Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

SKKN tổ chức dạy học theo chủ đề nhóm “halogen”nhằm phát triển năng và phẩm chất học sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 117 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NHÓM HALOGEN”
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ( HĨA HỌC 10)
MƠN: HĨA HỌC

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU
---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NHÓM HALOGEN”
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ( HĨA HỌC 10 )
Tác giả: Đặng Trọng Mười
Tổ chuyên môn: Tổ Tự nhiên - Mơn Hóa học
Năm học: 2020-2021

2


MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1



I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

2

III-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

PHẦN 2. NỘI DUNG

3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC

3

HÓA HỌC THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM
CHẤT HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
I.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

I.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

4


I.3. GIẢI PHÁP

5

II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI

6

II.1-Điểm mới của đề tài

6

II.2. Điểm hạn chế của đề tài

6

CHƯƠNG II: Tổ chức dạy học chủ đề nhóm “Halogen”nhằm phát triển

7

năng và phẩm chất học sinh ở trường trung học phổ thông
2.1. Xây dựng chủ đề

7

2.2. Xác định mục tiêu chủ đề

7


2.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

8

2.4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức NL, PC cần hình thành

9

2.5. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề

11

Chương 3:Thực nghiệm sưphạm về việc xây dựng , tổ chức dạy học chủ đề

46

Halogen nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở trường Trung học
phổ thông
3.1. Đối tượng thực nghiệm

46

3.2. Phương pháp thực nghiệm

46
3


3.3. Kết quả thực nghiệm


46

PHẦN BA – KẾT LUẬN

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

52

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung

Viết tắt

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

phương trình hóa học

PTHH


Thí nghiệm

TN

Phịng thí nghiệm

PTN

cơng nghiệp

CN

Ngun tử khối trung bình

NTKTB

Phát triển năng lực, phẩm chất

PTNL, PC

Sách giáo khoa

SGK

Chủ đề



Trung học phổ thơng


THPT

Chương trình giáo dục phổ thông

CTGDPT

4


PHẦN I. ĐĂT VẤN ĐỀ
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tịi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn
học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung
từ một số đơn vị, bài học, mơn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung
học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt
động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Với mơ hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết
những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau.
các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.
Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm, hệ thống kiến thức được xây dựng trên hiện
tượng thực nghiêm. Để có thể ghi nhớ, so sánh và vận dụng được những kiến thức
thực nghiệm đó khơng phải là vấn đề đơn giản với học sinh phổ thông. Đa số các

em đều cho rằng mơn Hóa học là mơn học thuộc, hệ thống kiến thức quá khó mà
trước đó các em chưa chú trọng và học tập một cách bài bản.Từ suy nhgĩ đó đa số
học sinh đều rất sợ mơn Hóa học. Để giúp các em học mơn Hóa học một cách dễ
dàng hơn yêu thích hơn, trước hết chúng ta phải biết vận dụng khả năng tự học tự
tìm tịi của học sinh về những kiến thức thực tế, những thí nghiệm chứng minh,
minh họa thơng qua nội dung môn học tôi đã chuẩn bị trước cho các em một hệ
thống các đơn vị kiến thức theo các mục cụ để các em cần chuẩn bị trước ở nhà
trong thời ít nhất một tuần trước khi học ở lớp. Giờ học ở lớp giáo viên ghi các mục
chính và cho học sinh trình bày những nội dung mà giáo viên đã giao nhiệm vụ
5


