Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN một số kinh nghiệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn ngữ văn qua giờ đọc hiểu văn bản “chiếc thuyền ngoài xa” của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.03 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐÊ......................................................................................................2
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................2
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.....................3
1. Đới tương nghiên cưu..................................................................................3
2. Mục đích nghiên cưu...................................................................................3
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................3
IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI......................................................................................4
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIẾN.....................................................................................9
CHƯƠNG II:.....................................................................................................12
I. HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO.............................12
II. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM..........................................................................15
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................32
I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM........................................................................32
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT....................................................................................34
PHỤ LỤC...............................................................................................................37
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.Chúng ta đã, đang và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông
mới (2018) ở tất cả các bậc học phổ thơng. Một chương trình có sự chỉ đạo của các
cấp từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp của toàn đảng, toàn dân. Nghị
quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và


đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết số
88/2014/QH13 của Quốc hội cũng chỉ rõ định hướng “Tiếp tục đổi mới phương
pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng
thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng
hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy
học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và xã hội”. Có thể nói rằng chương trình này được xây dựng
trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
và đào tạo. Chương trình phổ thơng mới sẽ tạo cơ hội bình đẳng về quyền được
bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được
tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững
và phồn vinh.
2. Bộ môn Ngữ Văn bậc THPT có đặc thù riêng, có ưu thế để thực hiện chương
trình hướng đến bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua
nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hồ
đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hố
dần ở các lớp học trên; thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Để thực hiện được những
mục tiêu thiết thực đó, người dạy ln phải chú trọng đến quá trình tự học, tự làm
của người học. Luôn hướng tới mục tiêu đặt người học trong mọi tình huống để
giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản nhất thiết người dạy
phải tránh tình trạng của dạy học cũ là đọc hộ, cảm nhận hộ cho người học.
3. Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng mới thì người dạy phải thay đổi
cách làm, cách nghĩ về mục tiêu dạy học đó là sự chuyển đổi từ mục tiêu dạy học
cho học sinh biết cái gì sang mục tiêu giáo dục là học sinh làm đựoc gì sau khi đã

học tức là học đi đôi với hành. Điều này được phát huy trong chương trình giáo
dục phổ thơng mới (2018) đó là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người
học và từ đó hình thành cho người học phát triển năng lực. Việc vận dụng những
kiến thức kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn sẽ làm cho người học không chỉ
2


nhớ mà cịn hiểu sâu về cuộc sống. Do đó người thầy cần tạo mọi điều kiến, dẫn
dắt người học tự bộc lộ suy nghĩ, tự vận dụng những kiến thức kĩ năng vào giải
quyết những vấn đề, tình huống mà trong giờ đọc hiểu truyện ngắn đặt ra
4. Trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động trải nghiệm đựoc định hướng giáo dục
: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với
xã hội” . Điều này phù hợp với xu thế của giáo dục thế giới Tổ chức Unesco đã
từng xác định các trụ cột của giáo dục “ Học để biết, Học để làm, Học để làm
người và học để chung sống” . Việc học để biết và học để làm là nền tảng của quá
trình dạy học, là mục tiêu mà mọi nền giaó dục đều theo đuổi để đạt mục tiêu cao
hơn là làm người và chung sống. Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ
Văn sẽ phát huy cao độ khả năng thể hiện kỹ năng, bộc lộ cảm xúc trước những
vấn đề từ sách vở ra thực tiễn đời sống. Đọc hiểu truyện ngắn là một trong những
sự thú vị, hấp dẫn để người học thông qua nhân vật để hiểu người và hiểu mình. Từ
cuộc đời của nhân vật người học đựơc đặt trong tình huống giả định để suy ngẫm
về cuộc sống. Cũng có thể đó là những sự ứng xử khác mà người học có thể làm
khi rơi vào tình huống đó. Tất cả đó là từ sự trải nghiệm sáng tạo của quá trình dạy
học.
Từ những sự nhận thức trên, qua quá trình thực tế dạy học ở nhà trường tôi
thực hiện đề tài: Một số kinh nghiệm về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
môn Ngữ Văn qua giờ Đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu.(SGK Ngữ Văn 12, Tập 2, Nxb Giáo Dục Việt Nam)
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đới tương nghiên cưu

Nghiên cứu về lý luận dạy học trải nghiệm sáng tạo, tích hợp liên mơn và
phát triển năng lực học sinh . Thực nghiệm qua giờ đọc hiểu văn bản “Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu(SGK Ngữ Văn 12, Nxb Giáo dục Việt
Nam)
2. Mục đích nghiên cưu
- Đối với học sinh: Biết vận dụng kiến thức liên mơn, tăng cường trải
nghiệm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong
học tập và thực tiễn cuộc sống.
- Đối với giáo viên: Thiết kế bài giảng trải nghiệm sáng tạo, đa dạng hố
hình thức dạy học.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp khảo sát so sánh
3


2. Phương pháp thực nghiệm
3. Phương pháp phân tích, bình luận
IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện thao cấu trúc gồm có ba phần:
+ Phần đặt vấn đề: Thực hiện những nội dung mở đầu cho đề tài .
+ Phần nội dung : Triển khai cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; những
vấn đề đã thực nghiệm
+ Phần kết luận: Thực hiện tóm tắt những nội dung đã làm và những đề
xuất đối với giáo viên và học sinh.

