Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

SKKN xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua dạy học môn lịch sử 10 THPT ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.85 KB, 39 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh thông
qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục giá trị sống là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo
dục phổ thơng, nhất là trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Thực tiễn xã hội hiện nay cho thấy Giá trị sống của giới trẻ nói chung và học
sinh THPT nói riêng có những điều chưa phù hợp, thậm chí đáng lo ngại.
Trong nhà trường THPT, việc giáo dục giá trị sống cho học sinh bước đầu đã
được quan tâm, nhấn mạnh, tuy nhiên tính hiệu quả của nó thì vẫn chưa rõ nét.
Hơn nữa, do đặc thù là khơng có mơn học riêng biệt nên việc giáo dục giá trị sống
được thực hiện qua việc lồng ghép giảng dạy ở các môn học, qua các hoạt động
ngồi giờ lên lớp nên hiệu quả sẽ khơng cao nếu giáo viên không thực sự chú
trọng, đầu tư cho mục tiêu giáo dục này.
Môn Lịch Sử là một trong những mơn học có lợi thế trong lồng ghép giáo
dục giá trị sống cho học sinh. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy đa phần giáo viên
trong quá trình giảng dạy ít chú trọng đến yếu tố lồng ghép này.
2. Tính mới của đề tài
Qua tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học, các sách báo, tài liệu
tập huấn chun mơn tơi nhận thấy rằng chưa có một cơng trình nghiên cứu, tài
liệu nào đề cập đến việc giáo dục Giá trị sống trong mơn Lịch Sử .
Vì vậy, từ thực tiễn giảng dạy và kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn thực
hiện đề tài nghiên cứu “ Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống
cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản”
Tôi tin tưởng rằng, đề tài của mình sẽ góp phần hữu ích nâng cao chất lượng
giáo dục Giá trị sống cho học sinh THPT thơng qua mơn Lịch Sử, cũng như góp
phần vào thực hiện thành công mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện về
phẩm chất và năng lực học sinh theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ
thơng năm 2018
3. Mục đích nghiên cứu


Đề tài hướng tới việc nghiên cứu, hiểu rõ Giá trị sống của học sinh THPT
có được thông qua học tập môn Lịch Sử.
Đặc biệt là đề xuất việc xác định nội dung và phương pháp giáo dục Giá trị
sống cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch Sử 10 THPT ban cơ bản nhằm
1


nâng cao chất lượng giáo dục Giá trị sống nói riêng và giáo dục mơn Lịch Sử nói
chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Tôi tập trung vào thực trạng giáo dục Giá trị
sống trong mơn Lịch sử ở trường THPT, từ đó đề xuất những nội dung và phương
pháp giáo dục giá trị sống trong môn Lịch Sử lớp 10 THPT ban cơ bản.
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về việc dạy và học giá trị sống
trong giáo viên và học sinh qua mơn Lịch sử. Q trình khảo sát thực trạng và thực
nghiệm đề tài được thực hiện ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin
- Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động
- Phương pháp so sánh trước và sau khi tác động vào giá trị sống của học
sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, tranh ảnh…
6. Kế hoạch nghiên cứu
Bảng tiến độ thực hiện công việc:
ST
T
1

2


3

Thời gian

Nội dung công việc

Sản phẩm

25/9/2020 đến - Chọn đề tài,đăng ký với tổ - Ý tưởng SKKN .
25/10/2020
25/10/2020
đến
25/11/2020

25/11/2020
đến
25/12/2020

- Đọc tài liệu
- Khảo sát thực trạng

- Tập hợp tài liệu viết phần
cơ sở lý luận

- Tổng hợp số liệu

- Xử lý số liệu khảo sát

Trao đổi, học hỏi kinh - Đề cương SKKN.
nghiệm qua đồng nghiệp,

đề xuất biện pháp
- Triển khai thực tiễn qua
- Áp dụng thử nghiệm
các hoạt động giáo dục.

4

25/12/2020
Viết Sáng kiến kinh nghiệm - Bản nháp Sáng kiến kinh
đến 25/2/2021
nghiệm

5

25/2/2021 đến Hoàn thiện Sáng kiến kinh - Bản Sáng kiến kinh
13/3/2021
nghiệm
nghiệm chính thức
2


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm Giá trị sống
Giá trị sống ( sau đây viết tắt là GTS) là những điều mà con người ta cho là
quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người, khiến mỗi
người mong muốn lĩnh hội, thể hiện ra để cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn
và góp phần cải thiện cuộc sống chung.
GTS trở thành động lực giúp người ta nỗ lực phấn đấu đạt được nó. Như

vậy, GTS chủ yếu hướng vào giá trị tinh thần, không đề cập đến giá trị vật chất,
tiền bạc, sức khỏe.
Giáo dục GTS cho HS là quá trình giúp HS tiếp thu, lĩnh hội những giá trị
phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trung của bản thân mỗi HS, giúp
các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân
và đáp ứng mong đợi của cộng đồng, xã hội.
1.1.2. Các giá trị sống tiêu biểu
Hiện nay, trong giáo dục giá trị sống người ta hay nhắc tới Giá trị mang tính
tồn cầu và giá trị sống truyền thống của mỗi dân tộc
- Về giá trị toàn cầu:
Năm 1995, để nghiên cứu xem những giá trị phổ quát là những giá trị nào,
một dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai trên trên hơn 100 nước, và đã
đưa ra 12 giá trị sau: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm
nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hoà bình, đồn kết, trung thực.
Những giá trị này đã được tập hợp và mô phỏng thành khái niệm “ Cây giá
trị” . Cây giá trị gửi đến thông điệp rằng: “Gốc rễ sinh hoa trái. Muốn thay đổi hoa
trái phải thay đổi từ gốc. Giá trị sống chính là gốc rễ cần vun bồi mỗi ngày”.
- Về giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:

Riêng những giá trị sống của người Việt Nam, những nghiên cứu về xã
hội, văn hóa và con người Việt Nam, chúng ta ghi nhận từ các cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu:
Trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương xuất bản năm 1938 của Học giả
Đào Duy Anh nhấn mạnh đến các đức tính nơi người Việt bao gồm: Trí (vì
ham hoc, thơng minh.), cần, nghĩa (hy sinh vì đại nghĩa), lễ (trọng lễ giáo),
dũng (biết nhẫn nhục).
3


Học giả Nguyễn Văn Huyên trong Văn Minh Việt Nam nhấn mạnh đến

các tính cách nơi người Việt bao gồm: Trí (bắt chước và óc thực tế), cần,
nhẫn nại (một phần của đức dũng).
Giáo sư Trần Văn Giàu trong Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam đã khái quát những phẩm chất tinh thần truyền thống tốt đẹp của
người Việt thành bảy giá trị tinh thần cốt lõi: “Yêu nước, Cần cù, Anh hùng,
Sáng tạo, Lạc quan, Thương người, Vì nghĩa” . nhấn mạnh đến tính cách
người Việt là Trung tín (u nước), anh hùng (phải có sự dũng cảm), trí (sáng
tạo), nhân (thương người) và nghĩa tinh.
Trong Tìm hiểu tính cách dân tộc, Giáo sư Nguyễn Hồng Phong nhấn
mạnh đến các đức tính nơi người Việt Nam: lễ (trọng đạo đức), cần, kiệm, trí
(óc thực tiễn) dũng cảm và trung tín (yêu nước bất khuất), nhân ái...
Giáo sư Trần Đình Hượu trong nghiên cứu Về vấn đề tìm đặc sắc văn
hóa dân tộc , nhấn mạnh đến dũng, trí và một phần của nhân, của nghĩa (khi
biết dung hòa, hòa nhập).
Giáo sư Phan Ngọc trong Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới chỉ
ra một số đặc trưng nổi trội của người Việt là trí, cần, tín, liêm, chính, nghĩa,
nhân, lễ.
Như vậy, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, có thể nói dân tộc
ta đã xây dựng nên những giá trị truyền thống quý báu. Đó là:
+ Giá trị truyền thống yêu nước.
+ Giá trị truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Giá trị truyền thống đoàn kết.
+ Giá trị truyền thống nhân nghĩa.
+ Giá trị truyền thống cần cù trong lao động.
+ Giá trị truyền thống hiếu học.
+ Giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo.
+ Giá trị truyền thống hiếu thảo.
Những giá trị truyền thống được vun đắp qua nhiều thế hệ, trở thành nền
tảng vững chắc để dân tộc chúng ta trường tồn, vượt qua bao nhiêu thử thách ngặt
nghèo của lịch sử, vươn lên để có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày hôm

nay. Việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị sống truyền thống của dân tộc là sự
nuôi dưỡng, tiếp nối và phát triển mạch nguồn văn hóa của dân tộc, là điểm tựa cho
đất nước phát triển vững bền.
1.1.3. Các giá giá trị sống tiêu biểu được hình thành trong môn Lịch Sử.
4


