Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông sài gòn đồng nai đoạn chảy qua vùng kinh tế trọng điểm phía nam giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.6 MB, 154 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU TÍN

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MƠI
TRƯỜNG NƯỚC SƠNG SÀI GỊN – ĐỒNG NAI
ĐOẠN CHẢY QUA VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thanh Cảnh ..........................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 01 năm 2021
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Hùng Anh .................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS. Bùi Xuân An .................................... - Phản biện 1
3. TS. Đinh Thanh Sang ...................................... - Phản biện 2
4. TS. Trần Trí Dũng ........................................... - Ủy viên
5. TS. Trần Thị Thu Thủy ................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Hữu Tín
Ngày, tháng, năm sinh: 14/10/1988

MSHV: 18000361
Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên & Môi trường
Mã chuyên ngành: 8.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường nước sơng Sài Gịn – Đồng Nai đoạn chảy
qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2015 – 2020
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Hoàn thành luận văn và bảo vệ đúng thời hạn.
Mục tiêu nghiên cứu “Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường nước sơng Sài Gịn
Đồng Nai đoạn chảy qua vùng KTTĐ phái Nam giai đoạn 2015 – 2020, xác định
các yếu tố tác động lên chất lượng nước sông và từ đó đề xuất các giải pháp cơ sở

nhằm tăng cường chất lượng nước sơng Sài Gịn Đồng Nai
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 843/QĐ-ĐHCN ngày
10/07/2020
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/01/2021
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trương Thanh Cảnh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT


LỜI CẢM ƠN
Nhìn lại q trình thực hiện và hồn thành luận văn này, tôi thực sự thấy tự hào và
hạnh phúc vì ngồi cơng sức lao động của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Phó Giáo sư Tiến sĩ
Trương Thanh cảnh. Bằng vốn sống của mình, thầy đã khơi gợi cho tôi nguồn cảm
hứng trong nghiên cứu khoa học và giúp tôi chiêm nghiệm chúng trong cuộc sống.
Thầy là người đã theo sát và chỉ bảo cho tôi từ lúc luận văn cịn đang ở giai đoạn
hình thành ý tưởng cho đến khi hồn thành như ngày hơm nay.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến từng thành viên trong gia đình tơi. Mọi người đã động
viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho tơi trong suốt khố học lẫn quá trình thực hiện
luận văn. Và trên hết, gia đình là mái ấm, là động lực cho tôi tiếp tục phấn đấu trên
đường đời.
Tôi xin cảm ơn các anh chị em trong lớp CHQLMT8A, những người đã cùng tôi
sống lại quãng thời gian sôi nổi của thời sinh viên, đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả trong
học tập lẫn trong công việc và cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện Khoa học công nghệ và

Quản lý mơi trường, phịng Đào tạo Sau đại học - Đại học Cơng nghiệp Tp.HCM đã
nhiệt tình dạy dỗ và giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trường.Và thật thiếu sót
nếu như tơi qn gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại Trung tâm Quan trắc môi
trường miền Nam, nơi tôi đang công tác. Mọi người đã động viên, tạo điều kiện cho
tôi tham gia khoá học và cung cấp những tài liệu quý báu cho tôi thực hiện luận
văn.

i


Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế
nên luận văn này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ
chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn và kính chúc q thầy cơ, anh chị và các bạn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và
thành đạt!
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Học viên

Nguyễn Hữu Tín

ii


TĨM TẮT

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam bao gồm 8 tỉnh/thành phố trong đó có 7
tỉnh/thành phố thuộc lưu vực sơng Đồng Nai: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây
Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Việc khai thác sử
dụng nguồn nước sông Đồng Nai cho phát triển kinh tế – xã hội đã và đang gây ra
những tác động xấu cả về số lượng và chất lượng nước sông. Đề tài được triển khai

nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sơng Sài Gịn Đồng Nai đoạn
chảy qua vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 qua chỉ số
WQI; Phân tích các yếu tố tác động lên chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai;
Đề xuất các giải pháp cơ sở nhằm tăng cường chất lượng nước sông Đồng Nai. Đề
tài được triển khai nghiên cứu dựa trên chương trình quan trắc mơi trường của
Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam từ năm 2015 đến năm 2020; Sử dụng
chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước; Đồng thời sử dụng phần mềm Mapinfo
11.5 và ArcGIS 10.2 để xây dựng bản đồ chất lượng nước. Thống kê kết quả quan
trắc chất lượng nước do Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam thực hiện trên
lưu vực sông Đồng Nai từ năm 2015 đến nay cho thấy: nước mặt lưu vực sông
Đồng Nai đã bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực bởi chất hữu cơ (đặc trưng bởi
thông số BOD5, COD), chất dinh dưỡng (đặc trưng bởi thông số N-NH4+, N-NO2), chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt (Fe). Tỷ lệ vượt chuẩn qua các năm từ năm 2015
đến 2020 dao động từ 7,4% - 40,1%. Trong đó, sơng Đồng Nai và sơng Thị Vải là
hai sơng có chất lượng nước tốt nhất (tương ứng tỷ lệ giá trị vượt chuẩn thấp hơn
sông Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ); đồng thời chất lượng nước sơng Thị Vải đã có xu
thế cải thiện rõ rệt qua các năm. Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất
lượng nước sông Đồng Nai (1) Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc
thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm sốt ơ nhiễm nước; (2) Kiểm tra,
giám sát tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông, xem xét, kiến nghị với Hội đồng nhân dân các cấp phân bổ

iii


nguồn lực phù hợp để giải quyết triệt để các điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường
nước; (3) Có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm phát huy trách nhiệm của các tổ
chức chính trị, xã hội và vai trị của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi
trường nước của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; (4) Xây dựng, thực hiện cơ chế
hợp tác trong trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật
về BVMT có nguy cơ tác động tiêu cực ở phạm vi liên tỉnh. Khi tổ chức kiểm tra

công tác BVMT các địa phương cần tăng cường mời đại diện cấp, ngành liên quan
của các tỉnh giáp ranh, liên vùng phối hợp cùng tham gia; sau khi kết thúc công tác
kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra cho UBND các tỉnh biết để cùng kịp thời chỉ đạo,
xử lý dứt điểm theo hướng đồng bộ, liên vùng;
Từ khóa: Chất lượng nước mặt, WQI, GIS, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

iv


ABSTRACT

The Southern Key Economic Region includes 8 provinces/cities, including 7
provinces/cities in the Dong Nai river basin: TP. Ho Chi Minh City, Binh Phuoc,
Tay Ninh, Binh Duong, Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau, Long An. The exploitation
and use of water resources in Dong Nai river for socio-economic development has
caused negative impacts in both quantity and quality of river water. Thread
deployed to e Assessment of environmental quality changes Saigon Dong Nai river
water flows through key economic regions ph ia the period 2015 - 2020 through
index WQ I; Analysis of factors affecting water quality in Dong Nai river basin;
Proposing basic solutions to improve water quality in Dong Nai river. The research
is implemented based on the environmental monitoring program of the Southern
Center for Environmental Monitoring from 2015 to 2020; Using WQI coefficient to
evaluate water quality; Also use phần MapInfo software and ArcGIS to build a map
of water quality. Statistics of water quality monitoring results carried out by the
Southern Center for Environmental Monitoring in Dong Nai River basin from 2015
to present show that: surface water in Dong Nai river basin has been locally
polluted in some area by organic matter (characterized by parameter BOD 5 ,
COD), nutrients (characterized by parameters N-NH 4 + , N-NO 2 - ), suspended
solids (TSS) and iron (Fe). The passing rate for the years from 2015 to 2020 ranges
from 7.4% to 40.1%. In which, Dong Nai River and Thi Vai River are the two rivers

with the best water quality (corresponding to the rate of value exceeding the
standard lower than Saigon River and Vam Co River); at the same time, the water
quality of Thi Vai river tends to improve significantly over the years . The thesis
proposes solutions to enhance water quality in Dong Nai river (1) Strengthening the
work of directing, inspecting and supervising the implementation of the law on
environmental protection and water pollution control; (2) Check, supervise the
allocation and use of funds for water environmental protection activities in river