chuẩn bị trước của cá nhân và thảo luận nhóm. Sau khi học sinh trình bày giáo viên
cho những học sinh khác phát biểu bổ sung và nhận xét sản phẩm của bạn hay của
nhóm đã làm. Cuối cùng giáo viên nhận xét sửa chữa và kết luận. Thông qua phần
trình bày của học sinh chúng ta giúp các em nắm chắc kiến thức một cách sâu sắc,
biết cách so sánh, biết cách giải bài tập hóa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn
và từ đó ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên
Trong chương trình hóa học phổ thông, chương halogen là chương đầu tiên học
sinh học về hóa học ngun tố, tơi thiết nghĩ thiết kế bài giảng cho học sinh học về
hóa nguyên tố trong chương Halogen này sẽ giúp các em tự sắp xếp các kiến thức
trong một chương về hóa học nguyên tố khi học ở chương khác, như nhóm Oxi
-Lưu huỳnh, nhóm Nitơ -Phot pho, nhóm Cacbon - Silic, nhóm Kim loại kiềm- kim
loại kiềm thổ theo lộ trình mà giáo viên đã hướng dẫn trong chương này. Tên cơ sở
đó tơi chọn đề tài Tổ chức dạy học theo chủ đề nhóm “Halogen”nhằm phát
triển năng và phẩm chất học sinh ở trường trung học phổ thơng - chương V
Hóa học lớp 10 ban cơ bản
Trên cơ sở kiến thức tổng hợp của cả chương mà học sinh đã tiếp nhận được tôi
cũng xây dựng hệ thống bài tập luyện tập chương Halogen để khắc sâu kiến thức
cho học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học mơn Hóa học và ngày càng u thích hơn

II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1-Mục đích
- Nâng cao chất lượng dạy-học Hóa học ở trường THPT
- Phát huy tính tích cực, tự học, tự sáng tạo, gây hứng thú cho học và say mê
nghiên cứu khoa học
- Giúp học sinh phân tích , so sánh , tổng hợp kiến thức cho bản thân
-Là tài liệu cần thiết cho học sinh tự học và giáo viên thay đổi phương pháp giảng
dạy phù hợp với chương trình và từng lớp học
2- Nhiệm vụ
- Nêu được cơ sở của phương pháp dạy học chủ đề
6


-Thực trạng về trình độ học sinh khác nhau và áp dụng đề tài này phù hợp với các
lớp khác nhau, được học theo chủ đề kiến thức sẽ chắc chắn, biết phân tích , tổng
hợp và so sánh
-Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài rút ra bài học kinh nghiệm và phát triển trên
diện rộng nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn và đặc
biệt khai thác học sinh khám phá được bản thân
III-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành tốt đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Nghiên cứa phương pháp dạy học theo chủ đề
Nghiên cứu phướng pháp dạy học theo dự án
Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp
Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của chương, các tài tiệu tham khảo
Phân tích lý thuyết, tổng hợp và so sánh rồi thống kê theo trật tự
Đúc rút từ bản thân trong quá trình dạy học
Tham khảo, học hỏi, ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
Áp dụng đề tài vào giảng dạy cho tất cả các lớp
PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
I.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học theo chủ đề là một xu hướng dạy học có tính khoa học và thực tiễn
nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp học sinh có đủ phẩm chất và năng lực
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Nhận thức rõ điều này ở nước ta, Bộ
GD&ĐT đã tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng các chủ đề vào quá trình giảng
dạy. Cụ thể:

7


- Ngày 8/10/2014, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn5555/BGDĐT-GDTrH về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn của trường trung học/trung
tâm giáo dục thường xun qua mạng. Cơng văn chính là cơ sở quan trọng nhất
cho việc thiết kế và tổ chức các chủ đề và chuyên đề trong DH ở trường phổ thông
-Ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về
việc Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm 2017-2018.
-Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT tạo ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về
việc Ban hành chương trình GDPT. Đối với mơn Hóa học việc dạy học theo các
chủ đề và chuyên đề được chính thức xác nhận và sẽ triển khai trong tương lai.
- Ngày 20/03/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 1106/BGDĐT_GDTrH.
Công văn quy định rõ: căn cứ vào đặc điểm từng vùng miền, các địa phương
nghiên cứu, lựa chọn những nội dung phù hợp để biên soạn theo chủ đề và hướng
dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện…
- Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại,
ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà cịn hướng

dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm
vụ có ý nghĩa thực tiễn.
- Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và
nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài
tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn
học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn
đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính q trình tự khám
phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài.
- So với cách dạy truyền thống, phương pháp DH theo chủ đề có nhiều lợi thế hơn
- Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh và các em chủ động tìm hướng giải
quyết vấn đề

