Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SKKN ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy học chủ đề giáo dục STEM phần sóng âm vật lí 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH

LÊ XUÂN GIANG

ỨNG DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
VÀO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM
PHẦN SÓNG ÂM VẬT LÍ 12 THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHỆ AN - 2020


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng dạy và học vật lí ở trường phổ thơng đang gặp nhiều khó khăn và
bất cập. Việc dạy và học đang cịn quá nặng về nội dung và điểm số, hay nói cách
khác dạy để thi, học để thi chứ không phải chú trọng đến việc: HS làm được cái gì
trong và sau khi học. Trong giờ Vật lí, lượng thời gian để GV và HS liên hệ thực
tế, mở rộng, thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế do lượng
kiến thức tương đối nhiều. Do đó, để hoàn thành tốt các yêu cầu trên là rất khó
khăn. Từ thực tế đó, với mong muốn thay đổi cách nhìn nhận của HS về mơn học
này, muốn HS được trải nghiệm, muốn HS tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng thơng
qua các hoạt động chế tạo, thì giáo dục STEM cần phải được chú trọng hơn.
Giáo dục STEM đưa ra cho HS những vẫn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng
ngày cần được giải quyết, đòi hỏi người thực hiện phải tìm hiểu thực tiễn, thu nhận
các tri thức khoa học và vận chúng để thiết kế, thực hiện giải quyết vấn đề được
giao trong một hoàn cảnh cụ thể. Chủ đề giáo dục STEM được xuất phát từ những
vấn đề mâu thuận trong thực tiễn đã được thiết kế thành các chủ đề STEM, GV tổ
chức hoạt động sẽ giúp cho học sình tìm ra được giải pháp đề giải quyết vấn đề đã


nêu ra. Giáo dục STEM sẽ góp phần cho chúng ta trả lời được câu hỏi: dạy cái gì?
Và phải dạy như thế nào để HS làm được gì trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, thực trạng triển khai giáo dục STEM được tổ chức trong các
trường phổ thông hiện nay chủ yếu dưới các hình thức như: Dạy học tích hợp theo
định hướng giáo dục STEM, sinh hoạt câu lạc bộ STEM, các sự kiện STEM, ngày
hội STEM, các cuộc thi, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phối hợp tổ chức các
hoạt động STEM giữa nhà trường và các tổ chức tư nhân. Qua đây cho thấy, giáo
dục STEM bước đầu đã mang lại những kết quả đáng kể, từ đó tạo tiền đề thuận lợi
cho bước triển khai tiếp theo mang tính đại trà và hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển
khai vẫn cịn nhiều khó khăn như: cần phải xây dựng được quy trình dạy học, tiêu
chí đánh giá của việc thực hiển chủ đề giáo dục STEM. Đặc biệt để nâng cao chất
lượng trong quá trình triển khai chúng ta cần phải đưa ra được một số kĩ thuật dạy
học tích cực mang tính cốt lõi.
Xuất phát từ những lí do đã nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng
một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy học chủ đề giáo dục STEM phần
sóng âm Vật lí 12 trung học phổ thơng” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

+ Thí nghiệm về hiện tượng tượng sóng dừng.
+ Dạy học STEM
1


+ Q trình dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thơng
2.2.

Phạm vi nghiên cứu


+ Bài sóng dừng, bài các đặc trưng của âm chương sóng cơ và sóng âmVật lí
12 trung học phổ thơng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng chủ đề giáo dục STEM
dùng cho dạy học vật lí;
3.2. Tìm hiểu mục tiêu dạy học, nội dung dạy học phần sóng âm Vật lí 12
trung học phổ thông;
3.3. Xây dụng kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học
phần “Sóng âm” vật lí 12 trung học phổ thông;
3.4. Thực nghiệm sư phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp quan sát, điều tra.
+ Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thống kê tốn học.
5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
5.1. Về lí luận
+ Đề xuất được quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM
+ Đề xuất được một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy học chủ đề giáo
dục STEM
5.2. Về ứng dụng
+ Xây dựng được 5 tiến trình dạy học chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học
phần “Sóng âm” vật lí 12 trung học phổ thơng.

2



NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận xây dựng chủ đề giáo dục STEM dùng trong dạy học
trong trường trung học phổ thông.
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên mơn
(interdisciplinary) và thơng qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn mơn học
như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh
vực” bao gồm: Khoa học (Science), Cơng nghệ (Technology), Kỹ thuật
(Engineering) và Tốn học (Mathematics).