4



B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
I.1.1. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua” điều này đựoc
hiểu là trải nghiệm là sự thực hành, thực tế mà con người đã trải qua. Trong khái
niệm đó ta thầy có sự gặp gỡ trong quan quan điểm của triết học, sự trải nghiệm
được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự
tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã
hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển
thế giới khách quan. Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng
trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức
và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất
hoặc tinh thần; Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc
vào cái đã có” có nghĩa là sáng tạo chính là năng lực vận dụng những kiến thức đã
biết để ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã có. Con người cần có
năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự từ đó có khả năng
độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.,có năng lực tìm kiếm và phân tích
các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó.Từ đó có khả năng độc
lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.
Như vậy trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động trong đó con người thể hiện sự
tương tác của chính bản thân với thực tiễn khách quan, qua đó phát triển năng lực
thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân con

người. Tức là con người đặt bản thân mình vào trong những tình huống, sự kiện,
biến cố cụ thể để từ đó cảm, hiểu về đối tượng và tự đặt cho mình những cách giải
quyết trong những tình huống đó.
I.1.2. Khái niệm kỹ năng sống
Theo Wikipedia (Bách khoa tồn thư) thì Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi
tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã
hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải
nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời
sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong

5


đợi của cộng đồng. Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá
nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng.
Như vậy kỹ năng sống chính là cách ứng dụng những gì học được vào các
tình huống thực tiễn. Nói một cách chung nhất,kĩ năng không chỉ là nhận thức, mà
là cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn
với hiệu quả cao nhất, qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui vẻ
hơn.
I.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ Văn THPT hiện nay
I.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy năng
lực học sinh THPT
Đổi mới căn bản và toàn diện thực chất là chuyển đổi hình thức , phương
pháp dạy học để hướng tới phát triển năng lực của người học. Mục tiêu là lấy chất
lượng đầu ra làm chuẩn để đánh giá. Nói một cách đơn giản là đáp ứng mục tiêu
dạy học đào tạo người học làm đựoc những gì, ứng xử như thế nào trước cuộc sống
sau khi đã học. Tạo một nguồn nhân lực chủ động sáng tạo trong mọi tình huống
của cuộc sống. Muốn làm đựoc điều này không chỉ chuyển đổi nội dung dạy học;

phương pháp và hình thức, kĩ thuật dạy học mà người dạy nói chung và ngời dạy
Ngữ Văn nói riêng ln phải đặt người học trong những tình huống giả đinh như :
Nếu em là nhân vật…Nếu em ở trong tình huống đó ….Nếu đựoc bộc lộ cảm xúc
suy nghĩ của mình thì em sẽ…Khi đặt người học vào những tình huống giả định đó
chính là lúc mà người học sẽ đựoc trải nghiệm cuộc sống. Có thể là cùng cảm xúc,
có thể là sự xót thương , chia sẻ; cũng có thể là sự bất bình, phẫn nộ…Những cung
bậc cảm xúc, thái độ đó chính là sự trải nghiệm cần thiết mục tiêu giáo dục mới mà
chúng ta đang hướng tới.
I.2.2. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức trải
nghiệm sáng tạo.
Nội dung của trải nghiệm sáng tao khá phong phú đa dạng trong q trình dạy học.
đối với bộ mơn Ngữ Văn thì nội dung này đựoc thể hiện nhiều nhất trong các giờ
đọc hiểu văn bản. Khi đó người học sẽ đựoc trao đổi, thảo ln để cùng tìm ra kiến
thức chúng, tiếng nói chung. Đó là q trình kinh qua, trải qua để tìm kiếm kiến
thực và từ những kiến thức , kĩ năng đó hình thành nên những năng lực của con
người để giải quyết các vấn đề thực tiễn.Do đó nội dung của hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong môn ngữ văn cghủ yếu nằm ở khả năng tự đặt mình vào hồn cảnh
cụ thể và tự giải quyết.
Hình thức trải nghiệm sáng tạo chính là cách thức thực hiện để người học đạt đựợc
những mức độ kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của bài học. Trong giờ đọc hiểu văn
6


bản truyện ngắn của môn Ngữ Văn chúng tôi thường tổ chức một số hình thức trải
nghiệm sáng tạo sau:
. 1. Tổ chưc thảo luận nhóm
Tổ chức thảo luận nhóm có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và
dễ thực hiện nhất với điều kiện cơ sở vật chất cũng như mặt bằng chung của các
trường phổ thơng hiện nay.Thảo luận nhóm có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong
lớp học dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên học sinh cùng nhau trao đổi

