Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng masan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 164 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

NGÔ ÁI QUỐC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG NGÀNH
HÀNG TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÀNG TIÊU DÙNG MASAN

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Long ..................................................

Người phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Quyết Thắng .....................................................

Người phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Tân......................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 05 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Văn Thanh Trường ..................... - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng ....................... - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Văn Tân....................................... - Phản biện 2


4. TS. Đoàn Ngọc Duy Linh ............................... - Ủy viên
5. TS. Bùi Văn Quang ......................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGÔ ÁI QUỐC

MSHV: 17112471

Ngày, tháng, năm sinh: 14/04/1981

Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã chuyên ngành: 8340101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu dùng
tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu
dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động
cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành
hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/07/2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/01/2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thành Long
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Thành Long
TRƯỞNG KHOA/VIỆN….………


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi phải cần có sự hỗ trợ cợng tác, đợng viên của rất
nhiều người
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, quý thầy cô trường Đại học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, riêng q thầy cơ khoa Quản trị kinh doanh
đã cùng gắn bó trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy TS Nguyễn Thành Long đã nhiệt
tình hướng dẫn và ủng hợ tơi trong suốt thời gian hồn thành luận văn này.

Xin cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo, nhân viên công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận văn này đúng
thời hạn. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, đã được sự cố vấn, hướng dẫn để
luận văn đạt được sự hữu ích trong nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học lớp CHQT7B, đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình, đặc biệt vợ và hai con luôn đồng hành ủng hộ tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mục tiêu của nghiên cứu này là: tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt
động cung ứng của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan. Dựa trên nền tảng các mơ
hình nghiên cứu trước và thơng qua kết quả khảo sát, nghiên cứu đưa ra mơ hình các
yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng tại cơng ty Masan.
Mơ hình các các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng tại công ty
Masan bao gồm năm yếu tố: rủi ro dự báo, rủi ro thông tin, rủi ro hàng tồn kho, rủi ro
dịng ngun liệu, và rủi ro vận tải. Mơ hình được kiểm định thơng qua hai bước chính
là nghiên cứu sơ bợ và nghiên cứu chính thức; Nghiên cứu sơ bợ bao gồm nghiên cứu
định tính với mẫu n = 10, khảo sát chuyên gia. Sau khi điều chỉnh thang đo, tiếp tục
thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu n=90. Thang đo được đánh giá sơ bộ
thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát
trực tiếp với kích thước mẫu là n=180. Nghiên cứu được khẳng định lại độ tin cậy,
giá trị của các thang đo kiểm định mơ hình lý thuyết thơng qua sử dụng mơ hình hồi
quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng và vai trò
của từng yếu tố. Sau các bước kiểm định, kết quả cho thấy mơ hình lý thuyết là phù
hợp và các giả thuyết đều được chấp nhận.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung vào lý thuyết về rủi ro trong

hoạt đợng cung ứng. Nó giúp cho cơng ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan nói riêng và
các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nói chung có những điều chỉnh phù hợp nhằm hạn
chế chi phí phát sinh không đáng và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh
vực này.

ii


ABSTRACT
The objective of this study is to find out the factors that affect the risk of supply
activities of Masan Consumer Corporation. Based on the previous research models
and through the survey results, the study provides a model of the factors affecting the
supply risk at Masan Company.
The model of factors affecting supply risk at Masan Company includes five factors:
forecasting risks, information risks, inventory risks, material flow risks, and
transportation risks. The model was tested through two main steps: preliminary
research and formal research. Preliminary studies include qualitative research with
sample n = 10, after adjusting the scale, continue to conduct preliminary quantitative
research with sample n = 90. The scale is preliminarily assessed through cronbach’s
alpha reliability test and EFA discovery factor analysis. Official quantitative research
was conducted by direct survey method with sample size n = 180. The study
reaffirmed the reliability, value of the scales, testing the theoretical model through
the use of regression model to identify the factors affecting risks in supply activities
and roles of each element, after the tests, the results show that the theoretical model
is suitable and the hypotheses are accepted.
Finally, the results of the study contribute to the theory of supply chain risks. It helps
Masan Consumer Joint Stock Company in particular and for consumer goods
businesses in general to make appropriate adjustments to limit unnecessary expenses
and be the basis for further research in this field.


