Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 55 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI
QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Thủy

Tổ bộ môn:

Văn – Ngoại Ngữ

Thời gian thực hiện: Năm học: 2020 - 2021
Số điện thoại:

0976.910.398

Năm học: 2020 - 2021


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI
QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN

Năm học: 2020 - 2021


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
6. Tính mới của đề tài.....................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4
I. Cơ sở khoa học............................................................................................4
1. Cơ sở lí luận...............................................................................................4
1.1. Ngơn ngữ nói...........................................................................................4
1.2. Kỹ năng nói............................................................................................4
1.3. Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng nói....................................................5
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................6
II. Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói........................................................8
1. Nguyên tắc chung trong việc đưa ra các giải pháp...............................8
2. Lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói..................................................8
3. Một số giải pháp..................................................................................


.......9

3.1. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề..................................................9
3.2. Sử dụng phương pháp đóng vai.......................................................13
3.3. Tổ chức cho học sinh tranh luận......................................................19
3.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở.........................................23
3.5. Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm....................................................24
3.6. Tổ chức cho học sinh thuyết trình..........................................................28
3.7.Sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút ..................................................30
III. Giáo án thể nghiệm..................................................................................31
IV. Hiệu quả thực nghiệm..............................................................................40
1. Về phía giáo viên.......................................................................................40


2. Về phía học sinh........................................................................................41
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................45
1. Kết luận.....................................................................................................45
1.1. Tính khoa học.........................................................................................45
1.2. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................45
2. Đề xuất, kiến nghị.....................................................................................46
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ơng cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khơng phải
ngẫu nhiên mà “học nói” được xếp vào vị trí thứ hai. Nhà giáo dục người Nga
- Xukhơmlinxki đã viết: “Từ ngữ tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có
thể trở nên mềm mại như bơng hoa đang nở và nước thần, truyền từ niềm tin và sự

đơn hậu. Một từ thơng minh hiền hịa tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn tàn ác,
không suy nghĩ, khơng lịch sự đem lại tai họa, từ đó có thể giết chết niềm tin và làm
giảm sức mạnh của tâm hồn. Do đó, việc lựa chọn các từ ngữ văn hóa và có giáo
dục là rất quan trọng trong giao tiếp”. Điều đó chứng tỏ kỹ năng nói là một kỹ
năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt, trong thời kì đổi mới đất
nước, hội nhập với thế giới, cả dân tộc đang bừng bừng khí thế trên con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” thì kỹ năng nói trở thành một kỹ năng không thể
thiếu trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc.
Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng
năm 2018 là góp phần hình thành và phát triển con người tồn diện. Trong đó, mơn
Ngữ văn đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp
với trục xuyên suốt là 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Học sinh biết xác định mục
đích giao tiếp, lựa chọn nội dung và các phương tiện giao tiếp phù hợp ngữ cảnh và
đối tượng giao tiếp, biết tiếp nhận các kiểu văn bản đa dạng; chủ động, tự tin và
biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp giúp học sinh phát triển năng lực
ngôn ngữ: Rèn các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.
Tuy nhiên, hiện nay là cả người soạn sách giáo khoa THPT và người dạy còn
chú trọng vào việc dạy, cung cấp các tri thức văn bản, Tiếng Việt, Làm văn hay đọc
diễn cảm, đọc hiểu, luyện viết mà bỏ qua hay ít chú ý đến kỹ năng nói... Vì thế khi
ra đời, nhiều học sinh khơng nói rõ nghĩa, khơng biết nói ra những điều mình nghĩ,
khơng truyền đạt chính xác thơng tin, cảm xúc bản thân... Các em chưa tự tin, chủ
động, hoạt bát trình bày quan điểm, tình cảm, ý kiến quan điểm bản thân.
Mặt khác, một thực tế dễ nhận thấy là các em học sinh lớp 10 mới bước chân
vào trường THPT, làm quen với môi trường mới, thầy cơ mới, bạn bè mới... nên
các em cịn khá bỡ ngỡ, rụt rè. Trong khi đó, bậc THPT là một cấp học có vị trí
quan trọng trong việc hồn thiện các kỹ năng, năng lực, phẩm chất... trở thành “bệ
phóng”, là hành trang để các em có thể trở thành một cơng dân tự chủ khi bước
vào đời. Vì vậy, nếu giáo viên không chú trọng nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học
sinh thì các em sẽ khơng dám bộc lộ cá tính, quan điểm, ý kiến của riêng mình, dần

dần các em tự thu mình vào trong tập thể, trong “vỏ ốc” của chính mình. Do đó,
việc nâng cao kỹ năng nói cho học sinh là rất quan trọng, giúp các em tự tin, mạnh
dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình.

1


Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tơi nhận thấy việc rèn luyện
kỹ năng nói cho học sinh qua giờ học Ngữ văn 10 là việc làm thiết thực vừa góp
phần nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn, vừa hình thành phong cách cho học sinh,
giúp các em tự tin trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Xuất phát từ
những lí do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói
qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình khó khăn của học sinh liên quan trực tiếp đến kỹ năng nói
trong q trình học tập môn văn lớp 10 ở trường THPT.
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp nâng cao kỹ năng nói cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng nói và vai trị của kỹ năng nói
- Nghiên cứu thực trạng kỹ năng nói của học sinh lớp 10 ở trường THPT.
- Nghiên cứu các giải pháp hình thành kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả học tập của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng nói của học sinh trong các tiết đọc văn
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan kỹ năng nói; các tài liệu liên quan đến dạy
học văn bản, các biện pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển kỹ năng nói
cho học sinh.

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng phiếu điều tra lấy ý kiến của giáo viên,
học sinh về thực trạng rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 trong giờ đọc văn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng các biện pháp nâng cao kỹ năng
nói cho học sinh trong giờ đọc văn lớp 10, tiến hành dạy thực nghiệm và rút ra kết
luận kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
6. Tính mới của đề tài
Đề tài hướng đến việc xác định tầm quan trọng của việc phát triển và nâng
cao kỹ năng nói cho học sinh trong dạy học Ngữ văn. Trong những năm gần đây,
giáo viên đã chú trọng tổ chức một số biện pháp dạy học hướng đến phát triển kỹ
năng nói cho học sinh nhưng đa số đều áp dụng ở một số tiết Làm văn, Tiếng Việt

2


đặc thù luyện nói như Trình bày một vấn đề, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn... Mặt khác, các biện pháp được áp dụng vào các
tiết đọc văn cịn mang tính riêng lẻ, chưa có sự kết nối hệ thống nên khả năng phát
triển kỹ năng nói cho học sinh chưa cao và kết quả chưa rõ ràng.
Từ thực tế đó, đề tài lần đầu tiên đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể góp
phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 trong các giờ đọc văn. Ở đề tài này,
tơi đã cụ thể hố bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học có
minh họa cụ thể, dễ áp dụng. Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của học
sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại.