8


- Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống, vì vậy,
kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ
chặt chẽ
- Mức độ hiểu biết của học sinh sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà
cịn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá
Kiến thức khơng chỉ là kiến thức mà cịn liên quan đến nhiều lĩnh vực và trong
cuộc sống.
- Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, học sinh không những được tăng cường
tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận
dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn,
rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho học sinh hiện nay.
I.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Đối với giáo viên
Để có kết luận xác đáng, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía HS và phía GV
Đối tượng điều tra khảo sát là GV, HS ở trường tôi đang công tác và một số trường

THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An
Phương pháp: thông qua phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn.
Dựa trên kết quả khảo sát GV trường tôi công tác và một số GV THPT trên địa bàn
tỉnh tôi nhận thấy:
- Các trường THPT đã và đang tiến hành dạy học theo CĐ.Tuy nhiên việc dạy học
theo CĐ chưa được tiến hành, không thường xuyên. Trong hoạt động dạy học, việc
xây dựng các CĐ dạy học theo hướng PTNL, PC cịn nặng về hình thức, chưa thực
sự đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Phần lớn GV chưa mạnh dạn sử dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng PTNL, PC... Việc vận dụng phương pháp
dạy học theo định hướng PTNL, PC hiện nay của một số GV còn chưa được
thường xuyên, thiếu linh hoạt, mang tính rập khn, máy móc nên chưa gây được
hứng thú học tập cho HS.

9


- Căn cứ vào nội dung chương Halogen bản thân tôi và đồng nghiệp đều khẳng
định nôi dung chương Haloen có ví trí quan trọng trong chương trình hóa học
ngun tố nó có tác động rất lớn đến việc học tập về hóa học nguyên tố sau này
- Chương Halogen sách giáo khoa hiện hành trình bày riêng lẻ từng nguyên tố chỉ
chú trọng về một nguyên tố, thiếu tính hệ thống, khó so sánh, khó đánh giá, có nội
dung trùng lặp
1.2.2. Đối với học sinh
Dựa trên kết quả khảo sát phiếu điều tra HS và trao đổi trực tiếp với học sinh
trường tôi công tác và các trườngTHPT trên địa bàn tơi nhận thấy:
- Đa số học sinh cịn cảm thấy xa lạ, chưa quen với việc học tập theo CĐ. Các em
đã quen học theo từng bài trong sách giáo khoa.
- Phần lớn các em còn lúng túng với phương pháp dạy học mới, dạng bài tập vận
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Phần lớn HS chưa biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn

trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra.
Với cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, tơi đã sắp xếp, cấu trúc lại một số kiến thức
quan trọng của chương halogen. Từ đó xây dựng cấu trúc nội dung bài giảng mới
thông qua việc xâu chuỗi những vấn đề theo chiều sâu của các nguyên tố nhóm
halogen và hợp chất của chúng. Đồng thời chủ đề cũng khai thác những vấn đề
trọng tâm là nguyên tố clo và hợp chất của chúng để kết hợp với các nguyên tố
halogen khác và hợp chất của chúng với các phương pháp dạy học tích cực góp
phần phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
I.3. GIẢI PHÁP
- Sắp xếp, xây dựng cấu trúc nội dung chương Halogen trong thời lượng 7 tiết lý
thuyết cũng bằng số tiết theo phân phối chương trình của BGD
-Thiết kế và tổ chức dạy học CĐ với các phương pháp, kĩ thuật dạy học đa dạng,
phong phú phát huy tích cực, chủ động, hứng thú cho HS. Qua đó phát triển NL,
PC cho các em.
10