v


basins, consider and propose to the People's Councils at all levels to allocate
appropriate

resources

to

resolve

thoroughly

hot

spots

on

water


pollution; (3) Appropriate measures and solutions are taken to promote the
responsibility of political and social organizations and the role of the community in
the water environment protection of the region of the Dong Nai river system.
; (4) Develop and implement a cooperation mechanism in exchanging and providing
information related to signs of violation of the law on environmental protection with
the risk of negative impacts at the inter-provincial level. When examining the
environmental protection work, localities should strengthen to invite representatives
of relevant levels and branches of neighboring and inter-regional provinces to
cooperate and participate; after completing the inspection, report the inspection
results to the People's Committees of the provinces for timely guidance and
definitive handling in the direction of synchronization, inter-region;
Keywords: Surface water quality, WQI, GIS, Southern key economic region

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường
nước sông Sài Gòn – Đồng Nai đoạn chảy qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
giai đoạn 2015 – 2020” là cơng trình nghiên cứu mà cá nhân tơi thực hiện, Học viên
là viên chức công tác tại Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam. Mọi số liệu
được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tham khảo đúng quy định. Tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự
khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Học viên

Nguyễn Hữu Tín

vii



MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xii
DANH MỤC LỜI VIẾT TẮT................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3
5.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .............................5

1.1 Tổng quan về lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ................................................... 5
1.2 Tổng quan tình hình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............... 9
1.3 Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai .............. 11
1.4 Tình hình nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt ......................................... 15
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................15
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................17
CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................20

2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 21
2.2.1 Phương pháp thu thập, số liệu thứ cấp .............................................................21
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế ..........................................................................23
2.2.3 Phương pháp điều tra .......................................................................................24
2.2.4 Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước mặt - WQI .............................24
2.2.5 Phương pháp so sánh số liệu ............................................................................25
2.2.6 Phương pháp GIS .............................................................................................25
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................26
viii


3.1 Kết quả điều tra khảo sát và đánh giá diễn biến chất lượng nước sông SGĐN .. 26
3.1.1 Hoạt động quan trắc, giám sát và hệ thống thông tin môi trường....................26
3.1.2 Hoạt động quản lý tổng hợp lưu vực sông đã và đang được triển khai ...........31
3.1.2.1 Cấp Trung ương ............................................................................................ 31
3.1.2.2 Cấp địa phương ............................................................................................. 34
3.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định, cấp phép và xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .............................................................34
3.1.3.1 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT34
3.1.3.2 Công tác thẩm định, cấp phép ....................................................................... 38
3.1.4 Điều tra, thống kê nguồn thải, phân vùng xả thải và lập quy hoạch bảo vệ môi
trường ...............................................................................................................39
3.1.5 Đánh giá chất lượng nước sơng Sài Gịn Đồng Nai năm 2020 ........................44
3.1.6 Đánh giá diễn biến chất lượng nước sơng Sài Gịn Đồng Nai giai đoạn 2015 2020 ..................................................................................................................57
3.1.6.1 Sông Đồng Nai .............................................................................................. 57
3.1.6.2 Sông Thị Vải ................................................................................................. 59
3.1.6.3 Sông Vàm Cỏ ................................................................................................ 63
3.1.6.4 Sơng Sài Gịn................................................................................................. 65