Hình 1.1: STEM là sự tích hợp liên mơn
Một trong những phương pháp dạy và học mang lại hiệu quả cao nhất cho
giáo dục STEM là phương pháp “Học qua hành” (Learn by doing). Phương pháp
này giúp HS có được kinh nghiệm thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở lý thuyết
sng. HS sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tịi kiến thức, tự vận dụng
kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức
cho người khác. Với cách học này, GV khơng cịn là người truyền đạt kiến thức
nữa mà sẽ là người hướng dẫn để HS tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
Chúng ta đang sống trong thời đại hòa nhập cao giữa các quốc gia có văn hóa
khác nhau, nhu cầu trao đổi cơng việc và nhân lực cũng ngày một cao. Bối cảnh đó
địi hỏi ngành giáo dục cũng cần chuẩn bị cho HS những kỹ năng và kiến thức theo
chuẩn toàn cầu. Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kỹ năng
cần thiết cho HS thế kỷ 21 sẽ là mơ hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần
3


của thế giới. Phương pháp giáo dục STEM còn khá mới mẻ và có phương pháp
tiếp cận khác trong giảng dạy và học tập nên cần được sự quan tâm và nhận thức
của toàn xã hội. Những người hoạch định chính sách cần có phương pháp nâng cao
nhận thức của các tầng lớp xã hội về giáo dục STEM, từ các bậc cha mẹ, GV, nhà
trường, đến những nhà giáo dục các cấp. Cải cách giáo dục là điều tất yếu, triển

khai giáo dục STEM để đón đầu xu hướng phát triển giáo dục sẽ đặt nền móng
vững chắc cho sự phát triển của đất nước ta trong tương lai.
1.1. Kĩ thuật dạy học tích cực [Modun 2]
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của GV và HS
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có
những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp
dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng
phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của
người học như “động não, cơng não” (Brainstorming), “khăn trải bàn”, KWL và
KWLH, Kipling (5W1H), bản đồ tư duy...
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào q trình dạy học, kích thích
tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Chính vì vậy, việc áp dụng hợp
lí, đúng lúc đúng chỗ, kết hợp sao cho nhuần nhuyễn các kĩ thuật này trong quá
trình dạy học với phương pháp giáo dục STEM ngày càng được chú trọng. Để làm
được điều đó, ta nẵm rõ được khái niệm, ưu nhược điểm của các kĩ thuật dạy học
trên.
1.1.1. Kĩ thuật động não, công não (Brainstorming)
Động não - Công não là một kĩ thuật dạy học nhằm huy động những tư tưởng
mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên
được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra
“cơn lốc” các ý tưởng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mĩ) phát triển, dựa trên
một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ với quy tắc:
+ Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng các thành
viên.
+ Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
+ Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
+ Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Động não thường được:

+ Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề.
4


+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề.
+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.

Brainst
orming

Hình 1.2: Kĩ thuật động não, công não (Brainstorming)
thu thập ý tưởng tất cả các thành viên
1.1.1.1 Cách tiến hành
Bước 1: Đưa vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý
kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục tiêu là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
Bước 4: Đánh giá.
+ Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ. Chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể
ứng dụng trực tiếp; Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; Khơng có khả
năng ứng dụng.
+ Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn.
+ Rút ra kết luận hành động.
1.1.1.2 Ví dụ minh hoạ
Nội dung: Nguồn âm thuộc chủ đề “Sóng âm” – Chương 2 mơn Vật lý 12
u cầu cần đạt: Có bao nhiêu loại nguồn âm. Lấy ví dụ cho mỗi loại.
Các bước tiến hành:
GV chia nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí.
Bước 1: Nhóm trưởng điều phối q trình thực hiện nhiệm vụ, thư kí ghi nhận
các ý kiến của nhóm

GV phát cho mỗi nhóm phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
5


Có bao nhiêu loại nguồn âm. Lấy ví dụ cho mỗi loại. Thời gian 3 phút
Bước 2: Nhóm bắt đầu công não. Mỗi thành viên đều đưa ra ý kiến của mình
về vấn đề đã nêu. GV yêu cầu thư kí ghi lại các ý kiến của các thành viên trong
nhóm/lớp.
Bước 3: Kết thúc thảo luận và thực nghiệm, nhóm chốt và đưa ra các ý kiến.
Thư kí báo cáo hoạt động của nhóm bằng trình bày trước lớp hay bằng giấy A0
thành các nhóm theo các tiêu chí.
Bước 4: GV cùng HS rà sốt lại các ý kiến/ nhóm ý kiến; đánh giá các ý kiến
theo các tiêu chí: phù hợp với yêu cầu, đáp ứng vấn đề, …
Các ý kiến đã ghi nhận:
– Có 2 loại nguồn âm: Nguồn âm tự nhiên và nguồn âm nhân tạo

Nguồn âm tự nhiên

Nguồn âm nhân tạo

iếng nước chảy

Tiếng đàn ghita

Tiếng mưa rơi

Tiếng trống

Tiếng chim hót


Tiếng động cơ nổ





1.1.2. Kĩ thuật KWL và KWLH
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy
học hoạt động đọc hiểu. HS bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã
biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K (What we Know)
của biểu đồ. Sau đó HS nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn
biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu
đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi
ở cột W (What we Want to learn). Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L
(What we Learned).
Sau này Ogle đã phát triển thành kĩ thuật KWLH với chữ H (How can we
learn more) - nội dung khuyến khích HS định hướng nghiên cứu. Sau khi HS đã
hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các
em sẽ nêu biện pháp để tìm thơng tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi
nhận ở cột H.
1.1.2.1 Mục đích sử dụng biểu đồ KWL
+ Tìm hiểu kiến thức có sẵn của HS về bài đọc
+ Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
6


