể ngăn chặn bất
kỳ liên minh nghiêm túc nào.


Nhận thấy rõ các ràng buộc này, Washington nên phối hợp với các chính phủ trong khu vực một cách song
phương, hoặc có thể thỉnh thoảng họp nhóm đặc biệt các đối tác, để duy trì an ninh biển. Cách tiếp cận này chưa
phải là lý tưởng nhưng sẽ cho phép Mỹ củng cố các lợi ích của mình mà khơng gây phản ứng dữ dội từ phía
Trung Quốc. Một cách tiếp cận từng phần không thỏa mãn lắm và không đáp ứng tầm nhìn đầy tham vọng của
CS-21 và NSMS. Tuy nhiên, nó phù hợp với thực tế chính trị và sẽ vẫn giúp Mỹ đạt một số mục tiêu trong khu
vực.


Trên hết, giới chức Mỹ nên tiếp tục theo dõi sát và liên tục đánh giá lại các xu hướng diễn ra tại Đơng Nam Á và
thích nghi chiến lược biển của Mỹ với các bối cảnh mới. Nếu Trung Quốc bắt đầu sử dụng tàu hải quân để củng
cố các yêu sách biển của họ, như Lý Quang Diệu phỏng đốn, thì thay đổi này sẽ là dấu hiệu cho thấy một sự
chuyển sang các tương tác mang tính cạnh tranh hơn trong vùng biển khu vực. Nếu như vậy, đó có thể là lúc lãnh
đạo Mỹ cần xem lại cách tiếp cận nhẹ nhàng về xây dựng liên minh, tập trận quân sự và chuyển giao vũ khí. Cái
giá của một chính sách mạnh hơn đối với Biển Đơng có thể là rất lớn, nhưng cũng đáng để duy trì an ninh biển
trong sân khấu quan trọng này.


<b>Châu Giang</b> dịch theo The Middling Kingdom


<b>Bùng nổ chiến tranh từ bãi cạn? </b>




<i><b>Việt-Long, RFA</b></i>
<i><b>2012-05-11</b></i>


Tình trạng đối đầu trên biển giữa Philippines với Trung Quốc từ một tháng nay ở khu vực lãnh hải quanh bãi cạn
Scarborough càng thêm căng thẳng, khi bộ ngoại giao Trung Quốc hôm thứ ba triệu đại biện lâm thời của sứ quán
Philippines tại Bắc Kinh đến để phản đối hành động của Manila.


Phil-Navy.mil screenshot


Một chiến hạm của hải quân Philippines


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc về việc này chứa đựng những lời lẽ rất cứng rắn. Hoa Kỳ tuyên bố
trung lập, nhưng lại cam kết bảo vệ Philippines theo hiệp ước 1951. Scaborough sẽ nổi sóng thật chăng?
Bà thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh tuyên bố những lời lẽ cứng rắn với đại biện Alex Chua của
Philippines sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hoàn tất cuộc đối thoại với Uỳ viên quốc vụ viện Đới
Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh về các vấn đề quốc tế và song phương.


Sau cuộc đối thoại, bà Clinton tuyên bố Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đơng.
Nhưng sau đó bà Ngoại trưởng Mỹ lại xác nhận Hoa Kỳ sẽ thực hiện những điều cam kết trong hiệp ước an ninh
chung với Philippines. Vì thế Trung Quốc có hành động cứng rắn như vậy là để xác định lập trường đồng thời tái
xác định quan điểm của họ về lãnh hải “Lưỡi Bị” trên biển Đơng, và tỏ ra quyết không lùi bước trước mọi phản
kháng và thách đố của Philippines hay bất kỳ nước nào khác trong vấn đề này. “Nước nào khác” đó chính là Hoa
Kỳ, vừa nói chuyện “đối tác” ở Bắc Kinh!


Bãi cạn Scarborough trên bản đồ thế giới- Philippine media screenshot


Hiện nay lập trường của Trung Quốc và Philippines về lãnh hải trên biển Đông đã hiện rõ sự mâu thuẫn rất căn
bản vì lãnh hải Lưỡi Bị đó. Philippines khơng cơng nhận những vùng lãnh hải chồng lấn mà Trung Quốc cơng
bố, mà coi đó là vùng đặc quyền kinh tế của mình, khơng cho Trung Quốc khai thác chung. Liệu các bên có cơ


may tìm được giải pháp nào đó khơng?


<b>Mỹ-Trung chưa tḥn, Phi yên tâm</b>



Đến nay thì chưa ai đưa ra được một giải pháp nào mà các bên tranh chấp đều đồng thuận, cho nên mới có sự đối
đầu gay gắt như vậy. Về phương diện công lý và lẽ phải thì ai cũng thấy rõ thái độ bá quyền bất hợp lý của Trung
Quốc ngay từ khi họ công bố lãnh hải “Lưỡi Bị”. Nhưng Bắc Kinh vì quyền lợi sinh tử về mặt chiến lược nên cứ
ỷ thế làm càn.


Hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ -Trung Quốc họp báo tại Ngũ Giác Đài, 09-05-2012- US DoD.com photo
Hơm thứ hai bộ trưởng quốc phịng Trung Quốc sang Hoa Kỳ, bàn thảo với bộ trưởng Leon Panetta nhiều vấn đề
trong đó có cả việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm quốc phòng sang châu Á Thái Bình Dương, nhưng dường như họ
né tránh thơng báo nội dung và kết quả đàm phán về vấn đề tranh chấp ở biển Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Giới quốc phòng và ngoại giao hai bên hẳn nhiên đã phải bàn đến những vấn đề như Bắc hàn, Iran, Châu Phi và
Philippines nữa, nhưng không ai tuyên bố một điều gì cụ thể.


Điều ấy chứng tỏ rằng họ chưa có giải pháp nếu khơng nói là cịn mâu thuẫn gay gắt vế các vấn đề liên quan đến
biển Đơng. Nhưng điều đó đồng thời có thể chứng tỏ là Hoa Kỳ đứng về phía Philippines, ví thế mới gây mâu
thuẫn.


Một dấu hiệu khác bên ngồi những cuộc bàn thảo song phương đó giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ cho thấy Hoa
Kỳ hẳn nhiên đã bênh vực Philippines, là hôm thứ tư bộ trưởng quốc phịng Philippines Voltaire Gazmin tun bố
rằng trong cuộc nói chuyện với ông hồi tuần trước, Hoa Kỳ đã cam kết bảo vệ Philippines chống mọi cuộc tấn
công quân sự ở biển Đơng. Ơng nhấn mạnh rằng sự bảo vệ đó bao gồm cả các lãnh thổ hải đảo ở Thái Bình
Dương, và tất nhiên cả biển Đơng. Trước đó nữa thì hơm thứ sáu tuần trước bộ ngoại giao Philippines cho biết
năm nay Hoa Kỳ sẽ viện trợ quân sự gấp đôi cho Philippine


<b>Hành động xoa dịu</b>




Song song với những sự kiện đó, Philippines cho biết đang thương lượng với Trung Quốc tại Bắc Kinh về việc
hợp tác khai thác dầu khí ở Bãi Cỏ Rong, đó là tên của Việt Nam đặt và xác định chủ quyền.


Trước hết nói về nguyên nhân thì hẳn là Philippines muốn nêu vấn đề kinh doanh ra để làm dịu bớt tình hình. Vì
theo Tập đồn Dầu khí Philex của Philippines loan báo hơm thứ ba, họ vừa bàn bạc với tập đồn dầu khí CNOOC
của Trung Quốc về khả năng đối tác trong một dự án khai thác khí tự nhiên tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.


Tàu chiến mới tiếp nhận của Mỹ năm 2011- Phil-Navy.mil photo


Dự án theo Philippines gọi là Sampaguita này trị giá đến hằng tỷ đô la nằm tại khu vực Bãi Cỏ Rong, nơi
Philippines gọi là Reed Bank, mà hồi năm ngoái tàu hải quân Trung Quốc từng cố ý đâm vào tàu thăm dị một
cơng ty con của tập đồn Philex. Cơng tác thăm dị sau đó đã bị ngưng phần lớn.