3.2 Kết quả xác định các yếu tố tác động trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ..... 67
3.3 Đề xuất các giải pháp cơ sở nhăm tăng cường chất lượng nước sơng Sài Gịn
Đồng Nai. ............................................................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................70
1. Kết luận ................................................................................................................. 70
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................72
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ các tiểu lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai .......................................... 7
Hình 1.2 Bản đồ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............................................... 10
Hình 3.1 Bản đồ các vị trí quan trắc lưu vực sơng Đồng Nai ................................... 44
Hình 3.2 Tỷ lệ phần trăm giá trị WQI trên LVHTS Đồng Nai 5 đợt đầu năm 2020 46
Hình 3.3 Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trên sông Đồng Nai 5 đợt đầu năm
2020............................................................................................................ 47
Hình 3.4 Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trên sơng Sài Gịn 5 đợt đầu năm 202048
Hình 3.5 Giá trị N-NH4+ tại các điểm quan trắc trên sông Sài Gịn 5 đợt đầu năm
2020............................................................................................................ 49
Hình 3.6 Giá trị DO tại các điểm quan trắc trên sơng Sài Gịn 5 đợt đầu năm 2020 49
Hình 3.7 Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc trên sơng Sài Gịn 5 đợt đầu năm 202049
Hình 3.8 Giá trị COD tại các điểm quan trắc trên sơng Sài Gịn 5 đợt đầu năm 202050
Hình 3.9 Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trên sơng Thị Vải 5 đợt đầu năm 202050
Hình 3.10 Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trên sơng Vàm Cỏ 5 đợt đầu năm
2020............................................................................................................ 51
Hình 3.11 Biểu đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) đợt 1/2020 ................................. 52

Hình 3.12 Biểu đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) đợt 2/2020 ................................. 53
Hình 3.13 Biểu đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) đợt 3/2020 ................................. 54
Hình 3.14 Biểu đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) đợt 4/2020 ................................. 55
Hình 3.15 Biểu đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) đợt 5/2020 ................................. 56
Hình 3.16 Tỷ lệ vượt QCVN theo từng năm............................................................. 57
Hình 3.17 Tỷ lệ vượt QCVN của TSS theo từng năm trên sơng Đồng Nai giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 58
Hình 3.18 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc TSS trên sơng Đồng Nai giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 58
Hình 3.19 Tỷ lệ vượt QCVN của Fe theo từng năm trên sông Đồng Nai giai đoạn
2015 - 2020 ................................................................................................ 59
Hình 3.20 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc Fe trên sông Đồng Nai giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 59
Hình 3.21 Tỷ lệ vượt QCVN của BOD5 theo từng năm trên sông Thị Vải giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 60

x


Hình 3.22 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc BOD5 trên sông Thị Vải giai đoạn
2015 – 2020 ............................................................................................... 60
Hình 3.23 Tỷ lệ vượt QCVN của COD theo từng năm trên sông Thị Vải giai đoạn
2015 - 2020 ................................................................................................ 61
Hình 3.24 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc COD trên sông Thị Vải giai đoạn 2015
- 2020 ......................................................................................................... 61
Hình 3.25 Tỷ lệ khơng đạt QCVN của DO theo từng năm trên sông Thị Vải giai
đoạn 2015 - 2020 ....................................................................................... 61
Hình 3.26 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc DO trên sông Thị Vải giai đoạn 2015 2020............................................................................................................ 62
Hình 3.27 Tỷ lệ vượt QCVN của N-NO2- theo từng năm trên sông Thị Vải giai đoạn
2015 – 2020 ............................................................................................... 62

Hình 3.28 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc N-NO2- trên sông Thị Vải giai đoạn
2015 - 2020 ................................................................................................ 63
Hình 3.29 Tỷ lệ vượt QCVN của TSS theo từng năm trên sơng Vàm Cỏ giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 64
Hình 3.30 Tỷ lệ không đạt QCVN của DO theo từng năm trên sơng Vàm Cỏ giai
đoạn 2015 - 2020 ....................................................................................... 64
Hình 3.31 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc DO trên sơng Vàm Cỏ giai đoạn 20152020............................................................................................................ 64
Hình 3.32 Tỷ lệ vượt QCVN của DO theo từng năm trên sông Sài Gịn giai đoạn
2015-2020 .................................................................................................. 65
Hình 3.33 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc DO trên sơng Sài Gịn giai đoạn 20152020............................................................................................................ 66
Hình 3.34 Tỷ lệ vượt QCVN của N-NH4+ theo từng năm trên sơng Sài Gịn giai
đoạn 2015 - 2020 ....................................................................................... 66
Hình 3.35 Biểu đồ phân bố kết quả quan trắc N-NH4+ trên sơng Sài Gịn giai đoạn
2015 - 2020 ................................................................................................ 67

xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi lưu vực HTSĐN ............ 8
Bảng 1.2 Vai trò của nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đối với các tỉnh,
thành phố thuộc lưu vực ............................................................................ 14
Bảng 2.1 Danh sách các điểm quan trắc nước mặt năm 2020 .................................. 21
Bảng 2.2 Thời gian khảo sát thực tế trong năm 2020 ............................................... 24
Bảng 3.1 Hiện trạng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường tại các địa phương .. 26
Bảng 3.2 Kết quả công tác thẩm định, cấp phép tại một số địa phương thuộc lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai ............................................................................ 38
Bảng 3.3 Kết quả triển khai công tác điều tra, thống kê nguồn thải, phân vùng xả
thải và lập quy hoạch bảo vệ môi trường tại các địa phương .................... 40
Bảng 3.4 Giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước mặt ............... 45

Bảng 3.5 Các vấn đề môi trường bức xúc trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai .... 68

xii


DANH MỤC LỜI VIẾT TẮT
APHA

: The American Public Health Asociation (Hiệp hội Y tế Công cộng
Mỹ)

BoA

: Bureau of Accreditation (Văn phịng Cơng nhận Chất lượng)

BTNMT

: Bộ Tài ngun và Mơi trường

CMT8

: Cách mạng tháng 8

EPA

: United States Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ)

GGA


: Axit glucose glutamic

HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật
ISO

: International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế)

ISO/IEC

: International Organization for Standardization/ International
Electrotechnical Commission (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn/ Uỷ
ban Kỹ thuật Điện Quốc tế)

KCN

: Khu công nghiệp

KDC

: Khu dân cư

KQPT

: Kết quả phân tích

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm


LB

: Mẫu trắng phịng thí nghiệm

LOQ

: Limit of Quantification (Giới hạn báo cáo)

LPD

: Limit of Detection (Giới hạn phát hiện)

LV HTS

: Lưu vực hệ thống sông

LVS

: Lưu vực sông

MDL

: Method Detection Limit (Giới hạn phát hiện)

NTU

: Đơn vị đo độ đục

PTN


: Phịng Thí nghiệm mơi trường

xiii


QA/QC

: Quality Assurance/ Quality Control (Kiểm soát chất lượng/ đảm bảo
chất lượng)

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QL 1A

: Quốc lộ 1A

RPD

: Phần trăm sai khác tương đối (Relative Percent Difference)

SMEWW : Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water
(Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải)
SOP


: Standard operating procedure (Quy trình thao tác chuẩn)

TCMT

: Tổng cục Môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TVC

: Mẫu trắng vận chuyển

US EPA

: United States Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ)

VILAS

: Vietnam Logistics and Aviation School

WQI

: Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước)

xiv



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam bao gồm 8 tỉnh/thành phố trong đó có 7
tỉnh/thành phố thuộc lưu vực sông Đồng Nai: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây
Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Đây là khu vực có tốc
độ phát triển kinh tế và cơng nghiệp hóa cao nhất cả nước. Theo dữ liệu từ Tổng cục
Thống kê (2018) [11], vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chiếm 45% GDP của
cả nước, đóng góp trên 42% tổng thu ngân sách của cả nước và trên 40% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Trong quy hoạch, Việt Nam có 326 khu cơng nghiệp, trong đó
Vùng KTTĐ phía Nam có 129 khu công nghiệp đang hoạt động, và chiếm 51,6%
của cả nước hiện nay có 250 khu cơng nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, khu
vực này cịn là nơi tập trung gần 100 cụm cơng nghiệp. Vùng KTTĐ phía Nam là
trung tâm sản xuất công nghiệp của cả nước. Sản lượng công nghiệp tăng trưởng
mạnh qua các năm, biến khu vực này thành một địa danh phát triển sản xuất và xuất
khẩu của khối các Quốc gia Đông Nam Á, góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ các
Quốc Gia Công nghiệp và Xuất khẩu hàng tiêu dùng của thế giới. Xu thế này vẫn
tiếp tục được phát huy và hứa hẹn một tương lai phát triển sâu thêm của khu vực.
Hệ thống sơng Sài Gịn Đồng Nai (SGĐN) giữ vai trò đặc biệt trong phát triển kinh
tế xã hội của vùng KTTĐ phía Nam. Đây vừa là nguồn cung cấp nước quan trọng
cho sinh hoạt và cho các hoạt động kinh tế trên lưu vực, đồng thời là mơi trường
tiếp nhận chất thải trong đó có hoạt động cơng nghiệp và nơng nghiệp thâm canh,
q trình đơ thị hóa thiếu khoa học, sự phát triển giao thơng và các hoạt động dịch
vụ... Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng nguồn nước sông SGĐN cho phát triển kinh
tế – xã hội đã và đang gây ra những tác động xấu cả về số lượng và chất lượng nước
sông. Mâu thuẫn giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển

1


kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền

đang diễn ra gay gắt.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trong một thời gian dài chính sách mở cửa,
thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, phần lớn đầu tư nước ngồi có cơng nghệ lạc
hậu. Đồng thời do hệ thống quản lý kém, chính sách chậm đổi mới, cùng với nhận
thức hạn chế của các chủ doanh nghiệp cùng với các tiêu cực trong quản lý, đã gây
nên nhiều tác động tiêu cực trong phát triển, cản trở sự phát triển sâu thêm, tạo nên
các vấn đề liên quan đến văn hóa-xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
cũng như các tỉnh ở khu vực thượng nguồn, dẫn đến chất lượng nước Lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai ngày càng suy giảm.
Với những lý do đáng lo ngại đã nêu ở trên thì vấn đề quan trắc môi trường tại lưu
vực sông SG - ĐN là vơ cùng cấp thiết. Với mong muốn có thể khái qt được hệ
thống sơng Đồng Nai tính đến thời điểm này và đánh giá một cách chính xác hiện
trạng môi trường lưu vực, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, tạo cơ sở cho
việc ra quyết định, xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã thì
đề tài: “Đánh diễn biến chất lượng nước sơng Sài Gịn – Đồng Nai đoạn chảy qua
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp sử
dụng bền vững” được lựa chọn và triển khai thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Sài Gòn Đồng Nai đoạn chảy
qua vùng KTTĐ phái Nam giai đoạn 2015 – 2020.
Xác định các yếu tố tác động lên chất lượng nước sông.
Đề xuất các giải pháp cơ sở nhằm tăng cường chất lượng nước sông Sài Gòn Đồng
Nai.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sơng SG - ĐN
đoạn chảy qua vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2015 -2020 từ 39 điểm quan trắc

thuộc 7 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên chương trình quan trắc môi trường của
Trung tâm quan trắc môi trường Miền Nam từ năm 2015 đến năm 2020. Đề tài
Đánh diễn biến chất lượng nước sơng Sài Gịn – Đồng Nai đoạn chảy qua vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam tập trung vào 4 phân đoạn: Phân đoạn Sông Đồng Nai, phân
đoạn Sơng Sài Gịn, Phân đoạn Sơng Vàm Cỏ, Phân đoạn Sông Thị Vải.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, số liệu thứ cấp
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước mặt - WQI
- Phương pháp so sánh số liệu
- Phương pháp GIS
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá được chất lượng nước sông SG - ĐN đoạn chảy qua
vùng KTTĐ Phía Nam và phân tích các yếu tố tác động lên chất lượng nước sơng.
Từ đó đề xuất tăng cường chất lượng nước sông nhằm phục vụ cho công tác quản lý
tài nguyên nước sông SG – ĐN và phục vụ cho phát triển của khu vực nghiên cứu.

3


5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tạo cơ chế hợp tác và hỗ trợ cho các tỉnh/thành phố
trong Vùng một công cụ đánh giá chất lượng môi trường nước sông SGĐN, phục vụ
cho công tác quy hoạch quản lý và bảo vệ tài nguyên nước sông SGĐN.

