Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.69 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BẢNG TĨM TẮT
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên
Sinh viên thực hiện : Hà Thị Hoài Tâm
Lớp
: 16STH
Khoa

: Giáo dục Tiểu học
Đà Nẵng, 1/2020

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học và cơng nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì
việc phát triển phẩm chất và năng lực của người học, đặc biệt là năng lực vận dụng
kiến thức kĩ năng là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện
từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Các nước đều chú ý hình thành, phát triển vận dụng kiến
thức kĩ năng để nhằm tạo một tương lai xanh, con người được sống khỏe mạnh.


Ở bậc tiểu học, môn Khoa học là một trong những mơn học quan trọng góp phần
gắn kết học khoa học với cuộc sống, nó bao gồm những nội dung kiến thức gần gũi
với cuộc sống hằng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào
các tình huống thực tế. Thơng qua mơn học này, học sinh thấy được khoa học rất thú
vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người. Chương trình mơn Khoa học góp
phần phát triển ở học sinh năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi khơng ngừng,
góp phần phát triển bền vững xã hội. Môn học này đã và đang góp phần hình thành và
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là
những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng thực
hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua
các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của
mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Chương trình học đảm bảo sự phát triển năng lực của người học qua các lớp, tạo cơ sở
hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cần thiết phù hợp với các yêu cầu giáo
dục mà nhà nước ta quy định. Đặc biệt phải kể đến năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng của học sinh tiểu học – loại năng lực mà hiện nay chưa thực sự được chú trọng
thông qua việc giảng dạy. Đây là loại năng lực vô cùng quan trọng đối với các học
sinh tiểu học. Năng lực này là nền tảng để các em vận dụng kiến thức và kĩ năng đã
học vào cuộc sống của các em. Năng lực này cũng là tiền đề để phát triển các năng lực
cần thiết liên quan khác. Vì vậy, việc kết hợp giữa học môn Khoa học và phát triển
năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho học sinh tiểu học là điều hết sức cần thiết
hiện nay đối với các giáo viên đang và sẽ giảng dạy môn Khoa học tại các trường tiểu
học.
Từ những lí do trên, tơi quyết định chọn đề tài “Thực trạng phát triển năng lực
2


vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa
học” làm đề tài khố luận.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học thông qua dạy học môn Khoa học ở tiểu học hiện nay. Từ đó, đưa ra một số đề
xuất phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học thông qua dạy học môn
Khoa học ở tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong mơn học này nói
riêng và chất lượng giáo dục ở tiểu học nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu hệ thống các kiến thức về cơ sở lý luận của đề tài: cơ sở lý thuyết về
năng lực và năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của học sinh tiểu học.
- Điều tra thực trạng về việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu điều tra được thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học trong mơn Khoa học ở trường tiểu học thì khơng những đánh giá
được thực trạng mà còn cung cấp cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển năng lực
vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho HSTH.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học mơn Khoa học lớp 4, 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học của học sinh tiểu học.
5.3. Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh trường TH Nguyễn Văn Trỗi và
TH Ngô Sĩ Liên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp điều tra
6.3. Phương pháp quan sát
3


7. Cấu trúc đề tài.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của học sinh tiểu học.
Chương 3: Khảo sát thực trạng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học cho học sinh trong môn Khoa học.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
1.1.1. Ở nƣớc ngoài
Bàn về năng lực cũng như cách phát triển năng lực cho HSTH, các nước trên thế
giới đã có những nghiên cứu sau:
Joe Bandy, Đại học Vanderbilt có bài viết “ Học cách áp dụng kiến thức và kĩ
năng để mang lại lợi ích cho người khác hoặc phục vụ lợi ích cộng đồng”. Dạy học
sinh áp dụng kiến thức và kĩ năng để mang lại lợi ích cho người khác hoặc phục vụ lợi
ích cộng đồng là một phương pháp có tác dụng đặc biệt cao thúc đẩy các khả năng
trong các ngành. Gac, Eds, 2009, “ Sự tham gia của công dân trong giáo dục đại học:
Khái niệm và thực tiễn. Jossey- Bass”.
Như vậy, quan điểm về dạy học vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trên thế giới
xuất hiện từ rất lâu và theo thời gian chúng cũng được hiểu và thực hiện trong học tập
bằng những cách khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều hướng tới tích cực hố hoạt động
học tập của HS giúp HS phát triển năng lực về tư duy và kĩ năng khác.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, các nhà giáo dục cũng dành sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề về phát
triển năng lực cho HS. Nên từ nhiều năm qua đã có những cuốn sách hay ra đời bàn về
năng lực và phát triển năng lực của HSTH.
4