Chủ tịch tập đoàn Philex của Philippines cho biết đã nhận được thư mời chính thức từ CNOOC và hồi tuần rồi đã
đến Bắc Kinh để thảo luận. Cịn việc có đem lại hy vọng khơng thì người ta không thấy dấu hiệu hy vọng nào cho
cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hồng Nham Đảo, và việc của Philex cũng khơng có
nghĩa là Manila lùi bước ở Scarborough cũng như Bãi Cỏ Rong.


Thứ sáu này ở Manila một số người dân sự sẽ tổ chức biểu tình chống Trung Quốc. Trung Quốc nhật báo đã doạ
dẫm Philippines đừng ào tưởng mà dồn Trung Quốc đến chân tường để Bắc Kinh phải dùng võ lực.


<b>Đáp số mẫu</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Đó là một giả thuyết mà nếu xảy ra thì đồng nghĩa với sự nhượng bộ của Philippines. Nhưng nếu có được một
giải pháp nào đó thì nó có thể là một đáp số mẫu cho những bài toán liên quan đến Việt Nam và nhiều vùng tranh
chấp khác sau này. Chính vì thế mà Trung Quốc và Philippines đều hết sức cân nhắc, trong khi


Pháo binh Philippines bảo vệ biển đảo -Phil.DoDWeb screenshot
Việt Nam phải quan tâm theo dõi.



Phỏng vấn cựu đại tá hải quân Quách Hải Lượng của quân đội Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng là tuỳ viên quân
sự của sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên gia về bang giao Việt Trung này cũng cho là các bên đều tỏ ra
cứng rắn nhưng thực ra khơng bên nào muốn gây chiến, và sẽ tìm ra cách giải quyết hồ bình. Ơng kêu gọi cơng
luận”thơng cảm” cho Việt Nam trong những đối sách với Trung Quốc. Nhà ngoại giao Việt Nam biện giải rằng
trên bàn cờ quốc tế ai cũng phải tiến thoái nhịp nhàng, vì mục đích chiến lược lâu dài.


Mời quý vị đọc và nghe bài phỏng vấn đại tá tuỳ viên quân sự Quách Hải Lượng trên cùng trang web này. Quý vị
dùng từ khoá "quách-hải-lượng", nếu cần.


<b>Dân Philippines biểu tình chớng TQ</b>


Cập nhật: 08:24 GMT - thứ sáu, 11 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


'Phillippines sai lầm khi biểu tình'


Người phát ngơn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỡi nói Philippines sai lầm khi kích động biểu tình trước lãnh
sự TQ tại Manila.


Xemmp4


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác



</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Khoảng 200 người đã tham gia vào cuộc phản đối và một số người mang biểu ngữ cáo buộc Trung Quốc có chiến
thuật hù dọa kéo dài một tháng trong một cuộc đối đầu giữa các tàu của hai nước tại bãi cạn Scarborough ở Biển
Đông.


<b>Các bài liên quan</b>



 Người Philippines 'sẽ biểu tình chống TQ'
 TQ ngừng các tour tham quan Philippines


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Tranh chấp lãnh thổ


Các hãng du lịch Trung Quốc đã tạm hủy tour thăm Philippines vì quan hệ đang ngày càng xấu đi.


Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu Philippines tiếp tục
khẳng định chủ quyền tại bãi đá ngầm Scarborough.


Báo chí tại Philippines đưa tin cảnh sát đã ngăn một nhà hoạt động đốt một lá cờ Trung Quốc tại cuộc biểu tình
bên ngồi lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati.


Đại sứ quán Trung Quốc trước đó cảnh báo cơng dân của mình ở Philippines trước cuộc biểu tình.


<b>'Khơng can dự'</b>


Chính phủ Philippines khơng muốn can dự vào cuộc biểu tình vào thứ Sáu 11/05 tại Manila, nhưng người phát
ngôn của Tổng thống Abigail Valte nói tự do biểu đạt được tơn trọng trong Hiến pháp nước này.


Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng cho biết các cuộc biểu tình có tính tự phát cá nhân.



"Chúng tôi không can dự vào việc này", ông nói và lưu ý thêm rằng ngay cả thậm chí cũng có các nhóm người
Trung Quốc cũng có hành động tương tự chống Philippines ở nước ngoài.


Ban tổ chức của một nhóm dân sự cho biết họ sẽ tuần hành tới các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở New
York, Singapore và Rome.


Các cuộc biểu tình tương tự sẽ diễn ra tại Washington DC, Chicago, Los Angeles, San Francisco, Toronto,
Sydney, Tokyo.


Mới đây, tờ Hoàn cầu thời báo đã có một bài xã luận mạnh mẽ Bấm kêu gọi chiến tranh với Philippines trên Biển
Đơng.


Dưới tiêu đề: ‘Hịa bình chỉ là chuyện trong mơ nếu khiêu khích vẫn tiếp diễn’, bài xã luận có giọng điệu rất hiếu
chiến này được đăng trên trang mạng của tờ Hồn cầu thời báo hơm thứ Tư ngày 9/5.


Theo đánh giá của Hoàn cầu thời báo thì một hành động đáp trả quyết đốn của Trung Quốc vào lúc này sẽ nhận
được “sự ủng hộ rộng rãi của người dân Trung Quốc” và rằng nếu thế đối đầu hiện tại leo thang thành một cuộc
xung đột quân sự thì “cộng đồng quốc tế cũng đừng lấy làm ngạc nhiên”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm thứ Tư 2/5 cho hay Philippines đã đệ trình bản danh mục yêu
cầu Mỹ cung cấp cho lực lượng vũ trang nước này các tàu hải giám, máy bay, hệ thống radar và các trạm giám sát
bờ biển.


<b>Biểu tình tại Trung Q́c và Philippines về vụ tranh chấp ở Biển Đông</b>


Những người hoạt động chống đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở vùng biển nam nước này đã tuần hành đến
sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay, làm tăng thêm căng thẳng trong vụ tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.
Thơng tín viên VOA Shannon Van Sant tường thuật về phản ứng tại Bắc Kinh, nơi một nhóm nhỏ hơn người biểu
tình Trung Quốc tụ tập tại sứ quán Philippines.









 More Sharing Services





Hình: AP


Dân Philippines tuần hành về hướng lãnh sự quán Trung Quốc trong quận Makati, một trung tâm tài chính của
Philippines, hôm 11/5/12


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Lâu nay Trung Quốc vẫn nhận chủ quyền vùng đảo gọi là Bãi đá ngầm Scarborough ở Philippines.
Hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỡi quy trách


cho Philippines về tình hình căng thẳng gia tăng giữa hai nước.


Ơng Hồng nói phía Philippines khuyến khích nhân dân Philippines tổ chức
biểu tình chống Trung Quốc tại sứ quán nước này, một hành động mà ơng
cho rằng gây khó khăn thêm và làm cho tình hình căng thẳng hơn.


Ơng nói Trung Quốc chú ý nhiều đến sự an tồn của cơng dân Trung Quốc
ở Philippines và đã yêu cầu phía Philippines tiến hành các biện pháp hữu
hiệu để nghiêm túc bảo vệ an ninh cho công dân Trung Quốc và các định
chế của Philippines.



Vụ tranh chấp đã trở thành một vấn đề danh dự dân tộc đối với một số
người Trung Quốc. Những nhóm nhỏ người biểu tình đã đi tuần hành trước
sứ quán Philippines ở Bắc Kinh hơm nay.


Người biểu tình này nói ông ta tin rằng đảo Hoàng Yến là một phần khơng
thể tách rời của Trung Quốc. Ơng hy vọng các chính phủ khơng để chuyện
này gây ra bang giao xấu giữa đơi bên.


Cuộc biểu tình tại Manila lớn hơn nhiều. Nơi đây hàng trăm người biểu
tình đã đi tuần hành trước sứ quán Trung Quốc. Nhiều người mang biểu
ngữ ghi hàng chữ, “Trung Quốc hãy rút lui.”


Bà Emma Hizon là một trong những người tổ chức biểu tình.


Bà nói mục tiêu chính của hành động biểu tình là kêu gọi sự chú ý của
cộng đồng quốc tế đến những vụ vi phạm liên tục và ngày càng căng thẳng
tại khu vực bãi đá Scarborough mà Philippines gọi là Panatag, mà người
Philippines cho là một phần thiết yếu thuộc chủ quyền của Philippines.
Vụ giằng co hồi tháng 4 đã leo thang khi Trung Quốc phái 2 tầu hải giàm
để ngăn chặn Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở ngoài khơi đảo
Hoàng Yến. Một tầu tuần duyên Philippines hiện đang đối đầu với 2 chiếc
tầu của Trung Quốc.


