Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nhận xét về hiện tượng cho tiền vào miệng , tay tượng phật nếu các bạn là nhà quản lý văn hóa thì có những biện pháp như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.21 KB, 10 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
Môn: Quản lý di sản
Đề bài: Nhận xét về hiện tượng cho tiền vào miệng , tay tượng Phật. Nếu các
bạn là nhà quản lý văn hóa thì có những biện pháp như thế nào.
Bài làm:
Vào mùa lễ hội hiện tại và có lẽ cả những ngày rằm, mùng một thơng
thường ở những đình đền chùa người đi lễ ngày một đơng. Tự do tín ngưỡng là
đương nhiên, nhưng hành xử trong tín ngưỡng ngày nay có nhiều điều đáng lo
ngại. Một trong những hành xử đó là hiện tượng cho tiền và tay, miệng Phật.
Phải nhận thấy rằng đây là một hành động phản tín ngưỡng, phản văn hóa một
cách điên cuồng.
Ngày xưa người ta đến chùa cầu may , tìm chốn thanh tịnh để lịng được
an ổn, việc đặt lễ hay tiền công đức được làm rất tôn nghiêm. Họ coi đấy là sự
linh thiêng, là thể hiện sự thành kính của bản thân mình nên người ta sẽ để lên
đĩa trên ban, bỏ tiền đúng nơi công đức hay trao cho các nhà sư ở chùa. Nhưng
ngày nay chúng ta có thể thấy hiện tượng cố đút tiền vào tay tượng, dưới chân
bệ tượng, ném tiền ngay trước lư hương, thậm chí nhét tiền vào mồm tượng.
Theo tôi nhét tiền vào tay, miệng của tượng như một sự xúc phạm tới thần linh,
chẳng há như một kiểu “đút lót” của những người trần tục sao!
Người ta cầm một tập tiền lẻ vừa vái vừa cố nhét vào tay , miệng hay
những kẽ hở của tương để cầu may. Các bức tượng được điêu khắc với những tư
thế , thần thái thoát tục, uy nghiêm của thần linh mà nay trong lòng bàn tay đầy
tiền lẻ nhìn trơng khơng khác những kẻ ăn tiền. Ta có thể thấy dọc hai bên lối
lên xuống chúa Bái Đính (Ninh Bình) có 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá


xanh, cao chừng 2m. Mặc dù Ban quản lý đã yêu cầu không cắm hương, nhét
tiền lẻ vào những pho tượng La Hán này, song nhiều khách thập phương vẫn bỏ
ngồi tai, cố tình "ép" các vị La Hán phải nhận tiền lẻ. Thật ngán ngẩm khi nhìn
cảnh những pho tượng uy nghiêm bỗng dưng phất phơ tờ tiền trên tay. Nhiều
pho tượng lại đầy tiền lẻ trên bụng hoặc ngay dưới chân bởi đơn giản phần tay


các pho tượng này được tạc ở tư thế không thể kẹp tiền vào. Nhìn những bức
tượng bị “ép” nhận tiền làm mất cả cái thiêng vốn có của Phật. Trong khi đó,
những hịm cơng đức thì lại rất ít tiền. Người ta khơng biết rằng trong tín
ngưỡng thờ cúng từ xưa tới nay đều quan trọng ở chữ tâm, lịng thành kính chứ
khơng phải chuyện nhiều hay ít. Chưa nói đến việc thần linh có thật hay khơng
nhưng nếu có thật mà họ thấy người ta “đút lót” vào tay, nhét cả vào miệng thần
linh thì quả thực là một sự xúc phạm ghê gớm. Phật không cứu độ ai, mà chỉ là
ngọn đuốc soi đường cho chúng sinh tự đi, tự tựa vào chính sức mình, đó mới là
theo đạo Phật. Nhưng giờ phải chăng có nhiều người hiểu sai lệch hay q
cuồng tín mà có những hành động phản cảm, cầu mong thần linh ban cho nhiều
tài lộc, những câu khấn cầu sặc mùi vật chất.
Không hiểu sao người ta cứ nghĩ rằng nhét tiền lên tay rồi thậm chí lên
miệng là một sự cầu may, cũng có người thấy người khác làm thế cũng làm
theo, tôi chỉ thấy rằng đấy là một sự phỉ báng chốn linh thiêng , những hình ảnh
đó thật xấu xí. Thử hỏi ở trần thế, khi người ta đút lót tiền vào tay nhau thì sẽ bị
người đời lên án như thế nào chứ nói gì đến những bức tượng Phật linh thiêng.
Đây được gọi là hành động sùng tín đến mức mù quáng , báng bổ. Họ không
hiểu rằng cái thần linh cần là sự thành tâm, một cái tâm trong sạch, hướng thiện.
Việc đi chùa là một nét đẹp văn hóa nhưng nay đã xuất hiện nhiều hiện
tượng phản văn hóa như vậy theo tơi nằm ở hai vấn để. Đó là ý thức của người
dân và chủ thể những nơi thờ tự. Người dân trong xã hội hiện nay đang thực sự
có nhu cầu tâm linh rất lớn nhưng họ đến chùa trong khi tâm thế và sự hiểu biết
về tín ngưỡng văn hóa mà họ đang làm là khơng có. Thời xưa việc đi chùa, đi
đền đều được các cụ quy định rất rõ về việc đi lại, hành động ra sao thì ngày nay