Lịch Sử từ xưa tới nay luôn được xem là một mơn học rất quan trọng trong
việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Trên thế giới, chưa
thấy quốc gia nào phát triển mà trong nội dung giáo dục khơng coi trọng mơn Lịch
Sử.
Có được vị thế đó là bởi vì thơng qua mơn học này, các giá trị sống được
truyền tải một cách mãnh liệt, rõ ràng.
Ở cấp phổ thông, thông qua môn Lịch Sử, các giá trị mang tính tồn cầu và
giá trị truyền thống của dân tộc đều được hình thành.
Bên cạnh đó, riêng mơn Lịch Sử bản thân nó cũng góp phần hình thành nên
những giá trị sống rất khác biệt, có tính đặc thù. Đó là:
+ Giá trị sống tự hào, tự tôn dân tộc.
+ Giá trị sống đấu tranh.
Những giá trị đặc thù đó đã tạo nên những cuốn SGK riêng cho mỗi quốc gia,
dân tộc. Thậm chí, nó còn trở thành niềm tự hào của mỗi quốc gia.
1.1.4. Phương pháp giáo dục GTS cho học sinh THPT
Làm thế nào để dạy về các giá trị? Làm thế nào để khuyến khích HS
khám phá, tìm hiểu và phát triển các giá trị cũng như những kĩ năng sống, thái
độ sống, nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình? Và làm thế
nào để HS biết mình có thể tạo nên sự khác biệt trên thế giới này và cảm thấy
bản thân có đủ khả năng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn? Những câu hỏi đó
chứng tỏ rằng giáo dục GTS cần trải qua một q trình vừa mang tính khoa
học, vừa mang tính nghệ thuật cao. Chương trình giáo dục Giá trị sống
(LVEP) của UNESCO đã đưa ra khung lí thuyết phương pháp giáo dục GTS

như sau:
- Bước một, xây dựng bầu khơng khí dựa trên nền tảng các giá trị để tất
cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có giá trị, được
tơn trọng và an tồn.
- Bước hai, thấu hiểu các yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị. Mỗi hoạt
động GTS bắt đầu với ba yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị bao gồm: tiếp nhận
thông tin, suy ngẫm, và khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống. Cụ thể là :
+ Tiếp nhận thông tin: Đây là cách dạy về giá trị theo kiểu truyền thống.
Sách vở, kể chuyện, các nguồn thơng tin có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong
việc khám phá các giá trị.
+ Suy ngẫm: Các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm đòi hỏi học viên
phải đưa ra những ý tưởng của riêng mình.
5


+ Khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống: Giáo viên cần nắm vững
rằng HS là lứa tuổi rất ham tìm tịi, hiểu biết những gì đang diễn ra quanh
mình, vì thế hãy tìm những lĩnh vực mà HS quan tâm, như AIDS, nghèo đói,
bạo lực, ma túy, tham nhũng, tình trạng ơ nhiễm tại địa phương… Những lĩnh
vực này sẽ gợi mở chủ đề thảo luận rất thực tế, thiết thực về tác động của giá
trị và phản giá trị, cũng như hành động của chúng ta tạo nên sự khác biệt như
thế nào.
- Bước ba, tổ chức thảo luận: Việc tạo một không gian thảo luận cởi mở,
tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết. Một không gian như vậy
giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm
giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm
được sự đồng cảm hơn. Thảo luận trong một mơi trường mang tính hỗ trợ có
thể giúp hàn gắn, chữa lành tổn thương rất hiệu quả.
Q trình thảo luận cịn có thể giúp cho điều tiêu cực được chấp nhận và
từ đó tạo bầu khơng khí cởi mở để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tiêu

cực này. Khi tất cả được thực hiện với sự tôn trọng chân thành, HS sẽ dần được
tháo bỏ được hàng rào phòng thủ và khơng cịn biện minh cho tính tiêu cực
của mình. Một khi những giá trị tích cực được khám phá, các em sẽ cảm thấy
bản thân mình có giá trị, dần dần thấy tự do và có ý chí mạnh mẽ để hành động
khác đi.
- Bước bốn, khám phá các ý tưởng: Tiếp theo sau các cuộc thảo luận là
hoạt động tự suy ngẫm hoặc lên kế hoạch cho nhóm về những hoạt động nghệ
thuật, viết nhật kí, hoặc kịch… Những cuộc thảo luận khác sẽ giúp hình thành
bản đồ tư duy các giá trị và phản giá trị để xem xét tác động của giá trị và phản
giá trị đối với bản thân, mối quan hệ và xã hội. Các hoạt động giá trị có thể
khơi dậy niềm thích thú thật sự ở người học, cổ vũ cho quá trình học thật và
thúc đẩy chuyển hóa động cơ thành hành động cụ thể. Bước này giúp giáo viên
hiểu và hỗ trợ HS.
- Bước năm, đưa các giá trị vào cuộc sống: Thầy cô giáo hướng dẫn HS
ứng dụng các hành vi dựa trên nền tảng giá trị với gia đình, xã hội, mơi trường.
Chính những việc cảm thấy bản thân có khả năng tạo nên sự khác biệt sẽ xây
dựng lòng tự tin và cam kết sống với các giá trị.
Dựa trên khung lí thuyết này giáo viên mơn Lịch sử có thể áp dụng một
cách linh hoạt và sáng tạo phù hợp với đối tượng giáo dục, môi trường giáo
dục của lớp mình, trường mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Thực trạng học tập nội dung giá trị sống của học sinh THPT
6


Để có cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu của mình, tơi đã tiến hành khảo
sát thực trạng giáo dục GTS trong các trường THPT trên địa bàn. Cụ thể, chúng tôi
đã phát phiếu điều tra cho HS ở nhiều lớp khác nhau của các trường trên địa bàn để
các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc
giáo dục GTS qua học tập môn Lịch sử.

- Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh
Họ và tên học sinh............................................................................................
Lớp..................................................................................................................
Trường............................................................................................................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có
câu trả lời phù hợp với em.
Nội dung



Khơng/
chưa

Em có thường xuyên được thầy cô môn Lịch sử giáo dục các
Giá trị sống (GTS) thông qua các hoạt động giáo dục của
mơn Lịch sử khơng?
Em có mong muốn được học các GTS từ những hoạt động
giáo dục thông qua môn Lịch sử hay không?
- Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát
TT

Năm
học

Trường

Đã
được

học

Chưa
từng
được
học


mong
muốn

Khơn
g
mong
muốn

1

2019
-2020

THPT Thanh Chương 3
(10B;10C;10D2;10D3)

20/160
12.5%

140/160
87.5%


150/16
0
93.8%

10/160
6.2%

2

2019
-2020

THPT Cát Ngạn
(10A;10B;10C;10D)

20/120
16.7%

100/120
83.3%

110/120 10/120
91.6%
8.4%

3

2019
-2020


THPT Nguyễn Sỹ Sách
(10C1;10C2;10C4;10C5)

6/180
3.3%

174/180
96.7%

175/18
0
97.2%

5/180
2.8%

4

2019

THPT Thanh Chương 1

7/160

153/160

160/16

0/160
7



-2020

(10D1;10A2;10A4;10A5
)

4.4%

95.6%

0
100%

0%

- Kết quả khảo sát trên cho thấy:
+ HS ở các trường trên địa bàn chủ yếu không được học một cách thường
xuyên, bài bản, có hệ thống các GTS thông qua các hoạt động giáo dục của môn
Lịch sử. Có chăng, HS chủ yếu được học thơng qua một số chương trình ngoại
khóa, ngồi giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể do nhà trường tổ chức. Nhà trường không
xây dựng nội dung chương trình giáo dục GTS đưa vào dạy dọc chính khóa, trong
khi việc lồng ghép vào các mơn học nhìn chung cịn rất hạn chế.
+ Phần lớn HS các trường đều mong muốn sẽ đưa nội dung giáo dục GTS
vào trong các hoạt động giáo dục của mơn học.
Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài “ Xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị sống
cho học sinh thông qua dạy học môn Lịch sử 10 THPT ban cơ bản”
1.2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống của giáo viên THPT.
Từ thực trạng trong học tập GTS của HS, tôi tiếp tục khảo sát để tìm hiểu

thực trạng của giáo viên trong việc giáo dục GTS cho HS qua môn Lịch sử bằng
phiếu điều tra khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn.
- Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục GTS của giáo viên
- Họ và tên giáo viên…………………………………………………………………
Giảng
môn………………………………………………………………………

dạy

- Trường….........................................................................................................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng
có câu trả lời phù hợp với thầy /cơ.

Nội dung

Thườn
g
xun

Khơng
thườn
g
xun

Hài
lịng

Chưa
hài

lịng

Thầy/cơ có thường xun tổ chức giáo dục
GTS cho HS thơng qua mơn học mình
giảng dạy khơng?
8


Thầy/ cơ đã thực sự hài lịng với GTS của
HS THPT hiện nay chưa?
- Kết quả thu được như sau:
TT

1

2

3

4

Năm học

2019
-2020
2019
-2020
2019
-2020
20192020


Trường
THPT
THPT Thanh
Chương 3
( 5 giáo viên)
THPT Cát
Ngạn
( 3 giáo viên)
THPT Nguyễn
Sỹ Sách
(4 giáo viên)
THPT Thanh
Chương 1
(4 giáo viên)

Thường
xuyên

Nội dung khảo sát
Hiệu quả giáo dục
Khơng
thường
Chưa hài
Hài lịng
xun
lịng

0/5
(0%)


5/5
( 100%)

1/5
(20%)

4/5
(80%)

0/3
(0%)

3/3
(100%)

0/3
(0%)

¼
(25%)

3/4
(75%)

1/4
(25%)

3/4
(75%)


¼
(25%)

3/4
(75%)

0/4
(0%)

4/4
(100%)

3/3
(100%)

Từ kết quả khảo trên đây, tôi nhận thấy: Phần lớn GV môn Lịch sử chưa
đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc giáo dục GTS cho HS. Họ còn nặng ở hoạt
động truyền tải kiến thức, kỹ năng. Hoặc cũng có những giáo viên tâm huyết hơn
họ có giáo dục GTS cho HS, nhưng thực hiện không thường xuyên và bài bản. Đặc
biệt phần lớn GV thì cịn lúng túng trong việc xác định nội dung và phương pháp
để lồng ghép giáo dục GTS cho HS thơng qua mơn Lịch sử.
Cũng chính vì thế mà phần lớn chưa hài lịng với hiệu quả giáo dục nội dung
này cho HS.
1.2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo
Để có được kết luận thuyết phục về thực trạng tài liệu tham khảo, tôi đã tiến
hành khảo sát các tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu tham khảo thứ nhất: Đó là cuốn Giáo dục giá trị sống và kĩ năng
sống cho học sinh THPT – PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm 2010 (Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ

Giáo dục và Đào tạo). Tài liệu này chỉ cung cấp lí thuyết mang tính phương pháp
luận về giáo dục GTS cho HS chứ không đi sâu vào hướng dẫn và minh họa cụ thể
9


cho giáo viên, nhất là giáo viên môn Lịch sử. Tài liệu cũng khơng đưa ra các mơ
hình tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho HS dưới những dạng thức khác nhau.
2. Tài liệu tham khảo thứ hai: Đó là cuốn Những giá trị sống cho tuổi trẻ Living Values Education (Đỗ Ngọc Khanh biên dịch- Nhà xuất bản tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh – Năm 2017). Đây là tài liệu cung cấp những bài học lí thuyết và
thực hành về 12 GTS phổ quát theo chuẩn quốc tế. Cuốn sách chính là nền tảng để
GV hiểu được nội hàm, bản chất của các GTS từ đó vận dụng vào việc giảng dạy
vào môi trường giáo dục của mình.
3. Tài liệu tham khảo thứ ba: Đó là các bài báo trên các tạp chí, báo in và
báo mạng viết về hoạt động giáo dục GTS của các trường phổ thơng. Nguồn tài
liệu thứ ba rất phong phú, đó là những bài báo đưa tin về việc giáo dục GTS ở các
trường phổ thông hiện nay. Những tài liệu này cung cấp những cách nhìn, đánh giá
về thực trạng giáo dục GTS của các nhà trường, của giáo viên hiện nay. Tuy nhiên
giải pháp mang tính đồng bộ, khoa học, hiệu quả thì giáo viên khó tìm được qua
đó.
Như vậy, qua việc phân tích trên tơi nhận thấy rằng khơng có một nguồn tài
liệu nào đi sâu nghiên cứu một cách bài bản, tồn diện về vai trị, thực trạng,
phương pháp tổ chức các hoạt động GTS cho HS qua môn Lịch sử. Cho nên, việc
nghiên cứu và áp dụng đề tài của tôi hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho GV mơn Lịch sử nói riêng và GV các bộ mơn khác nói chung trong
công tác giáo dục vô cùng quan trọng và cấp thiết này.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đề xuất những
nội dung và phương pháp giáo dục GTS cho HS thông qua môn Lịch sử 10 ban cơ
bản một cách hiệu quả, thiết thực. Cách tiếp cận dạy học Lịch sử mới mẻ này sẽ
góp phần khắc phục thực trạng giáo dục GTS còn nhiều bất cập và hạn chế ở các
trường THPT trên địa bàn, góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp điều

kiện lịch sử, văn hóa và xã hội của địa phương cũng như bắt nhịp được với yêu
cầu, xu thế giáo dục hiện đại.
II. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ
SỐNG THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 10 THPT BAN CƠ BẢN.
2.1. Xác định những nội dung quan trọng nhằm giáo dục giá trị sống cho học
sinh thông qua dạy học môn Lịch Sử 10 THPT.
Từ thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy việc xác định nội dung để giáo dục GTS
cho HS qua môn Lịch sử được định hướng theo những cách thức sau:
- Nội dung được xác định để giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các bài
có thể là một mục, một nội dung hoặc một đơn vị kiến thức hàm chứa Giá trị sống.
- Giáo viên tùy vào đặc điểm mỗi bài để lồng ghép nội dung giáo dục GTS
vào cho linh hoạt, phù hợp.
10


- Để phục vụ cho việc giáo dục một GTS cụ thể thì GV cần huy động thêm
các nguồn kiến thức khác ở trong các bài khác trong môn học, rồi tích hợp các kiến
thức ở các mơn học khác như: Văn học, mỹ thuật, âm nhạc, địa lý… để tạo biểu
tượng về GTS mình cần truyền tải.
Dưới đây, căn cứ vào nội dung chương trình Lịch sử 10 THPT ban cơ bản,
tôi xác định những nội dung quan trọng nhằm giáo dục GTS cho HS qua bảng
thống kê sau:
Bảng thống kê:
Tên bài