Mục tiêu và tiêu chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 của
tác giả Đinh

uang Báo, bài viết tập trung vào làm rõ khái niệm của các năng lực và

phẩm chất của HS ở trường THCS và THPT, từ đó tác giả nêu r chuẩn đầu ra của các
năng lực và phẩm chất cần đạt được ở mỗi cấp học.
Bàn về năng lực chung và chuẩn đầu ra về năng lực của tác giả Mai Văn Hưng,
bài viết trình bày: Khái niệm năng lực, những năng lực chung và năng lực riêng đồng
thời đề xuất hình thức đánh giá của một số năng lực.
Như vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về tính
tích cực nhận thức, học tập của HS, song chưa có cơng trình nào nghiên cứu có hệ
thống về năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho HSTH . Đó là lí do tơi
nghiên cứu về đề tài “Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học”.
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học
1.2.1. Đặc điểm về nhận thức
1.2.1.1. Tri giác
1.2.1.2. Chú ý
1.2.1.3. Trí nhớ
1.2.1.4. Tƣ duy
1.2.1.5. Tƣởng tƣợng
1.2.1.6. Ngôn ngữ
1.2.2. Đặc điểm về nhân cách
1.2.2.1. Nhu cầu nhận thức
1.2.2.2. Tình cảm
1.2.2.3. Ý chí
1.2.3. Ảnh hƣởng của đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học đến sự phát
triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học thể hiện các em có niềm u thích

khám phá, tìm tịi, trải nghiệm, vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào thế giới
5


xung quanh. Ở lứa tuổi này, các em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và vốn sống. Vì
vậy, các em dễ bị thu hút bởi những thứ rực rỡ, màu sắc, có thể trực tiếp cầm, nắm
hoặc quan sát trực tiếp hoặc được đặt mình vào tình huống cụ thể thì các em sẽ có cách
nghĩ, tư duy, tưởng tượng tốt hơn để thỏa mãn trí tị mị và khám phá những sự vật,
hiện tượng các em chưa biết và muốn tìm hiểu. Do đó, việc tổ chức dạy học phát triển
năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học sẽ tạo điều kiện cho các em tự mình thực
hành, vận dụng, khám phá với thực tế cụ thể, hoặc đặt trong những tình huống xác
định để các em có thể tự do tư duy, suy nghĩ theo cách của bản thân. Từ đó, phát triển
năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học dựa trên những hoạt động của bản thân
vào việc phát hiện và giải đáp các thắc mắc, tị mị của bản thân để có thể tự rút ra kiến
thức bài học một cách tích cực và chủ động. Giáo viên và phụ huynh không nên áp đặt
suy nghĩ, kiến thức một cách thụ động cho các em học sinh mà nên giúp các em chủ
động khám phá, tìm tịi, hướng dẫn con đường nhận thức đúng đắn cho các em học
sinh.
1.3. Mục tiêu chƣơng trình mơn Khoa học ở tiểu học
Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người; cần phòng
tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật và thực vật.
- Đặc điểm và ứng dụng một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường
gặp trong đời sống sản xuất.
- Đặc điểm ứng dụng một số vật liệu thường dùng, sự biến đổi chất và sử dụng
năng lượng.
- Môi trường và tài nguyên, mối quan hệ giữa mơi trường và con người.
Bước đầu hình thành và phát triển ở HS kĩ năng:
- Ứng xử phù hợp với các vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản gần gũi với
với đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong q trình học tập, biết tìm thơng tin để giải đáp.
- Diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,...
6