một vấn đề có tính nổi cộm, găy cấn cần phải huy động trí tuệ tập thể. Một trong
những nguyên tắc khi thực hiện hình thức này là yêu cầu tất cả người học cùng
hoạt động tránh tình trang người học “bị bỏ rơi” lại phía sau tức là không tham gia
vào hoạt động. Giáo viên chỉ là người tổ chức cịn học sinh là người chủ trì, dẫn
dắt, thực hiện. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ chức hấp dẫn với tất cả
đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người học.
2. Tổ chưc các trò chơi
Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần
không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Văn học là một bộ mơn vừa có
tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Chất nghệ thuật thực ra là khả năng biểu
diễn những nồi dung, giá trị cuộc sống. Do đó thực hiện trị chơi trong bơn mơn
này ln là một ưu thế để người học vừa có thể thư gian, vừa có thể tiếp cận những
giá trị, ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn gưỉư gắm. Việc lựa chọn trị chơi phù
hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh
niên học sinh nói riêng.
- Muốn để cho trị chơi là một con đường học tập tích cực địi hỏi phải có sự chọn
lọc, tư duy của người giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức học tập trải
nghiệm.
- Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm rõ
nét nhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp
học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn… Bên cạnh những
thuận lợi là khó khăn về mặt tổ chức làm sao để có thời gian cho phù hợp để đảm
bảo nội dung chương trình chuẩn.
3. Diễn đàn
- Diễn đàn được tổ chức với quy mô ở trên lớp học thường giáo viên chọn vấn đề
có tính chất phổ biến đó là những vấn đề có tính chất mà có thể nhiều học sinh
trong lớp cùng tham gia được. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội
dung bài học cụ thể.
7



- Với cách thức tổ chức diễn đàn như thế này yêu cầu về mặt thời gian, sự công
phu từ người diễn thuyết đồng thời dễ đi lạc hướng. Bởi vậy giáo viên cần xây
dựng chương trình kế hoạch cụ thể khoa học và có tính định hướng để nhằm đi
đúng mục đích giáo dục phát triển năng lực ở người học.
4. Sân khấu tương tác
Trong giờ đọc hiểu truyện ngắn thì hình thức sân khấu tương tác thường nằm ở
phần tìm hiểu một tình huống, một chi tiết của truyện ngắn. Đó có thể là sự hố
thân vào nhân vật để hiểu, để camẻ cuộc sống, cũng có thể là sự phân vai để đối
thoại những thắc mắc, trăn trở từ chính bản thân các em về cuộc sống thong qua
đời sống nội tâm của nhân vật
- Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới
cuộc sống của học sinh. Học sinh tự chọn ra vấn đề bức thiết, các em tự xây dựng
kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ
khơng có sự giúp đỡ từ bên ngồi. Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi
trong lớp học với khoảng thời gian phù hợp chương trình
I.2.3. Vị trí, vai trị của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển kỷ năng,
năng lực của học sinh THPT.
Chúng ta không khẳng định nền giáo dục cách mạng của chúng ta truớc đây là sai
lầm, lạc hậu nhưng rõ rang trong yêu cầu, thách thức của thời đại mới thì nó đã tỏ
ra nhiều điểm bất cập, lỗi thời. Để đào tạo đựoc một nguồn nhân lực có đủ các
phẩm chất thời đại cần thiết là một u cầu khơng nhỏ. Đa dạng hố hoạt động dạy
học là yêu cầu mang tính “pháp lí” đối với người dạy và người học. Trong đó hoạt
động trải nghiệm sáng tạo chính là một trong những yêu cầu cấp thiết để người học
phát huy đựợc năng lực của mình bởi lẽ:
Thứ nhất là Khi tạo tâm thế tiếp nhận vấn đề trong giờ đọc hiểu truyện ngắn
(Khởi động) tức là ta đã đánh động người học chuẩn bị tâm thế trải nghiệm sáng
tạo trong tiếp nhận truyện ngắn đó. Người học đã chuẩn bị các phương án để trải
nghiệm thong qua hoạt động đầug tỉên của bản hoc. Chẳng hạn như khi khởi động
cho tiết dạy Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi người dạy cho học sinh trải nghiệm về

khơng gian văn hố của người Mơng ở Hà Giang rồi từ đó đưa người học trở về
bối cảnh xã hội thời kì phong kiến chúa đất …Lúc đó học sinh đã bắt đầu trải
nghiệm só sánh giữa thực tại và quá khứ và có thái độ lên án, phê phán xã hội cũ
đã đầy đoạ, giam hãm, vùi dập con người. Khi thực hiện hoạt động dạy học văn
bản Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu chúng tơi thường sử dụng
những hình thức khởi động như cho học sinh xem 02 chùm ảnh đối lập nhau đó là
đẹp và bạo lực để từ đó tác động đến cách nhìn đa chiều, đa diện của cuộc sống…
8


Đây cũng là những trải nghiệm về cảm xúc cho người học để tạo tâm thế cho tiếp
nhận văn bản.
Thứ hai là Trong quá trình hình thành kiến thức cho người học chắc chắn người
dạy trong thời đại ngày nay, không thể chỉ để học sinh dừng lại biết cái gì, mà phải
đạt đựoc mục tiêu học sinh làm đựoc gì sau khi lĩnh hội đựoc tri thức đó. Trước
một vấn đề có tính nổi cộm, lượng kiến thức lớn, vấn dề hay, hấp dẫn thú vị chúng
ta thường cho học sinh hoạt động nhóm. Về mặt hình thức khi hoạt động nhóm học
sinh sẽ đựoc trải nghiệm về vai trị, vị trí của cá nhân trong hoạt động tập thể. Về
mặt nội dung học sinh sẽ đựoc đồng điệu cảm xúc nhân văn, cũng có thể sẽ thấy
cần tranh đấu cho lẽ phải, nhưng cũng có lúc lại thấy như chính mình trong đó.
Mỗi khía cạnh là một sự trải nghiệm cuộc sống mà người học lĩnh hội được.
II. CƠ SỞ THỰC TIẾN
II.1 Thực trạng dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ Văn
Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
phát huy kỷ năng, năng lực học sinh.
Trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động mới mẻ đựợc xấy dựng kế hoạt
trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Vấn đề này đựoc xem là một trong
những vấn đề trọng tâm cốt lõi của việc phát huy năng lực của người học. Nhận
thức là vậy nhưng trong thực tế vịêc tổ chức trải nghiệm sáng tạo cho người học
đang gặp phải rất nhiều vướng mắc cần đựoc giải quyết. Giáo viên chưa đầu tư vào