Bài 3: Các
quốc gia cổ
đại phương
Đông


PHẦN LSTG NGUYÊN THỦY- CỔ- TRUNG ĐẠI.
Giáo dục các: Giá trị toàn cầu;
Nội dung kiến thức
Giá trị truyền thống dân tộc; Giá
trị đặc thù môn Lịch sử.
- Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục 1: Điều kiện tự nhiên
-Giáo dục giá trị đoàn kết.
và sự phát triển kinh tế
+ Đánh giá: Nhờ đoàn kết, cư dân
“Họ đã biết trồng mỗi năm phương Đông đã khắc phục được
2 vụ lúa. Nhưng để đạt
khó khăn mà thiên nhiên tạo ra. Để
được điều đó, trước tiên
họ sinh sống và xây dựng được nền
người dân ở đây phải phải
văn minh của mình ven các dịng
lo xây dựng hệ thống thủy
sông lớn.
lợi, đắp đê ngăn lũ, đào
+ Bài học giá trị: Trong lao động
kênh máng dẫn nước…
sản xuất và trong các mối quan hệ
Công việc trị thủy khiến
xã hội, trong các tổ chức, đoàn thể
mọi người liên kết, gắn bó
cần đề cao tinh thần đồn kết và
với nhau trong các tổ chức
xây dựng khối đồn kết.
cơng xã”.

- Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục 5. Văn hóa cổ đại
phương Đơng
Qua việc tạo ra các giá trị
văn hóa như: Lịch và thiên
văn; chữ viết; toán học và
kiến trúc.

- Giáo dục giá trị sáng tạo.
+ Đánh giá: Qua lao động sản xuất
và sự sáng tạo của mình, cư dân
phương Đơng đã cống hiến cho văn
hóa nhân loại những giá trị vật
chất, tinh thần vô giá, làm nền tảng
cho văn minh nhân loại.
+ Bài học giá trị: Trong học tập, lao
động, trong cuộc sống luôn chú
trọng sự sáng tạo để nâng cao chất
lượng học tập và lao động.

- Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục 1: Thiên nhiên và đời
sống con người.
+ Thuận lợi: Cảnh sông,

-Giáo dục giá trị sáng tạo.
+ Đánh giá: Thiên nhiên phương
Tây nhìn chung khắc nghiệt, nhưng
nhờ vào sự sáng tạo, tìm tịi cư dân
11



Bài 4: Các
quốc gia cổ
đại phương
Tây

Chương VI:
Tây Âu thời
Trung đại

núi, biển đẹp đẽ mn màu.
Khí hậu ấm áp, trong lành.
+Khó khăn: Phần lớn lãnh
thổ là đồi núi và cao
nguyên. Đất canh tác ít lại
khơng màu mỡ lắm, chủ
yếu là đất ven đồi khô và
rắn.

phương Tây đã xây dựng được một
nền kinh tế Công- thương nghiệp
phát triển phồn thịnh, tạo nền tảng
cho một nền văn minh Hi-La rực
rỡ.
+ Bài học giá trị: Trong mọi hồn
cảnh, dù khó khăn thử thách đến
đâu chúng ta cần phát huy trí sáng
tạo để vượt qua hồn cảnh, vươn
lên. Khơng được nản chí, bỏ cuộc

trước những thử thách, khó khăn.

-Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục 2: Thị quốc Địa Trung
Hải:
“Nơ lệ bị bóc lột, khinh rẻ
nên thường phản kháng chủ
nơ. Ở Hi Lạp, hình thức
phản kháng chủ yếu là trễ
nải trong lao động và bỏ
trốn, nhất là khi có chiến
tranh. Ở Rơ Ma thì họ nổi
dậy chống khởi nghĩa
chống đối thực sự”
- Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục 1: Những cuộc phát
kiến địa lý.
Nguyên nhân (Sản xuất
phát triển dẫn đến đòi hỏi
về nguyên liệu, thị trường;
con đường buôn bán ĐôngTây bị cô lập); điều kiện
( khoa học kỹ thuật có bước
phát triển vượt bậc)các cuộc
phát kiến địa lý. Dẫn đến
các cuộc phát kiến địa lý
lớn của Đi a Xơ; Cô lôm
bô; Vac cô đơ Ga ma; Ma
gien lăng.

- Giáo dục giá trị đấu tranh:

+ Đánh giá: Chính việc đấu tranh
của nơ lệ chống lại chủ nơ đã làm
suy yếu, dẫn tới sụp đổ chế độ
chiếm nô tàn bạo ở đế quốc Rô Ma
sau này.
+ Bài học giá trị: Đấu tranh chống
lại cái bất công, xấu xa để địi cơng
bằng, dân chủ thực sự cho quần
chúng.
- Giáo dục giá trị sáng tạo:
+ Đánh giá: Chính hành động sáng
tạo, dũng cảm của các nhà phát
kiến địa lý đã mở ra một trang sử
mới cho lịch sử phát triển của lồi
người.
+ Bài học giá trị: Ln tìm tịi, sáng
tạo trong cuộc sống để vươn lên,
phát triển.

- Giáo dục giá trị đấu tranh:
+ Đánh giá: Chính hành động đấu
tranh của giai cấp tư sản chống lại
giáo lý Ki tô mang nặng tư tưởng
- Đơn vị kiến thức sử dụng: lỗi thời của xã hội phong kiến đã
Mục 3: Phong trào Văn hóa mở đường cho Văn hóa châu Âu
phát triển, làm tiền đề cho các cuộc
Phục hưmg
12



cách mạng chính trị sau này.
+ Bài học giá trị: Phải đấu tranh
chống lại tư tưởng lỗi thời, lạc hậu,
kìm hãm sự phát triển để thúc đẩy
bản thân và xã hội phát triển đi lên.
PHẦN LSVN TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX

Bài 14: Các
quốc gia cổ
đại trên đất
nước Việt
Nam

- Đơn vị kiến thức sử dụng:
Mục1. Quốc gia Văn Lang Âu Lạc.
Chi tiết kiến thức: “ Sự
chuyển biến về kinh tế-xã
hội địi hỏi phải có các hoạt
động trị thủy- thủy lợi để
phục vụ nông nghiệp. Cùng
thời gian này, yêu cầu
chống giặc ngoại xâm cũng
được đặt ra. Những điều đó
đã dẫn đến sự ra đời sớm
của nhà nước Văn Lang-Âu
Lạc”.

- Giáo dục giá trị truyền thống
đồn kết:
+ Đánh giá: Chính hoạt động trị

thủy, thủy lợi và chống giặc ngoại
xâm đã địi hỏi cư dân Việt cổ phải
đồn kết với nhau, từ đó hình thành
sớm quốc gia dân tộc Việt.
Lấy truyền thuyết : Thánh Gióng và
Sơn Tinh-Thủy Tinh để mơ phỏng.
+ Bài học giá trị: Đoàn kết là một
truyền thống quý báu, có từ lúc mở
nước của dân tộc. Nhờ đồn kết đã
giúp dân tộc Việt sinh tồn và phát
triển. Ngày nay, trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta phải
giữ gìn và phát huy giá trị đó.

- Giáo dục giá trị truyền thống yêu
nước:
+ Đánh giá: Những giá trị văn hóa
-Đơn vị kiến thức sử dụng:
sơ khai đó đã đặt nền tảng xây
dựng nên nền văn hóa truyền thống
Chi tiết kiến thức: “ Đời
của dân tộc ta.
sống vật chất và tinh thần
+ Bài học giá trị: Yêu nước gắn liền
của cư dân Văn Lang-Âu
với việc biết, hiểu, chung tay giữ
Lạc”.
gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống mà cha ông ta đã
cố công tạo dựng.

