Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.38 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRỊNH HUỲNH AN

NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2021


Cơng trình đã được hồn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:
1.GS.TS. Trần Nho Thìn
2.TS. Lê Thanh Nga

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở
họp tại: Trường Đại học Vinh
Vào hồi....ngày....tháng....năm 2021


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Thông tin – Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng đã mở ra kỉ nguyên tự chủ cho dân tộc. Đất nước bước vào thời kì xây
dựng nền quân chủ chuyên chế tồn tại mười thế kỉ. Trên bình diện chính trị - văn hóa - xã
hội, Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ở vào giai đoạn đầu của chế độ qn chủ chun
chế - mơ hình nhà nước mà ở đó hồng đế (vua) đứng đầu triều đình, nắm quyền lực điều
hành mọi phương diện của đất nước, chi phối sâu sắc đến sự an nguy, thịnh suy, tồn vong
của cả một chế độ, một triều đại. Hoàng đế, theo đó cũng trở thành đối tượng phản ánh, thể
hiện của văn học. Nghiên cứu văn học giai đoạn đầu thời trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ
XV, vì thế khơng thể bỏ qua việc nghiên cứu về nhân vật hoàng đế.
1.2. Là một kiểu nhân vật văn học - văn hóa đặc biệt, nhân vật hồng đế hàm chứa trong
nó nhiều nội dung chính trị, xã hội, văn hóa, văn học rất cần được nghiên cứu. Về đường lối
chính trị, hồng đế tồn tại và hoạt động trong xã hội quân chủ chuyên chế chủ yếu theo đức
trị. Vậy kiểu hồng đế như thế đã có vai trị lịch sử tích cực nào và có những hạn chế nào?
Về mặt văn học, điều ngày nay cần quan tâm là các lý tưởng của người xưa, trước hết của trí
thức nho sĩ, về một bậc quân vương đã được thể hiện như thế nào, bằng những phương tiện
nghệ thuật gì, với những thể loại văn học nào để vừa chuyển tải được những vấn đề đạo đức
chính trị của hoàng đế mà lại vừa an toàn thân mệnh trong một kiểu xã hội mà một chữ viết
nhầm trong bài thi cũng có thể dẫn đến án tử? Thêm nữa, các hoàng đế thời trung đại trực
tiếp sáng tác văn chương không chỉ để khoe tài mà chủ yếu hướng đến mục đích phục vụ
chính trị. Họ dùng văn chương để khẳng định, bảo vệ tính chính danh của triều đại, của bản
thân ngơi vị hồng đế. Đây là một loại diễn ngôn quyền lực độc đáo trong văn hóa chính trị
thời trung đại. Câu hỏi đặt ra là mục đích sáng tác văn chương đó đã được thực hiện bằng

các phương tiện nghệ thuật nào, cũng như các vấn đề của hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, tư
tưởng, môi trường xướng họa…
1.3. Thế giới nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Nổi bật
trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là các loại hình nhân vật: thiền sư, nho sĩ, hoàng đế,
liệt nữ. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu nhân vật trong văn học trung đại giai đoạn này,
cho đến nay, phần lớn các cơng trình đều tìm hiểu các nhân vật là nhà nho, thiền sư, liệt nữ.
Chưa có cơng trình nghiên cứu nào có cái nhìn bao qt và mang tính hệ thống về nhân vật
hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Vì thế vấn đề này vẫn
cịn nhiều khía cạnh mới, cần được quan tâm nghiên cứu.
1.4. Việc tìm hiểu ngọn nguồn của những đặc điểm của nhân vật hoàng đế, mối quan hệ
giữa nhân vật văn học này trong văn học trung đại với bối cảnh lịch sử - xã hội đương
thời… sẽ góp phần mang đến những bài học kinh nghiệm trị quốc an dân đối với hệ thống
chính trị đương đại.
Tóm lại, những vấn đề nêu trên lý giải tính chất cấp thiết của đề tài luận án. Bên cạnh việc
nghiên cứu về hồng đế ở các góc độ: chính trị, qn sự, ngoại giao… thì việc nghiên cứu
hồng đế dưới góc độ văn học là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang giá trị
thực tiễn. Vì thế chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: Nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.


2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân vật hoàng đế
trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung ở các sáng tác văn học giai đoạn từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV có xuất hiện nhân vật hồng đế. Giai đoạn văn học này mặc dù đông đảo về
lực lượng sáng tác, đồ sộ về số lượng tác phẩm nhưng vì nhiều lí do mà khơng cịn lưu trữ
đầy đủ.

Tuy nhiên, những cơng trình biên tuyển văn học trung đại cũng có thể cung cấp đủ tư
liệu để thực hiện đề tài: Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam
(tập I – V), Nguyễn Trãi tồn tập, Tổng tập văn học Hán – Nơm, Thơ văn Lí – Trần, và các
tuyển tập: Tuyển thơ các vua Trần, Thơ văn Lê Thánh Tông, Cổ tâm bách vịnh…
Khác với văn chương hiện đại, văn chương trung đại mang nặng tư duy nguyên hợp với tinh
thần văn – sử – triết bất phân. Một tác phẩm chức năng hành chính quan phương có thể được viết
bằng một một hình thức nghệ thuật đậm chất văn học như Dụ chư tỳ tướng hịch văn, Bình Ngơ
đại cáo; trong một bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư cũng có thể tìm thấy những trang ghi chép
có tính chất văn học; một ghi chép có tính chất sử học như Lam Sơn thực lục cũng có những đoạn
đậm chất văn chương. Tam tổ thực lục tuy có tên gọi thể loại “thực lục” song không hề tương
đồng với kiểu “thực lục” của sử học mà có tính cách như một tập chân dung bằng văn học. Luận
án, vì thế, không chỉ nghiên cứu các thể loại thuần văn học mà cịn quan sát, phân tích các tài liệu
có tính ngun hợp: Đại Việt sử kí tồn thư, Tam tổ thực lục, Lam Sơn thực lục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu nhân vật hoàng đế trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV, luận án rút ra những khái quát về đặc điểm nội dung và hình thức biểu hiện
nhân vật hồng đế trong văn học giai đoạn này. Qua nghiên cứu nhân vật hoàng đế trong
văn học, luận án chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và chính trị thời trung đại, thời kì mà các
nhà văn đồng thời là những trí thức nhập thế, hành đạo (nhà nho) hoặc được triều đình coi là
quốc sư (nhiều vị thiền sư). Đồng thời, luận án phác họa một bức tranh các loại hình nhân
vật, bên cạnh nhân vật hoàng đế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Trình bày một cách tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Khảo sát và chỉ ra các cơ sở hình thành nhân vật hồng đế trong văn học trung đại Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Khảo sát và phân tích những đặc điểm nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Khảo sát, phân tích và chỉ ra các phương thức thể hiện nhân vật hoàng đế trong văn

học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Cuối cùng rút ra kết luận về nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV và đề xuất một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra của đề tài Nhân vật hoàng đế trong văn học trung
đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, tác giả luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp liên ngành: Để có thể lí giải được các vấn đề liên quan đến nhân vật
hoàng đế trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, luận án đã vận dụng tri thức của các lĩnh
vực khác như: văn hóa học, triết học, luật học, tâm lý học, ngôn ngữ học... nhằm tham chiếu,
soi rõ các nội dung được đề cập trong luận án.
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội: Đây là phương pháp nghiên cứu văn học quá khứ,
gồm quy luật hình thành, phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn ra trong
những điều kiện lịch sử – xã hội nhất định như tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu, các giai
đoạn đã qua của nền văn học dân tộc. Phương pháp này giúp cho việc tái hiện những nét
chính về bối cảnh lịch sử – văn hóa – xã hội có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân vật
hồng đế. Đồng thời phương pháp này cũng giúp đưa ra những kết luận về sự vận động và
phát triển của nhân vật hoàng đế.
4.3. Phương pháp phân loại – thống kê: Phương pháp này vận dụng các thao tác phân
loại – thống kê, xác lập dữ liệu khoa học làm cơ sở để góp phần bổ sung tính chặt chẽ của
các luận điểm. Từ việc vận dụng phương pháp này, luận án đi đến xác định những đặc điểm
cơ bản của các kiểu tác gia tác phẩm, thể loại văn học thể hiện nhân vật hồng đế qua góc
nhìn tự biểu hiện và là đối tượng được phản ánh.
4.4. Phương pháp phân tích – tởng hợp: Phương pháp này đi vào phân tích các tác
phẩm, các vấn đề, trên cơ sở đó, tổng hợp theo định hướng nghiên cứu của luận án. Từ
những tư liệu tổng hợp được, luận án tiến hành phân tích các tác phẩm theo khung thể loại,
theo nhóm tác giả, theo giai đoạn lịch sử… để làm tiền đề so sánh, đối chiếu về sự vận động

và phát triển hệ thống tư tưởng Nho – Phật – Đạo gắn với sự biến đổi, vận động của mẫu
hình nhân vật hồng đế. Luận án phân tích khả năng giao thoa, chuyển hóa, tiếp nối và hỗn
dung giữa các tư tưởng trong cùng một loại hình tác gia hồng đế.
4.5. Phương pháp so sánh – loại hình: Phương pháp loại hình là phương pháp nghiên
cứu những sự việc, hiện tượng có chung những đặc trưng nào đó để có thể khái quát và phân
loại tìm ra quy luật của sự tương đồng. Trong nghiên cứu văn học, để làm nổi bật bản chất
của hiện tượng được đem ra so sánh, có thể so sánh hiện tượng văn học đó với các hiện
tượng cùng loại hoặc có thể so sánh với cả các hiện tượng đối lập. Phương pháp này được
dùng để đối chiếu, so sánh mẫu hình hồng đế trong giai đoạn văn học này qua các loại hình
tác giả tham gia viết về hoàng đế. Đồng thời, luận án bước đầu so sánh mẫu hình hồng đế
của giai đoạn này với các giai đoạn sau trong văn học trung đại Việt Nam; so sánh mẫu hình
hồng đế Việt Nam và các nước Đơng Á nói chung, Trung Quốc nói riêng để thấy được sự
tương đồng và khác biệt.
4.6. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp này được dùng để liên kết, xâu
chuỗi, hệ thống các vấn đề nghiên cứu trong tính thống nhất chỉnh thể. Nó giúp luận án đưa
ra những góc nhìn đa diện về nhân vật hồng đế một cách thống nhất theo hệ thống.


4
5. Đóng góp của luận án
Luận án là một nỗ lực lần đầu tiên nghiên cứu không phải một nhân vật hoàng đế cụ thể
của một triều đại xác định mà là kiểu loại hình nhân vật hồng đế.
Nỗ lực nghiên cứu đó được thực hiện qua thao tác hệ thống hóa tư liệu nghiên cứu.
Luận án đã rà lại hệ thống các sáng tác văn học thể hiện cái nhìn chủ quan, tự thuật (cái nhìn
từ bên trong) của các bậc hồng đế và cái nhìn khách quan (cái nhìn từ bên ngồi) của giới
trí thức thiền sư và nho gia về một bậc hoàng đế lý tưởng. Từ hai điểm nhìn với hai bộ phận
sáng tác này, luận án góp phần phác họa hình tượng nhân vật hồng đế, một loại nhân vật
quan trọng bậc nhất của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam trung đại giai đoạn văn học thế
kỷ X đến thế kỷ XV.
Luận án trình bày hệ thống các yếu tố thi pháp – nghệ thuật liên quan đến nhân vật

hoàng đế, một hệ thống cho đến nay chưa được chú ý đúng mức.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được triển khai
trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Cơ sở hình thành nhân vật hồng đế trong văn học trung đại Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XV
Chương 3. Đặc điểm nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV
Chương 4. Phương thức thể hiện nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu chung về nhân vật hoàng đế trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Mặc dù đã có một số bài viết, luận án, luận văn nghiên cứu về nhân vật hoàng đế
trong văn học trung đại Việt Nam nhưng nhìn chung các cơng trình này mới chỉ dừng lại
ở mức đề cập sơ lược về mẫu hình hồng đế hoặc khảo sát một nhân vật hoàng đế trong
một tác phẩm cụ thể. Các cơng trình nghiên cứu về nhân vật hồng đế: Văn học Việt Nam
dịng riêng giữa nguồn chung (in lần đầu 1997), Trần Ngọc Vương đã có bài viết về “Mẫu
hình hồng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu
vực Đơng Á”; Trong cơng trình Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX - Những vấn đề lí luận và lịch
sử do Trần Ngọc Vương chủ biên, Đỗ Lai Th có bài viết “Loại hình các nhân vật trong
lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX”; Con người nhân văn trong thơ ca Việt
Nam sơ kì trung đại của Đồn Thị Thu Vân (2007)…
Nhìn chung việc nghiên cứu mẫu hình nhân vật hoàng đế mới dừng lại ở sự nghiên
cứu dưới góc độ khảo cổ học, chính trị học, văn hố học… mà chưa có cơng trình nghiên
cứu nào có cái nhìn tổng thể, hệ thống về nhân vật hồng đế dưới góc nhìn là một nhân vật
văn học - nhân vật trữ tình.