- Phân tích so sánh, rút ra những đặc điểm chung và riêng của một số hiện tượng
trong tự nhiên.
Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
- Tự giác thực hiện quy tắc vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc
sống.
- Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức và hành vi bảo vệ
môi trường và tài nguyên xung quanh.
1.4. Cấu trúc nội dung môn Khoa học ở tiểu học
Nội dung chương trình mơn Khoa học được chia làm nhiều chủ đề và có mối liên
hệ xuyên suốt từ lớp 4 đến lớp 5. Nội dung được mở rộng và phát triển theo hướng
dồng tâm, kết hợp xoay quanh các chủ đề: con người và sức khoẻ, vật chất và năng
lượng, thực vật và động vật, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Lớp 4 và lớp 5 gồm
70 tiết.
Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương 1, tôi đã đề cập đến các vấn đề sau: Lịch sử nghiên cứu về đề tài, đặc
điểm tâm lí của HSTH, cấu trúc nội dung dạy học môn Khoa học ở Tiểu học.
CHƢƠNG 2
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG
ĐÃ HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Các năng lực khoa học của học sinh tiểu học
2.1.1. Khái niệm năng lực
Có thể hiểu năng lực là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… để

thực hiện thành công một số công việc trong bối cảnh nhất định. Biểu hiện của năng
lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ thuật trong một tình huống có ý nghĩa, chứ
khơng tiếp thu tri thức rời rạc.

7


2.1.2. Các năng lực chung và năng lực đặc thù
Theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT, những năng lực đặc thù của mơn học
Khoa học gồm có:
Thành phần năng lực

Biểu hiện

Nhận thức khoa học - Kể tên, nếu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng
tự nhiên

đơn giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề
về chất, năng lượng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn,
con người và sức khoẻ, sinh vật và mơi trường.
- Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống.
- Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu
đạt như ngơn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.
- So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng
dựa trên một số tiêu chí xác định.
- Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa
các sự vật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...).

Tìm hiểu mơi trường xung quanh


uan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mỗi

quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con
người và vấn đề sức khoẻ.
- Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa các
sự vật, hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,...).
- Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.
- Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng, môi
quan hệ trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác
nhau (quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài
liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet,...).
- Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành,
làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng, mối quan
8


hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát,
thí nghiệm, thực hành,...
- Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được
nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật,
hiện tượng.
Năng lực vận dụng - Giải thích được một số vật, bao gồm con người và các biện
kiến thức kĩ năng đã pháp giữ gìn sức khoẻ.
học

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó
vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các
mơn học khác có liên quan.
- Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù

hợp trong một số tình huống có đến sức khoẻ của bản thân,
gia đình, cộng đồng và mơi trường tự nhiên xung quanh liên
quan; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh
cùng thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng
xử trong các tình huống gắn với đời sống.

2.1.3. Một số năng lực cần phát triển cho học sinh tiểu học
Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể đã cơng bố mục tiêu giáo dục học sinh
phổ thông nhằm phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực. Chương trình các môn học và
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai chương trình giáo dục phổ thơng
mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Và chương trình cũng hình thành và phát triển cho
học sinh những năng lực cốt l i gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt l i, chương trình giáo dục
phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học
sinh.

9


2.2. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
2.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Theo Phan Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai cho rằng: Vận dụng kiến thức kĩ
năng là mức độ nhận thức cao nhất của con người, quá trình này vừa giúp học sinh
củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống.
Thông qua vận dụng kiến thức vào thực tiễn thúc đẩy gắn kết kiến thức trong nhà
trường với thực tiễn đời sống.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn Khoa học là giải quyết các

nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tình huống mới, gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức
với học sinh; tạo cơ hội cho HS liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng đã học
từ các lĩnh vực khác nhau.
2.2.2. Một số biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong
môn Khoa học
Thành phần năng lực
Vận dụng kiến thức, kĩ

Biểu hiện
-

năng đã học

Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối
quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm
con người và các biện pháp giữ gìn sức khỏe.

