Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

SKKN vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề “virut” sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.02 KB, 50 trang )

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu thế phát triển nền giáo
dục toàn cầu. Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong dạy học phát triển năng lực cho
học sinh đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay thì giáo viên nói chung
và giáo viên giảng dạy bộ mơn Sinh học nói riêng cần phải thay đổi tư duy về
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho
người học.
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khố XI về đổi mới
căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã nêu lên mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên cần có nhận thức đúng
đắn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Phương pháp đóng vai (PPĐV) là một phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát huy năng lực tự chủ, độc lập và sáng tạo cho người học, được ứng dụng rộng
rãi nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận được phản hồi tích cực từ học sinh. Ở Việt
Nam trong những năm gần đây PPĐV sử dụng trong dạy học nói chung và dạy học
Sinh học nói riêng đang được quan tâm. Tuy nhiên vẫn chưa được vận dụng rộng
rãi trong dạy học môn Sinh học. Với những ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy
học qua thực tiễn đổi mới các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực
sáng tạo môn Sinh học ở đơn vị công tác đã đạt được kết quả nhất định, với những
lí do trên tơi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học chủ đề
“Virut” Sinh học 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. Với mong
muốn góp phần làm phong phú phương pháp dạy học Sinh học trong xu thế dạy
học phát triển năng lực cho người học đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới
PPDH hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đi sâu vào việc vận dụng PPĐV trong dạy học chủ đề


“Virut” Sinh học 10, nhằm bồi dưỡng và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPĐV, các hình thức tổ chức và quy trình vận dụng
PPĐV trong dạy học Sinh học trường THPT.

1


- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vận dụng PPĐV nhằm phát triển
năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Sinh học ở các trường THPT trên địa
bàn huyện Đơ Lương. Từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện.
- Phân tích cấu trúc nội dung chương “Vi rut và bệnh truyền nhiễm” Sinh học 10,
đề xuất những nội dung có thể vận dụng PPĐV.
- Thiết kế các hoạt động học tập theo PPĐV trong chủ đề “Virut”.
- Thực nghiệm sư phạm vận dụng PPĐV trong dạy học chủ đề “Virut” Sinh học
10, để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của đề tài và có thể áp dụng dạy học môn
sinh học ở trường THPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp đóng vai trong các hoạt động học tập chủ đề “Virut” Sinh học 10.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu các dạng hoạt động học tập vận dụng PPĐV để bồi dưỡng
và phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh qua chủ đề “Virut” Sinh học 10 (Bài
29, bài 30, bài 31, bài 32).
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10
tại các trường THPT trong huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị công
tác trong 2 năm học 2019 -2020 và 2020 - 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái qt hóa,...các
thơng tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có
liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
+ Nghiên cứu lý luận về chủ đề dạy học, phương pháp đóng vai, bồi dưỡng năng
lực sáng tạo.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng PPĐV
trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT.
+ Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học,
điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh.

2


+ Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, các nhà quản lý giáo dục nhằm
có được những thơng tin về dạy học theo PPĐV, làm sáng tỏ những nhận định
khách quan của kết quả nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên và học sinh (giáo án, phiếu học tập,...).
+ Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính tốn các tham số đặc trưng, so
sánh kết quả thực nghiệm.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài
- Về lý luận:
Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng PPĐV, đổi mới và
đa dạng phong phú thêm phương pháp dạy học Sinh học của giáo viên ở trường
THPT, góp phần phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Về thực tiễn:
+ Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng của việc vận dụng PPĐV trong dạy
học Sinh học ở trường THPT.

+ Xây dựng được những nội dung trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”
Sinh học 10, có thể vận dụng PPĐV.
+ Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả vận dụng PPĐV.
+ Thơng qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng
nghiệp giảng dạy bộ mơn Sinh học nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy
năng sáng tạo cho học sinh hiện nay

3


PHẦN II - NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về PPĐV.
Hầu hết đều thừa nhận những tác động tích cực của PPĐV trong dạy học, đặc biệt
là xu hướng dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Trong các cơng trình
nghiên cứu về PPĐV đa số được vận dụng trong giáo dục kỹ năng sống, và các
môn học như Văn học, Lịch sử, Giáo dục cơng dân; Hóa học; Cơng nghệ .... Trong
lĩnh vực Sinh học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, ví như đề tài “Vận dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học tích hợp bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học” của tác giả Phan Thị Thanh Hội, (2017). Đây là cơng trình nghiên cứu các
bước thiết kế kịch bản vận dụng phương pháp đóng vai như một phương pháp dạy
học, đặt học sinh vào bối cảnh và nhân vật, hành động và ứng xử như nhân vật
nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức môn sinh học cấp trung học sơ sở, vừa phát
triển kỹ năng học tập đồng thời giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Hay tác giả Vũ Thi Trọng (2017), với sáng kiến “Sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học bài 8,9,10 “Tế bào nhân thực” phát triển năng lực chung cho học
sinh THPT”. Thiết kế các hoạt động học tập phát triển các năng lực chung như
nêu và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự chủ trong quá trình học tập bằng
cách vận dung phương pháp đóng vai đã phát huy rất hiệu quả … Kết quả các cơng

trình nghiên cứu cho thấy những điểm ưu việt của phương pháp đóng vai trong dạy
học nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng.
Trong thực tế hiện nay, trên địa bàn huyện nơi tôi công tác nói riêng và tỉnh
Nghệ An nói chung, PPĐV đã được một số giáo viên vận dụng vào dạy học mơn
Sinh học. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về PPĐV trong dạy học chủ đề
“Virut” Sinh học 10.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Phương pháp đóng vai
Theo Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2016), đóng vai là phương pháp
dạy học thơng qua mơ phỏng và thường có tính chất trị chơi (cịn gọi là chơi đóng
vai). Ở mơ phỏng, người học đảm nhận các vai - thường có tính trị chơi hoặc làm
việc trong những mơi trường được mô phỏng, nhằm trước tiên phát triển năng lực
hành động, năng lực quyết định trong những tình huống gần với cuộc sống nhưng
đã được đơn giản hóa.
PPĐV là một phương pháp dạy học mới, tích cực nhằm phát huy cao độ tính
tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Bằng việc nhập vai hay hóa thân vào
nhân vật, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức trong suốt q
trình tham gia đóng vai; đồng thời học sinh cịn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản
thân và có cơ hội trình bày quan điểm cá nhân của mình.
4