+ Giúp HS tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
+ Cho phép HS đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
+ Tạo cơ hội cho HS diễn tả ý tưởng của mình vượt ra ngồi khn khổ bài đọc.
Sử dụng biểu đồ KWL như thế nào

+ Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý
nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
+ Tạo bảng KWL. GV vẽ một bảng lên bảng, ngồi ra, mỗi HS cũng có một mẫu
bảng của các em.
1.1.2.2 Ví dụ minh họa
Nội dung: Tìm hiểu về Âm thanh – Sóng âm
Yêu cầu cần đạt:
K (What we Know)

W (What we Want learn)

L (What we Learned)

+ Nguồn âm là những vật + Âm thanh truyền đi như + Đặc trưng vật lí của âm
tự nó phát ra âm.
thế nào?
+ Đặc trưng sinh lí của âm
+ Các vật phát ra âm có + Âm thanh có phải là
+ Điều kiện có sóng dừng
chung đặc điểm:
sóng cơ học khơng?
trên sợi dây
+ Khi phát ra âm thì các + Âm to hay nhỏ, trầm
+ điều kiện có sóng dừng
vật đều dao động.
hay bổng do yếu tố nào
ở cột khơng khí.
quyết định?
1.1.3. Kĩ thuật Phỏng vấn – Hỏi – Ghi chép từ khóa
Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu

hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thơng tin, kiến thức, kĩ năng mới, để
đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi
thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS
GV và
HS
HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều;
HS sẽ học tập tích cực hơn.
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
+ Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho
HS tham gia vào quá trình dạy học
+ Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của
các em đối với nội dung học tập
7


+ Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Đúng lúc, đúng chỗ
+ Phù hợp với trình độ HS
+ Kích thích suy nghĩ của HS
+ Phù hợp với thời gian thực tế
+ Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
+ Khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
Khi ghi chép từ khóa cần đảm bảo:
+ Lưu lại thông tin liên quan nhất. Bạn nên viết lại các từ hoặc cụm từ quan
trọng có liên quan nhất đến chủ đề đang học. Ví dụ với môn vật lý, bạn chỉ nên ghi
lại các công thức, loại bỏ những thông tin thừa, không cần thiết phải ghi chép.

+ Nghĩ về mục đích lưu giữ thơng tin. Hãy tự hỏi bản thân: Vì sao mình chọn
học lớp này? Vì sao mình lại tham gia buổi hội thảo này? Hãy thường xuyên nhắc
nhở bản thân mục đích của việc ghi chép để không phạm lỗi ghi chép tràn lan.
+ Ưu tiên các thông tin “mới”. Đừng tốn thì giờ viết lại những gì bạn đã biết.
Bạn chỉ nên tập trung ghi lại các thông tin mới, chưa bao giờ xuất hiện trong não
bộ.
1.1.4. Kĩ thuật Design Thinking
Design Thinking (Tư duy thiết kế) là một mơ hình được tạo ra để giúp con
người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nó cho phép chúng ta rà sốt tồn
diện vấn đề và tư duy thích hợp để tìm ra một giải pháp tối ưu.
Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong xử lý các vấn đề phức tạp vốn mập mờ
hoặc không xác định. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề
trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, tư duy thiết kế vẫn giúp bạn giải quyết
được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế
bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.
Sau khi tìm hiểu Design thinking là gì, bạn sẽ cần nắm rõ 5 bước sau để ứng
dụng Design thinking hiệu quả:

8


Hình 1.3. Design Thinking (Tư duy thiết kế)
Design Thinking là gì? ứng dụng thế nào cho hiệu quả? ln là một câu hỏi
làm đau đầu các nhà chuyên môn. Ngày nay, nó được áp dụng rộng rãi để giải
quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp mới trong mọi mặt của cuộc sống. Ví dụ như
trong quản lý điều hành, trong thiết kế sản phẩm, trong giáo dục, văn hóa… Năm
2016, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) đã khảo sát các CEO hàng đầu và kết
luật rằng: khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo xếp đầu trong 10 kỹ năng quan
trọng nhất của doanh nghiệp.
1.1.5. Kĩ thuật Scamper

SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo do Robert Eberle - nhà quản lý
giáo dục người Mỹ - tìm ra vào đầu những năm 1970. Phương pháp SCAMPER
dựa trên nguyên lý đơn giản: những thứ sáng tạo thực chất là sự thay đổi của
những thứ đang tồn tại xung quanh chúng ta.
Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ: Substitue/Thay thế,
Combine/Kết hợp, Adapt/Thích nghi, Modify/Điều chỉnh, Put to Other Uses/Sử
dụng vào mục đích khác, Eliminate/Loại bỏ, Reverse/Đảo ngược.

9


Hình 1.4. Kĩ thuật SCAMPER
1.2. Xây dụng kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM trong trường trung
học phổ thơng
1.2.1. Tiêu chí xây dựng chủ đề/ bài học STEM
Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn.
Trong các bài học STEM, HS được đặt vào các vấn đề thực tiễn của xã hội, tự
nhiên, môi trường, y tế, kinh tề, giáo dục, … và u cầu tìm các giải pháp.
Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy trình
thiết kế kĩ thuật

Hình 1.5. Tiến trình bài học STEM
10


Tiến trình bài học STEM đưa HS từ việc xác định một vấn đề – hoặc một yêu
cầu thiết kế – đến sáng tạo và phát triển một giải pháp một cách linh hoạt.
Thông qua các hoạt động trên, HS làm việc theo các nhóm để đưa ra thử
nghiệm dựa trên ý tưởng dựa nghiên cứu của nhóm mình, sử dụng nhiều cách tiếp
cận khác nhau, mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, điều chỉnh và thử lại.