3


PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Ngơn ngữ nói
Theo Phạm Minh Hạc và Nguyễn Quang Uẩn trong cuốn “Tâm lí học đại
cương”: Ngơn ngữ là một quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao
tiếp, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử, hoặc để kế hoạch
hóa hoạt động của mình. Ngơn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với năng lực
nhận thức và mang dấu ấn của những đặc điểm tâm lí riêng của cá nhân đó. Song,
ngơn ngữ của mỗi cá nhân khơng chỉ phản ánh nghĩa của các từ mà còn cả thái độ
của bản thân với đối tượng của ngôn ngữ và với người đang giao tiếp.
Ngơn ngữ nói là ngơn ngữ hướng vào người khác là chủ yếu, biểu hiện bằng
âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Chúng ta có thể “nói”
có nghĩa là trò chuyện hoặc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của một người bằng
ngơn ngữ nói. Để nói thường ngụ ý truyền đạt thơng tin. Nó có thể từ một nhận xét
khơng chính thức đến một bài trình bày học thuật đến một địa chỉ chính thức.
Ngơn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất của lịch sử lồi người. Trong sự phát
sinh cá thể, ngơn ngữ nói cũng có trước. Ngơn ngữ nói có hai loại:
- Ngơn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau. Loại
ngơn ngữ này có những đặc điểm tâm lí riêng. Trong q trình đối thoại có sự thay
đổi vị trí và vai trị của mỗi bên. Chính sự thay đổi này có tác dụng hỗ trợ, giúp cho
hai bên dễ hiểu nhau hơn. Ngồi tiếng nói ra cịn có phương tiện hỗ trợ cho ngơn
ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt... Do đó, người nói có thể trực tiếp thấy được
phản ứng của người nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình cho phù hợp.
- Ngôn ngữ độc thoại: Là loại ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những người
khác nghe. Đó là loại ngơn ngữ liên tục, một chiều mà khơng có sự hỗ trợ ngược
trở lại. Người nói cần có sự chuẩn bị trước về nội dung hình thức và kết cấu của
những điều định nói, đơi khi phải tìm hiểu trước về đối tượng (đối tượng người
nghe). Ngơn ngữ cần trong sáng, dễ hiểu, chính xác. Ngơn ngữ nói độc thoại
có thể tạo những căng thẳng nhất định cho cả người nói và người nghe, vì người nói
cần chuẩn bị trước, theo dõi ngơn ngữ của chính mình và phản ứng của người nghe,

còn người nghe cần tập trung chú ý trong một thời gian dài.
1.2. Kỹ năng nói
Hiện nay có nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về “kỹ năng” nhưng nhìn
chung chúng đều có sự thống nhất ở một số đặc điểm sau:
- Kỹ năng được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân thông qua
hệ thống các thao tác cụ thể. Dấu hiệu này thể hiện mặt bên ngoài của kỹ năng, đảm
bảo cho kỹ năng mang tính kỷ thuật.

4


- Để có được kỹ năng, con người cần vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào trong hành
động, hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện của hoạt động ấy. Dấu hiệu này
thể hiện mặt bên trong của kỹ năng, cho thấy kỹ năng không chỉ thuần túy là kỷ
thuật hành động mà còn là sự hiểu biết: biết về đối tượng và biết cách vận dụng
để tác động vào đối tượng.
- Nếu cá nhân vận dụng những yếu tố trên một cách tùy tiện thì hành động/hoạt động
hoặc khơng đạt kết quả, hoặc kết quả chỉ mang tính ngẫu nhiên. Do đó, việc vận dụng
tri thức, kinh nghiệm của cá nhân cần đảm bảo đúng (với yêu cầu của hành động/hoạt
động), thuần thục, linh hoạt và đem lại kết quả nhất định cho hành động/hoạt
động ấy. Đây là dấu hiệu cho thấy, kỹ năng phản ánh năng lực của cá nhân vì nó
được hình thành trong hoạt động, được đánh giá cũng bằng sản phẩm của hoạt động.
Từ khái niệm “kỹ năng”, khái niệm “ngơn ngữ nói” tơi cho rằng: Kỹ năng
ngơn ngữ nói (Gọi ngắn gọn là kỹ năng nói) là sự vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm hành động/hoạt động lời nói đã có của cá nhân vào thực hiện có kết
quả hành động/hoạt động cụ thể trong các điều kiện, tình huống xác định.
Yêu cầu cần đạt của kĩ năng nói: Nói rõ ràng, mạch lạc ý tưởng, thông tin,
quan điểm, thái độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có
tính đến quan điểm của người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu
thị và văn hóa thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong

thảo luận, tranh luận.
Đánh giá hoạt động nói: Tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ đề và
mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh
luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện cơng nghệ hỗ trợ.
Kỹ năng nói là kỹ năng cho chúng ta khả năng giao tiếp hiệu quả. Những kỹ
năng này cho phép người nói truyền tải thơng điệp, hiểu biết lẫn nhau, biểu lộ tình
cảm, nguyện vọng của mình một cách say mê, chu đáo và thuyết phục. Kỹ năng
nói cũng giúp đảm bảo rằng người ta sẽ không bị hiểu lầm bởi những người đang
lắng nghe. Rèn luyện kỹ năng nói tốt, giáo viên vừa giúp các em thể hiện mình, tự
bày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa giúp các em phân tích,
đánh giá một cách tự tin trước tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phục
những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất
lượng dạy học mơn Ngữ văn.
1.3. Sự cần thiết của rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ học văn
Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao
tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn
ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ
để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là 4 kỹ năng: nghe,
nói, đọc, viết cho học sinh.

5


Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thơng tin,
thì nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần
được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Nếu người thầy đóng vai trị chủ đạo
hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học sinh
phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời ngơn bản. Muốn
người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói phải nói cho mạch lạc, logic, phải