5
1.1.2. Nghiên cứu về một số nhân vật hoàng đế tiêu biểu trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Có thể nói Trần Thái Tơng, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông là những trường hợp tiêu
biểu cho mẫu hình hồng đế trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Cuộc đời, sự nghiệp
chính trị và sự nghiệp văn học của các hoàng đế này đủ để tạo nên một mẫu hình nhân vật
văn hố chính trị và văn học. Ngồi sự nghiệp chính trị vẻ vang, những hồng đế này cịn là
tác giả của nhiều áng văn chương đặc sắc. Văn chương của họ khơng chỉ có tính chức năng
mà cịn hướng đến những giá trị nghệ thuật. Người viết sẽ điểm qua sơ lược những cơng trình
nghiên cứu về ba hồng đế tiêu biểu này.
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.2.1. Lý thuyết loại hình
Loại hình học là khoa học nghiên cứu về các loại hình để tìm ra quy luật về sự tương
đồng. Phương pháp loại hình được áp dụng từ những năm 20 của thế kỉ XX. Đến những năm
70 của thế kỉ XX, phương pháp này mới được nhiều học giả chú ý vận dụng. Có thể liệt kê
những cơng trình tiêu biểu: N.I. Konrad với Phương Đơng và phương Tây, D. X. Likhachop
với Bảy thế kỉ trong văn học Nga, B.L. Riptin với Loại hình học và các mối quan hệ qua lại
của các nền văn học trung đại.
Việc vận dụng lý thuyết loại hình trong nghiên cứu nhân vật hoàng đế là việc làm cần
thiết, bởi nhân vật hồng đế vừa hội tụ những tiêu chí về những đặc điểm chung vừa có
những đặc điểm đặc thù khác biệt so với các kiểu nhân vật khác. Lý thuyết về loại hình thực
sự đã trở thành mã khố quan trọng để người viết đi sâu vào tìm ra những đặc điểm của
nhân vật hoàng đế.
1.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hoá – tư tưởng và văn học
Từ buổi bình minh của nền văn học viết, văn học trung đại Việt Nam đã chịu sự ảnh
hưởng và chi phối mạnh mẽ từ nền văn học Trung Hoa – nền văn học ngay từ thời cổ đại đã
gắn liền những vấn đề văn hóa – tư tưởng: triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị... Thực tế này
đã thể hiện rất rõ trong văn học Việt Nam sơ kì trung đại.
Giải mã một tác phẩm văn chương phải quan tâm đến không gian xã hội mà tác phẩm thể
hiện. Trong văn học trung đại, không gian xã hội phổ biến chính là khơng gian mang màu sắc

chính trị. Nhất là ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, không gian sáng tác chủ yếu tập trung
ở cung đình và lực lượng sáng tác cũng chính là các nhân vật chính trị. Từ đó, khơng gian
chính trị đã chi phối phần lớn những sáng tác văn học. Xã hội Đại Việt xem trọng văn chương
và dùng văn chương là thước đo đánh giá tài năng. Các hoàng đế đã sớm ý thức được con
đường trị nước bằng văn trị, đức trị. Văn chương trở thành hình thức để tuyển chọn nhân tài, là
phương tiện để quan lại, vua chúa bộc lộ tài năng. Từ đó, văn chương từng bước trở thành
phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ của văn hố.
Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hố chính trị phù hợp với văn học trung đại Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Văn học giai đoạn này hướng đến một xã hội đức trị lấy
nhân vật trung tâm là những con người gắn liền với đời sống chính trị. Đây cịn là giai đoạn
mà quan niệm văn chương hướng hoàng đế đến mơ hình thánh nhân qn tử với lí tưởng
thân dân.


6
1.2.3. Lý thuyết liên văn bản
Liên văn bản là khái niệm xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nó được xem là
một thủ pháp, một phương thức tồn tại của tác phẩm văn học. Lý thuyết liên văn bản góp
phần đổi mới cách tiếp cận văn học. Sự ra đời của mỗi tác phẩm văn học là một quá trình
kết nối, đối thoại với các văn bản khác.
Lý thuyết liên văn bản góp phần quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ và mục
tiêu nghiên cứu của luận án. Các tác phẩm trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến
thế kỉ XV phần lớn gắn liền với đời sống chính trị và văn hố. Do đó, việc tìm hiểu các văn
bản văn học khơng thể tách rời với các văn bản có liên quan, nhất là những ghi chép sử học.
Việc nghiên cứu liên văn bản sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn từng tác phẩm trong mối quan
hệ liên văn bản với văn hố, chính trị, lịch sử và trong cùng một hệ thống thể loại để tạo nên
sự phong phú, đa diện, đa chiều về đặc điểm nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn này
từ nội dung và hình thức thể hiện.
1.2.4. Lý thuyết diễn ngơn
Lý thuyết diễn ngơn có nguồn gốc từ Châu Âu. Nó được ra đời từ những năm 60 của

thế kỉ XX. Ở Việt Nam, lý thuyết diễn ngôn trở thành trào lưu nghiên cứu từ những năm 80
của thế kỉ XX. Trong nghiên cứu văn học, lý thuyết diễn ngôn được tiếp cận ở các góc độ:
ngữ học, lí luận văn học và xã hội học lịch sử tư tưởng.
Vận dụng lý thuyết diễn ngơn vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật hồng đế là việc làm rất
cần thiết. Từ thời cổ đại, người ta đã nhận ra sức mạnh của nghệ thuật ngôn từ trong việc
chuyển tải tư tưởng và tác động đến người đọc. Trong bối cảnh văn – sử – triết bất phân,
dường như mọi giao tiếp của hoàng đế đều qua các sáng tác được xem là văn chương.
Thông qua ngôn ngữ, giọng điệu, các motip, các biểu tượng… của tác phẩm, quyền lực
thống trị thiên hạ, vị thế thiên tử – con trời, đức độ của bậc đế vương được xác lập. Thông
qua các diễn ngôn về văn hố chính trị, sự chuyển giao về hệ tư tưởng từ Phật giáo sang
Nho giáo có thể bộc lộ được những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn
này. Đặc biệt, thông qua hoạt động xướng hoạ giữa hoàng đế và các quần thần đã bộc lộ
được tri thức và quyền lực của thiên tử. Từ góc nhìn về diễn ngơn của các nhà nho, ta lại
thấy ý thức sử dụng phương tiện văn chương để gián tiếp kín đáo yêu cầu chủ nghĩa thân
dân nơi quân vương, cảnh báo cho họ về sức mạnh “chở thuyền” và “lật thuyền” của dân, ca
ngợi những bậc quân vương có nhân nghĩa, đức hiếu sinh. Tiếp cận nhân vật hồng đế từ lý
thuyết diễn ngơn sẽ làm rõ hơn mối liên hệ giữa văn chương và bối cảnh chính trị, xã hội,
văn hố đương thời.
Tiểu kết chương 1
Từ kết quả khảo sát các tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy việc
nghiên cứu văn chương các hoàng đế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã được quan tâm, khai thác
ở nhiều phương diện. Tuy nhiên, các cơng trình mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về một
hồng đế cụ thể hoặc một triều đại, một giai đoạn nhất định. Trên cơ sở vận dụng những cơ
sở lí thuyết phù hợp, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những đặc điểm của nhân vật hồng đế
trong giai đoạn này qua các góc độ: cơ sở hình thành nên nhân vật hồng đế trong văn học;
đặc điểm nhân vật hồng đế qua góc nhìn đối chiếu giữa văn học và văn hố. Đồng thời,


7
luận án sẽ đưa đến phác thảo đặc điểm nhân vật hồng đế giai đoạn này dưới góc nhìn tự

biểu hiện và với tư cách là khách thể được phản ánh.
Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÂN VẬT HỒNG ĐẾ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
2.1. Giới thuyết về nhân vật hoàng đế
2.1.1. Khái niệm nhân vật hồng đế
Có thể đưa ra khái niệm hoàng đế là người đứng đầu của nhà nước theo thể chế quân
chủ chuyên chế. Mỗi khu vực, quốc gia hồng đế có vị thế khác nhau trong đời sống xã hội.
Trong xã hội phương Đơng, hồng đế là người nắm trong tay mọi quyền lực, sở hữu đất đai
và thần dân trong phạm vi “bốn bể”. Suy nghĩ và hành động của hồng đế có sức ảnh hưởng
lớn và quyết định sự vận hành của xã hội. Xã hội phương Đơng quan niệm hồng đế là
thiên tử – con trời, mang trong mình thiên mệnh để thay trời trị vì thiên hạ. Chính vì có một
vị thế đặc biệt trong xã hội quân chủ nên hoàng đế cũng đã trở thành một nhân vật đặc biệt
trong sáng tác văn học. Nhân vật hoàng đế xuất hiện trong văn chương không đơn thuần là
một kiểu nhân vật văn học mà nó cịn gắn với nhiều yếu tố văn hố chính trị, tư tưởng triết
học. Trong suốt hành trình lịch sử văn học, không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm thời
trung đại mà đến văn học hậu hiện đại nhân vật hồng đế này vẫn cịn là đề tài thú vị cho sự
tìm tịi, sáng tạo.
2.1.2. Sự khác nhau giữa “Đế” và “Vương”
“Đế” hay “Vương” đều là khái niệm chỉ người đứng đầu nhà nước quân chủ, là người
nắm quyền cai quản thiên hạ. Tuy nhiên Đế và Vương lại không thể đồng nhất về nội hàm
khái niệm.
Mặc dù Trung Hoa chỉ xem người đứng đầu Đại Việt là phiên vương nhưng rõ ràng
nhận thấy trong tâm thức người Việt ln có tinh thần u nước, lịng tự hào, tự tơn và khẳng
định vị thế của mình sánh ngang cùng Trung Hoa hùng mạnh. Có thể thấy đế và vương mặc
dù đều là khái niệm để gọi tên người đứng đầu nhà nước theo chế độ quân chủ. Tuy nhiên,
nội hàm của hai khái niệm đã cho thấy thang độ quyền lực khác nhau của hai tên gọi.
2.1.3. Mô hình hồng đế lý tưởng trong tư duy chính trị Việt Nam trung đại
Hoàng đế được gắn liền với các khái niệm tam vị nhất thể: thiên mệnh – thiên hạ –
thiên tử. Ba khái niệm này chi phối mạnh mẽ đến mơ hình nhân cách hồng đế. Theo diễn

ngơn của chế độ quân chủ, hoàng đế là thiên tử (con trời), được trời trao cho thiên mệnh để
cai quản thiên hạ.
Hoàng đế chịu “thiên mệnh” trước hết phải là người có đức. Theo quan điểm Nho
giáo, hồng đế khơng đơn thuần là người đứng đầu nhà nước quân chủ, nắm trong tay mọi
đất đai và thần dân phải chăm lo lợi ích… mà hồng đế phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ dân,
giáo hoá dân, chịu trách nhiệm về cuộc sống của nhân dân.
Nền văn hố chính trị Á Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng đều có quan niệm
chung về mẫu hình hồng đế có trách nhiệm đối với trời, khơng được quyền hành động theo
ý mình mà phải thi hành những điều thuận lòng trời, hợp ý dân. Vấn đề đức trị, thân dân là