Nhiều nước địi chủ quyền tồn bộ hay một phần vùng biển Nam Trung
Hoa, trong đó có Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Thủy lộ này là
một tuyến đường giao thương rất quan trọng về mặt chiến lược trong vùng,
và có tiềm năng là một nguồn dầu khí dồi dầo trong khu vực. Nhưng trong
mấy tuần qua các giới chức Trung Quốc đã đưa ra thêm những lời cảnh



báo về vụ tranh chấp lãnh hại, với các tờ báo nhà nước cảnh cáo rằng sẽ có “một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ”
nếu Philippines không nhượng bộ.


Trung Quốc đã cảnh báo cơng dân mình ở Philippines nên thận trọng và Dịch vụ Lữ hành Quốc tế Trung Quốc,
một hãng du lịch quốc doanh lớn cho biết họ đang hoãn các chuyến du hành tới Philippines vì những vụ biểu tình
này. Vụ giằng co cũng đang gây ảnh hưởng đến giao thương giữa hai nước. Trong một hành động có thể là để
trừng phạt của chính phủ Trung Quốc, 1 ngàn 200 container chuối của Philippines đã bị hải quân Trung Quốc giữ
lại vì điều mà giới hữu trách nói là vấn đề kiểm dịch.


Trong khi đó, các tổ chức dân sự ở Philippines cho hay họ đang dự định tổ chức thêm các cuộc biểu tình bên
ngoài các phái bộ Trung Quốc ở New York, Singapore và Roma.


Diễn tiến vụ tranh chấp hải
phận giữa Philippines và
Trung Quốc


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>Dân chúng Philippines biểu tình chớng Trung Q́c ở Manila </b>








 More Sharing Services





Hình: AP



Dân Philippines tuần hành về hướng lãnh sự quán Trung Quốc trong quận
Makati, một trung tâm tài chính của Philippines, hơm 11/5/12


Hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngồi đại sứ qn Trung Quốc ở
Manila hôm nay để bày tỏ sự ủng hộ cho Philippines trong vụ đối đầu căng
thẳng với Trung Quốc vì nhóm đảo có tranh chấp ở Biển Đơng.


Nhiều người Philippines vẫy quốc ký, hô khẩu hiệu chống Trung Quốc và
mang theo biểu ngữ địi chính phủ Trung Quốc rút tàu bè ra khỏi vùng biển
xung quanh bãi cạn Scarborough – nơi Trung Quốc gọi là đảo Hoàng
Nham và Philippines gọi là Panatag.


Ông Emman Hizon, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, cho
biết mục tiêu là thu hút sự chú ý của quốc tế về việc Trung Quốc xâm lấn
lãnh thổ của Philippines.


Trung Quốc đã ban hành cảnh báo an ninh cho công dân của họ ở


Philippines và yêu cầu Manila bảo đảm là những cuộc biểu tình khơng có
bạo động. Tuy nhiên, cuộc biểu tình có qui mô nhỏ hơn dự kiến và không


Diễn tiến vụ tranh chấp hải
phận giữa Philippines và
Trung Quốc


Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè
của Trung Quốc và Philippines đã
lâm vào một vụ giằng co về các
nhóm đảo khơng có người ở


trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Sau đây là những thời điểm chính
trong vụ tranh chấp này:


10 tháng 4, 2012: Tầu Trung
Quốc chận một tầu chiến của
Philippines không cho bắt ngư
dân Trung Quốc tại bãi cạn.
16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa
Kỳ và Philippines bắt đầu các
cuộc tập trận thường niên, một số
diễn ra trong vùng biển Nam
Trung Hoa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

có tin gì về bạo động.


Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỡi tố cáo chính phủ Philippines xúi giục biểu
tình, một hành động mà ơng cho là sai trái và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.


Một số người Trung Quốc cũng biểu tình bên ngồi đại sứ qn Philippines ở Bắc Kinh ngày hơm nay trong lúc
có sự hiện diện đơng đảo của công an cảnh sát.


Vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough bùng ra cách đây hơn một tháng, khi tàu hải giám Trung Quốc ngăn không cho
một chiếc tàu hải quân Philippines bắt giữ những ngư phủ Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp ở mạn tây
bắc Philippines.


Cả hai bên đều dùng những ngôn từ ngày càng gay gắt trong vụ xung đột, với việc truyền thông nhà nước Trung
Quốc đề cập tới khả năng xảy ra chiến tranh.


Tuy nhiên, một bài bình luận ngày hơm nay trên tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dường


như đã dịu giọng khi nói rằng “đơi bên phải giữ đầu óc tỉnh táo.”


Trong khi đó, hầu hết các công ty lữ hành Trung Quốc đã ngưng thực hiện các chuyến du lịch Philippines và tờ
Trung Quốc Thời báo của nhà nước Trung Quốc nói rằng những loại trái cây Philippines nhập vào Trung Quốc đã
bắt đầu được kiểm tra nghiêm nhặt hơn, khiến cho nhiều chuyến hàng bị ứ đọng ở các hải cảng.


<b>Việt Nam tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông </b>








 More Sharing Services


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Việt Nam tố cáo Đài Loan vi phạm chủ quyền trên quần đảo Trường Sa khi đưa một số quan chức ra đảo Ba Bình
thuộc quần đảo này và tuyên bố chủ quyền tại đây.


Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/5, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói Việt
Nam phản đối hành động của Đài Loan gây căng thẳng thêm cho tranh chấp chủ quyền Biển Đông và yêu cầu Đài
Loan chấm dứt việc làm sai trái.


Ông Lương Thanh Nghị cũng cho biết thêm rằng Việt Nam rất quan tâm trước việc Trung Quốc vừa cho giàn
khoan lớn nhất khởi sự thăm dò dầu khí ở Biển Đơng.


Người phát ngơn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh các hoạt động trên Biển Đông phải tuân theo luật pháp
quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, và không được xâm phạm chủ quyền cũng như quyền tài
phán của các nước trong khu vực.



Ông Nghị lặp lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa-Hồng Sa và thơng báo rằng
theo u cầu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, công ty Google đã sửa lại các thông tin sai lệch trên bản đồ Google
Maps đối với chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.


Nguồn: CNA, Taiwan Today, Vietnam Ministry of Foreign Affairs website


<b>Sức mạnh cứng và mềm của VN và TQ</b>


Tiến sỹ Vũ Duy Phú


Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội


Cập nhật: 14:04 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Đức Quốc xã từng rất mạnh nhưng cũng sụp đổ


<b>Bài viết của Bấm Trình Anh Hờng nhiều điều khách quan, rất đáng tham khảo. Sau đây tôi xin góp bàn </b>
<b>thêm mấy thiển y.</b>


Sức mạnh thực sự của một nước là tổng hòa của cả hai phần sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Có lẽ khơng cần
giải thích thêm về hai nội dung chi tiết này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

 So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ
 Dĩ vãng cuộc chiến Việt - Trung



 Tại sao VN "không tam quyền phân lập?" Nghe 10:21


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Quan hệ Việt Trung


Sức mạnh thật sự của một cường quốc được tạo ra khi hai sức mạnh cứng và mềm được hài hòa, đều khá hoặc rất
mạnh, cái nọ bổ sung cho cái kia. Đức Quốc xã, Nhật Bản trước đại chiến II là ví dụ về một nước chỉ có sức mạnh
cứng, rất mạnh, nhưng lại rất tồi tệ trên quan điểm chung của thế giới về sức mạnh mềm. Kết cục hai chế độ lúc
đó của cả hai nước đã kết thúc thảm bại.


Mỹ là một thí dụ về một siêu cường đặc biệt. Về sức mạnh cứng, ai cũng biết, nước Mỹ đã từ lâu đứng đầu thế
giới, cả kinh tế lẫn quân sự. Nhưng trên thực tế, có lúc Mỹ rất mạnh – thời gian được coi là rất mạnh thường
nhiều và kéo dài hơn – có lúc Mỹ lại trở nên khá yếu – thời gian bị coi là khá yếu ngắn hơn.