đảm bảo các quy tắc hội thoại, phải chú ý các cử chỉ, nét mặt, âm lượng...
Ngữ văn là môn học có ưu thế trong việc hình thành và phát triển cho học
sinh năng lực ngôn ngữ, tức là năng lực làm chủ tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt
một cách thuần thục để tạo lập văn bản (nói và viết) giúp cho việc diễn đạt, giao
tiếp đạt hiệu quả. Có thể nói, năng lực ngơn ngữ là nền tảng để các em phát triển
các năng lực khác như hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học... Đặc biệt, giờ đọc văn
đem lại cho học sinh những hứng khởi, đam mê, những thăng hoa trong tâm hồn
đồng thời giúp các em hình thành đạo đức, bài học ứng xử phù hợp chuẩn mực xã
hội. Để dẫn dắt học sinh cảm thụ tác phẩm văn học, dẫn dắt các em không ngừng
lớn lên về tâm hồn trí tuệ phải cần đến kỹ năng đọc và nói. Cần phải đi từ khâu đọc
bài văn bài thơ, đọc đoạn văn đoạn thơ, đọc câu văn câu thơ mà giáo viên và học
sinh sẽ phân tích. Q trình phân tích, tìm hiểu văn bản rất cần có sự trao đổi giữa
giáo viên và học sinh, tức là cần phải nói. Ở khâu nói này, giáo viên làm tốt được
về mặt ngôn từ, âm lượng... học sinh trả lời lưu loát, rõ ràng... sẽ đem lại hứng thú
cho người học và hiệu quả bài dạy sẽ cao hơn.
Rèn luyện kỹ năng nói trong tiết đọc văn có thế mạnh của một sinh hoạt giao
tiếp tập thể, không như rèn luyện kỹ năng viết văn là một hoạt động tĩnh, cá nhân.
Khơng khí làm việc miệng dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu
giáo viên ý thức được vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể
bao giờ cũng năng động hơn. Thấy rõ đặc thù của hoạt động rèn luyện kỹ năng nói
và đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ dạy học
được. Rèn luyện kỹ năng nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư
tưởng tình cảm học sinh qua các nói năng, diễn đạt...
Vì thế, rèn luyện kỹ năng nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học
văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn.
Rèn luyện kỹ năng nói tốt sẽ giúp người học có một cơng cụ giao tiếp hiệu quả
trong cuộc sống xã hội.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết, mỗi mơn học có đặc trưng và thế mạnh riêng trong
việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung. Mơn Ngữ Văn là mơn học

cơng cụ, có ưu thế nổi bật trong việc phát triển ngơn ngữ: rèn luyện các kỹ năng
đọc, viết, nói, nghe. Vì thế, trong những năm học qua, giáo viên bộ môn dần dần
tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy khơng chỉ đóng vai
trị chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn

6


chương mà cịn hình thành cho các em kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết (năng lực giao
tiếp tiếng Việt), đặc biệt là kỹ năng nói.
Để tìm hiểu sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói của
học sinh qua giờ đọc văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát 12 giáo viên ở đơn vị công
tác thông qua trao đổi trực tiếp và dự giờ thăm lớp. Qua khảo sát điều tra, tôi nhận
thấy tất cả giáo viên đã ý thức được kỹ năng nói có vai trò quan trọng đối với học
sinh. Việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn là rất cần
thiết phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông mới năm 2018. Nhận thức được vai trị
và sứ mệnh quan trọng của mình nên trong q trình giảng dạy phần đọc văn,
nhiều giáo viên đã chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để rèn luyện
kỹ năng nói cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả tiết dạy. Mặc dù có những
nỗ lực cố gắng hết sức như vậy nhưng trên thực tế rất ít giáo viên thành cơng qua
tiết dạy. Điều này được lí giải bởi kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh
chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết, đọc, giáo viên vẫn còn lúng túng trong
khâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp. Giáo viên chưa tích cực
hóa các hoạt động học tập của học sinh, chưa tạo điều kiện cho học sinh hồn cảnh
giao tiếp thuận lợi như khơng khí hào hứng của lớp học, thái độ hợp tác của những
người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên,
chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ... Mặt khác, trong thời
lượng 1 tiết dạy đọc văn (45 phút) có hạn, số lượng học sinh quá đông, giáo viên
phải tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tri thức trọng tâm của bài học
(kỹ năng đọc) nên không có nhiều thời lượng để tạo điều kiện cho tất cả các em

học sinh được nói (kỹ năng nói). Giáo viên đơi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời
gian, chú trọng vào việc dạy học các tri thức mà bỏ qua khâu luyện nói cho học
sinh. Một khó khăn nữa của giáo viên THPT trong việc rèn luyện và nâng cao kỹ
năng nói cho học sinh là hiện chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc rèn
luyện kỹ năng nói học sinh (Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo rèn
luyện kỹ năng viết và kỹ năng đọc hiểu khá nhiều). Do đó, trong một tiết học, việc
luyện kỹ năng nói mới chỉ tập trung ở một số em học sinh khá giỏi, chăm ngoan
cịn những học sinh yếu hơn, lười học thì bị thụ động, thiếu tự tin không phát huy
được khả năng của mình. Dù có tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thì những em
này cũng ngồi im. Kết quả là các em chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, ý
kiến của mình hoặc có em mạnh dạn nhưng diễn đạt ý của mình lủng củng, vụng về.
Từ những khó khăn của giáo viên dẫn đến sản phẩm giáo dục của chúng ta là
các em chắc chắn bị ảnh hưởng. Qua thực tiễn giảng dạy và tiến hành thăm dò khảo
sát ngẫu nhiên 100 học sinh khối lớp 10 (Bằng trao đổi trực tiếp lẫn thăm dò qua
phiếu điều tra ở Phụ lục 1), tôi nhận thấy: Đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước
tập thể, rất ngại nói, khơng tự tin nói trước đơng người. Khi tham gia nói trong các tiết
học, lời nói của học sinh khơng tự nhiên, học sinh thường nói lủng củng, ngập ngừng,
khơng rõ ràng, có nhiều em có dự kiến trong đầu nhưng khơng diễn đạt được rõ thành
câu có nghĩa. Trong khi nói, có em cịn sử dụng từ địa phương, điều này ảnh hưởng
đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này. Một thực trạng
7


nữa trong các giờ học Ngữ văn là các em nói như đọc, khơng kết hợp được các yếu tố
phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng… làm cho q trình nói của các em
thiếu tự tin, thiếu tư thế, tác phong phù hợp. Đã có học sinh chân thành phát biểu
rằng: “Rất ngại và sợ phải nói trong các giờ học Ngữ văn”.
Điều đáng nói ở đây là đối với các em học sinh lớp 10, là học sinh lớp đầu cấp
THPT, vừa rời cấp THCS. Phần lớn các em là con gia đình thuần nơng thuộc các xã
miền núi của huyện đồng bằng nên các em cịn nhiều bỡ ngỡ với mơi trường học tập

mới, thầy cô mới, bạn bè mới, các em chưa tự tin trong việc tiếp cận các mơn học,
trong đó có mơn Ngữ văn. Các em tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu tích cực,
thiếu chủ động, sáng tạo. Ngay cả trong việc tiếp xúc với giáo viên các em vẫn cảm
thấy lo sợ khi phải nói, phải trình bày một vấn đề nào đó.
Để tạo được động lực, niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ mơn
Ngữ văn của các em trước hết người giáo viên phải là người tìm ra được những
biện pháp tối ưu, kích thích bản năng nói để học sinh nói ra được những điều mà
mình tư duy, cảm thụ trong giờ văn. Đây cũng là kỹ năng vừa giúp các em thể hiện
mình, tự bày tỏ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin
trước tập thể vừa là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực
trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó đặt ra vấn đề giáo viên phải tạo cho học
sinh sự tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kỹ
năng nói, hình thành cho học sinh chuẩn mực khi nói, góp phần nâng cao chất
lượng môn học, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH
TRONG CÁC TIẾT ĐỌC VĂN LỚP 10
1. Nguyên tắc chung trong việc đưa ra các giải pháp:
- Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phát huy thế mạnh của học sinh trong hoạt động nhóm/tổ.
- Ưu tiên hàng đầu cho việc rèn luyện kỹ năng nói nhưng khơng tách rời với các kỹ
năng khác trong bộ tứ giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
- Chú trọng cả ba đối tượng học sinh: Giỏi, khá - Trung bình - Yếu, Kém.
- Tạo được khơng khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung hấp dẫn,
dễ lôi cuốn các em vào hoạt động nói.
- Thể hiện thái độ khích lệ, động viên, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác tự ti, xấu hổ.
- Đầu tư thật kĩ cho khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
2. Lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói trong tiết đọc văn lớp 10:
- Cần lựa chọn nội dung rèn luyện kỹ năng nói một cách linh hoạt, hiệu quả.
- Vừa bám sát các hướng dẫn học bài sách giáo khoa vừa vận dụng linh hoạt tình
hình, đặc điểm cụ thể, phù hợp đối tượng học sinh.