Thơng qua đó HS học được và vận dụng được kiến thức mới trong chương trình
giáo dục. Đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng
giao tiếp, làm việc nhóm; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin; kĩ năng thuyết trình;
tư duy phản biện; khả năng sáng tạo …
Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm
tịi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và tạo ra sản phẩm
Trong bài học STEM, hoạt động của HS được thực hiện theo hướng mở có “
khn khổ” về các điều kiện mà HS được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu khả
dụng). Hoạt động học của HS là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết
định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính HS. HS thực hiện các hoạt động
trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng, điều chỉnh ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu
của mình nếu cần.
Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn HS vào hoạt động nhóm
kiến tạo
Giúp HS làm việc cùng nhau như một nhóm kiến tạo khơng phải là một việc
dễ dàng. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tất cả GV STEM ở trường
làm việc cùng nhau để áp dụng làm việc nhóm, sử dụng cùng một ngơn ngữ, tiến
trình và mong đợi cho HS. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài
học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và
toán mà HS đã và đang học
Trong các bài học STEM, GV cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích
nội dung từ các chương trình khoa học, cơng nghệ, tin học và tốn. Lập kế hoạch
để hợp tác với các GV tốn, cơng nghệ và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của
việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã
cho. Từ đó, HS dần thấy rằng các môn học trên không độc lập, mà chúng liên kết
với nhau để giải quyết các vấn đề.
Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự
thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.
Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; một

vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án, và lựa chọn phương án tối
ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Nhưng trong các
phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải
11


quyết vấn đề.
Tiêu chí này cho thấy vai trị quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo trong dạy học STEM.
1.2.2 Xây dựng chủ đề/ bài học STEM
Để xây dựng được chủ đề/ bài học STEM cần phải thực hiện 4 bước như hình 1.6
Hình 1.6. Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học và các hiện
tượng, q trình gắn với tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ có sử dụng
của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Những ứng
dụng đó có thể là: Sóng dừng, các đặc trưng vật lí, sinh lí của âm, vẽ đồ thị, giải bài toán
bằng đồ thị, kiến thức liên quan tới nhạc cụ. Từ đó xây dựng nên “Dự án sáng chế âm
nhạc Giai điệu xanh”.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Khi chọn được chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết và
giao nhiệm vụ cho HS thực hiện đảm bảo răng khi giải quyết vấn đề đó, HS phải
học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được
lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết
(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học.
Theo những ví dụ nêu trên, nhiệm vụ giao cho HS thực hiện trong các bài
học có thể là: Thiết kế, chế tạo một ống nhịm đơn giản khi học về hiện tượng
phản xạ và khúc xạ ánh sáng; Chế tạo máy phát điện/động cơ điện khi học về
cảm ứng điện từ; Chế tạo nhạc cụ khi học về Sóng âm,…

Trong q trình này, việc thử nghiệm chế tạo trước các mẫu thử có thể hỗ
trợ rất tốt quá trình xây dựng chủ đề. Qua quá đó, GV có thể hình dung các khó
khăn HS có thể gặp phải, từ đó chú ý khắc sâu các kiến thức cần lưu ý trong quá
12


trình áp dụng của HS, cũng như xác định được đúng đắn các tiêu chí của sản
phẩm trong bước 3.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản
phẩm. Đối với các ví dụ nêu trên, tiêu chí có thể là: Chế tạo ống nhịm/kính thiên
văn từ thấu kính hội tụ, phân kì; quan sát được vật ở xa với độ bội giác trong
khoảng nào đó; Chế tạo động cơ điện cơ điện đa năng (vừa là máy phát điện, vừa
là nguồn điện và có khả năng tăng áp – máy biên áp), Chế tạo các loại nhạc cụ từ
những vật dụng đơn giản …
Các tiêu chí cũng phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận
dụng kiến thức nền của HS chứ không nên chỉ tập trung đánh giá sản phẩm vật
chất.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên.
Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm
học tập mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở
trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng).
Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học
của HS bên ngoài lớp học.
1.3. Vai trò của giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thơng
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học mang lại nhiều ý nghĩa, phù

hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục tồn diện
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM
- Kết nối trường học với cộng đồng
- Hướng nghiệp, phân luồng
- Thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0

Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết
cho thế kỷ 21 đang và sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của thế
giới. Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp giáo dục mới và có phương
13


pháp tiếp cận khác trong giảng dạy và học tập, nên cần được sự quan tâm và nhận
thức của toàn xã hội. Học STEM để đón đầu được xu hướng phát triển giáo dục
tiên tiến, là bước đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển đất nước trong tương
lai.
Các kĩ năng về kĩ thuật cho phép HS có thể tiếp cận những phương pháp, nền
tảng để thiết kế và xây dựng các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp mà xã hội cần –
đã và đang sử dụng. HS được cung cấp các kiến thức về công nghệ sẽ có khả
năng sử dụng cơng nghệ thành thạo để hỗ trợ để đem lại tính hiệu quả cao hơn,
nhanh hơn, chính xác trong cơng việc. Trong nền giáo dục khơng có Cơng nghệ
(T) và Kĩ thuật (E) thì HS chỉ được trang bị những kĩ năng về lí thuyết về khái
niệm, ngun lí, cơng thức, định luật mà khơng được trang bị kiến thức để áp
dụng vào thực tiễn. Vì vậy việc kết hợp các kĩ năng về STEM ngày càng trở nên
quan trọng.

14



Kết luận chương 1
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người
học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, cơng nghệ, kỹ
thuật và tốn học – theo cách tiếp cận liên mơn và người học có thể áp dụng để giải
quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn mơn học như các đối
tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mơ hình học tập gắn kết
dựa trên các ứng dụng thực tế.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về lí luận DH, chúng tôi đã đưa ra một số kĩ
thuật dạy học tích cực như “động não, cơng não” (Brainstorming), KWL và
KWLH, Kipling (5W1H), SCAMPER, Design Thinking ..., cùng với những phân
tích để góp phần hiểu rõ hơn những kĩ thuật này, giúp có cái nhìn rõ nét hơn về các
kĩ thuật dạy học, từ đó áp dụng hiệu quả vào cơng tác dạy và học. Bên cạnh đó,
chúng tơi cũng đã đề xuất được quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM và quy
trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học STEM. Quy trình xây
dựng chủ đề giáo dục sẽ trải qua bốn bước và cần phải đảm bảo được sáu tiêu chi
đã đưa ra. Tiến trình bài học STEM là sự kết hợp giữa tiến trình khoa học và chu
trình thiết kế kĩ thuật. Mặc dù vậy, các "bước" trong quy trình khơng được thực
hiện một cách tuần tự (từ bước này đến bước khác) mà có những bước được thực
hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau.
Qua q trình học tập theo mơ hình giáo dục STEM, HS khơng chỉ thu nhận
được những kiến thức một cách chủ động, tích cực; phát triển và rèn luyện được
những kĩ năng như giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, ... ; đặc biệt tạo
môi trường cho HS phát triển năng lực sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học,
giáo dục toàn diện, hướng nghiệm , phân luồng và khả năng thích nghi với cuộc
cách mạng 4.0. Đây đều là những kĩ năng cần thiết cho những công dân của thế kỉ
21, điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong Chương trình GDPT
mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh
mẽ trong Chương trình GDPT mới.


15


Chương 2: Xây dựng và triển khai tiến trình dạy học chủ đề giáo dục STEM
dùng cho dạy học phần “Sóng âm” vật lí 12 trung học phổ thơng.
2.1. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học chủ đề giáo dục STEM trong dạy học
phần sóng âm Vật lí 12 ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An
2.2.1 Mục đích tìm hiểu
- Thực trạng hồn thành được các mục tiêu giáo dục đề ra.
- Tìm hiểu PPDH tổ chức DH ở phần “Sóng âm” đã được GV triển khai.
- GV Vật lí tại trường THPT Hermann Gmeiner Vinh: Tổng số GV 30, THPT Cửa
Lò 2: Tổng số GV 10;
- Các nội dung đánh giá được chia thành 4 cấp độ theo thứ tự tăng dần từ cấp độ 1
đến cấp độ 4. Kết quả đánh giá được biểu thị dưới dạng phần trăm GV đã lựa chọn
mức độ đó trên tổng số 19 GV tham gia đánh giá.
- Thời gian: tháng 11 năm 2021.
2.2.2 Kết quả
Dựa trên thực tế khảo sát ở một số trường phổ thông, qua trao đổi trực tiếp
với GV giảng dạy bộ môn vật lí, các mơn học khác và phiếu điều tra ở một số
trường THPT ở Nghệ An như: THPT Cửa Lò 2, trường PT Hermann Gmeiner
Vinh. Kết quả của chúng tôi đã nhận được như sau:

16


Bảng 2.1. Kết quả đánh giá phân trăm hoàn thành các mục tiêu giáo dục.
STT

Mức độ


Nội dung

4

3

2

1

1

Đảm bảo giáo dục tồn diện

3

13

64

20

2

Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của HS

7

15


71

7

3

Say mê đối với nghiên cứu khoa học

0

12

34

54

4

Phát triển năng lực sáng tạo

17

31

44

8

5


Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

12

27

43

18

6

Nâng cao các kĩ năng thực nghiệm, chế tạo

0

5

52

43

7

Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm

7

38


24

31

8

Phát triển năng lực ngơn ngữ

2

25

67

6

9

Phát triển kĩ năng tư duy phản biện

3

9

57

31

10


Tính hiệu quả kết nối với cộng đồng

6

15

42

37

11

Hướng nghiệp, phân luồng

0

6

28

66

12

Thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

0

0


31

69

2.2.3 Phân tích kết quả thu được.
Thơng qua các kết quả mức độ hoàn thành các mục tiêu giáo dục cho ta thấy
thực trạng của các phương pháp dạy học hiện tai đang có nhiều bất cập, chưa có
nhiều tác động tới việc nâng cao và phát triển các kiến thức, kĩ năng của HS. Đặc
biệt việc đảm bảo việc giáo dục toàn diện cho học chưa đem lại hiểu quả dẫn tới
các kết quả thu được từ quá trình điều tra chưa cao như: Phát triển kĩ năng tư duy
phản biện, năng lực thực nghiệm, chế tạo, tính tự học tự tìm hiểu kiến thức. Với
những kết quả này sẽ dẫn tới việc đào tạo đội ngũ người lao động chưa cao. Giáo
dục chưa có thể định hướng nghề nghiệp và thích ứng với cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0.
Thơng qua q trình nghiên cứu các cơ sở lí luận dạy học theo chủ đề giáo
dục STEM với các kĩ thuật dạy học tích cực đã được trình bày ở chương 1. Kết quả
nghiên cứu này cho ta thấy việc vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề giáo
dục STEM có thể đáp ứng và bổ sung được các nhược điểm của thực trạng giáo
dục hiện tại.

17


Bởi vậy, tôi đề xuất “Ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào trong dạy
học chủ đề giáo dục STEM phần sóng âm Vật lí 12 trung học phổ thông”.
2.2. Xây dựng chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học phần “Sóng âm”
Vật lí 12 trung học phổ thông
2.2.1 Tên chủ đề
Dự án sáng chế âm nhạc “giai điệu xanh”
2.2.2. Xác định vấn đề

Dự án sáng chế âm nhạc “giai điệu xanh” là một ý tưởng dạy học theo định
hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 12. Thơng qua q trình hoạt động
học tập này thì HS sẽ được trải qua các cơng việc của nhà thiết kế từ việc lên ý
tưởng đến việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thiết kế và chế tạo, góp phần phát
triển năng lực sáng tạo, năng lực thực nghiệm cho HS.
HS sẽ nghiên cứu những kiến thức về sử dụng vật liệu tái chế… để hoàn
thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra.
Để thực hiện được dự án này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học:
+ Bài 9: Sóng dừng, Vật lí 12 THPT.
+ Bài 17: Đặc trưng vật lí của âm, Vật lí 12 THPT.
+ Bài 18: Đặc trưng sinh lí của âm, Vật lí 12 THPT.
Đồng thời, HS phải như huy động kiến thức của các môn học liên quan như:
+ Kiến thức về thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (môn Công nghệ 8)
+ Kiến thức về âm, nguồn âm,…
2.2.3. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành xong chủ đề, HS có khả năng:
2.2.3.1 Kiến thức, kĩ năng
+ Phát biểu được các định nghĩa, đại lượng vật lý: vận tốc truyền sóng trong
các mơi trường, bước sóng, tần số, sóng âm, sóng dừng.
+ Trình bày được các tính chất vật lý, sinh lý của âm thanh.
+ Trình bày họa âm, âm sắc.
+ Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân tích, xác định được vị
trí nút và bụng của sóng dừng.
+ Xác định được nút và bụng của sóng dừng.
18


+ Giải quyết bài toán thực tế bằng cách vận dụng điều kiện hình thành sóng
dùng cho cột khơng khí.
+ Phát triển năng lực tư duy thiết kế (Design Thinking)

+ Phân biệt được các loại hình nhạc cụ dân tộc
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý và bản thiết kế nhạc cụ, trong đó phải thể hiện
được cách gắn kết các chi tiết
+ Lắp ráp được các chi tiết theo bản thiết kế, đảm bảo an toàn, chắc chắn.
+ Chế tạo được nhạc cụ như: sáo, đàn bầu.
+ Chuẩn bị được bài báo cáo trên Powerpoint
+ Thuyết trình, phản biện, tranh biện về bản thiết kế và về sản phẩm.
+ Phỏng vấn - Hỏi và có ghi chép từ khố
2.2.3.2 Phát triển phẩm chất
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng đồ nhựa tái chế.
+ Nâng cao ý thức cộng đồng, tuyên truyền bảo vệ môi trường trên mạng xã
hội.Hồn thành tốt các cơng việc được giao.
+ Tự giác học tập hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
+ Có trách nhiệm với bản thân và tập thể nhóm trước các nhiệm vụ được
giao.
+ u thích, say mê nghiên cứu khoa học.
a.Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức về sóng dừng, sóng âm và
các kiên thức liên quan.
+ Năng lực giải quyết được vấn đề học tập đã được giao cụ thể là chế tạo
nhạc cụ theo các tiêu chí đặt ra.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác được với các thành viên của các nhóm, các
nhóm khác và GV.
+ Năng lực thuyết trình, trình bày ý kiến cá nhân.
2.2.4. Chuẩn bị
Chuẩn bị tâm thế cho HS
Lần đầu tiên các em được tiếp cận đến suy nghĩ vượt qua một quy chuẩn
những cái từng biết thì các em cần phải tìm ra những cách giải quyết điên rồ nhất
19