kế hoạch dạy học để thiết kế hoạt động cho học sinh. Vướng mắc này một phần do
giáo viên chưa tâm huyết và cũng có thể do khả năng nắm bắt, làm chủ kế hoạch
dạy học. Bên cạnh đó lối mịi thụ động, thích đựoc “truyền thu” kiến thức một
chiều của người học cũng là một gánh nặng cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo
này.
2.2. Thực trạng tổ chức dạy học Ngữ văn gắn với việc tăng cường hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, phát huy kỷ năng, năng lực học sinh THPT
Dạy học Ngữ Văn hiện nay ở các trường THPT đang có những sự chuyển
mình đáng kể. Trong những năm qua chất lượng giáo dục của môn học đựoc nâng
lên ở một tầm cao mới đó là những thành tựu mà qua những con số thống kê là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi nằm ở năng lực của của người dạy và
người học đã không đồng đều ở vùng miền và ở các cá nhân. Dẫn đến một số tồn
tại mà chúng tôi rất trăn trở, suy ngẫm:

9


Vấn đề đầu tiên nằm ở phương pháp dạy học, đây là con đường, là chìa khố
của mọi sự thành cơng của q trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học
xuất phát từ mục tiêu dạy học từ chú trọng nội dung sang phát triển năng lực người
học nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người dạy Ngữ Văn hiên nay vẫn chưa thể bắt
kịp yêu cầu đổi mới. Một trong những số đó là ngại làm, ngại thể hiện, vẫn duy trì
lối tư duy giảng văn cho xong. Cho nên giáo viên vẫn sử dụng phương pháp truyền
thụ kiến thức một chiều, áp đặt máy móc. Người thầy vẫn đóng vai trị trung tâm
cách nghĩ, cách cảm và chính họ là người làm hộ, cảm nhận hộ cho người học. Một
phần nữa trong nguyên nhân tồn tại của việc chậm đổi mới phương pháp là giáo
viên thiếu niềm tin ở học sinh cho rằng học sinh không thể tự học, tự làm, tự cảm
nhận đựoc. Họ không thấu hiểu về nguyên tắc dạy học theo đối tượng, phù hợp đối
tượng người học. Dù ở bất kì đối tượng nào khi chúng ta biết khơi dậy ở họ niềm
tin, hướng họ đến tự làm, tự cảm nhận thì sẽ hấp dẫn, thú vị và thôi thúc người học

tự trải nghiệm cuộc sống qua những tình huống đó. Khơng những vậy một số giáo
viên lại thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hình thức qua loa, nhạt nhẽo
khơng có hiệu quả. Khi đi dự giờ đồng nghiệp chúng tơi nhận thấy hình thức tổ
chức dạy học rất hình thức, khơng có chiều sâu. Chẳng hạn khi thực hiện hoạt động
thảo luận nhóm giáo viên ít đầu tư về vấn đề gợi dẫn thảo luận, nhiều lúc vấn đề đó
chỉ là một khía cạnh nhỏ khơng cần huy động trí tuệ của tập thể cũng đựoc đưa vào
thảo luận. Khi thảo luận vì áp lực thời gian nên giáo viên cho học sinh làm nhanh
chóng, ít có chiều sâu dẫn đến vấn đề thảo luận nhóm nhưng người học khơng hề
có sự trải nghiệm trước vấn đề.
Vấn đề tiếp theo nằm ở người học đó là sự thờ ơ, ngại thể hiện của học sinh.
Vấn đề này gần như mang tình hệ thống, rất nhiều học sinh khi thực hiện hoạt động
trải nghiệm gắn liền một tình huống, thử đặt mình trong vai trị của nhân vật đều
lúng túng và thành thât trả lời do lần đầu thực hiên nên bỡ ngỡ. Người học thường
ngại nói ra những cảm xúc, suy nghĩ thực về vấn đề. Trình bày giữa tập thể một
vấn đề luôn là hạn chế của số đông người học. Gần như học sinh rất hạn chế kĩ
năng này dẫn đến tình trạng người dạy làm hộ cho học sinh.
Vấn đề khó khăn nữa khi dạy học Ngữ văn hiên nay đó chính cơ sở vật chất
trường học và ngữ liệu ở sách giáo khoa. Cơ sở vật chất trường học hiện nay đựoc
trang bị tương đối tối, khang trang trường lớp nhưng thiết bị dạy học lại hạn chế ,
nếu có thì lại kém chất lượng. Phòng học đã sạch đẹp nhưng lại quá nhỏ để tổ chức
các hoạt động trải nghiệm cho người học.Hệ thống hỗ trợ như âm thanh gần như
yếu kém dẫn đến khi tổ chức trải nghiệm cho học sinh thiếu đi sức hấp dẫn.
II.2 Thực trạng dạy đọc - hiểu truyện ngắn ở trường THPT hiện nay