- Khi thiết kế chủ đề, GV cần lựa chọn nội dung nổi bật, cốt yếu và có tính vấn đề
của hóa học . Cần chú trọng các nội dung thể hiện mối quan hệ và sự tác động của
các chất để so sánh mức độ hoạt động của các chất
Bước 1: Nêu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của chủ
đề bằng cách GV đặt HS vào tình huống có vấn đề thơng qua các bài tập nhận
thức, tạo khơng khí thoải mái nhưng cũng tạo ra sự “trở ngại” trong tư duy định
hướng nhận thức của HS.Từ đó gây sự tập trung chú ý, kích thích trì tị mị, mong
muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới cho HS.
Bước 2: Cung cấp và hướng dẫn HS khai thác các nguồn tài liệu để tìm hiểu
nội dung chủ đề về Halogen ( Nguồn tài liệu chủ đề do GV cung cấp qua bài giảng
hoặc HS có thể tự tìm hiểu SGK, tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, mạng
internet). Thông qua nghiên cứu tài liệu giúp HS nắm được tính chất, hiện tượng,
phản ánh nội dung kiến thức CĐ một cách chính xác, sinh động. Đây là cách giúp

HS từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập với các phương pháp dạy học tích cực
của GV. Qua đó, HS chủ động chiếm lĩnh các nội dung kiến thức của chủ đề để
phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về tính chất
của các chất trong chủ đề. GV cần sử dụng linh hoat, đa dạng, phong phú các
phương pháp dạy học như (thuyết trình, nêu vấn đề, dự án, tích hợp liên mơn, đồ
dùng trực quan, trao đổi, đàm thọai, tranh luận…); kĩ thuật dạy học: ( khăn trải
bàn, nhóm, ...) để khai thác và phát triển các năng lực, phẩm chất HS
Bước 4: Cũng cố, đánh giá, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ của HS. Trên cơ sở sản phẩm học tập của các em, GV cho HS
tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV nhận xét, bổ sung, kết luận giúp HS hệ thống
những vấn đề cốt lõi của chủ đề, đồng thời hướng dẫn các em mở rộng cũng cố
kiến thức bằng việc tự học ở nhà, tự nghiên cứu; chuẩn bị nôi dung bài mới.
- Tổ chức DHCĐ về hóa học nguyên tố được thực hiện qua một chuỗi hoạt động
học tập của HS. Trong mỗi hoạt động học tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các
bước: chuyển giao nhiệm vụ học tập (yêu cầu rõ ràng, phù hợp với khả năng của
HS, hình thức sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ và hứng thú để HS sẵn sàng thực
11


hiện nhiệm vụ học tập. ( GV là người tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ) ;
HS báo cáo thảo luận trình bày sản phẩm học tập cụ thể; đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ (HS đánh giá lẫn nhau; Gv nhận xét, đánh giá kết quả của HS rút ra kết
luận).
Cách tổ chức DHCĐ như thế này chính là cách GV dạy cho HS cách học và
cách tự học tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức trực quan sinh động tư duy trừu tượng - thực tiễn, vừa mang đặc trưng của bộ mơn.
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Điểm mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và tổ chức dạy
học theo chủ đề trong mơn Hóa học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu của đổi mới

phương pháp dạy học chương trình hiện hành và hướng tới chương trình giáo dục
phổ thơng mơn Hóa học năm 2018.
- Sắp xếp, xây dựng cấu trúc nội dung chủ đề bài giảng mới thông qua việc xâu
chuỗi những vấn đề theo chiều sâu của đơn chất và hợp chất của Halogen
-- Đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh ở trường THPT.
- Phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tịi và tính sáng tạo của học sinh
- Phát huy được khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp xâu chuổi kiến thức một
cách logic
-Giúp HS tập làm quen báo cáo nghiện cứu khoa học và giải trình trước tập thể
-Kết quả này giúp tơi và đồng nghiệp vận dụng trong q trình dạy học thực
tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong q trình dạyhọc.
II.2. Điểm hạn chế của đề tài
Phù hợp với đối tượng học sinh có lực học khá giỏi. cịn đối với học sinh có lực học
yếu thì chưa phát huy hết ưu điểm của đề tài