PPĐV trong dạy học người học thực hiện vai diễn trong một tình huống hay
một vở kịch nào đó gắn liền với nội dung dạy học trong một bối cảnh thực tiễn.
Thơng qua việc đóng vai người học tự đặt mình vào nhân vật, ứng xử và hành động
như nhân vật, qua đó hình thành kiến thức, phát triển năng lực phẩm chất cho học
sinh.
1.2.1.1. Tầm quan trọng của PPĐV trong dạy học Sinh học
- Góp phần làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên: PPDH Sinh
học rất đa dạng như sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học dự án, thực hành thí

nghiệm, trải nghiệm … Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng, phù hợp với từng
trường hợp cụ thể. Vận dụng PPĐV trong dạy học sẽ phát huy cao tính độc lập
sáng tạo của học sinh phù hợp xu thế đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở
trường THPT theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung Sinh học đang học, phát triển
năng lực và phẩm chất cho người học: Vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học
giúp học sinh lưu giữ kiến thức sinh học lâu hơn, phát triển khả năng sáng tạo, tính
năng động, tính thích ứng của học sinh, rèn luyện các kỹ năng thực hành, qua đó
thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi thái độ của học sinh theo hướng tích cực.
- Tạo động cơ học tập cho học sinh: Khi tham gia hoạt động đóng vai học sinh
được trao đổi, giao lưu với giáo viên, bạn bè, thể hiện năng khiếu, thể hiện bản
thân trước đám đơng, hịa mình vào khơng khí lớp học sơi nổi … Từ đó sẽ giúp
học sinh phát triển các kỹ năng và hình thành tri thức cho mình, thay đổi phương
pháp học tập để lình hội kiến thức sâu hơn.
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: PPĐV trong dạy học giúp cho học sinh phát
triển các kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp; giải quyết tình huống, thuyết trình
…. Bởi thơng qua PPĐV học sinh được giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với tập thể, từ đó giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang
lứa và những người xung quanh. Đồng thời học sinh được thể hiện nhận thức, thái
độ trong tình huống cụ thể từ đó có cách ứng xử phù hợp với tình huống. Và cũng
thơng qua việc hóa thân vào đối tượng sinh vật hay tình huống thực tiễn, học sinh
sẽ trở nên tự tin hơn trước đám đông, ngôn ngữ trở nên lưu loát hơn.
- Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện PPĐV, học sinh được sáng tạo trong việc xây
dựng kịch bản, được hóa thân vào vai diễn sẽ giúp các em phát hiện ra năng khiếu
hay sở trường của bản thân có thể phù hợp với một số nghề thể định hướng nghề
nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp phổ thơng.
1.2.1.2. Các phương án triển khai PPĐV trong dạy học Sinh học
a) Vào vai vào đối tượng sinh học để lĩnh hội kiến thức thức Sinh học


5


Để lĩnh hội kiến thức, học sinh sẽ được hóa thân vào các đối tượng sinh học
để có thể cụ thể hóa kiến thức bài học. Phương án này có đặc điểm sau:
- Học sinh có thể tìm hiểu trước về đối tượng sinh học mình được hóa thân
thơng qua các tài liệu như sách báo, tạp chí khoa học, tư liệu sinh học hay vi deo
…Thông qua vai diễn của mình để khắc họa được đặc điểm, bản chất của đối
tượng sinh học. Diễn xuất như thế nào để thể hiện bộc lộ rõ bản chất của đối tượng
là yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, để khắc họa đối tượng, học sinh có thể bổ sung
thêm một số nhân vật phụ hay người dẫn chuyện. Vì vậy cần có sự phân cơng cụ
thể cho từng học sinh để các em có sự định hướng đúng đắn cho vai diễn của mình.
- Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến
lớp, tức là có sự chuẩn bị trước, do đó giáo viên sẽ đóng vai trị là người chỉ dẫn,
sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi học sinh “diễn” trước tập thể lớp.
- Kịch bản phải ngắn gọn, cơ đọng, súc tích để đảm bảo thời gian diễn xuất
ngắn, không ảnh hưởng đến tổng thể tiến trình bài học.
b) Đóng vai giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống
Đây là phương án đóng vai mà học sinh được đặt trong tình huống nhất
định, nhiệm vụ các em đặt mình vào bối cảnh và nhân vật, hành động và ứng xử
để giải quyết tình huống thực tiễn. Học sinh tự mình tưởng tượng, sáng tạo để làm
cho nhân vật của mình thật sự sinh động. Qua đó, các em được bộc lộ khả năng
nhận thức, giao tiếp, giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành.
Phương án này có một số đặc điểm sau:
- Giáo viên sẽ xây dựng tình huống cịn học sinh đảm nhận nhiệm vụ giải
quyết tình huống.
- Học sinh khơng có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được
thơng báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp.
- Học sinh thường làm việc theo tổ, nhóm để giải quyết tình huống.
c) Đóng vai trong trị chơi đố vui Sinh học

Tiến hành tổ chức trị chơi đố vui có vận dụng phương pháp đóng vai thơng
qua 2 cách sau:
+ Cách 1: Giáo viên cho học sinh bốc thăm phiếu học tập với nội dung có
ghi thơng tin liên quan đến đối tượng sinh học hoặc tình huống… và yêu cầu học
sinh nhập vai thể hiện nội dung có ghi trong phiếu học tập. Các học sinh cịn lại sẽ
đốn xem từ khóa của đối tượng sinh học đó. Ở cách 1, giáo viên là người xây
dựng kịch bản trò chơi cịn học sinh là người thể hiện kịch bản có sẵn. Với cách
này, đa số học sinh trong lớp có thể tham gia.
- Cách 2: Học sinh bốc thăm phiếu học tập (ghi tên về sự vật, hiện tượng
sinh học) và diễn tả trước lớp sao cho các học sinh cịn lại biết được đó là sự vật
6


hiện tượng gì (Lưu ý, học sinh có thể chỉ dùng hành động để diễn tả hoặc vừa cả
hành động và lời nói để diễn tả nhưng khơng được nhắc đến tên của sự vật và hiện
tượng đó).
Ở cách này, học sinh phải tự sáng tạo kịch bản và thể hiện trước lớp và với
cách này thì chủ yếu học sinh khá giỏi, có kiến thức nhất định về vấn đề đó.
1.2.1.3. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Sinh học
a) Vận dụng trong bài cung cấp kiến thức mới
Khi vận dụng PPĐV vào bài học nghiên cứu kiến thức mới, giáo viên chỉ có
thể xen kẽ cho học sinh thực hiện đóng vai để bảo thời gian hoàn thành đúng tiến
độ đáp ứng mục tiêu của bài học. PPĐV trong bài nội khóa chỉ có thể tiến hành
trong phạm vi lớp học, việc sân khấu hóa của học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Quy
trình vận dụng PPĐV trong bài cung cấp kiến thức mới tiến hành như sau:
Giáo viên nêu tình huống, lựa chọn nhân vật đóng vai

Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân cơng vai diễn tập dượt diễn xuất.