8


3. Một số giải pháp
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn,
các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số tiết, một
số giai đoạn. Nó phải có tính hệ thống kết hợp và liên tục. Bởi vậy, cũng khơng có
một mơ hình chính thức cho việc phát triển giáo dục kỹ năng này mà đòi hỏi người
giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ dạy. Các giải
pháp tôi đưa ra đề tài này chỉ là những giải pháp trong từng tình huống cụ thể.
3.1. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đó
là trạng thái tâm lí đặc biệt của học sinh khi gặp mâu thuẫn khách quan của nhận
thức giữa cái đã biết và cái phải tìm. Các em học sinh tự chấp nhận và có nhu cầu,
có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tịi tích cực, sáng tạo. Kết quả sau
khi giải quyết tình huống có vấn đề là các em không chỉ nắm được kiến thức mà
cịn cả phương pháp giành kiến thức. Một tình huống được coi là có vấn đề khi
thỏa mãn ba điều kiện sau: Tồn tại một vấn đề; Gợi nhu cầu nhận thức; Gợi niềm
tin vào khả năng của bản thân. Trong các giờ học giáo viên luôn phải biết đưa học
sinh vào những tình huống có vấn đề để các em thực sự suy nghĩ. Từ những kiến
thức có sẵn, cộng với sự nỗ lực của bản thân, các em chiếm lĩnh vấn đề rồi có nhu
cầu và khả năng bộc lộ suy nghĩ, ý kiến bản thân bằng tiếng nói của mình.
Khi đảm nhiệm cơng việc dạy Ngữ văn 10 ở trường THPT, tôi luôn cố gắng
xây dựng mối quan hệ giao tiếp trong giờ học đọc văn, trong đó học sinh là chủ thể
giao tiếp với tác phẩm, giáo viên là trung gian hướng dẫn học sinh tiếp cận các tác
phẩm trên phương diện cuộc sống của tác phẩm, nhân vật, các thế hệ độc giả, nhà
văn và giáo viên. Trong các giờ học tôi đưa ra các tình huống giả định, khi phân
tích tìm hiểu tác phẩm, tạo cho học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến, cảm nghĩ. Bên
cạnh đó tơi kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn, có thể giúp học sinh hình

tượng hóa nhân vật, bối cảnh, diễn biến để tạo sự kích thích gây ấn tượng với học
sinh giúp các em trình bày ý kiến của mình.
Giáo viên có thể đặt học sinh trước một sự lựa chọn rất khó khăn. Học sinh
được chọn một giải pháp trước hai hay nhiều phương án giải quyết mà cái nào cũng
có vẻ như có lí, có sức hấp dẫn. Tình huống này đòi hỏi học sinh phải bộc lộ quan
điểm, thái độ của bản thân với mỗi vấn đề được nêu ra. Qua đây, phát huy được tính
tích cực chủ động của mỗi học sinh và tăng hứng thú của các em trong mỗi giờ học.
Ví dụ khi dạy học bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”,
giáo viên xây dựng tình huống: Một truyền thuyết ở vùng Cổ Loa kể lại: Trọng
Thủy khơng tự vẫn, khi ngó xuống giếng bị oan hồn của Mị Châu kéo xuống giếng
và dìm chết. Theo anh/chị, kết cục này có hợp lí khơng? Anh/chị thích kết thúc
Trọng Thủy tự vẫn hay là bị dìm chết?.
Đây là tình huống lựa chọn. Qua tình huống này học sinh được bộc lộ suy
nghĩ, quan điểm riêng của bản thân. Một số học sinh đồng tình với kết thúc theo
9


truyền thuyết ở vùng Cổ Loa: Trọng Thủy bị oan hồn của Mị Châu kéo xuống giếng
và dìm chết. Em Trần Thị Huệ (Lớp 10D1) đã đưa ra các lí giải của riêng mình: “Đó
là do Trọng Thủy đã lợi dụng tình yêu, sự nhẹ dạ cả tin, ngây thơ của Mị Châu để
đánh tráo nỏ thần, lại còn truy cùng đuổi tận để giết cha và vợ. Vì thế nên để Trọng
Thủy bị dìm chết. Đó cũng là cách bộc lộ nỗi căm hận của Mị Châu nói riêng và
của nhân dân ta nói chung với Trọng Thủy”. Tuy vậy, đại đa số các học sinh khác
trong lớp lại khơng đồng tình với quan điểm Trọng Thủy bị dìm chết mà thích kết
thúc Trọng Thủy tự tử. Lí giải cho ý kiến của mình, các em cho rằng, “Trọng Thủy
lừa dối Mị Châu, truy sát cha và vợ xét đến cùng là do thực hiện trách nhiệm công
dân đối với nước, bổn phận của người con. Trọng Thủy cũng chỉ là một nạn nhân
trong âm mưu của Triệu Đà mà thôi” (ý kiến của em Võ Thị Phước – lớp 10D1).
Bạn Thảo Vy (10D1) đưa thêm ý kiến bổ sung: “Để Trọng Thủy tự vẫn thì kẻ thù
của dân tộc bị trừng phạt song vẫn cho thấy tình cảm bao dung, độ lượng và sự cảm

