Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

SKKN giáo dục văn hóa truyền thống nam đàn thông qua dạy học lịch sử lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 86 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
NAM ĐÀN THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ
(LỚP 10 THPT)
LĨNH VỰC: LỊCH SỬ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- THPT: Trung học phổ thông
- GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo
- BGH: Ban giám hiệu
- BCH: Ban chấp hành
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thơng
- VH –TT: Bộ Văn hóa - Thơng tin
- UBND: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. ...................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 4


I.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
I.1.1. Khái niệm.................................................................................................. 4
I.1.2. Dạy học Lịch sử ở trường THPT gắn với văn hóa truyền thống địa phương .. 4
I.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 5
I.2.1. Nam Đàn – vùng đất giàu văn hóa truyền thống ........................................ 5
I.2.2. Thực trạng việc dạy học Lịch sử gắn với giáo dục văn hóa truyền thống
địa phương ......................................................................................................... 8
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
HUYỆN NAM ĐÀN THÔNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT ..... 11
II.1. Những giá trị văn hóa truyền thống ở Nam Đàn cần khai thác, tổ chức học
tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10.................................................. 11
II.2. Những yêu cầu khi thực hiện việc giáo dục văn hóa truyền thống huyện
Nam Đàn trong dạy học Lịch sử lớp 10 ............................................................ 13
II.3. Những biện pháp tổ chức dạy học văn hóa truyền thống huyện Nam Đàn
trong bộ mơn Lịch sử lớp 10 ............................................................................ 13
II.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục .................................................................. 13
II.3.2. Tổ chức dạy học trên lớp........................................................................ 14
II. 3.3. Tổ chức học tập ngoài lớp học .............................................................. 37
II.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc học tập văn hóa truyền thống Nam Đàn trong dạy
học Lịch sử....................................................................................................... 55
II. 4. So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài tại trường THPT. .......... 56
PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................... 59
1. Kết luận chung ............................................................................................. 59
2. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 59
3. Kinh nghiệm rút ra ....................................................................................... 60
4. Kiến nghị ...................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 63



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi
khi nhắc đến huyện Nam Đàn, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất có thiên
nhiên khắc nghiệt
Hạ lai phong tự hỏa
Thu khứ vũ như ma
Thập nguyệt giang hồn lạo
Trùng cửu cúc vị hoa
Dịch thơ:
Hè đến gió Lào như lửa đốt
Thu qua mưa phùn lấm tấm sa
Tháng mười sơng cịn tràn nước lũ
Mồng 9 tháng 9 cúc chưa nở hoa
Vậy mà chính vùng đất khắc nghiệt này cũng là nơi xuất hiện nhiều danh
nhân, nhà khoa bảng, nhiều nhà yêu nước kiệt xuất, nhiều nhân vật lưu danh
trong sử sách và vô số các giá trị văn hóa truyền thống góp phần to lớn vào lịch
sử dân tộc.
Thế nhưng, các giá trị văn hóa truyền thống của huyện nhà vẫn chưa được
xã hội biết nhiều và coi trọng, đặc biệt hiểu biết của học sinh trên địa bàn huyện
Nam Đàn về văn hóa địa phương vẫn cịn sơ sài. Từ đó, các em cũng chưa có
thái độ đúng đắn đối với các di tích gần gũi xung quanh mình và các em cũng
chưa thấy được sự đóng góp của nó trong q trình dựng nước và giữ nước,
cũng như trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy việc giáo dục học
sinh về văn hóa truyền thống quê hương là rất cần thiết.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII)
của Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Nam Đàn đã được UBND tỉnh Nghệ An chọn
làm huyện điểm văn hóa của cả tỉnh. Điều đó càng địi hỏi tồn Đảng tồn dân
phải có ý thức trách nhiệm chung tay thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cao cả đó,

đặc biệt là ngành giáo dục huyện Nam Đàn. Nhận thức được điều đó, nhiều
trường học trên địa bàn huyện cũng đã có những hoạt động để giáo dục học sinh
về văn hóa truyền thống địa phương nhưng cịn nhỏ lẻ, đơn điệu, nội dung nghèo
nàn, hình thức chưa phong phú, sinh động. Vì vậy, cần phải có những ý tưởng,
những giải pháp, những hướng đi mới mạnh dạn hơn, cơng phu hơn trong việc
đưa văn hóa truyền thống địa phương vào giảng dạy trong trường học.
Trong chương trình giáo dục THPT, mơn Lịch sử giữ một vị trí rất quan
1


trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học
sinh. Qua môn ho ̣c có thể hin
̀ h thành phẩ m chấ t, lòng yêu quê hương, đất nước
cho thế hệ trẻ. Đó cũng là một nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của môn học. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, việc dạy học Lịch sử cần thiết phải gắn với giáo dục văn
hóa truyền thống của mỗi địa phương. Hơn nữa, nội dung chương trình mơn
Lịch sử bậc THPT có nhiều bài học về văn hóa mà chúng ta có thể tích hợp, có
nhiều nhân vật lịch sử, nhiều nội dung lịch sử có thể xây dựng thành các chủ đề
về văn hóa truyền thống địa phương.
Bản thân tôi vừa là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam
Đàn, vừa là một giáo viên bộ môn Lịch sử tôi càng trăn trở và nhận thấy trách
nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh về văn hóa truyền thống quê
hương. Khơng những thế, tơi cịn mong muốn các em phải ln tự hào, biết trân
trọng những giá trị văn hóa đó và quảng bá văn hóa quê hương đến mọi miền tổ
quốc.
Giáo dục văn hóa truyền thống địa phương gắn với dạy học lịch sử dân
tộc cũng là góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực của học sinh và góp phần thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất của
người học theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 là Yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời, đó cũng là một

hướng đi đúng theo nội dung chỉ đạo của ngành theo Công Văn 1784 (ngày
30/9/2019) Sở GD ĐT Nghệ An về việc thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn
với thực tiễn địa phương, trong đó có nội dung giáo dục di sản văn hóa địa
phương.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “ Giáo
dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT"
với mong muốn đóng góp thêm những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và
học mơn Lịch sử. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
truyền thống cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và ý thức
trách nhiệm với việc xây dựng quê hương, đất nước.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng văn hóa truyền thống địa
phương nói chung và ở huyện Nam Đàn nói riêng trong dạy học lịch sử dân tộc
ở trường trung học phổ thông.
Phạm vi nghiên cứu là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa
bàn huyện Nam Đàn có liên quan đến chương trình lịch sử dân tộc và lịch sử địa
phương chương trình lớp 10 ở trường THPT, áp dụng cụ thể ở trường THPT
Nam Đàn 2.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến được viết nhằm bổ sung và nâng cao cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn của việc khai thác các di sản văn hóa địa phương nhằm nâng cao chất lượng
2


dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thơng và bảo
tồn văn hóa truyền thống.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
- Ngồi ra, tác giả cịn tiến hành Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận về

