Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài điều kiện nghệ thuật truyền thống Việt Nam: Làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt động kinh doanh du lịch (Nghệ thuật múa rối nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.53 KB, 10 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
Môn : Nghệ Thuật Truyền Thống Việt Nam
Đề bài: Làm rõ phương thức khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt động
kinh doanh du lịch (Nghệ thuật múa rối nước)
Bài làm
Mở đầu :
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh sự thành công
của Việt Nam về chính trị, ngoại giao, kinh tế - là những cái chung mà quốc gia
nào cũng có thì văn hóa lại mang nét đặc trưng hồn tồn riêng biệt. Văn hóa dân
gian và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như quan họ, hát chèo, chầu văn,…
luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và đánh giá cao. Trong cái chung và cái riêng của
kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc ấy không thể không nhắc tới nghệ
thuật múa rối nước. Nó ln có một vị trí đặc biệt, ln được biểu diễn phục vụ các
đoàn ngoại giao và khách quốc tế khi đến Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước
được coi là độc đáo và riêng có tại Việt Nam, tạo nên một hình ảnh du lịch sinh
động, khó phai. Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hầu như đều được
tham quan tiếp xúc với nghệ thuật múa rối nước. Nhất là các du khách đến với
vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Đây là một dấu hiệu cho
thấy cần khai thác hơn nữa nghệ thuật đặc sắc này để bảo tồn nét văn hoá đặc trưng
của văn hoá Việt Nam, và phục vụ phát triển du lịch.
Nội dung :
1.

Khái quát về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Sự hình thành và phát triển : Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân
khấu dân gian, theo nguồn tài liệu khác nhau, múa rối được ra đời chừng hơn 10
thế kỷ trước vào thời nhà Lý, gắn liền với nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc
Bộ. Văn hoá nước ta mang cội nguồn và bản sắc của một nền sản xuất nông
1



nghiệp, của một cái nôi trồng trọt. Tác dụng tổng hoả của người - trời - đất đã tạo
nên ở đây nền nông nghiệp với những cộng đồng định cư thành làng xã từ hàng
nghìn năm trước. Cư dân này đã từ trồng lúa nước, tạo nên nền văn minh trồng lúa
nước: nền văn minh sông Hồng; nền văn minh Việt Nam cổ xưa này đã tạo nên thế
quân bình bền vững của nền văn hố xóm làng, giữa con người với tự nhiên.
Kỹ thuật sử dụng trong nghề trồng lúa nước và các ngành nghề phụ quanh
nó, một phần văn hoá nối liền con người với tự nhiên đã góp phần chủ yếu vào sự
hình thành nghệ thuật rối nước.
Sau đó đến thời nhà Lê thì múa rối dần hoàn thiện, thời nhà Nguyễn từ
những con rối riêng lẻ của một số các cá thể đã phát triển thành những Phường rối
với nhiều những tích trị hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ
nhân dân. Nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần
trở thành một thú chơi tao nhã của nhân dân ta. Loại hình này thường diễn vào dịp
lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết.
Đặc điểm cơ bản : Nghệ thuật trị rối nước có những đặc điểm khác với múa
rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía
sau có phơng che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên
"sân khấu" này là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển
của những người phía sau phơng thơng qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước
không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.
Con rối được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được đục cốt,
đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí
với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân
vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng
cao.
Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, cịn phần đế là
phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho
2



quân rối cử động. Máy điều khiển và kỹ xảo điều khiển trong múa rối nước tạo nên
hành động của qn rối nước trên sân khấu, đó chính là mấu chốt của nghệ thuật
trị rối nước.
Máy có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và máy dây đều có
nhiệm vụ làm di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Máy điều khiển
được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến
cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.
Buồng trò rối nước là nhà rối hay thủy đình thường được dựng lên giữa ao,
hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nơng thôn Việt Nam.
Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối. Họ thao tác
từng cây sào, thừng, vọt... hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên ngồi
hoặc dưới nước. Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động
của thân hình, hành động làm trị đóng kịch của nó.
Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò . Buồng trò, sân
khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... Ngoài ra, một yếu tố khơng
thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu
diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm
thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động khơng khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ
dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù
và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với
cả người diễn lẫn người xem.
Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của
chú Tễu với thân hình trịn trĩnh, mặc áo nẹp khuy khơng cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm
nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả
sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc
màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp
với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng
3



đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa khơng thể thiếu đối với
người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.
Thực tế cho thấy, ở các phường Múa rối nước dân gian, cũng như qua các kỳ
liên hoan Múa rối nước toàn quốc, cùng việc xem xét hoạt động biểu diễn Múa rối
nước của các đơn vị, cho ta thấy rõ phong trào biểu diễn Múa rối nước dân gian và
ảnh hưởng của nó đang được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc. Những địa
phương vốn khơng có Múa rối nước như ở miền Trung và Nam Bộ thì giờ đây
cũng tổ chức biểu diễn Múa rối nước.
2. Những phương thức khai thác nghệ thuật múa rối trong hoạt động
kinh doanh du lịch :
- Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giải trí phục vụ khách du lịch:
+ Chú trọng công tác quản lý tổ chức biểu diễn : Đã đến lúc đi tới việc hình
thành tổ chức Hội Múa rối nước, vì lâu nay ta chỉ mới có Hội sân khấu - Hội nghề
nghiệp chung của nhiều bộ môn sân khấu kết hợp lại. Đây là một Hội chuyên
ngành - Hội nghề nghiệp những người hoạt động Múa rối nước, là chỗ dựa tinh
thần để họ hành nghề trong sự thống nhất và có điều kiện phát triển khả năng và
truyền dạy kinh nghiệm cho thế hệ sau. Thành lập Hội Múa rối nước là một giải
pháp tích cực đối với quá trình phục hồi và phát triển Múa rối nước dân gian hiện
nay. Khi đã có Hội, riêng hoạt động của Múa rối nước dân gian sẽ không bị phân
tán, không bị cô lập, mà ngược lại mọi việc được tập trung hơn, đời sống của nghệ
nhân càng được đảm bảo. Đời sống nghệ nhân được ổn định thì nghệ thuật nhất
định sẽ được nâng cao. Dĩ nhiên, để được cơng nhận là nghệ nhân địi hỏi phải có
năng khiếu, tài năng và sự lao động bền bỉ để nuôi dưỡng tay nghề và không ngừng
nâng cao chất lượng nghệ thuật.
Để nghệ thuật Múa rối nước dân gian có thể tồn tại và phát triển theo định
hướng mà Nghị quyết 05 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, Nhà nước cần quan tâm và đầu tư thêm tài chính để nghệ
4



thuật Múa rối nước có sức tồn tại tự thân ngay ở trong làng, xã. Cuộc sống của
những người hoạt động Múa rối nước dân gian ở tình trạng bấp bênh thì họ khơng
thể n tâm ngồi cạnh những cái ao làng lạnh lẽo với những con rối vô hồn mà họ
phải bươn chải, phải tự vận động theo cơ chế thị trường để tồn tại. Bên cạnh sự
quan tâm, tài trợ của Nhà nước, chúng ta phải thực hiện chính sách xã hội hóa đối
với Múa rối nước, để phục hồi những trò diễn cổ - vốn quý do nhiều thế hệ nghệ
nhân tài hoa sáng tạo ra và tiếp tục cho xây thêm một số Thủy đình biểu diễn rối
nước ở địa phương.
+ Đào tạo củng cố nguồn nhân lực phục vụ biểu diễn :
Đào tạo nhà quản lý: Yêu cầu đào tạo nhà quản lý Múa rối nước phải có bản
lĩnh văn hóa, am hiểu sâu sắc về văn hóa.
Đào tạo nghệ sĩ: Từ trước tới nay, việc đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật sân
khấu Múa rối nói chung tồn tại hai hình thức.
Đào tạo theo lối truyền nghề, đó là cách đào tạo truyền thống. Tất cả các
phường Rối cạn cũng như Rối nước tồn tại như một hình thức văn nghệ dân gian.
Nó có nhiều ưu điểm là người học nghề có khả năng bắt chước nhanh, thuần thục
những gì được học, nhưng khả năng tư duy, sáng tạo độc lập lại hạn chế, bởi chỉ
được truyền những kinh nghiệm và thủ thuật diễn một cách máy móc và dập
khn.
Hình thức đào tạo theo trường lớp, học theo khung chương trình, có giáo án,
giáo trình, ngồi mơn chun ngành cịn phải học nhiều mơn kiến thức cơ bản và
liên ngành khác. Vì vậy, học viên khi tốt nghiệp có khả năng tư duy và sáng tạo
độc lập theo ý đồ của đạo diễn cũng như của tập thể. Hình thức theo kiểu trường
lớp này có tính khoa học nhưng thực chất khơng có hiệu quả bằng lối đào tạo
truyền nghề như ở mơ hình đào tạo truyền thống ở một số địa phương; cũng như
Tuồng, Chèo phương pháp đào tạo tại chỗ, cha truyền con nối là có hiệu quả hơn.
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, từ xưa tới nay vẫn là
5