8
những nội dung chính trong tư tưởng, đường lối trị nước của Nho giáo. Hoàng đế phải nhận
thức được vai trò quan trọng của nhân dân trong con đường đế nghiệp.
Trời trao thiên mệnh cho hoàng đế dựa trên nguyên tắc chọn người có đức. Đức của
nhà lãnh đạo được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng phẩm chất quan trọng nhất là đức
hiếu sinh. Đức hiếu sinh được thể hiện trước tiên là chọn đức trị hạn chế hình pháp.
Nho giáo hướng đến hình mẫu hồng đế là một thánh nhân vừa mang một nhân cách
của con người phàm trần vừa có những đặc điểm của thượng giới. Giữa mơ hình nhân cách
hồng đế trong lý thuyết và thực tế, qua lịch sử có thể thấy sự vênh lệch khá lớn. Rất hiếm
vị hồng đề có thể đáp ứng được đầy đủ các chuẩn mực nhân cách thánh nhân mang những
đặc điểm huyền thoại.
2.2. Những tiền đề của sự xuất hiện nhân vật hoàng đế trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV
2.2.1. Tiền đề lịch sử, xã hội
Trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, Việt Nam đang từng bước thiết lập và ổn
định xã hội theo chế độ quân chủ chuyên chế. Dựa vào bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội Việt
Nam có thể chia giai đoạn này thành ba cột mốc quan trọng: Đất nước mới giành được độc
lập, xây dựng quốc gia quân chủ và phục hưng nền văn hóa dưới hai triều đại Lý – Trần, đấu
tranh chống quân Minh xâm lược và xây dựng Nhà nước quân chủ đạt cực thịnh ở triều đại

Lê sơ. Thực tiễn xây dựng chế độ đòi hỏi phải cấp thiết xác lập nền văn hóa chính trị tương
ứng. Theo đó, vấn đề lựa chọn mẫu hình hồng đế được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi vì
trong xã hội chuyên chế, hoàng đế là người đứng đầu triều đại, mọi suy nghĩ, hành động của
hồng đế có vai trị quyết định đến thực tế vận hành xã hội. Trên cơ sở bối cảnh xã hội đã
đặt ra những yêu cầu thời đại về vai trị của hồng đế.
2.2.2. Tiền đề văn hoá, chính trị
Xã hội Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV tìm thấy sự tương đồng giữa truyền thống,
phong tục, tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam với tư tưởng thân dân trong Nho giáo.
Mặc dù đều có tinh thần dân tộc cao, kiên quyết chống lại sự bành trướng của chính quyền
phương Bắc, nhưng các triều đại nước ta vẫn tìm thấy được trong văn hố chính trị Trung
Hoa nhưng diễn ngơn phù hợp để bảo vệ vương triều. Tiếp thu nền văn hố chính trị phương
Bắc, các Hồng đế Đại Việt không ngừng diễn ngôn về thiên tử – thiên hạ – thiên mệnh.
Theo quan điểm Nho giáo, hoàng đế phải có nhân cách lí tưởng “nội thánh, ngoại
vương”, tức là phải đạt đến phẩm chất của một thánh nhân. Tư tưởng Nho giáo yêu cầu
phẩm chất của một thánh nhân là phải “minh minh đức – tân dân – chỉ ư chí thiện” (làm sáng
tỏ đức sáng – làm đời sống dân chúng không ngừng đổi mới – khiến cho người ta ở vào chí
thiện). Trên cơ sở kế tục tinh thần xuất thế, nhập thế của hoàng đế triều Lý – Trần, các
hoàng đế Nho giáo thời Lê sơ phấn đấu đạt đến cảnh giới của một thánh nhân dung hoà giữa
xuất thế và nhập thế. “Nội thánh, ngoại vương” – tu kỷ, trị nhân tức bên trong là một thánh
nhân, bên ngoài là một hoàng đế. Dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo, mẫu hình hồng đế
đã đặt ra chuẩn mực “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trong bát mục “cách vật, trí tri, thành
ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Trên cơ sở kết hợp những giá trị nhân đạo trong truyền thống của dân tộc cùng với tinh
thần bác ái, vị tha của đạo Phật và tư tưởng thân dân trong học thuyết Nho giáo, các hoàng


9
đế Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã phát triển tư tưởng thân dân từ “ngụ binh ư nông”
của triều Lý đến “khoan thư sức dân” dưới triều Trần và đạt đến quan niệm “dân như nước
có thể đẩy thuyền, lật thuyền” dưới triều Lê sơ. Mỗi giai đoạn lịch sử, đất nước đều có mơ

hình văn hố chính trị tương ứng. Theo đó, mẫu hình hồng đế ln khơng ngừng vận động
để đáp ứng những yêu cầu của lịch sử xã hội.
2.2.3. Tiền đề văn học
Tiếp thu sự ảnh hưởng từ nền văn học Trung Hoa, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế
kỉ XV đề cập rất nhiều đến văn hố chính trị. Văn chương không phải là phương tiện để bày tỏ
tình cảm cá nhân mà là dùng để bày tỏ chí. Văn học giai đoạn này đảm nhiệm một trọng trách
quan trọng trong sự nghiệp chính trị của các triều đại. Các hoàng đế dùng văn chương để trị
quốc. Các triều thần dùng văn chương để thể hiện những khát vọng, hoài bão về một đấng
minh quân, một xã hội thịnh trị với vua sáng tơi hiền. Chính vì những lí do đó, hồng đế đã đi
vào văn chương và trở thành một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học, văn
hố chính trị của Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
2.3. Vị thế của nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam
2.3.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
Văn chương thời trung đại xét về đề tài, nội dung phần lớn đều phản ánh các vấn đề
văn hố chính trị. Theo kết quả khảo sát của chúng tơi có đến 680 trong tổng số 1800 tác
phẩm trong văn học giai đoạn này trực tiếp thể hiện về nhân vật hoàng đế (chiếm 37.8%).
Kết quả khảo sát này chưa bao gồm các tác phẩm gián tiếp thể hiện nhân vật hồng đế. Từ
đó có thể khẳng định hồng đế chính là nhân vật trung tâm trong văn học trung đại Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Tuỳ thời điểm lịch sử, tuỳ theo từng tác giả mà diễn ngơn
về mẫu hình hồng đế mang những đặc điểm khác nhau. Có phê phán xa gần, có khéo léo
phúng gián nhưng nhìn chung, nhân vật trung tâm của văn học giai đoạn này – hoàng đế
được văn chương tập trung ca ngợi về đức trị, thân dân. Các trí thức giai đoạn này có một
niềm tin mãnh liệt vào việc xây dựng nên một xã hội lý tưởng (và có khi là khơng tưởng)
với mẫu hình hoàng đế nhân nghĩa, thần dân giữ đạo trung hiếu, kẻ sĩ tu thân. Tuy chưa
giống hoàn toàn với những khát vọng lí tưởng của các kẻ sĩ nhưng nhìn chung qua thơ văn,
các hoàng đế Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã trở thành một nhân vật trung tâm chi
phối đến các nhân vật khác trong đời sống văn học.
2.3.2. Giai đoạn từ sau thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
Nếu như thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV, qua thơ văn, kẻ sĩ bộc lộ một niềm tin dường như
tuyệt đối vào chế độ quân chủ thì giai đoạn sau thế kỉ XV, niềm tin ấy từng bước suy giảm,

ngược lại gia tăng sự hoài nghi về nền cai trị đức trị. Họ Trịnh phò tá nhà Lê đánh bại nhà
Mạc. Đất nước tồn tại song song vua và chúa. Đạo trung quân đã mai một, những vấn đề
thiết yếu của đạo nho như tu, tề, trị, bình đã khơng cịn giữ được những giá trị như lúc ban
đầu. Việc tuyển chọn ra quan lại cũng khơng cịn lệ thuộc vào khoa cử. Tiền có thể mua
được chức quan đã làm hoen ố những hình mẫu cao đẹp về thánh nhân, quân tử.
Nhân vật trung tâm của giai đoạn này không phải là những nhà chính trị hay những
bậc nho sĩ xem thơ ca là phương tiện để di dưỡng tính tình mà là những con người có số
phận bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, qua những tác phẩm tố cáo xã hội, vạch trần tệ
nạn vơ vét, bóc lột của triều đình… đã gián tiếp bàn về nhân vật hồng đế.


10
Tiểu kết chương 2
Hoàng đế được xem là một nhân vật đặc biệt trong đời sống văn học trung đại Việt
Nam. Nhân vật hoàng đế trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được
hình thành trên nhiều cơ sở. Nó xuất phát từ bối cảnh lịch sử xã hội và yêu cầu thời đại của
một đất nước tự chủ sau ngàn năm Bắc thuộc. Đất nước bước sang trang sử mới, yêu cầu
của thời đại tự chủ và của một dân tộc đang dâng cao lịng tự hào thì việc tập trung hướng
đến vương triều, hoàng đế là một thực tế tự nhiên. Văn chương đảm nhiệm vai trị chính
trị, nhất là tập trung thể hiện đường lối trị nước của hoàng đế. Các thiền sư, nho sĩ dùng
văn chương để lập thân, kiến quốc. Họ có niềm tin văn chương sẽ xây dựng được thế giới
của các học thuyết chính trị đạo đức. Các sáng tác của họ chứa đựng những cái đẹp về lý
tưởng đạo đức với mơ hình đức trị của hoàng đế. Tư tưởng đức trị đã từng bước phát triển
và đạt đến đỉnh cao với tư tưởng nhân nghĩa dưới vương triều Lê sơ. Sau vương triều Lê
sơ, Đại Việt bước vào thời kì khủng hoảng và suy vong kéo dài nhiều thế kỉ. Chế độ quân
chủ đã khơng cịn duy trì đường lối đức trị, thân dân mà ngày càng bộc lộ rõ tính chun
chế, tha hóa. Đất nước chia cắt, nội chiến liên tiếp giữa Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, khởi
nghĩa nông dân diễn ra liên tục đã phản ánh sự suy tàn của nền đức trị khơng lấy dân làm
gốc… Chính vì thế giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được xem là giai đoạn tiêu biểu cho
chế đô quân chủ và mẫu hình nhân vật hồng đế lí tưởng.