mà các em từng gặp với tâm thế không sợ sai. Bên cạnh đó các em sẽ được tiếp cận
đến cách làm ra một dụng cụ âm nhạc sử dụng được vì thế việc tính tốn rất khó
các em nhớ cẩn thận khi thao tác nhé
Chuẩn bị tâm thế cho GV
- Đây là bài dạy tích hợp 4Cs nên sẽ rất khó cho HS tiếp nhận nên vì thế cần
dạy từng bước một cách chậm rãi
- HS lần đầu làm poster nên khơng tránh sai sót nên hướng dẫn kĩ cho HS làm
- Tính tốn mang tính lý thuyết nên nếu gặp sai số ngồi thực tế thì chuẩn bị
cho HS tâm thế thừa nhận kết quả gần đúng với lý thuyết một cách cho
phép.
2.2.4.1 Vật tư và công việc cần chuẩn bị
- Vật tư: giấy carton, dây kẽm, ống nhựa φ 21 , keo nến, que kem, que tròn, que
nhọn, giấy màu, băng keo, chai nhựa ( lon pepsi ), điện thoại, loa micro, giấy
A0.
- Slide Phụ lục 2
- Tài liệu học tập phụ lục 3
2.2.4.2 Tài liệu tham khảo
- Videos 01: Âm thanh được tạo ra bởi li nước
/>- Videos 02: Âm thanh được tạo như thế nào?
/>- Videos 03: Tần số âm tăng dần theo thời gian
/>U/view?usp=sharing
- Videos 04: Mơ phỏng sóng dừng
/>- Videos 05: Hướng dẫn làm thí nghiệm sóng dừng trên sợi dây
/>0/view?usp=sharing
- Videos 06: Thí nghiệm sóng dừng trong ống thuy tinh
/>20


- Videos 07: Các dụng cụ nhạc có thể tự làm

/>R/view?usp=sharing
- Videos 08: Âm thanh các loại nhạc cụ đánh cùng 1 bài nhạc
/>2.3. Triển khai chủ đề giáo dục STEM dùng cho dạy học phần “Sóng âm” Vật lí
12 trung học phổ thông
2.3.1. Ý tưởng sư phạm
Để nâng cao tính tích cực, tự lực, chủ động tìm tịi kiến thức, khám phá, thảo
luận nhóm và tranh luận để hình thành, khắc sâu các kiến thức mới. Quá trình học
tập gắn liền lý thuyết với thực tiễn giúp HS bồi dưỡng được năng lực thực nghiệm.
Do đó, tơi đưa ra phương án dạy học chủ đề giáo dục STEM dùng cho học phần
“Sóng âm” Vật lí 12 trung học phổ thông.
+ Giai đoạn 1: Thông qua các hoạt động đặt vấn đề, tự làm thí nghiệm tạo ra
âm thanh, HS tiếp nhận nhiệm vụ dự án cần làm.
+ Giai đoạn 2: HS hợp thức hóa lý thuyết bằng cách tự mình làm thí nghiệm,
xây dựng các cơng thức tính để làm ra sản phẩm dưới sự hỗ trợ của GV nếu cần.
Từ đó các nhóm hình thành ý tưởng và đề xuất phương án thiết kế của nhóm.
+ Giai đoạn 3: Trình bày và bảo vệ ý tưởng thiết kế của nhóm mình về nhạc
cụ chuẩn bị chế tạo.
+ Giai đoạn 4: Các nhóm chế tạo và thử nghiệm sản phẩm.
+ Giai đoạn 5: Trình bài “Dự án sáng chế âm nhạc Giai điệu xanh”, thảo
luận và đánh giá.
2.3.2. Chi tiết hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ “Dự án sáng chế âm nhạc giai điệu xanh”
(Tiết 1 – 45 phút, thực hiện tại lớp học)
A. Mục đích:
+ Mục đích cho HS xác định được thanh phát ra từ đâu và phân biệt được âm
thanh khác với dao động.
+ Cho HS biết âm thanh nghe được có sự khác nhau về cường độ, tần số, âm
sắc. Bên cạnh đó HS cịn biết được âm thanh hạ âm và siêu âm.
+ HS bắt đầu yêu thích làm khoa học.
+ HS tiếp nhận được nhiệm vụ “Dự án sáng chế âm nhạc giai điệu xanh”