Bài 15&16: -Đơn vị kiến thức sử dụng:
Thời Bắc
Mục I. 2: Những chuyển
-Giáo dục giá trị sống trách nhiệm:
thuộc và cuộc biến về kinh tế, văn hóa và + Đánh giá: Suốt thời Bắc thuộc,
đấu tranh
xã hội.
trước chính sách thâm độc “đồng
giành độc lập Chi tiết kiến thức: “ Thời
hóa văn hóa” của phong kiến
dân tộc ( Từ Bắc thuộc , nhân dân ta biết phương Bắc thì cha ơng ta vẫn bền
tk II TCN đến tiếp nhận và “Việt hóa”
bỉ, kiên cường, sáng tạo để đấu
đầu tk X)
những yếu tố tích cực của
tranh chống đồng hóa. Để rồi
nền văn hóa Trung Hoa thời khơng những giữ gìn mà cịn biết
13


Hán, Đường như ngôn ngữ,
văn tự.
Nhân dân ta không bị đồng
hóa. Tiếng Việt vẫn được
bảo tồn. Các phong tục tập
quán như ăn trầu, nhuộm
răng đen, tôn trọng phụ nữ
vẫn được duy trì”.

cách tiếp nhận có chọn lọc để làm

phong phú thêm văn hóa Việt Namđể lại di sản văn hóa cho con cháu
đời sau.
+ Bài học giá trị: Thế hệ trẻ ngày
nay trước xu thế hội nhập, tồn cầu
hóa cần có trách nhiệm giữ gìn,
phát huy nền văn hóa dân tộc, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa nhân loại để làm giàu thêm
cho văn hóa dân tộc ta.

-Đơn vị kiến thức sử dụng:
+ Cả mục II. Cuộc đấu
tranh giành độc lập ( tk Iđầu tk X).

- Giáo dục giá trị truyền thống yêu
nước; truyền thống bất khuất
chống giặc ngoại xâm; truyền
thống đoàn kết.
+ Đánh giá: Cuộc đấu tranh kiên
cường, bất khuất chống giặc ngoại
xâm của cha ông ta thời Bắc thuộc
là biểu hiện sáng ngời của truyền
thống yêu nước, truyền thống đoàn
kết, truyền thống bất khuất chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Bài học giá trị: Yêu nước,vhống
giặc ngoại xâm và đoàn kết là
những truyền thống quý báu nhất
của dân tộc được ông cha ta đắp
xây. Trong thời đại ngày nay, trong

hoàn cảnh lịch sử mới thế hệ trẻ
cần nhận thức, bảo tồn, phát huy
những giá trị đó lên một tầm cao
mới.
Bài 17:
- Chi tiết kiến thức sử dụng: -Giáo dục giá trị tự hào, tự tơn dân
Q trình
+ Hành động xưng vương,
tộc:
hình thành và xưng đế, lập triều đại mới:
+ Đánh giá:
phát triển của Ngô Quyền xưng vương lập Các triều đại phong kiến độc lập ở
nhà nước
ra nhà Ngô; Đinh Bộ Lĩnh
thế kỷ X-XV đã ý thức rõ về tầm
phong kiến
xưng Hoàng đế…
quan trọng của việc xây dựng một
( Từ tk X- tk + Đặt quốc hiệu đất nước:
nhà nước độc lập sau khi trải qua
XV)
Đại Cồ Việt; Đại Việt.
thời Bắc thuộc.
+ Hành động xây dựng,
Những việc làm như xưng vương,
hoàn chỉnh nhà nước độc
xưng đế, đặt quốc hiệu đất nước thể
lập từ sau thế kỷ X:
hiện rõ lòng tự hào và tinh thần tự
+ Dẫn tác phẩm “ Nam

tôn dân tộc.
14


Quốc Sơn Hà ” của Lý
Thường Kiệt.
+ Dẫn 2 câu trong Bình
Ngơ Đại Cáo của Nguyễn
Trãi:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống,
Nguyên mỗi bên hùng cứ
một phương”
- Kiến thức sử dụng:
Mục II.3. Hoạt động đối
ngoại.
“Đối với các triều đại pk
phương Bắc … Khi bị xâm
lược, nhà nước và nhân dân
ta sẵn sàng chiến đấu đến
cùng để bảo vệ Tổ quốc…
nhưng khi chiến tranh kết
thúc, quan hệ hòa hiếu lại
được thiết lập trên tinh thần
“mỗi bên làm chủ một
phương””

+ Bài học giá trị: Thế hệ trẻ ngày
nay là con dân nước Việt cần phải

phát huy lịng tự hào, tự tơn dân tộc
để ni dưỡng khát vọng vươn lên,
đưa dân tộc ta sánh vai với bạn bè
năm châu.

- Giáo dục giá trị hịa bình:
+ Đánh giá: Các triều đại phong
kiến Đại Việt giai đoạn này đã thực
hiện chính sách đối ngoại rất linh
hoạt, vừa cứng rắn- vừa mềm dẻo.
Ln tìm mọi cách để bảo vệ hịa
bình, hạn chế cảnh binh đao. Đó là
bởi các triều đại ý thức rõ giá trị
của hịa bình, chỉ có hịa bình thực
sự mới đem lại hạnh phúc cho nhân
dân, phát triển cho đất nước.
+ Bài học giá trị: Phải ln biết
vun đắp, xây dựng mối quan hệ hịa
bình giữa các dân tộc, đẩy lùi xung
đột, chiến tranh để đất nước được
ổn định, phát triển, nhân dân được
hạnh phúc, ấm no.
Bài 18: Công - Chi tiết kiến thức sử dụng: - Giáo dục giá trị hợp tác, cần cù
cuộc xây dựng Mục 1. Mở rộng, phát triển trong lao động:
và phát triển nông nghiệp.
+ Đánh giá: Nhờ việc nhà nước và
kinh tế ở thế Nhà nước và nhân dân đều nhân dân đều chung tay chăm lo
kỷ X-XV.
chung tay chăm lo cho nơng cho nơng nghiệp, vì thế giai đoạn
nghiệp phát triển:

này mùa màng tốt tươi, nhân dân
+Nhân dân: “Sau khi giành no đủ, đất nước ổn định, cường
độc lập, nhân dân cả nước, thịnh.
từ miền xuôi đến miền
+ Bài học giá trị: Thời nào cũng
ngược phấn khởi, ra sức
vậy, khi nhà nước chăm lo đến sự
khai phá đất hoang, mở
phát triển, nhân dân hăng say lao
rộng ruộng đồng”
động sản xuất, nhà nước và nhân
+ Nhà nước: “ Làm lễ tịch
dân cùng nhìn về một hướng thì
điền”; chỉ đạo đắp đê; đặt
đất nước sẽ phát triển, đời sống
phép quân điền; bảo vệ sức nhân dân sẽ ổn định và hạnh phúc.
kéo…
Vì thế, những cơng dân Việt Nam
thời đại mới phải ln ý thức xây
dựng khối đồn kết, hợp tác và cần
15


cù trong lao động sản xuất.
- Kiến thức sử dụng để :
-Giáo dục giá trị truyền thống yêu
+ Giáo dục truyền thống
nước, đoàn kết.
yêu nước
+ Đánh giá: Thế kỷ X-XV là giai

> Bài “ Nam Quốc Sơn Hà” đoạn mà truyền thống yêu nước và
của Lý Thường Kiệt.
đoàn kết của dân tộc được tơi rèn
> Đoạn trích “ Hịch tướng
và rực sáng bậc nhất trong lịch sử.
sỹ” của Trần Quốc Tuấn.
> Câu nói của Trần Bình
Trọng; câu chuyện về thanh + Bài học giá trị:
niên Trần Quốc Toản.
Tấm gương về lịng u nước và
+ Giáo dục truyền thống
tinh thần đồn kết dân tộc giai đoạn
đoàn kết:
này sẽ mãi lưu truyền trong lịch sử.
> Qua Hội nghị Diên Hồng. Trở thành tài sản quý báu của dân
tộc và là điểm tựa vững chắc cho
thế hệ trẻ noi theo.
Bài 19:
Những cuộc
kháng chiến
chống ngoại
xâm ở thế kỷ
X-XV.