4



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Theo Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020 của
Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai [26] Lưu vực hệ thống
sơng Đồng Nai bao gồm: Lưu vực dịng chính sơng Đồng Nai, lưu vực sơng Sài
Gịn, lưu vực sơng Bé, lưu vực sông La Ngà, lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, lưu vực
sông Vàm Cỏ Tây và lưu vực các sông ven biển.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi phía bắc thuộc cao nguyên Lang Biang, chảy
qua địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nơng, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố
Hồ Chí Minh. Sơng có tổng chiều dài khoảng 628 km, diện tích lưu vực là 13.858
km2.
Sơng Sài Gòn bắt nguồn từ biên giới Campuchia và khu vực vực cao nguyên Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương (từ hồ Dầu Tiếng đến
thị trấn Lái Thiêu dài 143km), thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 80km), rồi hợp lưu
với sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) và
gọi là sơng Nhà Bè. Sơng có chiều dài 251 km, diện tích lưu vực khoảng 4.788 km2.
Tại đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương, sơng Sài Gịn có thêm nhánh sơng Thị Tính
bắt nguồn từ huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đổ vào tại xã Tân An, thành phố
Thủ Dầu Một.
Sông Bé bắt nguồn từ cao nguyên Sna Ro thuộc tỉnh Đắk Nông sát biên giới
Campuchia, chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Phước Long và
huyện Bù Đốp, huyện Phước Long và huyện Lộc Ninh, huyện Phước Long và thị xã
Bình Long, thị xã Bình Long và thị xã Đồng Xồi, thị xã Bình Long (tỉnh Bình
Phước) và huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), giữa huyện Tân Uyên (tỉnh Bình


5


Dương) và huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) và đổ vào sông Đồng Nai tại nhà máy
thuỷ điện Trị An. Sơng có chiều dài khoảng 385 km, diện tích lưu vực 7.502 km2.
Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vực thuộc thành phố Bảo
Lộc (tỉnh Lâm Đồng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận tới hồ chứa nước
cho cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Sau đó sơng La Ngà tạo thành
ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận rồi sau đó chảy theo
hướng Đơng Nam – Tây Bắc trong địa phận tỉnh Đồng Nai tới hồ Trị An. Sơng
Đồng Nai có chiều dài trên 299 km, diện tích lưu vực 3.990 km2.
Sơng Vàm Cỏ Đơng bắt nguồn từ vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào
Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến
Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh). Sau đó sơng chảy vào địa
phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước và hợp
lưu với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ (tại ngã ba sơng Miễu Ơng Bần
Quy, huyện Tân Trụ) rồi đổ ra biển tại cửa Sồi Rạp. Sơng Vàm Cỏ Đơng có chiều
dài khoảng 283 km, trong đó chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam hơn 150 km. Tổng
diện tích lưu vực khoảng 6.156 km2, trong đó diện tích trên lãnh thổ Việt Nam là
khoảng 3.893 km2 thuộc tỉnh Long An, Tây Ninh. Sông Vàm Cỏ Đông đoạn đi qua
địa phận tỉnh Long An dài hơn 200 km, phần chảy qua Long An khoảng 145 km,
Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các kênh ngang, sông Vàm Cỏ
Đông nối với sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai qua kênh Thầy Cai, An Hạ, sông Bến
Lức… Lưu vực sông Vàm Cỏ Đơng tương đối kín, trừ trường hợp bị ảnh hưởng bởi
lũ sông Mekong lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng. Sông Vàm Cỏ Đông chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông qua cửa Sồi Rạp.
Sơng Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ biên giới tỉnh SvayRieng - Campuchia chảy vào
Việt Nam từ Bình Tứ, qua huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa,
Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Châu Thành và thành phố Tân An (tỉnh Long An).
Sông cũng lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười (qua tỉnh Tiền Giang)

rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sơng Vàm Cỏ, đổ ra cửa Sồi Rạp.