người dân hầu như khơng cịn ai được dạy cái đó. Sự thiếu hụt vốn tri thức về
văn hóa này là hậu quả một thời kỳ lịch sử mà chúng ta đã bỏ qua các vấn đề về
văn hóa tín ngưỡng và khơng coi trọng nó dẫn đến ngày nay rất nhiều thứ đã
mất đi, trong đó nguy hiểm nhất chính là hành vi ứng xử của con người khi đến

với những nơi linh thiên này.
Tình trạng này có thể giải quyết hay không theo tôi nghĩ quan trọng nhất
vẫn là ở những vị sư trụ trì các ngơi chùa, ông chủ đền. Khi những vị sư , ông
chủ đền yêu cầu không nhét tiền vào tay, mồm tượng và giải thích đúng quan
niệm của Phật giáo thì người ta có cịn dám làm hay khơng. Nếu tích cực ngăn
cản, giải thích, phản đối, thì hành động nhét tiền lẻ một cách bất kính trên làm
sao có thể thực hiện được. Ai dám vào nhét bừa khi có bảng cấm nói rõ sự bất
kính, hoặc có người đứng tại chỗ mạnh mẽ can ngăn. Người trước nhét được thì
người sau nhét được. Ai cũng nhét được. Thế là họ nghĩ là họ đã làm đúng, vì
mọi người cùng đều làm như thế mà. Điều đáng nói nhất là nhà chùa cứ thế mà
cho làm. Làm thế là đúng rồi! Hiện trạng như vậy là rất đáng báo động cần
những nhà quản lý văn hóa tìm ra giải pháp tốt nhất. Phải chăng xuất phát từ
trình độ Phật học của tăng ni phật tử, vì thế cần phải truyền bá mạnh mẽ những
hiểu biết tích cực đối với người dân. Cái quan trọng là để chính họ thay đổi
nhận thức, hành xử của mình mới được cịn việc ngăn cấm chỉ là một phần chứ
khơng triệt để, vì những người nhiều tiền họ có thể nộp phạt và làm những gì họ
cho là đúng. Cứ như vậy pháp luật sẽ ngày càng bị nhờn trong ý thức của người
dân và đôi khi chính những lệnh cấm như vậy lại càng tiếp tay cho một số lớp
người trục lợi. Cũng phải nói cho những người có trách nhiệm cao với ngơi
chùa, đền những hiểu biết để họ có cách quản lý các nơi thờ cúng, lễ bái có
tượng một cách sát sao hơn. Truyền thơng, báo chí nên đăng tải những kiến thức
về văn hóa tín ngưỡng nơi cửa Phật hay có những lớp học để người dân học hỏi
những quy tắc, chuẩn mực hành vi tơn giáo để có thể hành xử đúng đắn hơn khi
đến những nơi linh thiêng như thế này.


Chúng ta đã loại bỏ được các hành vi được xem là mê tín, ma thuật trước
đó hay sao vì thế chúng ta cần có một cuộc cải cách về mặt tư tưởng để những
hành động nhét tiền vào tay hay miệng Phật khơng cịn nữa, trả lại chốn linh
thiêng nơi người vào chùa, đền,.. khơng cịn thấy cảnh tiền lẻ bay lả tả, chất đầy

quanh tượng một cách man rợ và vơ văn hóa như thế được, Đừng biến đây
thành một thói quen, một sự xúc phạm ghê gớm. Cịn có những hành vi này
chính là cịn có những người xuất phát từ lòng tham cầu, vừa làm hỏng chính
Phật tử vừa làm suy đồi chốn chùa chiền.









×