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
3.1. Nhân vật hồng đế với tư cách là cái tơi tự biểu hiện
3.1.1. Nhân vật hoàng đế - thiên tử trong ý thức chính trị
3.1.1.1. Ý thức tu dưỡng đạo đức Nho giáo
Theo thế giới quan của Nho giáo, đạo làm người được bộc lộ rõ nét nhất trong lĩnh vực
đạo đức. Theo đó, đạo đức Nho giáo hướng đến giá trị thực tiễn, giúp con người có thể đạt
được phẩm chất hoàn thiện, hữu dụng trong đời sống xã hội. Người quân tử phải đạt đến phẩm
chất kẻ sĩ với các phạm trù: nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng, trung, chính, trực, cung, khoan… Nếu
như Phật tính là cảnh giới cao nhất mà người tu hành muốn đạt đến thì thánh nhân, quân tử là
mục tiêu cao nhất của người quân tử theo quan điểm Nho gia. Nho gia hướng đến hình tượng
hồng đế là thánh nhân nhập thế, hành đạo, lo cho đời, cho dân, tham gia vào công cuộc kiến
thiết xã hội theo mơ hình Nghiêu, Thuấn.
Các đế vương không ngừng đề cao chữ đức trong sáng tác một mặt tự nhắc nhở việc
rèn luyện, đồng thời khẳng định đức của bản thân; mặt khác, các hồng đế cịn xem đây là
công cụ giám quản bách thần, đề cao đạo đức để giáo hoá sự phục tùng của mọi đối tượng
trong xã hội. Đế vương thực hành chính trị bằng đạo đức, đức của bản thân và đức của dân
chúng. Luật pháp được sử dụng chủ yếu nhằm duy trì trật tự đạo đức xã hội. Trong đó, tư
tưởng đức trị có mối quan hệ chặt chẽ với tư tưởng dân bản – lấy dân làm gốc.
Qua những tác phẩm thơ, văn, các hoàng đế đã thể hiện những tiêu chuẩn của một “nội
thánh” theo quan điểm Nho gia. Đó là việc tu thân, trau dồi những phẩm chất về đạo đức để
đủ khả năng hồn thành vai trị thiên mệnh.


11
3.1.1.2. Ý thức khẳng định tài năng của thiên tử
Bên cạnh “nội thánh” thì “ngoại vương” được thể hiện qua khả năng điều hành chính
trị. Điều đó được đánh giá qua tài năng dựng nước và giữ nước của các hồng đế. Giai đoạn
này xuất hiện hai mẫu hình hồng đế tiêu biểu. Đó là mẫu hình hồng đế anh hùng khởi

nghiệp và mẫu hình hồng đế nối nghiệp. Trước khi đường hoàng bước lên ngai vàng, các
hoàng đế hầu hết phải trải qua một quá trình tranh giành, đấu tranh khốc liệt. Mặc dù có
những cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra trong êm đẹp nhưng khó thể tránh khỏi cảnh máu
chảy đầu rơi. Qua thơ văn, các hoàng đế đã tự biểu hiện tài năng trong việc dựng nên vương
triều và sự nghiệp cai trị huy hoàng. Trong đó có một số hồng đế xuất thân là anh hùng lãnh
đạo nghĩa binh đứng lên dẹp tan ngoại xâm sáng lập nên triều đại mới.
Dũng là phẩm chất một đế vương cần phải có. Đó là bản lĩnh của một người lãnh đạo đất
nước thể hiện được uy vũ, khắc phục được khó khăn, khơng nao núng dù bất cứ hoàn cảnh
nào. Các hoàng đế Đại Việt đã nhiều lần thân chinh đánh dẹp phản loạn, trấn áp ngoại bang,
mở mang bờ cõi. Trong sáng tác của mình, hồng đế dùng binh là để cứu dân.
Bình thiên hạ là năng lực tối cao của thiên tử trong xã hội quân chủ. Nó được hiểu là
khả năng quy phục được lịng người, xây dựng cho thiên hạ nền thái bình thịnh trị. Theo
quan niệm của xã hội quân chủ phương Đơng, được mùa là do hồng đế đã thực hiện trọn
vẹn nhiệm vụ được trời giao phó nên ban phúc lành. Trong những năm 1493 – 1494 đất
nước được mùa liên tiếp, theo tư tưởng “thiên mệnh” thì hồng đế đã hợp lịng trời, được
trời giáng phúc. Lê Thánh Tơng đã tổ chức cuộc xướng hoạ mừng được mùa. Hoàng đế
xướng thơ và được các quần thần hoạ lại với những nội dung tán thưởng, đồng tình. Vì thế
đây được xem là hình thức tối ưu để hồng đế tự khẳng định đế quyền, đế vị, ca ngợi triều
đình, chế độ và tự ca ngợi công lao, đức độ của mình đã cảm hố được lịng trời. Đây là
cơng cụ để các hoàng đế thể hiện uy đức.
Trải qua những năm tháng hào hùng chống giặc Minh, các hoàng đế thời Lê sơ sáng
nghiệp, kế nghiệp đều nhận thức được vai trị của dân trong cơng cuộc trị vì. Từ đó họ đã có
cái nhìn trân trọng và đưa nhân dân đến một vị thế cao hơn so với giai đoạn Lý – Trần. Ở
các giai đoạn trước, nhân dân được các hoàng đế coi trọng và thực hiện nhiều chính sách dân
vi bản. Tuy nhiên đến thời Lê sơ, các hoàng đế đã nhận thấy được sức mạnh to lớn của dân,
dân là nước, vua là thuyền. Qua thơ văn, các hoàng đế đã tự hoạ nên bức chân dung về tài
năng dựng nước và giữ nước.
3.1.1.3. Ý thức khẳng định vị thế thiên tử
Các hoàng đế trước hết là các nhà chính trị. Vì thế, mục đích và chí hướng sáng tác của
họ đều hướng đến các lí tưởng chính trị, mang đậm tính chất cung đình, quan phương.

Thơng qua q trình sáng tác, nhân cách của bậc đế vương được bộc lộ bằng việc ứng xử với
môi trường tự nhiên, mơi trường xã hội và với chính mình. Cũng giống như các hồng đế
phương Bắc, các hồng đế Đại Việt rất đề cao thiên mệnh. Mặc dù có những điểm khác biệt
trong việc khẳng định vị thế, nhưng điểm chung là các hoàng đế trong vùng văn hóa Đơng Á
ý thức được vai trị, trách nhiệm thiên tử của mình trong việc thay trời cai quản non sơng.
Phục vụ sự nghiệp trị quốc của hồng đế giai đoạn này không thể không kể đến những
tác phẩm văn chương bang giao. Đó là những sáng tác ra đời nhằm phục vụ cho việc ngoại
giao thơng qua hình thức đối đáp, tiễn tặng, xướng hoạ của những nhà ngoại giao với các sứ


12
thần Trung Hoa. Thông qua những lá thư, những vần thơ ngoại giao, các hồng đế đã thể
hiện được trí tuệ, bản lĩnh và tài năng của mình dưới tâm hồn thi sĩ. Văn chương bang giao
mang tính chất thù ứng, khoe tài, đấu trí dưới hình thức đối thoại trực tiếp. Đây được xem là
phương tiện để các quốc gia giao tiếp và thể hiện thái độ chính trị.
Qua thơ văn bang giao, các hoàng đế Đại Việt đã thể hiện được vai trò là một thiên tử
của Đại Việt, một chính khách ngoại giao tài ba, góp phần hạn chế giao tranh bảo vệ nền
hồ bình cho dân tộc. Lời thơ được các hoàng đế bày tỏ thái độ nhún nhường, đề cao vương
triều phương Bắc nhằm thể hiện một khát vọng hồ bình, nhân dân tránh khỏi cảnh máu
chảy đầu rơi. Tuy nhiên ý tứ thơ lại không thể hiện một tinh thần nhu nhược, quy hàng mà
khéo léo thể hiện một thái độ cần được tôn trọng chủ quyền và tự hào nền văn hiến dân tộc.
3.1.2. Nhân vật hoàng đế - thiền nhân trong những suy tư mang màu sắc tơn giáo
Loại hình hồng đế – thiền sư – thi sĩ rất phổ biến trong văn học Việt Nam thời Lý –
Loại hình hồng đế – thiền sư – thi sĩ phổ biến trong văn học Việt Nam thời Lý – Trần, tiêu
biểu phải kể đến: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông… Trước thời Lý, các hoàng đế hầu như chưa tham gia sáng
tác thơ văn, hoặc có sáng tác nhưng đã thất truyền theo thời gian. Đầu thời Lý, Lý Thái Tổ
có Thiên đô chiếu nhưng phải đến Lý Thái Tông mới định hình tương đối rõ nét kiểu tác gia
hồng đế – thiền sư – thi sĩ. Hoàng đế – thiền sư – thi sĩ là ba loại hình nhân vật khác nhau.
Tuy nhiên trong giai đoạn Lý – Trần, các loại hình nhân vật này có sự giao thoa, quan hệ

biện chứng với nhau trong chủ thể hoàng đế.
Trong xã hội chịu ảnh hưởng của Phật giáo, các hoàng đế triều Lý chủ yếu dùng văn
chương để truyền đạo, chú trọng tôn giáo, đề cao thần quyền như một cách phục vụ cho
vương quyền. Đến thời Trần, Nho giáo đã bắt đầu có vị thế trong xã hội. Chế độ khoa cử đã
sản sinh ra ngày càng đông đảo tầng lớp nho sĩ và tầng lớp này có sức ảnh hưởng đến cả hệ
thống chính trị. Mặc dù vận dụng Nho giáo vào việc trị nước nhưng nhiều hoàng đế triều
Trần đã cũng quan tâm nghiên cứu Phật giáo, tu hành. Các đế vương đã nới rộng đường biên
tư tưởng thẩm mĩ bằng việc dùng văn chương để xây dựng chế độ quân chủ và con đường
truyền bá Phật pháp. Điểm đặc biệt, các hoàng đế triều Trần mang đậm tư tưởng “hòa quang
đồng trần”, đem Phật giáo gắn với đời sống xã hội, kêu gọi tích cực nhập thế. Tư tưởng “hòa
quang đồng trần” của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử hướng con người hòa nhập với cuộc sống
trần tục. Đặt trong tương quan giữa đời và đạo, mối quan hệ giữa vương quyền và thần
quyền, các hoàng đề triều Trần ln có cách thức ứng xử trước cuộc đời, khi nào cần "hịa
quang đồng trần" gắn bó với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, khi nào có thể chuyên tâm
với kinh sách và hoằng dương Phật pháp.
3.1.3. Nhân vật hoàng đế - thi sĩ trong cảm quan thẩm mĩ
3.1.3.1. Tình u thiên nhiên
Các hồng đế giai đoạn này có sự phân thân một bên là con người chức năng, một bên
là dấu hiệu của cái tôi cá thể. Với tư cách con người chức năng, hoàng đế dùng văn chương
vào công cuộc trị quốc và hoằng dương Phật pháp. Các thể loại hành chính, cơng vụ đều
được đưa vào văn chương để phục vụ cơng việc triều đình: kệ, bài giảng, hành trạng, cáo,
chiếu, biểu, tấu… Cái tôi cá thể của hoàng đế trong văn học giai đoạn này chưa được thể