21


đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm, mức độ
hồn thành sản phảm theo bảng tiêu chí đánh giá số 1.
B. Nội dung:
+ GV đặt vấn đề thơng qua thí nghiệm đơn giản. Triển khai nội dung nghiên
cứu các kiến thức cơ bản về sóng âm.
+ Từ q trình hồn thành các yêu cầu học tập và làm thí nghiệm. GV giao
nhiệm vụ cho HS thực hiện một dự án học tập “Dự án sáng chế âm nhạc giai điệu
xanh” dựa trên những kiến thức, kĩ năng mà HS vừa hình thành được.
+ GV phân lớp thành 4 nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. Các nhóm
thảo luận, phân cơng nhiệm vụ của thành viên trong nhóm được ghi vào Phiếu
học tập và Bản ghi chép nhiệm vụ của nhóm.
+ Các bản tiêu chí: (1) đánh giá bản thiết kế, (2) đánh giá sản phẩm thiết
kế nhạc cụ, (3) đánh giá kế hoạch thực hiện dự án do GV đã thiết kế trước buổi
dạy. Trong hoạt động này GV cần giải thích rõ các yêu cầu và nhiệm vụ học tập.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
+ Xác định được âm thanh phát ra từ đâu và phân biệt được âm thanh khác với
dao động
+ HS phân biệt âm thanh nghe được có sự khác nhau về cường độ, tần số, âm
sắc.
+ Một bản phân công nhiệm vụ của nhóm và của các thành viên trong nhóm
+ Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế, bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.
+ Kế hoạch thực hiện, thời gia hoàn thành dự án rõ ràng.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề
Âm thanh được tạo ra như thế nào?
Hoạt động của GV

Cho HS xem Videos 01:
- GV: Sau khi các em xem trên. Các em
nghĩ, làm sao để một vật có thể phát ra âm
thanh?
22

Hoạt động của
HS

Năng lực

- HS ổn định và
lắng nghe trả lời
câu hỏi của HS

- Xác định được
âm thanh phát ra
từ đâu.

- HS xem và trả
lời

- Phân biệt được
âm thanh khác


- GV: “Phải có sự dao động làm khơng khí
di chuyển đập vào màng nhĩ.”

- Chú ý lắng

với dao động.
nghe và ghi chép

- Sau khi trả lời cho HS và để HS hiểu rõ
hơn thì xem Videos 02

- HS quan sát
Videos

- GV chuẩn bị dụng cụ phát ra âm cho HS
xem:

- HS thực hành
làm dụng cụ - Năng lực giải
phát
ra
âm quyết vấn đề.
thanh.

- Dùng lon ( ly nhựa ) có dạng hình trụ ,
được ràng buộc thun để tạo ra cho HS xem

Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
GV nêu yêu cầu về dự án: Các em chế tạo nhạc cụ cho “Dự án sáng chế âm
nhạc giai điệu xanh”. Nhạc cụ này thầy muốn đảm bảo các tiêu chí theo bảng
tiêu chí đánh tại Phiếu đánh giá số 1 (Hồ sơ học tập dự án)
Bước 3. GV thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo
Hoạt động

Thời gian


Giao nhiệm vụ dự án

Địa điểm
thực hiện

Tiết 1

Tại lớp học

Nghiên cứu kiến thức cần thiết có liên Tiết 2
quan để phục vụ cho việc thiết kế và chế tạo
sản phẩm (kiến thức nền); chuẩn bị bản
thiết kế sản phẩm để báo cáo.

Tại lớp học

Báo cáo phương án thiết kế

Tiết 3

Tại lớp học

Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm

Tiết 4

Tại lớp học

Giới thiệu sản phẩm


Tiết 5

Tại lớp học

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp chế tạo nhạc cụ
(Tiết 2 – 90 phút, thực hiện tại lớp học)
A. Mục đích
Tìm hiểu về sóng dừng để áp dụng vào các dụng cụ âm nhạc. Từ đó, xác định
được các cơ sở khoa học của việc thiết kế các chi tiết cho nhạc cụ, đưa ra phương
án thiết kế cho sản phẩm.
B. Nội dung:

23


Dựa vào các tiêu chí ở phiếu đánh giá số 1 và phiếu đánh giá số 2, GV hướng
dẫn HS tìm hiểu các kiến thức nền liên quan. Từ đó hoàn thành được nhiệm vụ
học tập ở tiết này.
Kết quả của q trình làm việc của cả nhóm sẽ được thể hiển thơng qua việc
trình bày báo cáo và bảo vệ bản thiết kế sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đánh
giá trong Phiếu đánh giá số 2.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
+ Giải thích sự tạo sóng dừng trong sáo, đàn bầu để áp dụng vào q trình
tính tốn kĩ thuật của các nhạc cụ âm nhạc
+ Ảnh bản thiết kế có kèm phụ lục giới thiệu.
+ Bảng vật liệu và cách chế tạo
+ Bản trình bảy sản phẩm của nhóm trên giấy A0 hoặc PowerPoint
D. Cách thức tổ chức hoạt động:

Bắt đầu buổi học GV tổ chức hoạt động brainstorm và hoàn thành bảng các
kiến thức của kĩ thuật dạy học KWL.
Đã biết

Muốn biết

Muốn học được

Từ kết quả của hoạt động trên. GV lựa chọn các nội dung trọng tâm để giải quyết.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Lời dẫn của GV: Vậy các em thấy rằng có
phải âm thanh rất thú vị phải không? Việc
tạo ra được sự rung động dẫn đến tạo ra
âm thanh thì phải có 1 nguồn âm tạo dao
động nhưng việc dao động sẽ gặp 1 vật
cản sẽ phản xạ ra và giao thoa giữa sóng
tới và sóng phản xạ sẽ xuất hiện 1 hiện
tượng sóng dừng.
- GV: Hình ảnh của sóng dừng có hình
dạng như thế nào?
Gợi ý: Dựa trên hình ảnh giao thoa sóng.
24

Năng lực



×