Các nhóm trình bày sản phẩm (thực hiện đóng vai) theo kịch bản đã xây dựng

Các nhóm thảo luận sau khi đóng vai

Giáo viên kết luận, nhận xét,
cho điểm các nhóm

Rút ra bài học nhận thức,
kỹ năng.

b) Vận dụng trong bài học ngoại khóa.
- Hoạt động ngoại khóa là hình thức phù hợp nhất để vận dụng PPĐV mang
lại hiệu quả lớn hơn bởi vì:
7


+ Thứ nhất học sinh có nhiều thời gian cho phần đóng vai, có điều kiện thể
hiện hết những ý tưởng mà các em muốn truyền đạt qua vai diễn của mình, với quỹ
thời gian nhiều hơn so với quy định tiết học trên lớp.
+ Thứ hai không gian diễn ra trong phạm vi mở rộng hơn, giáo viên có thể tổ
chức cuộc thi xây dựng kịch bản giữa các lớp trong khối hay giữa các khối trong
toàn trường từ đó tạo ra khơng khí thi đua sơi nổi cho học sinh các lớp, giáo viên
có thể khuyến khích học sinh mời thầy cô giáo ở các bộ môn khác hoặc gia đình,
người thân,bạn bè cùng tham dự, tạo cơ hội để học sinh thể hiện những cố gắng
của mình trong học tập cho phụ huynh, ngược lại phụ huynh học sinh cũng phần
nào được tham gia vào việc học tập của các em, tạo ra cơ hội gắn kết giữa gia đình
và nhà trường.
+ Thứ ba học sinh có điều kiện triển khai ý tưởng diễn xuất cũng như trang
trí sân khấu phù hợp với kịch bản mà các em xây dựng.

- Tuy nhiên vận dụng PPĐV trong hoạt động ngoại khóa có những hạn chế
sau:
+ Hoạt động ngoại khóa mơn sinh học là hoạt động khơng quy định trong
giờ học chính khóa nên khơng thể tổ chức thường xun. Nếu có thì chỉ có thể
lồng ghép với hoạt động ngồi giờ lên lớp khi có chủ đề liên quan đến “Chăm sóc
sức khỏe sinh sản vị thành niên lứa tuổi học đường”; “Bảo vệ môi trường”; “Tuyên
truyền và phòng chống các tệ nạn xã hội”; “Du lịch sinh thái vùng miền” ….
- Hoạt động ngoại khóa địi hỏi sự đầu tư cơng phu hơn rất nhiều so với
đóng vai trong bài học nội khóa cả về cơng sức, thời gian, đặc biệt là nguồn kinh
phí phục vụ cho chương trình.
c) Vận dụng trong bài kiểm tra, đánh giá
Vận dụng phương pháp đóng vai trong kiểm tra đánh giá gồm có những hình
thức sau:
- Học sinh đóng vai nhân vật giải quyết tình huống của đề bài
- Học sinh đóng vai miêu tả, mơ phỏng lại hiện tượng sinh học.
Các bước vận dụng PPĐV trong bài kiểm tra đánh giá được thể hiện theo sơ đồ
sau:
Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học để ra đề kiểm tra có vận
dụng PPĐV (kèm đáp án và thang điểm).

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết tại lớp (hoặc ra bài tập
về nhà).
8


Giáo viên chấm, chữa và trả bài kiểm tra.

Giáo viên chọn một số bài làm tốt,cho học sinh nhập vai và diễn trước lớp

Giáo viên kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng.


Tuy nhiên khi vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học cần đảm bảo một số
yêu cầu sau:
+ Đảm bảo mục tiêu giáo dục:
- Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những khái niệm, quy luật, quá trình
sinh học, làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ
công nghệ sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
- Về năng lực lực: Hình thành và phát triển năng lực nhận thức kiến thức
sinh học, năng lực tìm tịi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức
sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
- Về tư tưởng, thái độ: Có thế giới quan khoa học đúng đắn. Có niềm tin vào
cuộc sống, bồi dưỡng và phát triển lịng u q hương đất nước, bảo vệ mơi
trường sống, sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng …
+ Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Kế thừa những nội dung bài đã học, lấy những nội dung kiến thức mà học
sinh đã được học làm nền tảng, làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học.
+ Đảm bảo tính khả thi
- Tính khả thi của kịch bản: Kịch bản xây dựng phải căn cứ vào mục tiêu,
nội dung của bài học để đảm bảo tính đúng của việc sử dụng PPĐV. Kịch bản gây
hứng thú, mang tính thuyết phục cao về ý tưởng, hành vi. Kịch bản phải có tính
tích cực, mang lại hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mỹ, và phải tôn
trọng bản chất sự vật, hiện tượng sinh học. Các nguồn tài kiệu sử dụng trong kích
bản phải được kiểm chứng rõ ràng.
-Tình khả thi về thời gian thực hiện: Tình huống trong kịch bản không nên
quá dài , vượt quá thời gian cho phép. Phải dành thời gian phù hợp cho học sinh
thảo luận khi xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. Đối với bài học cung cấp
9


kiến thức mới, thời gian luôn là yếu tố gây trở ngại khi thực hiện PPĐV, vì vậy

việc lựa chọn nội dung phù hợp với phương pháp đóng vai vơ cùng quan trọng.
- Khả thi về cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học: PPĐV sẽ phát huy tối đa hiệu quả
của nó nếu có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ dạy học. Đối
với hoạt động ngoại khóa có sử dụng PPĐV thì nhất thiết phải có sự chuẩn bị, đầu
tư kỹ lưỡng chu đáo về nội dung kịch bản, diễn xuất, trang phục, đạo cụ ... Nếu
ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp dạy học.
- Khả thi về cách thức chia nhóm: Nhóm học tập khơng q đông tùy sĩ số
chia giao động 10 - 15 người, để có thể quan sát, theo dõi được các vai đóng đầy
đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm qua buổi đóng vai.
+ Đảm bảo kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức: Trong quá trình vận
dụng PPĐV, giáo viên phải bám sát chương trình và SGK để đạt được mục tiêu
theo đúng chuẩn kiến thức. Mỗi bài cụ thể, cần xác định xây dựng nhân vật, sự
kiện, tình huống thích hợp để vận dụng PPĐV có hiệu quả nhất phù hợp với điều
kiện thực tế.
+ Đảm bảo phát huy tính tích cực sáng tạo
Khi tham gia PPĐV học sinh được phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo khi
thực hiện nhiệm vụ học tập. Cần tôn trọng sự lựa chọn của học sinh, khuyến khích
học sinh tự đưa ra ý tưởng đóng vai trong bài học để các em thỏa sức sáng tạo thay
vì giáo viên là người tự viết kịch bản, tự ấn định vai diễn cho các em
1.2.2. Một số vấn đề về dạy học chủ đề
1.2.2.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tịi những khái niệm, đơn vị kiến thức
nội dung bài học, chủ đề … có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các
hợp phần của mơn học đó (nghĩa là con đường dạy học những nội dung từ một số
đơn vị, môn học, bài học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một
chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn
để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng
chủ đề dạy học hiện nay có thể là trong một mơn học hay chủ đề liên môn.