10


Chúng tơi tiến hành khảo sát thăm dị mức độ hoạt động của giáo viên khi thực
hiện giờ dạy đọc hiểu truyện ngắn. Thực hiện thăm dò ở 30 giáo viên dạy Ngữ
Văn ở bậc THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn qua phiếu thăm dò sau:

Kết quả thu được
Hoạt đợng

Thường
xun

Thỉnh thoảng

Khơng
giờ

Thuyết trình của giáo viên

2/30

28/30

0/30

6.6%

93.4%

0%

5/30

25/30

0/30


14.2%

85.8%

0%

0/30

15/30

15/30

0%

50%

50%

20/30

10/30

0/30

66.6%

33.4%

0%


18/30

12/30

0/30

60.0%

40%

0%

10/30

20/30

0/30

33.4%

66.6%

0%

5/30

20/30

5/30


16.6%

66.7%

16.7

10/30

10/30

10/30

33.3%

33.3%

33.4%

8/30

18/30

4/30

26.6%

60%

13.4%


Từ tình huống trun ngăn đặt học 12/30
sinh vào để giải quyết
40.0%

14/30

4/30

46.6

13.4%

Giảng văn, cho học sinh ghi chép
Đọc chép
Đàm thoại
Đọc trong SGK và trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm
Đóng vai
Diễn đàn (Tranh luận)
Đặt mình vào nhân vật…

bao

Từ kết quả thăm dị có thể thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc thựuc hiện
các hoạt động dạy học đọc hiểu truyên ngắn. Giáo viên đa số đã có nhận thức về
tầm quan trong của phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức một chiều như
thuyết trình, đọc chép… sang phương pháp dạy học có vấn đề. Nhưng với kết quả
đó cũng chưa làm cho chúng ta hài lòng và yên tâm. Ở đây ta nhận thấy một thực
11



tế sự chuyển biến đó là tốt nhưng chưa thực sự đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt.
Các hoạt động để thực hiên cho người học trải nghiệm, dấn thân để cảm, để hiểu là
chưa thường xuyên. Đa số giáo viên trả lời đang nằm ở thỉnh thoảng đó là điều mà
chúng ta băn khoăn và trăn trở nhất khi thực hiện chương trình giáo dục nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của người học. Phát triển năng lực của người học là đi
tự khả năng tự tìm hiểu, tự khám phá để hình thành kiến thức, kĩ năng. Học sinh
chỉ đựoc trải nghiệm khi dung kiến thức kĩ năng đó vào giải quyết một vấn đề thực
tiến.
CHƯƠNG II:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO QUA GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI
XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
I. HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
I.1. Đa dạng hố hình thưc tổ chưc hoạt động trải nghiệm sáng tạo
I.11. Khởi động
Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên
quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú,
tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ
chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo,
giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc
hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào
nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học Ngữ Văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm
thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây
được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu
kiến thức, đặc biệt là kiến thức văn chương, lại khơng thể mang tính ép buộc. Nó
chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú.

Thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo
nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu
quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu khơng tốt thì các hoạt động khác cũng vơ cùng
khó khăn.
Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức
cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học
12


sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tồn bộ bài dạy.
Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. Hơn nữa xét từ
góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa
tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng,
cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích
độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ khơng thích bị áp đặt. Các em
khơng thích một giờ học gị bó, căng thẳng. Cho nên cách tổ chức hoạt động theo
phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế
thoải mái cho học sinh
I.1.2.Hoạt động thảo luận nhóm
Hoạt động thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Trong quá trình dạy học
Ngữ Văn nhất là trong các giờ đọc hiểu văn bản có rất nhiều vấn đề nổi cộm,vấn
đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm rất lớn có giá trị nhân sinh sâu sắc. Do đó một
cá nhân rất khó suy nghĩ, cắt nghĩa lý giải vấn đề một cách rõ ràng, tường minh.
Việc phát huy vai trò , sựu kiến giải của tập thể là vô cùng quan trọng để kiến giải
vấn đề. Khi tham gia vào hoạt động nhóm người học sẽ đựoc trải nghiệm trong
sinh hoạt tập thể, mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm một vị trí để xây dựng tập thể, cùng
chung mục đích để giải quyết vấn đề. Đối với một vấn đề của văn chương thì vấn
đề cần giải quyết khơng chỉ là vấn đề tri thức, vấn đề thực tiễn cuộc sốngb mà cịn
là một sự trải nghiệm vơ cùng thú vị trong hoạt động nhóm đó là sự đồng cảm xúc

trước một vấn đề.
Khi dạy đọc hiểu văn bản Chíêc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu giáo viên
thương dẫn dắt định hướng cho học sinh thảo luận những vấn đề như: Những phát
hiện cuộc sống ở vùng biển của người nghệ sỹ; Ứng xử của nghệ sỹ Phùng ; Câu
chuyện của Người đàn bà làng chài…
I.1.3 Đóng vai
Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới (2018) đối với cấp
THPt đang được gấp rút hoàn thiện. Một trong những khâu quan trọng đó là thay
đổi phương pháp dạy học. Từ dạy học nặng về kiến thức hàn lâm chúng ta đang
chuyển sang dạy học để học sinh biết cách vận dụng kiến thức kĩ năng để giải
quýêt một vấn đề thực tiễn. Có nghia là dạy học để phát huy năng lực của người
học. để thực hiện được điều đó cần phải có nhiều phương pháp, vận dụng nhiều kĩ
thuật dạy học khác nhau. Thực ra phương pháp đóng vai khơng phải là mới mà
ngay trong chương trình hiện hành trong cuốn tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 năm 2006, đã nêu rõ “ Đóng vai là
13