Bình thường, phần sức mạnh mềm của Mỹ cũng đã rất khá, tương trưng nhất là những tư tưởng tự do, dân chủ,
nhân quyền của nước Mỹ đã ghi trong Tuyên ngôn lập nước và Hiến pháp quốc gia, đã được thế giới thừa nhân,
cùng với một thể chế chính trị được coi là tiến bộ hơn cả trên thế giới cho đến gần đây. Khi nước Mỹ rất mạnh, ấy
là lúc các chính sách, trước hết là các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ đều được tạo bởi cả sức mạnh
cứng lẫn sức mạnh mềm một cách đồng bộ.


Trung Quốc có thể trở thành siêu cường được yêu chuộng khơng?


Cịn ngược lại, nước Mỹ đã trở nên yếu. hơn, khi nước Mỹ thi hành những chính sách khơng được lịng người dân
và bạn bè trên thế giới. Điển hình rõ nhất về thời kỳ nước Mỹ yếu, đó là thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt
Nam. Sở dĩ có chuyện giao động tương đối lúc mạnh, lúc yếu như vậy về sức mạnh đối với nước Mỹ, là bởi vì,
chính sách cụ thể trong từng thời kỳ của nước Mỹ lại do các đảng nắm quyền chi phối. Tuy nhiên, do chế độ tự do
dân chủ và nhân quyền là nền tảng lớn, cơ bản của nước Mỹ, do đó, những sai sót tạm thời của các đời tổng
thống, không thể kéo dài. Nhân dân Mỹ sẽ là người đấu tranh đưa nước Mỹ trở lại với tinh thần của Tuyên ngôn


lập nước và Hiến pháp Dân chủ nhân quyền của nước này.


<b>Sức mạnh mềm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Vẫn biết rằng, những điều đó là cịn chưa hồn tồn trong tầm tay, nếu xem xét thực tại Việt Nam vẫn đang nhiều
khó khăn, tệ nạn và cịn đang ở giai đoạn “suy thối tư tưởng và đạo đức” hơi bị nặng, nhưng chắc chắn với
truyền thống quật cường, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đạt được ý nguyện đó của mình. Nghĩa là sẽ lấy lại
được sức mạnh mềm vốn có, trong khi đang phấn đấu để nâng sức mạnh cứng của đất nước lên.


Việt Nam và Trung Quốc có rất rất nhiều điểm giống nhau. Nhưng so sánh thì vẫn khó.


Cái khác quan trọng nhất giữa hai nước là: Việt Nam thì nhỏ, Trung Quốc lại rất lớn. Do đó, nếu có sự khác nhau
đáng kể nhất chính là do cái đặc điểm này nó tạo ra. Chính vì thế mà cái “đại cục” của Trung Quốc và của Việt
Nam cũng khác nhau.


"Cái khác quan trọng nhất giữa hai nước là: Việt Nam thì nhỏ, Trung Quốc lại rất lớn. Do đó, nếu có sự khác
nhau đáng kể nhất chính là do cái đặc điểm này nó tạo ra. Chính vì thế mà cái “đại cục” của Trung Quốc và của
Việt Nam cũng khác nhau. "


Việt Nam muốn n ổn hịa bình xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc và hữu hảo với tất cả bạn bè xa gần,
nhất là với Trung Quốc. Có vậy thơi. Vì Việt Nam nhỏ, nên về cơ bản khơng thể có điều kiện và căn cứ vật chất
cho tư tưởng dân tộc cực đoan nẩy sinh và phát triển.


Cịn đối với Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc là một nước lớn, đang trên đà vươn lên cố ý dành lấy vị thế
ngày càng cao hơn trên trường quốc tế, trong đó có vị thế cứng và vị thế mềm. Trong tình hình đó, một bộ phận
khá lớn lãnh đạo và nhân dân hy vọng mình sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, đóng
góp xứng đáng của một nước lớn với hịa bình và thịnh vượng của thế giới. Và sau đó là cùng Hoa Kỳ và các
cường quốc khác trở thành đa cực lãnh đạo thế giới.


Nhưng có một bộ phận khơng nhỏ khác lại suy nghĩ theo loogic của tư tưởng dân tộc cực đoan nước lớn. Đây


chính là cái gây rắc rối nhất cho Trung Quốc hiện nay, chứ thực chất cũng khơng phải “ý thức hệ” gì nhiều, gây
rắc rối cả đối nội lẫn đối ngoại. Đó là cái khác cơ bản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên rất khó so sánh và dự
báo, tình hình hai nước sẽ đi đến đâu và có cịn giống nhau nhiều như trước nữa hay khơng!


Nói cho vui: Tơi mà là lãnh đạo Trung Quốc, tôi cương quyết lãnh đạo hướng dẫn nhân dân cùng bình tĩnh, nâng
tầm sức mạnh mềm (hịa bình, bác ái, nhân đạo, chính sách hợp lòng dân và phù hợp trào lưu Tự do Dân chủ,
Nhân quyền thế giới. . ) của đất nước tiến lên ngang bằng , đồng bộ với sức mạnh cứng, rồi đến một lúc nào đấy,
cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm của Trung Quốc đều vượt hơn Mỹ, thì đương nhiên lúc đó ngọn cờ lãnh đạo
thế giới sẽ đến tay Trung Quốc mà thôi. Có gì mà đáng nóng vội sơi sục lên như hiện nay?


Nếu không khéo bảo nhau, mà manh động như Đức Quốc xã hay Nhật Bản trước đây, thì lại là dại dột, thậm chí
mất hết, lại mất cơng làm lại từ đầu như họ. Hy vọng rằng, sự lo xa như vậy là vơ ích.


<i>Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu đang sống ở Hà Nội.</i>

<b>Chiến tranh đến gần? </b>



Cập nhật: 10:03 GMT - thứ năm, 10 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở một bãi cạn trên Biển Đông đã leo thang đến mức độ nguy hiểm
Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough/Hồng Nham đang ngày càng leo
thang khơng có điểm dừng và dường như đang ở bờ vực của một cuộc xung đột vũ trang.


Mới đây, tờ Hoàn cầu thời báo đã có một bài xã luận mạnh mẽ kêu gọi chiến tranh với Philippines trên Biển
Đông.


<b>Các bài liên quan</b>




 Người Philippines 'sẽ biểu tình chống TQ'
 TQ 'khơng quốc tế hóa tranh chấp'


 Manila muốn Mỹ tăng hỡ trợ quốc phịng


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,
 Tranh chấp lãnh thổ


Trong các diễn biến khác, Trung Quốc đã cảnh báo công dân nước này ở Manila tránh ra đường do các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.


Trong lúc này, các công ty Trung Quốc cũng tạm dừng đưa du khách của họ đến Philippines do tình cảm chống
Trung Quốc đang dâng cao ở người dân nước này.


<b>‘Đến lúc hành động’</b>



Dưới tiêu đề: ‘Hịa bình chỉ là chuyện trong mơ nếu khiêu khích vẫn tiếp diễn’, bài xã luận có giọng điệu rất hiếu
chiến này được đăng trên trang mạng của tờ Hoàn cầu thời báo hôm thứ Tư ngày 9/5.


Vốn là phụ bản của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, Hoàn cầu thời báo là
tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thường xuyên cất tiếng nói đe dọa các nước láng giềng có tranh chấp với
Trung Quốc trên Biển Đơng.


Theo Hồn cầu thời báo thì lý do Trung Quốc cần có hành động chiến tranh với Philippines là vì đối với Trung
Quốc thế đối đầu ở Đảo Hoàng Nham ‘là vấn đề chủ quyền’ và đã đến lúc ‘Philippines cần bị đánh bại’.


“Nếu khơng thì sự quấy nhiễu của các tàu Philippines sẽ khơng bao giờ chấm dứt vì họ nghĩ rằng sẽ khơng mất


mát gì cả để làm nhục Trung Quốc chỉ để phục vụ ý đồ đoàn kết người dân của họ,” bài xã luận viết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Hoàn cầu thời báo


Tờ báo này nhận định “tình hình đã leo thang đến giai đoạn mà Trung Quốc cần phải giành được chiến thắng”.
Thậm chí, ngay cả khi “cái giá mà Trung Quốc phải trả vượt quá sự mường tượng” thì hành động chiến tranh vẫn
cần thiết vì, theo Hồn cầu thời báo, “kéo dài cuộc khủng hoảng (ở Scarborough/Hoàng Nham) chỉ làm tổn
thương đến sự đồn kết của Trung Quốc”.