phương pháp dạy học gắn với địa phương; trải nghiệm, dạy học dự án, nghiên
cứu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về
giáo dục nói chung, Lịch sử nói riêng.
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về
Giáo dục học, các tài liệu chuyên khảo, tài liệu lịch sử, phương pháp dạy học lịch
sử, chương trình, sách giáo khoa lịch sử phổ thơng, các cơng trình nghiên cứu về
đổi mới PPDH bằng dạy học gắn với địa phương, tài liệu định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng các
biện pháp đã thực hiện trong chương trình để rút ra những kết luận khái quát và
đề xuất một số biện pháp sư phạm.
+ Khảo sát ý kiến giáo viên, học sinh về vấn đề dạy học gắn với văn hóa
truyền thống địa phương
+ Tiến hành kiểm tra 15 phút sau buổi học.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê xác suất toán
học để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai nhóm: Đối chứng và thực
nghiệm nhằm rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của đề tài.
- Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy
vật: Lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, lập luận ... để giải quyết nội dung đề tài.
- Tổ chức dạy thực nghiệm, khảo sát sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm trong
tổ chuyên môn.
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Nếu áp dụng đề tài Giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn thông
qua dạy học Lịch sử lớp 10 THPT thì giáo viên sẽ khai thác tốt hơn về nội
dung và học sinh nắm sâu sắc hơn các tri thức lịch sử dân tộc cũng như lịch sử
địa phương. Nó cịn góp phần bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực toàn
diện cho học sinh, sẽ mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng hiệu
quả dạy học lịch sử ở trường THPT. Đồng thời, nó cũng góp phần bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay.


3


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Khái niệm
- Khái niệm Văn hóa: Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo
UNESCO: “Văn hóa” là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên
một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng
tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của
mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn
phổ qt, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng
dân tộc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
Theo từ điển Tiếng Việt, “Văn hóa” là tổng thể nói chung những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
- Văn hóa truyền thống: văn hóa truyền thống là những giá trị văn hóa vật
chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác
- Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.

- Văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng
dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri
thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và tri thức dân gian khác.
I.1.2. Dạy học Lịch sử ở trường THPT gắn với văn hóa truyền thống địa
phương
- Quan niệm về dạy học lịch sử gắn với văn hóa truyền thống địa phương

4


Dạy học gắn với văn hóa truyền thống địa phương là một phương pháp dạy
học lý thuyết với thực tiễn, sử dụng các giá trị văn hóa tích hợp vào bài học để
làm phong phú thêm nội dung dạy học, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh trải
nghiệm nhiều hơn
- Ý nghĩa của việc dạy học lịch sử gắn với văn hóa truyền thống địa phương
Việc dạy học gắn với văn hóa truyền thống địa phương mang lại nhiều ý
nghĩa quan trọng.
Trước hết nó giúp cho q trình nhận thức nội dung bài học tốt hơn, là một
phương tiện quan trọng để góp phần tạo biểu tượng cho học sinh. Trong đó, di
tích lịch sử được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
Đồng thời, Sử dụng Di sản văn hóa địa phương cịn phát huy tính tích cực
chủ động nhận thức trong học tập lịch sử của học sinh trung học phổ thơng, góp
phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh như lịng kính
u, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ yêu nước, tự hào
về truyền thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động sáng
tạo của quê hương mình.

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học cịn bồi dưỡng tâm hồn, phát
triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Di sản văn hóa sẽ giúp học sinh hoàn thiện
giá trị chân - thiện - mỹ, đồng thời góp phần làm đẹp thêm giờ dạy.
Ngồi ra việc giáo dục văn hóa truyền thống kết hợp trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thơng cịn là biện pháp để phát huy ưu thế, sở trường của
bộ môn trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ, truyền thống đạo đức, gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của tồn thể dân tộc
nói chung.
I.2. Cơ sở thực tiễn
I.2.1. Nam Đàn – vùng đất giàu văn hóa truyền thống
- Truyền thống hiếu học, khoa bảng
Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng là từ xưa đến nay đã nổi tiếng về
truyền thống hiếu học, khoa bảng, hơn nữa còn là khổ học. Nam Đàn từng được
mệnh danh là một trong những “cái rốn” của nghìn năm khoa cử nơi xứ Nghệ,
đã góp cho đất nước 38 vị đại khoa cốt cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm, được
người đời trọng phục mà ta có thể dễ dàng kể tên như Trạng nguyên Trương
Xán đời Trần, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời
Nguyễn, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Đường, Nguyễn Trọng Thường thời Lê Trung
hưng...Nơi đây còn nổi tiếng với nhiều làng khoa bảng như làng Xuân Hồ, Xuân
Liễu, Trung Cần, Hồnh sơn, nhiều dịng họ khoa bảng, trường học của các nho
sỹ trong vùng.
- Truyền thống yêu nước
5


Nam Đàn được xem là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước. Thời kỳ Bắc
thuộc, ở Nam Đàn có cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường do Mai Thúc Loan
lãnh đạo (722). Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nam Đàn cũng là nơi in dấu nhiều
biến cố của lịch sử sử dân tộc: là địa bàn điễn ra cuộc chiến chống Champa, là
đất lập căn cứ và xây thành Lục Niên trong khởi nghĩa Lam Sơn, là nơi Quang

Trung và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lựa chọn để xây Sùng Chính viện. Vào
cuối thế kỷ XIX, nhân dân Nam Đàn hăng hái tham gia phong trào Cần Vương
và hưởng ứng các phong trào yêu nước do Phan Bội Châu phát động. Đặc biệt,
Nam Đàn đã sinh ra vị lãnh tụ kiệt xuất nhất của dân tộc là Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng (1930), nhân dân
huyện Nam Đàn đều hăng hái đi theo ngọn cờ lãnh đạo của đảng. Nam Đàn đã
quật khởi đứng lên trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), rầm rập đấu
tranh trong những ngày diễn ra Cách mạng tháng Tám năm 1945, tích cực lên
đường nhập ngũ, góp thóc, gạo, ngày công cho công cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945 – 1954) và chống Mĩ (1954 – 1975). Điều đó là minh chứng hùng
hồn cho truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của quê hương Nam Đàn.
- Danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử- văn hóa
Nhắc đến Nam Đàn, sử sách đã từng ca ngợi :
Lam Giang một dãi xanh xanh.
Vịng qua Nhẫn, Đụn băng mình về xi
Nơi đây có ba dãy núi lớn: Núi Đại Huệ ở phía Bắc, nay thuộc xã Nam
Thanh và Nam Anh. Núi có hình giống quả chng úp, trên đỉnh có chùa Đại
Tuệ. Thứ hai là núi Đụn thuộc địa bàn hai xã Nam Thái, Nam Thượng, cạnh
quốc lộ 46 Vinh – Đơ Lương. Trên núi Đụn có thành Hùng Sơn, nơi Mai Thúc
Loan bỏ mình và con là Mai Thúc Huy nối nghiệp. Thứ ba là núi Thiên Nhẫn dãy núi bắt đầu từ huyện Tương Dương đến tận Rú Nghèn – Hà Tĩnh. Phần núi
Thiên Nhẫn ở huyện Nam Đàn chạy từ phía Tây đến phía Nam huyện. Núi
Thiên Nhẫn có đến 999 ngọn núi với đỉnh đỉnh trịn nối nhau như mn ngàn
con ngựa ruổi rong, khí thế hung vĩ.
Về Di tích lịch sử- văn hóa, trên địa bàn huyện vẫn cịn lưu giữ được 173 di
tích, danh thắng, trong đó có 162 di tích lịch sử văn hóa bao gồm: 5 di tích thuộc
loại kiến trúc nghệ thuật là Đình Hồnh Sơn, Đình Trung Cần, Chùa Đức Sơn,
Đền Nhạn Tháp và đình Đơng Viên; 03 di tích khảo cổ là di chỉ Rú Trăn, di tích
Tháp Nhạn, di tích Động Lỗ Ngồi và 154 di tích lịch sử văn hóa khác bao gồm
các đình, đền, chùa, lăng, miếu, mộ, nhà thờ...Trong đó số di tích đã được xếp
hạng là 41 di tích bao gồm 03 Di tích cấp Quốc gia Đặc biệt (Khu di tích Kim