-Kiến thức sử dụng để:
Giáo dục giá trị khoan
dung, nhân nghĩa.
+ Đơn vị kiến thức ở Khởi
nghĩa Lam Sơn: “ Khi giặc
rơi vào thế cùng quẫn,

nghĩa quân đã thể đức hiếu
sinh, cấp ngựa, thuyền cho
chúng rút về nước”
+ Dẫn câu thơ:
“ Đem đại nghĩa để thắng
hung tàn. Lấy chí nhân thay
cường bạo” ( Bình Ngơ Đại
Cáo).

- Kiến thức sử dụng:
+ Mục II.1. Giáo dục
+ Bia Tiến sĩ trong Văn
Miếu ( Hà Nội).
+ Câu nói của Thân Nhân
Bài 20: Xây
Trung: “ Hiền tài là ngun
dựng văn hóa
khí quốc gia…”
dân tộc ở thế
kỷ X-XV.

- Giáo dục giá trị khoan dung,
truyền thống nhân nghĩa.
+ Đánh giá: Dân tộc ta có truyền
thống khoan dung, ứng xử nhân
nghĩa. Lấy cái khoan dung, đại
nghĩa để thu phục cái độc ác, tàn
bạo. Đó là giá trị quý báu, vượt lên
cái tầm thường, hèn hạ.
+ Bài học giá trị: Thế hệ hôm nay

chúng ta tiếp thu và phát triển
những giá trị đáng q đó trong
cơng cuộc hội nhập và phát triển
đất nước. Nhất là trong ứng xử với
kẻ thù của dân tộc.
- Giáo dục giá trị truyền thống hiếu
học.
+ Đánh giá: Từ thời xưa, cha ông ta
đã coi trọng sự học và tôn việc học
tập lên vị trí hàng đầu. Nhờ giáo
dục đã đào tạo nên nhiều hiền tài
cho quốc gia, ra giúp đất nước
trong công dựng nước và giữ nước.
+ Bài học giá trị: Ngày nay, mỗi
người dân Việt Nam, nhất là giới
trẻ phải phát huy truyền thống hiếu
học, vươn lên để trở thành người có
ích cho xã hội.
16


Bài 21:
Những biến
đổi của nhà
nước phong
kiến ở thế kỷ
XVI-XVIII.

- Kiến thức sử dụng:
+ Cả bài 21.

+ Lược đồ đất nước chia cắt
làm Đàng Ngoài, Đàng
Trong.

- Kiến thức sử dụng:
+ Bài hiểu dụ của vua
Quang Trung:
Bài 23: Phong
“Đánh cho để dài tóc
trào Tây Sơn
Đánh cho để đen răng
và sự nghiệp
Đánh cho nó chích ln bất
thống nhất
phản
đất nước, bảo
Đánh cho nó phiến giáp bất
vệ tổ quốc
hoàn
cuối thế kỷ
Đánh cho sử tri nam quốc
XVIII.
anh hùng chi hữu chủ”

- Giáo dục giá trị đoàn kết.
+ Đánh giá: Chính những mâu
thuẫn nội bộ, chia bè kết phái, tranh
giành quyền lực giữa các thế lực
phong kiến đã dẫn đến chiến tranh
liên miên, đất nước chia cắt, nhân

dân ta rơi vào cảnh lầm than, đất
nước suy yếu khủng hoảng.
+ Bài học giá trị: Phải luôn luôn
giữ lấy khối đồn kết dân tộc, đó là
gốc rễ vững bền cho sự ổn định và
phát triển.
- Giáo dục giá trị truyền thống bất
khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Đánh giá: Bài hiểu dụ của vua
Quang Trung là lời hịch xuất trận,
khích lệ tinh thần bất khuất, xả thân
để giữ gìn độc lập dân tộc.
+ Bài học giá trị: Mỗi khi có giặc
ngoại xâm, truyền thống bất khuất
chống giặc ngoại xâm lại trỗi dậy
trong lịng mỗi người dân đất Việt.
Đó là truyền thống quý báu mà thế
hệ trẻ ngày nay cần vun đắp và phát
huy.

Trên đây là những xác định nội dung giáo dục GTS của bản thân tôi. Rất
mong các đồng nghiệp góp ý, tiếp tục phát triển, nhìn ở nhiều góc độ khác nhau để
bổ sung, tích hợp vào nội dung dạy học sao cho phong phú, đa dạng và thiết thực
hơn nữa. Từ đó, huy động kiến thức, tư liệu từ nhiều môn học, lĩnh vực để thiết kế
một nội dung giáo dục GTS có chất lượng, ý nghĩa.
2.2. Xác định những phương pháp nhằm giáo dục giá trị sống cho học sinh
thông qua dạy học môn Lịch Sử 10 THPT.
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong các bài học lịch sử
Gồm 2 vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất: Xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục

GTS
- Thứ hai: Thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS trong bài học
lịch sử.
Cụ thể như sau:
2.2.1 Xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục GTS
17


- Xác định mục tiêu bài học:
+ Giúp HS cảm nhận được nội dung sau: nội hàm của giá trị, những biểu
hiện của giá trị, ý nghĩa của giá trị, cách để sống có giá trị.
+ Từ đó giúp HS sinh rèn luyện và phát triển những phẩm chất, giá trị gì?
- Xác định phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị: các phương
pháp thường sử dụng như thuyết trình, vấn đáp, động não, trị chơi, hoạt động
nhóm, dạy học trực quan, đóng vai…
Ví dụ minh họa: Khi dạy bài học giá trị đồn kết, tơi xác định mục tiêu và
phương pháp giáo dục như sau:
- Mục tiêu: Giúp HS:
+ Đồn kết là thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau (Theo Từ
điển Tiếng Việt).
+ Đồn kết là sự hịa thuận, đóng góp của mỗi cá nhân và giữa các cá nhân
trong một nhóm, một tập thể vì một mục đích hay một cơng việc chung nào đó mà
khơng làm phương hại đến lợi ích của người khác. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự
chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng
góp của họ đối với tập thể.
+ Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hi vọng và
viễn cảnh tương lai. Khi một tập thể đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như dễ dàng
thực hiện. Đoàn kết tạo ra cho tất cả mọi người cảm giác được tôn trọng. Sự thiếu
tơn trọng dù là nhỏ có thể là lí do làm cho mất đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức
mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

+ Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, giúp mọi người hăng hái
trong khi thực hiện nhiệm vụ và tạo ra một bầu khơng khí thân thiện. Đoàn kết tạo
ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người, giúp mọi người
trở nên gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra niềm vui trong cuộc sống.
+ Đoàn kết tạo nên ý thức về bổn phận và tăng cường bản chất tốt đẹp của
mọi người.
+ Đoàn kết khác với bè phái. Bè phái là sự liên kết của một nhóm người có
mục đích khơng trong sáng, thiếu lành mạnh nhằm đối lập với những người khác.
+ Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đồn kết mới có dân
chủ. Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đồn kết càng trở nên có ý nghĩa
hơn bao giờ hết. Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng
hướng tới một sự phát triển bền vững.
- Về phương pháp giáo dục GTS:
18