“Hịa bình là xa xỉ nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng.”


“Ngay bây giờ, Manila rất muốn khuấy động tình hình với việc dư luận người dân nước này đang thể hiện một
tinh thần dân tộc quá khích và nhà cầm quyền (Philippines) hiện nay đang lợi dụng tình cảm này để củng cố
quyền lực,” bài báo viết.


“Trong tình hình đó, Philippines cần được dạy một bài học về tinh thần dân tộc quá hung hăng.”


Theo đánh giá của Hoàn cầu thời báo thì một hành động đáp trả quyết đốn của Trung Quốc vào lúc này sẽ nhận
được “sự ủng hộ rộng rãi của người dân Trung Quốc” và rằng nếu thế đối đầu hiện tại leo thang thành một cuộc
xung đột quân sự thì “cộng đồng quốc tế cũng đừng lấy làm ngạc nhiên”.


"Một hành động đáp trả quyết đoán của Trung Quốc vào lúc này sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân
Trung Quốc"


Hoàn cầu thời báo


Bài xã luận cũng cho rằng “không nên thổi phồng” những “hậu quả chính trị của việc dùng vũ lực để đáp trả lại
sự khiêu khích của Philippines.”


“Giải quyết cuộc khủng hoảng ở Đảo Hồng Nham có thể sẽ dẫn đến những hậu quả phức tạp, nhưng hậu quả này


không nghiêm trọng đến mức phải hy sinh vận mệnh quốc gia của Trung Quốc,” bài báo viết.


“Phải làm cho thế giới thấy được quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.”

<b>‘Nhân dân phẫn nộ’</b>



Tình cảm chống Trung Quốc đang gia tăng ở Philippines


Tờ báo này cũng nhắc lại việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lưu ý với Philippines rằng Trung Quốc đã chuẩn bị
đầy đủ để đáp trả lại các động thái leo thang tranh chấp của Manila.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Đến hôm nay là tròn một tháng xảy ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn
Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều cho là thuộc chủ quyền của mình.


Vụ việc xảy ra vào ngày 10/4 khi hai tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện ngăn cản tàu chiến của Philippines đang
tìm cách bắt giữ ngư dân Trung Quốc bị phát hiện ‘đánh bắt trộm’ hải sản thuộc diện tối nguy ở vùng biển này.
“Philippines đã phớt lờ những cảnh báo liên tiếp (của Trung Quốc) kể từ khi họ khơi mào cuộc khủng hoảng ở
Đảo Hoàng Nham hồi tháng Tư,” bài xã luận cho biết và nói rằng “dường như Philippines thấy cần phải hành
động cứng rắn khi thế bế tắc tiếp diễn”.


“Người dân Trung Quốc đang cảm thấy khó hiểu trước các hành động khiêu khích liên tục của Philippines,” bài
báo viết.


"Nếu thế đối đầu hiện tại leo thang thành một cuộc xung đột quân sự thì cộng đồng quốc tế cũng đừng lấy làm
ngạc nhiên."


Hoàn cầu thời báo


“Một cảm giác phẫn nộ đang hình thành ở đất nước vốn ln chọn cách tiếp cận không ồn ào.”


Tuy nhiên, bất chấp ‘những nỗ lực của Trung Quốc, thậm chí với việc khơng loại trừ lựa chọn quân sự’, các tranh


chấp ở Biển Đơng khó có khả năng được giải quyết nhanh chóng.


“Trong q trình dài hơi này, chính phủ Trung Quốc phải thể hiện lập trường và cho mọi người thấy nguyên tắc
của mình.”


Trong khi đó, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cũng có bài xã luận nhan đề ‘Với việc Philippines gia tăng
căng thẳng, nhân dân Trung Quốc đang cạn dần kiên nhẫn’, còn trang mạng của Nhân dân nhật báo đêm ngày 9/5
cũng đăng bài báo dưới tựa đề ‘Trung Quốc không phải cây cỏ mà không đánh trả khi bị tấn công’.


BBC Hoa ngữ cũng đã hỏi ý kiến một nhà bình luận chính trị ở Singapore và người này trả lời rằng vào lúc này
không thể loại trừ một cuộc xung đột quy mô nhỏ kiểu như cuộc chiến ngắn ở Quần đảo Hồng Sa vào năm 1974.

<b>"TQ khơng gây chiến" vì biển đảo</b>



Cập nhật: 14:54 GMT - thứ bảy, 12 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Trung Quốc bác bỏ tin nói quân đội của họ đang chuẩn bị một cuộc chiến trong khi có căng thẳng liên quan tới
tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đơng.


Một tun bố của Bộ Quốc phịng được đưa ra bất chấp những cảnh báo đối với Philippines rằng xung đột quân
sự có thể xảy ra liên quan tới bãi đá ngầm có tên Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).


<b>Các bài liên quan</b>




 Dân Philippines biểu tình chống TQ
 TQ ngừng các tour tham quan Philippines
 Người Philippines 'sẽ biểu tình chống TQ'


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,
 Asean ,


 Tranh chấp lãnh thổ


Tàu từ cả Trung Quốc và Philippines đã ở trong tình trạng đối đầu trong hơn một tháng qua vì bãi đá ngầm này.
Nước này cáo buộc nước kia đã xâm nhập vào vùng lãnh hải của mình.


"Tin tức rằng vùng quân sự Quảng Châu, hạm đội Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các đơn vị khác đã được
đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là khơng đúng sự thật", Bộ Quốc phịng Trung Quốc nói trong một tuyên
bố ngắn gọn trên trang web của họ vào cuối ngày thứ Sáu.


Lo ngại sẽ xảy ra đụng độ có vũ trang đã gia tăng khi tờ báo của quân đội Trung Quốc cảnh báo không nên đối xử
với quân đội như một con hổ giấy, phân tích gia chuyên về Châu Á đài BBC, Charles Scanlon, nói.


Cảnh báo này đã khiến có tin đồn trên các trang web tại Trung Quốc rằng hải quân đang chuẩn bị hành động và
giới chỉ huy quân sự ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, đang chuẩn bị cho chiến tranh, vẫn theo phân tích gia
của BBC.


Bộ Quốc phịng Trung Quốc đã chính thức bác bỏ tin này, nhưng các nhân vật có đường lối cứng rắn trong giới
lãnh đạo dường như đã khơng cịn kiên nhẫn trước cách tiếp cận đầy thách thức từ một nước láng giềng nhỏ bé
hơn nhiều so với họ.


Các phân tích gia cho biết chính phủ trung ương có thể thấy có cơ hội để chuyển hướng sự chú ý ra khỏi các vấn


đề nội bộ của Trung Quốc.


Nhưng khơng rõ chủ định của họ là gì - và những lợi ích có tính cạnh tranh cùa các cơ quan hàng hải và của quân
đội cũng có nghĩa khó có thể đốn được Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo đây, theo phân tích gia của BBC, Charles
Scanlon.


<b>Biểu tình</b>


Hơm thứ Sáu, vài trăm người đã biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, đòi Trung Quốc
phải rút tàu của họ khỏi bãi đá ngầm đang có tranh chấp này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Một số tàu đánh cá và tàu tuần giám của cả Trung Quốc và Philippines vẫn tiếp tục đóng tại đây, và cả hai bên
đều từ chối rút lui.


Bãi đá ngầm, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, gồm một loạt các dải đá và san hô, cách Philippines hơn
100 dặm (160km) và cách Trung Quốc 500 km.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ một khu vực rộng lớn hình lưỡi bị ở Biển Đơng, khiến gây tranh
chấp giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc ngày càng khẳng
định mạnh mẽ về vấn đề này.


Chính phủ Philippines đã yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề này tại Tồ án quốc tế về Luật biển (ITLOS).
Hơm thứ Bảy, Ngoại trưởng Australia, ông Bob Carr, phát biểu vào đầu chuyến thăm Trung Quốc, đã kêu gọi các
nước trong khu vực hãy giải quyết các tuyên bố chủ quyền của mình thơng qua luật pháp quốc tế.