truyền nghề là chính, vì thế mà vai trị của nghệ nhân rất quan trọng: Nghệ nhân
tạo hình con rối, làm máy móc điều khiển con rối và biểu diễn.Vì thế phải quan
tâm nhiều hơn nữa trong việc sử dụng nghệ nhân, trong việc đào tạo lực lượng diễn
viên Múa rối nước trẻ. Đào tạo phải gắn với thực hành, nghĩa là phải tổ chức hoạt
động biểu diễn thường xuyên để diễn viên trẻ được thực hành, được nâng cao kỹ
năng, được tiếp cận thường xuyên với công chúng.
+ Đa dạng hóa khơng gian biểu diễn: Hoạt động múa rối có thể diễn trong
các nhà hát bảo tàng, nhà hát cách tân hay ngay tại ao làng, hay thủy đình tại các
khu du lịch..
+ Đa dạng hóa chương trình biểu diễn: Nếu chỉ khoanh việc biểu diễn Múa
rối nước trong 16 trị quen thuộc thì đến một lúc nào đó sẽ trở nên nhàm chán cho
người xem và cả cho người tổ chức. Và như thế, vơ tình trong ta làm xơ cứng,
nghèo nàn một di sản nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Làm mới nghệ thuật Múa
rối nước đòi hỏi một tinh thần sáng tạo nghiêm túc và kiên trì. Mới nhưng vẫn
mang đặc trưng nghệ thuật Múa rối nước và phong cách dân gian truyền thống.
Công việc này trước tiên đặt lên vai các đoàn nghệ thuật múa rối chuyên nghiệp
như là bước đột phá mở đường để các phường rối dân gian học tập.
+ Chú trọng chất lượng nội dung: Tuy rối nước chỉ là trò diễn mà khơng có
tích, khơng có chủ đề tư tưởng nhưng ta vẫn phải đảm bảo chất lượng nội dung, đó
là tính kỳ lạ và mang tiếng cười vui cho khán giả. Cần tìm hiểu, khai thác lại một
số vốn tích trò cổ đã bị mai một, gọt giũa kịch bản, lời thoại, tích trị, và làm mới,
nâng cao kỹ thuật điều khiển để làm cho một vở rối có chất lượng hơn thiết nghĩ
cũng cần thiết để phù hợp với tính chất lịch sử của thời đại.
- Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành
+ Xây dựng các sản phẩm du lịch từ nghệ thuật múa rối : Phối hợp giữa Cục
Lữ Hành và Cục Nghệ thuật biểu diễn trong việc chọn lọc các tiết mục đặc sắc để