thông của nhân dân ta đối với Trọng Thủy – nạn nhân âm mưu thâm độc của Triệu
Đà”. Từ tình huống lựa chọn đó, các em thẳng thắn bộc lộ trao đổi ý kiến, đưa ra
quan điểm của mình. Sau khi giải quyết xong tình huống, các em khơng chỉ nắm
được ý tưởng nghệ thuật cũng như tình cảm nhân đạo của tác giả dân gian mà quan
trọng hơn là khả năng lựa chọn ngôn từ, cách lập luận, diễn đạt được trau chuốt.
Giáo viên cũng có thể đặt học sinh trong một tình huống nghịch lí. Đó là những
tình huống trái khốy, ngược đời, trái với lẽ thường. Tình huống này địi hỏi học sinh
phải huy động những kiến thức tổng hợp để lí giải những vấn đề khó khăn mà tác phẩm
đặt ra. Giải quyết được vấn đề có nghĩa là học sinh đã tự nhiên chiếm lĩnh được tri thức.
Ví dụ khi dạy bài “Đại cáo bình Ngơ” của Nguyễn Trãi giáo viên có thể kết
hợp hình ảnh minh họa với câu hỏi tình huống nghịch lí: Trong tác phẩm, khi thấy
giặc Minh gây ra những tội ác tày trời đối với nhân dân ta, Lê Lợi đã vô cùng căm
thù tới mức: “Căm giặc nước thề không cùng sống”. Vậy mà khi chiến thắng Lê Lợi
và quân ta không những khơng giết chúng mà cịn cấp qn lương cho chúng về
nước. Việc làm của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn liệu có phải là trước sau bất
nhất, mâu thuẫn nhau khơng? Chúng ta nhận ra được gì qua cách xử sự trên của Lê
Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?
Đây là tình huống nghịch lí trái với quan niệm thơng thường, học sinh sẽ
phải tích hợp kiến thức bài học và kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. Khi
đưa ra tình huống này trong quá trình dạy học, giáo viên nhận được rất nhiều ý kiến
phát biểu của các em học sinh, tạo nên khơng khí sơi nổi, hào hứng. Đa số các em
đều đồng tình về những tội ác giặc Minh gây ra cho dân tộc ta:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
Tội ác của giặc đến trời đất cũng không thể dung tha. Tội ác ấy"Trúc Nam Sơn
cũng không ghi hết tội /Nước Đông Hải không rửa sạch mùi". Chắc chắn ai cũng
nghĩ rằng nếu một ngày ta chiến thắng, chúng ta sẽ trừng phạt chúng đau đớn hơn
gấp vạn lần những gì chúng đã gây ra cho nhân dân ta. Nhưng thật bất ngờ chúng

10



ta đã không ngần ngại dang rộng đôi tay để cứu vớt kẻ thất thế. Bắt được quân
thù, ta không những khơng giết, mà cịn cấp qn lương, thuyền bè đầy đủ, giúp
họ trở về đất mẹ một cách an tồn. Điều đó đã nói lên tấm lịng khoan dung độ
lượng của con người Việt Nam. Đặc biệt, có học sinh (em Phương Thảo, lớp
10A2) khi bám sát vào chi tiết trong văn bản nên có phát biểu rất sắc sảo bổ sung
ý kiến của các bạn. “Những việc làm trên của Lê Lợi và quân ta đã nói lên tấm
lòng khoan dung độ lượng – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao
đời nay. Tuy vậy, ông cha ta đã nhận ra rằng:
“Họ đã tham sống sợ chết mà hịa hiếu thực lịng
Ta lấy tồn qn là hơn để nhân dân nghỉ sức”
Nghĩa là ta chỉ khoan dung với kẻ thù khi chúng đã biết cúi đầu nhận lỗi, muốn
sống hịa bình hịa hiếu. Và việc ta tha chết cho chúng cũng là ta đang nhân đạo
với chính dân tộc ta bởi dù biết chúng ta sẽ thắng nhưng càng chiến tranh nghĩa
là càng chết chóc. Tha cho chúng, kết thúc chiến tranh để nhân dân nghỉ sức là
một hành động nhân đạo mà không phải vị tướng nào cũng làm được”.
Hoặc khi dạy phần lời bình cuối tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” (Trích Truyền kì mạn lục) bản thân tơi đã đưa ra một tình huống có vấn đề:
Theo anh, chị lời bình của Nguyễn Dữ có mâu thuẫn với quan điểm sau đây của
Lão Tử: “Người ta sinh ra thì mềm mại, uyển chuyển như hài nhi, chết đi mới cứng
đơ, bất động. Cây cỏ sống chết cũng như vậy. Nên cái cứng là chết, cái mềm là
sống” không? Khi giáo viên nêu vấn đề có vẻ mâu thuẫn, nghịch lí các em học sinh
rất hào hứng. Nhiều em đã giơ tay phát biểu, bộc lộ quan điểm, ý kiến cá nhân dựa
trên vốn kiến thức đã học và hiểu biết bản thân. Em Mai Linh (Lớp 10D1) nêu ý
kiến cá nhân của mình: “Theo em lời bình cuối truyện của Nguyễn Dữ không mâu
thuẫn với quan điểm của Lão Tử. Vì lời bình cuối truyện của Nguyễn Dữ đề cao sự
cứng cỏi, khảng khái, cương trực trong nhân cách của kẻ sĩ. Ngô Tử Văn là kẻ sĩ
nước Việt đã ln giữ cho mình sự cứng cỏi để vượt qua mọi thế lực phi nghĩa. Còn
quan điểm của Lão Tử lại đề cao sự mềm mại, linh hoạt, uyển chuyển. Mà trong

cuộc sống khá phức tạp, nhiều mối quan hệ thì nên dung hịa cả hai: vừa cứng cỏi,
bản lĩnh vừa mềm mại, nhẹ nhàng”. Em Yến (Lớp 10D1) bổ sung thêm ý kiến bạn
Linh “Quan điểm của Nguyễn Dữ về đề cao sự cứng cỏi trong nhân cách của kẻ sĩ
là đúng nhưng chưa thật đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lúc nào cũng cứng quá thì chắc
chắn sẽ có lúc bị gãy. Cũng như vậy, quan điểm của Lão Tử không phải không
đúng, nhưng mềm yếu quá sẽ có lúc nhu nhược, hèn yếu khơng làm được việc gì.
Do đó, chúng ta cần phải biết mềm, biết cứng đúng lúc, đúng hồn cảnh”.
Rõ ràng, thơng qua việc giải quyết một vấn đề có vẻ nghịch lí, trái xốy, học
sinh đã tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức. Từ đó, giáo viên cần
định hướng để học sinh có lịng khoan dung đúng đắn tránh hiện tượng dung túng
cho cái ác, cái xấu hay biết kết hợp linh hoạt giữa sự cứng cỏi với mềm dẻo, linh
hoạt trong giải quyết công việc... Việc giải quyết tình huống có vấn đề cũng là một

11


phương pháp tích cực giúp các em rèn luyện kỹ năng nói, bày tỏ quan điểm ý kiến
của mình trước tập thể lớp.
Ngồi đặt học sinh vào tình huống lựa chọn, tình huống nghịch lí, giáo viên
cũng có thể đặt học sinh vào tình huống nhân quả. Tình huống nhân quả là tình
huống giáo viên yêu cầu học sinh đi tìm nguyên nhân của một kết quả, bản chất
của một hiện tượng, nguồn gốc quy luật của một sự kiện, động cơ sâu xa của một
hành vi nào đó. Qua tình huống, các em được thể hiện khả năng phán đốn, suy
luận của mình trước những tình huống đặt ra. Từ đó, mỗi học sinh sẽ nắm được nội
dung kiến thức cần đạt.
Ví dụ khi dạy học văn bản “Chí khí anh hùng” (Trích Truyện Kiều của
Nguyễn Du) giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh thảo luận: Giai thoại về
Truyện Kiều kể Tự Đức (vua nhà Nguyễn) khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ
Hải đã đòi phạt tác giả 300 roi. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” liệu có cho anh
chị biết được phần nào lí do của việc địi trị tội ấy khơng?