-

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản
trong đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức
kĩ năng từ các mơn học khác có liên quan.

-

Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử
phù hợp với một số tình hướng có liên quan đến sức
khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và mơi
trường tự nhiên xung quanh: trao đổi, chia sẻ, vận
động những người xung quanh cùng thực hiện.


-

Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và
cách ứng xử trong các tình huống gắn với đời sống.

10


2.2.3. Vai trò của phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học
sinh tiểu học
Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học phát huy cao độ, tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS trong q trình lĩnh hội tri thức. Tính tích cực là đặc điểm vốn
có của con người. Tính tích cực ở đây được dùng trái nghĩa với tính thụ động chứ
khơng trái nghĩa với tính tiêu cực. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Nhu cầu
của con người luôn là động cơ để thức đẩy các hoạt động của con người. Vì vậy, khi
con người có nhu cầu nhận thức thì nhu cầu này sẽ trở thành động cơ kích thích HS
tích cực, chủ động, sáng tạo.
Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cũng góp phần phát triển năng lực
tự học ở HS. Khi được học bằng phương pháp này, HS sẽ vận dụng những kiến thức kĩ
năng đã học vào cuộc sống. Điều này chính là cội nguồn của khả năng tự học. Từ
những thí nghiệm ở trên lớp, HS có thể về tiến hành những thí nghiệm ở nhà với bố
mẹ hoặc người thân.
Như vậy, có thể thấy rằng năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học là một
năng lực đặc thù vơ cùng quan trọng cần phải được hình thành và phát triển ở học sinh
tiểu học.
2.3. Một số phƣơng pháp dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
đã học cho học sinh trong môn Khoa học
2.3.1. Phƣơng pháp trò chơi
2.3.1.1. Khái niệm

Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến
thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để
củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để
hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay
từ khi bắt đầu bài học mới.
2.3.1.2. Tác dụng đối với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học trong dạy học mơn Khoa học
Trị chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn HS do đó sẽ
duy trì tốt hơn sự chú ý của các em. Ngồi ra, thơng qua tổ chức trò chơi sẽ giúp HS
vận dụng các kiến thức đã học vào chơi trị chơi. GV có thể tổ chức trò chơi sau mỗi
11


bài học để giảm tính chất căng thẳng của giờ học. Trò chơi cũng tạo cơ hội cho nhiều
học sinh tham gia tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS.
2.3.1.2. Cách tiến hành
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trị chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
2.3.2. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề
2.3.2.1. Khái niệm
Giải quyết vấn đề là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống
khơng có quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường, có sẵn. Có thể thấy, giải quyết
vấn đề là quá trình tư duy phức tạp bao gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm, suy luận,
đánh giá, giao tiếp, … để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, thách
thức của vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao
tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm
vụ học tập, là một trong những năng lực chung cơ bản cần thiết cho người học để có

thể tồn tại trong xã hội ở mọi thời đại. Vì vậy, việc hình thành và phát triển năng lực
này cho người học là thực sự cần thiết, quan trọng.
2.3.2.2. Tác dụng đối với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học trong dạy học môn Khoa học
- Tạo ra hứng thú học tập vì ln được đặt vào các tình huống có vấn đề, áp dụng
những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống của các em hằng ngày.
- Kích thích óc tư duy, lôgic để đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất.
- Học sinh được làm quen với nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo, biết liên hệ và vận dụng
các kiến thức, kĩ năng đã học trong quá trình lĩnh hội tri thức mới.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện và tiến hành quy trình giải quyết vấn đề, kĩ
năng này rất cần thiết trong cuộc sống.
2.3.2.3. Cách tiến hành
+ Xây dựng tình huống có vấn đề:
Bước 1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn nội dung đáp ứng được
u cầu của tình huống có vấn đề.
12


Bước 2: Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết, đã được học
để xác định mâu thuẫn.
Bước 3: Hồn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra
giải quyết (trong trường hợp vấn đề do học sinh nêu ra thì dạy học giải quyết vấn đề có
thể bắt đầu từ bước này).
+ Giải quyết vấn đề:
Bước 4: Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định
nhiệm vụ cần thực hiện.
Bước 5: Học sinh huy động kiến thức liên quan và đưa ra giả thuyết.
Bước 6: Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thơng tin mới để khẳng
định hay bác bỏ giả thuyết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp.
Bước 7: Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận.