Ưu điểm của dạy học chủ đề: Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh
quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên;
Hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình
khoa học và rèn luyện kỹ năng tiến trình khoa suy luận, áp dung thực tiễn; Thống
nhất giữa tổ chức dạy học từ một phần trong chương trình học với vận dụng thơng
qua gắn liền lí thuyết với thực hành; Kiến thức trong dạy học chủ đề thu được là
các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau; Trình độ có thể đạt được
10


ở mức độ cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng giải quyết các vấn đề có
liên quan; Kết thúc một chủ đề học sinh có được một tổng thể kiến thức mới, tinh
giản chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa, khơi dậy niềm say mê
khoa học; Kiến thức gần gũi với thực tiễn hơn do học sinh phải cập nhật thông tin
khi thực hiện chủ đề; Rèn luyện các năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm …
tự tin ki trình bày báo cáo.
1.2.2.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học
Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục
tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề
Bước 3: Xây dựng bảng mô tả
Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập
Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề
Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề
Thiết kế tiến trình dạy học: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến
thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tịi sáng tạo. Với
mỗi hoạt động cần có mục đích, nhiệm vụ học tập của học sinh, cách thức tiến
hành.
1.2.2.3. Tổ chức dạy học các chủ đề dạy học

- Xây dựng chủ đề dạy học: Cắn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện
hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Trên cơ sở rà sát chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực, xác định các năng lực phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi
chuyên đề xây dựng.
- Biên soạn câu hỏi và bài tập: Với mỗi chuyên đề xây dựng, xác định và mô
tả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao với mỗi loại câu hỏi và
bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh
trong dạy học. Trên cơ sở đó biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo mức độ yêu
cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
- Thiết kế tiến trình dạy học: Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để
có thể thực hiện trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số
hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử
11


dụng. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kỹ thuật dạy học tích cực nào đó để
tổ chức nhưng đều được thực hiện theo các bước như sau:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS
dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở
nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
dưới sự hướng dẫn của GV.
1.2.3. Lý thuyết về năng lực sáng tạo

- Trong chương trình giáo dục tổng thể của Việt Nam (2017) đã xác định:
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và
q trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,
kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí … thực hiện
thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể.
- Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh
thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, cơng cụ mới, vận dụng những hiểu biết đã có
vào hồn cảnh mới.
- Một số năng lực sáng tạo chủ yếu:
+ Năng lực tư duy sáng tạo
+ Năng lực quan sát sáng tạo
+ Năng lực tưởng tượng - liên tưởng
+ Năng lực phát hiện vấn đề
- Các mơ hình dạy học theo quan điểm năng lực sáng tạo:
+ Mơ hình dạy học theo chủ đề
+ Mơ hình dạy học trên cơ sở vấn đề
+ Mơ hình dạy học theo góc
+ Mơ hình dạy học theo dự án
- Những biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập thường được
biểu hiện:
+ Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình
huống mới, vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới.
12


+ Năng lực nhận thấy vấn đề lớn trong điều kiện quen biết (tự đặt câu hỏi
cho mình và mọi người về bản chất của các điều kiện, tình huống, sự vật). Năng
lực nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
+ Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu.

+ Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lý một tình
huống.
+ Năng lực xác nhận bằng lý thuyết và thực hành các giải thuyết và phủ
nhận nó.
+ Năng lực nhìn nhận vận đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học ở trường THPT trên
địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An.
1.3.1.1. Về phía giáo viên
Để nắm bắt thực trạng về việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
Sinh học ở trường THPT, tôi đã tôi sử dụng phiếu và (công cụ Google forms theo
/>%2FSvGBr7wM7aodJmnK7%3Ffbclid%3DIwAR3L ….) tiến hành một cuộc điều tra

đối với 16 giáo viên dạy bộ môn Sinh học tại đơn vị công tác và một số giáo viên
trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương về “Nhận thức của giáo viên trong
việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Sinh học ở trường THPT”.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Nhận thức của giáo viên trong việc vận dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học Sinh học ở trường THPT
TT

Các tiêu chí

1

Thầy (cô) sử dụng PPĐV trong dạy học như thế nào ?(Chỉ 16
chọn 1 đáp án)

100


Thường xuyên.

0

0

Thỉnh thoảng.

6

37,5

Chưa bao giờ.

10

62,5

Theo thầy (cô), mức độ cần thiết của việc sử dụng PPĐV 16
trong dạy học Sinh học là gì ?(Chỉ chọn 1 đáp án)

100

Rất cần thiết.

25

2

SL


4

Tỷ lệ
%

13


3

4

Bình thường.

7

43,7
5

Khơng cần thiết.

5

31,2
5

Theo thầy (cơ), việc vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học 16
có vai trị như thế nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)


100

Học sinh được lĩnh hội tri thức mới.

9

56,2
5

Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức.

6

37,5

Gây hứng thú, tạo khơng khí học tập sơi nổi.

16

100

Học sinh được thể hiện mình trước đám đơng.

16

100

Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn.

8


50

Liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

6

37,5

Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

16

100

Đánh giá của thầy (cô), về vận dụng PPĐV trong dạy học 16
Sinh học? (Có thể chọn nhiều đáp án)

100

Có thể vận dụng cho tất cả các bài học trong SGK.

2

12,5

Khó vận dụng vì mất nhiều thời gian.

14


87,5

Khơng khí lớp học sơi nổi, học sinh hứng thú.

16

100

Học sinh khó lĩnh hội được kiến thức.

4

25

Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng 16
tạo, năng lực giao tiếp cho học sinh.

100

Học sinh tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến 12
thức.