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào, chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Học viên

Ngô Ái Quốc

iv


MỤC LỤC
MỤC LỤC

..........................................................................................................v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát .....................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................5
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................6
1.6 Kết cấu của luận văn .............................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................7
2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................7
2.1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng .............................................................................7
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng .............................8
2.1.3 Khái niệm rủi ro chuỗi cung ứng .......................................................................9

v


2.1.4 Khái niệm rủi ro cung ứng ...............................................................................10
2.2 Các học thuyết về rủi ro cung ứng ......................................................................11
2.2.1 Học thuyết về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng ..................................................11
2.2.2 Rủi ro chuỗi cung ứng bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ...........12
2.2.3 Rủi ro chuỗi cung ứng do tác động của sự không phù hợp giữa cung ứng và
nhu cầu
...............................................................................................................13
2.2.4 Rủi ro tài chính (Finance risk), có liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng .........14
2.2.5 Lý thuyết về rủi ro quy trình (Process risk), có ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động
cung ứng ...............................................................................................................14
2.2.6 Rủi ro hoạt động cung ứng do sự tác động của rủi ro nhu cầu (Demand risk) 15
2.3 Một số nghiên cứu có liên quan ..........................................................................15

2.3.1 Nghiên cứu nước ngồi ....................................................................................15
2.3.2 Nghiên cứu trong nước.....................................................................................23
2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước về rủi ro chuỗi cung ứng ...............................26
2.4 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu....................................................27
2.4.1 Mơ hình nghiên cứu .........................................................................................27
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................30
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................34
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................35
3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................35
3.2 Nghiên cứu định tính ...........................................................................................36
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................36
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính hồn thiện mơ hình ...........................................37
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ............................................40
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................................................42
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ .....................................................42

vi


3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..............................................................44
3.3.3 Bảng khảo sát chính thức .................................................................................51
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức......................................................................53
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức .............................................53
3.4.2 Công cụ thu thập dữ liệu ..................................................................................54
3.4.3 Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................54
3.4.4 Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................................55
3.4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................56
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................58
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................59
4.1 Tổng quan về công ty Masan ..............................................................................59

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ...................................................59
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty ....................................................................60
4.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .................................................................62
4.1.4 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty Masan ..................................63
4.1.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng rủi ro chuỗi cung ứng của công ty..............69
4.2 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................71
4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu......................................................................................71
4.2.2 Kiểm định đợ tin cậy Cronbach’Alpha ............................................................75
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................................78
4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................80
4.2.5 Phân tích tương quan Pearson ..........................................................................81
4.2.6 Phân tích hồi quy ..............................................................................................82
4.2.7 Kiểm định ANOVA .........................................................................................84

vii


4.2.8 Kiểm định sự vi phạm của dữ liệu: Đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự
tương quan ...............................................................................................................84
4.2.9 Kiểm định giả thuyết ........................................................................................85
4.2.10 Giá trị Mean của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng
tại công ty Masan ......................................................................................................89
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................93
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................96
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................97
5.1 Kết luận ...............................................................................................................97
5.2 Phương hướng phát triển của công ty Masan......................................................98
5.3 Một số hàm ý quản trị công ty ............................................................................98
5.3.1 Cải thiện hệ thống hoạt động cung ứng bằng việc cải thiện các yếu tố tác động
đến rủi ro dự báo .......................................................................................................98

5.3.2 Hàm ý về kiểm sốt rủi ro hoạt đợng cung ứng bằng việc cải thiện các yếu tố
tác động đến rủi ro thông tin .....................................................................................99
5.3.3 Hàm ý về nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro hàng tồn kho .........................101
5.3.4 Hàm ý về nâng cao kiểm sốt rủi ro dịng ngun liệu ..................................103
5.3.5 Hàm ý về nâng cao kiểm soát rủi ro vận tải ...................................................104
5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................107
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................107
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................107
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
PHỤ LỤC

......................................................................................................115