Liên, Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu và Đình Hồnh Sơn), 13 di tích cấp Quốc
gia bao gồm: Đền Hồng Long xã Hồng Long, Đình Đơng Viên, Nhà lưu niệm
đồng chí Nguyễn Tiềm, Trần Quốc Hoàn, Nhà thờ họ Từ, xã Trung Phúc
Cường; Mộ La sơn phu tử Nguyễn Thiếp xã Nam Kim; Mộ đồng chí Lê Hồng
6


Sơn và đền Tán Sơn xã Xuân Hòa; Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế, Chùa Đức Sơn,
Đền Nậm Sơn thị trấn Nam Đàn, đền thờ Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến, Núi Thiên
nhẫn và thành lục Niên và 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngồi hệ thống di
tích đã được xếp hạng, trên địa bàn huyện cịn có hệ thống các chùa lớn vừa
được bảo tồn như chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, chùa Hà, chùa Vĩnh
Phúc...Đặc biệt là đền Chung Sơn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia tiên của
Người vừa được khánh thành tạo thành điểm đến không thể thiếu khi du khách
về với Nam Đàn.
Ở đây đã lưu giữ kết quả sáng tạo trong kiến trúc chùa chiền của cư dân
Nam Đàn. Nghi môn Tam Tanh (đền vua Bà) ở xã Hùng Tiến dẫu đã bị thời
gian tàn huỷ, song nó mãi là cơng trình quy mơ về kiến trúc, đặc sắc về giá trị
nghệ thuật. Đình Nam Hoa là 4 ngơi đình nổi tiếng của 4 làng phía hữu ngạn
sơng Lam gồm: Dương Liễu, Đơng Sơn, Hồnh Sơn, Trung Cần, trong đó đình
Hồnh Sơn (thuộc xã Khánh Sơn) và đình Trung Cần (thuộc xã Nam Trung) đã
được Bộ VH - TT cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hố Quốc gia. Hai đình này đều
bằng gỗ, được giới chun mơn liệt vào bậc nhất trong hệ thống kiến trúc ở
miền Trung. Tại xã Hồng Long cịn lưu giữ phế tích Tháp Nhãn có từ thế kỷ thứ
VII, xây bằng đất nung với kỹ thuật lắp ghép hết sức độc đáo. Câu ca sau đây
càng cho thấy sự nổi tiếng của Đình Nam Hoa ở Nam Đàn:
Thứ nhất Nghi mơn Tam Tanh
Thứ nhì là cảnh Yên Quỳnh
Thứ ba là đình Nam Hoa
- Phong tục tập quán, lễ hội, âm nhạc

Từ thời xưa, người dân Nam Đàn đã sáng tạo nhiều nét sinh hoạt văn hóa tinh
thần đa dạng. Trước hết phải kể đến các phong tục đặc trưng như: Tục uống
nước chè, vùng Đại Huệ nổi tiếng thơm ngon - đặc trưng cho văn hố ẩm thực
xứ Nghệ.
Nam Đàn cịn được biết đến với nhiều lễ hội lớn như: lễ hội đình Hồnh Sơn,
lễ hội đền Mai Hắc Đế, lễ rước hến Thanh Đàm v.v... người Nam Đàn còn lưu
giữ những tập tục độc đáo mang tính thượng võ, trong những năm gần đây trên
vùng đất này hình thành thêm Lễ hội Làng Sen trước và trong dịp nhân ngày
sinh của Danh nhân Văn hố thế giới Hồ Chí Minh tháng 5.
Sinh hoạt văn hoá văn nghệ của cư dân Nam Đàn từ cổ xưa khá phong phú.
những làn điệu ví phường vải, ví dặm đị đưa lại là đặc sản tinh thần của người
Nam Đàn với âm hưởng mượt mà trong sáng, đề cao đạo lý truyền thống. Dân
ca Nam Đàn còn lưu lại nhiều câu ca, hị vè, hát ví đặc sắc như:
Con ơi mẹ dặn câu này
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
Làm người đói sạch rách thơm
Cơng danh là nợ nước non phải đền...
7


- Làng nghề truyền thống
Mồ hôi của các thế hệ cư dân đã kiến tạo trên vùng đất này nhiều làng
nghề nổi tiếng: Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng Tương Tự Trì,
làng nón Đơng Liệt, các làng dệt Xuân Hồ - Xuân Liễu - Tầm Tang; làng nồi
đồng Bố Ân, Bố Đức; làng gạch ngói Hữu Biệt; làng dầu bông, dầu lạc Đan
Nhiệm v.v...
Tương Nam Đàn tuy khơng phải là cao lương mỹ vị nhưng nó đã trở thành
một hương vị đặc trưng cho xứ Nghệ. Nghề làm tương ở Nam Đàn đã có từ lâu
và vẫn đang được duy trì cho đến ngày nay. Tương ở đây là sự kết tinh của
nhiều yếu tố, trong đó có cả sự cầu kỳ, chăm chút từ khâu chọn ngun liệu cho