2.3.3. Phƣơng pháp thực hành
2.3.3.1. Khái niệm
Phương pháp thực hành là phương pháp mà trong đó giáo viên tổ chức cho học
sinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng lí
thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng. Phương pháp này được sử dụng
phổ biến trong dạy học mơn Khoa học, nhất là các bài có nội dung về giáo dục sức
khoẻ.
2.3.3.2. Tác dụng đối với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học trong dạy học môn Khoa học
- Tạo điều kiện cho học sinh thao tác “tay chân”.
- Củng cố những kiến thức đã học.
- Hình thành, củng cố kĩ năng cho học sinh.
- Hình thành một số thói quen tốt cho học sinh.
- Giúp giáo viên phát hiện những lỗ hổng để kịp thời giúp đỡ học sinh.
- Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tích cực.
2.3.3.3. Cách tiến hành
+ Bước 1: Giúp học sinh hiểu vì sao cần thực hiện kĩ năng đó cùng với các thông tin
cơ bản khác.
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết trình tự các bước và cách thực hiện
từng thao tác. Trong trường hợp giáo viên làm mẫu, giáo viên vừa làm mẫu vừa giải
13


thích cách thao tác và nên làm mẫu với tốc độ vừa phải để học sinh kịp theo dõi và tiếp
thu.
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành.
+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo và đánh giá kết quả thực hành trước lớp.
2.3.4. Phƣơng pháp đóng vai
2.3.4.1. Khái niệm
Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết

một tình huống của một nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách
diễn xuất một cách ngẫu hứng, có thể khơng cần kịch bản hoặc luyện tập trước.
2.3.4.2. Tác dụng đối với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học trong dạy học mơn Khoa học
- Làm thay đổi hình thức học tập, khiến tiết học trở nên thoải mái và hấp dẫn hơn, thực
hiện yêu cầu chơi mà học, học mà chơi.
- Khai thác được vốn kinh nghiệm, vốn sống của học sinh.
- Thông qua vai diễn, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế một
cách tự giác, tích cực, đồng thời học sinh sẽ ngày càng cởi mở và nhanh nhẹn hơn.
2.3.4.3. Cách tiến hành
+ Bước 1: Lựa chọn tình huống.
+ Bước 2: Chọn người tham gia.
+ Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất.
+ Bước 4: Thể hiện vai diễn.
+ Bước 5: Đánh giá kết quả.
2.4. Định hƣớng về phƣơng pháp hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến
thức kĩ năng đã học trong môn Khoa học
Theo chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 mơn Khoa học: Để hình thành
và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn, GV sử dụng những
câu hỏi, bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng,... đã học để giải quyết
các nhiệm vụ học tập trong bối cảnh, tình huống, gắn với thực tế cuộc sống, vừa sức
với học sinh; tạo cơ hội liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực
khác nhau trong môn học và các mơn học khác như Tốn, Tin học và Công Nghệ,...

14


vào trong giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống ở mức độ phù hợp với khả năng
học sinh.
2.5. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh tiểu học.