Để giải quyết tình huống có vấn đề này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ
văn bản, có sự so sánh, đối chiếu nhân vật Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện”,
trong quan niệm chính thống của xã hội phong kiến... Học sinh Vương Hà Linh
(Lớp 10A2) đã phát biểu ý kiến: “Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh
hùng được Nguyễn Du coi là “trượng phu”, là “mặt phi thường”, là “lịng bốn
phương”, là “cánh chim bằng” vượt gió: “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.
Nguyễn Du đã miêu tả những hình ảnh đẹp nhất, hồnh tráng nhất để ngợi ca, thể
hiện cuộc lên đường thực hiện sự nghiệp của Từ Hải đầy chí khí, hồi bão và
quyết tâm, đã tin tưởng, kì vọng vào cái thời hạn chóng chầy cũng chỉ một năm,
con người với “thanh gươm yên ngựa” ấy có thể có trong tay “mười vạn tinh
binh”, làm nên những sự kiện phi thường rung trời, chuyển đất. Từ Hải là bóng
dáng của những người anh hùng nơng dân khởi nghĩa trong thế kỉ sóng gió với
bao phen “thay đổi sơn hà”, thay bậc đổi ngôi. Từ Hải là giấc mơ của Nguyễn Du
về tự do, cơng lí. Chính sự tơn xưng, ngợi ca, khuynh hướng lí tưởng hóa khi viết
về nhân vật này là lí do để có giai thoại về chuyện Tự Đức địi phạt tội tác giả”.
Đồng ý với quan điểm đó, bạn Hồi An (Lớp 10A2) cịn bổ sung thêm ý kiến:
“Khơng chỉ trong đoạn trích này mà ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trong tác
phẩm, Từ Hải đã được gọi là anh hùng “râu hùm hàm én mày ngài”, “trai anh
hùng”... Trong khi đó, ở văn bản “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài
Nhân, Từ Hải chỉ là một tên có nét tướng cướp, từng thi trượt, đi bn, thích kết
giao với giang hồ hiệp khách – Một Từ Hải trần trụi, tầm thường”. Dựa trên các ý
kiến trao đổi của học sinh, giáo viên khơi gợi cho học sinh tìm hiểu thêm nhân vật
Từ Hải trong quan niệm chính thống của giai cấp phong kiến như thế nào? Các em
dựa vào vốn hiểu biết của mình, đã có những phát biểu rất sâu sắc, đặc biệt có em
cịn đưa ra ví dụ tiêu biểu. “Trong quan niệm chính thống của giai cấp phong kiến,
Từ Hải dám dấy binh khởi nghĩa chống lại triều đình, chống lại vua, dù đó là một
triều đình thối nát thì theo cái nhìn của Tự Đức – người đại diện cho giai cấp

12



phong kiến, Từ Hải chỉ có thể là giặc”. “Cao Bá Qt vốn làm quan, chỉ vì đau
xót trước cảnh dân tình bị khốn khổ, điêu linh mà thủ xướng một cuộc khởi nghĩa
nơng dân, bị triều đình khép tội là giặc châu chấu; Nguyễn Huệ áo vải cờ đào làm
nên sự nghiệp xiết bao anh hùng, thống nhất đất nước, đại thắng quân Thanh vẫn
bị các sử gia phong kiến gọi là giặc... ”. (Ý kiến của em Mạnh, em Tiến – Lớp
10A2).
Từ việc đưa học sinh vào tình huống trong các giờ đọc văn, học sinh đã đó
suy nghĩ, liên tưởng, so sánh và bộc lộ hiểu biết của mình qua ngơn ngữ nói, giáo
viên lắng nghe, đánh giá và uốn nắn nhằm đi đến một đáp án đúng nhất. Bằng cách
làm đó giáo viên đã góp phần nào rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ đọc
văn mà vẫn đảm bảo thời gian và kiến thức trọng tâm của một giờ học.
3.2. Sử dụng phương pháp đóng vai
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2006, có viết “Đóng vai là tổ chức cho người học thực hành,
“làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”. Thơng qua
phương pháp đóng vai, các em thể hiện quan điểm, thái độ, hành vi ứng xử trước
các tình huống được giáo viên giao. Giáo viên nên tạo các tình huống “mở” để
người học tự sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung bài học và kỹ năng
của mình. Dạy học đóng kịch và đóng vai đều là diễn một vai khác mình trong một
kịch bản có sẵn. Nếu trong dạy học đóng kịch, giáo viên cho trước kịch bản, học
sinh “diễn” theo vai có ý đồ của người dạy thì dạy học đóng vai, người học chủ
động tạo ra kịch bản để “diễn” và hơn nữa người học có thể vào rất nhiều “vai”
khác nhau, khơng chỉ sáng tạo vai từ tác phẩm văn học mà có thể vào bất cứ một
“vai diễn giả định” nào trong cuộc sống.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên lựa chọn tình huống và cung cấp thông tin về vai diễn:
- Giáo viên xác định đề tài, lựa chọn tình huống và các vai
- Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm
- Quy định rõ thời gian hồn thành, u cầu cần đạt

Bước 2: Học sinh làm quen và tập đóng vai:
Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao
- Thảo luận nhóm: dự kiến kịch bản
- Phân vai, đạo cụ, hóa trang, sân khấu...
- Tiến hành tập luyện theo kịch bản
Bước 3: Học sinh đóng vai:
Học sinh diễn vai do mình đảm nhận và những học sinh khác quan sát.
Bước 4: Giáo viên và học sinh thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận:
13


- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau; phản biện – giải trình (nếu có)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết lại kiến thức.
Các giờ đọc văn có rất nhiều ưu thế trong việc tổ chức cho học sinh phương
pháp đóng vai. Trong q trình giảng dạy, giáo viên thường cho các em đóng vai
để kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo (kể lại kết thúc khác cho câu chuyện, kể tiếp
câu chuyện....) hoặc cho các em nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm để bày tỏ
quan điểm, ý kiến cá nhân về một vấn đề xã hội, cuộc sống... Thông quan việc
nhập vai, các em được tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình từ việc
thảo luận kịch bản, chọn vai diễn đến chuẩn bị đạo cụ... Cũng từ đó kỹ năng nói
của học sinh ngày được rèn luyện và hồn thiện.
Ví dụ minh họa: Với kiểu đóng vai kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo tôi đã
cho các em tưởng tượng và đóng vai cảnh Trọng Thủy sau khi tự tử đã tìm gặp Mị
Châu ở dưới thủy cung khi tổ chức dạy học Truyền thuyết Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Sau khi được giáo viên giao nhiệm vụ cho 4
nhóm, các nhóm rất hào hứng, thích thú. Các em sôi nổi thảo luận, bàn về kịch
bản, thiết kế, chuẩn bị đạo cụ cũng như phân vai và tập luyện... Thơng qua đóng
vai, các em được tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến, cảm xúc cá nhân, từ
đó, kỹ năng nói các em được cải thiện và nâng cao. (Xem video minh họa kèm
theo hoặc vào />

(Hình ảnh các em thảo luận để thống nhất kịch bản và phân vai diễn, đạo cụ...)