đến ủ tương. Chính vì vậy mà món ăn dân dã này đã lưu truyền mãi trong câu
ca:
Ai về ăn nhút Thanh Chương
Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn
Ngồi ra, Nam Đàn cịn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa truyền thống khác như
tơn giáo, hương ước, cổ vật, văn bia…Một vùng đất nổi danh là nơi “địa linh
nhân kiệt”, là nơi hội tụ những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như truyền thống của
dân tộc. Đây chính là nguồn tư liệu phong phú để chúng ta cần khai thác, sử
dụng phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh.
I.2.2. Thực trạng việc dạy học Lịch sử gắn với giáo dục văn hóa truyền
thống địa phương
- Thực trạng chung
Từ thực tiễn của chương trình, qua thực tế giảng dạy ở đơn vị và một số
trường trên địa bàn và qua dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Việc giáo dục
HS về văn hóa truyền thống địa phương cịn chưa được chú trọng, một số mơn
học đã tích hợp, liên hệ với di sản văn hóa địa phương nhưng cịn lẻ tẻ, thiếu
tính hệ thống và đơn điệu về hình thức. Bộ mơn Lịch sử trong những năm gần
đây đã tích cực giáo dục cho HS về di sản văn hóa nhưng chủ yếu mới khai thác
các di sản vật thể, di tích lịch sử…mà chưa khai thác hết các giá trị văn hóa khác
như phong tục, lễ hội, nghề truyền thống, dân ca... Mặt khác, những giờ dạy
Lịch sử địa phương ở trường THPT việc xây dựng nội dung, người dạy nhận
thức chưa đúng vấn đề cốt lõi của giờ dạy nên chủ yếu đang sắp xếp những kiến
thức cùng đề tài lại gần nhau hơn chứ chưa tìm thấy được mạch liên kết kiến
thức trong cùng một hệ thống. Do đó, việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương
ở trường THPT còn gặp nhiều hạn chế, chưa phát huy được ưu thế của phương
pháp này.
Mặt khác, nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết
cho nên tạo áp lực rất lớn cho HS về mặt kiến thức. Chính vì vậy gây tâm lí sợ
ghi nhớ kiến thức, e ngại học Lịch sử địa phương, hạn chế hoạt động tư duy, sự
tích cực hoạt động của HS trong q trình tự đọc, tự giải quyết vấn đề.

8


Đồng thời, người dạy chưa áp dụng tốt các phương pháp và kỹ thuật dạy
học phù hợp, nếu sử dụng chủ yếu mang tính hình thức, chưa thực sự đạt hiệu
quả như mong muốn.
- Thực trạng tại trường THPT Nam Đàn 2
Để thấy rõ được thực trạng của vấn đề trên tại đơn vị công tác, tôi đã tiến
hành khảo sát thực tế tại trường THPT Nam Đàn 2
* Khảo sát đối với giáo viên
Trong q trình nghiên cứu tơi đã tiến hành điều tra một số giáo viên giảng
dạy môn Lịch sử, môn Văn học, môn Địa lý, GDCD và một số học sinh về vấn
đề này.
Tôi đã tiến hành điều tra bằng 2 câu hỏi:
Câu 1: Thầy cô đánh giá như thế nào về việc giáo dục cho HS văn hóa truyền
thống huyện Nam Đàn ở trường THPT trong những năm qua?
Câu 2: Hoạt động dạy học gắn với di sản văn hóa địa phương ở trường THPT
hiện hành trong những năm qua đã có đóng góp như thế nào đối với việc nâng
cao hiệu quả giáo dục?
Sau khi tổng hợp, tôi thấy kết quả như sau:
Bảng điều tra của giáo viên
Kết quả điều tra
Tổng số
giáo
viên
điều tra

Câu hỏi 1
Rất cần
thiết


Cần
thiết

Câu hỏi 2
Khơng
cần thiết

Rất
tốt

Bình
thường

Tốt

12

7

4

1

2

4

6


Tỉ lệ

58%

33,5%

8,5%

17%

33%

50%

Như vậy, tơi thấy việc nâng cao nhận thức cho học sinh về văn hóa truyền
thống quê hương đã được phần lớn giáo viên quan tâm nhưng việc vận dụng
khai thác các di sản văn hóa trên địa bàn đưa vào nội dung giảng dạy chưa
phong phú, hiệu quả còn thấp.
*Khảo sát đối với Học sinh
Để minh chứng rõ cho điều này, trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã
tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ trên 44 học sinh của lớp 10C1 tại đơn vị trường
mình về vấn đề trên bằng phiếu khảo sát với 2 câu hỏi như sau:
+ Nội dung khảo sát.

9


Câu 1: Hiểu biết của em về các Di sản văn hóa truyền thống huyện Nam Đàn
như thế nào?
+ Biết nhiều

+ Tương đối nhiều
+ Biết ít
Câu 2: Em có hứng thú như thế nào với giờ học môn Lịch sử?
+ Rất u thích.
+ u thích.
+ Bình thường.
Sau thời gian thực hiện tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Câu hỏi 1
Biết
nhiều

Câu hỏi 2

Tương
đối nhiều

Rất u
thích

Biết ít

u
thích

Bình
thường

44


0

6

38

4

10

30

Tỉ lệ

0%

14%

86%

9.3%

22.7%

68 %

Từ số liệu kháo sát trên, tơi nhận thấy tình trạng học sinh tại trường THPT
Nam Đàn 2 nói riêng và học sinh ngày nay nói chung có hiểu biết về văn hóa
truyền thống quê hương đang còn rất hạn chế. Các em thờ ơ với những gì tồn tại
và diễn ra xung quanh, có khi ngay cả với những địa chỉ văn hóa quan trọng gần

gũi với các em mà các em vẫn mơ hồ. Cũng từ việc học tập bộ môn chỉ tập trung
kiến thức sách vở, không gắn với kiến thức thực tiễn nên chưa tạo được hứng
thú cho người học. Đây thực sự là một vấn đề cần trăn trở.
- Nguyên nhân của thực trạng đó
+ Về phía bộ mơn Lịch sử: Chương trình mơn Lịch sử những năm gần đây
chủ yếu là bài hình thành kiến thức mới, khơng có tiết học ngoại khóa, thực
hành. Mặt khác, thời lượng dành cho lịch sử địa phương chỉ có 1 – 2 tiết mỗi
khối. Vì vậy, giáo viên rất khó khăn trong việc tích hợp nội dung văn hóa địa
phương vào giảng dạy.
+ Về phía nhà trường: Mặc dù những năm qua nhà trường đã có nhiều cố
gắng chỉ đạo, triển khai việc dạy học gắn với thực tiễn địa phương nhưng điều
kiện vật chất, kinh phí đầu tư cịn hạn hẹp. Trường THPT Nam Đàn 2 lại có đặc
thù riêng là nằm ở vùng hữu ngạn sông Lam, xa trung tâm, mỗi mùa mưa lũ về
thường phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt. Trước đây, người ta vẫn hay gọi vùng
Năm Nam là “vùng lũ” với điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn. Vì vậy
10


việc tổ chức cho học sinh học tập bằng các hình thức tham quan, ngoại khóa
cũng khó thực hiện
+ Về phía Giáo viên: Phần lớn giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của việc giáo dục cho HS văn hóa truyền thống q hương. Thơng tin
về các di sản văn hóa địa phương của một số giáo viên còn chưa đầy đủ. Nhiều
giáo viên còn ngại đầu tư thời gian, công sức cho việc xây dựng kế hoạch, thiết
kế nội dung, hình thức dạy học các nội dung thực tiễn của địa phương và chưa
thực sự đam mê trong nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học.
+ Về phía học sinh: Trong bối cảnh hiện nay, phần lớn học sinh bị chi
phối và hấp dẫn bởi nhiều yếu tố văn hóa hiện đại, ngoại lai, đặc biệt là các trị
giải trí trên mạng Internet. Vì vậy các em gần như quay lưng với các giá trị văn
hóa truyền thống. Các em không chịu đọc, không chịu quan sát, ngại tìm tịi, suy

ngẫm, nên vốn hiểu biết về kiến thức thực tế còn hạn hẹp, thái độ với di sản
chưa đúng đắn. Mặt khác, các em cũng ít được tham gia các hoạt động học tập
đa dạng ngoài lớp học, chưa được tham quan trải nghiệm nhiều về các di sản văn
hóa.
Tình trạng học sinh hiểu biết mơ hồ về các giá trị văn hóa truyền thống và
khơng thấy được tầm quan trọng của văn hóa truyền thống đối với bản thân và
xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất, nhân cách đạo đức và kỹ năng
sống của các em. Đó cũng là lý do làm cho văn hóa truyền thống đang ngày
càng mai một. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung và
học sinh trường THPT Nam Đàn 2 nói riêng về các giá trị văn hóa truyền thống
của quê hương, đất nước.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG
HUYỆN NAM ĐÀN THƠNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT
II.1. Những giá trị văn hóa truyền thống ở Nam Đàn cần khai thác, tổ chức
học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10
STT