phương pháp tổ chức cho người học thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống giả định”. Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng
vai là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy - học của môn Ngữ văn. Đây là
phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm
nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một
vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào
một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình.Phương pháp đóng
vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại
câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản văn học thành một kịch bản sân khấu,
xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các
góc nhìn khác nhau. Khi thực hiện dạy học đọc hiểu văn bản Chiếc thuyền ngồi
xa của Nguyễn Minh Châu có rất nhiều vấn đề cần người học nhập vai, để thấu

hiểu nhân vật chẳng hạn như nhập vai nhân vật Phùng để kể lại cảm xúc của mình
khi chứng kiến 2 hình ảnh đối lập nhau xẩy ra trong cuộc sống và gần như cùng
một thời điểm; nhập vai vào địa vị của người đàn bà làng chài để ứng xử; Thử đặt
mình vào vai trị của cháng án Đẩu để trao đổi với người đàn bà ở những khía cạnh
khác…
Quy trình thực hiện khi đóng vai tình huống:
- Bước 1: Lựa chọn tình huống. Giáo viên tạo tình huống ngay khi vào bài học,
hoặc trong quá trình dạy bài mới giáo viên lựa chọn tình huống và tạo tình huống
có vấn đề
- Bước 2: Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự bàn bạc và lựa chọn người diễn xuất
- Bước 3: Sau khi phân vai các nhóm bàn bạc cách giải quyết tình huống mà giáo
viên đưa ra
- Bước 4: Thể hiện vai diễn để giải quyết tình huống
- Bước 5: Đánh giá xem nhóm nào giải quyết tình huống tốt hơn. Giáo viên đinh
hướng kiến thức
I.1.4 Tạo diễn đàn
Tạo diễn đàn là một trong những hoạt động dạy học mới, đây là cách dạy học nêu
vấn đề để học sinh cùng suy ngẫm và đưa ra những cách kiến giải khác nhau để
giải quyết một vấn đề. Việc tạo diễn đàn tốt sẽ là một hoạt động trải nghiệm thú vị
về cảm xúc, thái độ trước vấn đề đựoc đặt ra. Khâu quan trọng nhất trong diễn đàn
đó là việc lựa chọn chủ đề, chủ đề để cùng thảo luận, tranh biên phải là vấn đề hấp
dẫn, gần gủi đời sống, vấn đề đó phải phù hợp lứa tuổi, phù hợp đối tượng. Khi
thựuc hiện dạy đọc hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
14


Châu ta thường tạo cho học sinh những diến đàn như Vấn đề bạo lực gia đình; Bạo
lực cuộc sống; Vai trò của thanh thiếu niên trong việc phòng chống bạo lực …
I.2. Mơ hình thực hiện
Thiết kế giờ học đọc - hiểu theo mơ hình trường học mới cần tổ chức hoạt động

cho học sinh qua các bước:
- Hoạt động khởi động
- Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Hoạt động luyện tập
- Hoạt động vận dụng
- Hoạt động mở rộng, liên hệ
II. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết 62 - 63. TT tiêt dạy theo KHDH
Đọc – Hiểu

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

TT

MỤC TIÊU

MÃ HOÁ

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
1

Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác Đ1
phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân
vật...

2


Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh Đ2
giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn
gửi đến người đọc thơng qua hình thức nghệ thuật

3

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện Đ3
ngắn hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn,
ngơn ngữ trần thuật…

15


4

Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo Đ4
của người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí
nhân sinh từ tác phẩm

5

Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về Đ5
tác phẩm

6

Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài Đ6
liệu liên quan.

7


Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1
các phương tiện hỗ trợ phù hợp

8

Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết NG1
trình, có thể trao đổi phản hồi

9

Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác V1
phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm.

Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
10

Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của TC-TH
bản thân khi được giáo viên góp ý.

11

Nắm được cơng việc cần thực hiện để hồn thành các GT- HT
nhiệm vụ của nhóm.

12

Biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đến GQVĐ
vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp
giải quyết vấn đề.


Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm
13

14

Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao NA
động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ
đau trong cuộc sống.
Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, TN
quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực
xấu trong xã hội.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A4,…
16


Học liệu: SGK, hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động Mục tiêu
học
Hoạt động Kết
Mở
đầu -Đ1
(10 phút)

Phương án kiểm
tra đánh giá


nối Chuẩn bị tâm Đàm thoại gợi GV cho HS đánh
thế tiếp nhận mở
giá phần phát biểu
kiến thức mới
bạn, cùng tranh
luận.