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................149

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của Vivek Oomen Abraham
(2017) ........................................................................................................................ 13
Hình 2.2 Mơ hình rủi ro chuỗi cung ứng của Rui He và cợng sự (2017) .................20
Hình 2.3 Mơ hình đề xuất ......................................................................................... 29
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................35
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu sơ bợ. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) ............................. 39
Hình 4.1 Sản phẩm của Masan ..................................................................................59
Hình 4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan .........62
Hình 4.3 Doanh thu qua các năm của Masan. ........................................................... 62
Hình 4.4 Sơ đồ tổ chức phịng cung ứng (Supply Chain department) ...................... 63

Hình 4.5 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế hoạch cung ứng. ...............................................66
Hình 4.6 Chi phí hoạt đợng cung ứng của Masan. (Nguồn: Tài liệu cơng ty Masan)
...................................................................................................................................68
Hình 4.7 Thực trạng tồn kho tại Masan. (Nguồn: Tài liệu cơng ty Masan) ..............69
Hình 4.8 Đợ chính xác của dự báo (Nguồn: Tài liệu nợi bợ cơng ty Masan) ...........70
Hình 4.9 Chi phí hoạt động vận tải của Masan. (Nguồn: Tài liệu công ty Masan) ..70
Hình 4.10 Mơ hình có biến bị loại (Nguồn: Tác giả tổng hợp) ................................ 88
Hình 4.11 Mơ hình nghiên cứu chính thức theo kết quả. (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
...................................................................................................................................88

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng của Tang, Musa (2011)
...................................................................................................................................16
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng ngành ô tô .................... 18
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng của Adeseun và cộng sự
(2018) ........................................................................................................................ 21
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp biến của các nghiên cứu trước về rủi ro chuỗi cung ứng ..26
Bảng 3.1 Mã hóa và tổng hợp thang đo cho biến quan sát trong nghiên cứu định lượng
sơ bộ .......................................................................................................................... 40
Bảng 3.2 Tổng hợp các biến sau khi phân tích sơ bợ đợ tin cậy ............................... 47
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo..48
Bảng 3.4 Tổng hợp các giá trị xoay nhân tố của từng nhóm sơ bợ........................... 49
Bảng 3.5 Bảng kết quả xoay nhân tố cho biến phụ thuộc sơ bợ ............................... 50
Bảng 3.6 Mã hóa các biến quan sát trong nghiên cứu định lượng chính thức ..........51
Bảng 4.1 Cơ cấu nhân sự phịng cung ứng (cơng ty Masan năm 2019) ................... 64
Biểu đồ 4.1 Giới tính của nhân viên tham gia khảo sát ............................................72
Biểu đồ 4.2 Độ tuổi của nhân viên tham gia khảo sát. ..............................................72

Biểu đồ 4.3 Trình đợ học vấn của nhân viên tham gia khảo sát. .............................. 73
Biểu đồ 4.4 Vị trí cơng việc của nhân viên tham gia khảo sát ..................................74
Biểu đồ 4.5 Thâm niên làm việc của nhân viên tham gia khảo sát ........................... 75
Bảng 4.2 Kết quả phân tích ma trận xoay các nhân tố chính thức ............................ 79
Bảng 4.3 Kết quả xoay nhân tố cho biến phụ tḥc chính thức ............................... 80
Bảng 4.4 Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................82
Bảng 4.5 Kết quả phân tích hồi quy (các giá trị Sig) ................................................83
Bảng 4.6 Kết quả phân tích ANOVA .......................................................................84
Bảng 4.7 Kiểm định tự tương quan của phần dư ...................................................... 85

x


Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................ 87
Bảng 4.9 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro dòng nguyên liệu .......................................89
Bảng 4.10 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro hàng tồn kho ............................................90
Bảng 4.11 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro dự báo ...................................................... 91
Bảng 4.12 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro vận tải ...................................................... 91
Bảng 4.13 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro thông tin ..................................................92
Bảng 4.14 Giá trị Mean của yếu tố rủi ro hoạt động cung ứng .................................93
Biểu đồ 4.6 Điểm trung bình các yếu tố. ..................................................................93
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................94

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance - Phương pháp phân tích phương sai


CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bợ xun Thái Bình Dương (Bợ
cơng thương, 2019)

ĐHCN

Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

EFA

Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá

ERP

Enterprise resource planning: Mợt mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng
tin vào vào quản lý hoạt động kinh doanh. ( />
FAHP

Fuzzy Analytic Hierarchy Process - Quy trình phân tích thứ bậc mờ

GMP

Good Manufacturing Practice- Thực hành sản xuất tốt

ISO

International Organization for Standardization-là một tổ chức tiêu
chuẩn hóa Quốc tế đợc lập.