Di sản văn hóa

Địa chỉ

Sử dụng vào nội dung
liên quan

Thành Lục Niên và
Mộ La sơn phu tử
Nguyễn Thiếp

Xã Nam Kim, Nam Bài 19. III. Phong trào
Đàn

đấu tranh chống quân
xâm lược Minh và khởi
nghĩa Lam Sơn

2

Nhà thờ họ Nguyễn
Thiện

Xã Khánh Sơn, Nam Bài 20. mục II.1.Giáo
Đàn
dục

3

Nhà thờ họ Nguyễn
Trọng

Xã Trung Phúc Bài 24. mục II.1.Giáo
Cường, Nam Đàn
dục

4

Nhà thờ họ Nguyễn

Xã Khánh Sơn, Nam Bài 25. Mục 3. Tình

1


11


5

Đức Đạt

Đàn

Đình Trung Cần

Xã Trung Phúc Bài 24 Mục III. Nghệ
Cường, Nam Đàn
thuật và Khoa học - kỹ
thuật

Đình Hồnh Sơn

Xã Khánh Sơn, Nam Bài 24. Mục III. Nghệ
Đàn
thuật và Khoa học - kỹ
thuật

Chùa Xuân Long

Xã Khánh Sơn, Nam Bài 20, Bài 24. Mục I.
Đàn
Tư tưởng, tôn giáo

Chùa Đại Tuệ


Xã Nam Anh, Nam Bài 20, Bài 24. Mục I.
Đàn
Tư tưởng, tôn giáo

Đền thờ vua Mai
Hắc Đế

Xã Vân Diên, Nam Tiết dạy Lịch sử địa
Đàn
phương

6

7
8
9

10

11

12

13

14

hình văn hóa – giáo dục


Nghề và Làng nghề
truyền thống

Dân ca ví dặm

Khu lưu niệm Phan
Bội Châu

Khu Di tích Kim
Liên
Đền Chung Sơn

Làng mộc nề Nam Bài 18, Bài 24. mục 2.
Hoa, làng rèn Quy Sự phát triển thủ cơng
Chính, làng Tương nghiệp
Tự Trì, làng nón
Đơng Liệt, các làng
dệt Xuân Hồ - Xuân
Liễu - Tầm Tang

Nam Đàn

Bài 24. Mục III. Nghệ
thuật và Khoa học - kỹ
thuật
chủ đề: Lịch sử và văn
hóa truyền thống Nam
Đàn

- Cuộc thi tìm hiểu Di

Xã Xn Hịa, Nam sản
Đàn
- Chủ đề: Lịch sử và văn
hóa truyền thống Nam
Đàn
Kim Liên, Nam Đàn

Kim Liên, Nam Đàn

- Cuộc thi tìm hiểu Di
sản
- Chủ đề: Lịch sử và văn
hóa truyền thống Nam
Đàn
12


Lễ hội Vua Mai, lễ
hội Lãng Sen…

- Cuộc thi tìm hiểu Di
sản

15

- Chủ đề: Lịch sử và văn
hóa truyền thống Nam
Đàn
Tục uống nước chè


Nam Đàn

16

chủ đề: Lịch sử và văn
hóa truyền thống Nam
Đàn

Ngồi ra, cịn có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác cần giáo
dục cho học sinh thông qua các tiết dạy Lịch sử địa phương và chủ đề Lịch sử và
văn hóa truyền thống huyện Nam Đàn, hoạt động ngoại khóa…
II.2. Những yêu cầu khi thực hiện việc giáo dục văn hóa truyền thống huyện
Nam Đàn trong dạy học Lịch sử lớp 10
Việc khai thác và đưa các giá trị văn hóa địa phương vào quá trình dạy học
là một hoạt động mới mẻ nhằm gắn giáo dục với cuộc sống thực tiễn, góp phần
thực hiện nhiệm vụ đổi mới tồn diện và sâu sắc của ngành giáo dục và đào tạo,
hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Vì vậy để việc
giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh đạt hiệu quả tối ưu, mỗi giáo viên
khi thực hiện cần tuân thủ các yêu cầu:
- Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực
người học và mục tiêu cụ thể của từng bài học
- Các di sản văn hóa được sử dụng cần phải có sự chọn lọc và phù hợp với
nội dung của bài học, chủ đề dạy học hay hoạt động giáo dục khác
- Hình thức tổ chức dạy học phải phong phú, linh hoạt, tăng cường tổ chức
các hoạt động cho học sinh, tạo cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, trải
nghiệm nhiều hơn.
- Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung bài
học, nắm vững thông tin về Di sản văn hóa, thiết kế kế hoạch bài dạy phù hợp.
- Đảm bảo thời lượng dạy học của môn học
II.3. Những biện pháp tổ chức dạy học văn hóa truyền thống huyện Nam

Đàn trong bộ môn Lịch sử lớp 10
II.3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục
- Căn cứ xây dựng kế hoạch: Để thực hiện việc giáo dục văn hóa truyền
thống địa phương cho học sinh trong dạy học Lịch sử, việc làm đầu tiên là phải
xây dựng Kế hoạch giáo dục bộ môn. Những căn cứ để xây dựng là: Công văn
3280 của Bộ GD - ĐT ngày 27 tháng 8/2020 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh
nội dung dạy học cấp THCS, THPT; Quyết định 2084/Bộ GD - ĐT về Khung kế
13


hoạch thời gian năm học 2020 – 2021, Công văn 1720/ Sở GD-ĐT Nghệ An
ngày 30/8/2020 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp
THCS, THPT; Kế hoạch giáo dục của nhà trường, đặc điểm tình hình của địa
phương, năng lực của học sinh.
- Hướng xây dựng:
+ Lịch sử lớp 10: Tăng thời lượng cho các bài học về văn hóa và một số bài
có liên quan đến việc sử dụng di sản văn hóa của huyện Nam Đàn, tăng thời
lượng tiết lịch sử địa phương, xây dựng chủ đề về lịch sử - văn hóa truyền thống
Nam Đàn. Theo Cơng Văn 3280, chương trình Lịch sử lớp 10 sẽ giảm cắt giảm
một số bài, mục. Theo kế hoạch của nhà trường, mơn Lịch sử cịn có 0.5 tiết tự
chọn trên 1 tuần, đặc biệt lớp 10 tự chọn nâng cao có thêm 1 tiết/ tuần tức là có
thêm 35 tiết trên 1 năm học. Với thời lượng như vậy, Nhóm Lịch sử đã thảo
luận, thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn Lịch sử năm học 2020 –
2021, với Chương Trình lớp 10 sẽ có sự điều chỉnh, trong đó nội dung điều
chỉnh có liên quan đến đề tài tơi thực hiện cụ thể là:
+ Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X- XV: 2 tiết
+ Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X -XV: 2 tiết
+ Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc
cuối thế kỷ XVIII: 2 tiết
+ Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII: 2 Tiết