13
hiện nhiều. Tuy nhiên, những cảm xúc trước thiên nhiên, những tác động của cuộc sống đời
thường đã giúp con người cá nhân trong hồng đế có dịp được thể hiện.
Có thể nhận thấy sự tăng dần của yếu tố tự sự, trữ tình qua sáng tác của các hồng đế.
Các hoàng đế thời Lý dùng văn chương phần lớn để phục vụ việc truyền đạo và hành chính
nên đậm nét mẫu hình hồng đế - thiền sư. Từ thời Trần, những sáng tác của các hoàng đế đã

mở rộng đối tượng phản ánh và hướng đến yếu tố trữ tình. Văn chương của các hồng đế bắt
đầu gắn liền với đời sống và gia tăng tính nghệ thuật.
Qua văn chương tự hoạ, các hồng đế giai đoạn này có khi đóng vai trị là một thiền sư
đắc đạo, có khi là một nhà chính trị kiệt xuất và cũng khơng ít lần nhập vai thi sĩ để bày tỏ
những tâm tư đậm chất trữ tình. Điểm chung của họ đều yêu thiên nhiên, mượn thiên nhiên
để bày tỏ những nỗi lịng của thi sĩ.
3.1.3.2. Tình u thương dành cho con người
Yêu thiên nhiên, giao hoà với thiên nhiên nhưng hồng đế – thi sĩ khơng qn gửi
vào thơ ca tình u thương dành cho con người. Các hồng đế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
lựa chọn nền đức trị, thân dân nên những suy nghĩ của họ đều gần gũi và hướng về số
phận những con người trong xã hội.
Xã hội quân chủ hướng đến bình thiên hạ là mục tiêu cao quý nhất của người quân tử.
Và trong con đường hướng đến giá trị lí tưởng đó, Nho giáo xem nữ giới, tình u đơi lứa là
cản trở con đường tu thân của người quân tử. Mặc dù là hoàng đế nhưng lời thơ của Lê
Thánh Tông luôn trân trọng, bao dung nữ giới: Trưng Vương, Vũ Nương... Có thể nói Lê
Thánh Tơng là hồng đế đầu tiên dành nhiều niềm thương cảm cho nữ giới qua văn chương.
Ông ca ngợi những tấm gương về nữ nhân có đạo đức, trinh tiết.
Đọc thơ Lê Thái Tơng có thể thấy được tình thương bao la của ơng dành cho trăm họ.
Mặc dù sống trong cung điện nguy nga nhưng ông luôn trằn trọc, âu lo cho những người dân
nơi biên ải. Chiến tranh không thể tránh khỏi cảnh máu chảy đầu rơi. Những người binh sĩ
đã trải qua những năm tháng gian khổ nhưng khi hy sinh họ nằm lạnh lẽo giữa chiến trường.
Lê Thánh Tông bày tỏ sự xót xa trước cảnh thiếu thốn khơng được an táng đủ đầy cho những
người lính quả cảm.
Qua thơ ca có thể thấy được tư tưởng thân dân, trọng dân của các hoàng đế giai đoạn
này. Các hoàng đế sống chan hoà, yêu thiên nhiên, hiểu được nếp sống của người dân lao
động. Tình yêu của thiên tử dành cho thứ dân bao la, rộng mở. Họ trân trọng nhiều kiếp
người trong xã hội và bày tỏ sự cảm thông, nâng niu, chia sẻ.
3.1.3.3. Con người phản tỉnh, trữ tình hướng nội
Với vai trị là một thi sĩ, các hoàng đế mượn lời thơ để bày tỏ tâm hồn hướng nội, phản
tỉnh để soi xét lại bản thân, đánh giá lại những gì đã qua trong cuộc đời mình. Với tư cách

một con người cộng đồng, các hoàng đế Lý – Trần tích cực nhập thế, nhất là dưới triều
Trần. Nhưng với con người cá nhân, qua lời thơ các hoàng đế đã bộc lộ sự chiêm nghiệm,
suy tư, trăn trở. Đó là những niềm suy tư về cõi nhân sinh mang đậm tính triết học.
Trong sự nghiệp đế vương, mỗi hồng đế khơng tránh khỏi phạm phải những sai lầm.
Để rồi khi phản tỉnh ra thực tế, hoàng đế đối diện với những giày vị, xót xa. Là một quân
vương nắm trong tay quyền sinh sát nhưng Trần Minh Tông mượn lời thơ để bày tỏ sự phản
tỉnh, ray rứt về sai lầm ba mươi năm trước đã giết oan người vô tội. Khi tuổi cao, sức yếu,


14
Lê Thánh Tông làm thơ để bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Qua một đời đế
vương với sự nghiệp huy hoàng, trút bỏ hết quyền lực để trở về với con người thế sự, Lê
Thánh Tông nhận ra cuộc đời như một giấc mộng. Bao vinh hoa, quyền lực theo thời gian
rồi cũng sẽ trở về với hư vơ. Qua thơ văn Lê Thánh Tơng có thể thấy được sự dung hồ giữa
chính trị và văn chương, giữa phẩm chất cao quý của một hoàng đế và tài năng thi sĩ.
3.2. Nhân vật hoàng đế với tư cách khách thể phản ánh
3.2.1. Nhân vật hoàng đế “thập toàn” của đấng “chăn dân” trong cảm hứng ngợi ca
3.2.1.1. Tư tưởng đức trị, thân dân của các hoàng đế
Văn chương là điều kiện tiên quyết cho con đường khoa cử nên đã sản sinh ra lực
lượng sáng tác hùng hậu. Các nhà nho, thiền sư đã tập trung ca ngợi, tán dương mẫu hình
hồng đế lí tưởng. Đức là phạm trù quan trọng hàng đầu đối với một bậc thánh nhân. Dù đất
nước được vận hành bằng nền tư tưởng Phật giáo hay Nho giáo thì cũng địi hỏi hồng đế
trước tiên phải là người có đức. Các tác giả giai đoạn này hướng về đất nước tự chủ, ngợi ca
vương triều hùng mạnh. Trong đó, đức của hoàng đế trở thành một cảm hứng mạnh mẽ trong
sáng tác văn học. Họ tập trung thể hiện tinh thần đức trị của các hoàng đế. Đức trị là dùng
đức để cai trị. Nho gia vốn xem đạo đức là một hình thái ý thức có thể điều chỉnh hành vi
con người trong xã hội.
Các sáng tác văn học, các ghi chép lịch sử đã tái hiện được nhân vật hoàng đế từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV qua sự nghiệp trị quốc. Đó là hình ảnh các hồng đế trị nước bằng nền đức trị,
thân dân. Thời bình, hoàng đế tu hành Phật giáo, trau dồi đạo nho. Thời chiến họ hoá thân

thành những chủ soái dũng mãnh cầm quân giết giặt. Các hoàng đế đã từng bước trị nước bằng
sự dung hoà giữa đức trị và pháp trị, từng bước hoàn thiện thể chế nhà nước Đại Việt.
3.2.1.2. Tài năng của hoàng đế
Bên cạnh việc đề cao đức độ, nhân vật hồng đế cịn được văn chương ca ngợi về tài
năng. Tài năng của hoàng đế được ca ngợi thông qua công cuộc trị quốc và dẹp tan các thế
lực xâm lược.
Nhìn chung với cảm hứng ngợi ca, tán tụng, hoàng đế là đối tượng quan trọng của
văn học thế kỉ X đến thế kỉ XV. Các thiền sư, nho sĩ đã nêu cao lí tưởng trung hiếu trong
mối quan hệ vua - tôi. Cảm hứng ngợi ca tùy lúc đậm nhạt khác nhau nhưng luôn được
duy trì. Nó là biểu hiện cao đẹp của lịng trung quân ái quốc trong xã hội quân chủ Đại
Việt. Bên cạnh những thực tế tốt đẹp, có thể thấy các tác giả đã ít nhiều tơ hồng hiện
thực, phần nào có thái độ khen nịnh bằng cách xướng hoạ để đề cao giá trị của hoàng đế.
Tuy nhiên, cùng với những lời ca ngợi đó, khơng phải khơng có trường hợp các tác giả
ngấm ngầm gửi gắm những thông điệp nhắc nhở các bậc đế vương về đức trị quốc.
3.2.2. Nhân vật hoàng đế “bất toàn” trong cảm hứng phê phán, phúng gián
3.2.2.1. Phê phán hoàng đế vi phạm các chuẩn mực về đức của Nho giáo
Hoàng đế đương triều không được xem việc ghi chép sử của các sử thần đã tạo cho
các tác phẩm sử kí tính trung thực, khách quan đáng tin cậy. Vì thế những mặt trái của
xã hội, những sai trái của đế vương cũng được các sử gia ghi chép. Đại Việt sử kí tồn
thư là một bộ sử có giá trị cao bởi sự trung thực và nghiêm khắc. Các sử gia thể hiện sự
nghiêm cẩn trong từng trang sử để cung cấp cho hậu thế một góc nhìn đầy đủ hơn về các
hoàng đế Đại Việt.


15
Các sử gia đã đứng trên quan điểm Nho giáo để quan sát, ghi chép và đưa ra những lời
bàn về các vị hoàng đế Đại Việt. Họ dựa vào những chuẩn mực đạo đức Nho giáo để đánh
giá về đạo đức làm người, đạo trị nước của các hoàng đế. Các sử gia đã đưa các chuẩn mực
của kinh Xuân thu, các truyện sử Trung Hoa thời Tam Hoàng Ngũ đế, Xuân Thu chiến quốc
để nhận xét, bàn luận về các hồng đế Đại Việt. Tiêu biểu là Ngơ Sĩ Liên trích dẫn Kinh

Dịch, Kinh Thư, Trung Dung, Mạnh Tử để bàn luận: Danh khơng chính, khơng hợp đạo
Trung Dung… Việc đánh giá, bàn luận của các sử thần thông qua các chứng cứ lịch sử đã
cung cấp cho hậu thế một cái nhìn đầy đủ hơn, tồn diện hơn về nhân vật hoàng đế.
3.2.2.2. Phúng gián hoàng đế
Sống trong xã hội quân chủ quyền lực nằm trong tay hồng đế thì việc thẳng thắn
trình bày những mặt trái của nền chính trị là việc rất khó. Khi phát biểu về quan điểm đạo
đức, chính trị, các tác giả phải hết sức tế nhị để bảo toàn sinh mệnh, minh triết bảo thân.
Tuy nhiên, khơng vì thế mà hình ảnh về hồng đế ln xuất hiện đẹp đẽ trong đời sống văn
học. Các tác giả vẫn không ngừng bàn về chính trị. Một mặt họ ra sức bảo vệ vương quyền,
thần quyền mặt khác ngấm ngầm gửi những thông điệp tư tưởng thân dân nhằm hạn chế
tính chuyên quyền của các hoàng đế.
Tinh thần phúng gián hoàng đế tập trung nhiều ở thời vãn Trần và thời Hồ. Xã hội
khủng hoảng, hoàng đế hèn yếu, các nhà nho thể hiện sự bất lực trước cuộc đời giữa thoái lui
ở ẩn hay hành đạo giúp đời. Các nhà nho nhập thế nhận thức được trách nhiệm của mình
trước tình hình xã hội suy tàn, từ đó lên tiếng bày tỏ thái độ và thể hiện quan điểm. Tuy
nhiên họ bất lực trước thời cuộc và đem vào văn chương âm điệu u buồn, thất vọng.
Mặc dù xã hội Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV vẫn tồn tại những rối ren, nền chính
trị có những lúc thăng trầm nhưng có thể thấy xuất hiện nhiều hồng đế anh minh, thần võ
hơn so các giai đoạn còn lại trong nền quân chủ dân tộc. Đỉnh cao của sự suy thối chính trị
trong giai đoạn này được văn chương phản ánh vào thời vãn Trần. Các tác giả rất tinh tế khi
dùng thơ để phác hoạ những mặt trái của hồng đế, đem đến cho độc giả một góc nhìn đa
diện, đa chiều về nhân vật này. Nhưng sự phê phán các hoàng đế chỉ dừng lại ở mức độ
khuyên răn, phúng gián khéo léo, nhẹ nhàng mà thiếu sự mạnh mẽ, quyết liệt hơn so với các
giai đoạn sau thế kỉ XV.
Tiểu kết chương 3
Nhân vật hoàng đế thể hiện trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XV đã
được thể hiện trên hai hình thức: chủ thể biểu hiện và khách thể được phản ánh. Mẫu hình
hồng đế giai đoạn này có sự thay đổi lớn theo thời gian, song hành cùng sự biến đổi của tư
tưởng, tơn giáo. Theo đó, mẫu hình hồng đế từ mang đậm chất thiền sư sang con người thế
sự đậm chất thi sĩ, hoàng đế mang nặng thần quyền sang khẳng định vị thế vương quyền và

hướng về đời sống xã hội, từ hoàng đế mang đậm tính Phật giáo sang sự thắng thế của Nho
giáo. Các hoàng đế vừa trị nước, vừa chống ngoại xâm và tu thiền, chủ trương tam giáo đồng
nguyên để vận dụng những tinh hoa của mỗi hệ tư tưởng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước. Các hồng đế có xu hướng dùng những sáng tác văn chương để khẳng định
đế quyền, đế vị, biện luận cho việc mình xứng đáng ở ngơi vị hồng đế. Chính trị được
hồng đế hồ vào thơ ca để truyền tải những thông điệp trị quốc. Văn học trung đại Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV còn cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về nhân vật hoàng đế