KMO

Kaiser-Meyer-Olkin- Hệ số xem xét sự thích hợp của EFA

LVThS

Luận văn Thạc sĩ

Masan

Cơng ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan

ORACLE

Công ty chuyên cung ứng phần mềm doanh nghiệp

SCRM

Supply Chain Risk Management - Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Sig

Significance level- Mức ý nghĩa

SPSS

Statistical Package for Social Sciences- Phần mềm xử lý thống kê phân
tích dữ liệu


VIF

Variance Inflation Factor- Hệ số phóng đại phương sai

VMI

Vendor managed inventory – hệ thống quản lý tồn kho nhà cung cấp

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế
giới (vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_Thương_mại_Thế_giới, 2019).

xii


CHƯƠNG 1
1.1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng
tại Việt Nam ngày càng nhiều như Unilever, P&G, URC, . . Những “ông lớn” về hàng
tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng bản địa đã và đang
tiến hành cuộc chiến tranh giành thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Tình hình đang
rất nguy hiểm cho các doanh nghiệp trong nước khi họ bị bủa vây tứ phía. Tập đồn
Nestle đang mở rộng hoạt động kinh doanh thêm ngành hàng nước tương (Maggi),
với lợi thế vốn mạnh, hệ thống phân phối rộng lớn, thương hiệu công ty đứng vững

trên thị trường toàn cầu, họ đang đe dọa sự tồn tại của các hãng nước tương Việt.
Trong lĩnh vực mì ăn liền có Nissin, mợt tập đồn chun về sản x́t mì gói đến từ
Nhật Bản, đang dần mở rợng thị trường tại Việt Nam là một đối thủ không nhỏ cho
các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực mì ăn liền.
Cơng ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan có trụ sở tại trung tâm quận mợt, Thành phố
Hồ Chí Minh, với hàng loạt các nhà máy trải dài khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam,
với các sản phẩm trong ngành hàng tiêu dùng như Mì ăn liền, nước mắm Chinsu,
nước tương Chinsu, tương ớt Chinsu, . . cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các
nhãn hàng trong nước khác như mì gói Aone, nước mắm Thái Long, nước tương Nam
Dương, tương ớt Cholimex, ..
Nhược điểm của công ty Masan là cơng ty mới hình thành tại Việt Nam được gần 30
năm, đang phát triển và mở rộng quy mô từ năm 2007 đến nay. Với tiềm lực chỉ là
cơng ty nợi địa, chưa có danh tiếng trên thị trường thế giới, phong cách gia đình vẫn
cịn tồn tại trong văn hóa quản lý doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, chi phí cho hoạt đợng cung ứng tại cơng ty Masan khá
lớn. Cụ thể, năm 2016 chi phí cho hoạt động cung ứng 675 tỷ chiếm 5% doanh thu,
năm 2017 chi phí là 955 tỷ tương đương 7% doanh thu, và đặc biệt, con số đến hết
quý 3 năm 2019 chi phí hoạt đợng chuỗi cung ứng đang tăng cao đột biến tương

1


đương 1505 tỷ, cho thấy mức đợ khó khăn trong tình hình kinh doanh cũng như hoạt
đợng cung ứng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó kiểm sốt.
Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải có chiến lược cụ thể, đặc biệt
trong việc cạnh tranh về giá; cách tốt nhất là giảm thiểu chi phí vận hành trong hoạt
động từ sản xuất đến việc vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Điều này, bắt
ḅc cơng ty phải tìm cách giảm giá thành nhưng chất lượng sản phẩm vẫn duy trì và
khơng ngừng được nâng cao hơn. Có nhiều cách để đạt được điều này, trong đó, việc
kiểm sốt tốt chuỗi cung ứng nhằm hạn chế rủi ro là một trong những chiến lược quan