12


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“NHÓM HALOGEN” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT ( HÓA HỌC LỚP 10 )
2.1. Xây dựng chủ đề
Chủ đề gồm một số nội dung kiến thức (Phụ lục 1)
2.2. Xác định mục tiêu chủ đề
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau:
Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hồn.
-Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các
ngun tố trong nhóm.
- Cấu hình electron lớp ngồi cùng của ngun tử các ngun tố halogen tương tự
nhau. Tính chất hố học cơ bản của các ngun tố halogen là tính oxi hố mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
- Ứng dụng của Halogen, phương pháp điều chế Halogen trong phịng thí nghiệm,
trong cơng nghiệp.
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro halogenua (tan rất nhiều trong nước tạo
thành dung dịch axit halogenhiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric và các axit halogenhidric khác trong
phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
- Dung dịch HF có tính axit yếu nhưng có tính chất riêng là ăn mòn thuỷ tinh còn
HCl, HBr, HI là những axit mạnh, có tính khử ( do X-) tính oxi hóa do H+ .
-Tinh chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
-Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất các hợp chất có oxi của clo
13


- Hiểu được:
Tính chất hố học cơ bản của Halogen là phi kim mạnh, có tính oxi hố mạnh (tác
dụng với kim loại, hiđro). Flo chỉ có tính oxi hóa, Clo, Brom, iot cịn thể hiện tính
khử .
-Sự giống nhau và khác nhau khi điều chế các Halogen .
- Tính axit và tính khử tăng dần: HF < HCl < HBr < HI
-Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vơi).
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng.
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đốn, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của halogen so
sánh tính chất hóa học của halogen viết PTHH minh họa.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các

nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các ngun tố trong nhóm.
- Viết các phương trình hóa học điều chế các Halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
-So sánh được tính chất vật lí của các Halogen cũng như các đại lượng liên quan
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản
ứng.
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hố học của axit HX.
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong
phản ứng .
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven,
clorua vơi .
- Sử dụng có hiệu quả, an tồn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
3. Phẩm chất:
14


- Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung
thực - Dũng cảm.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.
- Tích cực, chủ động.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính toán.


- Năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
2.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. GV:
-Kế hoạch dạy học,phiếu học tập.
- Giáo án điện tử; máy tính; máy chiếu đa năng.
- Bảng phụ, bút màu ...
- Thí nghiệm mơ phỏng
2. HS:
- Ơn tập kiến thức hợp chất của clo (lớp 9).
-Sách vở, bút màu, bút viết, giấy Ao, tìm hiểu các tài liệu về chủ đề halogen
- Sưu tầm các video mơ phỏng thí nghiệm về tính chất và điều chế halogen và hợp
chất
- Đọc kĩ nội dung chủ đề trước khi học trên lớp.
2.4. Xây dựng bảng mô tả các mức độ nhận thức NL, PC cần hình thành
15


Tiết

Mức độ

Nội dung


Tiết 1

Biết vị trí của halogen trong bảng tuần

GIỚI THIỆU VỀ

hồn, những ngun tố nhóm halogen.

HALOGEN- TÍNH

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính ngun

CHẤT VẬT LÍ –

Nhận

tử và một số tính chất vật lí, trạng thái tự

TRẠNG THÁI TỰ

biết

nhiên của các nguyên tố trong nhóm.

NHIÊN

- Cấu hình lớp electron ngồi cùng của
ngun tử các ngun tố halogen tương tự
nhau.