16
với tư cách là khách thể được miêu tả. Tuỳ vào giai đoạn lịch sử, cảm hứng ngợi ca hay phê
phán luôn gắn liền với lẻ thịnh suy của vương triều. Các sáng tác giai đoạn từ thế kỉ X đến
thế kỉ XV thiên về cảm hứng ngợi ca, tán tụng hoàng đế. Một mặt bởi tinh thần trung quân,
ái quốc nên các thiền sư, nhà nho đã cùng góp sức mạnh để xây dựng vương triều. Họ đặt
niềm tin cao độ vào hoàng đế dù bối cảnh xã hội còn tồn tại nhiều bất cập. Mặt khác họ cũng
bày tỏ những trăn trở, suy tư nhưng rất thầm kín, khéo léo. Họ mượn chuyện xưa để nói nay,
gửi lịng mình vào cõi tiên hay cửa Phật để trốn tránh mọi trái ngang nơi trần thế. Thơng qua
các bình luận, lời bàn của các sử gia trong Đại Việt sử kí tồn thư hay các nhận định từ văn
chương đời sau đã giúp chúng ta có cái nhìn chân thực hơn về chân dung thật của hồng đế
khơng qua tơ vẽ.
Chương 4
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ
TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
4.1. Sự thể hiện nhân vật hoàng đế nhìn từ việc lựa chọn thể loại
4.1.1. Thơ
Thơ là thể loại chiếm vị thế chủ đạo trong nền văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV. Theo kết quả khảo sát, có đến 1620 bài thơ trên tổng số 1800 tác phẩm
(chiếm 90%). Trong đó phần lớn các sáng tác thơ đều thuộc thể Đường luật. Có 1559 bài thơ
được viết theo thể Đường luật (chiếm 96%). Thơ đường luật viết bằng chữ Hán giữ vị thế
chủ đạo với 1281 tác phẩm. Các sáng tác thơ ca giai đoạn này chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi

những đặc trưng về thi pháp: ý tại ngôn ngoại, điển cố, điển tích… tuy lời thơ khơng trực
tiếp bày tỏ thái độ khen chê, ngợi ca hay phê phán nhưng thông qua những ngôn từ đã bày tỏ
những thơng điệp về chính sự.
Về góc độ thi pháp, thơ vịnh sử là thể loại thơ ngơn chí, tải đạo, thể hiện chức năng
giáo huấn, mang tính điếu cổ thương kim, dùng xưa để nói nay. Trong thơ vịnh sử có sự
thống nhất giữa tính chân thực lịch sử và hiện thực cuộc sống. Thể tài này có sự dung hồ
trong thơ có sử, trong sử có thơ. Việc nêu gương xưa ngồi việc giáo huấn cịn là cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại. Tính chất này là một tương tác tạo nên sự thống nhất giữa chân
thực lịch sử và đời sống hiện thực. Các hoàng đế muốn đất nước thái bình, thịnh trị phải tự
mình làm gương trước dân, không ngừng trau dồi phẩm chất về đức. Xác định được vai trò
của đức trị và văn trị, chế độ quân chủ mà cụ thể là các hoàng đế rất quan tâm đến chức
năng giáo huấn trong sáng tác để tự nhắc nhở, động viên bản thân không ngừng trui rèn
nhân cách. Và thơ vịnh sử đã trở thành thể tài để hoàng đế thể hiện những khát vọng trên
con đường trị vì. Mặc dù thơ vịnh sử từ thế kỉ X đến thế kỉ XV phần lớn vịnh Bắc sử và bàn
về các nhân vật hoàng đế Trung Hoa, nhưng đó cũng là những chuẩn mực để các hồng đế
Đại Việt tham chiếu, tự nhắc nhở chính mình. Trong đó, Nghiêu Thuấn là hình mẫu chuẩn
mực về nhân vật hoàng đế theo quan điểm Nho giáo mà các hồng đế phương Nam ln
hướng đến. Sự vận động của thơ vịnh sử gắn liền với sự vận động tư tưởng của các hoàng
đế. Việc mở rộng đối tượng đề vịnh cho thấy các hoàng đế đã quan tâm đến nhiều đối tượng
trong xã hội. Họ muốn dùng những tấm gương về các tướng lĩnh, hoàng hậu, giai nhân… để
giáo hoá mọi thành phần trong xã hội. Cốt lõi mục đích của việc giáo huấn là các hồng đế
dễ bề cai trị. Suy cho cùng, mục đích chính trị vẫn là yếu tố được đề cao hàng đầu. Việc các


17
hồng đế dùng chữ Nơm vào sáng tác thơ vịnh sử hay đưa Nam sử vào đề vịnh đã cho thấy
được ý thức và tinh thần dân tộc của các hồng đế.
Một hình thức khác cũng thể hiện được hình ảnh hồng đế qua thơ chính là hình thức
xướng hoạ. Nếu như xướng hoạ trong thơ bang giao đã trực tiếp thể hiện tài năng và khẩu
khí của hồng đế thì việc mượn được mùa để xướng hoạ thơ ca cũng là cách để các thiên tử

gián tiếp thể hiện đức độ của nhà cầm quyền. Đặc biệt tập thơ Quỳnh uyển cửu ca bằng hình
thức vua tơi xướng hoạ đã phác hoạ nên chân dung lí tưởng về hồng đế. Thơ xướng hoạ
được xem là nghệ thuật trị quốc của hồng đế. Bởi vì thơng qua hình thức này hoàng đế đã
gián tiếp ca ngợi tài và đức của mình đã chạm được lịng trời Tất cả các bài xướng hoạ vua
tôi trong Quỳnh uyển cửu ca đều theo hình thức hoạ nguyên vận. Xướng hoạ được xem là
phương tiện để các nho sĩ thể hiện tài năng trước hoàng đế. Việc xướng hoạ chủ yếu nhằm
hướng đến nhiệm vụ ca ngợi triều đại, đức lớn của hoàng đế.
4.1.2. Phú
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 1800 tác phẩm của 208 tác giả văn học trung đại Việt
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV qua các công trình: Tổng tập văn học Việt Nam, Thơ văn Lí
– Trần, Hợp tuyển văn học Việt Nam trung đại, Nguyễn Trãi toàn tập… và kết quả đạt
được về thể loại phú như sau: Có 28/208 tác giả tham gia sáng tác thể loại phú chiếm
13.5%, có 38 bài phú/1800 tác phẩm chiếm 2.1% (xếp thứ 02 sau thơ 90%); phú chữ Hán
33/38 bài chiếm 87%, phú chữ Nôm 5/38 chiếm 13%.
Đặc trưng thi pháp của phú là phô bày sự vật, sự việc, triết lí và nghị luận. Chức năng
nội dung thể tài của phú là tụng ca, phúng gián, vịnh vật để bày tỏ quan điểm. Giai đoạn từ
thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XV khi văn xi chưa vượt ra khỏi chức năng hành chính, thơ
ca thì chịu sự chi phối chặt chẽ bởi tính quy phạm thì thể phú được lựa chọn để thực hiện
hiệu quả chức năng ngợi ca và phúng gián. Với tính dạt dào cảm xúc, vừa tự sự lại có yếu
tố trữ tình, dung lượng lớn, phú được lựa chọn để chuyển tải những tư tưởng văn hóa
chính trị, nhất là trong việc xây dựng hình tượng nhân vật hồng đế. Với chức năng thể tài
là tụng ca, phú đã thực hiện tốt vai trị của nó trong văn học giai đoạn này. Nó thích hợp với
việc truyền tải những thơng điệp ngợi ca vương triều, hoàng đế, địa linh nhân kiệt trong
công cuộc chiến chống ngoại xâm và hăm hở trong con đường kiến thiết đất nước.
Phú với những ngôn từ lộng lẫy, khoa trương phù hợp để tụng ca vương triều, hồng
đế. Nhìn chung cả giai đoạn này, phú hướng đến tụng ca cuộc chiến tranh vệ quốc, ca ngợi
vẻ đẹp của giang sơn cẩm tú đã làm nên nhiều thắng lợi oai hùng. Đặc biệt, trong việc ca
ngợi các hồng đế, các tác giả ln gắn liền giữa võ công và nhân nghĩa. Các tác giả luôn
đặt ra cái nhìn so sánh Bắc – Nam để thể hiện sự tự hào về các hoàng đế phương Nam tài trí,
mưu lược, nhân nghĩa.

Một chức năng thể tài quan trọng khác của phú đó chính là phúng gián. Xác định được
vai trò của đức trị và văn trị, các Nho sĩ liên tục đề cập vào văn chương như lời khuyên nhủ,
gửi gắm những thông điệp khéo léo đến người cầm quyền về tư tưởng dân bản, hạn chế
chuyên quyền, bạo lực.
Qua thể loại phú, nhân vật hoàng đế đã được vận động từ mẫu hình Phật giáo sang Nho
giáo để phù hợp với thực tiễn của bối cảnh xã hội. Đặc biệt, phú thời Lê sơ đã đem đến cho
độc giả hình ảnh về hồng đế qn chủ chun chế dưới xã hội Nho giáo. Theo đó, hồng đế


18
được xem là hình mẫu lí tưởng khơng ngừng tui rèn đạo đức để cai quản đất nước. Đại Việt
qua thể loại phú hiện lên với một xã hội vua sáng, tơi hiền, thái bình thịnh trị, xóa bỏ được
tính chuyên quyền vốn dĩ là bản chất của chế độ quân chủ. Các tác giả không đơn thuần chỉ
ca tụng hoàng đế mà trong việc ca ngợi đã ngấm ngầm nhắc nhở những thơng điệp để phúng
gián, giúp các hồng đế soi xét lại mà trau dồi đức trị.
4.1.3. Văn chính luận
Trong thời kì đầu của nền văn học viết, các sáng tác văn – sử – triết chưa có sư phân
biệt rạch rịi. Giữa chúng có một nhiệm vụ chung là chống giặc ngoại xâm và xây dựng nhà
nước quân chủ vững mạnh. Trong các thể loại của văn thì văn chính luận có khả năng thể
hiện nhiều nhất nhân vật hồng đế. Trong suốt hành trình của nền văn học dân tộc, văn
chính luận ln hiện diện và thể hiện được vai trò, sức sống mãnh liệt. Từ khởi nguyên của
nền văn học viết dân tộc, văn chính luận đã được tiếp thu từ Trung Quốc và từng bước tiếp
biến, phát triển để khẳng định được vị thế của mình. Lịch sử dân tộc đã cho thấy nước ta
luôn phải đối đầu với những thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Văn chính luận với chức năng
tranh đấu đã trở thành công cụ hữu hiệu để tập hợp các tầng lớp đoàn kết đánh giặc. Đất
nước lần lượt đánh tan các thế lực xâm lược hùng mạnh, nhiều anh hùng trở thành biểu
tượng bất khuất trong lòng người, đất nước chuyển mình trong cơng cuộc kiến thiết... trở
thành những đề tài phong phú cho văn chương nói chung và văn chính luận nói riêng. Văn
học trung đại đã ghi nhận những áng văn chính luận bất hủ với thời gian: Chiếu dời đô - Lý
Thái Tổ, các bài chiếu Nguyễn Trãi viết thay Lê Lợi…