"Chúng tơi khơng đứng về phía bên nào trước những tun bố chủ quyền khác nhau tại Biển Đơng," ơng nói.
"Nhưng với quan tâm của chúng tôi ở Biển Đông, với thực tế rằng một tỷ lệ khá lớn giao thương của chúng tôi đi
qua vùng này... chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước hãy làm rõ và theo đuổi tuyên bố chủ quyền đó và tuân thủ
các quyền hàng hải kết hợp luật pháp quốc tế bao gồm Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc."



<b>Trung Q́c dịu giọng trong việc cơng kích Philippines</b>



Chính phủ Trung Quốc tiếp tục có lập trường cứng rắn trong vụ đối đầu trên biển kéo dài nhiều tuần nay với
Philippines, nhưng những lời lẽ cơng kích gay gắt đối với Manila đã có dấu hiệu giảm bớt. Từ văn phịng của
VOA ở Bắc Kinh, thơng tín viên Stephanie Ho gởi về bài tường thuật sau đây.


Stephanie Ho | Bắc Kinh






 More Sharing Services


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Hình: AP


Dân Philippines tuần hành về hướng lãnh sự quán Trung Quốc trong quận
Makati, một trung tâm tài chính của Philippines, ngày 11/5/12


Khơng mấy ai ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc nhất mực qui lỗi cho
Philippines về vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo
Hồng Nham.


Trong bài tường thuật ngày hơm nay, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung
Quốc nói rằng vụ xích mích mới nhất này đã bùng ra hồi tháng 4, khi một
chiến hạm Philippines quấy nhiễu 12 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc
đang tránh bão ở đảo Hoàng Nham.


Tuy có sự phản kháng kịch liệt của Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi


của Bộ Ngoại giao hôm nay đã có lời le mềm mỏng hơn khi trả lời các câu
hỏi của báo chí. Ơng kêu gọi Manila thừa nhận điều mà ông mô tả là lập
trường rõ ràng và trước sau như một của Trung Quốc là họ có chủ quyền
khơng thể tranh cãi đối với hịn đảo này.


Ơng Hồng nói rằng Philippines nên thật sự tơn trọng chủ quyền và sự tồn
vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ơng nói thêm rằng địi hỏi của Bắc Kinh là
Manila xúc tiến các cuộc thương lượng ngoại giao về vấn đề này.


Hôm nay, trong một vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo khác, các nhà
thương thuyết của Trung Quốc đã gặp gỡ những nhân vật tương nhiệm
phía Nhật Bản để thảo luận về những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau
đối với quần đảo Điếu Ngư Đài mà Nhật Bản gọi là Senkaku.


Trong những năm gần đây, hai nước đã tranh cãi kịch liệt về đảo Điếu
Ngư, nhưng ông Vương Đông, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học
Bắc Kinh, nói rằng đơi bên giờ đây đang sẵn sàng đàm phán.


Ơng Vương nói: "Tơi nghĩ rằng trong vụ tranh chấp Trung-Nhật, cả hai
chính phủ ở Bắc Kinh và Tokyo đều có ý chí chính trị và ước muốn để theo


Diễn tiến vụ tranh chấp hải
phận giữa Philippines và


Trung Quốc


Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè
của Trung Quốc và Philippines đã
lâm vào một vụ giằng co về các
nhóm đảo khơng có người ở


trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Sau đây là những thời điểm chính
trong vụ tranh chấp này:


10 tháng 4, 2012: Tàu Trung
Quốc chặn một tàu chiến của
Philippines không cho bắt ngư
dân Trung Quốc tại bãi cạn.
16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa
Kỳ và Philippines bắt đầu các
cuộc tập trận thường niên, một số
diễn ra trong vùng biển Nam
Trung Hoa.


18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác
bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ
tranh chấp ra tòa án quốc tế.
19 tháng 4, 2012: Trung Quốc
phái một tàu tuần tối tân nhất là
đến hòn đảo đang tranh chấp.
30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng
Hoa Kỳ Hillary Clinton nói
Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ
không đứng về bên nào trong vụ
tranh chấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

đuổi những hoạt động tham vấn ngoại giao và điều đình về những vấn đề tranh chấp biển đảo."


Trong khi đó, vụ tranh chấp Trung Quốc-Philippines vẫn đang tiếp diễn. Ông Vương tố cáo Philippines làm cho
tình hình trở nên phức tạp qua những việc mà ông mô tả là “những hành động và tuyên bố có tính chất khiêu


khích bừa bãi”, trong đó có việc địi Hoa Kỳ bảo vệ.


Ơng Vương nói: "Rõ ràng là họ muốn dựa vào Hoa Kỳ, và có thể nói là lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại Trung
Quốc."


Hoa Kỳ có hiệp ước phịng thủ chung với Philippines, nhưng Washington đã tuyên bố không thiên về bên nào
trong vụ xung đột hiện nay giữa Bắc Kinh với Manila và mong muốn vấn đề này được giải quyết một cách hịa
bình.


Ơng Lý Kim Minh, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, cho rằng
Washington đang hành động đúng đắn.


Ơng Lý nói rằng ngoại trưởng Hillary Clinton đã cho biết rõ là Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh
chấp, nhưng Trung Quốc và Philippines cần phải giải quyết vấn đề này một cách hịa bình. Ơng cho rằng nếu Hoa
Kỳ tiếp tục giữ thái độ như vậy thì điều đó sẽ có ảnh hưởng tốt đối với việc giải quyết vụ tranh chấp này.


<b>Đồ rởm TQ 'tràn lan trong quân đội Mỹ'</b>


Cập nhật: 13:42 GMT - thứ ba, 22 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Bất kỳ một bộ phận quân sự nào bị hỏng đều có thể gây nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ


<b>Nhiều linh kiện điện tư giả mạo của Trung Quốc đang được sư dụng trong các thiết bị quân sự Mỹ, theo </b>
<b>báo cáo của một ủy ban Thượng viện quan trọng.</b>



Cuộc điều tra kéo dài một năm của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ phát hiện được 1.800 trường hợp các bộ
phận giả gắn trong máy bay quân sự Mỹ.


<b>Các bài liên quan</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,


 Quan hệ Mỹ - Trung


Ước tính hơn 70% trong khoảng một triệu linh kiện bị nghi ngờ có nguồn gốc từ Trung Quốc.


Báo cáo quy trách nhiệm nằm ở chuỗi cung ứng của Mỹ, và Trung Quốc thì khơng kiểm sốt được thị trường
hàng giả.


Chỉ cần một thiết bị không hoạt động cũng đủ gây rủi ro an ninh và an toàn quốc gia, gây nhiều phí tổn đối với
Lầu Năm Góc.


Lính Mỹ sử dụng nhiều "linh kiện điện tử nhỏ và cực kỳ tinh vi" trong hệ thống thăm dò ban đêm, radio và các
thiết bị định vị GPS.


Nếu một bộ phận duy nhất bị hỏng cũng có thể đặt người lính vào tình thế nguy hiểm, báo cáo này cho biết.
Báo cáo nhấn mạnh các bộ phận bị nghi là giả mạo được sử dụng trong trực thăng SH-60B của Hải quân Hoa Kỳ,
máy bay không vận C-130J và C-27J và máy bay Poseidon P-8A của Hải quân.


Ngoài Trung Quốc, hai các quốc gia lớn kế tiếp là Anh và Canada cũng bị phát hiện là nguồn gốc của các bộ phận
giả mạo.



<b>‘Tránh né’</b>


Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ chỉ trích Trung Quốc khơng đóng cửa các nhà sản xuất hàng giả và nói rằng
nhân viên ủy ban muốn đến Trung Quốc để điều tra đã không được cấp thị thực.


“Các linh kiện điện tử giả mạo được bày bán công khai ở Trung Quốc,” báo cáo cho biết.


"Thay vì thừa nhận vấn đề và hoạt động tích cực nhằm truy quét hàng giả, chính phủ Trung Quốc lại cố gắng
tránh né việc giám sát," trích báo cáo.


Tuy nhiên, báo cáo cũng nói rằng các chương trình mà Bộ Quốc phòng sử dụng như GIDEP nhằm ghi nhận bộ
phận bị nghi ngờ giả mạo có rất nhiều thiếu sót.