Giáo dục GTS là một hoạt động nhằm phát hiện, bồi dưỡng và phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh. Vì thế, trong giáo dục GTS giáo viên nên sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được
thực hành, trải nghiệm các giá trị trong quá trình học tập.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nghĩ rằng chúng ta nên sử dụng các PPDH tích
cực có tính linh hoạt, tính mở để tạo hiệu quả giáo dục cao và phù hợp với
nhiều đối tượng HS khác nhau. Vì thế, các PPDH như: đóng vai, động não, trị
chơi, hoạt động nhóm, dạy học dự án, dạy học theo góc…nên được ưu tiên sử
dụng.
Trên cơ sở lý luận chung về phương pháp và kinh nghiệm của bản thân,
tôi đề xuất phương pháp thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS
dưới đây.
2.2.2 Phương pháp thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục GTS trong bài
học Lịch sử

b1) Hoạt động 1: Tạo bầu khơng khí giá trị
Bầu khơng khí chiếm 50% thành công của giờ học giá trị. Những cách để tạo
bầu khơng khí giá trị đó là:
- Cho cả lớp cùng nghe một bài hát. Các bài hát thường tạo ra một bầu
khơng khí đặc biệt mà ở đó mọi người có thể trải nghiệm về giá trị. Bởi vậy khi
dạy mỗi giá trị, giáo viên có thể chọn một bài hát có chủ đề phù hợp với việc giáo
dục giá trị đó, những bài hát mà giáo viên cảm thấy HS có thể hiểu, phù hợp với
lứa tuổi các em.
- Cho cả lớp bắt đầu bằng nhập cuôc bằng một hành động cụ thể dưới sự
hướng dẫn của người điều khiển.
Ví dụ 1: Khi dạy về giá trị đồn kết, giáo viên có thể:
+ Chọn bài hát về chủ đề đồn kết như Nối vịng tay lớn của nhạc sỹ Trịnh
Công Sơn để cho học sinh nghe .
+ Tiếp đến, hướng dẫn học sinh thể hiện một hành động đoàn kết như: sau
đây chúng ta hãy thể hiện một số hành động đoàn kết : Cả lớp nghe và cùng thực
hiện theo khẩu hiệu của thầy nhé.
Khẩu lệnh: “Cả lớp cùng giơ tay lên ”; “ Cả lớp cùng hơ to - “đồn kết”; “
Cả lớp đứng dậy, các bạn ngồi cùng bàn hãy cùng khoác tay nhau nào? ”…
Ví dụ 2: Khi dạy về giá trị truyền thống yêu nước giáo viên có thể :
+ Chọn bài Tổ quốc gọi tên mình của nhạc sỹ Thế Song hay bài Việt Nam ơi
do nhạc sỹ Bùi Quang Minh ( Minh Beta) sáng tác để các em cảm nhận về tinh
thần yêu nước lan tỏa trong tâm hồn các em.

19


+ Tiếp đến, hướng dẫn các em thực hiện một cử chỉ, hành động yêu nước
theo nhiều cách khác nhau như: “ Mời các em cùng đứng lên và đặt tay vào lồng
ngực bên trái nào?”; hay “ các em hãy vẽ hình ảnh lá cờ tổ quốc của chúng ta
nào?”…

b2) Hoạt động 2: Nhận diện GTS qua các bài tập:
- Bài tập 1: Tiếp nhận thông tin.
Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (từ nguồn kiến thức SGK Lịch Sử 10- tôi đã
liệt kê ở phần định hướng nội dung, nguồn từ việc tích hợp liên mơn: Qua mơn văn
học; địa lý; mỹ thuật…) phù hợp để HS cảm thấy thích thú, từ đó các em hiểu được
tầm quan trọng của giá trị và hành động đúng đắn của bản thân.
Ví dụ: Khi dạy bài Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
( từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X), giáo viên giáo dục giá trị truyền thống bất khuất
chống giặc ngoại xâm, giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin sau:
+ Thứ nhất, bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
thời Bắc thuộc , từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên là khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
đến cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Ngơ Quyền năm 938.
+ Thứ hai, trích câu nói nổi tiếng của Bà Triệu “ Ta muốn cưỡi cơn gió to,
đạp làn sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại độc
lập. Chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
+ Thứ ba, cho học sinh quan sát hình ảnh “ đền thờ Hai Bà Trưng” và hình
ảnh “ Bãi cọc sơng Bạch Đằng”.
- Bài tập 2: Tưởng tượng, suy ngẫm.
Để học sinh tưởng tượng, suy ngẫm về một giá trị mà giáo viên định hướng.
Ví dụ: Khi dạy bài Bài 17:Q trình hình thành và phát triển của nhà nước
phong kiến ( Từ TK X- TK XV), giáo viên định hướng giáo dục giá trị truyền thống
tự hào, tự tôn dân tộc, thì có thể u cầu HS như sau:
Bây giờ, thầy muốn các em hãy nghĩ về việc xưng vương, xưng đế, đặt quốc
hiệu đất nước của cha ông ta giai đoạn thế kỷ X-XV.
Tiếp theo, hãy đọc nhẩm trong đầu thật hùng hồn bài “ Nam Quốc Sơn Hà”
của Lý Thường Kiệt; các câu thơ trong bài “Bình Ngơ Đại Cáo” của Nguyễn Trãi:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
20


Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Tiếp theo, hãy tưởng tượng về Quốc ca Việt Nam vang lên ở Thương Châu
Và tiếp theo, hãy tưởng tượng về tổ quốc Việt Nam trên đất liền với cột cờ
Lũng Cú, mũi thuyền Cà Mau; về tổ quốc ta ngoài biển, với quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ?
Giáo viên cho HS chia sẻ những điều các em tưởng tượng và cảm nhận được
trước cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ.
b3) Hoạt động 3: Thảo luận - chia sẻ, đi sâu vào khám phá trải nghiệm và
hiểu biết, đồng cảm về giá trị.
Việc tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất
quan trọng và cần thiết. Một không gian như vậy giúp việc chia sẻ trở nên dễ
dàng và thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi
có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn.
Ở phần này, giáo viên sử dụng các PPDH tích cực như: đóng vai, động
não, trị chơi, hoạt động nhóm, dạy học dự án, dạy học theo góc… để học sinh
được thảo luận, chia sẻ, khám phá trải nghiệm và hiểu biết, đồng cảm về giá
trị.
Ví dụ minh họa: Khi dạy Giá trị trách nhiệm, ở bài Thời Bắc thuộc và cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc( từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X). Sau khi đã
cho học sinh cảm nhận về Giá trị trách nhiệm, thông qua việc nhận thấy cha ơng ta
đã có trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc
trước bão táp đồng hóa của phong kiến phương Bắc, thì giáo viên có thể
Hỏi
Thử suy nghĩ xem, liệt kê xem những việc làm cho thấy chúng ta có trách
nhiệm với chính chúng ta? Tự hỏi: Như vậy em đã thực sự có trách nhiệm với bản
thân mình chưa?