75

Qua bảng 1 cho thấy số lượng giáo viên sử dụng PPĐV trong dạy học Sinh
học rất ít: thỉnh thoảng sử dụng là 37,5%, mức độ sử dụng thường xuyên là 0%,
chưa sử dụng là 62,5%. Về mức độ sử dụng PPĐV: nhiều giáo viên chưa chú trọng
đến việc vận dụng PPĐV trong dạy học môn Sinh học: 25% giáo viên thấy cần
thiết, 31,25% giáo viên cho rằng không cần thiết. Đa số các giáo viên đánh giá cao
ý nghĩa của PPĐV trong giảng dạy bộ mơn Sinh học, góp phần gây hứng thú, tạo

khơng khí học tập sơi nổi, giúp học sinh được thể hiện mình trước đám đơng và
14


phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có 50% giáo viên cho rằng PPĐV
giúp học sinh được giao lưu , tranh luận với các bạn, 56,25% giáo viên đánh giá về
ý nghĩa lĩnh hội tri thức mới của PPĐV, 37,5% giáo viên coi trọng tác dụng “Ôn
tập, khái quát,củng cố kiến thức” của PPĐV và 37,5% giáo viên cho rằng PPĐV
góp phần liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Thông qua kết quả khảo sát, nhận thấy phần lớn giáo viên đều đánh giá cao
những ưu điểm mà PPĐV mang lại trong dạy học: 100 % giáo viên cho rằng PPĐV
góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao
tiếp cho học sinh làm cho khơng khí lớp học sơi nổi, 75 % giáo viên nhận thấy qua
PPĐV học sinh tích cực, chủ động trong học tập và lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh những ưu điểm, nhận thấy PPĐV có nhiều hạn chế: khơng phải bài
học nào cũng có thể vận dụng PPĐV bởi phương pháp này mất rất nhiều thời gian.
Như vậy, qua phân tích kết quả khảo sát có thể thấy, mặc dù PPĐV chưa
được giáo viên sử dụng một cách thường xuyên nhưng phần lớn các giáo viên đã
quan tâm và nhận thấy được vai trò quan trọng của PPĐV, đồng thời cũng thấy
được những ưu điểm và hạn chế của PPĐV trong dạy học Sinh học.
1.3.1.2. Về phía học sinh
Để nắm bắt được thực tiễn vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học trên địa
bàn một số trường THPT, tôi sử dụng phiếu và (công cụ Google forms theo link:
/>%2F87H188YvtpfVJgyz9%3Ffbclid% ….) tiến hành điều tra nhận thức của học sinh

về việc vận dụng PPĐV trong dạy học môn Sinh học
- Địa bàn tiến hành khảo sát: trường THPT nơi tôi công tác và các trường
THPT trên địa bàn huyện Đô Lương.
- Đối tượng khảo sát: học sinh tại một số lớp khối 10 của 5 trường, tổng số
200 học sinh.

-Kết quả thu được như sau:
Bảng 2. Nhận thức của học sinh về việc vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học
T
T

Các tiêu chí

SL

Tỷ lệ %

1

Em có quan niệm như thế nào về việc học môn Sinh học ? 200
(Chọn 1 đáp án)

100

Rất thích học mơn Sinh học

30

15

Chỉ xem môn Sinh học là nhiệm vụ

129

64,5


Không thấy hứng thú với môn Sinh học

41

20,5
15


2

3

4

Em đã tham gia vào PPĐV trong dạy học môn Sinh học 200
như thế nào ?(Chọn 1 đáp án)

100

Thường xuyên

0

0

Thỉnh thoảng

102

51


Chưa bao giờ

98

49

Cảm nhận của sau khi học Sinh học bằng PPDH truyền 200
thống như thuyết trình, vấn đáp…?(chọn 1 đáp án)

100

Rất thích

11

5,5

Bình thường

48

24

Khơng thích

141

70,5


Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng các PPDH 200
truyền thống trong dạy học Sinh học?(có thể lựa chọn
nhiều đáp án)
Giờ học khơng sôi nổi, học sinh không hứng thú

162

81

Học sinh không phát huy được tính tích cực chủ động sáng 127
tạo.

63,5

Tạo hứng thú học tập, học sinh được phát huy tính sáng tạo, 45
được tranh luận với bạn và thể hiện mình.

22,5

Kết quả thống kê từ bảng 2 có thể thấy phần lớn học sinh chỉ xem môn Sinh
học là một nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình học tập ở trường THPT: chiếm
64,5 %. Số lượng học sinh yêu thích mơn Sinh học rất ít: chiếm 15%), cịn lại
20,5% học sinh cảm thấy không hứng thú khi học Sinh học. Việc vận dụng PPĐV
trong dạy học môn Sinh học không được thực hiện thường xuyên: 51% học sinh
thỉnh thoảng được học, 49% học sinh chưa bao giờ được học Sinh học bằng PPĐV.
Bên cạnh đó, số lượng học sinh khơng thích PPDH truyền thống chiếm số lượng
tương đối cao 70,5% %, 63,5 % học sinh rất cho rằng PPDH truyền thống khơng
phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Thực tế trên cho
thấy, giáo vien cần phải đổi mới PPDH, thay đổi cách dạy, cách học nhằm đáp ứng
định hướng phát triển năng lực của học sinh.

1.3.2. Đánh giá thực trạng vận dụng PPĐV trong dạy học môn Sinh học tại
các trường THPT trên địa bàn huyện Đơ Lương, Nghệ An.
- Về phía giáo viên:

16


Mặc dù PPĐV phát huy được nhiều ưu điểm trong q trình dạy học mơn
Sinh học nhưng rất ít giáo viên vận dụng vào bài giảng của mình vì cho rằng
phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều cơng sức trong việc chuẩn bị
tình huống, kịch bản, giáo án để triển khai. Với tâm lý ngại thay đổi ở một số bộ
phận giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn đến việc PPĐV không được vận dụng
thường xuyên trong dạy học Sinh học. Một số giáo viên có thói quen thường xuyên
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chậm thích ứng với phương pháp dạy
học mới, nhất là đối với xu hướng dạy học phát triển năng lực hiện nay.
Ngồi ra, cịn có một số bộ phận giáo viên cũng không mạnh dạn đưa
phương pháp dạy học mới vào bài giảng trên lớp mà chỉ sử dụng phương pháp mới
trong dạy học khi dạy những tiết thao giảng, thanh tra dự giờ hay những tiết dạy
trong các kỳ thi giáo viên giỏi.
PPĐV đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và mất nhiều thời gian nên
nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng khi không biết vận dụng PPĐV trong bài dạy của
mình như thế nào cho hiệu quả, cách xây dựng tình huống và kịch bản như thế nào
cho phù hợp.
- Về phía học sinh:
Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm giảm hiểu quả của việc vận
dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Sinh học là do học sinh ít được học theo
PPĐV nên khả năng xây dựng kịch bản, diễn xuất và hợp tác của học sinh còn hạn
chế. Một số học sinh chưa chủ động tham gia vào hoạt động nhóm, cịn quen với
lối truyền thụ một chiều. Ngoài ra các em cịn tự ti, khơng dám nhận vai khi được
giao, hoặc nếu nhận vai thì khi diễn xuất rất chưa tự tin, còn rụt rè trước tập thể.