Từ năm 2009 đến 2010, GIDEP chỉ nhận được 217 báo cáo liên quan đến các thành phần nghi ngờ giả mạo, phần
lớn trong số đó là từ sáu cơng ty. Chỉ có 13 báo cáo là của các cơ quan chính phủ.


Nhưng cuộc điều tra khen ngợi Luật ủy quyền quốc phòng quốc gia, được Tổng thống Barack Obama ký thông
qua ngày 31/12/2011, nhằm ngăn chặn linh kiện giả thâm nhập vào Mỹ.


Sự tập trung vào Trung Quốc diễn ra trong khi Mỹ đang bắt đầu thực hiện chiến lược "xoay trục" hướng đến khu
vực châu Á-Thái Bình Dương.


Lầu Năm Góc đã loan báo cắt giảm chi tiêu khoảng 450 tỷ đôla trong thập niên tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>Philippines xem nhẹ TQ tập trận</b>


Cập nhật: 06:12 GMT - chủ nhật, 13 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se



 Gửi cho bạn bè
 In trang này


Trung Quốc dàn 5 chiến hạm gần phía bắc Philippines


Quân đội Philippines (AFP) giảm nhẹ mối lo sợ về sự dàn quân của Trung Quốc cũng như việc huấn luyện trực
thăng của nước này hiện diễn ra tại hải phận quốc tế tiếp giáp với đảo Luzon và Đài Loan, nhật báo The


Philippine Star đưa tin trên trang mạng Philstar.com của họ hôm Chủ nhật 13/5.


“Diễn tập hải quân trong các vùng biển quốc tế là quyền của quân đội bất cứ quốc gia nào,” The Philippine Star
dẫn lời Đại tá Arnulfo Marcelo Burgos, người phát ngôn quân đội Philippines, cho biết.


<b>Các bài liên quan</b>



 "TQ không gây chiến" vì biển đảo
 Chiến tranh đến gần?


 TQ ngừng các tour tham quan Philippines


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Trung Quốc ,
 Tranh chấp lãnh thổ


Tuy nhiên, các quan chức an ninh của Philippines cũng như của Nhật Bản và Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ
việc dàn quân của hạm đội Trung Quốc, trong đó có chiến hạm lớn nhất của Qn giải phóng nhân dân nước này.
“Khơng có ảnh hưởng gì đến chúng tơi miễn là Trung Quốc không tập trận trong lãnh hải của chúng tôi. Chúng
tơi khơng thấy có vấn đề gì cả,” Đại tá Burgos phát biểu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>Lực lượng hùng hậu</b>



Trong cuộc tập trận hiện đang diễn ra này, hải quân Trung Quốc huy động năm chiến hạm trong hạm đội Nam
Hải của họ bao gồm Quảng Châu, Vũ Hán, Ngọc Lâm, Sào Hồ và Côn Lôn Sơn.


Truyền thông Nhật Bản cho biết chiến hạm Cơn Lơn Sơn có tải trọng 18.000 tấn là một trong số những chiến hạm
lớn nhất của hải quân Trung Quốc có khả năng chuyên chở đến 800 lính thủy đánh bộ cùng với các trực thăng cỡ
trung. Đây là chiến hạm đã tham gia vào chiến dịch chống hải tặc ở Vịnh Aden vào năm 2010.


"Khơng có ảnh hưởng gì đến chúng tơi miễn là Trung Quốc không tập trận trong lãnh hải của chúng tôi. "
Đại tá Arnulfo Marcelo Burgos, người phát ngôn quân đội Philippines


Các chiến hạm trên của Trung Quốc được cho biết là vừa rời đảo Hải Nam và đi vào eo biển Đài Loan sau đó rẽ
về bên phải cách lãnh thổ Đài Loan khoảng 180 cây số.


Đảo Hải Nam là nơi xuất phát của các tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc vốn vừa có cuộc đối đầu với các tàu của
hải quân và cục bảo vệ nguồn lợi hải sản Philippines ở bãi cạn Scarborough/Hồng Nham.


Do đó, việc các chiến hạm Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam đang làm các quan chức an ninh Philippines
phỏng đoán rằng thật ra Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự tồn diện với Philippines thay
vì giải quyết căng thẳng hiện nay một cách hịa bình.


Các chiến hạm Trung Quốc sau khi đến vị trí đã ngay lập tức thực hiện dàn quân chiến thuật tronng lúc tiến hành
các sứ mạng huấn luyện trực thăng.


Các chiến hạm này đi vào Thái Bình Dương theo đúng hải trình mà các tàu chiến Mỹ thường đi.


Mặc dù cuộc tập trận này của hải quân Trung Quốc không đe dọa trực tiếp đến an ninh Đài Loan, nhưng nó được
cho là có vai trị quan trọng trong các chiến dịch qn sự của Trung Quốc tấn công Philippines và Việt Nam trên


Biển Đông vào bất cứ lúc nào.


<b>Sao Trung Quốc ít thương hiệu toàn cầu?</b>


Joel Backaler


Frontier Strategy Group


Cập nhật: 10:28 GMT - thứ hai, 14 tháng 5, 2012


 Facebook
 Twitter
 Chia se


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Ít nhãn hiệu Trung Quốc trở thành cái tên quen thuộc ở nước ngồi


<b>Các cơng ty Trung Q́c đang mở rộng tầm với trên toàn cầu để mua công nghệ nước ngoài, nhân tài quản</b>
<b>ly và thậm chí ngày càng nhiều những nhãn hiệu quốc tế.</b>


<b>Các bài liên quan</b>



 Kinh tế TQ có dấu hiệu tăng trưởng chậm
 Hội chợ xe Bắc Kinh


 Nhà máy của Apple bị phê ở TQ


<b>Chủ đề liên quan</b>



 Sức mạnh châu Á ,
 Trung Quốc



Vì sao các hãng Trung Quốc không thể tự xây dựng thương hiệu ở nước ngoài mà lại phải hoạt động trong lốt các
nhãn hiệu toàn cầu?


Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ riêng trong tháng Giêng năm nay, đầu tư hải ngoại của Trung Quốc là gần
4.4 tỉ đơla, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngối.


Nhưng bất chấp khối lượng đầu tư khổng lồ ra nước ngoài, thật ngạc nhiên khi không một công ty đại lục nào
nằm trong 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới năm ngối do hãng tư vấn Interbrand cơng bố hàng năm.


Ngay từ thập niên 1990, các hãng Trung Quốc như công ty nước uống thể thao Jianlibao đã rắp tâm tiến vào thị
trường quốc tế để trở thành nhãn hiệu toàn cầu như Coca Cola hay Pepsi.


Li Ning, được nhiều người gọi là Nike của Trung Quốc, cũng thất bại trong nỗ lực bành trướng ban đầu ra nước
ngồi, nhưng nay đang có cơ hội lần hai nhờ một mơ hình kinh doanh mới.


Cũng có một vài cơng ty đã xây dựng được thương hiệu toàn cầu như Lenovo, một hãng làm máy tính và đồ điện
tử.


Dù thành công hay thất bại, câu chuyện của ba công ty Trung Quốc giúp soi rọi chiến lược tiềm năng cho các
cơng ty Trung Quốc khác muốn có sự thừa nhận thương hiệu toàn cầu.


<b>Jianlibao</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Năm 1994, họ thuê Jack Shea, có thâm niên trong ngành giải khát, làm phó chủ tịch tiếp thị cho khu vực Bắc Mỹ.
Theo ông, "sai lầm chết người của Jianlibao là mặc dù họ sản xuất đồ uống ngon, nhưng nhãn hiệu khiến công ty
không thể thu hút người tiêu dùng Hoa Kỳ".


Ngược lại, cái tên Trung Quốc kekou kele của Coca Cola là ví dụ của việc thay đổi hiệu quả để kết nối với người
tiêu dùng Trung Quốc: nó nghe tương tự như nhãn hiệu gốc và lại có nghĩa là Hạnh phúc Thơm ngon.



"Sai lầm chết người của Jianlibao là mặc dù họ sản xuất đồ uống ngon, nhưng nhãn hiệu khiến công ty không thể
thu hút người tiêu dùng Hoa Kỳ"


Jack Shea


"Ngoài ra, hoạt động Bắc Mỹ của chúng tơi lại khơng có đủ ngân sách tiếp thị để quảng bá Jianlibao tại Mỹ," ơng
Shea nói.