Có thể nói so với nhiều thể loại khác, văn chính luận là thể loại có sự gắn bó chặt chẽ
với vương triều nói chung và hồng đế nói riêng. Các tác phẩm thuộc thể loại này thường
được viết bởi các nhân vật có tầm vóc chính trị. Nhân vật hồng đế trong văn học giai đoạn
này được xây dựng dưới nhiều góc nhìn khác nhau tùy theo từng thời điểm, từng thể loại.
Dưới thời Lê sơ văn chính luận tiếp tục cho thấy được tinh thần dĩ dân vi bản của hoàng đế
mặc dù có một sự thay đổi lớn về phương thức sáng tác. Dưới thời Lý - Trần, văn chính luận
được sáng tác bởi các hoàng đế, đại thần. Đến thời Lê sơ, văn chính luận xuất hiện hiện
tượng chấp bút. Đặc biệt dưới triều đại Lê Thái Tổ, những áng văn chính luận phần lớn do
Nguyễn Trãi viết thay hồng đế. Tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập.
Nhìn từ diễn trình lịch sử, giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XV là thời đại hào hùng và
oanh liệt nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Bối cảnh lịch sử hào hùng là điều
kiện sản sinh ra những áng văn chính luận bất hủ. Với đặc trưng thể loại là phản ánh những
vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự của quốc gia, dân tộc, văn chính luận đã thể hiện được
những hình ảnh của hồng đế Đại Việt. Cũng giống như thơ, phú, văn chính luận giai đoạn
này cũng đã khắc họa được những đặc điểm về các hồng đế Đại Việt có tư tưởng thân dân,
cai trị đất nước bằng nhân nghĩa và phục chúng bằng nền đức trị. Tuy nhiên, điểm làm nên
sự khác biệt của văn chính luận so với các thể loại khác là, thể hiện được khẩu khí của bậc
đế vương. Thơng qua văn chính luận, các hồng đế phương Nam đã khẳng định được vị thế
quốc gia, dân tộc trong sự đối trọng với các vương triều phương Bắc.
4.2. Sự thể hiện nhân vật hoàng đế và những lựa chọn ngơn từ
4.2.1. Hệ thống ngơn từ bộc lộ khẩu khí của đế vương
Các hồng đế Trung Hoa xem mình là thiên tử - con trời. Họ cho rằng chỉ duy nhất ở


19
Trung Hoa là có thiên tử. Trong quan niệm của các hoàng đế Trung Hoa, Đại Việt chỉ là
một thuộc quốc, và họ sẵn sàng đem quân đi chinh phạt. Vì thế, ngay từ những ngày đầu
dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã ý thức khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc. Bài thơ
Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt đã khẳng định mạnh mẽ, đanh thép vấn đề quan
trọng, thiêng liêng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Có thể thấy từ những buổi đầu, anh

hùng hào kiệt nước ta đã luôn khẳng định vị thế dân tộc sánh ngang với quân xâm lược
phương Bắc. Tiếp nối giọng điệu hào hùng đó, các hồng đế Lý - Trần qua thơ văn cũng đã
thể hiện mạnh mẽ khẩu khí của bậc đế vương phương Nam.
Qua các bài chiếu, chế, biểu… các hoàng đế tự biểu hiện mình bằng một giọng điệu khí
phách của đế vương. Tuy nhiên, hình ảnh các hồng đế hiện lên khơng nặng tính chuyên chế
mà rất thân dân, trọng dân gần gũi với nhân dân. Các hồng đế qua các phát ngơn đã thể hiện
khí phách của một thiên tử nhưng mục đích chính nhằm phục vụ cơng cuộc đối nội, khẳng
định quyền lực thống trị của hồng đế.
4.2.2. Hệ thống ngơn từ thể hiện nhãn quan chính trị
Văn học giai đoạn này tập trung miêu tả về nhân vật hoàng đế nên hệ thống ngơn ngữ
thể hiện diễn ngơn về hồng đế xuất hiện rất phổ biến. Do là nhân vật chính trị nên khi miêu
tả về hồng đế, các tác giả thường vận dụng hệ thống ngôn ngữ gắn liền với các quan điểm
về chính trị.
Các hồng đế để bảo khẳng định vị thế, bảo vệ ngai vàng đã không ngừng diễn ngơn về
mình qua các khái niệm: thiên tử, mệnh trời, thiên mệnh… Bên cạnh diễn ngơn chính trị về
nguồn gốc “thiên”, các hồng đế phải tạo dựng hình ảnh đế vương đầy uy lực và có khả
năng thuyết phục được lịng thiên hạ. Đó là việc họ vận dụng nghệ thuật ngôn từ để xây
dựng được niềm tin, sự tôn sùng, ngưỡng vọng từ thần dân trăm họ. Để thuyết phục được
lịng dân, các hồng đế khơng ngừng diễn ngôn về tinh thần thương dân, trọng dân. Điều đó
thể hiện qua các ngơn từ trong thơ văn. Hình ảnh nông dân hiện lên là: dân lành, thương
sinh và trách nhiệm của hồng đế là ni dân, điếu dân. Bảo vệ vương quyền cũng chính là
bảo vệ lợi ích của cá nhân, giai cấp cộng với tư tưởng trung quân, ái quốc, các tác giả không
ngừng nhấn mạnh về con đường đức trị của hoàng đế. Thơ văn xuất hiện rất nhiều những
ngôn từ biểu đạt quan niệm về đức của hoàng đế: bố đức, hợp đức, sửa đức, nhân nghĩa…
Ngôn từ đã được các tác giả vận dụng khéo léo để tạo nên tính hệ thống trong việc diễn đạt
những diễn ngôn về các quan điểm trị nước của hồng đế. Từ đó góp phần thể hiện những
đặc điểm của hoàng đế trong văn học giai đoạn này.
4.2.3. Hệ thống ngôn từ thể hiện quan niệm thẩm mĩ
Dùng điển là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học trung đại.
Nhất là đối với thơ ca, thể loại coi trọng tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại, dung lượng vừa

phải, việc dụng điển càng trở nên quan trọng bởi khả năng kiêm nhiệm cả hai việc biểu ý và
biểu cảm của chúng. Trong việc hướng đến xây dựng nhân vật hoàng đế, các đối tượng sáng
tác có những phương thức dùng điển khác nhau để thể truyền tải những quan niệm thẩm mĩ.
Bên cạnh những yếu tố ngơn ngữ Hán học thì ngơn ngữ dân tộc – chữ Nơm cũng góp
phần xây dựng nhân vật hoàng đế. Ngay từ thời Trần, hoàng đế Trần Nhân Tông đã sáng tác
ra bài phú Nôm Cư trần lạc đạo phú. Việc sáng tác một thể loại ngoại nhập bằng ngôn ngữ
dân tộc đã cho thấy ý thức sáng tạo của hoàng đế và tinh thần dân tộc cao độ. Ngoài một


20
hồng đế tài năng, Lê Thánh Tơng cịn thể hiện là một văn nhân xuất chúng bằng sự tiên
phong, sáng tạo trong sáng tác văn chương. Tinh thần dân tộc thể hiện rất rõ nét trong thơ
Lê Thánh Tơng. Ơng đã đặt nền móng cho truyện thơ Nơm Đường luật – một thể loại phổ
biến từ thế kỉ XVIII. Điều đó đã thể hiện được phẩm chất cao quý và tài năng của thiên tử
trong việc sáng tạo ra những con đường đi mới cho văn chương Đại Việt.
Theo kết quả khảo sát của người viết, có 438 tác phẩm trong văn học giai đoạn này
được viết bằng chữ Nôm chiếm tỉ lệ 24.3%. Văn học chữ Nôm trở nên phát triển mạnh mẽ
qua các tập thơ Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Hoàng đế Lê Thánh Tông đã
sáng tác số lượng lớn các tác phẩm chữ Nơm qua thơ Đường luật. Ngồi ý thức dân tộc
trong việc sử dụng chữ Nơm thì các phương tiện nghệ thuật được các hoàng đế vận dụng
cũng rất độc đáo qua hệ thống từ láy và vận dụng thành ngữ, tục ngữ.
Các hồng đế từ sớm đã có ý thức về tinh thần dân tộc rất cao. Trên cơ sở tiếp thu
thành tựu văn học Trung Hoa, các hồng đế đã sáng tạo và đưa chữ Nơm vào sáng tác. Ngôn
ngữ Nôm từng bước được trau chuốt, sáng tạo và góp phần làm cho ngơn ngữ dân tộc ngày
càng trở nên uyển chuyển, sinh động.
4.3. Sự vận dụng bút pháp
4.3.1. Bút pháp sử ký
Một trong những tác phẩm thể hiện nhiều nhất về nhận vật hoàng đế trong văn học giai
đoạn này chính là Đại Việt sử kí toàn thư. Tác phẩm này chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi lối
viết sử theo biên niên của người Trung Quốc và lối viết kỷ truyện theo Sử ký của Tư Mã

Thiên. Nét nổi bật của bút pháp sử ký trong Đại Việt sử kí tồn thư khi khắc hoạ chân dung
hồng đế đó chính là lối viết tự sự. Tác phẩm không dừng lại ở việc liệt kê các sự kiện lịch
sử mà khắc hoạ nhân vật qua những chi tiết về ngoại hình, nguồn gốc xuất thân, miêu tả
hành động, ngôn ngữ...
Bút pháp sử ký mà cụ thể các công thức xây dựng nhân vật đế vương đã tạo ra những
đặc điểm chung về nhân vật này mà người đọc không thể nhận ra diện mạo của từng nhân
vật cụ thể. Căn cứ vào các bộ sử liệu thì phần lớn các hồng đế từ khi mang thai cho đến lúc
sinh ra và con đường hành trạng đều khác lạ so với người bình thường. Nguồn gốc vũ trụ
của các hoàng đế gắn với thuật phong thuỷ huyền bí. Họ được tích tụ năng lượng của vũ trụ,
trời đất nên có khả năng tập hợp và lãnh đạo nhân dân. Xuất phát từ mục đích khẳng định
vương quyền, các hồng đế đã dựa vào tín ngưỡng để ly kỳ hoá nguồn gốc xuất thân. Những
câu chuyện về con đường lên ngôi của các bậc đế vương đều mang tính huyền thoại nhưng
chứa đựng những yếu tố chính trị. Các nhà viết sử đã tạo nên những thần thoại mang tính ly
kỳ để thuyết phục được lịng người rằng việc hồng đế lên ngơi là tất yếu bởi thiên mệnh mà
không phải do con người quyết định. Hầu hết các nhân vật hoàng đế đều được các tác giả
dùng bút pháp sử kí để tơ đậm màu sắc thần kỳ, phi thường về ngoại hình, nguồn gốc xuất
thân và những năng lực siêu nhiên khác biệt người bình thường. Việc vận dụng bút pháp
này, các tác giả đã kết hợp giữa thần quyền và vương quyền hỗ trợ hoàng đế thu phục lịng
người. Nó được xem là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật trị quốc.
Như vậy có thể thấy bút pháp sử ký trong Đại Việt sử kí tồn thư đã dung hồ được lối
viết sử biên niên truyền thống và lối viết kỷ truyện. Sự kết hợp này đã tạo nên sự đa dạng


21
trong văn có sử, trong sử lại mang yếu tố văn học. Nó đã góp phần khơng nhỏ trong viêc khắc
hoạ nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn này.
4.3.2. Bút pháp trữ tình
Đặc sắc nghệ thuật thể hiện nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn này khơng thể
thiếu bút pháp trữ tình. Các tác giả mượn bút pháp trữ tình để miêu tả thiên nhiên đồng thời
gửi gắm những ước mơ, khát vọng.