Đặc biệt, đối với những lớp cuối cấp các em còn xem nhẹ bộ môn Sinh học.
Đối với những học sinh lựa chọn tổ hợp khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT quốc
gia để lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì các em cịn quan
tâm đến mơn Sinh học nhưng lại chỉ thích giáo viên dạy theo phương pháp truyền
thống để có thể truyền tải nhiều kiến thức phục vụ cho thi cử, còn đối với những
học sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội và những học sinh chỉ có nhu cầu tốt
nghiệp thì lại khơng coi trọng mơn Sinh học, các em quan niệm thốt điểm liệt và
đủ điểm xét tốt nghiệp, do đó, học sinh cuối cấp không mặn mà với PPĐV trong
dạy học Sinh học.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy học:
Cơ sở vật chất tại đơn vị tơi cơng tác khơng gian phịng học diện tích nhỏ,
trong khi số lượng học sinh lại lớn nên khó có thể thực hiện “sân khấu hóa lớp
học”. Đặc biệt,với những tiết dạy ngoại khóa cho phương pháp đóng vai phải cần
đến nguồn kinh phí nhất định, phải phụ thuộc vào kế hoạch, hoạt động chung của
nhà trường nên rất khó thực hiện.
- Về chương trình mơn học Sinh học:
17


Hiện nay, chương trình SGK Sinh học ở trường THPT quá nặng về kiến
thức nên giáo viên hầu như không có thời gian để thực hiện phương pháp đóng vai
cho bài dạy của mình. Nhiều bài học trong chương trình sách giáo khoa Sinh học
rất khó thực hiện bằng phương pháp đóng vai.
1.3.3. Đề xuất một số giải pháp vận dụng hiệu quả PPĐV trong giảng dạy bộ
môn Sinh học ở trường THPT
Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, tôi xin đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bộ môn Sinh
học ở trường THPT như sau:
a) Về công tác chuẩn bị
- Trước khi thực hiện tiết dạy có vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học,

giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các khâu như: lên kế hoạch, thời gian
thực hiện hợp lý, xây dựng kịch bản và tình huống đóng vai phù hợp với mục tiêu
bài học. Nhân vật và tình huống đóng vai có vai trị quan trọng. Kịch bản phải có
phải tạo hứng thú, gây sự chú ý, mang tính thuyết phục cao. Kịch bản phải tôn
trọng bản chất sinh học của sự vật hiện tượng, phải có tính tích cực và mang lại
hiệu quả giáo dục cao. Các câu thoại trong kịch bản không nên quá dài, phải đúng
trọng tâm bài học, khơng sử dụng các từ ngữ mang tính địa phương trong câu
thoại.
- Trong nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học bậc THPT đa dạng,
phong phú. Tuy nhiên, khơng phải bài học nào cũng có thể vận dụng PPĐV. Do đó,
để vận dụng một cách có hiệu quả và phát huy tối đa ưu điểm của PPĐV trong dạy
học Sinh học giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, các bài học
cụ thể trong SGK để từ đó lựa chọn những bài học phù hợp cho PPĐV.
b) Sự định hướng và quan tâm của giáo viên đối với học sinh
- Giáo viên cần phải quan tâm và định hướng cho học sinh trong việc chuẩn
bị kịch bản cũng như diễn xuất, kịp thời phát hiện những khó khăn, hạn chế của
học sinh để có biện pháp khắc phục.
- Giáo viên nên tôn trọng và khuyến khích khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng
của học sinh trong quá trình xây dựng kịch bản và đóng vai. Giáo viên khơng nên
ép học sinh vào khn mẫu kịch bản và nhân vật mà mình định sẵn.
- Đối với những học sinh học sinh nhút nhát, ngại thể hiện mình trước đám
đơng, giáo viên nên động viên, khích lệ các em tham gia các vai nhỏ trong kịch bản
để giúp các em mạnh dạn hơn trước tập thể. Khi các em vượt qua được chính bản
thân mình, giáo viên có thể cho các em đảm nhận vai chính trong kịch bản của
những tiết học sau. Nếu giáo viên tận tình chỉ dẫn, biết động viên, khích lệ học
sinh kịp thời thì học sinh sẽ có kỹ năng tốt hơn trong các hoạt động nhóm, học sinh
sẽ mạnh dạn, tích cực và chủ động hơn khi thực hiện PPĐV trong học tập.
18



- Trong quá trình thực hiện dạy học sinh học bằng PPĐV, giáo viên nên quan
sát kỹ lưỡng từng hành động, lời thoại của nhân vật mà học sinh đóng vai, khả
năng diễn xuất của từng học sinh, cách lựa chọn trang phục, đạo cụ cho nhân vật
trong kịch bản. Giáo viên cũng phải quan sát việc chú ý theo dõi của những học
sinh cịn lại trong lớp khi khơng tham gia vào kịch bản để đánh giá ý thức của học
sinh trong giờ học.
Sau khi học sinh hoàn thành việc diễn xuất nhân vật và tình huống, giáo viên
cần nhận xét một cách khách quan, rút ra những ưu điểm và hạn chế từ đó phát huy
ưu điểm, khắc phục hạn chế cho các tiết học tiếp theo.
- Để tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh, sau khi kết thúc bài học
có vận dụng PPĐV, giáo viên nên đánh giá học sinh bằng điểm số. Điều này sẽ có
tác dụng khích lệ, động viên rất lớn đối với học sinh trong học tập.
- Hiện nay, kết quả đầu vào, ý thức học tập cũng như chất lượng học tập ở
mỗi lớp hoàn toàn khác nhau. Có nhiều lớp ý thức học tập rất tốt, học sinh có tư
duy và sự sáng tạo nên khi thực hiện PPĐV trong dạy học giáo viên gặp rất nhiều
thuận lợi, học sinh sẵn sàng hợp tác với giáo viên để thực hiện tốt bài giảng. Tuy
nhiên, cũng có những lớp chất lượng văn hóa thấp hơn, ý thức tự giác và sự sáng
tạo của nhiều học sinh còn hạn chế. Khi giáo viên thực hiện PPĐV tại những lớp
học này gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí, nhiều học sinh còn thiếu sự hợp tác với
giáo viên. Để khắc phục tình trạng đó địi hỏi giáo viên phải quan tâm, gần gũi,
động viên học sinh từ đó nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế của các em. Và
khi thực hiện PPĐV tại những lớp này, giáo viên khơng nên ơm đồm mà chỉ cho
các em đóng vai 1 nhân vật hay 1 tình huống ngắn trong 1 mục nhỏ của bài học.
Sau khi các em quen dần với phương pháp này giáo viên sẽ tăng dần số lượng nhân
vật, tình huống, bài học có sử dụng PPĐV. Để thực hiện điều đó địi hỏi giáo viên
phải kiên trì, nhẫn nại và phải thực sự quan tâm đến học sinh.
c) Giáo viên cần phải có nhận thức đúng về phương pháp đóng vai trong
dạy học
Việc vận dụng PPĐV trong dạy học Sinh học nên được sử dụng thường
xuyên, tránh tình trạng dạy đối phó của giáo viên trong những tiết học có người dự

giờ, hay những tiết dạy phục vụ trong các kỳ thi giáo viên giỏi.Việc vận dụng
thường xuyên phương pháp đóng vai trong dạy học Sinh học có tác dụng to lớn
trong việc tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh.