+ Lịch sử địa phương: 2 tiết
+ Chuyên đề: Lịch sử và văn hóa truyền thống huyện Nam Đàn (3 tiết)
Với kế hoạch xây dựng như trên, ngoài việc dạy nội dung Lịch sử dân tộc,
giáo viên sẽ có lượng thời gian để tích hợp nội dung lịch sử văn hóa địa phương.
Đồng thời, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động khác
như luyện tập, thực hành, trải nghiệm đóng vai, vận dụng thực tiễn.
II.3.2. Tổ chức dạy học trên lớp
*Tích hợp vào các bài học chính khóa của lịch sử dân tộc
Bài học có vị trí đặc biệt quan trọng trong q trình dạy học các bộ mơn ở
trường phổ thơng. Nó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất
giữa giảng dạy của giáo viên và và học tập của học sinh. Bài học là thành phần
chính chiếm đa số thời gian của quá trình dạy học ở trường phổ thơng.
Do đó, tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy. Song
bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm rong tâm hồn học sinh hay khơng, có
làm cho học sinh yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một
cách năng động sáng tạo để giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống hay
14


không là tùy thuộc ở phương pháp của người thầy. Việc đưa văn hóa địa phương
vào bài học trên lớp có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả bài học và
tạo hứng thú, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên để khai thác tài liệu văn hóa địa phương phục vụ cho bài dạy
nội khóa, giáo viên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Giáo viên trước khi sưu tầm phải đọc và nghiên cứu kĩ sách giáo khoa,
sau đó thống kê lập bản danh sách các yếu tố văn hóa địa phương có thể sử dụng
trong dạy học.
Giáo viên phải nắm và chọn lọc, xác minh được tính chân thực của của
các tài liệu có liên quan đến văn hóa địa phương
Trong soạn bài giáo viên phải chọn lọc được tài liệu điển hình nhất để đưa

vào tránh dài dịng, ơm đồm, nhàm chán.
Đảm bảo phân phối thời gian bài học hợp lý, không ảnh hưởng đến nội
dung lịch sử dân tộc.
Khi dạy giáo viên phải kết hợp được các phương pháp, phương tiện dạy
học làm cho bài học trở nên sinh động.
Sử dụng máy chiếu trình chiếu hình ảnh, kết hợp giữa trình bày miệng,
các hình ảnh nguồn tư liệu chiếu qua máy…làm cho bài học và sự kiện lịch sử,
trở nên sinh động, cuốn hút ấn tượng với học sinh.
Tùy vào từng lớp, từng đối tượng học sinh để giáo viên có phương pháp
hợp lí phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh.
Sử dụng tư liệu về văn hóa địa phương khi thực hiện bài dạy trên lớp là
biện pháp quen thuộc, thông dụng mà giáo viên hay sử dụng trong dạy học,
phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao làm cho các em say mê, hứng thú đối
với giờ học, các em cũng dễ nắm bắt, nhưng cũng địi hỏi người giáo viên phải
có khả năng tổ chức hoạt động cho học sinh thật linh hoạt. Trên cơ sở đó, khi
dạy các bài học chính khóa của Lịch sử dân tộc ở lớp 10, chúng ta có thể tích
hợp giáo dục văn hóa truyền thống Nam Đàn cụ thể như sau:
Bài 19. Mục III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi
nghĩa Lam Sơn
Khi tìm hiểu xong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Giáo viên nêu câu hỏi: q
hương Nam Đàn có đóng góp gì vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Sau khi học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét và chốt ý kết hợp cung cấp hình
ảnh, tư liệu
15


Thành Lục Niên, xã Nam Kim, Nam Đàn
Nam Đàn đã có đóng góp to lớn và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong quá
trình lui quân vào Nghệ An, Lê Lợi đã chọn ngọn núi Động Chủ thuộc đỉnh núi
Hoàng Tâm (tiếng địa phương là rú Động Chủ hay còn gọi là dãy Lạp Phong)

thuộc dãy núi Thiên Nhẫn xây dựng Thành Lục Niên vào cuối năm 1424. Thành
có hình chữ nhật được xây dựng theo lối ghép đá trên độ cao 178m. Nằm trên
dãy Thiên Nhẫn, thuộc xã Nam Kim (Nam Đàn). Đây là nơi ghi dấu ý chí quật
cường của nhân dân ta trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thành
Lục Niên được xây dựng nhằm mục đích tạo bàn đạp chiến lược cho Lê Lợi,
Nguyễn Trãi và toàn bộ hệ thống Bộ chỉ huy quân sự nghĩa quân Lam Sơn huy
động tướng sĩ bao vây Thành cổ Nghệ An. Từ đây, Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam
Sơn có thể bao quát và khống chế cả một vùng rộng lớn của lưu vực sông Lam,
sông La theo dõi hoạt ðộng của quân Minh trong thành Nghệ An. Địa thế của
Lục Niên Thành đứng từ trên đỉnh núi Hồng Tâm nhìn xuống Thành Nghệ An
nơi tướng Trương Phụ của quân Minh đóng theo đường chim bay khoảng 6 km.
Do Thành Lục Niên có vị thế cao hơn Thành Nghệ An nên nghĩa quân Lam Sơn
đã nhanh chóng giải phóng hồn tồn vùng đất phía Nam Sơng Lam cho đến tận
Tân Běnh Thuận - Thuận Hoá. Cũng từ vůng đất lịch sử này quân và dân của Lê
Lợi, Nguyễn Trãi đã bao vây chiến hào, tiêu diệt toàn bộ quân Minh ở Thành
Diễn Châu. Thừa thắng thẳng tiến ra Bắc thu phục Tây Đơ (Thanh Hố), đưa sự
nghiệp chống quân Minh đi đến thắng lợi cuối cùng. Thành Lục Niên có lịch sử
gần 600 năm và được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X -XV
Mục I. Tư tưởng, tôn giáo
Khi dạy về tư tưởng, tôn giáo thế kỉ X – XV, sau khi tổ chức hoạt động cho
học sinh tìm hiểu về Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo của dân tộc, giáo viên hỏi
HS:
Trong giai đoạn này ở Nam Đàn có cơng trình kiến trúc nào mang ảnh
hưởng của Phật giáo? Nêu một vài nét hiểu biết về cơng trình kiến trúc đó?