6



tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất. Ngoài ra tại điểm du lịch có thể tạo ra các
con rối với kích thước nhỏ để trưng bày và bán cho du khách.
+Thành lập ban tổ chức gồm nhà quản lý, nghệ nhân và người làm du lịch
cùng bàn và lên kế hoạch, triển khai tổ chức các chương trình mang tầm cỡ quốc
gia với mục tiêu giới thiệu tiềm năng du lịch của nước nhà để hấp dẫn khách tham
quan.
+ Tạo thành điểm đến trong các chương trình tham quan du lịch : các
phường rối, nhà hát múa rối có thể liên kết với các cơng ty du lịch để tạo những
tour du lịch hấp dẫn trong đó phường rối được coi là một điểm du lịch. Ví dụ đến
Bảo tàng dân tộc học , đây không phải là đơn vị múa rối chuyên nghiệp. Song đây
là nơi trung gian giới thiệu đến du khách gần như nguyên gốc nghệ thuật múa rối
nước dân gian. Hay khi tổ chức city tour Hà Nội ta có thể chọn một điểm đến lý
tưởng để đưa khách đến đó là Nhà hát múa rối Thăng Long. Hay các khu du lịch
được đầu tư để đưa sân khấu diễn rối nước vào đó…
- Trong lễ hội du lịch
+ Đưa nghệ thuật truyền thống trở thành thành tố trong liên hoan du lịch :
Các cơ quan quản lý tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho nghệ thuật múa
rối nước thông qua các liên hoan múa rối trong nước, tham dự liên hoan múa rối
quốc tế. Tiêu biểu là Liên hoan múa rối dân gian quốc lần thứ nhất(tháng 6/2011).
+ Tổ chức những cuộc thi : Tổ chức các cuộc thi giữa các phường rối hay
cuộc thi tìm hiểu về Múa rối nước, về tích trị, giaolưu với nghệ nhân…
- Trong hoạt động quảng bá về du lịch
+ Tổ chức các chương trình văn hóa, sự kiện có sự tham gia của các đồn
nghệ thuật, trưng bày các sản phẩm tạo hình
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và internet.
+ Xây dựng các bộ phim quảng cáo về múa rối

7



+ Tổ chức các sự kiện văn hóa theo từng chủ đề để diễn múa rối thường
xuyên.
+ Tổ chức nhóm, đoàn lưu diễn : Nhà hát múa rối Việt Nam có mặt ở hầu hết
các tỉnh, thành, huyện, thị xã,…trên Tồn quốc, thực hiện hàng nghìn buổi biểu
diễn, phục vụ hàng triệu lượt người xem. Đặc biệt Nhà hát còn đến tận cơ sở để
phục vụ các em nhỏ, vào vùng sâu, vùng xa phục vụ các bà con dân tộc. Bên cạnh
đó nhiều phường rối, nhà hát khác cũng tổ chức diễn lưu động tại một số địa
phương.
+ Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế, kế hoạch cụ thể từng năm với các
nước khu vực và trên thế giới, để tiếp nhận, chủ động giới thiệu, quảng bá Múa rối
nước vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nghệ thuật của thế giới, gắn với phát triển du
lịch; Tăng cường giao lưu, hội nhập văn hóa thơng qua tổ chức biểu diễn Múa rối
nước ở nước ngoài.

8


Kết Luận
Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản
sắc dân tộc, bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của người dân
Việt Nam. Múa rối nước gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp
phần khơng nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu
nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội, xứng đáng là một nghệ thuật độc
đáo có một khơng hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh
sách đề cử là di sản văn hoá thế giới.
Ngày nay, hầu hết các du khách ngoại quốc thăm nước ta đều muốn xem
múa rối nước. Qua hàng ngàn năm, trò diễn dân gian này đã trở thành một bộ môn
nghệ thuật đầy sức cuốn hút. Để đưa rối nước trở thành một điểm sáng của du lịch
Việt Nam cần phải có kế hoạch cụ thể và lâu dài phát huy khả năng khai thác tối đa

hoạt động múa rối nước. Và ngành du lịch của chúng ta có nhiệm vụ phải đưa loại
hình nghệ thuật truyền thống dân gian này phát triển hơn nữa ngay trong cả nước
và tiếp cận với các quốc gia chưa từng biết đến múa rối nước của Việt Nam cũng
như phải giữ vững vị thế của múa rối nước Việt Nam trên thị trường quốc tế.

9


10



×