6


Sơng có tổng chiều dài khoảng 235 km, trong đó chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam
khoảng 186km, diện tích lưu vực khoảng 6.984 km2, trong đó diện tích lưu vực trên
lãnh thổ Việt Nam là khoảng 2.162 km2 thuộc tỉnh Long An.
Tiểu lưu vực các sông ven biển bao gồm các lưu vực của các sông ven biển như
sông Thị Vải, sông Ray, sông Dinh, sông Phan, sông Dinh (Hàm Tân), sông Quao,
sông Cà Ty, sông Lũy, sông Cái Phan Rang, sơng Lịng Tàu, thuộc địa bàn các tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, một phần tỉnh Đồng Nai, tổng diện
tích tiểu lưu vực là 10.747 km2.
Hệ thống sông vùng ven biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu đều chảy trực
tiếp ra biển Đông. Do núi ăn lan ra sát bờ biển nên nhìn chung sơng suối ở đây nhỏ,
ngắn và dốc. Về mùa lũ, nước sông lên và xuống nhanh. Về mùa kiệt, một số sông
nhỏ hầu như cạn nước. Đây là vùng có điều kiện khí hậu khơ hạn gần như nhất cả
nước. Vùng này có mật độ sơng suối thấp, các sông chỉ khống chế một lưu vực nhỏ,
thường là từ 500 – 3.000 km2.

Hình 1.1 Sơ đồ các tiểu lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Theo Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020 của
Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai [26] thì lưu vực hệ

7


thống sơng Đồng Nai nằm trải ra trên tồn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm
Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông và một phần địa giới hành

chánh của các tỉnh Đăk Lăk và Long An (12 tỉnh, thành phố). Tuy nhiên, theo ý
kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, địa giới hành chính của tỉnh
Đắk Lắk (được điều chỉnh từ ngày 01/1/2004) khơng cịn thuộc lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai. Như vậy, phạm vi lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm các
thành phố, quận, huyện, thị xã thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi lưu vực HTSĐN
STT Tên lưu vực

1

Lưu
sơng
Nai

vực
Đồng

2

Lưu
sơng
Gịn

vực
Sài

Tỉnh/thành
phố

Các thành phố, quận, huyện, thị xã


Thành phố Gia Nghĩa; huyện Tuy Đức;
Tỉnh Đắk Nông huyện Đắk R’Lấp; huyện Đắk Song;
huyện Đắk Glong
Huyện Lạc Dương; huyện Lâm Hà; thành
phố Ðà Lạt; huyện Ðơn Dương; huyện
Tỉnh Lâm Đồng
Đức Trọng; huyện Bảo Lâm; huyện Ðạ
Huoai; huyện Ðạ The; huyện Cát Tiên
Tỉnh
Bình
Huyện Tân Uyên; thành phố Dĩ An
Dương
Thành phố Biên Hòa; huyện Tân Phú;
huyện Ðịnh Quán; huyện Trảng Bom;
Tỉnh Đồng Nai
huyện Thống Nhất; huyện Long Thành;
huyện Nhơn Trạch
Quận 9; Quận Tân Phú; Quận 11; Quận
TP. Hồ Chí
6; Quận 8; Quận Bình Tân; Quận 7;
Minh
Huyện Bình Chánh; Huyện Nhà Bè
Huyện Cần Giờ; huyện Cần Đước; huyện
Tỉnh Long An
Cần Giuộc
Tỉnh
Bình Huyện Lộc Ninh
Phước
Huyện Tân Châu; huyện Dương Minh

Tỉnh Tây Ninh
Châu
Tỉnh
Bình Thành phố Thủ Dầu Một; huyện Dầu
Dương
Tiếng; huyện Bến Cát; huyện Thuận An
Quận 1; Quận 12; Quận Thủ Đức; Quận
Thành phố Hồ Gị Vấp; Quận Bình Thạnh; Quận Tân
Chí Minh
Bình; Quận Phú Nhuận; Quận 2; Quận 3;
Quận 10; Quận 4; Quận 5; huyện Củ Chi;
8


×