16


Yêu cầu cần đạt: HS nêu được: Chùa Đại Tuệ, chùa Viên Quang, chùa Xuân

Long
Giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát Chùa Xuân Long, xã Khánh Sơn,
huyện Nam Đàn ngay trên địa bàn sinh sống của các em và cung cấp tư liệu cho
học sinh:

Chùa Xuân Long
Tồn tại qua nhiều thế kỷ, chùa Xuân Long ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) hiện
còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ kính có giá trị về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật.
Chùa Xuân Long được người dân làng Đông Sơn, xã Khánh Sơn xây dựng dưới
chân núi Đồn từ thời xa xưa. Lúc đầu chỉ là một ngôi chùa làm bằng tranh, tre.
Chùa Xuân Long và bãi đá cổ trước đền Cả, là nơi Thám hoa Nguyễn Đức Đạt
từng dạy học. Đây là một trong số ít những ngơi chùa còn lưu giữ được hệ thống
tượng pháp cổ ở Nghệ An. Theo tư liệu tại địa phương, những năm chiến tranh,
các đền, chùa trong vùng bị hư hỏng, một số bị tháo dỡ đưa đi làm cơng trình
dân sinh, riêng đồ tế khí, tượng… đã được người dân đưa về chùa Xn Long
thờ tự. Do đó, ngơi chùa cổ này trở thành nơi hợp tự cả Phật, thánh, thần… Hiện
nay, trong chính điện chùa thờ nhiều câu đối, đại tự, đồ tế khí và hệ thống tượng
cả cũ và mới, khá phong phú. Trên bàn thờ chính điện chùa Xuân Long cịn thờ
3 pho tượng cổ có kích thước nhỏ, chỉ cao tầm 0,5m, nhưng khá độc đáo. Những
pho tượng này được cho là tượng Thánh Nương trong tín ngưỡng thờ Mẫu với
khuôn mặt đầy đặn, trang phục thếp vàng, đặc biệt có 1 tượng được tạc theo thế
đang bồng con
Mục II.1. Giáo dục.
Sau khi Học sinh tìm hiểu xong kiến thức cơ bản về giáo dục Đại Việt trong
các thế kỷ X – XV, Giáo viên liên hệ với giáo dục quê hương Nam Đàn, nêu câu
hỏi: Vào thời gian đó, ở Nam Đàn có vị Tiến sỹ nào đỗ đạt khi mới 18 tuổi? GV
có thể gợi ý: Nhân vật đó sau này được tơn thờ ở một Di tích lịch sử mà hàng
ngày các em vẫn đi học qua.
Yêu cầu HS trả lời được nhân vật lịch sử đó là Tiến sỹ Nguyễn Thiện
Chương. GV cung cấp tư liệu cho học sinh về Nguyễn Thiện Chương (1451 –

17


1520): Ông đỗ Tiến sỹ dưới triều Lê sơ, là Tiến sỹ đỗ đạt lúc nhỏ tuổi nhất của
Nam Đàn. Ơng từng được triều đình giao phó chức Đề hình, Giám sát ngự sử
đài, Thiên đơ hình bộ, Hữu thị lang. Ông cũng từng tham gia biên soạn luật
Hồng Đức – bộ luật hoàn hảo bậc nhất nước ta thời phong kiến. Người dân địa
phương vẫn còn ca ngợi:
“Áo rách đổi lấy võng cờ
Nón mê đổi lấy chữ đồ Vua ban”
Ven đê Nam Trung có nhà thờ họ Nguyễn Thiện, di dích lịch sử - văn hóa cấp
tỉnh. Tại đây còn 4 sắc phong của các triều đại ban tặng và nhiều cổ vật minh
chứng cho sự đóng góp của dòng họ với quê hương, đất nước.

Nhà thờ Nguyễn Thiện Chương- xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn- di tích lịch sử
văn hóa
Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ
quốc cuối thế kỷ XVIII
Sau khi tìm hiểu về Vương triều Tây Sơn, những chính sách của vua Quang
Trung, Giáo viên yêu cầu HS liên hệ với địa phương các em và cho biết Di tích
lịch sử nào có liên quan đến cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn?
Sau khi học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét và mở rộng kiến thức kết hợp
với tranh ảnh: Di tích lịch sử ghi dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên địa
bàn Nam Đàn là Mộ la sơn phu tử Nguyễn Thiếp (xã Nam Kim, Nam Đàn)
Nguyễn Thiếp (1723- 1804) là nhà văn hoá lớn tiêu biểu cho sự độc lập văn
hóa của Việt Nam. Ơng đã tận lực giúp vua Quang Trung hoàn thiện chữ Nôm,
biên dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm để phục vụ cho chính sách sử dụng
chữ Nơm trong mọi sinh hoạt văn hố Việt Nam, dùng chữ Nơm trong các văn
bản, sắc dụ để thay thế chữ Hán. Ông làm Viện trưởng Viện Sùng chính đã dày
cơng phiên dịch các bộ sách Tứ thư và Ngũ kinh. Ông là một học giả uyên thâm

Hán văn và chịu ảnh hưởng văn hố Trung Hoa sâu đậm, nhưng đã gìn giữ trọn
vẹn văn hoá truyền thống của dân tộc

18


Nguyễn Thiếp mất năm 1804, hưởng thọ 81 tuổi. Lăng mộ Nguyễn Thiếp,
hiện thuộc xã Nam Kim dưới chân dãy Thiên Nhẫn. Trước mộ ông là hồ nước
Nam Kim trong xanh, phẳng lặng. Mộ ông là một trong những điểm đến nổi
tiếng của quần thể di tích lịch sử-văn hố vùng đất Lam Hồng...

Mộ La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp ở Núi Thiên Nhẫn (Nam Kim, Nam Đàn)
Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII
Mục III. Nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật
- Ở nội dung Về kiến trúc, điêu khắc: Trào lưu nghệ thuật dân gian, điêu khắc
trên các vì kèo của đình làng những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân
phát triển mạnh mẽ.
Sau khi HS nêu được nội dung trên của lịch sử dân tộc, giáo viên hỏi HS về
kiến thức Lịch sử địa phương: Em hãy cho biết những đóng góp của Nam Đàn
vào lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc trong giai đoạn này?
Yêu cầu cần đạt: Giai đoạn này, Nam Đàn có nhiều ngơi đình được xây
dựng, nổi tiếng là đình Trung Cần, đình Hồnh Sơn, Đình Dương Liễu, đình
Đơng Viên...