Vì sao trong hợp chất Flo chỉ có số oxi hóa
bằng -1,cịn Clo, Brom, iot ngồi số oxi
Thơng

hhóa -1 cịn có số oxi hóa bằng +1, +3, +5,

hiểu

+7
vì sao trong tự nhiên các Halogen chỉ tồn
tại ở dạng hợp chất

Vận

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố

dụng cơ Haloen có trong hợp chất
bản
Vận

Giải thích vì sao clo, brom,iot có các số

dụng

oxi hóa bằng+1, +3, +5, +7

cao
Tiết 2, 3

Các halogen là những phi kim, cơng thức


HĨA Nhận
biết
HỌC CỦA HLOGEN
TÍNH

CHẤT

phân tử X2, trong các PTHH khi viết Phản
ứng của halogen với chất khác phải sử
dụng cơng thức X2

Thơng

Tính chất hố học cơ bản của Halogen là

hiểu

phi kim mạnh, có tính oxi hố mạnh (tác
dụng với kim loại, hiđro,một số phi kim).
Flo chỉ thể hiện tính oxi hóa, Clo, Brom,
iot vừa thề hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện
16


tính khử và cịn thể hiện tính khử .
Vận

Viết được các phản ứng hóa học dưới dạng


dụng cơ tổng quát
bản

Tiết 4.

Vận

So sánh được tính oxi hóa, tính khử của

dụng

các Halogen và viết được phản ứng hóa

cao

học để chứng minh tính chất đó

Nhận

Ứng dụng của halogen, phương pháp

ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU biết

điều chế halogen trong phịng thí nghiệm,

CHẾ HALOGEN

trong cơng nghiệp.
Thơng


sự giống nhau và khác nhau khi điều chế

hiểu

các halogen .

Vận

Khi điều chế các chất có thể thay đổi hóa

dụng cơ chất và viết được phương trình hóa học,
bản

cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Vận

So sánh lượng clo điều chế được từ dung

dụng

HCl lấy dư và các chất oxi hóa có số mol

cao

bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau

Tiết 5,6

Nhận


HIĐROHALOGENUA

biết

- AXIT

- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro
halogenua (tan rất nhiều trong nước tạo
thành dung dịch axit halogenhiđric).

HALOGENHIDRIC -

- Tính chất vật lí, điều chế axit

MUỐI HALOGENUA

clohiđric và các axit halogenhidric khác
trong phịng thí nghiệm và trong cơng
nghiệp.
- Dung dịch HF có tính axit yếu nhưng
có tính chất riêng là ăn mòn thuỷ tinh HCl
HBr, HI là những axit mạnh, có tính khử
( do X-) tính oxi hóa do H+ .
-Tinh chất, ứng dụng của một số muối
17


clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.


Tính axit và tính khử tăng dần:HF<
Thơng

HCl
hiểu

Vì sao phương pháp sunfat khơng dùng để
điều chế HBr và HI

Vận

So sánh tính khử của các axit HCl, HBr, HI

dụng cơ
bản
Vận

Nhận

biết

axit

halogenhiđric

dụng

halogenua với axit khác và muối khác


muối

cao
Tiết 7:

Nhận

SƠ LƯỢC VỀ HỢP biết
CHẤT CĨ OXI CỦA Thơng
CLO

Thành phần hóa học, ứng dụng, ngun
tắc sản xuất.
Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có

hiểu

oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vơi).

Vận

Viết được phản ứng hóa học gữa nước Gia-

dụng cơ ven và clo rua vôi, Kaliclorát với một số
bản

chất có tính khử

Vận


vận dụng kiến thức tính tẩy màu, khử trùng

dụng

của nước Gia-Ven, Clorua vôi vào cuộc

cao

sống

2.5. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề

18


Tiết 1: KHÁI QUÁT VỀ HALOGEN- TÍNH CHẤT VẬT LÍ– TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hồn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí, trạng thái
tự nhiên của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp e ngồi cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau.
Hiểu được: vì sao trong tự nhiên các Halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
2.Kĩ năng:
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
-So sánh được tính chất vật lí của các Halogen cũng như các đại lượng liên quan
3. Thái độ:
- Nhân ái, khoan dung, chuyên cần, tiết kiệm, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực,
dũng cảm.
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học,tích cực, chủ động.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực:
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hố học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực tính tốn.
- Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, HS được rèn luyện về năng
lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp:
Phương pháp hợp tác nhóm. Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
19


2. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật sơ đồ tư duy.
III.Chuẩn bị
1. GV: Giáo án điện tử; máy tính; máy chiếu đa năng. Bảng phụ, bút màu ...
2. HS: Ôn tập kiến thức nguyên tố phi kim (lớp 8, 9).
- Chuẩn bị bài thuyết trình (theo nhóm) phiếu học tập số 1.
IV. Tiến trình dạy học
GV chia lớp thành 4 nhóm và cử ra ban giám khảo gồm: 3 giám khảo và 1 thư ký.
Ban giám khảo có trách nhiệm:
+ Có trách nhiệm cho điểm, ghi điểm các nhóm.
+ Trung thực, khách quan, cơng bằng, chính xác.
Đặt vấn đề: Những nguyên tố thuộc nhóm nào trong bảng tuần hồn gọi là nhóm
halogen, chúng có những tính chất vật lí như thế nào, trong tự nhiên chúng tồn tại
ở dạng đơn chất hay hợp chất? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về nhóm các ngun

tố này với ba nội dung trên..
Triển khai bài mới: trước hết yêu cầu học sinh đem bài đã chuản bị ở nhà và thực
hiên các yêu cầu của giáo viên
A- Hoạt động trải nghiệm kết nối
Hoạt động 1:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Phần 1: Khởi động
Thực hiện trò chơi “ Đố bạn biết mình là ai”
1. Mình là chất lỏng màu đỏ nâu. Bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với mình. mình rất
độc đấy!
2. Nhờ có mình mà các bạn có chảo khơng dính để chiên trứng và nếu khơng có
mình chắc các bạn sẽ bị sâu răng đấy!
20


3. Mình khơng bị bệnh gan đâu, chẳng hiểu sao da mình cứ có màu vàng lục
4. Nếu tìm được mình, bạn sẽ thấy mình ở dạng rắn ( ở đk thường) có mầu đen tím.
Trong hợp chất muối mình chống bệnh biếu cổ cho bạn đấy!
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Đội trưởng 4 đội chơi chọn câu hỏi trả lời trong thời gian 1 phút .
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
Các đội chọn gói câu hỏi thảo luận nhanh và trả lời.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Ban giám khảo cho điểm các nhóm.
GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết và giám sát ban giám khảo cho
điểm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2: I. Giới thiệu về Halogen
Mục tiêu: Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hồn, độ âm điện, bán kính ngun
tử, Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương

tự nhau. cơng thức phân tử, số oxi hóa,
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm học sinh điền các thông tin vào bảng sau trên giấy A 0 ( ở
nhà)

Gồm các N tố

Flo (F)

Clo (Cl)

Brom (Br) Iot (I)

Số hiệu NT
NTKTB
Bán kính NT(nm)
Độ âm điện
Cấu hình e lớp ngoài cùng:
CTPT:
21


Số oxi hóa trong hợp chất
t0 n/c, 0C
t0 sơi, 0C
Cấu tạo phân tử
(HS sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật khăn trải bàn để thảo luận nhóm) ở lớp
Các nhỏm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau?
-Cho biết sự biến đổi độ âm điện, Sự biến đổi tính chất hố học của các đơn chất
- Vì sao trong các hợp chất, F chỉ có số oxi hố -1, các ngun tố halogen cịn lại,

ngồi số oxi hố -1 cịn có +1, +3, +5, +7.
- Vì sao các ngun tử halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng phân tử 2 nguyên
tử (Cl2, Br2) → Xu hướng liên kết của nguyên tử halogen?
- Viết quá trình hình thành phân tử halogen dựa vào liên kết hóa học đã học ở
chương 3
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: học sinh chuẩn bị ở nhà trên giấy A0 theo mẫu

Nguyên tố

Flo (F)

Clo (Cl)

Brom (Br)

Iot (I)

Số hiệu NT

9

17

35

53

NTKTB

19


35,5

80

127

Bán kính NT (nm)

0,064

0,099

0,114

0,133

Độ âm điện

3,98

3,16

2,96

2,66

3s23p5

4s24p5


5s25p5

Cl2

Br2

I2

Cấu hình e lớp ngồi 2s22p5
cùng: ns2np5
CTPT: X2

F2

Số oxi hóa trong hợp -1

-1, +1,+3,+5, -1, +1,+3,+5, 1,

chất

+7

+7

+7

-101,0

-7,3


113,6

t0 n/c, 0C

-219,6

1,+3,+5,

22


t0 sôi, 0C
Cấu tạo phân tử

-188,1

-34,1

59,2

..