19


CHƯƠNG II. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY
HỌC CHỦ ĐỀ “VIRUT”
2.1. Khái quát chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”
2.1.1. Mục tiêu và nội dung chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”
2.1.1.1 Mục tiêu chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”
a) Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, hình thái và cấu trúc các loại virut.
- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Phân tích được vai trị và tác hại của virut trong thực tiễn.
- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, phân tích được các con đường lây truyền
bệnh.
- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích ngun nhân, triệu
chứng, cách phịng và chống bệnh.
- Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch.
- Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chống bệnh do virut gây ra.
- Trình bày được một số thông tin về một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut
gây ra ở Việt Nam như Covid -19, AIDS, đậu mùa, viêm gan B...
- Giải thích được nguyên nhân, phương thức lây nhiễm và cách phòng chống bệnh,
giúp bảo vệ sức khỏe cộng.
b)Về năng lực
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
- Vận dụng kiến thức đề phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut
gây ra ở Việt Nam như Covid 19, HIV/AIDS....

c) Phẩm chất
- Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp, người dân tham gia các biện
pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra.
- Tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức phòng chống bệnh do virut gây ra.
2.1.2. Một số nội dung vận dụng PPĐV trong chương “Virut và bệnh truyền
nhiễm”
Trên cơ sở xác mục tiêu bài học, tôi xin đề xuất một số nội dung trong
chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” có thể vận dụng PPĐV trong dạy học như
sau:
20


T
T
1

Nội dung

Hình thức vận dụng

- Cấu trúc và hình thái virut

- Bài cung cấp kiến thức mới.
- Bài ngoại khóa.

2

- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào - Bài cung cấp kiến thức mới.
chủ.
- Bài ngoại khóa.

- HIV/AIDS

3

- Virut gây bệnh

- Bài cung cấp kiến thức mới.

- Ứng dụng virut trong thực tiễn

- Bài kiểm tra đánh giá.
- Bài ngoại khóa.

4

- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

- Bài cung cấp kiến thức mới
- Bài kiểm tra đánh giá.
- Bài ngoại khóa.

2.1.3. Một số biện pháp vận dụng PPĐV trong chương “Virut và bệnh truyền
nhiễm”
a) Vận dụng trong bài cung cấp kiến thức mới
- Vào vai các đối tượng sinh học để mơ tả đặc điểm, bản chất hình thành
kiến thức:
Cụ thể: khi dạy nội dung cấu trúc Virut, học sinh hóa thân vào vai là một
Virut cụ thể phác họa đặc điểm, cấu trúc và hình thái Virut (có thể chia 4 nhóm,
mỗi nhóm tìm hiểu 1 loại virut: * Nhóm 1: Virut đốm thuốc lá.; *Nhóm 2: Virut
Cúm.; * Nhóm 3: Virut bại liệt. ;* Nhóm 4: Virut: Phagơ – T2 )

Giáo viên lưu ý học sinh khi viết kịch bản có thể tham khảo tư liệu qua sách;
báo, Internet … tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu của bài học và thời gian diễn xuất
cho mỗi nhóm là 2 - 3 phút. Để cho kịch bản thêm sinh động, học sinh có thể tự
chuẩn bị thêm phục trang hoặc âm thanh (nếu có). Giáo viên nên khuyến khích học
sinh tự làm trang phục từ những vật liệu sẵn có, dễ tìm, dễ kiếm từ các phế liệu
như giấy, bìa cứng ….
- Đóng vai giải quyết tình huống:
+ Cách 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ đảm nhận giải
quyết tình huống sau:
Tình huống: Một người bạn nói với bạn “Khơng nên chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS tại nhà” Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
21


Em hãy vào vai là một chuyên gia y tế, một cơng dân ... Để xử lý tình hống
trên ? (Lưu ý: thời gian thảo luận 3 phút, thời gian trình bày 2 - 5 phút)
Đây là tình huống chung cho cả 4 nhóm. Các nhóm sẽ phải thảo luận để tự
xây dựng cho mình một kịch bản ngay trên lớp. Kịch bản và nhân vật trong tình
huống phải bám sát với mục tiêu bài học để làm sao học sinh có thể nắm con
đường lây nhiễm, và khơng lây nhiễm, cũng như cách phịng chống, tránh tình
trạng kì thị, để bằng tình yêu thương sẻ chia giúp những người mang HIV. Giáo
viên cho các nhóm cử đại diện lên đóng vai tình huống. Sau khi các nhóm hồn
thành nội dung giáo viên cho đại diện nhóm tự nhận xét, đánh giá; các nhóm cịn
lại nhận xét, bổ sung, tranh luận, phản biện. Cuối cùng giáo viên tổng kết, đánh giá
các nhóm và rút ra bài học nhận thức sau khi giải quyết tình huống bằng phương
pháp đóng vai.
+ Cách 2: Giáo viên sẽ cho học sinh xây dựng kịch bản: “Tham vấn chuyên
gia”. Cách thức được tiến hành như sau:
Giáo viên sẽ cho học sinh trong lớp đảm nhận các vai như: Chuyên gia y tế
- Bác sĩ, Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng; học sinh; người dân; phóng viên. Phóng

viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ phỏng vấn các nhân vật trên. Nội dung của cuộc phóng
vấn sẽ xoay quanh: Virut gây bệnh và bệnh truyền nhiễm, tham vấn cách chữa trị
và phòng chống lây nhiễm Virut. Với cách thức này đòi hỏi học sinh đảm nhận
nhiệm vụ phóng viên sẽ phải tìm tịi, suy nghĩ và sáng tạo trong cách đặt câu hỏi và
cách thức điều khiển buổi phỏng vấn. Còn những học sinh được giao nhiệm vụ
đóng vai nhân vật sẽ phải nắm được những kiến thức cơ liên quan đến vai diễn của
mình. Có gợi ý hệ thống câu hỏi phỏng vấn như (1. Một người có thể bị lây nhiễm
virut khi nào?; 2. Làm sao để có thể biết được người đó bị nhiễm virut?; 3. Triệu
chứng của người nhiễm virut Corona là gi?; 4. Cách phịng tránh lây nhiễm virut
nói chung, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid -19 xẩy ra cần làm đúng và đủ
những yêu cầu nào?; 5. Thông điệp gửi mọi người dân trong giai đoạn hiện nay là
gì? – Thơng điệp “KHƠNG HOANG MANG , KHƠNG HOẢNG SỢ, KHƠNG KÌ THỊ CHUNG TAY ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH DO VIRUT CORONA GÂY RA” ....

b) Đóng vai trong trị chơi “Đố vui Sinh học”
Cách thức này thường được vận dụng trong cho toàn thể học sinh trong lớp
cùng tham gia. Tơi xin đề xuất cách tiến hành trị chơi “Nhìn hành động đốn con
đường” như sau: Giáo viên sẽ viết các lá thăm có ghi tên của từ khóa của các con
đường lây nhiễm HIV. Giáo viên sẽ cho học sinh lên bốc thăm. Sau khi học sinh
bốc thăm, giáo viên yêu cầu học sinh dùng hành động (tuyệt đối khơng dùng lời
nói) để diễn tả trước lớp sao cho các học sinh cịn lại đốn biết được đó là con
đường nào.