(Học sinh thảo luận kịch bản, phân công vai diễn, chuẩn bị đạo cụ...)
14


(Học sinh các nhóm đóng vai kể chuyện trong tiết học - Ảnh cắt từ video)
Hoặc khi dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, giáo viên
cho học sinh tình huống đóng vai: Nếu được viết lại đoạn kết của truyện, em sẽ
chọn kết thúc như thế nào?Hãy đóng vai và kể lại kết thúc đó.

15


(Học sinh các nhóm đóng vai kể lại kết thúc khác cho tác phẩm)
Với dạng đóng vai bày tỏ quan điểm, ý kiến bản thân: Khi dạy văn bản
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung, tơi đã tổ chức cho
các em đóng vai theo nhóm dưới dạng một cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa bạn đọc
học sinh và tác giả Thân Nhân Trung trong bài kí.
Nhóm 1,4: Vào vai tác giả để trả lời câu hỏi của bạn đọc học sinh:
- Cháu chào ông Thân Nhân Trung - tác giả bài Hiền tài là ngun khí của quốc gia!
- Thưa tác giả, Xin ơng có thể nói rõ cho cháu biết bài kí “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia” được ra đời trong hồn cảnh như thế nào và nhằm mục đích gì ạ?

16


............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Trong bài kí, ơng đã khẳng định “Hiền tài là ngun khí của quốc gia”. Vậy ơng

có thể nói rõ hơn về vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đặc biệt là trong
thời đại ông đang sống được khơng ạ?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Nhận thấy vai trị rất quan trọng của hiền tài đối với quốc gia như vậy, các bậc
thánh đế minh vương xưa đã làm gì để khuyến khích nhân tài ạ? Tại sao ơng lại
nói những việc đó là “chưa đủ” ạ?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Khi việc khắc bia đá ghi danh Tiến sĩ được hồn thành, ơng cảm thấy như thế
nào ạ? Theo ơng, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với người đương thời ạ?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Ơng có muốn nhắn nhủ điều gì đến với thế hệ cháu cũng như người đời sau
không ạ?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn ơng đã trả lời cháu!
Nhóm 2, 3: Vào vai bạn đọc học sinh để trả lời câu hỏi của tác giả:
- Chào cháu! Ông được biết thế hệ của cháu bây giờ có rất nhiều người tài giỏi
đóng góp lớn cho đất nước. Cháu có thể kể cho ta nghe một số người hiền tài cháu
đã từng nghe hoặc biết khơng?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Thế hệ các cháu có suy nghĩ như thế nào về vai trò của người hiền tài đối với
dân tộc hiện nay?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Cháu có thể cho ơng biết hiện nay Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo và tồn
dân ta đã có những chính sách nào để khuyến khích, phát triển người tài?

17


............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Là công dân của đất nước đang phát triển, trên đà hội nhập với thế giới, cháu đã
tự đặt ra cho mình mục tiêu và hành động như thế nào để xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc, noi gương các thế hệ cha anh đi trước?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cảm ơn câu trả lời của cháu!
Giáo viên cũng lưu ý học sinh sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biểu cảm...
phù hợp trong q trình đóng vai.
Hoặc sau khi các em đã học xong văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên của Nguyễn Dữ tơi tạo ra tình huống đóng vai: Tưởng tượng một cuộc giao
tiếp văn học giữa các nhân vật: Ngô Tử Văn, Thổ công, Các vị thần ở đền miếu
xung quanh, các phán quan ở âm phủ và bản thân các em về chủ đề: “Cần hành
động như thế nào trước cái xấu, cái ác?”. Hãy đóng vai và kể lại cuộc giao tiếp
văn học đó. Giáo viên chia lớp thành các nhóm cùng dựa vào các chi tiết trong văn
bản thể hiện quan điểm, ý kiến của mỗi nhân vật về chủ đề để suy ra câu trả lời của
từng nhân vật và đóng vai diễn lại. (Xem video minh họa kèm theo hoặc vào
/>
(Kịch bản đóng vai bàn luận về chủ đề: Cần làm gì trước cái ác và cái xấu?)

18


(HS đóng vai bàn luận chủ đề: Cần làm gì trước cái ác và cái xấu? - Ảnh cắt từ video)
Phương pháp đóng vai có vai trị rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao
kỹ năng nói cho học sinh. Thơng qua việc nhập vai, hóa thân vào vai diễn, các em

được trải nghiệm hồn cảnh, tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ... của nhân vật bộc lộ qua
ngôn ngữ, cử chỉ. Từ sự trải nghiệm đó sẽ giúp học sinh rèn luyện, thực hành kỹ
năng ứng xử và bày tỏ thái độ trước một tình huống “giả định” đặt ra trong tác
phẩm. Như một hình thức “tiêm vác xin phòng bệnh”, học sinh sẽ được tập dược kỹ
năng ứng xử trong một mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn. Giáo
viên có thể quan tâm đối với tất cả các học sinh, nhất là những học sinh nhút nhát,
thiếu tự tin, giúp các em có cơ hội thể hiện bản thân, mạnh dạn, tự tin thể hiện mình
trước tập thể, từ đó giúp các em hịa nhập tích cực khi đứng trước một tập thể lớn.
3.3. Tổ chức cho học sinh tranh luận
Phương pháp tranh luận là một kỹ thuật dùng trong dạy học, trong đó đề cập
về một chủ đề có chứa đựng xung đột. “Tranh luận được hiểu là quá trình tư duy
và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lí thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp
xếp các lập luận để ra quyết định. Tranh luận giúp giải quyết vấn đề, bằng cách
chỉ ra những xung đột/ mâu thuẫn giữa các luận điểm do người học sử dụng tư
duy phản biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối phương”. Có thể nói,
tranh luận là q trình giao lưu ngơn ngữ địi hỏi những người tham gia phải chứng
minh được quan điểm của mình là đúng đắn bằng hệ thống các lập luận logic. Đó
là cách ngắn nhất và “ơn hịa” nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức
chung.
Phương pháp tranh luận được sử dụng trong dạy học là cách giáo viên đưa
ra, gợi mở cho học sinh suy nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo những
hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Những ý kiến khác nhau và những ý
kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc
độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối
lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau. Sau đó, giáo viên
tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm rõ những