Đ1, Đ2,
Đ3, Đ4,
Đ5; N1,
Hoạt động NG1; GTHT
Hình
thành kiến
thức
(50 phút)

Nợi dung dạy PP, KTDH
học trọng tâm

I. Tìm
chung

hiểu Đàm thoại gợi GV đánh giá phiếu
mở
học tập, sản phẩm
học tập của HS.
II. Đọc hiểu văn Kĩ thuật sơ đồ
bản
tư duy

1. Khung cảnh Kĩ thuật làm
bình minh ở việc nhóm
vùng biển
2. Câu chuyện
của người đàn
bà hàng chài tại
tòa án
3. Câu chuyện
về tấm ảnh được
chọn vào bộ III.
Tổng kết

Hoạt động
Luyện tập

Đ3, Đ4, Thực hành bài Dạy học giải GV đánh giá phiếu
Đ5;
tập luyện tập quyết vấn đề
học tập của HS dựa
TCTH
kiến thức và kĩ
trên Đáp án và HDC
năng.

(15 phút)

17


Đ5; NA

Hoạt động
Vận dụng
(10 phút)
Hoạt động
Mở rộng
(5 phút)

Liên hệ với thực Dạy học giải GV đánh giá trực
tế đời sống để quyết vấn đề
tiếp phần phát biểu
làm rõ thêm
của HS.
thông điệp tác
giả gửi gắm
trong tác phẩm.

Đ 6, Đ 5 , Thiết kế dự án:
V1, TC-Nhóm phóng
TH
viên: thiết kế
clip giới thiệu
Nguyễn Minh
Châu
cùng
những tác phẩm
của ơng, trong
đó có Chiếc
thuyền ngồi xa.

Phương pháp

dự án; Dạy học
hợp tác Thuyết
trình; Kĩ thuật
Phịng tranh,;
sân khấu hóa
tác phẩm;

Đánh giá qua sản
phẩm theo yêu cầu
đã giao.
GV và HS đánh giá

Nhóm vẽ tranh:
Hình dung và vẽ
các cảnh tượng
đặc sắc trong
truyện.
Nhóm
đóng
kịch: đóng hoạt
cảnh đặc sắc
trong truyện
B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận tác phẩm
Nợi dung:
Trình chiếu một sớ hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống đẹp

18



Giáo viên gợi dẫn: Em đã từng gặp những cảnh đẹp như thế này trong cuộc sống
chưa ? Em hãy cho biết cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của mình khi bắt gặp những
cảnh này ?
Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miến là
khơng vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)
Trình chiếu một sớ hình ảnh bạo lực của cuộc sồng

19


Giáo viên nêu vấn đề: Những hình ảnh này phản ánh vấn đề gì của cuộc sống ? Khi
gặp cảnh tượng này các em thường ứng xử như thế nào ?
Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miễn là
không vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)
Giả sử nếu một ngày em đáng đứng ngắm một khung cảnh tuyệt đẹp ấy em lại phải
chứng kiến những cảnh xấu, bạo lực thì em sẽ làm gì ? Em hãy phát biểu cảm xúc,
thái độ của mình trước tình huống đó ?
Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miễn là
không vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)
GV dẫn vào bài
Văn học từ 1986 trở đi đặc biệt quan tâm đến số phận con người cá nhân, đặt
con người cá nhân trong các mối quan hệ phức tạp của cuộc sống đời thường.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường cho xu hướng văn học
này với các truyện ngắn nổi tiếng: Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngồi xa (1986),

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (50 phút)
2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG
a. Mục tiêu: Đ1: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn
Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa.

b. Nợi dung: Trả lời câu hỏi tập trung vào các nội dung:
Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu.
- Hoàn cảnh sáng tác , xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa.
c.Sản phẩm và tổ chưc thực hiện:
Tổ chưc thực hiện

Sản phẩm

*Tìm hiểu mục 1. Tác giả Ngũn I. TÌM HIỂU CHUNG
Minh Châu
1. Tác giả
- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989): trước
HS quan sát phần Tiểu dẫn SGK và
năm 1975 là ngịi bút sử thi có thiên hướng
nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả
trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế
Nguyễn Minh Châu.
kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự
20


Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân
và phát biểu, mở rộng kiến thức bên sinh.
ngồi thơng qua việc chuẩn bị bài ở
-Thuộc trong số những người mở đường
nhà.
tinh anh và tài năng(Nguyên Ngọc)của văn
Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết học Việt Nam thời kì đổi mới.
quả tìm hiểu.

Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận
xét
*Tìm hiểu mục 2: Tác phẩm
- Chuyển giao nhiệm vụ:
2. Tác phẩm
+ Đàm thoại: Học sinh nêu xuất xứ,
hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn;
- Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu
hướng chung của VHVN thời kì đổi mới:
+ GV hướng dẫn cách đọc văn bản và
hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá
gọi một số học sinh đọc 1 đoạn
nhân và thân phận con người trong cuộc
văn/chi tiết mà em ấn tượng.
sống đời thường.
+ HS tóm tắt và nêu bố cục của
- Tóm tắt tác phẩm
truyện.
- Bố cục
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học
tập.
Truyện chia làm 3 đoạn:
- Báo cáo kết quả.