Vì bành trướng ra ngồi q sớm, cơng ty để mất tập trung trong nước và bắt đầu mất thị phần trước các đối thủ
như Coca Cola.


Thay vì trở lại thị trường nội địa, Jianlibao tìm cách cạnh tranh về giá với Coca Cola.


Do chi phí làm nước uống thể thao của Jianlibao vốn cao hơn vì nó ban đầu là đồ giải khát cho đội tuyển
Olympics Trung Quốc, công ty đối diện khả năng thua kém khi cạnh tranh với Coke ở Trung Quốc hay nước
ngồi.


Họ có một sản phẩm thơm ngon với khách hàng Trung Quốc và nước ngồi. Cái cơng ty thiếu là kinh nghiệm
quốc tế, một nhãn hiệu thu hút, và tiền tiếp thị để củng cố thương hiệu tại nước ngồi.


<b>Li Ning</b>


Li Ning, một cơng ty làm quần áo thể thao, cũng gặp thử thách trong nỗ lực bành trướng quốc tế đầu tiên.


Mặc dù nhiều người có lẽ chưa từng nghe đến ông, nhưng Li Ning, nhà sáng lập hãng, là một trong các vận động
viên lừng danh nhất ở Trung Quốc.


Ít người Trung Quốc nào lại quên cảnh tượng Li Ning, trong trang phục do chính ông thiết kế, được nhấc bổng
lên sân vận động Tổ Chim để thắp đuốc trong lễ khai mạc Olympics 2008.



Li Ning là một trong những nhãn hiệu hàng đầu tại Trung Quốc và cũng có tham vọng tồn cầu. Ngay sau
Olympics, họ mở văn phòng hải ngoại đầu tiên gần trụ sở của Nike ở Portland, Oregon.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Craig Heisner, phó chủ tịch hoạt động số hóa, giải thích: "Kế hoạch ban đầu khơng thể hiện rõ Li Ning là một
nhãn hiệu lớn của Trung Quốc do một vận động viên Olympics hàng đầu sáng lập."


Heisner nói tiếp: "Li Ning khơng quảng cáo chi tiết này, và rồi trực tiếp cạnh tranh với các hãng như Nike và
Adidas."


Ngành cơng nghiệp hàng thể thao vốn có nhiều nhãn hiệu lớn. Người ta có thói quen chỉ mua những nhãn hiệu đã
gắn bó, và Li Ning không thuộc số này.


Khác với Jianlibao, Li Ning gần đây có cơ hội thứ hai để làm ăn ở nước ngoài - họ liên doanh về thương mại điện
tử với Acquity Group đặt trụ sở ở Chicago.


Khác với lần đầu vào Mỹ, Li Ning nay chỉ mở cửa hàng trên mạng mà thôi.


Theo Heisner, "chúng tôi chọn một mô hình kinh doanh giúp kiểm sốt nhiều hơn cách thức định vị sản phẩm của
mình".


<b>Lenovo</b>


"Chúng tơi là một cơng ty tồn cầu có gốc rễ ở Trung Quốc. Nhờ các vụ mua lại nhiều năm qua, chúng tôi 'đến từ'
nhiều nơi khác nhau," theo lời David Roman, giám đốc tiếp thị của Lenovo.


Đây là một cơng ty máy tính khổng lồ và được biết đến nhiều nhất nhờ vụ mua lại nhánh làm máy tính của IBM
và nhãn hiệu Thinkpad năm 2005.


Họ cũng mua lại hãng Medion của Đức năm 2011 và gần đây liên doanh với NEC của Nhật.



Lenovo thành công trong việc xây dựng thương hiệu quốc tế


Ba yếu tố chính giúp cơng ty thành cơng khi xây dựng thương hiệu ở nước ngoài.


"Cơ cấu tổ chức là một trong các thế mạnh của chúng tôi," ông Roman giải thích. "Nó giúp tạo ra một khung tồn
cầu để tiếp thị nhãn hiệu Lenovo ở trong các thị trường địa phương."


Lenovo cũng tập trung vào thị trường thanh niên được định nghĩa là từ 18 đến 34 tuổi.


"Người tiêu dùng ở độ tuổi này có nhiều nét tương đồng ở các nền văn hóa khác nhau nhờ sự kết nối và cởi mở
với những trải nghiệm mới."


Yếu tố cuối cùng là nhóm lãnh đạo gồm các giám đốc công nghệ từ sáu nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Với nhiều công ty Trung Quốc, sự thực hiện nay vẫn là nhãn hiệu của họ không tăng trưởng kịp với tốc độ bành
trướng kinh doanh.


Quyết giữ đất cho nông dân (15/05/2012)


Chính phủ vừa ban hành Nghị định về việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách giữ
3,8 triệu ha đất lúa cho nông dân, bảo đảm an ninh lương thực. Sự điều chỉnh mới của pháp luật ra đời trong bối
cảnh từ lâu "đất bờ xôi ruộng mật” sử dụng trồng lúa ở bất cứ nơi đâu cũng có thể bị xóa sổ một cách dễ dàng đến
mức tùy tiện. Chính sách phù hợp bảo vệ đất nơng nghiệp, trong đó có đất trồng lúa gắn mật thiết với "lịng dân”
của một đất nước có đến 70% dân số là nông dân.


<i>Nghị định mới sẽ hỗ trợ, khuyến khích nông dân</i>
<i>gắn bó với đồng ruộng</i>


<i> Ảnh: TL</i>



Theo quy định mới của Chính phủ, người dân sẽ được hỡ trợ, khuyến khích mưu sinh gắn bó với đồng ruộng, bảo
vệ và bồi đắp mở rộng diện tích đất trồng lúa. Hàng năm, ngân sách nhà nước hỡ trợ kinh phí cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hoặc sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương
được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Người sản xuất lúa cịn được hỡ trợ
khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Ngân sách nhà nước cũng sẽ hỗ trợ người dân chi phí khai hoang, cải tạo
đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Giờ đây, việc
chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước phải đáp ứng ba điều kiện: phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng; phải có
phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt; tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nơng
nghiệp từ đất chun trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích
đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định. Ngoài ra, Nhà nước cũng quy định
cụ thể trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa, và đất trồng lúa phải sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang,
không làm ơ nhiễm, thối hóa đất. Nghiêm cấm các hành vi gây ơ nhiễm, làm thối hóa, biến dạng mặt bằng của
đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2
năm trở lên khơng vì lý do thiên tai bất khả kháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

số lượng, gay gắt về tính chất đang tiềm ẩn ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Có thể thấy rằng nhiều năm
nay Nhà nước trao rất nhiều quyền trong lĩnh vực quản lý đất đai cho chính quyền địa phương nhưng lại khơng có
cơ chế kiểm sóat chặt chẽ đi kèm. Chính vì vậy, ý nghĩa chính đáng của việc đẩy mạnh phân cấp cho địa phương
đã bị biến dạng trên thực tế - chí ít là trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất. Pháp luật cho phép UBND cấp huyện có
hàng lọat quyền hành như xét duyệt quy họach, kế họach sử dụng đất của xã; quyết định giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đối với hộ gia đình cá nhân. Nếu thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát
chặt chẽ, thì đất đai chính là nơi "màu mỡ” nhất - dễ dàng phát sinh tệ nạn tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền, vi
phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, của nhân dân, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân.


Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước hợp lý gắn liền với cơ chế giám sát, kiểm sóat quyền lực hữu hiệu.
Đó là nguyên tắc cốt yếu bảo đảm chống bất cơng xã hội đạt hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của nhân dân,


mà đất đai chính là lĩnh vực chi phối mạnh mẽ đến quyền lợi của đại chúng. Ấy là việc các thiết chế đại diện của
nhân dân phải được vận hành một cách thực chất. Và, vai trò giám sát, phản biện xã hội ln được bảo đảm, phát
huy trong khơng khí dân chủ, văn minh mà không thể bị tê liệt trước những "ơng quan” tùy tiện, sai phạm, điển
hình như vụ việc mới được phơi bày trước ánh sáng dư luận gần đây nhất ở huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng.


</div>

<!--links-->



<a href=' /><a href=' /> Phương pháp dạy tác phẩm tự sự ở Trường THPT
  • 22
  • 692
  • 4
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×