19



khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu cầu
của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Tranh biện được tổ chức theo các hình thức sau:
+ Tổ chức tranh biện giữa học sinh với học sinh: Đây là hình thức có khả năng phát
huy tính tích cực, chủ động của từng học sinh trong học tập rất tốt, đáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay. Tranh luận cá nhân có thể giúp học sinh khám
phá ra những giá trị tiềm ẩn của mình như khả năng hùng biện trước đám đông,
khả năng tư duy logic hay khả năng tự chủ.
+ Tổ chức tranh biện theo nhóm: Tranh biện theo nhóm là hình thức tổ chức cho học
sinh học tập, trao đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một nhiệm vụ học
tập cụ thể nào đó dưới sự điều khiển và tổ chức của giáo viên. Khi tổ chức tranh
luận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời hai hoạt động: việc thảo luận giữa các thành
viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung và tranh luận giữa các nhóm với nhau.
Có một điểm khác biệt rất quan trọng của hoạt động tranh biện với các hình
thức giao tiếp khác đó là khi tiến hành tranh biện cần tách thành 2 lập luận: ủng hộ
hoặc phản đối. Học sinh khi được phân cơng vào nhóm nào thì cần phải tn thủ
theo u cầu của nhóm. Vì vậy, để dành chiến thắng trong tranh biện, học sinh cần
phải tìm tịi, nghiên cứu đề kĩ để có những lập luận về vấn đề mình bảo vệ. Thơng
qua tranh biện, học sinh khơng chỉ có thể tự chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức hơn
mà các em còn rèn luyện được khả năng sử dụng ngôn từ, khả năng lập luận, trình
bày ý kiến, thái độ tranh biện... để bảo vệ quan điểm của mình.
Ví dụ minh họa: Khi cho học sinh tìm hiểu về nhân vật Mị Châu trong văn
bản “Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, giáo viên có thể
tổ chức cho học sinh tranh luận cá nhân về vấn đề: Mị Châu đáng thương hay đáng
trách? Giáo viên khuyến khích các em tự chọn vấn đề và lên kế hoạch tranh luận từ
trước khi lên lớp. Như vậy, mỗi cá nhân sẽ tự xây dựng lập luận, lí lẽ và tìm dẫn
chứng để ủng hộ quan điểm: Mị Châu rất đáng trách hoặc Mị Châu rất đáng
thương. Để góp phần rèn luyện kỹ năng nói của học sinh trước tập thể, giáo viên có
thể tổ chức tranh luận theo hình thức một trò chơi tiếp sức. Những học sinh cùng
quan điểm sẽ cùng một đội: Đội 1 bảo vệ ý kiến Mị Châu đáng trách, đội 2 bảo vệ ý
kiến Mị Châu đáng thương. Lần lượt các thành viên trong đội sẽ đưa ra một ý kiến,

quan điểm để tranh luận với thành viên đội bạn. Với hình thức này, các thành viên
vốn rụt rè, nhút nhát trong đội đều phải chuẩn bị tốt tham gia tranh luận phát biểu ý
kiến. Khi thực hiện giải pháp này, giáo viên nhận thấy học sinh rất tích cực, chủ
động, sáng tạo và có những phát biểu rất hay. Đặc biệt, các ý kiến phát biểu của các
em được tương tác, mang lại khơng khí sơi nổi.
Khi đội 1 đưa ra quan điểm: “Theo mình, Mị Châu có tội, rất đáng trách. Vì
nàng là một công dân của đất nước Âu Lạc, hơn nữa lại là công chúa nhưng đã cho
Trọng Thủy xem nỏ thần là đã tiết lộ bí mật quốc gia. Nàng lại để Trọng Thủy
đánh tráo nỏ thần là làm mất tài sản quý của đất nước.” (Ý kiến bạn Ly – Lớp
10A2). Ngay lập tức, bạn Trọng Tiến đứng dậy đại diện đội 2 tranh biện “Theo

20


mình, Mị Châu rất đáng thương. Việc nàng cho xem nỏ thần chẳng qua là vì quá
nhẹ dạ cả tin, bị Trọng Thủy lừa dối, lợi dụng mà thôi”. Bạn Hà Linh có ý kiến
bảo vệ quan điểm đội 1: “Cứ cho là Mị Châu bị Trọng Thủy lừa khi đánh cắp nỏ
thần. Vậy, các bạn giải thích thế nào về việc, trước khi về nước, Trọng Thủy đã
ngầm báo hiệu tương lai hai nước sẽ có chiến tranh: “Nếu hai nước thất hịa, ta
tìm lại nàng lấy gì làm dấu?”. Thế mà Mị Châu không nhận ra âm mưu kẻ thù,
cịn rắc lơng ngỗng dọc đường đi khiến cha con bị truy sát. Như thế chẳng phải
nàng đáng trách lắm sao?”. “Mình đồng ý với các bạn là nàng đã không nhận ra
âm mưu của Trọng Thủy. Nàng tuy là công chúa nhưng cũng là phận nữ nhi, nàng
cũng thực hiện bổn phận người vợ, lấy chồng theo chồng để làm trịn đạo tam tịng
tứ đức. Vì thế, việc bị Trọng Thủy lừa dối cũng rất đáng thương” (ý kiến bạn
Hồng Dũng). Bạn Điểm liền tranh biện “Theo mình, Mị Châu đáng trách vì sai
lầm của cá nhân, cả dân tộc phải trả một giá đắt. Đó là đất nước rơi vào tay Triệu
Đà, cơ đồ chìm đắm biển sâu, dân tộc từ đây phải chịu nghìn năm nơ lệ. Nàng chết
là xứng đáng”. Tiếp đó, bạn Hà An bảo vệ cho quan điểm Mị Châu đáng thương
“Chính vì thế nên nàng đã nhận ra sai lầm của mình bằng cách chấp nhận cái

chết từ thanh gươm của cha mình. Trong lời khấn nguyện của mình, nàng cũng
khơng dám cầu xin sự tha thứ, chỉ dám xin sự minh oan mà thơi: Thiếp là phận
gái, nếu một lịng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Cịn
khơng một lịng trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ biến thành trai ngọc để
rửa sạch mối nhục thù. Và cuối cùng lời ứng nguyện của nàng thành sự thật. Đó
chẳng phải là nhân dân ta đã bao dung, độ lượng cho người con gái nhẹ dạ cả tin
bị người lừa dối đó sao?” (Ý kiến bạn Khánh Linh – đội 2). Bạn Vũ tiếp tục bảo
vệ ý kiến của đội 1: “Theo mình, Mị Châu đáng trách vì tội nàng gây ra là rất lớn.
Vì thế nàng bị Rùa Vàng kết tội là giặc và phải chết dưới lưỡi kiếm của chính cha
đẻ mình. Đó chính là sự trừng phạt cho những lỗi lầm của nàng”. Bạn Kiên tiếp
tục ý kiến đội 2: “Mình cho rằng Mị Châu đáng thương và đưa ra bằng chứng là
dù có tội nhưng nàng vẫn được nhân dân lập am thờ cúng với bức tượng không
đầu”...

21


×