+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó
đã biến mất"). Hai phát hiện của người
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn
nghệ sĩ nhiếp ảnh.
người học lĩnh hội kiến thức.
+ Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy … với sóng

gió giữa phá”): Câu chuyện của người đàn
bà làng chài.
+ Đoạn 3: Cịn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch
năm ấy.
Hoạt đợng khám phá kiến thức 2
ĐỌC HIỂU CHI TIẾT
Khung cảnh ở vùng biển
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT
21


b. Nội dung: HS hồn thiện phiếu học tập
(Nhóm 1 + 3)
Nội dung

Bức tranh thiên nhiên

Cảnh vật
Thái độ, cảm xúc, nhận
thức của Phùng
Hành động
Bài học rút ra
(Nhóm 2 + 4)
Nợi dung

Bức tranh cuộc sống

Cảnh vật
Thái độ, cảm xúc, nhận
thức của Phùng

Hành động
Bài học rút ra
c. Sản phẩm và tổ chức thực hiện:
Dự kiến sản phẩm
(Nhóm 1 + 3)
Nội dung

Bức tranh thiên nhiên

Cảnh vật

"Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu .... tơi tưởng
chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hồn
thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của
22


tâm hồn".

Thái độ, cảm xúc, nhận - Trân trọng vẻ đẹp; Cảnh đắt trời cho
thức của Phùng
- Bối rối
Hành động

Bấm máy ảnh liên tục để ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp
ấy

Ý nghĩa

Trong hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa giữa biển trời

mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp tồn bích, hài hồ,
lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh
lọc.

(Nhóm 2 + 4)
Nội dung

Bức tranh cuộc sống

Cảnh vật

Cảnh bạo lực của vợ chồng làng chài: Người chồng tháo
thắt lưng đánh tới tấp vào người vợ nhưng người vợ
không van xin, không chống cự không chạy trốn

Thái độ, cảm xúc, nhận Ngạc nhiên, bất ngờ
thức của Phùng
Hành động

Chạy thẳng đến để can ngăn người đàn ông đánh người
đàn bà

Ý nghĩa

- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao
giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều
nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan
hệ đa chiều.


Hoạt động 2: Giáo viên đặt vấn đề cho cả lớp cùng suy ngẫm
Thái độ của người đàn ông đánh vợ “… Dự kiến cách trả lời
lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai
Hé lộ một uẩn khuất cuộc đời mà người
hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát
đàn ông đang phải chịu đựng
quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho
ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông
23


nhờ !” đã gợi cho em những suy nghĩ gì
?
Hoạt động 3: (Tạo diễn đàn) Giáo viên đặt vấn đề để học sinh tranh luận
Nếu đặt mình vào địa vị người đàn bà Dự kiến phương án
em sẽ chọn cách xử sự nào ? (Không để
Chấp nhận các phương án mà học sinh
chồng đánh như vậy : Kêu cứu; Khóc
đưa ra miễn là khơng vi phạm pháp
lóc, van xin; đánh lại hoặc bỏ chạy…)
luật, thuần phong mĩ tục và các phương
Lý giải cho cách lựa chon án tiêu cực.
của mình.

Hoạt động 4: (Tạo diễn đàn) Giáo viên đặt vấn đề để học sinh lí giải
Theo anh/chị tai sao người mẹ lại Dự kiến câu trả lời
chấp tay vái lấy lái để đứa con mình ?
Người mẹ khơng muốn con mình phạm
Bài học cuộc sống mà em rút ra từ hành

tội với đấng sinh thành. Bà có thể chịu
động này ?
đựng tất cả vì con thì bà khơng muốn
con mình mang trọng tội bất hiếu. Đức
hi sinh, sự bao dung độ lượng của
người đàn bà làng chài
Hoạt động 5: Giáo viên đặt vấn đề để học sinh viết ra suy nghĩ và phát biểu,trao
đổi
Qua sự tìm hiểu trên em học đựoc gì về Học sinh trình bày sản phẩm và đánh
mối quan hệ giữa cái đẹp và cái xấu giá lẫn nhau
trong cuộc sống . Hãy viết một đoạn
văn khoảng 5-7 dịng thể hiện suy nghĩ
của mình về vấn đề đó
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án hụn
Hoạt đợng 1: Chuyển giao nhiệm vụ : Hồn thành phiếu học tập sau
Nhóm 1 +3
+ Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất
hiện ở tòa án huyện?

24


+ Vì sao người đàn bà hàng chài khơng bỏ
lão chồng vũ phu theo lời khuyên của
chánh án Đẩu ?

+ Trong câu chuyện ở tòa án, người đàn
bà ấy đã kể những gì về người chồng vũ
phu của mình ? Qua đó, có thể nhận thấy
thái độ của chị đối với người chồng thế

nào ?
Nhóm 2 và 4
+ Nghệ sĩ Phùng đã lặng im sau câu chuyện
của người đàn bà. Theo anh (chị), câu
chuyện mà người đàn bà hàng chài kể ở tịa
án đã giúp Phùng hiểu ra điều gì về người
phụ nữ này, về người bạn của mình (chánh
án Đẩu) và chính mình ?

+ Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của
người đàn bà hàng chài có gì khác so với
cách nhìn nhận của Đẩu, Phùng và thằng bé
Phác?

+ Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu
trên, đặc biệt cách nhìn nhận của người phụ
nữ vùng biển đã giúp anh (chị) hiểu ra điều
gì về người đàn ơng này nói riêng và cách
nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc
sống nói chung
Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1 +3
+ Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất +Theo lời mời của Đẩu, chánh án tồ
hiện ở tịa án huyện?
án huyện, người đàn bà hàng chài đã
có mặt ở tồ án huyện. Trước lời đề
25



×