Các tác giả văn học xem thơ là phương tiện để bày tỏ tâm tư, là công cụ để bộc lộ
những nỗi niềm thầm kín. Trong bối cảnh việc phản ánh hiện thực xã hội khơng phải là việc
dễ dàng thì các thi nhân dùng bút pháp trữ tình để gửi gắm những tâm tư. Khi tâm cảnh và
ngoại cảnh gặp nhau, tâm hồn thi sĩ sẽ hố thành những lời thơ.
Hồng đế vừa là nhân vật chính trị vừa là nhân vật trữ tình. Trong văn chương giai đoạn
này, hồng đế hiện lên bằng bút pháp trữ tình thể hiện những trăn trở, suy tư của con người
trần thế
4.3.3. Bút pháp khoa trương
Trong phương thức thể hiện nhân vật hồng đế thì khơng thể thiếu bút pháp khoa
trương. Việc các triều thần cường điệu các sự vật, sự việc để đề cao, ca tụng hoàng đế xuất
hiện rất phổ biến trong văn học giai đoạn này. Nhất là trong những giai đoạn thịnh trị của
đất nước, bút pháp khoa trương được sử dụng dày đặc để ca ngợi những hoàng đế anh minh,
thần võ. Mặc dù bút pháp khoa trương cường điệu hoặc phóng đại về những giá trị tích cực
của nhân vật hoàng đế nhưng vẫn phản ánh đúng bản chất của lịch sử.
Bút pháp khoa trương được thể hiện nhiều nhất trong thể loại phú. Nhất là các bài phú ca
ngợi Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn. Trong tâm thế tự hào chiến thắng chính quyền phương
Bắc, các tác giả đã không ngừng sử dụng các biện pháp tu từ để đề cao, ca ngợi Lê Lợi.
Bút pháp khoa trương không chỉ được dùng để ngợi ca, đề cao địa danh, con người Đại
Việt mà còn châm biếm quân xâm lược phương Bắc. Qua việc châm biếm, tác giả đã tạo
nên tính tương phản và từ đó đề cao khí thế oai hùng của hoàng đế phương Nam. Bút pháp
khoa trương cùng với các biện pháp tu từ đã cường điệu hố trong việc miêu tả nhân vật
hồng đế. Bút pháp này phóng đại nhân vật hồng đế qua những mỹ từ nhưng vẫn giữ được
tính chân thực của lịch sử.
Tiểu kết chương 4
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV vận dụng nhiều thể loại,
nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để thể hiện nhân vật hồng đế. Các tác giả thơng qua
sáng tác các thể loại thơ, phú, văn đã phản ánh bối cảnh chính trị và đời sống xã hội
đương thời. Tận dụng đặc trưng thi pháp của từng thể loại, các tác giả thể hiện tư tưởng,
tình cảm, những khát vọng, trăn trở về đất nước. Qua đó, họ đã gián tiếp khắc hoạ về
nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn này. Văn học giai đoạn này chịu sự chi phối

mạnh mẽ bởi tính quy phạm. Tính quy phạm xuất phát từ quan điểm nghệ thuật coi trọng
tính giáo huấn của văn học, thể hiện ở tính vững chắc trong cấu trúc văn bản, niêm luật,
sử dụng các điển cố, thi liệu… Điều này đã khiến cho nghệ thuật có được vị trí quan
trọng trong tác phẩm văn học bởi nó góp phần chuyển tải nội dung. Các tác giả sử dụng
linh hoạt nhiều bút pháp kết hợp với sự đa dạng trong nghệ thuật ngôn từ đã phác hoạ
chân thực, sinh động về chân dung của nhân vật hoàng đế.


22
KẾT LUẬN
1. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có nhiều dấu mốc quan trọng. Cụ thể,
đây là giai đoạn Đại Việt giành được độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc và bắt tay vào
công cuộc xây dựng chính quyền tự trị. Đây cịn là giai đoạn chuyển giao giữa các thể
chế chính trị và hệ tư tưởng xã hội từ Phật giáo sang Nho giáo. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ
nền văn học Trung Hoa, văn học Việt Nam giai đoạn này đề cập rất nhiều đến văn hố
chính trị. Trong xã hội qn chủ, hồng đế được xem là nhân vật trung tâm vì có quyền
lực vơ hạn và chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Vì thế, nhân vật hồng đế đã hiển
nhiên trở thành nhân vật đặc biệt trong đời sống văn học giai đoạn này.
Nhân vật hoàng đế trong văn học giai đoạn này được hình thành từ nhiều cơ sở
khác nhau. Trước hết, văn học giai đoạn này vừa mang tính chức năng vừa mang tính
nghệ thuật, trong đó văn chương phải đảm nhận việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ chính
trị. Các hồng đế dùng văn chương làm phương tiện trị quốc. Các triều thần dùng văn
chương để thể hiện các lí tưởng chính trị, khát vọng về một đấng minh quân, một xã hội
thịnh trị với vua sáng tơi hiền… Chính vì thế, nhân vật hồng đế đã dần hình thành trong
văn chương từ góc nhìn tự biểu hiện và là đối tượng thẩm mĩ. Thuyết thiên mệnh chi
phối mạnh mẽ đến người cai quản thiên hạ. Theo đó hồng đế là con trời, thay trời cai
quản thiên hạ. Để “hợp thức hố” ngơi vị đế vương, các hoàng đế và triều thần dùng văn
chương để khẳng định tài năng, đức độ và lí giải vì sao hoàng đế được tại vị. Sau khi
khẳng định được nguồn gốc thiên mệnh của đế vương, vị trí của đế vương là bất khả xâm
phạm thì văn chương tiếp tục nhiệm vụ giữ vững vị thế đó bằng việc tập trung ca ngợi

hoàng đế. Văn học cả giai đoạn đều tập trung ca ngợi tinh thần đức trị, thân dân của hoàng đế dù
hoàng đế trị nước theo quan điểm Phật giáo hay Nho giáo. Hoàng đế là nhân vật chính trị. Nghiên
cứu nhân vật hồng đế trong văn chương, vì thế, cần phải đặt dưới góc nhìn văn hố chính trị.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành giúp người viết có cái nhìn đầy đủ hơn về đặc điểm nhân vật
hồng đế.
2. Dựa vào hệ tư tưởng có thể phân chia nhân vật hoàng đế trong giai đoạn này thành
hai kiểu loại hình: hồng đế – thiền sư – thi sĩ và hoàng đế – nhà nho – thi sĩ trong sự
quyện hịa mạnh mẽ các yếu tố chính trị, tôn giáo và văn chương. Trong giai đoạn Lý –
Trần, sáng tác của các hoàng đế đã phác họa chân dung của bậc trị quốc mang đậm dấu
ấn thiền sư trong tâm hồn thi sĩ. Các hoàng đế giai đoạn này tích cực hoằng dương phật
pháp nhưng khơng xuất thế mà tích cực nhập thế để thực hiện trọn vẹn bổn phận cả đạo
và đời. Sang thời Lê sơ, sự thắng thế của Nho giáo đã sản sinh loại hình nhân vật hoàng
đế mang đậm màu sắc Nho giáo. Trong văn chương, các hoàng đế hiện lên là những con
người mang phẩm chất thánh nhân. Dù theo quan điểm nào thì điểm chung của các
hồng đế đều dùng văn chương để phục vụ sự nghiệp chính trị. Các hồng đế bàn nhiều
đến chữ đức trong sáng tác để biện luận vị trí thiên tử của mình. Hồng đế là thiên tử
thay trời cai quản thiên hạ. Hồng đế khơng phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà đó phải là
người đủ đức, đủ tài được trời ủy mệnh. Chính vì thế các hồng đế đều có xu hướng
dùng những sáng tác văn chương để khẳng định đế quyền, đế vị, biện luận cho việc mình
xứng đáng ở ngơi vị hồng đế. Các hồng đế khơng trực tiếp ca ngợi hay tán tụng công


23
đức mà thông qua sự khéo léo của ngôn từ để gián tiếp tự ngợi ca công lao trong sự
nghiệp trị quốc.
Loại hình nhân vật hồng đế trong giai đoạn này qua góc nhìn tự biểu hiện có sự
vận động từ hồng đế mang đậm tính Phật giáo sang Nho giáo; sự vận động trong tư
tưởng đức trị thân dân từ “thương dân như con” của triều Lý đến “khoan thư sức dân”
của triều Trần” và đạt đến quan niệm nhân nghĩa “dân như nước vua là thuyền” dưới
triều Lê sơ”; Dấu ấn thi sĩ trong hoàng đế ngày càng được gia tăng, từ những sáng tác

mang tính chức năng sang những sáng tác bộc lộ những suy tư của con người thế sự; sự
vận động trong tư tưởng từ hoàng đế mang nặng thần quyền sang khẳng định vị thế
vương quyền và hướng về đời sống xã hội.
Bên cạnh nhân vật hồng đế qua góc nhìn tự biểu hiện, khảo sát nhân vật hoàng đế với
tư cách là khách thể phản ánh sẽ có một cái nhìn tổng thể về nhân vật hồng đế. Cảm hứng
tơn sùng, ngợi ca hoàng đế được xem là cảm hứng chủ đạo trong văn học trung đại Việt Nam
từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Cảm hứng này hình thành dựa trên nhiều yếu tố. Trước hết, thể chế
chính trị quy định chặt chẽ hành vi ứng xử và sáng tác của các tác giả. Phần lớn là các thiền
sư, nhà nho tham gia chính sự nên việc ứng xử, bày tỏ những suy tư, chiêm nghiệm bằng thơ
văn của họ cũng phải hết sức thận trọng. Cùng là tầng lớp thống trị trong xã hội quân chủ nên
các thiền sư, nho sĩ nhận thức được việc bảo vệ hoàng đế, xây dựng vương triều là góp phần
giữ vững những quyền lợi của chính mình. Thứ đến, Đại Việt giành được độc lập sau ngàn
năm Bắc thuộc, trong tâm thế tự hào, các tác giả cùng hân hoan góp sức xây dựng chính
quyền. Họ tự hào Đại Việt giờ đây cũng có hoàng đế, đường hoàng sánh ngang với các quốc
gia hùng mạnh. Tiếp đó, những chiến thắng vang dội trước các đội quân xâm lược hùng mạnh
đã duy trì mạch cảm hứng ngợi ca vương triều, hoàng đế. Nội dung ca ngợi hoàng đế xoay
quanh những vấn đề: đức độ, tài năng và một lịng vì dân vì nước. Các tác giả tập trung thần
thánh hố về nhân vật hồng đế. Từ nguồn gốc xuất thân mang nhiều yếu tố huyền thoại cho
đến con đường lên ngôi hay những hành động trong q trình trị quốc đều được hợp thức hố
theo quan điểm thiên – địa – nhân hợp nhất.
Tuy nhiên cảm hứng phúng gián, phê phán hoàng đế vẫn xuất hiện trong văn học giai
đoạn này. Nhất là thời vãn Trần, khi triều đình đã vào suy thối, hồng đế yếu hèn, trong thơ
văn xuất hiện giọng điệu phê phán, phúng gián. Qua thơ văn, các tác giả bày tỏ nỗi thất
vọng trước cảnh đất nước suy thoái và muốn về quê để sống đời ẩn dật. Qua trang thơ Chu
Văn An, Trần Nguyên Đán, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Phi Khanh… ẩn chứa nhiều những tâm
tư của kẻ sĩ thất thời muốn lui về quê sống cảnh thanh bần. Các tác giả không trực tiếp bày
tỏ quan điểm phê phán, phúng gián mà chỉ khéo léo gửi vào thơ văn những thông điệp. Họ
tập trung ca ngợi những tấm gương từ hoàng đế Trung Hoa, ca ngợi những sự nghiệp trị
quốc lẫy lừng của các bậc hoàng đế anh minh trong sử sách để cảnh tỉnh các hoàng đế muốn
giữ ngai vàng phải phát huy chữ đức. Các tác giả mượn điển tích xưa để nói nay, ca ngợi

q khứ hào hùng để nhắc nhở hoàng đế thi hành nhân nghĩa. Khi lâm vào cảnh bế tắc trước
thời cuộc, các tác giả cất lên những tiếng kêu não nuột. Họ muốn tìm đến đời sống ẩn dật để
sống cảnh tiêu dao.


×