Đình Trung Cần- xã Nam Trung

Đình Đơng Viên – xã Nam Phúc

19



Đình Dương Liễu- xã Nam Trung

Đình Hồnh Sơn- xã Khánh Sơn

Giáo viên giới thiệu về Đình Trung Cần và các họa tiết điêu khắc
Đình được xây dựng năm 1781 Tân Sửu, hoàn thành năm 1782 Nhâm
Dần. Vị thần được thờ chính là Tống Tất Thắng (1487-14.?) và thờ Tam Tịa
Đại Vương, Tứ Vị Đại Vương, Cao Sơn Cao Các. Đại đình 5 gian, dài 24m,
rộng 12m, có 6 bộ vì kèo với 24 cột gỗ lim, kết cấu tứ trụ, mái lợp ngói vảy. Ở
gian giữa có bức hồnh phi khắc bằng chữ Hán: "Thánh cung vạn tuế".
Sáu vì gồm 24 cột lim, kết cấu kiểu tứ trụ. Mỗi cột cao tầm 8 mét, chu vi
1.5 mét. Tất cả 12 kèo trước, sau và hồi đều được chạm trổ tinh tế. Mỗi góc trên
xà đều có một con rồng ổ, Tám con rồng ổ là tám đường gỗ tròn được chạm lộng
đầu rồng, cuộn trịn thu hình trong góc mái, đầu thị ra khoảng khơng, miệng
ngậm ngọc, nanh vuốt vẩy vi mềm mại, đường nét kín đáo, uyển chuyển như
thực như mơ, đường nét chạm mộc trong đình rất thanh thốt mà phức tạp, vừa
nổi vừa chìm. Các đường Hạ Thượng đều được chạm nổi "mây, mưa, lá, đề,
cành, tùng, cúc, trúc, mai". Những mơ hình như " Vua Thuấn đi cày", "vua
Nghiêu truyền ngơi cho vua Thuấn ở Hồng Cung", cảnh "vượt thuyền trong
giông bão", những cảnh sinh hoạt trong dân gian rất sinh động như " Tiến sĩ về
lang", " người đánh đàn", " trẻ chăn trâu thổi sao", "Mẹ cho con bú", "trai gái giã
gạo", "người đánh cờ", " người đọc sách ngâm thơ", "phi ngựa chiến qua làng"
-Nội dung Nghệ thuật sân khấu: Kiến thức về lịch sử dân tộc là: Nhiều làng
có phường tuồng, chèo. Bên cạnh đó, phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang
tính địa phương đậm nét như quan họ, hát giặm, hị, vè, ví, si, lượn… Sau khi
tìm hiểu xong nội dung này, giáo viên nêu câu hỏi: Vậy ở Nam Đàn nói riêng,
Nghệ An nói chung có những làn điệu dân ca nào? Em hãy hát 1 đoạn cho cả
lớp cùng nghe.
Với yêu cầu này, nhiều em đã thảo luận sôi nổi, nêu được các làn điệu dân

ca của Nam Đàn như hát đò đưa, hát dặm, hát phường vải. Còn việc hát trước
lớp, đa số học sinh còn rụt rè, cần giáo viên động viên, khích lệ, cổ vũ. Sau đó,
một số em đã mạnh dạn hát và sau đây là 1 số đoạn dân ca mà học sinh đã thể
hiện

20


Hát đị đưa
Ai biết nước sơng Lam răng là trong, răng là đục
Thì biết sống ở đời răng là nhục, răng là vinh
Đò em lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa, là tình ai ơi
Hát ví dặm: Bài Nam Đàn đất học
Nam Đàn là một huyện
Có truyền thống anh hùng
Mang đậm nét nhân văn
Từ đời xưa để lại
Bao danh nhân vĩ đại
Bao thế hệ anh tài
Đang hướng tới tương lai
Làm rạng danh đất Việt
Thêm rạng ngời đất Việt
Như vậy, học sinh đã được trải nghiệm tập hát trước tập thể, vượt qua sự e
ngại ban đầu và giờ học trở nên thú vị, hấp dẫn. Đồng thời, đây cũng là dịp để
các em có hiểu biết thêm về văn hóa q hương, góp phần gìn giữ những giá trị
văn hóa đó.
Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu
thế kỷ XIX)
Mục 3. Tình hình văn hóa – giáo dục

Khi dạy về phần thành tựu giáo dục nước ta nửa đầu thế kỉ XIX, giáo viên
liên hệ tại địa phương Nam Đàn. Thế kỉ XIX ở Nam Đàn xuất hiện một nhân tài
nho học với thành tích xuất sắc đỗ Thám Hoa năm 1853, quê ông ở xã Khánh
Sơn, vậy ông là ai?
Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời, Giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát
nhà thờ Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt và giới thiệu

Nhà thờ Thám hoa Nguyễn Đức Đạt – xã Khánh Sơn, Nam Đàn
21


Nguyễn Đức Đạt sinh năm 1825 mất năm 1887, là con của Cử nhân
Nguyễn Đức Hiển, tự là “Khoát Như, hiệu Nam Sơn chủ nhân, Nam Sơn dưỡng
tẩu và Khả Am tiên sinh”. Ơng là người làng Hồnh Sơn, xã Nam Hoa Thượng,
tổng Nam Kim, nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ,
Nguyễn Đức Đạt đã nổi tiếng thông minh, học giỏi và uyên bác. năm 1853, khoa
Quý Sửu, ông đỗ Thám hoa cùng với Nguyễn Văn Giao. Ơng là một thầy giáo
nổi tiếng có nhiều học tr ̣ xuất sắc như Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu…
Di tích này vừa là nơi tưởng niệm Nguyễn Đức Đạt một danh nhân khoa
bảng thời Nguyễn mà nó cịn là nơi giáo dục truyền thống hiếu học truyền thống
yêu nước của nhân dân ta. Với những cống hiến của Nguyễn Đức Đạt với nền
giáo dục nước nhà, năm 1996 Bộ Văn Hóa thơng tin kí Quyết định, xếp hạng là
Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.
*Thực hiện tiết dạy Lịch sử địa phương
Theo Kế hoạch Giáo dục xây dựng đầu năm học, Lịch sử địa phương lớp 10
bao gồm 2 tiết. Tiết 1 dạy chuyên đề Giáo dục Khoa cử Nghệ An thời phong
kiến (Theo tài liệu LSĐP NGhệ An). Tiết 2 dạy chuyên đề: Giáo dục khoa cử
Nam Đàn thời phong kiến
Kế hoạch bài dạy
Ngày soạn: 27/2/2021

Ngày dạy: từ 1- 5/3/2021
CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC KHOA CỬ NAM ĐÀN THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong chuyên đề, Học sinh nắm được
- Những nét chính về Giáo dục khoa cử Nam Đàn thời Phong kiến
- Một số dòng họ khoa bảng ở Nam Đàn và đóng góp của Nho sỹ Nam Đàn đối
với dân tộc
2. Thái độ, tư tưởng:
- Biết tự hào và phát huy truyền thống khoa bảng của quê hương
- Giáo dục lòng biết ơn đối với những dòng họ, những danh nhân văn hóa đã có
những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước;
lòng tự hào và ý thức học tập, rèn luyện, bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp
của quê hương, đất nước.
3. Kỷ năng:
- Rèn kĩ năng khai thác tư liệu, tranh ảnh, vận dụng kiến thức lịch sử dân tộc
để hiểu lịch sử địa phương trong học tập, phân tích, so sánh, nhận xét.
- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục và thực hành viết bài thuyết minh di sản và
danh nhân.

22


×