22


c) Vận dụng trong bài kiểm tra, đánh giá
PPĐV vận dụng trong bài kiểm tra đánh giá được thực hiện sau khi học sinh
đã học xong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” cụ thể như sau:
- “Em hãy tưởng tưởng mình là 1 bệnh nhân bị nhiễm virut Corona, đã
được cứu chữa khỏi”.Kể về về hành trình bị lây nhiễm chống chọi với bệnh tật để

tìm lại sự sống cho mình. Học sinh sẽ thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo trong bài
làm của mình để trình bày vấn đề trong tình huống với những hiểu biết về đại dịch
Covid -19.
- Hay:“Em hãy tưởng tượng mình là một biên tập viên của chương trình
thời sự Tin tức 24h TV, với nội dung “SẢN XUẤT VACCINE PHÒNG CHỐNG
VIRUT”.
Với nội dung, học sinh sẽ hóa thân vào biên tập viên Chướng trình Tin tức
24h.TV Gợi ý sản phẩm như sau: “Đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm
2019 tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), cộng đồng khoa học thế giới đã lập tức
khởi động tiến trình nghiên cứu, phát triển loại vaccine phịng bệnh. Với mục tiêu
cấp bách là đối phó với dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng và có nguy cơ tàn
phá toàn cầu, việc điều chế vaccine chống Covid-19 nhận được sự quan tâm đặc
biệt của nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành cuộc chạy đua gay cấn trong lịch
sử khoa học y tế của nhân loại. Tuy nhiên sự xuất hiện những người nhiễm biến
thể mới của virut nguy hiểm hơn biến thể cũ có biểu hiện như: ho, mệt mỏi, đau
cơ, đau đầu là những triệu chứng thường gặp ở những người nhiễm chủng mới.Vì
vậy để tìm ra vaccine đang là thách thức cho các nhà khoa học và hệ thống y tế
trên toàn cầu”.
Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi: “Tại sao khơng dùng thuốc kháng sinh để
chữa bệnh do virut? Vì sao những bệnh do virut thường lây lan nhanh và luôn có
nhiều biến thể?
Ở câu hỏi này, ngồi nắm vững kiến thức cơ về virut gây bệnh, học sinh sẽ
hóa thân vào vai biên tập viên để chủ động sáng tạo thiết kế kịch bản cho bản tin,
và đối thoại trả lời câu hỏi mà giáo viên hoặc các bạn trong lớp đưa ra.
d) Vận dụng trong bài ngoại khóa
Phương pháp đóng vai được vận dụng trong chương Virut và bệnh truyền
nhiễm có thể thực hiện ngoại khóa như sau:
Tổ chức cho một buổi tọa đàm với chủ đề “HIV/AIDS”
- Thời lượng cho buổi tọa đàm: 45 phút
- Công tác chuẩn bị:

+ Giáo viên lựa giao nhiệm nhiệm vụ xây dựng kịch bản và đóng vai

23


+ Giáo viên lựa chọn 1 học sinh có khả năng thuyết trình tốt, tự tin trước
đám đơng đảm nhận nhiệm vụ dẫn chương trình và viết kịch bản tổng thể cho buổi
tọa đàm.
+ Giáo viên định hướng cho học sinh trang trí sân khấu cho phù hợp và
chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi tọa đàm.
+ Thành phần tham gia: học sinh, giáo viên bộ môn và một số giáo viên
trong trường …
- Dự kiến chương trình:
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
1. Khởi động: bằng các trị chơi khởi động vui nhộn.
2. Giới thiệu chương trình : Các bạn thân mến, HIV/AIDS là căn bệnh của thế kỷ
do Virus HIV gây ra, nó đã làm cho rất nhiều gia đình tan nát, nhiều quốc gia lao
đao vì cuộc chiến chống bệnh tật này, chúng ta cần trang bị kiến thức căn bản về
HIV để biết tự phòng tránh cho bản thân và những người thân của mình.
3. Những nội dung cần đặt ra với chủ đề là gì?
- HIV và con đường lây nhiễm HIV?
- Chung tay hành động phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
4. Nêu vấn đề qua trò chơi đi tìm thơng điệp.
Các bạn xem một tấm hình sau, nhiệm vụ của các nhóm là xác định tấm
hình này cho chúng ta thơng điệp gì?

- Đặt câu hỏi phỏng vấn nhanh:
+ Bức tranh cho ta thơng điệp gì?
+ HIV/AIDS là gì? Ai có thể nhiễm HIV?
- Kết luận:

24


Bức tranh cho ta thông điệp rằng ma túy, mại dâm là những nguyên nhân
chủ yếu lây nhiễm HIV.
(Trong buổi ngoại khóa, giáo viên có thể cho học sinh biểu diễn một số tiết
mục văn nghệ phù hợp với tính chất của buổi ngoại khóa để góp phần làm cho
hoạt động ngoại khóa thêm sinh động).
2.2. Sử dụng PPĐV vào dạy học chủ đề “Virut” nhằm phát huy năng lực sáng
tạo cho học sinh
CHỦ ĐỀ: VIRUT
(Thời lượng 3 tiết - Tiết PPCT: 31, 32, 33)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức.
- Nêu được khái niệm, hình thái và cấu trúc các loại virut.
- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Phân tích được vai trò và tác hại của virut trong thực tiễn.
- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, phân tích được các con đường lây truyền
bệnh.
- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân, triệu
chứng, cách phòng và chống bệnh.
- Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch.
- Nêu được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chống bệnh do virut gây ra.
- Trình bày được một số thông tin về một số bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở
Việt Nam như covid -19, HIV/AIDS...
- Giải thích được nguyên nhân, phương thức lây nhiễm và cách phòng chống bệnh,
giúp bảo vệ sức khỏe cộng.
2. Về năng lực
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
- Vận dụng kiến thức đề phịng tránh một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut

gây ra ở Việt Nam như covid 19, HIV/AIDS.
3. Phẩm chất
Có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuyên truyền
mọi người nâng cao ý thức phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội do virut gây ra.
Xây dựng cuộc sống lành mạnh.
4. Định hướng phát triển năng lực
25


×