Cần chú ý đến các thành tố khác nhau của năng lực HS. Tạo điều kiện cho để HS
tự đánh giá kết quả học tập của mình và để các HS đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, tăng cường và áp dụng biện pháp thích
hợp để đánh giá thái độ của học sinh trong học tập, chủ động đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong học tập mơn học.
Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định
lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học
sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá cộng đồng.
Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh
giá quá trình, giáo viên sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu
mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá q trình
có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Đánh giá tổng kết thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các u
cầu trong chương trình mơn Khoa học sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá
tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên.
Tiểu kết chƣơng 2
Những nội dung tơi đã tìm hiểu ở chương này như sau: Các năng lực vận dụng
kiến thức kĩ năng của HSTH, một số yêu cầu đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng của học sinh.
CHƢƠNG 3
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN
DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CHO HỌC SINH TRONG MƠN
KHOA HỌC
3.1. Mục đích khảo sát
Tôi đã tiến hành cuộc khảo sát, điều tra một số giáo viên và học sinh tại hai
trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
và trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên với mục đích như sau:
15



- Tìm hiểu về thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
cho học sinh tiểu học thơng qua dạy học mơn Khoa học.
- Tìm hiểu về năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của học sinh tiểu học
hiện nay thông qua dạy học môn Khoa học.
3.2. Đối tƣợng khảo sát
Đề tài khảo sát tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và trường Tiểu học Ngô Sĩ
Liên (thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng) với 130 học sinh các khối 4,5 và 30 giáo viên
làm công tác giảng dạy ở 2 trường.
TRƢỜNG

STT

LỚP

LỚP

1

Tiểu học Ngô Sĩ Liên

4A

4B

2

Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

4/1


4/2

3.3. Nội dung khảo sát
3.3.1. Đối với học sinh
- Mức độ hứng thú của học sinh với môn Khoa học và sự hiểu biết về năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học.
- Tìm hiểu về một số biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của
học sinh.
3.3.2. Đối với giáo viên
- Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, mục tiêu, ý nghĩa của năng lực
vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
- Mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu
học của giáo viên trong dạy học môn Khoa học.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong dạy học phát triển năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh thông qua dạy học môn Khoa học.
3.4. Phƣơng pháp khảo sát
Tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra sau:
- Phương pháp Anket.
- Phương pháp thống kê toán học.
16


- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
3.5. Kết quả khảo sát
3.5.1. Kết quả khảo sát của giáo viên
Sau khi tiến hành điều tra, đề tài thu được các kết quả như sau:
3.5.1.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, mục tiêu, ý nghĩa
năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
Nhìn chung, phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng, mục tiêu, ý

nghĩa năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
3.5.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong dạy học phát triển năng
lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học thông qua dạy học
môn Khoa học
Các giáo viên được khảo sát phần lớn đều khẳng định khó khăn được nêu xuất
phát từ nhiều phía như về giáo viên, cơ sở vật chất nhà trường, mơ hình đánh giá cũ,..
Ngồi ra, các giáo viên đều đồng tình về những thuận lợi khi phát triển năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học thông qua dạy học môn Khoa học.
3.5.1.3. Mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học
sinh tiểu học của giáo viên trong dạy học môn Khoa học
Theo điều tra, mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
trong môn Khoa học hầu như GV đều áp dụng vào dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng
này chưa thường xuyên.
KẾT LUẬN:
Qua khảo sát, tôi thấy rằng, đa phần giáo viên ở các trường Tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi và Tiểu học Ngô Sĩ Liên đều nhận thức rõ về năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học thông qua dạy học môn Khoa học. Các thầy cơ đã có ý thức tổ chức nhằm
phát triển năng lực này cho các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một vài giáo viên còn hiểu
chưa đầy đủ và chưa chú trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
cho học sinh. Trong quá trình dạy học, ngồi những thuận lợi vẫn cịn tồn tại rất nhiều
khó khăn để đưa dạy học mơn Khoa học nhằm triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ

17


năng đã học cho học sinh. Bởi vậy, giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vấn đề này để
tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện.
3.5.2. Kết quả khảo sát học sinh
3.5.2.1. Qua phiếu hỏi
Theo kết quả điều tra được hầu như đa số HS chưa hiểu rõ về năng lực vận dụng