trọng được công ty quan tâm và triển khai thực hiện từ nhiều năm trước đây. Tuy
nhiên, với những lý do chủ quan cũng như khách quan, cơng ty cịn tồn đọng nhiều
bất hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí của hoạt động chuỗi cung ứng. Thế nên, công
ty cần xem xét mợt cách nghiêm túc và có những giải pháp thích hợp, kịp thời nhằm
kiểm sốt các rủi ro trong hoạt đợng cung ứng. Trong tình thế này, việc đầu tư nghiên
cứu một cách bài bản nhằm xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động
cung ứng của cơng ty Masan để giúp doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển
bền vững là việc cần phải làm ngay.
Do đó, việc xem xét rủi ro chuỗi cung ứng là một hoạt động thường xuyên và liên tục
mà các doanh nghiệp phải thực hiện, để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời, nhằm
khắc phục hạn chế và tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện nay.
Tuy trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro hoạt đợng của chuỗi cung ứng,
nhưng chưa có mợt mơ hình nào cụ thể nghiên cứu các doanh nghiệp đang phát triển
tại Việt Nam. Trong khi đó việc quyết định liên quan đến rủi ro trong hoạt động cung
ứng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí phát sinh.
Trước tình hình đó, nhận thấy được vấn đề nên việc chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ
phần hàng tiêu dùng Masan” làm luận văn nghiên cứu với mong muốn tiếp tục đóng
góp thêm về phương diện lý luận rủi ro chuỗi cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng,
để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trên quy mô rộng lớn hơn.

2


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng

tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu
dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động
cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng
tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu
dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan?
- Các yếu tố có mức đợ tác đợng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cung ứng tại
công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan?
- Các hàm ý quản trị nào nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng
tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan?
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là rủi ro trong hoạt động cung ứng và các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro của hoạt động cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần
hàng tiêu dùng Masan.
Đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc tại bộ phận cung ứng của công ty cổ phần
hàng tiêu dùng Masan.

3


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung
ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan. Dựa trên các
yếu tố đó, tác giả đưa ra mức độ tác động đến rủi ro trong hoạt động cung ứng của
công ty Masan.
1.3.2.1 Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian
từ 1/2016 – 9/2019. Trong đó dữ liệu báo cáo được sử dụng từ những bản cáo bạch
của công ty, những thơng tin cơng bố chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán. Dữ
liệu sơ cấp được thu thập từ những bản khảo sát, điều tra.
1.3.2.2 Phạm vi về khơng gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tồn công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dị, mơ tả và giải thích dựa vào
các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định. Tập
trung vào q trình khơng dựa vào cấu trúc; Bổ sung, củng cố cho nghiên cứu định
lượng.
Mục tiêu nhằm tìm hiểu đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu, thu thập những bằng
chứng, cung cấp những phát hiện chưa rõ ràng trong những giai đoạn trước, phát hiện
mở rộng hơn giới hạn chủ đề nghiên cứu.
Sử dụng các c̣c thảo luận nhóm, quan sát ghi chép hiện trường phản ánh, văn bản
khác nhau, hình ảnh, phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn khơng cấu trúc và phân tích
các tài liệu khác để thu thập dữ liệu.

4



1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng thường sử dụng các phương pháp khác nhau như: phân tích,
thống kê mơ tả để lượng hóa đo lường phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa
các yếu tố (các biến) với nhau. Thu thập xử lý dữ liệu dưới dạng con số để kiểm định
các mơ hình và các giả thiết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có.
1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu khám phá: Nghiên cứu bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm xác
định các chỉ tiêu đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng
tại công ty. Bước này được tiến hành bằng cách phỏng vấn, khảo sát trực tiếp đại diện
nhân viên đã từng làm hoặc đang làm việc tại công ty; Kết hợp với phỏng vấn trực
tiếp năm chuyên gia đã am hiểu về chuyên môn để xác định trọng số của từng yếu tố.
1.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ
quản lý doanh nghiệp gồm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phịng, nhân viên tḥc
phịng cung ứng cơng ty thơng qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định và đo lường các yếu tố
ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ
phần hàng tiêu dùng Masan. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng
để rút gọn các biến đo lường, tiếp theo phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s
Alpha được sử dụng để đánh giá lại thang đo. Phân tích hồi quy được dùng để xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung
ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm xác
định thứ tự quan trọng, mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng. Sử dụng phần
mềm SPSS để phân tích số liệu.