..

..

..

..


..

..

..

185,5

: X . + . X :→ : X : X :

* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm dùng giấy A0 để báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức nếu thiếu hoặc sai .
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm đánh giá kết quả theo các tiêu chí chấm điểm.
- BGK chấm điểm các nhóm
- GVquan sát, hỗ trợ HS các nhóm khi cần thiết.

Hoạt động thảo luận nhóm của học sinh
Hoạt động 3. II. Tính chất vật lí
Mục tiêu: Học sinh biết được một số tính chất vật lí của các đơn chất halogen, sự
biến đổi về trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà về tính chất vật lí theo mẫu sau
23


Flo


Clo

Brom

Iot

Trạng thái
màu sắc
Mùi
Tính độc
Tính tan
Nhận nhận xét về sự biến đổi một số tính chất vật lí? ( ở lớp )
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà trên giấy A 0, thảo
luận và thống nhất nội dung.
Flo

Clo

Brom

Iot

Chất khí

Chất khí, màu

Chất lỏng màu

Chất rắn, dạng


màu lục

vàng lục, mùi xốc,

đỏ nâu, dễ bay

tinh thể màu đen

nhạt, rất

độc, phá hủy niêm

hơi, độc, gây

tím, bị thăng hoa

độc

mạc đường hơ hấp

bỏng nặng, tan

Tan rất ít trong

Tan trong nước, 1

được trong nước nước, nhưng tan
nhưng tan nhiều nhiều trong các

V nước hồ tan


được 2,5 V khí clo, hơn trong dung
mơi hữu cơ như
Nước clo có màu
etanol, benzen,
vàng nhạt
xăng
Khí clo tan nhiều
Dd brom trong
trong các dung môi
nước gọi là nước
hữu cơ
brom

dung mơi hữu cơ.
Vì thế người ta
dung xăng hoặc
bezen để tác iot,
brom ra khỏi
dung dịch nước

t0n/c, C

-219,6

-101,0

-7,3

113,6


t0s 0C

-188,1

-34,1

59,2

185,5

Nhận

Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn

xét

Màu sắc: đậm dần
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
24


* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm dùng giấy A0 đã chuẩn bị để báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức nếu thiếu hoặc sai .
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm đánh giá kết quả theo các tiêu chí chấm điểm.
- BGK chấm điểm các nhóm
- GVquan sát, hỗ trợ HS các nhóm khi cần thiết.
Nội dung cần đạt được về tính chất vật lí

Hoạt động 4. Trạng thái tự nhiên
Mục tiêu: Trong tự nhiên halogen tồn tại trong tự nhiên ở dạng nào? vỉ sao chỉ tồn
tại ở dạng hợp chất
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài về nội dung trạng thái tự nhiên theo tài
liệu và hoàn thành theo mẫu sau (ở nhà)
Flo

Clo

Brom

Iot

vỉ sao các halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất? ở lớp)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: học sinh chuẩn bị ở nhà trên giấy A0 (nhóm)
FLO: Chỉ có ở dạng hợp chất, chủ yếu tập trung ở các chất khoáng ở dạng muối
Florua như CaCl2 hoặc criolit Na3AlF6, có trong hợp chất tạo nên men răng của
người và động vật, trong lá của một số lồi cây
CLO: Clo có 2 đồng vị bền là 35Cl ( 75,77%), 37Cl ( 24,23 %)
Tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ
Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O.
HCl có trong dịch vị dạ dày của người và động vật
Trong nước biển Cl chiếm khoảng 2% khối lượng
25


×