( HS trả lời. Giáo viên chốt và đưa ra định hướng giá trị)
Hỏi
Thử suy nghĩ xem, liệt kê xem những việc làm cho thấy chúng ta có trách
nhiệm với gia đình chúng ta ? Tự hỏi: Như vậy em đã thực sự có trách nhiệm với
gia đình mình chưa?
( HS trả lời. Giáo viên chốt và đưa ra định hướng giá trị)
Hỏi:
Thử suy nghĩ xem, liệt kê xem những việc làm cho thấy chúng ta có trách
nhiệm với đất nước ? Tự hỏi: Như vậy em đã thực sự có trách nhiệm với đất nước
mình chưa?
21


( HS trả lời. Giáo viên chốt và đưa ra định hướng giá trị)
Để cuộc thảo luận đạt được mục đích địi hỏi giáo viên phải có hiểu biết
sâu sắc về giá trị, có kĩ năng dẫn dắt khơi gợi vấn đề tốt để các em có thể chia
sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thật và tự nhiên nhất.
b4) Hoạt động 4: Liên hệ - hoạt động tập thể kết thúc bài học
Hoạt động này thường đặt ra yêu cầu sau bài học, cần liên hệ những việc
làm, hoạt động nào để bản thân thể hiện, thực hành giá trị. Nghĩa là hướng chủ
thể người học suy ngẫm về hành vi, cách thức thể hiện GTS.
Kết thúc bài học bằng một hoạt động tập thể như hát, nhảy, trò chơi… để
lại dư âm về bài học giá trị nhằm khơi nguồn cảm hứng, tạo động lực mở đầu
cho hoạt động Sống với giá trị của các em.
Ví dụ minh họa:
- Khi dạy bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ X đến
XV, tôi định hướng giáo dục giá trị Yêu nước, giáo viên cho HS liên hệ Làm gì
để tâm hồn ln tràn ngập lịng u nước và những cách mà bạn thể hiện lòng
yêu nước.
- Kết thúc bài học cả lớp hát một bài hát với giai điệu ngọt ngào, sâu

lắng về chủ đề yêu nước, tình yêu tổ quố như bài Giai điệu tổ quốc của nhạc sỹ
Trần Tiến.
Lưu ý: Suốt thời gian học về GTS, cố gắng giữ bầu khơng khí lớp học
phù hợp với chủ đề GTS cần truyền tải.
Tóm lại, trên đây là các hoạt động được thiết kế tổ chức dạy học về giá
trị trong môn Lịch sử. Tùy nội dung của từng giá trị, thời lượng tiết học và điều
kiện dạy học của lớp, của trường mình mà GV có thể vận dụng phù hợp, linh
hoạt, sáng tạo đa dạng các hoạt động.
III. THỰC HÀNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG THÔNG QUA MÔN LỊCH
SỬ 10 THPT BAN CƠ BẢN
3.1. Thực hành giảng dạy.
Trước khi bước vào thực hành giảng dạy một hoạt động giáo dục GTS trong
môn Lịch sử, chúng ta cần nắm một số vấn đề nhận thức chung dưới đây:
- Về vị trí của hoạt động Giáo dục GTS trong bài học Lịch sử: GV cần xác
định đây là một hoạt động giáo dục tích hợp vào mơn học. Vì vậy, khi đưa vào
giảng dạy, GV cần có một kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết, nhất là chuẩn bị nội
dung, phương pháp và thời lượng, thời điểm dạy học nội dung GTS.
- Về nội dung dạy học và phương pháp dạy học tơi đã trình bày kỹ ở các
mục trước.
22


- Về thời lượng dạy học: Hoạt động giáo dục GTS cần khoảng 5-7 phút trên
lớp. Vì thế, GV có thể sử dụng các PP dạy học dự án, dạy học trải nghiệm sáng
tạo… để làm sâu sắc thêm GTS đó thơng qua các hoạt động của các em ở nhà, ở
ngoài xã hội...
- Về thời điểm dạy học: Hoạt động giáo dục GTS tùy thuộc vào nội dung
phần kiến thức sử dụng trong bài mà có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối mỗi bài
học. Nhưng để hiệu quả nhất, đồng thời cũng là một nghệ thuật kết thúc bài học
hấp dẫn thì GV nên đưa hoạt động giáo dục GTS vào cuối mỗi tiết học, bài học.

- Trước mỗi bài học, chủ đề cụ thể giáo viên có thể tích hợp việc giáo dục
GTS qua các bước sau đây:
+ Bước 1: GV xác định rõ GTS cần giáo dục trong bài học, qua bài học.
+ Bước 2: GV lên kế hoạch dạy học
+ Bước 3: Soạn giáo án chi tiết và tiến hành dạy học
+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.
Sau đây, tôi xin trích lược mơ phỏng phần thực hành giảng dạy của tơi qua 2
tiết học có tích hợp phần giáo dục GTS vào mơn học.
3.2. Giáo án minh họa
Giáo dục tích hợp GTS cho HS thông qua môn Lịch sử 10 Ban cơ bản
Giáo án 1: Giáo dục giá trị đoàn kết
Qua bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.
1. Mục tiêu
Giúp HS:
- Cảm nhận được thế nào là đoàn kết
- Hiểu được giá trị của đoàn kết, rào cản của đoàn kết.
- Biết được làm thế nào để sống đoàn kết và cách để thể hiện tình đồn kết
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng xã hội và cảm xúc cá nhân
2. Phương pháp giáo dục: Phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt
động nhóm, dạy học dự án…
3. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Giáo án, Tài liệu tham khảo, Video clip, Tivi (Máy chiếu), Loa, một số
đạo cụ khác…
- HS: Những chia sẻ, hiểu biết đã có về giá trị đoàn kết…
4. Thời lượng và thời điểm giáo dục.
- Thời gian: 5-7 phút trên lớp. Còn lại giao dự án học tập về cho các nhóm.
23


- Thời điểm: Cuối tiết học.

5. Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục giá trị
* Ổn định tổ chức
* Các hoạt động cụ thể
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Tạo bầu khơng khí giá trị

u cầu cần đạt
1. Bầu khơng khí giá trị

Sau khi dạy xong phần kiến thức cơ bản của bài. GV
nêu vấn đề:
- Cách 1: Nêu vấn đề
“ Theo em, 2 công việc thường xuyên mà cư dân Văn
Lang-Âu Lạc phải làm là làm gì?” và “ Để làm được
điều đó họ phải như thế nào?”
Dự kiến HS trả lời:
+ Công tác trị thủy và chống ngoại xâm.
+ Yêu cầu họ phải đoàn kết với nhau.

- HS cảm nhận được tinh
thần đoàn kết trong tâm
hồn, trong cơ thể, cảm
xúc .

- Cách 2: Đầu tiên, mời các bạn cùng đứng lên, các
bạn cùng bàn khốc vai nhau nào? Cùng nhau hát bài
Nối vịng tay lớn của nhạc sỹ Trinh Công Sơn.
- Cách 3: GV hướng dẫn học sinh thể hiện một hành
động đoàn kết như: sau đây chúng ta hãy thể hiện một
số hành động đoàn kết : Cả lớp nghe và cùng thực

hiện theo khẩu hiệu của thầy nhé.
Khẩu lệnh: “Cả lớp cùng giơ tay lên ”; “ Cả lớp cùng
hô to - “đoàn kết”; “ Cả lớp đứng dậy, các bạn ngồi
cùng bàn hãy cùng khoác tay nhau nào? ”…
GV chốt: Vậy hôm nay, thầy muốn đưa các em đi
khám phá 1 giá trị quan trọng trong truyền thống văn
hóa dân tộc ta: Đó là giá trị đồn kết.
Hoạt động 2: Nhận diện GTS

2. Nhận diện GTS

- Cho HS theo dõi nguồn tư liệu (từ nguồn kiến thức
SGK Lịch Sử 10- tôi đã liệt kê ở phần định hướng nội
dung, nguồn sử liệu khác, từ việc tích hợp liên mơn:
Qua mơn văn học; địa lý; mỹ thuật…) phù hợp để HS
cảm thấy thích thú, từ đó các em hiểu được tầm quan
24


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

trọng của giá trị đoàn kết và hành động đúng đắn của
bản thân.
+ Tư liệu 1( Trích SGK bài 14, Mục 1. Quốc gia Văn
Lang- Âu Lạc)
Chi tiết kiến thức: “ Sự chuyển biến về kinh tế-xã hội
đòi hỏi phải có các hoạt động trị thủy- thủy lợi để phục
vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống

giặc ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều đó đã
dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang-Âu
Lạc”.

- HS rung cảm từ việc
tiếp cận các tư liệu định
hướng cho GTS đoàn kết.

Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh

Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân
+ Tư liệu 2(Đại Việt sử ký toàn thư- Bản kỷ, quyển 3
“Hội nghị Diên Hồng”): Thượng hoàng triệu phụ lão
trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và
hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói “ đánh”, mn
người cùng hơ một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.

25


×