kiến thức kĩ năng đã học. Có lẽ đây là những từ ngữ khá lạ lẫm với các em. Ngoài ra,
các em HS ở 2 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và trường Tiểu học Ngơ Sĩ Liên đều
thích thú, hào hứng khi được vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt
động vận dụng trong môn Khoa học,
3.5.2.2. Phiếu kiểm tra
b. Đối với học sinh lớp 4
Nhìn chung, đa số HS lớp 4 đã vận dụng được những kiến thức kĩ năng đã học
song vẫn chưa tốt. Vì vậy giáo viên nên lồng ghép những câu hỏi liên hệ thực tế trong
cuộc sống hằng ngày để giúp các em có thể áp dụng một cách tốt nhất và hiệu quả
nhất.
b. Đối với học sinh lớp 5
Theo điều tra, tơi có thể khẳng định rằng mức độ áp dụng năng lực vận dụng kiến
thức kĩ năng đã học của HS lớp 5 cịn thấp. Vì vậy, giáo viên nên chú trọng vào các
hoạt động vận dụng để các em có thể thoả sức vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học
vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
3.6. Kết luận
Sau quá trình khảo sát, vừa quan sát và phân tích kết quả về dạy học phát triển
năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của HSTH ở 2 trường Tiểu học Ngô Sĩ
Liên và Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho thấy:
Hầu hết GV đều mong muốn dạy học giúp HS phát triển toàn diện hơn. Tuy
nhiên, dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học là một vấn đề
mới nhưng chưa được nhà trường chú trọng, tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn để
có sự triển khai đồng bộ. Vì thế, GV chưa biết phương pháp hay hình thức như thế nào
để rèn luyện năng lực này cho HS. Bên cạnh đó, cịn nhiều khó khăn gây trở ngại khi
18


GV tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
cho HS như trang thiết bị chưa đầy đủ, đa dạng; thời gian hạn hẹp. Đặc biệt là quá
trình kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp để nhận định về năng lực của HS.

- Khảo sát thực trạng năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong môn
Khoa học cho thấy:
+ Trong thực tế, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của học sinh tiểu
học còn rất nhiều hạn chế.
+ Đa số giáo viên tiểu học nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát
triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh trong môn Khoa học.
Nguyên nhân của những vấn đề trên là bởi trong dạy học, GV chưa thực sự có
những biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
của HS. HS chưa được hướng dẫn tìm tịi, phát hiện thế giới xung quanh hay vận dụng
những kiến thức đã học. Do đó, năng lực tìm hiểu vận dụng kiến thức kĩ năng đã học
của các em còn hạn chế. Càng đi tìm hiểu về thực trạng năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học của HSTH càng làm tơi có thêm động lực suy nghĩ giúp GV áp dụng vào
dạy học hiệu quả và thu hút HS để các em phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ
năng đã học.
3.7. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển năng lực vận dụng
kiếnthức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu học thông qua dạy học mơn Khoa học
3.7.1. Đối với giáo viên
- Để có năng lực dạy học vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong mơn Khoa học
thì người giáo viên tiểu học cần phải tìm hiểu kiến thức về năng lực vận dụng kiến
thức kĩ năng đã học, có vốn hiểu biết sâu rộng về tự nhiên – xã hội.
- Để các năng lực của học sinh có điều kiện hình thành và phát triển, người giáo
viên cần: Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng, luôn liên hệ với thực tiễn đang
thay đổi, làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ, tận dụng sự hỗ trợ của các phương
tiện dạy học, học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá
trong học thuật, học kĩ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp, học
phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa

19



tư duy và tùy cơ ứng biến, học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và
mơi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.
- Muốn phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho học sinh tiểu
học thông qua dạy học môn Khoa học, giáo viên cần có một số biện pháp rèn luyện
nâng cao năng lực nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của môn Khoa học.
- Sử dụng tích hợp các hình thức, phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh.
- Giáo viên cần xác định được các nội dung dạy học và thiết kế hoạt động học
cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong các tiết học để cho tiết
học trở nên hững thú, hấp dẫn hơn.
- Giáo viên cần được tổ chức tập huấn, tìm hiểu và dạy học nâng cao năng lực
vận dụng kiến thức kĩ năng trong môn Khoa học ở tiểu học.
3.7.2. Đối với học sinh
- Trang bị đầy đủ các kiến thức, kĩ năng, thái độ khi học môn Khoa học bao gồm:
+ Kiến thức: các sự kiện xảy ra ở môi trường xung quanh; các khái niệm, quy
luật về tự nhiên – xã hội; ứng dụng vai trị và tác động của mơi trường tự nhiên vào
cuộc sống thực tiễn, …).
+ Kĩ năng tìm hiểu tự nhiên và xã hội như: quan sát, đo đạc, … để tự nhận
biết, trải nghiệm được vấn đề; nêu câu hỏi, giả thuyết – dự đốn; phân tích, suy luận để
rút ra kết luận chung cho hoạt động được trải nghiệm; kĩ năng vận dụng kiến thức để
mô tả, giải thích các sự vật, hiện tượng,…
+ Thái độ và hứng thú u thích khoa học, thích trải nghiệm mơi trường tự
nhiên xã hội xung quanh, suy nghĩ và hành động một cách khoa học (cẩn thận, trung
thực, khách quan); vận dụng được các kiến thức vào cuộc sống).
- Tích cực, chủ động học tập, có nhận thức, suy nghĩ muốn phát triển năng lực
cho bản thân.
- Có ý thức rèn luyện phát triển các năng lực phẩm chất của bản thân. Các em là
chủ thể, là trung tâm của quá trình học.
3.7.3. Đối với q trình dạy học mơn Khoa học
20



Xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trị tích cực, tự giác của học sinh
và vai trò tổ chức, hỗ trợ của giáo viên
3.7.4. Đối với trƣờng tiểu học
- Các trường tiểu học cần có sự quan tâm hơn đến việc thực hiện mục tiêu phát
triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của học sinh thông qua dạy học môn
Khhoa học cũng như trong các môn học khác.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về kĩ năng thiết kế và tổ chức
dạy học theo hướng nâng cao năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong môn
Khoa học cho học sinh tiểu học.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống các trang thiết bị,… để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
trong môn Khoa học cho học sinh trong trường.
Tiểu kết chƣơng 3
Nội dung chương này tôi đi khảo sát thực trạng về việc dạy và học theo hướng
phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học ở HS tiểu học hiện nay. Đối với
học sinh năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học ở các em hiện nay ở mức tương
đối thấp. Các em cịn thụ động, chưa tích cực tư duy sáng tạo hay hứng thú với cá hiện
tượng tự nhiên xung quanh mình. Cụm từ “năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học” vẫn còn rất mới mẻ với các em. Về phía các thầy cơ đều nhận thấy rằng việc phát
triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học là quan trọng đối với học sinh nhưng
do hình thức thi cử hiện nay cùng với sự hạn chế về trang thiết bị dạy học nên vấn đề
phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học của HS ít được quan tâm.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã
học trong dạy học môn Khoa học lớp 4, 5”, tôi đã làm r cơ sở lý luận về năng lực nói

chung và năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học nói riêng. Tơi nhận thấy vai trị
21


của năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong xã hội hiện đại là rất cần thiết và
quan trọng.
Qua khảo sát thực trạng, tôi thấy rằng GV đã có những hiểu biết ban đầu năng
lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học nhưng chưa thực sự đầy đủ và đúng bản chất,
cũng như chưa biết cách thức tổ chức các hoạt động để nâng cao năng lực vận dụng
kiến thức kĩ năng đã học cho HS.
Để hình thành được năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học cho HS không
chỉ qua 1, 2 bài hay qua vài hoạt động mà phải trải qua cả q trình rèn luyện một cách
có hệ thống và logic. Không chỉ ở trên lớp với sự hướng dẫn tổ chức của GV thì năng
lực được hình thành mà cần có sự phối hợp giữa phụ huynh và xã hội.
Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học là một thành tố quan trọng tạo nên
một con người hoàn hảo trong tương lai. Các kiến thức về Khoa học thực sự cần thiết
với đời sống. HS ứng dụng ngay vào cuộc sống hằng ngày của mình. Do đó, cần đẩy
mạnh hơn nữa việc dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
đã học cho HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.

22



×