5


1.5


Ý nghĩa của nghiên cứu

Hiện nay, đã bắt đầu có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng tại Việt
Nam, nhưng chưa có nghiên cứu chính thức về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong
hoạt động cung ứng cho ngành tiêu dùng tại Việt Nam.
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động
cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Là cơ sở để chúng ta có thể nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung
ứng cho tồn ngành hàng tiêu dùng tại cơng ty Masan cũng như trên phạm vi rộng
lớn hơn như một tỉnh, thành phố hoặc trên cụm khu công nghiệp với nhiều công ty
trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Đề tài được thực hiện sẽ giúp công ty Masan xác định được các yếu tố có ảnh hưởng
đến rủi ro trong hoạt đợng cung ứng. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị để hạn chế và
kiểm soát rủi ro hoạt động cung ứng của công ty; nhằm tiết kiệm và tối thiểu hóa chi
phí cho hoạt đợng cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng
Masan.
1.6

Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị.

6



CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
Theo M.Porter (1990), Chuỗi cung ứng là mợt q trình chuyển đổi từ ngun vật
liệu thơ cho tới sản phẩm hồn chỉnh thơng qua q trình chế biến và phân phối tới
tay khách hàng cuối cùng.
Còn theo Lee và Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển
hố ngun liệu thơ từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng
thông qua hệ thống phân phối” (The evolution of Supply Chain Management Model
and Practice)
Ganeshan và Harrison (1995), thì cho rằng chuỗi cung ứng là mợt chuỗi hay mợt tiến
trình bắt đầu từ ngun liệu thơ cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người
tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và
các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu
dùng.
Theo Chopra và Peter (2009), chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng khơng
chỉ có nhà sản x́t và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho, người
bán lẻ và bản thân khách hàng.
Theo Dawei Lu (2011) cho rằng chuỗi cung ứng được định nghĩa như là một tổ hợp
các sự kết nối với nhau của các công ty hoặc các bộ phận trong công ty nhằm tạo
thêm giá trị từ việc chuyển đổi nguồn lực đầu vào cho đến sản phẩm hoặc dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.


7


Vậy chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động từ nhà cung cấp ban đầu, sản xuất ra sản
phẩm và chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
2.1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo tác giả Michael Quayle (2006), cho rằng quản trị chuỗi cung ứng là việc quản
trị tất cả các hoạt động nhằm làm thỏa mãn khách hàng cuối cùng. Nó bao trùm hầu
hết các hoạt đợng kinh doanh gồm có: hoạt đợng tiếp thị, sản xuất, mua hàng, hậu
cần, và các hoạt đợng tổng qt hơn như tài chính và con người. Quản trị chuỗi cung
ứng được cho là cách tiếp cận toàn diện, và cách tiếp cận toàn diện là những gì chúng
ta cần thực hiện để tạo ra mợt nền văn hóa đẳng cấp thế giới.
Quản trị chuỗi cung ứng đơn giản và cuối cùng là quản lý kinh doanh, những gì có
thể có trong bối cảnh cụ thể của nó, được nhận thức và ban hành từ quan điểm chuỗi
cung ứng có liên quan (Dawei Lu, 2011).
2.1.2.2 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Theo tác giả Dawei Lu (2011), cho rằng mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối
đa hóa tồn bợ lợi nhuận của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng mạnh
tới sự thành cơng hoặc thất bại của doanh nghiệp vì chúng có tác đợng đáng kể đến
doanh thu và chi phí phát sinh. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là cung ứng sản
phẩm với chất lượng cao nhất tới tay khách hàng trong khi vẫn giữ được chi phí thấp.
Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể; Giá trị ở đây
là sự chênh lệch giữa giá của sản phẩm cuối cùng theo đánh giá của khách hàng và
chi phí trong hoạt động chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
(Phương, 2019).
Và quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp mợt cách hiệu quả nhà cung
cấp, người sản xuất, nhà kho, cửa hàng (Nhung, 2012).


8


2.1.2.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Theo Michael Quayle (2006), cấu trúc của chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có sự chuyển
đổi nhanh. Người tiêu dùng ln địi hỏi giá thấp và chất lượng dịch vụ cao, điều này
buộc các nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà phân phối phải đạt được việc sử dụng chi phí
hiệu quả cao nhất và cải thiện thời gian giao hàng, là nhân tố chính để tạo lợi thế cạnh
tranh.
Quản trị chuỗi cung ứng có thể tiết kiệm tiền. Có thể cải thiện lợi nhuận của doanh
nghiệp, tăng thị phần, cải thiện dòng tiền, mở ra thị trường mới, giới thiệu sản phẩm
mới và làm hài lịng cổ đơng cũng như ban lãnh đạo doanh nghiệp (Michael Quayle,
2006).
Cũng theo tác giả Michael Quayle (2006), trong tác phẩm Purchasing and Supply
Chain Management: Strategies and Realities, đã đưa ra bốn vai trị chính của quản
trị cung ứng như sau:
Làm thế nào để giảm chi phí và tăng thêm giá trị của sản phẩm, dịch vụ
Làm thế nào để duy trì tiêu chuẩn chất lượng ở mức cao nhất
Làm thế nào để cải thiện dịch vụ khách hàng
Và làm thế nào để thích nghi với áp lực môi trường ngày càng tăng
2.1.3 Khái niệm rủi ro chuỗi cung ứng
Khái niệm rủi ro được Allan Willett (1901) định nghĩa rủi ro là các sự kiện không
chắc chắn xảy ra trong tương lai, các sự kiện này thường khơng dự đốn trước được,
tiềm ẩn cũng như sự khơng ổn định, sự bất thường hoặc ngồi tầm kiểm soát, gây ra
đứt quãng, gián đoạn dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp. Rủi ro chuỗi cung ứng có
thể phát sinh từ mọi khía cạnh bất kể là bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.
Trong những năm của thập niên 80, người ta cho rằng rủi ro chuỗi cung ứng được tạo
ra bởi dịng ngun vật liệu, thơng tin và các liên kết trong doanh nghiệp (Kraljic,
1983 và Treleven, 1988).


9


Tuy nhiên trong những năm đầu của thế kỷ 21, cho rằng rủi ro chuỗi cung ứng là sự
gián đoạn chuỗi cung ứng, mạng lưới hậu cần (Logistics), vận chuyển và hoạt động
sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp (Wilson, 2007 và Sheffi, 2005).
Theo Tang và Musa (2011), thì định nghĩa rủi ro chuỗi cung ứng nên đề cập đến
những sự kiện dù với xác suất nhỏ nhưng có thể xảy đột ngột và các sự kiện này gây
ra hậu quả phụ tiêu cực đến hệ thống; Theo đó, việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là
sự phối hợp thông qua việc hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để đảm bảo
lợi nhuận và tính liên tục (Tang, 2006).
Như vậy, rủi ro chuỗi cung ứng là các sự kiện bất thường xảy ra trong tồn bợ hoạt
động của chuỗi cung ứng gây gián đoạn, ảnh hưởng và thiệt hại đến doanh nghiệp.
Khái niệm quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng được hiểu là việc huy động các nguồn
lực của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro, cập nhật thông tin và kiến thức một cách
đồng bộ thông qua mạng lưới mối quan hệ (Kiệm, 2013).
Theo Prakasha và cợng sự (2018), đăng trên tạp chí Materials Today, kỷ yếu số 5
(2018) định nghĩa đánh giá rủi ro là q trình phân tích các sự tổn thương (sự không
chắc chắn) dẫn đến các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp để giảm mức độ rủi ro
của mợt tổ chức. Do đó đánh giá rủi ro là mợt q trình bao gồm các chức năng quan
trọng nhất của quản trị rủi ro.
2.1.4 Khái niệm rủi ro cung ứng
Theo Zsidisin (2003), định nghĩa rủi ro cung ứng được xác định là xác suất xảy ra sự
cố liên quan đến nguồn cung trong nước từ các nhà cung cấp riêng lẻ hoặc thị trường
cung ứng xảy ra, dẫn đến kết quả là công ty không thể đáp ứng nhu cầu hoặc gây ra
các mối đe dọa đối với c̣c sống và an tồn của khách hàng.
Rủi ro cung ứng là rủi ro liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng sản phẩm của một
công ty đầu vào (Christopher và cộng sự, 2004).


10


×